NGUYEN DAC TUAN
Trang 2CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
Trang 3NGUYEN DAC TUẦN
GIA TRI SONG
CUA NGUOI GIA VIET NAM
(Sách chuyên khảo)
TRUNG TÂM THÔNG TIN THU VIEN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI PHÒNG MUON 405 0 7 NHÀ XUAT BAN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ NỘI - 2020
Trang 4DANH MỤC CÁC KY HIỆU VA CHU CAI VIET TAT LOI MO DAU
Chuong 1
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU GIA TRI SONG CUA NGUOI GIA
1.1 Tinh hình nghiên cứu về giá tri, giá trị song
1.2 Tình hình nghiên cứu giá trị sống của
người già
1.2.1 Hướng nghiên cứu nhu cầu khẳng
định giá trị bản thân của người giàkhi được tiép tục tham gia các hoạtđộng, lao động
1.2.2 Hướng nghiên cứu dé cập đến một số
giá trị sống của người già trong các mối
quan hệ với gia đình và xã hội
Trang 5GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIÁ TRI SÓNG CUA NGƯỜI GIA
2.1 Một số van dé lý luận về giá tri
2.1.1 Khái niệm giá trị
2.1.2 Giá trị vật chất và giá trị tinh thần 2.1.3 Giả trị xã hội và giá trị cá nhân
2.1.4 Mỗi quan hệ giữa giá trị với nhu cầu và
động cơ
2.1.5 Trải nghiệm - cơ chế hình thành giá tri
2.2 Một số vẫn đề lý luận về giá trị sống
2.2.1 Khái niệm giá trị sống 2.2.2 Phân loại giá trị sống
2.2.3 Một số đặc điểm của giá tri sống
2.2.4 Một số chức năng chủ yếu của giá trị sống
2.3 Một số vẫn đề lý luận về giá trị sống của
người già Việt Nam
2.3.1 Khái niệm người già Việt Nam
2.3.2 Một số đặc điểm tâm - sinh lý, xã hội của người già Việt Nam
2.3.3 Vai trò của người gia
Trang 62.3.4 Khái niệm giá trị sông của người già
Việt Nam 100 2.3.5 Các mặt biéu hiện giá tri sống của
người già Việt Nam 107
2.3.6 Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của
người già Việt Nam 123
Chương 3
THUC TRANG GIA TRI SONG
CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM 129
3.1 Đánh giá chung về giá trị sống của người
già Việt Nam 129
3.2 Thực trạng các gia tri song cu thé của
người già Việt Nam 134
3.2.1 Giá trị sống hạnh phúc của người già
Việt Nam 134
3.2.2 Giá trị sống tình yêu thương của người
già Việt Nam 151
3.2.3 Giá trị sống tôn trọng của người già
Việt Nam 165
3.2.4 Giá trị sống tự do của người già Việt Nam 178 3.2.5 Giá trị sống trách nhiệm của người già
Việt Nam 191
3.2.6 Giá trị sống hòa bình của người già
Việt Nam 206
Trang 7GIÁ TRI SONG CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM
3.2.7 Giá trị sống đoàn kết của người già Việt Nam
3.3 So sánh sự khác biệt về giá trị sống của
người già theo nhân khâu học
3.4 Yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sống của
người già Việt Nam
3.5 Phân tích chân dung tâm lý điển hình
Trang 8VÀ CHU CAI VIET TAT
Ki hiéu Giai nghia
Trang 9LOI MỞ DAU
Ngày nay, hiện tượng gia hóa dân số diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng ở hầu khắp các nước trên thế giới,
trong đó có nước ta Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam': Tính đến năm 2011 nước ta có trên 8,25 triệu người trong
độ tuôi từ 60 trở lên chiếm 9,9% tổng dân số Tỷ lệ người có độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 6,6% và trên 100 tuôi là 7.200 người (chiếm 0,0084% tổng dân số cả nước); Việt
Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Người già Việt Nam chủ yếu sống ở các vùng nông thôn
(chiếm 72,9%); không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội,
tự tạo công ăn việc làm với thu nhập thấp, không ôn định,
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn, không có tích lũy
về vật chất Tuôi thọ trung bình của người dân nước ta khá cao (đạt 73 tuổi), nhưng có khoảng 95,0% người già
có từ một đến hai bệnh, chủ yếu là bệnh mãn tính cần phải điều trị lâu dài với chi phí cao, 67,2% người già có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, chỉ có khoảng 5,0%
người già có sức khỏe tốt Dự báo đến năm 2029 người
1 Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 2010,2011 và Điều tra Quốc gia về người cao tuôi Việt Nam năm 2011.
1]
Trang 10già trong dân số nước ta sẽ đạt 17,3 triệu người chiếm 16,8%; năm 2049 sẽ là 25,5 triệu người chiếm 23,5% tổng
dân số cả nước.
Đứng trước thực trạng trên, nhu cầu chăm sóc người già không ngừng gia tăng vì việc thỏa mãn nó không hề đơn
giản đối với mỗi gia đình và toàn xã hội Nếu thiếu một chiến lược đúng đăn, thấm đậm tính nhân văn nhằm giảm thiêu những hệ lụy do “già hóa dân số” thì khó đảm bảo cho người già sống khỏe, sông vui, sống có ích Xu thé toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc té diễn ra rất mạnh mẽ, tao ra những điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn đối với sự phát triển nói chung của mỗi quốc gia, đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi giá trị, hệ
gia tri của xã hội, trong đó có người gia.
Người già Việt Nam hôm nay là chủ thể của các cuộc
kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và dé quốc Mỹ
- những kẻ thù xâm lược hung bạo vào bậc nhất thế ĐIỚI, giành lại độc lập tự do, thu giang sơn về một mối và chính họ cũng là những người đã làm nên công cuộc đôi mới đưa
đất nước ta, dân tộc ta hội nhập thế giới văn minh, hiện đại Được kết tinh từ những sự kiện vĩ đại đó của lịch sử dân
tộc, người già Việt Nam hôm nay còn tiềm ân nhiều giá trị
quý báu cần được khai thác nhằm giáo dục thế hệ trẻ tiếp
thu, vận dụng sáng tạo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc trong tình
hình mới hiện nay.
Trang 11Lời mở đầu
Trong sự biến đổi mạnh mẽ của nên kinh tế thị trường, của xui 'hỀ toàn cầu hóa, mở cửa và hội nhập quốc té, người già Viet Nam hiện đang song với những giá trị nào và những ziá trị song này được biểu hiện như thé nào trong cuộc séng của họ Đây là mảng dé tài cần được quan tâm
nghiên cuu.
Nghiên cứu gia tri sống có ý nghĩa to lớn đối với người
già, đó với gia đình, xã hội và đối với khoa học tâm lý Thông qua đó giúp người già tự phát hiện ra những giá trị sống của bản thân, tích cực vận dụng và phát huy những giá tri nay trong cuộc sống thực; giúp định hướng, điều khiển, điều chỉnh, thúc day hành động của họ trong các
mối quan hệ với bản thân, với gia đình và với cộng đồng xã hội Đặc biệt, giúp người gia có được cuộc sống khỏe, sống vui, sống có ích Những giá trị truyền thống tốt đẹp,
nhân văn trong hệ giá tri của người gia có vai trò giáo duc
thế hệ trẻ, bảo lưu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời, giúp các thế hệ con cháu hiểu chính xác, đầy đủ, sâu sắc về gia tri song của cha me, ông ba, từ đó,
tự điều khiến, điều chỉnh hành vi ứng xử sao cho phù hợp
với những giá trị sống của họ và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Kết quả nghiên cứu giá trị sống của
người già là tài liệu tham khảo b6 ích để các nhà hoạch
định chính sách của Đảng và Nhà nước, những nhà hoạt
động xã hội của các hội, đoàn thé quan chúng suy nghĩ,
cân nhắc khi đề xuất những chính sách đối với người già 13
Trang 12Một mặt, thê hiện sự tri ân của xã hội đối với những đóng
góp to lớn của người già trong những năm trước đây; mặt
khác, tìm cách khai thác hợp lý mọi tiềm năng to lớn của
họ với những vốn tri thức, kinh nghiệm sống phong phú
và đa dạng, nhằm khắc phục những hệ lụy do “già hóa dân số” Kết quả nghiên cứu giá trị sống của người già góp phan bổ sung thêm cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về đời sống tâm lý của người già nói chung, giá trị sống của họ
nói riêng Trong khoa học tâm lý, giá trị sống của người già Việt Nam cho tới nay chưa được quan tâm nghiên cứu
hoặc hầu như rất hiếm, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc, phát huy vai trò của người già trong điều kiện hội nhập khu vực, quốc tế và già hóa dân số đang diễn ra nhanh
chóng ở nước ta như hiện nay.
Công trình được tiếp cận từ góc độ tâm lý học, giá trị sống là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, do
đó, nó được xem xét và phân tích trong mối liên hệ giữa các ngành khoa học khác nhau Trong nghiên cứu này, chủ
yếu dựa vào các quyết định luận trong tâm lý học, nhưng nó sẽ được nhìn nhận trong mối quan hệ với những ngành khoa học: triết hoc, xã hội học, giáo dục học, giá trị học, Công trình sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; chuyên gia; điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; thảo luận nhóm; phân tích chân dung tâm lý điển hình; xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
Trang 13Lời mở đầuThực hiện công trình nay, chung tôi đã khảo sát 586
người già ở độ tuổi từ 60 đến 74 tuôi trong phạm vi cả nước bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau.
Nhân dịp cuốn sách được xuất bản tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới 586 khách thể nghiên cứu, các nhà khoa học
đã đóng góp nhiều ý tưởng có giá trị như: GS.TS Nguyễn
Quang Uân, GS.TS Phạm Thành Nghị, GS.TS Vũ Dũng, GS.TS Nguyễn Sinh Phúc, GS.TS Nguyễn Hữu Thụ,
PGS.TS Ngô Công Hoàn, PGS.TS Lê Văn Hảo, PGS.TS. Văn Thị Kim Cúc, PGS.TS Đào Thị Oanh, PGS.TS Nguyễn
Thị Minh Hang, Đặc biệt là PGS.TS Lê Khanh và
PGS.TS Võ Thị Minh Chí đã định hướng và giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này.
Để giới thiệu với quý độc giả cuốn sách chuyên khảo này, tác giả đã cố gang trong quá trình nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu thu thập được bằng
một hệ thống phương pháp nghiên cứu, nhưng chắc chắn không tránh được những sai sót và khiếm khuyết Tôi rất
mong nhận được những ý kiến chỉ giáo của quý độc giả để
cuốn sách này được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.
Xin tran trọng cảm on!
Ha Noi, thang 02 nam 2020
Tac gia
Nguyễn Đắc Tuan
15
Trang 14TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIÁ TRI SONG CUA NGƯỜI GIA
1.1 Tình hình nghiên cứu về giá trị, giá trị song
Giá trị, giá trị sống là những khái niệm mang tính liên
ngành, được nhiêu nhà khoa học trong các lĩnh vực triết
học, kinh tế, chính trị, nhân chủng học, giáo dục học, xã hội
học, gia trị học, tâm lý học, quan tâm nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu này, chung tôi xin trình bay khái quát một số công trình nghiên cứu về giá trị, giá trị sống trên bình diện lý luận và thực tiễn của một số tác giả
trên thế giới và trong nước.
1.1.1 Nghiên cứu giá trị
Ngay từ khi khoa học tâm lý ra đời, khái niệm gia trị đã
chiếm một vị trí quan trọng và được nghiên cứu theo các hướng khác nhau, chúng tôi xin tông quan tình hình nghiên cứu giá trị theo một số hướng dưới đây:
- Nghiên cứu giá trị trong mỗi quan hệ với văn hóa và
xã hội:
Giá trị là đối tượng “cao cấp” của tâm lý học (theo
Wundt) Chính vì vậy mà không it đề tài nghiên-cứu về giá
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI i)
Trang 15GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
trị ở các khía cạnh khác nhau của đời sống con người đã được triển khai Do đó, gia trị ngày càng trở thành van dé trung tâm trong nhiều cuốn sách và tạp chí của các ngành khoa học xã hội, đặc biệt là Tap chí Tam lý học xuyên vănhóa (Journal Cross Cultural Psychology - JCCP).
Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu
của thế kỷ XXI nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu giá trị
như: Inglehart, Williams, Strodtbeck, Dorfman, Baker,
Minkov, Smith, Dugan déu khang định, giá trị giữ một
vai trò quan trọng đối với con người trong việc nhận thức
sâu sắc bản chất của những nên văn hóa Giá trị được tập
trung nghiên cứu về mảng dé tài dưới góc độ tâm lý học xuyên văn hóa, đăng trên JCCP; số bài đăng tải liên quan
đến giá trị ngày càng tăng: nếu trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX chỉ có khoảng 8,0%, thì vào năm 2007, 2009 đã có trên 20,0% bài viết liên quan đến vấn đề này được
đăng tai.’
Năm 1986 - 1987, tô chức Liên hợp quốc đã tiến hành điều tra quốc tế về giá trị đạo đức của con người chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, nhằm mục đích: đưa ra chương trình
giáo dục đạo đức và hệ thống giáo dục ở các nước Dựa vào
1 Julie Anne Lee, Geoffrey, N Soutar, Timothy, M Daly, Jordan,J Louviere (2011), “Schwartz Values Clusters in the UnitedStates anh China”, Journal of Cross - Cultural Psychology (2),
pp.234-252 On ete aa18
Trang 16kết quả nghiên cứu, tô chức này đã chia hệ thống giá trị
thành ba nhóm: 1) nhóm giá trị cốt lõi, gồm: hòa bình, tự do, việc làm, sức khỏe, gia đình, an ninh, tự trọng, công lí,
tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn; 2) nhóm các giá trị cơ bản, gom: sang tao, tinh yéu
và cai đẹp; 3) nhóm các giá trị không đặc trưng, gồm: địa vi xã hội.
Tác giả Shalom Schwartz (1999) và Sagiv (2007) đều
khẳng định: “Giá trị xã hội là những mục tiêu hay mục
đích; các thành viên trong xã hội được khuyến khích để
xem xét, phục vụ cho việc biện minh những hành động
trong việc theo đuôi mục tiêu; giá trị xã hội được phản ánh trong các thê chế xã hội, các biểu tượng nghi lễ, chuẩn mực xã hội và được chia sẻ, thực hiện, phát triển, củng cố trong những thé chế xã hội đó Giá trị cá nhân là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, các thành viên được xã hội hóa can phải thích nghi với nhóm, cộng đồng và xã hội” Sau đó,
các tác giả Knafo và Spinath, Schermer, Feather, Zhu va
Martin (2008) khăng định: “Giá trị cá nhân là kết quả của
sự trải nghiệm xã hội”.
Như vậy, nhóm các tác giả nêu trên đã đề cập đến: mối quan hệ biện chứng giữa giá trị cá nhân với giá trị xã hội; giá trị cá nhân là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, là kết
quả của sự trải nghiệm xã hội.
Các tác giả Milton Rokeach (1973), Shalom Schwartz
(1992), Rohan (2000) và Greert Hofstede (2001) đã thống
Trang 17GIÁ TRI SONG CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM
nhất rằng, trên bình diện xã hội, giá trị phản ánh những
nhóm giải pháp, phát triển dé đáp ứng với những thách thức
hiện hữu, có một vai trò rất quan trọng đối với phương thức
hành động và những chức năng của các tổ chức xã hội, các
quốc gia, cộng đồng Trên cơ sở đi tìm dé hiểu được giá trị
con người ở những nên văn hóa khác nhau, các tác giả đã
tiến hành nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa giá trị với
văn hóa nhằm phân tích các nền văn hóa khác nhau cũng
như giá trị liên cá nhân ở mỗi nên văn hóa; tìm hiểu sâu sắc về những giá trị đã được thừa nhận và đã được sử dụng trong các nền văn hóa ấy Qua đó, các tác giả khang định, có nhiều thành tổ ảnh hưởng đến quá trình giao thoa văn
hóa như: ngôn ngữ, sự đa dạng sinh học, lịch sử - văn hóa,
xã hội hóa, vị trí địa lý, trong đó, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất để phân biệt giá trị giữa các cá nhân, giữa hai hay nhiều nhóm người.
Các nhà khoa học Clyde Kluckhohn, Henry Murray,
Gross, Baner và Spinger khăng định: “Giá trị là một nhân tố xã hội quan trọng đối với chất lượng sống của con người” Các tác giả này đã tiễn hành so sánh giá trị xuyên văn hóa giữa các nước Mỹ, Úc, Canada và Iszael Kết quả
cho thấy, sự lựa chọn khác nhau về giá tri gitta các giới,
giữa những người được giáo dục tốt và không được giáo dục tốt, giữa người da đen và da trắng, giữa người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa những người sống ở các thê chế chính trị khác nhau Đặc biệt, nhận thấy trong công
20
Trang 18trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập đến một số giá
trị cốt lõi của con người như: thành đạt, gia đình, tình yêu thương, tự do, trách nhiệm, trung thực, lợi ích, khoan dung,
tham vọng, sự an toàn gia đình, an ninh quốc gia, hòa bình, cuộc sống đầy đủ sung túc, sự trợ giúp, vị tha, bình đăng,
vâng lời,
Các tác giả Clyde Kluckhohn, Florence, Strodtbeck,
Fred và Milton Rokeach (1961) tiến hành nghiên cứu định hướng giá trị của người dân ở năm cộng đồng dân cư tại
phía Tây Nam nước Mỹ, đã đưa ra một số định hướng giá
trị cơ bản của nhóm khách thể này, đó là: bản chất con
người, thời gian, hoạt động và các mối quan hệ xã hội.
Năm 1968, trung tâm nghiên cứu quốc gia của Mỹ, do
Martin Luther King đứng đầu đã tiến hành một số đợt điều
tra ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 21 trở lên, tập trung nghiên cứu các khía cạnh: quyền công dân, thái độ
đối với những người nghèo, sự phản kháng của sinh viên,
giải quyết tôn giáo trong chính trị và những vấn đề trong xã hội, đã sử dụng 36 giá trị được đề cập trong nghiên cứu của Milton Rokeach, tập trung đánh giá những nhân tố xã hội đối với chất lượng sống của người dân Mỹ có tính đến sự khác biệt giới tính, liên quan đến các vẫn đề xã hội, giữa
người nghèo và người giàu, giữa những người được giáo
1 Milton Rokeach (2001), The nature of Human Values, The FreePress New York, Collier Macmillian Punlisher London.
Trang 19GIÁ TRI SONG CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM
dục và người không được giáo dục đến nơi đến chốn, giữa những người da đen và da trắng, giữa người già và người trẻ, giữa người theo và không theo tôn giáo, giữa người bảothủ và ít bảo thủ.
Những năm 1981, 1990, 1998, 2000, 2006, 2010 các cuộc điều tra thu hút 85,0% dân số thế giới, được tiến hành bởi một mạng lưới các nhà khoa học xã hội ở hơn 80 vùng
thuộc 6 lục địa cư dân sinh sống, trong đó có Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu đã khang định, con người trong các môi trường xã hội, thê chế chính trị, xã hội khác nhau nhìn nhận thé giới rất khác nhau, do đó, có những chuẩn mực, giá trị khác nhau Ví dụ, ở một số nước, 95,0% người
dân cho rằng, Chúa rất quan trọng đối với đời sống của họ; Ở các quốc gia khác, quan điểm nay chưa đến 5,0% Hoặc
như, 90,0% dân số một số nơi trả lời: khi công việc khan
hiếm, nam giới có quyền có việc làm nhiều hơn, so với nữ
giới; cùng ý kiến này ở một số nước khác chỉ có 8,0%
khách thể cho là đúng Trên cơ sở kết quả thu được, các tác giả nhận định: những khác biệt trên đóng góp nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế và hoạch định chính sách phát triển trong tương lai, những giá trị văn hóa truyền thống,
chính tri, tôn giáo, sắc tộc đang dần biến đổi, sự khác biệt
này diễn ra ở nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế
giới; những biến đổi và phát triển về kinh tế cũng kéo theo sự hình thành những giá trị mới trong xã hội, chúng trở thành hệ quả của nhau Những biến đổi này đang định hình
22
Trang 20lại niêm tin tôn giao, động cơ nghề nghiệp, tỉ lệ sinh, vai tro và chuẩn mực hành vi giới, trong xã hội.
A Demidov (1996, 1999, 2001, 2008) nghiên cứu sukhác nhau giữa các giá trị xã hội và giá trị cá nhân cũng
như sự biến đổi những giá trị này trong các giai đoạn
khác nhau ở các nước Bungari, Hungari, Ba Lan, Nga,
Romania, Slovakia, Cộng hòa Séc, đã đề cập đến một số
giá tri: công việc, tài chính, giải trí, nguyên tắc cuộc sống, thái độ xã hội.
Nhu vậy, những nghiên cứu gia tri trong mối quan hệ
với văn hóa và xã hội đã chỉ ra rằng:
+ Giá trị là một nhân tố xã hội quan trọng đối với
chất lượng sống, nguyên tắc cuộc sống, thái độ xã hội
cua con người;
+ Ngôn ngữ, đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, xã hội
hóa, vị trí địa lý là các thành tố để phân biệt giữa các cá nhân, giữa hai hay nhiều nhóm người, giữa các nền văn hóa khác nhau, trong đó, ngôn ngữ là thành tố quan trọng nhất;
+ Giới tính, sắc tộc, tôn giáo, giáo dục, chính trị, độ tuổi ảnh hưởng đến sự lựa chọn giá trị; sự lựa chọn này cũng
khác nhau giữa các nền văn hóa Do đó, con người trong
các môi trường xã hội, thé chế chính trị, xã hội khác nhau
1 R Inglehart (2008), Hiện đại hóa và hậu hiện đại hóa, Nxb.Chính tri quôc gia.
Trang 21GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
nhìn nhận thê giới rât khác nhau, do đó, có những chuânmực, giá trị khác nhau;
+ Giá trị của con người luôn vận động, phát triển cùng
với sự vận động, phát triển văn hóa Ở những nén văn
hóa khác nhau con người có quan niệm khác nhau về giá
trị (quan niệm về giá tri phản ánh trình độ văn hóa của
họ) Giá trị và văn hóa, do đó, là những cái không thê
tách rời nhau;
+ Con người có một số giá trị cơ bản như: công việc, thành đạt, tài chính, gia đình, tình yêu thương, tự do, trách
nhiệm, trung thực, lợi ích, khoan dung, tham vọng, an toàn, an ninh quốc gia, hòa bình, hợp tác, cuộc sống đầy đủ sung túc, sự trợ giúp, vị tha, bình đăng, vâng lời.
- Nghiên cứu giá trị trong môi quan hệ với xu hướng
nhân cách
Từ giữa thập ky 60 của thé ky XX, các nhà khoa học đã đi đến thống nhất: “Giá trị là chuẩn mực dé đánh giá ban chat nhân cách và hành vi của con người, cũng như khang định thang đo nhân cách là thành tố chung đại diện cho các giá trị”.
Theo W.Dilthey, những cảm xúc, tình cảm chứa đựng
các biểu hiện nhân cách của giá tri là nội dung của đời sống tinh thần; chỉ có những cái được trải nghiệm cảm xúc mới
có gia trị, do đó, giá trị không tách rời khỏi tinh cảm.
Con theo X.Ehrenfels, giá tri của một đối tượng được xác định bởi mong muốn có nó của chủ thể, mà mong
24
Trang 22muốn này lại được xác định bằng khả năng đạt được sự thỏa mãn ở chủ thể đó, hay, giá trị không tách rời khỏi nhu câu.
Trong những công trình nghiên cứu về giá trị, các tác
giả De Dreu and Boles (1998), Van Lange and Liebrand(1989), Sagiv, Sverdlik, Schwartz, Bardi (2003), Feather(1995), Knafo Daniel and Khoury - Kassabri (2008), Maio,
Pakizeh, Cheung va Rees (2009), Sagiv, Sverdlik,
Verplanken va Holland (2002) đều cho rang: “Giá trị là một khái niệm cốt lõi của nhân cách, có ảnh hưởng đến cách nhận thức sáng tỏ những sự kiện, những tình huống, cũng như thái độ, sự quyết định, sự lựa chọn và hành vi của cá
nhân Như vậy, theo các tác giả, giá trị không tách rời khỏi
nhân cách, nó gắn liền với tính tích cực của nhân cách, hay, giá trị được biểu hiện thông qua các mặt nhận thức, thái độ
và hành vi của nhân cách”.
Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế ky XXI các tác gia Inglehart, Williams, Strodtbeck, Dorfman, Baker, Minkov, Smith, Dugan đều đưa ra nhận
định: “Giá trị thường được nhóm vào và khó tách biệt với
các khái niệm khác như: niềm tin, thái độ, thế giới quan,
động cơ, Nói cách khác, theo quan niệm của các tác giả,
giá trị có mối quan hệ chặt chẽ với xu hướng nhân cách” !
1 Julie Anne Lee, Geoffrey, N Soutar, Timothy, M Daly, Jordan,
J Louviere (2011), “Schwartz Values Clusters in the United
Trang 23GIÁ TR] SONG CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM
Trong tac phẩm: “Bản chất của những giá trị con
người”, Milton Rokeach đã khang định: “Giá trị là mộtkhái niệm động, phân biệt rõ ràng nhưng cũng dễ bị
nhằm lẫn với những khái niệm thái độ, quy tắc xã hội và nhu cau, vì giá trị có mối liên hệ hệ thống với những khái
niệm này” Cũng trong tác phẩm này, tác giả đưa ra 5 giả
thuyết về bản chất của những giá trị con người, cụ thể là: 1) tổng giá trị mà một người lĩnh hội, tiếp thu được là tương đối hạn chế; 2) con người ở bất kì đâu trên thế giới đều tiếp thu, lĩnh hội những giá trị giống nhau, nhưng ở
mức độ khác nhau; 3) các giá trị được sắp xếp thành hệ
thống giá trị; 4) những giá trị của con người có thể được
chia thành những gia tri văn hóa, giá tri xã hội và những
thể chế của nó và nhân cách; 5) kết quả nghiên cứu về
những giá trị của con người được xuất hiện trong hầu hết các hiện tượng, do vậy, các nhà khoa học xã hội có thé
tiến hành những cuộc điều tra liên quan đến giá trị cũng
như nhận thức về nó.
Milton Rokeach cũng đã đề cập đến hai loại giá trị, đó là: giá trị công cụ (gồm những giá trị cá nhân và giá trị xã hộ!) và gia trị định danh (gồm những giá tri năng lực và giá trị đạo đức) Từ đó, tác giả đưa ra khái niệm giá trị như là
niềm tin sâu sắc vào cách thức thể hiện hành vi hoặc kết
States anh China”, Journal of Cross - Cultural Psychology (2),pp.234-252
26
Trang 24thúc một trạng thái hiện hữu của cá nhân hay xã hội, tương thích với biến đổi của chuẩn mực do xã hội đặt ra.
Nhu vậy, giá trị có mối quan hệ khó tách biệt với chuẩn
mực, chât lượng sông, nhu cầu, niềm tin, thái độ, thế ĐIỚI
quan, động cơ, của con người.
- Nghiên cứu tính ôn định tương đổi của giá trị
Khi tiến hành nghiên cứu về giá trị, có khá nhiều tác giả quan tâm đến tính ôn định tương đối của nó:
Milton Rokeach (1973), Shalom Schwartz và Sagiv (1995)
khang định, giá trị mang tinh ôn định tương đối, tuy nhiên, giá trị có thé thay đôi trong từng quãng đời của con người.
Bardi và Goodwin đã khăng định: “Giá trị có thể thay đổi theo hai hướng chính hoặc theo hướng tự động hóa hoặc theo một sự cố gắng có ý thức” Từ đó các tác giả đã đưa ra năm thành tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi giá trị, đó là: sự chỉ dẫn, sự thích nghi, sự đồng nhất hóa, sự cưu mang - cung phụng, sự tin tưởng tuyệt đối Bên cạnh
đó, các tác giả cũng đặt ra câu hỏi, giá trị văn hóa nào đã
làm giảm sự ảnh hưởng của từng thành tố trên.
Các tác gia Danis, Liu và Vacek khảo sát những anh
hưởng của hoàn cảnh xã hội đối với sự thay đôi giá trị giữa
các cá nhân trong Cộng hòa Séc ở các thời kỳ khác nhau.
1 Milton Rokeach (2001), The nature of Human Values, The FreePress New York, Collier Macmillian Punlisher London.
Trang 25GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoàn cảnh lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác nhau về giá trị giữa các thế hệ trong xã hội; người dân dé cao những giá trị hướng tới sự duy trì và tự đề cao bản thân.
Alan Tonkin (2009) cho ra đời tác phẩm: “Cac giá trị trong
thé kỷ XXI”, tác phẩm nay, đã dé cập đến các giá trị mang tinh toàn cầu, nhằm giải quyết các van đề phức tạp ngày nay, đó là: giá trị tập thé; giá trị cá nhân va giá tri cùng hành động.
Như vậy, giá trị của con người, xã hội cộng đồng, dân
tộc không nhất thành bat biến mà có thé thay đôi trong từng
thời kì lịch sử - xã hội khác nhau.
1.1.2 Nghiên cứu giá trị sống
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về giá tri, gia tri
sông dân dân được quan tâm nghiên cứu, cụ thê dưới đây:
Những công trình nghiên cứu về giá trị sống được các
tác giả trường Đại học tâm linh thế giới mang tên Brahma
Kumaris (An Độ) nghiên cứu từ năm 1937, chủ yếu đề cập đến giá trị tinh thần và giá trị đạo đức, đây là những giá trị nên tảng đối với cuộc sống của mỗi người.
1 Julie Anne Lee, Geoffrey, N Soutar, Timothy, M Daly, Jordan,
J Louviere (2011), “Schwartz Values Clusters in the United
States anh China”, Journal of Cross - Cultural Psychology (2),
2 Alex Quaison, Sackey (1995), Living values, a guide book.Published by Brahma Kumaris World Spiritual University.
28
Trang 26Khi đề cập đến giá trị sống, Hiến chương Liên hợp quốc
khăng định: nghiên cứu giá trị sống là đi xác nhận lòng tin
vào những quyên cơ ban của con người, về phẩm chất và giá trị của con người, đi sâu tìm hiểu mặt thé chất, tinh
thần, tình cảm và trí tuệ của con người.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, trong bản Hiến chương của mình tổ chức UNESCO đã thừa nhận 12 giá trị sống chung, nền tảng của loài người trên toàn thế giới, đó
là: hợp tác, tự do, hạnh phúc, trung thực, khiêm tốn, tình yêu thương, hòa bình, tôn trọng, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, đoàn kết.
Tô chức này cũng khăng định: 12 giá trị sống nêu trên có những đóng góp vào sự thay đôi tích cực đối với từng cá
nhân và toàn thế giới: hình thành và duy trì một thế giới hòa
bình, an ninh và tiến bộ xã hội, thúc đây sự phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quyền con người trên thế giới; giúp cho mỗi người hiểu sâu sắc giá trị đích thực của bản thân để tự lựa
chọn, tìm ra cách thức trở về với những giá trị cội nguồn, gốc
rễ, qua đó vun đắp tâm hồn và giáo dục những giá trị dao
đức; có cơ hội nhận ra tính có ích, có ý nghĩa, tầm quan trọng
và suy ngẫm, hiểu biết, thực hành, đánh giá, đối chiếu chúng
trong các khía cạnh của cuộc sống Do đó, chúng có ảnh
hưởng mạnh đến phương thức sống của mỗi người, nó trở thành động lực thúc đây hành vi của con người.
1 Alex Quaison, Sackey (1995), Living values, a guide book.
Published by Brahma Kumaris World Spiritual University.
Trang 27GIÁ TRỊ SÓNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
Tác giả Diane Tillman kết hợp cùng với Liên hợp quốc
và Ủy ban quốc gia UNICEF của Tây Ban Nha cùng các
chuyên gia giáo dục UNICEF của New York sử dụng 12
giá trị sống của loài người được UNESCO công bố đã xuất
ban tác phẩm: Những giá tri sống - một chương trình giáo
dục dành cho trẻ từ 3 đến 14 tuôi Qua chương trình này,
mỗi trẻ có cơ hội được thực hành, trải nghiệm, phát hiện,
phát triển những giá trị sống khác nhau, giúp trẻ suy nghĩ, xem xét và tạo điều kiện để chúng liên hệ với chính mình, với người khác và với cộng đồng, xã hội Ngoài ra, khi tham gia chương trình giáo dục giá trị sống, trẻ có thể hiểu biết sâu sắc về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới
những sự lựa chọn của bản thân và xã hội một cách tích cực Bên cạnh đó, giúp các trẻ hiểu biết và lựa chọn những
phương pháp thực hành dé khắc sâu và phát triển những giá trị sống của bản thân và của người khác, hướng tới những triết lý của cuộc sống, tạo điều kiện cho trẻ sự phát triển toàn diện, hòa nhập vào cộng đồng một cách tự tin và có
mục dich.’
Như vậy, khi đề cập đến giá trị sống của con người, các
nhà khoa học đều nhấn mạnh tính tích cực của chủ thé,
không chỉ thông qua việc suy nghĩ, xem xét, đánh giá, thực hành, trải nghiệm những giá trị sống, mà còn phát hiện,
1 Diane Tillman (2000), Living Values Activeties for Young Adults,Health Communications, Inc., Deerfield Beach, Florida, USA.
30
Trang 28phat triển giá trị song của ban thân và của những ngườikhác, nhằm khắc sâu những giá trị sống trong cuộc sốngthực của họ với những người xung quanh.
Trên cơ sở quan điểm của các nhà khoa học đưa ra nêu
trên về các khía cạnh giá trị sống của con người nói chung, để tìm hiểu thực trạng giá trị sống của người già Việt Nam tại thời điểm nghiên cứu.
Giá trị cũng được khá nhiều tác giả trong nước quan tâm
nghiên cứu, trong đó, Phạm Minh Hạc là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến giá trị, giá trị sống của
Con người:
- Từ những năm 1973 đến 1977, trong luận án tiến sĩ khoa học với đề tài: “Hành vi và hoạt động”, tác giả đã quan tâm đến khoa học về giá trị.
- Năm 1978, trong báo cáo khoa học: “Tam lý hoc va
khoa học nghiên cứu con người”, tác giả khăng định, tâm
lý học phải coi trọng giá tri và quy luật giá tri, coi đó là
nội dung cơ bản của cuộc sống thực, trong trường tác
động của quy luật giá tri, còn con đường nghiên cứu nólà nhân cách Tâm lý, giá trị được hình thành từ hiện thựckhách quan, nhưng hiện thực khách quan luôn luôn vận
động và phát triển nên tâm lý, giá trị của con người cũng
được phát triển Thông qua các nghiên cứu, ông đã dé xuất mối quan hệ giữa hoạt động giao lưu nhân cách
-gia tri.
Trang 29GIÁ TRỊ SÓNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
- Năm 2007 trong công trình: “Nghiên cứu giá trị nhâncách theo phương pháp Neo Pi-R cải biên, khảo sát trên học
sinh, sinh viên, lao động trẻ, doanh nhân, nông dân và tríthức thành đạt, người Việt Nam ở nước ngoài, đã đưa ra
một số g1á tri truyền thống của người Việt Nam, đó là: lòng
yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, niềm
tin, bản lĩnh, thái độ đối với đường lối phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.
- Trong cuốn: “Giá trị học - cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay”, tác giả đã khẳng định, giá trị chung của loài người
chính là giá tri con người, tình người, tính người, các gia
tri “chân, thiện, mT”, giá tri sống, giá trị lao động, quan hệ người - người, gia tri trách nhiệm xã hội, Qua đây,
tác giả dé xuất hướng xây dựng hệ giá trị chung của con
người Việt Nam trong thời kì hiện nay, bao gồm: kế thừa các gia trl truyền thông, hướng dẫn tạo lập các giá trị hiện đại; giữ gìn các giá trị truyền thống, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại; đa dạng và thống nhất trong các hệ gia tri cua quốc gia, dân tộc và các tộc người cư trú trên đất nước Việt Nam, cũng như của từng người, từng tập thé, cơ quan, ban ngành, Ì
1 Pham Minh Hạc (2010), Giá trj học, cơ sở ly luận góp phần đúc
kêt, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, Nxb.
Giáo dục Hà Nội.
32
Trang 30- Trong hai năm 2009 và 2010 trong đề tài nghiên cứu
khoa học cap Nhà nước: '“Những luận cứ khoa học của việc xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam trong thời
kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập dưới tác động của toàn cầu hóa”, tác giả đã đề xuất giải
pháp xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam thời
nay Đặc biệt, giáo dục thế hệ trẻ, để mỗi người tự mình kiến tạo nên những giá trị bản thân - giá trị nhân cách, tự
bản thân phát huy tác dụng của các giá trị, góp phần tạo
dựng hạnh phúc gia đình và phon vinh của xã hội.
Xã hội, cộng đồng giúp cho mỗi cá nhân phát huy tâm
lực, trí lực, thê lực - gia tri học thức, giá tri sống, giá tri tay
nghề và lương tâm nghé, giá tri dong góp, giá trị tự khẳng định bản thân để xây dựng đất nước hiện đại, văn minh Công trình nghiên cứu cũng khăng định, để đưa đất nước thực hiện thành công công cuộc đổi mới, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên cuộc sống bình an, hạnh phúc cần phải có chính sách trọng dụng nhân tài một cách
phù hợp, phát huy được những giá tri con người Việt Nam
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.’ - Dé khang định vai trò, ý nghĩa những giá trị của người
Việt Nam thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
1 Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguôn nhán
lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quôc
gia Hà Nội.
Trang 31GIÁ TRI SONG CUA NGƯỜI GIA VIỆT NAM
dat nước, tac gia đê xuât: giá tri can phải được tiêp tục
nghiên cứu, tông kêt, xáy dựng và truyên bá rộng rãi.
Trần Văn Giàu (1980) trong công trình: “Giá tri tỉnh
thân truyền thống cua dân tộc Việt Nam” đã đưa ra một
bang giá tri khái quát của dân tộc Việt Nam, gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa và ông coi đó là những giá trị truyền thống chứ
không phải là những giá trị đương đại.
Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) ra Nghị quyết về xây dựng va phát triển văn hóa, trong phần về xây dựng con người đã đưa ra một số giá trị, xuất phát từ hoàn cảnh lúc bay giờ như: yêu nước, tự cường dân tộc; tinh thần đoàn
kết cộng đồng: nhân ai, bao dung; có đầu óc thực tế; cần cù,
sáng tạo; giản di.
Nhóm các tác giả Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uan, Lê Đức Phúc, Trần Trọng Thủy, Mạc Văn Trang (1995, 2007) tiến hành nghiên cứu hệ giá trị,
định hướng giá trị của người Việt Nam trong điều kiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường, đổi mới và mở cửa đã làm sáng tỏ những giá trị nhân cách nổi bật cần có ở người Việt Nam, đó là: trình độ học vấn rộng, sống có tình nghĩa, có khả năng tô chức quản lý, làm việc
tận tâm, có trách nhiệm, sáng tạo trong học tập và lao động,
biết nhiều nghé, thao mot nghé.
Tác gia Dang Cảnh Khanh (2003) với công trình nghiên
cứu: “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các gia tri truyén
34
Trang 32thông” nhấn mạnh vai trò của gia đình đôi với giáo dục giá
trỊ truyền thống cho thế hệ trẻ; sự thay đổi các điều kiện
kinh tế, xã hội đã làm thay đôi vị thế của gia đình và các chuẩn mực gia đình trong cuộc sống hiện nay.
Tác giả Đào Thị Oanh (2005) thực hiện đề tài: “Nghiên cứu định hướng giá trị của học sinh trung học hiện nay” khăng định, phần lớn học sinh vẫn định hướng vào các giá trị truyền thống, như: lễ phép, lịch sự, chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời, lương thiện, nhân ái, tương trợ, trách nhiệm; một số giá trị mục đích cũng được khách thê lựa chọn cao, đó là: gia đình êm ấm, an ninh quốc gia, thế giới hòa bình, tình bạn chân chính, hạnh phúc, bình đăng.
Tác giả cũng đưa ra đề xuất: nhà trường, gia đình và xã hội cần giáo dục những giá trị quan trọng và cần thiết trong xã hội hiện đại cho học sinh, giúp chúng thích nghỉ tốt hơn
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ngô Công Hoàn (2006) nghiên cứu: “Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non” đã khẳng định, giáo dục đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người mới Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người bắt đầu ở ngay lứa
1 Đặng Cảnh Khanh (2003), Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá
trị truyền thông, Nxb Lao động - Xã hội.
2 Đào Thị Oanh (2005), “Nghiên cứu định hướng giá trị của họcsinh trung học hiện nay", Tạp chí Tam ly hoc (8), tr.30-45.
Trang 33GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
tuổi nhà trẻ, mẫu giáo Sự phát triển về đạo đức của trẻ phần lớn lại phụ thuộc vào kết quả thực hiện quá trình giáo dục giá trị đạo đức ở trường mầm non, ở gia đình.
Tác giả Lê Thị Minh Loan, Đỗ Hồng Khanh (2013) triển khai nghiên cứu: “Hệ giá trị của doanh nhân Việt Nam thời kỳ hội nhập”, đã đưa ra dự báo về xu hướng biến đôi hệ giá trị của họ trong thời kỳ hội nhập quốc tế Hệ giá trị
của doanh nhân được sắp xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp: giá trị cá nhân, giá trị nghề nghiệp, giá trị xã hội,
trong đó, gia tri cá nhân, gồm: sức khỏe, gia đình và tiền
bạc vẫn tiếp tục là ba trụ cột vững chắc trong hệ giá tri của
doanh nhân Việt Nam Bên cạnh đó, những gia trị xã hội,
gồm: gìn giữ môi trường, dé cao vai trò của mình, được khang định vị trí trong xã hội, đầu tư phát triển cộng đồng
cũng được khách thê đánh giá cao.’
Vũ Thị Ngọc Tú (2015) triển khai: “Nghiên cứu giá trị sống của học sinh trung học phô thông”, dé tài tập trung nghiên cứu bốn giá trị sống của học sinh trung học phổ
thông đó là: trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và hợp tác ởcác khía cạnh hoạt động học tập, quan hệ bản thân và quanhệ xã hội.
1 Ngô Công Hoan (2006), Gia tri dao đức và giáo duc giá trị đạođức cho trẻ em lứa tuôi mầm non, Nxb Đại học Sư phạm.
2 Lê Thị Minh Loan, Đỗ Hong Khanh (2013), Hé gia tri cua doanh
nhán Việt Nam thời kỳ hội nháp, Nxb Giáo duc.
36
Trang 34Kêt quả nghiên cứu cũng cho thay, giá tri sông tôn
trọng được học sinh trung hoc phô thông xếp thứ 1, thứ 2
là giá trị sông trung thực, thứ 3 là giá trị sông tráchnhiệm và thứ 4 là giá trị sông hợp tác Tuy nhiên, mức độbiêu hiện của các giá trị sông trên chỉ ở mức thâp vàtrung bình Ba mặt biêu hiện cơ bản của giá tri sông ởhọc sinh trung học phô thông có môi quan hệ khăng khít,tôn tại không tách rời nhau mà quan hệ thông nhât với
nhau trong một chỉnh thé chung
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về giá tri va gia trisông của một sô tác giả trong và ngoài nước vừa điêm tới ởtrên đã đê cập đên một sô vân đê sau:
- Quan diém, nguôn gôc, đặc diém, sự tôn tại kháchquan của các giá trl;
- Sự cân thiệt phải có khoa học về gia trị, lý thuyét về
giá trị;
- Giá trị là nhân tô xã hội đôi với chât lượng sông;
- Sự tương tác giữa giá trị với văn hóa, nghiên cứu giátrị trong môi quan hệ với xuyên văn hóa;
- Có sự lựa chọn giá trị khác nhau giữa những người
A e #4 , < A ˆ oF A A bị LJ A A
thuộc giới tinh, sac tộc, tôn giáo, độ tuôi, quan diém, nênkinh tê, chính tri, giai tang xã hội khác nhau;
1 Vũ Thị Ngọc Tú (2015), Nghiên cứu giá trị sống của HỢC sinh
trung học phô thông, luận án Tiến sĩ Tâm lý học.
Trang 35GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
- Xuất hiện một số giá trị cơ bản của con người, như:
công việc, tài chính, hòa bình, an toàn gia đình, an ninh
quốc gia, tự do, trung thực, lợi ích, khoan dung, tham vọng,
bình đẳng, giá trị sinh tôn, giá trị sự sống và giá trị hạnh
phúc, giá trị tập thé và giá trị cùng hành động, ;
- Giá trị đã được các nhà khoa học phân tích vai trò quan trọng của nó trong sự hình thành và phát triển nhân
sinh quan, thé giới quan của cá nhân va xã hội; giá trị có thê thay đổi theo sự vận động và thay đổi của xã hội, các
giá tri mới được hình thành phù hợp với thời đại; gia trị
chịu sự chi phối của văn hóa, kinh tế, vùng lãnh thổ; giáo
dục giá trị được chú trọng; nghiên cứu con người và xã hội
dưới tác động của toàn cầu hóa không thé không nghiên cứu sự thay đổi của các giá trị con người;
- Đề cập đến 12 giá trị sống chung cho cả loài người;
- Giá trị sống có đóng góp vào sự thay đổi tích cực đối với từng cá nhân và toàn thế giới; ảnh hưởng mạnh đến phương thức sống của mỗi người; trở thành động lực thúc đây hành vi của con người;
- Nghiên cứu giá trị song trên cơ sở tính tích cực của chủ thé thông qua việc suy nghĩ, xem xét, đánh giá, thực hành, trải nghiệm, phát hiện, phát triển những giá trị sống
của bản thân và của những người khác, nhằm khắc sâu
những giá trị sống trong cuộc sống thực của họ với những
người xung quanh.
38
Trang 361.2 Tình hình nghiên cứu giá trị sống của người già Chúng tôi xin khái quát những nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước đã dé cập đến một số giá trị sống của người già theo hai hướng chính như sau:
1.2.1 Hướng nghiên cứu nhu cầu khang định giá trị bản thân của người già khi được tiếp tục tham gia các
hoạt động, lao động
Có khá nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến giá
trị khăng định bản thân của người già khi được tiếp tục
tham gia các hoạt động lao động ở giai đoạn nghỉ ngơi:
- Các tác gia Havighurst (1963), Bengston, Lemon và
Peterson (1972), đã khang định: phan lớn người già van tiếp tục tham gia lao động: đây là nhu cau tất yếu, cần thiết, để duy trì vai trò xã hội, giúp người già cảm thấy hạnh phúc, có cơ hội tiếp tục khang dinh gia tri ban than va duy
tri gia tri sức khỏe của minh.
- Nhimg nam 1981 va 1982 cac tac gia Dalmore,
Lorgino va Kant dựa trên quan điểm của Havighurst,
Lemon, Bengston và Peterson đã kết luận: nhiều người già vẫn tích cực làm việc hơn, so với những người cùng lứa
tuổi trước đây, ở nhiều công việc, thậm chí những công việc đòi hỏi sự cố gắng lớn vẻ tinh thần và sức khỏe thay xuất hiện nhiêu người già, nếu ở hai thập kỷ trước, đó là
công việc quá kha năng của họ.'
1 R Feldman (2003), Tâm lý học căn ban, Nxb Van hóa - Thông tin.
Trang 37GIÁ TRỊ SÔNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
- Tác giả D.L.Fendstein dước góc độ tâm lý học cá nhân
nghiên cứu: “Nhu cầu xã hội của người già”, đã chỉ ra khả
năng tiếp tục làm việc của người già, họ có ý nghĩa quan
trọng trong việc truyền đạt kinh nghiệm, tiếp sức cho các
thế hệ trẻ; nhu cầu làm việc của người già là rất cơ bản,
giúp họ nhận thây cuộc sống vẫn có ý nghĩa, loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực, tiếp tục khang định giá trị, vị thé và hiện
thực hóa bản thân.
Trong nghiên cứu này, nhận thấy một số giá trị sống của người già đã được đề cập đến, đó là: giá trị khẳng định bản
thân và hiện thực hóa ban than.’
Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, dé cải thiện tình trạng hiện tại của bản thân, nhiều người già đã đầu tư
nhiều sức lực và thời gian vào những vai trò xã hội mới hoặc tích cực tìm kiếm những công việc mới phù hợp Họ có thể dành sự quan tâm, chăm sóc hơn đối với con cháu hoặc dành nhiều thời gian cho những sở thích riêng của
mình Đặc biệt, họ vẫn có khả năng tìm kiếm và tạo lập các
mối quan hệ bạn bè mới, dé có thêm những người bạn mới, từ đó tạo thêm nhiều sở thích mới, nhu cầu mới, nâng cao
giá trị bản thân cũng như vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
Một số công trình nghiên cứu khác cũng nhận định, khi
nghỉ hưu, người già phải đối mặt với sự thay đổi về lối sống
1 Fendstein D.I (2006), Dưới góc độ tâm lý cá nhân nghiên cứunhu câu xã hội của người già, Nxb Tiên bộ Matxcơva.
40
Trang 38giữa quá khứ và hiện tại Điều đó đã làm xáo trộn cuộc
sống của họ Nhưng nhiều người già vẫn tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động phù hợp tại địa phương, đã giúp họ
tránh được sự thay đổi lớn trong cuộc đời, giữ gìn đời sống tâm lý ôn định, tìm được niềm hạnh phúc, phát huy tính tích cực, năng động, nhiệt tình, từ đó giúp họ có cơ hội thể hiện cũng như khang định giá tri bản thân.)
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, người già cần phải được tiếp tục tham gia các công việc phù hợp để duy trì sức khỏe, khăng định giá trị bản thân, duy trì vị thế và
mối quan hệ xã hội, tạo ra những niềm vui, niềm hạnh
phúc, có ích trong gia đình và ngoài xã hội.
1.2.2 Hướng nghiên cứu đề cập đến một số giá trị
sống của người già trong các moi quan hệ với gia đình và
xã hội
Có khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu mối quan hệ
giữa người già với gia đình và xã hội, nhận thây: con cháu, người bạn đời, bạn bè trở thành giá trị sống cần thiết, là niềm vui, niềm tự hào, hãnh diện và hạnh phúc đối với
người gia.
- Hai tác giả người Mỹ là Stephen Worchel và Wayne
Shebilsue với đề tài nghiên cứu: “Mối quan hệ của người
I B.R Levy, and L.M Myers (2005), “Relationship betweenrespiratory mortality and self-perceptions of aging”, Psychology &Health (20), pp.553-564.
Trang 39GIÁ TRỊ SÓNG CỦA NGƯỜI GIÀ VIỆT NAM
già với người bạn đời” đã khăng định, hạnh phúc lứa đôi là điều quan trọng, sự gắn kết không thê thiếu trong cuộc sống của họ Từ đó khang định, hạnh phúc tìm thay trong mối quan hệ với người bạn đời trở thành một trong những giá trỊ
sông đặc trưng của người già, điều đó đã thúc đây họ có
những suy nghĩ, hành động tích cực góp phần duy trì và củng cố sức khỏe.
- Các tác gia J.C Brunstein, Gabriele Dangelmayer và
Oliver C Schulthesis (1996) nghiên cứu mục dich cá nhân
và những ủng hộ của xã hội trong mối quan hệ mật thiết vợ chồng để dẫn đến việc thỏa mãn trong hôn nhân của người
già đã chỉ ra sự khác biệt trong việc cho đi và nhận lại sự quan tâm chăm sóc từ phía người vợ hoặc chồng, chính những sự động viên, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai người dẫn đến sự thỏa mãn trong quan hệ hôn nhân ở người gia.
- Leah L Light va Mary Ann Paris Stephens (1999)
trong nghiên cứu của mình, đánh giá rất cao vai trò của
người bạn đời trong gia đình người già Cặp vợ chồng người gia đạt được giá trị hạnh phúc khi họ nhận được sự ủng hộ về tinh thần của nhau, chính điều đó đã ảnh hưởng
rất tích cực đến đời sống tâm lý của họ, đặc biệt là đời sống
tâm lý của người phụ nữ, giúp cho họ đạt được hiệu quảcao những công việc trong gia đình và ngoài xã hội.
1 Bùi Thế Cường (2005), Trong miễn an sinh xã hội - nghiên cứu
về tuổi già Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.42
Trang 40- Nhà tâm lý học người Mỹ Ann Bowling (1998) trién khai đề tài: “Các kiêu hình chất lượng sống của người già”,
đi đến kết luận: giá trị sức khỏe là một trong những giá trị
sống đặc trưng được người già đặc biệt quan tâm Dé chat lượng sống của người già được nâng cao, gia đình và xã hội cân tạo cho họ có niềm tin vững chắc vào uy tin, gia tri, vị thé va cả những khả năng hiện có của họ.
- Hai nhà tâm lý học người Nga M.I.A Xôkhin và A.A.Duxkin với công trình nghiên cứu: “Người gia trong gia
đình và ngoài xã hội”, đã đưa ra kết luận, người gia gitt vai trò không thê thiếu đối với gia đình và xã hội; họ tim thay
hạnh phúc của bản thân trong vai trò mới; tích cực tham giahoạt động, lao động trong gia đình và ngoài xã hội Khitham gia hoạt động người gia luôn mong nhận được sự yêu
thương, tôn trọng của mọi người và được khẳng định bản
thân Như vậy, hạnh phúc, sự yêu thương, tôn trọng, khang
định ban thân là những giá trị sống đặc trưng của người gia mà công trình nghiên cứu này đã đề cập đến !
- Nhà tâm lý học K.C Oreskina (2002) đề cập đến: “Những quy luật lứa tuổi và đặc điểm tâm lý của người già”
và “Nghiên cứu vấn để tình cảm giữa bạn bè ở người già”
đã chứng minh rằng: mối quan hệ bạn bè có thể đem đến cho họ những giá trị hạnh phúc đặc biệt Tình bạn ở tuôi già
1 Bui Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội - nghiên cứuvề tuổi già Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.