1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính trị học: Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị

126 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị
Tác giả Hoàng Tiên Tiêm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Phương, TS. Nguyễn Thị Châu Loan
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luan văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 29,98 MB

Nội dung

Tình hình trên đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống vấn dé dao tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở học viện chính tri nhằm động viên, khích lệ toà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG TIEN TIEM

DAO TẠO CAN BO CHÍNH TRI CAP TRUNG, SU DOAN

LUAN VAN THAC SI CHUYEN NGANH CHINH TRI HOC

Hà Nội-2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOANG TIEN TIEM

DAO TAO CAN BO CHINH TRI CAP TRUNG, SU DOAN

Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính tri hoc

Mã số: 8310201.01

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Nguyễn Duy Phuong.

2 TS Nguyén Thi Chau Loan.

Hà Nội-2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn “Dao tao cán bộ chính

trị cấp trung, sw đoàn theo tư trởng Hồ Chi Minh ở học viện chính trị” là

trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bồ trong bất cứmột công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn

tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung tríchdẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác

phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Cá nhân tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về luận văn này./.

Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Tiên Tiêm

Trang 4

LOI CAM ON

Lời dau tiên, cho phép em được bày tỏ lòng cảm on chân thành đến BanGiám hiệu Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia HàNội, các thầy cô Khoa Chính trị học, Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện cho em

có môi trường học tập, nghiên cứu và cung cấp những kiến thức quý báu trongsuốt thời gian học tập bậc thạc sĩ tại Trường

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Duy Phương và

TS Nguyễn Thị Châu Loan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện

cho em trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chỉ huy Hệ đào tạo

cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn của học viện chính tri đã nhiệt tình ung hộ,giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, cung cấp số liệu, thông tin để em hoàn

thiện luận văn này.

Xin cảm ơn gia đình, người thân và các đồng nghiệp, bạn bè đã hỗ trợ, tạo

điều kiện để em hoàn thành luận văn và hoàn thành khoá học.

Dù đã cé gắng nhưng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy

em rất mong nhận được nhiều sự đóng góp của Quý thầy cô, các đồng nghiệp

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE DAO TẠO CÁN BỘ CHÍNH

TRI CAP TRUNG, SƯ DOAN THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH Ở HỌCVIỆN CHÍNH TTRỊ ¿6 St St+k+EEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEESEEEEEEEESEEEEEETkrErrkrkeree 81.1 Tư tưởng Hồ Chi Minh về đào tạo cán bộ chính trị 8

T.1.1 MOt 86 QUan NEM ng 81.1.2 Cơ sở hình thành tư twéng Hồ Chi Minh về đào tạo cán bộ 1 3

1.1.3 Những nội dung và giá trị cơ bản của tư trởng Hồ Chí Minh về

L,0108,/01g/1/8/17PERERERERERERERERESEEE 25

1.2 Mục đích, chủ thể và phương thức đào tạo cán bộ chính trị cấp trung,

sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị 54

JN Muc dich AGO 00 nốốốốe 54

1.2.2 Chủ thé trong đào 100 c.cceccecceccescessssssessesessessessessessesessessesseeseess 56

1.2.3 Phương thức MAO Í(O - SH nề 57

1.3 Các yếu tố tác động đến việc đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư

đoàn hiện nayy Án HH nh TH HT TH nu HH nh HH nh 59

1.4 Những vận dụng cơ bản của việc đào tạo cán bộ chính trị cấp trung,

sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị 67

Chương 2 THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CAP TRUNG, SU DOAN THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH Ở HỌC VIỆN

CHÍNH TRI cecccccsscscccscsesecsesesecscscsusecsvsveucecsvsucassvsvsacassvsucassvssacavsvsecasavevcecaes 72

2.1 Thực trạng đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn 72

2.1.1 Đặc thù CUA việc AAO fq0 - sài 72

2.1.2 Những thành tựu, hạn chế việc đào tạo cán bộ chính trị cấp trung,

sw đoàn ở Học viện CHINN ÉF_ - - 5 55 + ESesseEsekeserseeeekrske 75

2.2 Những vấn đề đặt ra trong việc đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sưđoàn theo tư tưởng HO Chí Minh - - G5 S5 S S2 ‡+vseeseerssxes 81 2.3 Phương hướng dao tạo ở Học viện Chính tri hiện nay 82

2.4 Những giải pháp chủ yếu đào tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn

theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị hiện nay 92

KET LUAN -¿- ¿SE St 3E EEE1211 1111111121111 111101111 11 1xx crrrey 107

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LỤC cccccccsccrrrrxeecerrre

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

CHU VIET DAY DU CHU VIET TAT

Cach mang Viét Nam CMVN

Chu nghĩa xã hội CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HDH

Công tac dang, công tác chính tri CTĐ,CTCT

Đào tạo cán bộ DTCB

Hoc vién Chinh tri HVCT

Huấn luyện cán bộ HLCB

Quân đội nhân dân QDND

Xã hội chu nghĩa XHCN

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng Nội dung

Bảng 21 Kết quả phân loại tốt nghiệp của học viên đào tạo cán bộ chính

ang + - ` l

tri cap trung, sư đoàn ở Hoc viện Chính tri

Kết quả phân loại rèn luyện của học viên đào tạo cán bộ chính

Bảng 2.2 " ;

tri cap trung, sư doan ở Học viện Chính tri

Kết quả học tập của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp trung,

Bảng 2.3 ; ;

su doan 6 Hoc vién Chinh tri

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của CMVN, anh hùng giải phóng

dân tộc và đồng thời là nhà văn hóa kiệt xuất Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐTCB

nói chung và ĐTCB chính trị nói riêng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng mà

Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta Hồ Chí Minh đã trực tiếp đào luyện ra đội ngũ cán bộ cốt cán đề lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi

nghĩa Cách mạng Thang 8 năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cho đếnnay, tư tưởng Hồ Chí Minh về DTCB vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắccho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong tình hình mới

Những năm qua, việc hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐTCB chính trị đã có nhiều đôi mới và đạt được những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng Dang đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, củng cố niềm tin của nhân dân với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng Kết quả đó xuất phát từ nhiều

nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, song trong đó, có nguyên nhân từ việc

nhận thức va dao tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ ChíMinh vào xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cáchmạng trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay

Trong bối cảnh mới của cách mạng, tình hình thế giới vẫn đang diễn biến

hết sức phức tạp, khó lường, các thế lực thù địch vẫn tăng cường chống phá CMVN băng “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đồ, kích động “tự diễn biến”,

“tự chuyền hóa” trong nội bộ Ở trong nước, dù tình hình kinh tế - xã hội cơ bản 6n định, có bước phát triển về nhiều mặt, nhưng nước ta vẫn đang đối diện

với nhiều thách thức nghiêm trọng

Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển mới và đặt ra nhiều

vân đê đôi với xây dựng Quân đội trong tình hình mới Trong đó, vân đê cán

Trang 10

bộ, công tác ĐTCB được Đảng ta nhất quán khăng định là công việc gốc củaĐảng, là then chốt của mọi then chốt Quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa

XI, Kết luận số 59-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, quan điểm của Đại hội XIII về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục va dao tạo; các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Quân ủy

Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo, Học viện Chính tri đang tập trung “lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm công tác

giáo dục, đào tạo” [10, tr.65] Đây là định hướng đòi hỏi phải tiến hành nhiềucách thức, biện pháp đề tổ chức triển khai thực hiện Đội ngũ CBCT cấp trung,

sư doan trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một lực lượng rất quan trọng, là

“linh hồn, mạch sống” của cơ quan, đơn vi, ở dau có bộ đội là ở đó có cán bộ

chính tri, có hoạt động công tác Dang, công tác chính tri.

Học viện Chính tri là trung tâm đào tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư

đoàn cho toàn quân Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng lực lượng nòng cốt cho Quân đội và quốc gia Nghiên cứu, phát triển khoa học xã

hội và nhân văn quân sự, tăng cường bảo vệ nén tang tư tưởng của Dang, dautranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần quan trọng vào sựnghiệp xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đặc biệt, nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên

cứu khoa học, xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện, “Mẫu mực, tiêu biểu”, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh, tinh nhuệ về chính trị tiếp tục đặt ra yêu cầu mới và ngày càng cao Tình hình trên đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống vấn dé dao tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở học viện chính tri nhằm động viên, khích lệ toàn thể cán

bộ, giảng viên, học viên của Học viện nêu cao ý chí tự lực, tự cường, chủ động,

sáng tạo, khắc phục khó khăn phan dau vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm

vụ được giao Tuy nhiên trong thời gian qua nhiệm vụ giáo dục, dao tạo cua

Trang 11

Học viện dù đã có nhiều chuyên biến tích cực, song có nội dung đảo tạo cònnặng về lý luận và còn có sự trùng lặp; vẫn còn một bộ phận học viên thụ độngtrong quá trình đào tạo, chưa biến quá trình đảo tạo thành tự đào tạo Do đó,

đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào nâng cao chất lượng giáo dục, đảo tạo ở Học viện hiện nay là hết sức cần thiết.

Từ những lý do trên tác lựa chọn đề tài “Đào tao cán bộ chính trị cấp

trung, su đoàn theo tw tưởng Hồ Chí Minh ở học viện chính trị” làm luận

văn Thạc sĩ, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết, cần được nghiên cứu, luậngiải một cách hệ thống, chuyên sâu

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trước hết phải kề đến kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tw twong Hồ Chí Minh

về đào tạo, huấn luyện cán bộ ” (2000) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh [23], trình bày những bài tham luận trong Hội thảo khoa học với chủ đề

“Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, huấn luyện cán bộ trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Phân viện Báo chí tuyên truyền, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” Các tham luận tại hội thảo đã đề cậpđến việc quán triệt, vận dụng các quan điểm của Hồ Chí Minh về DTCB, vàonâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Phân việnBáo chí tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Bùi Dinh Phong (2006), “Tir trong Hồ Chí Minh về cán bộ và công táccán bộ” [62], luận giải về nguồn sốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí

Minh về cán bộ và công tác cán bộ; hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu sắc của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ day mạnh CNH, HĐH đất nước.

Pham Ngọc Anh (2008), “71 trong nhân văn Hà Chí Minh với việc giáodục đội ngũ can bộ, đảng viên hiện nay” [I], nêu lên tầm nhìn chiến lược Hồ

Chí Minh trong giáo dục tư tưởng nhân văn cho cán bộ, đảng viên, và đánh giá

Trang 12

các yếu tô tác động, đưa ra các yêu cau và giải pháp định hướng vận dụng tu

tưởng của Người hiện nay.

Đức Vượng (2010), “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” [81], tập trung luận giải chủ yếu vai trò, công lao của Chủ tịch Hồ Chí

Minh trong DTCB và trọng dụng nhân tài đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của

CMVN qua các giai đoạn từ khi Người ở Pari, Mat xcơva, Quang Châu, Trung

Quốc đến khi về nước lãnh đạo nhân dân giành chính quyên, kháng chiến, kiến

quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước

Dong Anh Dũng (2012), “Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Học viện Chínhtrị hiện nay theo tư tưởng Hồ Chi Minh”, đề tài khoa học cấp Khoa, Học viện

Chính trị [7] luận giải đề cập về vai trò, phâm chat đạo đức, chuyên môn nghiệp

vụ của người thay giáo theo quan điểm của Hồ Chi Minh; đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, và đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở Học viện Chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngô Văn Hà (2013), “7 zzởng Hồ Chí Minh về người thầy và việc xâydựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [21] Đề cập về vai trò, phẩm chấtđạo đức, chuyên môn nghiệp vụ của người thầy giáo theo quan điểm của Chủtịch Hồ Chí Minh; khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên đại học ở nước tahiện nay và việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về người thầy trong xây dựng

đội ngũ giảng viên đại học.

Đào Xuân Dũng (2013), “Tu tudng Hô Chí Minh về đào tạo, bôi dưỡng

cán bộ ” [6], tác giả khái quát và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về huấn luyện, DTCB, mục đích, động cơ hoc tập, phương pháp huấn luyện, dao tạo, mở lớp

dạy và học.

Công trình “7 £ưởng Hồ Chí Minh với cán bộ và công tác cán bộ”(2018) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [27] được thực hiện dưới

Trang 13

sự chỉ đạo của đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban

Tổ chức Trung ương Công trình là tập hợp các bài viết của các đồng chí lãnh

đạo của Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học trong nước, đề cập các quan điểm

của Hồ Chí Minh với cán bộ và công tác cán bộ, cũng như khẳng định giá tri tư

tưởng của Người và việc vận dụng trong công tác cán bộ ở các cấp, các ngành

trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ta hiện nay.

Nguyễn Hong Điệp (2013), “Vấn dé đào tao chính tri viên theo tư tưởng

Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay” [19] Luận văn thạc sĩ đã luận giảinhững quan điểm giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực chất và ý nghĩa củaviệc vận dụng quan điểm “Huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”

của Người trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn Thực trạng và

giải pháp: xây dựng, hoàn thiện mục tiêu dạy học các môn khoa học xã hội và

nhân văn; hoàn thiện chương trình, nội dung dạy học theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá đảm bảo tính hệ thống, thiết thực; đổi mới phương pháp day học

theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

Như vậy, đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ ChíMinh ở Học viện Chính tri hiện nay, đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,luận giải và đạt được những thành quả nhất định Các công trình khoa học nêutrên tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau đã phân tích, đưa ra khái niệm và nhữngđặc trưng, những công trình nghiên cứu liên quan đã bước đầu làm sáng tỏ nội

dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐTCB chính trị cấp trung, sư đoàn Đồng thời, trên cơ sở bám sát thực tế của công tác này, các tác giả đã đề cập đến việc vận dụng sáng tạo những quan điểm, tư tưởng đó vào thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng DTCB chính trị cấp trung, sư đoàn Day là

cơ sở, điều kiện dé học viên kế thừa và tham khảo nhằm góp phan làm rõ thêm

van đề nghiên cứu của Luận văn “Đào tao cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn

theo tư tưởng Hỗ Chi Minh ở Học viện Chính trị” là một van đề còn mới,

Trang 14

không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận, thực trạng và những vấn

đề đặt ra trong việc đào tao cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng

Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị, từ đó đề xuất những phương hướng và

giải pháp đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí

Minh ở Học viện Chính trị hiện nay góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chínhtrị các cấp trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

trong tình hình mới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư

đoàn ở Học viện Chính trỊ.

- Phân tích làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra; đề xuất những phươnghướng và giải pháp dao tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng

Hồ Chí Minh ở Học viện Chính tri hiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ chính trị cấp trung,

sư đoàn (cả đối tượng đào tạo ngắn- vòng 1, vòng 2 và đối tượng đào tạo dài

02 năm) ở Học viện Chính trị hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vận dụng tu tưởng Hồ Chí Minh về đào

tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Chính trị; thời gian khảo sát từ năm 2017 đến nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Trang 15

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa

Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sảnViệt Nam về công tác đào tạo cán bộ và công tác cán bộ

Luận văn sử dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác đào

tạo cán bộ, các văn bản, nghị quyết, tổng kết chuyên đề, đề tài khoa học có

liên quan và dựa trên khảo sát thực tiễn về vận dụng tu tưởng Hồ Chí Minh

về đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở

Học viện Chính trỊ.

5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lich sử, kết hợp và sử dụng phương pháp cụ thé như: hệ

thống và cấu trúc; phân tích và tong hợp; khái quát hoá và trừu tượng hoá; logic

và lịch sử, thống kê, so sánh và phương pháp tông kết thực tiễn.

6 Đóng góp của luận vănLuận văn góp phần làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ chính

trị, đào tao cán bộ chính tri trong Quân đội; tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễncủa việc đào tao cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí Minh

ở Học viện Chính trị hiện nay.

Luận văn có thé dùng làm tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học

tập, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn trong quá

trình học tập tại Học viện Chính trị; từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chính trị cấp trung, sư đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới.

7 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được chia làm 02 chương, 08 tiết

Trang 16

Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRI CAP TRUNG, SƯ DOAN THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH

Ở HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ chính trị 1.1.1 Một số quan niệm

* Cán bộ

Từ điển tiếng Việt dé cập về thuật ngữ “cán bộ” là “người làm việc trong

cơ quan, đoàn thể, đảm nhiệm một công tác lãnh đạo, quản lý hoặc một côngtác nghiệp vụ chuyên môn nhất định” [76, tr.152]

Theo quy định tại Điều 4, Luật Cán bộ, Công chức năm 2008: Cán bộ làcông dân Việt Nam, được bau cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh

theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo quan niệm của Nguyễn Phú Trọng va Trần Xuân Sam: “Cán bộ làkhái niệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một

tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệ tronglãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự phát triển của tổ

chức” [75, tr.20].

Từ những cách tiếp cập trên có thé hiểu: “Cán bộ” là những người có

chức vụ, vai trò nòng cốt, được bầu cử, bồ nhiệm, điều động để làm việc trong

cơ quan cua Dang Cộng sản Việt Nam, Nha nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa

Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội của Nhà nước, được hưởng lương từ

ngân sách nhà nước, chịu sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức

* Cán bộ chính trị cap trung đoàn, su đoàn

Trang 17

Theo quy định tại Điều 1, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

(1999): Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong

lĩnh vực quân sự.

Theo quy định tại Điều 7, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

(1999): Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính tri.

Trung đoàn, sư đoàn là các đơn vị trong quân đội, có tổ chức, biên ché,

hoạt động đặc thù; trong đó, quy mô của trung đoàn nhỏ hơn sư doan.

Từ những cách tiếp cận trên, có thé đưa ra quan niệm: Cán bộ chính tricấp trung đoàn, sư đoàn là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đảm nhiệmcông tác dang, công tác chính trị của don vị cấp trung đoàn, sư đoàn

* Tự tưởng Hà Chí Minh về đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, su đoàn

Trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng

DTCB, Người thường dùng thuật ngữ HLCB đề nói về DTCB, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Trong đảo tạo cán bộ, Người đề cập toàn diện từ vị trí vai trò, mục đích, yêucầu, nội dung, phương pháp huấn luyện cán bộ Đây là những định hướng rất

cơ bản cho công tác đào tạo cán bộ của Dang nói chung, DTCB chính tri trong Quân đội ta nói riêng

Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng viết về người cán bộ chính trị trong quân

đội là những người “có đầy đủ đức, tài, tiêu biểu về bản lĩnh, lập trường chính trị, trong sáng về đạo đức, lối sống, giỏi về công tác đảng, công tác chính trị” [74 tr.330] Đội ngũ cán bộ chính trị cấp trung, sư doan trong Quân đội có vi trí, vai trò rất quan trọng; là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước

cấp trên và cấp uỷ cấp mình về mọi hoạt động CTD, CTCT của cơ quan, don

vị Do vậy, đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn trong Quân đội

là hoạt động nham tạo ra những cán bộ chính tri có bản lĩnh chính tri, lập trường

Trang 18

tư tưởng vững vàng, trong sáng về đạo đức, lỗi sống, có năng lực trong chỉ đạo,

hướng dẫn hoạt động CTĐ, CTCT trong đơn vị.

* Quan niệm về Đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, su đoàn theo tu tưởng Hà Chí Minh ở Học viện Chính trị

Từ điển tiếng Việt đề cập về thuật ngữ “đào tạo” là nghĩa “làm cho trở

thành người có năng lực làm việc theo những tiêu chuẩn nhất định” [76, tr.339]

Theo quy định, tại Khoản 1 Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng côngchức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 273/QD-BTP năm

2018 thì: “Đào tạo” là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những trithức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học Như vậy, “đào tạo” làquá trình tác động đến một con người, tập thể người nhăm làm cho họ lĩnh hội

và nam vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách có hệ thong, dé chuẩn

bị cho người đó thích nghỉ với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần vào việc phát triển xã hội, duy trì và phát triển

nền văn minh của loài người

Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo

dục đạo đức, nhân cách Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hep hơn khái nệm

giáo dục, thông thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạtđến một độ tuôi nhất định, có một trình độ nhất định Có nhiều dạng đào tạo:

đào tạo cơ bản va dao tạo chuyên sâu, đào tạo trình độ chuyên môn va dao tạo

nghề nghiệp, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo, vv

Việc dao tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn theo tư tưởng Hồ Chí

Minh ở Học viện Chính trị là quá trình hình thành, phát triển những pham chat

năng lực, đạo đức tốt đẹp của Quân đội, lối sông văn hóa quân sự cho học viên

đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn Qua đó, góp phần hình thành pháttriển những phâm chất, nhân cách cao đẹp của người quân nhân cách mạng, đáp

ứng yêu câu nhiệm vụ, cũng như mục tiêu, yêu câu giáo dục, đào tạo của HVC TT.

10

Trang 19

Từ cách tiếp cận trên đây, có thể quan niệm: Đào rạo cán bộ chính trịcấp trung, sư đoàn theo tư trởng Hồ Chí Minh ở Học viện chính trị hiện nay

là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, được thực hiện bằng tổng thể các nội dung, biện pháp, cách thức hoạt động của các chủ thể tác động vào đổi tượng bồi dưỡng; góp phan nâng cao nhận thức, tư tưởng, tình cảm

cách mạng, y chí, hành động cho đội ngũ học viên dao tạo cán bộ chính tri

cấp trung, sư đoàn ở Học viện chính trị; nhằm từng bước củng có, phát triển,

lan tỏa những phẩm chất năng lực, chuyên môn, đáp ứng mục tiêu, yêu cầugiáo dục, đào tạo của Học viện, cũng như yêu cau của sự nghiệp xây dựng

Quân đội trong tình hình mới.

Dao tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn ở Học viện chính tri là nhiệm

vụ được tiến hành thường xuyên, liên tục, nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng,tình cảm, pham chất tốt đẹp cho mỗi học viên Trên cơ sở đó, góp phan đấutranh với các biểu hiện nhận thức, hành động sai trái, lệch lạc, tiêu cực như:

chủ nghĩa cá nhân, mất đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, tham ô, tham nhũng,

lãng phí, quan liêu, nói không đi đôi với làm.

Mục đích đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn ở Học viện chínhtrị hiện nay là nhằm củng cố, nâng cao đạo đức cách mạng, pham chat, nănglực, phương pháp, tác phong công tác Góp phan hoàn thiện, phát triển nhân

cách người học viên dao tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn ở Học viện Chính tri, dap ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đảo tạo trong tình hình mới.

Chú thé đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn ở Học viện chính trị là tong thé các lực lượng có liên quan trong toàn Học viện Bao gồm: lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đảo tạo cho học viên là Thường vụ Đảng ủy, Ban giám đốc

Học viện, hệ thống cấp ủy, tô chức đảng các cấp Lực lượng xây dựng chươngtrình, kế hoạch đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn là các cơ quan chức

năng như: Phòng Chính trị, các Khoa giáo viên, các hệ quản lý học viên Lực

11

Trang 20

lượng tô chức thực hiện kế hoạch đào tạo là đội ngũ giảng viên, cán bộ chỉ huy,quản lý Mọi hành động của người chính trị viên đều trực tiếp tác động đến nhận

thức, tư, tưởng, tình cảm của mỗi học viên trong suốt quá trình học tập, bồi dưỡng.

Đối tượng đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn ở Học viện

Chính trị hiện nay là cán bộ chính tri trong Quân đội nhân dân Việt Nam

đã trải qua cương vị chỉ huy cấp tiêu đoàn trở lên, đủ điều kiện và được tuyên chọn về Học viện tiếp tục dao tạo cấp trung, sư đoản.

Nội dung đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật, chiến dịch ở Họcviện chính trị hiện nay tập trung vào: 7 nhất, lòng trung thành tuyệt đốivới Tổ quốc, với Dang, Nhà nước và Nhân dân Thứ hai, bồi dưỡng cho họcviên về các phẩm chất dao đức cách mạng trong sáng, lối sống trung thực,khiêm tốn, giản di, chân thành, lạc quan; thực hiện nói di đôi với làm, luôn

đặt lợi ích của tập thé, của đơn vị, của nhân dân, dân tộc, của Đảng lên trên

lợi ích của cá nhân, không thỏa mãn dừng lại Thir ba, tích cực trong hoc

tập công tác, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, từng bước nâng cao trình độ

mọi mặt và kiến thức về chính trị, quân sự, hậu cần, kỹ thuật; có phương

pháp, tác phong công tác tốt, nghiêm túc, trách nhiệm cao; gương mẫu điđầu trong công tác, sinh hoạt; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện suythoái, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, những biéu hiện của chủ nghĩa cá nhânlàm ảnh hưởng đến nhiệm vụ đào tạo Thi tw, có tinh thần đổi mới, sáng tạo,dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đôi mới, sáng tạo;

dám đương đầu với khó khăn, thử thách và đám hành động vì lợi ích chung; giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến góp ý với tinh than cau thị; có kỷ luật tự giác, nghiêm minh; gương mẫu chấp hành

pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của Quân đội vàHọc viện Thi năm, chăm lo xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trongnội bộ, hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội; lắng nghe, tôn trọng, học

12

Trang 21

hỏi, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính

mạng, tài sản của nhân dân.

Hình thức đào tạo cán bộ chính trị cấp trung, sư đoàn ở Học viện chính

trị hiện nay phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của Học viện

Về hình thức phải kết hợp giữa giáo dục giác ngộ xã hội chủ nghĩa với giáo dụcchủ nghĩa yêu nước, gan liền với giáo dục bản chat, truyền thống tốt đẹp của

dân tộc Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và truyền thống

của Học viện Chính trị Cần hướng vào mục đích hoàn thiện, phát triển, làmphong phú thêm những tình cảm cách mạng trong sáng, rèn luyện ý chí quyếttâm khắc phục khó khăn, thử thách trong học tập, rèn luyện để hoàn thành tốtmọi nhiệm vụ được giao Đồng thời, phải đa dạng hóa các hình thức, phương

pháp dao tạo cán bộ chính tri cấp trung, sư đoàn ở Học viện chính tri hiện nay, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả của từng hình thức, biện pháp Tăng cường các hình thức, biện pháp thuyết phục bằng chân lí, lẽ phải và bằng thực tiễn hoạt động hàng ngày, bằng phương pháp nêu gương dé giáo dục, bồi đưỡng đội

ngũ học viên trong quá trình học tập, công tác.

1.1.2 Cơ sở hình thành tư trưởng Hỗ Chí Minh về đào tạo cán bộThực tiên ĐTCB của cách mạng thé giới

Quá trình bôn ba tim đường cứu nước, ngày 30 thang 6 năm 1923, HdChí Minh đến cảng Pêtơrôgrát, Liên Xô, sau đó đi Matxcova và bắt đầu một

thời kỳ hoạt động, học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác - Lénin, về kinh

nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Trong đó, Người đã đểtâm nghiên cứu về thực tiễn ĐTCB của Đảng Bônsêvích Nga, và của Quốc

Trang 22

nhất là công tác DTCB Khi có chính quyên, van đề DTCB càng quan trọng vacấp bách hơn Hàng loạt vấn đề được đặt ra khi Đảng lãnh đạo quần chúng(nòng cốt là khối liên minh công - nông - binh) giành được chính quyên, tất cả

các vấn đề của đời sống xã hội đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo, quản lý Vì vậy, Đảng phải gấp rút lựa chọn, đảo tạo, bôi dưỡng một đội ngũ cán bộ theo một tiêu chuẩn nhất định đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới Người đã thấy rõ vai trò của Dang Cộng san Nga và V.LLénin khi tập trung giải quyết thực tiễn

cấp bách đó Đặc biệt, những vấn đề quan trọng về cán bộ và tiêu chuẩn cán

bộ, đã được Lénin bàn nhiều ở giai đoạn Đảng giành được chính quyên, và tậptrung ở thời kỳ sau khi chính quyền được thiết lập trong cả nước, khi nước Ngabước vào thời kỳ ôn định, xây dựng chế độ xã hội mới Năm 1922, Lénin khang

định: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh Hiện nay đó là

then chốt; nếu không thé thi tat cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [33, tr.449] Cũng trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thực tiễn ĐTCB của Quốc tế Cộng sản, và chính Người được đảo tạo lớp ngắn

hạn ở Trường Đại học Phương Đông - một cơ quan của Ban Chấp hành Quốc

tế Cộng sản Nhiệm vụ của trường là ĐTCB cách mạng cho các nước phươngĐông và các nước cộng hòa Trung A của Liên Xô [24, tr.145]

Toàn bộ chương trình của các trường đại học, viện nghiên cứu là hướng

vào mục tiêu “Dao tạo cán bộ theo tinh thần Quốc tế vô san và giúp đỡ họ trong công việc hình thành và củng cô các Đảng Cộng sản Một mặt, dao tạo lý luận Mác Lênin Mặt khác, mở rộng bằng cách nghiên cứu trực tiếp kinh nghiệm

chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô và phong trào cộng sản, công nhân Quốc

tế nhằm đưa đến cho sinh viên tat cả những gi cần thiết dé hoàn thành công

tác lãnh đạo của đảng ở các quy mô khác nhau (Trung ương, tỉnh, huyện) và trong các lĩnh vực khác” [2, tr.154] Quá trình nghiên cứu, thâm nhập tại một nhà trường kiêu mới, được tô chức theo chê độ tự quản; các học viên thuộc hơn

14

Trang 23

60 dân tộc khác nhau, nhưng rất đoàn kết, và được đội ngũ giảng viên giỏi dạycác môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, kinh tế chính trị học, lịch sử các

cuộc cách mang, lịch sử phong trào công nhân giúp Hồ Chí Minh có những

nhận thức nên tảng về DTCB

Trải qua quá trình lần đầu đặt chân lên mảnh đất chủ nghĩa xã hội hiện

thực, Hồ Chí Minh xin về Quảng Châu, lúc đó là trung tâm cách mạng của

Trung Quốc Tại Quang Châu, vừa làm việc trong phái bộ Bôrôđin, Hồ Chí

Minh có dip tìm hiểu kĩ về cách mạng Trung Quốc, trong đó có van đề DTCBquân sự ở Trường Quân sự Hoàng Phó, ĐTCB nông vận ở Trường Huan luyệncán bộ nông vận ở Quảng Châu Những hiểu biết về thực tiễn ĐTCB ở haitrường này, là căn cứ dé Người gửi học viên Việt Nam vào học dai hạn, kết hợp

với đào tạo ngắn hạn do Người trực tiếp mở lớp.

Lần thứ hai được học tập ở Liên Xô, Hồ Chí Minh được nhận vào học Trường Quốc tế Lênin niên khóa 1934-1935 Tại khóa học này, Hồ Chí Minh được đảo tạo theo chương trình gồm đầy đủ các bộ môn lý luận cơ bản của chủ

nghĩa Mác - Lénin, trong đó có những vấn đề về dân tộc và thuộc địa, vấn đề

về cách mạng vô sản, công tác xây dựng đảng, công tác mặt trận, ; phươngpháp học tập chủ yếu là tự nghiên cứu và thảo luận, giảng viên giải đáp và bổsung, sau đó học viên đi khảo sát thực tế [24, tr.264] Hoàn thành khóa học này,

và sau khi tham dự Dai hội VII Quốc tế Cộng sản với tư cách đại biểu tư vấn,

Hồ Chí Minh nhận công tác tại Viện Nghiên cứu các van dé dân tộc và thuộc

địa; ngày 30/9/1938, Phòng Cán bộ của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa đã ra quyết định cho Hồ Chí Minh rời khỏi biên chế của Viện dé về

nước hoạt động theo nguyện vọng.

Từ thực tiễn ĐTCB của Đảng Cộng sản Nga, của Quốc tế Cộng sản, vàtrải nghiệm được đào tạo tại Trường Đại học phương Đông, Trường Quốc tế

Lênin, Viện Nghiên cứu các vân đê dân tộc và thuộc địa, và thực tiên nghiên

15

Trang 24

cứu hoạt động ĐTCB ở Trung Quốc, là một trong những nhân tố tác động trựctiếp đến Hồ Chí Minh trong hình thành tư tưởng về DTCB.

Nhu cầu về cán bộ của thực tiễn CMVN.

Kế thừa truyền thống yêu nước, và trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước chống Pháp của Nhân dân ta diễn ra sôi nổi từ Bắc chí Nam Tuy vậy, các phong trào yêu nước chống Pháp trên lập trường tư tưởng phong kiến hay dân chủ tư sản đều thất bại Nguyên nhân sâu xa là do thiếu

đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiêntiền, có khả năng đoàn kết tat cả các giai cấp, tầng lớp khác nhau CMVN đứngtrước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước

Trong bối cảnh trên, chỉ có duy nhất con đường “cach mạng vô sản” do

Hồ Chí Minh lựa chọn là đúng đắn, nhưng cần có cán bộ dé tô chức thực hiện.

Đầu những năm 1920, trong thư gửi những bạn cùng hoạt động ở Pháp, Hồ ChíMinh nêu rõ: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng,

thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành

tự do độc lập” [38, tr.209] Do vậy, ngay sau khi về Quảng Châu, Trung Quốc,

Hồ Chi Minh đã tiễn hành công tác ĐTCB cho CMVN Tại Quảng Chau, Người

đã bắt liên lạc với các lực lượng chính trị, thanh niên yêu nước Việt Nam, tôchức ra Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (tô chức tiền thân của Đảng Cộng

sản Việt Nam) Trong giai đoạn này, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cán bộ và

ĐTCB thẻ hiện tập trung trong tác pham Đường cách mệnh

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa Xuân năm 1930, Đảng ta đã

trở thành lực lượng chính tri tiên phong cho giai cấp công nhân, nhân dân lao

động và toàn dân tộc trong đấu tranh cách mạng Đề thực hiện sứ mệnh lịch sử

đó, Đảng đã phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi phải có cán bộ đểdẫn dắt, tập hợp quần chúng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc theo conđường “làm tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng để đi tới xã hội

16

Trang 25

cộng san” [40, tr.1] Sau Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, với chủ

trương “vô sản hóa” nhằm đưa cán bộ, đảng viên thâm nhập vào nhà máy, xínghiệp, nông trudng, Thực dân Pháp thực hiện khủng bố trang, bắt bớ và xử

tử nhiều cán bộ trung kiên của cách mạng, nên Đảng thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ Đến giai đoạn 1939-1945, cách mạng nước ta có sự phát triển do những

điều chỉnh chiến lược của Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị Trung ương 7, nhất

là ở Hội nghị Trung ương 8 (5/1941, khi Nguyễn Ái Quốc về nước và trực tiếpchủ trì Hội nghị) Theo đường lối của Hội nghị Trung ương 8 khóa I, CMVNtạm gác khẩu hiệu cách mạng điền địa, tập trung cao nhất cho nhiệm vụ giảiphóng dân tộc Yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng thời kỳ này, đòi hỏi Đảng

phải nhanh chóng đào tạo thêm cán bộ.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954): Ngay sau Cách mạngThang 8 năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc 7 uyên ngôn Độc

lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tuy nhiên, thực dân Pháp

không từ bỏ dã tâm một lần nữa biến Việt Nam thành thuộc địa, nên đã quay

trở lại xâm lược nước ta Nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ, vừa kháng chiến,vừa kiến quốc đòi hỏi Đảng phải đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và nănglực đáp ứng với yêu cầu cách mạng Do đó, trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh

có nhiều bài viết, tác phâm quan trọng liên quan cán bộ và công tác cán bộ như:

Thư gửi Ủy ban nhân dân các ky, tinh, huyện và làng, Bài nói chuyện tại buổi lễ tot nghiệp khóa 5 Truong huấn luyện cán bộ Việt Nam, Thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Thư gửi các đồng chí Trung Bộ, Sửa đổi lối làm việc,

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975): Nhiệm vụ cách mạng có sự

phát triển, chúng ta cùng lúc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, yêu cầu DTCB lúc nàycũng rất cấp thiết Dé cập điều này, Hồ Chí Minh nói: “Dưới 80 năm đô hộ,

thực dân Pháp đã coi nhẹ, thậm chí ngăn cản việc đào tạo cán bộ” [49, tr.343 ].

17

Trang 26

Như vậy, xuất phát từ thực tiễn từng giai đoạn cách mạng khác nhau,nhưng đều đặt ra van dé cần bổ sung nguồn cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầunhiệm vụ cách mạng Điều này, đã trực tiếp tác động đến Hồ Chí Minh, gópphan hình thành ở Người hệ thống các quan điểm về DTCB chính trị nói chung

và ĐTCB chính trị cấp trung, sư đoàn nói riêng

làm quan Đây là khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta, chọn được 10 người Thủ

khoa là Lê Văn Thịnh (vị tiến sĩ khai khoa); được triều đình nhà Lý bố đến chức

Thái sư và là thầy dạy của vua Lý Nhân Tông Năm 1076 lập Quốc Tử Giám,

đây là Trường đại học đầu tiên của nước ta

Ở thời Trần, triều đình quy định chế độ học hành thi cử; lập Quốc họcviện để các nho sĩ vào học Ngoài các trường học do triều đình mở, nơi thônxóm còn có các lớp học do các nho sĩ tổ chức, chính sách trọng dụng nhân tàiđược mở rộng Bên cạnh đó, nhà Trần còn mở Giảng võ đường dé tuyén chon

quan võ, phục vu cho xây dựng quân đội nhằm bao vệ đất nước trước nguy co của giặc ngoại xâm Dưới triều Trần, có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng được triều đình trọng dụng Chưởng sử quan Lê Văn Hưu (1230-1322) đỗ bảng nhãn lúc 17 tuổi, làm quan dưới ba triều vua Tran; Mạc Dinh Chi (1272-1346),

đỗ Trạng Nguyên vào năm 1304, được ban chức Hàn lâm học sĩ, được thăng

tiếp là Thượng thư, Tế tướng Tiếp đến là nhà giáo dục xuất sắc Chu Văn An

(1292-1370), là nhà sư phạm, nhà nho tài đức đời Tran; ông đậu Thai hoc sinh

18

Trang 27

(tiễn sĩ) nhưng không ra làm quan, mở trường day hoc tại quê Mãi sau theo lờimời của vua Trần Minh Tông, Chu Văn An về Thăng Long giữ chức tư nghiệp(Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám Khi ông mat, được triều đình đưa vào thờ

tại Văn Miếu, sĩ phu các đời sau đều xem ông là người thay tiền bối, được tôn

là “vạn tuế sư biểu” (người thầy của muôn đời).

Đến thời Lê - Mạc, tính từ triều Lê sơ (1428) Vua Lê Thái Tông 1442) cho phục hồi thi Hương, thi Hội như triều Trần Năm 1442 mở khoa thiĐình, đỗ thi Đình gọi là tiến sĩ, người đứng dau trong các tiến sĩ gọi là TrạngNguyên Cũng vào năm 1442, tiễn sĩ Thân Nhân Trung vâng lệnh vua khắc biađặt tại Văn Miếu với dòng chữ: “Hién tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà

(1433-thấp hèn Vì thế, các bậc dé vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần kíp Vì, kẻ sỹ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng không biết đường nào” Danh nhân tiêu biểu thời này có: Trình Quốc

Công Nguyễn Binh Khiêm (1491- 1585), Lê Quý Đôn (1727- 1784).

Truyền thống quý báu của dân tộc về giáo dục và trọng dụng nhân tài

đã tác động đến Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng, đượcNgười kế thừa và phát triển đề hình thành nên các quan điểm về DTCB

Tỉnh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây về giáo dục, đào tạo.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được tiếp

xúc, học tập và lớn lên trong môi trường văn hóa Nho học; Người đã tiếp thu triết lý giáo dục, đào tạo của các nhà Nho Tuy nhiên, Hồ Chí Minh không sao chép, không “tuyệt đối hóa” các quan điểm của bậc tiền bối, mà từ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Nho gia, Hồ Chí Minh đã chọn lọc, vận dụng sáng

tạo những nội dung phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam

19

Trang 28

Tan đồng quan điểm “học nhi thời tập chi” [78, tr.1] (học phải đi đôi vớihành), “học nhi bat tư, tư nhi bat học tắc đãi” [78, tr.18] (học ma không suynghĩ thì là học vẹt, cũng chỉ bằng không học, suy nghĩ mà không có tri thức thìchỉ là những suy nghĩ ảo, không có căn cứ đề tin tưởng) của Không Tử, Hồ ChíMinh nhắn mạnh: “học phải nghĩ, học phải liên hệ với thực tiễn, phải có thực

nghiệm và thực hành, học phải kết hợp với hành” [42, tr.309], tiếp thu tri thức

phải đi kèm với suy nghĩ, học là phải suy nghĩ để vận dụng vào thực tiễn chứkhông phải dùng lý thuyết suông

Trong giáo dục, đảo tạo, Không Tử đã công hiến cả đời vì nghiệp học,tận lực cho sự nghiệp giáo dục mà không bao giờ thấy thõa mãn, luôn chủtrương “ôn cố tri tân” [78, tr.17] (tức là khi học phải dựa trên những tri thức đã

được tích lũy từ các thé hệ trước, trên cơ sở đó không ngừng sáng tạo ra tri thức mới, mỗi lần học đều có một cách tư duy, lý giải, sáng tạo mới), và “kiến hiền

tư tÈ yên, kiến bat hiền nhi nội tự tinh đã” [78, tr.39] (gặp bậc hiền nhân nên hướng đến học hỏi, gặp người không phải bậc hiền nhân thì tự ngẫm lại mình

xem có mắc những tật xấu như người ta không mà sửa chữa) Hồ Chí Minhnguyện làm “học trò nhỏ” của các bậc tiền bối, Người luôn khuyến khích quá

trình đào tạo phải phát huy tính tích cực của người học, và bản thân Người nêu

tam gương sáng về không ngừng tự học tập, học tập suốt đời và vun đắp cho sựnghiệp “trồng người”

Các giá trị tiến bộ của văn minh phương Tây thời cận, hiện đại về giáo dục, đào tạo: Vào các thế kỷ XV-XVI ở Tây Au, mặc dù quan hệ sản xuất phong

kiến vẫn còn chiếm vị trí thống trị, nhưng những quan hệ sản xuất mới tư bản

chủ nghĩa đã ra đời và phát triển mạnh mẽ Từ sau những cuộc phát kiến địa lý,

châu Âu hoàn toàn bị lôi cuốn vào một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ tích lũy

tư bản chủ nghĩa Tình hình đó, đòi hỏi giáo dục phải thay đổi cho phù hợp với

20

Trang 29

nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Châu Âu bắt tay xây dựng một chương trình

và triết lý giáo dục mới: Gido duc thế tục, nhân văn và khoa học

Bước sang thời cận đại, dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản đang lên, trên

cơ sở những tư tưởng nhân văn thời Phục hưng và thời Khai sáng, giáo dục cận

đại châu Âu chủ trương giải phóng con người, và tập hợp quần chúng nhân dân làm cách mạng tư sản lật đồ chế độ phong kiến, xác lập chủ nghĩa tư bản Tư tưởng giáo dục, đào tạo tiến bộ tiếp tục được đề cao: coi giáo duc, dao tạo là

vạn năng, dùng giáo dục, dao tao dé thay đôi xã hội: giáo duc, dao tạo con ngườiphát triển toàn diện, đạo đức, trí tuệ, thể chất và kỹ năng lao động; coi trọngcác khoa học tự nhiên và chú trọng đến các phương pháp dạy học tích cực, coitrong thực hành Có thé nói, vào các thé ky XVIII - XIX giáo dục thé tục đã

thắng thế với 3 đặc điểm được ghi nhận là dùng tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ địa phương hay ngôn ngữ dân tộc làm quốc ngữ, thay thế cho tiếng latinh; việc giảng dạy các môn khoa học được xây dựng thành chương trình, nhất là khoa

học tự nhiên, kỹ thuật; phương pháp sư phạm khoa học hơn bang viéc day hocphải dựa vào những đặc điểm tâm sinh ly hoc sinh, phương pháp day học tích

cực được chú trọng [60, tr.138].

Sau thăng lợi của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Bắc Mỹ, Pháp, đếngiữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập thành một hệ thống trên thế giới

Quá trình này, cách mạng công nghiệp được mở đầu từ nước Anh, sau đó lan

ra các nước Âu - Mỹ, làm cho lực lượng sản xuất phát trién mạnh mẽ Những đòi hỏi đáp ứng lực lượng sản xuất cho nền sản xuất công nghiệp, trong đó, nhân tô con người là yêu cầu tối cần thiết đã tác động đến nhà trường và giáo dục Thời gian này, đã xuất hiện các nhà giáo dục lớn cùng với những tư tưởng

tiễn bộ của họ, coi giáo dục là nhu cầu chính đáng của mọi công dân Họ dé cao

lý luận sư phạm, tôn trọng nhân cách của học sinh, đặc biệt là nội dung giáo

dục con người được chú trọng nhiều mặt: từ đức dục, trí dục, mỹ dục, thé duc

21

Trang 30

là những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong một nền công

nghiệp hiện đại.

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến đỉnh cao, thì các nền giáo dục phương Tây lại một lần nữa đề ra những yêu cầu mới cho giáo dục “Nền giáo dục mới”, “nhà trường mới” là những

thuật ngữ được nêu ra trong thời gian nay Phương Tây đã giành cho giáo duc

những gi tốt nhất, với những nội dung hết sức thực tế là chuẩn bị cho người laođộng vốn tri thức, kỹ năng tối thiêu nhằm dem lại năng suất lao động, và lợinhuận cao nhất cho nhà tư bản

Tóm lại, qua quá trình trải nghiệm thực tiễn, vừa học tập, vừa lao động

ở các nước tư bản điền hình là Mỹ, Anh, Pháp, Hồ Chí Minh đã tiếp thu các giá

trị tiến bộ của các nền giáo dục phương Tây, nhất là việc chú trọng đến đào tạo

ra hình mẫu con người mà xã hội cần đến (tính thực tế trong giáo dục đào tạo);

quan tâm đến “giáo dục lý tưởng” cho một lớp người kế tục việc quản lý xã

hội; dạy học khai phóng dựa trên phương pháp dạy học tích cực.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về ĐTCB

Theo Mác và Ăngghen, khi gianh được chính quyền, để lãnh đạo giữvững chính quyền, Đảng của giai cấp vô sản phải xây dựng một đội ngũ cán bộ

trung thành và tài năng đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng C.Mác và

Ph.Ăngghen là những người đặt nền móng cho sự phát triển lý luận và thực tiễn

về công tác cán bộ của giai cấp vô sản Hai ông không chỉ là những người sáng

lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học mà còn là những người đem lý luận khoa học

kết hợp với phong trào công nhân, lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thé

giới Do đó, C.Mác và Ph.Ăngghen khăng định họ sẽ vai trò lãnh đạo trongchính Đảng phải thực sự tiên phong cả về lý luận và thực tiễn Đề cập điều này,hai ông đã viết: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên quyết

nhât trong các đảng công nhân ở tât cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đây

22

Trang 31

phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản

ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiễn trình và kết quả chung của phong trào

vô sản” [36, tr.614-615] Những chi dan mà C.Mác và Ph.Angghen đề cập

chính là những gợi mở về vai trò, tính tiên phong cả về lý luận và thực tiễn của

người cộng sản trong phong trào cách mạng, nhằm lật đồ chủ nghĩa tư bản, xây

dựng xã hội mới xã hội XHCN.

V.LLénin đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, Ong quan tâm đến dao

tạo một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản.

Trong bối cảnh mới của cách mạng, Lénin coi trọng việc tuyên chọn, xây dựng

một đội ngũ những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản.

V.LLênin viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền

thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh

tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tô chức và lãnh đạo

phong trào” [30, tr.473], và “Chúng ta phải đào tạo những người sẵn sàng hiến

cho cách mạng, không phải chỉ những buổi tối rỗi việc của họ, mà tất cả cuộcđời của họ; chúng ta phải xây dựng một tô chức khá to lớn dé có thé thực hiệnđược trong đó một sự phân công chặt chẽ giữa nhiều loại hoạt động khác nhau

của chúng ta” [30, tr.473].

Mặt khác, Lénin đã nêu ra nội dung, hình thức và các biện pháp DTCB

cho cách mạng Nga, và phong trào cộng sản quốc tế Ông đã nêu ra nội dung

và các nguyên tắc, biện pháp DTCB Trong “Thư gửi những người cộng sản

Đức”, V.I.Lênin nhấn mạnh, đào tạo những lãnh tụ có kinh nghiệm và có uy tín

của đảng là một công việc lâu dài và khó khăn Song không làm như vậy, thì

chuyên chính vô sản, “sự thống nhất ý chí” của giai cấp vô sản, cũng như sự

nghiệp xây dựng chủ nghĩa cộng sản “chỉ là câu nói suông” Ông đã đưa ra chủtrương đào tạo những đại biểu ưu tú từ chính nhân dân lao động, bởi “trongcông nhân và nông dân bình thường có rất nhiều người trung thành với quyền

23

Trang 32

lợi của quần chúng lao động và có khả năng làm công tác lãnh đạo Trong số

đó, có rất nhiều người có tài tổ chức và quản lý mà chủ nghĩa tư bản không décho họ được phát triển tài năng, nhưng chúng ta thì hết sức giúp đỡ và phải giúp

đỡ họ vươn lên và bắt tay vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội” [32, tr.257].

Dé trở thành những cốt cán xây dựng chủ nghĩa cộng sản, giác ngộ nhất,

có khả năng đảm nhiệm các chức vụ trọng trách nhất đòi hỏi những cốt cán lãnh đạo ưu tú nhất và đáng tin cậy nhất của giai cấp vô sản cách mạng và của

bộ phận nông dân không bóc lột không những phải học hết chương trình nhữngtri thức xô-viết mà còn phải luôn biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biếttất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra Nhắn mạnh đến nhiệm vụ

quản lý và xây dựng nước Nga, V.I.Lénin đòi hỏi các cán bộ quản lý phải học

tập cách quản lý, hiểu biết thấu đáo khoa học quản lý nhà nước và xây dựng nha nước V.[.Lênin yêu cầu bãi miễn những cán bộ lãnh đạo nao không chịu học tập

để trở thành cán bộ quản lý giỏi Thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), V.I.Lênin đòi hỏi phải học tập buôn bán, học tập cách điều tiết những quan hệ

buôn bán trên phạm vi cả nước, thậm chí phải học điều này bắt đầu từ a,b,c

Ngoài ra, V.I.Lênin đã chỉ ra những cách thức DTCB, như: Muốn daotạo đầy đủ chương trình những tri thức xô-viết thì cần triển khai theo hướng tậptrung với thời gian may tháng, dé người học có điều kiện học tập một cách có

hệ thống: để có kinh nghiệm lãnh đạo nên kinh tế đất nước, đòi hỏi những người

cộng sản phải học tập giai cấp tư sản, học tập kinh nghiệm của các chuyên gia

tư sản và biết sử dụng họ bằng cách “giao công việc cho họ, nhưng cũng phải theo dõi họ chặt chẽ, đặt họ dưới quyền các chính ủy, ngăn chặn các ý đồ phản

cach mạng của họ” [31, tr.7-8] Thêm vào đó, Lénin coi trọng tự đào tạo, tự

giáo dục thông qua việc làm, thông qua thực tiễn và thông qua kinh nghiệm

thực tế, hay sử dụng các tổ chức công doan như một trường học cộng sản; phát

24

Trang 33

động các “Tuan lễ đảng” và thực hiện những ngày “Thứ bảy cộng sản” cũng là

những cách thức DTCB hiệu quả.

Những quan điểm của các nhà kinh điển dé cập về DTCB, là nguồn gốc

tư tưởng, lý luận chủ yếu và quyết định nhất đến hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ Nhờ có nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, mà nội dung tư tưởng Hồ Chí Ninh về ĐTCB thực sự mang bản chất cách mạng, khoa học, trở thành các quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong ĐTCB đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ cách mạng

1.1.3 Những nội dung và giá trị cơ bản của tư trởng Hồ Chi Minh vềđào tạo cán bộ

1.1.3.1 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hà Chí Minh về đào tạo cán bộ

* Quan điềm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đào tạo cán bộ

Trên hành trình tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, từ nghiên cứu

các cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc về vị trí,

vai trò của DTCB trong tiến trình cách mạng Mặt khác, Người cũng thấu suốtvan dé: Dé thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng của mình, nhà cách mạngnào cũng phải quan tâm đến công tác cán bộ và việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ, bởi vì “cách mang là sự nghiệp của quần chúng”, và tiễn hành làm cáchmạng phải có đội ngũ cán bộ làm nòng cốt

Xuất phát từ điều kiện CMVN, với tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, HàChí Minh là một trong số Ít những lãnh tụ cách mạng dành cả cuộc đời mình,

từ khi còn trẻ, đi “tìm đường cứu nước, cứu dân”, đến khi trở thành lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc, và đến hơi thở cuối cùng, luôn quan tâm sâu sát đến

“sự nghiệp trồng người”, “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”, trong đó

có công tác cán bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng nước ta Vì vậy,

Hỗ Chí Minh luôn coi trọng công tac ĐTCB Người lý giải “cán bộ là cái gốc

25

Trang 34

của mọi công việc” [42, tr.309] và “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều

do cán bộ tốt hoặc kém” [42 tr.280]

Trong suốt tiến trình CMVN, moi chủ trương, đường lỗi của Dang vàChính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời, cũng do cán bộ tô

chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện Đường lối của Dang đúng hay sai, t6 chức

thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ Động lực của mọi cuộccách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượngcán bộ Do đó, Hồ Chí Minh luôn nhất quán khi nhân mạnh đến trách nhiệmcủa Đảng đối với công tác đảo tạo, HLCB cả trong dau tranh giành chính quyền

và sau khi giành chính quyền: chăm sóc, nuôi dạy cán bộ là việc làm hệ trọng,phải rat công phu, chu đáo, ti mi, cũng giống như người làm vườn chăm sóc,

vun trồng những cây cối quý báu, cần mẫn, tâm huyết mới có hoa thơm, quả ngọt Người thường xuyên nhấn mạnh: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ,

trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” [42, tr.313] Vì

vay, Dang cần phải biết coi trọng, giữ gìn cán bộ cũ, và tích cực DTCB mới,

trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ.

Lịch sử lý luận và thực tiễn đều cho thấy, cách mạng muốn thành côngcần phải có một đội ngũ cán bộ vững mạnh, hội tụ đủ cả đức và tài Từ thấu

suốt tam quan trọng của cán bộ, Hồ Chí Minh khang định: “Huấn luyện cán

bộ là công việc sốc của Đảng” [42, tr.309], nhờ đó, Đảng ta mới bảo đảm đội ngũ cán bộ có tính kế thừa, liên tục theo yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Nhắn mạnh vai trò ĐTCB, Người căn dan: “Các cơ quan cần rat chú ý tới việc huấn

Trang 35

với cán bộ Trong đó, Người cho rằng HLCB là một khâu quan trọng trongcông tác cán bộ Vì thế, Người thường xuyên lưu ý Đảng phải huấn luyện,PTCB một cách toàn diện, dé xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đáp

ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mang Phát biểu tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II và cấp III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, Người khẳng

định: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải

trồng người Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho

nước nhà” [48, tr.528].

* Quan điềm Hồ Chí Minh về mục tiêu đào tạo cán bộ chính trịMột là, ĐTCB chính trị nhằm khắc phục các hạn chế của đội ngũ cán bộ.Người cho răng học tập là để sửa chữa tư tưởng, để trung thành với sự nghiệp

cách mạng, vì “Tu tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm tron

nhiệm vu cách mạng được” [43, tr.360] Khắc phục các hạn chế của cán bộ qua

ĐTCPB chính là thực hiện cái đích làm cho cán bộ luôn nêu cao trách nhiệm tu

dưỡng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, và thông qua ĐTCB,

làm cho cán bộ tin tưởng vào đoàn thé, tin tưởng vào nhân dân, tin tưởng vào

tương lai của dân tộc.

Hai là, ĐTCB chính trị nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Ngườichỉ rõ công tác DTCB nhăm mục tiêu làm cho mỗi cán bộ tiếp thu, bổ sungthêm những hiểu biết mới, nâng cao tầm nhận thức về đường lối, chủ trương

của Đảng, tu dưỡng đạo đức cách mạng, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, tiền đồ của dân tộc, rèn luyện phong cách làm việc tốt hơn Theo

đó, mục tiêu ĐTCB chính trị là nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ mạnh về phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Do vậy, Người nêu rõ

việc huấn luyện để cán bộ vững vàng về mọi mặt “Khiến cho cán bộ có gan

phụ trách, có gan làm việc” [42, tr.320] Thực tiễn, trong chỉ đạo DTCB của

lực lượng vũ trang, Người lưu ý: việc DTCB phải trọng ca về chính trị và quân

27

Trang 36

sự, trong đó chính tri là trọng tâm Người cán bộ cua Đảng phải được trang bi

đầy đủ kiến thức lý luận, đó là vũ khí quan trọng nhất trên các mặt trận Khi tư

tưởng vững chắc sẽ không có khó khăn nào ngăn trở.

Ba là, ĐTCB chính trị nhằm giúp cán bộ hiểu và giải quyết tốt công

việc được giao Đây là mục tiêu làm cho cán bộ có thé nhận thức đầy đủ tình

hình nhiệm vụ, có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn công việc Người

chỉ ra rằng mục đích của việc đi học là dé “làm việc, làm người, làm cán bộ”[43, tr.208] Quan trọng hơn là sau khi được huấn luyện, người cán bộ có thêthực hành trong thực tiễn công tác, làm việc tốt hơn, công hiến được nhiềuhơn Như vậy, không phải mục tiêu đầu tiên và duy nhất của việc học là “đểlàm cán bộ”, mà trước hết, cần phải học, có được nhận thức để “làm việc”

và “làm người” Chỉ khi nào người học xác định được động cơ và mục tiêu

học tập đúng đắn như vậy, thì việc học tập của họ mới đạt tới yêu cầu cần thiết của công tác huấn luyện, DTCB.

Bốn là, ĐTCB chính trị để góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ

“đức” và “tài” Theo Hồ Chí Minh, nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễbảo, đập đi, hò đứng, là một cớ thất bại cho Đảng Vì vậy, để Đảng hoànthành vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân,cán bộ phải được đào tạo, rèn luyện để trở thành người “vừa hồng, vừa

chuyên”, “có gan phụ trách, có gan làm việc” mới thực hiện tốt nhiệm vụ

cách mạng giao phó.

* Quan điểm Hồ Chi Minh về yêu cầu trong đào tạo cán bộ chính trị

Một là, ĐTCB chính trị phải thiết thực chu đáo hơn tham nhiều Người

nêu rõ “Huan luyện phải nhằm đúng nhu cầu” [43, tr.358], vì “Ban huấn luyện

như là người làm ra hàng”, “Các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng”,

do đó, “làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ Nếu người ta

Lệ

cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế” [43, tr.359] Bên cạnh

28

Trang 37

đó, Người còn lưu ý ĐTCB không được làm qua loa, đại khái, tránh tổ chức

mở lớp lung tung, không có chương trình cụ thé Người ly giải, việc t6 chức lớphọc là một nhân tố quyết định chất lượng học tập Do đó, Người phê phán cáckhuyết điểm, “tham làm nhiều mà làm không chu đáo, không biết “quý hồ tinh

bất quý hồ đa” [43, tr.362] Đó là tư tưởng chỉ đạo quan trọng để lựa chọn quy

mô đảo tạo, coi trọng chất lượng “Đông quá thì dạy và học ít kết quả vì trình độ

lý luận của người học chênh lệch, nên thu nhận không đều” [43, tr.362] Tránh

“mở lớp lung tung”, còn xuất phát từ nguyên nhân, nếu mở nhiều lớp sẽ thiếungười giảng, dạy không chu đáo; thiếu người giảng thường phải dùng người làm

thay, người làm thay thụ động, năng lực kém “thì học viên đâm chán nản” Do

đó, Người yêu cầu “Mở lớp nào cho ra lớp ấy” [43, tr.363], và “Lua chọn người

dạy và người đến học cho cần thận Đừng mở lớp lung tung” [43, tr.363].

Hai là, phải chú trọng đào tạo cán bộ về đạo đức Với Người, đạo đức là nhân tố không thể thiếu, là nền tảng của người cán bộ cách mạng Hồ Chí Minh

vi đạo đức như ngọn nguồn của dòng sông, gốc của cây, mà nếu thiếu đạo đức,

thì cán bộ không xứng đáng với nhiệm vụ vẻ vang là lãnh đạo nhân dân trong

dau tranh cách mạng Người nhắn mạnh: “Cũng như sông thi có nguồn mới cónước, không có nguôn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi may cũng

không lãnh đạo được nhân dân” [42, tr.292].

Ba là, phải ĐTCB chính trị về chuyên môn ĐTCB về chuyên môn là

yêu cầu cơ bản mà Hồ Chí Minh rất coi trọng Ngay trong Chương trình Việt

Minh, ở mục Văn hóa giáo dục, Hồ Chí Minh đã xác định phải “Lập các trường

chuyên môn huấn luyện chính trị, quân sự, kỹ thuật dé đào tạo các lớp nhân tài” [40, tr.630] Dip khác, Người đưa ra lời khuyên với cán bộ “Gang hoc thêm các

thứ khoa học va kỹ thuật chuyên môn” [43, tr.298] và “Phải hoc hiểu nghềnghiệp chuyên môn mà Đảng và Chính” [45, tr.278] Hồ Chí Minh còn cho

29

Trang 38

rằng, cán bộ qua đào tạo mà không thành thạo về chuyên môn thì không đápứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Người dùng hình tượng về ông Bụt để

nêu lên vấn đề cán bộ nêu chỉ có “Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong

chùa, không giúp ích gì được ai” [47, tr.346].

Bốn là, cán bộ tham gia đào tạo phải nêu cao tinh thần gương mẫu, hết

lòng phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân Đề duy trì mối quan hệ khăng khítgiữa đảng viên và nhân dân, Người luôn yêu cầu mỗi cán bộ tham gia đào tạophải “hiểu rằng bồn phận của người cán bộ cách mang là suốt đời hết lòng hếtsức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” [46, tr.356] Đồng thời, cán bộ phảigần gũi nhân dân, chịu sự giám sát, phê bình của nhân dân Bởi vì, Hồ Chí Minhcho rằng, nhân dân là “tai mat” của Đảng Nhân dân ở khắp nơi, chính vì vậy,

họ là lực lượng giám sát, phê bình cán bộ, đảng viên sát sao nhất Cán bộ nào

xấu, cán bộ nào tốt, ai làm việc gi hay, việc gi dở, nhân dân đều biết rõ ràng.

Vì thế trong ĐTCB phải đặc biệt quan tâm tới ý kiến của nhân dân Cán bộ,

đảng viên phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân trên tinh thần: “phải

gần gũi nhân dân, khuyến khích nhân dân, lãnh đạo nhân dân” [48, tr 13], va

“Muốn sửa chữa cho tốt thì phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà

tự phê bình Không chịu nghe phê bình và không tự phê bình thì nhất định lạchậu, thoái bộ Lạc hậu và thoái bộ thì sẽ bi quần chúng bỏ rơi” [48, tr.608-609]

Năm là, cán bộ tham gia đào tạo phải không ngừng học tập nâng cao

trình độ về mọi mặt đề tiến bộ, trưởng thành Trong DTCB, Hỗ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ phải “Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật va quân sự dé cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân” [51, tr.619] Người cán bộ cách mạng phải được dao tạo, rèn luyện về

phẩm chat và năng lực dé hoàn thiện nhân cách, mới tiễn bộ và trưởng thànhđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng Vì vậy, cán bộ phải thường xuyên học

tập vê mọi mặt, và phải gan với thực hiện nhiệm vụ mà moi cán bộ, đảng viên

30

Trang 39

đảm nhiệm Đối với cán bộ quân đội, Người đặt ra yêu cầu phải tích cực họctập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, lòng trung thành với Đảng, với Tổquốc, nhân dân Theo Hồ Chí Minh, Quân đội ta trước hết phải là đội quân tuyên truyền vận động nhân dân làm cách mạng, do vậy, mỗi quân nhân phảithấm nhuan chủ nghĩa Mác - Lénin, đường lối, chính sách của Dang, vận độngnhân dân dé nhân dân tin theo Đảng, thực hiện sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

Sáu là, phải chuẩn bị tốt các điều kiện cho DTCB như: kế hoạch thời

gian và dự trù chi tiêu Theo đó, Người cho rằng ĐTCB phải có kế hoạch rõràng, phải được tổ chức khoa học Người cũng day, trong huấn luyện can sắpxếp thời gian và bài học cho những lớp học đó phải cho khéo, phải mạch lạc

mà không xung đột với nhau; đồng thời, nên chia nhỏ thời gian huấn luyện,

không nên dé quá dài, có thé “gây trở ngại đến nghề nghiệp và sức khỏe của cán bộ” [42, tr.313] Ngoài ra, để việc bảo đảm cho ĐTCB diễn ra đúng kế hoạch, thì việc chi tiêu phải tương xứng với nhiệm vụ Người nhấn mạnh:

“Không nên bun xin về các khoản chỉ tiêu trong việc huấn luyện” [42, tr.3 I3].Thực tiễn thực hiện việc ĐTCB ở Quảng Châu, Trung Quốc, Người hết sứcchú ý và xây dựng kế hoạch cần thận, đồng thời, Người quan tâm đến chuan

bị về tài chính Trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, cuối năm 1925,Người đã viết: “Dé chi vào các phí tôn, tôi đã lẫy số còn lại trong món tiền đi

đường của các đồng chí cho tôi Nhưng về sau thì sao?” [24, tr.186] Khi xét

thấy ngu6n kinh phí bảo đảm khó khăn, Người đã viết thư đề nghị Ban Phương

Trang 40

kém về nhận thức chính trị và tình trạng thiếu kiến thức về lý luận sẽ gây hậuquả vô cùng nghiêm trọng Nó làm cho cán bộ lúng túng, thiếu vững vàng vềlập trường giai cấp công nhân, về niềm tin vào con đường đi lên của đất nước.

Nguy hại hơn nữa là “một sự ngu dốt này làm phát sinh một sự ngu dốt khác

và một sai lầm này gây nên các sai lầm khác” [40, tr.83] Do đó, hạn chế về

chính trị sẽ làm người cán bộ khó đạt được hiệu quả cao trong công tác Từ đó,

Người nêu rõ ngành nào cũng phải được huấn luyện chính trị, nhưng cần theo

đặc thù chuyên ngành, mà nội dung huấn luyện chính trị nhiều, ít khác nhau.Theo Người, huấn luyện chính trị cho cán bộ gom thoi su va chinh sach: “Cachhuấn luyện thời sự là khuyên gắng và đốc thúc cán bộ xem báo, thảo luận vagiải thích những vấn đề quan trọng và định kỳ khai hội cán bộ, báo cáo thời sự

Huấn luyện chính sách là đốc thúc các cán bộ nghiên cứu và thảo luận những

nghị quyết, những chương trình, những tuyên ngôn của Đảng, của Chính phủ”[42 tr.271] Qua đó, người học nắm chắc được những vấn đề chủ yếu của

đường lối, chính sách và pháp luật và có thể phát hiện những bất cập trong

đường lối, chính sách, pháp luật đề kiến nghị với Dang, Nhà nước sửa đổi, hoànthiện cho sát hợp thực tế

Với nội dung giáo dục này, Hồ Chí Minh lưu ý phải kịp thời quán triệtnhững quan điểm mới nhất của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới

đội ngũ cán bộ một cách thiết thực và sâu sắc Với người học, doi hỏi phải vừa học tập và trao đổi những nội dung mới, đồng thời vận dụng kinh nghiệm của bản thân, của địa phương, cơ sở dé làm sáng tỏ nội dung đang học tập, nâng cao vốn hiểu biết rộng hơn, sâu hơn dé thực hành tốt hơn sau khi được huấn luyện.

Bên cạnh DTCB về chính trị, Hồ Chí Minh coi trọng ĐTCB về lý luận.

Trong tác phâm Đường cách mệnh, Người đã trích hai câu trong tác pham Lam

gi của Lénin dé cán bộ, đảng viên hiểu tầm quan trọng của lý luận: “Không có

lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận

32

Ngày đăng: 08/10/2024, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN