công nghệ cao như sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, đặc biệt là các vi điện tử, máymóc thiết bị, tàu, hoá chat...Nếu như có thé tận dung và sử dụng các nguồn lực công nghệ một cách hợp lý
Kết cấu của luận văn Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân bổ
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kinh nghiệm về phân bổ nguồn lực khoa học công nghệ ở Đan Mạch, Nhật Bản và Mỹ
Chương 4 Bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam
Do kinh nghiệm, thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi còn những vấn đề chưa được hoàn chỉnh, rất mong nhận đươc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo dé bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SO LY LUAN VE PHAN BO NGUON LUC KHOA HOC CONG NGHE
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và dang day nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia va làm thay đôi sâu sắc moi mặt đời sống xã hội loài người Theo đó, cùng với việc xuất hiện các cơ hội phát triển mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì nguy cơ tụt hậu về kinh tế, khoa học và công nghệ, thông tin sẽ là những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới; trong đó có
Việt Nam hiện đang trong quá trình vươn mình biến đổi từ nền kinh tế chỉ huy tập trung sang nén kinh tế thị trường Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã và đang tạo ra những bước chuyên dịch lớn về phương thức quản lý nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực (lao động) làm việc tại các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, các vùng lãnh thé.Trong những năm qua, thực hiện cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả giữa các vùng, các thành phan, các ngành là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phục vụ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Song một ton tại đáng lo ngại là hiện nay, khu vực kinh tế nhà nước được hưởng rất nhiều ưu đãi nhưng hiệu quả hoạt động lại kém hơn hăn khu vực kinh tế tư nhân Nguồn lực sản xuất của quốc gia bị phân tán, đầu tư công và cả đầu tư tư nhân bị dàn trải; các vùng kinh tế trọng điểm vừa chưa phát huy hết tiềm năng và thiếu tính liên kết trong phát triển Thực tế này đang đòi hỏi việc xem xét về cơ chế phân bé nguồn lực hiệu quả, trong đó có nguồn lực khoa học công nghệ.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu của các tô chức quốc tế và các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về thực trạng phân bé nguồn lực khoa học công nghệ theo các ngành, vùng và khu vực kinh tế Điển hình là các nghiên cứu của OECD va Ngân hàng Thế giới (WB) về Khoa học, công nghệ và Đồi mới sáng tạo ở Việt Nam, Báo cáo tổng quan “Việt Nam 2035: hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” của Ngân hàng Thế giới và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam (2016), Báo cáo sơ kết giai đoạn 2011- 2015 về thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ 2011-2020, và các tác giả như Đặng Hữu và cộng sự (2016), và Ngô Doãn Vịnh (2010).
Trước hết, các nghiên cứu đã có chủ yếu tập trung vào phân tích về thực trạng các tổ chức Nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam, ví dụ OECD (2014), trong đó nêu hiện trạng sé lượng can bộ nghiên cứu, tinh chất hoạt động R&D
Một hướng nghiên cứu nữa về hoạt động khoa học công nghệ ở Việt Nam là đánh giá về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến các khía cạnh về trình độ đổi mới công nghệ, số lượng đơn xin quyên sở hữu công nghiệp (thương hiệu), bằng độc quyền sáng ché,
Một số nghiên cứu khác cũng xem xét phân bổ nguồn lực nhà nước (chăng hạn như nguồn vốn) cho hoạt động khoa học công nghệ Đặng Hữu và cộng sự (2016) cho rằng ít khi thấy rõ đóng góp cụ thể của các hoạt động R&D do Chính phủ đầu tư vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội đặt ra và hầu như không thé đo lường kết quả thực hiện (nếu có) Đặng Hữu va cộng sự (2016) cũng cho rằng kết nối giữa trường đại học hoặc cơ quan nghiên cứu với khu vực tư nhân còn rất mờ nhạt Cuối cùng, sự tách biệt giữa hệ thống nghiên cứu và hệ thống đào tạo ngay chính trong các cơ sở nghiên cứu và dao tạo gây chồng chéo, giảm hiệu suất, làm cho nguồn lực mỏng càng thêm dàn trải (Đặng Hữu và cộng sự, 2016).
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu khác đề cập đến hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, hay hiệu quả việc ứng dụng công nghệ (ví dụ Ngô Doãn Vịnh, 2010), hiện trạng nguồn lực khoa học công nghệ va
Như vậy, có thể thấy rằng nguồn lực khoa học công nghệ có vai trò quan trọng như nào và việc phân bé sử dụng các yếu tố nguồn lực một cách hợp ly và có hiệu quả ra sao sẽ góp phan thúc day phát triển kinh tế Cần phải có cái nhìn toàn điện và khách quan cụ thể về phân bổ nguồn lực KHCN, cần phải năm vững được những thông tin, khái niệm cơ bản trước khi đào sâu vào trong quá trình nghiên cứu Dựa trên những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước dé lấy làm bài học thực tiễn cho Việt Nam Bài nghiên cứu sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về phân bổ nguồn lực khoa học công nghệ trong bối cảnh thời kì đôi mới.
1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Khái niệm về khoa học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới nay, tốt hơn, có thé thay thé dần những cái cũ, không còn phù hop Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thông tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Nó giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, vũ trang cho con người những tri thức về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng z 4 2 H4 ` Xi LK 1 ` tA ` ^ ^ váo thực tiên sản xuât và đời song Khoa học còn được hiệu là một hoạt động
' GS Nguyễn Văn Lê: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Nhà xuất bản trẻ, 1995, trang 12. xã hội nhằm tim tòi, phát hiện qui luật, hiện tượng và vận dụng các qui luật ay dé sáng tạo ra nguyên lý các các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của chúng Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
— Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động song hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
— Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học
“Trích từ trang Khoa học công nghệ thông tin - Trường Đại học Mỏ Địa chất”
1.2.2 Khái niệm về công nghệ
Thuật ngữ công nghệ (technology) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là technologia, trong đó téchné mang nghĩa là “nghệ thuật, kỹ năng nghề”, hoặc
“thủ công” và logia mang nghĩa là “châm ngôn”, “nghiên cứu” Vì vậy, thuật ngữ technologia hàm nghĩa về các công cụ, kỹ năng và mưu mẹo của con người trong các hoạt động sống Ngày nay, công nghệ được xem là hệ thống các phương pháp, công cụ và năng lực giải quyết vấn đề, hay quy trìnhtạo ra sản phẩm (vật thê và phi vật thể)” Vậy “công nghệ là gì?