1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tế: Tìm hiểu về các phong tục liên quan đến trẻ em và người già tại thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về các phong tục liên quan đến trẻ em và người già tại thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Tác giả Đoàn Hồng Nhung, Trần Thị Bớch Phương, Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Khỏnh Huyền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hoài Phương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn Hóa Học
Thể loại Báo cáo thực tế
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 18,86 MB

Nội dung

Nhóm tác giả chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Lịch Sử và bộ môn Văn hóa học đã thiết kế và đưa học phần Thuc h

Trang 1

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

BAO CÁO THỰC TE

TÌM HIẾU VE CÁC PHONG TỤC LIEN QUAN DEN TRE EM VÀ

NGƯỜI GIA TẠI THON XA PHÌN, XÃ PHƯƠNG TIEN, HUYỆN VI

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 2

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

BAO CÁO THỰC TE

TÌM HIẾU VE CÁC PHONG TỤC LIEN QUAN DEN TRE EM VÀNGƯỜI GIA TẠI THON XA PHÌN, XÃ PHƯƠNG TIEN, HUYỆN VI

XUYEN, TINH HÀ GIANG

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Hoài Phương

Trang 3

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

LỜI CẢM ƠN

Vừa qua tập thể lớp K67 Van hóa học - Trường Dai hoc Khoa học xã hội

và Nhân văn đã cùng nhau kết thúc chuyến hành trình đầy ý nghĩa tại Hà Giang Đây là một niềm vinh dự và vui mừng đối với nhóm tác giả khi được góp mặt trong chuyến đi lần này.

Nhóm tác giả chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa Lịch Sử và bộ môn Văn

hóa học đã thiết kế và đưa học phần Thuc hành văn hóa vào chương trình giảng

dạy của sinh viên ngành Văn Hóa Học.

Đặc biệt, nhóm tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn ThịHoài Phương Cô đã trực tiếp giảng dạy, mang đến những kiến thức cơ bản,

những tài liệu hữu ích và phương pháp học tập, nghiên cứu hiệu quả để sinh viên có thê tìm hiểu tường tận về những phong tục tập quán trong đời sống hiện

nay của dân tộc Dao Áo Dài tại Hà Giang

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của cố van học tậplớp K67 Văn hóa học - TS Trần Thị Lan cùng với đoàn thực tế và cô Phương.Ngoài ra các chú tài xế, Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Hà Giang, gia đình chúDang Văn Hau trưởng thôn Xà Phin và người dân thôn Xa Phin cũng đã giúp đỡ

chúng tôi rất nhiệt tình trong chuyến đi này Việc đi thực tế mang lại nhiều niềm

vui và những kiến thức bồ ích đối với nhóm tác giả nói riêng và tập thê lớp K67Van Hóa Hoc nói chung.

Với chủ đề tìm hiểu về “Các phong tục liên quan đến người già và trẻ

em”, nhóm tác giả chúng tôi không thể thực hiện được báo cáo nếu thiếu đi sự tham gia phỏng van nhiệt tình của người dân đồng bao dân tộc Dao Áo Dai thôn

Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang cùng với sự đón tiếp

của các cán bộ UBND xã Phương Tiến Một lần nữa xin cảm ơn sự giúp đỡ, ủng

hộ từ các cá nhân và tập thé trong quá trình nghiên cứu

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 4

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

Trang 5

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

MỤC LỤC

MO ĐẦU 2-52 2S E2 1221121127121121121121121111211.111111 011.1 E111Eere 6DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHONG VAN TẠI THON XA PHÌN 8PHAN I KHÁI QUÁT CHUNG VE THON XA PHÌN - 5- sec: 10

LiL Vi tr TiS n 10 1.2 Địa Ninh cescecceccseseescsssessesssessessesssessessesssessesssssuessessuessessesstessessssssessssseesseesees II

LB KDE NGU nnn nhe 121.4 Doi song SGN XUGL cesseescescessessessessessesssessessesssessssseessessessesssessesseestesseessesseees 12PHAN II KHÁI QUAT VE NGƯỜI DAO AO DÀI 2-5 ©5e+cesrs2 14PHAN III CÁC PHONG TỤC LIEN QUAN DEN TRE NHỎ 16

3 NY 1/16) | G1113 18E1 111930111 K K5 1k5 kg K91 163.2 Vấn đề hiẾH HỘ NH 5-55 ©52Se EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E11111211211111 1E 173.3 Vấn dé con khó NUGI ceseeseescesscesesssessessessessessesssessessessuessesssessessesssessesseesseess 193.4 Những kiêng k khi CHAM COlH c- 5c St kE+EEEeEEeekeexrererersreerree 19

3.5 LỄ đặt CEN CON veseesessessessessessessssssessesssssssssssssssessssesssssessessessessessesseeseeseesees 21 3.6 LỄ COP SẮC 5c St SE E112 11112112112111111111111 11111 rêu 23

3.7 Các nghỉ lễ, phong tục khác liên quan đến trẻ nhỏ -2- 5+: 27

IV CÁC PHONG TỤC LIÊN QUAN DEN NGƯỜI GIÀ 5 30

4.1 KhOng Bian Sinh NOL 8666ốốốỐ.Ắ 30 4.2 Chăm SOC NQUOT ÏÀÌ vn ng ng 304.3 LỄ cẩu fÏQ 52-52 S52+E‡EESEEEEEEEE2112112211211211211211211.11.11.1 11x 31TÔNG Cs 58 2-52 SE2EE92E52E15711211571711211211711211111111111 11.11111111 ee 33DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2 52 2+E2E++E2EE+Eezrxeri 35

5

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 6

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

MỞ ĐẦU

Hiện nay, huyện VỊ Xuyên là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh

về phát triển du lịch, ngoài các địa điểm tâm linh như Nghĩa trang Vị Xuyên hayĐền thờ các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên, còn có nhiều địa điểm du lịchsinh thái, trải nghiệm rất hấp dẫn Trong đó có thôn Xà Phìn, xã Phương Tiếncủa huyện VỊ Xuyên nhờ vào làm du lịch mà người dân nơi đây đã có thêm thunhập, nhiều nét văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy Nhóm chúng

tôi, nhóm sinh viên K67 Văn Hóa Học, đã có cơ hội dé khảo sát thực tế tại thôn

Xà Phìn cùng tìm hiểu về những phong tục truyền thống tốt đẹp ấy.

Báo cáo này là kết quả của chuyến hành trình 5 ngày 4 đêm, khám phá,tìm hiểu và ghi chép về những phong tục trong cuộc sống của người dân thôn

Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Những trải nghiệm này không chỉ là cơ hội để chúng tôi áp dụng kiến thức học được trên giảng

đường vào thực tế, ma còn là cơ hội để tôi hiểu rõ hơn về cách cộng đồng nơi

đây thực hành, lưu giữ và bảo tồn những nét văn hóa riêng biệt của dân tộc mình như thê nào.

Việc học tập, nghiên cứu của chúng tôi không chỉ giới hạn giữa các tài

liệu sách vở, mà giờ đây còn mở rộng đến cuộc sống hàng ngày của những

người dân tại Hà Giang Nhóm đã có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện và hòa mình vào

cuộc sông của các dân tộc thiêu số tại Xà Phin Hy vọng rang thông qua ban baocáo, nhóm sẽ đem đến cái nhìn mới về những phong tục liên quan đến người già

và trẻ em tại mảnh đất Xà Phìn này

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tập thể nhómchúng tôi và được sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Hoài Phương Các nội dungnghiên cứu trong báo cáo của chúng tôi là trung thực và chưa công bố dưới bat kỳhình thức nào trước đây Những thông tin trong báo cáo được thu thập từ nhiều

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 7

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

tài liệu và thông qua quá trình phỏng vấn người dân thôn Xà Phìn Chúng tôi đãđính kèm danh sách những người được phỏng vấn và hình ảnh có liên quan.Trong quá trình thực hiện, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhóm tác giả đã cố

gang hết minh dé hoàn thành bài báo cáo một cách chin chu và đầy đủ nhất có thể Nhóm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài báo cáo

của mình Xin chân thành cảm ơn.

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 8

BÁO CÁO THỰC TẺ - Nhóm 9

DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHONG VAN TẠI THON XA PHÌN

1 Chú Dang Van Hau - Trưởng thôn Xa Phin

Anh Can Văn Hién - Phó Chu tịch UBND xã Phương Tiến

Chú Tương Văn Thái (1986) - người dân thôn Xà Phìn Chú Đặng Văn Thậy (1986) - người dân thôn Xà Phìn Vợ chồng chú Lý Văn Hành (1978) và cô Đặng Thị Kêu - người dân thôn

Xà Phìn

Cô Huyền (1988) - cô giáo tại điểm trường mầm non thôn Xà Phin

Cô Bàn Thị Nhằm - người dân thôn Xa Phin Ông Bộ Tham - thầy cúng thôn Xà Phìn

Chị Bàn Thị Trần (1992) - người dân thôn Xà Phìn

10 Anh Đặng Văn Chậu (1992) - người dân thôn Xà Phìn

eS mana

DANH MỤC CÁC HÌNH ANH CÓ TRONG BAI BAO BAO

Hình 1.1 Ruộng bậc thang nhìn từ đường vào thôn Xa Phin

Hình 1.2 Mai nhà rêu đặc trưng tai thôn Xa Phin

Hình 1.3 Cảnh nui rừng tại thôn Xa Phin

Hình 1.4 Hoa dao trên đường lên thôn.

Hình 2.1 Sinh viên K67 Văn hóa học nói chuyện cùng chú Đặng Văn Hau

-trưởng thôn Xa Phin

Hình 3.1: Tré em tại thôn Xa Phin

Hình 3.2: Nhóm tác giả thực hiện phỏng vấn người dân

Hình 3.3 Thanh viên nhóm chụp cùng chu Đặng Van Thay, người dân thôn Xa Phìn

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 9

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

Hình 3.4: Người được cấp sắc thực hiện nghỉ thức lên đài

Hình 3.5 Tré em đi học tại điểm trường mâm non thôn Xà Phìn

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 10

BẢO CÁO THỰC TẾ - Nhóm 9

PHAN I KHÁI QUÁT CHUNG VE THON XA PHÌN

1.1 Vi trí địa ly

Thôn Xà Phin là một trong 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến, huyện

Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà Giang hơn 12km, từ trung tâm xã lên tớithôn vùng cao Xà Phin mat tầm khoảng gần 10km đường núi nữa Hiện naythôn có 54 hộ gia đình sinh sống với khoảng xấp xi 300 người, với 100% đồngbào người Dao sinh sống, trong đó người cao tuổi nhất khoảng hơn 80 tuôi

Thôn Xà Phin nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biến, lưng chừng trên dãy núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ Tây Côn Lĩnh là một dãy núi năm ở

phía Tây của tỉnh Hà Giang với độ cao 2.427m, trải dài trên hai huyện đó là VỊ Xuyên va Hoang Su Phi, đây là một ngọn núi khá cao và hùng vĩ được mệnhdanh là nóc nhà của núi rừng phía Đông Bắc Vậy nên thôn Xà Phin luôn anhiện mình trong lớp sương mù bao phủ quanh năm, nơi đây có một thảm thựcvật vô cùng phong phú và đa dạng, có tiềm năng thế mạnh trong việc việc pháttriển du lịch trải nghiệm

10

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 11

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

1.2 Địa hình

Thôn Xà Phìn có địa hình núi cao, để đi được vào thôn, xe phải men theo

những con đường nhỏ cheo leo giữa núi rừng, một bên là vách đá, một bên là

vực thăm, chỉ cần sơ say một chút cũng có thé gặp nguy hiểm Anh Cấn Văn Hiển - Phó Chủ Tịch UBND xã Phương Tiến chia sẻ: Trước đây đường lên thôn khá khó đi nhưng hiện nay đường đã được đồ bê tông thuận lợi cho người dan

và khách du lịch Tuy đã làm đường bê tông nhưng đường lên Xà Phìn vẫn rấtquanh co, khúc khuỷu và cực kì dốc Theo như quan sát, hiện nay vẫn có mộtđoạn đường đang được tiến hành xây dựng, sửa chữa Xà Phìn vào mùa mưa sẽkhá khó đi.

Cảnh sắc Xà Phìn được tô điểm băng những thửa ruộng bậc thang với một vụ trồng lúa vàng ươm, vụ còn lại sẽ trồng hoa tam giác mạch Đến Xà Phìn vào những tháng cuối năm, chúng ta có thể thấy được những thửa ruộng bậc thang trồng hoa tam giác mạch ấn minh trong sương đẹp mê đắm lòng

người Bên cạnh đó tô điểm cho vùng núi non hùng vĩ này còn có những gốcchè Shan tuyết một màu xanh mon mon xen kẽ với những bông hoa trà trắng

tinh khôi Thế nhưng có lẽ đặc trưng thu hút khách du lịch nhất khi đặt chân đến

Xà Phin là hình ảnh những ngôi nhà với rêu xanh phủ kín trên mái lá cọ do khíhậu âm quanh năm, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình Trên đường đi lênđến bản, ta cũng sẽ bắt gặp những gốc đào đang bung nở hoa như chuẩn bị chàođón tiêt xuân.

Hình 1.2 Hình ảnh mái nhà rêu đặc trưng tại thôn Xà Phìn

11

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 12

BAO CÁO THUC TE - Nhóm 9

1.3 Khí hậu

Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu mát mẻ quanh năm với nhiệt

độ luôn trên dưới 10 độ, bao phủ bởi mây mù kết hợp với độ âm khá cao mỗi

tháng có trên 20 ngày mưa rất phù hợp và thuận lợi dé rêu tồn tại và phát trién,

tạo nên một cảnh sắc đặc trưng khó quên nơi núi cao hùng vĩ này.

1.4 Đời sống sản xuất

Người dân ở đây chủ yếu là làm nông Mỗi năm họ canh tác ruộng bậc

thang cho việc trồng lúa khoảng từ tháng 2 tháng 3 đến khoảng tháng 9 tháng 10, ngoài ra viéc trồng hoa tam giác mạch đang dần được lan rộng nhằm cho việc

làm giàu cảnh quan để phát triển du lịch địa phương Ruộng bậc thang ở đây

chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp của núi rừng cùng vẻ đẹp lao động,

trải qua biết bao thế hệ

Bên cạnh việc trồng lúa thì họ còn trồng thêm chè va thao quả dé tăng gia

sản xuât và kiêm thêm thu nhập Người Dao thôn Xà Phìn nôi tiêng với đặc sản

12

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 13

BAO CÁO THUC TE - Nhóm 9

chè Shan Tuyết cô thụ hàng trăm năm tuéi in đậm dấu ấn thời gian trên núi TâyCôn Lĩnh được nhiều khách du lịch tới thăm quan và săn đón

Trước đây, đường đi lên thôn khá là khó khăn nên hoạt động giao lưu văn

hóa của bà con nơi đây khá là hạn chế, những sản phẩm từ nông nghiệp và vậtnuôi mà bà con sản xuất ra chủ yếu là tự sản; tự tiêu Mấy năm nay, chủ trương

từ cấp ủy về việc làm đường và định hướng trồng thêm nhiều loại cây cảnh quanđang dần được hoản thiện nhằm cho việc phát triển du lịch địa phương

13

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 14

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

PHAN II KHÁI QUAT VE NGƯỜI DAO AO DAI

Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam với số dân là 891.151

(2019) Các bản làng của họ trải dai tại các các miền núi phía Bac (Cao Bang,

Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, ) đến một số tỉnh trung du như: Phú

Thọ, Vĩnh Phúc, và miền biển Quảng Ninh (Người Dao Thanh Y).

Ở Hà Giang theo số liệu 2012, dân tộc Dao đứng thứ 3 về dân số, sau người Hmông và người Tay, và chiếm 15,142% dân số toàn tỉnh Người Dao phân bố ở hầu khắp các huyện, đông nhất là Vị Xuyên: 21.988 người Tuy vậy,

chưa có tài liệu nào cho biết người Dao Áo Dài đến Hà Giang từ bao giờ, nhiều

dòng họ Dao Ao Dài mới từ Trung Quốc sang Hà Giang được 8-10 đời Theo

chú Hau trưởng thôn, trước đây vùng đất này vốn là người H'mong cai trị, sau

đó người Dao di chuyển đến và sinh sống ở đây Họ cư trú thành làng (giắnghay giằng) với tên gọi theo đặc điểm địa vật, địa hình Trước đây, làng của họmang tính tự quản, đứng đầu là ông gidng châu, từ 1960 thêm chức trưởng thôn

Tiếng nói của già làng, trưởng họ, thầy cúng cũng rất quan trọng Nhiều làng có

chủ miếu, chuyên trông coi, cúng miéu vào mỗi ngày tuần tiết và các dip cúnglớn trong năm.

Nông nghiệp nương rẫy và ruộng bậc thang vẫn là hình thức sinh kế chủdao của người Dao Áo Dài ở Hà Giang Ngoài ra họ còn trồng qué, chè, nhiềuloại cây ăn quả và thảo quả, vẫn duy trì nhiều hoạt động kinh tế khác như chăn

nuôi, thủ công gia đình, khai thác các nguồn lợi tự nhiên, trao đổi hàng hoá

Người Dao Áo Dài theo tín ngưỡng đa thần, trong đó Đạo giáo và Vật

linh giáo nổi trội Hầu hết các gia đình có ban thờ va cúng tô tiên vào các dip tết Văn nghệ dân gian của họ rất phong phú, kê cả các thể loại trò chơi cô truyền.

Người Dao Áo Dài có nhiều tri thức y học dân gian

14

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 15

BAO CÁO THUC TE - Nhóm 9

Mỗi gia đình có những bài thuốc chữa các bệnh thông thường, nhiều làng

có thay lang giỏi Khi bi 6m mà bói ra ma làm, ho còn kết hợp dùng thuốc vàcúng Họ tính ngày, tháng, năm theo lục thập hoa giáp như người Hoa, Việt

song không lay giờ Tý dé khởi điểm mà lấy giờ Dan Họ rất quan tâm đến ngày

tôt đê mở đâu các việc hệ trọng.

Hình 2.1 Sinh viên K67 Văn hóa học nói chuyện cùng chu Đặng Van

Hau - trưởng thôn thôn Xa Phin

15

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 16

BẢO CÁO THỰC TẾ - Nhóm 9

PHAN III CÁC PHONG TỤC LIEN QUAN DEN TRE EM

Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa khác biệt dẫn đến sự đa dạng trongvăn hóa Đối với văn hóa của người dân tộc Dao nói riêng thì trong từng nhómdân tộc Dao lại có sự khác biệt Nhóm đáng giả đã có cơ hội được tiếp xúc détrò chuyện và khảo sát về phong tục liên quan đến trẻ em của người Dao Áo Dàitại thôn Xà Phìn.

3.1 Sinh con

Trước hết trong việc hôn nhân của người Dao Ao Dai tai thôn Xa Phin

hiện nay không có sự xuất hiện hiện tượng tảo hôn Theo như chú Đặng Văn

Háu - trưởng thôn Xà Phìn chia sẻ, từ ngày xưa các cụ đã theo đúng tuổi trưởng

thành đôi mươi thì mới lập gia đình tuy nhiên có một số trường hợp họ kết hôn

cận huyết thống

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ Dao Áo Dài vẫn sẽ đi làm bình

thường Ngày xưa, phụ nữ sẽ sinh con tại nhà Hiện nay phụ nữ Dao vẫn có

trường hợp sinh tại nhà, tuy nhiên phần lớn là sinh con ở trạm xá để đảm bảo an

toàn và đối với những trường hợp khó sinh Do phụ nữ Dao vẫn đi làm ruộng,lên rẫy như bình thường trong quá trình mang thai, ít kiêng khem nên phụ nữ

16

GVHD: TS NGUYÊN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Trang 17

BAO CÁO THUC TẾ - Nhóm 9

Dao sinh nở rất dé dàng, điều nay là hoàn toàn khác so với người Kinh vi trongquá trình mang thai người Kinh phải kiêng cữ rất nhiều Người phụ nữ Daotrong quá trình mang thai có chế độ dinh dưỡng như bình thường

Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ, đẻ xong thì họ chôn nhau thaidưới gầm giường hoặc gầm sàn ngay dưới buồng ngủ Khi đứa trẻ mới lọt lòngthì sẽ có bà đỡ (thường là những người có kinh nghiệm trong vấn đề đỡ đẻ, sinhnở) là người đón đầu tay bé đứa bé Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng Nhà

có người ở cữ thì người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa dé làmdau không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ.Trẻ sơ sinh được làm lễ cúng đê báo cáo tô tiên.

3.2 Van đề hiém muộn

Đối với trường hop hiém muộn, người Dao Ao Dai cũng có đi bốc thuốc

dé uống Người Dao Áo Dài vốn nồi tiếng với nhiều bài thuốc nam tuy nhiên thì

họ chỉ truyền lại cho con cho cháu, nên vì vậy không có nhà nao biết hết tất cả

các bài thuốc Theo chú Lý Văn Hành, người dân thôn Xà Phìn có chia sẻ: Bâygiờ, các cụ cao tuổi mat nên nhiều bài thuốc cũng đã bị thất truyền Ngoài ra,đối với trường hợp hiếm muộn, người Dao ở đây cũng có đi xin con về nuôi

đê xin vía Điêu này cũng khá tương đông với việc câu tự của người Kinh.

Gia đình cô Bàn Thị Nhằm (1988) ở thôn Xà Phin là một trường hop

hiếm muộn Gia đình đã sang xã Mao Phin dé xin một nhà nhiều con một người

con trai về dé “nuôi lấy via” và phải bỏ ra 8 đồng bạc tương đương trên dưới 8

triệu VND vào khoảng 14 năm trước Trước khi nhận nuôi, gia đình bi mất

người con đầu là bé trai, sau khi nhận con nuôi thì gia đình đã sinh được thêmđược 2 người con.

Nhóm tác giả có thắc mắc về việc tại sao người bố mẹ ruột kia lại san sang đem cho đứa con ruột của minh đi như vậy, chú Hành - cùng tham gia vào câu chuyện có nói răng không phải nhà nao người ta cũng săn sảng cho con như

17

GVHD: TS NGUYEN THỊ HOÀI PHƯƠNG

Ngày đăng: 08/10/2024, 00:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w