Sự phát triển không ngừng của dòng chảy thời gian cũng đồng thời kéo theo một quá trình biến đổi liên tục giữa các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin, C.Mác và Ph.Ăngghe
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
Phân tích sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ thực tiễn Việt Nam
Họ và tên SV: Thái Trần Vân Huế
Lớp tín chỉ: 64_AEP(222)_01
Mã SV: 11222547
GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
HÀ NỘI, NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 3
NỘI DUNG 4
I Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4
1 Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 4
a Chủ nghĩa xã hội 4
b Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 4
2 Cơ cấu xã hội – giai cấp 5
a Khái niệm cơ cấu xã hội và giai cấp xã hội 5
b Cơ cấu xã hội – giai cấp 5
3 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 7
a Tính quy luật trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 7
b Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 8
II Liên hệ thực tiễn Việt Nam 9
1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 9
2 Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam 10
3 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam 10
a Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam 10
b Sự biến đổi cơ cấu giai – tầng xã hội hiện nay 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với nền văn minh nhân loại, lịch sử đã ghi nhận những bước ngoặt lớn trong đời sống gắn liền, song hành mật thiết với các hình thái kinh tế - xã hội Sự phát triển không ngừng của dòng chảy thời gian cũng đồng thời kéo theo một quá trình biến đổi liên tục giữa các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác- Lênin, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng giữa xã hội tư bản chủ nghĩa – giai đoạn thấp và giai đoạn cao của hình thái kinh tế
-xã hội cộng sản chủ nghĩa có một thời kỳ cải biến từ -xã hội cũ sang -xã hội mới được gọi
là thời kỳ quá độ chính trị Đây là thời kỳ biến động ảnh hưởng mọi mặt trong đời sống chung của con người không chỉ đơn thuần về chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, văn hóa mà còn về sự phân tầng giai cấp, xã hội
Cụ thể, từ những sự kiện lịch sử đã xảy ra với nước Nga, V.I.Lênin cho rằng với những quốc gia chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao thì “cần phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài” Vì thế thời kỳ quá độ tại Việt Nam diễn ra tương đối lâu Đồng nghĩa với việc cơ cấu xã hội sẽ có sự chuyển đổi nhất định; mà cơ cấu xã hội – giai cấp là yếu tố quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đối với việc định hình các hình thái cơ cấu xã hội khác
và toàn bộ cơ cấu xã hội Vậy trong suốt quá trình diễn ra thời kỳ quá độ này, cơ cấu xã hội – giai cấp đã có những biến đổi như thế nào và khi soi chiếu lăng kính lý luận của học thuyết này vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam, sự chuyển đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp này thực tế đã diễn ra ra sao, với những tác động thế nào ? Với tư cách là một sinh viên đại học, em mong muốn tìm hiểu thêm về môn CHủ
nghĩa xã hội khoa học ; cụ thể về đề tài em đã lựa chọn : “Phân tích Sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Liên hệ thực tiễm Việt Nam” Những hiểu biết của bản thân em về đề tài trên sẽ được lý giải rõ ràng ở phần
nội dung
Do lượng kiến thức còn non trẻ, bài viết của em sẽ không tránh khỏi nhiều điểm hạn chế, thiếu sót, em hy vọng nhận được sự góp ý của thầy ạ
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 4NỘI DUNG
I Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
a Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội là một trong ba ý thức hệ chính trị được hình thành vào thế kỷ XIX ( gồm có chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ và chủ nghĩa xã hội) Không có định nghĩa
cụ thể mà khái niệm chủ nghĩa xã hội được tiếp cận nhiều nghĩa Nhìn chung, chủ nghĩa
xã hội là hệ thống khuynh hướng chính trị - tư tưởng, lý luận từ các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống giai cấp thống trị Khi nghiên cứu về hình thái xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin, những triết gia như C.Mác và Ph Ăngghen cho rằng trước khi đạt đến xã hội cộng sản chủ nghĩa thì cần đi qua một quá trình thời kỳ quá độ chính trị
b Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới – xã hội XHCN Nó diễn ra trong toàn bộ nền các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được thực hiện Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội
Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ lịch sử xã hội trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội gồm cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
là một quá trình biện chứng lâu dài, gồm nhiều nấc thang Trong đó có hai loại quá độ là quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp Cho đến nay, thời kỳ quá độ trực tiếp lên cộng san chủ nghĩa chưa từng diễn ra Hầu hết, một số quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp
Đặc điểm thời kỳ quá độ
Bản chất của thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến mang tính cách mạng với mọi lĩnh vực từ chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội – giáo dục – đạo đức từ xã hội tiền tư bản chủ
Trang 5nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa Xã hội của thời kỳ quá độ đan xen các tàn dư trong xã hội trước về mọi phương diện Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này
là sự cải tạo cách mạng sâu sắc trên toàn lĩnh vực
2 Cơ cấu xã hội – giai cấp
a Khái niệm cơ cấu xã hội và giai cấp xã hội
Cơ cấu xã hội là tất cả những cộng đồng người và toàn bộ các quan hệ xã hội do
sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên Đây là khái niệm rộng với những cơ cấu xã hội cơ bản: cơ cấu xã hội – dân số; cơ cấu xã hội – lứa tuổi; cơ cấu xã hội – lãnh
thổ; cơ cấu xã hội – học vấn, nghề nghiệp; cơ cấu xã hội – giai cấp.
Giai cấp xã hội là những phân tầng, thứ bậc phân biệt giữa các cá nhân, cộng
đồng hoặc nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa qua mỗi giai đoạn lịch sử Theo C.Mác, sự phân tầng giai cấp dẫn đến mâu thuẫn giữa các giai cấp khác nhau trong
xã hội và là động lực thúc đẩy phát triển xã hội, hình thành những hình thái kinh tế - xã hội mới
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến tại Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX, cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân Nhìn chung, môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu tập trung khai thác cơ cấu xã hội – giai cấp vì đó là một trong những cơ sở để nghiên cứu các vấn đề liên minh giai cấp hay tầng lớp trong một hoặc nhiều chế độ xã hội nhất định Ngoài ra, cơ cấu xã hội – giai cấp đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ cấu xã hội khác
b Cơ cấu xã hội – giai cấp
Khái niệm
Cơ cấu xã hội – giai cấp là hệ thống các giai cấp tầng lớp xã hội tồn tại khách quan thông qua những mối quan hệ giữa chúng về sở hữu tư liệu sản xuất, về tổ chức quản lý quá trình sản xuất hay địa vị chính trị - xã hội,… được hình thành dựa trên một hệ thống sản xuất trong một cơ cấu kinh tế nhất định
Vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội – giai cấp là tổng thể các giai cấp, tầng lớp xã hội được hình thành sau khi giai cấp công nhân với Đảng Cộng sản đứng đầu lãnh đạo giành được chính quyền và dùng chính quyền đó để tiến hành quá trình cải tạo hệ thống xã hội cũ, xây dựng một xã hội mới phù hợp với đường đi và phương hướng phát triển của Đảng cầm quyền mà ở đây là xã hội cộng sản chủ nghĩa
Trang 6Chính quyền với sự cầm đầu bởi giai cấp công nhân thực hiện tổng thể các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đó, được định hình và phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với sự biến đổi của cơ cấu xã hội và cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Vị trí của cơ cấu xã hội – giai cấp trong cơ cấu xã hội
Trong một xã hội có sự phân tầng giai cấp thì mỗi loại hình cơ cấu xã hội đều có vị trí hoặc vai trò nhất định, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, chúng phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau
Những loại cơ cấu xã hội khác nhau có vị trí, vai trò, sức ảnh hưởng khác nhau; trong đó,
cơ cấu xã hội – giai cấp là bộ phận cơ bản, có vị trí quan trọng nhất và chi phối các loại hình cơ cấu khác Điều này lý giải bởi năm nguyên nhân sau:
Thứ nhất, cơ cấu xã hội – giai cấp tồn tại nhằm bảo vệ lợi ích của các giai cấp,
tầng lớp trong xã hội, duy trì các quan hệ giai cấp, tạo sự ổn định xã hội Điều này là bởi
xã hội thường phân chia thành nhiều giai cấp mà đặc trưng cơ bản của giai cấp là vấn đề
sở hữu tư liệu sản xuất, chính vì vậy mà cơ cấu xã hội – giai cấp đóng vai trò nền tảng của xã hội
Thứ hai, cơ cấu xã hội – giai cấp quy định tính chất và bản chất các quan hệ khác
về xã hội do cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền với sự tồn tại của xã hội là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ xoay quanh hoạt động trao đổi – sản xuất của con người
Thứ ba, cơ cấu xã hội – giai cấp liên quan trực tiếp đến quyền lực chính trị vì
chúng có sự liên quan mật thiết đến các đảng phái chính trị, những đầu não cầm quyền và nhà nước
Thứ tư, cơ cấu xã hội – giai cấp là yếu tố đặc trưng cho sự khác nhau về chất giữa
xã hội này với xã hội khác Một liên tưởng dễ hiểu hơn để làm rõ nhận định này, trong giai đoạn phong kiến hay tư bản chủ nghĩa đều xuất hiện giai cấp đối kháng Thời kỳ phong kiến có giai cấp nông dân mâu thuẫn với giai cấp địa chủ; thời kỳ tư bản chủ nghĩa
có giai cấp vô sản đối lập giai cấp tư sản nhưng trong xã hội cộng sản chủ nghĩa thì không tồn tại giai cấp đối kháng – đó là sự khác nhau về chất
Thứ năm, cơ cấu xã hội – giai cấp là xuất phát điểm để những nhà cầm quyền xây
dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội – văn hoá phù hợp với mỗi giai tầng
Trang 7Vậy, cơ cấu xã hội – giai cấp gắn liền với phương thức sản xuất ra của cải vật chất
xã hội Quan hệ giai cấp phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội và căn cứ vào đó, xã hội được chia thành các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau
3 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội
Trên lĩnh vực xã hội, do kết cấu nền kinh tế thiếu thành phần trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp và sự khác biệt giữa các tầng lớp giai cấp mà tầng lớp này vừa hợp tác lại vừa đấu tranh với nhau Bởi vậy, về phương diện xã hội, thời kỳ quá
độ chính là thời kỳ đấu tranh chống áp bức mà tàn dư của xã hội cũ để lại và thiết lập công bằng xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối lao động là chủ đạo
Do cơ cấu xã hội – giai cấp tác động tới những cơ cấu xã hội khác nhau nên sự biến đổi của loại hình cơ cấu này là nền tảng cho những chính sách kinh tế, văn hóa của mỗi xã hội trong từng giai đoạn phát triển Với sự thay đổi da thịt trong sự phân tầng giai cấp xuyên suốt tiến trình lịch sử, ở thời kỳ quá độ hiện nay, cơ cấu xã hội – giai cấp cũng
có sự biến đổi mang đầy tính cách mạng
a Tính quy luật trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi gắn liền với cơ cấu kinh tế
Sự chuyển biến trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội của cơ cấu xã hội nói chung và cơ cấu xã hội – giai cấp nói riêng phụ thuộc vào sự biến động của cơ cấu kinh
tế, thành phần kinh tế và cơ cấu hành chính kinh tế - xã hội Nền kinh tế hàng hoá đa thành phần đương nhiên dẫn tới cơ cấu xã hội – giai cấp phức tạp và đầy “màu sắc” Quá trình biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp từ cũ sang mới là một quá trình liên tục
và được pha trộn, kết hợp bởi nhiều yếu tố
Cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các tầng lớp mới
Các tầng lớp xã hội ở thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội vừa hợp tác với nhau, đồng thời vừa đấu tranh lẫn nhau Giữa sự tồn tại sẵn có của các giai cấp như giai cấp nông dân, tầng lớp tri thức và giai cấp tư sản đã được đa dạng hóa hơn khi những tầng lớp mới xuất hiện như tầng lớp doanh nhân, tiểu chủ, thượng lưu, trung lưu,…
Trang 8Xã hội thời kỳ này vẫn còn sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động chân tay và lao động trí óc Bởi vậy, về phương diện xã hội, thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa đơn giản là thời kỳ đấu tranh giai cấp
Đích đến của sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp tại thời kỳ quá độ này vẫn là tiến đến bài trừ tuyệt đối bất bình đẳng của xã hội, đồng nhất các giai cấp , đặc biệt là giữa tầng lớp công nhân, nông dân và trí thức trong xã hội Bên cạnh đó sự phát triển còn nhắm đến cơ sở thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ đạo
b Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội
Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, dù tiến lên việc xóa bỏ giai cấp đối kháng, bất bình đẳng giữa các giai cấp thì kết cấu của nền kinh tế hàng hóa với hình thức
sở hữu đa dạng thành phần dưới sự quản lý của cơ quan tối cao – Nhà nước quy định vẫn dẫn đến việc có sự tách biệt nhất định giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội về nhiều mặt Tuy nhiên, dù có sự khác biệt giữa các giai cấp, cơ cấu xã hội – giai cấp vẫn có những thay đổi trong thời kỳ này Khoảng cách phân tầng giữa các giai cấp trong xã hội ngày càng được thu hẹp song song với sự trưởng thành của nền kinh tế xã hội nói chung
Một là sự xích lại gần nhau giữa các giai cấp, tầng lớp về mối quan hệ với tư
liệu sản xuất Xu hướng này được biểu hiện qua việc hoàn thiện hóa quan hệ sản xuất xã
hội chủ nghĩa đi từ thấp dần lên cao với sự đa dạng hóa chế độ sở hữu nhằm tạo điều kiện cho các thành phần xã hội tồn tại bên cạnh nhau, đan xen lẫn nhau để cùng tiến bộ, phát triển
Hai là sự xích lại gần nhau về tính chất lao động giữa các giai cấp, tầng lớp Xu
hướng này biểu hiện chủ yếu trước những bước đột phá trong cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ, áp dụng những thành tựu mới vào quá trình phát triển lực lượng sản xuất, rút ngắn khoảng cách sự khác biệt giữa các lực lượng xã hội trong quá trình lao động
Ba là sự xích lại gần nhau về mối quan hệ phân phối tư liệu tiêu dùng giữa các
giai cấp và tầng lớp Những biểu hiện của xu hướng này liên quan đến nguyên tắc phân
phối theo hiệu quả kinh tế và kết quả lao động ngày càng được hoàn thiện hoá
Bốn là sự xích lại gần nhau về khía cạnh đời sống tinh thần giữa các giai cấp,
tầng lớp Xu hướng này thể hiện rõ ràng nhờ các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
Trang 9mọi lĩnh vực về tư tưởng, văn hoá, giúp mọi tầng lớp đều đóng góp, tiếp thu những giá trị văn hoá dân tộc, tinh hoa nhân loại ngang nhau, bảo đảm nhu cầu văn hoá – tinh thần được phát triển
II Liên hệ thực tiễn Việt Nam
1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc Đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ghi nhận những bước chuyển mình trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội Theo quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen thì việc phát triển tuần tự hay việc phát triển mà bỏ qua một
hình thái kinh tế - xã hội thì đều là quá trình lịch sử tự nhiên C.Mác viết rằng: “Tôi coi
sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” Quá
độ đi lên Chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh quy luật phát triển khách quan của Cách mạng dân tộc, không chỉ phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam mà còn phù hợp với xu thế vận động tiến
bộ của thời đại
Thời kỳ Đổi mới khởi sinh từ năm 1986 đã đem đến nhiều thay đổi với toàn cảnh
xã hội Việt Nam ở một vài khía cạnh – những yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng với cơ cấu xã hội và sự phân tầng giai cấp
Đầu tiên là mô hình kinh tế hiện vật với sự tuyệt đối hoá sở hữu xã hội (mọi hàng hoá, của cải được sản xuất ra đều là công hữu, thuộc về nhà nước, tập thể) được thay thế bằng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mà kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Thứ hai, từ việc quản lý nền kinh tế dựa trên mô hình kế hoạch hoá tập trung đã chuyển sang mô hình quản lý mới với sự điều tiết ở tầm vĩ mô thông qua kiểm soát bằng pháp luật nhằm thích ứng tối đa với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó là hệ thống chính trị được đổi mới sau khi tiến hành đổi mới kinh tế Ngoài ra, Đảng cũng động viên phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của toàn dân nhằm hạn chế khiếm khuyết về mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu cũ
Trang 102 Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Vốn dĩ cơ cấu xã hội – giai cấp là một hệ thống phức tạp tồn tại tương đối độc lập, gắn liền với sự tồn tại của xã hội là sản xuất ra của cải vật chất và các mối quan hệ của con người Đây là hạt nhân quan trọng nắm vai trò quyết định sự biến đổi của cơ cấu xã hội
Ở nước ta, cơ cấu xã hội – giai cấp mang ba đặc điểm chính Nổi bật nhất trong ba điểm trên là tính chất xã hội chủ nghĩa – biểu hiện ở sự lãnh đạo trong đường lối phát triển của Đảng Cộng sản theo định hướng xã hội Song hành với đó, cơ cấu xã hội – giai cấp của xã hội nước ta còn chậm phát triển do nông dân – lao động chân tay còn chiếm tỷ
lệ tương đối cao trong dân cư Tuy nhiên, điều này lại tạo nên tính quá độ, đa dạng mà thống nhất của cơ cấu xã hội – giai cấp
Tính đa dạng giai cấp được thể hiện ở cơ cấu đa giai tầng – tồn tại đan xen với tính thống nhất khi tất cả các tầng lớp trong xã hội đều được lãnh đạo bởi duy nhất Đảng Cộng sản Đây là một đặc trưng của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ chuyển hoá sâu sắc các thành phần xã hội trong quá trình hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước và được dẫn dắt bởi đường lối phát triển nhất quán, khách quan, mang tính thời đại của Đảng
3 Sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội tại Việt Nam
a Cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Những biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp tại Việt Nam đảm bảo hai yếu tố về tính đa dạng và tính thống nhất Tính đa dạng ở sự tồn tại của nhiều giai cấp khác nhau trong cùng một xã hội bao gồm giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, bộ phận tư sản
và nhân dân lao động khác Trong khi đó, tính thống nhất lại được thể hiện khi trong các giai cấp ấy, giai cấp công nhân là lực lượng tiêu biểu cho phương thức sản xuất, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình cải biến xã hội Đồng thời giai cấp công nhân cùng giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức tạo thành nền tảng chính trị - xã hội vững chắc và củng cố
sự thống nhất của cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ Sự biến đổi cơ cấu xã hội