tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là cấp bách và được xem là một hướng đi có nhiều triển vọng, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với du lịch Đà Lạt trong tương lai.. - Th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHÚ XUÂN
KHOA XÃ HỘI - NHÂN VĂN NGÀNH ĐỊA LÝ DU LỊCH
-TÌM HIỂU HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH Ở THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng khí hậu mát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghĩ dưỡng So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiên dành cho nhiều ưu ái Những thắng cảnh của thành phố nằm rải rác ở các khu vự trung tâm lẫn vùng ngoại ô như: hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Cam Ly… từ lâu đã trở nên nổi tiếng
Đà Lạt xứng đáng được mệnh danh là: thành phố hoa, thành phố tình yêu, thành phố mùa xuân hay là thành phố sương mù
Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh củacao nguyên về đêm, sương mù buổi sớm và những dãi rừng thông bao quanh thành phố tạo nên một vẽ đẹp thơ mộng và huyền ảo
Thành phố Đà Lạt là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật của tỉnh Lâm Đồng, là thành phố du lịch, nghĩ dưỡng của cả nước Với những gì thiên nhiên ban tặng, thành phố Đà Lạt trở thành một trong những nơi nghĩ mát kỳ thú vào bậc nhất nước ta Là nơi tập hợp đầy đủ nhất về các điều kiện để Đà Lạt trở thành một trung tâm du lịch lớn của
cả nước
Trong những năm gần đây du lịch thực sự đang trên đà cất cánh, những tiềm năng du lịch được đánh thức, đã lần lược khai thác và đưa vào phát triển để phục vụ hoạt động du lịch Bên cạnh việc phát triển theo chiều sâu những loại hình đã được khai thác từ lâu còn phát triển thêm những loại hình du lịch mới Đa dạng hóa kinh doanh du lịch là một biện pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của điểm du lịch Tuy vậy, để đạt được những mục tiêu đề ra thì việc hoàn thiện và phát triển kết cấu hạ
Trang 4tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là cấp bách và được xem
là một hướng đi có nhiều triển vọng, vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với du lịch Đà Lạt trong tương lai Chính vì thế mà tôi chon đề tài: “Tìm hiểu kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt”
- Thông qua việc đánh giá thực trạng, tiềm năng kết cấu hạ tầng và cơ
sở vật chất kỹ thuật của nghành du lịch Đà Lạt, từ đó đề xuất một số biện pháp, chính sách khai thác và phát triển một cách hiệu quả kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trong tương lai
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu, quy hoạch du lịch
- Xác định vị trí, đánh giá đúng tiềm năng và hiện trạng của kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hệ thống tài nguyên du lịch, tình hình an ninh chính trị, hiện trạng nghành du lihcj và tìm hiểu quy hoạch phát triển du lịch Đà Lạt
- Xác định và phân tích những yếu tố làm cơ sở cho việc đẩy mạnh pháttriển du lịch ở Đà Lạt và đưa vào thực tiễn
- Định hướng và giải pháp phát triển du lịch của Đà Lạt
- Đưa ra kiến nghị góp phần qua hoạch phát triển du lịch bền vững
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập phân tích tổng hợp tài liệu
Thu thập nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài: tìm kiếm trên mạng Internet, trên sách báo,…
Trang 5Trên cơ sở thu thập tài liệu, chọn lọc kiến thức liên quan để kết hợp viết bài.
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực địa
Thông qua việc đi thực tế, trực tiếp tham quan hệ thống kết cấu hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật để hiểu biết nắm bắt thông tin, tài liệu có liên quan một cách rõ ràng về đối tượng nghiên cứu
Trang 6Theo điều 4 của luật du lịch Việt Nam (2006) thì thuật ngữ “Du lịch” được hiểunhư sau: “Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên cua mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giảitrí, nghĩ dưỡng trong một thời gian nhất định”
1.1.2 Khái niệm kết cấu hạ tầng du lịch
Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộphận đặc thù của cơ sở
vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất
mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục Kết cấu hạtầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹthuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế- xã hội được diễn ra một cách bình thường
1.1.3 Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trìnhtạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sự phát
Trang 7triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ
sở vật chất kỹ thuật
Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằmthoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm
vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồmtoàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là một phân hệ quan trọng của
hệ thống lãnh thổ du lịch Nó góp phần quan trọng vào việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và thõa mãn nhu cầu của khách du lịch Vậy cơ sỏ vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộnhững phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
- Khái niệm trên được hiểu theo nghĩa rộng, nó không chỉ là cơ
sở vật chất của các doanh nghiệp du lịch mà còn bao gồm cả cơ
sở vật chất của các doanh nghiệp thuộc các nghành kinh tế khác
- Theo nghĩa hẹp, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm tất cả phương tiện vật chất với công suất, cách bố trí cơ cấu đồng bộ trong khu vực du lịch nhằm tạo ra các dịch vụ để tổ chức, thực hiện các dịch vụ du lịch với hình thức tổ chức cụ thể của các doanh nghiệp
Với nghĩa rộng hay hẹp cơ sở vạt chất kỹ thuật du lịch phải đảmbảo tạo ra các dịch vụ văn hóa sẵn sàng để đón tiếp khách
Trang 81.1.4 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch
Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có mối quan hệ chặt chẽ trong việc thúc đẩy nghành du lịch phát triển trong hoạt độn du lịch không thể thiếu một trong hai yếu tố này, nếu thiếu sẽ làm cho nghành du lịch phát triển một cách chậm chạm, phát triển không đồng điều, hạn chế khách du lịch đến tham quan và hao hụt doanh thu từ du lịch cho đất nước
Du lịch là một nghành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đàu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng hiện đại và đồng bộ hơn
1.1.5 Vai trò của kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đối với
nghành du lịch
Kết cấu hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh du lịch Về phương diện này, mạng lưới và phương tiện giao thông là những nhân tố quan trọng hàng đầu du lịch gắn với sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định Nó phụ thuộc vào mạng lưới đường sá và phương tiện giao thông, một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu nhân tố giao thông Phải phát triển giao thôngthì du lịch mới trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội giao thông đường bộ
sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình mình đã lựa chọn giaothông đường sắt giá thành rẽ nhưng chi đi theo những tuyến đường cố định, giao thông đường không nhanh và rút ngắn được thời gian đi lại, giao thông đường thủy thì có thể kết hợp việc tham quan, giải trí theo sông hoặc ven biển
Thông tin liên lạc cũng là một phần quan trọng trong kết cấu hạ tầng của hoạt động du lịch Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế nhu câu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi các dòng tin tức khác nhau của xã hội, được thõa mãn bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau Thông tin liên lạc đảm nhiệm nhận việc vận chuyển các tin tức một
Trang 9cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng miền.
Các công trình cung cấp điện nước phục vụ trục tiếp cho việc nghĩ ngơi, giải trí của khách
Như vậy kết cấu hạ tầng là tiền đề cho mọi hoạt động kinh tế trong đó có hoạt động du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong quátrình đào tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thõa mãn các nhu cầu của khách du lịch Chính
vì có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển nghành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sỡ vật chất kỹ thuật
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Đà
Lạt 1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Đà Lạt rộng 394,64 km², nằm trên cao nguyên Lâm Viên, nơi có độcao khoảng 1.500 mét so với mực nước biển Vớitọa độ địa lý 11°48′36″ đến12°01′07″ vĩ độ bắc và 108°19′23″ đến 108°36′27″ kinh độ đông, Đà Lạt nằmtrọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện Lạc Dương, phía đông và đôngnam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía tây nam giáphuyện Đức Trọng Sau đợt điều chỉnh địa giới hành chính gần đây nhất vào năm
2009, Đà Lạt bao gồm 12 phường, được định danh bằng số thứ tự từ 1 đến 12,
và bốn xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Tà Nung và Trạm Hành
Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: địa hình núi và địa hình bìnhnguyên trên núi Địa hình núi phân bố xung quanh vùng cao nguyên trung tâmthành phố Các dãy núi cao khoảng 1.700 mét tạo thành một vành đai chắn gióche cho khu vực lòng chảo trung tâm Từ thành phố nhìn về hướng bắc, dãyLang Biang như một tường thành theo hướng đông bắc – tây nam, kéo dài từ
Trang 10suối Đạ Sar đến hồ Dankia Hai đỉnh cao nhất của dãy núi này có độ cao 2.167mét và 2.064 mét Án ngữ phía đông và đông nam Đà Lạt là hai dãy Bi Doup vàCho Proline Về phía nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn,đặc trưng là khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũngsâu Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục dọc theo hướng bắc –nam với chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng khoảng 12 km Những dãy đồiđỉnh tròn ở đây có độ cao tương đối đồng đều nhau, sườn thoải về hướng hồXuân Hương và dần cao về phía các vùng núi bao quanh Nơi cao nhất trongtrung tâm thành phố là dinh Nguyễn Hữu Hào trong Bảo tàng Lâm Đồng với độcao 1.532 mét, còn điểm thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương, độ cao1.398 mét.
Trên địa phận thành phố Đà Lạt, xen giữa vùng đồi thấp trung tâm thành phố vàcác dãy núi bao quanh, có thể thấy hơn 20 dòng suối có chiều dài trên 4 km,thuộc các hệ thống suối Cam Ly, Đa Tam và hệ thống sông Đa Nhim Đây đều
là những con suối đầu nguồn thuộc lưu vực sông Đồng Nai, trong đó hơn mộtnửa là các con suối cạn, chỉ chảy vào mùa mưa và cạn kiệt vào mùa khô SuốiCam Ly dài 64,1 km, bắt nguồn từ huyện Lạc Dương, chảy theo hướng bắc –nam và đổ vào hồ Xuân Hương Đây chính là hệ thống suối lớn nhất Đà Lạt, cóvai trò quan trọng trong việc tạo cảnh quan cho khu vực đô thị trung tâm ĐàLạt còn nổi tiếng là thành phố của hồ và thác với khoảng 16 hồ lớn nhỏ phân bốrải rác, phần nhiều là các hồ nhân tạo.Hồ Xuân Hương nằm ở trung tâm thànhphố, rộng khoảng 38 ha, được tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng ĐàLạt.Trước năm 1986, hồ Xuân Hương cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở lànguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Ngày nay, nguồn nước sinh hoạtđược dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dương, cách Đà Lạt khoảng 17 km
Do nằm ở độ cao 1.500 mét và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng,đặc biệt là rừng thông bao quanh, nên đối lập với khí hậu nhiệt đới gió mùa của
Trang 11miền trung và khí hậu nhiệt đới xavan ở miền nam, thành phố Đà Lạt có một khíhậu miền núi ôn hòa dịu mát quanh năm.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xavan, Đà Lạt có hai mùa rõ rệt: mùamưa và mùa khô Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam, bắt đầu từ tháng 5
và kết thúc vào tháng 10 Còn mùa khô trùng với mùa gió mùa đông bắc, kéodài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Vào mùa khô, Đà Lạt chịu ảnhhưởng của khối không khí biển Đông, mang lại thời tiết nắng ấm, ít mây, khôngmưa, nhiệt độ hạ thấp về ban đêm và biên độ nhiệt lớn Trong những tháng mùamưa, gió mùa đông bắc hầu như không còn ảnh hưởng đến Đà Lạt, thay thế bởikhối không khí xích đạo từ phía nam tràn lên phía bắc Gió mùa tây nam manglại nguồn ẩm chủ yếu cho những trận mưa lớn và những đợt mưa kéo dài nhiềungày.Mặc dù vậy, do ảnh hưởng của khối không khí nhiệt đới Thái BìnhDương, trong mùa mưa vẫn có những thời kỳ thời tiết tạnh ráo
Nhiệt độ trung bình tháng ở Đà Lạt không bao giờ vượt quá 20°C, ngay cả trongnhững tháng nóng nhất Tuy vậy, Đà Lạt cũng không phải là nơi có nhiệt độtrung bình tháng thấp nếu so với các tỉnh thành phố miền bắc có khí hậu cậnnhiệt đới Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng vẫn trên14°C Theo số liệu thống kê từ năm 1964 tới năm 1998, nhiệt độ trung bình năm
ở Đà Lạt là 17,9°C, trong đó năm 1973 có nhiệt độ trung bình cao nhất lên đến18,5°C, còn năm 1967 nhiệt độ trung bình xuống thấp nhất, 17,4°C Nếu sosánh với Sa Pa, thị trấn nghỉ dưỡng ở miền Bắc ở độ cao 1.581 mét so với mặtbiển và nằm trong vùng cận nhiệt đới, thì nhiệt độ trung bình ở Đà Lạt cao hơn2,6°C,, và nếu xét riêng các tháng mùa đông thì nhiệt độ trung bình của Đà Lạtcao hơn Sapa đến 10°C (tuy nhiên về mùa hè Sapa chỉ lạnh hơn Đà Lạt khôngđáng kể)
Biên độ nhiệt độ ngày đêm ở Đà Lạt rất lớn, trung bình năm đạt 11°C, cao nhấttrong những tháng mùa khô, lên tới 13 – 14°C, và thấp nhất trong những thángmùa mưa, chỉ khoảng 6 – 7°C Ngược lại, biên độ nhiệt trung bình giữa các
Trang 12tháng trong năm lại nhỏ, tháng ấm nhất và tháng lạnh nhất cũng chỉ chênh lệnh3,5°C Độ dài ngày trong các mùa ở Đà Lạt không có sự chênh lệch lớn, trungbình khoảng từ 11 đến ít hơn 12 giờ vào mùa đông và trên 12 giờ vào mùa
hè Tổng số giờ nắng trong năm ở đây tương đối cao, khoảng 2.258 giờ mộtnăm, tập trung chủ yếu vào các tháng 12, 1, 2 và 3 của mùa khô Tổnglượng bức xạ thu nhập ở Đà Lạt khoảng 140 kCalo/cm²/năm, nhiều nhất vàotháng 4 và ít nhất vào tháng 8 Nếu so với các vùng lân cận, lượng bức xạ MặtTrời của Đà Lạt không cao, nhưng đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho cácquá trình trao đổi nhiệt, mang lại nền nhiệt độ thấp và tương đối ôn hòa
Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và kết thúcvào khoảng cuối tháng 10, đầu tháng 11 Tuy hàng năm, thời điểm bắt đầu vàkết thúc của mùa mưa có thể thay đổi, nhưng mùa mưa ở đây thường kéo dàikhoảng hơn 6 tháng Trung bình, một năm Đà Lạt có 161 ngày mưa với lượngmưa 1.739 mm, tập trung nhiều nhất vào ba tháng 7, 9 và 10, ba tháng có sựhoạt động mạnh của trường gió mùa tây nam Nếu lấy trung bình từ tháng 5 tớitháng 10, tổng lượng mưa trong mùa mưa ở Đà Lạt chiếm đến gần 80% lượngmưa của cả năm So với vùng đồng bằng, Đà Lạt có số ngày mưa trong nămnhiều hơn, nhưng lượng mưa lại thấp hơn Ở Đà Lạt còn có một hiện tượng thờitiết đáng chú ý khác là sương mù, trung hình 80 đến 85 ngày trong một năm,nhưng xuất hiện nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 2 tới tháng 5 và từtháng 9 đến tháng 10 Phổ biến hơn cả là loại sương mù bức xạ được hình thànhkhi mặt đất bị lạnh đi nhiều do bức xạ vào lúc trời quang, lặng gió Sương mùdày ít xảy ra hơn, thường gặp vào tháng 9 và tháng 10, trung bình mỗi tháng cótới 4 đến 5 ngày sương mù dày.
1.2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Kinh tế:
Đà Lạt có một nền kinh tế thiên về các lĩnh vực du lịch, dịch vụ và nông nghiệp.Vào năm 2007, các ngành du lịch và dịch vụ chiếm đến 70% tổng sản phẩm nội
Trang 13địa của thành phố Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của Đà Lạt năm
2011 đạt 2.047,400 tỷ đồng, tương đương với Bảo Lộc, thành phố thứ hai củaLâm Đồng Trong lĩnh vực công nghiệp, thu hút nhiều lao động nhất là cácngành công nghiệp chế biến Một số sản phẩm của Đà Lạt như rượu vang,trà Atisô hay mứt trái cây từ lâu đã được biết đến rộng rãi Nhờ điều kiện khíhậu và thổ nhưỡng thích hợp, Đà Lạt còn là vùng đất trồng nhiều chè và cà phê,cũng là hai sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến của thànhphố Một nghề mới phát triển trong những năm cuối thế kỷ 20 tại Đà Lạt là nghềthêu, nổi bật hơn cả là những sản phẩm tranh thêu của Công ty XQ ĐàLạt Trong thành phố, còn có thể thấy sự hiện diện của các công ty in ấn, maymặc, dệt, chế biến tinh dầu, sản xuất lâm sản Năm 2011, thành phố Đà Lạt cótốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17%, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 42,7triệu đô la Mỹ và thu nhập bình quân đầu người khoảng 26,6 triệu đồng
Nông nghiệp:
Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, Đà Lạt có điều kiện để phát triểnnhiều loại cây ôn đới Trừ một vài giống rau từ miền Bắc, hầu hết các giống raucủa thành phố đều được nhập về từ Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, HoaKỳ Cây rau chiếm diện tích canh tác chủ yếu tại Đà Lạt cả trước đây và hiệnnay là cải bắp, nhiều nhất là giống cải bắp của Nhật Bản, được trồng quanhnăm Các cây cải thảo và cải bông cũng có mặt ở khắp các địa phương, tập trungvào vụ đông xuân hàng năm Một loại cây rau ngắn ngày nổi tiếng của Đà Lạt
là xà lách, có thời gian sinh trưởng ngắn nên được trồng xen với những chủngloại cây rau khác Trên các vùng trồng rau của Đà Lạt còn có thể thấy các giốngcây nông nghiệp như khoai tây, cà rốt, hành tây, đậu Hà Lan, rau chân vịt ĐàLạt được biết đến như vùng đất của những loài hoa, với các giống hoa lan, hoahồng, hoa lys, hoa lay ơn, hoa cẩm tú cầu,hoa bất tử, hoa cẩm chướng Cácgiống lan nhập nội vào Đà Lạt thuộc các chi Lan kiếm, Lan hoàng thảo, Lanhài, Lan hoàng hậu với trên 300 giống Từ năm 2000, một số giống lan vùng
Trang 14nhiệt đới và á nhiệt đới cũng được trồng thành công như giống lai trong chi Hồđiệp, Hoàng y Mỵ Nương, Lan nhện Các loài lay ơn, hoa hồng, hoa lys đềuđược trồng ở Đà Lạt từ khoảng giữa thế kỷ 20 Trên các vùng đất ngoại ô thànhphố, còn có thể thấy những vườn cây ăn trái như đào, mận, hồng, dâu tây cácvùng trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, hay atisô, loài cây dược liệu nổitiếng của Đà Lạt Vào năm 2011, thành phố có 7.123hecta gieo trồng rau, 441hecta trồng cây ăn quả, 25 hecta trồng lúa, và gần 3.500 hecta diện tích trồnghoa, trong đó khoảng 1.500 hecta nhà kính
Trước đây, tham gia sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt là các gia đình nông dân vàmột số điền trang tư nhân quy mô nhỏ Thời kỳ sau năm 1975, với chínhsách kinh tế kế hoạchtập trung, ở Đà Lạt xuất hiện các hợp tác xã nông nghiệp
và các tập đoàn sản xuất Sản xuất nông nghiệp khi đó được thực hiện theo kếhoạch đến từng khóm dân cư, việc thu mua rau do Công ty Nông sản Thựcphẩm và Công ty Ngoại thương đảm nhận Nhưng đến cuối thập kỷ 1980, hầuhết các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã đều ngừng hoạt động và tự tan rã, phầnlớn đất sản xuất được giao khoán đến từng gia đình nông dân Những năm gầnđây, Đà Lạt xuất hiện nhiều công ty nông nghiệp tư nhân và nước ngoài, nhưDalat Hasfarm Agrivina, Bonnie Farm, Rừng Hoa Đà Lạt, Langbiang Farm trong lĩnh vực trồng hoa hay Golden Garden, Rau Nhà Xanh, Kim Bằng, Bio-Organics tham gia sản xuất rau quả Với mục đích ổn định, phát triển ngànhsản xuất và tiêu thụ sản phẩm, vào năm 2002 và 2006, Hiệp hội rau quả Đà Lạt
và Hiệp hội hoa Đà Lạt lần lượt được thành lập Nhờ mở rộng diện tích canh tác
và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, sản lượng nông nghiệp của thành phố tăngmạnh mẽ trong những năm gần đây Vào năm 1996, Đà Lạt thu hoạch 82.448tấn rau, đến năm 2002 con số này lên tới 183.300 tấn, và năm 2011, sản lượngrau của thành phố đạt 212.870 tấn Tương tự, ngành sản xuất hoa Đà Lạt cũngtăng trưởng trung bình 20% một năm, sản lượng hoa cắt cành ở mức 150 triệucành năm 2001 đã tăng lên trên 900 triệu cành vào năm 2009 và 1,5 tỷ cành vào
Trang 15năm 2011 Sản phẩm hoa của thành phố được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường ViệtNam, trong hơn 10 năm gần đây, chỉ khoảng 5% hoa Đà Lạt xuất khẩu ra nướcngoài.
Du lịch:
Ở Việt Nam, Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng Khí hậumát mẻ, tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp thành phố mỗi nămthu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng Sau một thời giantrầm lắng của thập niên 1980, du lịch Đà Lạt thay đổi mạnh mẽ trong nhữngnăm gần đây Vào thời điểm năm 2001, thành phố có 369 khách sạn gồm 4.334phòng với sức chứa 15.821 khách, đến năm 2009 số cơ sở lưu trú tại Đà Lạt đãlên đến 673 cơ sở với hơn 11 ngàn phòng và sức chứa trên 38 ngàn khách Tuyvậy, phần lớn các cơ sở lưu trú của thành phố có quy mô trung bình hoặcnhỏ, mang tính cá nhân, gia đình và thiếu chuyên nghiệp Trong 673 cơ sở, chỉ
85 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 đến 5 sao và 11 khách sạn từ 3 đến 5sao Các khách sạn lớn tập trung chủ yếu ở khu vực Phường 1 và Phường 2, một
số ít nằm rải rác ở các phường lân cận Hiệu suất thuê phòng của các khách sạntại Đà Lạt khoảng 30 đến 35% và phân bố không đều trong năm, tập trung vàocác ngày lễ và kỳ nghỉ hè
So với các đô thị khác của Việt Nam, Đà Lạt là thành phố được thiên nhiêndành cho nhiều ưu ái Những thắng cảnh của thành phố, nằm rải rác ở cả khuvực trung tâm lẫn vùng ngoại ô, như hồ Xuân Hương, đồi Cù, thung lũng TìnhYêu, hồ Than Thở, thác Prenn từ lâu đã trở nên nổi tiếng Tuy vậy, không ítdanh thắng và di tích của Đà Lạt hiện nay rơi vào tình trạng hoang tàn và đổnát Thác Cam Ly, dòng thác từng đi vào thi ca lãng mạn, không còn vẻ đẹp vốn
có mà tràn ngập rác thải và bốc mùi hôi thối nồng nặc do nguồn nước bị ô
Trang 16nhiễm Các địa điểm như thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở hay thác Prenn đãmất đi nét hoang sơ bởi sự xuất hiện của quá nhiều hàng quán, khu trò chơi vàcây cảnh Thác Voi, một thắng cảnh khác không xa Đà Lạt, cũng bị ô nhiễmnặng do những người dân sinh sống ở vùng thượng nguồn thường xả rác và chấtbẩn xuống dòng suối Vào năm 2008, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng đã
có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rút tên hai thác LiênKhương và Gougah khỏi danh sách di tích quốc gia bởi cảnh quan hai danhthắng này đã bị thay đổi
Lịch sử đã để lại cho Đà Lạt không ít những công trình kiến trúc giá trị, nhưnhững công sở, trường học, nhà thờ, tu viện, chùa chiền, công trình công cộng cùng hàng ngàn biệt thự xinh đẹp hiện diện khắp thành phố Qua thời gian,những dinh thự, biệt điện xưa kia từng thuộc về các nhân vật quyền lực, ngàynay được mở cửa đón khách viếng thăm Ba dinh thự nổi tiếng của Đà Lạt trướcđây đều là địa điểm du lịch, nhưng hiện nay chỉ Dinh III còn giữ chức năng này
và tiếp tục thu hút du khách Dinh II, hay còn gọi Dinh Toàn quyền, được dùnglàm khách sạn, nơi hội thảo của chính quyền địa phương, còn Dinh I đã đóngcửa vài năm gần đây để sửa chữa Một dinh thự khác của Đà Lạt, biệt điện Trần
Lệ Xuân cũng trở thành điểm du lịch ngay từ năm 1964, ngày nay là Trung tâmLưu trữ quốc gia IV, nơi lưu giữ Mộc bản triều Nguyễn Bên cạnh những di sảnkiến trúc Pháp, một vài công trình xây dựng những thập niên gần đây như thiềnviện Trúc Lâm, biệt thự Hằng Nga hay XQ Sử quán cũng đã trở thành địa điểm
du lịch hấp dẫn Nhưng giống như các thắng cảnh, một vài công trình kiến trúccủa Đà Lạt cũng đang bị bỏ quên hoặc xâm hại Khuôn viên nhà ga Đà Lạt, mộttrong những biểu tượng nổi tiếng của thành phố, trở thành bãi tập kết gốm sứ,cây cảnh và vườn rau bắp cải của người dân Quần thể di tích kiến trúc TrườngCao đẳng Sư phạmkhông chỉ xuống cấp mà còn bị “chung cư hóa” bởi sự sinhhoạt của hơn 30 gia đình dân cư Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào từng bị bỏ
Trang 17hoang nhiều năm và trở thành địa điểm của những người nghiện ma túy và hoạtđộng mại dâm
Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ, Đà Lạt không có những lễ hội truyền thống lâuđời Tuy vậy, từ năm 2005, thành phố bắt đầu tổ chức Festival Hoa Đà Lạt, một
lễ hội với nhiều sự kiện cùng các hoạt động nghệ thuật nhằm giới thiệu các loàihoa địa phương cũng như từ những vùng miền khác Năm 2007, dù chưa thực
sự được tổ chức tốt, Festival Hoa Đà Lạt lần thứ hai đã thu hút khoảng 120 ngàn
du khách tới thăm Festival Hoa Đà Lạt 2010 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi bảy
sự kiện quốc gia mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội Trong dịp này,
đã có gần 300 ngàn du khách đến với Đà Lạt trong suốt 4 ngày của lễ hội Năm
2012, Festival Hoa được tổ chức vào dịp nghỉ lễ Tết Dương lịch và đã thu húthơn 300 ngàn du khách tới tham dự Trong những năm gần đây, số lượng khách
du lịch tới Đà Lạt vẫn tiếp tục tăng Vào năm 2000, thành phố đón 710 ngànlượt khách tới thăm, đến năm 2009, con số đã tăng gấp ba với trên 2,1 triệu lượtkhách, trong đó khoảng 10% là du khách quốc tế Mặc dù vậy, thời gian trungbình khách lưu lại Đà Lạt chỉ 2 ngày, trong khi tỷ lệ của Bình Thuận là 3,8 đến
4 ngày Du lịch Đà Lạt phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của NhaTrang và Phan Thiết, hai thành phố du lịch duyên hải không xa Đà Lạt
Trong những năm 1990, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội(GDP)bình quân hằng năm là 13,3%, cao hơn mức trung bình của cả nước và toàntỉnh Trước thềm thiên niên kỹ mới GDP có chiều hướng tăng lên, tốc độ tăngtrưởng kinh tế năm 2007 là 17% Tổng kim nghạch xuất khẩu 23 triệu USD vàtạo việc làm mới cho 3000 lao động hộ đói nghèo giảm, đời sống xã hội đượcnâng lên Trong những năm 1990, tỷ lệ hộ đói nghèo từ 5% đến 8%, nay chỉ còn
ở mức 3,2% tổng số hộ trên địa bàn Năm 2007, thu nhập bình quân đầu ngườihằn năm của thành phố Đà Lạt đạt 13,4 triệu đồng/ năm
Tổng thu ngân sách trên đại bàn thành phố hàng năm điều tăng, nhất là từ năm
1996 trở lại đây, tỷ lệ thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng cảu nền kinh tế
Trang 18nhờ có nhiều biện pháp quản lý thu tích cực và những năm gần đây có cơ chếgiao khoán quyền sử dụng đất để tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.trong quá trình phát triển, Đà Lạt luôn là đơn vị đóng góp cho ngân sách toàntỉnh lớn nhất, bình quân cả thời kỳ hằng năm chiếm tỷ lệ hơn 45% Tổng thungân sách trên địa bàn tăng điều theo các năm, năm 1994 đạt 91 tỷ đồng thì đếnnăm 2002 đạt 238 tỷ đồng, đến năm 2007 đạt 325 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng về du lịch – dịch vụ từ51,13%(1993) lên 61,94%(2000) và đạt tới 72,1%(2007), về công nghiệp – xâydựng từ 23,45% giảm xuống còn 16,1% và trên lĩnh vực nông lâm nghiệp ởmức 25,42% giảm xuống còn 11,8% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 đạt
1518 tỷ đồng
Cơ cấu dân số:
Trải qua hơn một trăm năm lịch sử, từ một trung tâm nghỉ dưỡng trở thành một
đô thị lớn, cộng đồng dân cư Đà Lạt thay đổi theo quá trình hình thành và pháttriển của thành phố Vào năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin đến caonguyên Lâm Viên, nơi đây chỉ là một vùng dân cư thưa thớt, một vài ngôi làngcủa người Lạch tập trung ở chân núi Đến tận năm 1902, khi dự án xây dựngmột thành phố của Toàn quyền Paul Doumer dừng lại, cư dân Đà Lạt vẫn chỉ lànhững nhóm dân tộc thiểu số người Lạch, người Chil cùng một nhóm nhỏ ngườiViệt di cư lên đây từ trước đó Năm 1906, một lần nữa, nơi đây được chọn làmnơi nghỉ dưỡng dành cho công chức và binh sỹ Pháp, ngoài các cư dân bản địa,
ở Đà Lạt bắt đầu có các công chức người Pháp, những du khách châu Âu, vàngười Việt cũng bắt đầu tới đây nhiều hơn trước Giai đoạn sau Thế chiến thứnhất là thời kỳ thành phố phát triển mạnh mẽ Cơ sở hạ tầng cùng đường xáđược xây dựng khiến dân cư từ nhiều nơi tới Đà Lạt định cư, du lịch và nghỉdưỡng Dân số Đà Lạt đã tăng lên đáng kể từ 1.500 người vào năm 1923 lên11.500 người năm 1939 Những năm Thế chiến thứ hai, nhiều người Phápkhông thể trở về nghỉ ở quê hương và Đà Lạt trở thành điểm đến của họ Thành
Trang 19phố tiếp tục được mở rộng và dân số tăng lên nhanh chóng, từ 13.000 ngườinăm 1940 lên 25.500 người vào năm 1944
Những biến cố của cuộc chiến tranh Đông Dương ảnh hưởng mạnh mẽ tới dân
số Đà Lạt Thời kỳ này rất nhiều cư dân của thành phố lánh về Cầu Đất, ĐơnDương, Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc trở về quê hương cũ Vào năm 1946, dân
số Đà Lạt chỉ còn khoảng 5.200 người, khiến người Pháp gọi nơi đây là “thànhphố quạnh hiu” Nhưng khoảng thời gian tiếp theo, khi Đà Lạt một lần nữathuộc về người Pháp, các hoạt động kinh tế, xã hội dần ổn định trở lại Vào cuốinăm 1952, dân số thành phố đạt 25.041 người, trong đó có 1.217 người châu
Âu, 752 người Hoa, 22.232 người Kinh và 840 nguời dân tộc bản địa Cuối năm
1953, đầu năm 1954, cuộc chiến tranh Đông Dương bước vào giai đoạn khốcliệt nhất, Đà Lạt trở thành nơi dân cư các tỉnh lân cận tìm đến để tỵ nạn chiếntranh Năm 1954, sau hiệp định Genève, thành phố đón nhận một lượng lớnnhững di dân từ miền Bắc cùng làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp,khiến dân số Đà Lạt tăng vọt từ 25.000 người năm 1954 lên 58.958 người vàonăm 1956 Dân số thành phố gia tăng điều hòa trong thập niên 1960, nhưnggiảm sút trong thập niên 1970, khichiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạncăng thẳng Khoảng thời gian đầu sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, nhiềungười phục vụ trong quân đội, chính quyềnViệt Nam Cộng hòa trở về quê quánkhiến dân số Đà Lạt giảm xuống, nhưng sau đó được bổ sung bởi các di dânmới từ miền Bắc và miền Trung Cuối thế kỷ 20, địa giới hành chính Đà Lạtđược mở rộng, dân số thành phố tăng lên mạnh mẽ và có sự gia tăng dân số cơhọc đáng kể Năm 2011, Đà Lạt có dân số 211.696 người, chiếm 17,4% dân sốcủa tỉnh Lâm Đồng, mật độ 536 người/km²
Trong lịch sử, Đà Lạt từng là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân cư có nguồngốc đa dạng, từ người Kinh, người Cơ Ho đến những người Hoa, người Pháp.Ngày nay, phần lớn cư dân của thành phố là người Kinh, phần nhỏ còn lại gồmnhững người Hoa,người Cơ Ho và các dân tộc thiểu số khác
Trang 20như Tày, Nùng, Chăm Theo số liệu năm 2011, Đà Lạt có 191.803 cư dânthành thị, tương đương 90% Cấu trúc theo giới tính, thành phố có 100.520 cưdân nam và 111.176 cư dân nữ Cũng như các đô thị khác, mật độ dân số của ĐàLạt không đồng đều, dân cư tập trung nhiều nhất ở các phường trung tâmnhư Phường 1, Phường 2,Phường 6 Ở ngoại thành, cư dân sống chủ yếu bằngnông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp chiếmmột phần quan trọng Khu vực ngoại thành của Đà Lạt rõ nét nhất là các xãXuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung
Bảng dân số Đà Lạtqua các năm( nguồn: Dư địa chí Đà Lạt)
Giáo dục:
Sau khi triều đình Huế thông báo dụ thành lập thị tứ Đà Lạt vào năm 1916,dân cư Đà Lạt và vùng lân cận dần tăng lên, hệ thống giáo dục ở đây bắt đầuhình thành và phát triển cùng với sự phát triển của thành phố Trường học đầutiên ở Đà Lạt là trường École française, khai giảng vào ngày 20 tháng 12 năm
1919, chỉ dành riêng cho các học sinh người Pháp Cuối thập niên 1920, những
Trang 21công chức người Pháp tới Đà Lạt ngày một đông, thành phố có thêm hai ngôitrường Pháp mới, Petit Lycée và Grand Lycée Trường Grand Lycée được khởicông xây dựng vào năm 1929 và khai giảng năm 1933, dành cho con em ngườiPháp và các quan lại người Việt Đến năm 1935, trường khánh thành và mangtên Trung học Yersin, tiền thân của Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ngàynay Ngôi trường dành cho học sinh Việt Nam đầu tiên là một trường tư đượcthành lập năm 1927 Năm 1928, ngôi trường công dành cho học sinh Việt mangtên École communale de Dalat, ngày nay là trường tiểu học Đoàn Thị Điểm,khai giảng khóa đầu tiên Năm 1934, Trường Couvent des Oiseaux và năm
1939, Trường Thiếu sinh quân Đà Lạt lần lượt được ra đời Ở bậc giáo dục đạihọc, niên học 1944-1945, Chính phủ Pháp cho mở một lớp chuyênkhoa toán đặt tại Trung học Yersin Lớp học này có khoảng 40 sinh viên, chỉtồn tại đến tháng 3 năm 1945, thời điểm Nhật đảo chính Pháp Thời kỳ 1945 đến
1954, ở Đà Lạt còn xuất hiện thêm hai ngôi trường mới, Trường Hành chínhQuốc gia và Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt Sau năm 1954, dân số Đà Lạt tăngđột biến nhờ một lượng lớn di dân từ miền Bắc và miền Trung, nhiều ngôitrường mới tiếp tục ra đời Năm 1957, Viện Đại học Đà Lạt được thành lập,xuất phát từ một tổ chức tư thục do giáo hội Thiên Chúa giáo quản lý Từ 49sinh viên trong niên học đầu tiên 1958-1959, đến niên học 1974-1975, Viện Đạihọc Đà Lạt có khoảng 5.000 sinh viên theo học, bao gồm các trường Đại học Sưphạm, Đại học Văn khoa, Đại học Khoa học và Đại học Chính trị - Kinh doanh.Thời điểm trước tháng 4 năm 1975, tại Đà Lạt có đến 61 ngôi trường, cả cônglập và tư thục Bên cạnh các trường phổ thông, đại học, ở đây còn có nhiềutrường đào tạo quân sự và tôn giáo như Trường Võ bị Quốc gia, Trường Chiếntranh chính trị, Trường Chỉ huy và Tham mưu, Giáo Hoàng học viện
Ngày nay, Đà Lạt vẫn là một trung tâm giáo dục của miền Nam Việt Nam Năm
2011, ở bậc giáo dục tiểu học và phổ thông, toàn thành phố Đà Lạt có 44trường, 1.763 giáo viênvà 37.711 học sinh, trong đó 16.712 học sinh tiểu học,
Trang 2212.311 học sinh trung học cơ sở và 8.688 học sinh trung học phổ thông Thànhphố cũng có 25 trường, 417 giáo viên và 8.972 học sinh bậcmẫu giáo Tại ĐàLạt còn có thể thấy sự hiện diện của ba trường đại học, bốn trường cao đẳngcùng các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường giáo dục chuyên nghiệp,các cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho trẻ em khuyết tật Trường Cao đẳng Sưphạm Đà Lạt được thành lập năm 1976, đến năm 1992, trường hợp nhất vớiTrung học Sư phạm và Sư phạm Mầm non trở thành một trường sư phạm đa hệ.
Do nhu cầu giáo viên các bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở giảmbớt nên quy mô đào tạo trường cũng thu hẹp lại, chỉ còn hơn 1.000 sinh viênchính quy Năm 1976, Trường Đại học Đà Lạt được thành lập trên cơ sởcủa Viện Đại học Đà Lạt trước đó Thời gian đầu, trường chỉ đào tạo cử nhâncho các ngành khoa học cơ bản với quy mô nhỏ, 250 sinh viên trong niên học1977-1979 Ngày nay, Đại học Đà Lạt trở thành một trường đại học đa ngànhvới 52 ngành nghề của các bậc đào tạo từ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng,đại học, sau đại học đến nghiên cứu sinh Năm 2011, Trường Đại học Đà Lạt có22.665 sinh viên đang theo học ở tất cả các bậc đào tạo Từ năm 2004, thànhphố Đà Lạt có thêm một trường đại học mới mang tên Alexandre Yersin Hiệnnay, Trường Đại học Dân lập Yersin Đà Lạt gồm 8 khoa, đào tạo 2.329 sinhviên trong năm 2011 Đà Lạt vẫn tiếp tục là địa điểm của một đại học quân sựquan trọng Sau tháng 4 năm 1975, các trường quân sự của Việt Nam Cộng hòa
bị giải thể Bộ Quốc phòng quyết định chuyển địa điểm của Học viện Quân sự
từ Hà Nội vào Đà Lạt, tiếp nhận cơ sở từ các trường quân sự cũ Học viện Lụcquân ngày nay nằm ở phía đông bắc thành phố, là nơi đào tạo sỹ quan trung caocấp cho Quân đội Việt Nam, cũng là một cơ quan nghiên cứu khoa học quân
sự Bên cạnh các cơ sở giáo dục, ở Đà Lạt còn có sự hiện diện của nhiều trungtâm nghiên cứu khoa học quan trọng, như Viện Sinh học Tây Nguyên, ViệnNghiên cứu hạt nhân Đà Lạt hay Viện Pasteur Đà Lạt
Hành chính:
Trang 23Thành phố Đà Lạt được chia thành 12 phường và 4 xã Ủy ban nhân dân thànhphố nằm tại số 3 đường Trần Hưng Đạo, đối diện Ủy ban nhân dân tỉnh LâmĐồng và không xa trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Nhiệm kỳ 2011–2016,người giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt là ông Võ NgọcHiệp Thành ủy Đà Lạt có trụ sở tại 31 đường Đinh Tiên Hoàng, Phường 2 Bíthư Thành ủy nhiệm kỳ 2010–2015 là ông Đoàn Văn Việt, cũng là người giữcương vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đà Lạt nhiệm kỳ 2011–2016.
Tên Diện tích Dân
số
Mật độ
Tên Diện tích Dân số Mật
+ Mật độ: nười/km2
1.3 Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Đà Lạt
1.3.1 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng được hình thành bởi đặc điểm tổng
Trang 24hợp của các yếu tố địa hình, khí hậu, rừng và các khu hệ động thực vật, thuỷ văn…đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục Tài nguyên tự nhiên có giá trị du lịch được phân bố tương đối tập trung ở khu vực Đà Lạt và rải rác trên địa bàn tỉnh cũng có những thắng cảnh, di tích, mỗi nơi một sắc thái, tạo cho Lâm Ðồng có thể phát triển nhiều điểm tham quan, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Đà Lạt nằm trong cao nguyên, ở độ cao
800 - 1.500m so với mặt biển, cao như biểu tượng của sự thử thách Chinh phục đỉnh Lang Biang là niềm kiêu hãnh cho khách du lịch Đà Lạt không chỉ nổi tiếng vì khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 – 250C, cao nhất chưabao giờ quá 320C và thấp nhất không dưới 50C) Với sự cấu tạo địa hình đồi tiếp đồi chạy dài đến bất tận, những ngôi biệt thự thơ mộng với lối kiến trúc cảnh quan tự nhiên và nhân tạo đặc sắc Mỗi công trình kiến trúc, mỗi ngôi biệt thự trong vườn hoa thơ mộng là một thiên tình sử diễm lệ, nếu biết cách gõ cửa để bước vào… Chính lợi thế đó, Đà Lạt đã trở thành một trong 10 Thành phố du lịch và là một trong 5 trung tâm du lịch lớn, một địa danh quen thuộc với mọi người Đà Lạt có nhiều di tích - thắng cảnh đẹp, độc đáo và là vương quốc của các loài hoa, hoa nở bốn mùa Cho đến nay, đã có hơn 17 danh thắng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích - danh thắng cấp quốc gia Lợi thế của
Đà Lạt không chỉ là khu nghỉ mát, hướng phát triển lâu dài và chủ yếu là du lịch cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, nghiên cứu về văn hoá của dân tộc, thể thao, tiềm năng của một trung tâm Giáo dục - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo của cả khu vực Các ngành sản xuất rau hoa quả, dược liệu, đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng đan, thêu, may mặc phục vụ nhu cầu khách dulịch và xuất khẩu tại chỗ Năm 1999, Đà Lạt được nâng lên đô thị loại II, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng Đà Lạt trở thành viên ngọc quý của đất nước trong tương lai Vẻ đẹp mênh mang của Thành phố Đà Lạt đã làm say mê bao khách viễn du, là một đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú tạo nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ sĩ Đà Lạt còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: “Thành phố hoa và gió”, “Thành phố sương mù”, “Thành
Trang 25phố ngàn hoa”, “Thành phố trong rừng”, “rừng trong Thành phố”… Tuy là một Thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá Đà Lạt cũng rất phong phú, đa dạng, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại Được hình thành từ năm 1893, khi bác sĩ A.Yersin đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, là một Thành phố sớm hấp thụ nền văn minh Âu châu Di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số tại chỗ như K’Ho, Mạ, Churu và các dân tộc khác đang được bảo tồn và phát huy cùng với sự giao lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cáchngười Dalat
1.3.2 Thị trường du lịch của Thành phố Đà Lạt
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Đà Lạt đã khẳng định được vị thế trung tâm du lịch, đào tạo Mặc dầu là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc
tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách đến tham quan, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế, không tương xứng với tiềm năng du lịch mà tỉnh có Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa, hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng khá phát triển, địa bàn du lịch được mở rộng; Trung tâm xúc tiến du lịch - thương mại và đầu tư tỉnh Lâm Đồng đã hình thành tạo nên những chuyển biến
rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch Về kinh doanh khách sạn nhà hàng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 725 cơ sở lưu trú, chiếm 10% cơ sở của
cả nước (cả nước 7.065) với tổng số hơn 10.000 phòng (chiếm 7.7% so với cả nước), trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao với gần 2000 phòng
và hàng trăm nhà nghỉ, nhà trọ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi đa dạng của
du khách Trong số cơ sở lưu trú đang hoạt động có 30 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 450 thuộc doanh nghiệp tư nhân, 4 khách sạn 100% vốn nước ngoài, 6 khách sạn liên doanh trong nước, 8 khách sạn thuộc công ty cổ phần, còn lại 50 khách sạn thuộc các thành phần khác Các sở, ngành có liên quan của tỉnh cùng các doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư và nâng cấp các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn, trong đó nổi bật như khu resort Hoàng Anh - Đà Lạt, khu
Trang 26nghỉ mát resort Anna Mandara Villas Đà Lạt, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu nghỉ dưỡng Đà Lạt - Dabl và khách sạn: Rex, Sài gòn, Ngọc lan… Về các dịch
vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 20 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển trong đó có 6 đơn vị được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế Nhìn chung hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có tiến
bộ hơn, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam á, Châu Âu, Châu Mỹ hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, nối tourvới các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng Hoạt động vận chuyển khách có nhiều cố gắng, hiện nay
có 2 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch với hơn 50 xe du lịch,
xe vận chuyển khách đường dài có hơn 150 chiếc, hàng trăm thuyền nhỏ và hơn
10 xuồng máy phục vụ vận chuyển đường thủy Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá cả dịch vụ hợp lý, có hơn 250 đầu
xe taxi và 50 xe buýt phục vụ vận chuyển du khách đường dài hoặc tour du lịch liên tỉnh Tuy nhiên, phẩm chính để tập trung đầu tư, phát huy thế mạnh vốn có; chưa tìm ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng để gây ấn tượngcho du khách Hiện nay khách đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung lên Đà Lạt để tham quan thắng cảnh ở một số điểm du lịch truyền thống quen thuộc là chính
Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thể thao là những sản phẩm có thể coi là độc đáo và là thế mạnh của Lâm Đồng vẫn chưa phát huy tốt tác dụng trong hoạt động kinh doanh Các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh vẫn chưa được khaithác một cách có tổ chức Tại nhiều điểm du lịch, việc mua bán, kinh doanh hànglưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, lều quán, quần áo may sẵn tràn lan đang dần dần làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của cảnh quan Tình trạng tranh giànhkhách thuê phương tiện đi lại, thuê cơ sở ăn, nghỉ và tình trạng ăn xin, ép giá vẫn phổ biến, gây những ấn tượng không tốt đối với du khách khi đến Thành phốvốn rất thanh lịch trên cao nguyên này Ngoài ra, một điểm còn yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng là công tác quảng cáo, tiếp thị, vì đây thật sự là một khâu hết sức quan trọng để đem lại hiệu quả kinh doanh thúc đẩy
Trang 27sự phát triển du lịch Với vị trí là một điểm du lịch đặc biệt quan trọng trong địa bàn du lịch trọng điểm Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt và là cực hút lớn của tam giác tăng trưởng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Dalat - Nha Trang, xa hơn là trục phát triển du lịch Vũng Tàu - Đà Lạt Du lịch Lâm Đồng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương và các tổ chức du lịch quốc tế để khai thác triệt để thế mạnh của mình Khả năng cạnh tranh yếu, việc cổ phần hoá doanh nghiệp diễn ra còn chậm, vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao Ngoài hệ thống nhà hàng, khách sạn của Nhà nước và các đoàn thể, Dalat còn có khách sạn, nhà trọ của tư nhân Đây là một biện pháp hữu hiệu
để đầu tư cho du lịch Thành phố, vì lượng khách trong năm không đều, có lúc hàng loạt khách sạn trống vắng nhưng cũng có lúc du khách không thể nào tìm được một chỗ trọ Việc cho phép nhà nhà làm dịch vụ du lịch đã giải quyết được một phần tình trạng mất cân đối này và làm cho bộ mặt Thành phố có những biến đổi rõ nét Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 25 doanh nghiệp, tổchức hoạt động kinh doanh du lịch tại 95 khu, điểm du lịch (trong 150 khu, điểm
có khả năng khai thác) Riêng Thành phố Đà Lạt đã đầu tư đưa vào khai thác 35 khu, điểm trong đó có 8 khu điểm khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác, 2 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng, 11 điểm cảnh quan và vui chơi giả trí với quỹ đất lên đến 2.600ha Dalat có thể đáp ứng được nhu cầu cho gần 35.000 khách một lúc, hàng năm có gần 500.000 lượt khách trong nước và
khoảng 60.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt Với ngành du lịch Đà Lạt, sản phẩm chủ yếu dựa vào ba loại hình: Sinh thái, nghĩ dưỡng và hội nghị - hội thảo Các tổ chức lữ hành - vận chuyển năng lực còn hạn chế, hoạt động độc lập chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất làvào mùa cao điểm Các tổ chức lưu trú còn nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ không cao,thiếu tính chuyên nghiệp Các khu tham quan, điểm du lịch đầu tư còn đơn điệu chưa tương xứng với nhu cầu về sự thỏa mãn của du khách, thậm chí thường nghe nhiều lời chê trách, phàn nàn về nội dung nghèo nàn, hình thức tùy tiện và chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp Thiết kế các tour du lịch trọn gói mới
Trang 28hình thành thường rập khuôn, chương trình lễ hội mang tính hình thức Giá cả không đồng nhất và mang tính tự phát theo mùa vụ Công tác phân phối, truyền thông, chiêu thị, quảng bá và xúc tiến du lịch đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả Marketing của ngành vẫn chưa được như mong đợi, do chưa có sức hấp dẫn đặc sắc, thiếu sự linh hoạt sáng tạo Để phục vụ cho trung tâm nghỉ mát, trước kia các phương tiện giao thông được khai thác tối đa, bất chấp những trở ngại về địa thế Để đến với Đà Lạt, đường bộ đang chiếm cương vị độc tôn về phương diện giao thông Hiện nay, hệ thống đường ôtô, đã được nâng cấp và mở rộng đến các khu du lịch với các tuyến xe ôtô chất lượng cao Đà Lạt có các đường bay nối liền với các nơi khác qua hai phi trường Cam Ly và Liên Khương Ga ĐàLạt trước kia là công trình vĩ đại và thơ mộng, là một trong những ga độc đáo của Việt Nam nhưng đáng buồn là nay hầu như tất cả đều chìm vào quên lãng,
do trong chiến tranh có một đoạn đường thiếu an ninh nên tuyến giao thông đường sắt không thể sử dụng được và đã trở nên hoang phế từ đó Con người Đà Lạt hiền hòa, khoan thai, lịch sự, kín đáo những lại thân tình và hiếu khách Tính chất này đã ăn sâu trong mọi người dân, tiếng nói của người Đà Lạt mang âm sắcpha trộn của các miền Bắc - Trung - Nam với 12 tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau (đông nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao đài), phong tục tập quán cũng đa dạng vô cùng đã tạo nên con người Đà Lạt một sự tổng hợp củamuôn sắc thái Đến những nơi khác, chỉ cần mang danh người Dalat thì sẽ nhận được một sự ưu ái đặc biệt Hiện tại, du lịch Dalat không có nhiều công ty kiểm tra phản ứng của thị trường đối với sản phẩm du lịch, đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch vừa yếu lại vừa thiếu, hầu hết thiếu tính chuyên nghiệp Để cạnh tranh, các marketeer đã vận dụng tối đa "mánh lới" để "chơi trội" nhưng lại gây phiền phức và lãng phí thời gian của du khách Thời gian qua, tiềm năng du lịch
Đà Lạt có thể nói là chưa được đánh thức Gần đây, đã cố gắng nhiều để phát triển du lịch Đầu tư nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và các hoạt động mang tính quan hệ xã hội cao Nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, mới ở mức trung bình