HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA ĐỨC. LÝ DO ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT ĐƯỢC ĐỨC KHAI THÁC CHỦ YẾU. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM. Như chúng ta đã biết, Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những khối thương mại lớn nhất thế giới. Để phục vụ dòng lưu chuyển hàng hoá nội và ngoại khối thì hệ thống logistics tại khu vực này cần có sự phát triển tương ứng. Với sự tham gia của 27 thành viên cùng hệ thống logistics khác nhau góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường EU, thì trong số đó có những quốc gia sở hữu cho mình sự phát triển vượt bậc trong hệ thống logistics, trong đó phải kể đến Cộng hoà Liên bang Đức. Và để có thể hiểu rõ hơn về hệ thống logistics của Đức, nhóm 2 sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của hệ thống logistics của EU nói chung và của Đức nói riêng. Qua đó có thể trả lời cho câu hỏi được đặt ra là lý do tại sao Đức lại chú trọng việc khai thác đường bộ và đường sắt trong vận tải. Đồng thời, Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng được gì từ hệ thống logistics của Đức để phát triền được hệ thống logistics trong quốc gia cũng như logistics quốc tế. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS Ở KHỐI THƯƠNG MẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU 1.1. Giới thiệu chung về khối thương mại liên minh Châu Âu – EU Khối thương mại Châu Âu, hay còn gọi là Liên minh Châu Âu (European Union - EU), là một liên minh kinh tế và chính trị gồm 27 quốc gia thành viên, được thành lập với mục tiêu tạo ra một thị trường chung và một liên minh chính trị đồng nhất. EU được xem là một trong những khối kinh tế lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên thế giới. Ngày thành lập của khối thương mại Châu Âu (EU) là ngày 1 tháng 11 năm 1993. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nguồn gốc của EU có thể được truy nguyên về sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các quốc gia châu Âu nhận ra rằng hợp tác chặt chẽ hơn là cách duy nhất để đảm bảo hòa bình và phát triển kinh tế sau thảm họa chiến tranh Mục tiêu cơ bản của EU là: - Tăng cường hòa bình và an ninh: EU được thành lập sau hai cuộc chiến tranh thế giới nhằm tạo ra một cộng đồng châu Âu mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự xung đột và thúc đẩy hòa bình. - Phát triển kinh tế và xã hội: Thông qua việc tạo ra một thị trường chung, EU giúp tăng cường sự hợp tác kinh tế, tăng trưởng và sự phát triển kinh tế ở các thành viên. - Tăng cường quyền lợi của công dân: EU hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân, bảo vệ môi trường, tăng cường an sinh xã hội và tạo ra các cơ hội giáo dục và lao động. - Tăng cường vai trò quốc tế: EU là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, và nó có sức ảnh hưởng lớn trong các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, thương mại, di cư và an ninh. Các quốc gia thành viên của EU cùng chia sẻ các nguyên tắc và giá trị cơ bản như tự do, dân chủ, nhân quyền và sự công bằng. EU có một cơ
KHÁI QUÁT HỆ THỐNG LOGISTICS Ở KHỐI THƯƠNG MẠI LIÊN
Giới thiệu chung về khối thương mại liên minh Châu Âu – EU
Khối thương mại Châu Âu, hay còn gọi là Liên minh Châu Âu (European Union - EU), là một liên minh kinh tế và chính trị gồm 27 quốc gia thành viên, được thành lập với mục tiêu tạo ra một thị trường chung và một liên minh chính trị đồng nhất EU được xem là một trong những khối kinh tế lớn nhất và ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Ngày thành lập của khối thương mại Châu Âu (EU) là ngày 1 tháng 11 năm 1993. Tuy nhiên, nên nhớ rằng nguồn gốc của EU có thể được truy nguyên về sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các quốc gia châu Âu nhận ra rằng hợp tác chặt chẽ hơn là cách duy nhất để đảm bảo hòa bình và phát triển kinh tế sau thảm họa chiến tranh
Mục tiêu cơ bản của EU là:
- Tăng cường hòa bình và an ninh: EU được thành lập sau hai cuộc chiến tranh thế giới nhằm tạo ra một cộng đồng châu Âu mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự xung đột và thúc đẩy hòa bình.
- Phát triển kinh tế và xã hội: Thông qua việc tạo ra một thị trường chung, EU giúp tăng cường sự hợp tác kinh tế, tăng trưởng và sự phát triển kinh tế ở các thành viên.
- Tăng cường quyền lợi của công dân: EU hỗ trợ các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ quyền lợi của công dân, bảo vệ môi trường, tăng cường an sinh xã hội và tạo ra các cơ hội giáo dục và lao động.
- Tăng cường vai trò quốc tế: EU là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, và nó có sức ảnh hưởng lớn trong các vấn đề quốc tế như biến đổi khí hậu, thương mại, di cư và an ninh.
Các quốc gia thành viên của EU cùng chia sẻ các nguyên tắc và giá trị cơ bản như tự do, dân chủ, nhân quyền và sự công bằng EU có một cơ cấu tổ chức phức tạp, với các cơ quan như Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và Quốc hội Châu Âu, đóng vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển của liên minh này.
Trong nhiều năm qua, EU đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thúc đẩy hòa bình, phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của công dân Tuy nhiên, nó cũng đối mặt với các thách thức như sự phân biệt, sự bất ổn kinh tế và di cư.
Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới đường bộ của EU bao gồm một số hệ thống đường quốc lộ và cao tốc hàng đầu trên thế giới, kết nối các quốc gia thành viên với nhau Các dự án cụ thể như TEN-T (Trans-European Transport Network) đang được triển khai để cải thiện liên kết giữa các hệ thống đường bộ quốc gia, giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường an toàn. b Đường sắt:
Hệ thống đường sắt của EU bao gồm các tuyến đường quốc gia và quốc tế, cùng với các tuyến đường tàu hỏa tốc độ cao như TGV ở Pháp hoặc ICE ở Đức Chương trình TEN-T cũng đặc biệt tập trung vào việc phát triển các tuyến đường sắt tốc độ cao và cải thiện liên kết giữa các quốc gia thành viên. c Đường biển:
EU có một hệ thống đường biển phát triển, với các cảng biển lớn như Rotterdam ở
Hà Lan, Hamburg ở Đức và Antwerp ở Bỉ Cảng biển của EU đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và du lịch, với một số đường biển châu Âu bận rộn nhất thế giới. d Đường hàng không:
EU có một mạng lưới sân bay quốc tế rộng lớn, với các sân bay lớn như Heathrow ở London, Charles de Gaulle ở Paris và Frankfurt ở Đức Các quy định chung về an toàn và chất lượng hàng không đảm bảo rằng các chuyến bay ở EU tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và hiệu suất.
Những cơ sở hạ tầng trên đều được quản lý và phát triển thông qua sự hợp tác giữa
EU và các quốc gia thành viên, nhằm tối ưu hóa vận tải và thúc đẩy sự hợp tác kinh tế trong liên minh.
HỆ THỐNG LOGISTICS TẠI ĐỨC
Tổng quan về Đức
Đức, được biết đến chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một quốc gia ở trung tâm Châu Âu Đức là quốc gia đông dân nhất trong Liên minh Châu Âu và là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới theo GDP Địa lý và Dân số: Đức nằm ở trung tâm châu lục, giáp biên giới với nhiều quốc gia lớn như Pháp, Ba Lan, Áo và Thụy Sĩ Dân số Đức khoảng 83 triệu người, làm cho nó trở thành quốc gia đông dân nhất trong Liên minh Châu Âu.
Tổng quan về nền kinh tế Đức có một nền kinh tế đa dạng, nhưng nổi tiếng chủ yếu với các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Công nghiệp chế biến, đặc biệt là sản xuất ô tô, máy móc, thiết bị điện tử và hàng tiêu dùng cao cấp, đóng góp lớn vào GDP của Đức Dịch vụ, bao gồm tài chính, bất động sản, du lịch và công nghệ thông tin, cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đức.
Xuất khẩu Đức là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu, với các sản phẩm công nghiệp chế biến và dịch vụ chất lượng cao Các doanh nghiệp Đức nổi tiếng nhưVolkswagen, BMW, Mercedes-Benz, Siemens, và SAP đã đóng góp vào sự thành công của nền kinh tế xuất khẩu của Đức.
Đặc điểm hệ thống logistics của Đức
2.2.1 Chỉ số năng lực quốc gia về logistics ( LPI )
Bảng số liệu thể hiện chỉ số năng lực LPI của nước Đức từ năm 2007 đến 2022
Nhìn bảng số liệu thể hiện chỉ số năng lực LPI từ năm 2007 đến 2022 Ngân hàng Thế giới đã công bố chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI), của 167 quốc gia Đức vẫn đứng đầu năm 2018. Đức được coi là nước hoạt động tốt nhất trong lĩnh vực logistics thương mại Chỉ riêng năm 2012 vị trí này bị thay thế bởi Singapore Sau đó đến năm 2014, Đức quay trở lại vị trí đầu thế giới về năng lực logistics và duy trì vị thế đến nay.
Thị trường logistics nội địa của Đức ngày càng chịu sức ép cạnh tranh từ các thị trường lân cận có chi phí thấp hơn như Ba Lan Tuy nhiên sức ép lại chính là động lực cho sự đổi mới và tăng trưởng Thị trường logistics của Đức dự kiến sẽ đóng góp 21% tăng trưởng quốc gia vào năm 2025, so với mức 8% hiện tại, với logistics nội khối là động lực chính.
2.2.2 Cơ sở hạ tầng của Đức a Đường sắt Đức có một mạng lưới đường sắt phát triển và hiệu quả, được quản lý bởiDeutsche Bahn (DB), một trong những công ty quản lý hệ thống đường sắt lớn nhất thế giới Các tuyến đường sắt hàng hóa chủ yếu chạy qua các trung tâm công nghiệp và các cảng biển lớn như Hamburg và Bremen.
Theo thống kê của Chính phủ, năm 2012 hệ thống đường sắt của Đức đã có chiều dài lên tới 44.000km Hiện có khoảng 20.300km đường sắt đã được điện khí hóa. Đức có 3 tuyến đường sắt dài nhất: Ở vị trí thứ 1 là khoảng cách giữa Offenburg và Greifswald bao gồm 1300 km trên hành trình của nó và đi qua 9 trong số 16 tiểu bang, liên bang Điểm nổi bật là đường ray chạy dọc bờ biển Baltic Chạy giữa Kiel và Passau. Đường đi bộ dài 1225 km - tuyến đường sắt dài thứ 2 ở Đức Tuyến cực Nam của Oberstdorf đến Leipzig dài 1080 km - tuyến đường sắt dài thứ 3 Tuyến đường này chạy qua 9 trong số 16 quốc gia liên bang.
Vào những năm 1980, Đức đã bắt đầu phát triển đường ray cao tốc Nhưng mặc dù các tàu hỏa tốc hành xuyên thành phố (ICE) rất phổ biến ở Đức, rất ít trong số chúng vận hành ở tốc độ tối đa Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, song nước này chỉ có hai tuyến đường sắt hoạt động với tốc độ trên dưới 290 km một giờ Đó là tuyến Frankfurt -Cologne và Munich - Nuremburg Đa phần các tuyến còn lại chỉ cho tàu chạy với tốc độ
192 km một giờ Hậu quả là các chuyến tàu bị chậm lại đáng kể Để di chuyển từ Munich đến Berlin hành khách phải mất 6 giờ, trong khi với khoảng cách tương tự người ta chỉ mất ba giờ để đi từ Paris đến Marseille. b Đường bộ
Hệ thống đường bộ của Đức bao gồm một mạng lưới đường cao tốc và quốc lộ rộng lớn Hiện tại Đức đang sở hữu 650.000km đường, trong đó hệ thống đường địa phương chiếm tới 231.000km Hệ thống đường bộ Đức là hệ thống có lượng phương tiện lưu thông lớn nhất châu Âu Chỉ trong năm 2015, tổng quãng đường toàn bộ lượng xe hơi tại Đức di chuyển đã lên tới 02 nghìn tỷ kilomet, một con số khủng khiếp nếu so sánh với
76 tỷ kilomet di chuyển bằng đường sắt và 35 tỷ kilomet di chuyển bằng đường hàng không Bên cạnh đó, Đức còn sở hữu hệ thống đường cao tốc Autobahn, có tổng chiều dài lên tới 12.996km và là một trong những hệ thống đường cao tốc có mật độ sử dụng lớn nhất thế giới Điểm đặc biệt của mạng lưới Autobahn nằm ở quy định không giới hạn tốc độ di chuyển của phương tiện c Đường hàng không Đức có các sân bay quốc tế lớn như Sân bay Frankfurt và Sân bay Munich, là trung tâm chính cho vận chuyển hàng hóa hàng không Toàn nước Đức hiện đang có 539 sân bay, trong đó có 318 sân bay đã được lát đường nhựa và 23 bãi đỗ trực thăng.
Các sân bay này không chỉ cung cấp dịch vụ hàng hóa quốc tế mà còn là điểm chuyển hàng quan trọng cho vận chuyển hàng hóa trong nước Vận tải hàng không Đức đứng đầu trong khu vực châu Âu, được thể hiện rõ qua khối lượng vận chuyển của Công ty cung cấp vận chuyển bưu điện quốc tế DHL. d Đường thuỷ nội địa
Với bờ biển ven biển Đông và Bắc, Đức có các cảng biển quan trọng như Hamburg và Bremen Hamburg là cảng biển lớn nhất Đức và cũng là một trong 3 cảng lớn nhất thế giới Hệ thống cảng được bố trí phủ khắp, tận dụng tất cả vùng biển.
Các cảng này là trung tâm quan trọng cho vận chuyển hàng hóa biển, kết nối Đức với các thị trường biển quốc tế Trong số 10 bạn hàng lớn nhất của cảng Hambug có tới 5 bạn hàng là các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Bắc Triều Tiên Cảng Rostock của Đức có vai trò quan trọng trong thông thương của Đức với các nước bán đảo Xcăng-đi-na-vi và các quốc gia vùng biển Ban-tích; có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Đức, và giữ vị trí trọng yếu kinh tế của bang Mecklenburg-Vorpommern (nằm ở phía Đông Bắc Đức).
Tổng chiều dài của các tuyến đường thủy nội địa và kênh đào thường xuyên được sử dụng là 7.500km Các kênh liên kết chính bao gồm sông Elbe với sông Emsi, Dortmund và biển Baltic với biển Bắc Sông Rhine (Đức) cho đến nay vẫn được xem là đường thủy nội địa quan trọng nhất châu Âu Tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhất bao gồm sông Rhine và các tuyến nhánh với khối lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến này lớn hơn bất kỳ tuyến đường thủy còn lại nào của châu Âu Hệ thống kênh Kiel có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối biển Baltic và biển Bắc Các cảng và cảng chính bao gồm Berlin, Bonn, Phanh, Bremen, Bremerhaven… Hiện tại, Đức đang sở hữu đội tàu buôn gồm 427 chiếc.
2.2.3 Khung thể chế pháp lý
Trong lĩnh vực logistics, Đức có một hệ thống pháp lý phức tạp và chi tiết để quản lý các hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa và quản lý chuỗi cung ứng Dưới đây là một số ví dụ về các quy định và nghị định pháp lý quan trọng đối với logistics của Đức:
- Luật Vận Tải Đường Bộ (Straòenverkehrsgesetz - StVG): Luật này quy định về vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bao gồm các yêu cầu về an toàn, giấy tờ và giấy phép cần thiết cho các phương tiện vận chuyển.
- Luật Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Sắt (Eisenbahn Verkehrs Ordnung - EVO): Điều chỉnh hoạt động vận tải hàng hóa trên đường sắt, bao gồm quy định về an toàn, hợp đồng vận tải và quy trình giấy tờ.
Lý do đường bộ, đường sắt được khai thác chủ yếu tại Đức
2.3.1 Lý do khách quan a Vị trí địa lý Đức nằm ở trung tâm châu Âu, tiếp giáp với 9 quốc gia: Đan Mạch ở phía bắc; Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Pháp ở phía tây; Áo ở phía nam; cộng hòa Séc và Ba Lan ở phía đông Vị trí này của Đức làm cho việc giao thông hàng hóa qua biên giới trở nên quan trọng Đường bộ và đường sắt kết nối Đức với các quốc gia lân cận một cách hiệu quả giúp nước Đức thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế, khoa học và công nghiệp.
Vị trí địa lý của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác đường bộ Có thể kể đến một số khu vực có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi để khai thác đường bộ như:
+ Vùng Ruhr: là một khu vực công nghiệp đông dân cư ở phía tây của Đức và là vùng đô thị lớn nhất nước Đức và thuộc loại lớn nhất châu Âu Đây là khu vực công nghiệp nặng truyền thống Mạng lưới đường bộ dày đặc kết nối các khu công nghiệp và cảng biển Giao thông thuận tiện giúp vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm công nghiệp.
+ Vùng Hamburg: Nằm ngay dòng sông Elbe, thành phố Hamburg là một tiểu bang của Cộng hòa Liên bang Đức và là một trong những thành phố lớn ở Đức, chỉ sau Berlin Ngoài ra, nơi này còn được biết đến qua cảng Hamburg – cảng biển lớn thứ nhất của Đức và lớn thứ 2 trong khối Liên minh Châu Âu Hệ thống đường bộ kết nối cảng Hamburg với các khu vực khác trong nước và châu Âu thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
+ Vùng Frankfurt: phía đông nam của vùng đồi núi Taunus, trong vùng tây nam nước Đức, là thành phố lớn thứ 5 tại nước Đức, được biết đến là thủ phủ tài chính bậc nhất ở châu Âu Đây là trung tâm tài chính và kinh tế quan trọng Frankfurt cũng là thành phố hội chợ quan trọng trên toàn thế giới Ngoài ra Frankfurt còn là điểm nút giao thông quan trọng của Đức và châu Âu Mạng lưới đường bộ hiện đại kết nối Frankfurt với các thành phố lớn khác ở châu Âu thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách.
+ Vùng Munich: Nằm ở phía nam Đức, là trung tâm công nghiệp và công nghệ cao Munich là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông quan trọng nhất ở Đức Hệ thống đường ở Munich rất phát triển và hiện đại kết nối với các khu vực sản xuất và thị trường tiêu thụ thuận lợi cho hoạt động logistics và kinh doanh Đức là điểm giao thương chiến lược giữa các quốc gia châu Âu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các tuyến đường sắt quốc tế và nội địa Đức có biên giới chung với nhiều quốc gia lớn Vị trí này giúp tăng cường việc kết nối giữa các mạng lưới đường sắt quốc tế Đa số diện tích của Đức là đồng bằng và đồng cỏ Nếu nhìn vào bản đồ nước Đức về phương diện địa hình, ta sẽ thấy hơn một phần ba đất nước là đồng bằng giúp dễ dàng xây dựng và duy trì các đường sắt Điều này cũng giảm khả năng chịu ảnh hưởng của địa hình đối với hệ thống đường sắt. Đức có nhiều thành phố lớn như Berlin, Munich và Frankfurt Hệ thống đường sắt phát triển để kết nối chặt chẽ giữa các thành phố lớn và các khu vực công nghiệp Một số khu vực có mạng lưới đường sắt như:
+ Vùng Rhein-Main: nằm ở miền Trung Tây của nước Đức và nằm trên ba bang khác nhau Hessen, Rheinland-Pfalz và Bayern Đây là là chùm đô thị thứ hai của Đức và là trung tâm công nghiệp của nước Đức và của cả châu Âu Vùng này có một hệ thống đường sắt phát triển và hoạt động mạnh mẽ với tuyến đường sắt kết nối Frankfurt với các thành phố lớn khác ở châu Âu.
+ Vùng Stuttgart: là thành phố nằm phía nam nước Đức và là thủ phủ của bang Baden Württemberg Đây là trung tâm ngành công nghiệp ô tô do đó nơi đây đặt trụ sở của nhiều công ty công nghiệp ô tô lớn Vùng này có một hệ thống đường sắt phát triển, cung cấp các tuyến đường sắt nhanh và kết nối với các vùng lân cận.
+ Vùng Munich: là đô thị lớn cuối cùng ở cực Nam nước Đức Munich là trung tâm giao thông quan trọng của Đức, với một hệ thống đường sắt phát triển, bao gồm các tuyến đường sắt nhanh S-Bahn và tàu cao tốc kết nối với các thành phố khác trong nước và quốc tế.
+ Vùng Berlin: Thủ đô của Đức, trung tâm châu Âu, cách biên giới với Ba Lan khoảng 70km về phía Đông, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu Berlin có vị trí địa lý chiến lược và được kết nối tốt với các thành phố khác trong nước và châu Âu Berlin có mạng lưới đường sắt kết nối với các thành phố ở Đức và Châu Âu Berlin Hauptbahnhof - Nhà ga lớn và hiện đại nhất châu Âu ở Berlin giúp thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như cho hành khách di chuyển từ vùng này sang vùng khác. b Hệ thống giao thông Đức có hệ thống đường cao tốc và mạng lưới đường sắt rộng lớn nhất ở châu Âu.Nếu so sánh với kết cấu hạ tầng giao thông vận tải quốc tế, thì kết cấu hạ tầng giao thông
Đường bộ Đức sở hữu mạng lưới đường bộ rộng lớn và hiện đại nhất châu Âu với hơn 13.000 km đường cao tốc Mật độ đường cao tốc cao (137 km/1.000 km²) đứng thứ 4 châu Âu. Mật độ đường cao tốc cao, kết nối hầu hết các khu vực công nghiệp và trung tâm kinh tế lớn Hệ thống đường bộ được đầu tư mạnh mẽ và bảo trì thường xuyên, đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hóa hiệu quả. Đức có một hệ thống đường bộ chất lượng cao, bao gồm cả đường cao tốc và đường quốc lộ Điều này giúp tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa và người di chuyển, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp và thương mại Cơ sở hạ tầng đa dạng của Đức, từ các thành phố lớn đến các khu vực công nghiệp và nông thôn, đều được kết nối chặt chẽ bằng đường bộ Điều này tạo ra sự linh hoạt trong quá trình vận chuyển và phân phối hàng hóa.
Đường sắt Đức có hệ thống đường sắt (hơn 44.000 km) dài gấp đôi mức trung bình ở các nước trong khu vực EU Mật độ đường sắt cao (10,6 km/1.000 km²) đứng thứ 6 châu Âu.
Hệ thống đường sắt này được điện khí hóa 60%, cho phép vận chuyển hàng hóa với tốc độ cao và hiệu quả Đức là một phần của hệ thống tuyến đường sắt châu Âu, kết nối với các quốc gia lân cận Sự tích hợp này giúp tối ưu hóa vận chuyển quốc tế và giao thương giữa Đức và các quốc gia khác Đức có các cảng biển lớn như Hamburg và Bremen, cũng như các sân bay quốc tế Hệ thống đường sắt được xây dựng để kết nối chặt chẽ với các cảng và sân bay này, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Hệ thống giao thông của Đức hiện đại bậc nhất không chỉ ở châu Âu mà cả trên toàn thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên chở, tiết kiệm thời gian và chi phí Hệ thống kết cấu hạ tầng cũng được đầu tư rất công phu Chính phủ Đức nhận thức được khả năng phát triển ngành dịch vụ logistics của đất nước nên một số cơ quan nhà nước đã kết hợp với các công ty logistics tạo ra các khu vực gọi là làng chuyên chở, vận chuyển(freight village). c Nền kinh tế
Nền kinh tế Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu với nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao Với sự đa dạng trong các lĩnh vực như công nghiệp ô tô, máy móc, công nghệ thông tin và y tế thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế đều phát triển mạnh mẽ Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp này tạo ra nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu lớn, thúc đẩy phát triển hệ thống giao thông Hệ thống đường sắt và đường bộ được sử dụng rộng rãi để vận chuyển hàng hóa từ các khu vực sản xuất đến các cảng biển và sân bay, nơi hàng hóa được xuất khẩu đi các thị trường quốc tế Ngược lại, hàng hóa nhập khẩu cũng cần được vận chuyển từ cảng biển đến các điểm phân phối trong nước Từ những nhu cầu trên của nền kinh tế thúc đẩy việc xây dựng hệ thống đường bộ và đường sắt để phục vụ cho nhu cầu logistics quốc tế. d Mật độ dân số
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Tập trung phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics
Với vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam như đường bờ biển kéo dài, lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện để nâng cao kết cấu hạ tầng, xây dựng các trạm trung chuyển, xây dựng cảng nước sâu và cảng khu vực trên các vùng Hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở Từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ trọng yếu, hình thành mạng lưới đường bộ đồng bộ và hiện đại ở ba vùng kinh tế trọng điểm Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng. Đầu tư phát triển có sự nhấn mạnh đến việc phát triển cảng biển Hiện nay, 98% vận tải container đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung ở cảng TP.HCM và Hải Phòng Tuy vậy, các cảng này vẫn còn nhiều hạn chế về luồng lạch và độ sâu nên trong thời gian tới cần xây dựng các cảng biển nước sâu Mặt khác, cũng cần tiến hành nạo vét và cải tạo luồng lạch của các cảng hiện có để tăng công suất khai thác của các cảng biển. Trước mắt, cần tận dụng và khai thác ở mức cao công suất của các cảng biển hiện có bằng cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cảng Thực hiện sự đổi mới trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, phối hợp với các phương thức vận tải khác Thúc đẩy sự cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tại các cảng và kết hợp với các chức năng kho hàng hiện đại tại các cảng.
Giải quyết các “nút cổ chai” về kĩ thuật của hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả và giảm chi phí logistics Đối với kết cấu hạ tầng đường biển thì cần tập dựng các cảng trên cơ sở xác định các tuyến chính cùng với việc đầu tư trang thiết bị phù hợp Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt thì tập trung cải tạo và nâng cấp các tuyến hiện có, nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thì tập trung nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỉ lệ đường được trải nhựa.
Phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics
Phát triển các loại hình dịch vụ logistics là yêu cầu rất quan trọng khi phần lớn DN logistics VN chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics Các DN cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lý đơn hàng… Để có thể tiếp cận việc cung ứng các dịch vụ mới, các DN logistics cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm giá thành các dịch vụ đang cung ứng bằng cách như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng mới, áp dụng các phương pháp quản trị logistics tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại… Trong quá trình hoạt động và phát triển, các DN cần nhất quán chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hướng tới dịch vụ trọn gói và tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng.
Hiện nay, do các DN logistics VN còn quy mô nhỏ, năng lực hạn chế nên các DN
VN chủ yếu cung cấp dịch vụ một cách đơn lẻ Do đó, trong thời gian tới, các DN cần tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài khi cung ứng dịch vụ để quá trình cung ứng dịch vụ logistics là đầy đủ theo một quy trình chuẩn Việc các DN VN tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các DN, giúp các DN học hỏi được kinh nghiệm quản lý, phương pháp quản lý hệ thống logistics, có được sự hỗ trợ về mặt tài chính, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn…
Phát triển đa dạng các loại hình DN cung ứng dịch vụ logistics cả về hình thức,quy mô, phương thức hoạt động… Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như các điều kiện tham gia và rút lui khỏi thị trường để có thể huy động nhiều hơn các nhà đầu tư và các DN tham gia vào thị trường này.