Như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy, Đức có những điểm mạnh để có thể phát triển được hệ thống logistics. Từ những thế mạnh vốn có như vị trí địa lý, lực lượng lao động chất lượng cao có trình độ và kỹ năng lao động tiên tiến, cùng với sự đánh giá về cơ sở hạ tầng đạt trình độ phát triển hàng đầu thế giới,... thì Đức đã tận dụng, khai thác tối ưu, song song với đó là việc thực thi những chiến lược phát triển hệ thống logistics trên mọi mặt. Vậy bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ Đức những gì?
3.1. Tập trung phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics
Với vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam như đường bờ biển kéo dài, lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam, tạo điều kiện để nâng cao kết cấu hạ tầng, xây dựng các trạm trung chuyển, xây dựng cảng nước sâu và cảng khu vực trên các vùng. Hình thành các trung tâm logistics đặt ở những đầu mối giao thông thuận tiện cho việc chuyên chở. Từng bước nâng cấp các tuyến đường bộ trọng yếu, hình thành mạng lưới đường bộ đồng bộ và hiện đại ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế, phát triển các trục nối với các nước láng giềng.
Đầu tư phát triển có sự nhấn mạnh đến việc phát triển cảng biển. Hiện nay, 98%
vận tải container đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung ở cảng TP.HCM và Hải Phòng. Tuy vậy, các cảng này vẫn còn nhiều hạn chế về luồng lạch và độ sâu nên trong thời gian tới cần xây dựng các cảng biển nước sâu. Mặt khác, cũng cần tiến hành nạo vét và cải tạo luồng lạch của các cảng hiện có để tăng công suất khai thác của các cảng biển.
Trước mắt, cần tận dụng và khai thác ở mức cao công suất của các cảng biển hiện có bằng cách thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các cảng. Thực hiện sự đổi mới trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, phối hợp với các phương thức vận tải khác. Thúc đẩy sự cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng tại các cảng và kết hợp với các chức năng kho hàng hiện đại tại các cảng.
Giải quyết các “nút cổ chai” về kĩ thuật của hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu tăng hiệu quả và giảm chi phí logistics. Đối với kết cấu hạ tầng đường biển thì cần tập
dựng các cảng trên cơ sở xác định các tuyến chính cùng với việc đầu tư trang thiết bị phù hợp. Đối với kết cấu hạ tầng đường sắt thì tập trung cải tạo và nâng cấp các tuyến hiện có, nghiên cứu và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Đối với kết cấu hạ tầng đường bộ thì tập trung nâng cấp chất lượng các tuyến đường hiện có, mở rộng mặt đường và tăng tỉ lệ đường được trải nhựa.
3.2. Phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ logistics
Phát triển các loại hình dịch vụ logistics là yêu cầu rất quan trọng khi phần lớn DN logistics VN chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, mà hình thức phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics. Các DN cần phát triển thêm các dịch vụ đa dạng như giao nhận hàng không, giao nhận hàng hải, gom hàng nhanh, quản lý đơn hàng… Để có thể tiếp cận việc cung ứng các dịch vụ mới, các DN logistics cần đảm bảo chất lượng dịch vụ và giảm giá thành các dịch vụ đang cung ứng bằng cách như đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ, mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng mới, áp dụng các phương pháp quản trị logistics tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng hiện đại…
Trong quá trình hoạt động và phát triển, các DN cần nhất quán chiến lược đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hướng tới dịch vụ trọn gói và tham gia vào toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng.
Hiện nay, do các DN logistics VN còn quy mô nhỏ, năng lực hạn chế nên các DN VN chủ yếu cung cấp dịch vụ một cách đơn lẻ. Do đó, trong thời gian tới, các DN cần tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài khi cung ứng dịch vụ để quá trình cung ứng dịch vụ logistics là đầy đủ theo một quy trình chuẩn. Việc các DN VN tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các DN, giúp các DN học hỏi được kinh nghiệm quản lý, phương pháp quản lý hệ thống logistics, có được sự hỗ trợ về mặt tài chính, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn…
Phát triển đa dạng các loại hình DN cung ứng dịch vụ logistics cả về hình thức, quy mô, phương thức hoạt động… Cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính cũng như các
điều kiện tham gia và rút lui khỏi thị trường để có thể huy động nhiều hơn các nhà đầu tư và các DN tham gia vào thị trường này.