1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học Đề bài hãy phân tích tính tất yếu thời kì quá Độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với việt nam

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tính tất yếu thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Liên hệ với Việt Nam
Tác giả Trần Trung Đức
Người hướng dẫn Võ Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Bài Tập Lớn
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Để có thể tìm ra phương án nhằm giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần phải đi sâu vào tìm hiểu kĩ càng: “Tính tất yếu, đặc điểm thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE.

BÀI TẬP LỚN

Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học

Đề bài: Hãy phân tích tính tất yếu thời kì quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.

Liên hệ với Việt Nam.

Họ và tên sinh viên : Trần Trung Đức

Mã sinh viên : 11200877

GV hướng dẫn : Võ Thị Hồng Hạnh

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải tiến cách mạng mạnh mẽ ảnh hưởng lên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, kiến tạo những tiền đề tinh thần

và vật chất thiết yếu để tạo nên một xã hội mà trong đó những luật lệ cơ bản của XHCN sẽ được tiến hành Thời kỳ này được tiến hành từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền nhà nước cho đến CNXH tạo ra được những nền tảng của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội Về khía cạnh bản chất, mục tiêu chung của các chế độ xã hội từ lúc có Đảng của giai cấp công nhân cầm quyền thì thời kỳ quá độ lên CNXH đứng trong giai đoạn thấp của hình thái KT-XH CSCN

Chúng ta đang phải đối mặt nhiều khó khăn trong thời kì quá độ lên CNXH Để có thể tìm ra phương án nhằm giải quyết những vấn đề này, chúng

ta cần phải đi sâu vào tìm hiểu kĩ càng: “Tính tất yếu, đặc điểm thực chất

của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” qua đó có thể tìm ra con đường đi

lên CNXH đảm bảo tốt cho mỗi hoạt động về kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể trong sự nghiệp kiến thiết và phát triển đất nước ngày một vững mạnh và phát triển hơn

PHẦN NỘI DUNG

I Lý luận chung về quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 3

I.1 Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?

Theo nguyên lí của chủ nghĩa Mác – Lênin thì từ một phương thức sản

xuất thấp chuyển lên một phương thức sản xuất cao hơn dứt khoát đòi hỏi phải có một bước quá độ trung gian Mà trong bước quá độ đó thì nền kinh tế vẫn còn tồn tại những dấu ấn của phương thức sản xuất cũ đang thể hiện những điều hạn chế của nó, tuy nhiên nó lại chưa bị tiêu diệt hoàn toàn Trong lúc đó, bước quá độ đó thì những mầm mống, những biểu hiện tiến bộ của phương thức sản xuất mới đã bắt đầu hình thành Nhưng vì mới được hình thành nên vẫn còn chưa phát triển mạnh Do đó, lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin kết luận Thời kì quá độ là cả một thời kì cả biến không ngừng và triệt

để Từ một phương thức này chuyển sang một phương thức sản xuất mới Trong thời kì quá độ bao gồm cả những yếu tố kinh tế của phương thức sản xuất cũ và mới Vì vậy, nó diễn ra một cuộc đấu tranh rất mạnh mẽ trên phương diện kinh tế, chính trị và xã hội

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội chủ nghĩa Nó diễn ra trong toàn bộ các khía cạnh trong cuộc sống của xã hội, tạo ra các nền tảng vật chất và tinh thần thiết yếu để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc cơ bản của xã hội chủ nghĩa từng bược được thực hiện

I.2 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa tư bản dựa trên chế độ tư hữy về tư liệu sản xuất, với giai cấp thống trị kiểm soát toàn bộ tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân phải chịu

sự bóc lột của giai cấp thống trị, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tính tất yếu khách quan, chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Phương thức sản xuất chủ nghĩa ra đời sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản dành được quyền kiểm soát chính quyền bắt đầu cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội – đây chính là bước đầu của phương thức sản xuất

xã hội chủ nghĩa

Trang 4

Đối với giai cấp vô sản khi dành được chính quyền mới chỉ là bước đệm cho con đường đến với chủ nghĩa xa hội trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Đó cũng là cuộc đấu tranh giữa một bên là tàn dư sản của chế độ xã hội cũ, giai cấp bóc lột, các thế lực phản động chưa được tiêu huỷ vẫn còn hoạt động trong xã hội, bên còn lại

là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân mới giành được chính quyền nhà nước, sử dụng bộ máy nhà nước để cải tiến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, quá trình đó cần phải có một thời gian và thời kỳ lâu dài Chủ nghĩa tư bản càng phát triển bao nhiêu thì sự mâu thuẫn trong xã hội càng đối lập bấy nhiêu, vì thế sự mâu thuẫn đó đã tạo ra những tiền đề vật chất làm nền tảng cho sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng chủ nghĩa xã hội trên phạm

vi toàn thế giới V.I.Lênin đã có quan điểm rằng ở các nước kém phát triển cũng có khả năng vươn lên chủ nghĩa xã hội nếu có đủ điều kiện phù hợp.Thực

tế, thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga, sau đó là thắng lợi liên tục của các nước cộng hoà ở Trung Á, Mông Cổ, Việt Nam, là những minh chứng rõ ràng nhất quan điểm này là hoàn toàn chính xác

I.3 Đặc điểm thực chất của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội có những tính chất nổi bật là thời kì

xã hội có sự tồn tại cùng lúc, đan xen lẫn nhau của giữa cái cũ và cái mới Cùng tồn tại song song với các thiết chế của xã hội mới xã hội chủ nghĩa, là tàn dư của chế độ xã hội cũ chúng đan xen với nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng,… Trong thời kỳ quá độ bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, xã hội tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, bên cạnh những tư tưởng mới của giai cấp công nhân còn tồn tại hệ tư tưởng cũ, nền văn hoá cũ, chúng đan xen lẫn nhau, vừa thống nhất, vừa đấu tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển

Trang 5

Về kinh tế: Đây là thời điểm liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều bộ phận chủ nghĩa tư bản xen kẽ xã hội chủ nghĩa, tác động lẫn nhau, lồng vào nhau Có nghĩa đây là thời kì tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tương ứng với nó là tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hoá nhỏ cũng tồn tại, phát triển vừa hợp tác vừa thống nhất vừa đối lập, cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và phát triển

Thời kỳ quá độ tiến hành khi giai cấp vô sản dành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Đối với các nước khác nhau, thì thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xa hội cũng khác nhau do không có cùng thời điểm xuất phát, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển, truyền thống dân tộc, lịch sử phát triển của các nước cũng khác nhau trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của xã hội

II Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam.

Từ sau năm 1975 Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản, đó cũng chính là con đườg thiết yếu để

đi lên chủ nghĩa xã hội

2.1 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phù hợp xu thế khách quan của thời đại trong điều kiện cụ thể của nước ta

Từ khi hoà bình được thiết lập vào năm 1954, miền bắc nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kì quá độ là một nước công nghiệp lạc hậu, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ”

Từ năm 1975 sau khi đã hoàn toàn độc lập và cả nước thống nhất, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả

Trang 6

nước cũng thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Xu thế của thời đại ngày nay là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa

xã hội trên phạm vi thế giới:

Trên thực tế đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử không phải là tương lai loài người sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội chủ nghĩa Quá trình cải tiến xã hội cũ, xây dựng và xã hội mới – xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí mà quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn khách quan hợp với quy luật lịch sử Qua trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì sự tiến bộ chung của loài người Mặt khác, từ điều kiện cụ thể nước ta là một nước nông nghiệp, thuốc địa nửa phong kiến, Đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng dân tốc chủ gỉai phóng dân tộc và đồng thời tiến thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Ngày naỳ chỉ có

đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta là

sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại Điều đó thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là một tất yếu lịch sử

2.2 Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì ?

Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là con đường “ tắt ” để qua độ lên chủ

nghĩa xã hội ở nước ta Về chính trị, bỏ qua chế độ tư bản là bỏ qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư sản của kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Về kinh tế, không nói đến chế độ tư bản là bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng phải biết tiếp thu những tinh hoa mà nhân loại

đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là khoa học, công nghệ,

để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

Trang 7

Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội hoá sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa tức là rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển nền công nghiệp xã hội

ở nước ta

Ở đây bỏ qua chế độ tư bản không có nghĩa là đốt cháy giai đoạn, rút ngắn ở đây không làm nhanh hơn chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều Đó là một công tác tổ chức

và giáo dục chủ nghĩa xã hội không thể làm mau chóng được mà phải làm từ từ

Sự rút ngắn này phải được thực hiện từng bước thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với việc sử dụng cách thức thị trường có sự kiểm soát của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế nhà nước vững mạnh đóng vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân Sự rút ngắn này chỉ có thực hiện thành công với điều kiện chính quyền thuộc về nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Bên cạnh đó, để thực hiện sự rút ngắn này chúng ta cần biết tiếp thu,

kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là khoa học công nghệ

Nhận thức được nội dung của sự quá độ không nói đến chế độ tư bản này

sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp ta khắc phục được quan niệm đơn giản, duy ý chí về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước mà chủ nghĩa tư bản chưa phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

III Những giải pháp cho con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

III.1 Giải pháp cho việc phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta.

Trang 8

Quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại cần phải được phát triển một cách nhanh chóng, cần phải kết hợp với những bước nhảy vọt để có thể bắt kịp với sự phát triển của các nước trên thế giới Phát huy tối đa những lợi thế của đất nước, tối ưu mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng càng ngày càng nhiều hơn đưa lên mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tự về khoa học và công nghệ trên nền tảng phát huy thế mạnh của từng khu vực Điều cần thiết nhất là phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền của đất nước Cải tiến và cập nhật trú trọng vào hệ thống giáo dục của nước nhà để tìm kiếm các tài năng cho tương lai, đào tạo các nguồn nhân lực cho công việc lao động đòi hỏi công nhân phải qua đào tạo bài bản

III.2 Giải pháp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN.

Con đường chủ nghĩa xã hội cũng chính là con đường mở ra cho chúng

ta một phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Việc thực hiện các quan hệ sản mới là rất khó khăn, đòi hỏi Đảng và nhà nước ta phải đề ra chủ trương đúng đắn để thực hiện sứ mạnh này Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng chủ nghĩa xã hội là thúc đẩy lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội Điều này cũng chính là mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng sản xuất chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng, kinh tế để kiến thiết cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lí và phân phối

Chủ nghĩa xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sẳn xuất sẽ được xác lập khi chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội xong về cơ bản Đối với chế

độ đó phải được xác thực từ thực tế và được kiểm nghiệm Chỉ có như vậy

Trang 9

chúng ta mới có thể biết được chúng ta có làm đúng theo chính sách, con đường mà chúng ta đã vượt qua

Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường áp dụng các hình thức kinh tế và quản lý kinh tế của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sản xuất phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động

III.3 Giải pháp cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin vậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, hướng đến mục tiêu hoà bình, độc lập và phát triển

Mục tiêu của nước ta hiện nay là giữ vững môi trường hoà bình, độc lập tự chủ để có thể phát triển đất nước ngày một vững mạnh hơn trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tạo ra môi trường vũng mạnh và tạo tiền đề thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước

Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước

và các vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bổ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng và vì lợi ích chung, xử lí các mâu thuẫn bằng phương pháp thương lượng hoà bình

III.4 Giải pháp cho một số lĩnh vực khác.

Trước hết, về phương hướng và giải pháp đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo Định hướng mô hình phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tiếp thu

Trang 10

công nghệ tiên tiến của thế giới sẽ là một trong những yếu tố quyết định con đường cải cách giáo dục

Cải cách căn bản chương trình giáo dục, đào tạo Chương trình giáo dục mới phải đáp ứng được đích đến nền tảng tri thức để thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với yêu cầu của thời đại toàn cầu hoá và kinh tế tri thức Phổ cập ngoại ngữ và tri thức tin học cơ bản phải là yêu cầu trong hệ tiêu chuẩn phổ cập giáo dục

Có chương trình ưu tiên thiết lập rộng khắp cơ sở hạ tầng phù hợp cho

hệ thống giáo dục và đạo tạo với học phí hợp lí, trên những nguyên tắc và nội dung được cập nhật

Cách dạy và học cần chuyển mạnh sang hướng trang bị các phương pháp thu nhận, xử lí thông tin và tri thức, phát triển năng lực xác định và gỉai quyết vấn đề

Mối liên kết thiết yếu giữa việc cung cấp nhân lực đào tạo và nhu cầu

sử dụng nhân lực sẽ được thiết lập qua việc phát triển tối đa thị trường lao động và thị trường sản phẩm khoa học, công nghệ

Nhà nước đóng vai trò chủ lực trong việc củng cố vững chắc kết quả xoá nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hàng phổ cập trung học

cơ sở trong cả nước giúp đông đảo người nghèo có cơ hội tiếp cận tri thức

cơ bản

PHẦN KẾT LUẬN

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa theo con đường được rút gọn ở Việt Nam thời nay chính là quá trình thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo phương thức: “ rút ngắn thời vẫn bao gồm đầy đủ các bước và có những đột phá ” Thực hiện giai doạn này có mục đích tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên các lĩnh vực là quá trình không dễ dàng, do đó “ phải trải qua thời kì quá độ lâu dài với nhiều chặng

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN