1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Thương mại điện tử bán lẻ: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thương mại điện tử bán lẻ: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
Tác giả Phạm Thị Loan
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Việt Khụi
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 19,8 MB

Nội dung

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại điện tử bán lẻ trên toan cầu và tại Việt Nam dé thấy được sự tác động mạnh mẽ đến mô thức kinh doanh củangười tiê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thương mại điện tử bán lẻ:

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

Học viên: Phạm Thị Loan

Mã HV: 21057243

GVHD: PGS.TS Nguyễn Việt Khôi

Hà Nội - 2023

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập

của tôi, trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Việt Khôi Công trình được nghiên cứu và hoàn thành tại Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế — Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2023.

Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các

số liệu xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động thương mại điện tử bán lẻ trên

thế giới cũng như tại Việt Nam trong bối cảnh mới

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Thị Loan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và đặc biệt Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

Đặc biệt, tôi mong muốn bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến PGS.TS NguyễnViệt Khôi Trong suốt quá trình học, thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn trực

tiếp cho tôi Việc hỗ trợ tiếp cận kiến thức chuyên môn cũng như truyền thụ

phong cách nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp đã giúp tôi đi đến kết quả

nghiên cứu ngày hôm nay Tôi không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức bé ích

mà còn có cơ hội học tập với tinh thần làm việc khoa học một cách nghiêm túc

và hiệu quả Điều này là rất cần thiết trong quá trình học tập cũng như công việc

Sau này.

Cuối cùng, tôi dành tất cả sự yêu mến và tri ân tới bố me và gia đình tôi.

Họ đã luôn là nguồn động lực mạnh mẽ để tôi c6 gang phan đấu hoàn thành luận

văn thạc sĩ này.

Học viên

Phạm Thị Loan

il

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAN 0i) 0 i

0909/9100 .) ii

0/9670 1

1 Tính cấp thiết của đề tai e ceccecceeccescecccssesseessessessessesssessessessssssessessessseeseens 1

2 Cau hoi nghién CUU 01 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - - c5 5 3+ ++sEseeerseeersseres 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿ s¿©+2©s+++++zx+zxsezszeex 3

5 Đánh giá đóng góp của Luận Văn - c3 + 3+ vstreeseerrsrrerree 3

6 Phương pháp nghiÊn CỨU 5 <6 11v SE ng rkp 4

7 Kết cấu của luận văn oeecececcecessecscsecsesecsececsceesecsesucseseesececsucaesecaesecaeneeee 4

CHUONG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TU BAN LẺ 2-2222 se se=sessessessesee 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2- ¿22 5z++++z+zs+zzszzex 5

1.1.1 Nghiên cứu quốc tẾ :-©k+SE+EE‡EEEE2E1212171212121211 1 re 5

1.1.2 Nghiên cứu trong ƯỚC - c1 1913191113 111 1x rệt 7

1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu - 2 2+52+E2+E££EeEEeExeEsrsrrerrerree 8

1.2 Cơ sở lý luận về TMDT ooeeeececceseseseesceseesessessessessessesessesstssesssssesseaeaees 8

1.2.1 Khai niệm về TMDT o ceccecccccccscsssessessecssessessessessusssessessessssssessessessnesseess 9

1.2.2 Đặc trưng va vai trò của TM ĐÏT c2 HH ng ng nh rưy 9

1.2.3 Mô hình Thương mại điện tử bán lẻ 5 555 ‡ S2 ++s+sexsexss 13

12.4 Các yếu tố tác động tới TMĐT bán lẻ -¿©2©5++cx+2zxccsxeex 15

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT bán lẻ trong nền kinh tế 17 CHUONG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIET KE NGHIÊN CỨU 20

2.1 Thiết kế và quy trình nghiên cứu ¿ 2 z+s+xzxz£zrxerxeee 20

2.1.1 _ Thiết kế nghiên cứu -2- + ++SE+EE+E+EE+EEEEEEEEEeEkerkerkrrkrree 20

2.1.2 Quy trình nghiên CỨU SG 2.13 2 91 vn ngư 20

2.2 Phương pháp nghiên CỨU 5 + + + E+#SEE+eeEeeereesersrsereeeee 22

2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ¿ ¿©-+2c++cx++zxerxerreerkeerxerrxee 22

2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp -¿©-+++cx+2xk+ExtSrksrkrrrrerkrerkerrvee 22

2.3 Thông tin về mẫu khảo sát -¿- 5¿©2+©++£+++£x+2z+vzxezrxesrxee 23

1H

Trang 5

2.3.1 Cỏch lấy mẫu khảo sỏt :- 5S SE E2EEE2EEEEEEEEEEEEkrrkrrkrree 23

3.1 Kinh nghiệm phỏt triển thương mại điện tử bỏn lẻ trờn thế giới 26

3.1.1 Kinh nghiệm phỏt triển thương mại điện tử bỏn lẻ tai Mỹ 26

3.1.2 Kinh nghiệm phỏt triển thương mại điện tử tại Trung Quốc 31

3.2 Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam 39

4.1.2 3.2.1 Cỏc yếu tố ảnh hưởng tới thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam39 3.2.2 Cỏc yếu tổ ảnh hưởng đến thị trường thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam 41 3.2.3 Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam 43

3.2.4 Điều kiện dộ phỏt triển thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam 45

3.2.5 Đỏnh giỏ ứng dụng thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam 48

CHƯƠNG 4: MOT SO HAM í CHO SỰ PHÁT TRIEN THUONG MẠI ĐIỆN TỬ BAN LẺ TẠI VIET NAM s-s-s° se âs<Ss se EssEssexsersetsetseerserssrsee 59 4.2 Xu thế ứng dụng thương mại điện tử bỏn lẻ ở Việt Nam 59

4.2.1 Về xu thế trờn cỏc ứng dụng di động - 2 + 5z s+cs+cs+xszse2 61 4.2.2 Về xu thế trờn cỏc trang web, nền tảng mạng xó hội 62

4.3 Chiến lược phỏt triển thương mại điện tử bỏn lẻ tại cỏc doanh nghiệp LẠ MU) an h-rŸđế 63

4.3.1 Ứng dụng thương mại điện tử bỏn lẻ vào thực hiện chương trỡnh phỏt triển thương mại 2021-2025 - - 6 6 1 9112112312311 11 H1 H1 HH HH TH ng ng 63 4.3.2 Ung dụng thương mại điện tử bỏn lẻ di động trong cộng đồng doanh nghiệp 65 4.3.3 Phối hợp giữa cỏc bờn tham gia thương mại điện tử - 67

4.4 Một số hàm ý thỳc đõy thương mại điện tử bỏn lẻ tại Việt Nam 68

4.4.1 Về phớa Chớnh Phủ -2- 5c â52+EE+EEÊEEE2E2EEEEEEEEErErrrkrrkerkeee 69 4.4.2 Về phớa Doanh nghiệp 2-2 + Ê+SÊ+EE+EEÊEEC2EEEEEEEEerErrerrkerreee 71 4.4.3 Về phớa người tiờu đựng ¿k2 2 2121k EEEEEEerrrrreee 73 KET LUAN 74

1V

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Hinh Nội dung Trang

| Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu 21

2 |Hinh3.1 | Amazon hiện chiêm khoảng 5% doanh thu 28

bán lẻ tại Mỹ và gần 50% doanh thu bán lẻthương mại điện tử.

3 Hình 3.2 | Tăng trưởng kinh doanh thương mại điện tử 33

ở Trung Quốc (đơn vị: tỷ RMB)

4 Hình 3.3 | Số lượng nhà ban hàng trực tuyên tại Trung 34

Quốc năm 2011-2021

5 Hình 3.4 | Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ B2C 52

Việt Nam năm 2017 — 2022 (ty USD)

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

STT | Bang Nội dung Trang

1 | Bang 3.1 | Ước tinh giá tri mua sam trên mỗi cá nhân 50

nam 2021

2 Bảng 3.2 | Tỷ lệ mua thường xuyên các hàng hóa/dịch 51

vụ

VI

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 TMDT Thuong mai dién tu

2 UNCTAD Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại

và Phát triển

3 LDCs Quéc gia kém phat trién nhat

4 CNTT Công nghệ thông tin

5 WTO Tô chức Thương mai thé giới

6 APEC Tổ chức Hợp tác kinh tế châu A - Thái

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuong mại điện tử bán lẻ toàn cầu tăng đáng kể với doanh số bán hàng

trực tuyến tăng rõ rệt về giá trị, bất chấp việc nới lỏng các hạn chế ở nhiều quốcgia Tỷ lệ trung bình người dùng internet mua hàng trực tuyến tăng từ 53%(2019) lên 60% (2020/2021) theo số liệu thống kê của tổ chức UNCTAD tại 60quốc gia trên thế giới Hoạt động thương mại điện tử bán lẻ trước đại dịch và

mức độ mua sắm trực tuyến khác nhau giữa các quốc gia Thương mại điện tử bán lẻ tăng trưởng mạnh nhất ở một số nước đang phát triển Tại Các Tiểu

vương quốc A Rap Thống nhất, ty lệ người dùng internet mua sắm trực tuyến đã

tăng hơn gấp đôi, từ 27% vào năm 2019 lên 63% năm 2020 Ở Bahrain, tỷ lệ này

tăng gấp ba lần, đạt 45% năm 2020 Ở Thái Lan, thương mại điện tử bán lẻ tăng

tương đối cao, hơn một nửa dân số dùng Internet (56%) mua săm trực tuyến vào năm 2020 Trong số các nước phát triển, mức tăng lớn nhất là ở Hy Lạp, Ireland, Hungary và Romania Trong số 66 quốc gia được khảo sát, mua sắm trực tuyến

vẫn thấp nhất ở El Salvador (1% người dùng internet), Azerbaijan (5%),Uzbekistan (11%) và Colombia (17%) (UNCTAD, 2022) Lý do cho sự khácbiệt này là các quốc gia khác nhau về mức độ số hóa, khả năng chuyên đổi sangcông nghệ số Các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) là nơi cần sự hỗ trợ pháttriển thương mại điện tử

Tổ chức UNCTAD cho thấy 07 quốc gia chiếm khoảng một nửa GDP toàn cầu có doanh số bán lẻ trực tuyến tăng từ khoảng 2 nghìn tỷ đô la vào năm

2019, lên khoảng 2,5 đô la nghìn tỷ đô la vào năm 2020 và 2,9 nghìn tỷ đô la

vào năm 2021 Trung Quốc chiếm hơn một nửa doanh số bán lẻ trực tuyến của 7 quốc gia này và Hoa Kỳ chiếm hơn 30% Singapore có doanh số bán lẻ trực

tuyến năm 2021 tăng gấp ba lần so với năm 2018 trong ngành bán lẻ trực tuyến

Canada va Uc cũng có mức tăng đặc biệt lớn Nhìn qua tat cả các quôc gia nay,

Trang 10

mặc dù bat ôn kinh tế do dai dich nhưng doanh số bán lẻ trực tuyến trên thé giới

tăng mạnh Doanh số bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng lớn ở Trung Quốc(khoảng một phần tư vào năm 2021) so với ở Hoa Kỳ (khoảng một phần tám)

Vương quốc Anh và Hàn Quốc cũng có thị phần bán lẻ trực tuyến tông thê cao nhất vào năm 2021, ở mức 28%

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 dự báo quy mô thị trườngthương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm trước Năm 2021, hoạt động thương mại và dịch vụ

của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung có nhiều biến đổi Tăng trưởng

âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Trong bối cảnh đó, thương mại điện

tử Việt Nam van giữ tốc độ tăng trưởng ôn định Với mức tăng trưởng 20%, có

thé thấy, trong suốt 7 năm qua, thương mại điện tử Việt Nam luôn giữ được tốc

độ tăng trưởng từ 16-30% Nếu như năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ ViệtNam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con

số này đã đạt mức 8,06 ty USD (tăng 30% so với năm 2017) Sang năm 2019,thương mại điện tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, dat 11,8 tỷ USD

vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021 Ước tính, số lượng người tiêu dùng mua săm trực tuyến ở Việt Nam lần đầu tiên có thể sẽ chạm mốc 60 triệu Tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán

lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước sẽ vượt mốc 7% của năm 2021, đạt từ

7,2%- 7,8%.

Sự tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ trên thé giới và Việt Nam là chủ

dé hap dan và đáng nghiên cứu Việc nghiên cứu chủ dé nay sẽ giúp chúng ta thấy rõ các yếu tô ảnh hưởng tới thương mại điện tử bán lẻ và tìm ra các giải

pháp giúp thương mại điện tử bán lễ Việt Nam phát triển bền vững trong tươnglai Chính vì lý do đó, tác giả mạnh quyết định chọn chủ đề: “Thuong mai điện

tử bán lẻ: Kinh nghiệm quốc té và hàm ý cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ

Trang 11

2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hoi 1: Thương mại điện tu bản lẻ được hiểu như thé nào?

Câu hỏi 2: Sự phát triển của thương mại điện tử bán lẻ trên thé giới diễn

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại điện tử bán lẻ trên toan cầu

và tại Việt Nam dé thấy được sự tác động mạnh mẽ đến mô thức kinh doanh củangười tiêu dùng trên toàn thế giới cũng như những ứng dụng mới trong thương

mại điện tử bán lẻ được các công ty triển khai.

Nhiệm vụ luận văn là trả lời các câu hỏi nghiên cứu ở phía trên bằng các

dữ liệu cụ thé với phương pháp nghiên cứu phù hợp ”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thương mại điện tử bán lẻ quốc tế và Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại điện tử

bán lẻ năm 2018 đến năm 2023.

5 Đánh giá đóng góp của Luận văn

- Đóng góp về mặt lý luận: Tông quan cơ sở lý luận về thương mại điện

tử bán lẻ và các hình thức mới của chúng.

- Đóng góp mới về thực tiễn: làm rõ sự phát triển của thương mại điện

Trang 12

tử bán lẻ, những yếu tổ tác động đến thương mại điện tử bán lẻ Phân

tích và đối sánh các hoạt động của thương mại điện tử bán lẻ trên thếgiới với Việt Nam dé đưa ra các hàm ý chính sách cho chính phủ và

doanh nghiệp thực hiện thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả kết hợp sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp nghiên

cứu, chủ động thu thập dir liệu sơ cấp và thứ cấp, áp dụng phương pháp thống

kê, tong hop, phân tích kinh tế và phương pháp so sánh.”

7 Kêt cau của luận văn

Luận văn được kêt câu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu va cơ sở lý luận về thương

mại điện tử bán lẻ

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu

Chương 3: Đánh giá hoạt động thương mại điện tử bán lẻ trên thế giớitrong đối sánh với Việt Nam

Chương 4: Một số hàm ý cho các bên tham gia thương mại điện tử bán lẻtại Việt Nam

Trang 13

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TU BAN LẺ

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu quốc tế

Nghiên cứu của Qianhua Luo và cộng sự năm 2022 đã chỉ ra rằng, công tác day nhanh tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử bán lẻ và định

hình lại các mô hình mua sắm phụ thuộc vào yếu tố xã hội Mục tiêu của nghiên

cứu nay là xác định phong cách mua sắm và lượng hóa mức độ phô biến của

chúng trong các thế hệ, điều tra tác động của đại dịch đối với quá trình chuyển

đối phong cách mua sắm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

mua sắm Nhóm tác giả tiễn hành khảo sát trên 313 hộ gia đình ở vùngSacramento, California, Mỹ Kết quả nghiên cứu chi ra rằng, tỷ lệ người mua

sam phụ thuộc vào Thuong mại điện tử cao hon so với số liệu trước khi có dịch bệnh Khoảng 30% hộ gia đình vẫn giữ được thói quen mua săm như cũ, số hộ gia đình thay đổi thói quen mua sắm và sử dụng các phương thức mua sắm

thông qua thương mại điện tử thường xuyên hon đạt 54%, trong khi 16% có xuhướng ngược lại và muốn mua sắm trực tiếp hơn Đồng thời, bài nghiên cứucũng làm rõ sự khác nhau trong thói quen mua sắm của các thế hệ Gen Z,

Millennials, Baby Boomers va The Silent Generation.

Nhóm tac giả muốn làm rõ đặc biệt những thay đổi trong hành vi mua sắm diễn ra có thay đổi vĩnh viễn xu hướng mua sắm trực tuyến hay tại cửa hàng

hay không Bài nghiên cứu tiễn hành khảo sát, từ đó phân tích mô tả và lập môhình lựa chọn rời rac DCM (Discrete Choice Model) về phản hồi của ngườidùng dé tìm ra các thuộc tinh quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi mua sắmtrực tuyến của họ Kết quả của nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng

quay lại mua săm trực tiếp sau đại dịch Dựa trên những phát hiện này, khó có thé khang định rang mua sắm trực tuyến có thé thay thế mua sắm tại cửa hàng

Trang 14

do yếu tố thị trường Do đó, các bên liên quan đến giao thông vận tải trong thương mại cần đặc biệt chú ý đến cả mua sắm tại cửa hàng và mua sắm trực

tuyến đề lập kế hoạch và quản lý vận hành cơ sở hạ tầng giao thông vận tải hiệu

quả.

Elena Higueras-Castillo và cộng sự tập trung phân tích các yếu tổ thúcđây cũng như rào cản đối với ý định sử dụng các kênh mua sắm trực tuyến,trong sự tương quan với việc mua sắm trực tiếp tại cửa hàng thông qua bàinghiên cứu “Intention to use e-commerce vs physical shopping Difference between consumers in the post-COVID era” (2023) Mức độ phủ sóng cao củangành thương mại điện tử đã cho thay xu hướng trong việc mua sắm trực tuyếnngày càng lớn Nghiên cứu sử dụng mô hình ƯTAUT2, cũng như xác định các

phân khúc người tiêu dùng trong mua sắm online, trong sự so sánh với phân

khúc mua sắm trực tiếp truyền thống Ngoài ra, mô hình hồi quy cây phân cấp

áp dụng phương pháp CHAID cũng được sử dụng thông qua bang câu hỏi trực

tuyến với cỡ mẫu khảo sát là 491 người Bồ Đào Nha và 345 người Tây Ban

Nha Kết quả cho thấy sự khác biệt trong thói quen sử dụng các kênh mua sắm

điện tử giữa hai quốc gia, từ đó đưa ra những hàm ý cho phân khúc người dùng

tại mỗi nước nhăm cải thiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng nền tảng

thương mại điện tử.

Nghiên cứu “Critical determinants for mobile commerce adoption in Vietnamese small and medium-sized enterprises” (Richard Tay va cộng sự,

2020) làm rõ các yếu tố quyết định trong việc áp dung thương mai di động

(m-commerce) tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam Dựa trên đánhgiá tổng hợp về kết quả nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả xây dựng khung cơ sở

lý thuyết dé hiểu rõ hơn về việc áp dụng thương mại di động trong các tô chức.

Nhóm tác giả sau đó đã củng cé các lí thuyết này bằng mô hình phương trình

cau trúc dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được từ 513 doanh nghiệp vừa và nhỏ

của Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức về lợi ích, tương thích và

Trang 15

bảo mật, cũng như mức độ sẵn sàng thích ứng, tính đổi mới của doanh nghiệp,

hỗ trợ của chính phủ và CNTT của nhà quản lý là những yếu tố quyết định quantrọng của việc áp dụng thương mai di động vào doanh nghiệp.

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Nâng cao chất lượng dịch vụ Thương mại điện tử (B2C)

Việt Nam” (Dương Thị Dung, Vũ Huyền Trang - Khoa Kinh tế và OTKD,

Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ) đề cập tới sự bùng nô của internet va

điện thoại thông minh, các hoạt động kinh doanh qua mạng ngày càng phát triểnmạnh mẽ Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng với thươngmại quốc tế Nếu không có thương mại điện tử, nền kinh té sẽ rơi vào tình trang

ngủ đông Hơn nữa, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam là một thị trường năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao Vì vậy, nghiên cứu này nhăm nâng cao chất lượng dịch vụ thương mại điện

tử bán lẻ tại Việt Nam Số liệu được thu thập từ 385 khách hang mua săm trực tuyến tại 5 website thương mại điện tử lớn của Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra: 08 yếu tố của chất lượng thương mại điện tử bán lẻ tác động thuận chiều

đến sự hài lòng của khách hàng

Nghiên cứu “Dịch vụ thị trường Thương mại Điện tử” (Landscape, 2020)đưa ra van dé cốt lõi về thị trường Thương mại Điện tử 2020 của Việt Nam

trong khối Đông Nam Á Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển kinh tế khá

nhanh và vượt trội so với những nước khác Việt Nam đang trở thành thị trường

được các nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà đầu tư nhắm đến Đề nước ta có được nền kinh tế như hiện nay thì thị trường Thuong mại Điện tử cũng đã góp 1 phan sức lực không hề nhỏ trong những năm gần đây.

Bài báo cáo “Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2020”

(trang web: blog.shopbay.vn cura trang thương mại điện tử Shopbay) có nhắc đến năm 2020 là một năm day biến động và bị thiệt hai nặng nề về mọi mặt

Trang 16

trong đời sống, đặc biệt là các hoạt động kinh tế — xã hội bị ngưng trệ Tuy

nhiên, vẫn có những ngành nghề, lĩnh vực không những không bị ảnh hưởng macòn bứt phá mạnh mẽ và “bội thu” trong khoảng thời gian này Và thương mạiđiện tử là 1 trong số đó

Bai báo “Mua sam online: Lam sao dé vừa phát triển vừa chống gian lậnthương mại?” (trang web baochinhphu.vn của Chính phủ nước Cộng hòa xã hộiChủ nghĩa Việt Nam) có nhắc tới Nếu như năm 2018, tỉ trọng doanh thu củathương mại điện tử trên tong mức bán lẻ hàng hóa cả nước đạt 3,6% thì năm

2019 con số này là 4,2 còn năm 2020 tỉ trọng này là 5,5% Đặc biệt, trong năm

2020, mặc dù thị trường bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch bệnh nhưng thương

mại điện tử bán lẻ Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng 18%, quy mô thị

trường 11,8 tỷ USD Việt Nam hiện dang là nước duy nhất ở Đông Nam A có

tăng trưởng thương mại điện tử bán lẻ ở mức 2 con sé

1.1.3 Khoảng trỗng nghiên cứu

Nhìn chung, các nghiên cứu đã nêu ra được sự tăng trưởng của thương

mại điện tử bán lẻ trên thế giới và tại Việt Nam Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng đưa ra được một số giải pháp dé nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại

điện tử tại Việt Nam Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu còn chưa rõ lý do giúpthương mại điện tử bán lẻ phát triển ở Việt Nam, cụ thê hơn, các nghiên cứu về

thói quen mua sắm của người tiêu dùng trên các sàn giao dịch thương mại điện

tử bán lẻ ở Việt Nam còn tồn tại một số bat cập Nhìn thấy được vấn đề này, tácgiả đã lựa chọn nghiên cứu thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam từ những

nghiên cứu hoạt động thương mại điện tử bán lẻ quốc tế, tác giả có những đối

sánh với thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam và từ đó đưa ra các hàm ý

chính sách dé Việt Nam phát triển bền vững hơn nữa các hoạt động thương mại

điện tử bán lẻ.

1.2 Cơ sở lý luận về TMĐT

Trang 17

1.2.1 Khái niệm về TMĐT

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao

gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hang và phân phối sản phẩm được mua bán

và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cảcác sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng

Internet".

Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á

-Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các

giao dịch thương mại trao đôi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân)

mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thểđược dùng dé hỗ trợ thương mại điện tử

Theo Uy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thé định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, t6 chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm

việc đặt hang và dịch thông qua mang máy tính, nhưng thanh toán va quá trình

vận chuyên hàng hay dịch vụ cuối cùng có thé thực hiện trực tuyến hoặc băng

phương pháp thủ công.".

Tóm lại, về cơ bản, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh

doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử.

1.2.2 Dac trưng và vai trò của TMDT

So với hoạt động thương mại truyền thống, ngành thương mại điện tử có

những đặc điêm cải tiên như sau:

Trang 18

Sự phát triển của thương mại điện tử gắn lién và tác động qua lại với sựphát triển của ICT (Information Commercial Technology) Nhờ việc ứng dụngcông nghệ thông tin vao trong thương mai, mọi hoạt động trong thương mại điện

tử được đẩy nhanh quá trình và thúc day sự phát triển của ngành Ecommerce Ngược lại, sự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đây và

gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyền dụng cho

các ứng dụng thương mại điện tử Đặc biệt đối với dịch vụ thanh toán cho thương mại điện tử, việc thanh toán trở nên dé dàng hơn Một trong những yêu

tố chủ chốt làm nên thành công cho ngành thương mại điện tử chính là sự dễdàng và đa dạng trong phương thức thanh toán, tạo tiền đề cho việc giao dịch vàmua bán trở nên tiện lợi và dé dàng hơn bao giờ hết Không chỉ dừng lại ở việcthanh toán chuyên khoản, người dùng nền tảng Thuong mại điện tử có thé sử

dụng các ứng dụng tích hợp như ví điện tử, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, công thanh

toán,

Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng Sự cómặt của mang Internet đã giúp cho việc trao đổi thông tin dién ra thuận tiện hơn,nhanh hon, và phạm vị rộng mở, trên quy mô toàn cau với số lượng người tham

gia ngày càng tăng Những người tham gia vào Thương mại điện tử có thê là các

cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể gặp gỡ với nhau mà không cần tiếp xúc trực tiếp Điều này không chỉ giúp giảm chi phí di chuyển của các bên mà còn tiết kiệm được đáng kể lượng thời gian Trong khi đó, hoạt động thương mại truyền thống yêu cầu các bên có sự gặp gỡ nhau trực tiếp dé tiến hành đàm phan, giao

dịch và đi đến ký kết hợp đồng Từ đó, ưu điểm của thương mại điện tử đượcnêu bật so với hình thức thương mại truyền thống

Pham vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu Khái niệm thương mại điện tử

xuyên biên giới ngày càng trở nên phổ biến Điều này thể hiện ở chỗ các chủ thétham gia ở bat kì lãnh thé nào trên thé giới đều có thể tiến hành việc giao thương

mà không phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào Họ van có thể tham gia vào

10

Trang 19

cũng một giao dịch băng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.

Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tôi thiêu

ba chủ thể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được

sự tham gia của bên thứ ba, là những người tạo môi trường cho các giao dịchthương mại điện tử Họ là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứngthực, có nhiệm vụ chuyên đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giaodịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông

tin trong giao dịch thương mại điện tử.

Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại

điện tử đều có thé tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ/ 7 ngày trong vòng 365

ngày liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử

kết nối với các mạng này, đây là các phương tiện có khả năng tự động hóa cao

giúp đây nhanh quá trình giao dịch

Trong thương mại điện tử, hệ thống thông tin chính là thị trường Trong thương mại điện tử các bên không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có thể tiến

hành đàm phan, ký kết hợp đồng Dé làm được điều này các bên phải truy cậpvào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìmkiếm thông qua mạng internet, mạng extranet dé tìm hiểu thông tin về nhau từ

đó tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng Ngoài ra, với số lượng thông tin déi

dào đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, từ hình ảnh cho đến video, từ văn bản cho đến âm thanh khiến cho khối lượng thông tin của ngành này là vô cùng lớn Dé

có thể quảng cáo và tiếp thị cho khách hàng, các doanh nghiệp cần đánh vào sở thích tìm hiểu sản phẩm qua hình thức video hình ảnh, đôi khi là qua văn bản.

Nhờ vào thời công nghệ thời đại 4.0 hiện nay, doanh nghiệp ngành thương mại

điện tử có thể thu thập dữ liệu cũng như đưa thông tin đến vô số khách hàng

cùng một thời điêm một cách đơn giản, nhanh chóng mà còn vô cùng chính

II

Trang 20

xác Công nghệ ngành thương mại điện tử cũng giúp thu thập về sở thích vàhành vi mua sắm của khách hàng, nhờ đó giúp quảng cáo và tiếp cận đúng vớikhách hàng tiềm năng.

Thương mại điện tử diễn ra trên mạng Internet, cho phép người mua và

người bán tương tác mà không cần có sự hiện diện vật lý tại cửa hàng truyền

thống Sự tiện lợi đó chính là người tiêu dùng có thé mua sắm và thực hiện các

giao dịch 24/7, không bị giới hạn bởi thời gian hay địa điểm Điều này tạo ra sựlinh hoạt cho người mua Lựa chọn sản phẩm rộng rãi, thương mại điện tử cho

phép người tiêu dùng truy cập vào một loạt sản phẩm và dịch vụ từ khắp nơi trên

thế giới, giúp họ có nhiều lựa chọn hơn Khả năng so sánh giá cả, người tiêu

dùng có thể đễ dàng so sánh giá cả và tính năng của các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, giúp họ tìm được ưu đãi tốt nhất.

Bên cạnh đó, về tiện ích thanh toán, thương mại điện tử cung cấp nhiềuphương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hang,

ví điện tử, giúp quá trình thanh toán trở nên thuận tiện và an toàn.

Với những đặc điểm trên, Thương mại điện tử có những vai trò:

- Đối với doanh nghiệp: ngành Thương mại điện tử giúp tạo diéu kiện chocác doanh nghiệp dé dàng tiếp cận với khách hàng, bat kế quy mô và vị trí của

các doanh nghiệp Đối với nền tảng thương mại điện tử, bắt kỳ mọi doanh

nghiệp đều có cơ hội tiếp cận với lượng thông tin, khách hang lớn, du đó làdoanh nghiệp lâu năm hay mới thành lập Nếu biết tận dụng đúng cách, các

doanh nghiệp đều có thé dé dàng truy nhập đến tệp các khách hàng tiềm năng Một ưu thế của sự hiện diện trên Web là nó không có vi trí xác định, kế cả múi giờ và biên giới lãnh thé Thông qua Web, doanh nghiệp có thé tiếp cận các

khách hàng ở các vùng địa lý mà trước đây họ không vươn tới được.

- Đôi với xã hội:

12

Trang 21

Trách nhiệm môi trường: Do việc giao thương được diễn ra không cần tiếpxúc, thời gian và chi phí đi lại được giảm thiểu Điều này không chỉ có íchcho người tiêu dùng, mà còn giúp giảm được lưu lượng giao thông trên đường cũng như ô nhiễm môi trường.

e© Nâng cao tính cộng đồng: Thương mại điện tử cho phép mọi người bất kế

quốc gia, vùng lãnh thé, hay khu vực nào, dù là ở các nước đang phát triển vàcác khu vực nông thôn có thê truy cập thông tin cũng như tiếp cận với hàng

hóa, dịch vụ cũng như với tất cả mọi người trên khắp toàn cầu, điều nay trước

kia rất khó đạt được

e Nâng cao chất lượng cuộc sống: Áp lực cạnh tranh trong thương mại điện tử

ngày càng cao buộc các nhà sản xuất phải luôn hướng tới mục tiêu đưa ramức giá hợp lí nhất, từ đó có lợi cho người tiêu dùng

1.2.3 Mô hình Thương mại điện tử ban lẻ

Các mô hình thương mại điện tử bán lẻ gọi là B2C (Business to

Consumer) được hiểu là các mô hình gồm với thành phần tham gia hoạt động

thương mại điện tử bao gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là ngườitiêu dùng (khách hàng) Có thể hiểu một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc dịch

vụ trực tuyến cho một người tiêu dùng cá nhân là thương mại điện tử bán lẻ (vídụ: khi chúng ta mua một đôi giày trên website của một nhà bán lẻ trực tuyến)

Các mô hình thương mại điện tử bán lẻ bao gồm

Mô hình bán lẻ E-tailer: đây là mô hình bán lẻ truyền thống (Retail) nhưngđược triển khai trên các phương tiện điện tử (Electronic) nên người tại gọi làE-Retailer nhưng sau đó viết tắt lại là E-tailer Nói cách khác, đây là phiênbản điện tử của thương mại truyền thống Doanh thu của mô hình này chủ yếu

đến từ sale (bán hang) Mô hình thương mại điện tử này rất dé dé các đối thủ

tham gia vào ngành.

13

Trang 22

Mô hình cung cấp cộng đồng (Community provider hay còn được hiểu là

cung cấp dịch vụ mạng xã hội social network): Đây là mô hình cung cấpmôi trường giúp các thành viên vào tương tác, trao đổi thông tin về sở thích,nhu cầu, chia sẻ nội dung, chia sẻ hình ảnh và videos Vi dụ: Facebook,

LinkedIn, Twitter, Pinterest, Doanh thu của mô hình đến từ bán quảng cáo,

bán hàng trên các nội dung của mang xã hội, thu phí thành viên, thu phí giao

dịch và nhiều biến thể khác về doanh thu của mô hình.

Mô hình cung cấp nội dung (Content provider): Đây là mô hình cung cấp

nội dung số trên môi trường internet Doanh thu của mô hình đến từ phí đăng

ký thành viên ví dụ như phí đăng ký xem Netflix (Subscription); hoặc thu phí

từ dịch vụ tải xuống các nội dung (pay per download hoặc có thể là micropayment); quảng cáo (advertising) và phí giới thiệu đối tác (affiliate

referral)

Mô hình cung cấp công thông tin (Portal): Mô hình thương mại điện tử bán

lẻ này tạo ra một công thông tin để người tiêu dùng vào sử dụng các dịch vụ

tra cứu thông tin trên chính công thông tin đó Doanh thu của mô hình đến từbán quảng cáo, phí môi giới, phí giao dịch thành công, phí thuê bao, Cáccông thông tin có thể theo chiều dọc (cung cấp thông tin chuyên sâu theongành), hoặc công cung cấp thông tin theo chiều ngang (cung cấp thông tin

chung chung liên ngành).

M Mô hình môi giới giao dịch (Transaction broker): đây là mô hình dành cho

các nhà môi giới tham gia để bán các sản phẩm và dich vụ trực tuyến cho khách hàng Hình thức này giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian và tiền bạc bởi chúng ta không thể nhiều thông tin bằng các nhà môi giới Doanh thu của mô hình đến từ mỗi lần giao dịch thành công (Transaction fees) Các

ngành sử dụng mô hình này phô biến bao gồm: dịch vụ tài chính (Financial

14

Trang 23

services), dich vụ du lịch (Travel services), dịch vụ tim kiếm việc làm (Job

placement services),

@ Mô hình các nhà tạo lập thị trường (Market creator): mô hình bán lẻ mà

người bán hàng tạo ra môi trường số để người mua, người bán vào tham giavào mua bán trên đó Các trang web sau là ví dụ điển hình của các nhà tạo lậpthị trường: Priceline eBay, Doanh thu của mô hình này đến từ thu phí giaodịch, phí mở không gian bán hàng của người bán,

@ Mô hình các nhà cung cấp dịch vụ (Service provider): đây là mô hình

phiên bản của cung cấp dịch vụ truyền thống thành hoạt động cung cấp các

dịch vụ trực tuyến (Online services) Ví dụ: Google với các dịch vụ thu phí

như Google Maps, Gmail, Doanh thu của mô hình này đến từ bán dịch vụ,

phí thành viên, phí quảng cáo, phí bán dữ liệu,

1.2.4 Các yếu t6 tác động tới TMĐT bán lẻ

Thị trường thương mại điện tử bán lẻ là một lĩnh vực đang phát triểnnhanh chóng và có thé bị ảnh hưởng bởi đa yếu tố Một số những yếu tố quantrọng bao gồm:

„Cơ cấu cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong thị trường thương mại điện tử

bán lẻ đang ngày càng gia tăng giữa các doanh nghiệp nhằm chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Sự cạnh tranh mạnh mẽ thúc đây các doanh nghiệp phải cố gang tạo ra mức giá hợp lý Điều này

có thể làm giảm lợi nhuận ròng của họ và đặt ra áp lực làm sao dé có thétăng lượng san phẩm bán ra thị trường Điều nay càng thúc day các doanhnghiệp phải nỗ lực dé nâng cao sức sáng tạo và chất lượng sản phẩm vadịch vụ của họ với các cách tiếp cận độc đáo đề thu hút và giữ chân kháchhàng Ngoai ra, sự cạnh tranh gắt gao trong lĩnh vực thương mại điện tử

đã tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Khách hàng có thể so sánh

và lựa chọn từ nhiêu sản phâm va nhà cung cap khác nhau, điều này càng

15

Trang 24

thúc đây các doanh nghiệp phải thấu hiểu nhu cầu của khách hang và cungcấp giá trị thực sự dé thu hút họ.

„ Ha tang công nghệ: Chất lượng hạ tang công nghệ nhanh và ôn định có

vai trò quan trong dé đảm bảo rằng các trang website thương mại điện tử hoạt động một cách mượt mà và nhanh chóng Hạ tầng mạng và máy chủ phải đủ mạnh đề xử lý tải trọng lớn trong các chương trình khuyến mãi,

sự kiện mua sắm lớn, và trong các mùa mua sim sôi động như Black Friday Điều này bao gồm tối ưu hóa giao diện người dùng, tương tác

mượt mà và khả năng tùy chỉnh Hạ tầng cần hỗ trợ các tính năng như tìmkiếm nhanh, đánh giá sản phẩm dé dàng, cũng như tích hop vớicác hệthống thanh toán, quản lý kho hàng, và giao vận Điều này đảm bảo rằngquy trình kinh doanh làm việc một cách hiệu quả và không gặp trở ngại Ngoài ra, sự an toàn và bảo mật cho thông tin cá nhân và thanh toán của

người tiêu dùng cũng cần được quan tâm hàng đầu Những hành vi vi

phạm an toàn dit liệu có thể gây thiệt hại đáng ké cho danh tiếng và tàichính của các doanh nghiệp thương mại điện tử, cũng như người tiêu

dùng Do đó, hệ thống phải được bảo vệ chặt chẽ và tuân thủ các quy định

về bảo mật dữ liệu

¢ Quy định và pháp luật: Các quy định và pháp luật các quốc gia có ảnh

hưởng lớn đến thị trường thương mại điện tử bán lẻ, đặc biệt là trong việc bảo vệ thông tin cá nhân Các quy định về giao dịch và thanh toán bao

gồm việc xác minh danh tính của người dùng, bảo vệ người tiêu dùng

khỏi gian lận giao dịch Điều này giúp tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Ngoài ra, luật về trách

nhiệm dân sự xác định các quy định về việc giải quyết tranh chấp giữadoanh nghiệp và khách hàng trong trường hợp có xảy ra mâu thuẫn Điều

này bao gồm quy định về việc trả lại và đôi trả sản phẩm, giải quyết tranh chấp qua trung tâm giải quyết mâu thuẫn, và nhiều quy định khác.

16

Trang 25

Khả năng vận chuyển hàng hóa: Vận chuyên hàng hóa là một khía cạnhquan trọng trong thị trường thương mại điện tử bán lẻ, ảnh hưởng lớn đếntrải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng với những đặc điểm như: Thời

gian giao hàng quyết định sự hài lòng của khách hang; Khách hàng cũng

có thể muốn có nhiều phương thức tùy chọn giao hàng đề lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ; Giá cả và phí giao hàng có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng Nếu phí giao hàng cao hoặc không rõ ràng, có thể dẫn đến việc giỏ hàng bị bỏ ngỏ đòi hỏi các doanh

nghiệp cần cân nhắc giữa cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh và giữ giá cảcạnh tranh; Các chính sách xử lý trả hàng và hoàn tiền cũng đóng một vaitrò quan trọng trong quyết định mua sắm của khách hàng; Các doanhnghiệp cần hiểu rõ các quy định và quy trình vận chuyền hàng háo quốc tế

dé đảm bảo rang sản phẩm có thé vận chuyên qua biên giới một cách hợp

pháp và hiệu quả.

Các tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT bán lẻ trong nền kinh tế

Dựa trên các tiêu chí đánh giá thực trạng thương mại điện tử bán lẻ trên

địa bàn TP.HCM trong đề án “Phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành

phố hồ chí minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tác giả xin trích dẫn

và đưa ra một số tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT bán lẻ như sau:

Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp Việt

Nam được thể hiện qua ba khía cạnh:

Tỷ lệ doanh nghiệp có website riêng hoặc tham gia các kênh trực tuyến khác Điều này cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào các hoạt động giao thương cua mình

17

Trang 26

- Tân suất cập nhật thông tin website Sự cập nhật thông tin trên trang webcủa doanh nghiệp thể hiện mức độ hoạt động thường xuyên của website doanhnghiệp, dé từ đó thu hút thêm lượng khách hàng mới.

- Tính năng, cấp độ website của doanh nghiệp: Thể hiện mức độ ứng dụng, cấp độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp Dé có sự thể hiện tốt, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư, xây dựng và vận hành website liên tục Đầu tư cho TMĐT có thé bao gồm đào tạo nhân lực, mua săm thiết bị công nghệ, thuê dịch vụ phát triển website Hiện nay trong thống kê về TMĐT, có 04 cấp độ ứng dụng

TMDT: (1) Cấp độ 1: Hiện diện trên mạng internet, website đơn giản, chỉ cungcấp thông tin (một chiều) về doanh nghiệp, sản phẩm (2) Cấp độ 2: Website cókhả năng tương tác với người truy cập, ví dụ: hỏi - đáp, trao đôi thông tin (chat)

trực tuyến, (3) Cấp độ 3: Website có chức năng đặt hàng trực tuyến, khách hàng có thể đặt mua hàng hóa, dịch vụ ngay trên website (có "giỏ hàng" trực tuyến) (4) Cấp độ 4: Website có chức năng đặt hàng trực tuyến và thanh toán

trực tuyến.

- Ngoài ty lệ đầu tư nguồn nhân lực, mua sắm thiết bị, thuê dịch vụ phát

triển website nhằm phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ TMĐT,còn can quan tâm tới các chính sách bảo mật thông tin khách hàng Điều này théhiện mức độ quan tâm tới người tiêu dùng, gắn kết người tiêu dùng với doanh

nghiệp Ngoài ra tình trạng xử lý đơn hàng của công ty, thủ công hay tự động

hóa; Các phương thức thanh toán đang sử dụng, Và các phương thức giao hàng,cũng phản ánh quy mô, tính chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng

đến từ phía khách hàng của doanh nghiệp.

Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT trong cộng dong: Đượcthé hiện thông qua các khía cạnh như (1) tỷ lệ kết nối Internet và tiễn hành giao

thương, mua bán thông qua Internet; (2) Các kênh mua hàng trực tuyến; (3) Các

công cụ thanh toán đã được sử dụng; Tỷ lệ thanh toán trực tuyến và (4) Tri giá hàng hóa (bình quân) đã mua trực tuyến.

18

Trang 27

Nhóm tiêu chí đánh giá vai trò TMĐT trong lĩnh vực phân phối:

- Ty trọng các nhóm hàng thường được giao dịch trực tuyến (Top 10 nhóm san

phẩm được người tiêu dùng chọn mua trực tuyến và Top 10 nhóm sản phẩm

được doanh nghiệp ưu tiên đăng bán trực tuyên)

- Tỷ trọng doanh thu TMĐT (của doanh nghiệp) trong tổng mức bán lẻ hàng

hóa; Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu TMĐT

Nhóm tiêu chi thể hiện nên tảng và tiềm năng phát triển TMĐT của

doanh nghiệp:

- Nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho mảng thương mại điện tử của doanh

nghiệp: Tỷ trọng nhân viên chuyên trách công nghệ thông tin; Tỷ trọng nhân viên chuyên trách TMĐT.

- Tình hình đầu tư cho ứng dụng TMDT (đào tạo nhân lực, mua săm thiết bị,

thuê dịch vụ phát triển website, ứng dụng di động, ) Ý nghĩa: Thể hiện nguồn vật lực phục vụ TMDT.

- Mic độ quan tâm tới thông tin cá nhân của người tiêu dùng, được thể hiện qua

chính sách, công cụ bảo mật thông tin khách hàng.

- Muc độ tiện lợi, đa dang nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, thể

hiện qua hệ thống các phương thức thanh toán trực tuyến đang sử dụng(chuyền khoản, thẻ, ví điện tử )

- Quy mô, mục tiêu, khả năng phat triển TMĐT của doanh nghiệp, thé hiện qua

các phương thức giao hang (inhouse hoặc outsource).

19

Trang 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KE NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế và quy trình nghiên cứu

2.1.1 Thiết kế nghiên cứu

Trước hết ta lựa chọn quy trình nghiên cứu và xác định mẫu cho nghiên cứu này.

Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác suất) thuận tiện được sửdụng với quy mô mẫu được trình bày ở phần Chọn mẫu của chương này

Bước tiếp theo là lựa chọn công cụ dé thu thập thông tin cần nghiên cứu

Bảng câu hỏi tự trả lời được phương tiện để thu thập thông tin Sau khi bảng khảo sát được xây dựng xong, xác định được số lượng mẫu cần thu thập, bảng

khảo sát được gửi đi để thu thập thông tin Thông tin thu thập được sẽ được xử

lý qua Excel.

Dưới đây chúng ta sẽ xem xét chi tiết cách lựa chọn mẫu, chọn công cụthu thập thông tin và quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu.

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Sơ đô nghiên cứu được sử dụng trong luận văn:

20

Trang 29

6 Xử lý, phân tích và diễn giải dữ liệu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: tác giả tong hợp)

Bước 1: Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết trước đónhăm xác định các vân đê phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Bước 2: Tiến hành xây dựng bảng hỏi sơ bộ dựa trên cơ sở lý thuyết đã nghiên

cứu.

Bước 3: Lựa chọn cách thức thu thập thông tin cần nghiên cứu

Bước 4: Xác định mẫu nghiên cứu, lựa chọn mẫu nghiên cứu

Bước 5: Sau khi thu thập thông tin, tiến hành nhập dữ liệu điều tra Từ

giai đoạn thông tin vào bảng câu hỏi đến giai đoạn nhập dữ liệu điều tra, cơ sở

dữ liệu được kiểm tra, làm sạch đữ liệu và xử lý số liệu thu thập được

Bước 6: Phân tích, xử lý dữ liệu hoàn toàn trên phan mềm Excel.

21

Trang 30

Bước 7: Sau khi phân tích đữ liệu và kết hợp cùng các tài liệu thứ cấp đã

có, phân tích và đưa ra kết luận

2.2 Phuong pháp nghiên cứu

2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở lý thuyết phân tích,

đánh giá thực trạng hoạt động thương mại điện tử trên thế giới, tt

đó đối sánh với thương mại điện tử Việt Nam, đưa ra những giải pháp day manh va phat trién hoat động thương mai điện tử tại Việt

Nam.

- Phương pháp so sánh: đề tai sử dụng phương pháp so sánh dé đánh

giá hiệu quả hoạt động thương mại điện tử trên thế giới va ViệtNam qua các năm và trong môi quan hệ với các ngành.

Dữ liệu được thu thập thông qua việc tìm hiệu, nghiên cứu từ các nguôn

thông tin có sẵn, bao gồm việc tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan

đên Digital Marketing của các nhà nghiên cứu, học giả trên thê giới, các luận văn thạc sĩ, tiên sĩ trong và ngoai nước.

Tác giả cũng dựa trên phân tích và tư vấn của các chuyên gia, các tác giả

nghiên cứu về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan đến hoạt động thươngmại điện tử trước đó để đưa ra kết quả nghiên cứu của mình Đồng thời thamkhảo, tác giả tham van những chuyên gia có kinh nghiệm, hiểu biết về thươngmại điện tử để liệt kê, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải phápnhằm đây mạnh hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam Phương pháp

nghiên cứu này phụ thuộc vào kinh nghiệm của các chuyên gia nhưng tiết kiệm

thời gian, chi phí và đem lại kết qua và hướng nghiên cứu tích cực cho dé tai

nghiên cứu của tác giả.

2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp

22

Trang 31

Phương pháp phỏng van bảng câu hỏi về số liệu sơ cấp: sử dụng bảng câu

hoi đã được chuẩn bị trước nội dung, phỏng van nhóm trực tiếp, tác giả ghi chép

lại các câu trả lời Phương pháp này nhằm mục đích thu thập khách quan thông

tin về các hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.

Nghiên cứu được thực hiện trong với đối tượng là những người đã từng

mua sắm trực tuyến

2.3 Thông tin về mẫu khảo sát

2.3.1 Cách lấy mẫu khảo sát

- Cách lấy mẫu: tác giả khảo sát trực tiếp bằng phiếu điều tra bản mềm thông

qua kênh email.

- Thời gian khảo sát: Trong vòng 7 ngày, ké từ ngày gửi email

- Công cụ khảo sát: Khảo sát bằng bảng hỏi, số liệu kết quả sẽ được tổng hợp

và tính toán trên công cụ excel.

- Đối tượng khảo sát: Nam và Nữ tuôi từ 18 tuổi đến trên 40 tuổi

Mẫu khảo sát

Chào quý vị tham gia khảo sát! Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu về thựctrang phát triển thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam Thời gian của quý vi dé

hoàn thành khảo sát này sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại và

xu hướng phát triển của thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam Mọi thông tin

mà quý vi cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên

Trang 32

Phan 2: Hiểu Biết Về Thương Mai Điện Tử Bán Lẻ

Quý vị đã từng thực hiện mua sắm trực tuyến (thương mại điện tử) trong vòng

-Phan 3: Xu Hướng và Trải Nghiệm Mua Sam Trực Tuyén

Quý vị cảm thấy như thế nào về trải nghiệm mua sắm trực tuyến ở Việt Nam?

- LI Rat thuận tiện và hài lòng

[TTương đối én

- LIKhá khó khăn và không hài lòng

- LI Chưa từng thử trải nghiệm

Quý vị đã từng gặp phải những khó khăn gì khi mua sắm trực tuyến? (Có thểchọn nhiều mục)

Van dé về thanh toán và giao hàng

- LIAn toàn thông tin cá nhân

- [IKhông thé trải nghiệm thực tế sản phẩm

- L] Dịch vụ khách hàng không dap ứng

24

Trang 33

- L] Không gặp khó khăn gì

Phan 4: Tương Lai Thương Mại Điện Tử Bán Lẻ ở Việt Nam

Quý vị dự định sẽ thực hiện mua săm trực tuyến nhiều hơn trong tương lai

không?

- L]Có

- OKhéng

- [IKhông chắc

Theo quý vị, thương mại điện tử bán lẻ sẽ phát triển như thế nào trong 5 năm

tới tại Việt Nam?

- [ITăng mạnh và chiếm thị phần lớn hon so với mua sam truyền thống

- [Tăng nhưng vẫn còn cạnh tranh với mua sắm truyền thống

- [IPhát triển chậm và chưa thé thay thế mua sắm truyền thống

- OKhéng có ý kiến

Phan 5: Góp Ý Thêm (Tuy chọn)

Quý vị có bất kỳ góp ý, đánh giá hoặc chia sẻ nào về thương mại điện tử bán lẻ

ở Việt Nam không?

Cảm ơn quý vị đã dành thời gian tham gia khảo sát của chúng tôi Những thông

tin mà quý vị cung cấp sẽ đóng góp quan trọng vào việc hiểu biết về thực trạng

phát triển thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam

25

Trang 34

CHUONG 3: KINH NGHIỆM PHÁT TRIEN HOẠT DONG THƯƠNG

MẠI ĐIỆN TU BAN LẺ CUA MOT SO NƯỚC VÀ THUC TRẠNG UNG

DUNG THUONG MAI DIEN TU BAN LE TAI VIET NAM

3.1 Kinh nghiệm phat triển thương mai điện tử ban lẻ trên thé giới

3.1.1 Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử bán lẻ tại Mỹ

Mỹ hiện tại là nước đang có trình độ thương mại điện tử bán lẻ phát triểnbậc nhất trên thế giới Thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Mỹ đạt khoảnghơn 875 tỷ USD năm 2022 Hiện này hoạt động ngành này của Mỹ chiếm

khoảng hơn 70% tỷ lệ thương mại điện tử bán lẻ trên toàn cầu với các người

không 16 bán lẻ như Amazon Doanh số bán lẻ từ hoạt động bán hàng trực tuyến

của nước này tăng đều hàng năm và năm sau luôn cao hơn năm trước Ngoài ra,

thương mại điện tử bán lẻ tại những nước Châu Mỹ La tinh phát triển một cáchrất nhanh trong những năm vừa qua Chi tiêu cho hoạt động về thương mại điện

tử bán lẻ tại khu vực này từ 167 triệu đô la nhưng chỉ sau vài năm đã là 8 tỷ đô.

Hoạt động thương mại điện tử bán lẻ đã đóng góp thêm 0.32% trên tổng thu

nhập quôc dân của toàn khu vực.

Về phương thức thanh toán, thẻ tín dụng là hinh thức thanh toán trựctuyến phổ biến nhất của nước này Hệ thống tín dụng của Hoa Kỳ minh bạchhơn nhiều so với nhiều nơi trên thế giới Mọi người ở Hoa Kỳ đều có thẻ tindụng ghi lại số an sinh xã hội của chủ sở hữu và giải quyết các giao dịch thươngmại điện tử Trong khi đó, người dân ở Mỹ quan tâm đến việc bảo vệ quyền

riêng tư Theo thống kê tại Hội thảo quốc tế lần thứ 3 về Giáo dục, Quản lý và

Khoa học xã hội (2019), tại Mỹ, hơn 60% các trang thương mại điện tử không

cần đăng ký thành viên Khi họ yêu cầu thông tin cá nhân của người dùng, họ phải cung cấp chính sách bảo mật: một loạt các biện pháp bảo vệ dé bảo vệ tính

bảo mật của giao dịch và bảo mật thông tin.

26

Trang 35

Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử bán lẻ tại Mỹ nồi bật với thành

công bắt đầu từ việc hiểu rõ người tiêu dùng Nắm vững thông tin về họ, sở

thích, thói quen mua sắm, và các van dé họ quan tâm sẽ giúp bạn tạo ra cácchiến lược tiếp thị hiệu quả Trải nghiệm người dùng tốt đảm bảo giao diện trực

tuyến của bạn dé sử dụng, thân thiện với người dùng và tương thích trên nhiều thiết bị Tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến thú vị và tiện lợi để khách hàng

dé dang tìm kiếm và mua sản phẩm Chất lượng anh và thông tin sản phẩm tốt giúp cung cấp hình ảnh chất lượng cao và thông tin chỉ tiết về sản phẩm Khách

hàng không thé xem sản phẩm trực tiếp, do đó, ảnh và mô tả phải thật sự truyềntai được thông điệp sản phẩm

Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng xuất sắc, dành sự chú ý đặc biệt chodịch vụ khách hàng Trả lời nhanh chóng các câu hỏi và phản hồi phản ánh củakhách hang Một dich vụ khách hàng tốt có thé tạo ra sự trung thành và tăng ty

lệ chuyên đổi Chiến lược tiếp thị sáng tạo, sử dụng nhiều phương tiện tiếp thịkhác nhau như nội dung trên trang web, mạng xã hội, email marketing, quảngcáo trả tiền (Pay-Per-Click), và khuyến mãi để tạo ra sự nhất quán trong chiến

lược tiếp thị Phân tích dữ liệu và đo lường hiệu suất, sử dụng các công cụ phân tích dé theo đõi hiệu suất của trang web và chiến lược tiếp thị Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với trang web của bạn và điều chỉnh chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế Tích hợp kỹ thuật số và offline, tận dụng cả kênh trực tuyến và cửa hàng offline (nếu có) dé tạo ra một trải nghiệm

mua sắm toàn diện cho khách hàng Tích hợp thông tin giữa hai kênh dé tối ưuhóa trải nghiệm mua sắm.

Phát triển thương mại điện tử bán lẻ tại Mỹ là một lĩnh vực day cơ hội,

nhưng cũng đầy cạnh tranh Họ sử dụng dữ liệu và phân tích, thu thập dữ liệu về

hoạt động trực tuyến của khách hàng và sử dụng nó dé tối ưu hóa chiến dịch tiếpthị và cải thiện trải nghiệm của họ Sử dụng các công cụ phân tích như GoogleAnalytics dé theo déi hiệu suất trang web va ứng dụng

27

Trang 36

Theo thống kê từ U.S Census Bureau, doanh số bán lẻ trực tuyến ở Mỹ

đã tăng mạnh trong những năm gần đây và tiếp tục tăng trưởng Vào năm 2020,doanh số bán lẻ trực tuyến tại Mỹ đã đạt trên 791 tỷ USD, tăng 32,4% so với

năm 2019 Dữ liệu từ Statista cho thấy sự gia tăng của mua sắm trực tuyến bởi người tiêu dùng Mỹ Vào năm 2021, 82,3% người tiêu dùng Mỹ đã mua sắm trực tuyến, so với 74,6% vào năm 2019.

Amazon là một trong những trang web bán lẻ trực tuyến lớn nhất tại Mỹ

và trên toàn cầu, với doanh thu hàng tỷ đô la hàng năm Điều này thể hiện tiềm

năng của thương mại điện tử tại Mỹ Thị phần thương mại điện tử tại Mỹ của

Amazon liên tục tăng trưởng nhanh chóng trong 3 năm qua và hiện đạt gần 50%

amazon

sắp sửa cán móc 50% doanh thu bán lẻ

thương mại điện tử tại Mỹ*

Amazon hiện chiếm 5% tong doanh thu oo Em

ban lẻ tại Mỹ lá

Tổng doanh thu bán lé thương mại điện tử tại Mỹ

252 tỷ USD

Hình 3.1: Amazon hiện chiếm khoảng 5% doanh thu bán lẻ tại Mỹ và gần

50% doanh thu bán lẻ thương mại điện tử.

Nguồn: VisualCapitalist

28

Trang 37

Thực trạng TMĐT tại Mỹ phản ánh sự ảnh hưởng của những yếu tố quantrọng đến sự phát triển của ngành này Cùng với sự cạnh tranh, các doanhnghiệp hoạt động trong ngành TMĐT tại Mỹ cũng phải đối mặt với áp lực về

quy định và pháp luật, cơ sở hạ tầng vận chuyên hàng hóa, và các vấn đề công

nghệ.

¢ Su cạnh tranh: Thị trường thương mại điện tử tại Mỹ chứng kiến sự cạnh

tranh mạnh mẽ giữa các tên tuôi lớn như Amazon, Walmart, eBay và Best

Buy Các trang web này cạnh tranh về giá, dich vụ giao hàng, và dịch vụ

khách hàng dé thu hút và giữ chân khách hang Cụ thé, Amazon đã pháttriển dich vụ Prime để cung cấp giao hàng nhanh chóng và nhiều lợi íchkhác cho các thành viên Prime Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ đãtạo điều kiện thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp và thương mại điện tửmới nồi Chang hạn, các công ty tiềm năng như Shopify và BigCommerce

đã cung cấp nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ dé tạo và quản lý cửa

hàng trực tuyến của họ Điều này làm gia tăng sự cạnh tranh và tạo thêm

sự lựa chọn cho người tiêu dùng Thị trường thương mại điện tử tại Mỹ

phải đối mặt với sức ép cạnh tranh không chỉ từ các doanh nghiệp nội địa,

mà cả từ các doanh nghiệp thương mại điện tử quốc tế, như Alibaba vàJD.com của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động và cung cấp sản phẩm

sang thị trường Mỹ Dé thành công, các doanh nghiệp thương mại điện

tử cần phải liên tục thích nghi, cải tiến, và tạo giá trị cho khách hang dégiữ vững và tăng cường thị trường của họ

- Ha tầng công nghệ: Hạ tang công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng

trong thực trạng thương mại điện tử bán lẻ tại Mỹ, và có ảnh hưởng lớnđến cách thị trường này phát triển Tốc độ và hiệu suất các website thươngmại điện tử giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và tạo trải nghiệm

mua sắm tốt hơn Các doanh nghiệp tại Mỹ đã làm tương đối tốt điều này, đặc biệt khi vào năm 2021, Amazon đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng mạng

để đảm bảo tốc độ tải nhanh chóng và mượt mà Các trang web thương

29

Trang 38

mại điện tử tại Mỹ cũng thực hiện tương đối tốt trong việc cung cấp giao

diện dễ sử dụng, tương tác mượt mà và khả năng tùy chỉnh Vào năm

2022, nhiều trang web thương mại điện tử đã cập nhật giao diện và trảinghiệm người dùng để tạo cảm giác thoải mái và thuận tiện cho người tiêu

dùng Các trang web thương mại điện tử thường tích hợp chat trực tiếp, hệ thống hỗ trợ qua email, và các ứng dụng trò chuyện để giúp khách hàng Best Buy đã cung cấp dịch vụ trò chuyện trực tuyến để giúp người tiêu dùng tìm kiếm thông tin và hỗ trợ mua săm; hay Shopify cung cấp một hệ

thống quản lý kho hàng tích hợp để giúp các doanh nghiệp thương mạiđiện tử quản lý hàng tồn kho và đơn hàng một cách dễ dàng

Quy định và pháp luật: Tại Mỹ, lĩnh vực thương mại điện tử chiu sự quyđịnh của nhiều quy định và pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu

dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy định giao dich và thanh toán, va nhiều khía cạnh khác Các quy định bảo vệ người tiêu dùng quy định quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến Điều này bao gồm quy định về thông tin quảng cáo chính xác, quyền hủy giao dich (theo luật tiêu dùng), và bảo vệ thông tin cá nhân Các quy định về

giao dịch và thanh toán đảm bảo tính an toàn và minh bạch của quá trìnhthanh toán trực tuyến Điều này bao gồm quy định về xác minh danh tính

của người dùng, bảo mật thông tin thanh toán, và quy định về việc tránh lừa đảo giao dịch Ngoài ra, nhiều bang ở Mỹ đã áp đặt các quy định riêng

về quyền riêng tư trực tuyến, như California Consumer Privacy Act

(CCPA) Những luật này yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông báo rõ ràng về cách họ sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng và cho

phép họ kiểm soát thông tin của mình

Khả năng vận chuyên hàng hóa: Tại Mỹ, có sự phát triển mạnh mẽ của

các dịch vụ giao hàng nhanh chóng như Amazon Prime, FedEx, UPS, và

USPS, giúp đảm bảo khả năng giao hàng nhanh chóng và thuận tiện cho

người tiêu dùng Sự phát triển của công nghệ đã cải thiện tính minh bạch

30

Trang 39

trong việc theo đối vận chuyền hang hóa Khách hàng có thé theo dõi vịtrí và trạng thái của đơn hang của họ trong thời gian thực.

3.1.2 Kinh nghiệm phát triển thương mại điện tử tại Trung Quốc

Thương mại điện tử bán lẻ khu vực Châu Á được giới chuyên gia đánhgiá chiếm ưu thế với những cơ hội bứt tốc mạnh mẽ của Trung Quốc trong năm

2021, 2022 và 2023 Trung Quốc được dự báo tiếp tục là động lực tăng trưởngthương mại điện tử bán lẻ trong khu vực Quốc gia đông dân nhất thé giới hiện

sở hữu thị trường rộng lớn cùng tốc độ phát triển nhanh nhất ở châu Á - Thái

Bình Dương và Australia Chỉ riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm 64% mức

tăng trưởng giá trị tuyệt đối tại đây vào năm 2020 Dự kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép) là 7% về giá

trị trong giai đoạn 2020-2025 và hơn 99 tỷ USD cơ hội ngành này chưa được

đáp ứng.

Có thể thấy, TMĐT trở thành một xu hướng tất yếu tại Trung Quốc Xu

hướng này trở nên đặc biệt quan trọng đối với mô hình B2B Phân khúc thương mại điện tử B2B dự kiến sẽ được thúc đây bởi sự gia tăng sử dụng điện thoại

thông minh và sử dụng internet trong thời gian dự kiến Trong thị trường thươngmại điện tử Trung Quốc B2B, sự gia tăng của các thị trường chuyên biệt hoặc thitrường dọc đang tạo ra những cơ hội mới Thị trường dọc cung cấp nhiều lựachọn sản phẩm trong một danh mục cụ thể Tương tự, các thị trường chuyêncung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng như chiết khẩu theo số lượng và nhiều lựa

chọn thanh toán Đề thúc day sự phát triển của thị trường không 16 nay, Trung Quốc thực hiện một số hoạt động như:

Ban địa hóa nội dung Internet: Cac nhà ban lẻ trực tuyến coi lĩnh vực mới

nổi này như một động lực tăng trưởng mới, vì lượng người đăng ký di độngngày càng tăng chủ yếu đến từ những người nói được các ngôn ngữ khác ngoàitiếng Anh

31

Trang 40

Tập trung phát triển thương mại di động: Việc áp dụng các công nghệ diđộng tiên tiến đang giúp thúc đây thương mại điện tử phát triển Mua sắm trênthiết bị di động ngày càng phổ biến do mong muốn thuận tiện khi mua hàng khi

đang di chuyên Ngày càng có nhiều khách hàng chuyên sang mua sắm trên thiết

bị di động trực tuyến khi việc sử dụng internet di động tăng song song với thu

nhập khả dụng tăng Khách hàng cũng đang trở nên nhạy bén hơn và nhận thức

rõ hơn về mong muốn cũng như các giải pháp tiềm năng của họ hơn bao giờ hết

và họ đang giao phó tiền của mình cho các mạng bán lẻ trực tuyến.

Tăng cường việc sử dụng thẻ ghi nợ, thúc đẩy các giao dịch không dùng tiền mặt: Các khoản thanh toán được thực hiện thông qua thẻ tín dụng / thẻ ghi

nợ, séc, hối phiếu theo yêu cầu, NEFT (chuyển tiền điện tử quốc gia), RTGS (tông thanh toán theo thời gian thực) hoặc bat kỳ hình thức thanh toán trực tuyến

nào khác giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng tiền mặt thuộc danh mục này Kháchhàng sẽ có thể chọn phương thức thanh toán ưa thích của họ nếu bạn cung cấpnhiều tủy chọn thanh toán, giúp thanh toán nhanh hon

Tăng cường dau tu vào kho vận và kho bãi: Logistics là rat quan trong dé

tạo ra tầm nhìn trong chuỗi cung ứng thương mại điện tử, cũng như xác định sựhài lòng của khách hàng, hiệu quả và cung cấp dịch vụ

Có thê thấy, sự phát triển của hệ thống điện thoại thông minh thúc đây mua sắm trực tuyến Nhờ kích thước nhỏ gọn, smartphone được ưa chuộng và

chọn thay thế cho máy tính bảng, laptop khi mua sắm trực tuyến Với sự phát

triển của các kênh mua sắm kèm hình thức mới như livestream bán hàng, giải trí trực tuyến, show âm nhạc online việc sử dụng điện thoại di động mua sắm dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng hơn nữa trong tương lai, ngay cả trong thời bình

thường mới.

Ngoài ra, các ứng dụng số hoá tiếp tục gây biến động thương mại điện tử:

Mô hình bán lẻ truyền thống của hầu hết các ngành hàng hiện có dấu hiệu "lão

32

Ngày đăng: 08/10/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN