1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Những vấn đề dịch thuật trong các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung

81 9 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những vấn đề dịch thuật trong các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung
Tác giả Nguyễn Thanh Diên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 21,66 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung ở Trung Quốc Có thể thấy rằng, thập niên 60 của thế kỷ 20 là giai đoạn các học giả Trung Quốc tập trung vào công việc dịch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VAN

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thanh Diên

Mã số: CS 2022.40

Thời gian thực hiện: 2022-2024

Đơn vị: Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&

Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội, năm 2024

Trang 2

``MỤC LUC

1 Lý do lựa chọn ĐỀ tài 2 1122211111122 21111 này

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu các bản dịch Truyện Kiều ở Trung Quốc

2.2 Tình hình nghiên cứu các bản dich Truyện Kiều ở Việt Nam

3 Mục tiêu của ĐỀ tài c0 01T ng n ng HH ng Thy nh nh

4 Phương pháp nghiên cứu - << <<

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -‹ - c2 ens

6 Cấu trúc của Đề tài 111 S S222 nn nhe

Chương 1 DỊCH GIA VA VAN BẢN CAC BẢN DỊCH TRUYỆN

KIEU SANG TIENG TRUNG c0 nhe

1.1 Dich giả chuyển ngữ Truyén Kiểu sang tiếng Trung

1.1.1 Dịch giả Hoàng Dật Cầu cen 57 ces tes sec cà eee ease

1.12 Dịch giả La TTWÒHg SƠH cee cà cà cà cee cee cee see tee ky siêu

1.1.3 Dịch giả Kì Quảng ưu cee cò cà cà cà

1.1.4 Dịch giả Triệu Ngọc LAN cài cài cà cà cà tee eee

1.2 Mô tả văn bản các ban dịch Truyén Kiéu sang tiếng Trung

1.2.1 Bản dich của Hoàng Dật Cấu cee cee see vee c2

1.2.2 Bản dịch của La Truong SON cò cà eee cà cà:

1.2.3 Ban dịch của Kì Quảng Muu -

1.2.4 Ban dịch của Triệu Ngọc ÙLAaH cà

1.2.5 So sánh, đối chiếu mô tả 4 bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung

Chương 2 VAN DE THẺ LOẠI TRONG CÁC BAN DỊCH TRUYỆN

KIỂU SANG TIENG TRUNG -ccccccrriierrriieerrrie

2.1 Van đề lựa chọn thé thơ và phong cách dịch thuật của các bản dịch

2.1.1 Ban dich của Hoàng Dật CÂN 2202200001011 111 1xx se

2.1.2 Ban dịch cua La Trường SON càcằằĂSSsSSsss

2.1.3 Bản dịch cua Kì Quảng Muu

Oo N W W C2

Trang 3

2.1.4 Bản dịch của Triệu Ngọc LAN c cà sS.

2.2 Dịch cấu trúc tiểu đối trong các bản dich

Chương 3: VAN DE NGÔN NGU VÀ VĂN HÓA TRONG CÁC BAN DỊCH TRUYỆN KIEU SANG TIENG TRUNG

3.1 Dịch thành ngữ trong các bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung

3.1.1 Về thành ngữ trong Truyện Kiều

3.1.2 Dịch thành ngữ trong các bản dịch Truyện Kiều Sang tiếng Trung

3.1.2.1 Dịch thành ngữ gốc Hán -2- 2 2+E+EE+E+EeEeEEEerkerkrrerkee 3.1.2.2 Dịch thành ngữ gốc ViỆP -¿- + + ESEEEEEEEEEEEEkrkerkererrees 3.2 Dịch điển cố trong các bản dịch Truyén Kiéu sang tiếng Trung

3.2.1 Về điển cố trong Truyện Kiéu

3.2.2 Dịch điển có trong các bản dịch Truyện Kieu

. -: 3.3 Dịch yếu tố văn hóa trong các bản dịch Truyén KiềM

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ¿nhiên

TÀI LIEU THAM KHẢO -c 5 552cc 2 <55<5cccccccccccerccerseee

43 43 43 45

47

51

53

53

54

63

70

73

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn Đề tài

Truyện Kiéu của Nguyễn Du, một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam,

đã được dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới Theo thống kê của chúng tôi, hiện đã có đến 11 ban dịch 7ruyện Kiểu sang Hán ngữ, trong đó, có 4 bản dịch

do các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc thực hiện, mà bản dịch gan nhat được thực hiện vào năm 2013 Trong quan hệ giao lưu giữa các nền văn học, dịch

thuật đóng vai trò môi giới hết sức quan trọng Không phải người đọc hay nhànghiên cứu Trung Quốc nao cũng am hiểu tiếng Việt khi đọc Truyện Kiéu Vìvậy, chất lượng bản dịch 7ruyện Kiểu sang tiếng Trung có ý nghĩa quyết địnhđến việc tiếp nhận tác pham của đại thi hào Nguyễn Du Đã từng có một câu

chuyện đáng buồn xảy ra năm 1986 khi nhà nghiên cứu người Trung Quốc là Đồng Văn Thành đã lớn tiếng hạ thấp Truyện Kiêu vì ông đã so sánh Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều qua bản dịch chưa thực sự thành công của Hoàng Dật Cầu, vụ việc đã dấy lên phản ứng quyết liệt của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam Việc xuất hiện bản dịch mới Truyén Kiểu năm 2013 cho thấy các nha nghiên cứu Trung Quốc vẫn chưa hài lòng đối với các bản dịch đã có.

Việc nghiên cứu đánh giá các bản dịch Truyện Kiéu sang tiếng Trung đãđến lúc cần được tiễn hành một cách nghiêm túc Tuy nhiên, cho đến nay, chưa

có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và đưa ra được những kếtquả đánh giá khoa học đầy đủ về các bản dịch Truyén Kiéu sang tiếng Trung Đó

là những lý do khiến chúng tôi lựa chọn dé tài này dé nghiên cứu.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài

3.1 Tình hình nghiên cứu các bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Trung ở

Trung Quốc

Có thể thấy rằng, thập niên 60 của thế kỷ 20 là giai đoạn các học giả

Trung Quốc tập trung vào công việc dịch thuật, giới thiệu và tra tìm tư liệu liên

quan đến Truyén Kiéu của Việt Nam Nhà nghiên cứu Trần Ích Nguyên (Đài

4

Trang 5

Loan) cho rằng cần có một ban dịch Truyén Kiéu tiếng Trung lý tưởng dé nghiên

cứu, so sánh một cách chính xác Kim Vân Kiểu truyện của Trung Quốc và Việt

Nam.

Vào thập niên 50-60 của thế kỷ 20, giao lưu văn hoá Việt Nam — Trung Quốc được đây mạnh Trung Quốc tiễn hành dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam, trong đó có Kim Vân Kiểu truyén.' Năm 1958, Hoàng Dat Cầu hoàn thành bản dich Kim Vân Kiểu truyện sang tiếng Trung Trong ban dich của Hoang Dat

Cầu có bài viết tìm hiểu về kết cấu, ý nghĩa tác phẩm, thành tựu nghệ thuật củaNguyễn Du cũng như tác pham Kim Vân Kiểu truyện Hoàng Dat Cầu viết rằng,Kim Vân Kiéu truyén là do chính ông dịch toàn bộ va đó chính là bản dịch donhà xuất bản Văn học Nhân dân Trung Quốc xuất bản năm 1959 Bản dịch của

Hoàng Dật Cầu đã thúc đây các dịch giả Trung Quốc hoàn thành thêm 3 bản

dịch khác Nhà nghiên cứu Lưu Chí Cường chú trọng nghiêu cứu theo dòng thời

gian về các ban dịch cũng như các dich gia Kim Vân Kiéu truyện tại Trung Quốc,

có nhắc đến các tên tuôi gắn với các bản dịch Kim Van Kiêu truyện khác như La

Trường Sơn, Triệu Ngọc Lan Phân tích, đánh giá của Lưu Chí Cường về bản

dịch Kim Vân Kiểu truyện của Hoàng Dat Cầu nghiêng về ca ngợi, cho rằng đó

là bản dịch được học giới Trung Quốc thừa nhận Tác giả cho rằng, vào thậpniên 50-60 của thế kỷ 20, rất ít học giả của Trung Quốc nghiên cứu về văn học

cô Việt Nam và điều đó lý giải vì sao vào thời điểm đó chỉ có một bản dịch tiếngTrung Kim Vân Kiéu truyện của Hoang Dat Cau Từ những năm dau thé kỷ XXIđến nay, học giả Trung Quốc thông hiểu tiếng Việt luôn chú ý đến việc dịch các

tác phẩm văn học cô điển của Việt Nam Chính điều đó khiến năm 2006, bản dịch tiếng Trung Kim Vân Kiéu truyện của La Trường Sơn được công bố Dang tiếc là sách này xuất bản ở Việt Nam, được người Việt ca ngợi nhưng người Trung Quốc ít biết tới Ngoài ra, Tác giả Lưu Chí Cường hệ thống lại mạch cơ

bản trong phiên dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiéu truyện Việt Nam của giới họcthuật Trung Quốc, đồng thời hướng đến giải quyết may vấn dé sau: Một là vìsao học giả xuất thân từ ngành Trung văn, hơn nữa lại không thông hiểu tiếng

‘EIA, #4273 3Z#'IH-i#ÉZ2NUE721E3§†ÊIMI, A, 3L P#( MMe, 2005.

5

Trang 6

Việt, lại là người đầu tiên dịch tác phẩm văn học kinh điển nhất của Việt Nam

ngay từ những năm 50 — 60 thế kỷ XX, và gặt hái được thành công chưa từng có? Điều này có liên quan gì đến quan hệ văn hóa Trung — Việt đầu thế kỷ XX? Hai

là việc phiên dịch và nghiên cứu tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam Kim Vân

Kiểu truyện ở Trung Quốc thập niên 80 thế kỷ XX trái ngược với những năm 50

— 60 thé ky XX ở chỗ nào, điều này có ảnh hưởng gi tới quan hệ văn hóa Trung

— Việt thời kỳ này? Ba là tại sao thập niên 90 thé ky XX lai it thay những công

trình nghiên cứu tác phẩm văn học cô điển Việt Nam Kim Vân Kiểu truyện ởTrung Quốc? Bốn là phiên dich và nghiên cứu Kim Vân Kiéu truyện của họcgiới Trung Quốc thế kỷ XXI có đặc điểm gì? Lưu Chí Cường cho răng, chuyên

môn và bối cảnh khoa học của người làm công tác phiên dịch và nghiên cứu

cũng như thời đại mà tác phẩm được dịch và nghiên cứu, là những nguyên nhânquan trọng nảy sinh những vấn đề trên; sự khác biệt trong nhận thức về văn hóa

hai nước Trung — Việt cũng là điểm mấu chốt dé lý giải van đề nêu trên |

Là một giảng viên tiếng Việt và văn học Việt Nam của Đại học Bắc Kinh,

Triệu Ngoc Lan thể hiện mối quan tâm rat lớn tới Truyện Kiéu Nam 2013, bà

công bố công trình “Phiên dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiểu truyện Từ năm

2007 đến nay, Triệu Ngọc Lan công bố ba bài viết nghiên cứu quan trọng vềTruyện Kiéu và công bô công trình “Phiên dich và nghiên cứu Kim Vân Kiểutruyện Công trình gồm bản dịch Kim Vân Kiểu truyện và các bài nghiên cứubàn về những khó khăn khi dịch Truyện Kiéu của Nguyễn Du sang tiếng Trung;đánh giá về hai bản dịch của Hoàng Dật Cầu và La Trường Sơn, từ đó tác giả kì

vọng có được ban dịch Kim Vân Kiểu truyện tiếng Trung lý tưởng và hay hon những bản dịch trước ? Triệu Ngọc Lan còn có bài viết bàn về một số vẫn đề khi dịch lai Kim Vân Kiểu truyện Tác giả nêu ly do, động lực và những khó khăn khi dịch giả tiến hành dịch lại 7ruyện Kiểu của Việt Nam Do nhiều nguyên

nhân, bản dịch Kim Vân Kiéu truyện sang tiếng Trung không được lý tưởng, tác

‘x sok, 20 Hee 50 FREAKS (©H(€) HSA, PIN“ S31 6(H3⁄+L2RLŠ

hi), 2015 SF 04 HA, 143-149 Ta.

tH RB, (RE) #MñEPHIY7NI, ICR ASH et, 2013.

6

Trang 7

giả cảm thấy cần có trách nhiệm và thông qua sự nỗ lực của bản thân để cung

cấp một bản dịch phù hợp với phong cách nguyên tác.' Hiện nay chỉ có một bản dịch Truyện Kiểu do người Trung Quốc dich và xuất ban ở Trung Quốc, hơn nữa

do rất nhiều nguyên nhân, bản dịch chưa thực sự lý tưởng Triệu Ngọc Lan cảm thấy có trách nhiệm và nghĩa vụ, với sự nỗ lực của mình, cung cấp cho những người làm công tác nghiên cứu văn học so sánh Trung Quốc một bản dịch Truyện Kiểu băng tiếng Trung phù hợp với phong cách nguyên tác.” Triệu Ngọc

Lan kì vọng có bản dịch tiếng Trung Kim Vân Kiéu truyện tốt hơn và đã cân

nhắc thấu đáo thì bắt tay vào nghiên cứu và dịch Truyén Kiéu của Nguyễn Du.’

Triệu Ngọc Lan đưa ra một sỐ yêu cầu cần thiết đối với dịch giả dịch Truyện

Kiéu của Nguyễn Du sang Trung văn như: thông hiểu hai loại ngôn ngữ Việt —

Trung, hiểu sâu về văn hoá hai nước Triệu Ngọc Lan đánh giá bản dịch của

Hoàng Dat Cau là “bất ké về văn thé hay về phong cách ngôn ngữ đều gần hon

với nguyên thi, ngôn ngữ văn dịch cũng khá nhuần nhuyễn, đẹp nhã Nhưng

điều không thể phủ nhận được là trong bản dịch ấy quả thật tồn tại một số chỗ dịch lầm hoặc dịch sai khiến người ta lay làm tiếc.” Tác giả còn cho rang, bản dịch của La Trường Sơn có nhiều lỗi sai mà ngôn ngữ trong văn dịch cũng

không ít chỗ biểu đạt không chuẩn Do vậy, các dịch giả Truyện Kiéu cần hiểuthấu triệt và chuyền đạt chính xác nội hàm văn hoá của ngôn ngữ nguyên tác Từ

đó cho thay, “7ruyện Kiéu dịch ra Trung văn, nhất là bản dịch Trung văn lý tưởng, đối với bất cứ người dịch nào cũng đều là một thách thức ngặt nghèo.

Gánh nặng ấy sẽ đặt lên vai học giả thông hiểu hai thứ ngôn ngữ Trung Việt và

hiểu biết văn hóa hai nước Trung Việt, không thể có ai khác thay thế được.””

Mạc Tử Ki ban về về thành tựu dịch thuật của bản dịch Kim Vân Kiểu

truyện Triệu Ngọc Lan Kim Van Kiểu truyện là tác phầm văn học cô điên có

Trang 8

ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, từng được dịch ra nhiều thứ

tiếng, vì vậy có địa vị và ảnh hưởng nhất định trên văn đàn thế giới Tại Trung Quốc, có một số dịch giả dịch Kữn Vân Kiểu truyện của Việt Nam sang tiếng

Trung nhưng phan lớn bản dịch không lý tưởng, cho đến khi xuất hiện bản dich

Kim Vân Kiểu truyện của Triệu Ngọc Lan Ban dịch Kim Vân Kiéu truyện của Triệu Ngọc Lan giành được một số thành tựu đáng kể, như chọn thé thơ hợp lý,

lý giải chính xác, trung thực với bản gốc, ngôn ngữ điêu luyện, dùng từ cao nhã, dẫn dụ điển có, điển tích phù hợp

Theo Tran Ích Nguyên, ban dich Kim Vân Kiéu truyện sang Trung văn làbằng chứng duy nhất cho học giả Trung Quốc muốn tìm hiểu về Truyện Kiểucủa Nguyễn Du Chính vì vậy, việc kiểm nghiệm xem bản dịch của ông HoàngDật Cầu có thành công hay không rất quan trọng và Trần Ích Nguyên cho răng,

bản dịch của Hoàng Dật Cầu chưa truyền đạt được như thực những chỗ “cực vi

diệu khúc chiết của nguyên thi” và Kim Vân Kiéu truyện cần một ban dịch tiếng Trung lý tưởng do hai dịch giả Trung — Việt hợp tác.”

Như trên cho thấy, tư liệu nghiên cứu về các bản dịch Kửn Vân Kiểu

truyện sang tiếng Trung của các nhà nghiên cứu Trung Quốc còn mỏng Dịch giả đồng thời là nhà nghiên cứu văn học Triệu Ngọc Lan có nhiều đóng góp nhất

trong việc truyền bá và dịch Truyén Kiéu của Nguyễn Du ở Trung Quốc Một sốnhà nghiên cứu khác chỉ đi vào tìm hiểu một vài khía cạnh của bản dịch KimVan Kiéu truyện sang tiếng Trung

3.2 Tình hình nghiên cứu các bản dịch Truyện Kiều tại Việt Nam

Truyện Kiéu của Nguyễn Du đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhưng Việt Nam chưa có nhiều học giả để tâm nghiên cứu chuyên sâu về các bản dịch Truyện Kiêu Thực tế cho thấy, chỉ có một số bài viết nhỏ lẻ nghiên cứu về các bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật và các ngôn ngữ

“Pal, WORE (SAME) ĐCESÌE2H9BMISPbðI, OAR, 2018 06 HA, 52-59 TL.

? Tran Ích Nguyên (2004), Nghiên cứu câu chuyện Vương Thuy Kiéu, Nxb Lao động, Trung tâm Văn hoá Ngôn

ngữ Đông Tây.

Trang 9

khác Với các bản dịch Truyện Kiéu sang tiếng Trung, một số học giả cũng đã cónhững bài viết tìm hiểu về các bản dịch này.

Đầu tiên phải kế đến học giả Phạm Tú Châu với bài viết “Sóng gió bất kỳ

từ một bản dich” in trên Tạp chi Văn học nước ngoài, số 5, 1997 Bài viết sau

khi trích dẫn giới thiệu “Lời nói đầu” và “Lời cuối sách” của Giáo sư Hoàng Dật

Cau, đã chỉ ra những bất ổn trong bản dịch của ông trên tinh thần phê phan những nhằm lẫn trong phê bình của ông Đồng Văn Thành khi dựa vào ban dịch

Truyện Kiéu của Hoang Dat Cầu dé nghiên cứu so sánh với Kim Vân Kiéu

Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Tuy nhiên, Phạm Tú Châu vẫn đánh giá cao

dich giả Hoàng Dat Cau, cho rằng ông đã chuyền ngữ Truyện Kiểu sang tiếngTrung rất nghiêm túc, cân thận, thận trọng Bản dịch của Hoàng Dật Cầu tuy có

gặp sóng gió nhưng đã cung cấp một tư liệu tham khảo mới trong giao lưu văn

hoá Trung — Việt Phạm Tú Châu cho rằng, ban dịch Kim Vân Kiéu truyện sang

tiếng Trung của Hoàng Dật Cầu được chính dịch giả coi rằng đó mới là bản dịch

sơ bộ, chưa có khả năng thực hiện việc truyền đạt như that.” Gần đây nhất, Giáo

sư Phạm Tú Châu có thêm bài viết về một bản dịch khác với tựa đề “Nghiên

cứu bước đầu bản dịch Truyén Kiểu sang Trung văn của Kỳ Quảng Muu” in trong Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du mang tên Dai thi

hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du Bài viết cho thay cách đánh giá củadịch giả Kỳ Quảng Mưu về Nguyễn Du và Truyén Kiều cũng như quan niệm

dịch thuật của ông thông qua việc trích dịch một số đoạn trong “Thay lời tựa bản dịch” của cuốn sách dịch nảy, tiếp đó tác già chọn một vài đoạn trong bản dịch

dé tiễn hành nhận xét, đánh giá về cách dịch của Kỳ Quang Muu Nói chung đây mới chỉ là một vài đánh giá ở trường hợp cụ thé mang tính ví dụ chứ chưa nhìn

vào tong thé của cả ban dịch

Nhóm Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thanh Tùng tìm hiểu về công trình

“Kim Vân Kiều truyện: dịch thuật và nghiên cứu” của Triệu Ngọc Lan (Nxb.Đại học Bắc Kinh, 2013) ở các khía cạnh: tên gọi Kim Vân Kiểu truyện; dich

' Phạm Tú Châu (1997), “Sóng gió bat kì từ một bản dịch”, Văn học nước ngoài, số 5, tr.222-230; in lại

trong Hai trăm năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiéu, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005, tr 1583 - 1593

? Phạm Tú Châu (1990), “Đọc Truyện Kiều — bản dịch Trung văn”, Bdo Văn nghệ, số 44.

9

Trang 10

thuật và nghiên cứu Truyện Kiêu như một minh chứng cho sự giao lưu và ảnh

hưởng văn hoá Theo nhóm tác giả, công trình của Triệu Ngọc Lan có giá trị

tham khảo cho giới nghiên cứu văn học Việt Nam và cung cấp thêm một bản

dịch tiếng Trung Kim Vân Kiéu truyén, khắc phục tình trạng các bản dịch

Truyện Kiểu tiêng Trung đang tồn tại một số van đề nhất định.

Như trên cho thấy, một số ít các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm hiểu, đánh giá về các bản dịch Truyện Kiéu của Nguyễn Du sang tiếng Trung nhưng

một số đông khác lại nghiêng về hướng nghiên cứu so sánh, đối chiếu TruyệnKiểu của Nguyễn Du với Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Cácnhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã có sự quan tâm nhất định trong việc nghiên

cứu, đánh giá các bản dịch Truyện Kiéu sang tiếng Trung, tuy nhiên họ mới

dừng ở những bài viết lẻ tẻ Cho đến nay, ở Việt Nam cũng như Trung Quốc,

chưa có công trình chuyên biệt nghiên cứu về các bản dịch Truyén Kiéu sang tiếng Trung Tuy nhiên, các tư liệu nêu trên đều có tính gợi mở và tham khảo dé chúng tôi thực hiện đề tài.

2 Mục tiêu của Đề tài

Qua việc so sánh các bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung với nguyên

bản Truyện Kiểu, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích cách tiếp nhận Truyện Kiéucủa các dịch giả Trung Quốc từ phương diện phiện dịch học và văn hóa-văn học,qua đó đánh giá về chất lượng của các bản dịch, chỉ ra cái hay cái đở mà các bảndịch Truyện Kiêu mang lại với tư cách là độc giả thưởng thức Truyện Kiéu bangtiếng Trung, nêu ra những vấn dé tồn tại và bất cập trong các bản dịch tiếng

Trung, phê phán những quan điểm sai lệch về các van đề của Truyện Kiểu do chỉ tiếp nhận tác phẩm từ các bản dịch vốn di còn nhiều khiếm khuyết.

Từ những nghiên cứu của đề tài chúng tôi mong muốn sẽ đem đến cách nhìn nhận, đánh giá đúng dan hơn về Truyện Kiéu, góp phần trả lại giá trị đích

thực cho Truyện Kiểu trong con mắt của độc giả, cụ thể ở đây là độc giả tiếpnhận Truyện Kiểu qua văn bản tiếng Trung

Ị Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thanh Tùng, “Đọc “Kim Vân Kiều truyện": dịch thuật và nghiên cứu của Triệu

Ngọc Lan”, 13/12/2019.

http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/VanhocVietNamtrungdai/tabid/102/newstab/35 18/Default.aspx

10

Trang 11

Dé tài nay cũng sẽ phục vu một phan cho việc nghiên cứu của chúng tôi

trong công trình luận án tiến sĩ mà chúng tôi đang thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

- Trên bình diện phương pháp luận, chúng tôi tìm sự chỉ dẫn lý thuyết

phiên dịch học, mỹ học tiếp nhận và văn học so sánh; các phương pháp: văn bản

học, nghiên cứu văn học sử, tiếp cận liên ngành Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếpthu những tri thức quan trọng từ thi học truyền thống của Trung Quốc và Việt

Nam.

- Về mặt thao tác nghiên cứu, chúng tôi áp dụng rộng rãi các thủ thuậtthong kê, phân loại, các phương pháp đối sánh, phân tích, lý giải, khái quát, hệthống v.v

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng đến là các bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung xoay quanh những van đề liên quan đến phiên dịch học như vấn đề về dịch giả, văn bản dịch, lựa chọn thể loại, phong cách ngôn ngữ,

dịch yếu tố văn hóa

Phạm vi nghiên cứu của dé tài Luận án là 4 bản dịch Truyện Kiéu raTrung văn, gồm: ####‡}‡# (1959), (4:23#H{k), IER ASHE, AER;

PRUE (2006) (eae) Maca, WA; #B6J RA

(2011), 4zf{$), IEZFIiöHNW2vml!48fR2anml,J JM; ARE

(2013), (watt) MESO, Ibm A Heth, IER

6 Cau trúc của Dé tai:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được cấu trúc theo 3 chương sau:

Chương 1 Dich giả và văn bản các ban dịch Truyén Kiểu sang tiếng

Trung

Chương 2 Van dé thể loại trong các bản dịch Truyén Kiéu sang tiếng

Trung

Chương 3 Van dé ngôn ngữ và văn hóa trong các bản dịch Truyện Kiểu

sang tiếng Trung

lãi

Trang 12

NỘI DUNG

Chương 1

DỊCH GIÁ VÀ VĂN BẢN CÁC BẢN DỊCH

TRUYỆN KIEU SANG TIENG TRUNG

1.1 Dịch giả chuyển ngữ Truyén Kiểu sang tiếng Trung

1.1.1 Dich giả Hoàng Dật Cau

Hoàng Dật Cầu (1906 - 1990) là người Nhị Long, Tăng Thành, QuảngĐông Ông vốn là cựu sinh viên Khoa Văn học Đại học Nhân dân Quảng Đông.Năm 1929, sau khi tốt nghiệp đại học, có bằng Cử nhân văn học, ông sang Thụy

Sĩ du học, lay bang Thạc sĩ văn hoc ở Đại hoc Fribourg Nam 1932, ông sang

Pháp học tiễn sĩ ở Viện Văn hoc Dai học Paris Trong thời gian ở Pháp, Hoàng

Dật Cầu kết giao với nhà Hán học nổi tiếng Việt Nam Trần Văn Giáp 1973) Day cũng chính là cơ duyên dé ông đến với Truyén Kiéu của Nguyễn Du.

(1898-Sau khi kháng chiến chống Nhật bùng nổ, ông về nước làm công tác giảng day.Hoàng Dật Cầu từng là Viện trưởng Viện Văn học Quốc dân Quảng Đông và làgiáo sư của nhiều học viện khác Sau năm 1950, ông lần lượt giữ chức Chủ

nhiệm khoa Trung văn Học viện Sư phạm Hoa Nam, Học viện Sư phạm Quảng

Đông, Đại học Ký Nam Ông sinh ra đúng thời điểm Trung Quốc vừa kết thúc

chế độ khoa cử kéo dài hàng thế kỷ nhưng dư âm của nền cựu học vẫn còn vang

vọng nhiều chục năm sau, nên ông thuộc lớp người được tiếp thu cả nền giáo

dục tân học lẫn cựu học, hơn nữa lại từng là nghiên cứu sinh Đại học Paris

những năm 30 thé kỷ XX, bởi thé ông nổi tiếng là người thông kim bác cổ, amhiểu Đông Tây; được đánh giá là người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứuvăn học so sánh và là chuyên gia nổi tiếng về văn học Việt Nam ở Trung Quốc,đặc biệt chuyên nghiên cứu sâu ở mảng thơ ca cô điển

Trước khi dịch Truyện Kiểu, Hoàng Dật Cầu đã có các công trình nghiên

cứu về văn học Việt Nam như Việt Nam Hán thi lược (Sơ lược về thơ chữ Hán

12

Trang 13

Việt Nam), Việt Nam điển tịch khảo (Khảo về thư tịch cô Việt Nam), Trào lưu

văn nghệ châu Âu mới nhất, Chủ nghĩa Marx và mỹ học Năm 1957, trong bài viết “Thử nghiên cứu văn học cô điển Việt Nam”, Hoàng Dật Cầu tiến hành tong quan vĩ mô văn học cô điên Việt Nam.

Năm 1958, ông có bài “Nguyễn Du - thi nhân Việt Nam và kiệt tác Kim

Vân Kiểu truyện cua ông” đăng trên tờ Hoc báo Học viện Su phạm Hoa Nam Bài viết tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm và kết cầu của Kim Vân Kiéu

truyện Nguyễn Du Bài viết có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong lịch sử nghiêncứu văn học cô điển Việt Nam của giới học thuật Trung Quốc Năm 1962,Hoàng Dat Cầu viết bài “Sự hình thành, phát triển và thành tựu thơ chữ HánViệt Nam” (Nghiên cứu Học thuật, số 4)

Hoàng Dat Cau là người Trung Quốc đầu tiên dịch Truyén Kiểu sang

tiếng Trung Kim Vân Kiều truyện được coi là tác phẩm dịch thuật quan trọng nhất của ông, được Nhà xuất bản Văn học Nhân dân xuất bản năm 1959 Khi chuyển ngữ Truyén Kiểu sang tiếng Trung, Hoang Dat Cầu là giáo sư Đại hoc

Sư phạm Hoa Nam Không chi là người đầu tiên dịch Truyén Kiểu sang tiếng

Trung, ông đồng thời cũng là người đặt nền móng trong lĩnh vực nghiên cứu văn

học cô điển Việt Nam trong học giới Trung Quốc

Động cơ va quan điểm dịch thuật Truyén Kiểu sang tiếng Trung củaHoang Dat Cau thé hiện qua lời cuối sách: “Van học cổ điển Việt Nam và vănhọc cô điển Trung Quốc có mối liên hệ cực kì sâu sắc, đó là điều ai cũng biết

Song le, nhiều tác phẩm cô điển nồi tiếng của Việt Nam được rat ít — thậm chí

có thé nói chưa có ai dich và giới thiệu Người dịch không quản tri thức nông

cạn kém coi, được sự khuyến khích mạnh mẽ của Phòng Nghiên cứu khoa học Học viện chúng tôi, lại được Giáo sư Trần Văn Giáp và Ban Văn Sử Địa Việt

Nam và Giáo sư Đào Duy Anh Trường Dai học Việt Nam gửi tặng các ban Kim

Vân Kiểu, cả cũ lẫn mới, cùng nhiều tư liệu mới nhất, giúp cho người dịch được

ung dung hoc tập đê cuôi cùng vào mùa thu năm ngoái bước đâu dịch toàn bd”.

‘x ok, 20 4d 50 #{tI1KMISS Tin (©H(€) WISH, PRXÌ£Á S31 6(H3Z+L2RLŠ

hi), 2015 SF 04 HA, 143-149 TO.

13

Trang 14

1.1.2 Dịch giả La Trường Sơn

La Trường Sơn (1938 — 2003), còn gọi là La Cảnh Chiếu, nguyên quan

Đông Hoản (Quảng Đông, Trung Quốc), sinh ra tại thành phố Huế, Việt Nam,

17 tuổi mới về Trung Quốc, nên ông không những thông thạo tiếng Việt mà còn

rất am hiểu nền văn hóa, văn học Việt Nam Ngay từ lúc còn rất trẻ, ông đã làm

nghề thuộc đa để kiếm sống, sau đó vào làm công nhân giữ kho ở Đà Nẵng La Trường Sơn sớm yêu chuộng văn chương, từ thuở thiếu niên đã làm một số bài

thơ băng tiếng Việt, dịch một số bài thơ hiện đại Trung Quốc, một số bài tạp văn

và một vài thiên truyện ngắn của Lỗ Tan đăng trên tạp chí Doi mới ở Sài Gònvới các bút danh Nguyễn Văn Thân, Đào Lữ Nam, Lô Canh Chuyên, Hồ ViệtPhong Năm 1954, ông vượt tuyến ra miền Bắc, một thời gian ngắn ở Nam Đàn(Nghệ An), Hoằng Hóa (Thanh Hóa) Cuối tháng 4 năm 1955, ông rời Hà Nội

về nước vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1955), sau đó đến Quế Lâm Ông tốt nghiệp Khoa Trung văn tại trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, công tác một thời gian ở Qué Lâm rồi chuyên về day học ở một huyện miền núi

tỉnh Quang Tây trong suốt 21 năm liền Năm 1987, theo nguyện vọng cá nhân,

ông được chuyên về Học viện Giáo dục tỉnh Quảng Tây rồi nghỉ hưu.

La Trường Son là tác giả công trình Van học dân gian và văn hóa truyénthống Việt Nam (Ñxb Nhân dân Vân Nam, tháng 4/2004) cũng như nhiều côngtrình nghiên cứu, dịch thuật thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan

Điều đặc biệt ở La Trường Sơn là ông làm được điều mà có lẽ hiém người Trung Quốc nào làm được đó là làm thơ lục bát, ông từng sáng tác tập thơ “Mơ

và tỉnh” gồm 67 bài thơ viết băng tiếng Việt, trong đó nhiều bài được làm theo thể lục bát: từng dịch bài thơ chữ Hán của Phạm Quý Thích “Vịnh Đoạn trường

tân thanh” ra thể lục bát

Ban dịch Truyện Kiểu của La Trường Sơn xuất bản ở Việt Nam nên ít người Trung Quốc biết đến Năm 2006, Lãnh sự quán của Việt Nam ở Nam

Ninh tổ chức nghi lễ phát hành sách tại Nam Ninh, Quảng Tây khiến bản dịch

của La Trường Sơn được học giới Việt Nam tán thưởng Nguyễn Khắc Phi cho

răng, La Truong Sơn là nhà khoa học Trung Quoc am hiêu văn hoa va văn học

14

Trang 15

Việt Nam, yêu mến và quý trọng Truyén Kiéu Là một nhà nghiên cứu văn hoá,

văn học am hiểu về Việt Nam, La Trường Sơn đã “chỉ ra một cách chuẩn xác,

sòng phăng những gi là sáng tạo, đích thực của Nguyễn Du”.' Trong khi dịch

Truyện Kiểu, La Trường Sơn có tham vấn ý kiến của các nhà khoa học Việt

Nam nói chung, của Nguyễn Khắc Phi nói riêng Tuy nhiên, theo Nguyễn Khắc

Phi, La Trường Sơn chưa kịp hoàn thiện ban dich cũng như chưa kịp viết Hau kí thì đã qua đời Sau khi dịch xong Truyén Kiểu, La Trường Son đã tự tay chú

thích và viết Lời nói đầu dưới dang bài nghiên cứu về Nguyễn Du

1.1.3 Dịch giả Kì Quang Muu

Kì Quảng Mưu xuất thân là cựu sinh viên và học viên cao học chuyênngành tiếng Việt Học viện Ngoại ngữ Lạc Dương những năm 80 thế kỷ XX Saukhi lấy bằng Thạc sĩ năm 1991, ông trở thành giảng viên Khoa Ngôn ngữ ĐôngNam A Học viện Ngoại ngữ Lạc Duong và theo đuôi sự nghiệp giảng day,

nghiên cứu tiếng Việt và văn học Việt Nam từ đó cho đến nay.

Kì Quang Mutu là tác giả của nhiều cuốn sách như Ngôn ngữ học văn hóa

tiếng Việt (Công ty xuất bản sách Thế giới, Quảng Châu, 2011), Đồng Nam Á

khái luận (Công ty xuất bản sách Thế giới, Quang Châu, 2013), Tir điển từ Hán

Việt (Thương vu An thư quán, Bắc Kinh, 2016), Tir điển Việt Hán — Hán Việt

thực dụng (Chủ biên, Nxb Giáo dục Quang Tây, Nam Ninh, 2017) cùng

nhiều sách, giáo trình học tiếng Việt khác Ngoài ra, ông còn chủ trì nhiều đề tàinghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ liên quan đến tiếng Việt như: “Nghiên cứu từHán Việt trong tiếng Việt” (Đề tài thuộc Quỹ Khoa học Xã hội cấp Nhà nước,

mã số I0BYY083), “Nghiên cứu thực trang sử dụng từ vựng chữ Hán trong tiếng Việt” (Đề tài trọng điểm Bộ Giáo dục, mã số: 12JZD014)

Kì Quảng Mưu là học giả có hứng thú nghiên cứu về Hán Nôm dưới góc nhìn văn hóa và dong văn học chữ Nôm của Việt Nam Ông từng công bồ nhiều

công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như: “Diễn biến phát triển chữ Nôm Việt

Nam và diễn giải văn hóa của nó” (Học báo Học viện ngoại ngữ Quân giải

| Nguyễn Du; La Trường Sơn dịch (2006), Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn nghệ, tr.12.

15

Trang 16

phóng, số 5 năm 2003, trang 103-107), “Việc truyền bá chữ Hán, tiếng Hán ởViệt Nam và phân tích ý nghĩa văn hóa của nó” (Nghién cứu Đông Nam A, số 5

năm 2006, trang 46-51), “Đệ bát tài tử thư (Hoa tién ký) và sự thay đôi quan

niệm sáng tác của tiểu thuyết chữ Nôm Việt Nam” (Học báo Học viện Ngoại

ngữ Quân giải phóng số 5 năm 1998, trang 65-68), “Y thức nhân văn trong thơ chữ Nôm của nữ thi nhân Trung đại Việt Nam Hồ Xuân Hương” (Đông Nam A tung hoành, số 5 năm 2015, trang 46-51), Đặc biệt, đối với tác phẩm của

Nguyễn Du, Kì Quảng Mưu cũng đã có sự quan tâm nghiên cứu từ khá sớm,

trước khi dich Truyén Kiéu sang Trung văn, ngay từ năm 1997, ông đã có bàinghiên cứu về truyền thống tiêu thuyết chữ Nôm của Việt Nam và thành tựunghệ thuật 7zuyện Kiểu đăng trên Học báo Học viện Ngoại ngữ Quân giải

phóng số 6 năm 1997 với tựa đề “Bàn về truyền thống văn học và giá trị nghệ

thuật của truyện Nôm - kiêm bàn về thành tựu nghệ thuật Kim Van Kiểu truyện

của Nguyễn Du”

Dịch giả Kì Quảng Mưu đánh giá rất cao và dành nhiều tình cảm cho

Truyện Kiểu Trong bài “Thay lời tựa bản dịch” ở ngay đầu dịch pham Kim Vân

Kiểu truyén của mình, ông viết: “Kim Vân Kiéu truyện của Nguyễn Du là viên

ngọc quý của văn học cô điển Việt Nam, cũng là bông hoa lạ trong mối giao lưuvăn học Trung — Việt, đáng dé chúng ta tim hiéu, nhận thức và nghiên cứu toàndiện””

Bài viết “Thay lời tựa bản dịch” của Kì Quảng Mưu cho chúng ta thấy lý

do thôi thúc ông dịch Truyén Kiéu cũng như tâm thế, quan niệm dịch thuật của dịch giả này khi bắt tay vào dịch kiệt tác của Nguyễn Du Kì Quảng Mưu cho

rằng, một tác phẩm dịch chất lượng cao thực sự cần thiết cho nghiên cứu văn

học, đặc biệt là văn học so sánh và cũng cần thiết cho giao lưu văn hoá Dé có được ban dịch Truyén Kiéu tốt nhất có thé, ông đã dành nhiều tâm sức nghiên cứu về Nguyễn Du, không chỉ Truyện Kiểu và thơ chữ Hán của ông mà còn tìm

hiểu về gia thế, sự nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Du Kì Quảng Mưu bày tỏlòng kính trọng đối với Nguyễn Du và ghi nhận: “Chính Nguyễn Du đã khiến

"ABP, PE ME CORREA) deat: IHZẾREBIHWAHH, 2011.

16

Trang 17

thé giới được hưởng thụ tinh thần nghệ thuật của Kim Vân Kiểu truyện, hiểu

được muôn mặt đời thường của xã hội cũng như mâu thuẫn xung đột giữa tự do

và chống tự do, thách thức lễ giáo và sự trói buộc của lễ giáo được miêu tả trong tác phẩm, cảm nhận được sự khăng khít trong tình yêu và bất hạnh trong hôn

nhân của nam nữ nhân vật chính, được hưởng thụ sức hấp dẫn độc đáo của thêtài và ngôn ngữ thơ ca của dân tộc Việt Nam Cũng chính ông đã thúc đây các

học giả Trung Quốc trở lại nhìn nhận giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học

dân tộc mình, xem xét lại tinh thần, phương thức và thái độ của mình trong việc

kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc mình”'.

Kì Quảng Mưu tâm sự răng, khi bắt tay vào dịch Truyện Kiểu của Nguyễn

Du, ông mới thấu hiểu việc dich thơ khó đến mức nào và đã từng có ý định bỏ

cuộc Tuy nhiên vì quá yêu mến kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du nên ông

“kiên trì đọc tác phẩm, cố găng dé thực sự hiéu chính xác kiệt tác này, hy vọng trên cơ sở ay không ngừng nuôi dưỡng tinh cam, dé đến lúc thích hợp dịch một hơi là xong”, và sau quá trình dịch thuật nếm đủ mùi gian khó cuối cùng ông cũng đã hoàn thành bản dịch với không ít điều tâm đắc”.

Kì Quảng Mưu thể hiện rõ quan điểm dịch thuật của ông trong “Thay lờitựa ban dich” Ong cho răng, việc dịch thuật phải trung thành với phong cách théloại của nguyên tác; cau trúc văn bản và đặc trưng ngôn ngữ đều cần thể hiệnđặc trưng phong cách thê loại của nguyên tác

Tiếp đó, ông cho răng, trong quá trình dịch thuật phải đọc kĩ, hiểu chuẩn

xác hàm nghĩa của nguyên tác Hiểu chuẩn xác là tiền đề của dịch chuẩn xác, chi

có hiểu chuẩn xác thì mới có thé dịch ra thứ văn dich phù hợp với phong cách

thê loại của nguyên tác, tìm ra được thần vận của nguyên tác.

Có thé thay rang, ban dich Kim Vân Kiểu truyện của Kì Quang Muu trên

cơ sở kế thừa có phê phán những thành qua dịch thuật và nghiên cứu của những

người đi trước, kết hợp với kiến giải riêng của dịch giả, đã tạo nên một bản dịchkhác cũng với thé thơ tự do cho độc giả thưởng thức và tham khảo

‘4S, PR @zšXM{k CORRE) db: TARR

ATE, PE @24#MÈ (4) È#G THR

Trang 18

1.1.4 Dịch giả Triệu Ngọc Lan

Triệu Ngọc Lan sinh tháng 8 năm 1945, người Hải Thành, tỉnh Liêu Ninh,

Trung Quốc Năm 1970, bà tốt nghiệp khoa Văn học Ngôn ngữ Đông phương

Đại học Bắc Kinh, sau đó giảng dạy tại Khoa Văn hoá Ngôn ngữ Đông phươngHọc viện Ngoại ngữ, Đại học Bắc Kinh Triệu Ngọc Lan là một giáo sư kì cựu

chuyên nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn học Việt Nam Triệu Ngọc Lan

từng được bình chọn là Giáo sư ưu tú của Bắc Kinh (1997), Cá nhân tiên tiến

của Bắc Kinh (2008)

Triệu Ngọc Lan từng hợp tác cùng Phó Thành Cật, Chúc Ngưỡng Tu, Dư

Phú Triệu biên soạn Tuyển chọn tiểu thuyết hiện đại Việt Nam (Nxb Dai họcBắc Kinh, 2004) Công trình tuyển chọn tiểu thuyết và truyện ngắn tiêu biểu củaViệt Nam từ thập niên 30 của thế kỷ XX đến những năm cuối của thế kỷ XX với

37 báo cáo văn học, chia thành 3 giai đoạn lịch sử: quyền 1 gom 17 thiên từ năm

1930 đến năm 1945; quyên 2 gồm 30 thiên từ năm 1945 đến năm 1975; quyên 3 gồm 20 thiên từ năm 1974 đến cuối thế kỷ XX Mỗi giai đoạn đều giới thiệu bối

cảnh lịch sử và nêu khái quát về tình hình phát triển của văn học Việt Nam

Triệu Ngoc Lan còn tham gia biên soạn Khái quát văn học dân gian Đông phương Văn hoc dan gian Việt Nam (Nxb Côn Luân, 2006); biên soạn

Giáo trình dịch thuật Việt — Hán (Nxb Đại học Bắc Kinh, 2002), dịch trước tác

lý luận của Việt Nam Một số vấn dé của chủ nghĩa Marx đương đại (Nxb Biên

dịch Trung ương, 1997), v.v Bà cũng là tác giả của nhiều công trình nghiên

cứu như: “So sánh thi học trong văn hoá cận dai Trung — Việt”; “Tho văn Ly

Trần và văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Nghiên cứu Đồng Nam A, số 4/2006) tuyển chọn thơ văn Lý — Trần từ thế kỷ XI đến XIV, phân tích sự truyền nhập và

phát triển Phật giáo ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của văn học Phật giáo thời Lý —

Trần đến sự phát triển văn hoá, xã hội Việt Nam

Triệu Ngoc Lan nói về nhiều nguyên nhân và động cơ chuyên ngữ TruyénKiểu sang tiéng Trung, trong đó có nói đến một số bản dịch Truyén Kiéu sangtiếng Trung trước kia chưa lý tưởng và dịch giả cảm thấy có trách nhiệm vànghĩa vụ thông qua sự cố gang của minh dé có được một ban dịch Truyện Kiều

18

Trang 19

sang tiếng Trung phù hợp với phong cách nguyên tác hơn Triệu Ngọc Lan chorằng, dịch Truyén Kiểu sang tiếng Trung cần trên cơ sở của chữ “tín”, vừa cố

găng sao cho bản dịch có hành văn đẹp đẽ, ý cảnh hàm súc, vừa phải quan tâm đến việc giữ “phong vị cô nhất định trong từng con chữ, khiến cho cử chi, lời nói của nhân vật phù hợp với thân phận cũng như bối cảnh thời đại Trong văn dịch, Triệu Ngọc Lan cố giữ được ở mức tối đa hoặc gần nhất với phong cách nguyên tác, lưu giữ được đặc điểm nhã tục song tồn, để bản dịch lưu loát, dễ hiểu, đạt được yêu cầu thẩm mỹ “hành văn dep dé”.' Tao Song cho rằng, bản

dịch của Triệu Ngọc Lan có sự đọc hiểu, khảo chứng nghiêm túc nhiều tư liệuliên quan, từ đó cung cấp một văn bản tương đối đáng tin cậy.”

1.2 Mô tả văn bản các bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung

1.2.1 Bản dịch của Hoàng Dật Cầu

Ban dịch 7ruyện Kiéu sang tiếng Trung của Hoàng Dat Cầu” gồm 160

trang, trong đó có Loi nói dau, Mục luc, nội dung 7ruyén Kiéu, Chú dich va

Dịch hậu kí Phần nội dung Truyện Kiểu chia thành hai thiên: Kim Van Kiéu

thượng thiên; Kim Vân Kiểu hạ thiên, gồm 12 quyền, trong đó Kim Vân Kiểu

thượng thiên có 5 quyền (từ quyền 1 đến quyền 5), có 1270 câu tho; Kim VânKiểu hạ thiên có 7 quyền (từ quyên 6 đến quyền 12), có 1980 câu thơ Kết cauhai thiên nội dung chính và số lượng chú thích trong bản dịch của Hoàng DậtCau thể hiện qua bảng dưới đây:

Kim Vân Kiều | Số lượng chú | Kim Vân Kiểu hạ thiên | Số lượng chú

Vek ALPE Cpe ze iL (le) HOB Boot fl LA ME A, 2010 2E 03 J,45-50 BEL

“HE, bê 2 0 1H/d 8 OERURAA SAR (ROU) ñ9912š, BAPE AIR ALAA ED,

2015 42 2 A, 37-41 TR.

3 G—\) te; BEREDR FEC1959), (2⁄6) , HELA BEC ith.

19

Trang 20

Quyên 4 (trang 26- 5 Quyên 9 (trang 97-117) 8

Kết cấu hai thiên Kim Vân Kiéu truyện thượng thiên và Kim Vân Kiểu

truyện hạ thiên có sự chênh lệch Thậm chí các quyền trong số 12 quyền cũng có

sự lệch nhau rất nhiều về số câu thơ Hiện chúng ta chưa hiểu dụng ý của tác giả

vì sao lại chia hai thiên lệch nhau như vậy Ngoài ra, tong số chú thích trong các

quyền của ban dich là 74 và số chú thích trong các quyền cũng lệch nhau; quyền

10 và quyền 11 không có chú thích; quyền 8 và quyên 12 có số chú thích ít nhất (3 chú thích) Bên cạnh đó, bản dịch có đánh sỐ trang ở cuối trang, bên phải mỗi trang đánh số theo quy luật cách quãng 5: 5-10-15-20-25 đến 3250 Mỗi quãng 5 là 5 câu thơ được dich theo kiểu tự do Số câu thơ hiển thị trên các trang

được thê hiện qua Phu lục 1.1 Số lượng câu thơ hiển thị trong các trang trong

ban dich cua Hoang Dat Cau.

Tom lai, mô tả so lược ban dich cua Hoang Dat Cau cho thay, kết cầu củabản dịch rõ ràng, khoa hoc, chia làm hai thiên chủ yếu, gồm 12 quyên TheoNguyễn Khắc Phi, “trong bản dịch của Hoàng Dật Cầu, số lượng dấu hỏi lại

được sử dụng nhiều hơn dấu chấm than” với 78 dau chấm than; 119 dấu hỏi và

“tuyệt đại bộ phận dấu chấm than và dấu chấm hỏi được đặt sau lời nói hoặc

cảm nghĩ trực tiếp của nhân vật” và “giọng điệu kể chuyện ở bản dịch của Hoàng Dat Cầu tương đối tram tĩnh”.

Ban dịch Truyén Kiểu của Hoàng Dat Cau dùng thé thơ tự do xen lẫn cô thé, tuy có lệch với thé thơ và nhiều chi tiết nguyên gốc của Truyén Kiểu nhưng

cho thay dịch gia đã day công với công trình dịch thuật của mình dé có một bandịch chuyên ngữ Truyện Kiêu đầu tiên băng tiếng Trung, đạt được mục đích đề

! Nguyễn Du; La Trường Sơn dich (2006), Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn nghệ, tr.19.

20

Trang 21

cao sự giao lưu văn hoa Trung — Việt và quảng bá Truyén Kiểu của Nguyễn Du

sang Trung Quốc nói chung, học giả Trung Quốc nói riêng.

1.2.2 Bản dịch của La Trường Sơn

Văn bản mà La Trường Son dùng để dịch là bản Truyện Kiểu của Đào

Duy Anh, Nxb Khoa học xã hội, 1974 Bản dịch Kim Vân Kiểu truyện của La

Trường Sơn do Công ty Văn hóa Phương Nam và Nhà xuất bản Văn nghệ Việt Nam xuất bản năm 2006' Đây là bản song ngữ Việt - Trung gồm tổng cộng 338

trang, phần đầu sách có hai bài viết, một của giáo sư Nguyễn Khắc Phi viết

“Thay lời tựa dịch”, hai là bài “Đại thi hào Nguyễn Du và Kim Vân Kiểu truyện”của dịch giả, có in kèm bản dịch tiếng Việt của nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu

Hai bài viết cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về dịch giả cũng như lòng yêu mến, sự am hiểu đối tượng dịch của dịch giả La Trường Sơn Tiếp theo là bản dịch và nguyên tác Truyén Kiéu được trình bày theo hình thức song ngữ,

mặt bên trái tiếng Trung, mặt bên phải tiếng Việt, các câu tương ứng với nhau

theo từng trang Cách làm này giúp độc gia dé dang theo dõi, đối chiếu bản dich

và bản gốc Phan chú thích dé ở cuối sách, có cả bản tiếng Trung lẫn tiếng Việt

Nội dung bản dich Kim Vân Kiểu truyện được chia thành 12 quyền được

dịch theo thể thơ tự đo: từ quyền 1 đến quyền 12 Sách gồm 338 trang, cuối sách

có 69 chú thích chia theo từng quyên khác nhau Tất cả các chú thích đều đã

được dịch ra tiếng Việt Số câu thơ trong từng quyên của bản dịch La Trường

Sơn như bảng dưới đây:

Quyền Số lượng câu Số thứ tự câu Số lượng

chú thích

Quyền 1 38 Từ câu 1 đến câu 38 5

Quyền 2 204 Từ câu 39 đến câu 242 |6

Quyền 3 326 Từ câu 243 đến câu 568 |9

Quyên 4 181 Từ câu 569 đến câu 776 |5

Quyền 5 498 Từ câu 777 đến câu 1274 | 11

Quyền 6 430 Từ câu 1275 đến câu |9

1704

! GBD tí #; BK FE (2006), (BBE), WE Mth.

21

Trang 22

Quyên 7 288 Từ câu 1705 đến câu |4

Bảng 1.2 Thống kê số lượng câu thơ và chú thích từng quyền trong bản

dịch của La Trường Sơn

Qua bảng trên cho thay, số câu thơ của các quyền trong ban dich của La Trường Sơn có sự chênh lệch lớn Về dụng ý chia quyên theo các câu thơ, có lẽ

phải khảo cứu tường tận mới có thể chỉ ra ý tưởng của dịch giả Về chú thích,nếu dịch một tác phẩm như Truyện Kiéu với điển tích, điển cố, thành ngữ dàyđặc như vậy mà chỉ có 69 chú thích có lẽ hơi ít và chính điều đó đã hạn chế sựthành công của bản dịch Nguyễn Khắc Phi đã tìm hiểu sơ bộ về cách sử dụng

dau trong bản dịch Truyện Kiéu của La Trường Sơn và thay răng, “số lượng dấu chấm than được sử dụng nhiều hơn dau hỏi rất nhiều” với 395 đấu chấm than;

169 dấu hỏi và “ở bản dịch của La Trường Sơn, các dấu chấm câu đó còn được

sử dung rất nhiều sau lời của người kế chuyện” cho nên “giọng điệu ở ban dich của La Trường Sơn thì biến hoá, đa dạng, bộc lộ rõ va trực tiếp hơn các sắc thái

tình cảm của người kê, từ đó có thể tăng cường sức cộng hưởng, hiệu quả thểnghiệm ở người đọc Hơn nữa, các dấu cham câu ấy, ngoài việc đi kèm theo các

từ nghi vấn và cảm thán, còn thường kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật truyềnthống như đối ngẫu, điệp ngữ, vốn đã có ở nguyên bản Truyén Kiểu, nên lại

càng gia tăng hiệu lực biểu cam”.

1.2.3 Ban dịch cua Kì Quang Muu

! Nguyễn Du; La Trường Sơn dich (2006), Kim Vân Kiều truyện, Nxb Văn nghệ, tr 9-20.

22

Trang 23

Ban dịch Kim Vân Kiểu truyện của Kì Quang Muu 'do Công ty hữu hanxuất ban Đồ thư Thế giới, chi nhánh Quảng Đông xuất ban lần đầu vào năm

2011 Thay cho lời tựa bản dịch là bài viết của dịch giả được viết tại Lạc Dươngvào tháng 3 năm 2011 với nhan đề: “Tác phâm đỉnh cao của văn học cô Việt

Nam, bông hoa lạ của giao lưu văn học Trung — Việt”.

Bản dịch Kim Vân Kiểu truyện của Kì Quảng Mưu gồm 3252 trang, không chia theo quyền hay thiên hoặc phần Văn bản có số trang ở bên phải, bên

trái mỗi trang đánh số theo quy luật cách quãng 4: 1-5-9-13-17 đến 3254 Mỗiquãng 4 là 4 câu thơ được dịch theo kiểu tự do

Như vậy, so với bản dịch của Hoàng Dật Cầu, bản dịch của Kì Quảng Mưu cách quãng theo cấp số 4 còn bản của Hoàng Dật Cầu cách quãng theo cấp

số 5 Bản của Hoàng Dật Cầu có 3252 câu thơ, còn bản dịch của Kì Quảng Mưu

có 3254 câu thơ, đều được dịch theo thê thơ tự do; không chia theo quyền, chỉ

có 9 chú thích.

1.2.4 Bản dịch của Triệu Ngọc Lan

Bản Phiên dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiểu truyện của Triệu Ngọc Lan

do Nhà xuất bản Đại học Bắc Kinh xuất bản năm 2013” Sách này thuộc tủ sách Phiên dịch và nghiên cứu văn học cổ điển Đông Nam Á, được tài trợ bởi

“Chương trình xây dựng đại học hạng nhất thế giới của Đại học Bắc Kinh” Tủsách tổng cộng có 5 quyền do Bùi Hiểu Dué làm chủ biên cùng 5 soạn giả của 5quyền là Ngô Kiệt Vĩ, La Kiệt, Lâm Quỳnh, Triệu Ngọc Lan Sách Phiên dịch

và nghiên cứu Kim Vân Kiểu truyện gồm 237 trang Phan đầu sách la Lời tua

chung của Bùi Hiểu Dué được viết vào tháng 5 năm 2013; tiếp đến là Loi twa của Phó Thành Cat được viết vào tháng 3 năm 2010; sau đó đến Lời nói dau do Triệu Ngọc Lan viết vào tháng 3 năm 2013 và bài viết “Nguyễn Du và Kim Vân Kiéu truyện của ông”.

Bắt đầu vào nội dung bản dịch là tiêu đề Kim Vân Kiéu truyện (NguyễnDu), tiếp đó là các quyên từ 1 đến 8 Sau phan nội dung bản dịch là các bài viết

! GB.) Botte 3ƒ; 40H (2011), (SBM) , HRA ARAB AL,

*b¿{6u; + 32 §WÌ(2013), (RE) MSH) EHO HE RA.

23

Trang 24

của Triệu Ngọc Lan: “Nguyên nhân dich lại Kim Vân Kiểu truyện và suy nghĩ về

một số van đề”; “Bàn về dịch Kim Vân Kiéu truyện ra Trung văn”, “Ly giải thi học văn hoá Kim Vân Kiểu truyện và Chỉnh phụ ngâm khúc”; phần Hậu kí cũng

do Triệu Ngọc Lan viết Cuối nội dung bản dịch ghi: Dịch giả ở Lam Kì Doanh

tháng 5 năm 2010 Phần Tài liệu tham khảo, Triệu Ngọc Lan liệt kê 35 tên tài

liệu liên quan đến văn bản và nghiên cứu Truyện Kiéu, trong đó có 7 tài liệu tiếng Trung Sau Tài liệu tham khảo là bản Truyén Kiéu Nôm theo thé lục bát

(Đào Duy Anh hiệu đính, Nxb Văn học Hà Nội) Số câu thơ và chú thích phânchia theo 8 quyền trong bản dich của Triệu Ngọc Lan được hién thị trong bảng

dưới đây:

Quyền Số lượng câu Số thứ tự cầu Số lượng chú

thích

Quyền 1 38 Từ câu 1 đến câu 38 5

Quyền 2 535 Từ câu 39 đến câu 572 40

Quyền 3 204 Từ câu 573 đến câu 776 11

Quyén 4 748 Từ câu 777 đến câu 1526 28

Quyên 5 506 Từ câu 1527 đến câu 11

Bang 1.3 Thống kê số lượng câu thơ và chú thích trong từng quyền thuộc

bản dịch của Triệu Ngọc Lan

Như trên cho thấy, bản dịch của Triệu Ngọc Lan có 126 chú thích, là bản

dịch có nhiều chú thích nhất so với các bàn dịch Truyén Kiểu sang Trung vănkhác Quyền 1 (38 câu) và quyên 7 (90 câu) có ít câu thơ nhất; quyên 4 có nhiềucâu thơ nhất (748) Đối chiếu với văn bản Truyén Kiểu do Đào Duy Anh hiệuđính cho thấy, bản dịch của Triệu Ngọc Lan đã được đặt thêm sé quyén; sé

lượng câu tho trong ban dich tương đồng với số câu thơ trong ban Truyén Kiểu

của Đào Duy Anh.

24

Trang 25

1.2.5 So sánh, đối chiếu mô tả bốn ban dịch Truyện Kiéu sang tiếng Trung

Bốn bản dịch Truyén Kiéu sang tiếng Trung của Hoang Dat Cau, La Trường Sơn, Kì Quảng Muu, Triệu Ngọc Lan có sự khác nhau ở một số tiểu tiết

về hình thức So sánh số quyên, số câu thơ, số chú thích trong bốn bản dich cho

Bản dịch của| Không chia 3254 9 2011

Ki Quang Muu quyén

Ban dich cua 8 3254 126 2013

Triệu Ngoc Lan

Bang 1.4 So sánh số quyền, số lượng câu thơ và số lượng chú thích trong

bản dịch Truyén Kiều sang Trung văn của Hoang Dat Cau, La Trường Sơn,

Kì Quảng Mưu, Triệu Ngọc Lan

Bảng trên cho thấy, về số lượng câu thơ và số quyên: bản dịch của Hoàng

Dật Cầu ít hơn 3 bản dịch kia 2 câu thơ; bản dịch của Kì Quảng Mưu không chia

quyền; còn bản dịch của Triệu Ngọc Lan có số quyền ít hơn hai bản còn lại (8quyền); bản dịch của La Trường Sơn và Hoàng Dật Cầu cùng có 12 quyền

Về chú thích: bản dịch của Kì Quảng Mưu chỉ có vỏn vẹn 9 chú thích, làbản dịch ít chú thích nhất; bản dịch của Hoàng Dật Cầu và La Trường Sơn có sốlượng chú thích ngang ngửa nhau, lần lượt là 74 và 69 chú thích); bản dịch của

Triệu Ngọc Lan có số lượng chú thích nhiều nhất (126 chú thích).

Tiểu kết chương 1

Như trên cho thấy, bốn bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung của 4 dịch

giả Trung Quốc gồm: Hoàng Dat Cau, La Trường Sơn, Kì Quang Muu, TriệuNgọc Lan đều cho thấy các dịch giả là những người ham mê cũng như chú tâmnghiên cứu Truyén Kiéu của Nguyễn Du Hoàng Dat Cau từng có nhiều côngtrình nghiên cứu về văn học thời trung đại của Việt Nam nói chung, nghiên cứu

25

Trang 26

về Truyện Kiéu nói riêng Ông là người mở đường cho việc chuyển ngữ Truyện

Kiểu sang Trung văn và bản dịch của ông được phần lớn các nhà nghiên cứu trong giới Kiều hoc Trung Quốc dùng dé nghiên cứu, đối chiếu so sánh Truyện Kiểu của Nguyễn Du với Kim Vân Kiêu truyện của Thanh Tâm Tài nhân.

Trước khi dịch 7ruyện Kiéu của Nguyễn Du sang tiếng Trung, dịch giả La Trường Sơn có một sỐ công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam và dịch một

số bài thơ chữ Hán của Việt Nam sang thé tho lục bát Năm 2006, ông công bố

bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung Kì Quảng Mưu dành nhiều tâm huyếtnghiên cứu Truyện Kiéu của Nguyễn Du và cuối cùng ông hoàn thành bản dichTruyện Kiêu sang tiếng Trung vào năm 2011 Là người đi sau, Triệu Ngọc Lan

đã có sự kế thừa thành tựu cũng như rút kinh nghiệm từ những bất cập của ba

dịch giả đi trước nên bản dịch có phần thành công hơn cả Dịch giả cũng dùngnhiều chú thích cho thay sự cần thận, tỉ mi, day công

Tác động của hai bản dịch mới của Kỳ Quảng Mưu, Triệu Ngọc Lan đối với giới nghiên cứu Truyện Kiểu ở Trung Quốc chưa được ghi nhận Bản dich

có ảnh hưởng lớn nhất đến nay vẫn là bản dịch đầy tranh cãi của Hoàng Dật Cầu

Tuy vậy, không phải cứ sử dụng ban dịch Hoang Dat Cầu là hiểu sai về Truyén

Kiéu của Nguyễn Du Qua khảo sát của chúng tôi, những bài viết sử dung bandịch Hoàng Dat Cau van có thé thé hiện lập trường khách quan và những lý giảihợp lý trong nghiên cứu Truyện Kiéu

Bốn bản dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung tuy chưa đạt tới tam Truyén

Kiéu của Nguyễn Du nhưng đã chứng tỏ được sự yêu mến đại thi hao cũng như Truyện Kiểu của các dịch giả Trung Quốc Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái

chiều, song có sự thay đôi tích cực tương đối rõ nét trong việc nhìn nhận Truyén

Kiểu Nguyễn Du là tác phâm được “sáng tao” chứ không đơn thuần là “dịch” từ tiếng Trung sang tiếng Việt hay “chuyền thể” từ tiểu thuyết sang thơ lục bát.

26

Trang 27

Chương 2VAN DE THE LOẠI TRONG CÁC BẢN DỊCH TRUYỆN KIEU

SANG TIENG TRUNG

2.1 Van đề lựa chọn thé thơ và phong cách dịch thuật của các ban dịch

Thể loại mà cả 4 dịch giả của bản dịch tiếng Trung lựa chọn nhìn trên

tong thé đều là thé thơ tự do với những câu dài ngắn không đều, tuy nhiên, xét kitừng văn bản thì bản của Hoàng Dật Cầu, Triệu Ngọc Lan và Kì Quảng Mưu là

sự kết hợp đan xen giữa thơ tự do hiện đại và thơ cô thể Trung Quốc với việcchú trọng dùng ngôn ngữ văn ngôn va bút pháp nghệ thuật của thơ ca cô điển,

tuy mức độ “cổ điển hóa” của mỗi bản dich là không giống nhau, trong đó ban dịch của “người tiên phong” Hoàng Dật Cầu là lưu giữ được nhiều nhất đặc tính của thơ ca cổ điển và gần với phong cách của nguyên tác hơn cả; còn ban của La Trường Sơn hoàn toàn mang phong cách thơ hiện đại với việc lựa chọn thê thơ

tự do, có nhiều chỗ văn dịch được “tự sự hóa”, chỉ là sự diễn giải bằng van xuôi,thậm chí khó có thê gọi là thơ được

ĐỀ có cái nhìn sơ bộ va tìm hiểu sự khác nhau về thé thơ từ phương diệnhình thức qua 4 bản dịch, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê số chữ trongtừng câu thơ của 4 bản dịch trong cái nhìn so sánh Dưới đây là bảng thống kê

tong lượng số chữ trong các câu tho của 4 bản dịch Truyén Kiéu sang Trung van:

Trang 28

Bảng 2.1 Khảo sát tổng lượng số chữ trong các câu thơ trong 4 bản dịch

Truyện Kiéu sang Trung văn

Qua bang khảo sát ở trên chúng ta thấy:

Bản dịch của Hoàng Dật Cầu câu thơ có ít nhất 3 chữ và nhiều nhất là 16

chữ Tuy nhiên chủ yếu tập trung ở những câu có số chữ từ 4 chữ đến 10 chữ,trong đó nhiều nhất là câu 6 chữ (945 câu), 7 chữ (686 câu), 8 chữ (416 câu), rồiđến câu 10 chữ (324 câu), 9 chữ (309 câu), 4 chữ (206 câu) , những câu đàihơn 10 chữ chỉ chiếm số lượng rất ít, như câu 12 chữ 75 câu, câu 13 chữ 29 câu,

câu 14 chữ 13 câu, và cá biệt các câu dải nhất là 15 và 16 chữ chỉ chiếm số lượng | và 2 câu Như vậy loại câu trong bản dịch của Hoang Dat Cầu chỉ tập trung ở các câu từ 4 chữ đến 10 chữ Con số này phần nào nói lên sự cô đọng

súc tích trong bản dịch của họ Hoàng.

Bản dịch của La Trường Sơn câu thơ ngắn nhất có 5 chữ, câu dài nhất lêntới 21 chữ và là bản có nhiều câu có số chữ nhiều nhất Đặc biệt là bản này câungắn chiếm số lượng rất ít, chỉ có 3 câu 5 chữ, 12 câu 6 chữ, 45 câu 7 chữ; trongkhi đó, số câu có từ 10 đến 17 chữ chiếm đa số, trong đó nhiều nhất là câu 13chữ (491 câu), kế đến là câu 12 chữ (471 câu), 14 chữ (435 câu), 15 chữ (374

câu), 11 chữ (368 câu), 10 chữ (289 câu), 16 chữ (275 câu) Có thé thấy răng,

một dịch phẩm được chuyên ngữ từ kiệt tác văn học cô điển, ma tuyệt đại đa sélại đều là những câu thơ trên 10 chữ thì khó giữ được sự “hàm súc điển nhã” của

thơ ca.

Bản dịch của Kì Quảng Mưu có sự kết giữa thơ cô thé và thơ tự do hiện

đại, nhưng mức độ “cô điên” không được đậm đặc như bản Hoàng và bản Triệu,

28

Trang 29

mà còn chen vào khá nhiều câu thơ tự do với lỗi văn phong hiện đại, tuy vậy

những câu thơ tự do trong bản dịch này cũng không quá dài như trong bản của

La Trường Sơn Bảng khảo sát cho thấy câu thơ ngắn nhất là 4 chữ, câu dài nhất

có 18 chữ Trong đó chiếm đa là số câu thơ từ 6 chữ đến 12 chữ với con số lần

lượt là 267 câu 6 chữ, 403 câu 7 chữ, 791 câu 8 chữ, 439 câu 9 chữ, 629 câu 10

chữ, 342 câu 11 chữ, 223 câu 12 chữ; trong khi đó, số câu có 13 chữ trở lên chiếm số lượng rất ít, cụ thể có 80 câu 13 chữ, 46 câu 14 chữ, 10 câu 15 chữ;

còn số câu có số chữ dài nhất là 16, 17, 18 chữ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay,tương ứng là 2 câu, 1 câu và 1 câu Có thé thay ban Kì vừa mang phong cách théloại gần với bản Hoàng, bản Triệu nhưng mang một phần phong cách “hiện đại”giống bản La

Triệu Ngọc Lan ít dùng những câu quá dài hoặc quá ngắn dé dịch Những

câu đài nhất trong bản dịch của bà cũng chỉ có 13 và 14 chữ với số lượng khiêm tốn là 22 câu và 16 câu Điều này hoàn toàn khác với bản dịch của La Trường Sơn Và ngay cả khi so sánh với bản có phong cách khá gần gũi là bản dịch của

Hoàng Dật Cầu ta cũng thấy có sự khác biệt rất lớn Nếu như họ Hoàng dùng

nhiều câu ngắn 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, đặc biệt riêng câu 6 chữ đã chiếm tới gần

1/3 toàn bản dịch (945 câu/ 3254 câu); thì Triệu Ngọc Lan rất hạn chế dùngnhững kiểu câu này Câu ngắn nhất trong bản dịch của Triệu Ngọc Lan gồm 5chữ với chỉ vỏn vẹn 5 câu, tiếp theo là câu 6 chữ cũng chỉ với 69 câu Số câuchiếm đa số trong bản dịch này phân bố từ câu 7 chữ đến câu 12 chữ, trong đónhiều nhất là câu 8 chữ với 962 câu (gần tương đương với số câu 6 chữ của

Hoang Dat Cau), tiếp đến là câu 10 chữ với 888 câu Theo chúng tôi, Triệu Ngọc Lan đã có sự cân nhắc rất kỹ lưỡng và đưa ra sự lựa chọn hợp lý Sở dĩ bà hạn chế dùng những câu quá ngắn vì chúng rất khó dé biểu đạt hết ý nghĩa của những câu thơ tự sự giàu hình ảnh va đa nghĩa như 7ruyện Kiêu Trên thực tế

bản dịch Hoàng Dật Cầu có nhiều chỗ khó hiểu hoặc không lột tả hết ý củanguyên tác cũng một phần do cách dịch quá “cô đọng” này Lựa chọn này củaTriệu Ngọc Lan vừa tránh được hạn chế của Hoàng Dat Cầu khi chuyền tải ý

nguyên tác, vừa không sa vào lối diễn giải dài dòng, “khâu ngữ hóa thơ ca” của

29

Trang 30

La Trường Sơn Dưới đây chúng tôi đi sâu tìm hiểu kỹ hơn van đề thé loại và

phong cách dich của từng dịch pham cụ thé.

2.1.1 Bản dịch của Hoàng Dật Cau

Với kiến thức cô học uyên bác của dịch giả, bản dịch của Hoàng Dật Cầu

mang hơi hướng cô điển, phan nao giữ được sự điển nhã vốn có của thơ ca Về

mặt hình thức, mặc dù trên tổng thé, dich gia lựa chon thé thơ tự do với lỗi văn bạch thoại hiện đại dé dich, nhưng bản dịch của ông vẫn xen lẫn nhiều văn ngôn

cũng như lối cổ thé: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn Chang hạn, ngay ở bốncâu mở dau tác phẩm, ông đã dùng thé ngũ ngôn kha chuẩn xác về van điệu dé

dịch: “Nhân sinh bất mãn bách/ Tài mệnh lưỡng tương phương/ Tang thương đa biến ảdo/ Xúc mục sự kham thương” Hơn nữa, Hoang Dat Cầu cũng đã chú ý

đến nghệ thuật đăng đối- vốn là một vẻ đẹp đặc sắc, một trong những điều kiệnthiết yếu trong thơ cô, và cũng là một đặc điểm nỗi bật trong Truyện Kiểu Ví dụ,

ông đã có những câu thơ dịch khá sáng tạo với phép đối chỉnh khi dịch hai câu

“La gì bỉ sắc tư phong/ Trời xanh quen thói má hông đánh ghen”: Bi sắc tư

phong, nguyên vô túc di/ Hong nhan thiên đố, sự diệc tam thường” (Bi sắc tư

phong, vốn không gi lạ/ Hồng nhan trời ghét, chuyện cũng bình thường); hay

như các câu từ 481-484: “7rong như tiếng hac bay qua/ Puc như nước suối mới

sa nửa voi/ Tiếng khoan như gió thoảng ngoài/ Tiếng mau phơi phới như trời đồ

mưa ” được dịch giả dùng thé thơ thất ngôn với hai cặp đối nhau để dịch, đã hoàn toàn giữ được sự đăng đối vốn có trong nguyên thi: “Thanh âm tự thiên biên hac lệ/ Trọc thanh như phi tuyển kích hưởng/ Hoan điệu tỉ thanh phong phat phat/ Cấp phách tượng sậu vũ lang lang” (Âm trong tựa hac kêu bên trời/ Tiếng đục như suối phun vọng lai/ Điệu chậm ví gió mát hiu hiu/ Nhịp nhanh giống mưa rào xi xả).

Hoàng Dật Cầu cũng dùng những câu chữ ngắn gọn, cô đúc của văn ngôn

để dịch, có những câu ông chỉ sử dụng ba đến bốn chữ, như câu 2611-2614:

“Thân sao thân đến thé này/ Còn ngày nào, cũng dư ngày ấy thôi/ Đã khôngbiết sống là vui/ Tam thân nào biết thiệt thoi là thương” được ông dich là:

30

Trang 31

“Mệnh đô khd/ Lai nhật trường/ Ngã sinh bất lạc/ Vinh nhục hà thương ”(Đường mệnh khổ/ Ngày mai dai/ Đời ta không vui/ Vinh nhục sao thương)

Đặc biệt, với những chỗ Nguyễn Du dùng thi liệu từ văn học Trung Quốc,

Hoàng Dật Cầu thường chủ trương “hoàn nguyên” bản gốc Chăng hạn hai câu 41-42: “Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” là lay

thi liệu từ hai câu thơ cổ “Phương thảo liên thiên bich/ Lê chỉ số điểm hoa” (Co

thơm xanh biếc nối liền chân trời/ Trên cành lê lắm tắm điểm hoa), Hoàng Dật

Cầu đã “phục nguyên” hoàn toàn hai câu này trong bản dịch của mình; hay câu

“Tiếng gà điểm nguyệt, dấu giày cầu sương” được Nguyễn Du mượn ý từ haicâu thơ của Ôn Đình Quân: “Kê thanh mao điểm nguyệt/ Nhân tích bản kiểu

sương ” (Tiếng gà gáy dưới trăng ở điểm cỏ/ Dấu người han trên sương ở cầu gỗ)

cũng được dich giả lấy lại hoàn toàn cả hai câu dé dịch một câu thơ của Nguyễn

Du Đó cũng là một đặc điểm khá nổi bat của bản dịch này.

Có thé khang định, ban dich của Hoang Dat Cau ké cả về thể loại lẫn phong cách ngôn ngữ đều không quá xa với nguyên tác, văn dịch cũng khá

nhuan nhuyễn, tao nhã nhờ sử dụng nhiều câu, từ văn ngôn mang đậm phong vi

“cổ học”, ví như ông luôn dùng chữ “đạo”- một từ Hán cổ nghĩa là “nói”, dé

sai hoàn toàn ý của nguyên tác Cái sai nhiều khi chỉ do hiểu sai nghĩa của một

từ trong câu thơ tiếng Việt, ví dụ: Câu 137: “Dé hué lưng túi gió trang” được dịch thành “Bối trước phong nguyệt hành nang” (Đeo túi gió trăng trên lưng) Chữ “lưng” trong nguyên tác ý nói “không đầy”, “chưa đầy” , nhưng người dich lại hiểu thành “cái lưng” nên mới dịch ra như vậy; hay câu 730: “Hiéu tình khôn

lẽ hai bê vẹn hai” nói về sự lựa chọn khó khăn của Thúy Kiều khi gia đình gặpbiến cố bất ngờ, nàng đứng giữa một bên là tình, một bên là hiếu, buộc lòng phải

hy sinh một và không bao giờ trọn vẹn được cả hai, thì lại được dich là “Kim

nhật tu kiêm cố: tận tình tận hiểu ” (ngày nay phải quan tâm cả hai: tận tinh tận

31

Trang 32

hiểu) Có lẽ vì không hiểu nghĩa chữ “khôn” là “không”, “không thể” nên dịchgia đã dịch sai hoàn toàn nguyên tác; hoặc câu 940: “Cứ loi lay xuống mu thì

khẩn ngay”, câu này đang nói về Tú Bà nhưng người dịch lại hiểu từ “mụ”

thành “bà mối” nên dịch là: “Dã ty thanh quy hạ, thính môi bà đê thanh kỳ

nhương ” (theo tiếng qùy xuống, nghe ba mối thì tham khan vai).

Ban dich có những chỗ do không năm rõ đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt — loại hình ngôn ngữ đơn lập, được biểu đạt băng các phương thức trật tự

từ, hư từ, ngữ khí , đặc biệt là ngôn ngữ thơ ca với đặc điểm là thường thay đôitính năng của từ, đảo trật tự từ, cho nên đã mặc sai lầm khi đảo lộn chủ thé củacâu Chang hạn câu 2175-2176: “Qua chơi nghe tiếng nàng Kiéu/ Tam lòng nhỉ

nữ cũng xiêu anh hùng” ý nói Từ Hải dù là một dang anh hùng nhưng khi nghe

tiếng Kiều cũng phải xiêu lòng, lại được dịch là: “Tha thính thuyết quá Thúy

Kiều đích tài sắc xuất chúng/ Nữ nhỉ tâm dã khuynh mộ anh hing.” (Chàng nghe nói Thúy Kiều tài sắc xuất chúng/Tắm lòng nhi nữ cũng hâm mộ anh hùng) Ở đây từ một chủ thể chung cho cả hai câu (Từ Hải), dịch giả đã biến

thành hai chủ thé là Từ Hải (câu trên) va Thúy Kiều (câu dưới) Rõ ràng vì

không nhận ra hiện tượng đảo trật tự từ trong câu thơ này nên dịch giả đã dịch

sai ý nguyên thi từ chỗ “anh hùng hâm mộ nhi nữ” thành “nhi nữ hâm mộ anh

hùng”.

Trên đây là một số kiểu sai sót co bản trong bản dich của Hoàng Dat Cầu

mà chúng tôi đưa ra như là những ví dụ điển hình cho sự bất cập của bản dịchđầu tiên Việc khảo sát ti mi những sai sót, nhằm lẫn hay những chỗ xử lý chưa

thỏa đáng trong bản dịch cũng như đánh giá kỹ hơn về bản dịch là công việc chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện ở công trình khác Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: Đầu tiên phải công nhận, trong suốt nửa thế kỷ sau của thế kỷ

XX, bản dịch của Hoàng Dat Cầu đã tạo điều kiện cho độc giả Trung Quốc tìm

hiểu và thưởng thức kiệt tác văn học cô điên này của chúng ta, góp phần khôngnhỏ cho việc truyền bá văn học Việt Nam ra thế giới, tăng cường giao lưu văn

hóa Trung - Việt Chúng ta trân trọng đóng góp đó của ông Tuy nhiên, cũng

phải thăng thắn nhìn nhận rằng bản dịch này vẫn còn để lại nhiều sai sót Những

32

Trang 33

sai sót trong bản dịch của Hoàng Dật Cầu trong bối cảnh thời đại bấy giờ là cóthê hiểu và thông cảm được, nhất là khi ông đã từng “than vãn” rằng: “Vì tác

phẩm cô điển Việt Nam này chưa từng có ban dich ra chữ Hán nên không có gì

nhiều dé học hỏi, rút kinh nghiệm” Thực tế cho thấy, trước đó đã có mấy ban

dịch Truyện Kiéu ra chữ Hán của người Việt như đã nói ở trên, nhưng có lẽ thời điểm đó ông chưa được tiếp cận các bản dịch này Dù vậy, vẫn phải khang định

rằng, sẽ là sai lầm nếu chỉ dựa vào bản dịch này dé đánh giá giá trị nội dung,

nghệ thuật của Truyén Kiểu cũng như tai năng sáng tạo của Nguyễn Du

2.1.2 Bản dịch của La Trường Sơn

Xét tổng thể, đây là bản dịch khác biệt nhất so với ba ban dịch còn lại về

về phong cách lẫn thê loại Đặc biệt nó đã thoát hắn khỏi cách dịch thiên về cổ

thê của Hoàng Dật Cầu, hoàn toàn dùng thơ tự do (chính xác hơn là thơ văn xuôi

vì dịch giả gần như không chú ý đến vần điệu) với lối dịch bám sát nghĩa, dùng ngôn từ hiện đại dé diễn đạt nội dung của Truyén Kiéu.

Đặc điểm nổi bat của dich pham nay là cách dịch tương đối tự do, tức là

dich giả không bám vào từng câu thơ một dé dịch theo kiểu câu đối câu mà đôilúc thêm bớt: lúc thì dùng 2 câu/ dòng dé dich 1 câu nguyên thi, lúc thi đùng 1câu/ dòng dé dịch 2, thậm chí 3 câu nguyên thi; hoặc là đảo vi trí câu Tuynhiên, đáng chú ý là, thường thì nếu ở trên dịch giả dùng 2 câu/ dòng dé dịch 1

câu thì ngay dưới đó sẽ dùng 1 câu/ dòng để dịch 2 câu nguyên tác (và ngược lại), nhờ đó mà giữ được sự tương ứng về số câu trong bản dịch và nguyên tác.

Xin xem các ví dụ sau:

- Liên tiếp hai câu 25 và 26, mỗi câu dich giả đều dùng 2 câu dé dịch: Câu

25: “Làn thu thủy nét xuân son” được dịch là: “Tha na minh lượng đích nhãn

tinh, hữu như mê nhân đích thu thủy/ Tha nd nông diệm dich song mi, hữu như túy nhân đích xuân sơn” (Đôi mắt sáng ngời của nàng, như nước mùa thu say

dam lòng người/ Đôi mày diém lệ của nàng, như núi mùa xuân khiến người ta

mê man); câu 26: “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh ” được dich là: “Hoa,nhân bất cập tha đích kiều diém nhỉ đồ ky bat mãn/ Liêu, nhân bat cập tha dich

' Bet; ⁄ƒKER PE, Cele) Tae, PLA RR HH, 1959 fE, 16 TL.

33

Trang 34

nhàn na nhỉ oán hận bất cam” (Hoa, vì không theo kịp vẻ kiều diém của nangnên chạnh lòng đồ ky / Liễu, vì không bi kịp sự tao nhã của nàng mà oán giận

chăng cam lòng).

Ngay sau đó, La Trường Sơn gdp 3 câu 29-30-31: “7hông minh vốn san tính troi/ Pha nghề thi hoa đủ mùi ca ngâm/ Cung thương lau bậc ngũ âm” thành một câu/ dòng duy nhất: “Tha thiên sinh thông minh, gia thượng năng thi họa, thông ngũ âm hựu thiện ngâm xướng ” (Nàng tư chất thông minh, thêm tài

thi họa, thông thạo ngũ âm lại giỏi ngâm xướng).

- Hay trong trường hợp dịch 2 câu thành 1 câu như trường hợp câu

107-108: “Rang hong nhan tự thở xưa/ Cái điều bac mệnh có chừa ai đâu” đượcdịch gộp thành: “Thuy Kiều thuyết: ‘Tu cổ hông nhan, thùy đô đào bất quá bạcmệnh giá nhất quan! ': (Thúy Kiều nói: “Từ xưa hồng nhan không ai tránh được

cửa ải bạc mệnh cả”, thì đến câu 110: “Thấy người nằm đó biết sau thé nào ” lại được tách thành 2: “Khan trước giá nhãn tiền tháng tại địa hạ đích nhân/ Bắt tri đạo nhật hậu tự kỷ hựu hội cham dạng” (Nhìn thay năm ở dưới đất trước mắt/

Không biết ngày sau mình sẽ thế nào)

Ban dịch cũng có hiện tượng dịch đảo vi trí câu khá linh hoạt, ví dụ:

- Câu 27 -28: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/ Sắc đành đòi một tài

đành họa hai” được dịch là: “Tha dich tài hoa hoặc hứa hoàn hữu nhân năng

dữ chỉ giảo lượng/ Tha ná khuynh thành khuynh quốc đích mỹ lệ khước thị tuyệt

thé vô song (Tài năng của nàng có thé còn có người đọ được/ Nhưng vẻ depnghiêng nước nghiêng thành của nàng thì tuyệt thé vô song)

- Câu 47-48: “Dap diu tài tw giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quân như nêm ” được dịch là: “Nhất lộ thượng, xa thủy mã long, lai lai vãng vãng/ Nhất lộ

thượng, tài tứ giai nhân, hi hi nhưỡng nhưỡng ” (Trên đường, ngựa xe như nước,

đi di lại lai/ Trên đường, tài tử giai nhân, đông vui náo nhiệt).

Một đặc điểm nữa của bản dịch này là “tự sự hóa” đến mức tối đa Ngoài

việc thêm những câu chữ mang tính tự sự vào câu thơ như khi dịch câu “Có nhà viên ngoại ho Vương” thành “Na thoi, hữu vị tính Vương dich viên ngoại Gia tru kinh thành ” (Lúc đó, có vị viên ngoại họ Vương, nhà ở kinh thành — chữ in

34

Trang 35

nghiêng người viết nhân mạnh); hay dịch theo kiểu diễn ra văn xuôi một cách

“nôm na” như câu “Xuân xanh xấp xi tới tuần cập kê” được dịch thành: “Nhân

vị giá thời, tha khoái yếu trưởng thành khả di đãi giá đích cô nương” (vì lúc này, nàng sắp trở thành cô gái có thê lấy chồng rồi); thì điểm nổi bật là suốt cả bản dịch, người dịch thường thêm chủ ngữ vào văn dịch, đặc biệt là những đoạn đối thoại, trong khi nguyên tác Truyén Kiéu yêu tỗ đó thường được tỉnh lược Chang

hạn:

- Đoạn miêu ta Kim Trọng (từ câu 135 đến 155): “7rông chừng thấy mộtvăn nhân/ /Với Vương Quan trước vốn là đồng thân”, trong 20 câu nguyênvăn đều ân chủ ngữ (Kim Trọng) nhưng trong văn dịch có đến 10 câu có thêm

chữ “4Ib-tha” (anh ta/chang) chi Kim Trọng.

Cách dịch bám sát nội dung câu chuyện với lối diễn đạt “tự sự hóa” tối đanhư vậy tuy thuận lợi cho việc chuyên tải nội dung tư tưởng, giúp cho độc giảhiện đại dễ dàng tiếp nhận tác phẩm, nhưng nó đã hoàn toàn “tục hóa” thơ, làmmat đi vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca

2.1.3 Bản dịch của Kì Quảng Mưu

Trước khi bắt tay vào dịch Truyén Kiéu, Ki Quang Mưu cũng có nhiều băn khoăn trăn trở về van dé lựa chon thé loại, phong cách ngôn ngữ cũng như cách dịch Ông tìm hiểu rất kĩ đặc trưng thể loại của từng thể thơ và đưa ra nhận

định rằng: “Thể thơ lục bát là hình thức thơ ca riêng có của dân tộc Việt Nam,khi dịch ra những ngôn ngữ khác rất khó để hoàn toàn dựa theo hình thức thểloại này, vì vậy cũng rất khó đề thể hiện ra cái ý vị hàm súc của luật thi trong đó.Cũng như việc dùng tiếng Anh để dịch luật thi của tiếng Hán, hay dịch thơ mười

bốn dòng của tiếng Anh sang tiếng Trung, sự mất mát về ý vị của luật thi trong

đó là điều khó tránh khỏi Phong cách tuần hoàn lặp đi lặp lại, du dương tram bồng tựa như nước chảy của thể lục bát thì dùng bất cứ hình thức nào của luật

thi tiéng Han déu không thể biểu đạt ra được”! Và Kì Quảng Mưu cũng nhận

thay không nhất thiết phải tự làm khó mình, mà hoàn toàn có thé dùng hình thứccủa thơ hiện đại để dịch miễn là khi dịch phải chú ý đến vẻ đẹp về âm thanh, ý

aR BE, PR He (t4) Ea: THAR Aa], 2011.

35

Trang 36

nghĩa, hình tượng của câu thơ Ông nêu quan điểm của Mao Trạch Đông về yêu

cầu cơ bản của tân thi là “tinh luyện, co bản chỉnh tê, gieo vần” và bày tỏ sẽ cố gang lam theo yéu cau nay, dé có được bản dich đọc lên cũng du dương thánh thót, giàu sắc thái và ý vị của thơ ca’.

Trên tinh thần đó, bản dich của Ky Quang Muu phan nào giống với ban

của La Trường Sơn ở tính chất “hiện đại hóa”, cố gắng diễn đạt một cách đơn giản, dé hiểu với lối dịch thoát ít chú thích, nhất là các điển tích điển cố, nhằm

phục vụ thế hệ độc giả đương đại Tuy nhiên, so với bản dịch của La TrườngSơn thì bản dịch của Kì Quảng Mưu vẫn giữ được nhiều chất thơ hơn nhờ sửdụng xen lẫn những câu/ đoạn cô thé chỉnh té, có vần điệu cũng như những ngôn

từ mang tính văn ngôn, ngay cả những câu thơ tự do của ông thì cũng không đến

nỗi “văn xuôi hóa” như trong bản dịch của La Trường Sơn.

Trong quá trình dịch thuật, Kì Quảng Mưu cũng nghiên cứu rất kỹ bảndịch của người di trước dé rút kinh nghiệm cho mình, nhờ vậy mà bản dịch của

ông vừa tránh được những hạn chế của những bản dịch trước Chang hạn, ông

tránh được lối dịch “tục hóa” của La Trường Sơn dù cùng chung tinh thần “dịch

thoát” Nếu hai câu 155-156 “Trộm nghe thơm nức hương lân/ Một nền Đồng

Tước khóa xuân hai Kiéu” được La Trường Son điễn ra văn xuôi là “Tha téotựu thính thuyết phương lân, bả lưỡng cá diệu linh nữ nhỉ tàng tại khuê phòng/

Kháp tự ‘Dong tước xuân thâm tỏa nhị kiéu’ ná ban tinh huống ” (Chang từ lâu

nghe nói hương lân giấu hai cô con gái tuổi thanh xuân trong khué phòng/ Thậtđúng với cảnh ngộ “Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều-cảnh xuân của ngôi đài

Đồng tước nhốt kín hai nàng ho Kiéu’), thi Kì Quảng Muu dich nhã hơn: “Tha tảo tri vương gia thư muội phương danh viễn bá/ Chỉ vị Dong Tước xuân thâm

vô duyên đắc thức ” (Chàng sớm nghe chị em họ Vương tiếng tăm truyền khắp/ Chỉ vì Đồng Tước xuân thâm, nên không có duyên được biết).

2.2.4 Bản dịch của Triệu Ngọc Lan

Dich giả Triệu Ngọc Lan ý thức rất rõ tam quan trọng của hình thức biéuhiện thơ ca và đã có nhiều trăn trở, cân nhắc khi lựa chọn thé thơ dé dịch Truyện

aR BE, PE ME CREAR) I: THAR Aa], 2011.

Trang 37

Kiểu sang Trung văn Bàn về van dé nay, bà dẫn ra hai luồng ý kiến chính củacác nhà lý luận phê bình Trung Quốc, một bên chủ trương dịch thơ nước ngoàithành “thơ Trung Quốc”, tức là phải dựa vào “hình thức thơ ca vốn có của Trung

Quốc” dé dịch, bên khác chủ trương dich thơ cần bê cả hình thức của nguyên thi sang, sao cho nó gần với nguyên tác nhất trong khả năng có thể, và Triệu Ngọc

Lan cho rằng, hai cách làm này gần như đều rất khó thực hiện trong trường hợp

dịch Truyện Kiểu sang tiếng Trung, bởi thứ nhất, Truyện Kiéu là một bộ truyện

thơ dài tới hơn 3000 câu, tình tiết câu chuyện quanh co lắt léo, linh hoạt sinhđộng, nhân vật rối rắm phức tạp, đối thoại nhiều, vì vậy, việc sử dụng hoàn toànhình thức thơ cô thể Trung Quốc (thơ “ngũ ngôn”, “thất ngôn”, ) với yêu cầu

tương đối cao về các phương diện số chữ, gieo van, quy luật bằng trắc dé thé

hiện bộ truyện thơ đài như vậy gần như là điều không thé; thứ hai, việc dùng thé

thơ lục bát giàu đặc sắc dân tộc Việt Nam của nguyên thi dé dịch cũng hoàn toàn không khả thi vì “thơ ca Trung Quốc không có đủ những điều kiện và đặc điểm (của thơ lục bát)” Ngoài ra, nếu từ đầu chí cuối dùng thể thơ tự do để dịch thì sẽ

không tránh khỏi việc vi phạm “nguyên tắc quan trọng trong phiên dịch thơ ca là

‘khong được trái với nội dung và phong cách của nguyên tác°”" Cuối cùng bà lựa chọn “lay thơ cô thé Trung Quốc làm chính, kết hợp một cách thích đáng thé

thơ tự do Như vậy vừa có thé giữ được ở mức tối đa “phong vị cỗ” của nguyêntác, vừa có thé không chịu sự ‘rang buộc” quá nhiều, tiện cho việc chuyên tảitình tiết câu chuyện, khiến bản dịch tiệm cận yêu cầu về “tín, dat, nha’ trong khảnăng cho phép” ” Có thé nói, đây là sự lựa chọn hợp lý, nó đặt nền móng vững

chắc và là điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công của bản dịch này.

Khảo sát bản dịch của Triệu Ngọc Lan trong sự so sánh với các bản dịch

khác, chúng tôi nhận thay đây ban dịch công phu nhất, chú thích kỹ lưỡng nhất, từng câu chữ được dịch giả cân nhắc, đắn đo một cách cần trọng Xét về mặt

hình thức, quan sát tong thé là thơ tự do xen lẫn cổ thé, nhưng đi vào khảo sátvăn bản cụ thê thì thấy dù là dùng cô thể hay thơ tự do, dịch giả cũng đã chú ý

Trang 38

tạo được những câu thơ cân đối, hài hòa và đăng đối một cách có chủ đích Sự

cân đối hài hòa ờ đây trước hết thể hiện ở từng cặp hoặc từng đoạn thơ Ngay 10 câu đầu tác phẩm, bà đã dùng 10 câu thất ngôn khá chuẩn về vần luật, hơn nữa lại tương đối sát nghĩa dé dịch, như: “Bách niên nhân sinh do vị ương/ Tài mệnh thiên tác lưỡng tương phuong/ Lịch kinh nhất trường tang thương bién/ Sở kiến chi sự thậm kham thương/ Bi sắc tư phong bat túc kì / Thiên đồ hong nhan thành

quan thường ” (Đời người tram năm đường chưa dut/ Tài mệnh cứ bày ngáng

trở nhau/ Trải qua cuộc đổi thay dâu bé/ Những việc nhìn thấy thật đau long/ Bisắc tư phong không đủ lạ/ Trời ghét hồng nhan thành chuyện thường ) Thểthất ngôn cũng là thê thơ được dùng khá nhiều trong bản dịch này, trong đó có

những đoạn bốn câu, tam câu như những bài thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú

thứ thiệt Nếu như Hoàng Dat Cau phục nguyên hoàn toàn hai câu thơ ngũ ngôn

cổ dé dịch câu 41-42 như đã nói ở trên thì Triệu Ngọc Lan đã có sáng tạo khi dịch hai câu này cùng hai câu tiếp theo thành một bài thất ngôn tứ tuyệt:

“Phương thảo thanh thanh liên thiên bích/ Lê hoa sổ điển bạch y hi/ Chuyển

nhãn tam nguyệt thanh mình chứ Hựu đáo tảo mộ đạp thanh thì” (Cỏ thơm xanh

xanh liền chân trời/ Mấy bông lê lờ mờ điểm trăng / Chớp mắt tháng ba thanh

minh tới/ Lại đến kỳ tảo mộ đạp thanh)

Sự cân đối hài hòa giữa các câu thơ, đoạn thơ đã tạo nên điểm đặc biệt vàgóp phan không nhỏ cho thành công của bản dich này, thé hiện sự chin chu vadụng công cũng như tài năng của dịch giả Dù lựa chọn thể nào, ngũ ngôn, lụcngôn, thất ngôn hay tám chữ, chín chữ, mười chữ, thậm chí cá biệt lên tới 14

chữ, thì dịch giả cũng có gang ghép chúng vào từng cặp hoặc từng đoạn, ít khi

dé câu riêng lẻ Thử thông kê một đoạn chúng ta sẽ thay rõ điều đó:

Trang 39

Câu 27 — 28: “Một hai nghiêng nước nghiêng thanh/ Sắc đành đòi một tài

đành họa hai” được dich là:

“Luận dung nhan, túc di khuynh quốc khuynh thành,

Ti tài hoa, diéc kha phong tao độc lĩnh ”

(Nói về dung nhan, đủ để nghiêng nước nghiêng thành,

So bì tài hoa, cũng có thể độc chiếm phong tao) Việc chú trọng dùng thơ cổ thể cùng những từ ngữ mang hơi hướng văn

ngôn và đặc biệt chú trọng sự đăng đối đã khiến bản dịch của Triệu Ngọc Lan

giữ được nét cô kính, cao nhã của cô thi Những câu thơ dịch này đều mang đặc trưng của thơ cô như “ngôn ngữ hàm súc, câu chữ chỉnh té, ngụ ý sâu xa”, giữa từng dòng từng chữ chứa đầy “phong vị cổ”, đọc lên có cảm giác như dang thưởng thức những bài thơ cô thé của cô nhân Trung Quốc vậy.

2.2 Dịch cấu trúc tiểu đối trong các bản dịch

Trong quá trình khảo sát cách dịch những câu thơ có cấu trúc tiểu đốitrong Truyện Kiểu, chúng tôi nhận thấy, các dịch giả đã lựa chọn xử lí van dé

Trang 40

Thứ hai, không doi: ở trường hợp này, văn dịch đã mat đi cấu trúc cân đối

của câu thơ nguyên tác, câu thơ không còn chia hai về hoặc có hai bộ phận

nhưng không phải là hai về đối nhau có số chữ bằng nhau

Thứ ba, đối bộ phận: Câu trúc đối vẫn được giữ lại nhưng không còn sự cân đối về mặt hình thức trong cả câu mà dịch giả đã thêm vào một vài từ khác,

chang han: Câu 17: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” được dịch là: “i SHEEP

lấ SSXl#H” (ban Hoàng); câu 25: “Lan thu thủy, nét xuân sơn” dịch là: “ath

JBZ 8Ill, GHA” (bản La)

Tổng hợp số liệu khảo sát, chúng tôi có được số liệu thống kê sau đây:

Nhin vao két qua thong ké ta thay:

Ban dịch của La Trường Son đánh mat nhiều nhất cấu trúc tiểu đối củacác câu thơ nguyên tác khi có tới 171/228 câu thơ dịch (chiếm 75%) không còndau vết của hình thức đối xứng này Nếu tính cả những câu dịch có yếu tố đối bộphận thì số câu giữ được tính chất cân đối của câu thơ nguyên tác cũng chỉ

chiếm 25 % Điều này cũng khá dễ hiểu và phù hợp logic Bởi như trên đã nói,

dịch giả La Trường Sơn lựa chọn thể thơ tự do hiện đại, thậm chí là “thơ văn

xuôi” với lỗi tự sự hóa tối đa dé dich Truyện Kiéu, ông gần như không chú ý đến

van điệu, càng không quan tâm đến vấn đề đối ngẫu — một biện pháp tu từ hết

sức được coi trọng của từ chương học cô điển Điều đáng nói là, cho dù cónhững câu thơ dịch giữ được hình thức cân đối của câu thơ nguyên tác, thì trongrất nhiều trường hợp, văn dịch vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả “làm cho câu

Lãi

thơ súc tích, chặt chẽ, cô điển, hoàn mỹ, ( ), làm cho câu thơ thêm chat thơ”.

! Trần Dinh Sử (2012), Thi pháp Truyện Kiểu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, trang 229.

40

Ngày đăng: 08/10/2024, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN