1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nghiệp vụ ngân hàng thương mại chủ Đề phân tích hoạt Động tín dụng ngân hàng scb

12 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng SCB
Tác giả Phạm Thị Thu Phương, Hoàng Thị Thảo Anh, Trần Thị Ngọc Mai, Lương Thị Thơm, Nguyễn Thị Hằng
Người hướng dẫn NGUYỄN THỊ VÂN ANH, Giảng viên
Trường học HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chuyên ngành NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 149,85 KB

Nội dung

 Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ô tô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, tiêu dùng, kinh doanh,…  Các dịch vụ khác như: Mở tài khoản thanh toán ch

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

KHOA TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

BÀI TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chủ đề: Phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng SCB

Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ VÂN ANH

Nhóm: 01

Thành viên nhóm:

Phạm Thị Thu Phương : B21DCKT127 Hoàng Thị Thảo Anh : B20DCKT007 Trần Thị Ngọc Mai : B21DCKT094 Lương Thị Thơm : B21DCKT150 Nguyễn Thị Hằng : B21DCKT050

HÀ NỘI, tháng 2 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I.Tổng quan về ngân hàng SCB 1

II Khái quát chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB 1

2.1 Phân loại tín dụng 1

2.2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho vay của ngân hàng SCB 2

2.3 Kiểm tra, giám sát, xử lý rủi ro phát sinh 2

III Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB 2

3.1 Phân tích hoạt động tín dụng 2

3.1.1 Phân tích doanh số cho vay 2

3.1.2 Phân tích dự phòng rủi ro cho vay 3

3.1.3 Phân tích dư nợ cho vay 3

3.1.4 Nợ xấu 3

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 4

3.2.1 Tổng dư nợ 4

3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn 4

3.2.3 Hệ số sử dụng vốn 5

3.2.4 Hệ số dư nợ trên tổng tài sản 5

3.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) 5

3.3 Đánh giá hoạt động tín dụng 5

IV Nghiệp vụ tín dụng SCB và bài học từ đại án Vạn Thịnh Phát 6

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển sôi động nào, vốn bao giờ cũng là nguồn lực khan hiếm Vì vậy sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là mục tiêu của bất kỳ nhà quản lý kinh tế nào Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế Các ngân hàng thương mại phải luôn mở rộng quy mô phát triển thị trường, phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng Đồng nghĩa với cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt, không chỉ về lãi suất, hạn mức vay mà còn điều kiện vay vốn, thủ tục, hồ sơ,…có đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả Hoạt động tín dụng giúp nguồn vốn luôn luôn vận động, có mặt kịp thời ở những nơi, những lúc cần thiết, như mạch máu vận hành cơ thể kinh tế

Chính vì vậy, là sinh viên đang học học phần “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, chúng

em nhận thức được ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tín dụng Để tìm hiểu hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng – tín dụng ngân hàng, chúng em đã chọn chủ đề “Hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB” Mục đích là đi sâu vào các hoạt động của SCB, áp dụng những kiến thức trong môn học ở trường vào thực tiễn

Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên bài viết của chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý từ cô giáo để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Trang 4

I Tổng quan về ngân hàng SCB

 Tên tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

 Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK

 Tên viết tắt: SCB

 Loại hình: Ngân hàng thương mại

 Hội sở hính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp HCM

 Vốn điều lệ: Kể từ ngày 30/06/2021, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

là 20.020.000.000.000 đồng (Hai mươi nghìn không trăm hai mươi tỷ đồng)

 Tổng tài sản: 673.276 tỷ đồng (tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2021)

 Lịch sử hình thành và phát triển:

 Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động SCB trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 NH: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) SCB (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012

 Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước

 Vào tháng 10 năm 2022, sau sự cố về việc rút tiền hàng loạt tại Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước đã quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với SCB Sau đó, ngân hàng liên tục đóng cửa các chi nhánh phòng giao dịch

 Các hoạt động chính:

 Huy động vốn: Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân, các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi

 Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua xe ô tô, sửa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở, tiêu dùng, kinh doanh,…

 Các dịch vụ khác như: Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, hoạt động ngân hàng đầu tư, bảo hiểm

II Khái quát chung về hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB

2.1 Phân loại tín dụng

 Thời hạn tín dụng

 Tín dụng ngân hàng ngắn hạn: Đây là hình thức tín dụng có thời hạn vay dưới 12 tháng

Tín dụng ngân hàng trung hạn: Hình thức tín dụng này có thời hạn vay từ 12 tháng đến 60

tháng

 Tín dụng ngân hàng dài hạn: Đây là loại tín dụng có thời hạn vay trên 60 tháng

 Đối tượng tín dụng

 Tín dụng cá nhân: Phục vụ nhu cầu sử dụng vốn để mua nhà, mua ô tô, tiêu dùng,…

 Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như mua sắm thiết bị, đầu tư vào dự án,

 Mục đích sử dụng vốn

 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Loại hình tín dụng này thường áp dụng cho các doanh nghiệp hoặc chủ thể kinh tế với mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hóa

Trang 5

 Tín dụng tiêu dùng: Đây là loại tín dụng dành cho cá nhân có nhu cầu tiêu dùng. 

 Tính chất đảm bảo tiền vay

 Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Khách hàng phải có tài sản đảm bảo hoặc hình thành vốn vay

 Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Người đi vay không cần thế chấp tài sản, nhưng cần được bảo lãnh bởi các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương. 

2.2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho vay của ngân hàng SCB

 Quy trình cho vay

 Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ vay vốn

 Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

 Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng

 Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay

 Bước 5: Thu nợ và xử lý phát sinh

2.3 Kiểm tra, giám sát, xử lý rủi ro phát sinh

 Kiểm tra, giám sát rủi ro

 Hiện tại, SCB nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay thông qua các hoạt động như tiếp xúc khách hàng; phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn; trực tiếp đến cơ sở kinh doanh hiện tại và địa điểm của khách hàng để kiểm tra; kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ các hồ sơ đã hoàn thành việc giải ngân Hoạt động phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng rủi ro thông qua việc phân tích hồ sơ pháp lý của dự án, phương án vay vốn, phương án tài chính của doanh nghiệp

 Sau đó, định kỳ, Bộ phận Kiểm soát nội bộ của Hội sở sẽ kiểm tra tình hình hoạt động tín dụng tại SCB chi nhánh

 Xử lý rủi ro phát sinh

 Xây dựng chính sách và kiểm soát quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng

 Xây dựng hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả

 Hoàn thiện và phát triển các quy trình, quy định, công tác liên quan đến hoạt động tín dụng

 Các điều kiện cần thiết về tài sản đảm bảo

III Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng SCB

3.1 Phân tích hoạt động tín dụng

3.1.1 Phân tích doanh số cho vay

5

Trang 6

2017 2018 2019 2020 2021 Quý I năm

2022 Quý II năm 2022

-

50,000,000

100,000,000

150,000,000

200,000,000

250,000,000

300,000,000

350,000,000

400,000,000

450,000,000

-4.00% -2.00% 0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00%

266,500,992 301,892,246

333,878,849 351,386,402 360,439,372

395,472,231 389,792,376

13.28%

10.60%

5.24%

2.58%

9.72%

-1.44%

Doanh số cho vay khách hàng của SCB

Đơn vị: triệu đồng

Ta thấy doanh số cho vay của SCB trên BCTC từ năm 2017 - quý 1 năm 2022 đều tăng trưởng dương, quý 2/2022 thì doanh số cho vay giảm 1,44% so với quý 1

Các đối tượng vay vốn đều là nhóm người thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát Nhóm Vạn Thịnh Phát thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê, sử dụng hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp nhân, đứng tên cổ đông, đứng tên hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền Ngân hàng SCB

3.1.2 Phân tích dự phòng rủi ro cho vay

2017 2018 2019 2020 2021 Quý I năm

2022 Quý II năm 2022

-

1,000,000

2,000,000

3,000,000

4,000,000

5,000,000

6,000,000

7,000,000

8,000,000

-40.00%

-20.00%

0.00%

20.00%

40.00%

60.00%

80.00%

100.00%

120.00%

140.00%

2,350,267 2,718,027 2,938,101 3,333,232

7,135,119 6,804,654

5,517,584

15.65% 8.10% 13.45%

114.06%

-4.63%

-18.91%

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng của SCB

Đơn vị: triệu VNĐ

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng Tỷ lệ tăng trưởng Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho vay khách hàng năm 2021 của SCB tăng đột biến lên 7,135,119 tỷ đồng, tương đương mức tăng 114,06% so với mức trích lập dự phòng của năm 2020

3.1.3 Phân tích dư nợ cho vay

Cuối Năm 2017 226,500 Tăng 20% so với đầu năm

Trang 7

Cuối Năm 2018 302,000 Tăng 33% so với đầu năm

Cuối Năm 2019 334,000 Tăng 10,6% so với đầu năm

Cuối năm 2020 351,000 Tăng 5,09% so với đầu năm

Cuối năm 2021 360,500 Tăng 2,57% là mức tăng trưởng cho vay thấp nhất

Tháng 10/2022 677,000 Tăng 87,8% so với đầu năm

 Theo kết luận của cơ quan điều tra, dự nợ cho vay đều tăng qua các năm, dự nợ là 677.000 tỷ đồng tại thời điểm tháng 10/2022

 Số dư nợ cho vay của SCB trong tháng 10/2022 tăng rất cao

 Điều này cho thấy báo cáo tài chính của SCB không thực sự đáng tin cậy, bởi không thể nào một ngân hàng có thể đạt mức tăng trưởng cho vay lên đến hơn 70% chỉ trong vòng hơn nửa năm

3.1.4 Nợ xấu

Báo cáo tài chính hợp nhất các năm của SCB cũng không công bố chi tiết về nợ xấu cũng như giao dịch với các bên liên quan hay thông tin về huy động trái phiếu

3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Trong bảng chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam đưa ra, chất lượng tín dụng được đánh giá căn cứ vào:

 Tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ

 Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ

 Nợ khó đòi ròng = (nợ khó đòi - dự phòng rủi ro chưa sử dụng)

  Trên thực tế, thì để đánh giá chất lượng tín dụng các ngân hàng, chúng ta còn có thể sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện và chi tiết nhất Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng chi tiết gồm có: 

3.2.1 Tổng dư nợ

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm Tổng dư nợ của ngân hàng SCB trong 2 quý I và II năm 2022 bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. 

Phân tích dư nợ theo

thời gian

(triệu đồng)

Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối

7

Trang 8

Tổng dư nợ 2 quý đầu năm 2022 của ngân hàng SCB ở mức cao chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng ở mức ổn định và mở rộng phạm vi khách hàng nhờ năng lực và khả năng tiếp thị của ngân hàng tốt, trình độ cán bộ công nhân viên ở mức cao, hoặc có thể do nhờ vào phương pháp tiếp cận và truyền thông của ngân hàng là tốt… Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt. 

3.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

 Theo quy định, nợ xấu là những loại nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng CIC

 Tỷ lệ nợ quá hạn cho ta biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn Nợ quá hạn

là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn. 

 Tỷ lệ nợ quá hạn được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = Nợ quá hạn/ tổng dư nợ 

Tỷ lệ nợ quá hạn đến 3 tháng = 104.755/360.439.732 = 0,029%

Tỷ lệ nợ quá hạn trên 3 tháng = 1.157.152/360.439.732 = 0,321%

 Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng SCB theo tính toán trên được coi là ở mức an toàn, chứng tỏ chất lượng tín dụng ở mức cao trong năm 2022 Điều này chứng tỏ ngân hàng có các biện pháp kiểm tra, giám sát các khoản vay của mình rất chặt chẽ và nâng cao chất lượng tín dụng thường xuyên

3.2.3 Hệ số sử dụng vốn

 Hệ số sử dụng vốn còn được gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm

 Chỉ số ICOR phản ánh lượng vốn cần tăng thêm nếu muốn có tăng thêm một đơn vị sản lượng trong kỳ đó

 Công thức tính chỉ số ICOR rất đơn giản:

      ICOR = (K t - Kt-1) / (Yt - Yt-1)

       = (22.535.321 - 23.121.931) / (360.439.372 - 389.792.376)

       = 0,02

Chỉ số ICOR của ngân hàng SCB trong 2 quý đầu năm 2022 ở mức thấp Điều này chứng

tỏ ở thời kỳ này ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả

3.2.4 Hệ số dư nợ trên tổng tài sản

 Tỷ số nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở hữu của một công ty. 

 Công thức tính tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA):

TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản 

TD/TA quý 1 = 738.055.582 / 761.177.513 = 1,29

TD/TA quý 2 = 680.620.032 / 703.155.353 = 0,97

 Từ tỷ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) lớn hơn 1 của quý 1 năm 2022 cho thấy một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ Hay nói cách khác, ngân hàng có nhiều khoản nợ hơn tài sản Nhưng sang tỷ số quý 2 có sự giảm gần 25% chứng tỏ ngân hàng đã dùng một phần vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản

3.2.5 Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS)

Trang 9

 Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) là phần lợi nhuận của công ty phân bổ cho từng cổ phiếu thường đang lưu hành

 Công thức tính EPS:

EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành)

3.3 Đánh giá hoạt động tín dụng

 Ưu điểm

 Tín dụng góp phần giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà tiết kiệm

 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng phương pháp tài chính và phương pháp tín dụng

 Thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế

 Nhược điểm

 Tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa bên cho vay và bên đi vay

 Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản của Ngân hàng cho người đi vay, trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi

 Phải đủ lớn để hấp dẫn người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn

 Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro

IV Nghiệp vụ tín dụng SCB và bài học từ đại án Vạn Thịnh Phát

 Bằng 1 số thủ đoạn tinh vi Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hàng tỷ USD từ SCB

 Thâu tóm cổ phần Ngân hàng SCB

 Bố trí nhân sự để nắm quyền chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB

 Thành lập các đơn vị thuộc SCB chỉ để cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan

 Chỉ đạo thành lập, sử dụng các Công ty "ma", thuê/nhờ các cá nhân đúng tên để tạo lập hồ sơ vay vốn khống, rút tiền của SCB

 Tạo lập hồ sơ vay vốn khống để hợp thức hóa việc rút tiền của ngân hàng SCB

 Thông đồng, câu kết với Công ty Thẩm định giá để cấp Chứng thư nâng khống giá trị tài sản bảo đảm

 Lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi giải ngân

 Bán nợ xấu cho VAMC, bán nợ các khoản cấp tín dụng trả chậm, cấn trừ nợ để giảm dư nợ tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu

 Che giấu hành vi phạm tội khi bị thanh tra, kiểm tra

 Vậy các khoản tiền gửi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi xảy ra vụ án ?

 Vụ án nổ ra khiến nhiều người gửi tiền tai SCB lo lắng và tất toán các khoản tiền gửi làm ảnh hưởng đến quyền lợi người gửi khi khoản tiền chưa dến hạn

Tuy nhiên thì người gửi sẽ được đảm bảo khả năng được thanh toán trong dài hạn khi Ngân hàng vẫn sẽ được Ngân hàng Nhà nước, bảo hiểm tiền gửi và các ngân hàng thương mại cho vay để hỗ trợ thanh khoản

 SCB cần làm gì để biết Tiền cho vay tín dụng được sử dụng như thế nào?

 Xây dựng quy trình kiểm định chất lượng tín dụng

 Thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động cho vay tín dụng

 Xây dựng hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả

9

Trang 10

 Thực hiện điều tra tài sản thế chấp

Phương thức kiểm định chất lượng KH vay tín dụng (cách che đậy qua mắt NHNN và các cơ quan chức năng giúp cho TML rút tiền ra khỏi SCB từ việc vay vốn tín dụng)

Đối với phân khúc khách hàng có chỉ tiêu tín dụng đã đạt được tỷ lệ cao tiếp tục giao tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả về lợi nhuận; phân tích, đánh giá lại phân khúc khách hàng chưa đạt được chỉ tiêu tín dụng để có các biện pháp thích hợp, tập trung nhân lực, nguồn vốn để tăng trưởng Đối với các phân khúc khách hàng chưa đạt được chỉ tiêu thì lãnh đạo đơn vị có thể chấp nhận tăng trưởng khách hàng với lợi nhuận thu được ban đầu từ các khách hàng này thấp nhưng vẫn đảm bảo an toàn, để tạo nguồn khách hàng, nguồn thu từ bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác cho các đối tượng khách hàng này

 Đại án Vạn Thịnh Phát bài học cho các ngân hàng TM về tổ chức hoạt động tín dụng

 “Dòng tiền không tự nhiên có mà phải từ cá nhân nào, từ chỗ nào Vụ của Vạn Thịnh Phát cho

ta thấy bài học như vậy”

 Công tác quản trị rủi ro cần giữ vai trò quan trọng trong mỗi ngân hàng

 Một số vấn đề rút ra 

 Người dân Việt Nam còn thiếu kiến thức về đầu tư tài chính, có tâm lý đám đông, ham lãi suất cao nên dễ mắc bẫy lừa đảo tài chính. 

 Thiệt hại về kinh tế có thể đong đếm nhưng những hệ lụy để lại ở phương diện quản trị và phát triển kinh tế đất nước là không hề nhỏ

 Lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, doanh nhân đứng sau thao túng các tổ chức tín dụng

 Cán bộ, đảng viên làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trước hết phải chống cám

dỗ, không đầu hàng, gục ngã trước sự mua chuộc

Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho thấy, doanh nghiệp, doanh nhân trong khu vực tư có vai trò, trách nhiệm quan trọng trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay của đảng và nhà nước ta “không có vùng cấm – không có ngoại lệ”

Ngày đăng: 11/10/2024, 10:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w