LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng Ban lãnh đạo và toàn thể Anh/Chị nhân sự Công ty TNHH Giao nhận Vận chuyển Đường sắt Hà Nội Ratraco đã tạo cơ hội cho tôi được thực tập tại văn ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lớp: K57E1
Mã sinh viên: 21D130131
HÀ NÔI – 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin trân trọng Ban lãnh đạo và toàn thể Anh/Chị nhân sự Công ty TNHH Giao nhận Vận chuyển Đường sắt Hà Nội Ratraco đã tạo cơ hội cho tôi được thực tập tại văn phòng Công ty trong thời gian vừa qua; đồng thời đã hỗ trợ các dữ liệu
để hoàn thành Báo cáo này Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên,
TS Trương Quang Minh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Báo cáo
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song Báo cáo vẫn còn những mặt hạn chế Vì vậy, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các Thầy/Cô của Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế để Báo cáo được hoàn thiện nhất
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thanh Nga
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO 1
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giao nhận vận chuyển Đường sắt Hà Nội Ratraco 1
1.1.1 Sơ lược về công ty 1
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1
1.2 Lĩnh vực kinh doanh 2
1.3 Cơ cấu tổ chức 2
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ 3
1.4 Nguồn nhân lực 3
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 5
1.6 Tình hình tài chính của công ty 5
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO 8
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021-2023 8
2.2 Kết quả hoạt động thương mại quốc tế tại Ratraco Logistics 9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT 14
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
3.1 Nhận xét hoạt động kinh doanh của Công ty 14
3.1.1 Thành công 14
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân 14
3.2 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty 15
3.3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 15
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ratraco Logistics 1
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Thông tin về Công ty TNHH Giao nhận Vận chuyển
Đường sắt Hà Nội Ratraco
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh của Ratraco
Logistics giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường trong giao nhận vận
chuyển bằng đường biển tại Ratraco Logistics
11
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LCL Less than Container Load Hàng đóng ghép
FCL Full Container Load Hàng nguyên cont
TT Telegraphic Transfer Chuyển tiền bằng điện
C/O Certificate of origin Chứng nhận xuất xứ
EVFTA European - Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN CHUYỂN
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Giao nhận vận chuyển Đường sắt Hà Nội Ratraco
1.1.1 Sơ lược về công ty
Bảng 1.1: Thông tin về Công ty TNHH Giao nhận Vận chuyển Đường sắt
Hà Nội Ratraco
ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO
LOGISTICS COMPANY LIMITED
Địa chỉ Số 95 - 97 Lê Duẩn, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Ngày thành lập Ngày 14 tháng 1 năm 2013
Người đại diện pháp luật Ông Nguyễn Xuân Hùng
Ông Trần Công Nghĩa
đã định hướng phát triển theo mô hình vận chuyển chuyên nghiệp, kết hợp linh hoạt giữa các loại hình vận tải để thực hiện các đơn hàng từ kho – kho, kho – đại lý tiêu thụ, với thế mạnh là vận chuyển ô tô bằng đường sắt tuyến Bắc - Nam và tuyến Á - Âu
Năm 2018, nhận thấy tiềm năng lớn của phân khúc chuỗi cung ứng lạnh tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là với các mặt hàng nông sản, công ty đã tập trung phát triển
Trang 7- Vận tải nội địa: Cung cấp dịch vụ vận chuyển từ kho đến kho, từ kho đến cảng
và ngược lại cho các loại hình vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa và vận tải đa phương thức
- Dịch vụ gia tăng: tổ chức thu gom, xếp dỡ, đóng gói hàng hóa; tư vấn chứng nhận xuất xứ hàng hóa, kiểm dịch y tế; thực hiện thủ tục khai báo hải quan
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Báo cáo nhân sự, Ratraco Logistics
Trang 8Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ratraco Logistics
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
Ban giám đốc: Là bộ phận quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty,
có nhiệm vụ đưa ra chiến lược phát triển và định hướng kinh doanh của công ty, giám sát hoạt động của các phòng ban, phê duyệt các kế hoạch và quyết định quan trọng về tài chính, nhân sự và vận hành
Phòng kinh doanh: Phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối
quan hệ với khách hàng hiện tại, tư vấn và đàm phán hợp đồng với khách hàng, đồng thời hợp tác với các phòng ban khác để triển khai dịch vụ cho khách hàng
Phòng nhân sự: Tuyển dụng nhân viên mới, quản lý hồ sơ, chế độ lương thưởng
và các chính sách phúc lợi của nhân viên trong công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lao động và đảm bảo tuân thủ luật lao động
Phòng kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, lập báo cáo tài chính hàng
tháng, quý và năm, quản lý thu chi, hạch toán và giám sát các hoạt động tài chính
Phòng xuất nhập khẩu: Bộ phận Giao nhận hiện trường thực hiện các thủ tục giao
nhận hàng hóa, thủ tục hải quan tại cảng, kho, sân bay; Bộ phận Chứng từ tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng xuất nhập khẩu; Bộ phận Cước liên hệ với các hãng tàu/máy bay để hỏi giá và cung cấp bảng giá cho phòng kinh doanh thương thảo với khách hàng Bộ phận Chăm sóc khách hàng xử lý thắc mắc liên quan đến vấn đề hàng hóa trong suốt quá trình thực hiện đơn hàng và lưu lại thông tin của khách hàng;
Bộ phận Kho bãi phụ trách các công việc theo dõi đóng hàng, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi
Phòng marketing: Xây dựng hình ảnh thương hiệu và quảng bá các dịch vụ của
công ty đến khách hàng mục tiêu, đồng thời nghiên cứu và phân tích thị trường để đưa
ra các chiến lược marketing phù hợp
Phòng IT: Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu chung cho công ty, trang web cũng
như các phần mềm nội bộ, bảo đảm tính bảo mật, đồng thời hỗ trợ các phòng ban trong việc lưu trữ, truy cập và phân tích dữ liệu chung
1.4 Nguồn nhân lực
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân sự của Công ty Ratraco Logistics
tính đến tháng 3 năm 2024 STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
I Theo trình độ lao động
Trang 9Nguồn: Báo cáo nhân sự, Ratraco Logistics
Hiện nay, Công ty có tổng 155 nhân viên và thực tập sinh Đa số nhân viên đều
là cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành về kinh tế, kinh tế/kinh doanh quốc tế, logistics tại các trường Đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Thương mại Cụ thể:
Theo trình độ: Tỷ lệ nhân sự có trình độ Thạc sĩ là 6% đều thuộc cấp quản lý và
giám đốc, trình độ Đại học chiếm phần đông với 58%, trình độ Cao đẳng là 25% và Trung cấp là 11% Theo báo cáo từ phòng Nhân sự, trong số 90 nhân viên có trình độ Đại học thì có tới 62 người (68,88%) được đào tạo đúng chuyên ngành về xuất nhập
Trang 10khẩu, logistics, ngoài ra tất cả nhân viên khi vào công ty đều được đào tạo thêm về nghiệp vụ tại công ty
Theo giới tính: Công ty có số nhân viên nam (62%) nhiều hơn số nhân viên nữ
(38%) Tỉ lệ giới tính ở từng phòng ban cũng khác nhau vì tính chất công việc khác nhau Trong Phòng kinh doanh, công việc cần sự tỉ mỉ và cẩn thận như ở Bộ phận chứng
từ hay Phòng kế toán thì đa số là nhân viên nữ, ngược lại, ở Phòng IT và Bộ phận giao nhận hiện trường cần sức khỏe tốt và sự nhanh nhẹn thì nam nhân viên chiếm đa số
Theo độ tuổi: Hơn một nửa nhân viên trong công ty thuộc độ tuổi 30 – 50 (59%)
đây là nhóm lao động đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn, góp phần rất lớn đến sự thành công và phát triển của công ty Chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là nhóm lao động trẻ dưới
30 tuổi (33%), tuy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng chịu khó học hỏi, nhiệt huyết và nhanh nhạy với công nghệ Còn lại là ít nhất là lao động nhóm tuổi > 50 với chỉ 8%
Theo phòng ban: số lượng nhân viên làm việc tại Phòng kinh doanh là nhiều nhất
nhất (44%) nhằm mục đích mở rộng cơ hội tìm kiếm và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Với khối lượng khách hàng lớn, nhằm đáp ứng được tốt và nhanh chóng nhất nhu cầu của khách hàng, Phòng xuất nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao thứ hai (37%), với nhiều bộ phận nhỏ tập trung phụ trách từng khâu trong quá trình giao nhận vận chuyển Còn lại các phòng ban khác tuy chiếm tỷ lệ khá nhỏ (dưới 10%) trong công ty nhưng đóng vai trò không thể thiếu giúp công ty duy trì quy mô và hiệu suất hoạt động Đặc biệt, công
ty có Phòng marketing và IT riêng để tối ưu hóa quá trình vận hành và nâng cao hiệu quả truyền thông
1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện nay Công ty Ratraco Logistics có văn phòng trụ sở chính tại số 95 - 97 Lê Duẩn, Phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Văn phòng được trang bị đủ cơ sở vật chất như bàn ghế làm việc, máy tính bàn, wifi, hệ thống chiếu sáng, điều hòa, máy lọc nước, máy in… và chỗ nghỉ ngơi cho nhân viên
Ngoài ra công ty cũng sở hữu các toa xe chở hàng (toa xe mui kín, toa xe thùng hở), vỏ container khô và container lạnh, cùng các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin cao vào hệ thống quản lý để có thể cung cấp đến khách hàng một dịch vụ vận chuyển tối ưu, đáp ứng sự kỳ vọng cũng như gia tăng giá trị hàng hóa cho khách hàng
1.6 Tình hình tài chính của công ty
Bảng 1.3: Tình hình tài sản của Ratraco Logistics giai đoạn 2021-2023
Đơn vị: VNĐ
Trang 11Nguồn: Báo cáo tài chính của Ratraco Logistics
Về cơ cấu tài sản của công ty, tỷ lệ phân bố tài sản lưu động và tài sản cố định giữ tương đối ổn định trong giai đoạn 2021-2023, vốn lưu động chiếm 90-91% và tài sản cố định chiếm 9-10%
Bảng 1.4: Cơ cấu nguồn vốn của Ratraco Logistics giai đoạn 2021-2023
vay 57.965.346.598 93% 56.379.905.484 92% 59.521.002.109 93%
Tổng 62.552.440.936 100% 61.112.701.992 100% 64.327.073.437 100%
Nguồn: Báo cáo tài chính của Ratraco Logistics
Nhìn chung, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn không biến động quá nhiều Năm 2022 có sự giảm nhẹ là do chính sách tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng, nguồn vốn vay giảm xuống
Bảng 1.5: Hệ số thanh toán ngắn hạn của Ratraco Logistics giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty
Về khả năng trả nợ, trong giai đoạn 2021-2023 Ratraco Logistics luôn có hệ số thanh toán ngắn hạn nằm trong khoảng từ 1 đến 2; điều này phản ánh công ty có khả
Trang 12năng chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn Đây là một trong những yếu tố quan trọng xây dựng uy tín của công ty
Trang 138
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN
VẬN CHUYỂN ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI RATRACO
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2021-2023
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Ratraco Logistics giai đoạn 2021-2023
Đơn vị: VNĐ
1 Tổng doanh thu 65.405.128.204 76.056.456.403 78.102.679.208
2 Tổng chi phí 60.102.679.208 69.314.258.873 72.143.313.349
3 Lợi nhuận trước thuế 5.302.448.996 6.742.197.530 5.959.365.859
4 Lợi nhuận sau thuế 4.241.959.197 5.393.758.024 4.767.492.687
Nguồn: Báo cáo tài chính của Ratraco Logistics
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trên cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Ratraco Logistics có xu hướng phát triển tốt, tăng liên tục qua các năm Cụ thể:
Trong năm 2021, các hoạt động kinh doanh, giao nhận của công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên doanh thu đạt chỉ đạt 65.405.128.204 VNĐ Đến năm
2022, khi nền kinh tế dần hồi phục sau dịch, nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn trong khi container khan hiếm, chuỗi cung ứng hỗn loạn làm giá cước và giá dịch vụ rất cao, doanh thu của công ty cũng tăng mạnh đến 76.056.456.403 VNĐ (tăng 16,3%) và đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 4.241.959.197 VNĐ lên 5.393.758.024 VNĐ so với năm
2021 Đến năm 2023, chuỗi cung ứng đã ổn định và trở về quỹ đạo ban đầu, nhu cầu vận chuyển ít hơn so với lượng cung nên mặc dù doanh thu tăng so với năm 2022 nhưng lợi nhuận lại giảm còn 4.767.492.687 VNĐ vì tốn nhiều chi phí hơn
Chi phí giai đoạn 2021-2023 cũng tăng cùng với doanh thu khi công ty hồi phục
và phát triển mạnh sau đại dịch Cụ thể năm 2022, hoạt động kinh doanh của Ratraco có
sự tăng trưởng cao nên kéo theo chi phí cần bỏ ra để chi trả cho các nhà cung cấp cũng tăng từ 60.102.679.208 VNĐ (năm 2021) lên 69.314.258.873 VNĐ (năm 2022) Ngoài
ra, tổng chi phí tăng do công ty mở rộng quy mô và tuyển thêm nhân lực mới Đến năm
2023 chi phí đạt 72.143.313.349 VNĐ, tăng 4% so với tổng chi phí năm 2022
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh theo lĩnh vực kinh doanh của Ratraco Logistics
Tỷ trọng
Trang 14Nguồn: Báo cáo thường niên của Ratraco Logistics
Liên tiếp 3 năm từ năm 2021 đến năm 2023, vận tải quốc tế luôn là lĩnh vực đem lại nguồn thu chính cho Ratraco Logistics Vì đây là mảng dịch vụ cốt lõi được công ty tập trung khai thác; đồng thời chi phí trung bình của mảng này cũng cao hơn so với các dịch vụ còn lại nên doanh thu từ vận tải quốc tế là rất lớn
Trong giai đoạn 2021-2022, doanh thu và tỷ trọng doanh thu các mảng dịch vụ của công ty không có sự biến động nhiều, điều này cho thấy chiến lược phát triển của công ty khá ổn định Nhưng đến năm 2023, tỷ trọng doanh thu của mảng dịch vụ gia tăng có xu hướng tăng so với các năm trước (tăng 1,4% so với năm 2022) Điều này là
do công ty đang muốn đẩy mạnh phát triển các dịch vụ gia tăng khi nhận thấy nhu cầu thuê ngoài khai báo hải quan, tư vấn làm tờ khai đang tăng lên khi xuất nhập khẩu tại Việt Nam
2.2 Kết quả hoạt động thương mại quốc tế tại Ratraco Logistics
Các lĩnh vực hoạt động kinh tế quốc tế của Ratraco Logistics gồm các dịch vụ vận tải quốc tế đường biển, đường sắt, đường bộ và hàng không
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh các hoạt động kinh tế quốc tế tại Ratraco
Tỷ trọng
Trang 15hàng
không
503.445.850 1% 678.576.297 1,2% 735.800.960 1,3%
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ratraco Logistics
Nhìn chung, vận tải quốc tế bằng đường biển luôn là hoạt động thương mại quốc
tế chiếm tỷ trọng lớn và đem lại nhiều doanh thu nhất cho công ty trong giai đoạn
2021-2023 Vận tải quốc tế bằng đường sắt chiếm hơn 1/3 tổng doanh thu vì đây là mạnh của công ty mẹ Ratraco, tận dụng cơ sở vật chất và những nguồn lực sẵn có giúp công ty phát triển mạnh hình thức vận tải này Tiếp đến là vận tải quốc tế đường hàng không và đường bộ, 02 loại hình này chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn Điều này khá dễ hiểu vì phần lớn (hơn 80%) hàng hoá trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển nên kết quả kinh doanh như trên của Ratraco Logistics là phù hợp với tình hình thực tế Tỷ trọng 4 loại hình vận tải quốc tế trong 3 năm giữ ở mức khá ổn định, không biến động quá nhiều
Vận tải quốc tế đường biển
Doanh thu từ giao nhận đường biển liên tục tăng từ 2021-2023, cụ thể: năm 2022 tăng 6,67% so với 2021 và 2023 tăng 8,7% so với 2022, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng doanh thu của hình thức vận tải này lại có xu hướng giảm (giảm 3% từ năm 2021 đến năm 2023)
Bảng 2.4: Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển của
Trang 16Trong đó khối lượng vận chuyển cả 2 hình thức hàng lẻ (LCL) và hàng container (FCL) đều tăng trong 3 năm này Đây là giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
và liên tiếp xuất hiện những sự cố lớn trong ngành vận tải biển như vụ kẹt tàu Ever Given tháng 3/2021 dẫn đến giá cước vận tải biển tăng cao kỷ lục Đặc biệt, khi các FTA thế hệ mới mà Việt Nam thamvgia có hiệu lực như EVFTA, CPTPP, AHKFTA, … đã tạo cơ hội lớn cho giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam Ratraco Lgistics đã tận dụng được cơ hội này để phát triển dịch vụ vận tải quốc tế đường biển trong tình hình khó khăn của đại dịch toàn cầu Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cuộc cạnh tranh về giá lẫn dịch vụ vận tải biển diễn ra gay gắt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường, đây là một phần nguyên nhân khiến tỷ trọng doanh thu của công
ty giảm
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu theo thị trường trong giao nhận vận chuyển bằng
đường biển tại Ratraco Logistics
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ratraco Logistics
Thị trường lớn nhất của Ratraco trong vận tải biển quốc tế là châu Âu, tiếp đến
là châu Mỹ và châu Á Doanh thu từ thị trường châu Âu có xu hướng tăng qua từng năm
do hiệp định EVFTA có hiệu lực từ năm 2021 đã thúc đẩy trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và EU
Quy trình thực hiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
tại công ty Ratraco Logistics:
Bước 1: Nhận yêu cầu dịch vụ
Đây là bước do phòng Kinh doanh thực hiện Cụ thể, nhân viên kinh doanh của công ty sau khi chào dịch vụ của công ty, khách hàng đồng ý sẽ tiến hành nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng Nhân viên kinh doanh cần tiếp nhận từ khách hàng các thông tin sau: tên hàng; số lượng; khối lượng; cảng đi, cảng đến, thời gian dự kiến
Bước 2: Xin giá
Khi có thông tin từ khách hàng, công ty có nhiệm vụ báo số lượng, tên hàng, ngày hàng đi dự kiến, điều kiện giao hàng, tổng khối lượng hàng và kèm theo một số thông tin khác với hãng tàu để xin giá cước