1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Anh Đức
Người hướng dẫn Trương Thị Kim Dung, TS
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 18,55 MB

Nội dung

Nguyễn Sơn “Vai tro của thị trường chứng khoán phái sinh với thị trường chứng khoản cơ sở, vai trò quản lý rủi ro của VSD va các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tro

Trang 1

NGUYÊN ANH ĐỨC

PHAP LUẬT VE THỊ TRUONG CHUNG KHOAN

PHAI SINH O VIET NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUAT HOC

HÀ NOI - 2024

Trang 2

NGUYÊN ANH ĐỨC

PHAP LUAT VE THỊ TRƯỜNG CHUNG KHOAN

PHAI SINH O VIET NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG THỊ KIM DUNG

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học

Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Anh Đức

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU (CS SE 1E E12 1211111111111 0111111111 11 1 1 11 1 1x re 1 CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE THI TRUONG

CHUNG KHOAN PHAI SINH VA PHAP LUAT VE THI

TRUONG CHUNG KHOAN PHÁI SINH 10

1.1 Ly luận về thi trường chứng khoán phái sinh - 10

1.1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán phái sinh - « 10

1.1.2 Các yếu tố cau thành thị trường chứng khoán phái sinh 13

1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh - ‹ -«<- 18 1.2 Lý luận pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh 21

1.2.1 Khái niệm pháp luật thi trường chứng khoán phái sinh 21

1.2.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật thị trường chứng khoán PIAL SHH 00 — 23

1.2.3 Các yếu tố chi phối đến pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh 23

1.2.4 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh 28

KET LUẬN CHƯNG l 2E s+k+EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkrrkererkee 31 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG PHAP LUẬT THỊ TRUONG CHUNG KHOAN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM 33

2.1 Quy định về địa vị pháp lý của chủ thể có chức năng quản lý, giám sát và kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh 33

2.2 Quy định về địa vị pháp lý của chủ thé tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh - - 5+ ++s+++++eexseexssxs 35 2.3 Quy định về chứng khoán phái sinh, sản phẩm chứng khoán phái sinh, các hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh 40

2.2.1 Quy định về chứng khoán phái sinh, sản phẩm chứng khoán phái sinh 40

2.2.2 Quy định về hoạt động đầu tư, kinh doanh trên thị trường chứng

Trang 5

[4108918311 277 1 Ố 44

2.4 — Quy định về hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng

khoán phái sỉnh - G1 HH ng ngư 52

2.5 Quy định về Chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bồ thông tin 56

2.6 Quy định về việc Quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi

phạm trên thị trường chứng khoán phái sinh 58

KET LUẬN CHƯNG 2 0.cccccccscssssesscsesscsececsececsucacsucarsucassucarsucarsucarsacaveacaveess 62

CHUONG 3: DINH HUONG VA GIAI PHAP HOAN THIEN PHAP

LUAT NANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT TAI THI TRUONG CHUNG KHOAN PHAI SINH TAI

VIỆT NAM 5S: 212x222 11112111212111111111111111111 1x 63

3.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật 63

3.2 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật - - 65

KET LUẬN CHUONG 3 -t Sk+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEkTkrrkrkrrkes 72

KẾT LUẬN - ¿52252 SE E12 2E EEEEE211211211211211 1111211211211 11x 73 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 5 s2 e+x++E+zxez 75

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

CTCK Công ty chứng khoán

HDQC Hợp đồng quyền chon

HDTL Hợp đồng tương lai

IOSCO Tổ chức Quốc tế của các Uỷ ban Chứng khoán

NHTM Ngân hàng thương mại

SGDCK Sở Giao dich chứng khoán Việt Nam

SGDCKPS Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh

TCTLKBTCKVN | Tổng công ty Lưu ký và bù trừ Chứng khoán Việt Nam

TTCK Thi trường chứng khoán

TTCKPS Thị trường chứng khoán phái sinh

UBCK Ủy ban chứng khoán

UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam

Trang 7

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, việc pháttriển thị trường nhăm thu hút nguồn lực tài chính, huy động vốn thông qua thị

trường tài chính có ý tầm quan trọng vô cùng to lớn cho việc phát triển nền

kinh tế Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sau 23 năm di vào hoạt

động đã có những bước phát triển đáng kể, tính đến ngày 31/3/2023, vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 7,3 triệu tỷ đồng, tương đương 82,15%

GDP cả nước Với những bước tiến mạnh mẽ luôn đi kèm theo đó chính là sựgia tăng mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính của các nhà đầu tư, cácdoanh nghiệp kể cả hoạt động trong và ngoài nước Từ đó, thị trường chứngkhoán phái sinh (TTCKPS) ra đời với mục đích giúp nhà đầu tư phòng ngừa,giảm thiểu rủi ro trước những biến động ngày càng lớn của thị trường

Sau hơn 06 năm chính thức đi vào hoạt động ké từ ngày 10/8/2017, có

thê khang định TTCKPS là một dau mốc quan trọng gop phần hoàn thiện cấu

trúc TTCK Việt Nam, góp phan gia tăng hàng hóa đầu tư và thúc đây thanh

khoản trên thị trường cơ sở, hạn chế bán tháo khi thị trường lao dốc Không chỉ

là công cụ để phòng ngừa rủi ro khi tham gia trên thị trường cơ sở, mà còn làmột kênh đầu tư hấp dẫn được nhà đầu tư đón nhận và ngày càng tham gia tíchcực Tài chính phái sinh đóng vai trò thiết yếu cho phát triển thị trường vốn

Tính đến ngày 31/7/2023, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoánphái sinh đã liên tục tăng lên với 1.341.152 tài khoản, gấp 546 lần so với thờiđiểm mới khai trương thị trường Quy mô thị trường và thanh khoản của sản

phẩm HĐTL chỉ số VN30 có sự tăng trưởng rõ rệt với mức tăng bình quân

38,65%/năm trong giai đoạn 2018-2022, trong đó năm 2020 được ghi nhận có

tốc độ tăng trưởng cao nhất 79,9% so với năm 2019 và năm 2022 tăng trưởng

43,8% so với năm 2021.

Trang 8

Tuy nhiên, trải qua hơn 06 năm vận hành tại Việt Nam, TTCKPS cũng

đã bộc lộ ra nhiều điểm hạn chế bất cập, vướng mắc gây khó khăn đối với các

nhà đầu tư, thậm chí có những kẽ hở khiến cho những kẻ trục lợi có thể tác

động làm cho thị trường không đảm bảo được vai trò, mục đích ban đầu Thực

trạng triển khai hoạt động còn những vướng mắc về thê chế và vấn đề pháp lýchưa được thống nhất trong hoạt động giao dịch, thanh toán hay các văn bảnpháp luật liên quan đến TTCKPS còn một số điều luật chưa kip cải tiễn,những chế tài chưa cụ thé, hoạt động giao dịch thanh toán chưa được đồng bộ

hay phương thức giám sát chưa chặt chẽ Những điều đó đã gây nên những hạn chế, bất cập lớn trong thực tế tới TTCKPS có thé kế đến như: Việc sử dụng đòn bay cao nên xu hướng thị trường đi ngược với vị thé của nhà đầu tư

sẽ gây nên một khoản lỗ lớn cho nhà đầu tư trong thời gian ngắn Hay việc tài

sản cơ sở của hợp đồng thanh lý là chỉ số VN30, mà số lượng cổ phiếu trong

VN30 chỉ có 30 cổ phiếu có vốn hóa lớn được niêm yết trên sàn Hose, mức

vốn hóa của 30 mã cô phiếu này lớn nên thường tính thanh khoản thấp trên thịtrường từ đó dẫn đến việc thao túng giá để đưa chỉ số VN30 về mức mongmuốn nhăm tạo ra cú đảo chiều bất ngờ dé trục lợi từ các nhà đầu tư

Theo đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm hoàn thiện khung pháp lý, pháp luật hiện hành cho TTCKPS là van đề mang tính thiết yếu, cần được quan tâm Tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam” dé thực hiện Luận văn thạc sĩ luật học nhằm mục đích

nghiên cứu sâu những quy định pháp luật thực định về TTCKPS, đồng thờinghiên cứu thực trang thị trường chứng khoán phái sinh Qua đó có thé nhận

thấy được những điểm tích cực cũng như những khó khăn, bất cập, hạn chế

tiềm ân trong thị trường phái sinh, từ đó tổng hợp những vấn đề còn tôn tại,

vướng mắc và kiến nghị một số ý kiến, giải pháp của cá nhân phần nào giúp

cơ quan lập pháp có căn cứ chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật dé

Trang 9

lành mạnh hóa môi trường pháp lý về TTCKPS, nhằm đưa TTCKPS thựchiện đúng với vai trò của nó và phát triển hơn trong tương lai.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến quy định TTCK nói chung

hay các nghiên cứu về TTCKPS khá phổ biến, tuy nhiên các nghiên cứu tập

trung chuyên sâu vào quy định pháp lý TTCKPS thì còn khá hạn chế và

khiêm tốn

Bài nghiên cứu của tác giả TS Cấn Văn Lực về “Điều kiện vận hành

hiệu quả TTCKPS” tại Hội thảo Vận hành TTCKPS Việt Nam vào tháng

08/2015 đã xem xét điều kiện vận hành hiệu quả TTCKPS bằng phương pháp tổng hợp và phân tích Một số điều kiện để vận hành thị trường đã được phân tích trong đó đáng quan tâm là vấn đề về mặt pháp lý của cơ quan quản lý nhà

nước Thông qua đó, tác giả đã đề xuất một số gợi ý để vận hành hiệu quảTTCKPS tại Việt Nam, đó là đối với các cấp quản lý cần xây dựng hành langpháp lý trong việc tạo lập và giao dịch, cơ chế và biện pháp phòng ngừa rủi ro

trong giao dịch, đảm bảo tính minh bạch.

ThS Nguyễn Kim Chung với bài viết “Khưng pháp lý cho thị trường

chứng khoán phái sinh” trên Tạp chí tài chính, tháng 6/2015 đã sử dụng

phương pháp định tính thông qua tổng hợp và phân tích để bàn luận khung

pháp lý cho TTCKPS trên cơ sở Chính phủ ban hành Nghị định

42/2015/NĐ-CP về CKPS và TTCKPS Theo tác giả nhìn nhận việc ban hành quy định này

đã giải quyết nhiều vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn và giúp TTCK pháttrién chuyên nghiệp, bài bản hơn theo thông lệ quốc tế

Với bài viết nghiên cứu của TS Nguyễn Sơn “Vai tro của thị trường

chứng khoán phái sinh với thị trường chứng khoản cơ sở, vai trò quản lý rủi

ro của VSD va các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

trong giai đoạn toi” thang 08/2018 trên Tạp chí Tài chính đã tập trung sửa

Trang 10

đổi hệ thống luật trên cơ sở hoàn thiện hệ thông pháp lý về chứng khoán liên

quan đến chứng khoán phái sinh Tác giả đã nhìn nhận rằng các văn bản pháp

luật của Việt Nam hiện nay về TTCKPS tương đối hoàn chỉnh, tuy nhiên còn

một số điều luật chưa kip cải tiễn và những quy định chế tài chưa cụ thể, hoạt

động giao dịch thanh toán chưa đồng bộ, phương thức giám sát chưa chặt chẽ.Tác giả cũng đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến vấn đề pháp lý nhưhoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán, bù trừ đáp ứng nhucau thực tiễn và có cơ chế giám sát thích hợp

Bài nghiên cứu của TS Trần Quốc Thịnh năm 2019 về “Hoàn thiệnkhung pháp ly dé phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đáp

ứng xu thế hội nhập quốc tế” trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng đã

tập trung phân tích và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện khung pháp lýnhằm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam phù hợp, đáp ứng

xu thế hội nhập quốc tế như: Xây dựng khung pháp lý phù hợp với thông lệquốc tế; nâng cao tính thống nhất trong khung pháp lý; hoàn thiện các quyđịnh trong thanh toán giao dịch, bù trừ, công bố thông tin và tăng cường chếtài, xử lý nghiêm các vi phạm để đảm bảo tính kỷ cương của thị trường

Bài viết nghiên cứu “Vai tro của chứng khoán phái sinh đổi với thị

trường chứng khoán Việt Nam” của TS Nguyễn Vĩnh Hưng tháng 12/2019

trên Tạp chí Dân chủ & Pháp luật tập trung phân tích làm rõ vai trò tác động

của TTCKPS đối với nhiều chủ thể như TTCK, nền kinh tế, Nhà nước và hệ

thống pháp luật và xã hội Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những đặc điểm hạn chếcủa TTCKPS tại Việt Nam với xu hướng phát triển theo hướng đầu cơ thay vì

là một kênh phòng ngừa rủi ro, từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoànthiện các quy định pháp luật về CKPS trong bối cảnh Việt Nam đang tiến

hành bổ sung, sửa đôi Luật Chứng khoán, trong đó chú trọng vào việc xây dựng những quy định cụ thể, chỉ tiết về từng loại hình chứng khoán phái sinh.

Trang 11

Nhìn chung, theo tìm hiểu của tác giả hiện nay thì chưa có những đề tài

nghiên cứu và tiếp cận dưới góc độ phân tích, đánh giá tổng quan toàn bộ hệ

thong pháp luật điều chỉnh liên quan đến TTCKPS và đi vào chuyên sâu cụthé vào phân tích từng nội dung như các quy định về địa vị pháp lý của cácchủ thê tham gia thị trường: quy định về hoạt động bù trừ, thanh toán giao

dịch CKPS; quy định về chế độ báo cáo, công bố thông tin và quy định về

quản lý, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trên thị trường Đặc biệt là tronggiai đoạn gan đây khi TTCKPS Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng

hội nhập toàn cầu, cùng với việc Việt Nam đã ban hành mới, sửa đôi, bố sung

một số các Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến TTCKPS Vì vậy, có thểnói rằng, “Pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam ” là một

dé tài có tính kế thừa, tiếp nối các kết quả nghiên cứu của các công trình nêu

trên và phát triển phân tích chi tiết những yếu tố mới liên quan đến pháp luật TTCKPS, có tính đóng góp quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá những lý luận cơ bản,

các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về thị trường chứng khoán

phái sinh và một số trường hợp cụ thể xảy ra trong thực tiễn, tác giả của luậnvăn hy vọng có thể tìm ra những điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp luậtViệt Nam và việc thực hiện những quy định pháp luật trong thực tế Từ đó tác

giả đưa ra một số đề xuất sửa đổi, bố sung đối với những quy định pháp luật

hiện hành, hướng tới việc đảm bảo một hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ ràng,

đồng bộ và nhất quán, kịp thời và phủ hợp với thực tế vận hành, cũng như đối

với quá trình thực hiện các quy định đó một cách hợp tình, hợp lý nhằm đảobảo quyền và lợi ích hợp pháp, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư tham gia

Trang 12

thị trường chứng khoán nói chung và thị trường phái sinh nói riêng, đểTTCKPS thực hiện tốt nhất vai trò thiết yếu cho phát triển thị trường vốn, gópphần phát triển nền kinh tế đất nước.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụthé như sau:

Nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các cơ sở lý luận liên quan đến các quyđịnh về thị trường chứng khoán phái sinh Qua đó nêu ra vai trò, tầm quantrọng của việc đưa ra quy định đối với thị trường chứng khoán phái sinh, gópphần làm rõ và áp dụng các chế định vào quản lý thị trường phái sinh trong

thực tiễn.

Đưa ra đánh giá thực trạng về quy định pháp luật hiện hành và việc

thực hiện thực tế trong việc vận hành, điều tiết, phát triển thị trường chứng

khoán phái sinh, từ đó thấy được những ưu điểm và những hạn chế, vướng

mắc trong việc thực tế hóa các quy định này.

Liên hệ và nêu những kinh nghiệm về những quy định cũng như trong

thực tế của các nước quốc tế về thị trường chứng khoán phái sinh, qua đó học

hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Namcũng như có những biện pháp hiệu quả thiết thực hơn trong thực tế

Dua ra những đề xuất, kiến nghị về phương hướng và giải pháp déhoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường chứng khoán phái

sinh, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường phái sinh phát

triển trong tương lai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 13

liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh, hệ thống các quy định pháp

luật của Luật Chứng khoán, Luật Các công cụ chuyên nhượng, nghị định sé 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái

sinh, và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành liên quan.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quy định củapháp luật về TTCKPS bắt đầu từ thời điểm Luật chứng khoán năm 2019 vàNghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng khoán phái sinh và

thị trường chứng khoán phái sinh được ban hành.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu của Luận văn sẽ tập trung vào thựctrạng áp dụng pháp luật về TTCKPS trên TTCKPS tại Việt Nam

Phạm vi về nội dung: Luận văn sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật

về TTCKPS liên quan đến Luật Chứng khoán năm 2019, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến TTCKPS.

Trong quá trình nghiên cứu, cũng sẽ xem xét các quy định trước đó dé đánh giá,

so sánh, từ đó rút ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTCKPS.

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp chung

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu khoa học xãhội nhân văn, trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa Mac-Lénin, kết hợpvới phương pháp phân tích và tổng hợp, lý luận và thực tiễn, lịch sử và logic

Phương pháp cụ thể

Đề tài sử dụng phối hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp lịch sử

và logic, phân tích và tổng hợp, đối chiếu, so sánh, xử lý số liệu thống kê,

khảo cứu thực tiễn.

Trang 14

Phương pháp tong hợp được sử dụng dé tông hợp các số liệu tri thức có

từ hoạt động phân tích tài liệu, tham khảo thực tiễn Nhằm mục đích đưa ranhững luận giải, đề xuất của chính tác giả luận văn

Phương pháp phân tích được sử dụng dé phân tích tài liệu sơ cấp và thứcấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và Văn kiện, Nghị quyết

của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thấm quyền là tài liệu sơ cấp Tài liệu thứ cấp gồm các công trình

khoa học, đề tài, tạp chí đã được các tác giả khác thực hiện

Phương pháp luật học so sánh được dùng để nghiên cứu kinh nghiệm

nước ngoài, từ đó rút ra kinh nghiệm để lựa chọn kế thừa những quy định phùhợp với điều kiện hoàn cảnh áp dụng đối với Việt Nam

Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong các

chương của luận án nhằm trình bày các van dé, nội dung đã nghiên cứu theo

một trình tự hợp lý, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Qua phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng áp dụng các quy

định pháp luật liên quan đến Thị trường chứng khoán phái sinh, luận vănchỉ ra những điểm còn hạn chế của các quy định pháp luật về thị trườngphái sinh tại Việt Nam, những vướng mắc bất cập gây ra những rủi ro,thiệt hại ảnh hưởng đến quyên lợi của nhà đầu tư cũng như cho thị trường

chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán phái sinh nói riêng Từ

đó có thể đưa ra hướng giải quyết phù hop với điều kiện kinh tế — chính

trị — xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế Bên cạnh đó luận văn đềxuất những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu

quả áp dụng các quy định pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh

tại Việt Nam.

Trang 15

7 Cơ cau của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận chung về thị trường chứng khoán

phái sinh và pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về pháp luật thị trường chứng khoán

phái sinh ở Việt Nam.

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao

hiệu quả thực hiện pháp luật về pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh tại

Việt Nam.

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE

THI TRUONG CHUNG KHOAN PHAI SINH VA PHAP LUAT VE

THI TRUONG CHUNG KHOAN PHAI SINH

1.1 Ly luận về thị trường chứng khoán phái sinh

1.1.1 Khái niệm Thị trường chứng khoán phát sinh

Trên thế giới, việc xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) như một cấu phần không thể thiếu trong cấu trúc thị trường

tong thé là ưu tiên của phần lớn các nước có thị trường tài chính phát triển

Dù cho được coi là một công cụ tài chính hiện đại, sự phát triển vượt bậc vàrộng khắp của TTCKPS là kết quả của một quá trình hình thành, thay đổi và

sáng tạo qua hơn hàng trăm năm.

Thị trường phái sinh đã manh nha từ thời Hy Lạp cô đại khi người

Athen thời bấy giờ đã thiết lập hợp đồng vận chuyên thương mại như các hợp

đồng kỳ hạn, đến thời Trung cô thì các hợp đồng quy định việc giao hang

trong tương lai với mức giá có định tại thời điểm ky hợp đồng đã trở nên phổ biến Năm 1730 là một trong những cột mốc chính cho sự phát triển của thị

trường phái sinh khi Sàn giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giớiđược thiết lập và thực hiện trên Gạo đã được tô chức thông qua Sở giao dịchGạo Dojima tại Osaka Tới những năm 1980 - Khi quá trình kết nối công

nghệ hóa hiện đại hóa vượt qua khoảng cách rào cản địa lý, thì sự bùng phát

của chứng khoán phái sinh mới đạt tới đỉnh cao và đặt cột mốc thứ hai trong toàn bộ quá trình phát triển Các sản phẩm phái sinh dựa trên tài sản tài chính

đã được hình thành như cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số cô phiếu, trái phiếu cùng với

các kim loại quý, năng lượng.

Xét về bản chất, phái sinh theo tiếng Anh là Derivative, John C Hull

cho răng đó là một công cụ tài chính mà giá trị của nó được sinh ra và phụ

10

Trang 17

thuộc vào giá trị của tài sản gốc — tài sản co sở [44] Luật Quy định hợp đồng chứng khoán năm 1956 (SCRA) đã định nghĩa phái sinh là dẫn xuất từ một tài sản có thê đảm bảo hoặc không đảm bảo và nguồn gốc từ giá, hoặc chỉ số giá

của chứng khoán cơ bản Theo John Downes và Jordan Elliot (1991): “Chứng

khoán phái sinh là một thỏa thuận hợp đồng thực hiện vào một ngày trong

tương lai Giá trị của nó phụ thuộc vào tài sản cơ sở như cô phiếu, trái phiếu,

tiền tệ và hàng hóa”

NGUT PSG TS Lê Hoang Nga đã định nghĩa:

Các chứng khoán phái sinh (CKPS) ra đời từ một sản phẩm tài chính

hoặc loại hàng hóa nào đó — được gọi là tài sản cơ sở như hàng hóa,

cô phiếu, một khoản vay và giá tri của nó được xác định dựa vào

giá trị của chính tài sản cơ sở Do đó, người ta gọi chúng là các

chứng từ có nguồn gốc tài chính hoặc các CKPS [19, tr.47].

Có thể hiểu rằng CKPS sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các đối tượng đầu tư như cô phiếu, trái phiếu, dé dam bảo rằng nếu giá của cô phiếu, trái phiếu có thay đổi thế nào bao nhiêu đi nữa thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu.

Điều cần lưu ý rằng chứng khoán phái sinh không xác nhận quyền sởhữu tài sản cơ sở mà chỉ là bản hợp đồng (hoặc tương tự như hợp đồng) nêu

rõ cam kết về quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ có bên mua — bên bán đối vớitài sản vào thời điểm xác định trong tương lai Khi các tổ chức, cá nhân tham

gia cam kết, mục tiêu của họ là bảo vệ khỏi những rủi ro do có những thay đôi lãi suất, giá trị tiền tệ hay hàng hóa Tham gia giao dịch chứng khoán phái

sinh không phải là các nhà đầu tư mà là những người muốn rào chắn, quản lý

rủi ro, đầu cơ hay kinh doanh chênh lệch giá Thị trường được hàm ý theo

nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng tựu chung thì đó là nơi người mua và người

11

Trang 18

bán tương tác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, hay hợp đồng hoặc công cụ,

dé lấy tiền hoặc trao đối.

Đối với TTCKPS, Th.S Phạm Minh Cường định nghĩa răng đây là “thịtrường mua đi bán lại sản phẩm (công cụ) phái sinh, trong đó có hợp đồngquyền chon, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn vàcác sản phâm phái sinh khác” [8] Th.S Hoàng Thị Hoài cũng đồng quan điểmkhi cho rằng TTCKPS là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh,những công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng dựa trên mộthoặc một số công cụ tài sản khác [13]

Tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 vềCKPS và TTCKPS đã quy định: “TTCKPS là địa điểm, hình thức trao đổi

thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc

thực hiện nghĩa vụ bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh”.

Do đó, tác giả đưa ra định nghĩa TTCKPS (Derivative Securities Market)

là nơi dién ra các trao đôi, giao dich, mua bán các hợp đồng, nghĩa vụ giữa

các bên với nhau dựa trên tài sản gốc là cô phiếu, trái phiếu, chỉ số hàng hóa,

nông sản, tiền tệ, là thị trường tài chính được giao dịch, trao đổi thông qua

các hợp đồng về những công cụ tài chính, thị trường này có thể được phân

thành thị trường niêm yết và thị trường phi tập trung (OTC) va đi kèm tương

ứng là tính pháp lý cũng sẽ khác nhau.

Về bản chất thì đây là thị trường phân tán rủi ro, hay còn gọi là thị trường chuyền nhượng rủi ro Các sản phẩm của TTCKPS ngay từ khi ra đời

đã có mục tiêu tự thân của chúng, đó là quản tri rủi ro, bảo đảm cho một bên

của hợp đồng ấn định trước giá trị trong tương lai, từ đó giúp nhà đầu tư thiếtlập được cơ chế phòng vệ rủi ro Một khi danh mục nhà đầu tư đã được bảo

vệ trước rủi ro, thì nhà đầu tư sẽ tự tin hơn trong việc duy trì, thúc đây các hoạt động kinh doanh và đầu tư, từ đó tạo hiệu ứng tâm lý lan tỏa và thúc đây

sự phát triên của nên kinh tê.

12

Trang 19

1.1.2 Các yếu tô cầu thành thị trường chứng khoán phái sinh1.1.2.1 Các sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh

TTCKPS phát hành và giao dịch các chứng từ tài chính có nguồn gốc

từ chứng khoán cơ sở, thị trường này có thê được phân thành 2 nhóm đó là:

- Thị trường giao dịch tập trung: Tai day chứng khoán phái sinh được

giao dịch tại các Sở giao dịch và sản phẩm giao dịch tương ứng trên loại thịtrường này là Hợp đồng tương lai (HDTL, Hợp đồng quyền chọn (HĐQC)được chuẩn hóa theo quy định của Sở

- Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC): Giao dịch tại không diễn

ra tại Sở giao dịch hay tại bất cứ một địa điểm tập trung nao khác mà được

thỏa thuận qua điện thoại hay các phương tiện thông tin liên lạc Các sản

phẩm giao dịch của loại thị trường nay là Hợp đồng kỳ hạn, HDQC và Hợp đồng hoán đổi.

Đối với Hợp đồng kỳ han thì đây là chứng khoán phái sinh giao dịchthỏa thuận được thành lập giữa các bên tham gia, xác nhận cam kết mua hoặcbán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được hai bên

xác định và thong nhất, tai một thời điểm được xác định trong tương lai và được ấn định trong hợp đồng Hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà đầu tư thanh toán và thỏa thuận trực tiếp các điều khoản trong hợp đồng nên có thé đáp ứng nhiều nhu cầu ý chí cụ thể của nhà đầu tư nhưng lại khó chuyên nhượng

lại cho bên thứ ba.

Ngoài ra các bên tham gia hợp đồng có thé phải chịu rủi ro tín dụngcủa nhau nếu một bên mat khả năng thanh toán, thường thì không có cơquan quản lý và cơ chế quy định việc đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụtrong hợp đồng nên các nhà đầu tư có thể đứng trước nguy cơ đối táckhông thực hiện đúng hợp đồng “Các tài sản gốc có thé là chứng khoán,

ngoại tệ, hàng hóa hoặc lãi suất Các chủ thé tham gia hợp đồng ky han

13

Trang 20

trên thị trường tài chính cũng rất đa dạng: ngân hàng, tổ chức đầu tư, chính

phủ và công ty” [35, tr.19].

Hop đồng tương lai được phát trién từ hợp đồng kỳ hạn nên có những

điểm tương đồng: là một hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán

một tai sản tài chính hoặc hàng hóa tại một mức gia xác định vào một thời

điểm nhất định trong tương lai Tuy nhiên khác với hợp đồng kỳ han ở chỗchúng thường được giao dịch trên thị trường có tổ chức

Để tạo điều kiện cho giao dịch thì Sở giao dịch quy định chuẩn hóa

những điều kiện cho hợp đồng như ky hạn hợp đồng, quy mô hợp đồng, cấp

pham hang hóa, phương thức thanh toán, giao hàng Sở giao dịch cung cấp một cơ chế đảm bảo rằng hợp đồng sẽ được tôn trọng thực hiện khi mà hai bên đối tác giao dịch không nhất thiết phải biết nhau Chính vì thế mà có thê

định nghĩa hợp đồng tương lai là những thỏa thuận được tiêu chuẩn hóa dé

mua hoặc bán một tai sản tài chính hay hàng hóa tại một mức giá xác định va

vào một thời điểm nhất định trong tương lai

Hợp dong quyền chọn là quyền của các nhà đầu tư được mua hay bán một số lượng cô phiếu xác định trước theo một giá xác định trước và thấp hơn giá hiện hanh cua cổ phiếu đó trên thị trường Quyền lựa chọn là một bản hợp

đồng mang tính thỏa thuận nhưng ràng buộc về mặt pháp lý, có ba bên thamgia: người mua quyền chọn, người viết quyền lựa chọn đồng thời là người bán

và cơ quan quản lý, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện chính xác.

Đặc điểm của Hợp đồng quyên chọn là vị thế mua là người mua quyền

có quyên thực hiện hay không thực hiện quyên, còn vi thé bán phải có nghĩa

vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu; người mua quyên phải trả cho ngườibán quyền một khoản phí xem như giá của quyền chọn và ngày thực hiện

quyền do người mua quyền quyết định trong kỳ han.

14

Trang 21

Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên hay còn gọi là cam kết song phương với mục đích trao đổi tài sản hoặc dòng tiền trong khoảng

thời gian cụ thé quy định trong hợp đồng Có thé hiểu thực chat đây là một

chuỗi các hợp đồng kỳ hạn, vì thế nên hợp đồng hoán đổi cũng không được

chuẩn hóa và luôn giao dịch trên thị trường phi tập trung với các điều khoảnhợp đồng do hai bên tự thỏa thuận đặt ra Có hai hình thức hoán đổi là: hoán

đổi cô định và hoán đổi thả nổi “Điểm phân biệt rõ nhất giữa hợp đồng hoán

đổi và hợp đồng kỳ hạn là ở chỗ: Hợp đồng hoán đổi là chuỗi các khoản thanhtoán còn hợp đồng kỳ hạn là khoản thanh toán một lần Ngoài ra, còn có một

vài đặc điểm phân biệt giữa hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn, như việc hai bên trong một hợp đồng hoán đổi có thể hoán cho nhau hai dòng thanh

toán có giá tri thả noi” [34, tr.22, 29]

1.1.2.2 Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

a Cơ quan quản lý Nhà nước của thị trường chứng khoán phái sinh

Cơ quan quản lý và giám sát thị trường thực hiện chức năng của một cơ

quan lập pháp, hành pháp đối với toàn bộ Thị trường chứng khoán (TTCK),chịu trách nhiệm thiết lập khung pháp lý liên quan đến sự hoạt động, vận

hành, quản lý, giám sát TTCK nói chung và TTCKPS nói riêng.

Phạm vi quản lý của các cơ quan này thậm chí ở một số quốc gia là bao trùm toàn bộ thị trường các dịch vụ tài chính bao gồm cả ngân hàng và

bảo hiểm Ví dụ như thị trường tài chính Mỹ có Ủy ban chứng khoán và Sở

Giao dich (Securities and Exchange Commission — SEC); tai Nhật là Cơ quan dich vu tai chinh (Japan Financial Services Agency — FSA) quan ly

tat cả các dich vụ tài chính từ ngân hang, bảo hiểm hay chứng khoán, thịtrường Hàn Quốc có Ủy ban dịch vụ tài chính (Financial Services

Commission —FSC); Singapore có Cơ quan quản lý tiền tệ (Monetary

Authority of Singapore — FSC)

15

Trang 22

b Tổ chức tự quản gồm Sở Giao dịch CKPS và Trung tâm thanh todn

bù trừ CKPS

Sở Giao dịch CKPS là nơi tổ chức vận hành và quản lý TTCKPS, quy

định về việc niêm yết, giao dịch và giám sát các sản phẩm phái sinh và các

thành viên thị trường.

Trung tâm thanh toán bù trừ theo mô hình bù trừ đối tác trung tâm

(CCP) được tô chức dưới hình thức hoặc trực thuộc Sở Giao dịch chứng

khoán phái sinh (SGDCKPS) hoặc là một cơ quan độc lập với Sở GD.

Phần lớn các quốc gia thuộc châu Á Thái Bình Dương đều lựa chọn việc tô chức bù trừ CKPS chịu sự quan lý chi phối của các SGDCKPS (hay một số Sở giao dịch thực hiện luôn chức năng bù trừ) do có những thuận lợi như tạo sự chủ động cho các Sở GD trong vấn đề quản lý thông suốt từ giao

dịch đến bù trừ và thanh toán và cơ chế giám sát đặc biệt là giám sát giới hạn

vị thế; cơ chế quản lý rủi ro được thực hiện thuận lợi.

c Thanh viên giao dịch phái sinh

Các tô chức tài chính như Công ty chứng khoán (CTCK), Ngân hàng

thương mại (NHTM), Quỹ đầu tư, đáp ứng các quy định của Ủy ban chứngkhoán (UBCK) dé thực hiện nghiệp vụ môi giới, tự doanh, tư vấn đối với giao

dịch sản phẩm phái sinh do UBCK cấp, là thành viên của Sở GDCK, đã đăng

ký tư cách là thành viên giao dịch cho sản phẩm phái sinh và phải thực hiện các nghĩa vụ của thành viên SGDCKPS Thường thì các điều kiện trở thành

thành viên giao dịch tại TTCKPS sẽ cao hơn TTCK cơ sở vì giá trị giao dịch

liên quan đến sản phâm phái sinh là lớn nên cần xem xét đến các tiêu chí vềvon, von kha dung, tong nợ, lich sử giao dich trên TTCK,

d Thành viên bu trừ

Các tô chức tài chính đáp ứng được các quy định của UBCK về nghiệp

vụ bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh UBCK cấp, đã đăng ký tư cách

16

Trang 23

thành viên với Trung tâm lưu ký hoặc Bộ phan bi trừ nằm trong Sở Thành

viên bù trừ thực hiện việc bù trừ CKPS cho khách hàng và cho các giao dịch

tự doanh của chính mình.

Thông lệ tại các Sở quốc tế quy định tiêu chí xét duyệt để trở thành thành viên bù trừ có phần chặt chẽ hơn so với tiêu chí trở thành thành viên giao dịch, với các yêu cầu về an toàn tài chính đối với thành viên thanh toán

bù trừ thường cao hơn thành viên giao dịch.

e Nhà tạo lập thị trường phải sinh

Nhà tạo lập thị trường ton tại với mục tiêu tạo tính thanh khoản cho cácsản phẩm phái sinh mới hoặc các sản phẩm có mức độ thanh khoản thấp Nhà

tạo lập có thé là nhà dau tư, t6 chức tài chính đáp ứng đủ các tiêu chí của Sở

dé có thé thực hiện cơ chế nhà tạo lập thị trường, trên một hợp đồng có thé có

nhiều nhà tạo lập thị trường

Dé khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia làm nhà tạo lập thịtrường cho các sản phâm phái sinh, Sở GDCKPS quốc tế thường áp dụng cácchính sách khuyến khích như giảm phí giao dịch, phí thanh toán Đi cùng với

đó, cũng có những quy định riêng đối mà nhà tạo lập thị trường phải tuân thủ,

ví dụ: Chào giá hai chiều và chảo giá liên tục; đáp ứng lại chào giá theo yêucầu theo tỉ lệ phan trăm nhất định của tông khối lượng chao giá theo yêu cau;Khối lượng và mức chênh lệch giữa giá chào mua/bán phải thực hiện theo quy

định của Sở;

J Ngân hàng thanh toán

Thực hiện hạch toán và chuyên khoản cho các tài khoản giao dịch sản

phẩm phái sinh, dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày của

Trung tâm thanh toán hoặc Bộ phận bù trừ Bên cạnh đó, Ngân hàng thanh

toán cũng kết nối với trung tâm bu trừ dé thực hiện việc giám sát giá trị tàikhoản thực của khách hàng tại ngân hàng thanh toán và thu phí đối với các

giao dịch nay.

17

Trang 24

Đề dam bảo chức năng của một ngân hàng thanh toán thực hiện chuyền

giao tài sản lớn cho cả thị trường, ngân hàng đó cần đáp ứng khả năng an

toàn, va “sức khỏe” của nguồn vốn, đồng thời đáp ứng được các chỉ tiêu về

thanh khoản và an toàn vốn.

g Nhà dau tư

Thành phần tham gia đầu tư vào TTCKPS là các nhà đầu tư các nhân,

các nhà đầu tư có tô chức như các Quỹ đầu tư, tùy theo mục đích đầu tư mà

tính phòng ngừa cũng khác nhau Riêng với thị trường HĐTL trên chỉ số, đa

số nhà đầu tư là tổ chức, nguyên nhân nằm ở bản chất của tài sản cơ sở cho loại hợp đồng này Tài sản cơ sở của HĐTL trên chỉ số chính là các chỉ số có

tính đại điện cho rổ cổ phiếu Khi đầu tư vào HDTL trên chỉ số, nhà đầu tư có

thé thực hiện mục đích phòng ngừa rủi ro cho 16 cô phiếu đã đầu tư Tuy

nhiên gần đây, số lượng nhà đầu tư tham gia vào HĐTL trên chỉ số đang giatăng nhiều hơn

1.1.3 Vai trò của thị trường chứng khoản phải sinh

Tại các quốc gia tư ban, TTCKPS được coi là “một trong số các kênhtích lũy tư bản” [20, tr 331], hầu hết các nước có nén kinh tế phát triển đều có

sự tồn tại và đóng góp to lớn của thị trường chứng khoán Mặc dù vậy, các đất nước này đều xác định cần có sự đa dang nguồn hàng cung cấp cho thị trường

và có công cụ đảm bảo sự an toan cho các nhà đầu tư Vì vậy, việc phát hiện

và hình thành các loại hình chứng khoán phái sinh được coi là một bước tiễn

mang ý nghĩa quan trọng của TTCK.

Có thé khang định rằng việc chứng khoán phái sinh được phép tham giagiao dịch trên thị trường chứng khoán đã góp phần giúp nâng tầm hoạt độngđầu tư chứng khoán tại Việt Nam thêm phần chuyên nghiệp, hiện đại và manglại những thuận lợi cho các nhà đầu tư và cho các cơ quan quản lý TTCK, có

thé ké đến cụ thé như sau:

18

Trang 25

Thứ nhất, đôi với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chứng khoán phái sinh giúp các nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm có thể khai thác

những lợi thế nhằm tối đa hóa lợi nhuận Và ngay ké cả đối với các nhà đầu tư

mới còn chưa có nhiều hiểu biết và kĩ năng, kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

thì chứng khoán phái sinh cũng có thé giúp hạn chế được một phan rủi ro khi

các nhà dau tư có thé chủ động dua ra các dự đoán phủ hợp nhằm xác định trước rủi ro Nói cách khác, “TTCKPS đã bước đầu thé hiện vai trò là một

kênh đầu tư và phòng vệ rủi ro hiệu quả, đặc biệt khi thị trường cơ sở biến

động mạnh” [46].

Bên cạnh đó, với những chủ thể cung cấp các dịch vụ về chứng khoán phái sinh, thông qua việc mua bán các dịch vụ liên quan đến chứng khoán phái sinh, cũng có thêm doanh thu và lợi nhuận đáng kể Có thé thấy, chứng

khoán phái sinh đang là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong nước

và nước ngoài tại Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, đối với thị trường chứng khoán, “TTCKPS ra đời, đi vào hoạtđộng là một dấu mốc quan trọng của TTCK Việt Nam, góp phần hoàn thiệncấu trúc TTCK Việt Nam, gia tăng hàng hóa đầu tư và thúc đây thanh khoản

trên thị trường cơ sở TTCKPS là giải pháp hữu hiệu dé giữ chân nhà đầu tu,

tránh tình trạng họ tháo chạy khỏi TTCK khi thị trường cơ sở sụt giảm” [48].

Trên thực tế, việc chứng khoán phái sinh được phép tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán đã góp phần nâng cao vị thế và tầm ảnh hưởng của thị

trường chứng khoán Việt Nam, đã góp phan tạo dựng nguồn cung đồi dao,

mở rộng và da dạng hóa nguồn hang ban từ đó đáp ứng nhu cau và giữ châncác nhà đầu tư ở lại thị trường

Quan trọng hơn, TTCKPS còn góp phần trọng yếu giúp TTCK hoạt

động ngày càng an toàn, hiệu quả, 6n định và bền vững Các chứng khoán

phái sinh đóng vai trò là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các đối tượng đầu

19

Trang 26

tư như cô phiếu, trái phiếu, dé đảm bảo răng nếu giá cô phiếu, trái phiếu có

thay đổi thế nào thì giá của các công cụ phái sinh vẫn duy trì ở mức ban

đầu Hay có thể hiểu răng, chứng khoán phái sinh sẽ làm ổn định hơn

những biến động trên sàn chứng khoán Chứng khoán phái sinh đang đóng

góp trực tiếp đến sự tăng trưởng, 6n định và bền vững của thị trường chứng

khoán Việt Nam.

Thứ ba, đối với sự phát triển của nền kinh tế, có thé khang định:

“TTCK có vai trò đặc biệt quan trọng tại các quốc gia có nền kinh tế thi

trường” [35, tr.19] Thật vậy khi thực tiễn đã chứng minh “việc nền kinh tế 6n định, phát trién mạnh mẽ phụ thuộc khá lớn vào TTCK” [15] Các nguồn vốn tài chính được luân chuyển rất nhanh chóng và thuận tiện thông qua thị

trường chứng khoán Từ đó, sự tham gia của thị trường chứng khoán phái sinh

cũng đồng thời sẽ mời gọi, thu hút các nhà đầu tư mua bán, tạo ra thanhkhoản lớn Qua đó, chứng khoán phái sinh đã trực tiếp góp phần thúc đây sựphát triển của thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế của Việt Nam

Thứ tư, đối với xã hội: Thông qua thị trường chứng khoán phái sinh, người dân có thêm cơ hội đề đầu tư, kinh doanh và góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khi có nhu cầu về vốn, tạo cầu nối và phần nào thỏa mãn mong muốn giữa các nhà đầu tư chứng khoán hướng tới sự an toàn với các doanh nghiệp

dang mong mỏi tìm kiếm nguồn vốn Đi cùng với việc chứng khoán phái sinh

ra đời sẽ tạo ra thêm cơ hội việc làm cho xã hội khi nhà đầu tư có thêm lựa

chọn khi quyết định tham gia đầu tư, kinh doanh chứng khoán, các công tychứng khoán cũng có thêm việc làm khi cung cấp các dịch vụ liên quan đến

chứng khoán phái sinh.

Thứ nam, di với Nhà nước và pháp luật: Việc cho phép chứng khoán

phái sinh được mua, bán trên TTCK đã góp phần gây dựng môi trường pháp

lý về đầu tư, kinh doanh chứng khoán an toàn, hiệu quả Thêm vào đó, như đã

20

Trang 27

phân tích, sự bền vững, phát triển của TTCK giúp cho nền kinh tế tăng trưởng

ồn định lâu dài va đây cũng chính là mục tiêu mà hầu hết các Nhà nước

hướng tới.

Về phía pháp luật, chứng khoán phái sinh giúp cho nhà đầu tư hạn chế bớt rủi ro và như vậy góp phan giảm thiểu các tranh chấp phát sinh khi tham gia buôn bán, dau tư, kinh doanh chứng khoán Mặt khác, việc pháp luật quy

định chứng khoán phái sinh còn góp phần xây dựng hành lang pháp lý vềchứng khoán ngày càng an toàn, hiện đại và phù hợp với chuẩn mực củanhiều quốc gia trên thế giới Từ đó, hệ thống pháp luật về chứng khoán của

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng với pháp luật của nhiều quốc gia có nền pháp luật tiên tiến, hiện đại trên thế giới.

Tựu chung lại, có thể khăng định, chứng khoán phái sinh giữ vai trò rất

quan trọng đối với sự phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam Cùng với đó, chứng khoán phái sinh còn góp phan hạn chế đáng ké các rủi ro cho

nhà đầu tư Chính vì vậy, về phía pháp luật, cần có sự quan tâm và điều chỉnhphù hợp để chứng khoán phái sinh thực sự trở thành trụ đỡ cho sự phát triển

lâu dài của TTCK Việt Nam.

1.2 Lý luận về pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinh

1.2.1 Khái niệm pháp luật về thị trường chứng khoán phái sinhTại Mỹ, pháp luật về chứng khoán phái sinh xuất hiện từ khá sớm và

bắt đầu với các HĐTL Hiện nay chứng khoán phái sinh và giao dịch chứng

khoán phái sinh ở quốc gia này được điều chỉnh bởi luật liên bang, để mộtgiao dịch được Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) quản lý theo Đạoluật trao đối hàng hóa (CEA) thì nó phải liên quan đến hang hóa theo luậtđịnh và HDTL hoặc quyên chọn Trong khi đó tại Trung Quốc, chứng khoán

phái sinh là hiện tượng mới nhưng nhờ nền kinh tế năng động, sự hội nhập

21

Trang 28

mạnh mẽ và kế thừa từ Hồng Kông nên Trung quốc có sự phát triển nhanh

đáng kể trong lĩnh vực này, Trung Quốc mới đã ban hành Luật về HĐTL vàChứng khoán phái sinh năm 2022 dé khắc phục những hạn ché, bat cập tồn tại

trong các văn bản pháp luật hiện hành.

Ở Việt Nam ta, tại Đề án “Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020” đã xác định chủ trương xây dựng TTCKPS

vận hành theo các thông lệ quốc tế Vào ngày 11/03/2014, Thủ tướng đã kýquyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCKPSViệt Nam và Nghị định số 42/2015/NĐ-CP/2015/NĐ-CP đầu tiên về chứng

khoán phái sinh và TTCKPS được bàn hành ngày 05/5/2015 Theo đó, chủ

trương của Chính phủ là không dé TTCKPS tự do hình thành và hoạt động tựphát như trước đây mà xây dựng TTCKPS theo mô hình tập trung, thống nhất

dưới sự quản lý của Nhà nước.

Qua quá trình dẫn đến hình thành quy định pháp luật về chứng khoán

phái sinh nói riêng và TTCKPS nói chung của các quốc gia, ta thấy rằng các

quan hệ phát sinh từ TTCK nói chung hay TTCKPS nói riêng là một quan hệ

phù hợp với xu hướng và quy luật phát trién chung của “kỷ nguyên hội nhập”

và nhu cầu khách quan của các quốc gia có nền kinh tế thị trường, nên cần được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh.

Có thể rút ra định nghĩa rằng: Pháp luật TTCKPS là tông thể nhữngquy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm quy định, điều chỉnh cácquan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, vận hành TTCKPS, hoạtđộng kinh doanh và tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và TTCKPS, vớimục đích giữ thị trường hoạt động ôn định, phát triển bền vững, khách quantrong khuôn khổ các quy định của pháp luật, phù hợp với sự phát triển của xã

hội và ý chí của Nhà nước.

22

Trang 29

12.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật thị trường chứng khoán

phái sinh

Có thể hình dung một cách khái quát đối tượng điều chỉnh của pháp

luật TTCKPS chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chứng khoán phái sinh và TTCKPS Những quan hệ xã hội này được chia thành hai nhóm sau đây:

- Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan có chức năng kiêmsoát và giám sát TTCKPS với các chủ thé khác là t6 chức, cá nhân tham gia

giao dịch trên TTCKPS Có thể nói đây là nhóm quan hệ xã hội theo “chiều dọc”, phát sinh trong quá trình quản lý, giám sát từ phía Nhà nước đối với TTCK nói chung và TTCKPS nói riêng Các quan hệ này liên quan đến việc xác định cơ cấu tô chức và thâm quyền của các cơ quan công quyên đặc trách

quản lý, kiểm soát TTCKPS

- Nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thé là tổ chức, cá nhântham gia giao dịch trên TTCKPS Có thể hiểu đây là nhóm quan hệ xã hộitheo “chiều ngang”, phat sinh trong quá trình giao dịch giữa các tô chức, cá

nhân trên TTCKPS Các quan hệ trên liên quan đến những hành vi pháp lý của mỗi chủ thê tham gia giao dịch như Tổ chức kinh doanh CKPS, Tổ chức cung cấp dich vụ bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS, đầu tư CKPS,

1.2.3 Các yếu tố chỉ phối đến pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh 1.2.3.1 Yếu tổ thé chế, chính sách quản lý của Nhà nước

Sự phát trién bền vững và 6n định của nên kinh tế quốc gia ngày nay gan liền với vai trò tác động tích cực của Nhà nước Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008 tâm điểm bat nguồn xuất phát từ nước Mỹ

đã cho thay rằng “chủ nghĩa Nhà nước điều tiết là con đường chống khủnghoảng thế giới” [17] Như đã đề cập ở trên, hoạt động tại TTCK đóng vai

trò quan trọng và tích cực đôi với sự phát triên nên kinh tê - xã hội của một

23

Trang 30

đất nước Tuy vậy, vẫn luôn có những mặt trái đi kèm, đó là các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh, sự không công bằng trong các giao dịch, cáchình thức rửa tiền,

Trên hết, hoạt động giao dịch chứng khoán hay chứng khoán phái sinh

phải được dựa trên những cơ sở pháp lý rõ ràng, trong môi trường khách

quan, công băng, lành mạnh chính là yếu tố tiên quyết nếu muốn TTCK phát

triển bền vững, là kênh huy động vốn quan trọng cho nên kinh tế Chính vì

vậy, vai trò thé chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách quản lý, điều tiếtcủa Nhà nước là yếu tố chi phối quyết định dé thực hiện được điều đó

Lịch sử của TTCK thế giới là minh chứng rõ ràng nhất với nhiều bàihọc khi đã nới lỏng sự can thiệp quản lý của Nhà nước tới TTCK Đầu nhữngnăm 80 của thé kỷ trước, thế giới đã bắt đầu xu hướng sự gia tăng chuyền đổi

nhanh chóng từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường, qua đó

TTCK cũng mang đặc tính chung ở những quốc gia có nền kinh tế chuyển

đổi Nhưng cũng chính từ sự tăng trưởng bùng nỗ mạnh mẽ đã dẫn đến việc cần thiết tăng cường tính an toàn của hệ thông TTCK và yêu cầu quản lý chặt chẽ các hoạt động của nó Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

Những nguyên tắc pháp lý nền tang, các đạo luật đơn hành, các quy

định, cùng với năng lực và thái độ nghiêm túc của các cơ quan

chính phủ và t6 chức tự quản trong việc thực thi các quy định phápluật sẽ tác động tới sự hình thành và phát triển thị trường [7]

Chỉ có thé chế hóa đường lối, chính sách quan lý nhằm thé hiện ý chí của Nhà nước mới có thê đảm bảo TTCK hay TTCKPS và rộng hơn là nền

kinh tế - xã hội đi đúng hướng đúng mục tiêu phát triển bền vững, an toàn,tiếp cận xu hướng phát triển của thế giới và phù hợp với điều kiện thực tế của

quôc gia đó.

24

Trang 31

1.2.3.2 Yếu tổ hệ thong các quy định pháp luật khác có liên quan

Như đã phân tích, vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước trong hoạt

động của TTCK chiếm một vị trí quan trọng thiết yếu và không thé thiếu

được Và pháp luật là công cụ để Nhà nước truyền tải, thực hiện vai trò này.

Các hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK là một bộ phận hữu cơcủa nền kinh tế và sự vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có

ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế cũng như đời sống kinh tế - xã

hội, chính sách tiền tệ Vậy nên hoạt động trên TTCKPS cũng như rộng hơn

là trên TTCK là những hoạt động có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực của đời

sống kinh tế - xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Chính vì vậy, khung pháp luật về TTCK và TTCKPS bao gồm những

bộ phận cấu thành thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật đặc trưng và cơ chế điều

chỉnh khác nhau, ngoài việc cần phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp nhưcác quy định pháp luật khác thì pháp luật TTCK còn chịu sự chi phối và tácđộng của các hệ thống pháp luật các ngành, lĩnh vực liên quan, cần đảm bảo

tính thống nhất, đồng bộ với các Luật liên quan.

Luật về TTCKPS thuộc hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, vì vậy

việc xây dựng các quy định pháp luật TTCKPS cần phải đảm bảo sự phù hợp, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật này

(như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Phá sản, )

Đặc biệt, các luật về các định chế tài chính trung gian như ngân hàng, tổ chức

tín dung, cũng là cơ sở cho các quy định pháp luật TTCK Trong bối cảnhcác ngân hàng và các định chế tài chính khác tham gia vào hoạt động kinh

doanh chứng khoán dưới các hình thức như môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát

hành chứng khoán thì sự ăn khớp giữa pháp luật về TTCK nói chung hayTTCKPS nói riêng với các quy định pháp luật về tài chính ngân hàng là đặc

biệt quan trọng.

25

Trang 32

Ngoài ra, quan hệ mua bán chứng khoán nói chung là quan hệ vật chất

về quyền sở hữu giữa các chủ thế là cá nhân hoặc pháp nhân với hình thức

pháp lý của quan hệ là các hợp đồng: vì vậy các quy định của Bộ luật Dân sự

về hợp đồng, năng lực chủ thể, điều kiện để giao dịch có hiệu lực hay vô hiệu

hợp đồng cũng như các biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng

đóng vai trò quan trọng Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hay liên quan đến việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán thì không chỉ

tuân theo các quy định của luật chứng khoán hay chứng khoán phái sinh mà

cả các quy định về tổ tụng tại tòa án và trọng tai như quy định trong Luậttrọng tài thương mại, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các

văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này.

1.2.3.3 Yếu tổ thông lệ quốc tế

Trong quá trình toàn cầu hóa, xu thế hội nhập phát triển ngày càng sâu rộng, việc xây dựng đạo luật cụ thể của bất kì quốc gia nào ngoài việc dựa trên hiến pháp dựa trên các nguyên tắc xây dựng pháp luật của bản thân quốc gia đó thi còn dựa trên những chuẩn mực quốc tế, những cam kết pháp lý hay

những thông lệ quốc tế của những tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế mà đất

nước đó là thành viên.

TTCKPS đã được triển khai áp dụng với tốc độ tăng trưởng rất nhanh ởhầu hết các quốc gia trên thế giới, và đa số các nước đều hướng đến việc điềuchỉnh khung pháp lý phù hợp với các quy định của Tổ chức Quốc tế của các

Ủy ban Chứng khoán (International Organization of Securities Commissions

-IOSCO) Tuy nhiên, việc áp dụng các nguyên tắc của IOSCO vào thực tiễn xây dựng pháp luật trong nước cần phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội và

thé chế của quốc gia đó dé đảm đảm bảo phù hợp với hệ thống pháp luật cũngnhư điều kiện khả năng thực thi

26

Trang 33

1.2.3.4 Yếu tô thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh

Pháp luật TTCKPS ra đời nhằm quy định, điều chỉnh các quan hệ phát

sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, vận hành TTCKPS, hoạt động kinh

doanh và tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và TTCKPS, với mục đích

giữ thị trường hoạt động ổn định, minh bạch, khách quan và phát triển bềnvững TTCK nói chung trong đó bao gồm TTCKPS giữ vai trò là “phong vũ

biểu” phản ánh động thái của nền kinh tế một quốc gia, đồng thời cũng là

công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, là

kênh huy động vốn cho nền kinh tế, cùng với đó là xu hướng kinh tế hội nhập

và trào lưu toàn cầu hóa đã khiến TTCK cùng TTCKPS trở nên phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết Sự tăng trưởng lớn mạnh đó sẽ dẫn đến việc sẽ phát sinh nhiều loại quan hệ xã hội mới trên thị trường, nhiều sản

phẩm mới cũng như các hình thức, cách thức kinh doanh, đầu tư mới liênquan đến thị trường

Từ đó, pháp luật TTCK cũng như TTCKPS cần phải dựa trên sự diễn

biến, phát triển của thị trường dé đưa ra những cập nhật, b6 sung hay đưa ra

những quy định mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ phát sinh mới trên thị

trường, quy định các phương thức, quy trình quản lý, vận hành thị trường mới

phù hợp nhằm giữ cho các yếu tố mới phát sinh đó cùng thị trường phát triển

ồn định, bền vững trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp với nền kinh tế - xã hội của đất nước.

1.2.3.5 Yếu to công nghệ thông tinThế giới đang trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sựbùng nổ, phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin khi liên tục có nhữngthành tựu to lớn tới tất cả các mặt của xã hội Và TTCK và thị trường pháisinh cũng không đứng ngoài xu thế đó khi mà hiện nay, yếu tố công nghệ

đang là “trợ thủ đắc lực” trong việc quản lý, giảm giát, nâng cao tính an toàn

27

Trang 34

bảo mật thông tin, tính minh bạch khách quan của thị trường và góp phan cải

cách thủ tục hành chính, day mạnh dich vụ công trực tuyến, giúp nhà đầu tư

dé dàng thực hiện các giao dịch, giảm thiểu thời gian, chi phí Bên cạnh đó,

công nghệ còn hỗ trợ nhà đầu tư trong việc thu thập cập nhật thông tin, phân

tích tự động và dự đoán biến động của cô phiếu, thị trường từ đó đưa ra

những khuyến nghị đầu tư nhằm nâng cao lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro chonhà đầu tư

Chính vì những tác động to lớn đó, việc xây dựng hệ thong phap luatTTCK va TTCKPS can phai xem xét bao gồm cả những yếu tố liên quan tới

công nghệ thông tin trong các quy định về quản lý, giám sát, tổ chức và vận hành thị trường Cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, cập nhật kịp thời với sự phát triển, đổi mới của hệ thống hạ tang công nghệ thông tin, đảm bao

tính an toàn bảo mật và làm nền tang cho việc triển khai các ứng dụng công

nghệ thông tin trên thi trường.

12.4 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thị trường chứng khoán

phải sinh

Hành lang pháp lý chính là “xương sống” của TTCKPS quyết định sự

tồn tại và phát triển của loại chứng khoán này Mỗi quốc gia trên thế giới lại

có những quy định riêng đối với TTCKPS nhăm phù hợp với điều kiện kinh tế

- xã hội của đất nước, tuy nhiên đa phần chung nội dung hệ thống khung pháp

lý điều chỉnh đối với TTCKPS chủ yếu đều quy định theo các phần nội dung

như sau:

a Quy định về địa vị pháp lý của chủ thể tham gia TTCKPS:

Những quy định về địa vị pháp lý của chủ thể tham gia TTCKPSnhằm xác định những chủ thể có quyền tham gia TTCKPS và quy định các

điều kiện, cơ chế đối với việc thành lập, các yêu cầu về cơ cấu tổ chức và hoạt động, các trường hợp chấm dứt hoạt động cũng như quy định quyền hạn và

28

Trang 35

nghĩa vụ pháp lý liên quan của mỗi chủ thé tham gia trên TTCKPS

b Quy định đối với Sản phẩm CKPS và hoạt động trên TTCKPS:

Những quy định đối với sản phẩm CKPS và hoạt động trên

TTCKPS bao gồm Các định nghĩa và quy định về các loại sản phẩm CKPS

được công nhận và các sản phẩm CKPS đang được triển khai giao dịch trênTTCKPS; cùng với các quy định trong việc tô chức thị trường giao dịch

CKPS và quy định cụ thể vai trò của các thành viên kinh doanh trên TTCKPS

như nhà đầu tư, thành viên giao dịch, thành viên tạo lập thị trường

c Quy định về hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS:

Quy định về hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS gồm các

cơ chế quản lý việc thực hiện hoạt đồng bù trừ, thanh toán cũng như các nguyên tắc bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS; Các quy định đối với các

thành viên thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch CKPS cùng quyềnhạn và nghĩa vụ cần thực hiện

d Quy định về Chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bồ thông tin:

Quy định về chế độ báo cáo, nghĩa vụ cung cấp thông tin của các

thành viên kinh doanh trên TTCKPS đối với chủ thể có chức năng quản lý,

giám sát, kiểm soát TTCKPS; quy định về việc thực hiện công bố các thông tin trên TTCKPS và các yêu cầu, nguyên tắc của việc công bố thông tin đối với các đối tượng cụ thể.

e Quy định về việc Quản lý, giám sát thị trường CKPS:

Quy định về các hoạt động thực hiện việc quan lý, giám sát TTCKPScủa chủ thể có chức năng quản lý, giám sát và kiểm soát trên thị trường; quyđịnh các hoạt động và phạm vi thanh tra kiểm tra; các chủ thé có thâm quyềnthanh tra kiểm tra và các đối tượng chiu sự thanh tra kiểm tra liên quan đến

TTCKPS trong các trường hợp cụ thé; các quy định về hành vi vi phạm cần phải

xử lý và các chế tài đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực CKPS cùng với quy

29

Trang 36

định về các cơ quan có có thâm quyền xử lý hành vi vi phạm.

f Quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh:

Quy định về các tranh chấp phát sinh và các loại trường hợp tranh

chấp phát sinh cụ thể; quy định cơ quan có thâm quyền xử lý giải quyết các tranh

chấp phát sinh trong lĩnh vực CKPS

30

Trang 37

KET LUẬN CHUONG 1

Chương 1 của luận văn tác giả trình bày cái nhìn tổng quan về chủ đề

nghiên cứu pháp luật về TTCKPS Trong phạm vi chương này, các mục phântích nhằm làm rõ các lý luận về khái niệm cơ bản, yếu tố cau thành, vai trò ýnghĩa và lý luận về pháp luật liên quan như khái niệm pháp luật, đối tượngđiều chỉnh pháp luật, yếu tố chi phối pháp luật, nội dung điều chỉnh pháp luật:

1 TTCKPS (Derivative securities market) là nơi diễn ra các trao đổi,giao dịch, mua bán các hợp đồng, nghĩa vụ giữa các bên với nhau dựa trên tài

sản gốc là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số hàng hóa, nông sản, tiền tệ, với các

sản phẩm giao dịch là Hợp đồng kỳ hạn, HĐQC và Hợp đồng hoán đổi Chủ

thể tham gia TTCKPS bao gồm Cơ quan QLNN của TTCKPS, tổ chức tự quản gồm Sở GDCK phái sinh và Trung tâm thanh toán bù trừ CKPS, thành

viên giao dịch phái sinh, thành viên bù trừ, nha tạo lập thị trường phái sinh,

ngân hàng thanh toán, nhà đầu tư

TTCK mang nhiều ý nghĩa vai trò quan trọng khi đã góp phần giúp

nâng tầm hoạt động đầu tư chứng khoán tại Việt Nam thêm phần chuyên

nghiệp, hiện đại và mang lại những thuận lợi cho các nhà đầu tư và cho các cơ

quan quản lý TTCK, gây dựng môi trường pháp lý về đầu tư chứng khoán an

toàn, hạn chế rủi ro từ đó giảm thiểu các tranh chấp phát sinh liên quan.

Không những thế còn giúp các doanh nghiệp gia tăng mở rộng vốn khi có nhu

cầu, tạo ra thêm cơ hội việc làm cho xã hội, từ đó đóng góp quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.

2 Pháp luật TTCKPS là hệ thong những quy phạm pháp luật do Nha

nước ban hành nhằm quy định, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quátrình tổ chức, quản lý, vận hành TTCKPS, hoạt động kinh doanh và tham giađầu tư chứng khoán phái sinh và TTCKPS, với mục đích giữ thị trường hoạtđộng ổn định, phát triển bền vững, khách quan trong khuôn khô các quy định

31

Trang 38

của pháp luật, phù hợp với sự phát triển của xã hội và ý chí của Nhà nước.

Các yếu tố tác động, chi phối đến TTCKPS bao gồm: Yếu tổ thé ché,

chính sách quản lý của Nhà nước; hệ thống các quy định pháp luật khác có

liên quan, các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Các nội dung điều chỉnh của pháp luật TTCKPS bao gồm các Quy định

về địa vị pháp lý của chủ thê tham gia TTCKPS; quy định đối với Sản phamCKPS và hoạt động trên TTCKPS; quy định về hoạt động bù trừ, thanh toángiao dịch CKPS; quy định về Chế độ báo cáo và nghĩa vụ công bố thông tin;

quy định về việc Quản lý, giám sát thị trường CKPS; quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Chương 1 là chương tác giả đặt nền móng cho toàn bộ luận văn, mở ra các khía cạnh quan trọng về pháp luật thị trường chứng khoán phái sinh,

nhằm hướng tới việc sẽ mang lại cái nhìn toàn diện và sâu sac về chủ đề được

nghiên cứu.

32

Trang 39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

2.1 Quy định về địa vị pháp lý của chủ thé có chức năng quản lý,

giám sát và kiểm soát thị trường chứng khoán phái sinh tham gia thị

trường chứng khoán phái sinh

Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số CP/2020/NĐ-CP quy định chi tiết về CKPS và TTCKPS (Nghị định số

158/2020/ND-158/2020/NĐ-CP) có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021, trên tinh thần kếthừa các quy định phù hợp tại Nghị định số 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015

về CKPS và TTCKPS (Nghị định số 42/2015/NĐ-CP) như khuôn khổ pháp lýđầu tiên, đồng thời đã có những sửa đổi, bổ sung một số điều vướng mắc, han

chế do Nghị định số 42/2015/NĐ-CP được ban hành trước khi TTCKPS được vận hành chính thức; từ đó đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển

của TTCKPS trong thực tiễn vận hành Kèm theo đó là Bộ Tài chính ban hành

Thông tư số 58/2021/TT-BTC/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021 về việc hướng

dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP/2020/NĐ-CP ngày 31

tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về CKPS và TTCKPS (Thông tư số58/2021/TT-BTC), thông tư có hiệu lực ké từ ngày 27/8/2021

Về hoạt động tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh, Khoản 1 Điều

17 của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể rằng Sở giao dịchchứng khoán Việt Nam (SGDCK) thực hiện việc tô chức thị trường giao dịch

chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam (UBCKNN) chấp thuận theo quy định của pháp luật Như vậy, ngoài SGDCK thì không tổ chức, cá nhân nào được quy định được phép tổ chức thị

trường giao dịch CKPS niêm yết

Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam được thành lập theo Quyết định

33

Trang 40

số 37/2020/QĐ-TTg (Quyết định số 37) về Thành lập, tổ chức và hoạt động

của SGDCK Việt Nam và đã được bồ sung vào đối tượng áp dụng của Thông

tư số 58/2021/TT-BTC, cùng với đó là phân định chức năng nhiệm vụ của

SGDCK trong TTCKPS phù hợp với quy định tại Quyết định số 37 Theo đó,tại Điều 7 của Thông tư số 58/2021/TT-BTC đã quy định SGDCK Việt Nam

được thành lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở sắp xếp lại SGDCK Hà Nội (HNX) và SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSX), cùng

với các công ty con HNX và HSX có trách nhiệm ban hành các quy chếnghiệp vụ điều chỉnh hoạt động giao dịch, niêm yết CKPS; ban hành mẫuHDTL chỉ số và mẫu HĐTL trái phiếu chính phủ theo Điều 3, 4: có nhiệm vụ

quản lý các hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt

và thành viên tạo lập thị trường theo các Điều 17, 18 SGDCK Việt Nam còn

có quyền xử lý vi phạm theo quy định đối với các thành viên của SGDCK Việt Nam nêu trên với các hình thức: Nhắc nhớ, khiển trách, tạm ngừng kết nối hệ thống giao dịch, tạm dừng gửi nhận lệnh, đình chỉ hoạt động, hủy bỏ tư cách thành viên, các hình thức được quy định cụ thể lần lượt tại các Điều 19,

20, 21, 22 của Thông tư; bên cạnh đó về nghĩa vụ báo cáo, SGDCK Việt Namphải thực hiện nghĩa vụ báo cáo bất thường và báo cáo theo yêu cầu trong một

số trường hợp cụ thể theo quy định tại các Điều 30, 31, 32 của Thông tư này.

Tổng công ty Lưu ký và bù trừ Chứng khoán Việt Nam (TCTLKBTCKVN)

được thành lập trên cơ sở chuyển đổi Trung tâm Luu ký Chứng khoán Việt

Nam theo Quyết định số 26/2022/QĐ-TTg ngày 16/12/2022 về Thành lập, tô

chức và hoạt động của TCTLKBTCKVNVN phù hợp với quy định tại Luật

Chứng khoán 2019 Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP đã quyđịnh đây là đơn vị duy nhất đảm nhiệm chức năng thanh toán, bù trừ cho cácgiao dịch CKPS trên TTCKPS theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm; là đơn vị

34

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN