1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh Đề tài xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên tphcm

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên TPHCM
Tác giả Nguyễn Đào Hà My, Phạm Lê Hoàng Bảo, Nguyễn Thị Thúy Hiền, Bùi Minh Hải, Phạm Đặng Thanh Bình
Người hướng dẫn Dương Bảo Trung
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Thể loại Graduation project
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Thực trạng của đề tài nghiên cứu Với tỷ lệ dân số ở TPHCM tăng trưởng mạnh qua các năm, do có nhiều người từ nhiều nơi khác nhau kéo đến sinh sống và làm việc tại thành phố, đặc biêt phầ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH

TÊN Đ TÀI: Ề

Xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên TPHCM

GIÁO VIÊN H ƯỚ NG D N: Ẫ

D ƯƠ NG B O TRUNG ẢDANH SÁCH THÀNH VIÊN:

1.Nguy n Đào Hà My ễ 2.Ph m Lê Hoàng B o ạ ả 3.Nguy n Th Thúy Hi n ễ ị ề 4.Bùi Minh H i ả

5.Ph m Đ ng Thanh Bình ạ ặ

TP.H Chí Minh, ồ 2020

Trang 2

L I C M N Ờ Ả Ơ

Môn học Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh của thầy Dương Bảo Trung trong học kỳ 2B thực sự có ý nghĩa và hữu ích cho cả lớp nói chung và nhóm nói riêng Ngoài việc hiểu rõ hơn quá trình thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học

từ chia sẻ của thầy, nhóm cũng lắng nghe và nhận được lời khuyên rút ra từ quá trình học tập và nghiên cứu của thầy

Ngoài ra, các thành viên trong nhóm thực hiện đã hỗ trợ nhau nhiệt tình trong quá trình hoàn thành

Xin chân thành cảm ơn Thầy và các thành viên trong nhóm

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2020

Trang 3

2.MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU _7

2.1 Mục tiêu nghiên cứu _7 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 2.3 Đối tượng khảo sát 8

3.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU _8

3.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC _15

3.1 Mô hình đánh giá kết quả nghiên cứu 15 3.2 Các nghiên cứu trước _19

4.GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU _21

4.1 Giả thuyết 21 4.2 Mô hình nghiên cứu 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU _23

Trang 4

-1 GIỚI THIỆU 23 2.PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU _23

2.1 Tổng thể _23 2.2 Công cụ thu thập dữ liệu _23 2.3 Biến độc lập 23 2.4 Biến phụ thuộc 24 2.5 Quy trình nghiên cứu _24

CHƯƠNG 4 THỜI GIAN BIỂU 25- CHƯƠNG 5 – NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU 28 CHƯƠNG 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 6.1.TIẾNG VIỆT 29 6.2.TIẾNG ANH 30

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ BÀI

1.1 Thực trạng của đề tài nghiên cứu

Với tỷ lệ dân số ở TPHCM tăng trưởng mạnh qua các năm, do có nhiều người từ nhiều nơi khác nhau kéo đến sinh sống và làm việc tại thành phố, đặc biêt phần lớn là sinh viên từ các tỉnh thành đổ về để học tập ở đây, từ đó dẫn đến nhu cầu tìm kiếm việc làm của giới trẻ TPHCM ngày càng gia tăng

Theo thống kê cho thấy cả nước có gần 2 triệu sinh viên theo học các trường Đại học, Cao đẳng, con số không chỉ dừng lại ở đó mà còn tăng trưởng qua các năm Thống

kê ở TPHCM có 93% sinh viên có nguyện vọng đi làm thêm với nhiều mục đích, trong

đó 69,7% mong đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập; số còn lại nguyện vọng làm thêm đểtrải nghiệm thực tế, cải thiện kỹ năng và mở rộng mối quan hệ 2/3 trong số này là sinh viên ngoại tỉnh vì để có thể yên tâm học hành hàng tháng họ phải trang trải hơn 1 tháng lương ở nhà của cha mẹ chưa kể đến tiền học phí và đây cũng là mối lo chung của các sinh viên khác Do đó hiện nay ngoài thời gian học trên trường, nửa số thời gian còn lại sinh viên dồn vào thời gian làm thêm Ta có thấy bất cứ chỗ nào có việc làm là xuất hiện Sinh viên Điều này tạo cho sinh viên nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp Hơn nữa khi đã kiếm được một công việc ổn định, điều đó đồng nghĩa với hàng tháng sinh viên có thêm một khoản thu nhập khá đáng kể ngoài tiền của gia đình gửi định kỳ Từ đó các bạn sinh viên có thể trang trải thêm chi phí cho việc học tập của mình

Số liệu cụ thể cho thấy rằng 80% tỉ lệ SV có nhu cầu và rất có nhu cầu làm thêm trong quá trình học tập tại trường Trong đó:

+93.7 % tỉ lệ SV mong muốn được làm bán thời gian tại các cửa hàng, siêu thị, doanh nghiệp

+ 61% tỉ lệ SV mong muốn có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng

+ 63% tỉ lệ SV cho rằng việc làm thêm có tác động đến học tập và sinh hoạt

+ 77% tỉ lệ SV có nhu cầu và rất có nhu cầu tham gia các hoạt động làm thêm ngoài giờ

có trả lương do nhà trường tổ chức

+ 73% tỉ lệ SV cho rằng việc làm thêm của SV cần có sự quản lý của Nhà Trường Ngoài ra, trên thực tế, có những bạn sinh viên gia đình rất khá giả vẫn tìm kiếm những công việc làm thêm ngoài giờ Điều đó chứng tỏ rằng, ngoài yếu tố thu nhập, có rất nhiều bạn sinh viên muốn làm thêm những công việc ngoài giờ vì họ xem đó như là

cơ hội để cọ xát, đi vào thực tế và có thể rèn luyện những kỹ năng, tích lũy những kinh

Trang 6

nghiệm mà trường học khó giúp họ có được Họ xem đây là cơ hội để có thể áp dụng những kỹ năng mềm mà mình có được vào thực tế Để từ đó một phần nào rút ra cho bản thân những bài học và có được kinh nghiệm giao tiếp xã hội.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu việc làm tăng, tuy nhiên đòi hỏi tính chất của mỗi công việc là rất cao Bên cạnh tấm bằng tốt nghiệp, các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu về kinh nghiệm của sinh viên nếu muốn tìm việc làm khi ra trường Và điềunày đã tác đông đến sự lựa chọn con đường vừa học vừa làm là cơ hội duy nhất để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân Có thể công việc làm thêm không liên quan gì đến chuyên môn, nhưng lại giúp họ có những kỹ năng sống cần thiết khi bước vào đời

Có thể thấy rằng, sinh viên cũng góp một phần không nhỏ vào lực lượng lao động của xã hội thông qua việc vừa học vừa làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường Lao động sinh viên là nguồn lao động quan trọng vì họ là những người trẻ có trí tuệ, có sức khỏe và có năng lực, nhiệt huyết

1.2 Lý do chọn đề tài

- Tìm kiếm việc làm luôn là một vấn đề nóng hổi, cấp thiết và không bao giờ lỗi thời đối với mọi người Không chỉ riêng với báo chí , các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp quan tâm mà nó đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều sinh viên hiện còn đang ngồi trong ghế nhà trường , họ không ngừng tích lũy kiến thức , kinh nghiệm để sau này vươn đến một tương lai xa và đẹp hơn Xét về mặt độ tuổi lao động hiện nay , sinh viên là một phần quan trọng bởi nếu so về năng lực hành vi , sinh viên có trí lực và thể lực rất dồi dào Hiện nay , đa số sinh viên đều nhận thức được rằng những kiến thức học có thể được traodồi bằng nhiều cách khác nhau từ đó dẫn đến xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên gia tăng Việc làm thêm hiện nay đã không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mà đã trở thành một

xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh hoạt của sinh viên ngay khi vẫn còn ngồi trên ghế giảng đường Sinh viên đi làm thêm ngoài vì thu nhập, họ còn mong muốn tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, học hỏi thực tế nhiều hơn Sở dĩ chúng ta đang sống trong

xã hội cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tư duy cũng như khả năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp Với mong muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên TPHCM” làm đề tài nghiên cứu

1.3 Hiện trạng của các nghiên cứu

Cho tới nay vẫn có khá nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này bởi lẽ đây là vấn đề được chú ý nhiều nhất trong môi trường đại học Với hy vọng có thể tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác động đến xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên TPHCM và hơn

Trang 7

hết là nâng cao, cải thiện chất lượng cung cấp dịch vu việc làm và chính sách hỗ trợ sinh viên.

Các nghiên cứu trước cũng đã tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tìm kiếm việc làm của sinh viên như: gia tăng thu nhập trang trải cuộc sống để giúp đỡ bố

mẹ, tìm các công việc để tích lũy kinh nghiệm, sự gia tăng các loại chi phí thuê nhà, sinh hoạt hằng ngày, học phí,…

Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên tại TPHCM” với mong muốn có thể tìm ra và nghiên cứu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề trên và đây là cơ sở để triển khai các nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực liên quan

2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

–Phân tích thực trạng tìm kiếm và làm việc ngoài giờ học của sinh viên tại TPHCM;–Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng làm thêm của sinh viên và mức độ nhu cầu tìm việc làm tại TPHCM;

–Đề xuất, đưa ra các giải pháp khả thi cho các nhà hoạch định chính sách để cân bằng tỷ

lệ việc làm cũng như tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên đồng thời giúp giảm tình trạng

đi làm thêm ảnh hưởng đến trường lớp của sinh viên TPHCM;

Mục tiêu cụ thể

–Đánh giá thực trạng đi làm thêm của sinh viên các trường đại học như đại học Kinh tế - Tài chính, đại học Kinh tế, đại học Marketing – Tài chính, đại học Hutech, đại học Hồng Bàng tại thành phố Hồ Chí Minh

–Tìm hiểu nguyên nhân và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng tìm việc làm thêm cùa sinh viên

–Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của việc đi làm thêm đối với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Từ đó phát huy các ưu điểm và cải thiện các nhược điểm để thayđổi nhận thức của sinh viên về việc tìm kiếm việc làm thêm

–Đề xuất các giải pháp phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách để khuyến khích, cân bằng tần suất đi làm thêm với việc lên giảng đường của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

–Xu hướng làm thêm của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Kinh tế, Tài chính - Marketing, Hutech, Hồng Bàng.

–Về không gian: Nghiên cứu về xu hướng tìm việc làm thêm của sinh viên tại các trường Đại học ở TPHCM

–Về thời gian: Dữ liệu dùng cho đề tài này được thu thập từ năm 2010-2020, trong đó gồm các dữ liệu thứ cấp từ Cục Thống Kê TPHCM, Báo Thanh Niên, và dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phương pháp định lượng bằng bảng khảo sát câu hỏi và lựa chọn thang đo cho 250 sinh viên trong tháng 7/2020, được thiết kế phù hợp với vấn đề nghiên cứu

2.3 Đối tượng khảo sát

-Sinh viên hệ chính quy tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính, Kinh tế, Tài Marketing, Công Nghệ HUTECH, Quốc tế Hồng Bàng

chính-3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

-Thực trạng về việc tìm kiếm việc làm của sinh viên TPHCM như thế nào?

-Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên TPHCM ? Mức độ của các yếu tố này như thế nào?

4 Ý NGHĨA THỰC TIỄN

4.1 Ý nghĩa thực tiễn

-Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ góp phần mang lại ý nghĩa thực tiễn giúp:

•Tạo ra cơ sở dữ liệu để làm nguồn tham khảo đồng thời đóng góp vào các đề tài liên quan

•Tạo ra được nguồn thông tin hỗ trợ cho các nhà cung cấp việc làm, giáo dục có cách đánh giá khách quan nhất về dịch vụ mà họ mang lại Mặt khác, cũng là nguồn thông tin hữu ích cung cấp cho nhà chức trách đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên trên con đường tìm kiếm việc làm

•Từ các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng làm thêm của sinh viên TPHCM, đưa ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề, từ đó thay đồi được nhận thức của sinh viên

• Tần suất tìm kiếm việc làm của sinh viên sẽ là một yếu tố góp phần tác động đến tỷ lệ thất nghiệp nước ta Từ đó, giúp nước ta nâng cao được các chính sách về thất nghiệp và

hỗ trợ sinh viên

Trang 9

5 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Để trình bày toàn bộ nội dung nghiên cứu của nhóm, ngoài phần mục lục, danh mục sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo kết quả nghiên cứu được chia thành năm phần chính với nội dung từng phần như sau:

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

Chương 2: Khái niệm và cơ sở lý thuyết

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu Trong chương 2 một số kháiniệm và cơ sở lý thuyết Chương này bao gồm các nội dung chính:

1.1- Khái niệm làm thêm (Part- time job)

Hợp đồng làm thêm (part-time job) là một dạng lao động được thực hiện vài giờ trên tuần ít hơn so với hợp đồng làm việc toàn thời gian Người làm việc có sự thay đổi nhưngvẫn đảm bảo theo yêu cầu hết việc và trong suốt mỗi năm Sự thay đổi thường có tính chất xoay vòng Người lao động được xem như người làm việc bán thời gian nên họ thường làm việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng tuần (ILO - Tổ chức lao động quốc tế) Theo ILO, số lượng người làm việc bán thời gian đang gia tăng twf 1⁄4 đến 1⁄2 trong 20 năm vừa qua ở hầu hết các quốc gia phát triển, trừ nước Mỹ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đi làm bán thời gian, bao gồm sở thích làm thêm, công nhân muốn giảm thời gian làm việc và không tìm được việc làm trọn thời gian

Bán thời gian hay còn có tên gọi khác là part time Part time là hình thức chỉ làm theotiếng và theo giờ Hai khái niệm part time và bán thời gian thì cùng có chung một ý nghĩa

là làm theo thời gian cố định Hình thức làm việc bán thời gian có thể làm việc trong khoảng từ 3-5 tiếng mỗi ngày hoặc ít hơn nhưng không đủ 8 tiếng Bên cạnh đó hình thứcnày rất phù hợp với những người đi làm thêm nhằm kiếm thêm thu nhập

Thông thường làm việc bán thời gian phù hợp với đối tượng như sau:

Trang 11

-Những bạn là sinh viên đang theo học chương trình đại học hoặc cao đẳng mong muốn có được việc làm thêm sinh viên hấp dẫn.

-Những người mới ra trường đang cần thực tập và tích lũy các kinh nghiệm

-Những bà mẹ bỉm sữa muốn làm thêm để tăng thu nhập trong thời gian rảnh

1.2-Khái niệm xu hướng

“Xu hướng” (trend) hay “xu thế” là khái niệm cơ bản đối với phương pháp phân tích

kỹ thuật để phân tích thị trường Tất cả các công cụ dành cho người sử dụng đồ thị như ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, mô hình giá, đường trung bình di động, đường xu hướng, đều có mục đích duy nhất là giúp xác định xu hướng của thị trường để có thể tham gia vào xu hướng đó

2 LÝ THUYẾT NỀN

2.1-Thuyết nhu cầu của Maslow

Trang 12

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu

cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)

Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức

ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thểthiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ ko tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày

Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, an toàn, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v v

Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống… họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu

về vẻ đẹp, sự tôn trọng … Tuy nhiên, tùy theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ

để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác

2.2.Thuyết nhận thức – hành vi

Sơ lược về Thuyết hành vi: S -> R -> B ( S là tác nhân kích thích, R là phản ứng, B là hành vi) Thuyết cho rằng con người có phản ứng do có sự thay đổi của môi trường để thích nghi Như vậy, khi có 1 S sẽ xuất hiện nhiều R của con người, nhưng dần dần sẽ có 1R có xu hướng lặp đi lặp lại do chúng ta được học hay được củng cố khi kết quả của phản ứng đó mang lại điều gì chúng ta mong đợi Như vậy theo thuyết này thì hành vi con người là do chúng ta tự học mà có và môi trường là yếu tố quyết định hành vi (do trờimưa, do tắc đường nên nghỉ học…) Các mô hình trị liệu hành vi vì thế mà nhiều khi được sử dụng một cách sai lầm như phương pháp thưởng phạt Phương pháp này gây cho đối tượng cảm giác bị áp đặt

Thuyết nhận thức – hành vi:

Trang 13

-Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức ( behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xãhội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội.

-Nội dung của thuyết: thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ không phải do tác nhân kích thích quyết định Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn vì chúng ta có những suy nghĩ không phù hợp Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ không thích nghi -Mô hình: S -> C -> R -> B

Trong đó: S là tác nhân kích thích, C là nhận thức, R là phản ứng, B là kết quả hành vi.Giải thích mô hình: Theo sơ đồ thì S không phải là nguyên nhân trực tiếp của hành vi mà thay vào đó chính nhận thức C về tác nhân kích thích và về kết quả hành vi mới dẫn đến phản ứng R

-Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm

+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức – hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngoài ( Aron T.Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó) Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngoài,

do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực Suy nghĩ không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại

+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn

từ những tương tác với thế giới bên ngoài, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức

Như vậy, lý thuyết này cho ta thấy rằng cảm xúc, hành vi của con người không phải đượctạo ra bởi môi trường, hoàn cảnh mà bởi cách nhìn nhận vấn đề Con người học tập bằng cách quan sát, ghi nhớ và được thực hiện bằng suy nghĩ và quan niệm của mỗi người về

Trang 14

những gì họ đã trải nghiệm Thuyết này mang tính nhân văn cao cả và đúng đắn khi đã đặt đúng trọng tâm vai trò của chủ thể con người trong hành vi của họ.

2.3 Chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội “là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã mất đi, bởi khi thựchiện phương án này ta bỏ qua cơ hội thực hiện phương án khác có mức rủi ro tương tự nó

là chi phí không thể hiện chi phí bằng tiền”

Một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh tế học là nguồn lực luôn luôn khan hiếm Điều này có nghĩa là vào bất kì lúc nào khi chúng ta quyết định chọn lựa sử dụng một nguồn lực theo cách này chúng ta bỏ qua cơ hội thực hiện phương án khác cũng có thể dễdàng thấy được điều này khi chúng ta luôn luôn quyết định phải làm gì khi thời gian và thu nhập có giới hạn của mình Chúng ta sẽ dùng tiền đi du lịch vương quốc Anh hay dùng tiền đó để mua một chiếc xe máy? Chúng ta sẽ tiếp tục học lên đại học hay nghỉ học

để đi làm kiếm tiền Trong mỗi trường hợp đưa ra một sự lựa chọn, trên thực tế đã tiêu tốn chúng ta làm một việc khác, sự lựa chọn phải từ bỏ gọi là chi phí cơ hội Chi phí cơ hội có thể đo bằng tiền ví dụ như chúng ta đi xem film hay ở nhà học bài? Chi phí cơ hội bằng tiền của việc xem film thay vì ngồi ở nhà học bài là giá của chiếc vé Nhưng chi phí

cơ hội cũng có thể không thể hiện bằng tiền Ví dụ khi phân bổ thời gian cũng có thể giải thích nhờ vào chi phí cơ hội, quan điểm chi phí cơ hội giải thích vì sao sinh viên xem tivi

ở tuần sau kì thi nhiều hơn trước kì thi, xem tivi trước kì thi có chi phí cao do thời gian được dành cho học thi nhiều, sau kì thi chi phí thấp hơn

Lý thuyết chi phí cơ hội được giải thích trong đề tài là sự quyết định sử dụng thời gian cho việc làm thêm thay vì dùng thời gian đó cho việc học ở nhà Chi phí cơ hội của quyếtđịnh là tất cả những hậu quả của nó cho dù được phản ảnh bằng giao dịch tiền hay không? Nó là sự đánh đổi giữa tiền, kinh nghiệm, giao tiếp với kết quả học tập nếu mỗi chúng ta quyết định dành thời gian học ở nhà cho làm thêm Chúng ta sẽ tăng thu nhập, học hỏi kinh nghiệm, quan hệ rộng nhưng đổi lại chúng ta sẽ mất những kiến thức học ở trường hoặc nắm không vững do chúng ta dành phần lớn thời gian học lại kiến thức này

Trang 15

cho việc làm thêm Đó là hậu quả khi chúng ta quyết định sự lựa chọn này mà bỏ sự lựa chọn khác.

3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU – MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC

3.1 Mô hình đánh giá kết quả nghiên cứu

3.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA)

Mô hình được xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ XX, sau đó được điều chỉnh và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975, 1980), TRA được coi là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội

Lý thuyết hành động hợp lý cho rằng ý định thực hiện quyết định hành vi Mối quan hệ giữa ý định thực hiện hành vi và hành vi đó có thực hiện hay không được nghiên cứu bởi các nhà khoa học như Steppard B.H và cộng sự (1988), Ajzen và Fishbein (1975, 1980)… Các nghiên cứu cho rằng ý định thực hiện là một yếu tố dẫn đến việc thựchiện hành vi và xu hướng thực hiện hành vi tác động đến ý định thực hiện hành vi đó Theo Ajzen và Fishbein (1975, 1980), ý định là nhân tố quyết định hành vi, trong đó ý định chịu sự ảnh hưởng của hai yếu tố là thái độ cá nhân (Attitude Toward Behavior-AB)

và chuẩn chủ quan (Subjective Norm-SN)

Thái độ cá nhân được đo lường dựa trên niềm tin đối với các thuộc tính sản phẩm

và được đánh giá chủ quan bởi các cá nhân Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được cấu thành từ: nhận thức, cảm xúc (sự ưa thích) và xu hướng thực hiện hành vi Ajzen và Fisher (1975, 1980) cho rằng quyết định phụ thuộc vào khả năng mang lại lợi ích của các thuộc tính và mức độ nhiều ít khác nhau

Chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về nhận thức khi tiến hành thực hiện hoặc không thực hiện hành vi Chuẩn chủ quan được đo lường bằng sự tác động, thúc đẩy thực hiện hoặc không thực hiện của các tác nhân gây ảnh hưởng và niềm tin về sự ảnh hưởng đó

Ngày đăng: 08/10/2024, 16:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Doudeijns, M. (1998), “Are benefits a disincentive to work part-time?” in Parttime prospects: an international comparison of part-time work inEurope, North America and the Pacific Rim. Jacqueline O’Reilly and Colette Fagan editors. Routledge. London and New York Sách, tạp chí
Tiêu đề: Are benefits a disincentive to work part-time
Tác giả: Doudeijns, M
Năm: 1998
3.Faber, H. S. (1999), “Alternative and part-time employment arrangements as a response to job loss”, Journal of Labor Economics, Vol.17, pp. 142-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alternative and part-time employment arrangements as a responseto job loss
Tác giả: Faber, H. S
Năm: 1999
4.Sundstrửm, M. (1991) “Part-time work in Sweden: Trends and Equity effects”, Journal of Economic issues, March, 167-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Part-time work in Sweden: Trends and Equity effects
5.Houseman, S. (2001), “Why Employers use Flexible Staffing arrangements: Evidence from an establishment Survey”, Industrial and Labor Relations Review, Vol.55, no.1, pp.149-169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Why Employers use Flexible Staffing arrangements: Evidence from an establishment Survey
Tác giả: Houseman, S
Năm: 2001
1. Hielke Buddelmeyer, Gilles Mourre, Melanie Ward, The Determinants of Part-Time Work in EU Countries : Empirical Investigations with Macro-Panel Data, page 1-32, October 2004 Khác
6. Rob Valletta and Leila Bengali, What’s Behind the Increase in Part-Time Work, page 1-5, 2013 Khác
7. Arne L. Kalleberg, Part-T ime W ork and W orkers in the U nited Stat es Khác
9. Arne L. Kalleberg, Nonstandard employment relations:Part-time, Temporary and Contract Work, page 341-364, 2000 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w