1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị: Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

250 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Việt Hà
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Anh, GS.TS. Hoàng Chí Bảo
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 66,62 MB

Nội dung

Nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù Người không có tácphẩm chuyên khảo nào liên quan đến lĩnh vực GD, nhưng những luận điểm cơ ban mà Người đề cập đến, thực sự là kim chỉ nam

Trang 1

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI ooTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

NGUYEN THỊ VIỆT HÀ

XÂY DUNG VĂN HOA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY

THEO TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH

HÀ NOI - 2018

Trang 2

; ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI oo

TRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VA NHÂN VĂN

NGUYEN THI VIET HA

XAY DUNG VAN HOA GIA DINH VIET NAM HIEN NAY

THEO TU TƯỞNG HO CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng

dan của có PGS.TS Pham Ngọc Anh và GS.TS Hoàng Chi Bảo Các số liệu, tư liệu,kết quả nêu trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ rang và được

trích dẫn theo quy định

Tác giả

Nguyễn Thị Việt Hà

Trang 4

LOI CAM ON

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cố PGS TS Pham Ngoc Anh và

GS.TS Hoàng Chí Bảo đã tận tình hướng dan, chỉ bảo tác giả hoàn thành luận án

Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thay cô khoa Khoa học chínhtrị, tường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo

điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện dé tài luận án, hoàn thành nhiệm

vụ học tập, nghiên cứu tại nhà trưởng.

Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, dong nghiệp luôn quan tâm,

động viên, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoc tập

Mặc dù tác giả có nhiễu cô gang, song bản luận án không thể tránh khỏi thiếusói Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoahọc, đồng nghiệp, đồng chí và bạn đọc để luận án được bổ sung, hoàn thiện hơn

Trang 5

Gia đình văn hóa

Gia đình Việt Nam Văn hóa

Văn hóa gia đình Văn hóa gia đình Việt Nam

Xây dựng gia đình văn hóa Xây dựng văn hóa gia đình

Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC BIEU DO

Biéu đồ 3.1: Mức độ cần thiết xây dựng văn hóa gia đình

Biểu đồ 3.2: Mức độ quan tâm của địa phương đối với công tác xây

dựng văn hóa gia đình

Biéu đồ 3.3: Ly do cần thiết xây dựng văn hóa gia đình

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 3.1: Người quyết định hôn nhân trong gia đình

Bảng 3.2: Kênh thông tin mà người trả lời biết đến những chính sách

xây dựng van hóa gia đình

Bang 3.3: Mức độ trở ngại trong công tác xây dựng văn hóa gia đình

Trang 7

MỤC LỤC

97.100 4

1 Ly do lua chon 6 Tg ' ÒỎ 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - -.- c6 2+ E3 EE911351 E331 11 v1 tr ngư 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 + +E+EE£EE+EE+EE+EEEeEEeEEeEEerkrrerreee 8

4 Cơ sở lý luận, cách tiếp cận của dé tài và phương pháp nghiên cứu 8

5 Dong Bp cla 0g nớỌOIOO 9

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận AN eeseseesseeseessessessesssesseeseenes 9

7 Kết cầu của luận án .c:- 52t 22vv222111222 1122 E1 rireiie 10

CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 11

1.1 Tình hình nghiên cứu đề tai o.ceccecceeccccccscccsecsecssessessesseesssssessessessessessesseseeseeseess 111.1.1 Tinh hình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt Nam -5- 55-55: 111.1.2 Tinh hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình và văn hóa gia đình

đình và văn hóa gia đình Vidt ÌNGIH - << 3 E31 tk key 23

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu dé tài và những van dé đặt ra cho luận án

2.1 Một số khái niệm liên h0 0 30

QLD Gi Gil nn 30 2.1.2 Văn hóa gia đình và gia đình văn NO wieceeccccscccesscessscesseeesecsseeeeseeeeeessneeesseeaes 32

2.1.3 Xây dựng văn hóa gia đổÌHÏ tk HH HH HH re 39

2.1.4 Tu tưởng Hồ Chi Minh về xây dựng văn hóa gia đình s- 5-52 402.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về xây dựng văn hóa gia đình - 412.2.1 Khái quát tư tưởng Hồ Chi Minh về gia đình oceccccecceccescsscessessssseseesseseseseseens 41

Trang 8

2.2.2 Những nội dung cơ bản của tu tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia

77.“ " 52

2.3 Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình 77

DBD Gide ti W WUGN cecceccecscescessessesssessessesssssessessessesssessessessusssessessessessessessessesssesseesess 78

2.3.2 Giá trị thre theN cecsecccssccssessessesssessessessssssessessussusssessessussusssessessesssessessessessseeseesess 86Tidu Ket ChUONg Tớ šã Ả ÔỎ 94

CHUONG 3 THUC TRANG VA VAN DE DAT RA TRONG XAY DUNG VAN

HOA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIEN NAY THEO TU TƯỞNG HO CHÍ MINH 95

3.1 Thực trạng xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí

MUDD oo ee ees 95

3.1.1.Thành tựu và nguyên nhân của thành ẨHH «sec seseeeseessseesee 95

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế - +: 2 2+s+e+eEeEeEzEztzkerxee 1083.2 Những vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo0081ï00585701908)/(ì NA aij34425 1233.2.1 Quan hệ hôn nhân, quy mô, cơ cấu gia đình thay doi nhưng chất lượng dân

SO Chita AGM DAO mm 1233.2.2 Dat nước độc lập, xã hội phát triển nhưng tệ nạn xã hội vẫn không ngừngtăng, luôn là nổi lo cho các gia đình - - 5c Se+E‡E+EtEEeEEEEEEEEEetrrrrrrkerkee 1253.2.3 Văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay chưa phát triển tương xứng với nhữngbiến đổi tích cực của GIA Gin, NA NGL 898G 1273.2.4 Nhiéu chủ trương, chính sách, pháp luật của Dang, Nhà nước về xây dựng giađình, gia đình văn hóa nhưng vẫn thiếu tính thực tế, tính đông bộ, hệ thống và hiệu quảkhi đi vào chiều sâu xây dựng văn hóa gia đình - ¿5+ ©ceStectereEsrrrcrrerrees 128

Tiểu kết chương 3 -¿ 5-52 E2 EEEE2E12112717112112111111121111 1111.111 130CHƯƠNG 4 NHUNG YEU TO TÁC ĐỘNG, QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁPXÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG

HO CHÍ MINH 222 2c HH, 0H ru, 131

4.1 Những yếu tổ tác động đến xây dung văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay 1314.1.1 Yếu t6 khách QUan coeccescssessessessessessessessessesessessessessesssssssussessecssssessssassseseavesvees 1314.1.2 Yếu 6 CAI qHđH 55c SESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11112111111 111101111111 re 137

Trang 9

4.2 Quan điểm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí

4.2.3 Đảm bảo những diéu kiện vật chất và tinh than cơ bản cho gia đình — nên tảng của

VEN NO GI GUNN ooo 0PnẼẺ858eA— 143

4.2.4 Các thành viên trong gia đình là chủ thể chính trong xây dung văn hóa giađình, đồng thời, cần có sự giúp đỡ của cộng đồng, sự quan tâm hỗ trợ của Đảng,

Nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội -.-:-:- se +t+ESE+t+ESEEt+Esreresesrs 144

4.2.5 Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tot đẹp của gia đình Việt Nam và tiếpthu có chọn lọc các giá trị tiễn bộ của gia đình trong xã hội hiện đại 1454.3 Các nhóm giải pháp chủ yếu xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện naytheo tư tưởng Hồ Chí Minh - 2 2 2E +E£EE£EE£EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrreeg 1474.3.1 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thiỨc -cee©©cec2c++evcEvsetrrkeesrreerr 1474.3.2 Nhóm giải pháp về tổ chức xây dựng văn hóa gia đình - 1514.3.3 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội - 1594.3.4 Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của chính quyên, các tổ chức chính trị - xã hội,cộng đồng và từ chính gia đÌnh - ¿5+ 6 +sSkéEềEEEE 2121111111111 xe 1674.3.5 Nhóm giải pháp về công tác giám sát, kiém tra, tổng kết và đúc rút kinh

13/1127 Pnana 173

Tiểu kết chương 4 - 2-2 5s+SE+SE£EE+EEEEEEEEEEEE12112112112121 71111111111 xe 174

KẾT LUẬN -5-52S< SE EEEEE2E1271271211211211 1111211211 1111.11111 1111 176DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TAC GIÁ LIEN QUAN DENLUẬN AN oii oceccecceccecsesscsssessessessecsvessessesssssucssessessssssssuessessssuessessessssvessesaessessseaseeses 179

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 52 ©52+S£+£++£EezEzzEeersee 180

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Gia đình (GĐ) là tế bào của xã hội Sự trường tồn và sức mạnh của mỗi

quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của GD Các lãnh

tụ trên thế giới, ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, theo cách nhìn của mình, đều có

sự quan tâm đến van đề GD

Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa (VH) kiệt xuất,

đồng thời là lãnh tụ tối cao của nhân dân Việt Nam Những vấn đề Người lo toan lúc

sinh thời, không chỉ những việc lớn lao của cách mạng nước nha, mà còn chăm lo

mọi mặt cho đời sống nhân dân, trong đó có lĩnh vực GD Người từng nói: “Có ngườinghĩ rằng Bác không có gia đình, chắc không hiểu vấn đề này Bác tuy không có giađình riêng nhưng Bác có một đại gia đình rất lớn đó là giai cấp công nhân toàn thếgiới, là nhân dan Việt Nam Từ gia đình lớn đó, Bác có thé suy đoán được gia đình

nhỏ” [104, tr 300] Trong bài nói chuyện tại Hội nghị thảo luận dự thảo Luật Hôn

nhân và Gia đình (tháng 1/1959), Hồ Chí Minh khang định: “Rất quan tâm đến giađình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càngtốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý đến hạt nhân cho tốt” [104, tr 300]

Nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh cho thấy, mặc dù Người không có tácphẩm chuyên khảo nào liên quan đến lĩnh vực GD, nhưng những luận điểm cơ ban

mà Người đề cập đến, thực sự là kim chỉ nam cho Đảng và dân tộc ta định hướng

xây dựng GD nói chung và xây dựng văn hóa gia đình (XDVHGD) ở Việt Nam nói

riêng hiện nay, rất cần được khai thác và vận dụng Đó cũng là một minh chứngbiểu hiện chiều sâu nhân văn trong triết lý phát triển mang đậm tính bền vững của

Hồ Chí Minh Tuy đã có một số công trình nghiên cứu đến những luận điểm mangtính định hướng này nhưng vẫn còn ở từng nội dung đơn lẻ, tính hệ thống và khái

quát còn hạn chế Vì thế, việc triển khai thực hiện một công trình nghiên cứu có hệthống về xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam (XDVHGĐVN) hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh là một đòi hỏi cấp thiết đáp ứng yêu cầu lý luận và thực tiễn

Ngày nay, van đề GD được thé giới rat quan tâm Nối tiếp quan điểm trong

Tuyên ngôn về quyên con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày

Trang 11

10/12/1948: “Gia đình là một yếu tố tự nhiên cơ bản của xã hội, có quyền đượchưởng sự bảo vệ của xã hội”, đến năm 1994, Liên Hợp quốc đã lấy làm “Nam Quốc

tế gia đình”, với tư tưởng chủ đạo là: Sự thay đổi thế giới cần gắn liền với sự tiễn bộ,

sự tăng cường các phúc lợi cho cá nhân và thúc đây sự phát triển ôn định của GD

Ở Việt Nam, dé hoàn thành mục tiêu độc lập dân tộc (ĐLDT) va chủ nghĩa

xã hội (CNXH), phát triển vững chắc GD là một trong những nhân tố quan trọng

Trong van đề GD, VHGD là yếu tố cơ bản, vừa là mục tiêu, giá trị hướng tới, vừa làđộng lực bền vững thúc đây sự phát triển và ôn định xã hội VHGĐ là một bộ phậncấu thành văn hóa dân tộc, thể hiện nét đặc sắc của văn hóa dân tộc nên XDVHGĐ

hiện nay là làm gia tăng sức hấp dẫn của văn hóa Việt Nam trong thế giới hội nhập

Vi vậy, Đảng va Nhà nước ngay khi bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế,

đã rất quan tâm đến van dé này Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa VIII năm 1998, đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của GDtrong việc “giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nêu

cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ, coi trọng xây dựng gia đình văn hóa,

xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội” [35, tr 60].Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sé 72/2001/QĐ-TTg

về ngày Gia đình Việt Nam Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày

Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn

thé và tổ chức xã hội cùng toàn thé các GD thường xuyên quan tâm xây dựng GD

no ấm, bình đăng, tiễn bộ, hạnh phúc, đây mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc va giao

dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Ngày Gia đình Việt Nam 28/6

thật sự là một sự kiện VH lớn nhằm tôn vinh những giá trị VH truyền thong cua gia

đình Việt Nam (GDVN), là dip dé các GD giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựnggia đình văn hóa (XDGDVH), hướng tới sự phát triển bền vững của GD trong thời

kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Tại Đại hội Đại biểu toanquốc lần thứ XI, Đảng xác định phải: “Thực hiện chiến lược gia đình Việt Nam.Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,văn minh” [40, tr.128] Trên cơ sở đó, Dang gắn VH với xây dựng con người, cụthé là xây dựng môi trường VH lành mạnh, trong đó có mỗi GD Hội nghị Trung

ương 6 khóa XII đã đưa ra Nghị quyết số 20 - NQ/TW về tăng cường công tác bảo

Trang 12

vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Nghị quyết số

21 - NQ/TW về công tác dân sỐ trong tình hình mới Đề việc bảo vệ, chăm sóc,

nâng cao sức khoẻ và các vấn đề dân số có hiệu quả thì cả hệ thống chính trị và toàn

xã hội đều phải có trách nhiệm, mà quan trọng nhất vẫn là ở chiều sâu VH của

người dân trong mỗi GD Đây không chi là chủ trương mang tinh cấp thiết của hiệntại, nó còn góp phần quyết định đối với tương lai của đất nước

Như vậy, qua hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của Đảng và Nhà nước về

XDVHGĐ đã có bước phát triển Chính điều này đã, đang và sẽ góp phần quantrọng vao việc nâng cao chất lượng đời sông cho đại bộ phận GD cũng như tạo ra

nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Tuynhiên, quá trình XDVHGDVN hiện nay cũng bộc lộ nhiều bat cập, nảy sinh không

ít van dé từ toàn cầu hóa và mặt trái của kinh tế thị trường Kinh nghiệm ở nhiềunước cho thấy, tăng trưởng kinh tế không gan liền với phát triển hài hòa các mốiquan hệ xã hội sẽ dẫn đến những khủng hoảng va đồ vỡ các quan hệ GD Hiện nay,mặc dù GDVN đang phát triển theo chiều hướng tích cực, phù hợp với GD hiện đạinhưng VHGD có nhiều biến đổi theo chiều hướng phức tạp: mức độ quan tâm, khảnăng tiếp thu, vận dụng và sáng tạo các tri thức khoa học cũng như nhu cầu thâm

mỹ đối với mọi mặt của cuộc sống chưa thật sự được các GD quan tâm; tâm lý ngạiđôi mới, ngại lao động vẫn ton tai; không ít các chuẩn mực GDP bị nhiễu loạn, tìnhtrạng hôn nhân thiếu bền vững, mối quan hệ giữa các thành viên trong GD lỏng lẻo

và nhất là hiện tượng phi nhân tính trong gia đình cùng số trẻ em phạm các tội đặcbiệt nguy hiểm như cướp, cưỡng đoạt, hiếp dâm, giết người có xu hướng gia tăng.Các hiện tượng nêu trên đã tác động tiêu cực đến đời song GD va xã hội, làm chomột bộ phận không nhỏ các thành viên trong GD cam thấy không hạnh phúc khi

sông trong chính GD của họ Do đó, nếu không sớm phát hiện và có những giải

pháp đủ mạnh dé khắc phục và ngăn chặn các hiện trạng tiêu cực VHGĐ và

XDVHGĐVN hiện nay thì hạnh phúc của từng GD và vận mệnh chung của cả dân tộc sẽ đứng trước những nguy cơ, hậu quả khó lường.

Xuất phát từ tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng của những van đề nêu trên,tac giả chọn dé tài “Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư trởng

Hồ Chi Minh” làm luận án Tién sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học

Trang 13

Với đề tài đã lựa chọn, tác giả luận án xác định một số giả thuyết nghiên

cứu sau đây: Thứ nhát, Hồ Chí Minh tuy không có gia đình riêng nhưng Người lại

có cả một gia đình lớn là giai cấp công nhân toàn thế giới và nhân dân Việt Nam mà

suốt đời Người tận tụy, hy sinh vì dân, vì nước Do đó, từ gia đình lớn mà Ngườisuy ra những van dé rất đỗi thiết than của mỗi gia đình Việt Nam Thi? hai, trong di

sản Hồ Chi Minh, có hệ thống những quan điểm của Người về GD và XDVHGĐ.Thứ ba, thực tiễn nhất là tình cảm của Hồ Chí Minh đối với GD, đối với nhân dân

va dân tộc Việt Nam là những sở cứ đáng tin cậy dé xác nhận giả thuyết nêu trên.Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ không chỉ có giá trị lý luận mà còn có

ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với đời sống văn hóa của mỗi GDVN và thế giới Mặtkhác, tư tưởng của Người về XDVHGĐ còn là hệ quy chiếu, là cơ sở dé đánh giáthực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích trên, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Khảo cứu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, từ đó rút ranhận xét, đánh giá và xác định các vấn đề cần tiếp tục di sâu nghiên cứu;

- Làm rõ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài luận án;

- Hệ thống hóa và phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về

XDVHGB;

- Phân tích, đánh giá thực trang và những van dé đặt ra trong XDVHGDVN

hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Xác định những yếu tố tác động tới XDVHGĐVN hiện nay, trình bày

quan điểm va đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu XDVHGDVN hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình và van đề

XDVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng của Người.

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về XDVHGD thé hiện qua các tác pham, sự kiện

và hoạt động thực tiễn của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đặc biệt

là trên lĩnh vực VH.

- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ vào việc XDVHGĐVN,

tác giả đặc biệt chú trọng vào giai đoạn từ năm 2006 đến nay, khi nước ta đã bướcvào thời kỳ phát triển mới và đây mạnh hội nhập quốc tế

4 Cơ sở lý luận, cách tiếp cận của đề tài và phương pháp nghiên cứu

bởi hai lý do sau:

Thứ nhất, Hồ Chí Minh rất chú trọng tổng kết thực tiễn để kiểm nghiệmtính đúng đắn của lý luận và phát hiện lý luận mới

Thứ hai, Hồ Chí Minh đề cao việc thực hành lý luận trong thực tiễn

Xuất phát từ đặc điểm trên, đề tai lựa chọn cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp

cận các mối quan hệ, nhất là quan hệ chủ thể với đối tượng

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở tiếp cận khảo sát tài liệu về các vấn đề có liên quan đến GD,

VHGĐ và XDVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng

phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp

nghiên cứu cụ thé như: phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thu thập, phântích và tong hop tài liệu, so sánh, chứng minh, phân tích văn ban hoc (tap hợp trích

Trang 15

dẫn tài liệu) kết hợp với các phương pháp của một số ngành khoa học như VH học,

diện cho các vùng, khu vực trong cả nước.

Mỗi tỉnh điều tra chọn hai huyện/thành phố, mỗi huyện chọn 50 phiếu(100/tinh) đại diện cộng đồng phân theo các nhóm giới tinh, lứa tuôi, nghề nghiệp,

học vấn, đảm bảo việc tính toán cơ cầu mẫu đại diện cho con người Việt Nam và sự

phân bố của các nhóm xã hội ở Việt Nam hiện nay

Toàn bộ số phiếu điều tra được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và xử lý bằngchương trình thống kê chuyên dụng trong khoa học xã hội SPSS, trong đó sử dụngtheo số liệu %, phương pháp mô tả và theo tính điểm trung bình

Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành điều tra xã hội học bằng phương phápđịnh tính với 20 mẫu phỏng vấn sâu

Trang 16

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ và sâu sắc thêm những vấn

đề về GD và XDVHGĐ trong di sản Hồ Chi Minh Nội dung này chưa được nghiên

cứu chuyên biệt và có hệ thống trong chuyên ngành Hồ Chi Minh học Đó sẽ là một

trong những cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về GD, VHGĐ va

XDVHGĐVN, đóng góp vào các nghiên cứu lý luận về GD ở Việt Nam

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý về công tác

GD hoạch định đường lối, chính sách, dịch vụ xã hội có liên quan đến GD và VHGD

nhằm giúp mỗi GDVN nâng cao hiệu quả trong việc XDVHGD của chính mình

- Là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu, giảng

dạy, tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh, về VHGĐ

- Tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc làm

phong phú thêm bức tranh nghiên cứu XDVHGDVN hiện nay.

7 Kết cau của luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, luận án đượckết cấu thành 4 chương, 10 tiết

Trang 17

CHƯƠNG 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

1.1 Tình hình nghiên cứu đề tài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về văn hóa gia đình Việt NamNghiên cứu sự phát triển của xã hội, không thể nào bỏ qua vấn đề conngười, GD và VHGD Điều đó cũng dễ hiểu tại sao ở Việt Nam cũng như trên phạm

vi toàn thế giới, van đề GD nói chung và VHGD nói riêng đã được các nhà nghiên

cứu chú ý tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu như một đối tượng của nhiều bộ môn khoahọc VHGĐ đã được tiếp cận từ nhiều góc độ và mức độ khác nhau dé đánh giá và

khẳng định

Theo khảo sát của tác giả, cho đến hiện nay, ở Việt Nam có 5 đề tài khoahọc cấp Nhà nước và 29 đề tai cấp Bộ về van dé GD, trong do, dé tài liên quan trựctiếp đến VHGDVN được nghiên cứu đầu tiên và sớm nhất ở nước ta là Văn hóa giađình Việt Nam, năm 1992, do Lê Minh chủ nhiệm [112] Đây là đề tài khoa học cấpNhà nước, thuộc chương trình “Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xãhội”, mã số KX.06.11 Đề tài hoàn thành vào đúng thời gian diễn ra năm Quốc tế vềgia đình ở Việt Nam - năm 1994 Nhân dip này, Nha xuất bản Lao động, Hà Nội đãxuất bản hai quyền sách: Văn hóa gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội; Thựctrạng văn hoá gia đình Việt Nam Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác

giả khi thực hiện luận an.

Thành công của đề tài Văn hóa gia đình Việt Nam là đã trình bày đượcnhững van dé lý luận về VHGĐ, VHGD và sự phát triển xã hội, các hệ giá trị củaVHGĐ, khía cạnh VH trong các mối quan hệ GD, vai trò và vị trí người phụ nữ vàđặt các van dé đó ra trước tư duy của xã hội Tat cả những điều này trước đó xã hội

chưa quan tâm, chưa đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu Các công trình nghiên cứu sau

này cơ bản đều triển khai theo mach tư duy này Các tác giả của dé tài đã khang

định rất đúng rằng: “Gia đình, với tư cách một nhân tố phát triển lịch sử và một thể

chế xã hội (thậm chi đó là thé chế xã hội đầu tiên và cũng là cuối cùng của đời sốngcon người), tất nhiên phải mang nội dung văn hóa, phải là “vật tải” văn hóa Vảchăng, ngay cả sự hình thành và phát triển của gia đình đã là sản phẩm của văn hóa

Khi nói tới “Văn hóa gia đình”, trước hêt cân hiéu đó là một bộ phan của văn hóa

Trang 18

chung của xã hội Văn hóa chung của xã hội có nhiều vật chứa, nhiều vật chuyểntải khác nhau, nhưng bền vững nhất (do đó có sức bảo thủ nhất) vẫn là văn hóa gia

đình” [112, tr 9] Nghĩa là, coi VHGĐ như một trong những lĩnh vực căn bản của

VH chung của xã hội Từ đó, các tác giả đề cập đến khái niệm gia học, gia lễ, gia

phong, gia pháp và hệ giá tri của VHGD Bên cạnh khái nệm VHGĐ, hệ giá tri

VHGĐ là một trong những điểm mạnh nhất về lý luận trong công trình nghiên cứunày Có một nhận định trong dé tài rat đáng dé chúng ta suy nghĩ là xã hội đang

đứng trước sự lựa chọn giữa ba hệ giá trị VHGĐ khác nhau: Hệ giá trị VHGĐ bảo

thủ, hệ giá trị VHGD hãnh tiến, hệ giá trị VHGD kế thừa — phát triển Mặc dù ngắngọn, thậm chí rất cô đọng, nhưng các tác giả đã phát triển một ý tưởng quan trọng,

đó là mối quan hệ giữa VHGĐ và sự phát triển xã hội với đầy đủ tính lịch đại vàtính đồng đại của nó Đồng thời, họ cũng đã chú ý đến một vấn đề rất thú vị nhưngkhá phức tạp, đó là những khía cạnh VH trong các mối quan hệ GD Từ sự phântích đó, các tác giả đã nhấn mạnh vai trò, vị trí của người phụ nữ trong GD va ảnhhưởng to lớn của họ trong việc hình thành, duy trì, phát triển VHGĐ Đây đều lànhững vấn đề mà luận án quan tâm

Cùng với đề tài Văn hóa gia đình Việt Nam do Lê Minh chủ nhiệm, cũng đã

có những công trình khác như: cuốn Văn hóa gia đình Việt Nam, của Vũ NgọcKhánh [65]; cuốn Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ

em, của Lê Như Hoa [50]; Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa củaĐảng Cộng sản Việt Nam, do tập thê tác giả Khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa thuộcHọc viện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn [51]; cuốn Sách xanh gia đìnhViệt Nam, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [18]; cuốn Văn hóa gia đình, củaBùi Đình Châu [26] hay một số bài viết: “Chủ đề văn hóa gia đình trong nghiên cứuvăn hóa” của Hồ Liên [76]; “Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa” của Tạ Văn

Thành [166, tr 76]; “Có một hệ gia trị văn hóa gia đình Việt Nam” của Phạm Tùng

Thư [142]; “Gia đình — Từ cách tiếp cận văn hóa” của Nguyễn Hồng Mai [85]; “Vàikhái niệm về văn hóa gia đình” của Huyền Giang [166, tr 5]; Lê Ngọc Văn với bài

“Nghiên cứu gia đình Việt Nam những vấn đề đặt ra hiện nay” [152] và “Văn hóagia đình” [155] , đã ít nhiều đề cập đến khái niệm VHGĐ, chỉ rõ cơ cấu và hệ giátrị VHGĐ, góp phan trả lời cho câu hỏi “có văn hóa gia đình không?”

Trang 19

Trong những tài liệu trên, đáng chú ý nhất là cuốn Văn hóa gia đình Việt

Nam của Vũ Ngọc Khánh [65] Tác gia đã trình bày VHGDVN dưới những góc độ

khác nhau nham tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam qua khía cạnh GD Với cuốnsách này, chúng ta sẽ có thêm những kiến thức về VH trong GDVN, được tác giả

viết bang chính những câu chuyện có thật dé người đọc có thé cảm nhận, tự hao, gingiữ những truyền thống vốn có, những đặc trưng VH của GDVN Tuy một số nội

dung trong cuốn sách còn nặng tính liệt kê, chưa có sự khái quát, không chỉ ra được

những đặc trưng bản chất của khái nệm VHGĐ nhưng đây vẫn là một tài liệu khoahọc có giá trị tham khảo tốt đối với tác giả khi tìm hiểu lý luận về VHGĐVN

Bài viết “Gia đình — Từ cách tiếp văn hóa” của Nguyễn Hồng Mai [85] đãchỉ rõ bản chất VH của GD chính là nền tảng lý luận cơ bản cho các nhà nghiên cứutiếp cận VH Có hai thuật ngữ thường được nhắc đến khi tiếp cận GD từ góc độ VH,

đó là “Văn hóa gia đình” và “Gia đình văn hóa” Giữa hai khái niệm này tuy có mốiquan hệ gần gũi, nhưng thật ra đó lại là những đối tượng nghiên cứu của các khoahọc khác nhau “Nếu gia đình văn hóa là loại gia đình được xã hội tôn vinh vì đã đạtđược một phẩm chất giá trị nào đó theo quy ước thì văn hóa gia đình là một trongnhững thuộc tính khách quan của mọi gia đình Theo đề nghị của UNESCO, mọikiểu văn hóa đều cần được tôn trọng Vì thế, chấp nhận sự đa dạng và khác biệt củacác kiêu văn hóa gia đình cũng như các kiểu văn hóa tộc người là một cách tiếp cận

khoa học va hợp lý” [85, tr 4].

Với hai bài viết “Nghiên cứu gia đình Việt Nam những van dé đặt ra hiệnnay” [152] và “Văn hóa gia đình” của Lê Ngọc Văn [155], tác giả cũng cho thấy

mặc dù VHGĐ là chủ đề được nhiều người đề cập đến, nhưng lâu nay việc nghiên

cứu VHGD thường mang tính chủ quan, phiến diện Ngay cả khái niệm VHGD vẫn

chưa được xác định một cách rõ ràng và có quá nhiều cách hiểu khác nhau Kết quả

là, tuy có nhiều người nói đến VHGĐ, thảo luận việc XDVHGĐ nhưng VHGĐ là gì

thì chưa được trả lời một cách thỏa đáng Do đó, bản sắc VHGĐVN là gì, về căn

bản, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ Từ hướng tiếp cận xã hội học về VH, tác giả đưa racách hiểu về khái niệm VHGD Tác giả khang định những biến đổi kinh tế xã hội,

công nghiệp hóa và hội nhập tạo nên những giá trị mới cua GD nhưng không lam

mat đi những giá trị tốt đẹp của GDVN truyền thống Đó là tính liên tục và sự biến

Trang 20

đổi của VHGĐ Việc hiểu rõ các đặc trưng của VHGĐ, tính liên tục và xu hướng

biến đổi của VHGD là cơ sở XDVHGĐVN hiện đại Quan điểm này được tác giả đề

cập lại trong cuốn Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam [156]

Tiếp cận từ góc độ xã hội học còn có bài “Văn hóa gia đình trong các chiều

cạnh của cơ cấu xã hội” của Đặng Cảnh Khanh [62] Tác giả đã luận giải VHGD từviệc phân tích chiều cơ cấu - chức năng, chiều lịch đại của cơ cấu GD trong xã hội

và những van đề của VH truyền thống của dân tộc trong GD Từ đó, với cách nhìn

biện chứng, theo tác giả, có thể vượt qua được một cách đúng đắn những mâu thuẫngiữa việc phát triển cơ chế thị trường với việc duy trì những giá trị VH truyền

thống, xây dựng sự thống nhất biện chứng giữa chúng nhăm tạo ra đường hướngcho sự phát triển của những giá trị VH truyền thống, trong đó, có các giá trị vềVHGĐ, lẫn những quy luật của cơ chế thị trường Điều quan trọng là cần phải tìmthấy được phương thức đúng đắn để bảo đảm cho sự tồn tại thống nhất và biệnchứng giữa hai mặt đối lập đó: mặt các giá trị truyền thống và mặt cơ chế thịtrường Đây là một gợi mở rất quan trọng cho luận án

Tìm hiểu VHGĐ qua từng giai đoạn lịch sử có bài viết “Về văn hóa giađình Việt Nam” của Đào Hùng [55] Các công trình nghiên cứu những chuẩn mựctruyền thống của VHGĐ người Việt đều nhìn nhận VHGĐ truyền thống dưới góc

độ đề cao như những chuẩn mực mà con người hiện đại cần đạt tới Có thé kế đến

cuốn Nếp cũ - Con người Việt Nam của Toan Anh [8]; Dat lề quê thói: Phong tục

Việt Nam của Vũ Văn Khiếu [68]; Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh

[3]; Van hóa Việt Nam tim toi và suy ngâm của Trần Quốc Vượng [165]; LỄ tục

trong gia đình người Việt của Bùi Xuân Mỹ [115]; Giáo dục truyền thống văn hóagia đình cổ xưa của Dương Thu Ái, Nguyễn Kim Hạnh [7]

Xem xét mức độ ảnh hưởng của Nho giáo đối với VHGD có cuốn Nho giáo

và gia đình của Vũ Khiêu, Lê Thi Quý, Đặng Nhứ [66] Các tác giả đã trích dẫn, xếp

đặt, phân loại các quan điểm chung về đạo đức, chuẩn mực, giá trị, VH Nho giáo

xung quanh các mối quan hệ GD, quan hệ cha con, anh em, vợ chồng và phân tích nótrong khung cảnh Việt Nam Các tác giả đã chọn lọc những quan điểm hợp lý của

Nho giáo về GD và VHGD cho việc XDVHGĐVN truyền thống Đây là những bài

học kinh nghiệm cho quá trình XDVHGĐ hiện nay ở Việt Nam mà luận án quan tâm.

Trang 21

Bài viết “Văn hóa gia đình Việt Nam” của Phan Ngọc [116] cũng đã chứng minh hệ

tư tưởng Nho giáo trong VHGD thực tế không phải sâu sắc như người ta tưởng, machỉ là một lớp sơn mỏng trên VH dân gian của làng xã Việt Nam Chính điều này đãgiúp cho Việt Nam xây dựng con người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và với

tinh thần đó, đã giúp cho Việt Nam bảo vệ được nền độc lập bên cạnh dé chế đôngngười nhất, có lực lượng quân sự hùng mạnh hơn, và không ngừng theo đuôi tham

vọng thôn tính Việt Nam Điều này cũng có ý nghĩa trong hai cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp va dé quốc Mỹ Nói cách khác, VHGD mà Phan Ngọc muốnbàn đến là theo xu hướng nhân cách luận Việc xây dựng đất nước bắt đầu bằng

việc tạo dựng những con người mới từ trong chính VHGD theo con đường nhân

cách luận như kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc thực sự có ý nghĩa quan trọngtrong thời đại mới Quan trọng là VHGĐ phải luôn đôi mới theo xu hướng tiếp thunhững yếu tố lành mạnh và loại bỏ những mặt hạn chế xuất hiện trong thời đại mới.Quan điểm này phù hợp với hướng nghiên cứu của luận án Bên cạnh đó, cuốn Giađình học của Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý [64] cập nhật nhiều thông tin lýthuyết về nghiên cứu GD trên thế giới và Việt Nam Cuốn sách là một trong nhữngcông cụ nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn khá hệ thống về van dé GD, trong đó, cónhững đặc trưng của GDVN truyền thống qua việc tìm hiểu dau ấn cộng đồng trongGDVN truyền thống, làm rõ mối quan hệ giữa VHGDVN bản địa và VHGĐ Nhogiáo, xem xét GDVN trong sự tiếp xúc với VHGD phương Tây

Giữa VHGĐ và sự phát triển xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Đó lànội dung nhiều công trình nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây Điển hình

là cuốn Văn hóa gia đình và sự phát triển xã hội có mối liên hệ hữu cơ [158]; cuỗnGia đình và dân tộc của Nguyễn Thế Long [77] Bài báo “Giá trị văn hóa gia đình —

Tế bao lành mạnh của sự phát triển” của tác giả Hoàng Bá Thịnh [141] Thông qua

bài viết, tac giả lưu ý chúng ta rằng VHGD, bên cạnh cái chung là nền VH Việt

Nam, nó còn có nét riêng do sự chi phối bởi những giá trị của dòng họ, của VH làng

xã, cộng đồng cùng những phong tục, tập quán riêng tạo nên VH vùng/lãnh thé haycòn gọi là “địa — văn hóa” VHGD là một thành tố quan trọng của VH xã hội, VHGDvừa chịu sự chi phối của các giá trị, chuan mực xã hội nhưng cũng góp phan làm

giàu thêm các giá trị VH dân tộc, xã hội Do đó, khi xã hội bước vào thời kỳ đổi mới,

Trang 22

'VHGĐ cũng có những biến đổi nhất định, bên cạnh những mặt tích cực, thì cũng cónhững mặt tiêu cực Cùng với hướng nghiên cứu này, Phan Thị Câm Lai đã có bài

“Gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhậpquốc tế hiện nay” [73] Điểm đáng chú ý ở bài viết này là tác giả khang định VHGĐ

là một bộ phận, là cái gốc của VH làng, VH nước Vì vậy, hiện nay, một trongnhững động lực quan trong dé thúc đây sự phát triển đất nước, chính là sự vững

mạnh từ bên trong của mỗi GD trên cơ sở phát triên VHGĐ và XDGĐVH

Trên tinh than đó, tác giả luận án rất chú ý đến những công trình nghiên cứu

về sự biến đôi VHGDVN, các yếu tố tác động đến sự biến đổi đó cùng với những

định hướng, giải pháp dé XDVHGDVN hiện nay Cuốn Phát huy truyền thống văn

hóa gia đình trong xây dựng nông thôn mới của Ngô Quang Hưng [57] Nội dung

cuốn Gia đình Việt Nam trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

từ cách tiếp cận so sánh của Nguyễn Hữu Minh [108] góp phần nhận diện rõ hơnnhững xu hướng phát triển mới của GDVN và có đóng góp tích cực vào hoàn thiệnchính sách về GD Cuốn Tìm hiểu Di sản văn hóa gia đình Việt Nam của NguyễnSong Tùng [150], tác giả tâm sự: Vấn đề trăn trở trong tôi là làm thế nào khôi phục

được di sản quý báu của GDVN trong thời kỳ dat nước đôi mới và tiến vững chắc

trong thé kỷ XXI? Theo tác giả, nền tang của GP hạnh phúc là VHGĐ

Ngoài ra, có các bài viết đăng trên sách, tạp chí như Lê Thi với bài “Giađình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong sự đôi mới của đất nước” [147,

tr 51] Trong bài viết này, Lê Thi cho rang, việc XDVHGD - bộ phận quan trọng củanền VH dân tộc, thì sự hình thành VHGĐ mới không thé diễn ra bằng sự đứt đoạnvới VH truyền thống, cũng như sự chối bỏ các giá trị VH hiện đại mà là sự kết hợpđúng đắn hai hòa, đó là điều chúng ta cần khang định và hướng dẫn cho các GD Mặt

khác, tác giả cũng đưa ra nhận định rằng tương lai GDVN còn biến đổi nhiều khibước sang thế kỷ XXI, nhưng chúng ta có thé dự đoán nó sẽ không rap khuôn theo

một mô hình GD Au Mỹ hiện nay Với đặc điểm địa lý, VH dân tộc, GDVN trong

tương lai sẽ mang những bản sắc dân tộc riêng biệt, cần phải xây dựng GD hiện daimang bản sắc Việt Nam Một số bài viết khác liên quan đến nội dung này như: Thành

Duy với bài “Văn hóa gia đình và nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường ở

Việt Nam” [166, tr 34]; “Tôn vinh văn hóa gia đình” của Văn Ky Thanh [136]; khi

Trang 23

tiếp cận “Văn hóa gia đình từ điểm nhìn lịch sử và bản sắc”, có bài của Trường Lưu[78]; Ngô Quốc Đông viết về “Văn hoá gia đình bảo lưu và thách đố” [41]; nhìntheo chiều lịch đại, Trần Thị Thu Nhung đi tìm hiểu những biến đồi trong “Văn hóa

gia đình truyền thống và hiện đại” [120]; bài “Vai trò của văn hóa gia đình trong sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Dương Quốc Hùng [56], bài “Văn hóagia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ hội nhập” của Trần Thị Tuyết

Mai [88] và bài “Quản ly nhà nước trong lĩnh vực xay dựng gia đình văn hóa” của

Dương Thi Minh [113] Bài “Những biến đổi của văn hóa gia đình trong giai đoạn

đổi mới ở nước ta hiện nay” của Vũ Thy Huệ - Vũ Phương Hậu [53]

Về luận văn có Văn hóa gia đình Việt Nam trong bồi cảnh toàn cầu hóa hiệnnay của Hồ Thị Ngọc Sao [134] Luận án Giữ gin và phát huy giá trị văn hóa dân

tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay của An Thị Ngọc Trình

[146] đã trình bày được quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát

huy các giá tri văn hóa dân tộc trong việc xây dung văn hóa gia đình Việt Nam

Số lượng công trình liên quan đến XDVHGDVN không han là ít, nhưng cógiá trị tham khảo lớn hơn cả, liên quan trực tiếp đến đề tài, đó là: Thr nhát, đề tàicấp bộ về Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới của Trần Đức Ngôn [1 17]

Đề tài đã đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của VHGDVN trong quá khứ vahiện tại Đưa ra những dự báo xu hướng biến đồi trong VHGD, đề xuất những giảipháp khả thi nhằm định hướng XDVHGD hiện nay phù hợp với xu thế hội nhập,phát triển, đồng thời vẫn giữ được giá trị truyền thống của GDVN 7 hai, cơ sở lýluận và phương pháp luận cho việc kế thừa và phát huy các giá trị của VHGDVNtruyền thống trong việc xây dựng GD và sự ảnh hưởng của hội nhập quốc tế, truyềnthống, giao lưu VH tới VHGD trong đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn

xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020 của Lê Thị Quý [15] Tác giả đề tài đã

có nhận xét rất xác đáng rằng: “Ở nước ta, sự hòa trộn giữa bản sắc riêng của dân

tộc với đạo lý Nho giáo, ảnh hưởng của Phật giáo và một chút Nho giáo đã tạo ra

nền VH gia đình với những nét độc đáo Nền tảng căn bản cho các mối quan hệ giađình chính là tình thương yêu và ý thức trách nhiệm Nó là nguyên tắc chỉ đạo mọisuy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân Điều này rất phù hợp với quan điểm của

chủ nghĩa Mác — Lênin về tình yêu là cơ sở đầu tiên của gia đình Chính gia đình

Trang 24

Việt Nam trong môi trường VH làng xã đã tạo nên những đặc điểm truyền thống và

là một bộ lọc đối với VH gia đình của Nho giáo Gia đình Việt Nam truyền thốngnghiêng nhiều về mặt quan hệ tình cảm, tình nghĩa còn gia đình Nho giáo nghiêng

về mặt bổn phận, trách nhiệm, lễ nghĩa” [15, tr 96-100] Tuy nhiên, theo tác giả

luận án, điều này không chỉ phù hợp với quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lênin, mà

cả với quan điểm của Hồ Chi Minh Thi ba, một số bài tham luận tại Hội thảo quốc

tế Thực tại và tương lai của gia đình trong thé giới hội nhập: “Sự biên đôi văn hóagia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Phương Thảo [149, tr

607]; “Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam” của

Nguyễn Linh Khiếu [149, tr 351]; “Xây dựng văn hóa gia đình — Động lực pháttriển của gia đình Việt Nam hiện đại” của Hoàng Hồng Hạnh [149, tr 477] Thứ tu,các tham luận xoay quanh chủ đề Hội thảo Xây đựng văn hóa gia đình trong xã hộiđương đại Ví dụ như “Văn hóa gia đình và vẫn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyềnthống trong gia đình cho thế hệ trẻ” của Lê Thị Quý [20, tr 134]; “Xung đột giá trịtrong văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” của Phạm Đỗ Nhật Tiến [20, tr 139] ;

“Xây dựng văn hóa gia đình hiện nay — từ góc nhìn thực tiễn và pháp lý” [20, tr 57].

Thứ năm, tài liệu Hội nghị - Tọa đàm khoa học Quan niệm về Hạnh phúc của ngườiViệt Nam Một số bài đáng quan tâm như: “Hạnh phúc va sự cần thiết nghiên cứuhạnh phúc ở Việt Nam” [19, tr 1]; “Nền tảng của hạnh phúc gia đình” [19, tr 47]

Các tác giả nước ngoài khi tìm hiểu về VHGĐVN, chủ yếu bàn về địa vịngười phụ nữ trong GD Một số nhà luật học người Pháp đã nhận xét: “ Điều màngười Việt Nam tỏ ra hơn hắn các dân tộc khác ở Viễn Đông là địa vị mà họ dànhcho người vợ cả trên thực tế gần như bình đăng với chồng” (Maitre trong bài tườngthuật về công trình nghiên cứu của Briffant năm 1908) hay “ Người phụ nữ ViệtNam có vai trò gần như tự do và rất xứng đáng” (Luco — Giáo trình về nền hànhchính Việt Nam) Solus trong cuốn V sự tién triển cua địa vị pháp lý của phụ nữ

&

bản xứ đã thừa nhận: “ ảnh hưởng của phương Tây chỉ làm rõ thêm tầm quan

trọng đã được công nhận về địa vị của phụ nữ trong gia đình” [169, tr 196] Sau

này, hai học giả người Pháp là M.Durand và P.Huard trong công trình Nhận thức vềViệt Nam [170] đã đưa ra công thức của quan hệ vợ chồng trong GD người Việt, đó

là: Người chồng trị vì, người vợ quản lý (Le homme gouverne, la femme menage)

Trang 25

Tác giả người Hàn Quốc Insun Yu trong công trình Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ

XVII — XVII đã phát hiện ra sự khác biệt giữa nguyên lý Nho giáo đang giữ địa vi

thống trị với những phong tục tập quán lâu đời trong đời sống VH Việt Nam Đó là,trong quan hệ GD, GDVN có xu hướng tập trung vào quan hệ vợ - chồng hon quan

hệ cha — con; vợ chồng, con trai, con gái bình đăng trong phân chia tài sản và “sd dĩngười vợ được vị thế cao trong gia đình là do những hoạt động kinh tế của chính

mình ” [75, tr 165].

Trong số những học giả nước ngoài viết về VH, GDVN nửa dau thế ky XX,phải ké đến học giả Léopold Cadière Trong tác phẩm Văn hóa, tôn giáo, tín

ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học giả L Cadiere, chủ but tạp chi Bulletin des

amis du vieux Hue Đô thành hiếu cổ, 1914-1944 do Dé Trinh Huệ biên khảo [54] đãphan nào khái quát về GD mang đậm bản sắc VH của người Việt qua một số nộidung như: Thi nhất, luận giải GD theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, trong đó, ông chorang GD theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm người sống, mà cả kẻ chết Như vậy,

do chính việc hình thành của nó, họ tức GD theo nghĩa rộng, chủ yếu có tính chấttôn giáo, bởi lẽ nó bao gồm các thành phần siêu nhiên Từ đó, đặt cơ sở cho ông đi

sâu làm rõ việc thờ cúng Tổ tiên, ông ba trong GD người Việt Thi hai, về hôn

nhân, sau khi phân tích các sự kiện, ông đã đưa ra bốn nhận định: hôn nhân là một

bộ phận của tôn giáo (việc thờ tự trong GD); Tổ tiên có vai trò ưu đẳng trong cácnghi thức hôn lễ; về ban chất, về yếu tố cau thành của hôn nhân ở người Việt là sựđồng thuận; cuối cùng là vấn đề khai báo trong hôn nhân Như vậy, chúng ta có thểthấy, trong quan điểm của Cadière, GD theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, chủ yếu đều

có bản chat tôn giáo Thir ba, tác gia đi sâu phân tích làm rõ người gia trưởng ViệtNam đóng vai trò gì trên bình diện tôn giáo 7 tu, tác giả đề cập đến người vợtrong GD và đi đến kết luận rằng người vợ, người mẹ GD, tưởng như đứng bên

ngoài các cuộc cúng bái chính thức long trọng, Tổ tiên, Thần thánh, tuy vậy vẫn tạo

ra cho mình một đời sống tôn giáo còn rộng rãi hơn đàn ông Cuối cùng, sau khi làm

rõ vai tro của người cha, người me trong GD trên phương diện tôn giáo, thì ông ban

đến các người con Trong đó, ông nhấn mạnh đến giáo duc GD, nhất là giáo duc chữ

Hiếu và với những cách thức giáo dục riêng có của mình, mà GD người Việt là một

thầy dạy giáo huấn về mặt luân lý đạo đức Gắn bó với Việt Nam từ khi còn trẻ cho

Trang 26

tới những năm cuối đời, với tình cảm và cái nhìn sâu sắc của mình sau khi nghiên cứu

GD người Việt, thấy được các tinh chất vwot trội trong phong hóa đạo đức gia đạo, L

Cadière có một ước nguyện thật chân thành: “ Xin đưa ra một lời ước nguyện là

đừng sử dụng bất cứ biện pháp nào có nguy cơ làm suy yếu gia đình tại Việt Namnày, song trái lại hãy củng cố nó bằng mọi cách Than ôi! Liệu có được chăng! Liệu

có khang cự nổi những biến đổi với biết bao mãnh lực” [24, tr 84]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh về gia đình và văn

hóa gia đình

Hiện nay, chưa có một cuốn sách chuyên khảo nào đi sâu làm rõ quan điểm

hay tư tưởng Hồ Chí Minh về GD và VHGĐ Vi vậy, van dé này, chủ yếu đượckhảo sát qua các bài viết đăng trên sách báo, tạp chí và những kết quả nghiên cứu đãđạt được ở các đề tài khoa học

Bài viết “Hồ Chí Minh với van đề gia đình” in trong sách H6 Chi Minh vănhóa và đổi mới của Dinh Xuân Lâm và Bùi Dinh Phong [74], đã luận giải GD trong

tư tưởng Hồ Chí Minh bang cách tiếp cận VH, đi sâu phân tích các chuẩn mực đạođức GD cốt lõi tương ứng với các mối quan hệ cụ thé trong GD và khang định sựphát triển của GD gắn liền với chế độ xã hội chủ nghĩa Do đó, tác giả bài viết chorằng: “Tìm hiểu Hồ Chí Minh với van dé gia đình là nội dung không thê thiếu déthực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc trong

giai đoạn hiện nay” [74, tr 162].

Trong bài viết “Góp phan tìm hiểu những quan điểm cơ bản của Hồ ChíMinh về van đề gia đình”, tác giả Dinh Khắc Tuan [166, tr 52] cho rằng van đề GDđược Hồ Chí Minh nhắn mạnh ở ba nội dung cơ ban: VỊ trí, vai trò của GD trong xãhội; Quan hệ giữa GD và giai cấp; Người phụ nữ trong GD Về nội dung thứ nhất

và thứ ba đã rõ, riêng nội dung thứ hai, thì chưa đủ, cần mở rộng và làm rõ ở cả ba

mối quan hệ GD ~ giai cấp — dân tộc, bởi lẽ mọi vấn dé trong tư tưởng Hồ Chí Minh

không dừng lại ở mối quan hệ giai cấp, mà luôn có sự gắn bó chặt chẽ và nằm trong

mối quan hệ dân tộc Bài viết “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về van đề giađình” của Lữ Tuyết Mai [S6] cũng đã đề cập ba luận điểm chính: Cái chung và riêng

qua lăng kính GD và xã hội; xây dung GD bình đăng, hạnh phúc và tiễn bộ; GD và sự

nghiệp cách mạng Trên cơ sở quan diém của Hô Chí Minh vê vai trò của GD và

Trang 27

VHGĐ đối với đời sống xã hội, Lê Quy Đức trong bai viết “Tu tưởng Hồ Chí Minh vềvăn hóa gia đình và tính lưỡng diện của văn hóa gia đình” [20, tr 36] đã di đến nhậnđịnh và lý giải VHGĐ có tính độc lập tương đối của nó không chỉ biểu hiện ở sự tácđộng trở lại VH xã hội mà còn biểu hiện ở tính lưỡng diện của nó Điều đó cũng cónghĩa là trong xã hội có VHGĐ tiến bộ và VHGĐ lạc hậu, thúc đây hoặc kìm hãm sựphát triển của xã hội.

Để người phụ nữ trong GD phát huy được vai trò của mình, cần thực hiệnbình đẳng giới Bài “Quan điểm của Hồ Chí Minh về van đề giới” của Vũ Thi Cúc

[29] đã tập trung làm rõ điều này Theo tác giả, sau khi Hồ Chí Minh xác định nguyên

nhân của bất bình đăng giới là xuất phát từ tư tưởng “trọng nam kinh nữ” và sự hạnchế trong nhận thức của người dân, Người đã chỉ ra răng dé đạt được bình đăng giớiphải thực hiện đồng thời hai việc, đó là giải phóng người phụ nữ khỏi những ràng

buộc của những lề thói, tập tục lạc hậu trong xã hội và phải thay đôi, nâng cao nhận

thức của người đàn ông trong xã hội về phụ nữ, cũng như bản thân người phụ nữcũng phải tự mình phấn đấu vươn lên để giành quyền bình đăng cho mình Đây là

cuộc cách mạng của toàn dân, chứ không chỉ của riêng người phụ nữ, trong đó, vai

trò của Đảng và Nhà nước là hết sức quan trọng

Đi sâu tìm hiểu quan điểm của Hồ Chi Minh về các mối quan hệ trong GD(quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - con cái) và tam quan trọng của giáo dục GD,

Lê Thị Hồng Hải đã có bài “Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn dé giađình” [46] Bài viết này tim hiểu quan niệm của Người về GD, quan hệ vợ chồng vàquan hệ cha mẹ - con cái Bài viết là một phần của đề tài cấp Viện Quan điểm của

Hồ Chi Minh về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới do Chi đoàn Viện Gia đình vaGiới thực hiện năm 2007 [159] Dé tài đã đề cập đến quan điểm Hồ Chí Minh về

GD, phụ nữ và bình dang giới, nhưng chỉ mới đừng lại ở việc trình bày, nêu ra các

câu nói, bài viết của Người, chưa có sự đánh giá, tổng hợp và phân tích các quan

điểm đó Tuy nhiên, các tác giả thực hiện dé tài cũng đã khang định: Tư tưởng của

Hồ Chi Minh về van đề GD, phụ nữ và bình dang giới là một kho tàng rất phong

phú Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa đi sâu, phân tích, tìm hiểu xem những tư

tưởng nay của Người đã được vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cua

Đảng và Nhà nước trong thực tế như thế nào Từ đó, có những đánh giá đúng đắn

Trang 28

hơn vai trò kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và Nhà nước trongquá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Đề xây dựng và phát triển đất nước đạt hiệu quả cao, Hồ Chí Minh rất quantâm đến giáo dục, trong đó có giáo dục GD “Bác Hồ với gia đình và giáo dục giađình” của Nguyễn Như An [1] đã khái lược qua sự cần thiết, nội dung, phương phápgiáo dục GD Theo tác giả, giáo duc GD trong tư tưởng của Người luôn gắn với việc

giáo dục lòng thương người, yêu nước, thương dân theo sự vận dụng sáng tạo biện

chứng quan điểm “chính tâm, tu thân, t gia, trị quốc” của VH phương Đông Bản

thân Hồ Chí Minh va GD của Người là tam gương điển hình về giáo dục GD Vì vậy,một trong những kiến nghị của tác giả bài viết đưa ra cho đến nay vẫn có tính thời sựlà: phải sưu tầm thật day đủ tư liệu về bài viết, lời day của Bác về giáo dục GD cùngcuộc đời và hoạt động của Bác đối với GD và xã hội Từ những tư liệu hoàn chỉnh théhiện sự thống nhất từ lời nói đến việc làm của Bác, ta giáo dục GD mới hiệu quả hơn,sinh động hơn Tránh lối giáo dục thanh thiếu niên theo kiểu “tầm chương trích cú”chỉ nói theo lời Bác dạy mà không sống, học tập, làm việc theo gương Bác Hồ kínhyêu Cùng với hướng nghiên cứu này, có bai viết “Tu tưởng Hồ Chí Minh về gia đình

và giáo dục gia đình” của Lê Văn Diệu

Một số đề tài của Lê Thị Quý có đề cập đến quan điểm, tư tưởng Hồ ChíMinh về hôn nhân va gia đình như: Van dé gia đình trong phát triển xã hội và quản

lý phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ Đối mới [130]; Nghiên cứu cơ sở lý luận

và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020 [15] O cả hai đề tài, tác giả

đều khang định “Hồ Chủ tịch đã kế thừa quan điểm Nho giáo về gia đình, đặc biệt

là giáo dục gia đình và kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về gia đình,

phụ nữ và giải phóng phụ nữ Sự hòa quyện tuyệt vời này đã đem lại cho gia đình

Việt Nam một sức song mới va phù hợp với lòng dan” [15, tr 101] Mặt khác, theo

tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu về

GDVN, xét ở khía cạnh VHGD, Người đã dé cập đến việc phát huy truyền thống tốt

đẹp của dân tộc xây dựng GD hòa thuận Sự hòa thuận trong GD là nhân tổ đầu tiên

dé tạo nên hạnh phúc Đồng thời, phải luôn chú trọng mở rộng tinh cam GD đến

tình yêu cộng đồng, đất nước Chúng tôi đều nhất trí với các quan điểm tác giả đã

đưa ra, tuy nhiên, nêu chỉ bao gôm ba nội dung trên thì vẫn chưa đủ, chưa đảm bảo

Trang 29

được tính hệ thống, toàn diện trong tư tưởng của Người về vấn đề này và nhất thiết

cũng cần xét đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về GD

nói chung và giáo dục GD, vai trò của người phụ nữ trong GD nói riêng đến việc

hình thành quan điểm của Người như tác giả của đề tài đã nêu

1.1.3 Tình hình nghiên cứu về vận dung tư tưởng Hỗ Chí Minh vào xây

dựng gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam

Trên cơ sở khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, phân tích sự tác động

của đổi mới và hội nhập đến GDVN, bài viết “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

trong xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” của Hà ThịBắc [11], đã đưa ra năm giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò củaGD; nội dung xây dựng GD mang đậm tính VH; và các phương pháp, điều kiện xâydựng GD, mà Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và mỗi cá nhân cần tập trung nhận thức,hành động cụ thẻ, thiết thực

Trong xây dựng GD, thực hiện bình đăng giới là một trong những van dé có

ý nghĩa thực tiễn rất cao Cuốn sách Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường đưa phụ nữViệt Nam di tới bình dang, tự do, phát triển của Lê Thi [138] Luận văn Vận dung tưtưởng Hồ Chi Minh về giải phóng phụ nữ vào việc phòng chống bạo lực gia đình đốivới phụ nữ ở Việt Nam hiện nay của Ninh Thị Hồng Hạnh [48] và luận án Ti trong

Hà Chí Minh về bình đẳng nam nữ và vận dụng vào thực hiện bình đăng giới ở Việt

Nam hiện nay của Trần Thị Huyền [60] đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Hồ

Chí Minh về quyền bình dang đối với người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội, đặc biệt trong GD.

Bài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng gia đình vănhoá” của Phan Văn Phờ [122] đã đưa ra bốn nội dung mà mỗi địa phương cần thực

hiện, trong đó có ba nội dung sat với van đề của luận án Thi nhất, tác giả nhắn

mạnh phải lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, vận dụng nội dung tác phẩmĐời sống mới của Người trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tô chức thực hiện xây dựng

GĐVN, vì tác gia cho rằng “trong điều kiện cuộc sống gia đình có nhiều mặt trái

như hiện nay, nếu gia đình được giữ gin và xây dựng theo quan niệm của Hồ ChíMinh thì gia đình sẽ là một tô ấm, một bộ giảm xóc, một ban tay nhung sau những

mệt nhọc” [122, tr 45] Thi hai, xác định cu thể các giá tri tốt đẹp của truyền thong

Trang 30

GĐVN nói chung và đặc thù GD ở mỗi địa phương nói riêng dé giữ gìn, phát huy

đi liền với việc tiếp thu những giá trị tiến bộ của GD hiện đại Thi ba, cụ thé hóa

các văn bản, các quy định của Nhà nước phi hợp với điều kiện địa phương theohướng dé cao nhân tố GDVH tiêu biểu; có chế tài đủ hiệu lực dé ran đe những hành

vi vi phạm làm băng hoại hiếu thuận, lễ nghĩa trong GD mà các điều khoản luật

pháp mới chỉ xác định ở định tính; hướng dẫn các biện pháp cụ thể, mang tính cộng

đồng nhằm ngăn chặn có hiệu quả và dau tranh mạnh mẽ loại trừ các hủ tục trong

đời sống xã hội và các tệ nạn đang diễn ra trong đời sống GD Còn nội dung dé xây

dựng GD tốt, nhất thiết phải tiếp tục thực hiện quy mô GD ít con, theo chúng tôi cầnphải xem xét lại Dưới góc độ triết học, luận văn Tu ưởng Hồ Chi Minh về gia đình

và ý nghĩa của nó doi với xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay củaNguyễn Thị Yến [168] cũng đã giải quyết cơ bản van dé này

Đi sâu tìm hiểu quan điểm H6 Chí Minh về những chuẩn mực của VHGĐtrong Đời sống mới và đưa ra một số khuyến nghị nhằm XDVHGĐ theo quan điểmcủa Người, có bài “Tác phẩm Đời sống mới với vấn đề xây dựng văn hóa gia đìnhhiện nay” của Trung Thị Thu Thủy [144] Nội dung cụ thé bao gồm: Mot /d, khuyếnkhích phát triển kinh tế GD, tạo điều kiện cho các GD ổn định đời sống, phát triểnsản xuất, làm giàu chính đáng, thực hiện tốt cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, các

GD giúp nhau lập nghiệp ; Hai la, thông qua các hoạt động vật chat và tinh thầnhằng ngày trong GD, giáo dục các quan hệ huyết thống mang tính nhân bản của conngười; Ba là, bản thân mỗi GD cần trở thành một đơn vị kinh tế nhằm tạo ra những

điều kiện vật chất cần thiết để nâng cao chất lượng sống cho GD, tạo cơ sở cho sự

phát triển VHGĐ; Bon là, các GD cần tích cực tham gia vào hoạt động VH củacộng đồng và lôi cuốn các thành viên cùng tham gia

Luận án Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng HồChí Minh là sự tiếp nối, mở rộng đề tài tốt nghiệp đại học Vai tro của gia đình tronggiáo dục thé hệ trẻ Việt Nam hiện nay theo tưởng Hồ Chí Minh và luận văn Thạc sĩ

Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay theo quan điển Hồ Chí Minh của tác giả.Trong đó, luận văn Xây đựng gia đình Việt Nam hiện nay theo quan điểm Hồ Chí

Minh đã hệ thống quan điểm Hồ Chi Minh về xây dung GD vốn được Người viếtkhá rộng theo những mục đích và nội dung cụ thể khác nhau thành một chủ đề

Trang 31

thong nhất: vị trí của GD — hat nhân của xã hội; vai trò của GD; vai tro người phụ

nữ trong GD; thực hành đời sống mới trong GD Luận văn cũng đã tổng kết đượcphan nào những van dé có liên quan đến GD hiện nay, gợi mở nhiều suy nghĩ choviệc đi sâu nghiên cứu về vấn đề này trong tương lai Do mục tiêu nghiên cứu, tác

giả chưa đi sâu nghiên cứu nội dung XDVHGĐ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nên

luận văn chỉ dừng lại ở sự khái quát van đề XDVHGD trong luận điểm của Người

về thực hành đời sống mới trong GD

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn

đề đặt ra cho luận án

1.2.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài

Để tiến hành xây dựng GDVN hiện nay, trong đó bao gồm cả VHGD,chúng ta cần phải dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận mang tính chất khung

lý thuyết Những công trình nghiên cứu về GD, VHGD theo quan điểm, tư tưởng

Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam của Đảng về lĩnh vực này khôngnhiều nhưng cũng cơ bản làm rõ tư tưởng của Người ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, xác định được quan niệm của Hồ Chi Minh về GD cả nghĩa cũ và

nghĩa mới, nghĩa hep và nghĩa rộng, có GD to và GD nhỏ thông qua câu nói của

Người về GD tại Đại hội liên hoan phụ nữ “năm tốt” ngày 30/4/1964 và Bai nói tại

lớp chỉnh Đảng Trung ương khóa 2 vào tháng 3/1953.

Thứ hai, vi trí, vai trò của GD và mối quan hệ biện chứng giữa GD với xã

hội Các nhà nghiên cứu đều khang định, phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh về

“Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt” Các tác giả chỉ mớidừng lại ở việc đi sâu làm rõ điều này thông qua vai trò của GD trong giáo dục

The ba, vai trò của người phụ nữ trong GD Trong xã hội mới, người phụ

nữ khang định vị trí của mình trong GD, cũng như xã hội nhưng trên cơ sở bình

đăng với nam giới Sự bình đăng đó được các tác giả chứng minh qua Luật Hôn

nhân va Gia đình năm 1959 do Hồ Chi Minh chỉ đạo biên soạn

Thứ tw, luận bàn về các mỗi quan hệ GD (quan hệ vợ - chồng, mẹ chồng —

nàng dâu, cha mẹ - con cái ); công cuộc XDVHGĐ cũng đã được đưa ra thông qua

cuộc vận động XDGĐVH, thực hành đời sống mới trong một nhà, phát huy nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp của GD

Trang 32

Như vậy, trong những vấn đề đã được nghiên cứu nêu trên chưa có nộidung nào đề cập trực tiếp và đi sâu làm rõ tw /ởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ và

sự vận dụng tư tưởng đó vào quá trình XDVHGĐVN trong thời kỳ đổi mới và hội

nhập quốc tế

Tuy nhiên, VHGD là một trong những nội dung quan trọng trong lĩnh vực

nghiên cứu GD Qua khảo sát các công trình đã nghiên cứu về VHGD nêu trên, cho

thấy những van dé mang tính lý luận chung về VHGD ít nhiều đã được các nhà

nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội khác đã đề cập đến:

Thứ nhất, về khái niệm VHGĐ Đây là khái niệm mang tính công cụ, nếu

không xác định được VHGD là gi thì phạm vi, đối tượng, nội dung nghiên cứu của

VHGĐ cũng không được xác định Vì vậy, dưới mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, cáctác giả lại đưa ra những quan niệm khác nhau về VHGĐ Do đó, dù khái niệmVHGD đã được nêu ra, luận bàn nhưng cho đến nay, vẫn chưa được xác định mộtcách rõ ràng và thống nhất Đây là một nhiệm vụ quan trọng mà luận án cần phảithực hiện - xác định khái niệm VHGD theo quan điểm Hồ Chí Minh

Thứ hai, về vị trí, vai trò, câu trúc, hệ giá trị và thuộc tính của VHGĐ Cáctác giả gần như thong nhất VHGD là một bộ phận của VH dân tộc, không chỉ làmnên ban sắc của GDVN, thúc đây sự phát triển của GD, mà còn góp phan làm giàuthêm các giá trị của VH dân tộc, là một trong những động lực quan trọng dé thúcđây sự phát triển đất nước Làm rõ những điểm vừa nêu trên giúp chúng ta thấyđược những nét tương đồng và khác biệt giữa GDVN va GD các quốc gia kháctrong khu vực và trên thế giới

Thứ ba, về thực trạng VHGD, mối quan hệ giữa VHGD và sự phát triển xã hội; những yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi VHGĐ; khẳng định giá tri của

VHGD cùng với những giải pháp XDVHGD ngày càng vững mạnh.

1.2.2 Những van đề đặt ra cho luận án

Về góc độ nghiên cứu, ở Việt Nam các nghiên cứu về GD bat đầu từ khi

nước ta bước vào đôi mới đến nay Vào những năm cuối thé ky XX, trong bối cảnh

xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ chuyên đổi và hình thành nền kinh tế thị trường,

van đề VH với GD và GDVH là một tiêu điểm trong khoa học xã hội và nhân văn Vì

vậy, chủ đề về GD và VHGD thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Trang 33

dưới góc độ triết học, VH học, xã hội học, tâm lý học Những tài liệu này đã giúp ích

cho tác giả tham khảo, nghiên cứu trong quá trình hoàn thành luận án Tuy nhiên, cho

đến nay, chưa có công trình khoa học chính trị trực tiếp đi sâu nghiên cứu về vấn đềVHGD nói chung và XDVHGĐVN trong di sản Hồ Chí Minh nói riêng Đây là khókhăn cho tác giả khi thực hiện luận án, nhưng cũng tạo nên điểm mới về đối tượng vàphương pháp nghiên cứu Đề tài luận án /à một hướng mới trong nghiên cứu VHGD ởgóc độ tiếp cận Điều đó là hết sức cần thiết cho việc hiểu tư tưởng của Người một

cách tổng thé, sâu sắc hơn, toàn diện hơn Bên cạnh đó, từ góc độ tiếp cận mới, tác giả

sẽ đặt VHGĐ trong mối quan hệ với chính trị, góp phần đi sâu làm rõ hơn những tác

động của chính trị, cụ thể như đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đến GD và vi trí, vai trò, trách nhiệm chính trịcủa GD, VHGĐ đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người — nhân cáchchính trị, VH chính trị ở Việt Nam hiện nay Đó chính là nghiên cứu sự phân phối lợiích, là vai trò, chức năng, là quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ giữa GD và xã hội

Về tính hệ thống, những công trình khoa học nêu trên cho thấy nhữngnghiên cứu về VHGĐ của các tác giả Việt Nam là khá phong phú, đa diện nhưng

thật sự vẫn thiếu một sự nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về VHGĐ, trong

đó, bao gồm cả VHGĐVN trong di sản Hồ Chí Minh Hơn nữa, một trong nhữngđặc điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thong mở Lam rõ được những nội dungtrong quan diém của Người về XDVHGD sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống

tư tưởng của Người và minh chứng cho đặc điểm vừa nêu Như vậy, việc hệ thốnghóa lại tư tưởng Hồ Chí Minh về XDVHGĐ là công việc hết sức cần thiết hiện nay

Về tính lý luận, Ph.Angghen từng khang định: Một dân tộc muốn đứngvững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận Thế nhưnghiện nay, ở nước ta, nghiên cứu về GD, trong đó có VHGĐ vẫn còn thiếu hụt vềmặt lý luận Bởi vậy, vấn đề VHGĐ, XDVHGĐ cũng không ngoại lệ, ở cả trongchủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhìn chung, trong thành tựunghiên cứu Hồ Chí Minh thì mảng nghiên cứu tư tưởng của Người về GD, VHGD

và XDVHGĐ theo những tư tưởng đó còn trống văng Muốn thành công trong sựnghiệp đổi mới Dang đã khang định sự cần thiết phải trở lại nghiên cứu tư tưởng HồChi Minh, lay đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động Chính

Trang 34

vì vậy, việc hoàn thành luận án XDVHGDVN hiện nay theo tư tưởng Hà Chí Minh

sẽ là một đóng góp mới về mặt lý luận, góp phần khỏa lấp một “khoảng trống”trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Về tính thực tiễn, so với nghiên cứu về GD nói chung thì XDVHGĐVN hiệnnay đang thật sự thiểu những căn cứ thực tiễn Chưa có công trình nào đề cập đếnnhững van dé XDVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, chưa chỉ

ra được quan điểm của Người về vai trò của VHGĐ và XDVHGĐ trong phát triển đấtnước Khoảng trống mà các công trình trên chưa đề cập đến chính là việc nghiên cứutổng thé, toàn diện về XDVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh Nhìn

chung, nghiên cứu đề tài XOVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việclàm có ý nghĩa sâu sắc về mặt thực tiễn Kết quả của luận án sẽ là một trong nhữngcăn cứ nền tảng cho việc hoạch định chính sách mới về XDVHGĐVN vừa mang bảnsắc dân tộc vừa có thê tiếp thu các tinh hoa của thời đại

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các côngtrình đi trước, luận án tập trung làm sáng tỏ một số vấn dé sau:

Thứ nhất, xác định và luận giải một số khái niệm công cụ phục vụ nghiêncứu dé tài luận án như khái niệm GD; VH, VHGĐ; XDVHGĐ; tư tưởng Hồ ChíMinh về XDVHGĐ Tắt cả đều gắn với Việt Nam, con người Việt Nam trong bốicảnh đổi mới và hội nhập, dưới tác động của những yếu tố khách quan, chủ quan

trên lĩnh vực GD, VHGD và XDVHGĐ ở Việt Nam.

Thứ tư, trên cơ sở làm rõ thực trạng XDVHGDVN hiện nay, luận án chi ra

quan điểm và đề xuất giải pháp chủ yêu XDVHGĐVN theo tư tưởng Hồ Chí Minh

trong giai đoạn tiếp theo

Trang 35

Tiểu kết chương 1Nghiên cứu về VHGĐVN đã được các học giả trong và ngoài nước rất quantâm với nhiều hướng nghiên cứu, nhưng chủ yếu tập trung vào lý luận chung vềVHGĐ dưới góc độ VH học, xã hội học Nguồn tài liệu nghiên cứu về VAGDVN

đã nêu vô cùng quan trọng, giúp tác giả có thể tiếp cận trên một số phương diện:khái niệm, cấu trúc VHGĐ; các yếu tố tác động và sự biến đổi của VHGĐVN hiện

nay; vi tri, vai trò, chức năng của VHGD Mặc dù chưa có sự thong nhất về khái

niệm VHGĐ, nhưng các kết quả nghiên cứu cơ bản đều nhìn nhận VHGD là mộtdạng VH cộng đồng đặc thù, trong đó bao gồm các hệ thống giá trị, chuẩn mực điều

tiết các mối quan hệ trong GD, GD va xã hội Các nghiên cứu cũng chỉ ra rangVHGD có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách con người, gópphần phát triển xã hội

Tuy nhiên, tiếp cận VHGD dưới góc độ chính trị học, cụ thé là tư tưởng HỗChí Minh về XDVHGĐ nhằm XDVHGĐVN hiện nay theo tư tưởng của Người

chưa được đề cập một cách cụ thể, có hệ thống qua bất ky tài liệu nao Dù tư tưởng

Hồ Chí Minh về GD, VHGD chưa được bàn sâu nhưng ít nhiều cũng đã được cácnhà khoa học tiếp cận dưới các góc độ khác nhau Đây là tư tưởng rất độc đáo củaNgười Do vậy, việc kế thừa các thành quả nghiên cứu về VHGĐVN nói chung va

tư tưởng Hồ Chí Minh về GD, VHGD và sự vận dung tư tưởng của Người vào việcxây dựng GD, VHGDVN nói riêng để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận án làhết sức cân thiết

Với ý nghĩa đó, việc thu thập tài liệu và đánh giá tổng quan các nghiên cứu

có liên quan đến đề tài luận án đã rất được quan tâm Đây là cơ sở để xác địnhnhiệm vụ nghiên cứu và là nguồn tư liệu chính đề tác giả luận án chọn lọc, tiếp thu,

kế thừa, phát triển và hoàn thành công trình nghiên cứu của mình

Trang 36

CHƯƠNG 2

TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE XÂY DUNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH

2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Gia đình

Khái niệm GD được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến từ

lâu, song đến nay vẫn chưa đi đến thống nhất về vấn đề này Đây không chỉ là do

quan niệm, cách tiếp cận từ các ngành khoa học khác nhau, mà còn do GD là một

thiết chế tổ chức xã hội phức tạp gắn chặt với những nhân tố kinh tế, chính trị, VH

-xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền, dân tộc v.v Chúng ta xem xét một số quan

điểm về GD tiêu biểu sau đây:

Chủ nghĩa Mác - Lénin: Khác với các nhà triết học đi trước, C.Mác và

Ph.Angghen nhìn nhận GD là một thiết chế xã hội cơ bản, đặc thù, ra đời, tồn tại cùngvới lịch sử của xã hội loài người và có độ cô kết tương đối 6n định dựa trên hai mốiquan hệ cơ bản là guan hệ hôn nhân (chồng - vợ) và quan hệ huyết thong (cha mẹ -con cái) Trong Hé tw ñưởng Đức (1846), hai ông cho rằng: “Hang ngày tái tao ra đờisong của bản thân mình, con người còn tao ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó

là quan hệ vợ và chồng, cha me và con cái, đó là GIA DINH” [84, tr 41] Như vậy,

chức năng cơ bản của GD là tái tạo ra đời sống (sinh học và xã hội) của con ngườinhằm đảm bảo sự kế tục nòi giống, sự trường tồn của xã hội Trong tác phẩm Nguồn

sốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, năm 1884, Ph.Ăngghen còn

phân biệt khái niệm hôn nhân và gia đình Ông cho rằng, hôn nhân thường nặng vềthỏa mãn nhu cầu tình dục và mức độ phát triển của nó dựa vào tình yêu, việc sinh

con và giáo dục chúng chỉ như một nhu cầu thứ yếu, có thê có hoặc không Trong khi

đó, GD là khái niệm phát sinh từ chính hôn nhân, nhưng GD có sự tương hỗ tronghoạt động giữa các cá thể, ở đó, không chỉ có nhu cầu thỏa mãn tình dục, mà bao gồmnhu cầu về yêu thương, sinh sản và giáo dục, về ăn uống, làm kinh tế chung và còn cả

con cái thừa hưởng gia tai của tô tiên

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (viết tắt làUNESCO), năm 1994, cho rằng: “Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng,

cùng sống chung và có ngân sách chung” [Dẫn theo 139, tr 269] Đây là điểm mớitrong quan niệm về GD, khi lưu ý đến một điểm không thể thiếu được của GD la

Trang 37

cộng đông về kinh tế Trước đó, trong từ điển “Nhân khẩu học”, Liên Hợp quốc đã

nhấn mạnh đến tính pháp lý của GD: “Gia đình là một đơn vị được quy định thôngqua mối liên hệ của các cá nhân nói lên sự tái sản xuất thế hệ sau, đặc biệt ở mức độ

mà những mối quan hệ này được những quy phạm và thủ tục pháp lý phê chuẩn”

lý, là cơ sở thực tiễn dé quản ly nhà nước về GD, nhưng nó chưa đủ cơ sở thực tiễn

về mặt xã hội học, không bao quát thực trạng của nhiều hình thức GD khác, nhữnghình thức GD có thé bị coi là “bất hợp pháp” nhưng vẫn tồn tại trong cuộc sống xãhội Trong Từ điển Tiếng Việt, của Trung tâm Từ điển học Vietlex quan niệm: Giađình là “tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội,gan bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng,

cha mẹ và con cái” [164, tr 496].

Hồ Chi Minh khi bàn về GD đã đưa ra quan niệm:

Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng “Gia” là nhà,

“đình” là sân Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp trong một cái nhà, cái sân,

nghĩa là chỉ lo toan cho cha mẹ, vợ con trong gia đình mình 4m no, yên ôn ngoài ra

ai nghèo khô mặc ai, như thế là ích kỷ không tốt Theo nghĩa mới gia đình rộng hơn,tốt đẹp hơn Thí dụ, những người lao động trong cùng một nhà máy, trong một cơ

quan đều phải đoàn kết, yêu thương nhau như một gia đình Rộng hơn nữa là

đồng bào cả nước, anh em trong một đại gia đình Ta có câu hát: Nhiễu điều phủ lay

giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa [106, tr 311].

Như vậy, GD trong quan điểm của Hồ Chí Minh đã được bồ sung thêm cácthành viên và mở rộng mối quan hệ trong GD từ một tế bao xã hội cùng chung sống

dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng huyết thống đến nhóm người có cùng

quan điểm, cùng hướng phan đấu Điều quan trong ở đây là Người đã nhấn mạnh

GD “theo nghĩa mới là rộng hon, tốt đẹp hơn” và quan hệ của họ là bình đẳng, đoàn

Trang 38

kết, thương yêu nhau trên cơ sở lập trường giai cấp vô sản Từ đó, giữa GD theo

nghĩa rộng va GD theo nghĩa hẹp có mỗi quan hệ biện chứng với nhau, Người nói:

“Đến chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản, gia đình chung có được hạnh phúcthì gia đình riêng cũng có hạnh phúc” [100, tr 100] Vì vậy, trong bức tranh GD rất

đa dạng như hiện nay, tác giả luận án không lựa chọn một loại hình GD cụ thé nào

làm đối tượng nghiên cứu Tác giả hướng đến một mẫu GDVN chung nhất, nhấn

mạnh vao những điểm tương đồng, phô biến; tạm thời loại bỏ những khác biệt, đặc

thù Bên cạnh đó, mặc dù luận án đi sâu nghiên cứu việc xác lập VH cho GD theo

nghĩa hẹp nhưng GD đó không tồn tại một cách độc lập hoàn toàn, mà đặt trong mốiquan hệ với các GD khác và với đại GDVN, đại GD thế gidi

Ngoài những quan điểm trên thi các định nghĩa khác về GD dưới góc độ

GD học, tâm lý học, xã hội học, CNXH khoa học hay luật học, đều thống nhất GD

là nhóm xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân,huyết thống và nuôi dưỡng: tác động lẫn nhau trong các vai trò tương ứng của họ,gan bó bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi sự cộng đồng về đạođức và vật chất, dé tương trợ nhau, cùng làm kinh tế chung, nuôi dạy con cái và tạo

ra một nền VH chung

Từ những quan niệm nêu trên về GD, tác giả cho rang: Gia đình là mộtphạm trù xã hội dùng dé chỉ một tập hợp người, một nhóm xã hội hình thành trên cơ

sở hôn nhân và huyết thong; một mắt xích trong chuối liên hệ cá nhân — gia đình

-làng - nước Các thành viên trong gia đình déu có quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ

với nhau và tuân theo các giá trị chuẩn mực nhất định, được du luận xã hội ung hộ,

được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

2.1.2 Văn hóa gia đình và gia đình văn hóa

2.1.2.1 Văn hóa gia đình

Đề làm rõ thế nào là VHGĐ, trước tiên, cần thong nhat khdi niém VH VH

là một khái niệm da nghĩa, do vậy, tùy theo cach tiếp cận, khái niệm VH có théđược hiểu với nhiều nghĩa khác nhau ở cả phương Đông và phương Tây Song, sauđây là những định nghĩa gắn với nội dung nghiên cứu nhất, đó là:

Khái niệm VH theo nghĩa rộng, do ông Federico Mayor, nguyên tổng giám

đốc UNESCO đưa ra trong lễ phát động Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển ngày

Trang 39

21/1/1988, có tính định hướng cho các chương trình hành động toàn cầu về VH như

sau: “Văn hóa là tổng thé sống động các hoạt động sáng tao trong quá khứ và tronghiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ay da hinh thanh nén mot hé thống cácgiá trị, các truyền thống và thị hiếu — những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi

thức sử dụng Toản bộ những sang tạo va phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là

sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loàingười đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinhtồn [95, tr 458]

Căn cứ vào quan niệm nêu trên cùng với những bài nói, bài viết và hoạt độngthực tiễn khác của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng trên lĩnhvực VH, thì VH dưới góc nhìn của Người là một hệ thống với ba chiều cạnh tiêubiểu trong tiếp cận VH: Hoạt động, giá trị và sáng tạo Nó là sự phát triển tất yếu, là

nét riêng trong xã hội loài người và mang tính xã hội cao.

Trên quan điểm phát triển, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ VH hình thành là “vì lẽ

sinh tồn và mục đích của cuộc sông” Người đã nhấn mạnh đến mục tiêu, ý nghĩa của

VH ở khía cạnh: VH là phương thức tồn tại đặc thù của con người, động lực giúp conngười sinh tồn, đồng thời là mục đích của cuộc sống loài người, cùng với quá trình

xây dựng và phát triển VH, con người ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách.Con người là giá trị cao nhất của VH, VH sáng tạo ra con người và con người lại tiếp

cận, thụ hưởng và sáng tạo ra VH Sự tổng hợp về Chân - Thiện - Mỹ trong một con

người là thước do cho sự hoan thiện về mặt nhân cách.

Trang 40

Như vậy, Hồ Chí Minh từ rất sớm đã cho răng VH có vị trí, vai trò to lớn

trong cuộc sông Các yếu tố cau thành VH giữ vai trò vừa là động lực, vừa là mục

tiêu, đáp ứng nhu cầu đời sống của con người Điều này giúp nhân loại nhận thức

sớm về tầm quan trọng to lớn và ý nghĩa cách mạng sâu xa, bản chất nhân văn của

VH đối với vận mệnh của loài người

Qua đó cho thấy, ở đâu có cộng đồng người là ở đó có VH Giữa VH va GD

có mối liên hệ chặt chẽ với nhau GD không chi là một cộng đồng người, một nhóm

xã hội nhỏ đặc thu, mà “gia đình ngay từ đầu là một tồn tại văn hoá, một thực thévăn hoá tất nhiên trong mối liên hệ khang khít với những yếu tố sinh học và giớitính Ở những trình độ phát triển thấp của con người, đã là như thế, ở trình độ pháttriển cao hơn, lại càng như thế” [111, tr 23], do đó, tất yếu nó phải là một chủ thé

của VH — VHGD.

Khái niệm VHGĐ được các nhà nghiên cứu đề cập ở những mức độ và

phạm vi khác nhau, khá phong phú và đa dạng.

Ernest W Burgess, Giáo su về Xã hội hoc, Đại học Chicago đã xác định:

“Bat ké sự kế thừa sinh học của nó từ cha me và tổ tiên khác, đứa trẻ cũng nhận

được sự kế thừa của thái độ, tình cảm và lý tưởng có thể được gọi là truyền thống gia đình, hoặc văn hoá gia đình” [172] “Truyền thống gia đình, còn được gọi là văn

hoá gia đình, được định nghĩa là thái độ, ý tưởng va lý tưởng, va môi trường ma

một người được thừa kế từ cha me và tô tiên” [172]

Định nghĩa nêu trên nhấn mạnh đến tính kế thừa của VHGD, chủ yếu là từcha mẹ, tô tiên và đồng nhất VHGD với truyền thống GD

Ở Việt Nam, trong sách Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị của Lê

Quý Đức và Vũ Thy Huệ, đã quan niệm: “Văn hóa gia đình là dạng đặc thù của văn

hóa cộng đồng bao gồm tổng thể sống động các hoạt động sống của gia đình mang

đặc trưng văn hóa bị chi phối bởi các giá trị, chuẩn mực, truyền thống, thị hiếu của

một cộng đồng mà các thành viên gia đình đã chọn lựa dé ứng xử với nhau trong gia

đình và ngoài xã hội” [42, tr 33].

Lê Ngọc Văn trong sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam định nghĩa:

Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khu biệt đặc thù điều

tiét môi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và môi quan hệ giữa gia đình

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w