1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề bài phân tích những biến Đổi của các gia Đình việt nam trong thời kỳ quá Độ lên chủ nghĩa xã hội liên hệ với trách nhiệm của bản thân trước những biến Đổi Đó

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích những biến đổi của các gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với trách nhiệm của bản thân trước những biến đổi đó?
Tác giả Nguyễn Thị Hải
Người hướng dẫn T.S Lê Thị Hồng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành LLNL1107(123)_11
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 840,85 KB

Nội dung

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Gia đình là môi trường tốt nhất dể mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN

Đề bài: Phân tích những biến đổi của các gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với trách nhiệm của bản thân trước những biến đổi đó?

Họ và tên: Nguyễn Thị Hải

MSV: 11222025

Học phần: LLNL1107(123)_11

GV hướng dẫn: T.S Lê Thị Hồng

Trang 2

A PHẦN LÝ LUẬN: PHÂN TÍCH NHỮNG BIỂN ĐỔI CỦA CÁC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

1.1 Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái ) Tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý

Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ

trong gia đình

1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội

Gia đình là một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội

Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng

tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình”

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Gia đình là môi trường tốt nhất dể mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền

đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội

Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội: mỗi

cá nhân không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài gia đình

1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

a) Chức năng tái sản xuất ra con người

Chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con

Trang 3

người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội

b) Chức năng nuôi dưỡng giáo dục

- Thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể

hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội

- Hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của mỗi người

c) Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

- Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất tư liệu sản

xuất và tư liệu tiêu dùng

- Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội

- Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình

d) Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, nhu cầu, duy trì tình cảm gia đình

- Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần, vật chất của con người

- Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội

e) Chức năng văn hoá, chính trị

- Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hoá dân tộc cũng như tộc người

- Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hoá xã hội

- Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật

2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Biến đổi mô hình, kết cấu gia đình

Gia đình Việt Nam ngày nay có thế được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại

“Gia đình đơn” (hay còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các

đô thị và ở cả nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” (gia đình bao gồm nhiều thế hệ chung sống với nhau) từng giữ vai trò chủ đạo trước đây Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại 3-4 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại chỉ có 2 thế hệ cùng sống chung: cha mẹ- con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt còn số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ

Theo số liệu của các cuộc điều tra dân số qua các năm cho thấy, quy mô gia đình Việt Nam đã giảm từ mức trung bình 5,22 người/hộ năm 1970 xuống còn 4,62 người/hộ năm 1999

Trang 4

Ở đồng bằng sông Hồng có quy mô gia đình thấp nhất là 4,1 người Vùng Tây Bắc cao nhất là 5,2 người Tiếp theo là vùng Tây Nguyên 5 người, vùng Đông Nam Bộ

và Đồng bằng sông Cửu Long 4,8 người Vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là 4,6 người Trong phạm vi cả nước, số hộ từ 1 đến 4 người chiếm trên một nửa (55%) Đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng, cứ ba hộ thì có đến hai hộ có từ 1 đến 4 người (Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả điều tra mẫu: 30)

Kết cấu gia đình như vậy đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt

ra Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống Sự thay đổi kết cấu của gia đình như vậy là thay đổi tích cực, thay đổi hệ thống xã hội làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp với tình hình mới, thời đại mới

Tuy nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở ngại trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hoá truyền thống của gia đình

2.2 Biến đổi các chức năng của gia đình

2.2.1 Biến đổi chức năng tái sản xuất ra con người

Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con Hơn nữa việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước, tuỳ theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội Ở nước

ta, từ những năm 70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã tuyên truyền, phổ biến và

áp dụng rộng rãi các phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và tiến hành kiểm soát dân số thông qua Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp

vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn già hoá Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội, thông điệp mới trong kế hoạch hoá gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con

Nếu như trước kia do ảnh hưởng của phong tục tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, gia đình Việt Nam truyền thống: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải con trai nối dõi thì ngày nay nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện ở việc giảm mức sinh của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của các cặp vợ chồng Trong gia đình hiện đại,

sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố: tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không đơn thuần là các yếu tố có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền thống

Đây là một chuyển biến tích cực trong gia đình Việt Nam hiện nay Sự bền vững trong hôn nhân không còn phụ thuộc vào những yếu tố ép buộc hay nằm ngoài sự kiểm soát của các thành viên trong gia đình; thay vào đó là những yếu tố thực tiễn,

Trang 5

lành mạnh đảm bảo tính lâu dài cho cuộc hôn nhân

2.2.2 Biến đổi chức năng kinh tế và các tổ chức tiêu dùng

Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính bước ngoặt: một là, từ kinh tế tự cấp, tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ 1 đơn vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội Hai là, từ đơn

vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu

Hiện nay kinh tế gia đình trở thành 1 bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh sản phẩm hàng hoá với các nước trong khu vực và trên thế giới thì kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng

chuyên sâu trong kinh tế thị trường hiện đại Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có quy mô nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính

2.2.3 Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hoá)

đếến

Trang 6

là m t th c tếế ch a có l i gi i h u hi u Vi t Nam hi n nay Nh ng tác đ ng ộ ự ư ờ ả ữ ệ ở ệ ệ ữ ộ

2.2.4 Biếến đ i ch c năng tho mãn nhu cầầu tầm sinh lý, duy trì tình c m ổ ứ ả ả

Trang 7

truyếồn thồếng, mầu thuầẫn vếồ l i ích gi a các thếế h , gi a cha m và con cái Nó đòiợ ữ ệ ữ ẹ

2.2.5 S biếến đ i quan h gia đình ự ổ ệ

Trang 8

ng đầồy đ Còn khi quy mồ gia đình b biếến đ i, ngứ ủ ị ổ ười cao tu i ph i đồếi m t v i ổ ả ặ ớ

B PHẦN LIÊN HỆ BẢN THÂN

Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thanh niên, sinh viên cũng là lực lượng xã hội quan trọng, một trong những nhân tố quyết định tương lai, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Kế thừa những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Leenin, trong quá trình tìm đường cứu nước và lãnh đạo Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của thanh niên trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và của dân tộc Người biểu lộ niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ, là lớp người “xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội” và khẳng định, thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng cách mạng hùng hậu , bộ phận quan trọng của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh Albert Camus từng phân vân: “Tôi nên tự sát, hay nên uống một tách cà phê”, để có thể thấy rằng khi đứng trước những việc nhỏ nhặt như uống một tách cà phê hay đứng trước những việc hệ trọng liên quan tới sinh mạng chúng ta đều phải đưa ra lựa chọn Nhận thức được những thay đổi về gia đình ở nước ta đồng thời với việc bản thân cũng là một thành viên trong gia đình của riêng mình, em thấy mình phải

có trách nghiệm để gìn giữ tổ ấm của mình Bởi gia đình đối với tất cả mọi người, không chỉ với riêng đối tượng sinh viên là bến đỗ tinh thần cho mỗi người, là nơi thiêng liêng giúp tâm hồn mỗi người bình yên, là nơi ta được san sẻ tình yêu

thương Gia đình đối với sinh viên là nơi để phát triển về thể chất và tâm hồn, bảo

vệ ta khỏi những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để nhân cách ta có thể phát triển một cách toàn diện Gia đình cũng là nguồn động lực, nguồn gốc của sự động viên khích lệ, giúp ta vững bước trên con đường đời sắp tới Tầm quan trọng của tình cảm gia đình, người thân đối với sinh viên là vô cùng lớn, nên em - bản thân là một sinh viên đang ngồi trong ghế nhà trường, thấy mình cần

Trang 9

phải có những thái độ và hành động đúng đắn để vun đắp gia đình trước những sự biến đổi hiện nay

Trước hết là về thái độ của bản thân trong các mối quan hệ gia đình Em

thấy mình cần có cách nhìn thấu hiểu đối với các giá trị, hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình Các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước cũng như các thế hệ

đi sau sẽ có những quan điểm, tư tưởng riêng về các vấn đề văn hoá, xã hội thậm chí những khía cạnh đơn giản như là sở thích, cách ăn mặc Xã hội đang có xu hướng thay đổi ngày càng nhanh, nên khoảng cách giữa các thế hệ có thể ngày càng trở nên rất lớn nếu không được thu hẹp mỗi ngày Khác với nền văn hoá phương Tây, ở các nước phương Đông chúng ta việc con cái bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và thể hiện tình cảm đối với cha mẹ của mình là điều rất hiếm hoi Hơn nữa các thế hệ trong cùng một gia đình lại sống và lớn lên trong các thời đại khác nhau nên việc đôi lúc xảy ra mâu thuẫn là không thể tránh khỏi Vì vậy để xoá bỏ bức tường ngăn cách giữa các thế hệ em nghĩ chúng ta nên học cách bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình với ông bà, cha mẹ đồng thời có cái nhìn thấu hiểu, nhìn nhận vấn đề qua lăng kính của họ để các thành viên trong gia đình có thể đồng cảm, gắn kết và yêu thương lẫn nhau để “nhà trở thành một nơi để trở về”

Còn nhớ trong thi phẩm “Xuống đường” nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết đầy tự hào :

“Ta là bồ câu trắng

Ta là đoá hướng dương

Ta là vừng mây ấm

Ta là người biết chết cho quê hương ”

Ngược lại những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân ta đã đồng lòng đứng lên bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, hi sinh sức trẻ để gìn giữ nền độc lập, nét đẹp truyền thống văn hoá Thế nhưng là một thế hệ trẻ, hiện nay bản thân em nhận thấy những giá trị đạo đức, những nét đẹp văn hoá nước nhà đang ngày một phai nhạt Điển hình như Bắc Ninh là nơi nổi tiếng với những làn điệu quan họ ngọt ngào của các liền anh liền chị, là nơi lưu giữ những vẻ đẹp truyền thống của quê hương Kinh Bắc, nhưng khi hỏi các bạn trẻ ngày nay sống tại nơi đây thì đa phần các bạn đều lắc đầu trả lời không biết tới những điệu hát ấy Vì vậy em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm gìn giữ, lưu truyền và lan toả những giá trị tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực tới các bạn trẻ để những duy trì và phát triển nét đẹp của đất nước – đó cũng là một cách thể hiện tình yêu nước trong thời bình Bên cạnh đó, những vấn đề tiêu cực như: mê tín dị đoan, phong tục tập quán mang chiều hướng tiêu cực thì chúng ta cần nhìn nhận và tiến tới xoá bỏ

Về trách nhiệm của bản thân đối với gia đình em thấy mình cần phải tập hình thành dần tính tự lập, kỷ luật, tinh thần tự giác cũng chú trọng hơn vào các công việc chung của gia đình khi đã hoàn thành công việc của bản thân Em cũng cần học cách thích nghi với các môi trường, điều kiện sống khác nhau, nhất là trong điều

Trang 10

kiện không có cha mẹ, người thân ở bên Vì ông bà, cha mẹ không thể luôn luôn đi theo ta kèm cặp trong suốt chặng đường đời dài phía trước Sau này, khi tốt nghiệp

và đi làm, tuỳ điều kiện em có thể sẽ phải sống mà hoàn toàn không có sự giúp đỡ, khuyên bảo của cha mẹ, phải tự mình đưa ra những quyết định cho bản thân Chính

vì vậy, em thấy việc rèn luyện tính tự lập, tự giác là một trách nhiệm không thể bỏ qua của một sinh viên Thêm vào đó, qua việc hình thành và rèn luyện những kỹ năng trên, em có thể giúp đỡ, san sẻ công việc trong gia đình với mọi người trong gia đình trong quãng thời gian vẫn còn sống chung với cha mẹ Hiện nay có nhiều bậc cha mẹ do bận bịu với công việc mà không còn mấy thời gian để thường xuyên tâm sự chia sẻ tình cảm với con cái, người thân Em nghĩ nếu các bậc con cái có thể

đỡ đằn cha mẹ mình trong các công việc thường ngày, làm giảm bớt phần nào gánh nặng cho họ, thì chắc hẳn các bậc cha mẹ sẽ có thêm thời gian quý báu bên gia đình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giaos trình Chủ nghĩa xã hội khoa học

https://luatminhkhue.vn/su-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi.aspx

https://danguykhoicqkhanhhoa.vn/tin-chi-tiet/id/3735/Vun-dap-he-gia-tri-gia-dinh-Viet-Nam-hien-nay

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w