Trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đội ngũ CBCC cấp xã đã và đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị cấp cơ sở, góp phần củng cố, hoàn t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học: TS Phùng Chí Kiên
Phản biện 1: PGS.TS Trần Ngọc Liêu
Phản biện 2: TS Đoàn Trường Thụ
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Vào hồi phút ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trang 31 Lí do chọn đề tài
Cấp cơ sở là cấp gần gũi nhất với quần chúng nhân, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hiện thực hóa các chủ trương chung của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như hoạch định, triển khai những chính sách đặc thù theo tình hình riêng của địa bàn cơ sở Như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định:“Cấp xã là gần dân nhất, là nền tảng của hành chính
Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” [13, tr 460].Trong việc
đảm bảo sự phát triển vững chắc của hệ thống chính trị cấp cơ sở, không thể không nhắc đến đội ngũ cán bộ chủ chốt (CBCC), cụ thể là CBCC cấp xã
Trong thời gian gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đội ngũ CBCC cấp xã đã và đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị cấp cơ sở, góp phần củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tại cấp xã, phường và thị trấn Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã chỉ rõ:
“Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến
bộ về nhiều mặt Đa số cán bộ, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng”
Mặt khác, bối cảnh trong và ngoài nước có những chuyển biến sâu sắc, đan xen nhiều cơ hội, thách thức, và cả những nguy cơ không thể lường trước được đối với công tác cán bộ tại cơ sở
Vĩnh Bảo là một huyện cửa ngõ của thành phố, trong những năm qua
đã và đang từng bước phát triển, đạt được những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng tại địa phương Tuy nhiên vẫn còn những tiềm năng lớn ở huyện chưa khai thác,
so với mặt bằng chung của thành phố còn hạn chế
Trang 4Vì những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Chất lượng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến vấn đề chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đã có rất nhiều nguồn tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu, cụ thể:
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến CBCC cấp xã, như: khái niệm, vị trí, vai trò, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC đối với cấp xã
- Tập hợp tư liệu, khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Nhận diện yêu cầu và những vấn đề đặt ra đối với CBCC cấp xã tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp chủ yếu, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 54.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:
Phạm vi không gian:
Phạm vi thời gian nghiên cứu:
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, về đảng cầm quyền, về vai trò của hệ thống chính trị Luận văn sử dụng các văn bản, nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học có liên quan và dựa trên khảo sát thực tiễn về công tác cán bộ ở Đảng
bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội (TCCTXH) huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng hiện nay
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm phân tích và tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, điều tra
và khảo sát
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về CBCC cấp xã nói chung, nhất là những tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã đối với công tác cán bộ thời điểm hiện tại
- Đưa ra những ý kiến về các giải pháp có giá trị vận dụng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại địa bàn nghiên cứu
- Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với những ai quan tâm tới vấn đề về công tác cán bộ nói chung, và chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng
Trang 67 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương (9 tiết):
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp xã
Chương 2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở
huyện Vĩnh bảo, thành phố Hải Phòng hiện nay
Chương 3 Quan điểm và một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng hiện nay
Trang 7Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ 1.1 Khái niệm
- Cán bộ: Đây là một bộ phận chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao
động của xã hội, là chủ thể hiện diện ở mọi lĩnh vực Trong đó, nổi bật và phổ biến nhất là lực lượng cán bộ đang hoạt động trong các cơ quan của hệ
thống chính trị của Việt Nam Vì vậy, có nhiều định nghĩa về “cán bộ”
Như vậy, từ những cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa về cán bộ như
sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, họ được bầu cử, phê chuẩn và bổ nhiệm
giữ các vị trí chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ trung ương đến cấp cơ sở Họ nằm trong biên chế và nhận lương từ ngân sách nhà nước
- Cán bộ chủ chốt cấp xã:
Theo từ điển công tác Đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam định nghĩa CBCC là khái niệm dùng để nói chung những người đứng đầu, giữ cương vị lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của một tổ chức, một đơn vị, một phong trào được bổ nhiệm, hay do dân chủ bầu cử; được bố trí trong các cấp, các ngành, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang, các tỉnh, thành từ Trung ương đến cơ sở [11, tr 17 - 18]
1.2 Đặc điểm, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Xuất phát từ vị trí, vai trò đặc thù, đội ngũ CBCC cấp xã có những đặc điểm riêng của người cán bộ như sau:
Trang 8- Vị trí, vai trò đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong hệ thống chính trị
địa phương Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cấp xã làm được việc thì mọi việc
đều xong” [13, tr 269] CBCC cấp xã là những người giữ các vị trí quan
trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của tổ chức bộ máy và là nòng cốt trong hệ thống tổ chức cơ sở
vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, và đảm bảo an ninh, quốc phòng tại địa phương Họ là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, giữa công dân và Nhà nước,
Trang 9Tóm lại, vai trò của các cán bộ chính là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thời kỳ mới Vì vậy, vai trò quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới đất nước
là từ cơ sở, và thành công của nó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo quản lý cấp xã Đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng đối với đội ngũ CBCC cấp xã, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Đảng, đất nước và cả dân tộc
1.3 Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Chất lượng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực của đời sống Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Chất
lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc [22, tr 182] Như vậy, đây có thể được xem là quan niệm chung nhất về
chất lượng, với hai khía cạnh nổi bật Thứ nhất, chất lượng là tổng hợp những phẩm chất, giá trị và đặc tính tạo nên bản chất của một con người, một sự vật hay sự việc Thứ hai, những phẩm chất, đặc tính và giá trị đó đáp ứng đến đâu các yêu cầu đã được xác định về con người, sự vật hay sự việc đó trong một thời gian và không gian cụ thể Tuy nhiên, những điều này có tính ổn định tương đối và có thể thay đổi do tác động của các điều kiện chủ quan và
khách quan
1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
“Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ là tập hợp các dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để nhận biết, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ trên thực tế, căn cứ xác định tiêu chí đó là: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ; Các yếu tố cấu thành con người và các mặt hoạt động chủ yếu của cán bộ; Yêu cầu về chất lượng của cán bộ trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” [10]
Trang 10Như vậy, có thể quan niệm: Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC
cấp xã là những chuẩn mực, thước đo dựa trên những điều kiện nhất định làm
cơ sở để xem xét, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
- Yếu tố khách quan:
Thứ nhất, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Thứ hai, thể chế quản lý đội ngũ CBCC cấp xã
Thứ ba, truyền thống văn hóa của địa phương
Thứ tư, môi trường, điều kiện sống và làm việc
Thứ năm, chế độ chính sách bảo đảm các lợi ích vật chất cho đội ngũ CBCC cấp xã
Thứ sáu, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp xã
Thứ bảy, nguồn và chất lượng đầu vào của đội ngũ CBCC cấp xã
- Yếu tố chủ quan
Thứ nhất, nhận thức của đội ngũ CBCC cấp xã
Thứ hai, trình độ, năng lực, chuyên môn
Các yếu tố như tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lao động Nếu sức khỏe không tốt, người lao động sẽ dễ mất tập trung trong công việc, dẫn đến sự giảm chính xác trong thực hiện các nhiệm vụ và chất lượng tham mưu không cao Ngoài ra, ý thức và thái độ làm việc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc của cán bộ Những yếu tố này phụ thuộc vào nhiều mặt khác nhau, bao gồm cả các yếu tố khách quan
và chủ quan như ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm
Tiểu kết chương 1
Đội ngũ CBCC cấp xã giữ vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, quản
lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, giúp đạt được các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc
Trang 11phòng và góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh Chương 1
đã làm rõ lý luận về đội ngũ CBCC cấp xã, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá
chất lượng - điều cần thiết để đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác và
đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở Những
kết luận trên là cơ sở, nền tảng vững chắc để triển khai nghiên cứu những nội
dung tiếp theo về thực trạng cũng như xây dựng phương hướng, các giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
trong chương 2, chương 3 của luận văn
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN VĨNH BẢO,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY 2.1 Vài nét về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Vĩnh Bảo, thành
phố Hải Phòng hiện nay
2.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
- Vị trí địa lí: Nằm ở phía Tây Nam cách thành phố Hải Phòng 40
km, Vĩnh Bảo nằm ở phía Đông Bắc của đồng bằng sông Hồng, có vị trí
cửa ngõ phía Nam, phía Đông Bắc và Đông giáp huyện Tiên Lãng; Phía
Tây và Tây Bắc giáp huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp huyện
Thái Thụy - tỉnh Thái Bình; Phía Tây Nam giáp huyện Quỳnh Phụ - tỉnh
Thái Bình Theo số liệu thống kê năm 2019, huyện Vĩnh Bảo có diện tích
183,30 km², bằng 30% diện tích toàn thành phố Hải Phòng, dân số là
182.835 người, mật độ dân số đạt 998 người/km², phân chia hành chính
bao gồm 29 xã và 1 thị trấn
Với vị trí cửa ngõ phía Nam nơi có các tuyến đường giao thông đường
bộ, đường thủy quan trọng chạy qua như Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, tỉnh lộ
17A, 17B, sông Thái Bình, sông Hóa, sông Chanh Dương Với vị trí địa lý
Trang 12thuận lợi và có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua, Vĩnh Bảo là một huyện giữ vai trò trọng yếu trong phát triển vùng kinh tế ngoại thành Hải Phòng để có thể liên kết, trao đổi, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội Với dân số đông, xuất phát điểm là một huyện thuần nông, Vĩnh Bảo được coi là một trong những khu vực có nguồn cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, cũng như nông sản cho khu vực nội thành của thành phố Hải Phòng
- Đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội địa phương
Về chính trị:
- Về kinh tế,
- Về văn hóa - xã hội
2.1.2 Cơ cấu và số lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã huyện Vĩnh Bảo
2025 Đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo, có thể thấy kết quả thu được với nhiều thành tựu nổi bật, nhưng cũng gặp phải những tồn tại, hạn chế
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân
Thứ nhất, các cá nhân, tổ chức, các ban, ngành, đoàn thể huyện Vĩnh Bảo có nhận thức đúng đắn; thường xuyên quan tâm đến chất lượng đội ngũ
Trang 13Thứ hai, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo có phẩm chất chính trị,
tư tưởng, đạo đức, lối sống đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương
Thứ ba, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo có trình độ và năng lực đang ngày một tiến bộ, từng bước được nâng lên
Thứ tư, đội ngũ CBCC cấp xã huyện Vĩnh Bảo nêu cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng, nỗ lực để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao
Thứ năm, công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, CBCC cấp xã được triển khai thực hiện khá đồng bộ, có hiệu quả, từng bước đi vào nền nếp
* Nguyên nhân
Một là, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH, trên cơ sở đó Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy huyện Vĩnh Bảo đã vận dụng linh hoạt góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện, trong đó có đội ngũ CBCC cấp xã
Hai là, sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của cấp ủy cấp trên, trực tiếp là BTV Huyện ủy huyện Vĩnh Bảo trong việc xác định những quan điểm, chủ trương, đường lối nhằm xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã trong thời
2.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Vĩnh Bảo trong thời gian qua đã và được nâng cao, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định,
Trang 14cụ thể:
Thứ nhất, một số cấp ủy, cán bộ có nhận thức chưa đầy đủ, chưa đề cao trách nhiệm trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Thứ hai, đội ngũ CBCC cấp xã vẫn thiếu nguồn kế cận, chuyển biến còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn
Thứ ba, phẩm chất, năng lực, trình độ, phong cách làm việc của đội ngũ CBCC không đồng đều, còn một số hạn chế, một số cán bộ chưa thích ứng kịp với cương vị, cũng như những yêu cầu, nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra
Thứ tư, hiệu quả trong hoàn thành nhiệm vụ của một bộ phận CBCC cấp xã còn chưa cao, khả năng nắm bắt và giải quyết nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ có mặt còn yếu
Thứ năm, một số nội dung trong công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và thực hiện chính sách đối với đội ngũ CBCC cấp xã chưa được tiến hành đồng bộ, một số mặt còn bộc lộ hạn chế và bất cập
* Nguyên nhân
Một là vấn đề về nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức Đảng tại cơ sở, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và các cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu về công tác cán bộ chưa đạt đến mức đầy đủ, sâu sắc và toàn diện Công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức
Hai là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện một số nội dung nêu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ còn thiếu quyết liệt, chưa kịp thời, nghiêm túc
Ba là, ý thức trách nhiệm, tinh thần chủ động, tự giác trong học tập, rèn luyện phấn đấu vươn lên của một số CBCC cấp xã còn hạn chế
Bốn là, một số nội dung trong công tác cán bộ chậm được đổi mới, chưa được đảm bảo trong thực tiễn