1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam

70 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
Chuyên ngành Đầu tư quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 897,67 KB

Cấu trúc

  • A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LAWSON (3)
  • B. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (7)
  • C. CHIẾN LƯỢC MARKETING (20)
  • D. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT (36)
  • E. THIẾT LẬP DỰ ÁN (61)
  • F. DỰ TRÙ KINH PHÍ DỰ ÁN (68)
  • G. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KIẾN NGHỊ (70)

Nội dung

Bên cạnh đó, dù không quá đầu tư vào các hoạt động marketing, truyền thông, nhưngcác cửa hàng bách hóa lại chính là đối thủ lớn nhất trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam.Hiện nay, 7/10 hộ g

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LAWSON

Lawson, Inc (Kabushiki Kaisha Rōson) là chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Nhật Cửa hàng có nguồn gốc ở Cuyahoga Falls, gần Cleveland và Akron, ở tiểu bang Ohio của Hoa Kỳ, nhưng hiện nay vẫn tồn tại như một công ty của Nhật Bản.

Công ty Nhật Bản này có trụ sở chính tại Shinagawa, Tokyo, Nhật Bản.

Cái tên Lawson và nhãn hiệu của nó: hộp sữa trắng trên nền xanh, gợi nhớ về năm 1939 tại Ohio, Hoa Kỳ, nơi

J J Lawson điều hành cửa hàng sữa "Cửa hàng sữa của ông Lawson" nổi tiếng về sữa tươi ngon và nhiều khách hàng đến mua sữa vào mỗi buổi sáng J J Lawson sau đó thành lập Lawson Milk Co và phát triển nó thành một chuỗi cửa hàng bán các loại hàng hoá khác nhau bao gồm các nhu yếu phẩm hàng ngày chủ yếu ở phía đông bắc Mỹ Tên dây chuyền "Lawson" và biểu trưng sữa hàng ngày gợi lên một trang trại bò sữa Mỹ có nguồn gốc từ thương lái sữa ở Hoa Kỳ Năm 1959, Công ty Lawson Milk đã trở thành một chi nhánh của tập đoàn Foods Inc của Mỹ và tiếp tục mở rộng mạng lưới các cửa hàng ra khỏi Ohio trong khi thiết lập hệ thống cửa hàng tiện lợi.

1.2 Sự mở cửa của cửa hàng tiện lợi Lawson đầu tiên

Các hoạt động của Lawson tại Nhật Bản bắt đầu với việc mở cửa hàng Lawson đầu tiên tại Sakurazuka (Minami Sakurazuka ở thành phố Toyonaka, tỉnh Osaka) vào ngày 14 tháng 6 năm 1975 Vào thời điểm đó, Daiei, công ty mẹ của Lawson, đã có một sự thỏa thuận về sự tư vấn với Consolidated Foods Inc Cửa hàng Lawson đầu tiên ở Nhật được thành lập như là một phần của hệ thống nhượng quyền thương hiệu duy nhất dựa trên bí quyết của Công ty Lawson Milk Co Cửa hàng đầu tiên bán các thực phẩm theo phong cách Mỹ và rất khác với các cửa hàng Lawson của ngày hôm nay Vào tháng 9 năm 1975, cửa hàng nhượng quyền thương hiệu đầu tiên, "Cửa hàng Momoyama", đã được mở ra và điều này như báo trước việc triển khai toàn bộ chuỗi thương hiệu nhượng quyền.

Về mặt hàng hóa: mỗi cửa hàng tiện lợi của Lawson bán các loại sản phẩm khác nhau, số lượng sản phẩm lên tới 3000 Các loại hình sản phẩm rất đa dạng: Từ đồ ăn gồm cơm nắm Nhật Bản, hộp cơm ăn trưa, sandwhich,…Hoặc các loại thức ăn vặt: khoai tây chiên, các loại bánh ngọt, kẹo, chocolate; Lawson cũng cung cấp món về củ cải (đặc trưng của Nhật), bánh bao, gà rán; sản phẩm thức ăn ít đường; đồng thời có cả cà phê. Mặt khác, Lawson còn bày bán một số sản phẩm dược phẩm; mỹ phẩm; văn phòng phẩm; tạp chí,…; rau củ, hoa quả tươi.

Về mặt dịch vụ: trong mỗi cửa hàng tiện lợi Lawson đều có một máy ATM và máy cung cấp dịch vụ gửi fax và in ảnh từ máy cá nhân của khách hàng Ngoài ra có thể trả tiền phí điện thoại, tiện ích hay nộp thuế thông quan cửa hàng, gửi thư hay bưu phẩm.

Cửa hàng cũng đa dạng hóa tiện ích bằng cách phát triển hệ thống mua vé concert, vé công viên, đĩa DVD, video games,…bằng hệ thống Lawson với cước phí thấp

Lawson còn phát triển hệ thống bán hàng qua mạng: đặt hàng trên mạng và Lawson sẽ vận chuyển hàng đến tận nơi khách hàng yêu cầu.

Tính đến tháng 3 năm 2017, số cửa hàng tiện lợi của Lawson lên đến 13,110 cửa hàng (tại Nhật) và phổ biến ở nhiều nơi khác như: ở Bắc Kinh: 52 (cửa hàng); Thái Lan:86 (cửa hàng); Dalian: 81 (cửa hàng); Thượng Hải: 673 (cửa hàng),…Là chuỗi cửa hàng tiện lợi luôn đứng trong top 3 cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng tại Nhật Bản (với 7-eleven và Family mart).

Lawson đã có những quyết định và đầu tư khác nhau để mở rộng cơ sở khách hàng của mình, theo quan điểm của những thay đổi của xã hội Nhật Bản (sự già hóa dân số, tỷ lệ phụ nữ đi làm tăng) Tỷ lệ khách hàng từ 50 tuổi trở lên đã tăng từ khoảng 20% trong năm 2004 lên khoảng 32% trong năm 2009 Theo như việc những người từ 50 tuổi trở lên chiếm khoảng 40% dân số Nhật Bản trong tương lai, Lawson sẽ có biện pháp để tăng khung khách hàng này đến 40-50% doanh thu Khách hàng nữ của Lawson chiếm 35% tổng số, tăng từ 27% trong năm 2004

Các thị trường nước ngoài cũng rất quan trọng Lawson xuất khẩu bí quyết của mình trên rất nhiều khu vực địa phương và kinh doanh nhượng quyền thương mại đã được tích lũy ở Nhật Bản sang các nước khác Lawson có lợi thế cạnh tranh với bí quyết riêng tuy nhiên lại đang đối mặt với thách thức của việc dân số già đi tại Nhật Bản Cho đến nay, Lawson tự cho là khá thận trọng trong việc mở rộng các cửa hàng ở nước ngoài do ba lý do Mở rộng lợi nhuận làm giảm giá trị của công ty, phát triển ở nước ngoài đòi hỏi nhiều rủi ro, và kết quả mở rộng ở nước ngoài đưa lại lợi nhuận thấp Trước mắt, Lawson sẽ đẩy nhanh việc mở cửa hàng ở châu Á, dựa trên sự đánh giá của Lawson rằng đây là thời điểm thích hợp Trong năm 2010, Lawson đã mở các cửa hàng tại Trùng Khánh, khu thương mại lớn nhất ở tây nam Trung Quốc, sau khi xuất hiện tại Thượng Hải Trong năm 2011, Lawson thúc đẩy tăng cổ phần trong hoạt động của mình tại Thượng Hải và những nỗ lực hàng đầu để xây dựng lại mô hình quản lý cửa hàng và mô hình nhượng quyền Về nguồn nhân lực,tại Lawson số lượng người nước ngoài được sử dụng chiếm 30

% lao động những năm gần đây và có xu hướng tăng lên Lawson đang tăng cường lực lượng lao động của họ.

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

1 Thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Việt Nam là một thị trường khá lớn với gần 90 triệu dân, cơ cấu dân số rất trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, trên 55% dân số dưới 45 tuổi, trên một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 và thu nhập của người dân càng ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao và dự báo con số tương ứng năm 2018 là 95 triệu người (70 triệu dân thành thị) Người thành thị Việt Nam dẫn đầu về tiêu dùng hàng Hi-tech Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao và ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày một tăng lên.

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2007 là 20 tỷ USD và đạt tốc độ tăng tưởng bình quân 8%/năm Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm rất cao – khoảng 30% Sang năm 2008 với quy mô thị trường trên 83 triệu dân, với doanh số là 55 tỷ USD và có tổng trị giá thị trường bán lẻ trị giá hơn 40 tỷ USD/năm (số liệu của Tổng cục Thống kê) Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng (Consumer Confidence Index) – Việt Nam xếp thứ 5 trên toàn thế giới và người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu thế giới về tiêu dùng hàng kĩ thuật cao Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28%

1.2 Phân loại a Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối truyền thống vốn đã tồn tại hàng nghìn năm, thậm chí còn được coi là một nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người Việt Kênh phân phối bán lẻ truyền thống được thực hiện chủ yếu thông qua:

 Các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ

 Các cửa hàng của các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sản xuất

Kênh phân phối truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam Hầu hết hàng hóa hiện nay vẫn đến tay người tiêu dùng thông qua kênh phân phối truyền thống Nó đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của thị trường bán lẻ Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục: manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công tác tổ chức quản lý còn nhiều bất cập, chưa có mạng lưới quy hoạch cụ thể b Kênh phân phối hiện đại

Bên cạnh kênh phân phối bán lẻ truyền thống, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kênh phân phối bán lẻ hiện đại cũng ngày càng được mở rộng và trở nên phổ biến Kênh phân phối hiện đại được thực hiện chủ yếu thông qua:

Thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của kênh phân phối hiện đại. Cùng với hệ thống hơn 9063 chợ truyền thống đang hoạt động, các loại hình phân phối hàng hóa theo mô hình của các nước tiên tiến đã cải cách mạnh mẽ hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam

Tỷ lệ giữa kênh phân phối truyền thống và hiện đại ở Việt Nam là 8,5:1,5 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi tập quán trong tiêu dùng trong xã hội,

Các cửa hàng tiện ích

Siêu thị, đại siêu thị

Kênh mua sắm qua mạng

Trung tâm mua sắm sẽ có một sự chuyển dịch trong tỷ trọng của các kênh phân phối.Theo đó kênh phân phối hiện địa sẽ dần dần chiếm ưu thế hơn so với các kênh truyền thống.

Như đã nói ở tên, thị trường Việt Nam đang thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh hoạt động bán lẻ Trong đó không chỉ có những cửa hàng bách hóa truyền thống mà còn có các ông lớn trong ngành.

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích một số thương hiệu có tốc độ cạnh tranh lớn nhất trên thị trường. a Trực tiếp

Khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Lawson sẽ phải đối mặt với những doanh nghiệp lớn cùng ngành, những doanh nghiệp trực tiếp cạnh tranh về loại hình dịch vụ,marketing…

Số cửa hàng trên thế giới

Số cửa hàng tại Việt Nam

Giờ hoạt động 24 giờ 24 giờ 8:00 – 22:00

Tạp hóa, thức ăn nhanh, trái cây tươi, kem, Hóa mỹ phẩm, bia rượu, nước giải khát, ATM, Card điện thoại.

Tạp hóa, thức ăn, trái cây tươi, kem, nước giải khát, ATM, bánh kẹo Nhật, tạp chí, Card điện thoại.

Tạp hóa, nước giải khát, bánh kẹo, sim card, sữa.

Tiện lợi Vị trí tốt, có chỗ ngồi, wifi miễn phí

Có chỗ ngồi rộng, wifi miễn phí

Lâu đời, quen thuộc Đồ miễn phí và giảm giá

Khuyến mãi Khuyến mãi Không

Cửa hàng bán đa dạng các loại mặt hàng, giá cả vừa phải hợp túi tiền của mọi người.

Cửa hàng bán đa dạng các loại mặt hàng, giá cả vừa phải hợp túi tiền của mọi người.

Rẻ hơn các cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

Circle K là một trong những thương hiệu cửa

Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn thứ hai trên thế giới,

Không thương hiệu hàng tiện lợi phổ biến và thành công nhất Bắc Mỹ.

Là chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên vào Việt Nam. với tổng số lượng cửa hàng lên đến hơn 24,000 cửa hàng trên toàn cầu

Mở cửa liên tục 24giờ/

7. Địa chỉ mua sắm các sản phẩm chính hãng đa dạng cũng như các dịch vụ tiện lợi từ đồ uống ướp lạnh, bia, bánh kẹo, thức ăn nhẹ, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thẻ điện thoại, ATM.

Nếu muốn tìm món ăn Nhật ở cửa hàng tiện lợi, FamilyMart sẽ là địa chỉ được khuyến cáo Tại Việt Nam (hiện mới có ở TP.HCM), lẩu, mì và cơm nắm là những lựa chọn yêu thích của thanh thiếu niên khi đến đây FamilyMart cũng chú trọng hơn vào mặt hàng tươi sống để thu hút nhóm quan tâm đến sức khỏe, khách hàng cao tuổi và các bà nội trợ

Bán tạp hóa, nước giải khát, bánh kẹo,simcard, sữa… Ý tưởng truyền thông

Vòng kết nối mọi người với nhau

Làm cho tất cả khách hàng ở mỗi cửa hàng cảm thấy giống như được trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng.

Từ bảng so sánh, ta dễ dàng thấy các cửa hàng tiện lợi đều đã có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.Tái cơ cấu năm 2013, hiện tại Family Mart đang chiến được thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng và vươn lên dẫn đầu thị phần ở nước ta.Không chịu thua kém, số lượng cửa hàng Circle K (Mỹ) của Công ty TNHH vòng tròn đỏ cũng có hơn 200 cửa hàng, trở thành thương hiệu quen thuộc đối với đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… Cùng với đó là B’s mart đang sở hữu hơn 150 cửa hàng tiện lợi khu vực TP HCM, cũng nhận được những phản hồi rất tích cực về chất lượng đồ ăn, dịch vụ mua sắm Shop & Go (Singapore) của Công ty CP cửa hiệu và sức sống hiện có hơn 160 cửa hàng.

Bên cạnh đó, dù không quá đầu tư vào các hoạt động marketing, truyền thông, nhưng các cửa hàng bách hóa lại chính là đối thủ lớn nhất trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam. Hiện nay, 7/10 hộ gia đình ở thành thị Việt Nam cho rằng giá thành ở các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi thường đắt hơn so với các cửa hàng bán lẻ truyền thống và quan điểm này dường như khó thay đổi trong một sớm một chiều.Thêm vào đó, có 41% người mua cho rằng họ không thể tìm thấy tất cả những thứ họ cần tại kênh mua sắm này hiện nay. Điều này vẫn còn là một vấn đề liên quan đến quy mô cửa hàng (số lượng hàng hóa,sản phẩm bày bán), so với kênh siêu thị hay một mô hình nào đó khác sẽ cản trở tăng trưởng của các chuỗi cửa hàng tiện lợi Đây cũng chính là một thách thức lớn mà Lawson phải giải quyết khi tham gia vào thị trường Việt Nam. b Gián tiếp

CHIẾN LƯỢC MARKETING

Tại Việt Nam, Lawson là thương hiệu hoàn toàn mới mẻ với người tiêu dùng nên mục tiêu thời điểm đưa sản phẩm vào thị trường chính là tăng về mức độ nhận biết và cao hơn là yêu thích thương hiệu.

 Hiện tại mức độ nhận biết tại thị trường Việt Nam là 3%

 Mục tiêu khách hàng nhận biết thương hiệu Lawson: 35%

 Mục tiêu khách hàng yêu thích thương hiệu: 20%

Khẳng định vị thế thương hiệu: Lawson là thương hiệu hàng đầu Nhật Bản vì hạnh phúc cộng đồng thì hợp lí hơn

- Tiếp cận được 50% đối tượng khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng

- Tạo được nhóm người có ảnh hưởng

- Tạo ra sự quan tâm của công chúng với thương hiệu

- Mô tả và truyền tải những điểm nổi bật của thương hiệu đến công chúng

- Gây sự chú ý của truyền thông và lan truyền thương hiệu

Là chuỗi siêu thị tiện lợi khá lâu đời tại Nhật Bản, Lawson ra mắt với kỳ vọng đạt được 15% thị phần của thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Tại thời điểm này, Lawson đang ở giai đoạn giới thiệu thương hiệu, dịch vụ cũng như sản phẩm đến người tiêu dùng Việt nên chú trọng vào việc xây dựng nhận thức, mức độ nhận biết và sự yêu thích của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Mục tiêu doanh số Lawson đề ra là đạt 3% so với số vốn đầu tư trong năm đầu tiên.

II Chiến lược truyền thông:

1 Định vị truyền thông: Định vị sản phẩm:

Lawson là chuỗi cửa hàng tiện lợi cung cấp đầy đủ những nhu cầu mua sắm nhanh của người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ với chất lượng tốt nhất, sản phẩm tươi ngon nhất, đi cùng với đó là sự chuyên nghiệp, hiện đại và thân thiện trong phong cách phục vụ Bên cạnh đó, Lawson còn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những trải nghiệm dịch vụ tiện ích mới mẻ như: mua sắm online tại ứng dụng Loppi (Lawson online shopping mall), tích lũy điểm, mua CD-sách-các sản phẩm liên quan đến nghệ thuật…

Yếu tố định vị thương hiệu:

- Thương hiệu (định vị mũi nhọn)

- Cảm xúc của khách hàng khi mua sắm

- Sự tiện lợi – an toàn

- Phụ nữ trẻ hiện đại

Là một trong những thương hiệu bán lẻ hàng đầu thế giới, Lawson luôn mong muốn mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi nhất cho khách hàng trên toàn thế giới Bên cạnh đó, tiêu dùng – mua sắm tiện lợi nhưng an toàn đang dần trở thành xu hướng được ưa chuộng của người tiêu dùng trên toàn thế giới Chính bởi sự kết nối ấy, Lawson mong muốn sẽ dẫn đầu trào lưu tiêu dùng tiện lợi – an toàn tại thị trường bán lẻ Việt

Dẫn đầu về sự tiện lợi, an toàn

Nam với những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mang lại niềm hạnh phúc cho khách hàng khi mua sắm.

“Lawson – Dựng xây điểm tựa, Khởi tạo hạnh phúc”

Mục tiêu thông điệp: Khắc sâu vào tâm trí khách hàng về độ nhận biết, an toàn - tiện lợi của Lawson, qua đó tạo giá trị hạnh phúc cho cộng đồng

Kế hoạch giới thiệu Chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson vào thị trường Việt Nam sẽ được thực hiện với 3 giai đoạn chính theo trình tự thời gian:

 Giai đoạn 1: Xây dựng nhận thức nền tảng với hai khái niệm về Thương hiệu quốc tế và Sự tiện lợi – an toàn, khơi gợi ý niệm về việc nhiều bạn trẻ đang đánh mất hạnh phúc mỗi ngày

 Giai đoạn 2: Kết nối hai khái niệm đã xây dựng với thương hiệu Lawson đồng hành cùng người Việt trong hành trình đi tìm hạnh phúc

 Giai đoạn 3: Khẳng định, nâng tầm vai trò của Lawson đối với việc kiến tạo hạnh phúc cho cộng đồng.

1 Xây dựng nhận thức nền tảng 2

Kết nối nhận thức đến

Lawson 3 Khẳng định vai trò của Lawson

Dựng xây điểm tựa – Khởi tạo hạnh phúc

Kế hoạch truyền thông cho Chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson vào Việt Nam được thực hiện trong vòng 4 tháng (1/6/2017 – 1/10/2017) với 3 giai đoạn.

Bảng tóm tắt kế hoạch:

Xây dựng Kết nối Khẳng định

Objective Xây dựng nhận thức nền tảng với hai khái niệm về Thương hiệu quốc tế và Sự tiện lợi – an toàn, khơi gợi ý niệm về việc nhiều bạn trẻ đang đánh mất hạnh phúc mỗi ngày

Kết nối hai khái niệm đã xây dựng với thương hiệu Lawson đồng hành cùng người Việt trong hành trình đi tìm hạnh phúc

Khẳng định, nâng tầm vai trò của Lawson đối với việc kiến tạo hạnh phúc cho cộng đồng

- Ra mắt cửa hàng đầu tiên

- Tuần lễ “Hạnh phúc xanh”

- Chiến dịch “Vì Việt Nam xanh”

PR Articles Forum Seedings Facebook Ads Facebook Fanpage Instagram

Forum Seedings Facebook Ads Facebook fanpage OOH

PR Articles Partnership Forum Seeding

III Triển khai kế hoạch:

“Việt Nam – lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu quốc tế”

 Nội dung: Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với các nước trong khu vực Tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nước ngoài đến phát triển Gần đây, có thể thấy sự lan tỏa rộng khắp và nhanh chóng của các thương hiệu quốc tế như: Starbucks, McDonald,… Mô tả đặc điểm: địa điểm, cách thức phục vụ,… Phỏng vấn người tiêu dùng về trải nghiệm Những thách thức và cơ hội sắp tới của các thương hiệu quốc tế

Dự đoán sắp tới Việt Nam sẽ tiếp tục chào đón một vài “ông lớn”, trong đó có Lawson.

“Phụ nữ Việt Nam với cuộc sống hiện đại”

- Nội dung: Phụ nữ trong cuộc sống hiện đại phải đảm đương rất nhiều công việc, từ việc chăm sóc gia đình đến công việc nơi công sở Họ không có thời gian để chăm sóc cho bản thân và nhiều lúc cảm thấy bế tắc vì không đảm đương hết được trách nhiệm của một người vợ, người mẹ cũng như công việc chốn công sở.

- Thông điệp chính: Chuỗi cửa hàng tiện ích Lawson như một giải pháp nhanh chóng mà lâu dài cho phụ nữ Việt Nam với những tiện ích ưu việt, nhanh chóng trong việc mua sắm, nhưng vẫn ưu tiên hàng đầu trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và cuộc sống cho con người, đem lại niềm hạnh phúc thực sự đặc biệt cho người phụ nữ hiện đại.

Với suy nghĩ “Hạnh phúc là khi con người cảm thấy tốt nhất cả về tinh thần lẫn thể chất”, Lawson đưa ra những sản phẩm có thành phần lowcalorie, low-carbohydrate, low-salt,… phù hợp với lối sống khỏe mạnh Từ đó chiến dịch #TasteThisHappiness với sự tham gia của các KOLs, chụp ảnh đăng lên Instagram, Facebook kèm hashtag

#TasteThisHappiness sẽ đưa thương hiệu chăm sóc tới sức khỏe con người của Lawson được biết đến rộng rãi Khách hàng cứ nghĩ đến healthy food sẽ nghĩ đến Lawson đầu tiên.

GIỚI THIỆU LAWSON CHÍNH THỨC GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

 Đại diện Lawson khu vực và Việt Nam

 Nhà phân phối của Lawson tại Việt Nam

 Giới thiệu chặng đường phát triển của Lawson thế giới.

 Quá trình Lawson đi đến thương hiệu dẫn đầu.

 Tình hình thị trường bán lẻ và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.

 Thông tin Lawson tiến vào thị trường Việt Nam.

 Những điểm nổi bật của Lawson Việt Nam.

 Các hoạt động sắp tới của Lawson

2.2 Tổ chức chương trình “Tuần lễ Hạnh phúc xanh”:

- Diễn ra trong 1 tuần kể từ ngày khai trương cửa hàng đầu tiên Mỗi vị khách tới cửa hàng Lawson đều được tặng một cuốn cẩm nang hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ

- Ngoài ra, trong tuần lễ “Hạnh phúc xanh”, mỗi vị khách tới cửa hàng và tải ứng dụng “Lawson Online Shopping” đều được tặng một cốc Machi café Trên vỏ lon café là một câu trích dẫn về hạnh phúc Có thể sử dụng vỏ lon Machi café để đổi lấy voucher giảm giá 20% cho lần mua sắm tiếp theo

2.3 Hội chợ trải nghiệm “Hương vị xanh”:

- Hội chợ diễn ra vào các ngày cuối tuần của 2 tuần cuối tháng 8 và tháng 9

TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

VÀ HỆ THỐNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

- Có thể thấy qua cơ cấu bộ máy của công ty, quyền lực tập trung ở ban giám đốc và thông qua CEO để điều hành -> nhờ đó sẽ có sự thống nhất trong cách quản lý.

- Tính chuyên môn hóa cao Mỗi bộ phận đều có công việc riêng của mình Sự đa dạng các ban ngành như thế này chính là một phần chiến lược của Lawson, nhằm giúp nhân viên có thể phát triển tối đa khả năng của bản thân.

- Việc có riêng một bộ phận phụ trách cải tiến quá trình làm việc giúp loại bỏ sự dư thừa và lãng phí nguồn nhân lực của công ty, tiêu chuẩn hóa các cơ chế hoạt động.

- Tuy nhiên, việc chia nhỏ các phòng ban cũng có thể gây ra sự khó khăn trong việc quản lý nhân viên, tiêu tốn chi phí về giấy tờ, lương nhân viên.

2.1.1 Ban giám đốc (Board of directors)

- Thực hiện các chiến lược kinh doanh đã đặt ra.

- Điều hành công ty đạt được các mục tiêu cuối cùng

- Giải quyết công việc hàng ngày của công ty

2.1.2 Phòng Nhân sự (Human Resources Division):

* Chức năng: Tham mưu cho BGĐ Công ty về:

- Tổ chức bộ máy và mạng lưới

- Quản trị văn phòng, tài sản

- Công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường.

- Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động nhằm đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới

- Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định…

- Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi…

- Phối hợp với phòng kế toán thực hiện về công tác thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các mặt chế độ, chính sách cho người lao động, và đóng bảo hiểm xã hội thành phố theo đúng quy định

2.1.3 Phòng kế hoạch (Corporate Planning Office)

- Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý năm.

- Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao.

- Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh

- Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.

- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với khách hàng.

- Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh.

- Xây dựng các chiến lược PR, marketing cho sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng.

- Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu.

2.1.4 Phòng Chiến lược bán hàng và tiếp thị (Sales Strategy and Marketing Division)

- Tham mưu cho ban giám đốc về nghiệp vụ kinh doanh

- Tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, hệ thống bán hàng

- Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối

- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp

- Phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng

- Quản lý các chính sách kinh doanh (quá trình xây dựng các chính sách, triển khai áp dụng, bổ sung hoàn chỉnh ) Nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh (nghiệp vụ mua, bán, giá cả, hợp đồng kinh tế), các hình thức thương mại tiên tiến, từng bước đổi mới và hiện đại hoá đảm bảo đầu vào, đầu ra.

- Xây dựng kế hoạch dài, trung, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm Giám sát các hoạt động SXKD và tiến độ thực hiện kế hoạch của các phòng ban Quản lí, tính giá xây dựng hợp đồng với khách hàng.

- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế của Công ty, đảm bảo việc nắm bắt, xử lý kịp chính xác, phục vụ cho công tác quản lí của HĐT Lập báo cáo biểu thống kê, các báo cáo về tình hình SXKD cho TGĐ và gửi các cơ quan theo quy định.

2.1.5 Phòng Kế toán – Tài Chính (Finance & Accounting Division)

* Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:

- Công tác kế toán tài vụ;

- Công tác kiểm toán nội bộ;

- Công tác quản lý tài sản;

- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;

- Kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty;

- Quản lý vốn, tài sản của Công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn Công ty;

- Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty trình Tổng giám đốc phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.

- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ.

- Xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phát triển vốn của công ty, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty.

- Tham mưu giúp Tổng giám đốc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tài chính cho các đơn vị trực thuộc.

- Triển khai công tác nghiệp vụ kế toán tài vụ trong toàn công ty.

- Thực hiện quyết toán quý, tháng, năm đúng tiến độ và tham gia cùng với phòng nghiệp vụ của công ty để hoạch toán lỗ, lãi cho từng đơn vị trực thuộc, giúp cho Ban giám đốc công ty nắm chắc nguồn vốn, lợi nhuận.

- Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành:

2.1.6 Phòng quản lí rủi ro (Compliance & Risk Management Office):

- Kiểm tra giám sát môi trường làm việc, trang thiết bị, tránh nguy cơ cháy nổ, và các nguy cơ thiếu an toàn trong nơi làm việc khác…

- Bảo vệ tài sản công ty nếu xảy ra rủi ro tài chính với bên khách hàng, đối tác, nhà đầu tư…

- Đề ra những biện pháp quản lí, xử lí trong trường hợp rủi ro tài chính đối với khách hàng…

2.1.7 Phòng quản lí chất lượng (Quality Control Office ):

- Quản lí và kiểm tra kiểm soát chung tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cửa hàng bán lẻ, thường xuyên theo dõi và đôn đốc các tổ nghiệp vụ kiểm tra một số mặt hàng hay dung chất bảo quản và báo cáo cho ban giám đốc về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hàng ngày thực hiện lấy mẫu các lô hàng nhập vào để phân tích nhanh dư lượng hóa chất cấm sử dụng trước khi xuất ra khỏi cửa hàng bán lẻ trong hoạt động mua bán.

- Kiểm tra nguồn gốc lô hàng nhập vào cửa hàng và giấy chứng nhận xuất xứ từ vùng an toàn.

THIẾT LẬP DỰ ÁN

I CÁC GIẢ ĐỊNH TÀI CHÍNH

1 Chi phí: Các chi phí chính cho dự án a) Chi phí cố định

 Giá thuê mặt bằng cửa hàng: 360tr/cửa hàng/năm

 Giá thuê mặt bằng trụ sở: 300tr/năm

 Chi phí sửa chữa thiết kế mặt bằng ban đầu: 400tr/cửa hàng

 Trang thiết bị máy móc: 200tr/cửa hàng

Danh mục Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3

1 Tiền thuê mặt bằng cửa hàng

2 Tiền thuê mặt bằng trụ sở 3

3 Phí sửa chữa thiết kế ban đầu

4 Chi phí ban đầu cho trụ sở 2

5 Trang thiết bị máy móc 30

Tổng chi phí cố định 443,16

 Giai đoạn 1: 6 cửa hàng/1 năm đầu

 Giai đoạn 2: 50 cửa hàng/4 năm tiếp theo

 Giai đoạn 3: 150 cửa hàng/5 năm tiếp theo b) Chi phí lưu động

 Lương trung bình nhân viên trụ sở: 10tr/tháng/người

 Trụ sở gồm 30 nhân viên

- Lương nhân viên làm việc tại cửa hàng

Lương quản lí: 25 nghìn/h x 8h/ngày

3 nhân viên/ca (trong đó có 1 quản lí)

Nhân viên bán hàng Quản lí Lương của nhân viên/cửa hàng/ngày

Lương của nhân viên/cửa hàng/năm

Tổng chi phí cho lương giai đoạn 1

Tổng chi phí cho lương giai đoạn 2

Tổng chi phí cho lương giai đoạn 3

Tổng chi phí lương cho 10 năm

Tổng lương cả công ty cửa dự án: 306,78 tỷ đồng

- Phí điện nước: 72tr/cửa hàng/năm (triệu đồng)

Tổng chi phí lương trong 10 năm 36000

*Chi phí trung bình tiền hàng/cửa hàng/tháng

Giả định về lượng hàng bán ra/cửa hàng/ngày

Danh mục sản phẩm Giá tb Số lượng/ngày thành tiền/tháng

Thực phẩm chế biến sẵn 0.01 150 45 Đồ hộp, nước giải khát 0.013 250 97.5

Dược phẩm, hóa mỹ phẩm 0.05 30 45 Đồ dùng cá nhân 0.02 30 18

Tổng chi phí tiền hàng/tháng 250.5

Tổng số vốn cần thiết chi cho tiền hàng hóa vốn (tỷ đồng)

Sự sụt giá được duy trì trong 3 năm từ năm cơ sở: 10 tỷ

3 Lãi suất vay vốn: Dài hạn trong vòng 10 năm với lãi suât 6,5%/ năm

BẢNG DỰ TRÙ VỐN CHI PHÍ LƯU ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG 10 NĂM (đơn vị: tỷ đồng)

2 Phí điện nước vệ sinh 68,83

BẢNG DỰ TRÙ VỐN CHO CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN TRONG 10 NĂM

STT Danh mục Chi phí

1 Tiền thuê mặt bằng cửa hàng 344,16

2 Tiền thuê mặt bằng trụ sở 3

3 Phí sửa chữa thiết kế ban đầu 60

4 Chi phí ban đầu cho trụ sở 2

5 Trang thiết bị máy móc 30

4 Chi phí kho + vận chuyển 27,6

5 Chi phí khác (phát sinh) 22,94

Tổng chi phí cố định 493.7

Tổng vốn cần huy động: 3 743,05 tỷ VNĐ

Trong đó: Vốn tự có chiếm 60%

Vốn vay ngân hàng 40% với lãi suất 6.5%/năm

III Giả định doanh thu

Với ưu thế về địa điểm đặt cửa hàng, cũng như nhu cầu của lượng dân số đông đúc tại

Hà Nội, dự án ước lượng lượt khách ra vào cửa hàng là 300 lượt/ngày/cửa hàng, với mức chi trung bình là 60 nghìn đồng/lượt.

Bảng giả định doanh thu (tỷ VNĐ)

Tuy nhiên, trong quá trình gia nhập thị trường, các chiến lược marketing cùng hình ảnh thương hiệu về lâu về dài sẽ thu hút được người tiêu dùng, từ đó doanh thu tự nhiên sẽ tăng theo mức tăng về phần trăm chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp.

Bảng giả định mức tăng trưởng doanh thu năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Khi đó, mức doanh thu dự báo sẽ là (đơn vị: tỷ đồng) năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2 Bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay (đơn vị: tỷ VNĐ)

Thời gian xin vay 10 năm

Lãi suất vay với mức đầu tư ưu đãi 6.5% Đề nghị trả lãi vay Theo năm ( phương pháp cố định)

Thời gian trả lãi và vốn vay Trả 10 lần và trả dứt điểm vào cuối năm 10

Bảng dự trù lợi nhuận (đơn vị: tỷ VNĐ)

Các chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 Tổng doanh thu 39,420 338,36 338,36 335,07 335,07 1034,78 1005,21 1005,21 1015,07 1015,07

NỘI DUNG Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Lãi vay phải trả hàng năm

Gốc phải trả hàng năm

Giảm thuế do trả lãi vay

DỰ TRÙ KINH PHÍ DỰ ÁN

1 Tổng kinh phí dự kiến cho dự án

TỈ LỆ NGUỒN KINH PHÍ vốn chủ sở hữu vốn vay ngân hàng

Tiền thuê mặt bằng cửa hàng chiếm 9,32% tương đương 344,16 tỉ VND

Phí sửa chữa thiết kế ban đầu chiếm 1,62% tương đương 60 tỉ VND

Chi phí cho trụ sở chiếm 0,135% tương đương 5 tỉ VND

Trang thiết bị máy móc chiếm 0,81% tương đương 30 tỉ VND

Phí Marketing chiếm 0,11% tương đương 4 tỉ VND

 Tổng chi phí cố định (dự kiến): 443,16 tỉ VND

 Tổng chi phí thay đổi (dự kiến): 3249,35 tỉ VND

TỈ LỆ CHI PHÍ CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ THAY ĐỔI

Tiền thuê mặt bằng cửa hàng Phí sửa chữa thiết kế ban đầu Chi phí cho trụ sở

Trang thiết bị máy móc Phí Marketing

Ngày đăng: 18/10/2024, 08:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tóm tắt kế hoạch: - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
Bảng t óm tắt kế hoạch: (Trang 24)
1. Sơ đồ bộ máy - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
1. Sơ đồ bộ máy (Trang 36)
Bảng điện tử 6 - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
ng điện tử 6 (Trang 55)
Bảng biển Biểu tượng Lawson 1 - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
Bảng bi ển Biểu tượng Lawson 1 (Trang 58)
BẢNG DỰ TRÙ VỐN CHI PHÍ LƯU ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TRONG 10 NĂM  (đơn vị: tỷ đồng) - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
10 NĂM (đơn vị: tỷ đồng) (Trang 63)
BẢNG DỰ TRÙ VỐN CHO CHI PHÍ CỐ ĐỊNH CỦA DỰ ÁN TRONG 10 NĂM - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
10 NĂM (Trang 64)
Bảng dự trù lợi nhuận (đơn vị: tỷ VNĐ) - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
Bảng d ự trù lợi nhuận (đơn vị: tỷ VNĐ) (Trang 65)
Bảng giả định mức tăng trưởng doanh thu - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
Bảng gi ả định mức tăng trưởng doanh thu (Trang 65)
2. Bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay (đơn vị: tỷ VNĐ) - Tiểu Luận - đầu tư quốc tế - đề tài - Lawson Dự án thâm nhập chuỗi cửa hàng tiện lợi vào thị trường Việt Nam
2. Bảng kế hoạch trả nợ và lãi vay (đơn vị: tỷ VNĐ) (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w