1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO CUỐI KÌ CHỦ ĐỀ MỞ ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH NHƯ NÀO CHO ẤN TƯỢNG

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở Đầu Bài Thuyết Trình Như Nào Cho Ấn Tượng
Tác giả Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Sỹ Trung, Vương Hoàng Minh, Nguyễn Thị Định, Ngô Nhật Ánh, Nguyễn Văn Kiệt, Đinh Văn Thắng, Nguyễn Văn Hoàng
Người hướng dẫn Phạm Hồng Hạnh
Trường học Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Mềm
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022.2
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 595,94 KB

Nội dung

Và nhóm trưởng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nhìn nhận và thấu hiểu các thành viên còn lại, để trong quá trình hoạt động đã giao đúng việc phù hợp với từng người.. Khi đã có những hiểu

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Bộ Môn Kỹ Năng Mềm - -

BÁO CÁO CUỐI KÌ CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU BÀI THUYẾT TRÌNH NHƯ NÀO CHO

ẤN TƯỢNG

Giảng viên: Phạm Hồng Hạnh Nhóm sinh viên: Nhóm 7 - Slowness

(ED3220 – 142899 – Học kỳ 2022.2) MSSV Họ và tên Điểm bài

tập nhóm 2

Điểm thi viết

Trang 2

Mục lục

I Mô tả nhóm .3

1 Khái niệm nhóm .3

2 Vai trò và hiệu quả của nhóm .3

3 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm .3

4 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc .8

5 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm .9

6 Các giai đoạn phát triển nhóm 10

II Lập kế hoạch nhóm 13

1 Khái niệm 13

2 Vai trò của việc lập kế hoạch 13

3 Phương pháp xác định nội dung công việc trong lập kế hoạch 14

4 Xác định địa điểm thời gian công việc 14

5 Xác định phương pháp thực hiện 14

6 Phương pháp kiểm soát công việc 15

7 Phương pháp kiểm tra công việc 15

III Thực hiện và các trao đổi khi thảo luận 16

1 Giới thiệu chủ đề thuyết trình 16

2 Thực hiện bài thuyết trình 16

a Tạo slide thuyết trình và trình bày trước lớp 16

b Nhận xét và rút kinh nghiệm trong nhóm 17

c Làm báo cáo 17

IV Đánh giá hiệu quả 17

1 Kết quả làm việc nhóm đã đạt được 17

2 Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển kĩ năng làm việc của mỗi các nhân 18

3 Đánh giá từng thành viên của trưởng nhóm 18

4 Kết luận 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

I Mô tả nhóm.

1 Khái niệm nhóm

Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn 4 yếu tố sau:

- Có từ hai thành viên trở lên

- Có thời gian làm việc chung nhau nhất định

- Cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt đến các mục tiêu nhất định mà nhóm kỳ vọng

- Hoạt động theo những quy định chung của nhóm

2 Vai trò và hiệu quả của nhóm

- Hoạt động nhóm giúp phát huy sức mạnh của sự đoàn kết nội bộ, tiết kiệm thời gian

mà còn mang đến rất nhiều lợi ích kinh nghiệm

- Trong quá trình làm việc nhóm, khi một người đưa ra ý tưởng sẽ được cả nhóm nhận xét, ý kiến, thảo luận để có những quyết định đúng đắn nhất Khi làm việc cùng nhau, các

cá nhân sẽ bổ trợ ưu điểm cho nhau đồng thời chỉ ra nhược điểm để cải thiện, từ đó nâng cao hiệu suất công việc

- Giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên, rèn luyện kỹ năng phản biện, thuyết trình đồng thời cũng giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở giữa các thành viên, hình thành thêm các mối quan hệ lâu dài

- Phát triển tư duy sáng tạo, các kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc

- Tính kỷ luật được đề cao hơn trong hoạt động teamwork, giúp chúng ta có trách nhiệm hơn với bản thân và tập thể

3 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm

Trắc nghiệm tính cách DISC là một bài kiểm tra được ứng dụng phổ biến trong việc xác định tính cách con người tại một thời điểm nhất định thông qua hành vi của họ Lý thuyết DISC được nhà tâm lý học William Moulton Marston tạo ra vào năm 1928

DISC là viết tắt của Dominance – Influence – Steadiness – Compliance:

- Dominance (Người quyền lực): Giống như một con sư tử, những người nhóm D

thường có tính cách tự tin, quyết đoán và luôn đối diện với vấn đề một cách trực tiếp Họ không thích dông dài, nói những điều vô tâm làm tổn thương người khác, đặc biệt luôn cố

gắng để đạt được mục tiêu đề ra và có ham muốn chiến thắng mạnh mẽ

- Influence (Người ảnh hưởng): Giống như một chú khỉ, người thuộc nhóm I luôn

hoạt bát, thân thiện, năng động, mang đến nguồn năng lượng tích cực Những người này

luôn chiếm được sự chú ý giữa đám đông, dễ dàng kết thêm nhiều bạn bè mới

Trang 4

- Steadiness (Người kiên định): Giống như một chú chim bồ câu, trái với nhóm D,

nhóm S là những người điềm tĩnh, kiên nhẫn, ít nói, sống nội tâm, luôn tạo được sự tin cậy

từ mọi người Tuy nhiên họ bị giới hạn bởi sự thiếu quyết đoán, ít khi lên tiếng, cạnh tranh

với người khác, họ thích làm việc trong môi trường ổn định, ít có sự thay đổi

- Compliance (Người tuân thủ): Giống như một con chim cú, nhóm người C là

những người cầu toàn, tỉ mỉ, cẩn thận, thận trọng trong mọi việc Đồng thời là những người

biết cách sắp xếp, quản lý mọi việc một cách bài bản nhất

Trang 5

Đầu tiên, mỗi thành viên trong nhóm sẽ được yêu cầu làm một bài trắc nghiệm DISC bằng cách tích vào các đặc điểm nổi trội ở 4 nhóm tính cách trong bảng sau:

Sau khi khảo sát các thành viên:

Trang 6

- Bạn Nguyễn Hồng Phong:

Trang 7

- Nguyễn Sỹ Trung:

Trang 8

- Vương Hoàng Minh:

Kết luận: Từ bài kiểm tra trên ta có thể thấy Nguyễn Trường Giang là người thuộc

nhóm phong cách tạo ảnh hưởng và phong cách chi phối, dẫn dắt là chủ yếu Tính cách của bạn khá phù hợp để làm nhóm trưởng Và nhóm trưởng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nhìn nhận và thấu hiểu các thành viên còn lại, để trong quá trình hoạt động đã giao đúng việc phù hợp với từng người

4 Đánh giá việc kiểm soát bản thân và kiểm soát công việc

Các bước kiểm soát bản thân:

Bước 1: Tự kiểm soát – hiểu bản thân:

- Cần phải biết được mục đích của bản thân mình: Cần tách riêng mục tiêu của gia đình với mục đích cá nhân và công việc Cần phải cân bằng các mục tiêu

- Mục đích cần phải thực tế, rõ ràng, không viển vông

Trang 9

- Nắm rõ được ưu, khuyết điểm, năng lực cá nhân

Bước 2: Kiểm soát công việc:

- Biết được mục đích công việc

- Vai trò của bản thân trong công việc

- Trách nhiệm cá nhân

Bước 3: Xác định trọng tâm:

- Cần thiết lập, sắp xếp ưu tiên công việc

Ứng dụng thực tiễn: Hiểu biết những bước trên để đánh giá cá nhân và kiểm soát công

việc của cả nhóm, nhóm luôn tuân theo phương châm mỗi thành viên tự đánh giá bản thân

và đánh giá thành viên khác Đồng thời, nhóm hợp tác một cách tích cực từ khâu nêu ý tưởng đến chuyển hóa từ ý tưởng thành sản phâm đặt biệt là video cuối kì của nhóm với sự tham gia tích cực của các thành viên Mỗi thành viên có một thế mạnh khác nhau nên hiệu quả công việc được phân chia đều cho mọi người trong nhóm

5 Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực trong nhóm

Khi đã có những hiểu biết cơ bản về các nhóm tính cách của các thành viên trong nhóm thì người nhóm trưởng cần phải biết cách quản trị nhân lực của nhóm Làm việc nhóm luôn cần phương pháp quản trị tốt, nhóm Slowness đã quyết định chọn ra phương pháp quản trị nguồn nhân lực của nhóm theo mô hình 5P

Trước tiên, nhóm có tìm hiểu cơ bản về mô hình 5P như sau:

- 5P là mô hình tương đối toàn diện về cấu trúc và các thành phần của một chiến lược quản trị nguồn nhân lực do Schuler (1992) phát triển

- Bao gồm 5 yếu tố: Triết lý quản trị nguồn nhân lực (Philosophy), Chính sách nguồn nhân lực (Policies), Chương trình (Programs), Hoạt động/thông lệ (Practices) và Quy trình quản trị nguồn nhân lực (Process)

- Mô hình 5P chỉ ra mối quan hệ giữa triết lý, chính sách, chương trình và các quy trình quản trị nguồn nhân lực Cùng với đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa chiến lược và hoạt động

Áp dụng chiến lược quản trị nguồn nhân lực vào quản trị nhân lực của nhóm, nhóm rút ra những kết luận sau:

- Đầu tiên nhóm cần xác định mục tiêu chiến lược và phân tích một cách có hệ thống

về những tác động của nó đối với triết lý, chính sách, chương trình, hoạt động/thông lệ và các quy trình quản trị nguồn nhân lực Vận dụng linh hoạt chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Schuler để làm nổi bật ý nghĩa giữa chiến lược và hành động của nhóm

Trang 10

- Chiến lược, mục tiêu của nhóm: Chiến lược của nhóm được chia làm hai giai đoạn là: giai đoạn một chuẩn bị cho phần lan toả trước lớp và giai đoạn hai là chuẩn bị lên kế hoạch chuẩn bị nội dung và phân chia nguồn lực làm báo cáo cuối kì và video thuyết trình buổi 6

Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực chiến lược của nhóm:

- Triết lí nguồn nhân lực: Slogan của nhóm 7 là “Nhóm có thể chậm nhưng điểm

A+ thì phải lấy bằng được”, ý nghĩa câu nói: Dù chúng ta có thể chậm chạp hơn mọi người nhưng quan trọng nhất là kết quả cuối cùng ra sao Điểm A+ ở đây là một hình ảnh tượng trưng cho thành công của con người Không chỉ nói về việc học tập mà là về mọi công việc trong cuộc sống của chúng ta sau này, có thể bước những bước thật chậm nhưng không chây ỳ, lười nhác, để rồi hướng tới một mục tiêu duy nhất, đó là mục tiêu cho sự nỗ lực mà

ta đề ra

- Các chính sách nguồn nhân lực: Việc quản trị một nhóm gồm nhiều thành viên là

rất khó khăn và cần phải linh hoạt Chính sách của nhóm là khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến và lắng nghe chúng, lấy biểu quyết theo số đông nhưng cũng luôn chọn lọc những ý kiến hay và sáng tạo từ các cá nhân

- Các chương trình nguồn nhân lực: Nhóm có hoạt động tuyên dương và khen ngợi

những thành viên tích cực, bên cạnh đó phê bình những thành viên chưa hoàn thành tốt công việc

- Các quy trình nguồn nhân lực: Khi bắt đầu một dự án làm làm việc thì nhóm luôn

phân chia công việc một cách rõ ràng và bám sát tiến độ của từng thành viên trong nhóm

6 Các giai đoạn phát triển nhóm

Khi một nhóm được thành lập với một nhiệm vụ hay mục đích nào đó, thông thường thời gian đầu nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trải qua thời gian có những thay đổi và mọi người hài hòa với nhau hơn Teamwork cũng trải qua những giai đoạn cụ thể, việc nắm rõ từng giai đoạn giúp trưởng nhóm phát huy tối đa hiệu quả làm việc nhóm, tối thiểu chi phí khi thực hiện

Trang 11

Giai đoạn 1: Hình thành nhóm

- Đây là giai đoạn mới thành lập, các thành viên trong nhóm còn lạ lẫm và bắt đầu tìm hiểu về nhau để cộng tác vì mục tiêu công việc trước mắt Trong giai đoạn này, trưởng nhóm sẽ là người đóng vai trò rất quan trọng để dẫn dắt mọi người

- Đặc điểm chung ở giai đoạn 1 là:

• Cảm thấy háo hức, tò mò với công việc mới, thành viên mới

• Còn dè dặt trong việc tiếp cận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm Có những xung đột ý kiến (không trực tiếp)

• Quan sát và thăm dò mọi người xung quanh

• Vai trò, trách nhiệm, năng lực cá nhân không rõ ràng

- Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn 1:

• Người lãnh đạo nắm vai trò quan trọng và then chốt giống như một đầu tàu

để chỉ đạo, điều hướng cả nhóm

• Là người năng động, nhiệt tình, khuấy động bầu không khí làm việc trở nên thoải mái, tự nhiên, dễ gần gũi hơn

Trang 12

• Luôn thúc đẩy tinh thần làm việc của mọi người trong nhóm bằng cách tổ chức các cuộc họp, các buổi nói chuyện, từ đó lên kế hoạch thực hiện cụ thể

Giai đoạn 2: Xung đột nội bộ

- Đây là giai đoạn rất khó khăn và dễ dẫn đến kết quả xấu Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên bắt đầu có những quan điểm, lập trường, ý kiến cá nhân và có thể phá vỡ những quy tắc chung của nhóm Nếu giai đoạn này kéo dài lâu quá thì sẽ gây ảnh hưởng

rất lớn tới hiệu quả công việc chung

- Đặc điểm chung của giai đoạn 2:

• Thường xuyên xảy ra xung đột giữa các thành viên do những nguyên nhân khác nhau: phong cách làm việc, văn hoá, cách cư xử, tranh cãi, giải quyết

về vấn đề

• Các thành viên có thể không hài lòng về công việc được giao, dễ dẫn đến sự

so sánh

• Các thành viên cũng có thể bắt đầu chất vấn về các quy tắc được thiết lập ban

đầu, muốn chỉnh sửa, thêm quy tắc mới hoặc thậm chí phá vỡ quy tắc đó

• Ngoài ra, một số thành viên có thể tỏ ra không hợp tác, không trao đổi, không

hài lòng với cách làm việc hiện tại

• Bè phái hình thành, mọi người chưa thực sự lắng nghe nhau

- Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn 2:

• Là người trung lập, công bằng đứng lên giải quyết xung đột và giảng hoà

giữa các thành viên, qua đó làm rõ lại các mục tiêu, công việc cần triển khai

• Thúc đẩy, động viên tinh thần cả nhóm vượt qua giai đoạn khó khăn

• Mở cuộc họp tập trung cả nhóm để xác định và củng cố lại nhiệm vụ của

từng người

Giai đoạn 3: Ổn định

- Ở giai đoạn này, mọi người bắt đầu nhìn vào mục tiêu chung của nhóm, giải quyết các xung đột và trở nên tin tưởng lẫn nhau hơn Đây là giai đoạn được coi là quan trọng nhất, là tiền đề để công việc được hoàn thành xuất sắc

- Đặc điểm chung của giai đoạn 3:

• Các thành viên biết lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu với nhau nhiều hơn

• Tình trạng xung đột giảm dần, mọi người tập trung giải quyết vấn đề hơn là việc đấu tranh, chia bè phái

• Các thành viên bắt đầu hợp tác, bổ trợ lẫn nhau trong công việc, từ đó tạo sự đoàn kết chắc chắn

- Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn 3:

Trang 13

• Lên kế hoạch, thời gian biểu cụ thể, rõ rang để các thành viên thực hiện

• Thúc đẩy tối đa sự sáng tạo, phối hợp giữa mọi người

• Chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo với từng thành viên khác trong nhóm

Giai đoạn 3: Hoàn thiện

- Đây là giai đoạn mà nhóm hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong công việc Sự cộng tác diễn ra dễ dàng mà không còn bất cứ xung đột nào Đây là giai đoạn mà không phải nhóm nào cũng đạt tới được

- Đặc điểm chung của giai đoạn 4:

• Các thành viên có cảm giác gắn bó với nhau nhất, tinh thần đồng đội phát huy

• Các quyết định được diễn ra nhanh chóng mà không gặp khó khăn nào

• Mọi người thoải mái trao đổi quan điểm

• Sự nhiệt tình và cam kết của các thành viên với mục tiêu chung là tuyệt đối

- Vai trò của nhóm trưởng trong giai đoạn 4:

• Tổ chức các cuộc họp nhóm thường xuyên

• Thúc đẩy mọi người hoàn thành công việc đúng thời hạn

• Tìm hiểu và tham gia những dự án lớn hơn

• Tìm kiếm động lực mới cho nhóm

Giai đoạn 5: Tan rã

Giai đoạn này xảy ra khi dự án kết thúc, mọi người đều đã đạt được mục tiêu mong muốn Cả nhóm có thể tổ chức ăn mừng, liên hoan và chia tay nhau Các thành viên sẽ tách

ra và chuyển sang những nhóm khác để tiếp tục các dự án mới…

II Lập kế hoạch nhóm

Lập kế hoạch là một quá trình ấn định những mục tiêu và xác định biện pháp tốt nhất

để thực hiện những mục tiêu đó

Lập kế hoạch cần gắn liền với những công cụ và phương pháp quản lý nhằm giúp bạn

đi đúng hướng Tất cả những quản lý đều làm công việc lập kế hoạch

- Hệ thống các vấn đề, công việc cần thực hiện để đưa ra các cách quản lý, có thể dùng đến kinh nghiệm đã có

- Phối hợp mọi nguồn lực của tổ chức hữu hiệu hơn

- Tập trung vào mục tiêu và chính sách của tổ chức

Trang 14

- Sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài

- Phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra

Khi bắt đầu công việc mới, làm thế nào để triển khai công việc đó hoàn hảo? Nếu bạn không có phương pháp để xác định đầy đủ các yếu tố, bạn có thể bỏ sót nhiều nội dung công việc Qua phương pháp cô giáo đã truyền đạt trong buổi học nhóm chúng em đã áp dụng một cách hiệu quả

- Xác định được mục tiêu, yêu cầu công việc:

Mục tiêu quan trọng của nhóm là hoàn thành bài thuyết trình và bản báo cáo cuối kì đúng thời gian cô yêu cầu

- Xác định nội dung công việc:

trong lớp lan tỏa đến cô giáo và các bạn sinh viên những vấn đề muốn nói trên slide và chủ đề thuyết trình

báo cáo

Nhóm đã phân chia thời gian để các thành viên hoàn thành công việc cụ thể như sau:

- 08/06/2023: Nhóm họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

- 09/06/2023: Nhóm bắt đầu tìm hiểu về chủ đề của nhóm là “Mở đầu thuyết trình sao cho ấn tượng”

- Tài liệu tham khảo cho công việc: Giáo trình giảng viên cung cấp, bài giảng trên

hệ thống LMS, các nguồn dữ liệu tham khảo trên google

Ngày đăng: 09/10/2024, 06:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w