1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề an ninh lương thực trên báo điện tử

155 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề An ninh Lương thực Quốc gia trên báo điện tử
Tác giả Nguyen Tra Phuong Mi
Người hướng dẫn Ts. Nguyen Cam Ngoc
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vĩnh Long
Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 35,75 MB

Nội dung

Thông qua báo điện tử, các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, Đảng bộ và chính quyền các cấp, Nhân dân nắm rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN TRÀ PHƯƠNG MI

LUAN VAN THAC SI BAO CHi

Vinh Long - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN TRÀ PHƯƠNG MI

VAN DE AN NINH LUONG THUC QUOC GIA

TREN BAO DIEN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101-01-UD

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG

TS NGUYÊN CẢM NGỌC PGS.TS NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Vĩnh Long - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn

của TS Nguyễn Câm Ngọc Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiệnmới là trung thực và chưa được ai công bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu khoahọc nào trước đây Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu,két quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tai liệu liên quan dén nội dung dé tải.

Tác giả luận văn

Nguyễn Trà Phương Mi

Trang 4

LỜI CẢM ƠNLời cảm ơn chân thành đầu tiên tôi xin gửi đến TS Nguyễn Cẩm Ngọc, Cô đã

tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Trong quá trình thực

hiện nghiên cứu, khảo sát luận văn, tôi học tập được ở Cô tinh thần nghiên cứu khoahọc nghiêm túc, cần thận, ti mi và một thái độ làm việc hết mình Xin gửi đến Cô sự

biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất

Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thay, Cô giáo Viện Dao tạo

Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

(ĐGQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tôi vô cùng quý trọng, biết ơn

sự chỉ bảo đó và xin chân thành gửi lời tri ân đến quý thầy, cô

Mặc dù đã dành nhiều thời gian, công sức và nỗ lực rất nhiều nhưng do nănglực bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa sâu nên luận văn

tốt nghiệp của tôi còn rất nhiều thiếu sót Kính mong quý Thay, Cô góp ý, chỉ bảo

dé tôi được tiến bộ và trưởng thành hơn về chuyên môn cũng như về nghiên cứu

khoa học.

Vĩnh Long, tháng 10 năm 2021

Nguyễn Trà Phương Mi

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài - 2-55 e2 EESEEEEEE2E12E127121121111 111.1 .l

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -5: - 3

3 Mục đích và nhiệm vu nghiên cứu của để tài c tt ng re 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - 252 secscsee 9

5 Co sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - + + 5< >+<<s+ss<s2 11

6 Y nghia ly luan va thuc tiễn của luận VAN - - se cxcesesxseexsee 11

7 Bố cục luận VAI coe eseeeessseecsseesssscessecesnscessscesnscessscessneessnecsaneeestesesnesesneeenneees 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE AN NINH LƯƠNG THỰCQUOC GIA TREN BAO ĐIỆN TTỬ -¿- 2c SE EEEEEEEEEEE11 11111 crkee 13

1.1 Các khái niệm cơ DAN - - 5 + kh ng ng 13

DDD, BAO GiG1 na ốố 13

IV nih [tong thre nan .e 15

1.1.3 An ninh lương thực qHỐC Bid escecceccescesssssesesseesessessessessesessessesseseeseeseesees 18

1.1.4 Van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử 22

1.2 Tầm quan trọng của vấn đề an ninh lương thực quốc gia và chủ trương,chính sách của Dang và Nhà nước về vấn đề này -:- ¿+ sz+zx+xx+rseee 24

1.2.1 Tầm quan trọng của van đề an ninh lương thực quốc gia 24

1.2.2 Chủ trương, chính sách của Dang và Nhà nước về van dé an ninh lương

thực QUOC gia - -5- 5-5261 12E121521E7187111211111111211111111111111 1.1111 11 c0 26

1.3 Vai trò và thế mạnh của báo điện tử trong việc truyền thông về van đề an

ninh lương thực QUOC gia ¿- 2 + Sk+E+2EE+EESEEEEEEEEE2EE2E1211211221 112111 29

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông về vấn đề an ninh lương thực

quốc gia trên báo điện tỬ - ¿5+ 2+ k+Ek£EEEEE2E12E1271121121111111211 1111111 xe 34

II 8{/01 08h hố 36

Chương 2: KHAO SÁT VAN DE AN NINH LUONG THỰC QUOC GIA TREN BAO ĐIỆN TỬ NÔNG NGHIỆP VIET NAM, BAO NHÂN DÂN ĐIỆN TU, TUỔI

TRẺ ONLINE 2222222222222 2222 x22 38

2.1 Giới thiệu về các tờ báo trong điện khảo sát . : 38

2.1.1 Bao điện tử Nông nghiệp Việt NAM cẶS5SSSSsseseerssess 38

2.1.2 Báo Nhân Dân Gin fIỬ Án HH nghiệt 38

Trang 6

2.1.3 Báo Tuổi trẻ Online -ccc-ccccccccctrerrtierrtirrtrtrrrrrtrrrrrrrrree 402.2 Tần suất, mật độ thông tin về an ninh lương thực quốc gia trên các tờ báotrong dién 471901088 41

2.3 Nội dung van dé an ninh lương thực quốc gia trên các tờ báo trong diện

2.3.1 Tuyên truyền về đường lỗi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước về Dé án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 45

2.3.2 Thành tựu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia ở Việt Nam 51

2.3.3 Tham gia xây dựng, dé xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển

an ninh lương thực qUỐC Zid - 5555 SE EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1121 c1 ttet 58

2.3.4 Truyền thông về những nguy cơ, thách thức đối với van dé an ninhlương thựC QUOC Qi 5-55 SE‡SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE11112112111111 1111111111111 y0 66

2.4 Hình thức thông tin về van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử 732.4.1 in 732.4.2, NGO án nhe 78

2.4.3 Sử dụng hệ thống chuyên trang, CRUVEN mụC ccz-©ccsz+ccscee: 80

2.4.4 Sử dung da phương tiện dé làm nổi bật thông tin về vấn dé an ninhlương thựC QUOC BỈA TQ Sn HH2 TK SE TK nh nk nét 81

0082790) 88 ẽaai4 83

Chương 3: VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO CHAT LƯỢNGTRUYEN THONG VE VAN DE AN NINH LUONG THỰC QUOC GIA

TREN BAO ĐIỆN TỬ - 2-22 EE22EE2E1221127112112112211211211 1.1 E1xerree 86

3.1 Thành công, hạn chế va nguyên nhân thành công, hạn chế trong truyềnthông về van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử - 86

3.1.1 Thành công và nguyên nhân thành CÔng «<< ss+sscsssexeses 86

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế - s:©ce©se2cxeccsvcxerxesrxerred 89

3.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc truyền thông về vấn đề an ninh lươngthực quốc gia trên báo điện tử ¿- 2+ ©2++2+2+EE+2EE22EE2711271E211211221.221 21 re, 92

3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về vấn đề an ninh lương thực

quốc gia trên báo điện tử - ¿22-52 ©E+2E2EEEEEEEEEEEEE1271 212112112121 ecrke 94

3.3.1 Nâng cao vai trò cua các cap uy Dang và nhận thức cua các cơ quan

Trang 7

3.3.2 Đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm thông tin về vấn đề anninh lương thực quốc gia trên báo điện tử cc S22 rến 103

3.3.3 Tăng cường các bài viết chuyên sâu liên quan đến vấn dé an ninh lương

Trang 8

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp quốcViện nghiên cứu và Chính sách lương thực thế giới

Liên hợp quốc

Nông nghiệp và Phát trién Nông thônNhà xuất bản

Ngân hàng Thể giớiChương trình Lương thực Thế giới

Tổ chức y tế thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 9

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 2.1: Số lượng tin, bài thông tin về vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên

Báo điện tử nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻOnline từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 - .: -:-: 40Bảng 2.3: Nội dung chính về an ninh lương thực quốc gia được thé hiện trên Báo

điện tử nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻOnline từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 . - 43

Bảng 2.4: Các thể loại được sử dụng dé thông tin về van dé an ninh lương thực quốc

gia trên 03 tờ Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, Tuổi trẻ online, BáoNhân Dân điện tử từ thang 01/2020 đến tháng 12/2020 73Bảng 2.4.4: Tỷ lệ các hình thức được sử dụng tô chức thông tin nhiều cửa trên Báo

điện tử Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuổi trẻ Online, Báo Nhân Dân điện

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Số lượng tin, bài thông tin về vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên

Báo điện tử nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổitrẻ Online từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 . - 42

Biểu đồ 2.3: Nội dung chính về an ninh lương thực quốc gia được thể hiện trên Báo

điện tử nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻOnline từ tháng 01/2020 đến thang 12/2020 -<++-<<<s2 44

Biểu đồ 2.4: Các thé loại được sử dụng dé thông tin về van dé an ninh lương thực quốc

gia trên 03 tờ Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, Tuổi trẻ online, BáoNhân Dân điện tử từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 74

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm

bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế

và day lui tinh trang thiéu lương thực, nan đói va tinh trang phụ thuộc vao

nguồn lương thực nhập khẩu Khi đó, mọi người có quyền tiếp cận thực phẩmmột cách an toàn, bô dưỡng, đầy đủ moi lúc moi nơi dé duy trì cuộc sống khỏemạnh và năng động Điều nay rat quan trọng đối với tat cả người dân, kể cả là

đối với những người đã được đảm bảo lương thực bởi những tác động mangtính toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, dân số tăng nhanh An ninhlương thực quốc gia còn đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người và giảm ty lệ

đói nghèo trong nước, góp phan thúc đây tăng trưởng kinh tế và làm tiền đề dé

ồn định chính trị - xã hội Việc đảm bảo an ninh lương thực không chi mangtính nhân văn, đạo đức mà còn biểu hiện sự thịnh vượng của nền kinh tế quốcgia gan liền với sự tăng trưởng kinh tế trên toàn thé giới

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng chiến lược an ninh lương thực đối với sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô Quốc, trong suốt chặng đường xây dựng và phát triểnđất nước, nhất là khi trải qua cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, Đảng và Nhànước có nhiều chủ trương đảm bảo an ninh lương thực, coi đó là mục tiêu hang đầu,

xuyên suốt trong đường lối, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, Kết luận

số 53- KL/TW về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 và Nghị quyết

số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 cùng với

nhiều chính sách khác về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là quyết sách quantrọng về việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trước mắt cũng như lâu dài Sau

10 năm thực hiện Đề án, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng Cụ thể,

nước ta là nước xuất khâu gạo lớn thứ ba trên thế giới, chi đứng sau An Độ và ThaiLan; đảm bảo khả năng tự cung cấp lương thực với sản lượng lương thực bình quân

tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới) Việc cân đối

Trang 12

nhu cầu tiêu dùng gạo theo vùng đã được cải thiện đáng kể, cơ bản đã giải quyếtđược tình trạng xóa đói giảm nghẻo Diện tích đất lúa cả nước giữ được trên 4,159triệu ha; sản lượng lúa hàng năm đạt trên 43 triệu tan; xuất khâu gạo đạt và vượt chỉtiêu với hơn 6,34 triệu tắn/năm (2020).

Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực còn có những hạn chế như anninh lương thực còn thiếu bền vững khi còn có sự chênh lệch về tiếp cận lương thực

giữa các nhóm và giữa một số vùng của đất nước; sản xuất lương thực còn chịu tácđộng của biến đổi khí hậu và tình hình dịch bệnh Đồng thời, nước ta cũng đang

đứng trước những thách thức lớn khi tình hình dịch bệnh Covid -19 ngày càng diễn

biến phức tạp, khó lường Tinh trạng nạn đói vẫn còn diễn ra tram trọng trong bốicảnh đại dịch làm cuộc sống người dân trên thế giới và khu vực ngày càng khó khăn

hơn Theo báo cáo thường niên của Liên Hiệp Quốc ngày 17/7/2020, “Tình trạng

An ninh Lương thực và Dinh dưỡng trên thế giới” cho biết hiện ngày càng có nhiều

người rơi vào tình trạng thiếu ăn Châu Á vẫn là nơi có số lượng người suy dinh

dưỡng lớn nhất với 381 triệu người Điều này nhắc nhở rang đại dịch là thách thứctoàn cầu gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong hệ thống lương thực thực phẩm;gây ra đợt suy thoái kinh tế toàn cầu chưa từng có tiền lệ

Là cơ quan ngôn luận của Dang va Nhà nước, bao chí nói chung, bao điện tửnói riêng thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình, là cầu nối chuyền tải thông tin

về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Thông qua báo điện tử, các bộ, ban ngành,

doanh nghiệp, Đảng bộ và chính quyền các cấp, Nhân dân nắm rõ hơn về đường lối,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vấn đề an ninh

lương thực quốc gia Đồng thời, báo điện tử còn thông tin những tác động lớn củabiến đồi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xuyên biên giới, quá trìnhcông nghiệp hóa, đô thị hóa ảnh hưởng đến an ninh lương thực Từ đó, các cấp ỦyĐảng, Chính quyền xem việc dao đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọitình huống là công việc cần thực hiện liên tục và thường xuyên; không chỉ tập trungvào tính sẵn có, khả năng tiếp cận, mà còn bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn

thực phẩm Đặc biệt, việc giữ đất lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo

Trang 13

đảm sinh kế, thu nhập cho người trồng lúa trên cơ sở phát huy nguồn lực của Nhànước, Nhân dân và các thành phần kinh tế; vấn đề chú trọng gắn an ninh lương thựcvới an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu

và phát triển bền vững

Tuy nhiên, báo điện tử tham gia vào công tác tuyên truyền về an ninh lương

thực quốc gia vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định Việc đăng tải, phản ánh

thông tin còn chưa chủ động, thiếu tính hệ thống, đồng bộ, nhất quán và chưa thật

sự đáp ứng nhu cầu đông đảo của công chúng Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả

tuyên truyền về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Với tất cả những ly do trên, chúng tôi quyết định chon “Van dé an ninhlương thực quốc gia trên bdo điện tử” để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên

ngành Báo chí học định hướng ứng dụng của mình Qua đó, đánh giá tổng quanthực trạng thông tin vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử, đề xuấtgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông vấn đề an ninh lương thực

quốc gia trên báo điện tử

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Báo chí và báo điện tử: Vai trò của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng

được đề cập đến trong một vài cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa

học: Cơ sở lý luận báo chí (2012) của Nguyễn Văn Dững; Cơ sở lý luận báo chi

truyền thông (2011) của Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang; Giáo

trình Tác phẩm báo mạng điện tử (2020) của Nguyễn Thị Trường Giang; Báo MangĐiện Tử - Những Van Dé Cơ Bản của tác giả Nguyễn Thi Trường Giang, Báo Mạng

Điện Tủ - Đặc Trưng Và Phương Pháp Sáng Tạo (2014) của tác giả Nguyễn Trí

Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang Các tác giả làm rõ các van đề chung, vai trò,

vị trí, chức năng của báo chí và báo điện tử Trong chức năng quản lý, giám sát và

phản biện xã hội, chức năng xã hội của bao chí, các tac phẩm làm rõ và sâu sắc vấn

đề này Riêng các tác phẩm về báo điện tử, tác giả còn nêu rõ về quá trình hìnhthành và phát triển của Internet, lịch sử ra đời và phát triển của báo mạng điện tử;

Trang 14

đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; mô hình tòa soạn và quy trình sản xuấtthông tin của bao mạng điện tử; cách viết và trình bày nội dung báo mạng điện tử vàmột số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam; cung cấp kiến thức và kỹ năng hết sức cơbản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất báo mạng điện tử; công chúng báo

mạng điện tử; tổ chức diễn đàn báo mạng điện tử; hình ảnh trên báo mạng điện tử;

âm thanh trên báo mạng điện tử; video trên báo mạng điện tử Các tác phẩm còn thê

hiện được đặc tính sôi động, có sức thu hút công chúng của báo điện tử với phong

phú thông tin ở mọi lĩnh vực từ văn hóa — xã hội đến kinh tế — chính trị được thểhiện nhanh, phong phú, mà còn tạo có thé tương tac da chiéu Dé chinh phục độc

giả, báo điện tử không chỉ đồi dào thông tin, mà còn cần những tác phâm có đề tài

“dat”, có chiều sâu, tạo dau ấn và sức lan tỏa Cac tác phẩm còn cung cấp kiến thức

cơ bản, kỹ năng nhằm hướng dẫn sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử chất lượng

Đây là kiến thức nén tảng, tư liệu quý báu đối với những người nghiên cứu về báochí truyền thông nói chung, báo điện tử nói riêng

Van dé an ninh lương thực: An ninh lương thực được nhiều quốc gia, tổ chứcquốc tế và các nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều góc nhìn khác nhau Các côngtrình này được xuất bản sách, đăng tải trên báo điện tử, bao in, tạp chi có thé thamkhảo phục vụ nghiên cứu đề tải

Cuốn sách An ninh quốc tế trong thời đại toàn câu hóa, (1999), các học giả

Trung Quốc, Vuong Dat Châu và cộng sự đã đề cập đến nội dung của an ninh lươngthực dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tẾ, đồng thời nhóm tác giả

đê ra những tác động của toàn câu hóa đôi với an ninh lương thực của Trung Quôc.

Cuốn sách Chénh lệch phát triển và an ninh kinh tế ở ASEAN, (2006), tác

giả Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự trên cơ sở hệ thống khái niệm an ninh kinh

tế theo cách tiếp cận phi truyền thống, từ đó, chi ra biểu hiện và cấu thành của an

ninh kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa gắn với nhiều tiêu chí Trong nội dung

đó có làm rõ nội hàm của an ninh lương thực, dâu hiệu chính đê xác định an ninh

Trang 15

lương thực, hệ thống giám sát đảm bảo an ninh thương thực và nguyên nhân củabat 6n an ninh lương thực.

Cuốn sách Kinh tế Việt Nam 2008 và Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xãhội (8/2008) Nhóm tác giả Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề cập đếnsản xuất lúa gạo và vấn dé an ninh lương thực ở Việt Nam; khái quát thành tựu về

sản xuất và tiêu thụ của nước ta trong thời kỳ đôi mới; thực trạng của sản xuất lúa

gạo gắn với yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực Đồng thời, đề xuất các giải phápđối với sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo an ninh lương thực trong hội nhập WTO

Cuốn sách Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyềnthống (2019) của tác giả Trịnh Tiến Việt Với hướng tiếp cận liên ngành, lấy khoahọc hình sự là trọng tâm và kết hợp khoa học an ninh, tội phạm học để làm sáng tỏ

các vấn đề lý thuyết về pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phitruyền thống Trong đó, an ninh lương thực là một trong những nội dung quan trọngcủa an ninh phi truyền thống Tác giả có đề xuất giải pháp ứng phó trước thách thức

an ninh lương thực, đưa ra hướng đề xuất dam bảo an ninh lương thực trong tìnhhình mới.

Bên cạnh, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng đề cập vấn đề an ninh lương

thực quốc gia với nhiều hướng tiếp cận khác nhau Điểm chung đều chỉ ra thựctrạng, thách thức vấn đề an ninh lương thực, đề xuất hướng giải pháp nâng cao chất

lượng lương thực, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trong mọi tình huống

Luận văn thạc si An ninh lương thực của Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế, (2012), của tác giả Lê Anh Thực phân tích rõ nội hàm của an ninhlương thực hiện nay; chỉ ra những yếu tố tác động của toan cầu hóa và hội nhập

kinh tế quốc tế đến an ninh lương thực quốc gia Phân tích, đánh giá tình hình an

ninh lương thực ở Việt Nam thời gian qua Dự báo và đề xuất một số giải pháptrong thời gian tới.

Luận văn thạc sĩ Dam bảo an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay, (2017),

của Phạm Văn Dũng Tác giả cho rằng, hiện nay, an ninh lương thực và đảm bảo an

Trang 16

ninh lương thực quốc gia cần được đặt trong điều kiện kinh tế thị trường và hộinhập bởi bối cảnh mới có tác động đa chiều tới vấn đề này Ở Việt Nam, sau hơn 30năm đôi mới, Nhà nước đã giải quyết tương đối thành công van dé an ninh lươngthực, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn va bat ổn Tác giả đề xuất trong bối cảnhmới, Việt Nam cần cân nhắc, điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khâu lương thực

từ quy mô đến chất lượng: xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân

Luận văn thạc sĩ của Văn Hồng Hạnh, (2017), Chính sách dam bảo an ninh

lương thực của Việt Nam đã hệ thông hóa lý luận về an ninh lương thực và chính

sách đảm bảo an ninh lương thực Đồng thời, chỉ ra thực trạng chính sách đảm bảo

an ninh lương thực của Việt Nam hiện nay về mặt thành tựu, hạn chế và tổ chứcthực hiện chính sách Tác giả đã đánh giá chính sách đảm bảo an ninh lương thựccủa Việt Nam dựa trên các tiêu chí phân tích một chính sách kinh tế - xã hội Qua

đó, chỉ ra những nhân tô mới ảnh hưởng tới chính sách đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia giai đoạn 2017 — 2025, tầm nhìn 2035 va đưa ra một số khuyến nghị nhăm

hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.

Trong Luận án tiến sĩ Kinh tế học của tác giả Nguyễn Bach Dang, (2017),

Đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đãxây dựng khung lý thuyết phân tích nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí đánhgiá đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tácgiả tổng kết và làm rõ kinh nghiệm đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế của một số quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam Đồng thời,

có những phân tích về thực trạng đảm bảo an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế ở Việt Nam giai đoạn 2007 — 2015; nêu lên kết qua đạt được, hanchế và nguyên nhân Qua đó, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tụcđảm bảo an ninh kinh tế cho quá trình hội nhập của Việt Nam đến năm 2025

Tác giả Trần Hữu Hiệp, (2017), có Luận án tiến sĩ Kinh tế với đề tài Liên kếtvùng đông bằng sông Cửu Long góp phan đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Công trình có đóng góp lớn trong việc xác định cơ sở khoa học và thực tiễn dé tăng

Trang 17

cường liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với van đề đảm bảo an ninhlương thực quốc gia như là một phương thức hiệu quả để phát triển sản xuất, kinhdoanh lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long bền vững Tác giả có những đề xuấthướng giải pháp việc liên kết vùng phát triển lương thực gắn với vấn đề an ninh

lương thực quốc gia

Báo chí trong và ngoài nước có nhiều bài viết đề cập vấn đề an ninh lương

thực của Việt Nam Nhiều bài viết bằng tiếng Anh đề cập đến an ninh lương thựcViệt Nam trong mối quan hệ với phát triển nền kinh tế Cụ thể, Nguyen Van Ngai,

(2010), Food security and economic development in Vietnam; Kazunari Tsukada,(2007): Vietnam — food security in a rice — exporting country Nội dung được đề cập

vé van dé ma Viét Nam phai đối mặt khi vừa phải đảm bảo thị trường trong nước

vừa phải đảm bảo thu nhập cho người trồng lúa bằng việc gia tăng xuất khâu gạo

Từ đó, tác giả phân tích và rút ra bài học từ thực tế Việt Nam

Bài viết Vietnam needs to change the approach to food security ? (2012) Hồ

Đăng Hòa, Lê Thị Quynh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F McPherson.

Nhóm tác giả cho rằng cách tiếp cận về vấn đề an ninh lương thực đã bỏ qua chỉ phí

cơ hội khi duy trì trồng lúa cũng như thu nhập và phúc lợi có được từ việc theo đuổilợi thế cạnh tranh hiện tại của Việt Nam Đồng thời, chỉ ra tiềm năng phát triểnnguồn lương thực của Việt Nam, đề xuất về việc mở rộng hướng xuất khẩu cũngnhư thay đổi chính sách đất đai, góp phần nâng cao thu nhập người dân

Bài viết An ninh lương thực — Dầu ấn Việt Nam, (2020), của tác giả PhươngMinh đăng trên Báo điện tử Quốc phòng Thủ Đô đưa ra vấn đề thách thức an ninh

lương thực toàn cầu trước xu hướng toàn cầu hóa và biến đồi khí hậu, an ninh lương

thực luôn là van đề nóng đối với toàn cầu Bên cạnh, đại dịch Covid — 19 dẫn đến

tình trạng thiếu nguồn cung do các nước đóng cửa xuất khẩu, tình trạng đói nghèo

càng gia tăng Tác giả cũng dẫn lời các chuyên gia chỉ ra bốn thách thức lớn đối vớivan đề an ninh lương thực Đồng thời, nêu lên những thành tựu mà Việt Nam giữ

Trang 18

vững an ninh lương thực cũng như công tác ngoại giao lương thực góp phần chungvào chương trình đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Đây là những đê tai có tính tương đồng với luận văn này nên chúng tôi có thê

tham khảo cách tiép cận van đê, hướng nghiên cứu, quan điêm vê vân dé an ninh lương thực trên báo chí hiện nay.

Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề an ninhlương thực trong bối cảnh kinh tế hội nhập, trước xu hướng toàn cầu hóa và biếnđối khí hậu Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu vấn dé

an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử Cùng với đó, tác giả luận văn mongmuốn đề tài sẽ góp thêm tiếng nói vào lý luận chung truyền thông về vấn đề an ninhlương thực quốc gia Đồng thời, đây cũng là công trình nghiên cứu đề cập đến vai

trò quan trọng của báo chí đối với việc truyền thông đảm bảo an ninh lương thực.Như vậy, có thé nói đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu, khảo sát về nội dung, hình

thức của truyên thông về vân đê an ninh lương thực quôc gia trên báo điện tử.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thông hóa những van đề lý luận và thựctiễn về vấn đề an ninh lương thực quốc gia, luận văn khảo sát, phân tích, đánh giáthực trạng thông tin về vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử Từ đó,chỉ ra những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng

cao nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên

báo điện tử.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề đạt mục tiêu nêu trên, luận văn tập trung làm rõnhững nội dung chủ yếu như sau:

Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề an ninh

lương thực quốc gia trên báo điện tử

Khảo sát vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên 3 tờ Báo điện tử Nôngnghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻ Online

Trang 19

Đê xuât các giải pháp nâng cao chât lượng truyên thông vê vân đê an ninh

lương thực quốc gia trên báo điện tử

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vẫn đề an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử

Pham vi nghiên cứu: Về phạm vi khảo sát: Báo điện tử Nông nghiệp ViệtNam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻ Online

Ba báo này đều thuộc loại hình báo điện tử với ưu thế vượt trội là thông tin

nhanh chóng, chính xác, tương tác tốt Bên cạnh, báo điện tử cung cấp thông tinphong phú cho người đọc ké cả những thông tin đã có trước đó Việc này giúpcông chúng dễ dàng tiếp cận và tương tác với ban biên tập, tòa soạn Đây cũng làcầu nối để công chúng có thể phản ánh, nói lên ý kiến, kiến nghị của mình vớiĐảng và Nhà nước.

Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻOnline là những tờ báo điện tử thu hút đông đảo công chúng Việc lựa chọn ba tờ

báo này dé khảo sát dé tài “Van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử” là

lựa chọn phù hợp Bởi báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam là tờ báo trực thuộcthuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cập nhật thông tin chính thống,trung thực, hấp dẫn đáp ứng được nhu cầu công chúng: là kênh thông tin chỉ đạo,điều hành, định hướng dư luận về nông nghiệp và phát triển nông thôn chính thống

và nhanh nhất, là kho dữ liệu tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông — lâm — thủy sản

chuyên sâu để phục vụ cho sự nghiệp nông nghiệp nông thôn nước nhà trong giai

đoạn mới, hội nhập, cạnh tranh trong cơ chế thị trường

Báo Nhân Dân điện tử là đơn vi sự nghiệp trung ương Dang, đặt dưới sự lãnh

đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có chức năng là cơ

quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước vàNhân dân Việt Nam; ngọn cờ chính tri - tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí

nước ta; là câu nôi giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân Vân đê an ninh lương thực

Trang 20

luôn được báo quan tâm hàng đầu, nhất là tuyên truyền về đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Đối với Báo Tuổi trẻ Online, thông tin luôn được cập nhật nhanh, liên tục và

có tính thời sự Nhiều phóng sự và bình luận chuyên sâu phản anh chân thực, cụ thể

các vấn đề liên quan đến đời song, xã hội Nhat là van dé liên quan đến luận văn

khảo sát, Báo Tuổi trẻ Online có nhiều tin, bai được đăng tải phục vụ tốt cho việc

nghiên cứu “Van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử”.

Về thời gian khảo sát: từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 Tuy nhiên, trongquá trình nghiên cứu, luận văn có thể sử dụng một số thông tin, sự kiện, số liệutrước đó dé đảm bảo tính lịch sử, tính hệ thống, tính kế thừa

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: là những vẫn đề lý luận chung về báo chí và truyền thông, trong

đó, vai trò, chức năng của báo chí đối với đời sống xã hội; đường lối chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về báo chí truyền thông và vấn đề an ninh

lương thực quốc gia Kế thừa kết quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về lĩnh

vực báo chí truyền thông liên quan đến đề tài

Phương pháp nghiên cứu: đề nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phươngpháp nghiên cứu công cụ cơ bản như phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê,nghiên cứu thứ cấp và khảo sát thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng dé khảo sát tài liệu, hình thành

cơ sở lý thuyết cho van dé an ninh lương thực quốc gia Tông hợp tat cả các quan

điểm, lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật, tài liệu khoahọc, sách, báo.

- Phương pháp phân tích thông điệp cua báo chi: phan tích nội dung và hình

thức thông tin của các bài viết về an ninh lương thực quốc gia

Trang 21

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: nghiên cứu vẫn đề an ninh lương thựctrên báo điện tử với những chương trình, chuyên mục cụ thể trên Báo điện tử Nôngnghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻ Online.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: thu thập thông tin định tính, dùng kết quảphỏng van sâu dé nghiên cứu, đối chiếu với van đề đã nghiên cứu Trong luận văn,tác giả tiến hành phỏng van sâu các đối tượng sau: phóng viên, biên tập viên đang

công tác trong ba báo thuộc diện khảo sát; các nhà lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp.

Về cách thức thực hiện tổng hợp tin, bài: truy cập vào trang web:

https://nhandan.vn/; https://tuoitre.vn/; https://nongnghiep.vn/

33 66

- Nhập từ khóa “an ninh lương thực”, “an ninh lương thực quốc gia”, “lúagạo”, “nông thôn mới”, “xóa đói giảm nghèo”, “Chính sách lúa gạo” vao thanhcông cụ tìm kiếm của các báo

- Đọc lướt nhanh về nhan dé, ghi chép tin va bài có liên quan dé chọn lọc cácsản phẩm phù hợp với đề tài nghiên cứu Trong quá trình đọc, nghiên cứu, tác giảghi chú lại tất cả các tên tin, bài, ngày tháng năm, tên tác giả, phân loại tin, bài đã chọn

Với cách thức tiễn hành tông hợp tin, bài trên Báo điện tử Nông nghiệp ViệtNam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻ Online, tác giả luận văn tổng hợp được

tần suất, số lượng tin, bài về vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử từtháng 01/2020 đến tháng 12/2020

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Y nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm mới và phong phú thêm lý luận về vai

trò, chức năng của báo chí truyền thông Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo

tin cậy cho những người nghiên cứu quan tâm đến báo chí truyền thông và van dé

an ninh lương thực quốc gia

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn cung cấp góc nhìn về thực trạng thông tin vẫn đề

an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử Thông qua nghiên cứu này, các cơ

Trang 22

quan báo chí, cơ quan quan ly báo chí nhìn rõ hơn về thực trạng thông tin van dé anninh lương quốc gia trên báo điện tử Từ đó, các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý

có những biện pháp nâng chất lượng thông tin cũng như có hướng chỉ đạo thích hợp hơn

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của

luận văn có 03 chương sau đây:

Chương 1: Co lý luận của van dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử

Chương 2: Khảo sát vấn đề an ninh lương thực quốc gia trên Báo điện tử Nôngnghiệp Việt Nam, Báo Nhân Dân điện tử, Báo Tuổi trẻ Online

Chương 3: Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông về vấn

dé an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử

Trang 23

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE AN NINH LUONG THUC QUOC GIA

TREN BAO DIEN TU

1.1 Cac khai niém co ban 1.1.1 Báo điện tử

Báo điện tử về cơ bản được hiểu là một phương tiện thông tin đại chúng, hoạtđộng nhờ vào kết nối internet Báo điện tử là sản phẩm gắn liền với sự phát triển

của công nghệ thông tin Trong thời đại kỹ thuật số, báo điện tử có những bước phát

triên vượt bậc và là môi đe dọa vê sức cạnh tranh đôi với các loại hình báo chí khác.

Trên thế giới và ở Việt Nam tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loạihình báo chí nay: Báo điện tử (Electronic Journal), Báo trực tuyến (Online

Newspaper) Báo mạng (Cyber Newspaper), Báo chí Internet (Internet Newspaper) và Báo mạng điện tử.

Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Nó gắn liền với tên gọi

của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in như Quê Hương điện tử, Nhân

Dân điện tử, Lao Động điện tử,

Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ

“bao điện tử”.

Cụ thé, trong Điều 3, Chương 1 Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/6/1999 về sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báođiện tử (được thực hiện trên mang thông tin máy tinh) bằng tiếng Việt, tiếng cácdan tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” dé chỉ loại hình báo chí này

Điều 12 Nghị định số 55/2001/ ND — CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ vềquản lý cung cấp dịch vụ Internet: “Dịch vụ thông tin trên Internet là một loại hình

dịch vụ ung dụng Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in, báo hình,

Trang 24

báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loạihình điện tử khác trên Internet’.

Nhận rõ mặt mạnh, mặt tích cực và mặt trái của Internet của báo chí điện tử,

chỉ sau 8 năm Việt Nam kết nối mang internet, Ban Bi Thư Trung Ương Đảng khóa

IX đã ra Chi Thị số 52 — CT/TW ngày 22/7/2005 “Về phát triển và quản lý báo chíđiện tử ở nước ta hiện nay”.

Chỉ thị số 52 — CT/TW nhấn mạnh: “7; iép tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai

trò, tác động cua mạng thông tin toàn cẩu và các báo điện tử đến sản xuất và đời

sống xã hội Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhànước đối với báo điện tử; xây dựng các tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và côngnghệ hiện đại; đúng đắn, chân thực, phong phú về nội dung, sắc bén về định hướng,

tinh chiến đấu; có tính văn hóa, nghiệp vu cao, thực sự là vũ khí chính trị tư tưởngquan trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; phục vụ đắc lực sự nghiệpđổi mới, xây dựng và bảo vệ Tô Quốc”.

Chỉ thị cũng xác định rõ: “Báo điện tứ ở nước ta phải được phát triển nhanh,vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điêu kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người,năng lực quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn, kết hop hài hòa với việc phát triển các

loại hình báo chi và các phương tiện thông tin khác”.

Luật báo chí năm 2016 quy định tại Điều 3, Chương I: “Bao điện tử là loạihình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môitrường mạng, gom báo điện tử và tạp chí điện tử"

Theo Giáo trình Lý ludn Báo chí Truyén thông của Dương Xuân Son, tác gia

cho rằng, “Báo điện tử (Online newspaper) là loại báo xuất hiện trên internet

(World Wide Web) Internet là mạng thông tin diện rộng, bao trùm toàn cau, hìnhthành trên cơ sở kết nói các máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằngthông tin và kết nối nguôn tri thức đã tích lũy được của toàn nhân loại trong một

loại luu thông thống nhất Quy mô, phạm vi ảnh hưởng của thông tin trên mạnginternet rộng lớn hơn nhiều so với các phương tiện thông tin thông thường khác

Trang 25

Với internet, mọi người có kha năng và điêu kiện rat thuận lợi trong việc tiép cậntrực tiếp các nguồn thông tin” [41, tr 70].

Đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất, một số nghiên cứu khác lại

gọi là báo mạng điện tử Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang: “Báo mạng điện

tử là một loại hình bao chỉ được xây dựng dưới hình thức của một trang web, phát

hành trên mạng Internet, có wu thé trong chuyển tải thông tin một cách nhanh

chóng, tức thời, da phương tiện và tương tác cao”[18, tr 9].

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, “Báo mạng điện tử là loại hình báo chí —

truyền thông tôn tại và phát triển trên internet toàn câu Là kênh truyền thôngđặc thù ra đời sau, báo mạng điện tử đã hội tụ đã hội tụ được nhiễu wu điểm nổitrội của các kênh truyền thông trước đó, dong thời cũng bộc lộ những batcập”[11, tr 122].

Mặc dù không thống nhất trong một khái niệm nhưng nhìn chung có thê hiểubáo mạng điện tử là loại báo mà người ta đọc thông tin trên công cụ có kết nối internet

Trong luận văn này, chúng tôi đi theo khái niệm của Luật báo chí năm 2016

quy định tại Điều 3, Chương I: “Báo điện tử là loại hình báo chi sử dụng chữ viết,

hình anh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gom báo điện tử và tạp

chí điện tử”.

1.1.2 An ninh lương thực

Qua tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy có nhiều nghiên cứunước ngoài và trong nước về an ninh lương thực Mỗi nghiên cứu đều có các địnhnghĩa về an ninh lương thực nhắn mạnh vào giá trị con người

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) ghi trong

quyền Trade reform and security food, (2002), có khoảng 200 định nghĩa về an ninh

lương thực, mỗi cách tiếp cận đều đưa ra một quan niệm khác nhau [51]

An ninh lương thực là quan niệm mới xuất hiện vào giữa những năm 70 củathế ky XX, khi các quốc gia thảo luận về tình hình lương thực của thé giới và đưa ra

Trang 26

các biện pháp giải quyết đối với cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào thờiđiểm đó Mối quan tâm hàng đầu lúc này là tập trung vào việc cung cấp lương thực,dam bảo 6n định giá cả lương thực cấp quốc gia và quốc tế Cũng thời điểm này, tô

chức của nền kinh tế toàn cầu có sự thay đổi nên làm biến động và gây khủng hoảng

về lương thực Các tô chức quốc tế tiến hành đàm phán và tô chức hội nghị Lươngthực thế giới vào năm 1974 Từ đây, hệ thống thé chế mới về nguồn cung, giá ca,

nguồn lực, chính sách về lương thực được thảo luận và hoan thiện dé có tinh thongnhat hon

Theo Tổ chức Nông nghiệp va Luong thực Liên Hop Quốc (FAO), an ninhlương thực là một trong những khái niệm trong chính sách công, quan niệm này tiếptục được phát triển để phản ánh được độ phức tạp của vấn đề chính sách và kỹ thuật

có liên quan Hội nghị thượng đỉnh lương thực thé giới 1974 định nghĩa về an ninh

lương thực: “Lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản

cua thé giới dé đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hon

và dé bù dap được những biến động trong sản xuất và giá ca” [51]

Năm 1983, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO) mở

rộng định nghĩa này tính thêm cho những người dé bị tổn thương dễ tiếp cận nguồnlương thực sẵn có, tức là cần phải cần bằng giữa cung và cầu trong van đề lươngthực Tổ chức FAO cho rang: “dam bảo tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận

được về mặt thé chất và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ can” [51]

Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1986 với tiêu đề đói nghèo đã tập trungvào tính linh hoạt theo thời gian của việc mat an ninh lương thực Báo cáo này cũng

phân biệt giữa việc mất an ninh lương thực kinh niên với nghèo khổ quanh năm

Các van dé này cũng liên quan đến thảm họa thiên nhiên, sự suy sụp của nền kinh tế

và xung đột giữa các lực lượng gây ra sức ép Trong báo cáo nay cũng chỉ ra khái

niệm về an ninh lương thực rõ hơn: “7% Gt cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận đượcvới du lương thực, thực phẩm để bảo đảm một cuộc sống khỏe mạnh và năng động”

Trang 27

Đến giữa năm 1990, an ninh lương thực được xem là mối quan tâm hàng đầu.Bên cạnh van dé tiếp cận được lương thực thi các tổ chức như Tổ chức Nông nghiệp

và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Chương trìnhlương thực thế giới (WFP), Viện nghiên cứu và chính sách lương thực thế giới(IFPRI) lại quan tâm đến vấn đề người dân có được tiếp cận dinh dưỡng protein

Khái niệm về an ninh lương thực mở rộng ra hơn khi đề cập đến việc cân bằng dinh

dưỡng từ vi mô đến vĩ mô dé người dân có cuộc sống chất lượng Từ đây, Tổ chứckinh tế thé giới và Tổ chức y tế thế giới cho rang việc phát triển nguồn lương thực,thực phâm cân phải cân băng và đời sông khỏe mạnh của người dân.

Hội nghị lương thực thế giới năm 1996 sử dụng khái niệm theo hướng rộng

mở hơn: “An ninh lương thực ở cấp độ ca nhân, gia đình, khu vực và toàn cầu, đạtđược khi tắt cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt thé chất và kinh tế đốivới nguôn lương thực day đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, để đáp ứng nhu caubữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khỏemạnh” [51]

Báo cáo về tình hình an ninh lương thực năm 2001 có khái niệm mới hơn về

an ninh lương thực: “An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào

cũng tiếp cận vé mặt thé chat, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực day đủ, antoàn và đảm bảo dinh dưỡng dé đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ănnhằm đảm bảo cuộc sống năng động và khỏe mạnh” [25]

An ninh lương thực có 4 trụ cột chính bao gồm nguồn lương thực sẵn có; khảnăng tiếp cận nguồn lương thực của người dân về kinh tế, thể chất; sự đa dạng

nguồn lương thực; sự én định của lương thực

Việc đảm bảo an ninh lương thực phải được thực hiện đồng bộ cả 4 trụ cột chính

được ké trên Sự sẵn có phải ké đến sản lượng, diện tích sản xuất, đủ nguồn xuất khâu

và dự trữ khi người dân cần Vấn đề này được các quốc gia trên thế giới trong đó cóViệt Nam có nhiều chủ trương, chính sách giữ diện tích trồng lương thực, hỗ trợ khoa

Trang 28

học, kỹ thuật dé nang cao nang suat, chat luong Đồng thời, tạo thuận lợi cho thươngmại nông sản, xây dựng hệ thống phân phối lương thực ồn định.

Khả năng tiếp cận lương thực của người dân được cân đối giữa vùng, miễn.Nhiều chính sách hỗ trợ thích hợp cho người dân tiếp cận lương thực, tạo việc làm

nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghẻo.

Sự đa dạng nguồn lượng thực khi người dân đảm bảo có cuộc sống lành mạnh,

năng động, đủ chất dinh dưỡng Việc thay an ninh lương thực bằng an ninh dinh

dưỡng dần được thực hiện, nâng cao chất lượng cuộc song người dân.

Sự 6n định lương thực được thê hiện trong lúc người dân được mùa hay giáphạt, người dân của quốc gia luôn có lương thực trong mọi tình huống như thiên tai,

dịch bệnh Hệ thống phân phối lương thực được giữ vững, vừa cung cấp nhu cầu

trong nước, vừa có thé xuất khẩu

An ninh lương thực còn thể hiện qua việc an toàn vệ sinh thực phẩm, chất

lượng lượng lương thực luôn được đảm bảo, đây lùi và hạn chế người dân bị suy

dinh dưỡng.

Tổng quan từ những nghiên cứu trên cùng với nội hàm của của vấn đề an ninh

lương thực, có thể thấy vấn đề an ninh lương thực còn là vấn đề toàn cầu và là mốiquan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí

hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số Việc đảm bảo an ninh lương thựcluôn đặt quan trọng hàng đầu, là tiền đề phát triển kinh tế, ôn định an ninh chính trị

1.1.3 An ninh lương thực quốc gia

Đối với Việt Nam, căn cứ vào quan điểm của Đảng, Nhà nước và thực tiễn xã

hội thì an ninh lương thực quốc gia được xếp vào an ninh phi truyền thống cùng vớibiến đôi khí hậu, an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực;tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia

An ninh lương thực quốc gia có quan hệ mật thiết với an ninh kinh tế nói riêng

và an ninh quốc gia nói chung Khi dé cập đến nội hàm của an ninh kinh tế thì bộphận không thê thiếu đó là an ninh lương thực quốc gia Nhiều nghiên cứu về an

Trang 29

ninh phi truyền thống và an ninh kinh tế đề cập nhiều đến vấn đề an ninh lương thựcquốc gia Trong đó đề cập điểm chung của an ninh lương thực quốc gia đó là đápứng nhu cau tồn tại của con người và giảm tỷ lệ đói nghèo trong nước, góp phanthúc day tăng trưởng kinh tế và làm tiền đề dé 6n định chính trị - xã hội.

Qua nghiên cứu, tại Việt Nam, đa phân các ý kiên cho răng an ninh lương thực quốc gia được hiểu theo nhiều cách khác nhau Hiện vẫn chưa có khái niệm thong nhât vê vân đê nay.

Trong Nghị quyết số 63/NQ — CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bao

an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 xác định: “Vấn dé an ninh lương thựcquốc gia phải nằm trong chiến lược tổng thé phát triển kinh tế - xã hội, gắn với mụctiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giải quyết van dé nông nghiệp, nông

dân, nông thôn, trong đó xóa doi giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người

dan là quan trọng, góp phan bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia” [31]

Trong đó, Nghị quyết số 63/NQ — CP đề ra mục tiêu cụ thể: đảm bảo nguồncung lương thực; đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng; đảm bảo khả năng tiếp cận lươngthực của người dan.

Nghị quyết 34/NQ — CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia đến năm 2030 nêu quan điểm: “An ninh lương thực quốc gialuôn là van dé thiết yêu, cấp bách khi nguồn cung và khả năng tiếp cận lương thựcđang chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường, dịch

bệnh xuyên biên giới ngày càng khốc liệt, khó lường; quá trình công nghiệp hóa, đôthị hóa diễn ra mạnh mẽ An ninh lương thực quốc gia phải gắn với cơ cấu lạinên kinh tế Bao đảm an ninh lương thực cho người dân trong mọi tình huống

là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyển và toàn xã hội; không chỉ tậptrung vào tính sẵn có, khả năng tiếp cận, mà còn bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, antoàn thực phẩm” [20]

Xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhànước luôn đặc biệt quan tâm đên việc đảm bảo an ninh lương thực quôc gia Gan

Trang 30

đây nhất, Nghị quyết Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định,

van đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hon,

không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống, mà còn bao quát cảnhững van dé an ninh phi truyền thống, như an ninh mang; khủng bó, tội phạm có tổchức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; anninh lương thực; an ninh môi trường (tham họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, an

ninh nguồn nước ), dịch bệnh; thậm chi cũng cần phải bàn đến “an ninh chínhquyên”, “an ninh chế độ” Đây là những van đề an ninh nổi lên bắt nguồn từ

những nguy cơ mới, tác động đa chiều của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển

Theo đó, an ninh quốc gia bao gồm: An ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh quân

sự, an ninh biên giới, biến, đảo, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng - văn hóa, anninh xã hội, an ninh thông tin, an ninh kết nối, an ninh mạng, an ninh doanh nghiệp,

an ninh tài chính - tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh dân cư,

an ninh dân số, an ninh cơ sở đữ liệu, an ninh môi trường, an ninh con người

Trong đó, khăng định an ninh lương thực là nội dung quan quan trọng trongvấn đề đảm bảo an ninh quốc gia Việc đảm bảo an ninh lương thực là góp phần xây

dựng đất nước phén vinh, mang lại cuộc sống 4m no cho Nhân dân Nội hàm của an

ninh lương thực được gắn liền với an ninh con người, bảo vệ an ninh con người.Đây là nội dung mới, nỗi bật mà Nghị quyết đại hội XIII của Dang dé cập Báo cáochính trị đã nêu những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia so với Đạihội XII, đó là lần đầu tiên xác định “an ninh con người”, bảo vệ “an ninh con

người ” nhằm cụ thé hóa các tư tưởng lập hiến đã nêu trong Hiến pháp 2013 và trở

thành các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 và

tầm nhìn đến năm 2045 Như vậy Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an

ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa làmục tiêu phan dau, vừa là động lực bao dam cho sự ồn định chính trị xã hội và xây

dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng Đại hội XIII xác định: “Chitrọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tô hàng dau trong cuộc sống của

người dân ”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, đảm bảo an ninh lương thựcnói riêng cũng chính là bảo vệ cuộc sông của người dân.

Trang 31

Khái niệm an ninh lương thực ở nước ta cũng được hiểu với nhiều khái niệmkhác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt (2018) của Hoàng Phê: “An ninh là yên ổn vềmặt chỉnh trị, về trật tự xã hội” [33, tr 6] Còn “Lương thực là thức ăn có chất bột

như gạo, ngô, khoai, sắn”, [33 tr 758].

Theo Trịnh Tiến Việt nghiên cứu trong sách Pháp luật Việt Nam trước thách

thức an ninh phi truyền thống, tac giả cho rang: “An ninh lương thực hay an ninh

lương thực quốc gia được hiểu là sự dam bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấplương thực cho người dân dé hạn chế và day lùi tinh trạng thiếu lương thực, nạnđói và tình trạng phụ thuộc và nguôn lương thực nhập khẩu” [49, tr 246]

Trong Hội thảo Chiến lược an ninh lương thực quốc gia và Quy hoạch dattrồng lúa đến năm 2020, tâm nhìn đến 2030, Đỗ Kim Chung cho rằng khái niệm an

ninh lương thực trong các văn bản chưa được hiểu thống nhất Một số ý kiến theo

mô hình Châu Au thì cho rằng an ninh lương thực bao gồm an ninh, an toàn về

lương thực và thực phẩm và Việt Nam cũng nên có cách hiểu như vậy Tuy nhiên,

theo Phạm Văn Dư, khái niệm an ninh lương thực được vận dụng tùy theo từng điều

kiện cụ thé của từng nước Riêng ASEAN thì chi bao gồm các nông sản tinh bột và

rau đậu, đặc biệt tại Việt Nam thì lúa gạo chiếm đến 70% cơ cấu tỉnh bột trong bữa

ăn Vì vậy có ý kiến cho rằng, an ninh lương thực của Việt Nam chỉ là cân đối lúagạo [49, tr 246]

Nhìn chung, văn bản, Nghị quyết, Chỉ thị cấp trên và các nghiên cứu về anninh lương thực quốc gia đều có xu hướng nhắn mạnh vào giá trị con người, khi con

người trong một đất nước được đảm bảo đầy đủ lương thực và chất dinh dưỡng thìkhi đó cuộc sông con người có chât lượng hơn.

Với nhiều cách hiểu khác nhau, luận văn cũng cần xác định khái niệm cụ thể

về an ninh lương thực quốc gia dé bám sát hướng tiếp cận phù hợp Đầu tiên là về

lương thực, hiện vẫn có nhiều quan niệm về lương thực Theo nghĩa rộng lương

thực là bao gồm lương thực, thực phẩm Còn có quan niệm khác theo hướng cụ thể,

lương thực là gồm lúa gạo, ngô, khoai, săn và nhóm tinh bột Trong luận văn này,

Trang 32

tác giả xác định vấn dé an ninh lương thực bao gồm lương thực, thực phẩm Anninh lương thực quốc gia được hiểu là việc đảm bảo cho mọi người dân trong nước

đều được tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm co ban dé đủ các chất dinh dưỡngcho một cuộc sống hiệu quả và khỏe mạnh Nguồn lương thực sẵn có dé cung cap là

điều cần thiết nhưng chưa phải là điều kiện đủ để đảm bảo an ninh lương thực Đây

còn là việc bảo đảm cho mọi người tiêu dùng dù là thu nhập cao hay thu nhập thấp,

dù ở thành thị hay nông thôn, dù lúc được mùa hay lúc giáp hạt có đủ khả năng mua

được lương thực, thực phẩm cần thiết cho nhu cầu của họ Khả năng này phụ thuộcvào thu nhập và việc làm của người dân và hệ thống phân phối lương thực thựcphâm nơi họ sông.

Như vậy, xác định mục đích nghiên cứu với cách tiếp cận an ninh lương thực

ở cấp độ quốc gia, trên cơ sở kế thừa các quan niệm về vấn đề này của các nhànghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thống nhất khái niệm về an ninh lương thực

quốc gia như sau: An ninh lương thực Việt Nam là việc đảm bảo cho mọi người dân

được tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm cơ bản dé đủ các chất dinh dưỡng chomột cuộc sống hiệu quả và khỏe mạnh Nguồn lương thực sẵn có dé cung cấp làdiéu cần thiết nhưng phải có một điều kiện đủ dé dam bảo an ninh lương thực; đẩyIni tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguôn lương

thực nhập khẩu

1.1.4 Van đề an ninh lương thực quốc gia trên báo điện tử

An ninh lương thực quốc gia là lúc nào cũng có đủ nguồn cung cấp lương

thực, thực phâm cơ bản dé dam bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phâm ngày mộtnhiều hơn và dé bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả Theo đó, an

ninh lương thực không chi là van đề sản xuất mà bao gồm cả vấn dé chất lượng thực

phẩm, giá ca Đảm bao tat cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật ly

và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần dé có cuộc sống khoẻ mạnh và năngđộng An ninh lương thực còn hiéu theo nghĩa rộng, nghĩa là an ninh lương thực của

đât nước phải chuyên dịch từ khả năng chỉ có lúa gạo sang các vân đê toàn diện hơn

Trang 33

là an ninh và cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cũng như khả năng cung ứngcác nguôn thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cam, thủy hải sản.

Nhìn chung, nội dung cơ bản của an ninh lương thực quốc gia bao gồm: lươngthực có đầy đủ từ lương thực đến xuất khẩu; đảm bảo 6n định lương thực trong mọitình huống; đảm bảo cho người dân có đủ lương thực để tiêu dùng từ thu nhập củamình; lương thực cung cấp cần phải đảm bảo an toàn, chất lượng

Thời gian qua, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đều quan tâm đếnvan dé an ninh lương thực quốc gia Xem đây là nội dung quan trọng góp phan cùng

Đảng, Nhà nước đảm bảo nguồn lương thực cả nước cũng như đảm bảo an ninh conngười, đảm bảo cho mọi người dân trong nước có cuộc sống 6n định, hạnh phúc.Các nội dung cơ bản của vấn đề an ninh lương thực, chủ trương đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an ninh lương thực được các báo điện

tử từ trung ương đến địa phương đăng tải phong phú

Về tuyên truyền đường lỗi, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của

Nhà nước về an ninh lương thực quốc gia Các tòa soạn quan tâm xây dựng nhiềutuyến bài Trong năm 2020, các bài viết tập trung vào vấn đề: “Đảm bảo an ninh

lương thực trong bối cảnh mới” (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam); “Chính

phủ ban hành nghị quyết bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030” (Báo

điện tử VTV News); “Yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống”

(Thanh Niên Online); “Ban hành kế hoạch hành động bảo đảm an ninh lương thựcquốc gia” (VietNam Plus); “Một số van dé đặt ra trong triển khai chính sách dambảo an ninh lương thực quốc gia” (Tạp chí Tài chính Online);

Về thành tựu dam bảo an ninh lương thực quốc gia của Việt Nam, báo điện tử

tập trung tuyên truyền nội dung này rất phong phú: “Vừa đảm bảo an ninh lươngthực, vừa đây mạnh xuất khâu gạo bền vững”; “Việt Nam đang trở lại vị trí xuấtkhẩu gạo số 1 thé giới”; “Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục đạt mức giá cao kỷ

lục” (Lao động Online); Xuất khâu lúa gạo: Giữ an toàn và chớp đúng thời cơ (Tạpchí Tài chính Online); “LHQ: Thúc day an ninh lương thực bền vững vì tương lai”

Trang 34

(Vietnam Plus); “Bộ trưởng Nông nghiệp đảm bảo luôn đủ lương thực trong thời

dịch bệnh” (Dân Trí Online);

Truyền thông về những nguy cơ, thách thức đối với vấn dé an nình lương thựcquốc gia: “Biến đôi khí hậu và những thách thức với an ninh lương thực” (Kinh tếMôi trường Online); “Biến đổi khí hậu là thách thức chính đối với sản xuất lươngthực” (Khoa học và Đời sống Online); Biến đổi khí hậu đe dọa thương mại lương

thực toàn cầu (Bảo vệ rừng và môi trường Online); Biến đổi khí hậu và an ninhlương thực toàn cầu (Pháp luật Online); “Biến đổi khí hậu đe doa an ninh lương

thực quốc gia” (Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam); “An ninh lương thực ViệtNam trước bối cảnh dich COVID-19 bùng phat” (Lao động Online);

Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: “Giải pháp dam

bảo an ninh lương thực” (Kinh tế Sài Gòn Online); “Thúc đây hệ thống lương thực,thực phẩm thông minh thích ứng với thiên tai, dịch bệnh” (Dân tộc và Phát triểnOnline); “Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai” (Báo điện tử VTV

News); “Hàng trăm triệu người trông đợi giải pháp đảm bảo an ninh lương thực” (Dân Trí Online); “An ninh lương thực: Cùng giải bai toán tương lai” (Lao động thủ

1.2 Tầm quan trọng của an ninh lương thực quốc gia và chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực này

1.2.1 Tam quan trọng của van đề an ninh lương thực quốc gia

An ninh lương thực đề cập đến sự sẵn có của lương thực, thực phẩm và

quyền truy cập của một người vào đó Một hộ gia đình được coi là an toàn thực

phẩm khi họ không sống trong tình trạng đói hoặc sợ chết đói

Trang 35

Đối với cấp độ quốc gia, an ninh lương thực có quan hệ mật thiết với an ninhkinh tế nói riêng và an ninh quốc gia nói chung Khi đề cập đến nội hàm của an ninhkinh tế thì bộ phận không thé thiếu đó là an ninh lương thực Nhiều nghiên cứu về

an ninh phi truyền thống và an ninh kinh tế đề cập nhiều đến vấn đề an ninh lương

thực Trong đó đề cập điểm chung của an ninh lương thực đó là đáp ứng nhu cầutồn tại của con người và giảm tỷ lệ đói nghèo trên thé giới, góp phần thúc đây tăng

trưởng kinh tế va làm tiền đề dé ổn định chính trị - xã hội

Lương thực đáp ứng nhu cầu tồn tại của con người, đây là phương tiện thiếtyêu không thê thiếu đối với van dé phát triển kinh tế, xã hội Người dân khi đã được

đảm bảo đầy đủ về lương thực và dinh dưỡng là biểu hiện của sự thành công củacông cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia Người dân mạnhkhỏe, năng động sẽ cùng chung sức với Nhà nước xây dựng đất nước tốt đẹp hơn

Bên cạnh, vấn đề an ninh lương thực còn có mối liên hệ chặt chẽ đối với vấn

đề phát triển kinh tế Trong chính sách phát triển kinh tế, xã hội, Đảng và Nhà nướcluôn quan tâm đảm bảo an ninh lương thực từ vi mô đến vĩ mô vì đây là nội dungkhông thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế

Ôn định kinh tế nói chung, an ninh lương thực nói riêng theo vùng, khu vực

góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân góp phần làm giảm

mức độ dé bị ton thương của người dân nghèo ở các khu vực đối với sự gia tăng độtngột của giá lương thực Đồng thời, xóa bỏ được sự khác biệt về việc tiếp cận lươngthực giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng miền trong cả nước Sự công bằngtrong xã hội sẽ thúc đây sự phát triển về nguồn nhân lực, từ đó, góp phần vào việc

tăng trưởng của nền kinh tế đất nước Đây còn là phương pháp dự phòng lương

thực, chuẩn bị các tình huống xấu trước tác động của thiên tai, dịch bệnh,

An ninh lương thực còn góp phần ổn định chính trị, xã hội Bởi khi người dan

được đảm bảo an toàn về cuộc sống thì việc phát triển kinh tế được thuận lợi và

nhận được sự đồng thuận cao của họ Thực tế về các cuộc khủng hoảng chính tri ởmột số nước Châu Phi năm 2007 - 2008 cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế đếnkhủng hoảng lương thực đã dẫn đến sự bất 6n về chính trị Một số nghiên cứu đã

Trang 36

cảnh báo “thời kỳ xung đột kéo dài” sẽ xuất hiện với dạng xung đột mới, nguyênnhân chính bắt nguồn từ việc thiếu lương thực và giá lương thực gia tăng.

Do đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và có những quyết sáchquan trọng, luôn đảm bảo cân bằng lương thực giữa các vùng, miền, từ hộ gia đìnhđến toàn dân

1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về van đề an ninh

lương thực quốc gia

Nhìn chung, sau 10 năm (2009 — 2019) thực hiện Đề án an ninh lương thựcquốc gia đến năm 2020, vấn đề an ninh lương thực (bao gồm lương thực, thựcphẩm) được Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, nhằm bảo đảm anninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đã đạt được những thành tựu quan

trọng, nôi bật Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 3,7%/năm Sản xuất lúa

gạo đã đảm bảo nhu cầu trong nước và xuất khâu bình quân khoảng 4 — 5 triệu tangao/nam Sản lượng thực phẩm từ rau màu, qua, sản pham chăn nuôi và thủy sản

cũng gia tăng đáng kẻ Hệ thống lưu thông lương thực đã có nhiều đổi mới, tạo điều

kiện thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận lương thực Thị trường nội địa chuyên

dần sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước Tình trạng suy dinh dưỡngcủa người dân được cải thiện Ty lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đã giảm từ25% vào năm 2005 đến năm 2008 còn 20%

Tuy đạt được các thành tựu trên, an ninh lương thực nước ta vẫn còn hạn

chế, yếu kém như sản xuất lương thực, thực phẩm chưa thực sự bền vững; tô chức sản xuất nông nghiệp chậm được đôi mới, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất

còn nhiều yếu kém; quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khâu còn bat cập; thu

nhập của người sản xuât còn thâp.

Từ vấn đề quan trọng này, mỗi thời kỳ, Đảng, Quốc hội và Chính phủ luôn đặc

biệt quan tâm, chỉ đạo và ban hành nhiều chủ trương, chính sách thiết thực phát

triển nông nghiệp gắn với duy trì, cải thiện chất lượng tình hình an ninh lương thực

Trang 37

quôc gia và từng bước nâng cao thu nhập, mức sông cho người dân Dưới đây là các

chủ trương, chính sách mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ ban hành:

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định “Xdy dung

nên nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bên vững, sản xuất hàng

hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và kha năng cạnh tranh cao, dam bao

vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mat và lâu đài”.

- Thực hiện Kết luận số 32-KL/TW ngày 20/11/2008 của Bộ Chính trị vềphân công các Bộ, ngành triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Đề án “4n ninh lương thực quốc

gia đến năm 2020” và được Bộ Chính trị thông qua tại Kết luận số 53-KL/TW ngày

05/8/2009.

- Giai đoạn 2009 - 2019, Quốc hội đã ban hành Luật an toàn thực phẩm, Luậttrồng trọt, Luật chăn nuôi; Chính phủ ban hành 05 Nghị quyết liên quan trực tiếpđến an ninh lương thực như Nghị quyết 63/NQCP về Đảm bảo an ninh lương thực

quốc gia, Nghị quyết số 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thuhoạch đối với nông sản, thủy sản làm cơ sở pháp lý quan trọng cho quá trình triển

khai thực hiện Kết luận 53-KL/TW ngày 05/8/2009 của Bộ Chính trị về van dé này

- Các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản triển khai, kế hoạch, chương

trình hành động, cụ thé hóa thành các dé án, chính sách, nhiệm vụ cụ thé dé triểnkhai thực hiện Nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động vận dụng ban hành cơ chế, chínhsách đặc thù để thực hiện có hiệu quả hơn các nhiệm vụ được đặt ra trên địa bànnhư: Thái Bình, Nam Dinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long,

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch hành độngthực hiện văn bản số 318/BNN-KH ngày 01/02/2010, đồng thời lồng ghép các nộidung đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong xây dựng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển ngành 10 năm, 5 năm và hàng năm

Trang 38

- Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch hành động về Dinh dưỡng đến năm 2015 tạiQuyết định số 1962/QĐ-BYT ngày 06/06/2013 hiện thực hóa Chiến lược Quốc gia

về dinh dưỡng với nhiều mục tiêu liên quan đến cải thiện dinh dưỡng, nâng cao chat

lượng bữa ăn của người dân.

- Hệ thống chính sách lúa gạo là hệ thống chính sách dày dặn nhất trong số tất

cả các ngành hàng nông sản và nội dung chính sách bao quát hầu hết các lĩnh vực

của sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo Ké từ năm 2008 khi cuộc khủnghoảng lương thực xảy ra, hệ thống chính sách dành cho ngành hàng lúa gạo lại càng

được quan tâm hơn bao gồm: Quyết định số 1518/QD — TTg ngày 22/9/2009 củaThủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2009; Nghị quyết số

63/NQ — CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bao an ninh lương thực quốc

gia và trợ cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khâu mua tạm trữ gạo vào

các thời kỳ thu hoạch rộ dé nâng giá lúa cho nông dân các vùng chuyên canh chính

sách bao đảm nông dân có lãi 30%; Quyết định số 993/QD — TTg ngày 30/6/2010của Thủ tướng Chính phủ về mua tạm trữ lúa, gạo hè thu năm 2010; Nghị định sỐ109/2010/ND — CP ngày 11/4/2010 của Chính Phủ về kinh doanh xuất khâu gạo;

Quyết định số 15/2011/ QD — TTg ngày 09/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc mua lương thực dự trữ nhà nước hàng năm; Quyết định số 287/QD — TTg ngày09/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuânnăm 2011 — 2012; Quyết định số 812/QD — TTg ngày 02/7/2012 của Thủ tướng

Chính phủ về việc mua tạm trữ thóc, gạo vụ hẻ thu năm 2012; Quyết định số850/QD — TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua tạm trữ thóc,gạo vụ hè thu năm 2013; Quyết định số 373a/QÐ — TTg ngày 15/3/2014 của Thủ

tướng Chính phủ về việc tạm trữ thóc, gạo vụ đông xuân 2013 — 2014

- Sau khi thực hiện xong Đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020,năm 2020 và 2021, Đảng và Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo đảm bảo an ninhlương thực quốc gia trong mọi tình huống như Kết luận 81-KL/TW ngày 29/7/2020của Bộ chính trị về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030; Nghị quyết34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Trang 39

đến 2030 và Quyết định số 1975/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành kếhoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của

Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”

Nhìn chung, các luật, văn bản trên xác định bảo đảm vững chắc an ninh lương

thực quốc gia trong mọi tình huống, góp phần quan trọng ồn định kinh tế - chính tri

- xã hội và phát triển đất nước, đảm bảo cho người dân có cuộc sông ồn định, đồngthời, tham gia vào nguồn cung lương thực, thực phẩm cho thế giới Việc đảm bảo an

ninh lương thực cần thận trọng trước bién động khủng hoảng kinh tế thé giới, biến

đổi khí hậu toàn cầu và tác động của đại dich Covid- I9

1.3 Vai trò và thê mạnh của báo điện tử trong việc truyền thông về vần

đề an ninh lương thực quốc gia

Báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng không chỉ là công cụ truyền bá tưtưởng văn hóa, xã hội mà còn là phương tiện chính của sự phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội Với nội dung có tính định hướng đúng đắn, chắc chắn và có sức thuyếtphục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội dẫn đến hành động xã hội phù

hợp với sự vận động của hiện thực theo chiều hướng có chủ định Đây cũng làthước đo về sự phát triên của một quôc gia.

Giá trị thông tin báo chí là ở chỗ giúp công chúng nắm bắt thông tin, hiểu rõ

các vấn đề xã hội, tạo định hướng dư luận xã hội lành mạnh góp phần chung cho sựphát triển kinh tế, xã hội của một đất nước Do đó, báo chí chính thống luôn thông

tin các nguôn tin có gia tri, hữu ich.

Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trò hết sức quan trọng Bất

kỳ một lực lượng cam quyên nào của quốc gia trên thế giới đều sử dụng báo chí nhưmột công cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm của công chúng nhằm tạo ra họnhững nhận thức mới, những định hướng có giá trị cho cuộc sống

O Việt Nam, báo chí là tiêng nói của Dang, Nhà nước, tô chức đoàn thé xã

hội, là diễn đàn của Nhân dân Báo chí cũng tạo điêu kiện đê mọi người dân có thê

tham gia vào đời sống chính trị của đất nước

Trang 40

Báo chí không chỉ là công cụ sắc bén mà còn là công cụ để Đảng, Nhà nướctuyên truyền, cô động tổ chức, tập thé Day là một trong những yếu tổ quan trong

của báo chí chính thống trong thời buổi bùng nỗ công nghệ thông tin như hiện nay

Việc tuyên truyền vấn đề an ninh lương thực quốc gia cũng cần có vai trò quantrọng của báo chí Cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam vận dụng báo chí như

là công cụ dé tác động vào tư tưởng công chúng nhằm tạo cho cộng đồng có nhận

thức mới về an ninh lương thực quốc gia, dần dần hoàn thiện nền lương thực nước

nhà cũng như có hướng đi mới cho lương thực trong nước Lúc này, báo chí như

cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đã kịp thời thông tin về tình hình sảnxuất, tiềm năng, lợi thế cũng như những nguy cơ, thách thức mà lương thực đã,đang và sẽ gặp phải Qua đó, từ báo chí, Đảng và Nhà nước có định hướng cho lối

đi của việc sản xuất và đảm bảo lương thực trong nước, xuất khẩu, góp phan chungcho việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về van đề an ninhlương thực quốc gia bởi lẽ đây là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; làkênh chủ yếu cung cấp kiến thức, thông tin về tình hình an ninh lương thực quốc giatrong nước và quôc tê; là công cụ hữu hiệu dé quản lý, điêu hành van dé lương thực.

Cu thé, báo chí kịp thời thông tin chính sách đảm bảo quy hoạch đất dai.Trong thời gian qua, nhiều thông tin tập trung tuyên truyền việc quy hoạc đất đai

đảm bảo an ninh lương thực trên cơ sở thông tin vấn đề giữ diện tích đất trồnglương thực va van đề quy hoạch dat đai phù hợp không đồng nghĩa với việc mởrộng diện tích lúa Đồng thời, tuyên truyền việc chuyên đổi mục dich sử dụng đấthợp lý tránh việc nông dân bỏ ruộng không trồng lúa; giải pháp thu hút sự tham giacủa người dân vào quy hoạch các loại đất ở địa phương và người dân có quyền tự

chủ lựa chọn cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi Từ đó, người dân biết rõ nhất việc

lựa chọn cơ câu cây trông, vật nuôi nào mang lại lợi ích kinh tê cho nông hộ.

Báo chí còn thông tin các van đề về phân quyền hành chính Mối quan hệ giữaphân quyền hành chính và an ninh lương thực được thé hiện qua việc trao cho địa

Ngày đăng: 08/10/2024, 02:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w