1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội

258 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kết quả bước Đầu Triển khai Phần mềm Quản lý Danh sách Người bệnh Chạy Thận Nhân tạo Có Chỉ định Ghép Thận của 26 Bệnh viện tại Hà Nội
Tác giả Hoàng Giang
Người hướng dẫn GS.TS. Trịnh Hồng Sơn, PGS.TS. Phạm Việt Cường
Trường học Trường Đại học Y tế Công cộng Hoàng Giang
Chuyên ngành Quản lý bệnh viện
Thể loại Luận án Tiến sĩ Quản lý bệnh viện
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 11,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1. T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI H À N ỘI NĂM 2020 (15)
      • 1.1.1. Bệnh thận mạn (15)
      • 1.1.2. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối (16)
      • 1.1.3. Ghép thận (0)
      • 1.1.4. Quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận (23)
      • 1.1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận (33)
    • 1.2. C ÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHỜ GHÉP THẬN (41)
      • 1.2.1. Tại Mỹ (41)
      • 1.2.2. Tại Nhật Bản (44)
      • 1.2.3. Tại Trung Quốc (47)
      • 1.2.4. Tại Việt Nam (48)
    • 1.3. M ỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ (49)
      • 1.3.1. Lãnh đạo bệnh viện (50)
      • 1.3.2. Văn bản quy phạm pháp luật (51)
      • 1.3.3. Tính dễ sử dụng của phần mềm (52)
      • 1.3.4. Tính hữu dụng của phần mềm (53)
      • 1.3.5. Sự phản hồi của người dùng (54)
    • 1.4. M ỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (54)
      • 1.4.1. Hà Nội (55)
      • 1.4.2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (57)
      • 1.4.3. Bệnh viện Thanh Nhàn (57)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (59)
    • 2.1. Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (59)
    • 2.2. T HỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (60)
    • 2.3. T HIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (61)
      • 2.3.1. Giai đoạn 1 (Mục tiêu 1) (61)
      • 2.3.2. Giai đoạn 2 (Mục tiêu 2) (62)
      • 2.3.3. Giai đoạn 3 (Mục tiêu 3) (63)
    • 2.4 C Ỡ MẪU VÀ CHỌN MẪU (63)
      • 2.4.1. Cỡ mẫu định lượng (Mục tiêu 1) (63)
      • 2.4.2. Cỡ mẫu định tính (Mục tiêu 1, 2 và 3) (64)
    • 2.5. P HƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU (67)
      • 2.5.1. Đối với mục tiêu 1 (67)
      • 2.5.2. Đối với mục tiêu 2 (69)
      • 2.5.3. Đối với mục tiêu 3 (71)
    • 2.6. C ÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU (71)
      • 2.6.1. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu định lượng (Mục tiêu 1) (72)
      • 2.6.2. Các nội dung chính trong nghiên cứu định tính (Mục tiêu 1,2,3) (72)
    • 2.7. C ÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU (74)
    • 2.8. X Ử LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (74)
    • 2.9. S AI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ (75)
    • 2.10. Đ ẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (75)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (77)
    • 3.1.1. Thông tin chung về các cơ sở chạy thận nhân tạo tại Hà Nội và quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận (77)
    • 3.1.2. Số lượng người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận (79)
    • 3.1.3. Đặc điểm của người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận (80)
    • 3.1.4. Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận (82)
    • 3.2. K ẾT QUẢ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI H À NỘI NĂM 2020-2021 (90)
      • 3.2.1. Thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG (90)
      • 3.2.2. Các yêu cầu về xây dựng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận (97)
      • 3.2.3. Các tính năng chính của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận (102)
      • 3.2.4. Kết quả về việc triển khai áp dụng thử phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận có chỉ định ghép thận (120)
      • 3.2.5. Kết quả quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận bằng phần mềm tại hai bệnh viện (122)
    • 3.3. M ỘT SỐ THUẬN LỢI , KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN .96 1. Thuận lợi (127)
      • 3.3.2. Khó khăn (136)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (144)
    • 4.1. T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN CỦA 26 BỆNH VIỆN TẠI H À N ỘI NĂM 2020 (144)
    • 4.2. K ẾT QUẢ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI H À NỘI NĂM 2020-2021 (150)
      • 4.2.1. Thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG và các yêu cầu xây dựng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận (151)
      • 4.2.2. Các tính năng chính của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận (155)
      • 4.2.3. Kết quả triển khai áp dụng thử và quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận bằng phần mềm (159)
      • 4.3.1. Thuận lợi (160)
      • 4.3.2. Khó khăn (164)
    • 4.4. H ẠN CHẾ NGHIÊN CỨU (167)
    • 4.5. N HỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI (169)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................136 (172)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Năm 2014 Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia TTĐPGTQG đã được Bộ Y tế phê duyệt dự án “Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Trung tâm điều phối Quốc gia về ghé

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

+ Hồ sơ bệnh án người bệnh đang chạy thận nhân tạo tại 26 bệnh viện trên địa bàn Hà nội có chỉ định ghép thận trong thời gian nghiên cứu.

 Mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang chạy thận nhân tạo

 Có chỉ định ghép thận

 Đang được quản lý tại 26 bệnh viện trên địa bàn Hà nội trong thời gian nghiên cứu.

 Người bệnh đang lọc máu màng bụng

 Người bệnh chạy TNT cấp cứu

+ Nhân viên y tế (lãnh đạo, bác sĩ, điều dưỡng) công tác tại một số cơ sở y tế có đơn vị thận nhân tạo.

+ Phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG.

+ Lãnh đạo trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, lãnh đạo trung tâm ghép tạng và lãnh đạo khoa thận lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

+ Các chuyên gia về ghép thận, chuyên gia về thận lọc máu, chuyên gia về miễn dịch.

+ Các kỹ sư về công nghệ thông tin của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các kỹ sư viết phần mềm và nhóm hỗ trợ

+ Phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận được xây dựng mới

Lãnh đạo và nhân viên khoa Thận lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Thanh Nhàn, lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.

T HỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian cho toàn bộ nghiên cứu: từ ngày 01/9/2018 đến ngày 31/12/2023:

+ Thời gian thu thập số liệu mục tiêu 1: từ ngày 01/9/2018 đến ngày 30/6/2020.

+ Thời gian xây dựng và thử nghiệm phần mềm: từ ngày 01/6/2019 đến ngày 01/9/2020.

+ Thời gian triển khai phần mềm tại 2 bệnh viện: từ ngày 01/10/2020 đến ngày 30/9/2021.

+ Thời gian tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu và viết báo cáo: từ ngày 01/10/2021 đến ngày 31/12/2023

- Địa điểm nghiên cứu: TTĐPGTQG, số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và toàn bộ 26 cơ sở y tế có đơn vị chạy thận nhân tạo trên địa bàn Hà Nội chi tiết tại bảng 2.1.

Bảng 2.4 Danh sách các bệnh viện có chạy thận nhân tạo tại Hà Nội

STT Tên cơ sở chạy thận nhân tạo Quận/Huyện/Thị xã

1 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Ba Đình

2 Bệnh viện Thận Hà Nội Đống Đa

3 Bệnh viện Thanh Nhàn Hai Bà Trưng

4 Bệnh viện Bắc Thăng Long Đông Anh

5 Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai Ba Đình

6 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hai Bà Trưng

7 Công ty Cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải Đống Đa

9 Bệnh viện 198 (Bộ Công An) Cầu Giấy

11 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp Thanh Trì

12 Bệnh viện Nam Thăng Long Bắc Từ Liêm

13 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hoàn Kiếm

14 Bệnh viện Trung ương Quân đội 103 Hà Đông

15 Bệnh viện Nhi Trung ương Đống Đa

16 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa Đống Đa

17 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông Hà Đông

18 Bệnh viện Quân y 105 Sơn Tây

19 Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hai Bà Trưng

20 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Ba Đình

21 Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì Ba Vì

22 Bệnh viện Bạch Mai Đống Đa

23 Bệnh viện Bưu Điện Thanh Xuân

24 Bệnh viện Hữu Nghị Hai Bà Trưng

25 Bệnh viện Nội tiết Thanh Trì

26 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang Long Biên

T HIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Đây là nghiên cứu tiền thực nghiệm đánh giá sau can thiệp không có nhóm chứng với 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Kết hợp song song định lượng và định tính Phần định lượng là nghiên cứu mô tả cắt ngang, dữ liệu thu thập được tại 26 bệnh viện trên địa bàn Hà Nội từ 1/9/2018 đến tháng 30/6/2020 với thông tin về đặc điểm người bệnh đang chạy thận Số liệu định tính được thu thập qua phỏng vấn sâu với các thông tin liên quan đến công tác quản lý danh sách chờ ghép thận tại các bệnh viện của lãnh đạo và nhân viên y tế.

Căn cứ vào thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG và thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại các bệnh viện ở Hà Nội, NCS tổ chức xây dựng phần mềm quản lý sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận từ 1/6/2019 đến tháng 1/9/2020 và áp dụng vận hành thử thông qua các đầu mục công việc sau:

- Thảo luận nhóm: Lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; lãnh đạo trung tâm ghép tạng và lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, chuyên gia CNTT thảo luận về thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận củaTTĐPGTQG cũng như thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo tại các bệnh viện việc để đề ra các yêu cầu về đầu bài xây dựng phần mềm Sau khi chuyên gia CNTT xây dựng xong phần mềm theo yêu cầu, nhóm nghiên cứu cùng thảo luận, đánh giá các tính năng của phần mềm nhằm rà soát tính chính xác, tính phù hợp của phần mềm thông qua việc nhập liệu toàn bộ thông tin người bệnh có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội, trước khi triển khai tại 2 bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh việnThanh Nhàn

Các tính năng của phần mềm đặc biệt là tính năng ghép cặp và cho điểm đối với từng tiêu chí là do nhóm nghiên cứu và chuyên gia CNTT xây dựng, thử nghiệm Điểm số hoặc hệ số đối với từng tiêu chí này hoàn toàn có thể thay đổi và điều chỉnh được sau khi có sự thống nhất của các chuyên gia về chuyên môn, quản lý, điều phối thận ghép

Tổ chức 11 cuộc phỏng vấn sâu: Lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; lãnh đạo trung tâm ghép tạng, lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, bác sĩ chuyên khoa thận lọc máu, kỹ sư công nghệ thông tin bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhân viên hỗ trợ nhóm nghiên cứu và kỹ sư công nghệ thông tin của đơn vị viết phần mềm Nội dung phỏng vấn sâu: Mô tả các tính năng hiện có của phần mềm TTĐPGTQG, sự cần thiết phải xây dựng phần mềm mới Giải pháp quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận, quản lý danh sách bằng phần mềm như thế nào? tính chính xác, phù hợp và kịp thời trong quản lý dữ liệu người bệnh chờ ghép thận, các tính năng cơ bản của phần mềm ra sao?

Phân tích một số thuận lợi và khó khăn sau khi triển khai phần mềm tại hai bệnh viện dựa trên nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu lãnh đạo và nhân viên khoa Thận lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh viện Thanh Nhàn, lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia từ 1/10/2020 đến tháng 30/9/2021.

C Ỡ MẪU VÀ CHỌN MẪU

2.4.1 Cỡ mẫu định lượng (Mục tiêu 1)

Do tính chất đặc thù của mỗi bệnh viện có đơn vị chạy thận nhân tạo khác nhau, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, tuyến tỉnh,tuyến huyện, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế, trực thuộc ngành…Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam xác định tỷ lệ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận trên người bệnh có nhu cầu ghép thận để so sánh, đối chiếu, vì vậy chúng tôi quyết định chọn mẫu toàn bộ nhằm đảm bảo tính bao phủ của bộ số liệu Với tổng số 26 bệnh viện có đơn vị chạy thận trên địa bàn

Hà nội, số lượng người bệnh đang chạy thận nhân tạo là 3.220 và số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận là 2.384.

2.4.2 Cỡ mẫu định tính (Mục tiêu 1, 2 và 3)

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện cụ thể như sau:

- Với mục tiêu 1: NCS tổ chức 8 cuộc phỏng vấn sâu với 2 lãnh đạo bệnh viện (bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn); 2 bác sĩ khoa thận lọc máu (bệnh viện Xanh Pôn và bệnh viện Thận Hà Nội) và 4 điều dưỡng khoa thận lọc máu của 4 bệnh viện trên

+ Tổ chức 2 cuộc thảo luận nhóm gồm: 1 lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; 1 phó giám đốc trung tâm ghép tạng và 1 lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, chuyên gia CNTT và nhóm hỗ trợ.

+ Tổ chức 11 cuộc phỏng vấn sâu gồm: 1 lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; 1 phó giám đốc trung tâm ghép tạng, 01 lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, 01 bác sĩ chuyên khoa thận lọc máu, 3 kỹ sư công nghệ thông tin bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 2 nhân viên hỗ trợ nhóm nghiên cứu và 2 kỹ sư công nghệ thông tin của đơn vị viết phần mềm

- Với mục tiêu 3: Tổ chức 11 cuộc phỏng vấn sâu lãnh đạo khoa thận lọc máu bệnh viện Thanh Nhàn, lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức và lãnh đạo trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, trưởng phòng CNTT Bệnh viện HN Việt Đức, 2 nhân viên hỗ trợ nhóm nghiên cứu và 2 kỹ sư công nghệ thông tin của đơn vị viết phần mềm.

Bảng 2.5 Tóm tắt công cụ, đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Công cụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu

Mô tả thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận của 26 bệnh viện tại Hà Nội năm

2020 và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng

Phiếu tóm tắt hồ sơ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận (Phụ lục 1)

Hồ sơ bệnh án của người bệnh đang chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại 26 bệnh viện ở Hà Nội

Toàn bộ (2.384 hồ sơ bệnh án)

Hướng dẫn phỏng vấn sâu

Lãnh đạo bệnh viện, phòng KHTH, bác sĩ, điều dưỡng khoa thận lọc máu của 4 bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thanh Nhàn, Thận Hà Nội và Xanh Pôn.

Xây dựng phần mềm và đánh giá

Thảo luận nhóm (Phụ lục 2A, 2B)

- Lãnh đạo trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, lãnh đạo trung tâm ghép tạng và lãnh đạo

Mục tiêu nghiên cứu Công cụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu một số kết quả triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện

Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện

2020-2021. khoa thận lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

- Các chuyên gia về ghép thận, chuyên gia về thận lọc máu, chuyên gia về miễn dịch.

- Các kỹ sư về công nghệ thông tin của bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các kỹ sư viết phần mềm và nhóm hỗ trợ

Hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 2C)

Lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; Trung tâm ghép, lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện HN Việt Đức, chuyên gia CNTT, bác sĩ chuyên khoa thận lọc máu, kỹ sư công nghệ thông tin bệnh viện Hữu

Mục tiêu nghiên cứu Công cụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cỡ mẫu nghị Việt Đức, nhân viên hỗ trợ nhóm nghiên cứu và kỹ sư công nghệ thông tin của đơn vị viết phần mềm

Phân tích thuận lợi, khó khăn trong triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện.

Hướng dẫn phỏng vấn sâu.

Lãnh đạo, nhân viên văn phòng, điều dưỡng khoa thận lọc máu bệnh viện HN Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn; lãnh đạo trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; trưởng phòng và kỹ sư CNTT bệnh viện HN Việt Đức; kỹ sư CNTT của đơn vị viết phần mềm và nhân viên hỗ trợ.

P HƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU

Nghiên cứu định lượng, mô tả cắt ngang.

Thời gian thu thập số liệu : Thực hiện từ 1/9/2018 đến tháng 30/6/2020.

Các bước tiến hành thu thập số liệu

NCS nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và các tài liệu có liên quan để lập “Mẫu phiếu tóm tắt hồ sơ bệnh án người bệnh chờ ghép thận” Mẫu phiếu này được trình hội đồng chuyên môn chỉnh sửa, bổ sung và thông qua Hội đồng chuyên môn là các nhà khoa học được thành lập theo quyết định số 05/QĐ-ĐTNN của Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia ngày 21/12/2018 (phụ lục 1)

NCS tập huấn, hướng dẫn cho một nhóm các bác sỹ trẻ đang công tác tại các bệnh viện khu vực Hà Nội cách thu thập số liệu, ý nghĩa và tầm quan trọng của một số các biến số chính như tuổi, nhóm máu, các bệnh lây truyền qua đường máu (HIV, HBV, HCV, RPR) trong mẫu phiếu tóm tắt hồ sơ bệnh án Tài liệu tập huấn đã được Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia nghiệm thu như một sản phẩm trung gian của đề tài cấp Nhà nước KC-10/16-20 “Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam" (phụ lục 1D)

NCS tìm hiểu, lập danh sách các cơ sở y tế có chạy thận nhân tạo tại Hà Nội, xác định vị trí, lập kế hoạch thu thập số liệu tại từng bệnh viện Trong số 26 bệnh viện có chạy thận nhân tạo trên địa bàn Hà Nội có 8 bệnh viện NCS sử dụng số liệu đã được thu thập qua việc thực hiện đề tài cấp Nhà nước KC-10/16-20 “Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam" (Đã được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài bằng văn bản) (phụ lục 1E) và NCS thực hiện thu thập số liệu tại 18 bệnh viện còn lại Hàng tuần, sau khi sắp xếp được thời gian đi thu thập số liệu, NCS và nhóm hỗ trợ thu thập số liệu đề nghị GVHD liên lạc trước với Giám đốc từng cơ sở y tế có đơn vị chạy thận (Qua điện thoại, công văn …) để xin phép, phối hợp tổ chức thu thập số liệu Tiếp đó, NCS (có giấy giới thiệu của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia) cùng nhóm thu thập số liệu liên lạc trước với đầu mối của từng bệnh viện (nơi sẽ thu thập số liệu) để hẹn lịch làm việc, chuẩn bị thời gian, địa điểm thu thập số liệu

Số liệu thu thập về được NCS và nhóm hỗ trợ (đã được hướng dẫn nhập liệu) nhập vào hệ thống để lưu trữ, phân tích, báo cáo. Đối với nghiên cứu định tính:

NCS tổ chức 8 cuộc phỏng vấn sâu với 2 lãnh đạo bệnh viện (bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn); 2 bác sĩ khoa thận lọc máu (bệnh viện Xanh Pôn và bệnh viện Thận Hà Nội) và 4 điều dưỡng khoa thận lọc máu của 4 bệnh viện trên để tìm hiểu công tác ghi chép thông tin, quản lý hồ sơ bệnh án của người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận, danh sách người bệnh chờ ghép thận tại đơn vị.

Thời gian thực hiện : Từ 1/6/2019 đến tháng 1/9/2020.

Các bước tiến hành thu thập dữ liệu

- Thảo luận nhóm: NCS tổ chức thảo luận nhóm gồm: Lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; lãnh đạo trung tâm ghép tạng và lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, chuyên gia CNTT về thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG cũng như thực trạng quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo tại các bệnh viện việc để đề ra các yêu cầu về đầu bài xây dựng phần mềm như: thông tin hành chính, tiền sử, bệnh lý, xét nghiệm… các thông tin chống chỉ định ghép thận, các tính năng phần mềm, dữ liệu đầu ra, thông tin danh sách người bệnh chờ ghép sẽ được trích xuất trên phần mềm, danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo, nhóm máu… Sau khi chuyên gia CNTT xây dựng phần mềm theo yêu cầu, nhóm nghiên cứu cùng thảo luận, đánh giá các tính năng của phần mềm nhằm rà soát tính chính xác, tính phù hợp của phần mềm trước khi triển khai tại

2 bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn Các tính năng của phần mềm như: Nhập hồ sơ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận; Hiển thị thông tin chung và chi tiết; Nhập hồ sơ hiến thận; Danh sách hiến thận; Ghép cặp cho nhận; Danh sách chờ ghép quốc gia; Tra cứu; Danh mục; Xuất dữ liệu; Quản trị hệ thống Tính năng ghép cặp, cho điểm đối với từng tiêu chí được nhóm nghiên cứu và chuyên gia CNTT xây dựng, thử nghiệm, đánh giá là quan trọng nhất Điểm số hoặc hệ số đối với từng tiêu chí này hoàn toàn có thể thay đổi và điều chỉnh được bằng cách Code hóa lại sau khi có sự thống nhất của các chuyên gia về chuyên môn, quản lý, điều phối thận ghép

Số liệu đã được thu thập tại mục tiêu 1 (Phiếu tóm tắt hồ sơ bệnh án của người bệnh chạy thận nhân tạo tại 26 cơ sở y tế) được nhập vào và xuất ra để kiểm tra tính chính xác của phần mềm

Các cuộc thảo luận nhóm của chúng tôi được thực hiện trong các phòng họp từ 45 phút đến 60 phút Ngoài ra, còn rất nhiều buổi làm việc với các kỹ sư viết phần mềm để giải thích những thắc mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện viết phần mềm, giải thích các chỉ số, biến số cần thiết để đưa vào đề bài cho các kỹ sư viết phần mềm thực hiện Xử lý các lỗi khi kiểm thử phần mềm như phân quyền truy cập, các lỗi khi kết nối, nhập hoặc trích xuất số liệu… Đơn vị viết phần mềm triển khai viết theo các yêu cầu của NCS và nhóm nghiên cứu như yêu cầu về nền tảng kỹ thuật và yêu cầu về tính năng của phần mềm.

- Phỏng vấn sâu: Sau khi phần mềm được thiết kế, triển khai áp dụng thử do NCS và nhóm hỗ trợ sử dụng, NCS sẽ phỏng vấn sâu với 11 người là lãnh đạo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia; Trung tâm ghép, lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện HN Việt Đức, chuyên gia CNTT, bác sĩ chuyên khoa thận lọc máu, kỹ sư công nghệ thông tin bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nhân viên hỗ trợ nhóm nghiên cứu và kỹ sư công nghệ thông tin của đơn vị viết phần mềm Nội dung phỏng vấn: Mô tả các tính năng của phần mềm, kết quả quản lý danh sách bằng phần mềm có đảm bảo tính chính xác, phù hợp, kịp thời và khả năng truy xuất, kiểm soát và minh bạch dữ liệu Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi được thực hiện trong các phòng họp riêng từ 30 phút đến 45 phút.

Thời gian thực hiện : Từ 1/10/2020 đến tháng 30/9/2021.

Các bước tiến hành thu thập dữ liệu

- NCS và nhóm nghiên cứu tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên văn phòng khoa Thận lọc máu) tại 2 bệnh viện là Bệnh viện HN Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn Nhóm nhân viên này sẽ tiếp tục cập nhật danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép và những thay đổi, bổ sung của người bệnh đang chạy thận tại bệnh viện mình Thông tin người bệnh có chỉ định ghép thận trước đó đã được NCS và nhóm nghiên cứu thu thập, nhập vào phần mềm tại giai đoạn 2.

- NCS tổ chức 11 cuộc phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo khoa thận lọc máu bệnh viện Thanh Nhàn, lãnh đạo khoa Thận lọc máu bệnh viện Việt Đức, lãnh đạo trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, trưởng phòng và 1 kỹ sư CNTT Bệnh viện HN Việt Đức, 1 kỹ sưCNTT của đơn vị viết phần mềm, 1 nhân viên hỗ trợ và 4 nhân viên văn phòng, điều dưỡng tại 2 khoa thận lọc máu bệnh viện Việt Đức và Thanh Nhàn để tìm hiểu, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi được thực hiện trong các phòng họp riêng từ 30 phút đến 45 phút.

C ÁC CHỈ SỐ VÀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

2.6.1 Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu định lượng (Mục tiêu 1)

- Thông tin chung về các cơ sở chạy thận nhân tạo tại Hà Nội và quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận.

- Số lượng người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận

- Đặc điểm của người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận

- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận.

2.6.2 Các nội dung chính trong nghiên cứu định tính (mục tiêu 1,2,3) tại bảng 2.3

Bảng 2.6 Các nội dung chính trong nghiên cứu định tính

Mục tiêu 1: Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

- Văn bản quy phạm pháp luật

- Nhân lực và tài chính

Hướng dẫn PVS Phụ lục 1A, 1B,

Mục tiêu 2: Xây dựng phần mềm và đánh giá một số kết quả triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020-2021

+ Thông tin lâm sàng: Chiều cao, cân nặng, BMI, mạch, huyết áp

+ Thông tin cận lâm sàng: Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh (công thức máu, nhóm máu, HLA,

Hướng dẫn thảo luận nhóm Phụ lục 2A, 2B

HIV, HBV, HCV); Chẩn đoán hình ảnh (XQ, siêu âm, CT, MRI, nội soi…)

+ Kết luận Là những nhận xét/kết luận của chuyên gia về chỉ định có thể ghép thận của người bệnh.

- Các tính năng chính của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận gồm:

+ Hiển thị thông tin chung và chi tiết

+ Nhập hồ sơ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

+ Nhập hồ sơ hiến thận

+ Danh sách hiến thận và thông tin chi tiết

+ Danh sách kết quả ghép cặp

+ Danh sách chờ ghép thận

- Sự cần thiết phải xây dựng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận.

- Đánh giá tính năng phần mềm

Hướng dẫn PVS Phụ lục 2C

Mục tiêu 3: Phân tích thuận lợi, khó khăn trong triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

- Văn bản quy phạm pháp luật

- Tính dễ sử dụng của phần mềm

- Tính hữu dụng của phần mềm

- Phản hồi từ người dùng.

Hướng dẫn PVS Phụ lục 3A, 3B, 3C

Bên cạnh các yêu cầu cơ bản của một phần mềm như: Yêu cầu chung hạ tầng, nền tảng; Yêu cầu hiệu năng; Yêu cầu kiểm thử;Yêu cầu về bảo trì, nâng cấp và hỗ trợ…NCS và nhóm nghiên cứu căn cứ mẫu phiếu tóm tắt hồ sơ bệnh án đã được hội đồng thông qua làm cơ sở để thiết kế giao diện nhập liệu.

C ÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

Bộ công cụ thu thập số liệu được thiết kế dựa trên các mục tiêu nghiên cứu.

Bộ công cụ thu thập số liệu bao gồm: Mẫu phiếu tóm tắt hồ sơ bệnh án người bệnh chờ ghép thận (Phụ lục 1), hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 1A, 1B, 1C, 2C, 3A, 3B, 3C), hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 2A, 2B).

X Ử LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Số liệu định lượng: Số liệu sau khi được thu thập được kiểm tra và làm sạch bởi nhóm nghiên cứu trước khi nhập vào máy tính NCS sử dụng phần mềm Epidata để tạo bộ nhập liệu và nhập số liệu Bộ nhập liệu được thiết kế để đảm bảo khống chế sai số khi nhập liệu.

Số liệu sau khi được nhập vào máy tính sẽ được xuất sang định dạng số liệu SPSS để phân tích Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để tiếp tục làm sạch và phân tích kết quả theo các phương pháp thống kê thông thường Các biến định lượng, định tính và thứ hạng được tính toán theo tần số và tỷ lệ %.

- Số liệu định tính: Sau khi tiến hành điều tra, băng ghi âm được gỡ và mã hóa chuyển sang dạng văn bản MS Word Các thông tin được tổng hợp theo các nhóm chính liên quan tùy theo các nội dung phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm

Có 2 nhân viên hỗ trợ việc gỡ băng và tổng hợp theo các yêu cầu của NCS NCS sẽ thống nhất với 2 nhân viên khi các nhóm thông tin có sự khác biệt.

S AI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ

Để kiểm soát sai số có thể xuất hiện trong nghiên cứu, một số các biện pháp sau đã được thực hiện:

- Sử dụng phần mềm nhập liệu chuyên dụng (Epidata) để hạn chế sai sót.

- Tập huấn kỹ cho các điều tra viên để đảm bảo thu thập được đầy đủ và chính xác các thông tin

- Kiểm tra và làm sạch số liệu trước khi nhập vào máy tính

- Thiết kế bộ câu hỏi điều tra với các câu hỏi dễ hiểu và dễ trả lời, nội dung bộ câu hỏi bám sát mục tiêu nghiên cứu

- Kiểm tra lại các nội dung gỡ băng để đảm bảo các thông tin chính xác.

Đ ẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, bệnh viện Thanh nhàn và các bệnh viện có chạy thận nhân tạo trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu có sử dụng một phần số liệu của đề tài cấp Nhà nước đã hoàn thành (QĐ số 2009/QĐ-BKHCN ngày 29/07/2021 về việc công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia

“Nghiên cứu xây dựng và áp dụng quy trình điều phối ghép tạng tại Việt Nam”, mã số KC.10.38/16-20) Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức nghiên cứu Trường Đại học Y tế Công cộng chấp thuận tại Quyết định số: 381/2021/YTCC-HD3 ngày 25 tháng 10 năm

2021 Nghiên cứu được sự đồng ý của Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn và giám đốc của các bệnh viện có chạy thận nhân tạo tại Hà Nội

- Nghiên cứu tôn trọng luật bản quyền, quyền tác giả và điền đầy đủ các nguồn trích dẫn khi sử dụng

- Nghiên cứu không sử dụng các quyền bị cấm để truy cập tìm kiếm các tư liệu.

- Đối tượng được lựa chọn tham gia nghiên cứu được nhóm nghiên cứu giải thích chi tiết về mục đích nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu Đảm bảo toàn bộ đối tượng nghiên cứu hiểu được việc tự nguyện tham gia nghiên cứu và không chịu bất kỳ ép buộc nào từ nhóm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được thông báo về quyền từ chối tham gia hoặc dừng tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu Toàn bộ thông tin thu được bảo đảm bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu không dùng vào bất kể mục đích gì khác.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin chung về các cơ sở chạy thận nhân tạo tại Hà Nội và quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận

Bảng 3.7 Danh sách các cơ sở chạy thận nhân tạo tại Hà Nội

STT Tên bệnh viện chạy thận nhân tạo

Danh sách NB có chỉ định ghép thận

Phần mềm quản lý danh sách NB có chỉ định ghép thận

1 Bệnh viện Hữu Nghị 1 Không Không

2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn 1 Có Không

3 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa 2 Không Không

4 Bệnh viện Thanh Nhàn 1 Không Không

6 Bệnh viện Bưu Điện 1 Không Không

7 Công ty Cổ phần BV GTVT 1 Không Không

8 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 1 Không Không

9 Bệnh viện TW Quân đội 108 Đặc biệt Có Có Excel

11 Bệnh viện TW Quân đội 103 1 Có Có Excel

12 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 1 Không Không

13 Bệnh viện 198 (Bộ Công An) 1 Có Không

14 Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai 2 Không Không

15 Bệnh viện Nam Thăng Long 2 Không Không

16 Bệnh viên Bắc Thăng Long 2 Không Không

17 Bệnh viện Đa khoa QT Vinmec 1 Có Có Excel

18 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc 2 Không Không

19 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông 1 Không Không

20 Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì 2 Không Không

21 Bệnh viện Quân y 105 1 Không Không

22 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Đặc biệt Có Có Excel

23 Bệnh viện Nội tiết 1 Không Không

24 Bệnh viện Nhi Trung ương 1 Có Không

25 Bệnh viện Thận Hà Nội 2 Không Không

26 Bệnh viện Bạch Mai Đặc biệt Có Có Excel

Theo bảng 3.1 Tổng số các bệnh viện có chạy TNT tại Hà Nội năm 2020 là 26 bệnh viện 100% các cơ sở y tế là các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa hạng đặc biệt, hạng một và hạng hai 8/26 bệnh viện đồng thời là các trung tâm ghép thận trong đó có 1 bệnh viện chuyên khoa, 7/8 bệnh viện còn lại là bệnh viện đa khoa 3 trong số 8 bệnh viện có ghép thận không có danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận Danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận tại 5/8 bệnh viện còn lại cũng khác nhau như: có bệnh viện yêu cầu người bệnh phải có tối thiểu xét nghiệm HLA và nhóm máu; có bệnh viện chỉ cần yêu cầu có nhóm máu Việc quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận tại các bệnh viện này 100% bằng phần mềm Excel.

Số lượng người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận

Số lượng người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận là những người không bị mắc các bệnh như: ung thư, tai biến mạch não, nhiễm HIV, lao, giang mai, lupus ban đỏ hoặc tuổi trên 65

Bảng 3.2 Số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận tại Hà Nội.

STT Tên cơ sở chạy thận nhân tạo Số lượng người bệnh đang chạy TNT

Số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận

2 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn 75 39 52,0

3 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa 98 72 73,5

7 Công ty Cổ phần BV GTVT 75 48 64,0

8 Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp 195 159 81,5

9 Bệnh viện TW Quân đội 108 192 103 53,6

11 Bệnh viện TW Quân đội 103 132 94 71,2

12 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 132 97 73,5

13 Bệnh viện 198 (Bộ Công An) 110 87 79,1

14 Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai 103 78 75,7

15 Bệnh viện Nam Thăng Long 58 52 89,7

16 Bệnh viện Bắc Thăng Long 105 71 67,6

17 Bệnh viện Đa khoa QT Vinmec 21 15 71,4

18 Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc 14 13 92,9

19 Bệnh viện Đa khoa Hà Đông 164 131 79,9

20 Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì 65 52 80,0

22 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 173 140 80,9

24 Bệnh viện Nhi Trung ương 23 23 100,0

25 Bệnh viện Thận Hà Nội 391 326 83,4

Theo số liệu Bảng 3.2: Tỷ lệ % người bệnh đang chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại Hà Nội dao động từ hơn 10% (bệnh viện Hữu nghị) đến 100% (bệnh viện Nhi Trung ương) Trung bình 74% người bệnh đang chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tương ứng với 2.384 người bệnh.

Đặc điểm của người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận

Bảng 3.3 Đặc điểm của người bệnh chạy TNT có chỉ định ghép thận Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Trong tổng số 2.384 người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận, NCS và nhóm hỗ trợ chỉ thu thập được chính xác thời gian chạy thận của 987 người bệnh (chiếm hơn 41%) Mặc dù thời gian trong mẫu phiếu tóm tắt của NCS đưa ra 3 mốc với dải khá rộng là < 5 năm, 5-10 năm và >10 năm Tuy nhiên, trong hồ sơ bệnh án của người bệnh không khai thác được, đặc biệt tại mục tiền sử bệnh Độ tuổi trung bình của người bệnh có chỉ định ghép thận là 48,8 tuổi, trong đó nam giới nhiều hơn nữ giới với tỷ lệ lần lượt là 55,4% và 44,6%

Thời gian chạy thận của người bệnh có chỉ định ghép thận dưới 5 năm chiếm đa số với 42,6%

Trong tổng số 377 người có kết quả nhóm máu khai thác được thì người bệnh có nhóm máu O vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 40%,tiếp đến là nhóm máu B, A và AB.

Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận

Bảng 3.4 Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận.

Xét nghiệm Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Tăng huyết áp, tiểu đường 172 7,2

Số lượng người bệnh chạy thận được xác định làm các xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường máu nhiều nhất cũng chỉ chiếm hơn 60% (đối với viêm gan B) và thấp nhất là xét nghiệm HIV với 630 trường hợp có kết quả xét nghiệm (chiếm 26%)

Trong tổng số người bệnh chạy thận nhân tạo tại các cơ sở y tế có đến 75% người bệnh không có kết quả xét nghiệm HIV; 36% không có kết quả xét nghiệm HBV; 39% không có kết quả xét nghiệm HCV

Trong số các xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường máu không có người bệnh nào có xét nghiệm HIV dương tính, nhưng có đến 25% người bệnh bị viêm gan C và 10% có viêm gan B

Trong 8 nhóm nguyên nhân gây suy thận ở người bệnh chạy thận nhân tạo thì suy thận mạn do viêm cầu thận mạn, tăng huyết áp và tiểu đường là 3 nhóm nguyên nhân chính chiếm đến 94%

3.1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

Việc quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận là một công việc quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả để đảm bảo người bệnh nhận được sự chăm sóc tốt nhất Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác này:

Văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã có (mặc dù chưa đầy đủ như chưa có Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật) Tuy nhiên việc chấp hành nghiêm chỉnh và tuân thủ của các bệnh viện còn rất khiêm tốn

Văn bản quy phạm pháp luật như Luật Khám bệnh, Chữa bệnh; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận Các văn bản này quy định các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch, và hiệu quả trong công tác quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận.

Các bệnh viện có chạy thận nhân tạo hầu như chưa quan tâm đến công tác quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận Các bệnh viện chưa tuân thủ việc “Báo cáo danh sách, tên, tuổi, địa chỉ cùng các chỉ số y học liên quan đến tình trạng sức khỏe của người bệnh có chỉ định ghép thận với TTĐPGTQG” theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Quyết định số 3049/QĐ-BYT ngày 21/8/2013, mặc dù các bệnh viện có ghép thận đã được cấp tài khoản

“Nhiều bệnh viện có ghép thận nhưng không cung cấp thông tin người bệnh có chỉ định ghép thận lên trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, nhưng cũng không có các văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cách xử lý cụ thể…” (PVS-LĐ 2).

“Tại Hà Nội, bệnh viện Việt Đức là bệnh viện cung cấp đầy đủ thông tin nhất lên cổng thông tin của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, tuy nhiên thông tin người bệnh cũng thiếu rất nhiều, đặc biệt là xét nghiệm HLA hầu như không có” (PVS-LĐ 1).

Chưa có các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác để quy định việc xử lý các bệnh viện trong trường hợp không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin người bệnh chờ ghép lên cổng thông tin của trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia mà vẫn thực hiện ghép thận

“Nhiều bệnh viện có ghép thận nhưng không cung cấp thông tin người bệnh có chỉ định ghép thận lên trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, nhưng cũng không có các văn bản quy phạm pháp luật nào hướng dẫn cách xử lý cụ thể…” (PVS-LĐ 2).

“… đối với trường hợp người hiến sống, nhiều bệnh viện không thông báo cho Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và không cập nhật lên danh sách chờ ghép quốc gia Do vậy dễ dẫn đến việc lợi dụng để lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bằng những thủ thuật tinh vi, rất khó phát hiện” (PVS-LĐ 3).

Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Y tế, Sở Y tế…) đối với hoạt động quản lý người bệnh chờ ghép thận tại các bệnh viện trong thời gian qua chưa được quan tâm, chú trọng nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

“Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có nội dung về thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tuy nhiên, cho đến nay đã có hàng chục vụ án bị phát hiện và xử lý hình sự liên quan đến mua bán thận xảy ra tại nhiều bệnh viện nhưng cũng không có các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của các cơ quan quản lý nhà nước.” (PVS-LĐ 3).

K ẾT QUẢ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI H À NỘI NĂM 2020-2021

3.2.1 Thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG

3.2.1.1 Thông tin người đăng ký chờ ghép thận trên phần mềm TTĐPGTQG

Năm 2014 Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia đã được Bộ Y tế phê duyệt dự án “Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người” , trong đó có hạng mục quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận với các thông tin được yêu cầu cung cấp từ các bệnh viện có ghép thận cụ thể như bảng 3.5 (12).

Bảng 3.5 Thông tin lưu trữ cơ bản người đăng ký chờ ghép (số liệu của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia)

STT Tên thông tin Loại dữ liệu Ghi chú

1 Mã bệnh án Chữ Không bắt buộc

2 Họ và tên Chữ Bắt buộc

3 Ngày đăng ký chờ ghép Ngày tháng Bắt buộc

4 Ngày tháng năm sinh Ngày tháng Bắt buộc

5 Giới tính Chữ Bắt buộc

6 Quốc tịch Chữ Bắt buộc

7 Địa chỉ Chữ Bắt buộc

8 Nghề nghiệp Chữ Không bắt buộc

9 Nơi công tác Chữ Không bắt buộc

10 Số CMND/Hộ chiếu/CCCD

Nơi cấp Chữ Bắt buộc

Ngày cấp Ngày tháng Bắt buộc

11 Điện thoại Số Bắt buộc

12 Email Chữ Không bắt buộc

13 Mô, tạng đăng ký chờ ghép Chọn tối thiểu 1

Tim Có / Không Bắt buộc

Gan Có / Không Bắt buộc

Thận Có / Không Bắt buộc

Phổi Có / Không Bắt buộc

Giác mạc Có / Không Bắt buộc

Tụy Có / Không Bắt buộc

14 Đối tượng Cấp cứu/Đã hiến Không bắt buộc

15 Nhóm máu Chữ Bắt buộc

16 Chiều cao Mét Bắt buộc

17 Cân nặng Kg Bắt buộc

18 Virus viêm Gan Chữ Bắt buộc

19 HLA Số Không bắt buộc

Trong số 19 thông tin yêu cầu cung cấp có 6 thông tin “không bắt buộc”, 13 thông tin “bắt buộc” phải cung cấp trong đó có 4 thông tin về chuyên môn y tế là Nhóm máu; Chiều cao; Cân nặng và Virus viêm gan (40) Cho đến nay, việc sử dụng các thông tin trên cho công tác điều phối thận của TTĐPGTQG vẫn chưa thực hiện được

3.2.1.2 Tổng hợp số người bệnh chờ ghép theo cơ sở y tế

Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng phần mềm, một số trung tâm ghép đã cung cấp số liệu lên cổng thông tin của trung tâm, tuy nhiên các thông tin cung cấp lên cổng thông tin rất lẻ tẻ, rời rạc

Bảng 3.6 Tổng hợp số người bệnh chờ ghép theo cơ sở y tế cung cấp tính đến 31/12/2020 (số liệu của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia)

TT Tên cơ sở y tế Tài khoản n %

1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Bvvietduc 483 24,66

2 Bệnh viện Bạch Mai Bvbachmai 22 1,12

3 Bệnh viện Chợ Rẫy Bvchoray 148 7,55

4 Bệnh viện Nhân dân 115 Bvnhandan115 176 8,98

5 Bệnh viện TW QĐ 108 Bvtwqd108 2 0,10

6 Bệnh viện Học viện Quân y 103 Bvhvqy103 158 8,07

7 Bệnh viện Nhi Trung ương Bvnhitw 3 0,15

8 Bệnh viện 198 Bộ Công An Bv198 3 0,15

9 Bệnh viện Xanh Pôn Bvxanhpon 23 1,17

10 Bệnh viện Đa khoa QT Vinmec Bvvinmec 74 3,78

11 Bệnh viện ĐK tỉnh Phú Thọ Bvtinhphutho 10 0,51

12 Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên Bvthainguyen 3 0,15

13 Bệnh viện Trung ương Huế Bvtwhue 736 37,57

14 Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng Bvdanang 13 0,66

15 Bệnh viện nhân dân Gia Định Bvnhandangiadinh 0 0,00

16 Bệnh viện Nhi Đồng 2 Bvnhidong2 6 0,31

17 Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang Bvkiengiang 0 0,00

18 Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM BvDHYDuocHCM 62 3,16

19 Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa BVtinhthanhhoa 0 0,00

21 Bệnh viện Đa khoa Nghệ An BvNgheAn 0 0,00

Trong tổng số 21 trung tâm ghép thận (tính đến 31/12/2020) gửi thông tin người bệnh chờ ghép thận lên cổng thông tin có đến 43% (9/21) có số lượng người bệnh chờ ghép thận dưới 10 người bệnh, thậm chí có đến 4 bệnh viện không có người bệnh nào chờ ghép cập nhật thông tin lên hệ thống Bệnh viện trung ương Huế và bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là hai bệnh viện cập nhật thông tin người bệnh nhiều nhất, chiếm đến hơn 60% số lượng người bệnh trong danh sách chờ ghép thận

3.2.1.3 Các tính năng của phần mềm

Các tính năng của phần mềm bao gồm: 1 Quản trị hệ thống; 2 Quản lý danh mục; 3 Quản lý đăng ký; 4 Quản lý cặp ghép; 5.Quản lý cặp ghép chéo; 6 Danh sách chờ ghép quốc gia; 7 Danh sách đăng ký hiến tạng quốc gia; 8 Quản lý điều phối; 9 Quản lý chăm sóc; 10 Quản lý tôn vinh; 11 Báo cáo thống kê Tuy nhiên, nhiều tính năng trong phần mềm chưa được triển khai thực hiện hoặc được triển khai nhưng số liệu không được cập nhật Ví dụ: Tính năng ghép cặp là quan trọng nhất nhưng chưa thực hiện được, số lượng người đăng ký chờ ghép mô tạng là 4015 nhưng số lượng người chờ ghép thận đã là 5167.

Hình 3.1 Giao diện phần mềm Hệ thống quản lý điều phối ghép tạng và thông tin người bệnh trong danh sách chờ quốc gia

Hình 3.1 Giao diện phần mềm Hệ thống quản lý điều phối ghép tạng và thông tin người bệnh trong danh sách chờ quốc gia Việc xây dựng một phần mềm mới là rất cần thiết Các tính năng của phần mềm hiện tại không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chuyên môn, đặc biệt là việc ghép cặp và tính ra điểm số chưa thực hiện được

“Phần mềm của TTĐPGTQG được xây dựng cách đây gần 10 năm, thời điểm đó các yêu cầu về chuyên môn không đòi hỏi như hiện nay, thế nhưng các bệnh viện vẫn còn chưa đáp ứng được Hiện Luật hiến ghép mô tạng đang được đề nghị sửa đổi, bổ sung vì vậy việc xây dựng phần mềm mới hoặc nâng cấp phần mềm hiện nay là việc bắt buộc Trung tâm phải làm” (PVS LĐ-1)

Trung tâm ghép tạng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng chưa có phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận, việc ghép cặp vẫn được thực hiện thủ công thông qua việc sàng lọc các tiêu chí phù hợp như nhóm máu, độ tuổi, kích thước thận hiến, độ hòa hợp HLA…

“Trung tâm ghép tạng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện việc ghép thận thường quy, mỗi tuần bình quân thực hiện 2 cặp ghép Ngoài ra, khi có người bệnh chết não hiến thận thì trung tâm cũng triển khai ghép thận từ người hiến chết não Tuy nhiên, cũng như hầu hết các trung tâm ghép thận trên cả nước, trung tâm vẫn thực hiện việc ghép cặp dựa trên sàng lọc thủ công.” (PVS LĐ-2).

Người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận sẽ được đưa vào một danh sách trên phần mềm văn phòng Excel để theo dõi, quản lý Việc sử dụng phần mềm để thực hiện ghép cặp người hiến người nhận là rất cần thiết, tuy nhiên để làm được việc này đòi hỏi cơ sở dữ liệu của người bệnh chờ ghép phải rất đầy đủ, chi tiết

“Khi có thận hiến bác sĩ khoa thận lọc máu và bác sĩ phẫu thuật ghép thận sẽ hội chẩn với nhau để lựa chọn người nhận phù hợp nhất Việc sử dụng phần mềm để thực hiện ghép cặp người hiến người nhận là rất cần thiết, tuy nhiên để làm được việc này đòi hỏi cơ sở dữ liệu của người bệnh chờ ghép phải rất đầy đủ, chi tiết Trước mắt nên lựa chọn các thông số cơ bản cho việc xây dựng phần mềm” (PVS LĐ-3).

Tóm lại, với các kết quả nghiên cứu như trên và thực trạng công tác quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận như hiện nay,việc xây dựng và quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận một cách thống nhất dựa trên một phần mềm tại Hà Nội là rất cần thiết

3.2.2 Các yêu cầu về xây dựng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

3.2.2.1 Yêu cầu chung của phần mềm

Việc xây dựng phần mềm nên theo hướng modul, mỗi modul đảm nhiệm một chức năng chính và kết nối được với nhau thông qua các phương thức trung gian kết nối (Application Programming Interface – API)

“việc nâng cấp phần mềm nhằm cập nhật thông tin theo yêu cầu của NCS là khá khó khăn về mặt kỹ thuật vì khi đó hệ thống sẽ đòi hỏi cơ sở dữ liệu rất lớn làm chậm khả năng xử lý của phần mềm, vì vậy nên xây dựng một phần mềm mới theo hướng từng modul phục vụ cho từng nhóm mục tiêu cụ thể, các modul này tích hợp với nhau chạy trong một hệ thống điều phối chung, tương tự như phần mềm Waitlist SM của UNOS (Mỹ)” (TLN-1)

Phần mềm cho phép người dùng có thể truy cập từ bất cứ đâu khi có Internet Phần mềm có khả năng tích hợp với hệ thống khác đang sử dụng tại các bệnh viện như hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) và hệ thống liên lạc và lưu trữ hình ảnh (PACS)

M ỘT SỐ THUẬN LỢI , KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN 96 1 Thuận lợi

Qua triển khai áp dụng phần mềm tại 2 bệnh viện và rà soát các tính năng, nghiệp vụ, NCS và nhóm hỗ trợ đánh giá chung như sau: Phần mềm dễ dàng cài đặt, đầy đủ chức năng theo yêu cầu, quy trình nghiệp vụ phù hợp; Phần mềm thiết kế trực quan, dễ sử dụng, việc sử dụng phần mềm không đòi hỏi những huấn luyện quá phức tạp và chuyên sâu mà chỉ cần người sử dụng có trình độ, kiến thức về CNTT ở mức phổ thông Trong quá trình triển khai phần mềm tại bệnh viện có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Lãnh đạo bệnh viện ủng hộ là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công trong việc triển khai một phần mềm mới

Phần mềm quản lý danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận tại Hà Nội được triển khai nhằm cải thiện hiệu quả trong việc quản lý và điều phối ghép thận Hiệu quả của việc triển khai phần mềm này đã được đánh giá qua các cuộc phỏng vấn sâu với lãnh đạo bệnh viện tại hai cơ sở áp dụng Sự thuận lợi lớn nhất khi triển khai phần mềm chính là sự hiểu biết và ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo các bệnh viện đối với các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác quản lý và điều phối ghép thận Lãnh đạo các bệnh viện không chỉ nhận thức rõ về các chủ trương và chính sách liên quan đến công tác ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng mà còn nhấn mạnh sự cần thiết của các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hiến, Lấy, Ghép Mô Bộ Phận Cơ Thể Người và Hiến Lấy Xác năm 2006 của Quốc hội.

Lãnh đạo các bệnh viện hiểu rằng việc triển khai phần mềm sẽ giúp công tác điều phối thận ghép trở nên minh bạch hơn, từ đó nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của bệnh viện.

“Luật hiến lấy ghép mô và bộ phận cơ thể đã có hiệu lực nhưng đến nay nhiệm vụ điều phối vẫn chưa thực hiện được, nếu phần mềm này được triển khai, công tác điều phối thận ghép mới trở nên minh bạch được” (PVS LĐ 2)

Chính sách chung của bệnh viện là luôn khuyến khích phát triển các kỹ thuật cao, đặc biệt là hướng tới ghép tạng Việc phát triển các kỹ thuật chuyên sâu này sẽ thúc đẩy trình độ nhân viên y tế và ứng dụng kỹ thuật cao của các khoa phòng có liên quan, qua đó nâng cao trình độ và kỹ thuật của đội ngũ y bác sĩ.

“Chính sách chung của bệnh viện là luôn khuyến khích phát triển các kỹ thuật cao đặc biệt là hướng tới ghép tạng Việc phát triển các kỹ thuật chuyên sâu này sẽ thúc đẩy trình độ nhân viên y tế và ứng dụng kỹ thuật cao của các khoa phòng có liên quan, qua đó trình độ và kỹ thuật của đội ngũ y bác sỹ cũng được nâng lên” (PVS LĐ 3).

Ban Giám đốc đã giao cho một cán bộ chuyên trách làm đầu mối để triển khai phần mềm, thành lập một tổ công tác với các thành viên có chuyên môn về công nghệ thông tin và thận lọc máu để thường xuyên cập nhật thông tin lên phần mềm

“Việc kiểm tra được các thông tin người bệnh có chỉ định ghép thận mọi lúc mọi nơi” (PVS LĐ 3)

Sự ủng hộ và cam kết của lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và duy trì phần mềm, đảm bảo rằng công tác quản lý và điều phối ghép thận được thực hiện một cách hiệu quả và minh bạch.

Tính dễ sử dụng là một yếu tố quan trọng giúp phần mềm được chấp nhận rộng rãi

Phần mềm được đánh giá là dễ cài đặt và sử dụng trên nền tảng web, không yêu cầu nâng cấp phần cứng Thiết kế với cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, các chức năng được sắp xếp logic.

“Giao diện của phần mềm được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, trực quan và thuận tiện cho người dùng Thiết kế với cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, các chức năng được sắp xếp logic, trực quan Danh sách người bệnh được sắp xếp theo thời gian nhập số liệu”

Phần mềm này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, nhấn mạnh sự thân thiện và tiện lợi trong việc sử dụng. Giao diện được thiết kế đơn giản và dễ hiểu, giúp người dùng nhanh chóng nắm bắt và thao tác một cách hiệu quả.

“Em là nhân viên văn phòng nên việc sử dụng phần mềm này không quá khó khăn” (PVS NVYT 5) Đối với nhân viên văn phòng, việc sử dụng phần mềm này không gặp nhiều khó khăn Họ có thể dễ dàng làm quen và thao tác trên phần mềm mà không cần phải có kỹ năng công nghệ cao.

“Các sếp phân công bọn em làm gì thì bọn em làm thôi mới đầu có chút bỡ ngỡ một thời gian sau là quen ngay” (PVS NVYT

Ban đầu, nhân viên có thể cảm thấy bỡ ngỡ khi mới tiếp cận phần mềm, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã quen với các chức năng và cách sử dụng, cho thấy phần mềm có tính dễ học hỏi và thích nghi.

“Việc di chuyển giữa các trường dữ liệu có thể sử dụng cả chuột hoặc bàn phím một số cửa sổ đã tích hợp sẵn thông số nên việc lựa chọn sẽ dễ dàng hơn việc phải nhập thông tin người bệnh vào” (PVS ĐD 5)

Sự linh hoạt trong việc di chuyển giữa các trường dữ liệu bằng chuột hoặc bàn phím, cùng với việc tích hợp sẵn các thông số trong một số cửa sổ, giúp quá trình nhập liệu trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn Điều này làm giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian cho người dùng

BÀN LUẬN

T HỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN CỦA 26 BỆNH VIỆN TẠI H À N ỘI NĂM 2020

Năm 2020 Hà Nội có 26 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa các tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện có đơn vị chạy thận nhân tạo 8/26 bệnh viện trong số đó là các trung tâm ghép thận bao gồm 1 bệnh viện chuyên khoa và 7 bệnh viện đa khoa Với 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã (59) các bệnh viện có chạy TNT tại Hà Nội phân bổ không đồng đều, tập chung chủ yếu tại 11 quận Quận Nam Từ Liêm và 15 huyện trên địa bàn thành phố không có cơ sở y tế chạy thận nhân tạo Qua việc thu thập số liệu tại 26 bệnh viện có chạy thận trên địa bàn Hà Nội cho thấy công tác quản lý hồ sơ bệnh án người bệnh chạy thận nói chung và người bệnh chạy thận có chỉ định ghép thận nói riêng khá lỏng lẻo Việc thiếu hụt thông tin người bệnh đặc biệt là các thông tin lên quan đến chuyên môn y tế ảnh hưởng rất nhiều đến công tác xây dựng và quản lý người bệnh dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vì bản chất của việc ứng dụng công nghệ thông tin là hỗ trợ cho công tác chăm sóc, theo dõi và điều trị người bệnh Sự phù hợp về nhóm máu là một trong những điều kiện tiên quyết cho việc lựa chọn người hiến, người nhận thận Tuy nhiên, trong nghiên cứu này số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận có kết quả xét nghiệm nhóm máu chỉ chiếm gần 16% (377/2.384) Xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, HBV, HCV, Giang mai không chỉ giúp cho công tác chăm sóc, theo dõi và điều trị của nhân viên y tế mà còn giúp cho người bệnh biết và phòng ngừa lây lan cho cộng đồng Trong nghiên cứu này xét nghiệm viêm gan B được làm nhiều nhất cũng chỉ đạt hơn 60%

Với 3.220 người bệnh đang chạy thận trên địa bàn thành phố, dân số Hà Nội năm 2020 là 8.053.663 người (60), như vậy số lượng người bệnh chạy thận trên 1 triệu dân tại Hà Nội năm 2020 là 399 Kết quả này cao hơn so với công bố của Phạm Văn Bùi trên tập chí kidney360.asnjournals.org ngày 21/7/2020 với 310 người bệnh/1 triệu dân (7) Điều này có thể được giải thích bởi Hà Nội là một thành phố trực thuộc trung ương, với mật độ dân cư cao cao thứ 2 của cả nước với 2.398 người/km 2 (6) Sự tham gia của các đơn vị tư nhân cũng như sự phối hợp của nhiều hệ thống bệnh viện của các bộ ngành cho phép người bệnh có thể tiếp cận được dịch vụ chạy TNT một cách dễ dàng hơn và chất lượng điều trị cũng ngày càng được nâng cao Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec và BV đa khoa Hồng Ngọc là hai cơ sở y tế tư nhân có dịch vụ chạy TNT, tuy số lượng 35 người bệnh là không nhiều, nhưng đây cũng là những bệnh viện giúp cho người bệnh có những trải nghiệm dịch vụ tốt hơn tùy theo khả năng chi trả của người bệnh

Với 3.220 người bệnh đang phải chạy thận nhân tạo trên địa bàn Hà Nội bước đầu xác nhận nhu cầu ghép thận tại Hà Nội năm

2020 là 3.220 người 74% số lượng người bệnh đang chạy thận tại Hà Nội có chỉ định ghép thận tương ứng với 2.384 người bệnh Các đặc điểm về tuổi trong nghiên cứu này có sự tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới (49–52) Độ tuổi trên 60 chiếm một tỷ lệ khá cao trong số những người bệnh chạy TNT Tuổi trung bình của người bệnh có chỉ định ghép thận là 48,8 trong đó nam giới nhiều hơn nữ giới Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì độ tuổi có chỉ định ghép thận khuyến cáo không quá 60 (4) Trên thế giới tỷ lệ ghép thận ở người cao tuổi đang tăng lên và những đánh giá kết quả sau ghép ở những người bệnh này là khả thi hơn so với nhóm không ghép (54,55) Tại Châu Âu, chương trình ghép tạng nâng cao – Eurotransplant Senior Program cho phép người nhận trên 65 sẽ được nhận thận từ người hiến trên 65 (55) Một số đặc điểm khác của người bệnh có chỉ định ghép thận như tuổi trung bình, giới tính, thời gian chạy thận, nhóm máu, các bệnh lây truyền qua đường máu, nguyên nhân chạy thận…cũng khá tương đồng với các nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên Thế giới (68–72).

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý người bệnh chờ ghép tạng nói chung và người bệnh chờ ghép thận nói riêng đã được quy định trong Luật Hiến, lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động này trong thời gian qua chưa được quan tâm, chú trọng thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động này

Trên thế giới nghiên cứu về quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận hoặc quản lý người bệnh có chỉ định ghép thận không nhiều Việc kiểm tra, đánh giá sức khỏe người bệnh trước khi đưa vào danh sách chờ ghép quốc gia được thống nhất trên toàn quốc, việc người bệnh phải có tên trong danh sách chờ ghép quốc gia mới được ghép thận đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, không làm trái được Trường hợp cố tình làm sai sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc Điều 301(a) của Luật ghép tạng Mỹ (NOTA) năm 1984 đã quy định việc mua hoặc bán bất kỳ bộ phận cơ thể nào nhằm mục đích ghép vào cơ thể người khác là hành vi phạm pháp Người vi phạm có thể bị phạt tiền lên đến 50,000 USD Mức phạt này được áp dụng cho mỗi lần vi phạm, có nghĩa là nếu một người thực hiện nhiều lần mua bán tạng, họ có thể phải đối mặt với nhiều khoản phạt cộng dồn Ngoài phạt tiền, điều luật này cũng quy định người vi phạm có thể bị kết án tù lên đến 5 năm (73).

Tương tự tại Trung Quốc, Luật Ghép tạng người (Human Organ Transplantation Regulation) năm 2007 cũng cấm tất cả các hình thức buôn bán bộ phận cơ thể người Theo đó, hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 1.000.000 Nhân dân tệ (khoảng 15.000 đến 150.000 USD), theo quy định tại Điều 33 Ngoài việc phạt tiền, những người vi phạm cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Theo Bộ luật Hình sự Trung Quốc, việc buôn bán tạng người có thể bị phạt tù từ 5 đến 10 năm, và trong trường hợp nghiêm trọng, mức án có thể lên đến chung thân Ngoài hình phạt tiền và tù giam, các tài sản thu được từ hoạt động buôn bán tạng cũng sẽ bị thu giữ và tịch thu bởi nhà nước Những người vi phạm cũng có thể bị cấm hành nghề y tế hoặc tham gia vào các hoạt động liên quan đến ghép tạng (35)

Tại Việt Nam Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể và hiến, lấy xác có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, theo đó Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ “Quản lý danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia” (3) Trước năm 2019 Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) chưa có quy định tội mua bán tạng mà chỉ có tội giả mạo giấy tờ, mặc dù Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến xác có hiệu lực từ 1/7/2007 Kể từ khi Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) có hiệu lực năm 2019, theo đó Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người Điều này được thiết kế 4 khoản với mức phạt thấp nhất là 3 năm tù, cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (74) Mặc dù mức phạt được quy định trong Luật hình sự rất nghiêm khắc như vậy, tuy nhiên nhiều vụ án được đưa ra xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy đối tượng bị xử lý hầu hết là các cá nhân thực hiện việc môi giới giữa người hiến và người nhận Việc làm này chỉ giải quyết được bề nổi của nạn buôn bán tạng đang diễn ra hiện nay mà không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của tệ nạn này Quản lý danh sách người nhận thận thống nhất và duy nhất trên toàn quốc (danh sách chờ ghép thận quốc gia), chỉ người bệnh có tên trong danh sách chờ ghép quốc gia mới được ghép thận, thông tin người nhận và người hiến phải được mã hóa (trừ trường hợp người hiến sống cùng huyết thống) là việc TTĐPGTQG phải làm để giải quyết tận gốc nạn buôn bán thận hiện nay

Nghiên cứu về danh sách chờ ghép của người bệnh chờ ghép thận không chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng người bệnh trong danh sách chờ ghép mà còn là việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng một danh sách chờ ghép, khả năng tiếp cận đến danh sách chờ ghép quốc gia của người bệnh, điều chỉnh các yếu tố về đặc điểm danh sách chờ ghép để phù hợp với các quốc gia khác nhau Việc duy trì hoạt động trong danh sách chờ ghép luôn được quan tâm, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hoạt động trong danh sách của người bệnh Một số nghiên cứu bao gồm cả định lượng và định tính cho phép đánh giá những khía cạnh thực tế của việc xây dựng, duy trì, cải tiến danh sách chờ ghép quốc gia, cùng với đó là những can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo trách nhiệm, quyền lợi của người bệnh trong quá trình chờ ghép tạng, không chỉ riêng ghép thận mà còn bao gồm cả những cơ quan khác nhau Ủy ban Hướng dẫn Thực hành Lâm sàng của Hiệp hội ghép tạng Mỹ đã xây dựng một cuộc khảo sát để xem xét các chính sách của các chương trình ghép thận ở Mỹ liên quan đến việc quản lý danh sách chờ ghép thận Cuộc khảo sát đã được gửi đến 287 trung tâm và

192 (67%) đã trả lời Cuộc khảo sát chỉ ra rằng cần thiết theo dõi thường xuyên, thường xuyên nhất trên cơ sở hàng năm (71%) Người bệnh được coi là có nguy cơ cao và các ứng cử viên cho ghép thận-tụy kết hợp được theo dõi thường xuyên hơn Việc sàng lọc hàng năm đối với bệnh động mạch vành thường là cần thiết với những người bệnh không có triệu chứng được coi là có nguy cơ cao mắc bệnh tiềm ẩn Kiểm tra sức khỏe định kỳ tiêu chuẩn là cần thiết, cùng với việc cập nhật thường xuyên các xét nghiệm huyết thanh học và các xét nghiệm máu khác (75).

Khả năng tiếp cận vào danh sách chờ ghép tạng được thể hiện rõ sự khác biệt về tuổi và khu vực ở một số nghiên cứu tại Pháp. Hourmant và cộng sự (2013) tại Pháp thực hiện một nghiên cứu dựa trên các dữ liệu ghép thận và lọc máu lấy từ Cơ quan đăng ký REIN Nó cung cấp một cái nhìn toàn diện về danh sách chờ đợi và khả năng tiếp cận ghép thận cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa thận và các cơ quan y tế quốc gia hoặc khu vực Quyền truy cập vào danh sách chờ được đánh giá trên một nhóm thuần tập gồm 51.845 người bệnh mới bắt đầu chạy thận từ năm 2002 đến năm 2011 ở 25 khu vực Kết quả cho thấy người bệnh trên 60 tuổi tiếp cận rất kém với danh sách chờ, bất kể tình trạng tiểu đường của họ là gì Tuy nhiên trong nghiên cứu của Mathilde Lefortvà cộng sự năm

2016 lại chỉ ra rằng cơ hội ghép cao hơn cho những người bệnh lớn tuổi trong danh sách chờ có thể được giải thích là do điểm phân bổ của Pháp ủng hộ sự phù hợp về độ tuổi giữa người nhận và người hiến Sau khi điều chỉnh về tuổi và đặc điểm lâm sàng, những người bệnh nằm trong danh sách chờ ở Bretagne có khả năng được ghép cao hơn 4,5 lần so với những người bệnh ở Ile-de-France (Bretagne và Ile-de-France là 2 vùng thuộc nghiên cứu) mặc dù số lượng người bệnh trong danh sách chờ của Ile-de-France cao hơn và số nhóm người bệnh trong trạng thái không hoạt động ít hơn (76).

Theo nghiên cứu của Rivelli và cộng sự đánh giá hồi cứu cơ sở dữ liệu Danh sách chờ từ một trung tâm giới thiệu khu vực để ghép thì việc quản lý danh sách chờ ghép thận cho phép biết được về các đặc điểm của dân số được hỗ trợ, góp phần xây dựng các chiến lược để tạo điều kiện tiếp cận với ghép Kết quả nghiên cứu cho thấy từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2013, 1210 người bệnh đã được đăng ký vào danh sách chờ ghép, bao gồm các trường hợp mới và xem xét tất cả các người bệnh đã đăng ký trước đó Trong số đó, 492 người đang hoạt động trong danh sách, 150 người được ghép với người hiến đã chết, 60 người chết và 49 người bị loại bỏ không đủ điều kiện lâm sàng Các người bệnh còn lại đang được đánh giá hoặc đưa vào danh sách chờ ghép (77).

Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu liên quan đến việc quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận Nghiên cứu về “Đặc điểm của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối trong danh sách chờ ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy” của Dư Thị Ngọc Thu và CS tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2023 cũng cho thấy phần lớn người bệnh tự tìm đến và đăng ký vào danh sách chờ ghép Như vậy, cũng đồng nghĩa là không có sự kết nối báo thông tin về tình trạng bệnh giữa bác sĩ điều trị với người quản lý danh sách chờ (72) Nghiên cứu

“Thực trạng người bệnh và quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận tại bệnh viện HN Việt Đức năm 2019” của Lê Thị Kim Nhung cho thấy viêm cầu thận mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc chạy thận của người bệnh với 69,8% Người bệnh chạy thận trên 5 năm chiếm hơn 50% Trong vòng 3 tháng theo dõi danh sách người bệnh chờ ghép thận có 01 người bệnh tự nguyện ra khỏi danh sách chờ ghép do không còn nhu cầu Tử vong trong quá trình chờ ghép có 2 người, 13 người đã được ghép thận, bổ sung thêm 9 người bệnh vào danh sách chờ ghép.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 bệnh viện có ghép thận tại Hà Nội đều sử dụng phần mềm Excel để quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của bệnh viện mình Mỗi bệnh viện quản lý theo một biểu mẫu khác nhau, các thông số yêu cầu về chuyên môn trong danh sách chờ ghép cũng khác nhau, mặc dù trước khi ghép các chỉ số như: nhóm máu, HLA, tiểu đường, viêm gan…đều được thực hiện để sàng lọc trước ghép Việc quản lý này của các bệnh viện thể hiện sự thiếu đồng bộ và thống nhất sẽ dẫn đến sự trùng lặp và thiếu chính xác của số liệu người bệnh có chỉ định ghép thận Mỗi bệnh viện quản lý một danh sách người bệnh chờ ghép thận mà không chia sẻ thông tin cho các viện khác sẽ không thể tìm kiếm, lựa chọn được người nhận thận phù hợp nhất khi có thận hiến. Ngoài ra việc kiểm soát và bảo mật thông tin cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với việc chỉ có một phần mềm quản lý duy nhất

K ẾT QUẢ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM QUẢN LÝ DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH CHẠY THẬN NHÂN TẠO CÓ CHỈ ĐỊNH GHÉP THẬN TẠI H À NỘI NĂM 2020-2021

4.2.1 Thực trạng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận của TTĐPGTQG và các yêu cầu xây dựng phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

Phần mềm quản lý Trung tâm điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được xây dựng từ năm 2014 đến nay đã được 10 năm nhưng chưa được nâng cấp, bổ sung các tính năng cho phù hợp với điều kiện hiện nay Phần mềm mới thực hiện được các tính năng chính như: Quản lý danh sách đăng ký hiến tạng và cấp thẻ hiến tạng; Quản lý số lượng và một số thông tin cơ bản của người bệnh đăng ký chờ ghép tạng; Quản lý danh mục và báo cáo thống kê Với các tính năng như trên việc quản lý và điều phối tạng nói chung và điều phối thận nói riêng của TTĐPGTQG là rất khó khăn đặc biệt là tính năng ghép cặp người hiến người nhận để cho ra điểm số (chưa thực hiện được) Qua trao đổi và làm việc với đơn vị viết phần mềm, việc nâng cấp các tính năng của phần mềm nhằm đáp ứng được yêu cầu của NCS lên đến hàng tỷ đồng Mặt khác, hợp đồng thực hiện viết phần mềm của nhà cung ứng dịch vụ với trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia đã được quyết toán, thanh lý Nếu triển khai nâng cấp TTĐPGTQG phải xây dựng một đề án mới trình Bộ Y tế phê duyệt

Với 13/19 thông tin yêu cầu cập nhật là “bắt buộc” lên hệ thống thông tin của TTĐPGTQG trong đó chỉ có 4 thông tin về chuyên môn y tế là Nhóm máu; Chiều cao; Cân nặng và Virus viêm gan thì việc trung tâm sử dụng các thông tin trên cho công tác điều phối thận là rất khó khăn thậm chí là không thể Số liệu cập nhật thông tin của các bệnh viện có ghép thận tại Hà Nội lên hệ thống thông tin của TTĐPGTQG (tính đến 31/12/2020) chỉ đạt 913 người bệnh, so với số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận trong nghiên cứu chỉ đạt gần 40% (913/2.384) Qua tìm hiểu với đơn vị viết phần mềm, việc nâng cấp phần mềm nhằm cập nhật thông tin theo yêu cầu củaNCS là khá khó khăn về mặt kỹ thuật vì khi đó hệ thống sẽ đòi hỏi cơ sở dữ liệu rất lớn làm chậm khả năng xử lý của phần mềm Vậy nên, xây dựng phần mềm theo hướng từng modul phục vụ cho từng nhóm mục tiêu cụ thể, các modul này tích hợp với nhau chạy trong một hệ thống điều phối chung là phù hợp Phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận có chỉ định ghép thận này sẽ tương tự như modul phần mềm Wailist SM chuyên quản lý hồ sơ y tế của người bệnh chờ ghép thận của UNOS

Các tính năng của phần mềm TTĐPGTQG bao gồm: 1 Quản trị hệ thống; 2 Quản lý danh mục; 3 Quản lý đăng ký; 4 Quản lý cặp ghép; 5 Quản lý cặp ghép chéo; 6 Danh sách chờ ghép quốc gia; 7 Danh sách đăng ký hiến tạng quốc gia; 8 Quản lý điều phối;

9 Quản lý chăm sóc; 10 Quản lý tôn vinh; 11 Báo cáo thống kê Tuy nhiên, tên gọi các tính năng chính phục vụ cho công tác điều phối như Quản lý cặp ghép, Quản lý cặp ghép chéo, Quản lý điều phối dễ mang sự nhầm lẫn cho người sử dụng và đặc biệt các tính năng này chưa được triển khai, thực hiện Tính năng ghép cặp người hiến người nhận thận sẽ được xây dựng dựa trên điểm số cho từng điều kiện và tiêu chí cụ thể bao gồm: Điều kiện tiên quyết (là các điều kiện về sự hòa hợp nhóm máu, phản ứng chéo) và Điều kiện ưu tiên (được tính theo điểm số) Các điều kiện ưu tiên như: Khoảng cách giữa người hiến và người nhận; Sự hòa hợp về miễn dịch; Kích thước thận hiến; Thời gian chờ ghép thận; Trẻ em

Các phần mềm ghép cặp và điều phối thận nổi tiếng trên thế giới như UNOS (Mỹ), ENIS (Châu Âu), JOTNW (Nhật Bản) hay COTRY (Hàn Quốc) đều lượng hóa ra điểm sau khi thực hiện chạy ghép cặp từ phần mềm (6,10,47,78) Điều kiện ưu tiên được tính theo điểm số tại mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau về cách thức cho điểm và công thức tính toán.Tại Mỹ, UNet SM là hệ thống máy tính được trung tâm ghép sử dụng để tính toán điểm phân bổ thận (36) trong đó kháng thể phản ứng theo bảng tính toán (Calculated Panel Reactive Antibodies - CPRA); Ước tính tỷ lệ sống sau ghép thận (Estimated PostTransplant Survival - EPTS) và Chỉ số rủi ro của người hiến (Kidney Donor Risk Index - KDPI) được phối hợp tính toán để cho ra điểm số Đây là một ma trận công thức rất phức tạp UNet SM sử dụng các thuật toán so sánh tiên tiến để đảm bảo rằng các cơ quan được phân bổ dựa trên các tiêu chí y tế như nhóm máu, khả năng tương thích của mô và mức độ khẩn cấp của nhu cầu Các yếu tố cho việc phân bổ thận mà phần mềm UNet SM sử dụng bao gồm: Sự phù hợp về nhóm máu, tương thích về chiều cao và cân nặng (BMI), thời gian chờ ghép thận, mức độ hòa hợp HLA, tình trạng nhi khoa, khoảng cách giữa người hiến và người nhận và lợi ích của việc ghép thận (79).

Tại Nhật Bản JOTNW sử dụng cơ sở dữ liệu toàn diện bao gồm thông tin y tế chi tiết về cả người bệnh và người hiến tiềm năng.

Hệ thống này giúp xác định nhanh chóng các kết quả phù hợp và đảm bảo tối đa hóa cơ hội ghép Ngoài ra, hồ sơ sức khỏe điện tử cho phép liên lạc và chia sẻ dữ liệu liền mạch giữa các chuyên gia y tế tham gia vào quá trình ghép tạng Điều kiện ưu tiên được cho điểm tại Nhật Bản như sau: Thời gian vận chuyển (thời gian thiếu máu cục bộ) hay còn gọi là khoảng cách giữa người hiến và người nhận trong cùng một tỉnh: 12 điểm; Trong cùng một khu vực: 6 điểm Sự phù hợp về HLA được cho điểm theo thứ tự giảm dần dựa trên sự không phù hợp của các Locus DR, A và B Thang điểm giảm dần từ 14 đến 0 Sự phù hợp HLA là một trong các tiêu chí quan trọng nhất trong việc ghép cặp người hiến, người nhận thận vì vậy tại Nhật Bản chỉ số này được tính hệ số 1,15 Số ngày chờ ghép thận (N) ≦ 4014 ngày: Điểm số ngày chờ = N/365 điểm; Ngày chờ (N) > 4014 ngày: Điểm số ngày chờ = 10 + log1.74 (N/365-9) điểm Đối với trẻ em dưới 16 tuổi, sẽ được cộng 14 điểm Trẻ trên 16 tuổi và dưới 20 tuổi, sẽ được cộng 12 điểm.

Tính năng ghép cặp và cho điểm của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại HàNội cũng được xây dựng dựa trên 2 tiêu chí là: Điều kiện tiên quyết (Sự hòa hợp trong nguyên tắc truyền máu và phản ứng chéo âm tính) và Điều kiện ưu tiên (được tính theo điểm số) Các điều kiện ưu tiên được cho điểm cụ thể như sau: Độ tuổi tăng dần thì điểm số giảm dần (8-1); Thời gian chạy thận càng lâu điểm số càng cao (0-4); Mức độ phù hợp HLA càng cao thì điểm càng cao (0-100);Khoảng cách giữa người hiến và người nhận càng xa điểm số càng giảm (10-1) Hiện nay, tại Việt Nam xét nghiệm HLA phục vụ cho ghép thận chủ yếu làm trên 2 nhóm với 3 locus là: nhóm I: HLA-A và HLA-B và nhóm II: HLA-DRB1 Tại tổ chức ghép tạng châu Âu (ET) kể từ ngày 24 tháng 1 năm 2023 dữ liệu HLA được sử dụng trong ET nằm trên 11 locus là: HLA-A, -B, -C, -DRB1, - DRB3/4/5, -DQB1, -DQA1, -DPB1, -DPA1 (80).

Việc xây dựng tính năng ghép cặp và cho điểm của phần mềm này là kết quả của việc nghiên cứu và tham khảo các tính năng phần mềm quản lý và điều phối của UNOS (Mỹ) và JOTNW (Nhật Bản) Việc cho điểm đối với từng tiêu chí trong phần mềm là kiến thức và ý kiến chủ quan của NCS Để triển khai phần mềm này trên phạm vi rộng cần sự thống nhất về cách thức cho điểm đối với từng tiêu chí cũng nhưng công thức tính toán tổng điểm đặc biệt là hệ số đối với các tiêu chí quan trọng như sự phù hợp về HLA Sự không hòa hợp kháng nguyên HLA giữa người hiến và người nhận là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất kích thích gây phản ứng thải ghép trong ghép thận (1,14,15) Quy trình kỹ thuật ghép thận của Bộ Y tế ban hành cũng ghi rõ: “Hoà hợp HLA tối thiểu từ 2 allen trở lên Nếu hòa hợp dưới 2 allen có thể xem xét cho các trường hợp đặc biệt và báo cáo Bộ Y tế” (4) Vì vậy, cần lựa chọn cặp người hiến – người nhận thận sao cho có sự hòa hợp tốt nhất các kháng nguyên HLA, mức độ hòa hợp về kháng nguyên HLA giữa người hiến và người nhận càng cao, càng giảm bớt mức độ nguy cơ thải ghép, thận ghép có cơ hội sống lâu hơn trong cơ thể người nhận, người nhận cần ít thuốc ức chế miễn dịch hơn để ngăn chặn thải ghép Điều này giảm nguy cơ các tác dụng phụ và biến chứng liên quan đến việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này Sự tương thích HLA cao giúp cải thiện kết quả lâm sàng sau phẫu thuật, giảm biến chứng, và tăng khả năng hồi phục nhanh chóng cho người nhận thận ghép Vì những lý do trên, việc chọn lựa cặp ghép với HLA phù hợp cao là yếu tố quan trọng trong quá trình ghép thận để đảm bảo thành công lâu dài và chất lượng cuộc sống tốt cho người nhận.

Bên cạnh yêu cầu chính là tính năng ghép cặp và cho điểm của phần mềm, các tính năng cụ thể khác như: Yêu cầu chung của phần mềm theo hướng modul, kết nối được với nhau thông qua các phương thức trung gian kết nối (API), phần mềm cho phép người dùng có thể truy cập từ bất cứ đâu khi có Internet Phần mềm có khả năng tích hợp với hệ thống khác đang sử dụng tại các bệnh viện như hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) và phần mềm hỗ trợ nhiều cách nhập liệu lên hệ thống đảm bảo chính xác, nhanh chóng

Các yêu cầu về đầu ra như biểu mẫu báo cáo, trích xuất và lưu giữ số liệu cũng được đề cập

4.2.2 Các tính năng chính của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận

- Hiển thị thông tin chung và chi tiết

Tính năng “Hiển thị thông tin chung và chi tiết” khác nhau ở những đối tượng được phân quyền khác nhau Đối với các máy trạm (các bệnh viện) sẽ chỉ hiện thị thông tin về số lượng người bệnh chờ ghép đã được nhập lên hệ thống của bệnh viện mình và thông tin chi tiết người bệnh đã được nhập Việc chỉnh sửa, cập nhật thông tin người bệnh chỉ bệnh viện đó (và quản trị hệ thống) chỉnh sửa được Nhân viên ở TTĐPGTQG chỉ xem được mà không thể chỉnh sửa Mọi việc chỉnh sửa, cập nhật trên máy trạm đều được ghi nhận vào trong hệ thống để theo dõi, giám sát và truy vết Đối với máy chủ (máy trung tâm) các thông tin chung và chi tiết của các bệnh viện sẽ được hiển thị theo từng loại tạng, đơn vị, địa phương, nhóm máu Với mỗi loại tạng sẽ được gán mã màu riêng.

VD với thận là màu xanh đậm Thông tin trên máy chủ nhân viên điều phối chỉ được xem và thực hiện các tác nghiệp chuyên môn mà không thể chỉnh sửa Sau khi thực hiện việc ghép cặp trạng thái của người hiến, người nhận sẽ tự động thay đổi và được thể hiện trên hệ thống

- Nhập hồ sơ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận và danh sách chờ ghép thận

Việc nhập hồ sơ người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận được phần quyền chỉ thực hiện tại các máy trạm Bác sĩ tại các bệnh viện sau khi khám, kiểm tra, đánh giá người bệnh có chỉ định ghép thận sẽ nhập thông tin người bệnh lên hệ thống theo tài khoản và mã số được cấp Sau khi được nhập, thông tin người bệnh không chỉ có trên danh sách người bệnh chờ ghép thận của bệnh viện đó mà có cả trên danh sách người bệnh chờ ghép quốc gia Các “trường” có dấu * là các “trường” bắt buộc người dùng phải nhập số liệu, các “trường” khác có thể tùy chọn “có hoặc không” Thông tin người bệnh chờ ghép thận sẽ được hiển thị dưới dạng danh sách theo thời gian lập Người nhập hoàn toàn có thể kiểm tra lại danh sách, thông tin người bệnh và chỉnh sửa, bổ sung trong phạm vi được phân quyền Việc nhập và hiển thị thông tin người bệnh lên hệ thống không chỉ đối với máy trạm mà còn cả với máy chủ Tính năng này sẽ thể hiện thời gian thực thông tin của người bệnh qua đó TTĐPGTQG hoàn toàn nắm được số liệu chính xác người bệnh có chỉ định ghép thận tại từng thời điểm, từng địa phương, từng bệnh viện Tính năng này tương tự như các phần mềm quản lý người bệnh chờ ghép thận của Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản (6,7,81).

- Nhập hồ sơ hiến thận và hiển thị danh sách hiến thận.

Trước mắt, thông tin người bệnh bệnh hiến thận sẽ được nhập bởi nhân viên điều phối của TTĐPGTQG sau đó việc ghép cặp người hiến, người nhận sẽ được thực hiện để tìm ra người nhận phù hợp nhất Tính năng “Nhập nhanh hồ sơ” người hiến thận gồm 3 nhóm thông tin: Thông tin hành chính người hiến thận; Thông tin lâm sàng và Thông tin cận lâm sàng nhằm giúp cho nhân viên điều phối sớm xác định được người nhận thận tiềm năng, qua đó bệnh viện (nơi người nhận đăng ký ghép) có thời gian chuẩn bị cho việc xét nghiệm, sàng lọc trước ghép Danh sách hiến thận thể hiện thông tin người hiến thận được nhập vào hệ thống theo thời gian với các trạng thái khác nhau bao gồm: Mới; Chờ ghép cặp và Đã ghép cặp

- Ghép cặp cho nhận và Danh sách kết quả ghép cặp

Tính năng ghép cặp người hiến, người nhận và tính ra điểm số là một trong những tính năng quan trọng nhất của phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại Hà nội Kết quả của việc ghép cặp này là một danh sách những người bệnh chờ ghép thận tiềm năng với điểm số được phân loại từ cao đến thấp Ứng viên có điểm số cao nhất sẽ được lựa chọn. Trung tâm sẽ thông báo cho bệnh viện nơi người bệnh đăng ký ghép thận biết để chuẩn bị các thủ tục cần thiết trước ghép Người bệnh ở vị trí thứ 2 cũng sẽ được được lựa chọn (như là một phương án dự bị) để đề phòng cho trường hợp người thứ nhất không đáp ứng được các xét nghiệm thăm khám và sàng lọc trước ghép dẫn đến việc bệnh viện đó từ chối ghép thận

H ẠN CHẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này không thực hiện đối với người bệnh đang lọc máu màng bụng, người bệnh suy thận mạn giai đoạn 3b có chỉ định ghép thận nhưng chưa phải chạy thận nhân tạo (còn được gọi là có chỉ định ghép thận đón đầu) vì vậy, số liệu chưa thể hiện được toàn bộ người bệnh có chỉ định ghép thận tại Hà Nội Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng năm 2022 cho thấy trong tổng số 28.865 người bệnh chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng tại 241 cơ sở y tế của 60 tỉnh thành trên cả nước tỷ lệ người bệnh điều trị thay thế thận bằng phương pháp lọc màng bụng chỉ chiếm 5% tổng số người bệnh chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng (100) Với 95% số lượng người bệnh suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo tại Việt Nam thì tỷ lệ và số lượng người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận trong nghiên cứu cũng phản ánh tương đối chính xác và đầy đủ

Người bệnh chạy thận nhân tạo là những người bệnh trung thành với bệnh viện và đội ngũ y bác sỹ của khoa thận lọc máu (thường 1 tuần 3 lần chạy thận) vì vậy hồ sơ bệnh án thường rất sơ sài, một số thông tin còn không có, đặc biệt là xét nghiệm nhóm máu và các xét nghiệm chuyên sâu Người bệnh chạy thận nhân tạo thường có triệu chứng lâm sàng chính là thiếu máu mạn tính vì vậy chỉ khi nào có thiếu máu nặng thì bác sỹ mới cho chỉ định truyền máu và khi đó người bệnh được làm lại xét nghiệm nhóm máu Nghiên cứu mới được triển khai ở 2 bệnh viện tương đối gần nhau, trong đó có 1 bệnh viện nơi NCS công tác, mặc dù được đốc thúc nhắc nhở cán bộ cập nhật số liệu lên hệ thống phần mềm thường xuyên, tuy nhiên công tác cập nhật số liệu cũng không được thường xuyên và liên tục Lý giải cho vấn đề này là việc không có nhân viên chuyên trách được giao nhiệm vụ trong khi công việc tại khoa thận lọc máu lại mang tính ca kíp, rất bận rộn và thường xuyên luân chuyển các nhóm làm việc trong khoa Mặt khác, qua tìm hiểu sâu việc cập nhật số liệu này không mang tính chế tài nên cũng tương tự như việc triển khai Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, các cơ sở y tế không tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật nhưng cũng chưa có chế tài xử lý vì vậy mặc dù phần mềm rất dễ cài đặt, dễ sử dụng nhưng sự tuân thủ vẫn rất khó thực hiện

Phần mềm này chưa kết nối được với hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) và hệ thống liên lạc và lưu trữ hình ảnh (PACS) của bệnh viện nên việc nhập dữ liệu của người bệnh được thực hiện thủ công dẫn đến sự phát sinh thêm công việc cho nhân viên Việc kết nối này không phải là không thực hiện được mà do phần mềm chưa phải là sản phẩm chính thống của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia mà mới chỉ là mang tính thử nghiệm bước đầu nên tính pháp lý trong việc kết nối là chưa chặt chẽ Thông tin y tế của người bệnh là các thông tin cá nhân, việc mất mát hoặc rò rỉ thông tin sẽ là trách nhiệm của ai… vì vậy các lãnh đạo bệnh viện chưa đồng ý cho việc kết nối

Do đây là phần mềm đầu tiên thực hiện việc quản lý danh sách người bệnh đang chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại Việt Nam nên nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo và đưa ra các bàn luận, so sánh

Việc triển khai phần mềm quản lý ghép thận tại Việt Nam đã gặp phải những hạn chế đáng kể do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Dịch bệnh đã gây ra nhiều gián đoạn trong mọi lĩnh vực, và ngành y tế không phải là ngoại lệ Các bệnh viện và cơ sở y tế phải tập trung nguồn lực để ứng phó với tình hình dịch bệnh, dẫn đến việc thiếu hụt nhân lực và tài chính cho các dự án công nghệ mới Nhiều hoạt động đào tạo và triển khai phần mềm đã phải hoãn lại hoặc giảm quy mô để ưu tiên cho công tác phòng chống dịch.Hơn nữa, các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại đã làm giảm khả năng phối hợp và tương tác trực tiếp giữa các bên liên quan, làm chậm tiến độ triển khai phần mềm.

N HỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành tại Việt Nam về việc xây dựng và quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận Đề tài có những kết quả nổi bật và đảm bảo tính mới như sau:

Thứ nhất, đề tài đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về thực trạng người bệnh đang chạy thận nhân tạo tại Hà Nội với số lượng người bệnh có chỉ định ghép thận tại các bệnh viện Đặc điểm chính của người bệnh có chỉ định ghép thận và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận Qua đó bước đầu xác định được sự cần thiết phải quản lý tập trung danh sách người bệnh có chỉ định ghép thận phục vụ cho việc xây dựng danh sách người bệnh chờ ghép thận quốc gia

Thứ hai, đề tài đã tạo ra một sản phẩm có tính ứng dụng trong thực tiễn quản lý người bệnh đang chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận đó là phần mềm “Điều phối ghép tạng Việt Nam” Phần mềm đã bước đầu quản lý được danh sách người bệnh đang chạy thận có chỉ định ghép thận tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội với các tính năng và thông số đáp ứng được cơ bản các yêu cầu chuyên môn trong công tác quản lý người bệnh có chỉ định ghép thận

Thứ ba, phần mềm bước đầu giúp bác sĩ lâm sàng, bác sĩ thận lọc máu nhanh chóng lựa chọn được người nhận thận tiềm năng một cách độc lập, cụ thể dựa trên sự tối ưu của mức độ phù hợp người hiến người nhận, giúp công tác quản lý và điều phối thận ghép từng bước công khai, minh bạch, công bằng góp phần ngăn chặn và giảm thiểu nạn buôn bán thận đang diễn ra rất phức tạp hiện nay. Phần mềm sẽ giúp nâng cao vị thế, chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia cũng như góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an sinh xã hội

Kết quả cụ thể: Đề tài nghiên cứu đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

* Thực hiện 3 chuyên đề nghiên cứu:

- Chuyên đề 1: Tổng quan tài liệu về ghép thận và quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận.

- Chuyên đề 2: Các tiếp cận quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận

- Chuyên đề 3: Thực trạng người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ định ghép thận tại Hà Nội năm 2020.

* Xuất bản 2 bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

- Nghiên cứu đặc điểm người bệnh chạy thận nhân tạo tại 26 bệnh viện của Hà Nội năm 2020 Tạp Chí Khoa học Và Công nghệViệt Nam, 63(5) https://doi.org/10.31276/VJST.63(5).17-21 (Xem phụ lục)

- Các tiếp cận quản lý danh sách người bệnh chờ ghép thận Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 66(5) 5.2024 DOI:10.31276/VJST.66(5).34-39 (Xem phụ lục)

Ngày đăng: 17/10/2024, 06:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Biểu đồ người bệnh chờ ghép thận và người bệnh đăng ký ghép thận - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 1.1 Biểu đồ người bệnh chờ ghép thận và người bệnh đăng ký ghép thận (Trang 26)
Hình 1.2 Biểu đồ số liệu hiến và ghép thận tại Trung Quốc 2015-2019 (23). - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 1.2 Biểu đồ số liệu hiến và ghép thận tại Trung Quốc 2015-2019 (23) (Trang 28)
Bảng 1.6. Sự phù hợp HLA - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Bảng 1.6. Sự phù hợp HLA (Trang 46)
Bảng 3.4 Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận. - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Bảng 3.4 Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường máu và nguyên nhân chạy thận (Trang 82)
Bảng 3.5 Thông tin lưu trữ cơ bản người đăng ký chờ ghép (số liệu của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia) - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Bảng 3.5 Thông tin lưu trữ cơ bản người đăng ký chờ ghép (số liệu của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia) (Trang 91)
Hình 3.1 Giao diện phần mềm Hệ thống quản lý điều phối ghép tạng và thông tin người bệnh trong danh sách chờ quốc gia - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.1 Giao diện phần mềm Hệ thống quản lý điều phối ghép tạng và thông tin người bệnh trong danh sách chờ quốc gia (Trang 95)
Hình 3.2 Giao diện đăng nhập, thông tin chung và chi tiết người bệnh có chỉ định ghép thận theo mã, tên, tuổi, giới tính, cơ sở - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.2 Giao diện đăng nhập, thông tin chung và chi tiết người bệnh có chỉ định ghép thận theo mã, tên, tuổi, giới tính, cơ sở (Trang 104)
Hình 3.4 Giao diện nhập hồ sơ hiến thận - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.4 Giao diện nhập hồ sơ hiến thận (Trang 108)
Hình 3.5 Danh sách hiến thận và chi tiết thông tin hồ sơ hiến thận - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.5 Danh sách hiến thận và chi tiết thông tin hồ sơ hiến thận (Trang 111)
Hình 3.6 Hình “Bắt ghép cặp” và hiển thị danh sách đối sánh - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.6 Hình “Bắt ghép cặp” và hiển thị danh sách đối sánh (Trang 113)
Hình 3.7 Chạy Quy tắc và hiển thị điểm số - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.7 Chạy Quy tắc và hiển thị điểm số (Trang 115)
Hình 3.8 Hiển thị danh sách theo điểm số và lựa chọn - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.8 Hiển thị danh sách theo điểm số và lựa chọn (Trang 116)
Hình 3.10 Danh sách chờ ghép thận - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.10 Danh sách chờ ghép thận (Trang 118)
Hình 3.11 Hình hiển thị trích xuất danh sách người bệnh ra Excel - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.11 Hình hiển thị trích xuất danh sách người bệnh ra Excel (Trang 119)
Hình 3.12 Hình hiển thị cập nhật số liệu người bệnh trên phần mềm 2020-2021 - Kết quả bước Đầu triển khai phần mềm quản lý danh sách người bệnh chạy thận nhân tạo có chỉ Định ghép thận của 26 bệnh viện tại hà nội
Hình 3.12 Hình hiển thị cập nhật số liệu người bệnh trên phần mềm 2020-2021 (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w