Không như chủ nghĩa Ấn Tượng, những nghệ sĩ của Hậu Ấn Tượng lại xuất sắc thể hiện được cá tính cá nhân.Mặc dù trường phái Hậu Ấn Tượng đã nhận không ít những lời chỉ trích của dư luận v
Trang 1KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP”
ĐỀ TÀI
“Sự biểu hiện của hình khối, màu sắc, đường nét, bố cục, bút pháp trong các tác phẩm hội họa Hậu Ấn tượng”
(MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT)
Người hướng dẫn: ĐẶNG LONG CANNgười thực hiện: NGUYỄN NHƯ QUỲNHMã số sinh viên: 12300151Nhóm: 04
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
“CHƯƠNG 1: CHỦ NGHĨA IMPRESSIONISM VÀ POST - IMPRESSIONISM 4
1.1 “Trường phái hội họa Ấn tượng - Impresionnism (1874-1886)” 5
1.2“Trường phái hội họa Hậu Ấn Tượng – Post impressionism (1886-1910)” 5
1.3 “Nhận xét chung về trường phái Ấn Tượng và Hậu Ấn Tượng” 6
“CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG PHÁI POST - IMPRESSIONISM 7
2.1 “Đặc trưng của trường phái Hậu Ấn Tượng” 8
2.1.1 “Khái niệm và nguồn gốc của trường phái Hậu Ấn Tượng” 8
2.1.2 “Nét riêng của trường phái Hậu Ấn Tượng.” 8
2.1.3 “Những giai đoạn phát triển của trường phái Hậu Ấn Tượng.” 9
2.2 “Những họa nhân tiêu biểu của chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng” 9
Trang 3MỞ ĐẦU
Có lẽ nghệ thuật đối với nhân loại chúng ta từ lâu đã là một phần cốt yếu để xây dựng nên nền văn minh như hiện nay, để thực hiện được điều ấy nghệ thuật cũng đã trải qua rất nhiều giai đoạn và nhiều thế hệ khác nhau, từng giai đoạn mang mỗi vẻ đẹp khác nhau Thế nhưng để có thể trở thành tiền đề cho các giai đoạn nghệ thuật sau này có lẽ là chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng (Pháp) “Hậu” ta có thể hiểu đơn giản là “sau”, đây chính là một trường phái xuất hiện ngay sau giai đoạn nghệ thuật “Ấn Tượng” Đây là giai đoạn có thể nói là sự bùng nổ trong làng nghệ thuật, vì nó đã tạo nên một công cuộc cách mạng chưa từng có, khi những người nghệ sĩ bước ra khỏi khuôn khổ và từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa tiền thân của mình, tức là chủ nghĩa ấn tượng Không như chủ nghĩa Ấn Tượng, những nghệ sĩ của Hậu Ấn Tượng lại xuất sắc thể hiện được cá tính cá nhân.
Mặc dù trường phái Hậu Ấn Tượng đã nhận không ít những lời chỉ trích của dư luận về phong cách lẫn hình thức thể hiện, nhưng trường phái ấy vẫn đứng trước làn song dư luận ấy và tạo nên một chỗ đúng vững chắc trong làng nghệ thuật thế giới và cũng từ đây nó đã trở thành một trong những đích đến mà nghệ thuật đương đại muốn đạt đến Ta có thể thấy rõ nhất sự cuốn hút của chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng qua những tác phẩm của nghệ sĩ “Vincent Van Gogh”, từng tác phẩm của ông cho đến hiện nay vẫn luôn là đề tài nóng hổi mỗi khi tranh luận về nghệ thuật, Van Gogh đã thành công hút hồn của bao nhiêu thế hệ bằng những gam màu và đường lối nghệ thuật đặc sắc của chính ông.
Và đấy cũng là một trong những lý do khiến em luôn hứng thú với những đề tài về chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng, bằng những gam màu mang đầy cá tính cá nhân cùng những dòng cảm xúc được tác giả khéo léo mang vào, chính vì thế “Hậu Ấn Tượng” luôn là giai đoạn tiêu biểu bậc nhất của nền nghệ thuật thế giới.
Trang 4NỘI DUNG
-IMPRESSIONISM
Trang 51.1 Trường phái hội họa Ấn tượng - Impresionnism (1874-1886)“”
Trước khi bước sang tìm hiểu trường phái Hậu Ấn Tượng, trước tiên ta cần phải nắm rõ nguồn gốc và khái niệm của nó Trường phái Hậu Ấn Tượng có thể nói một cách dễ hiểu nó chính là thế hệ sau của chủ nghĩa Ấn Tượng Trường phái ấy là một trào lưu nghệ thuật bắt nguồn từ Paris (Pháp) trong những năm của thế kỷ 19 Vào khoảng thời gian ấy, hầu hết các tác phẩm thành công của các nghệ sĩ tiềm năng đều được trưng bầy ở Salon, Paris Và cũng theo xu hướng ấy, những người họa sĩ theo lối vẽ Ấn Tượng cũng tham gia cuộc triển lãm ấy, nhưng chẳng may thay họ lại bị ban giám khảo từ chối, bởi họ chỉ khuyến khích trưng bày và trao giải thưởng cho các tác phẩm theo phong cách Tân cổ điển, còn ở trường phái Ấn tượng, phần lớn các tác phẩm là những nét bút tự do và khoan dung, và dễ gây tranh cãi dư luận Thế nhưng mãi đến năm 1874, một cuộc triễn lãm đầu tiền dành cho trường phái Ấn Tượng nhằm trưng bày bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc của Monet và cũng chính từ đây chủ nghĩa Ấn Tượng cũng dần trở thành một xu thế nghệ thuật mới, thoát khỏi cái khuôn gò bó của nghệ thuật Cổ Điển và trở thành tiền đề cho nền nghệ thuật sau này.
1.2“Trường phái hội họa Hậu Ấn Tượng – Post impressionism (1886-1910)”
Là một trường phái bắt nguồn từ Châu Âu từ cuối thế kỉ IXX và cũng từ chủ nghĩa Ấn Tượng mà hình thành, thế nhưng ở trường phái Hậu Ấn Tượng lại không theo chân “đàn anh” trước đó, mà nó lại tạo thêm một phong cách mới khác và thành công đột phá tạo nên một thế hệ nghệ thuật đầy triền vọng.
Nếu ở trường phái Ấn Tượng có đặc điểm là được hoàn thiện trong thời gian ngắn và chạm khắc lại những vẻ đẹp tổng quan nhất trong xã hội, thì đến với trường phái Hậu Ấn Tượng ta có thể dễ dàng nhận biết qua lối đi màu, những họa sĩ của Hậu Ấn Tượng rất chuộng gam màu tươi sáng, mạng mẽ và sắc nét, bởi điều ấy dường như hầu hết các bức tranh của trường phái này đều độc đáo thể hiện được cá tính của mình một cách đầy rõ rệt
Trang 61.3 Nhận xét chung về trường phái Ấn Tượng và Hậu Ấn Tượng“”
Ở trường phái Impressionism thường tập trung vào ánh sáng và màu sắc, các họa sĩ chú trọng vào việc tái hiện ánh sáng tự nhiên và màu sắc chân thực của cảnh vật và chủ đề đời sống hàng ngày; Tách rời đường nét họ thường sử dụng những đường cọ đi nhanh và nét cọ dứt nửa vời, không hoàn thiện, để tái hiện cảm xúc và cảm nhận tạm thời của một cảnh vật hay một khoảnh khắc; Cuối cùng là lối vẽ tự do, các họa sĩ Ấn Tượng thường không chú trọng quá nhiều vào chi tiết nhưng họ lại làm tốt việc thể hiện cảm xúc của từng sự vật sự việc trong đời sống xung quanh họ.
Còn ở trường phái Hậu Ấn Tượng, các họa sĩ ở thời này lại chú trọng vào tính cảm xúc và biểu cảm nhiều hơn, điển hình nhất là “Vincent Van Gogh” – họa sĩ tiêu biểu của Hậu Ấn Tượng, từng bức họa của ông như từng thước phim chứa đầy cảm xúc, hầu hết các tác phẩm của ông đều chứa đừng từng chút một chất u sầu của cuộc đời mình Các họa sĩ Hậu Ấn Tượng thường không giới hạn trong một bức họa, họ thể hiện được cái tôi trong từng bức họa và cứ thế mà tự do thể hiện cảm xúc của chính mình, cũng chính nhờ điều này mà Hậu Ấn Tượng mới trở thành tiền đề cho các thế hệ nghệ thuật đương đại sau này; Ngoài ra, họa nhân của Hậu Ấn Tượng cùng chuyên sử dụng màu sắc và hình khối, việc họ tận dụng những kiến thức ấy vào trong từng tác phẩm của mình đã phần nào hỗ trợ họ tái hiện lại cảnh vật thiên nhiên một cách trừu tượng hơn.
Trang 7“CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG PHÁI POST -IMPRESSIONISM
Trang 82.1 Đặc trưng của trường phái Hậu Ấn Tượng“”
2.1.1 Khái niệm và nguồn gốc của trường phái Hậu Ấn Tượng“”
Hậu ấn tượng (Post – Impressionism) là một trường phái nghệ thuật chủ yếu diễn ra tại Pháp, tồn tại trong khoảng giai đoạn 1886 -1905, bắt đầu từ triển lãm cuối cùng của trường phái Ấn Tượng cho tới khi trường phái Dã Thú ra đời.
Cái tên Hậu Ấn Tượng (Post – Impressinism) là một thuật ngữ do nhà phế bình nghệ thuật Anh quốc Roger Fry nêu ra đầu tiên Vào dịp triển lãm tranh năm 1911 của nhiều họa sĩ trong đó có Paul Cézanne, “Vincent Van Gogh”, Paul Gauguin Vào thời nay, mọi người thường mang quan niệm chung rằng trường phái Hậu Ấn Tượng là trào luu trải dài từ năm 1878 và kéo đến cuối thế kỷ XIX lấn sang đầu thế kỷ XX Ta có thể thấy rõ tầm ảnh hưởng không hề nhỏ của trường phái Hậu Ấn Tượng, trong khi ba họa sĩ tiêu biểu cho trường phái ấy mang lối vẽ khác nhau, ba tính chất khác nhau, nhưng họ đã thành công tọa nên một cuộc cách mạng lớn cho nền nghệ thuật thế kỷ XX.
2.1.2 Nét riêng của trường phái Hậu Ấn Tượng.“”
Bỏ lại những phong cách hội họa cổ điển kể từ trường phái Ấn tượng, các họa sĩ đã“
tiếp tay nhau mạnh dạn đập vỡ nguy tín khi khẳng định rằng “không có chân lý khách quan trong nghệ thuật” Từ khoảnh khắc ấy, họa sĩ hiểu rõ rằng cái gì ta nhìn thấy phải tùy thuộc vào cách ta nhìn, và hơn thế nữa Cái nhìn gọi là “khách quan” đó thực sự là sự biến hóa theo thời gian Không hề có một “chân lý không bao giờ thay đổi đối với họa sĩ Ấn tượng”.”
Nghệ sĩ Post - Impressionism cũng tiếp nối những tư tưởng đó, thế nhưng Cezanne“
lại muốn tìm kiếm một họa pháp có thể ôm trọn mọi góc nhìn của một thời điểm và tóm gọn chúng vào một mặt phẳng.Và cả Seurat, Gauguin và van Gogh nữa, chắc chắn sẽ còn nhiều điều mới lạ khác đang đón chờ ta khám phá dần từng bước một.”
Những bức tranh thuộc trường phái Hậu Ấn Tượng được vẽ bằng những nét cọ có thể nhìn thấy được có tính thị giác cao, sự pha trộn không giới hạn giữa các màu với nhau nhằm nhấn mạnh đến sự chuyển đổi và chất lượng của độ sáng trong tranh, cùng từ đây
Trang 9những bức tranh của Hậu Ấn Tượng trở nên sống động hơn bao giờ hết Ngoài ra, hai ý”
tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khung cảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không định kiến; khác với trường phái hiện thực,tự nhiên.”
2.1.3 Những giai đoạn phát triển của trường phái Hậu Ấn Tượng.“”
Vào giữa những năm 1880, hai nhà họa sĩ Gauguin và Van Gogh đều đang đi tìm cảm hứng từ nhiều loại hình nghệ thuật Trong đó bao gồm vải vóc Nhật Bản, cửa kính màu cổ điển, và nghệ thuật của những nhóm người “nguyên thủy” Từ những kiến thúc ấy, hai nhà họa sĩ người phương Tây ấy đã lấy đó nhằm sáng tạo nên những tác phẩm giàu cảm xúc và ẩn chứa nhiều chi tiết mang tính biểu tượng.
Post - Impressionism thực chất không phải một trường phái nghệ thuật chính thống Nó đơn giản là tên gọi chung mà một nhóm nhỏ họa sĩ độc lập với mong muốn khắc phục những điểm hạn chế của trường phái Ấn tượng vào cuối thế kỷ 19 Họ hình thành nhiều phong cách hội họa mới, tập trung vào yếu tố cảm xúc, kết cấu cùng tôn giáo mà trường phái Post - Impressionism còn thiếu sót Những tìm tòi của các nghệ sĩ Hậu Ấn tượng chính là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này.
2.2 Những họa nhân tiêu biểu của chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng“”
2.2.1 Paul Cézanne (1839 – 1906)“””
“Paul Cézanne”là một họa sĩ người Pháp, sinh vào ngày 19 tháng 1 năm 1839 tại Aix-en-Provence và qua đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1906 “Paul Cézanne”là một họa sĩ có sức ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến nền lịch sử nghệ thuật và là người đầu tiên dẫn lối cho việc áp dụng các nguyên tắc hình học và cấu trúc trong tranh vẽ.
Cézanne được biết đến với việc phát triển phong cách hậu ấn tượng và mở đường cho nhiều trường phái nghệ thuật sau này như Cubism (Chủ nghĩa Cubism) Chủ đề chính của những bức họa của ông thường tập trung vào cảnh quan, phong cảnh, cảnh làng quê, và cảnh tự nhiên, chúng được Cézanne chú trọng đặc biệt vào cấu trúc hình học và ánh sáng.
Trang 10Là một họa sĩ tiềm năng với công cuộc phát hiện và vận dụng tốt các nguyên tắc hình học và cấu trúc trong hình vẽ, với đóng góp to lớn của mình thế nhưng Cézanne lại ít được công nhận và phần lớn cuộc đời ông gắn liền với sự tự thúc đẩy và sự cô đơn trong nghệ thuật Ông sống một cuộc sống tương đối kín đáo, Cézanne thường tập trung vào việc sáng tạo và không chú trọng đến sự nổi tiếng hay thành công về mặt vật chất.
Một số tác phẩm nổi bật của nghệ nhân Paul Cézanne:
Mont Sainte-Victoire series (Loạt tranh về Mont Sainte-Victoire): Cézanne đã sáng tác hàng loạt bức tranh về ngọn núi Mont Sainte-Victoire gần Aix-en-Provence từ những năm cuối của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Phần lớn các tác phẩm ấy đều thể hiện cảnh quan màu nước và sử dụng cấu trúc hình học đặc trưng của ông.
The Card Players (Những Người Chơi Bài): Đây là một loạt tranh nổi tiếng và quan trọng đối với nghiệp vẽ của Cézanne Một bức tranh tái hiện các người đàn ông đang chơi bài Ông đã tạo ra nhiều phiên bản của tác phẩm này trong khoảng thời gian từ 1890 đến 1895, tất cả đều được Cézanne thể hiện sự sâu sắc và tư duy về con người thông qua việc tận dụng kiến thức về ánh sáng, màu sắc và cấu trúc hình học đặc trưng của ông.
Still Life with Apples (Tính vẫn với Những Quả Táo): Được sáng tác vào khoảng năm 1895 - 1900 Bức họa ấy là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông trong loạt tranh về tự nhiên và vật thể khi được thể hiện bằng phong cách hội họa đặc trưng của ông Việc Cézanne sắp xếp không gian và tận dụng màu sắc đã tạo ra một tác phẩm đầy ý nghĩa và sức mạnh trong thị giác.
Các tác phẩm của Cézanne thường thể hiện sự sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc, hình khối và cấu trúc, từ những đặc tính ấy đã thành công làm nổi bật tính chất đặc trưng của ông trong việc thể hiện cảnh vật và người mẫu Những bức họa ấy đã tạo nên một ảnh hưởng vô cùng lớn và vĩnh cửu trong nền nghệ thuật thế giới.
2.2.2 Vincent Van Gogh (1853 – 1890)“”
“Vincent Van Gogh”, một danh xưng không còn xa lạ đối với mỗi người chúng ta, ông là họa sĩ người Hà Lan, sinh ngày 30 tháng 3 năm 1853 tại Groot-Zundert, một thị
Trang 11trấn nhỏ ở Hà Lan và ông đã tự kết thúc cuộc đời mình vào ngày 29 tháng 7 năm 1890 bằng một khẩu súng tại Auvers-sur-Oise, Pháp Ông là con trai của Theodorus van Gogh, một linh mục, và Anna Cornelia Carbentus Vincent là một trong những trong năm đứa con sống sót trong gia đình, với một số người anh em cũng có sự ảnh hưởng trong lịch sử của nghệ thuật Van Gogh là một trong những người họa sĩ được ưa chuộng nhất của thế hệ Hậu Ấn Tượng, cũng nhờ chính sức hút từ vẻ đẹp của một tác phẩm của ông nên mãi cho đến nay cái tên Van Gogh vẫn luôn được xem là đích đến của nhiều họa sĩ Van Gogh như cha đẻ của trường phái Hậu Ấn Tượng và ông có ảnh hưởng rất lớn tới nền mỹ thuật ngày nay, nhất là trường phái Dã Thú được phát triển và thịnh hành ngay sau chủ nghĩa Hậu Ấn Tượng.
“Vincent Van Gogh”, chúng ta vốn đã biết được ông là một trong những người nghệ sĩ tiềm năng được yêu thích nhất cho đến thời nay, thế nhưng cuộc đời của ông lại chẳng sáng như chính thành tựu mà ông đã nhận Từ nhỏ ông đã được học vẽ, khi bé ông được biết đến là một người ít nói cùng với tính cách khác thường của mình
Van Gogh đã sống một cuộc đời đầy khổ đau và bất hạnh Ông gặp nhiều khó khăn trong sự nghiệp và tâm lý, và chỉ được công nhận sau khi qua đời Chính vì trạng thái tâm lý bất ổn của mình đã ảnh hương nhiều đến lối vẽ của ông, tranh ông được biết đến với phong cách vẽ bức tranh độc đáo và đầy cảm xúc, cũng nhờ chính điều này các tác phẩm của Vincent đã để lại ảnh hưởng sâu sắc trong nghệ thuật và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều họa sĩ sau này.
Một số tác phẩm tiêu biểu của “Vincent Van Gogh”:
Starry Night (Đêm đầy sao): đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Van Gogh được vẽ vào năm 1889 khi ông đang ở tại cô nhi viện Saint-Paul-de-Mausole ở Saint-Rémy-de-Provence, Pháp, với cảnh bức trời đêm đầy sao và cảm xúc mạnh mẽ cho đến thế hệ ngày nay họa bức ấy vẫn được đấu giá với mức giá cao ngất ngưỡng.
Trang 12Sunflowers (Hoa Hướng Dương): Là một loạt các tác phẩm mà ông đã sáng tác vào khoảng thời gian từ năm 1888 đến 1889 Loạt bức họa này hiện thị vẻ đẹp rực rỡ của các đóa hoa hướng dương, với sự sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc
Wheatfield with Crows (Cánh Đồng Lúa Với Bầy Quạ): là một trong những tác phẩm cuối đời của ông, được sáng tác vào tháng 7 năm 1890, chỉ một tháng trước khi ông qua đời Đây được coi là một trong những tác phẩm thể hiện sâu sắc về tâm trạng và tinh thần của Van Gogh khi bị lấp đầy bởi sự u sầu và linh hồn mênh mông vào giai đoạn cuối đời.
Những tác phẩm này không chỉ làm bật lên phong cách độc đáo và nét riêng biệt của Van Gogh mà còn thể hiện sự sâu sắc trong cảm xúc và tâm trạng của ông thông qua việc sử dụng màu sắc và đường nét đặc trưng của mình.
2.2.3 Georges Seurat (1859-1891)“”
Georges Seurat, sinh ngày 2 tháng 12 năm 1859 và mất vào ngày 29 tháng 3 năm 1891, là một họa sĩ người Pháp được biết đến với công cuộc đóng góp lớn cho sự phát triển của phong cách hội họa Pointillism và Neo-Impressionism Seurat là người khởi xướng trong việc sử dụng kỹ thuật chấm điểm màu sắc để tạo ra hình ảnh, một phong cách được gọi là Pointillism hay Divisionism Với bức tranh nổi tiếng nhất của ông là "A Sunday Afternoon on the Island of La Grande Jatte" (1884-1886), một trong những ví dụ điển hình của Pointillism.
Không khác với Cézanne, Seurat cũng đã nghiên cứu sâu về sự tương phản màu sắc và ánh sáng, áp dụng lý thuyết màu sắc và quan sát về quang học vào nghệ thuật Ông tập trung vào việc sử dụng chấm điểm màu sắc nhằm tạo ra sự phối hợp màu sắc khi nhìn từ xa Nhờ những kĩ năng vẽ tranh đặc biệt và đầy tính đặc trưng Seurat cũng gây nên một sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với lịch sử nghệ thuật thế giới cũng như tư tưởng của các họa nhân đương đại sau này.
Không giống với “Vincent Van Gogh” và Cézanne Paul, cuộc đời của Georges Seurat lại không có nhiều trắc trở từ cuộc sống đến vấn đề sự nghiệp, không những thế vào những năm ông hoạt động nghệ thuật sôi nổi nhất, chúng vẫn có thể tạo nên tên tuổi của