DANH MỤC BANG BIEUBảng 2.1 So sánh giữa chỉ tiêu và thực tế diện tích đất xây dựng công trình công cộng Bảng 2.2 Thống kê mẫu điều tra về thời gian sống tại KĐT Trung Hòa- Nhân Chính Bản
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA BAT ĐỘNG SAN VA KINH TE TÀI NGUYEN
Giang viên hướng dẫn : PGS TS Ngô Thị Phương Thảo
Họ tên sinh viên : Nguyễn Thu Thủy
Mã sinh viên : 11195087
Lớp : Bất động sản 61A
Hà Nội, 2023
Trang 20909/9090 0757 iii
LOT CAM 69000575 iv
I/.0):8/1098:790/903.)19) 00M v
DANH MUC HINH scsssssssesssssosssssssosecssecssecssesssecenecasecssesanecsnecasssasscancssnessssessesassescssseesseesseeese vi DANH MỤC VIET TAT ccsssssssssssssssscnccsscssscenscenscenscenssenscenscssscssscenscssscssccesccanscassenscenscenscens vii 0080006710357 1
1 LY do Chon dé 1: 816 1
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU << << 5 9 0 09 000.5000000 800800840 00 2 3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứU -. -s- << ss£s££+s£ssS+s£Es£SssexseEseesserserssers 2 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cau chuyên đề CHUONG 1 CƠ SO KHOA HỌC VE KHÔNG GIAN CÔNG CÔNG ĐÔ THỊ VÀ CHAT LƯỢNG CUA CUỘC SÓNG NGƯỜI DAN ĐÔ THI -s«s<©css 4 1.1.Téng quan về không gian công cộng -s-s-s°sss+sse+ssezssezssezseezseezsee 4 1.1.1 Khái niệm của không gian CONG CỘN Ăn Si, 4 1.1.2 Quy định về thiết kế đô thị và không gian công CỘN§ -:-c5c©5z+ccsccss2 6 1.1.3 Vai trò cua phát triển không gian công cộng đối với đô thị -. - 10
1.2 Chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của cư dân đô thị với cuộc sống 13
IZMH(‹ na nhe ‹‹3+.” 13
1.2.2 Các yếu tổ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người dân đô thị - 14
1.3 Anh hưởng của không gian công cộng đến chất lượng cuộc sống của cư dân đô 1.4 Kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng của một số nước trên thế giới 19
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CÚA KHÔNG GIAN CÔNG CÔNG ĐÉN CHÁT LƯỢNG CUỘC SÓNG NGƯỜI DÂN ĐÔ THI TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI 2- 2s ©cse©sseessessss 23 2.1.Các nhân tố hình thành và định hướng phát triển không gian công cộng trong đô thị tại Hà TNộii 0 GG cọ HH HH eee 23 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội 52 ccccc+ccccea 23 PIN 1.17 nan e- 23
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội cccctEntththtttrhtH Hee 24 2.1.2 Lối sống và nhu câu về không gian sinh hoạt cộng dong truyén thống 25
2.1.2 Những thay đổi trong các giai đoạn lịch sử: -. :-c:©ccc+cxccxcscxcsced 31
Trang 32.2.Thực trạng phát triển không gian công công và chất lượng cuộc sống người dân
đô thị trên địa bàn thành phố Hà nội 2-2 << s£sssseEssesesserssessersecsse 33
2.2.1 — Giới Thiệu địa bàn khảo sát c- «+ SH ng nh ưệt 34
2.3.Kết quả kháo sát về thực trạng không gian công cộng và chất lượng cuộc sống
tại
KĐT Mỹ Dinh II và KĐT Trung Hòa- Nhân Chính -5- << 5< s<se<sesses 40
2.3.1 — Thực trạng không gia" CONG CỘN SG Sky 40
2.3.2 Tổng quan về mẫu khảo sát 5-55 SE‡EE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrres 44
2.3.3 Kết quả khảo sát ccc 5< Ek EEEEEEEEE22 1 1121121121111 rre 46
2.4 Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của không gian công cộng đến chất lượng cuộc
sông người dân đô thị trên địa bàn thành phố Hà nội .- 5-5 <5 5 << =s<sess 57
CHUONG 3: GIẢI PHAP VA CÁC KHUYEN NGHỊ -. 5-55 ©ssecssees 61
3.1.Quan điểm và định hướng của thành phố Hà Nội trong phát triển không gian
CÔN CỘNỢ G9 9 9.9 0 Họ 0 1 0.0.0 0 0.0.0.0 00.000.00.00 0000.06.9990 9ø 61 3.2.Một số giải pháp và kiến nghị trong việc tố chức không gian công cộng trong
các đô thị mới ở Hà TNộii 5 (5< 9 HH TH TH THỌ TH HH 00600 64
3.2.1 Không gian công cộng phải được thiết kế, xây dung đồng bộ với số dân và
diện tÍCh NNG Ở - cGG E3831193011 811119301111 9111111011 vn 64
3.2.2 Nên có các cuộc điều tra, khảo sát về tâm tu, nguyện vọng cua người dan để
thiết kế, xây dựng ( ví như phải đáp ứng được phong tục, tập quản, sự nghỉ ngơi của
người già, chỗ chơi cho trẻ nhỏ, chỗ mua sắm của người làm nội trợ) . : : 65 B.3.KHUYEN 60007 6Š 67
950000000077 68
TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-2 ©S2£ESs£ESS£ES#EEssEESsEEseE2seEvsersetrsetrserrserssre 70
PHU LUC 72
il
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Sau gần 4 năm học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em
cảm thấy bản thân mình rất may mắn khi có cơ hội nhận được sự chỉ dạy nhiệt tình
từ phía các thầy cô của trường, đặc biệt là các thầy cô đến từ Ngành Bắt động sản,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Em đã và đang học hỏi được rất nhiều điều thựctiễn và những kinh nghiệm quý báu từ phía các thầy cô, đây sẽ là hành trang vô
cùng quan trọng giúp em tự tin hơn trong cuộc sông của mình sau này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, PGS.TS Ngô Thị PhươngThảo — Giảng viên Khoa Bat động sản và Kinh tế tài nguyên, người đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề
Do có nhiều hạn chế về mặt kiến thức, trải nghiệm thực tế cũng như kinhnghiệm nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện chuyên đề không tránh khỏi nhữngsai sót Em kính mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của các thầy côgiáo dé em có thé củng cố kiến thức và kỹ năng trước khi ra trường
Em xin chân thành cảm ơn!
iii
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài viết dưới đây là công trình nghiên cứu của tôi Bài viết
được hoàn thiện bằng cách thu thập tài liệu từ nhiều nguồn sau đó chắt lọc, phântích để hoàn thiện Các số liệu, thông tin đều mang tính trung thực và đáng tin cậy
Tác giả xin cảm on!
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2022
Tác giả
Nguyễn Thu Thủy
1V
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.1 So sánh giữa chỉ tiêu và thực tế diện tích đất xây dựng công trình
công cộng
Bảng 2.2 Thống kê mẫu điều tra về thời gian sống tại KĐT Trung Hòa- Nhân Chính
Bảng 2.3 Thống kê mẫu điều tra về nơi sống trước khi chuyên đến KĐT Trung
Hòa-Nhân Chính
Bảng 2.4 Thống kê mẫu điều tra về giới tính
Bảng 2.5 Thống kê mẫu điều tra về nhóm tuôi
Bảng 2.6 Thống kê mẫu điều tra về thu nhập bình quân đầu người trong gia đình
Bảng 2.7: Tương quan giữa mức độ thường xuyên mua sắm của người dân theo thu
nhập
Bảng 2.8: Lý do không hài lòng về KGCC theo nhóm tuổi của người trả lời
Bảng 2.9: Nguyện vọng chỉnh sửa KGCC tại khu Trung Hòa- Nhân Chính
Bảng 2.10: Nhu cầu chỉnh sửa KGCC theo nhóm tuổi của người trả lời
Bảng 3.1: Tỷ lệ diện tích đất cho công cộng trong một số khu đô thị mới hiện nay
Biểu đồ 2.1: Mức độ lựa chọn địa điểm mua sắm của người dân
Biểu đồ 2.2 Mức độ đáp ứng của KGCC trong khu đô thị
Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng về KGCC theo nhóm tuôi người trả lời
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình ảnh cây da, bến nước, sân đình
Hình 2.2: Một số hình ảnh về không gian sinh hoạt cộng đồng truyền thốngHình 2.3: Sơ đồ vị trí KĐT Mỹ Đình
Hình 2.4: Các chỉ tiêu tại KĐT Mỹ Đình
Hình 2.5: Sơ đồ vị trí KĐT Trung Hòa- Nhân Chính
Hình 2.6: Vườn hoa, sân chơi và sân thể dục trong KĐT
Hình 2.7: Cho thuê địa điểm tại tầng 1 các tòa nhà
Hình 2.8: Nhà Văn hóa — Thé dục thé thao
Hình 2.9: Thực trang đỗ xe trên via hè và dưới lòng đường tại KĐT
Hình 2.10: Chợ cóc dựng lên bừa bãi trong lòng KĐT
Hình 2.11: Tập kết rác ngay cạnh chợ
VI
Trang 8DANH MỤC VIET TAT
KGCC _ : Không gian công cộng
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giá trị của bất động sản gắn liền với giá trị sử dụng của nó Khi nói đến giá
trị sử dụng của bat động san thì ngoài không gian ở đóng vai trò chủ đạo, còn tồn tại
các loại hình không gian khác, trong đó có không gian công cộng Không gian công
cộng (KGCC) là một phần quan trọng trong hệ thống các không gian và không thêthiếu trong cấu trúc của khu ở hay đô thị Không gian công cộng luôn gắn với
không gian ở, nó góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng sống cho người dântrong các khu đô thị, thông qua đó góp một phần quan trọng làm tăng giá trị cho các
bât động sản nhà ở xung quanh nó.
Không gian công cộng là các khu vực đa chức năng đề tương tác xã hội, traođổi kinh tế và giao lưu văn hóa cộng đồng Tại đó mọi người có thé cùng nhau tròchuyện, cùng vui chơi, cùng tập thé dục thé thao rèn luyện sức khỏe Đó cũng là nơi
mà mọi người có thé mua sắm, trao đổi hàng hóa hay đơn giản hon là ngồi nhâm
nhi một ly cà phê và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh Sự thân thiện của không giancông cộng còn xuất hiện khi mọi người trò chuyện trong thời gian chờ xe buýt Vớitính chất thân thiện và cởi mở, không gian công cộng đã trở thành những nơi chốn
quen thuộc của mọi người, ngoài ngôi nhà của họ.
Tuy nhiên, cư dân trong các khu đô thị lại luôn phải đối mặt với hàng loạtcác khó khăn về phí dịch vụ cao, về thiếu các không gian cây xanh, không gian giaotiếp công cộng Hơn nữa, hệ thống các công trình dịch vụ công cộng trong các khu
đô thị mới phần lớn đều không đáp ứng được nhu cầu của người dân Bên cạnh đó,
ở các khu đô thị, bé bơi, sân tennis, nhà trẻ, mẫu giáo, bãi đỗ xe thường bị quá tải
SO VỚI yêu cầu thực tế Vì thế, giá trị sử dụng của bất động sản khu vực đó chưa cao,
gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của cư dân
Những khu đô thị nhằm mục đích tái định cư gần với nội thành tuy đã có hệthống công trình hạ tầng xã hội đa dạng và hoàn thiện hơn về các loại hình, chất
lượng so với các khu đô thị nhỏ, chật hẹp tự phát trong nội đô nhưng do chí phí xây
dựng thấp nên hầu như các công trình dihj vụ công cộng như công viên, vườn hoa,bãi đỗ xe, hệ thống đường giao thông, sân chơi v.v vẫn còn thiếu và chất lượng
chưa cao.
Trang 10Nói tóm lại, việc sử dụng không gian công cộng trong các khu đô thị ở Hà
Nội hiện đang đặt ra nhiều vấn đề, không chỉ về mặt kỹ thuật, kiến trúc mà cả vềmặt xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của cư dân Thôngqua bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sông người dân dé từ đó nâng cao giá trị của bất động sản là lí do mà tácgiả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của không gian công cộng đến chất lượng
cuộc sông của cư dân đô thị tại Hà Nội”.
2 Mục tiêu nghiên cứu "
- Nghiên cứu hệ thông hoá về môi quan hệ giữa không gian công cộng và
chất lượng cuộc sống của người dân đô thị Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộcsống người dân đô thị
- Phân tích đánh giá thực trạng về thiết kế, bố trí không gian công cộng, tác
động của việc này đến chất lượng cuộc sống người dân đô thị trên địa bàn thành phố
Hà nội Nhận diện và phân tích những bat cập vướng mắc trong việc quản lý và sử
dụng không gian công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đánh giá tác động/ ảnhhưởng của việc này đến chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn
- Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả không gian
công cộng, dam bao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Doi tượng nghiên cứu: Thiệt kê không gian công cộng hiện tai và chat lượng
cuộc sống tại các khu đô thi tại Hà Nội
Phạm vì nghiên cứu:
- Về không gian địa lý: Nghiên cứu trong bối cảnh đô thị Hà Nội, đặc biệt
nghiên cứu điền hình tại KĐT Mỹ Dinh II và KĐT Trung Hòa - Nhân Chính
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài : Từ tháng 12 năm 2022 đến
tháng 4 năm 2023.
- Cuộc khảo sát được tiễn hành trong tháng 3 năm 2023
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu bao gôm:
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ các nghiên cứu khoa học
và các website có kiểm chứng về độ uy tín và tin cậy để có cái nhìn tổng quát vềlĩnh vực này, từ đó kế thừa và định hướng van dé nghiên cứu
- Phương pháp điều tra bang hỏi: tiến hành phát phiếu khảo sát tại KĐT MỹĐình II và KĐT Trung Hòa- Nhân Chính nhằm đo lường thái độ cũng như tâm tư,nguyện vọng của cư dân về việc tô chức, sử dụng, quản lý không gian công cộnghiện nay Em thu được tổng 102 phiếu hỏi tại hai khu đô thị này
- Phương pháp phỏng van trực tiếp: tiến hành phỏng van 102 người, các đốitượng phỏng van ở các nhóm tuổi, nghề nghiệp và trình độ hoc vấn khác nhau
Thông tin thu được từ các cuộc phỏng van mang tính chất bé trợ và được sử dụngchủ yếu như những chích dẫn minh họa, bổ sung thêm cho các dit liệu định lượng
- Phương pháp phân tích tổng hợp dit liệu: sau quá trình tìm hiểu và đúc kết,tiễn hành tong hợp và hoàn thiện bài
5 Kết cau chuyên đề ; ;
Ngoài phân mở đâu, kêt luận, bảng biêu, hình anh và danh sách các tài liệu
tham khảo, đề tài nghiên cứu được trình bày theo 3 chương với các nội dung và kết
câu như sau:
Chương I: Cơ sở khoa học về không gian công cộng đô thị và chất lượng cuộc sống
của người dân
Chương II: Thực trạng không gian công cộng và ảnh hưởng của không gian công
cộng đến chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn thành phó Hà Nội
Chương III: Giải pháp và các khuyến nghị sử dụng hiệu quả không gian công cộng,nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1 CO SỞ KHOA HOC VE KHÔNG GIAN CÔNG CÔNG ĐÔ THỊ
VÀ CHÁT LƯỢNG CỦA CUỘC SÓNG NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ
1.1 Tổng quan về không gian công cộng
1.1.1 Khái niệm của không gian công cộng
Khái niệm
KGCC là là một khái niệm phức tạp, đa chiều và không có một định nghĩa
chung, phổ quát toàn cầu về nó Theo quan điểm phương Tây, KGCC liên quan đếnkhái niệm “quyên tiếp cận và loại trừ” tới các không gian đó Mặc dù KGCC baogồm khía cạnh về không gian và xã hội nhưng khía cạnh xã hội được nhắn mạnhtrong các định nghĩa và khái niệm Irvin và Erwin lập luận rằng KGCC là không
gian mà mọi người đều có quyền sử dụng bat kế địa vị xã hội hay điều kiện kinh tế,
không liên quan về tuổi tác, giới tinh, sắc tộc và quyền này được hiến pháp và pháp
luật bảo vệ Đó là những không gian thực sự là của chung, của tất cả mọi người Từ
thập niên 60 của thế kỷ trước, Hannah Arendt cho rằng KGCC là nơi mà mọi ngườigặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc và trò chuyện, đây là điều kiện cần thiết đối với một xãhội dân chủ Có nghĩa là, KGCC là nơi mà bắt kỳ ai cũng có thể đến, là nơi hầu hết
các hoạt động được diễn ra tự phát chứ không phải được lên kế hoạch trước, và nơi
mọi người có thé giao tiếp, kết nối hoặc đơn giản là đi qua hoặc ngôi và quan sátnhững người khác Thomas, M đã nhấn mạnh vai trò xã hội của KGCC và nhậnđịnh rằng KGCC là một lĩnh vực thiết yếu mang lại cơ hội cho các cá nhân và cộngđồng phát triển, đồng thời làm phong phú đời sống của họ Ông xác định bốn vai trò
xã hội của KGCC: (1) là diễn đàn cho đời sống công cộng; (2) là nơi gặp gỡ của cácnhóm xã hội khác nhau; (3) là nơi hiển thị các biểu tượng và hình ảnh trong xã hội;(4) là một phần của hệ thống truyền thông về các hoạt động đô thị KGCC tốt tạo ra
một sân chơi để người dân tham gia và đối thoại, tạo ra môi trường lý tưởng cho cáccuộc gặp gỡ tự phát hoặc được định trước, có được trải nghiệm đa dạng về các cách
ứng xử, tương tác, sự tin cậy.
Theo Jan Gehl, thì một KGCC tốt cần có 4 tiêu chí bao trùm: Khả năng
tương tác xã hội (sociability); công năng và hoạt động (uses and activities); sự tiện
nghi và hình anh đô thi (comfort and image); và cuối cùng là khả năng tiếp cận, kếtnối (accessibility and connectivity) KGCC luôn gắn với thiên nhiên, là không gian
mở và không gian giao tiếp có liên quan đến sự thay đổi về văn hóa thị dân trong
thời kỳ hậu hiện đại, mang tầm quan trọng của xã hội nhân văn với con người đô thị
cởi mở hơn, sáng tạo hơn và sống tốt hơn, do Vậy có sức hấp dẫn các nhà đầu tư,
những người tài năng đến tương tác
Không gian công cộng được hiểu theo nghĩa này là hoàn toàn ngược lại với
không gian riêng tư nơi có tính sở hữu, bi giới hạn bởi quyên lực hoặc sự kiêm soát
Trang 13nào đó Đồng thời, không gian công cộng cũng ngụ ý chỉ những không gian cộngđồng, thuộc về một khu vực cộng đồng nào đó và được sử dụng thường xuyên bởinhóm cộng đồng cư dân nào đó Ví dụ như là các khu chung cư không có hoặc cócổng rào; không gian đình, chia của nhóm cộng đồng người trong cùng một khuvực làng, xã, hoặc khu vườn dao của một khu vực đơn vi ở nào đó đều là khônggian công cộng được dùng chung bởi một cộng đồng nào đó.
Khái niện KGCC trong các cơ sở pháp lý về quy hoạch, thiết kế và quản lý
do thị ở Việt Nam
Xem xét trên góc độ quản lý nhà nước, KGCC chưa được chính thức định
nghĩa, đề cập hay quy định cu thé gì trong hiến pháp, pháp luật nói chung va các
quy chuẩn quy phạm kỹ thuật về quy hoạch kiến trúc nói riêng Khái niệm KGCC
đầu tiên xuất hiện trong Nghị định số 38/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Trích dẫnvào Tài liệu tham khảo) về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (gọi tắt
là Nghị định 38/2010) Nghị định 38/2010, tại Điều 9 Mục 1 có đề cập tỷ lệ tối thiểu
về cây xanh, đất dành cho không gian công cộng, và tại Điều 11: Quy định đối vớicảnh quan tuyến phố, trục đường, quảng trường, Mục | có đề cập đến tạo lập cáckhông gian công cộng, cảnh quan đô thị và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị
Tuy nhiên, KGCC là những loại hình không gian nào thì lại không được định nghĩa
và mô tả trong Nghị định 38 này Thông tư số 22/2019/TT-BXD ban hành Quychuẩn kỹ thuật Quốc Gia về Quy hoạch xây dựng, tại mục 1.4.15 Đất cây xanh đô
thị, có chú thích Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị là đất công viên,
vườn hoa, sân chơi, đảm bảo tiếp cận của người dân Như vậy, trong Quy chuẩn
Quốc Gia về QHXD, KGCC không được định nghĩa trực tiếp mà được gián tiếp đề
cập là các không gian xanh sử dụng công cộng như công viên, vườn hoa, sân chơi.
Tiếp cận từ góc độ xã hội, KGCC được xem là các không gian cho phép thoả mãnnhu cầu tương tác, chia sẻ, gặp gỡ, giải trí, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái của các
cá thé trong xã hội trong sự hoà mình vào xã hội Các KGCC này có thể nhận bất cứ
hình thức gì, nó có thé là một công viên, một quán trà hoặc café dân dã hay thậm
chí là một vỉa hè, một khoảng trống giữa các công trình và không liên quan đến
hình thức sở hữu cũng như hình hài của không gian đó Với loại KGCC này, yếu tố
“xã hội” trở thành cốt tủy của không gian: là môi trường cho các sinh hoạt, tương táccủa đời sống xã hội
được diễn ra Tại Việt Nam, các KGCC này được gọi là các KGCC phi chính quy,
nhưng lại có vai trò quan trọng trong đời sống đô thị Không gian đường phố làKGCC phi chính quy phổ biến nhất tại các đô thị lớn tại Việt Nam, thé hiện rõ nétnhất lối sống, văn hoá, đặc trưng kiến trúc cảnh quan đô thị của thành phố
- Đôi tượng và mục tiêu của không gian công cộng
Trang 14Không gian công cộng mở cửa cho tất cả mọi người, bất kể nguồn gốc dântộc, tuổi hoặc giới tính, và như vậy chúng đại diện cho một nên dân chủ diễn dancho công dân và xã hội Khi được thiết kế hợp lý và được chăm sóc, chúng kết nốimọi người lại với nhau thành một cộng đồng, cung cấp nơi gặp gỡ và thúc day cácmối quan hệ xã hội thuộc loại có đang biến mất ở nhiều khu đô thị Những khônggian này định hình bản sắc văn hóa của một khu vực, là một phần của nhân vật độcđáo và cung cấp một cảm giác về vị trí cho địa phương các cộng đồng.
1.1.2 Quy định về thiết kế đô thị và không gian công cộng
Hiện nay chất lượng của các không gian công cộng (KGCC) giữ vai tròkhông nhỏ trong việc quyết định chất lượng cuộc sống của mọi người dân trongkhu đô thị Những không gian này là một trong các thành phần chức năng thiết yếu,quan trọng dé đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn, vui chơi, giải trí, sinh hoạt cộng
đồng và tương tác xã hội
Theo Thông tư 01/2021/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy
hoạch xây dựng:
Mục 1.4 Giải thích từ ngữ Khái nệm KGCC không được nhắc đến trực tiếp, nhưng
có mục “Đất cây xanh đô thị” là một trong các loại “khu chức năng” trong đô thi.Điều này ám chỉ các KGCC, nhưng thé hiện là các KGCC có tính chat thiên nhiên(cây xanh vườn hoa) hơn là các KGCC mang tính chất xã hội
“Mục 2.3 Yêu cầu về các công trình dịch vụ - công cộng
2.3.1 Phân cấp các công trình dịch vụ - công cộng
- Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng được phân thành 3 cấp: cấp vùng, cấp đô
thị, cấp đơn vi ở Tùy theo vi trí, quy mô, tính chất từng đô thị, việc quy hoạch các
đô thị phải đảm bảo bố trí các công trình dịch vụ - công cộng cấp vùng, cấp đô thị,
cap đơn vi ở;
- Quy mô các công trình dịch vụ - công cộng phải xét đên nhu câu của các khu vực
lân cận và các đôi tượng là dân sô vãng lai.
2.3.2 Quy định về hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị
Trang 15Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị phải phù hợp với quy định trong
Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đô thị
Chỉ tiêu sử dụng công trình| Chỉ tiêu sử dụng đất tối
tối thiểu
A Giáo dục Loại công trình
1 Trường trung học | học sinh /1 000
Cung văn hóa)
7 Nhà thiếu nhi (hoặc
Cung thiếu nhi) chỗ/ 1 000 người ha/công trình
D Thương mại
Trang 16CHÚ THÍCH 2: Khuyến khích bó trí kết hợp các thiết chế văn hóa - thé dục thé thao
trong một công trình hoặc cụm công trình Quy mô các công trình dịch vụ - công
cộng cấp đô thị khác (bé bơi, thư viện, bảo tàng, rạp xiếc, rạp chiếu phim, nh
hát ) được tính toán phù hợp với nhu cầu của từng đô thị
2.3.3 Quy định về hệ thông công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở
- Các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở cần đảm bảo bán kính phục vụ
không quá 500 m Riêng đối với khu vực có địa hình phức tạp, mật độ dân cư thấp
bán kính phục vụ của các loại công trình này không quá 1 000 m;
- Hệ thống công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở phải phù hợp với Bảng 2.4.Bảng 2.4: Quy mô tối thiểu của các công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở
Chỉ tiêu sử dụng công trình|Chỉ tiêu sử dụng đất tối
1 Trường mầm non A oi {50 12
?/1 cháu
4 Trạm y tế trạm 1 Im”/trạm 500
Trang 17D Thương mai
CHÚ THÍCH 1: Các đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ dat hạn|
chế cho phép áp dụng chỉ tiêu sử dụng đất trung tâm văn hóa - thé thao tối thiểu là 2
500 m”/công trình.
CHÚ THÍCH 2: Các công trình văn hóa - thé dục thé thao có thé bồ trí kết hợp với
đât cây xanh sử dụng công cộng.”
Mục 2.2 có quy định “Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vi ở tối thiêu đạt
2 m?/người Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tốithiểu là 5 000 m7 và đảm bảo cho các đối tượng dân cư trong don vị ở (đặc biệt làngười cao tudi và trẻ em) đảm bảo tiếp cận sử dụng theo QCVN 10:2014/BXD.Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi phục vụ nhóm nhà ở với bán
kính phục vụ không > 300 mì”.
“Mục 2.4 Yêu câu về đât cây xanh
- Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị phải đảm bảo thuận tiện cho mọingười dân được tiếp cận sử dụng Phải quy hoạch khai thác sử dụng đất cây xanh tự
nhiên, thảm thực vật ven sông hồ, ven kênh rach, ven biển để bổ sung thêmđất cây xanh đô thị;
- Các đô thị có các cảnh quan tự nhiên (sông, suôi, biên, đôi núi, thảm thực vật tự nhiên) đặc trưng có giá tri cân có giải pháp vê quy hoạch khai thác và bảo tôn cảnh
quan.
Trang 18Bảng 2.5: Diện tích tối thiểu đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
CHÚ THÍCH I: Diện tích mặt nước năm trong khuôn viên các công viên, vườn hoa,
được quy đổi ra chỉ tiêu đất cây xanh/người nhưng không chiếm quá 50% so với|
tổng chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thi;
CHÚ THÍCH 2: Đối với đô thị miền núi, hải đảo chỉ tiêu diện tích đất cây xanh sửdụng công cộng trong đô thị có thể thấp hơn nhưng phải đạt trên 70% mức quy định
trong Bảng 2.5.”
1.1.3 Vai trò của phát triển không gian công cộng đối với đô thị
Một đô thị bao gồm ba không gian : không gian vật thể, không gian kinh tế
và không gian văn hóa- xã hội (Trương Quang Thao, 2003), trong đó không gian
văn hóa xã hội nhắn mạnh về những mối quan hệ kết nối những con người từ khônggian riêng đến không gian chung Do là những không gian lao động, không gian nhà
ở (nơi ăn ở), không gian diễn ra các hoạt động giao tiếp chung Không gian côngcộng là nơi thể hiện rõ nét nhất các hoạt động chung, giao tiếp với nhau này
Nhìn chung, theo Z Miige Akkar Ercan (2007) không gian công cộng có
những vai trò chính sau:
Thứ nhất, vai trò sinh thái, không gian công cộng góp phần tạo nên hệ sinhthái môi trường lành mạnh Một không gian công cộng với nhiều cây cỏ có thê cảithiện khí hậu, làm sạch không khí, hấp thụ CO2, làm mát và sạch gió, điều hòa nhiệt
độ, tạo bóng mát Vai trò này thể hiện rõ nét ở những đô thị vào mùa hè
10
Trang 19Thứ hai, vai trò chính trị, không gian công cộng góp phần phát triển và thúcđây dân chủ Không gian công cộng mở cho tất cả mọi người, và cho phép mọingười tự do hoạt động trong nó Nó khuyến khích các cá nhân sử dụng và tham gia
vào những khu vực cộng đồng, bang cách cho họ cơ hội tự do hành động, thể hiện
bản thân và tương tác với những người xung quanh một cách thoải mái Không gian
công cộng cung cấp môi trường lành mạnh hơn dé giải quyết những bất đồng vàxung đột hơn so với việc giải quyết chúng ở những không gian riêng tư Những
xung đột và bất đồng sẽ rõ ràng khi các cuộc thảo luận được tô chức công khai tại
các khhong gian công cộng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển một
xã hội tự do, văn minh.
Thứ ba, vai trò kinh tế, xuyên suốt lịch, không gian công cộng chính là nơidiễn ra các hoạt động thương mại Có thé kế đến như chợ, hội chợ, triển lãm ngoài
trời hay một vài khu vực công cộng nào đó Đặc biệt hiện nay, với vai trò tạo ra giá
trị kinh tế, không gian công cộng ngày càng được coi là một phương tiện quan trọng
để gia tăng giá trị bất động sản Thực tế chứng minh rằng nơi nào có không gian
công cộng càng tot thì giá trị bat động sản của nơi đó cảng cao.
Thứ tư, vai trò biểu tượng Nhiều học giả chỉ ra rằng không gian công cộng
có thé mang ban sắc của một thành phố Đường phó và via hè, những không gian
công cộng là những thành phần quan trọng quyết định sự nhìn nhận về một thành
phó Nếu những con đường trông buồn tẻ thì thành phố cũng buồn tẻ, nếu chúng thú
phần nào hỗ trợ thêm cho vai trò biểu tượng, góp phần làm nỗi bật thêm bản sắc
không gian công cộng.
Thứ sáu, vai trò tâm lý, không gian công cộng giúp cải thiện sức khỏe thểchất và tinh thần bằng cách khuyến khích mọi người đi bộ nhiều hơn, tập thể thaonhiều hơn hoặc đơn giản là hòa mình vào môi trường tự nhiên Nhiều nghiên cứu
chứng minh răng, khi con người tiép cận với môi trường không gian công cộng tot
11
Trang 20sẽ giảm thiêu nhanh chóng những áp lực trong cuộc sống, giúp thư giản, giảm căngthăng hiệu quả hơn.
Cuối cùng, vai trò tương tác xã hội, không gian công cộng là nơi mọi ngườigiao lưu và kết nối với nhau Thông qua tương tác xã hội giúp chúng ta hiểu rõ bảnthân và khám phá những người xung quanh, môi trường sống mà mình thuộc về.Không gian công cộng đóng vai trò xã hội vô cùng quan trọng trong việc liên kếtmọi thành viên, các nhóm người lại với nhau mà không phân biệt tầng lớp giai cấp,nguồn gốc xã hội, thị tộc, giới tính hay tuôi tác Từ đó nó thúc day quá trình gắn kết
xã hội Hay nói cách là môi trường xã hội hóa của các cá nhân trong xã hội.
Bên cạnh những vai trò chính trên, việc phát triển không gian công cộng
cũng có vai trò gia tăng giá trị sử dụng bất động sản, qua đó gia tăng giá trị của nó.Giá trị sử dụng của bất động sản bị ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận với tầm nhìn,
cây xanh và không gian mở, ô nhiễm thấp hơn, mục đích sử dụng hỗn hợp, khảnăng đi bộ, đặc điểm khu phó, khả năng tiếp cận công cộng giao thông, diện mạobên ngoài, chất lượng khu vực công cộng, khả năng kết nối và sức sống Một nghiên
cứu của Đại học Sao Paulo đã chứng minh rằng giá tri của một bất động sản có mối
liên hệ mật thiết với khả năng tiếp cận giao thông công cộng của bất động sản đó,
cụ thể giá trị của bất động sản giảm dần khi koảng cách từ nhà ở đến đường giao
thông xa hơn Ngôi nhà càng gần với không gian công cộng thì nó càng thu đượcnhiều giá trị Khoảng 3,6% giá trị của một ngôi nhà năm trong phạm vi 1⁄4 dặm từkhông gian công cộng có thể được quy cho vị trí gần với không gian côngcộng Mức tăng giá trị đối với những ngôi nhà cách đó 1⁄4 đặm đến 1⁄2 dặm là khoảng
2,3% (Matthew Carmona, 2018).
Nghiên cứu của Stuart Lipton chỉ ra rằng không gian công cộng có tác độngmạnh mẽ đến giá của bất động sản Nhiều thành phố hiện cũng nhận thấy răng việctái phát triển các không gian công cộng chất lượng cao hỗ trợ tái tạo một khu vực,
với giá bất động sản thương mại tăng lên ở những địa điểm đó Cũng có bằng chứngcho thấy tốc độ công cộng được quản lý tốt, được lên kế hoạch tốt có tác động tíchcực đến giá của các bất động sản trong nước gần đó Tại các thị trấn Emmen,Appledoorn và Leiden ở Hà Lan, người ta đã chỉ ra rằng một khu vườn giáp nước
có thể làm tăng giá nhà lên 11%, trong khi tầm nhìn ra nước hoặc có hồ nước gần
đó có thể tăng giá nhà lên 10% phần trăm và 7 phần trăm tương ứng Tầm nhìn ra
12
Trang 21công viên được chứng minh là làm tăng giá nhà lên 8% và có công viên gần đó tăng6% Điều này so với tầm nhìn của một khu chung cư, có thể giảm giá 7 phần trăm.7Một bức tranh tích cực tương tự xuất hiện ở Dallas, nơi nhiều cư dân cho rằngkhông gian xanh công cộng chạy sau vườn sau nhà là yếu tố chính khiến họ quyếtđịnh chuyển đến khu vực 60% những cư dân này tin rằng giá trị ngôi nhà của họcao hơn ít nhất 15% vì có không gian xanh Một nửa số người không có không gianxanh ở phía sau nhà cho biết họ muốn có loại mảng xanh chung này ở gần, mặc dùđiều đó có nghĩa là không gian mở ít riêng tư hơn Hầu hết tất cả cư dân đều đánh
giá cao những không gian xanh công cộng này và sử dụng chúng cho các hoạt động
giải trí bat ké nhà của họ có gần sát với chúng hay không
1.2 Chất lượng cuộc sống và sự hài lòng của cư dân đô thị với cuộc sống
1.2.1 Khái niệm
Chat lượng cuộc song được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, trong đó
có những cách hiêu như sau:
Theo Sharma (1998), Nguyễn Kim Thoa (2003) có trích dẫn: “Chất lượng
cuộc sống là sự cảm giác được hài lòng (hạnh phúc) hoặc thỏa mãn với những nhân
tố của cuộc sông, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thânmột con người Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lòng với những gì
mà con người có được”.
Theo Hội đồng Ngân khố của Ban Thư ký Canada (1999), Chất lượng cuộc
sông (hạnh phúc) đề cập đến sự giàu có và tiện nghi của các cá nhân, cộng đồng và
xã hội dựa trên các yếu tổ vật chất và phi vat chất quan trọng đối với cuộc sống của
con người, chăng hạn như sức khỏe và các môi quan hệ xã hội.
Theo trung tâm nghiên cứu QOL, Đan Mạch, Chất lượng chủ quan của cuộc
sông là cảm giác tốt và hài lòng với mọi thứ nói chung Chất lượng khách quan củacuộc sống là dap ứng nhu cầu xã hội và văn hóa về của cải vật chất, dia vi xã hội vasức khỏe thé chat
Jan R Boehnke (2003) cho rang chat lượng cuộc sống đề cập đến sự hạnh
phúc tổng thê của các cá nhân theo nghĩa rộng và đa chiều Nó được xác định dựatheo các mục tiêu xã hội phổ biến ở Châu Âu, chăng hạn như sự phân phối bình
đăng cơ hội sông, việc dam bảo mức sông tôi thiêu cho mọi người, tiêp cận việc làm
13
Trang 22và bảo trợ xã hội Do đó chât lượng cuộc sông không chỉ liên quan đên các khía
cạnh như thu nhập, giáo dục và khả năng tiêp cận các nguôn lực vật chât, mà còn
liên quan đên chăm sóc sức khỏe, các vân đê gia đình và quan hệ xã hội.
Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1997) định nghĩa chất lượng cuộc sống
là là thước đo chủ quan về hạnh phúc của một người, nhận thức của một cá nhân về
vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ sống
và liên quan đên mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuân và môi quan tâm của họ.
Hiện nay, trên thế giới, tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống đô thị củaCông ty Mercer đang rất phố biến Nó bao gồm 39 tiêu chí và được chia thành 10nhóm: “(1) Nhóm về môi trường chính trị xã hội, (2) Về môi trường kinh tế, (3) Vềmôi trường văn hóa xã hội, (4) Về y tế và chăm sóc sức khỏe, (5) Về giáo dục và
đào tạo, (6) Về dịch vụ công và vận chuyền, (7) Về vui chơi giải trí, (8) Về cung
cấp sản phẩm tiêu dùng, (9) Về nhà ở, (10) Về môi trường tự nhiên”
Nói tóm lại, chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng và chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố khác nhau Chất lượng cuộc sống chịu sự chi phối bởi các yếu
tố văn hóa xã hội cộng đồng và các dịch vụ y tế, gióa dục và vui chơi giải trí Mỗi
cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách song chủ quan dé cam thay hạnh phúcnhất
1.2.2 Các yếu tố ảnh hướng tới chất lượng cuộc sống người dân đô thị
Yêu tô văn hóa: Theo Trân Hữu Quang (2010), yêu tô văn hóa được đánh
giá qua các tiêu chí như các cơ sở văn hóa; cách cư xử với nhau trong đời sông; ý
thức xã hội của người dân đô thị.
Yếu tổ an ninh xã hội: là một trong những yếu tổ thiết yếu thiết lập nên sự an
toàn trong môi trườn sốn cho người dân An toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật
tự, kỷ cương, trong đó mọi người có cuộc sống yên ồn trên cơ sở chuẩn mực dao
đức và các qui định pháp luật, pháp lý xác định sẵn (Trần Hữu Quang, 2010 và
Mercer, 2011).
Yếu tố môi trường tự nhiên: bao gồm dat đai, nước, không khí động thực
vật, Môi trường tự nhiên thuận lợi , không khí trong sạch, đất đai màu mỡ, nguồn
nước sạch sẽ, ít động đất, lũ lụt sẽ góp phần rất lớn tạo nên cuộc sống đầy đủ, sungtúc cho người dân Yếu t6 này được khang định bởi Hội đồng Ngân khố của BanThư ký Canada (1999), Zhao (2004), WHO (1997), Trần Hữu Quang (2010) và
Mercer (201 1).
14
Trang 23Yếu tố y tế: được đề cập là các tiêu chí về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bao
gồm phòng chống dịch bệnh, chống ô ô nhiễm môi trường (không khí, nguồn nước),
hoạt động của bệnh viện và chất lượng của các dịch vụ y tế (WHO, 1997; Trần
Hữu Quang, 2010 và Mercer, 2011).
Yếu tổ giáo dục và đào tạo: Theo Mercer (201 1), tiêu chí dé đánh giá về giáo
dục là tổng số lượng các trường học Theo Trần Hữu Quang (2010), chất lượng
giáo dục được đánh giá qua chất lượng của trường hoc ở tất cả các cấp bậc: phổ
thông, đại học.
Yếu tố cơ sở hạ tang: cơ sở hạ tang được hiểu là những cơ sở vật chat xã hội
dùng để đảm bảo điều kiện chung | cho sinh hoạt van hóa, giáo dục và đời sống.
Theo Mercer (2011), yếu tổ này gồm các tiêu chí như nguồn cấp điện, nước, hệ thống giao thông, vận chuyền công cộng, dịch vụ tiện ích.
Yếu tố môi trường kinh tế: Theo Boehnke (2003) là yếu tố góp phần quan
trọng trong việc xử lý việc làm, gia tăng thu nhập, mức sông va chat lượng sông của người dân.
Yếu tố thu nhập: Theo Boehnke (2003) và Zhao (2004), khi có thu nhậpcàng cao, càng có nhu cau tiêu dùng, mua sắm các đồ dùng cho cuộc sống nhiềuhơn điều kiện đhài lòng về chất lượng cuộc sống cao hơn Hội đồng Ngân khố củaBan Thư ký Canada (1999), Trần Hữu Quang (2010) chỉ ra rằng yếu tố thu nhập vachất lượng cuộc sống có liên quan đến nhau
Yếu tố quan hệ gia đình và xã hội: Boeknke (2003) cho rằng mối quan hệ gia
đình va xã hội là trợ lực to lớn khi mỗi người gặp những điều bat lợi Zhao (2004)
thì tin rang hàng xóm hòa đồng là yếu tổ to lớn tác động đến chất lượng cuộc sống.
Yếu tố nhà ở: Có thể nói nhu cầu nhà ở là nhu cầu hàng đầu của con người,
nhà ở không những quan trọng đối với mỗi cá nhân, gia đình mà còn là một trongnhững tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của xã hội và mức sống của người dân Yếu
tố này được cho rằng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sông (Zhao, 2004 và
Mercer, 2011)
Yếu tố sức khỏe: Theo khái niệm của WHO sức khỏe là trạng thái hoàn toànthoải mái cả về vật chat, tinh thần va xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tathay tàn phế Một khi sức khỏe kém thì cho có đầy đủ vật chất như thế nào đi nữacũng không thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp
15
Trang 241.3 Anh hưởng của không gian công cộng đến chất lượng cuộc sống của cư
dân đô thị
Theo Cobb (2000), những nghiên cứu về hạnh phúc chủ quan có nguồn gốc
triết học từ thuyết vi lợi truyền thong của Jeremy Bentham với quan điểm rằng chất
lượng cuộc sông dé cập đến việc đáp ứng các nhu cầu và mong muốn của các cá
nhân, theo đó một xã hội tốt được nhận định là một xã hội mang đến sự hài lòng tối
đa hoặc những trải nghiệm tích cực cho công dân của mình Chính vì vậy, có thé nói
nó là một trong những tiêu chí dé xác định một cuộc sống hạnh phúc va là thước do
quan trọng trong đo lường chất lượng cuộc sống (Veenhoven, 1996; Diener & Suh,
1997; Cobb, 2000) Tuy nhiên, cũng như chất lượng cuộc sông, sự hạnh phúc chủ
quan là một khái niệm trừu tượng, khó nắm bắt và không dễ đo lường chỉ bằng một
chỉ tiêu riêng lẻ.
Theo Diener & cộng sự (1999), trích bởi Nguyễn Thị Xuân Mai (2018):
“Hạnh phúc chủ quan được xác định là những đánh giá nhận thức và cảm xúc của
một người về cuộc sống của họ Những đánh giá này bao gồm những phản ứng cảmxúc với các sự kiện cũng như những phán xét nhận thức về sự hài lòng và mức độ
thỏa mãn Trạng thái hạnh phúc chủ quan đạt được khi ai đó được trải nghiệm cam xúc dé chịu, ít khi gặp tâm trạng tiêu cực và có sự hài long trong cuộc sống cao” Ruut Veenhoven phân định sự hài lòng thành 4 loại với các mức độ khác nhau:
Thứ nhất, cảm giác dễ chịu, thỏa mãn: là loại cảm giác thỏa mãn tồn tại trong
thời gian ngăn với một vài khía cạnh nào đó của cuộc sống, ví dụ về những khía
cạnh vật chất như thưởng thức một tách trà vào bữa sáng, hay khía cạnh tính thần
như hoàn thành một tác phâm nghệ thuật Sự gia tăng tối đa những cảm giác thỏa
mãn dang này là nền tảng xây dựng “chủ nghĩa khoái lạc”
Thứ hai, sự hài lòng mang tính bộ phận: là sự hài lòng mang tính ô ồn định đối
với từng giai đoạn hay từng lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như hài lòng về hôn
nhân, hài lòng về công việc, hài lòng về môi trường sống.
Thứ ba, kinh nghiệm đỉnh cao: là sự hài lòng thoáng qua về toàn bộ cuộc sông khi hài lòng về nhiều khía cạnh trong cùng một thời điểm.
Cuối cùng là sự hài lòng voi cuộc sống: là cảm giác thỏa mãn, hài lòng có
thê tồn tại trong thời gian lâu dài về cuộc sống của một cá nhân.
Có quan điểm cho rằng một con người chỉ có thể cảm thấy thỏa mãn, hài
lòng với cuộc sống của mình tại một thời điểm nhất định khi mà họ có những suy
nghĩ, nhận thức, sự hình dung hay thậm chí lên kế hoạch cụ thê về cuộc đời mình
cho tới thời điểm đó và họ cảm thấy về cơ bản thì cuộc sống thực tế của mình hoàn
toàn phù hợp hay giống với những gì họ đã hình dung hoặc có trong kế hoạch mà
họ đã định ra từ trước Quan điểm này là quan điểm thuộc lý thuyết nhận thức về sự
hài lòng với cuộc sống.
16
Trang 25Một số nhà khoa học lại cho rằng quan điểm mang tính nhận thức trên quá
cứng nhắc và yêu cầu các cá nhân phải đánh giá cuộc sông của mình một cách lý trí
Họ cho răng cảm giác hài lòng phải được bắt nguồn từ những ý nghĩ, cảm xúc chủ
quan, không nên bị ràng buộc bởi các điều kiện hay sự so sánh đối chiếu giữa kế
hoạch và đời sống thực tế Quan điểm này được gọi là những lý thuyết xúc cảm về
sự hài lòng với cuộc sống Quan điểm này chỉ ra rằng một cá nhân có cảm thấy hài
lòng với cuộc sống hay không còn phụ thuộc vào cảm xúc tích cực hay tiêu cực, sự
thỏa mãn với những gì mà họ đang có tại thời điểm mà họ đánh giá
Bên cạnh đó, cũng tồn tại dạng quan điểm mang tính tích hợp về sự hài lòng
đối với cuộc sống của cá nhân Quan điêm nay cho răng tại một thời điểm nhất định,
cá nhân có nhận thức, hình dung, mong đợi hay kế hoạch cho cuộc đời của mình cho tới thời điểm đó và bản thân họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những gì mà
họ đang có, so sánh đối chiếu với những gì mà họ mong đợi cho dù thực tế nó cóthực sự đáp ứng hay giống với những gì họ hình dung trước đó hay không Như vậy,
có thé nói nghiên cứu về sự hài lòng là một hướng nghiên cứu đa chiều, nhiều cạnh,
và dù ở khía cạnh nào thì hướng nghiên cứu này hiện nay cũng đang dần trở nên
phố biến do tính nhân văn và ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống của con
nhắn mạnh chúng ta đang làm tốt như thế nào so với những người khác và đặc biệt
là những người như chúng ta Theo quan điểm đó, hạnh phúc đang vượt qua Jones.
Một sô lý thuyết này được kết hợp trong ‘Ly thuyét khác biệt nhiều lan’ về hạnhphúc của Michalos (1985), gia định rang chúng ta không chi so sánh với những gi
chúng ta muốn và với những gì người khác có, mà còn với những gì chúng ta can va với những gì chúng ta cho là công bằng.
Trang 26những sửa đổi nhỏ Những quan niệm tập thê về cuộc sống tốt đẹp này được coi là
"công trình xã hội” dựa nhiều vào nền văn hóa rộng lớn hơn và lịch sử chung Theo
hướng này, một số nhà xã hội học lập luận rằng hạnh phúc như vậy cũng là một công trình xã hội Theo quan điểm đó, hạnh phúc là một khái niệm có thê thay đổi
về mặt văn hóa, có thể so sánh với khái niệm về 'cái đẹp'.
Đánh giá phản ánh
Một biến thê xã hội học cho rằng chúng ta không chỉ so sánh cuộc sống của
bản thân với tiêu chuẩn của chính mình, mà chúng ta còn đánh giá cuộc sống của mình qua con mắt của người khác, nói cách khác, khi đánh giá mức độ hạnh phúc
của chúng ta, chúng ta đánh giá mức độ hạnh phúc của người khác đối với chúng
ta Nếu đúng như vậy, điều này sẽ nâng cao tính nổi bật của các tiêu chuẩn đượcchia sẻ về cuộc sống tốt đẹp
Qua những phân tích trên, có thể đúc kết lại ảnh hưởng của không gian công đến cuộc sông cư dân đô thị thể hiện qua sự hài lòng về chất lượng cuộc sống, mức
độ cảm nhận hay cảm xúc của con người về những điều mà người dân có được
trong việc sử dụng không gian công cộng trong cuộc sống Những điều đó bị ảnh
hưởng bởi cả những yếu tố về vật chất lẫn tinh thần như: thu nhập, sức khỏe, nhà ở,
văn hóa, chính trị, an ninh, môi trường sống Như vậy, bên cạnh việc tập trung
phát triển kinh tế xã hội thì cũng cần chăm lo đến đời sống tinh thần và sức khỏe
của cộng đồng Chỉ khi hài lòng với chất lượng cuộc sông thì con người mới cảm
thấy thoải mái và hạnh phúc trong cuộc sông của mình Có như vậy con người mới
có động lực dé gắn bó và đóng góp công sức cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cộng dong và xã hội.
Không gian công cộng là một bộ phận không thê thiếu của môi trường sống.
Không gian công cộng tác động tích cực đến sức khỏe và tỉnh thần của dân cư bằngcách khuyến khích sự tương tác giữa mọi người, tham gia các hoạt động thê thao,hay đơn giản là thư giãn đầu óc băng cách hòa mình vào những khoảng không thiên
nhiên Đã có nghiên cứu chứng minh rằng việc kết nối với thiên nhiên hang ngày
giúp giảm nguy cơ mac cách bệnh tim mạch, béo phì và nâng cao tuổi thọ Không
gian công cộng là nơi gắn kết cộng đồng Không gian này phục vụ cho tất cả mọi ngưởi ở mọi tầng lớp khác nhau, chúng là địa điểm gặp gỡ và phát triển các mối quan hệ xã hội, kéo gần con người lại với nhau hơn Tại các đô thi, trẻ em it có cơ hội hơn dé vui chơi ngoài trời và kết nối với thiên nhiên, không gian công cộng sẽ
là nơi giúp cho trẻ em có thé bồi đắp các kỹ năng xã hội, mở rộng sự hiểu biết, nuôi
dưỡng sự sáng tạo và hỗ trợ tích cực quá trình học tập và phát triển Do vậy, việc
nâng cao chất lượng và phát triển không gian công cộng sẽ góp phan nâng cao chấtlượng cuộc sống của cư dân đô thị.
18
Trang 271.4 Kinh nghiệm tổ chức không gian công cộng của một số nước trên thế
giới
Đặc diễm chung
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các khu đô thị trên thế giới được phát triểnvới tốc độ nhanh chóng Việc tổ chức không gian công cộng trong các khu đô thịmới này cũng rất đa dạng với nhiều hình thái khác nhau, phụ thuộc vào các điều
kiện như đât đai, địa hình, khí hậu và văn hóa, lôi sông của mỗi quôc gia.
Các nước phương Tây với những đặc điểm riêng về khí hậu và văn hóa lối
sông, không gian công cộng ở các cấp độ bán riêng tư, bán công cộng thường được
tô chức phía trước và sau nhà, công trình ở Các không gian công cộng thường được
tổ chức theo cau trúc không gian đóng, tránh gió lạnh và tận dụng tối đa ánh năngcao Việc tổ chức không gian công cộng tại các nước này được quy định khá rõ ràngtrong quá trình xây dựng và phát triển các khu đô thị nhằm đảm bảo các điều kiện
của môi trường ở Trong tô chức không gian công cộng việc bố trí các tuyến đườngriêng phục vu cho di bộ và xe đạp và các tuyến phố đi bộ được tô chức hoàn chỉnh,
tạo nên môi trường ngoài nhà tôt.
Các nước ở cùng khu vực với nước ta như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa lỗi sống của
người Á Đông và các điều kiện về đất đai, khí hậu thường có xu hướng tô chứckhông gian theo cấu trúc mở hoặc kết hợp Đó là những mô hình tổ chức không
gian công cộng phù hợp với các điều kiện hiện tại của nước ta nói chung và của HàNội nói riêng, cần nghiên cứu những mô hình đó dé áp dụng vào quá trình phát triển
các khu đô thị mới.
Tổ chức không gian dịch vụ công cộng trong nhà ở cao tầng tại Mỹ
Nước Mỹ, đặc biệt là thành phố Chicago có thé gọi là cái nôi của nhà caotầng với những ý tưởng và công nghệ xây dựng lần đầu tiên xuất hiện Dé tiết kiệmđất đai khan hiếm của đô thị, tổ chức được nhiều khoảng không gian xanh cho thànhphố và xây dựng nhiều hồ nước chống thảm hoa hoa hoạn đã từng xảy ra trước đó,thành phố Chicago chủ trương xây dựng những ngôi nhà cao tầng để giải quyếtkhông gian sinh sống và làm việc cho người dân Nhà ở cao tầng luôn được kết hợp
với các chức năng dịch vụ công cộng, thương mại, văn phòng và trung tâm giải trí.
19
Trang 28Một trong những công trình thành công nhất của thành phố Chicago là Tháp Willis
108 tang bằng kết cau thép cao 443m
Canada: Thành phố Montreal đã tổ chức mô hình khu ở trong đô thị dựa trênnên tảng: giải quyết các vấn đề kiến trúc và qui hoạch theo nhóm cộng đồng Mộtnhóm cộng đồng những người sở hữu đất sẽ mời các nhóm kiến trúc sư thiết kế quihoạch chỉ tiết cho ô đất của họ Do phương pháp giải quyết chung trong vấn đề kiếntrúc và qui hoạch nên đảm bảo tính thống nhất, hài hòa làm cho khả năng các tầnglớp có thé ở các căn hộ tiện nghi với số lượng lớn hơn Các khu ở vừa có đường phó,
lô nhà nhưng vẫn đảm bảo một đơn vị ở có môi trường sinh thái và văn hóa Trong
nhóm cộng đồng những người sở hữu dat, họ bố trí một phần đất chung mua dé làm
đường di lại và các không gian sử dụng vào các mục đích tạo môi trường, không
gian giao tiếp ngoài nhà Phần vốn đầu tư cho việc xây dựng sân vườn, cảnh quan
quanh nhà sẽ được Nhà nước bỏ vốn một phần Ví dụ, diện tích cây xanh, thảm cỏ
thuộc sở hữu chung của nơi ở sẽ chia ranh giới thành 2 phần, phần giáp nhà ở dochủ sở hữu đất bỏ vốn đầu tư, phần còn lại (sát đường giao thông) sẽ do Nhà nước
đầu tư dưới sự giám sát, thiết kế của hội đồng tư vấn, thâm định địa phương Tại các
khu nhà ở cao tang, quy chế “Đồng sở hữu” (Condominium) được áp dụng rộng rãi
trong những năm gần đây Cụ thé, các gia đình khi mua hoặc thuê nhà ở tại khu vựcnào, ngoài tiền mua hoặc thuê bản thân căn hộ đó còn phải đóng góp một phần tàichính để duy trì, bảo dưỡng các không gian công cộng ngoài phạm vi căn hộ Sốtiền này sẽ được gửi ngân hàng, lãi suất thu được sẽ được sử dụng để tạo quĩ cho
Ban quản lý nhà với sự tham gia của bản thân các đại diện cư dân Người sử dụng
không còn khái niệm mua căn hộ mà nó được hiểu là mua môi trường sống VỚI
không gian cả trong và ngoài nhà Không gian công cộng đã thực sự gắn với người
dân.
Indonesia: Quốc gia trong khu vực có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề giảiquyết nhà ở với sự tham gia của cộng đồng cư dân đô thị Cơ cấu dân cư được chia
thành các cấp: RT: Đơn vị hộ gia đình (thường khoảng 50 hộ), RW: Nhóm hộ gia
đình (thường phân 5 đơn vi RT), LKMD: tổ chức phát triển (Đại điện cho tat cả các
nhóm đơn vị gia đình) Các tổ chức này đóng vai trò tích cực trong một số dịch vụcông cộng nơi ở Ngoài ra, các tổ chức địa phương tài trợ cho các hoạt động đó theo
phương thức hoàn trả vôn, các dịch vụ yêu câu cao hơn như chăm sóc bả mẹ và trẻ
20
Trang 29em, dịch vụ y tế, chính quyền địa phương sẽ được nhận sự tài trợ của chính quyền
Trung ương thông qua các dự án.
Các nhà Quản lý đô thị của Indonesia với chức năng tư vấn cho Chính phủtrong hoạch định chính sách phát triển đô thị Cụ thể, Indonesia đã qui định hệ sỐ
chiếm dat của công trình nhà ở cho từng khu vực cụ thé trong pham vi d6 thi Cac
diện tích dành cho cây xanh, đường dao và sinh hoạt công cộng được chú ý Phầnlớn các mô hình đơn vị ở đô thị của Indonesia đều có thiết kế hệ thống vườn nội tâmvới sự xuất hiện của loại hình giải trí, thư giãn Là một nước Đông Nam Á có nhữngđặc điểm trong lối sống gần với Việt Nam nhất, Indonesia đã có những nhìn nhậnđúng đắn với không gian công cộng nơi cư trú, góp phần bảo lưu lối sống cộngđồng trong môi trường đô thị hiện đại
Trung Quốc: Các đô thị Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với các đô
thị lớn của Việt Nam về điều kiện chính trị, kinh tế, địa lý, hệ thống làng truyềnthống, mạng lưới cư dân, hệ thong quản lý hành chính Tuy có cùng tính chat songnội dung các đô thị Trung Quốc có khác với các đô thị Việt Nam Trong phong trào
“Đổi mới Nông thôn năm 1979” với tên gọi “Hệ thống trách nhiệm” của TrungQuốc đã tạo điều kiện cho các cư dân trong các khu ở tự nguyện xây dựng những
khu vui chơi công cộng, mỗi gia đình đảm bảo yêu cầu trồng cây bóng mát tại nơi ở.Các làng nội đủ tại các đô thị lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh đã có
một xuất phát điểm là các làng ven đô sớm thích ứng và làm quen với quá trìnhchuyền hóa từ làng nông nghiệp thuần tuý sang làng buôn bán nông nghiệp và phinông nghiệp Điển hình là các làng Quỳnh Trạch, Lữ Châu Các làng này đượcbiết đến như một đơn vị ở cộng đồng trong lòng đô thị Xu hướng tạo những nét đặctrưng không gian truyền thống được các kiến trúc sư Trung Quốc chú ý đến trongthiết kế đơn vị ở
Malaysia: Là một quốc gia Đông Nam Á, có những nét tương đồng trong
phương thức sản xuất nhưng Malaysia có đặc điểm mật độ dân cư thưa thớt, nhà ởgắn liền với đồng ruộng, ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân, không có tính công xãcộng đồng máu thịt kiểu làng Việt Ví dụ như khu dân cư nông nghiệp vùngTrengganu và Besut, mỗi hộ dân thường nằm trên khu đất 3 10ha, khu dân cư nông
nghiệp tập trung (làng kompong) có điểm dịch vụ công cộng cũng chỉ có quy mô từ400-500 người Chính vì vậy, quá trình phát triển đô thị quan tâm nhiều đến quá
21
Trang 30trình chuyên hóa đất nông thôn thành đô thị Các khu dân cư làng xã nếu không bị
dự án đô thị lay di thì nhanh chong trở thành các khu ở của dân nghèo thành thi, dânnhập cư hay các kampung ở Indonesia (là các khu nhà ở dạng xóm liền) Do đó, vấn
đề hình thành các dự án đô thị mới đi đôi với việc 6n định nơi cư trú và thói quengiao tiếp đang là bài toán cho các nhà quản lý đô thị Malaysia hiện nay Cách tổchức các nhóm ở cao tầng của Malaysia trong 5 năm trở lại đây, môi trường ngoàicăn hộ đã được nghiên cứu và có sự khuyến khích của Chính phủ với sự đầu tư chocác khoảng không gian giao tiếp
22
Trang 31CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA KHÔNG GIAN CÔNG CÔNG ĐÉN CHÁT LƯỢNG CUỘC SÓNG
NGƯỜI DÂN ĐÔ THỊ TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NOI
2.1 Cac nhân tố hình thành và định hướng phát triển không gian công cộng
trong đô thị tại Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội thành phố Hà Nội
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vi trí dia ly:
Thăng Long- Hà Nội: nằm trong vùng ha lưu châu thé sông Hồng, dat daitươi tốt, màu mỡ Tiếp giáp về phía Bắc - Đông Bắc với dãy núi Tam Đảo và ở phía
Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên, độ dài khoảng 50km Hà Nội là trung
tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất và là thủ đô của nước ta
Đất Hà Nội là đất bãi và trên bãi của sông Hồng, do sông Hồng bồi đắp phù
sa Vì thế đất nội thành Hà Nội, cạnh Hồ Tây, có sông Tô Lịch, lại có rất nhiều đầm
hồ Phan lãnh thé chủ yếu của Thăng Long — Hà Nội xưa là phan bãi bồi, được baoquanh bởi sông Hồng ở Bắc và phía Đông, bởi sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu
(nhánh sông Tô) ở phía Tây và phía Nam.
Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp Huyện trong đó có 12 quận, 17 huyện
và 1 thị xã Cụ thé, hiện Thành phố Hà Nội có 12 quận gồm: Hoàng Mai, Long Biên,
Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn
Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ và Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội có 17 huyện gồm:
Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc
Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê
Linh, Sóc Sơn và Ung Hòa và | thị xã là Sơn Tây
Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt
đới gió mùa 4m, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Thuộc vùng
nhiệt đới, thành phó quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất đồi dào và cónhiệt độ cao Và do tác động của biển, Hà Nội có độ âm và lượng mưa khá lớn,trung bình 114 ngày mưa một năm Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sựthay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng
9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm
sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời kỳ
chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và
23
Trang 32đông Khí hậu Ha Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường Vào tháng 5 năm
1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lai ở mức kỷ lục 42,8 °C Thang 1 năm 1955,
nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C
Đặc điểm địa hình:
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sangĐông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển Nhờ phù sa bồiđắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chỉ lưu các con sông khác Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oal, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì
cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378
m Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
Theo Tổng cục Thống kê, ước tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hà
Nội cả năm 2022 đạt từ 8,8 - 9,0%, với GRDP quý sau tăng cao hơn quý trước Cụ
thé, GRDP quý 1/2022 tăng 5,2%; quý II tăng 8,1%; quý III tăng tới 15,71% Lũy kế
9 tháng đầu năm 2022 tăng 9,69% - là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lạiđây và vẫn duy trì mức tăng cao hơn trung bình cả nước (8,83%).
Các hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn đã phục hồi mạnh
mẽ, với tông mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2022 tăng 10,9% (năm 2021 giảm 5%; năm 2020 tăng 2,7%).
Tổng doanh thu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng gần 50%; khách trongnước đến Hà Nội (có lưu trú) tăng hơn 65,1%); khách quốc tế (có lưu trú) tăng gap
4,3 lần Đặc biệt, lần đầu tiên Hà Nội được dé cử giải thưởng “Điểm đến du lịch TP
hàng đầu châu Á năm 2022” tại Lễ trao giải thưởng "World Travel Awards 2022",
làm giàu thêm bộ sưu tập các giải về du lịch trong nước và quốc tế của Thủ đô vănhién ngàn năm
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước cả năm 2022 tăng 8% (năm 2021 tăng4,8%; năm 2020 tăng 4,7) Các sản phẩm công nghiệp chủ lực và sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu của TP tiếp tục khởi sắc, với tổng cộng khoảng 50 hồ sơ
đang được xem xét công nhận.
TP tiếp tục day mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản phẩm nông nghiệp;duy trì và nâng cấp 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; mở rộng ứng dụng côngnghệ thông tin vào truy xuất nguôn gôc thực phẩm (check.hanoi.gov.vn) với hơn
11.441 bộ mã truy xuất nguồn gốc đủ các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Sự phục hồi cũng thể hiện tập trung ở sự cải thiện các chỉ số về tài chính và
thương mại Tông thu ngân sách Nhà nước trên địa ban đạt 106,8% dự toán, tăng
24
Trang 332,7% so với thực hiện năm 2021 Dự kiến đến cuối năm 2022, tổng nguồn vốn huy
động đạt hơn 4,81 triệu ty đông, tăng 13,16% và tông dư nợ hơn 2,96 triệu ty dong,
tăng 14,52%.
Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát còn khoảng 1,89%; hiện 100% DN, tổ chức
kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (đủ điều kiện theo quy định) triển khai
hóa đơn điện tử Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm 2022 đạt 17,34 ty USD, tăng
11,9% (năm 2021, tăng 2,18%) Kim ngạch nhập khẩu ước cả năm 2022 đạt 40,26
tỷ USD, tăng 15% (năm 2021 tăng 20,6%).
Sự phục hồi còn được thê hiện qua các nỗ lực triển khai các hoạt động xây
dựng mới, cải tạo, nâng cấp các cơ sở y tế, di tích cấp quốc gia đặc biệt, câp quôcgia và cấp TP), tăng thêm số trường công lập đạt chuẩn quốc gia Các hoạt động văn
hóa, thể thao đã khởi động trở lại Các di tích thu hút lượng lớn khách thăm quan.
Hơn 600 buéi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp được tô chức thành công,
doanh thu trên 8,1 tỷ đồng Hoạt động dạy học trực tiếp được khôi phục từ tháng
3/2022 cho các khối lớp từ 7 - 12; từ ngày 6/4/2022 cho các khối lớp 1 - 6 va từ
ngày 13/4/2022 đối với trẻ mam non và trung tâm giáo dục thường xuyên Hà Nội là
đơn vị đứng đầu về số lượng đạt giải kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia năm
2022
Cuối cùng, sự phục hồi cũng duoc phản anh qua két quả công tác chăm sócsức khỏe Nhân dân tiếp tục được cải thiện; dịch bệnh trên người được kiểm soát; an
toàn thực phâm được tăng cường Năm 2022, TP chỉ trả hỗ trợ cho 12/12 nhóm đối
tượng khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19 với hơn 2,6 triệu lượt đối tượng, kinh
phí gần 2.660 tỷ đồng.
Hỗ trợ theo chính sách riêng của TP cho 8 nhóm đối tượng với 297 140
người, số tiền 315,65 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho 420.280 lượt lao động với số
tiền 220,4 tỷ đồng Lao động đã được hỗ trợ giải quyết làm vượt mục tiêu kế hoạch.
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tudi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm đạt kế hoạch đề ra.
2.1.2 Lối sống và nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng truyền thong
Lối sống và nhu câu sinh hoạt cộng dong
Lối sống và nhu cầu sinh hoạt cộng đồng được thé hiện qua những hoạt độngvăn hóa như: hội chùa, những buổi liên hoan văn nghệ xóm làng hay thậm chí lànhững nhu cầu giao tiếp trò chuyện giữa những người hàng xóm, láng giềng Nócũng có thé là những hoạt động ở phạm vi hẹp hơn như cúng gid ông bà tổ tiên, ôn
lại các sự kiện lịch sử cùng người thân trong gia đình, dòng họ.
25
Trang 34Nước Việt Nam ta có truyền thống sản suất nông nghiệp cụ thé là lúa nước,mọi người cùng nhau đoàn kết dé tri thủy nên từ xa xưa lối sống cộng đồng đã đượchình thành Lối sống cộng đồng hình thành các làng xã, trong đó mỗi con cá nhânđều chịu sự ràng buộc bởi nhiều mối quan hệ phức tạp: gia đình, dòng họ ngõ xóm,phường, hội Sự gắn bó mật thiết giữa các cá nhân tạo nên một cộng đồng có tính
nhân văn.
Nét đặc trưng lỗi sống theo làng xóm còn được thé hiện qua các mối quan hệtheo khu ở Mỗi gia đình thường có 3 — 4 thế hệ sống chung, đến khi tách ra lại ở
cạnh nhau hình thành nên các nhóm nhỏ theo khuôn viên được gọi là ngõ, xóm Mỗi
xóm thường có một số dòng họ có quan hệ huyết thống hay ít nhiều quan hệ kinh tế.Nhiều xóm tạo thành làng, trong phạm vi các xóm đã phát sinh mối quan hệ gắn bótối lửa tắt đèn có nhau Thói quen và lối sống như vậy đã có lịch sử vải nghìn nămđịnh hình lối sống mang tính cộng đồng làng xã
Nguồn gốc cơ bản của tat cả các hình thức sinh hoạt cộng đồng là mùa vụcấy trồng và mong muốn sinh sôi đông đúc Thờ cúng tổ tiên cũng là một tínngưỡng của cư dân làm lúa nước Sự gắn bó chân thành với nơi chôn rau cắt rốn củamỗi người cùng với việc coi trọng việc có chung dòng dõi, ông bà tổ tiên đã tạo nên
sự gắn kết bền chặt giữa những người dân trong làng Nó thé hiện sự đoàn kếtchung sống hòa hợp và đó chính là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng thôn làng
Không gian sinh hoạt cộng dong truyền thong
Đã từ rất lâu rồi, mỗi khi nhắc về văn hóa làng quê - nét đặc trưng của nông
thôn Việt Nam, chúng ta có thê liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất quen thuộc,trở thành biểu tượng của làng quê Đó là những hình ảnh của “cây đa, bến nước, sân
đình, lũy tre , ao làng, vườn cây, ”.
Từ bao đời nay, đình làng luôn là hình ảnh ảnh thân thuộc, gần gũi trong tâmtrí của mỗi người dân Việt Nam Đó là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội, cũng báihay đơn giản là tụ họp của làng Đình là nơi trang trọng và thiêng liêng, nó gần như
là đại diện, là hình ảnh hiện thân của làng xã Nhưng đình làng là nơi tụ họp mọi
người trong các sinh hoạt cộng đồng, rất cần cho cuộc sống nông thôn cần có sựnương tựa, dim bọc và giúp đỡ lẫn nhau Cũng chính vì thé mà đình làng trở thànhmột nơi thân thuộc gần gũi, là nơi chở che cho bao thế hệ người nông dân Việt Nam
26
Trang 35Bên cạnh đình, thì không gian công cộng ở mỗi một làng quê Việt Nam còn
gan với hình anh cây da, bến nước, sân đình, chùa, miếu, mỗi làng lại có một thần
hoàng làng và mỗi dòng họ trong làng thường có một nhà thờ họ Không gian công cộng nơi làng xã là không gian mở Mỗi người, mỗi nhà trong cùng một dòng họthường tô chức các budéi sum họp quây quan bên nhau tại nhà thờ ho dé cùng ban
luận những công việc chung của dòng họ, để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và nhắc
nhở nhau trong cuộc sống để xây dựng làng xã luôn bình an, thịnh vượng và phát
triên.
Gốc da là chỗ trẻ nhỏ vui đùa, tụ tập nhặt búp, hái lá và cùng nhau chơi các
trò chơi dân gian Gôc đa cũng là nơi mọi người ngôi nghỉ giải lao sau nhiêu giờ làm việc mệt mỏi, trước khi vê làng hoặc đi khỏi làng Gôc đa cũng là nơi hẹn hò của những đôi nam nữ.
Làng quê ở Việt Nam với kết cấu có tính chất cộng đồng cao như cộng đồnglãnh thổ, cộng đồng kinh tế tự cung tự cấp, cộng đồng tâm linh với những tập tục
trong cưới hỏi, ma chay Những đặc điểm đó đã có tác động lớn đối với hình tượnglàng xã Một đặc trưng nổi bật của cộng đồng làng xã là tính khép kín của nó.Chúng ta hay thấy các luỹ tre được trồng quanh làng thành những bờ rào lớn bao
27
Trang 36quanh lấy thôn làng Xung quanh đó là đất nông nghiệp với cách bố trí khép kín tựu
nhiên.
Sinh hoạt giao lưu văn hóa cộng đồng là một phong tục từ bao đời nay củangười dân Việt Mỗi làng xã của Việt Nam đều có đình, có chùa hoặc nhà thờ và và
có chợ Đó là không gian công cộng của làng xã Đình là nơi tụ họp của người dân
để lo việc và bàn bạc mọi công việc của làng, của nước, chùa và nhà thờ là nơi tụhọp của quần chúng những người mà cùng hướng lòng tin đến Phật hay một tôngiáo náo đó, và chợ là nơi tập trung mua bán, trao déi hàng hoá phục vụ đời sốnghàng ngày Đó là 3 điểm nổi bật về đời sống văn hóa của người Việt và các đặctrưng này đã ghi dấu an sâu sắc trong tâm thức của mỗi người dân, kế cả vào thời
nay.
28
Trang 37Sinh hoạt cộng dong truyền thong trong quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam
Lối sống sinh hoạt cộng đồng truyền thống khi bước vào thời kỳ hiện đại vềbản chất cũng không có gì biến đổi lớn Các hoạt động sinh hoạt cộng đồng vẫn duy
trì như một sinh hoạt không thể thiếu của người đô thị Khi nhắc đến chợ, chúng ta
có thé thấy ở bat kỳ một khu dân cư nào kể cả khu đô thị hiện đại hay đã hình thành
từ lâu đều có chợ Người Việt Nam chúng ta ưa chuộng những thực pham tươi sống,
thịt cá rau củ tươi sống lúc nào cũng ngon cũng ngọt hơn và bồ dưỡng hon so với sovới thực phẩm đông lạnh Nói về việc cung cấp thực phẩm tươi mới hàng ngày thì
chỉ có chợ mới đáp ứng hoàn toàn được điêu đó.
Ngoài ra chợ cũng là nơi gặp gỡ trò chuyện thường ngày giữa con người với
con người Moi tin tức mới nhất luôn có ngay tại đây, mọi người kê chuyện truyền
từ người nay qua người khác Người mua người ban cũng từ đó ma trở nên quen
biết nhau, hỏi thăm nhau, và dành cho nhau sự ưu ái khi mua và bán hàng như đềgiành cho nhau miếng ngon, miếng rẻ Chợ cũng là nơi mọi người cùng trò chuyện,chia sẻ về các mỗi quan tâm trong trong cuộc sông Chợ Việt Nam là một không
gian cộng đông giàu giá trị văn hóa.
29
Trang 38Trong cuộc sông thời đại bây giờ cũng thật cân có một không gian công cộng
dành đê cho các nhóm cư dân tụ họp bàn về việc dân, việc nước, nhăm cùng nhau
giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống thường ngày
Quá trình đô thị hóa các đô thị lớn diễn ra song song với quá trình dịchchuyền cư dân từ khu vực nông thôn ra khu vực đô thị Cùng với sự gia tăng dân số
tự nhiên, quá trình gia tăng dân số cơ học tại các đô thị lớn nói chung và ở Hà Nộinói riêng thiếu sự kiểm soát gây ra tình trạng quá tải về cư dân đô thị Sự thay đổi
cơ cau dân số thành thị và nông thôn, những tác động của phương thức sản xuấtnông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của những nhóm người nhập cư đã tác động đáng
ké đến hình thái cũng như kết cau không gian công cộng tại các đơn vị ở
Quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, mở rộng nội thành, các khu đất ven đô trước
đây cũng đã nhập vào nội thành, tuy vậy, trong nếp sống, tập quán sinh hoạt vẫn
mang đậm dấu ân nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tiểu thương của nhiều ngànthế hệ lưu lại Mặt khác, ngoài số lượng di dân tự phát và cơ học thì số lượng cán
bộ công nhân viên chức nhà nước đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội đến từ cácđịa phương khác không phải đô thị cũng đóng góp một tỷ lệ nhất định cho thànhphan dân cư đô thị Chính vì thế, có thé thay, một bộ phận đáng ké cư dân thành thị
của Hà Nội còn chịu sự tác động của lối sống nói chung và sinh hoạt cộng đồng nói
riêng của các khu vực dân cư truyên thông.
Quá trình đô thị hóa làm thay đổi bộ mặt của đô thị một cách chóng mặt, tạicác khu đô thị cũ trong lõi các đô thị lớn đã quá chật hẹp và nhếch nhác, cần đượctiến hành xây dựng cải tạo, bổ sung thêm vào đó những không gian công cộng thiếtyếu nhằm nâng cao chất lượng sống của cư dân Ở những khu đô thị mới tại cácthành phố lớn như như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng lênnhững không gian công cộng mang kiến trúc hiện đại, độc đáo và mang sắc thái
riêng biệt.
Mặc dù ở mỗi địa phương lại có lối sống khác nhau song những nét đặctrưng trong cấu trúc đơn vị ở truyền thống của Việt Nam - cấu trúc làng xã thì cơ
ban van là cau trúc khép kín về quan hệ xã hội, về sản xuất, về tín ngưỡng tôn giáo
và phong tục tập quán và hình thái làng xóm vừa mang tính khép kín, vừa giao lưu
rộng mở Có thê nhìn thấy rõ cấu trúc đặc thù qua hình thái của một làng truyềnthống, với hình ảnh các lũy tre được trồng làng bao quanh lấy làng, ở đầu mỗi làng
30
Trang 39lại có công làng kết nối giao thông với bên ngoài Mỗi làng đều có không gian côngcộng văn hóa đặc trưng như là gốc đa, bến nước, sân đình, công làng, chùa Chấtlượng cuộc sống người dân không chỉ biểu hiện qua chất lượng kiến trúc nhà ở màcòn thé hiện qua chất lượng tổ chức không gian công cộng tại nơi cư trú.
Không gian công cộng với những công trình công cộng mang kiến trúc độcđáo, thể hiện rõ nét văn hóa dân tộc sẽ làm thay đối bộ mặt đô thị, đưa thành phốtiến đến văn minh hiện đại Không gian công cộng đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng cuộc song của người dân đô thi và thỏa man nhu cầu sinh
hoạt cộng đồng truyền thống vốn đã được xem là một nét văn hóa đặc trưng của
người Việt Nam.
2.1.2 Những thay đổi trong các giai đoạn lich sử
Thời phong kiến: Ở thời kỳ này, giai cấp địa chủ, phong kiến nắm trong tay
quyền quyết định các vấn đề chung và có không gian thực thi quyền lực của mình
Cộng đồng như làng xã, các gia đình, dòng tộc thường giải quyết những vấn đềriêng của một nhóm người nhất định nên họ cũng có những không gian sinh hoạt
chung có chức năng xây dựng thể chế cộng đồng tương ứng Làng là một mô hình
dân cư truyền thống tiêu biểu của Việt Nam.Từ xa xưa đã có câu “phép vua thua lệlàng” nói lên tính thiết chế riêng biệt, có hiệu lực cao bởi lẽ do vậy mà nó có thêđảm bảo tính ôn định phát triển của cả cộng đồng trong đó Trong mỗi làng, mọingười quan tâm, chăm sóc giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau Vì thế việc thể hiện bản thân
là một thành viên có trách nhiệm và công hiến với cộng đồng mình sinh sống là mộtđiều cấp thiết Do vậy, những không gian cộng đồng truyền thống như đình làng,sốc đa, bến nước, cổng làng, chợ hay nơi thờ tự tâm linh như chùa, nhà thờ họ v.v
đều được sử dụng một cách phô biến hiệu quả Trong không gian cộng đồng này,
mỗi người không chỉ là các cá thể riêng biệt mà họ là một bộ phận, một mắt xích
trong một hệ thống Những người ở nơi khác có thể đến tham dự vào các lễ hộinhưng rõ ràng họ là khách phải tuân thủ mọi điều lệ mà cộng đòng người tại khuvực đó đề ra Những không gian này không phải có mục tiêu là việc thúc đây pháttriển nhiều nhất sự tự do thoải mái của từng cá nhân, mà là làm rõ cấu trúc của mộtcộng đồng, dé tat cả mọi người trong cộng đồng đó phải tuân theo Vì vậy, cũng cóthể nhìn nhận những không gian này là các không gian mang tính quyên lực, nhưng
là một hệ thống quyền lực khác với hệ thống quyền lực của triều đình, một dang
31
Trang 40không gian công cộng chính thống phục vụ cho định chế làng xã, hoặc cũng có thể
là một dang cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự tồn tại của cộng đồng trong thê chế phong
kiên.
Thời Pháp thuộc: Người pháp đã mang đến Việt Nam những nguyên lý quy
hoạch đô thị phương Tây với mạng lưới đường như ô bàn cờ vuông vức, các khối
không gian đồ sộ, các công trình kiến trúc hoành tráng như ngân hàng, nhà hát, nhàthờ, phủ toàn quyền nhằm thê hiện quyền lực và sức mạnh kinh tế và văn hóa củamình Ngoài ra, những quảng trường và công viên, vườn hoa được xây dựng lên đểphô trương đời sống quý tộc của người Pháp thay vì xây dựng những không gian
công cộng thực sự Do vậy những không gian công cộng này chỉ là những “cơ sở hạ
tang’ phục vụ cho riêng người Pháp và chính quyên thuộc địa của Pháp mà thôi
Thời kỳ xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa: Bên cạnh những không gian
công cộng mà người Pháp xây dựng, loại hình không gian công cộng phổ biến ởnước ta giai đoạn này là hệ thống quảng trường chính trị tại các thành phố, thường
bố trí ở phía trước tòa nhà Ủy ban nhân dân — Hội đồng nhân dân, bên cạnh là cáccông trình phục bộ máy chính quyền tại địa phương như trụ sở các Sở, Ban, Ngành,Tòa án, Ngân hàng nhà nước và Bưu điện Ở Hà Nội, có thể nhận thấy quảng trường
Ba Đình là không gian công cộng biểu trưng cho quyền lực của Nhà nước Việt Nam
cùng với sự hiện hữu của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tòa nhà Quốc hội, tòa nhà
Văn phòng Quốc hội, tòa nhà Bộ Ngoại giao, Phủ Chủ tịch và nhiều tòa công thựkhác Tại đây Bác Hồ đã đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa Và đây cũng là nơi chỉ dành cho các sự kiện trọng đại, mitting,
các cuộc diễu hành tầm cỡ quốc gia Trước đây người dân không được phép đi lại tự
do trong khuôn viên quảng trường Ba Đình và nó đúng nghĩa là một không gian
công cộng của chính quyền Tuy nhiên từ một vài năm gần đây vào buổi tối người
dân đã được phép vào trong quảng trường dạo chơi thư giãn, nhưng vẫn chịu sự
quản lý giám sát chặt chẽ của lực lượng canh gác Lăng.
Những quảng trường chính trị tại những thành phố khác cũng tương tự,chúng chỉ phục vụ những sự kiện, đại lễ chính thống do chính quyền địa phương tôchức chứ không phát thường được tạo ra phục vụ các sự kiện đại lễ chính thống do
chính quyền địa phương tổ chức chứ không hoạt dộng như các không gian công
cộng phục vụ nhu câu vui chơi giải trí hàng ngày của người dân, do đó nhìn tông
32