1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Luật Hàng hải quốc tế - đề tài - Phân tích khái niệm và nguồn của luật hàng hải quốc tế

14 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích khái niệm và nguồn của luật hàng hải quốc tế
Chuyên ngành Luật Hàng hải Quốc tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,01 KB

Nội dung

Mối quan hệ giữa điều ước và tập quán hàng hải quốc tế với các nguồn khác của Luật hàng hải quốc tế...11 KẾT LUẬN...12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...13... Và từ đó, các vấn đề nảy sinh l

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật hàng hải quốc tế 2

1 Khái niệm của Luật hàng hải quốc tế 2

2 Đối tượng điều chỉnh của của Luật hàng hải quốc tế 4

II Nguồn của Luật hàng hải quốc tế 5

1 Điều ước quốc tế 5

2 Luật quốc gia 8

3 Án lệ 8

4 Tập quán hàng hải quốc tế 9

III Mối quan hệ giữa các nguồn của luật hàng hải quốc tế 10

1 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với tập quán hàng hải quốc tế 10

2 Mối quan hệ giữa điều ước và tập quán hàng hải quốc tế với các nguồn khác của Luật hàng hải quốc tế 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

MỞ ĐẦU

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một trong các hình thức vận chuyển đầu tiên và phổ biến nhất trong quá trình giao thương, buôn bán giữa các quốc qia trên thế giới Và từ đó, các vấn đề nảy sinh liên quan đến các trang chấp trong thương mại hàng hải cũng cần phải được giải quyết một cách phù hợp và thỏa đáng, đòi hỏi các quy tắc, các điều luật liên quan đến các vấn đề này ra đời và ngày càng được áp dụng phổ biến, rộng rãi.Qua quá trình hình thành và phát triển dần dần bộ luật hàng hải đã ra đời nhằm mục đích chi phối tàu biển và hoạt động vận chuyển bằng tàu biển.Tuy nhiên khi nhắc đến thuật ngữ "luật hàng hải" tưởng chừng rõ ràng nhưng thực chất không dễ dàng định nghĩa.Chính vì vậy nhóm chúng em xin

chọn đề tài số 1: " Phân tích khái niệm và nguồn của luật hàng hải quốc tế" để

chúng ta có thể hiểu rõ hơn về luật hàng hải quốc tế cũng như môn học này

Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn chế nên bài làm vẫn còn có những thiếu sót, rất mong quý thầy cô có thể cho nhóm em lời nhận xét để có thể hoàn thiện hơn Chúng em xin trân thành cảm ơn!

Trang 3

NỘI DUNG

I Khái niệm, đối tượng điều chỉnh của Luật hàng hải quốc tế

1 Khái niệm của Luật hàng hải quốc tế

Vận tải biển đã trở thành phương thức vận tải phổ biển từ thời xa xưa, khi hoạt động này phát triển kéo theo các hoạt động liên quan như thuyền viên, hành khách,

an toàn và an ninh hàng hải cũng được quan tâm Từ đó đặt ra yêu cầu hình thành

cơ sở pháp lý thích hợp để điều chỉnh các hoạt động liên quan tới hàng hải Có rất nhiều thuật ngữ pháp lý khác nhau về ngành luật này như:

- International maritime law hoặc international shipping law: luật hàng hải quốc tế;

- International law of the sea: Luật biển quốc tế;

- International maritime commercial law: Luật thương mại hàng hải quốc tế; hay còn dùng thuật ngữ international merchant shipping law;

- International maritime transportation law: Luật vận chuyển hàng hải quốc tế; Những thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong pháp luật của các quốc gia có truyền thống pháp luật hàng hải phát triển trên thế giới như: Anh, Mỹ, Thụy Điển, Na-uy, Pháp, Nga, Nhật, Trung Quốc, Australia,

Thuật ngữ “shipping law” ra đời từ rất sớm và tồn tại cho đến bây giờ, với nghĩa

“luật liên quan đến tàu và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển” Cho đến khi luật Hàng hải quốc tế mở rộng phạm vi đối tượng điều chỉnh thì thuật ngữ “maritime law” được sử dụng nhiều hơn cả Thuật ngữ này đã được sử dụng để đặt tên cho Tổ

Trang 4

chức Hàng hải quốc tế, một hội nghị quốc tế diễn ra tại Geneva năm 1948 thông qua Công ước chính thức thành lập IMO (International Maritime Organization) Tổ chức Hàng hải quốc tế Tuy nhiên, trong một số trường hợp tổ chức IMO cũng sử dụng các thuật ngữ một cách không thống nhất, khi thì sử dụng “maritime law” trong tài liệu “Maritime Legal Framework”, khi thì sử dụng thuật ngữ “shipping law” trong tài liệu A Model Shipping Act của IMO Qua phân tích trên, có thể thấy nội hàm thuật ngữ “maritime law” mang tính chất bao quát rộng hơn thuật ngữ

“shipping law”, nhưng với những mục đích và truyền thống pháp luật khác nhau

mà mỗi quốc gia sẽ có cách gọi tên ngành luật này khác nhau

Nhìn chung luật hàng hải quốc tế nghiên cứu chủ yếu đến các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia dành cho các phương tiên giao thông trên biển mà đặc biệt

có thể nói là tàu biển Như vậy, luật hàng hải quốc tế điều chỉnh các quan hệ pháp luật quốc tế phát sinh từ hoạt động hàng hải quốc tế trong việc sử dụng tàu biển vào các mục đích kinh tế - thương mại, khoa học, văn hóa, thể thao, xã hội, công vụ nhà nước,

Điều này cũng được thể hiện qua khoản 1 Điều 1 Bộ luật hàng hải Việt Nam

năm 2015, cụ thể : “ hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển,

thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải,

an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học.”

2 Đối tượng điều chỉnh của của Luật hàng hải quốc tế

Pháp luật hàng hải quốc tế điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình vận chuyển hảng hải quốc tế Bao gồm một số quan hệ như:

Trang 5

- Quan hệ giữa chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu với chủ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng;

- Quan hệ của con tàu biển với cảng biển, người cung cấp các dịch vụ trong cảng biển;

- Các quan hệ nội bộ của các đối tượng trên;

- Giải quyết các tranh chấp trong vận chuyển hàng hải

Các quan hệ trên có thể nói thuộc các quan hệ dân sự, song tàu biển và các phương tiện vận tải còn phải chịu sự chi phối bắt buộc về mặt hành chính( quản lý hành chính đối với tàu biển) như đăng ký, đăng kiểm an toàn, an ninh hàng hải, Đây cũng chính là một trong những đặc trưng quan trọng trong đối tượng điều chỉnh của luật hàng hải quốc tế

Đặc điểm của các quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh:

- Thứ nhất, các quy định của luật hàng hải có bản chất rất phức tạp về nhiều

phương diện Lý do là đối tượng mà luật hàng hải điều chỉnh là việc quản lý

sử dụng một loại hàng hóa đặc biệt - tàu biển

- Thứ hai, việc vận hành và sử dụng tàu biển liên quan đến cả hai ngành luật là

tư pháp và công pháp Luật tư pháp điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá nhân hoặc giữa các tổ chức của những cá nhân như công ty Ngược lại, luật công điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phân cấp và thực hiện quyền lực bởi các các cấp có thẩm quyền và mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước là đại diện của

bộ máy chính quyền và cá nhân

- Thứ ba, pháp luật hàng hải chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như:

Trang 6

các yếu tố rủi ro trong ngành kinh doanh tàu biển, cung cầu trong thị trường vận tải biển

- Thứ tư, bản thân các quan hệ hàng hải đã chứa đựng các yếu tố nước ngoài

(xem Điều 3 Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật)

II Nguồn của Luật hàng hải quốc tế

Nguồn của Luật hàng hải quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại hay chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật hàng hải quốc tế để có thể áp dụng vào trong một tình huống cụ thể

Có thể liệt kê các nguồn truyền thống bao gồm luật thành văn do Nhà nước ban hành, các Công ước hàng hải, tập quán quốc tế, án lệ Ngoài ra trong lĩnh vực hàng hải phải kể thêm các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, điển hình IMO; các loại hợp đồng mẫu được sử dụng phổ biến trong vận chuyển hành khách và hàng hoá…

1 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó

Trong lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý quốc tế, điều ước quốc tế là nguồn quan trọng trong lĩnh vực luật hàng hải quốc tế, nó có một vị trí đặc biệt, vị trí này thể hiện ở chỗ:

- Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật về hàng hải quốc tế Các nguyên tắc này ngày càng

Trang 7

được bổ sung và hoàn thiện thước quy chuẩn để mọi chủ thể tham gia hoạt động hàng hải phải tuân thủ;

- Có thể nói là số lượng các điều ước trong lĩnh vực hàng hải quốc tế là rất nhiều so với các lĩnh vực khác và nó có đặc điểm là liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như luật thương mại quốc tế, luật bảo hiểm quốc tế, luật môi trường quốc tế, luật bảo hiểm quốc tế, luật môi trường quốc tế,…

- Các điều ước trong lĩnh vực hàng hải có tác động và ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng pháp luật hàng hải của các quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển

Các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải phải kể đến như: Các công ước của Liên hợp quốc ( , các ủy ban hay hiệp hội của Liên hợp quốc; Các công ước trong khuôn khổ Tổ chức hàng hải quốc tế; Các công ước quốc tế của Hội đồng hàng hải quốc tế,

Ví dụ: Công ước của LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS), Công ước của LHQ về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức -1980 (UN Convention on Multimodal Transport of Goods 1980),…

Vai trò và ý nghĩa của các điều ước quốc tế:

- Điều ước quốc tế có vai trò thống nhất luật pháp Một số lĩnh vực được điều ước quốc tế điều chỉnh đem lại sự thống nhất rất cao,được luật của nhiều quốc gia chấp nhận như công ước về an tòan tàu biển, an tòan hàng hải và

Trang 8

thuyền viên, chống ô nhiễm biển do tàu biển gây ra hoặc vận đơn đường biển

- Một số Công ước kém thành công hơn, như quyền cầm giữ và thế chấp hàng hải, về điều kiện đăng ký tàu biển, vận tải đa phương thức

- Ngòai ra có một số lĩnh vực trong Luật Hàng hải hòan tòan không bị điều ước quốc tế chi phối như hợp đồng thuê tàu, bảo hiểm hàng hải

Bên cạnh các điều ước quốc tế có giá trị thi hành nghĩa vụ của quốc gia, một số quy định hàng hải quốc tế hình thành trên cơ sở những “khuyến cáo” mà các nước có thể chọn thực hiện tòan bộ hay từng phân hoặc thực hiện có sửa đổi Với mục đích nhằm khuyến khích việc chấp nhận tổng quát những tiêu chuẩn thực hành cao nhất, các văn kiện này thường thể hiện dưới nhiều hình thức như ‘quy định’, ‘tiêu chuẩn’, ‘thực tiễn’, ‘hướng dẫn’, ‘ sổ tay’, …

Phân loại điều ước quốc tế: theo số lượng nước tham gia thì có điều ước song phương và đa phương Trong đó điều ước đa phương được liệt kê theo tổ chức là nguồn gốc phát sinh ra điều ước:

- Công ước của IMO;

- Công ước của Liên hợp quốc;

- Công ước của Ủy ban hàng hải quốc tế CMI;

Trang 9

- Công ước của các tổ chức khác.

Điều ước quốc tế song phương được liệt kê theo nội dung như:

- Thỏa thuận công nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo STCW 78/95 (Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn và bố trí chức danh đối với thuyền viên 1978, sửa đổi 1995);

- Hiệp định vận tải biển

2 Luật quốc gia

Luật Hàng hải của các quốc gia đều rất khác biệt bởi mục đích và kỹ thuật pháp

lý sử dụng rất khác nhau giữa các nước, ngòai ra còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi mục tiêu của chính sách hàng hải mà quốc gia đó theo đuổi Mỗi quốc gia tùy vào khả năng của mình có thể ban hành một hoặc nhiều đạo luật liên quan đến hoạt động hàng hải Đây chính là nguồn luật chính và chủ yếu

Ví dụ: Ở Trung Quốc và Việt Nam có Bộ luật hàng hải, Anh có Luật về đăng ký tàu biển, Luật tàu buôn , Hoa kỳ có Luật Thuyền viên seamen act 1915, Úc có Luật đăng ký tàu biển,

3 Án lệ

Án lệ là bản án hoặc quyết định của Tòa án, tạo lập quy tắc hoặc căn cứ pháp lý đáng tin cậy cho việc quyết định của các vụ việc trong tương lai Nguồn án lệ được coi là nguồn khá phong phú trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng để giải quyết những tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải quốc tế, bên cạnh những nguồn chính là điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán

Trang 10

hàng hải Án lệ là một nguồn bổ sung, áp dụng trong những trường hợp chưa có quy định cụ thể để áp dụng Thay vào đó sẽ áp dụng những những quyết định của tòa án đưa ra trước đó đối với những trường hợp tương tự hóa quốc tế bằng đường biển

4 Tập quán hàng hải quốc tế

Theo quan điểm truyền thống, bất kỳ quy tắc nào được cho là luật tập quán quốc

tế đều phải có hai yếu tố cấu thành: thực tiễn quốc gia và sự thừa nhận là luật (opinio juris) Có thể hiểu tập quán hàng hải quốc tế là những thói quen trong hàng hải được lặp đi lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận, áp dụng liên tục đến mức trở thành một quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo Tập quán hàng hải quốc tế giúp giải thích, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các điều kiện có liên quan của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà các điều khoản đó chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể

Ví dụ: việc ném hàng xuống biển để cứu tàu, hàng hóa và sinh mạng thuyền viên và hành khách trên tàu để tránh một thảm họa là tập quán hàng hải lâu đời được xã hội thừa nhận

Hiện nay tồn tại khá nhiều các quy tắc liên quan đến hàng hải quốc tế như: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng thư từ UCP 600; Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISBP); Các quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế (ISP) Incoterms 2010 ra đời đánh dấu một bước chuyển mới trong toàn bộ hoạt động thương mại- hàng hải quốc tế nói chung và hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng và trở thành bộ phận không thể thiếu trong pháp luật về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

Nhiều văn bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam đều có quy định thừa nhận

Trang 11

cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế là luật

áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng Tiêu biểu như các quy định tại Điều 666 Bộ luật dân sự 2015, Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015 Đặc biệt, tại Điều 666 Bộ luật dân

sự 2015 bổ sung quy định: Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định được phép lựa chọn, nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thỡ phỏp luật Việt Nam được áp dụng

III Mối quan hệ giữa các nguồn của luật hàng hải quốc tế

1 Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với tập quán hàng hải quốc tế

Điều ước và luật tập quán hàng hải quốc tế là hai loại nguồn độc lập của Luật hàng hải quốc tế, cùng tồn tại, bổ sung và phát triển lẫn nhau và có thể xung đột với nhau

Khi một quy định của luật tập quán hàng hải quốc tế được ghi nhận trong một điểu ước đa phương thì quy định của luật tập quán vẫn tiếp tục tồn tại, không chỉ giữa các bên không phải là thành viên của điều ước mà còn tồn tại giữa các bên là thành viên của điều ước Vì vậy, cùng một vấn đề có thể được điều chỉnh đồng thời bởi điều ước (trong mối quan hệ giữa các bên của điều ước) và tập quán hàng hải quốc tế (trong mối quan hệ giữa các bên không phải là thành viên của điều ước, hoặc giữa một bên là thành viên của điều ước với một bên không phải là thành viên của điều ước)

Điều ước quốc tế có ý nghĩa thực tiễn đối với sự hình thành và phát triển tập quán hàng hải quốc tế và ngược lại:

Trang 12

- Thứ nhất, điều ước quốc tế cụ thể hóa các quy định của tập quán hàng hải đã

hình thành Trong trường hợp này, điều ước quốc tế chỉ đơn giản là tuyên bố

về sự tồn tại của các quy định tập quán hàng hải hiện hành Hầu hết các điều ước đồng thời chứa đựng các điều khoản là tập quán hàng hải và các quy định mới theo điều ước

- Thứ hai, điều ước “kết tinh” các quy định của tập quán hàng hải đang hình

thành Trong trường hợp này, thực tiễn quốc gia đã tồn tại trước khi điều ước thông qua Quá trình đàm phán và thông qua điều ước có hiệu lực làm “kết tinh” tập quán hàng hải đang hình thành

- Thứ ba, sau khi điều ước có hiệu lực, các quốc gia không phải là thành viên

của điều ước viện dẫn và áp dụng nó trong mối quan hệ giữa họ và điều này

có thể cấu thành thực tiễn quốc gia dẫn tới sự phát triển của một quy định trong tập quán hàng hải quốc tế Bên cạnh đó, cần đáp ứng yêu cầu về sự hình thành tập quán hàng hải và bên thứ ba bị ràng buộc bởi quy định đó Điều ước thường được xây dựng để thay thế hoặc hệ thống hóa tập quán hàng hải quốc tế hiện hành nhưng chính các điều ước cũng có thể bị thay thế bởi các quy định mới của tập quán hàng hải quốc tế

2 Mối quan hệ giữa điều ước và tập quán hàng hải quốc tế với các nguồn khác của Luật hàng hải quốc tế

Các nguồn khác của Luật hàng hải quốc tế có vai trò là nguồn gốc, là yếu tố hình thành nên điều ước quốc tế và tập quán hàng hải quốc tế Thông qua bản án hoặc quyết định của cơ quan tài phán quốc tế, pháp luật hàng hải quốc gia… các quy phạm luật hàng hải quốc tế có thể nhanh chóng hình thành trên cơ sở đàm phán

Ngày đăng: 14/10/2024, 19:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w