Về các vănbản chính sách, bài viết đánh giá Chiến lược An ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump chỉ dừng lai ở việc chỉ trích CHDCND Triều Tiên là một quốc gia độc tài, khiêu khích H
Trang 1NGÔ THUÝ HÀNG
CHÍNH SÁCH CUA HOA KỲ DOI VỚI VAN DE HẠT NHÂN
CUA CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DÂN TRIEU TIÊN
(2017-2022)
Luan văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quôc tê
Mã số: 8310601.01
Hà Nội-2024
Trang 2NGÔ THUÝ HÀNG
CHÍNH SÁCH CUA HOA KỲ DOI VỚI VAN DE HẠT NHÂN
CUA CONG HOA DAN CHỦ NHÂN DÂN TRIEU TIÊN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu thực tê cua cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Điệp Thành
Trong luận văn, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu
khác đã được tác giả chú thích rõ nguồn
Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bồ dưới bất cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách nhiệm về
công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
HỌC VIÊN
Ngô Thuý Hăng
Trang 4MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt ¿6 SE E1 E111E11121211111111 11111111 re 3
MỞ ĐÂU - (S5 21 2 1Ề212121211212112121111211111121112111111112111111 c1 5
Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐÓI VỚI
VAN ĐÈ HẠT NHÂN CUA CHDCND TRIEU TIÊN 5: l6
1.1 Một số lý thuyết trong quan hệ quốc tế -< << 16
1.1.1 Chủ nghĩa hiện thực -.- c2 nh nhe 16
1.1.2 Chủ nghĩa tự đO eee ng ng ng TT nh nh nh kệ 18
1.1.3 Chủ nghĩa kiến tạO -c c2 1111111222211 1111111111 re he 19
1.2 Cơ sở thực tiễn 002200221122 n HT nhớ 20
1.2.1 Cấp độ quốc tẾ -kk c7 1112221111221 111 112111111 51111 sateen: 201.2.2 Cấp độ quốc gia -c 2201112211112 2111111121111 1 vn 281.2.3 Cấp độ cá nhân 2 2111111111111 2211155111111 1 1xx xkt 32Tidu két Chuong 8 a4 34
Chương 2: NOI DUNG VA THUC TIEN TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH CUA
HOA KY DOI VOI VAN DE HẠT NHÂN CUA CHDCND TRIEU
2.2 Trong nửa đầu nhiệm kỳ của Tổng thong Joe Biden 57
2.2.1 Lợi ích và mục tiêu chính sách - 57
2.2.2 Nguyên tắc, phương châm, cách tiếp cận của chính sách 602.2.3 Triển khai chính sách c1 1222221111111 555111111 2x, 632.2.4 Phản ứng của CHDCND Triều Tiên trước chính sách của Hoa Kỳ đối vớivan đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên s:-cc+tcxtctcxtrtrrtrrrrrrrrrrrrrrrrek 70
Trang 5Tiểu kết chương 2 - ¿2-52 E+SE+E9EE2EEEEEE12111121111211121712111111111 1e cxe 73
Chương 3: MOT SO DANH GIA, NHẬN XÉT VE CHÍNH SÁCH CUA HOA
KY DOI VỚI VAN DE HẠT NHÂN CUA CHDCND TRIEU
0 74
3.1 Kết quả và hạn chế của chính sách trong việc phi hạt nhân hoá Bán đảo
¡án eee <‹‹áa31 74
3.1.1 Trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump -.- ‹ << <5 + <5: 74
3.1.2 Trong nửa đầu nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden - - 75
3.2 So sánh chính sách của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe
010 —— a ai 75
3.3 Tác động của chính sách đối với cục diện khu vực An Độ Dương — Thái
Binh Dương và Việt Nam ẶcQ.n.nnecse 81
3.3.1 Tác động của chính sách đối với cục diện khu vực An Độ Dương — Thái Bình
3.3.2 Tac động của chính sách đối với Việt Nam và một số kiến nghi 83Tiểu kết chương 3 c7 0112211112222 111 1211111 111112 85
19 ON Os ON ce 86
Tài liệu tham khao 0 0.0.0 ccc cece cence eect ee eee n teeta teste neta ees 88
Phụ lục nnn EEE EEE EEE EEE EEE khen kh re 101
Trang 6DANH MỤC TỪ VIET TAT
ABM Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo
Anti-Ballistic Missile Treaty
ARF Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN Regional Forum
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A
BMD Ballistic Missile Defense System
Hệ thống phòng thủ tên lửa dan dao
BRI Belt and Road Initiative
Sáng kiến “Vành đai, Con đường”
CAATSA Countering America's Adversaries Through Sanctions Act
Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua trừng phạt
DMZ Demilitarized zone
Khu vực phi quân sự
TAEA International Atomic Energy Agency
Co quan năng lượng nguyên tử quốc tế
ICBM Intercontinental Ballistic Missile
Tén lua dan dao lién luc dia
ISR Intelligence, Surveillance and Reconnaissance
Trinh sát va Giám sát Tinh báo
KCNA Hãng Thông tân Trung ương Triêu Tiên
Korean Central News Agency
NASA National Aeronautics and Space Administration
Cơ quan Hang không và Vũ trụ Hoa Ky
NC3 Nuclear command, control and information systems
Hệ thống chỉ đạo, kiểm soát và thông tin hạt nhân
Trang 7NPT Treaty on the Non-Proliferation of Nuclear Weapons
Hiệp ước chong phổ biến vũ khí hạt nhân
THAAD Terminal High Altitude Area Defense
Hệ thong phòng thủ tam cao giai đoạn cudi
United Nations
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tàiHiện nay, vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề an ninh quan trọng đối vớihoà bình và ồn định của tat cả các quốc gia trên thé giới Thế giới đã chứng kiến khanăng huỷ diệt của vũ khí hạt nhân khi Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử đầu tiênxuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản vào năm 1945, khiến hơn 120nghìn người chết, nhiều thé hệ người dân Nhật Ban bị ảnh hưởng từ chất phóng xa [Trần
Minh Ton, 2009] Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, việc CHDCND Triều Tiên thử
thành công vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào tháng 10/2006 tiếp tục trở thành trung tâmcủa các căng thăng chính trị trên Bán đảo Triều Tiên [Gia Bảo, 2017]
Là siêu cường hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề liên quan tới hoà bình và an ninh thế giới, bao gồm vấn đề hạt nhânnói chung và van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nói riêng Tuy nhiên, các chínhsách của Hoa Kỳ đối với vẫn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trước năm 2017 đềuchưa đạt kết quả đột phá trong việc phi hạt nhân hoá hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên Saukhi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, năm 2018, Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên
đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên giữa Tổng thốngDonald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên lãnh đạocấp cao của Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cùng bước vào bàn đàm phán đối thoại,
nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, sau hơn nửa thập kỷ giữahai nước không diễn ra các hoạt động đàm phán, đối thoại cấp cao nào kê từ khi diễn ra
Đồng thuận Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên vào 29/02/2012 Hội nghị được kỳ vọng cókhả năng vạch ra một lộ trình cụ thê và tạo kết quả tích cực trong việc giải trừ vũ khí hạtnhân trên Bán đảo Triều Tiên [Đảng Cộng sản Việt Nam, 2018] Ngay khi nhậm chức
vào tháng 01/2021, Tổng thống Joe Biden cũng tuyên bồ sẽ triển khai chính sách đối
với van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên theo hướng khác với cả hai Tổng thốngtiền nhiệm [Nhật Đăng, 2021] Do đó, nội dung chính sách của Tổng thống Joe Biden
có thể mang đến cách tiếp cận sáng tạo và tạo đột phá lớn trong vấn đề hạt nhânCHDCND Triều Tiên hay không đang trở thành vấn đề rất được quan tâm
Trang 9Mặt khác, cả Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên đều là hai đối tác quan trọng của
Việt Nam! nên cần làm rõ tác động của chính sách đối với vẫn đề hạt nhân CHDCNDTriều Tiên của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trên các lĩnh vực để phòng ngừa các nguy cơ
và tận dụng được một số cơ hội do chính sách của Hoa Kỳ mang lại Vì vậy, nghiên cứu
chính sách của Hoa Kỳ đối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên 2022) là rất cần thiết Về ý nghĩa khoa học, luận văn góp phần làm rõ các cơ sở hình
(2017-thành chính sách của Hoa Kỳ đối với van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và cung
cấp thông tin có hệ thống về mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, cách tiếp cận của chínhsách và các biện pháp nhằm triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với van đề hạt nhâncủa CHDCND Triều Tiên Về ý nghĩa thực tién, luận văn phân tích các tác động của
chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đối với Việt
Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm tận dụng được các cơhội và hạn chế được các rủi ro do chính sách này mang lại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể thấy, ở nước ngoài, khối lượng công trình nghiên cứu về chính sách của
Hoa Kỳ đối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên tương đối da dạng Trong bàiviết “US Foreign Policy towards North Korea” (Luci, 2018), tác giả đã phân tích khái
quát về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên từ những năm 1990 đến
chính sách của chính quyền Tổng thống Clinton, Tổng thống G.W.Bush, Tổng thốngObama và Tổng thống Donald Trump Đồng thời, tác giả Luci H đưa ra một số gợi ýchính sách đối với chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm giải quyết vấn đề hạtnhân của CHDCND Triều Tiên Tác giả cho răng chính quyền Donald Trump đã tiếpcận vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên một cách lúng túng, vội vàng và thiếunhất quán [Luci, 2018, tr77] Tổng thống Donald Trump và các thành viên trong chínhphủ như Phó Tổng thống, Bộ trưởng thường xuyên thể hiện lập trường mâu thuẫn với
! Tính đến năm 2022, khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là: Đối tác toàn diện [Báo Chính phủ,
2023] Khuôn khổ quan hệ giữa Việt Nam và CHDCND Triều Tiên là: Quan hệ hữu nghị truyền thống [Vũ
Phong, 2022].
Trang 10nhau Khi Bộ trưởng Ngoại giao Tillerson tích cực kêu gọi CHDCND Triều Tiên bướcvào ban đàm phán thì Tổng thống Donald Trump vẫn liên tục chỉ trích CHDCND TriềuTiên trên mạng xã hội Về các tuyên bố chính sách, bài viết nhận định chính quyềnDonald Trump chưa đưa ra được bat kỳ chính sách, cách tiếp cận nào rõ ràng đối với
vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, ngoại trừ tuyên bố về việc “thời đại “kiên
nhẫn chiến lược” của Tổng thông Obama đã kết thúc” [Luci, 2018, tr77-78] Về các vănbản chính sách, bài viết đánh giá Chiến lược An ninh quốc gia của Tổng thống Donald
Trump chỉ dừng lai ở việc chỉ trích CHDCND Triều Tiên là một quốc gia độc tài, khiêu
khích Hoa Kỳ mà không đưa ra được các đề xuất cụ thé về phương hướng, cách tiếp cận,
giải pháp đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Trên cơ sở đánh giá vềchính sách về vấn đề hạt nhân của Tổng thống Donald Trump trong 01 năm đầu điềuhành đất nước, tác giả đề xuất một số giải pháp chính sách cho chính quyền Tổng thốngDonald Trump trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ như: (i) công nhận CHDCND TriềuTiên là cường quốc hạt nhân dé cải thiện và tạo tiền đề cho việc bình thường hoá quan
hệ Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên; (ii) gia tăng các lệnh trừng phạt dé CHDCND TriềuTiên từ bỏ vũ khí hạt nhân; (iii) cải thiện chế độ của CHDCND Triều Tiên, bat đầu từ
việc nâng cao nhận thức của công din CHDCND Triều Tiên về thế giới bên ngoài; (iv)
triển khai quân sự nhằm vào CHDCND Triều Tiên và (v) đề nghị CHDCND Triều Tiên
bước vào ban đàm phán phi hạt nhân [Luci, 2018, tr80-81].
Trong bài viết “The offensive reaction of the United States of America towards
Democratic People’s Republic of Korea nuclear weapon program under Donald Trump
administration” (Irfanuddin, 2018), tac gia phan tich cu thé, chi tiét vé lich str phat trién
hat nhân của CHDCND Triều Tiên từ những năm 1950 và phân tích phan ứng của Hoa
Kỳ đối với xuyên suốt cả quá trình phát triển hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Theotác giả Irfanuddin A.M, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã áp dụnghai nhóm biện pháp chính nhằm ứng phó với chương trình hạt nhân của CHDCND TriềuTiên là: (i) tăng cường năng lực quốc phòng quốc gia của Hoa Kỳ và (ii) kêu gọi sự phốihợp với cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốcnhư Trung Quốc và Nga [Irfanuddin, 2018]
Trang 11Về cuốn “North Korea - US Relations: Kim Jong Il to Kim Jong Un” (Pacheco P.
R 2019), các chương của cuốn sách tập trung phân tích về quan hệ và sự tương tác giữaHoa Kỳ với CHDCND Triều Tiên qua các nhiệm kỳ Tổng thống, từ khi CHDCND TriềuTiên chưa phát triển vũ khí hạt nhân, cho tới khi CHDCND Triều Tiên chuẩn bị nguồnnhân lực và cơ sở vật chat dé phát triển hạt nhân và tới giai đoạn đàm phán dé thúc dayCHDCND Triều Tiên phi hạt nhân hoá Trong chương 7: “Vấn đề hạt nhân củaCHDCND Triều Tiên và chính quyền Tổng thống Donald Trump”, tác giả đánh giá rằngquan hệ giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống DonaldTrump, nhất là giai đoạn năm 2017 chủ yếu ở trong trạng thái thù địch và luôn thường
trực nguy cơ xung đột trực diện Nguyên nhân là do CHDCND Triều Tiên đã tiến hành
số vụ thử tên lửa cao nhất trong lịch sử vào năm 2017, bao gồm cả các tên lửa đạn đạoliên lục dia ICBM) có khả năng vươn tới lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ Tác giả Pacheco
P R nhận định răng hành vi của CHDCND Triều Tiên trong năm đầu tiên đưới thờichính quyền Tổng thống Donald Trump cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong Un hầu nhưkhông thay đổi chiến thuật Thay vào đó, CHDCND Triều Tiên giữ nguyên mục tiêucủng cố khả năng răn đe hạt nhân, tên lửa nhằm vào Hoa Ky [Pacheco, 2019, tr146-181]
Trong bài viết “Diplomacy of Denuclearization between North Korea and the
United States under President Donald Trump” (Idowu A.F, 2020), tac gia da phan tich
khái quát về bối cảnh, phương châm và kết qua triển khai chính sách của chính quyền
Tổng thống Donald Trump đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên TheoIdowu A.F, Tổng thống Donald Trump giải quyết vấn đề phi hạt nhân của CHDCND
Triều Tiên trong bối cảnh hầu hết các nỗ lực ngoại giao của các chính quyền tiền nhiệmnhư Đàm phán sáu bên của chính quyền Tổng thống G Bush hay “kiên nhẫn chiến lược”(strategic patience) của Tổng thống Barack Obama đều đã thất bại Một trong số các
công cụ được chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng trong xuyên suốt nhiệm
kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là “gây sức ép tối đa” đối vớiCHDCND Triều Tiên Một mặt Hoa Kỳ tăng cường các chính sách trừng phạt đối vớiCHDCND Triều Tiên, mặt khác, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thành công
trong việc thúc đây CHDCND Triều Tiên bước vào bàn đàm phán và tổ chức thành công
Trang 12Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên tại Singapore và Hà Nội trongnăm 2018 và năm 2019 So với Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Hoa Kỳ vàCHDCND Triều Tiên tại Hà Nội, bài viết dành nhiều dung lượng cho việc phân tích nộidung, kết quả và đánh giá thành quả, hạn chế của Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ -CHDCND Triều Tiên lần thứ nhất năm 2018 tại Singapore Theo tác giả, một trongnhững thành công chủ yếu của Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 là chính quyền Tổngthống Donald Trump đã tô chức được cuộc gặp có ý nghĩa lịch sử và đạt Tuyên bố chungvới CHDCND Triều Tiên Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của Hội nghị Thượng đỉnh năm
2018 là Tuyên bố chung chưa có tính ràng buộc cả hai chủ thé là Hoa Kỳ và CHDCND
Triều Tiên trong quá trình triển khai các cam kết [Idowu, 2020]
Cùng bàn về chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND TriềuTiên, bài viết “The North Korean Nuclear Issue after Administration Change in theWhite House: New Policy” (Oleg V D, 2021) phan tích bối cảnh Tổng thống Joe Bidennhậm chức va đánh giá rằng việc chính quyền Tổng thống Joe Biden tiếp tục thay đổicách tiếp cận đối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là phù hợp với tình hìnhmới Nguyên nhân là do cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đã thất bại trong
các cuộc đàm phán lớn với Chủ tịch Kim Jong Un về van đề hạt nhân Tác giả cho rằng,
từ khi CHDCND Triều Tiên phát triển thành công vũ khí hạt nhân năm 2006 đến nay,Hoa Kỳ và các bên liên quan khác đã điều chỉnh nhiều phương thức, cách tiếp cận, giảipháp khác nhau đối với van dé hạt nhân nhưng đều không hiệu quả Theo tác giả, mặc
dù chính quyền Tổng thống Joe Biden đã công bố chính sách đối với CHDCND Triều
Tiên vào tháng 4/2021, nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa vạch ra chiến lược, lộ trình rõ ràng, cụthé nào nhằm giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay trên Bán đảo TriềuTiên Cũng trong bai viết, tác giả đánh giá rang thay vì đặt mục tiêu lớn là phi hạt nhân
hoá hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ đang nhắm đến các mục tiêu ngắn hạn nhưng
thực tế hơn như đảm bảo an ninh của Hoa Kỳ và hai đồng minh châu Á là Nhật Bản,Hàn Quốc Các khái niệm mới về “kiểm soát vũ khí” và “quan lý rủi ro” trong việc giảiquyết van dé hạt nhân cũng trở nên ngày càng phổ biến và được các học giả Hoa Kỳthảo luận rộng rãi Tác giả lập luận rằng việc Hoa Kỳ coi CHDCND Triều Tiên là cường
Trang 13quốc hạt nhân một cách công khai trực tiếp hay gián tiếp đều có thé tác động tiêu cực
đến tình hình an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và toàn bộ Đông Bắc Á Bài viết cho rằngbiện pháp duy nhất nham thực hiện mục tiêu giải trừ hạt nhân CHDCND Triều Tiên làtìm kiếm phương án xác minh các động thái phi hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
[Oleg, 2021].
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với van đềhạt nhân của CHDCND Triều Tiên cũng tương đối phong phú với hàng loạt các nghiên
cứu tiêu biểu
Trong đó, cuốn “Chính sách của chính quyên Trump đối với vấn đê hạt nhân trên
Bán đảo Triéu Tiên” (Mai Thị Hồng Tâm, 2020) là một trong số các công trình nghiêncứu nồi bật về chính sách của Hoa Kỳ đối với van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiêngiai đoạn từ năm 2017 — 2020 Theo tác giả Mai Thị Hồng Tâm, chính sách của chínhquyền Tổng thống Donald Trump đối với vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên đượchình thành trên các cơ sở gồm: lý thuyết về chính sách đối ngoại, lý thuyết về van dé hạtnhân, khái niệm về “phi hạt nhân hoá hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo
ngược” và thực tiễn chính sách về vấn đề hạt nhân ké từ sau Chiến tranh Lạnh tới trước
khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyên Trong cuốn sách, tác giả đã phân tíchchỉ tiết nội dung và quá trình chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai chính
sách đối với van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Trong Chương III, tác giả cho
rằng chính sách của Tổng thống Donald Trump về cơ bản không có nhiều đột phá, khác
biệt so với các chính quyền Hoa Kỳ trước đây Điểm mạnh của chính quyền Tổng thống
Donald Trump là (i) chính sách đã duy trì được quan hệ thân thiết giữa nguyên thủ hainước Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên; (ii) duy tri được kênh đối thoại Hoa Kỳ -CHDCND Triều Tiên; (iii) kiềm chế CHDCND Triều Tiên không vượt qua giới hạn đỏ.Trong khi đó, tác giả cho rằng điểm hạn chế lớn nhất của chính sách trong nhiệm kỳTổng thống Donald Trump là chính sách chưa đạt kết quả thực chất trong việc giải quyếtvan dé hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên [Mai Thị Hồng Tâm, 2020, tr90-99]
10
Trang 14Cùng viết về chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều
Tiên, bài viết “Hợp tác an ninh Mỹ - Trung Quốc trong giải quyết vấn đề hạt nhân củaCHDCND Triêu Tiên: Thách thức và triển vọng” (Trần Ngọc Hưng, 2020) đã phân tích
sự phối hợp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giải quyết vẫn đề hạt nhân của Triều
Tiên từ thời Tổng thống G.W.Bush cho tới nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump Trong
bài viết, tác giả Trần Ngọc Hưng đã làm rõ những thách thức trong quá trình Hoa Kỳ vàTrung Quốc giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Từ đó tác giả đưa ra
dự báo về một số phương thức hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong việc giải quyết
vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Bài viết “Vì sao Biden thận trọng trong chính sách với Triéu Tiên ” (Thông tấn xã
Việt Nam, 2021) cho rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden tỏ ra rat thận trọngtrong quá trình hoạch định và điều chỉnh chính sách đối với CHDCND Triều Tiên Tácgiả lý giải 03 nguyên nhân khiến Hoa Kỳ thận trọng trong van đề liên quan tới CHDCNDTriều Tiên là do: (i) bối cảnh, thực trang van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đang
ở trong trạng thái phức tạp và nghiêm trọng hơn so với nhiệm kỳ Tổng thống DonaldTrump; (ii) trong nội bộ Hoa Kỳ cũng diễn ra các tranh luận về phương thức giải quyếtvan dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên; (iii) hai đồng minh chủ chốt của Hoa Kỳ là
Hàn Quốc, Nhật Bản cũng có những lợi ích, toan tính riêng liên quan đến CHDCND
Triều Tiên
Cùng viết về chính sách của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên, bài viết “Cơ
sở hình thành chính sách của Mỹ đối với Triéu Tiên ” (Lộc Thi Thủy, 2021) đã phân tíchcác cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn góp phần hình thành chính sách và chỉ ra những
khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận của Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên trongquan hệ song phương Tác giả Lộc Thị Thuỷ chỉ ra rằng, về cơ bản, chính sách của Hoa
Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên được xây dựng trên nền tảng lý thuyết liên quan tớichủ nghĩa tự do mới của Wilson về kinh tế và chính sách ngoại giao pháo hạm củaTheodore Roosevelt về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ Bài viết cũng phântích lần lượt các cơ sở thực tiễn góp phần hình thành chính sách của Hoa Kỳ đối vớiCHDCND Triều Tiên là trên 04 khía cạnh là khía cạnh lịch sử, chính trỊ, kinh tế và khía
11
Trang 15cạnh quốc phòng — an ninh Bài viết cho rằng quan điểm của Tổng thống Donald Trumpdựa trên quan điểm đối thoại của mô hình “nguyên thủ với nguyên thủ” mà cố Tổngthống Reagan đã đưa ra Tuy nhiên, điểm khác biệt là Tổng thống Donald Trump muốngiải quyết toàn bộ hồ sơ chiến tranh với CHDCND Triều Tiên theo phương châm “giải
quyết trọn vẹn” Nói cách khác, chính quyền Donald Trump mong muốn đồng thời giải
quyết trọn vẹn cả 03 van dé: hồi hương toàn bộ thi hài liệt sĩ Hoa Kỳ, xây dựng quan hệ
cá nhân hữu hảo giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên và xây
dựng một hiệp định vĩnh viễn với CHDCND Triều Tiên theo quan điểm và lợi ích của
Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, bài viết “Vấn dé hạt nhân Triéu Tiên trong giai đoạn dau Tổng thong
Joe Biden cam quyên ” (Phan Cao Nhật Anh, 2022) cũng phân tích những nét chính liênquan đến thực trang van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong năm đầu của chínhquyền Tổng thống Joe Biden cầm quyền Tác giả bình luận về việc năm 2021 đánh dấu
10 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un nhưng chỉ lànăm khởi đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden Theo tác giả, trong giai đoạn năm2021-2022, chính quyền Tổng thống Joe Biden chỉ mới bước đầu định hình chính sáchvới CHDCND Triều Tiên trên cơ sở kế thừa và tạo khác biệt với người tiền nhiệm Tuynhiên, định hướng cơ bản của chính sách đưới thời Tổng thống Joe Biden van là vừagây sức ép, vừa sin sàng mở cơ hội đối thoại với chính quyền CHDCND Triều Tiên déthực hiện mục tiêu phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên Trước chính sách của Hoa Kỳ,
CHDCND Triều Tiên tiếp tục day mạnh phát triển tên lửa hạt nhân và Chủ tịch KimJong Un tiếp tục chuyên thông điệp cứng ran đối với Hoa Ky và đồng minh
Trên cơ sở tổng quan tài liệu ở trong và ngoài nước, có thé thấy khá nhiều côngtrình nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với van dé hạt nhân của CHDCND Triều
Tiên Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối
với van đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên ở một số khía cạnh lớn như: (i) cơ sở lý thuyết
và thực tiễn hình thành chính sách của Tổng thống Donald Trump; (ii) phân tích nộidung, biện pháp thực thi; đánh giá thành công, hạn chế của chính sách dưới thời chínhquyền Donald Trump (iii) gợi ý một số chính sách có thé áp dụng cho chính quyền
12
Trang 16Donald Trump nhằm giải quyết van dé hạt nhân CHDCND Triều Tiên; (iv) bối cảnhhoạch định chính sách của chính quyền Joe Biden đối với vấn đề hạt nhân CHDCNDTriều Tiên; (v) công cụ thực thi chủ yếu của chính sách dưới thời Tổng thống Joe Biden;(vi) đánh giá khái quát hiệu quả chính sách của Tổng thống Joe Biden trong 02 năm đầu
nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn chưa giải quyết được một sốvấn đề như: (¡) chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về chính sáchcủa Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên với phạm vi thời gian
xuyên suốt 06 năm từ năm 2017 đến năm 2022; (ii) các nghiên cứu đã triển khai chưaphân tích chỉ tiết, có hệ thống về mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, cách tiếp cận;
biện pháp thực thi chính sách trên các lĩnh vực an ninh — quân sự, chính tri - ngoại giao,
nhân quyền từ năm 2017 - 2022; (iii) chưa có nghiên cứu nào thống kê, đề cập chi tiết
về tat cả các Nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an và các chính sách cắm vận donphương của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên trên các lĩnh vực thương mại, tàichính, vận tải, ngoại giao, quân sự và hoạt động xuất nhập cảnh của công dân từ năm
2006 đến năm 2022; (iv) phản ứng của CHDCND Triều Tiên đối với chính sách của
Hoa Kỳ giai đoạn 2017 — 2022 còn chưa được làm rõ; (v) tác động của chính sách về
van dé hạt nhân CHDCND Triều Tiên của Hoa Kỳ giai đoạn (2017 — 2022) đối với cụcdiện khu vực An Độ Dương — Thái Bình Dương và Việt Nam cũng chưa được phân tích
cụ thể; (vi) các nghiên cứu đã triển khai còn chưa đưa ra các đề xuất, kiến nghị giải pháp
cho Việt Nam nhằm tận dụng các thời cơ va khắc phục một số khó khăn, thách thức do
chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên giai đoạn 2017
— 2022 mang lại.
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu: làm rõ nội dung, thực tiễn triển khai chính sách của Hoa
Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên giai đoạn năm 2017-2022 và đưa
ra các nhận xét, đánh giá về chính sách này
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (i) Phan tích cơ sở hình thành chính sách của Hoa Ky
đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên; (ii) Phân tích nội dung, thực tiễn
13
Trang 17triển khai, đánh giá kết quả chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân củaCHDCND Triều Tiên; (iv) Nhận xét, đánh giá về điểm tương đồng và khác biệt giữachính sách của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden; đánh giá về tácđộng của chính sách đối với khu vực An Độ Dương — Thái Bình Duong và Việt Nam;
(v) Đề xuất, kiến nghị chính sách đối với Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu: chính sách của Hoa Kỳ đỗi với van đề hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Pham vi nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu về các nguyên tắc, phương cham,nội dung và thực tiễn triển khai chính sách; đánh giá kết quả chính sách; so sánh chínhsách giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden; đánh giá tác động củachính sách đối với khu vực An Độ Dương — Thái Bình Dương và Việt Nam
- Pham vi thời gian: Ké từ năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã triển khaihàng loạt các biện pháp nhằm giải quyết van dé hạt nhân CHDCND Triều Tiên, nồi bậtnhất là hai Hội nghị Thượng đỉnh với CHDCND Triều Tiên tại Singapore và Việt Nam.Mặt khác, khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, ông cũng tuyên bố các chính sáchđối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong nhiệm kỳ của mình “khônggiống với chính sách của các lãnh đạo tiền nhiệm” [Nhật Đăng, 2021] Do đó, luận văn
lựa chọn nghiên cứu về chính sách của Hoa Ky đối với van dé hạt nhân CHDCND Triều
Tiên trong phạm vi thời gian từ nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump đến hết nửa đầunhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden (2017 — 2022)
5 Phuong pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Cách tiếp cận hệ thống được sử dụng dé phân tích co sở chính sách của Hoa kyđối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và tác động của chính sách đối vớithé giới, khu vực và Việt Nam
? Thời gian ban hành Quyết định tên đề tài luận văn là ngày 26/12/2022.
14
Trang 18- Phương pháp lịch sử - logic: được sử dụng trong quá trình xem xét, xâu chuỗi
một số van đề như hành vi quân sự của Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên trong diễn tiếnthời gian từ năm 2017 — 2022; các biện pháp trừng phat của Hội đồng Bảo an và Hoa
Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên từ năm 2006 đến năm 2022
- Phương pháp phân tich-téng hợp được sử dụng trong quá trình làm rõ chỉ tiếtcách thức, biện pháp nhằm triển khai chính sách của Hoa Kỳ và phản ứng của CHDCNDTriều Tiên trước các chính sách của Hoa Kỳ
- Phương pháp so sánh được áp dụng trong quá trình so sánh chính sách của Tổng
thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đối với vấn đề hạt nhân CHDCND TriềuTiên.
6 Cấu trúc của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được cau trúc thành 3 chương Cụthé:
Chương I Cơ sở hình thành chính sách của Hoa Kỳ đối với vấn dé hạt nhân củaCHDCND Triéu Tiên
Chương 2 Nội dung và thực tiên triển khai chính sách của Hoa Kỳ doi với van dé
hạt nhân của CHDCND Triéu Tiên
Chương 3 Một số đánh giá, nhận xét về chính sách của Hoa Kỳ đối với van dé hạtnhân của CHDCND Triều Tiên
15
Trang 19Chương 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CỦA HOA KỲ ĐÓI VỚI
VAN DE HẠT NHÂN CUA CHDCND TRIEU TIEN
1 Một số lý thuyết trong quan hệ quốc tế
1.1 Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực và tự do là hai khuôn khổ lý thuyết quan hệ quốc tế có lịch sửlâu đời và cũng là hai trường phái có nhiều ảnh hưởng lớn tới hoạch định chính sách đốingoại của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ sau khi Chiến tranh Thế giớithứ II kết thúc cho đến nay Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do, một SỐnghiên cứu cũng chỉ ra rằng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ có sự cân bằng giữa chủnghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo [Đào Tuấn Việt, 2014, tr.9] Giáo
sư Tony Smith, Dai học Tuffs, Hoa Ky trong công trình “Sứ mệnh cua Hoa Kỳ: Hoa Kỳ
và cuộc đấu tranh trên toàn thé giới vi Dân chủ trong Thế kỷ 20” đã nhận định rằng:trong suốt một thời gian dai, Hoa Kỳ đã cô gang phát triển chính sách đối ngoại nhằmthực hiện song song cả hai mục tiêu là thé hiện các giá trị dân chủ cùng với việc đảmbảo lợi ích và nâng cao sức mạnh của Hoa Kỳ [Đào Tuấn Việt, 2014, tr.9]
Chủ nghĩa Hiện thực cho rằng: An ninh quốc gia là để đảm bảo cho sự tồn vongnên đã trở thành sự quan tâm lớn nhất của quốc gia [Hoàng Khắc Nam, 2016, tr.28].Trong quá trình thúc day đàm phán phi hạt nhân hoá với CHDCND Triều Tiên, vấn dé
an ninh quốc gia cũng được Hoa Kỳ đề cập thường xuyên trong các tuyên bố về nguyên
tắc, phương châm về đàm phán với CHDCND Triều Tiên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa
Kỳ Rex Tillerson trong cuộc họp báo ngày 01/8/2017 đã khẳng định: “Hoa Kỳ không
tìm cách đưa quân đội vượt qua phía bắc vĩ tuyến 38 của Bán đảo Triều Tiên” [Văn Việt,
2017] Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo ngày 06/9/2019 trong cuộc phỏng
van với Hãng thông tấn CNN của Hoa Kỳ cũng cho rằng: “Mọi quốc gia, bao gồm
CHDCND Triều Tiên, đều có quyền chủ quyền tự đảm bảo an ninh và CHDCND Triều
Tiên đã nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân nhiều thập ki nay với lí do đảm bảo an ninh.Nhưng trên thực tế, điều thực sự mang đến an ninh cho CHDCND Triều Tiên là việc đạtđồng thuận với Hoa Kỳ và thế giới trong việc phi hạt nhân hoá Khi CHDCND Triều
16
Trang 20Tiên phi hạt nhân hoá, Hoa Kỳ sẽ đảm bảo an ninh cho CHDCND Triều Tiên và ngườidân của CHDCND Triều Tiên” [Thiện Minh, 2019].
Chủ nghĩa Hiện thực cũng cho rằng: Quyền lực cũng chính là mục tiêu cơ bản củachính sách đối ngoại và là phương tiện chủ yếu mà quốc gia sử dụng trong quan hệ quốc
tế [Hoàng Khắc Nam, 2016, tr.28] Trên thực tế, trước các nỗ lực gia tăng năng lực hat
nhân của CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ đặc biệt chú trọng việc nâng cao sức mạnh vàquyên lực quân sự quốc gia Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân 2018 của Bộ Quốcphòng Hoa Kỳ đã đề ra chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai, hướng đến việc mở rộng
và phát triển năng lực hạt nhân Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010, quân đội Hoa Kỳcông bố một bản đánh giá về tình hình hạt nhân cũng như các mối de doa hạt nhân trongtương lai Báo cáo nhấn mạnh về việc Hoa Kỳ đang đối mặt với một môi trường đe dọahạt nhân lớn chưa từng có, các đối thủ tiềm tang của Hoa Kỳ đạt được những tiễn bộtrong việc phát triển và triển khai vũ khí hạt nhân cũng như các hệ thống phóng đầu đạnhạt nhân, đồng thời đề cập cụ thể các quan ngại của chính quyền Hoa Kỳ đối vớiCHDCND Triều Tiên, Iran, Trung Quốc và Nga Đồng thời, Hoa Ky khang định tiếp tụcduy trì hệ thống bộ ba hạt nhân chiến lược, bao gồm các vũ khí hạt nhân trên bộ, trênbiển và trên không vốn được triển khai rộng rãi từ những năm 1980 cho đến khi có cácchương trình thay thế khác [ Việt Anh, 2018] Các chính quyền Hoa Kỳ cũng tăng cường
sử dụng các công cụ quyền lực, nhất là công cụ quyền lực trên lĩnh vực quân sự dé thực
hiện mục tiêu gây sức ép đối với CHDCND Triều Tiên Một trong số các hành vi quân
sự đáng chú ý được Hoa Kỳ triển khai trong giai đoạn 2017 — 2022 là cuộc tập trận Lá
chắn Tự do Ulchi (8/2022) Đây là cuộc tập trận lớn nhất giữa Hoa Kỳ và đồng minhsau 03 năm ké từ thời điểm Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên thúc day các cuộc đàm
phán phi hạt nhân năm 2019 và đã huy động sự tham gia của hàng nghìn binh sĩ và máy
bay, tàu chiến của Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc [Minh Phương, 2022]
Ngoài ra, Chủ nghĩa hiện thực mới nhận định rằng quan hệ quốc tế không chỉ đơnthuần là sự tương tác giữa các quốc gia mà quan hệ quốc tế được coi như sự tương tácgiữa phan tử trong hệ thống Từ đó, trường phái này nhắn mạnh tới việc phân tích quan
hệ quôc tê trên câp độ hệ thông và đê cao vai trò tác động của câu trúc hệ thông [Hoàng
17
Trang 21Khắc Nam, 2016, tr30] Tính ổn định của hệ thống quốc tế được xây dựng trên sự phùhợp giữa tương tác của hệ thống với xu thế; luật lệ và mẫu hình quan hệ chung Khi cácchủ thé quan hệ quốc tế thay đôi tương tác không phù hợp với hệ thống quốc tế, dé bị
hệ thống và các chủ thé khác phản ứng lại như cách thức hoạt động chức năng của hệthống dé giữ cho hệ thống ôn định [Hoàng Khắc Nam, 2016: tr.137] Tổng thong DonaldTrump đã giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều ủng hộ việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân và việc chống
phổ biến vũ khí hạt nhân trở thành một trong những xu hướng lớn của cộng đồng quốc
tế Tính đến tháng 6/2018, đã có 191/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc tham gia
Hiệp ước chống phô biến vũ khí hạt nhân (NPT) [Tùng Lâm, 2019] Do đó, khi mộttrong số các quốc gia trên thế giới đi ngược lại các khuôn khổ pháp lý, những chuẩnmực quốc tế về việc giải trừ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân, có nguy cơ vấp phảiphản ứng mạnh mẽ từ các thành viên của hệ thống quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ Van déhạt nhân của CHDCND Triều Tiên thường xuyên được các chính sách, chiến lược lớncủa Hoa Ky đề cập như một mối de doa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa
Kỳ và hoà bình, ồn định trên thế giới Hoa Kỳ thậm chí đã nhận định việc “CHDCNDTriều Tiên tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo” là một trong những khókhăn, thách thức đối với Hoa Kỳ và “CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa an ninh lớnnhất đối với Hoa Kỳ và đồng minh ở An Độ Dương — Thái Bình Dương” [The White
House, 2017, tr17] Mối quan tâm chung của hệ thống quốc tế về van đề chống phô biến
vũ khí hạt nhân cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong việc vận động cộng đồngquốc tế chỉ trích, gây sức ép nhằm thúc đầy phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên Saukhi CHDCND Triều Tiên tiến hành hai vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào tháng7/2027, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng đã thông qua dự thảo Nghị quyết trừngphạt Triều Tiên số 2371 do Hoa Kỳ soạn thao, dé trừng phạt các hoạt động xuất khâuthan, sắt, quặng chi va hải sản cũng như xuất khâu lao động của CHDCND Triều Tiên
ra nước ngoài [VOV, 2017].
1.2 Chủ nghĩa tự do
18
Trang 22Tuy ra đời muộn hơn so với Chủ nghĩa Hiện thực, Chủ nghĩa Tự do cũng là một
trong những lý thuyết quan hệ quốc tế có lịch sử lâu đời Chủ nghĩa Tự do mới thừanhận môi trường quốc tế vô chính phủ vẫn tiếp tục tồn tại, song Chủ nghĩa Tự do Mớicho răng trong môi trường này, không chỉ có mỗi xung đột mà còn có cả hợp tác [HoàngKhắc Nam, 2016, tr31-32]
Trong bối cảnh quan hệ Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên căng thắng vào năm 2017,tuy Hoa Kỳ đệ trình Dự thảo và nhất trí thông qua nhiều Nghị quyết trừng phạt nặng nềđối với kinh tế của CHDCND Triều Tiên, song hai nước vẫn tổ chức các Hội nghịThượng đỉnh nhằm phối hợp thúc day phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên Đáng chú
ý, bên cạnh van dé trọng yếu là phi hạt nhân hoá, nội dung các cuộc đàm phán còn décập về việc hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo, trao trả hải cốt của các tù binh, đoàn tụcác gia đình ly tán Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cũng đạt Tuyên bố chung sau Hộinghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên vào tháng 6/2018 tại Singapore, trong đó nhấnmạnh về việc “Hoa Kỳ và Triều Tiên sẽ tham gia nỗ lực nhằm xây dựng một cơ chế hòabình lâu dai và 6n định trên Bán đảo Triều Tiên” Đồng thời, “Hoa Kỳ và CHDCNDTriều Tiên cam kết tim lại và trao trả hài cốt của tù binh chiến tranh và mắt tích trong
chiến tranh, gồm cả việc đưa những hài cốt đã được nhận dạng về nước” [Thông tan xã
Việt Nam, 2018] Ngay trong giai đoạn tiến trình đối thoại giữa Hoa Kỳ và Triều Tiênlâm vào bé tac, Tổng thống Joe Biden tháng 5/2022 vẫn đề nghị hop tac với CHDCND
Triều Tiên thông qua việc viện trợ vắc-xin ngừa Covid-19 cho CHDCND Triều Tiên
nhất và là một trong những định hướng đối ngoại của Hoa Kỳ là vấn đề dân chủ, nhân
19
Trang 23quyền Điều bổ sung sửa đôi thứ nhất trong 10 điều đầu tiên của Hiến pháp Hoa Ky năm
1791 (còn được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền) xác định rõ các quyền tự do tín ngưỡng,
tự do ngôn luận và báo chí, quyền hội họp và kiến nghị [Lê Công Tiến, 2023, tr92] Từnăm 2004, Hoa Kỳ đã ban hành Luật nhân quyền CHDCND Triều Tiên và thiết lập chức
vụ Đặc phái viên về nhân quyền CHDCND thuộc Bộ Ngoại giao, nhằm kêu gọi cải thiện
nhân quyền của người dan CHDNCD Triều Tiên, đồng thời cung cấp hỗ trợ nhân dao
va bảo vệ những người dao tau từ CHDCND Triều Tiên Van đề quyền con người cũngđược các Tổng thống Hoa Ky nắm quyền từ năm 2017 đến năm 2022 tính đến bên cạnh
các Nghị quyết, chính sách gây sức ép đối với CHDCND Triều Tiên [Bộ Thống nhất
Hàn Quốc, 2022, tr262-264] Trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân tại Hội nghị Thượngđỉnh Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội không đạt Tuyên bố chung,Tổng thống Donald Trump vẫn khăng định sẽ không ban hành thêm các Nghị quyếttrừng phạt mới, trên cơ sở cân nhắc đến yêu tố nhân đạo và nhân quyền của người dântại CHDCND Triều Tiên [Bích Liên, 2019]
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Cấp độ quốc tế
2.1.1 Cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kj - Trung QuốcTrong giai đoạn 2017 — 2022, thực trạng gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa Hoa
Kỳ - Trung Quốc diễn biến phức tạp và xu hướng cạnh tranh, phân tách Hoa Kỳ - Trung
Quốc ngày càng trở nên rõ nét Về mặt chiến lược, nêu Trung Quốc công bố Sáng kiến
“Vanh đai, Con đường” thì Hoa Kỳ cũng thúc đây Chiến lược “An Độ Dương — Thái
Bình Dương an toàn và thịnh vượng” và cả hai đại chiến lược này đều nhằm xác lập lạimột trật tự thế giới dựa trên luật lệ theo cách riêng của mỗi nước [Trịnh Thị Hoa, LêQuang Mạnh, 2022] Trén một số lĩnh vực cụ thể, về quân sự, Trung Quốc đặt mục tiêuxây dựng lực lượng “hiện đại hóa hoàn toàn” vào năm 2027, “quân đội hàng đầu thếgiới” vào giữa thế kỷ XXI và đầu tư của Trung Quốc cho lĩnh vực quốc phòng giữ đàtăng liên tục trong thời gian gần đây Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2020, ngân sáchquốc phòng của Trung Quốc đã lần lượt tăng 7%, 8,1%, 7,5% và 6,6% và tới năm 2022,
ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng 7,1% so với năm 2021 [Trịnh Thị Hoa, Lê
20
Trang 24Quang Mạnh, 2022] Năm 2022, Trung Quốc đã ký thoả thuận hợp tác với quần đảoSolomon về việc cho phép Trung Quốc phái cử lực lượng quân sự tới quần đảo Solomon
và thúc đây ký thỏa thuận hợp tác an ninh với quần đảo Kiribati Việc một quần đảo chỉ
cách cach Hawaii, nơi đặt căn cứ Ham đội Thái Binh Dương của Hoa Kỳ khoảng 3.000
km trở thành nơi tiếp nhận các lực lượng phái cử từ Trung Quốc khiến Hoa Kỳ gia tăng
lo ngại Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price, “bản chất của thỏathuận an ninh giưa Trung Quốc và quần đảo Solomon là nhằm cho phép Trung Quốctriển khai các lực lượng quân sự tới Quan dao Solomon”; việc ky kết thỏa thuận "cónguy co làm gia tăng tình trang bất 6n bên trong quần đảo Solomon và tạo ra tiền lệ chocác khu vực quan đảo khác tại Thái Bình Dương" [Đông A, 2022] Vẻ kinh tế, cả Hoa
Kỳ và Trung Quốc đều đây mạnh tập hợp lực lượng, gia tăng ảnh hưởng kinh tế thôngqua các sáng kiến mới Nhằm cô lập Trung Quốc trong lĩnh vực 5G, Hoa Kỳ đưa ra sángkiến "Mạng lưới sạch" với 5 trụ cột hướng tới thiết lập tiêu chuẩn trong lĩnh vực kinh tế
số va dit liệu Mặt khác, Trung Quốc cũng công bồ “Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu"
ngay trong bối cảnh nhiều nước đang triển khai các chính sách hoãn nợ do tác động củadịch bệnh Covid-19 và xác định “Sáng kiến an ninh đữ liệu toàn cầu" là sáng kiến mangtâm trọng điểm chiến lược [Lê Công Tiến, Trần Huyền Trang, 2023]
2.1.2 Ý nghĩa chiến lược của khu vực An Độ Dương - Thái Binh Dương và địa
bàn Đông Bắc Á đối với Hoa Kỳ
a Khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương
Thứ nhất, Trung Quốc — quốc gia được Hoa Kỳ xác định là đối thủ số 1 ngày càng
khẳng định vị thế, ảnh hưởng nước lớn tại khu vực và can dự vào nhiều vấn đề liên quan
tới khu vực An Độ Dương — Thái Bình Dương, từ đó đặt ra yêu cau đối cấp thiết đối vớiHoa Kỳ về việc cần dành ưu tiên đối với khu vực này Cùng với đưa ra yêu sách chủ
quyền “đường 09 đoạn” và sự hiện diện lực lượng tại Biên Đông, Trung Quốc đã thành
lập các chuỗi liên kết kinh tế với nhiều quốc gia như: liên kết Trung Quốc - Pakistan;Trung Quốc - An Độ - Myanmar - Bangladesh; trục kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) —Singapore dé mở rộng ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, an ninh của mình tại khu vực[Minh Đức, 2022] Thứ hai, ngoài sự hiện diện của Trung Quốc, khu vực An Độ Dương
21
Trang 25— Thái Binh Dương cũng là địa ban chuyên hướng chiến lược của nhiều đối tác lớn của
Hoa Kỳ như Úc, Ấn Độ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc khiến Hoa Kỳ không thể bỏ qua
khu vực An Độ Dương — Thái Binh Duong trong chính sách đối ngoại Thứ ba, khu vực
An Độ Dương — Thái Bình Duong là một phan trong tam nhìn chiến lược của Hoa Kỳ
Đầu tháng 6/2019, Hoa Kỳ đã phát hành báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương và đến cuối tháng 6/2019, triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái BìnhDương đã được công bó Tiếp đó, tháng 11-2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báocáo tiến độ thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho thấy sự tham
gia của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu trong
chính sách của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump [Duy Hoàng, 2022]
b Địa bàn Đông Bắc ÁKhu vực Đông Bắc Á nằm tại trung tâm khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương,không chỉ kế thừa nhiều đặc điểm chung của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương,
mà còn có ý nghĩa, lợi ích chiến lược riêng đối với Hoa Kỳ Thứ nhất, ngoài Trung
Quốc, khu vực Đông Bắc Á có sự hiện diện của hai trong số các đồng minh thân cận
nhất của Hoa Kỳ tại khu vực là Hàn Quốc và Nhật Bản, khiến Hoa Kỳ ngày càng quan
tâm tới địa bàn Đông Bắc Á nói chung và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nói
riêng Thir hai, khu vực Đông Bắc Á còn là địa bàn tập hợp hàng loạt cứ điểm quân sựlớn của Hoa Kỳ Tính đến năm 2022, hệ thống căn cứ quân sự của Hoa Kỳ bao gồm 50
nghìn binh sĩ tại 109 căn cứ ở Nhật Bản, 28 nghìn binh sĩ làm nhiệm vụ tại 8Š căn cứ ở
Hàn Quốc [Bạch Dương, 2021] Qua đó, góp phần thúc đây Hoa Kỳ can dự và kiểmsoát chặt chẽ van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, đồng thời tăng cường khả năng
răn đe của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên trong trường hợp các cuộc xung độtnóng thực sự diễn ra Thir ba, bên cạnh van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Đông
Bắc Á là địa bàn tập hợp nhiều điểm nóng an ninh lớn như: vấn đề an ninh hạt nhân và
vũ khí huỷ diệt hàng loạt; các tàn dư của Chiến tranh Lạnh như van dé chia cắt và thốngnhất Bán đảo Triều Tiên, vấn đề Đài Loan Với vai trò là nước lớn, Hoa Kỳ tự định vị
về vai trò dan dat của mình trong việc cùng cộng đồng quốc tế xử lý các thách thứcchung nên càng nỗ lực khăng định vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết điểm nóng hạt
22
Trang 26nhân trên Bán đảo Triều Tiên [The White House, 2021, tr11-13] Tứ tw, tính chất phứctạp của địa bàn Đông Bắc Á cũng thể hiện ở việc đây là khu vực tan dư của giai đoạnChiến tranh Lạnh và từng là địa bàn cạnh tranh gay gắt giữa khối xã hội chủ nghĩa và tư
bản chủ nghĩa Tại Đông Bắc Á, có thể thấy hai nhóm tập hợp lực lượng do Hoa Kỳ
(Hoa Kỳ - Hàn Quốc — Nhật Bản — Đài Loan) và Trung Quốc dan dắt (Trung Quốc —Nga - CHDCND Triều Tiên)
2.1.3 Tình hình CHDCND Triều Tiên giai đoạn 2017 - 2022
Trong giai đoạn từ năm 2017 — 2022, tình hình và hành vi của CHDCND Triều
Tiên trên nhiều phương diện như kinh tẾ - xã hội, quân sự, đối ngoại cũng như quan hệ
Hoa Kỳ - Triều Tiên từ trước năm 2017 đã chỉ phối mạnh mẽ chính sách của Hoa Kỳđối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Về kinh rế, tình hình kinh tế gặpnhiều khó khăn của CHDCND Triều Tiên tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ trong quá trình triểnkhai các chính sách gây sức ép về kinh tế nhằm thúc đây CHDCND Triều Tiên phi hạtnhân hóa Ji là, kinh tế Triều Tiên trong giai đoạn 2017 — 2022 đối mặt với cùng lúcnhiều khó khăn có hữu GDP CHDCND Triều Tiên năm 2017 chỉ đạt khoảng 30 tỷ USD,GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.300 USD (2017) [Báo Tin tức, 2018] Hai là,
mức độ phụ thuộc kinh tế của Hoa Kỳ vào CHDCND Triều Tiên rất hạn chế nên Hoa
Ky hau như ít có rủi ro trong việc cam vận và trừng phạt kinh tế CHDCND Triều Tiên.Theo Trung tâm tư vấn năng lượng Cambridge Energy Research Associates, trong
trường hợp các lệnh trừng phạt đối với Nga được duy trì đến năm 2025, sản lượng dầucủa Nga có thể giảm từ 10,5 triệu thùng mỗi ngày hiện nay xuống mức 7,6 triệu thùng
mỗi ngày trong năm 2025 Điều này sẽ giáng đòn mạnh vào các nước châu Âu do Ngacung cấp tới một phần ba nguồn cung dầu của các nước Châu Âu [Hương Anh, 2016].Ngược lại, Hoa Kỳ không có dự án đầu tư tại CHDCND Triều Tiên nên Hoa Ky ít chịuảnh hưởng tiêu cực hơn khi ban hành các chính sách cắm vận đối với CHDCND Triều
Tiên so với việc cắm vận các cường quốc khác [Bộ Thống nhất Hàn Quốc, 2022, tr218].
Về quân sự và chính trị - đối ngoại, hành vi của CHDCND Triều Tiên trong giai đoạn
từ năm 2017 đến năm 2022 chi phối mạnh mẽ các chính sách của Hoa Kỳ đối với van
đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Tính đến năm 2022, CHDCND Triều Tiên đã sở
23
Trang 27hữu một số khí tài quân sự nổi bật như tên lửa SCUD-C, SCUD-ER, tên lửa Rodong,tên lửa Hwasong-12 và tên lửa Hwasong — 15 với tầm băn lần lượt đạt 500 km, 1000
km, 1.300 km, 5000 km và 13.000 km, có khả năng vươn tới lãnh thổ Hoa Kỳ [Bộ ThốngNhất Hàn Quốc, 2022, tr139], [Việt Dũng, 2017] Do đó, hệ thống văn kiện, các chiếnlược an ninh, quốc phòng và các phát ngôn chính sách của Hoa Kỳ đều có xu hướngnhấn mạnh va dé cao vị trí, vai trò cũng như mức độ đe doạ của van đề hạt nhân củaCHDCND Triều Tiên đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ
2.2.1 Vai trò của Trung Quốc và một số quốc gia khác đối với chính sách của
Hoa Kỳ về vẫn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Jong Un vào tháng 3/2018, Trung Quốc khang định “sẽ tiếp tục đóng vai trò xây dựng
trong vấn đề này và cùng với tất cả các bên hành động nhằm xoa dịu tình hình trên Bánđảo Triều Tiên” [Anh Vũ, 2018] Hai là, Trung Quốc một mặt vừa phủ quyết các Dự
thảo Nghị quyết trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên, một mặt kiên trì kêu gọi Hoa
Kỳ và Hội đồng Bảo an nới lỏng các Nghị quyết cắm vận đối với CHDCND Triều Tiên
Ngay khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên có một số tiến triển vào năm
2018, Trung Quốc đã ngay lập tức kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm nhẹ các chính sáchcam vận đối với CHDCND Triều Tiên Tại các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng liên tục kêu gọi Hội đồng
Bảo an nới lỏng trừng phạt cho CHDCND Triều Tiên [VTV, 2018]
Về kinh tế, Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của CHDCND Triều Tiên ngay
cả trong giai đoạn Hội đồng Bảo an siết chặt các Nghị quyết trừng phạt CHDCND Triều
Tiên từ năm 2006 đến năm 2017 Năm 2019, thương mại giữa song phương giữa hai
24
Trang 28nước đã nhanh chóng phục hồi và tăng 1,25 tỷ USD, tương đương 15,4% so với thời
điểm Trung Quốc bat đầu giảm dan các hoạt động kinh tế với CHDCND Triều Tiên năm2017-2018 [Bộ Thống nhất Hàn Quốc, 2022, tr.178] Vé guân sự, Trung Quốc tích cực
hỗ trợ và hợp tác quân sự với CHDCND Triều Tiên trên cơ sở Hiệp ước hữu nghị, Hợp
tác và Tương trợ song phương ký vào tháng 7/1961 Tháng 8/2019, Tổng cục trưởng
Tổng cục Chính trị của Quân đội nhân dân CHDCND Triều Tiên Kim Su-gil trong traođổi với Trưởng Ban Đối ngoại chính trị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc Miêu Hoa
cũng thé hiện lập trường rằng “CHDCND Triều Tiên sẵn sàng phát triển quan hệ hữu
nghị và hợp tác giữa quân đội lên một tam cao mới phù hợp với quyết tâm của lãnh dao
hai nước” [KCNA, 2019].
b Nga
Về an ninh — chính trị, thứ nhất, Nga chỉ trích Hoa Ky là nguyên nhân chủ yêugây nên xung đột Nga cũng cáo buộc nguyên nhân CHDCND Triều Tiên tăng cườngnăng lực hạt nhân xuất phát phan lớn từ các hành vi quân sự của Hoa Kỳ với Hàn Quốc[Russian News Agency 2017] Thi hai, Nga tăng cường hop tác với Trung Quốc dé đề
ra sáng kiến ngoại giao liên quan đến van dé hạt nhân cua CHDCND Triều Tiên Tháng7/2017, Tông thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một kếhoạch chung là “đóng băng kép" chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, vớimột trong những nội dung chính là tổ chức đàm phán đa phương và thiết lập một hệ
thống an ninh khu vực mới dé thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hoá [Báo Nghệ An,2017] Thir ba, cùng với Trung Quốc, Nga cũng thường xuyên phủ quyết các Dự thảo
Nghị quyết trừng phạt mới do Hoa Kỳ đệ trình đối với CHDCND Triều Tiên và kêu gọicộng đồng quốc tế nới lỏng các lệnh trừng phạt đã ban hành đối với CHDCND TriềuTiên Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov trong chuyến thăm CHDCND Triều Tiên tháng
5/2018 cho rằng đã đến thời điểm “cộng đồng quốc tế chuyên sang giai đoạn nới lỏng
các Nghị quyết trừng phạt đối với CHDCND Triều Tiên” [Đức Hoàng, 2018] Về kinh
rế, tính đến năm 2021, Nga vẫn duy trì nhiều dự án hợp tác, hỗ trợ kinh tế đối vớiCHDCND Triều Tiên như dự án đường bộ kết nối Nga — Trung — Triều, đường bộ Rajin-Hasan, xây dựng lộ trình đường biển nối cảng Rajin và Vladivostok được khởi công từ
25
Trang 29năm 2016 Đồng thời, từ năm 2017, Nga và Triều Tiên đã phối hợp đã triển khai dịch vụphà chở khách và hàng hóa đầu tiên, nói liền cảng Rajin của Triều Tiên với thành phốVladivostok thuộc vùng Viễn Đông của Nga nhằm thúc đây phát triển du lịch trong khu
vực và thương mại giữa hai nước [Thu Lan, 2017].
b Vai trò của Nhật Bản, Hàn Quốc trong quá trình triển khai chính sách của
Hoa Kỳ dối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Về an ninh - chính trị, một là, các đồng minh của Hoa Ky tại khu vực, nhất là NhậtBản và Hàn Quốc đều tích cực kêu gọi CHDCND Triều Tiên phản ứng tích cực trước
các đề xuất về việc đàm phán phi hạt nhân của Hoa Kỳ Trong cuộc hội đàm trực tuyến
giữa đại diện Bộ Quốc phòng Hoa Ky - Hàn Quốc — Nhật Bản vào tháng 7/2017, ba
nước đã khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác dé có thé đạt được mục
tiêu giải trừ vũ khí hạt nhân [Tường Vi, 2017] Hai là, trong số hai đồng minh thân cận
của Hoa Kỳ, Hàn Quốc đã công bố nhiều sáng kiến, chiến lược, nguyên tắc lớn nhằm
thúc đây phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên và đóng góp vào hoà bình, ổn định tạikhu vực như “Sáng kiến hòa bình bán đảo Hàn Quốc” “Sáng kiến hòa bìnhPyeongchang”, “Sáng kiến táo bạo” [Vũ Hoang, 2022] Ba là, Hàn Quốc và Nhật Ban
ban hành các Nghị quyết đơn phương cắm vận đối với CHDCND Triều Tiên, góp phầncủng có các chính sách gia tăng sức ép của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên Tháng
8/2017, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã công bố kế hoạch đóng
băng tài sản của 4 doanh nghiệp Trung Quốc, 2 doanh nghiệp Namibia, 1 công dân TrungQuốc và 1 công dân Namibia có liên quan tới việc nhập khâu than đá của CHDCND
Triều Tiên, đồng thời tuyển dụng và nhập khâu lao động CHDCND Triều Tiên [VOV,2017] Bắn là, tuy Hàn Quốc và Nhật Bản không phải là thành viên Thường trực củaHội đồng Bảo an, song Hàn Quốc và Nhật Bản từng tham gia quá trình tham vấn đóng
góp ý kiến bằng văn bản nhằm xây dựng Nghị quyết cắm vận CHDCND Triều Tiên số
1874 năm 2009 theo cơ chế P5 (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp) + 2 (Hàn Quốc,Nhật Bản) [Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, 2009]
Và quân sự, Nhật Bản, Hàn Quốc trực tiếp tham gia các hoạt động tập trận và huấn
luyện quân sự thường niên với Hoa Kỳ tại địa bàn Bán đảo Triêu Tiên Các cơ chê tiêu
26
Trang 30biểu nhất trong cơ chế huấn luyện quân sự chung giữa Hàn Quốc — Hoa Kỳ trong giai
đoạn từ năm 2017 — 2022 bao gồm 04 cuộc tập trận chung lớn là: Dai bang non, Giải
pháp then chốt, Người bảo vệ Tự do Ulchi, Đồng minh Trong đó, trận Đại bàng non là
cơ chế tập trận chung kết hợp trên bộ, trên không và trên biển lâu đời, có quy mô lớnnhất và là một trong những điển hình cho cơ chế huấn luyện quân sự chung giữa HànQuốc — Hoa Kỳ, dựa trên tinh thần Hiệp ước Quốc phòng Hoa Kỳ - Hàn Quốc ký kết
năm 1953 [Ngọc Liên, 2018].
2.1.5 Vai trò của các cơ chế đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN đối với
quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với van đề hạt nhân của CHDCNDTriều Tiên
* Liên hợp quốc đóng vai trò tích cực trong việc phòng ngừa phô biến vũ khí hạtnhân nói chung và ngăn chặn các vụ thử vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nóiriêng Vào tháng 10/2006, khi CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân lần đầu tiên, Hội đồngBảo an Liên hợp quốc đã ban hành Nghị quyết trừng phạt đầu tiên số 1718 đối vớiCHDCND Triều Tiên, nhằm “cắm các quốc gia cung cấp, buôn bán, chuyên nhượng trựctiếp và gián tiếp cho CHDCND Triều Tiên các mặt hàng, vật liệu, thiết bị, công nghệ,
dé sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt như tên lửa, vũ khí hạt nhân” [Thanh Hà, 2019]
Kể từ khi ban hành Nghị quyết đầu tiên đến năm 2022, Hội đồng Bao an Liên hợp quốc
đã ban hành tat cả 08 Nghị quyết trừng phạt, cắm vận đối với CHDCND Triều Tiên Mỗi
Nghị quyết đều mở rộng phạm vi, gia tăng mức độ trừng phạt trên cơ sở duy trì và kế
thừa nội dung trừng phạt được nêu tại các Nghị quyết ban hành trước đó và chủ yếu tậptrung trừng phạt CHDCND Triều Tiên trong 04 phương diện: cắt đứt nguồn cung nguyênvật liệu sản xuất vũ khí, trừng phạt thương mại, tài chính và ngoại giao [Thanh Hà,
2019].
* Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN)
Đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nói riêng, ASEAN có những cơ
sở nhất định đề phát huy vai trò và cùng với các bên liên quan là Hoa Kỳ và đồng minhgiải quyết van dé này Thứ nhái, CHDCND Triều Tiên có quan hệ ngoại giao với cả 10
thành viên của ASEAN va đã thiết lập các Đại sứ quán ở 8 nước trong ASEAN, ngoại
27
Trang 31trừ Philippines và Brunei [Idham Badruzaman1, Rafyoga Jehan Pratama Irsadanar, 2020]
và được CHDCND Triều Tiên xác định là một đối tác kinh tế và chính tri, và các nước
xã hội chủ nghĩa trong khu vực là “người bạn hữu nghị truyền thống” của các quan chứcCHDCND Triều Tiên [Dunne, 2018] Thứ hai, Diễn đàn khu vực của ASEAN ARF đóng
vai trò là cơ chế kết nói, hỗ trợ đối thoại giữa CHDCND Triều Tiên với Hoa Kỳ nóiriêng và với cộng đồng quốc tế nói chung Từ năm 2000, Diễn đàn khu vực ASEAN
ARF là diễn dan đa phương duy nhất CHDCND Triều Tiên tham gia tại khu vực [Salim,
2017] Ngoài ra, hai thành viên ASEAN là Singapore và Việt Nam đã đóng vai trò là
trung gian đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên năm
2018 và 2019 nhằm thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hoá [Ngọc Vân, 2019]
2.2 Cấp độ quốc gia2.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ giai đoạn 2017 — 2022Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Hoa Kỳđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Theo số liệu của Chính phủ Hoa Kỳ, GDP củanên kinh tế Hoa Kỳ đã tuột dốc 9,5% trong quý II/2020, giảm 32,9% so với cùng kỳnăm 2019 Đây là mức giảm sâu nhất của một quý, kê từ sau Chiến tranh thé giới lầnthứ II, mặc dù trong 5 năm từ năm 2015 đến năm 2020 kinh tế Hoa Kỳ đã đạt thành quả
tăng trưởng mạnh mẽ [ECLAC, 2022] Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Hoa Ky công
bố ngày 8/1/2021 cho thấy, khoảng 148,6 triệu việc làm bị mat trong cuối Quý 1/2020
Ngoài tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, những mâu thuẫn, chia rẽ trong xã hội Hoa Kỳ bộc lộ
tương đối toàn diện, thé hiện ở sự khác biệt giữa thành thị - nông thôn; sự khác biệt vềsắc tộc; mâu thuẫn về những đề xuất chính sách kinh tế, đối phó với đại dịch COVID-
19 đến việc lựa chọn phương pháp bỏ phiếu [Hoàng Đình Nhàn, 2021]
Các van đề kinh tế - xã hội trong nước nêu trên có thê khiến Tổng thống Hoa KỳDonald Trump không muốn đạt thỏa thuận với CHDCND Triều Tiên trước bầu cử Tổngthống nhiệm kỳ mới Giới phân tích Hoa Kỳ cho rằng, Tổng thống Hoa Kỳ DonaldTrump có thể không muốn đạt được một thỏa thuận hạt nhân với CHDCND Triều Tiên
do bat kỳ thỏa thuận nao cũng sẽ bị các đối thủ của ông chỉ trích trước thềm cuộc bầu
cử tong thống năm 2020 [TTXVN, 2019] Do đó, Tổng thống Donald Trump có thé
28
Trang 32không tiến tới một thỏa thuận cụ thé với CHDCND Triều Tiên mà chỉ đơn thuần tổ chứccác hoạt động đối thoại với CHDCND Triều Tiên để chứng minh nỗ lực trong việc đàmphán phi hạt nhân [TTXVN, 2019] Đồng thời, các thách thức về kinh tế va tình hình xãhội trong nước cũng có thể khiến chính quyền Tổng thống Joe Biden kiềm chế, tránhkích động chiến tranh với CHDCND Triều Tiên dé tập trung giải quyết các van đề trong
nước.
2.2.2 Vai trò của Quốc hội Hoa Kỳ trong quá trình triển khai chính sách của
Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Một trong số các đạo luật nồi bật nhất do Quốc hội Hoa Kỳ ban hành trong giai
đoạn 2017 — 2022 nhằm ứng phó với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là “Đạoluật chống lại kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua trừng phạt” (CAATSA) ban hành vào tháng8/2017, bao gồm các đạo luật nhánh liên quan đến việc trừng phạt Nga, Iran va Đạo luật
về Ngăn chặn và Hiện đại hóa Lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên [Thu Lan, 2017].Trước khi “Đạo luật chống lại kẻ thù của Hoa Kỳ thông qua trừng phạt” (CAATSA)được chính thức ban hành vào tháng 8/2017, Tổng thống Donald Trump đã phủ quyết
Dự luật này nhăm thúc đây cải thiện quan hệ với Nga Theo Tổng thống Donald Trump,
Dự luật CAATSA tác động tiêu cực đến Hoa Kỳ do Dự luật có khả năng khiến Trung
Quốc, Nga và CHDCND Triều Tiên xích lại gần nhau hơn [Thu Lan, 2017] Tuy nhiên,sau khi lần lượt được Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn với tỷ lệ gần như tuyệt
đối, quyền phủ quyết của Tổng thống Donald Trump đối với dự luật CAATSA bị vô hiệu
hóa và Tổng thống Donald phải ký Dự luật CAATSA dưới sức ép của Quốc hội [Thu
Trang 33trong Thông điệp liên bang năm 2002 Việc CHDCND Triều Tiên thừa nhận sự tồn tạicủa chương trình Uranium đã khiến quan hệ hai nước dần chuyền sang trang thái căngthắng và xem nhau như kẻ thù Tổng thống George W Bush cũng đã rút khỏi Hiệp ướcChống tên lửa đạn đạo (ABM), đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ có quyếtđịnh rút ra khỏi một hiệp ước vũ khí lớn mang tầm quốc tế Đồng thời, CHDCND Triều
Tiên cũng rút khỏi Hiệp ước Không phô biến Vũ khí hạt nhân (NPT) năm 2003 nhằm
phản ứng trước các động thái cứng rắn của chính quyền Tổng thống George W Bush
[Hoàng Minh Hang, 2018, tr28-29].
Đến năm 2003, Tổng thống George W Bush đã kêu gọi CHDCND Triều Tiên, Nga,Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ tô chức đàm phán 06 bên nhằm
phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên [Hoàng Minh Hăng, 2018, tr30] Các bên đã triểnkhai tất cả sáu vòng đàm phán trong vòng 05 năm từ năm 2003 đến năm 2007 Sau bốnvòng đàm phán kéo dài từ năm 2003 đến năm 2005, cơ chế đàm phán 06 bên chính thứcđạt Tuyên bố chung lần đầu tiên Trong đó, CHDCND Triều Tiên đồng ý về mặt nguyêntắc là từ bỏ chương trình hạt nhân, tái tham gia Hiệp ước NPT và chấp nhận các chươngtrình thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA Ngược lại, năm nước
còn lại là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản đồng ý hỗ trợ CHDCND
Triều Tiên về nguồn cung năng lượng Tuy nhiên, các bất đồng về cách xác minh độngthái phi hạt nhân của Triều Tiên khiến quan hệ hai bên tiếp tục rơi vào bế tắc [HoàngMinh Hang, 2018, tr31-32] CHDCND Triều Tiên tiếp tục phóng vệ tinh vào quỹ đạo
với tên lửa Taepodong-2 khiến tiến trình đàm phán sáu bên chính thức dừng lại [Hoàng
Minh Hằng, 2018, tr31-33]
Trên cơ sở thực tiễn triển khai chính sách của Tổng thống Bush, các chính sáchcủa những Tổng thống Hoa Kỳ sau năm 2009 có xu hướng phát huy các mặt tích cực và
khắc phục những điểm hạn chế của chính sách mà chính quyền George W Bush đã triển
khai Chính quyền Tổng thông Donald Trump đã khang định “Hoa Kỳ sẽ không lặp lạisai lầm của những chính quyền trước trong van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
và day Hoa Kỳ vào hoàn cảnh nguy hiểm hiện nay” [Lê Anh, 2018]
30
Trang 34b) Thực tiễn triển khai chính sách của Tổng thống Barack Obama
(01/2009-01/2017)
Ngoài chính sách của Tổng thống George W Bush, chính sách của Tổng thốngBarack Obama cũng là cơ sở thực tiễn rất có giá trị tham khảo đối với Tổng thống Donald
Trump va Tổng thống Joe Biden về van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Từ năm
2009 đến năm 2016, chính quyền Tổng thống Obama đã duy trì sự phối hợp chặt chẽvới chính quyền Tổng thống Lee Myung-bak (2008-2013) và Tổng thống Park Geun-hye (2013-2017) về chính sách đối với CHDCND Triều Tiên có tên gọi là “Kiên nhẫnchiến lược”[Thi Thi, 2024] Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đề cập đến cụm từ
“Kiên nhẫn chiến lược” lần đầu tiên tại cuộc hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc LeeMyung Bak, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc tháng 5/2010 [KimJun Hyung, 2015, tr2] Nội dung cụ thé của chiến lược này là gây sức ép, buộcCHDCND Triều Tiên chủ động tiến tới đàm phán phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên
[Kim Jun Hyung, 2015, tr2].
Nhằm triển khai “nhẫn nai chiến lược”, từ năm 2011 đến tháng 02/2012, hai quốcgia Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên triển khai tất cả ba vòng đối thoại cấp cao và kết quả
là đã đạt đồng thuận chung vào ngày 29/2/2012 Nội dung Đồng thuận 29/2 đề cập về
việc Hoa Kỳ hỗ trợ lương thực sỐ lượng lớn cho CHDNCD Triều Tiên dé đổi lây VIỆCCHDCND Triều Tiên dừng phát triển vũ khí hạt nhân Đồng thời, đồng thuận nhắn mạnhnội dung tái khởi động đàm phán sáu bên Tuy nhiên, Đồng thuận 29/2 không có hiệulực trên thực tế do CHDCND Triều Tiên vẫn duy trì các động thái thử tên lửa và quan
hệ Hoa Kỳ - CHDCND Triều Tiên tiếp tục gia tăng căng thắng Tính đến đầu năm 2013,Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên vẫn tiếp tục chỉ trích và gia tăng sức ép quân sự đốivới đối phương thông qua các cuộc tập trận [Kim Jun Hyung, 2015, tr3] Chính quyền
Tổng thống Obama đã gia tăng sức ép cam vận đối với CHDCND Triều Tiên và tăngcường răn đe quân sự đề đáp trả các động thái khiêu khích từ phía CHDCND Triều Tiên
Tổng thống Obama đã khăng định rõ lập trường của Hoa Kỳ là chỉ nối lại đàm phán khiCHDCND Triều Tiên có động thái từ bỏ vũ khí hạt nhân có thé kiểm chứng [Kim Jun
Hyung, 2015, tr7].
31
Trang 35Kết quả là, chính sách của Tổng thống Barack Obama chưa đem lại hiệu quả trong
việc phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên mà ngược lại CHDCND Triều Tiên đã liêntục thử tên lửa, hạt nhân, nhất là sau khi Chủ tịch Kim J ong Un lên nam quyén vao nam
2011 [Hoang Minh Hang, 2018, tr24] Chính sách của chính quyền Tổng thống Barack
Obama cũng thường xuyên vấp phải cách chỉ trích của người kế nhiệm là Tổng thống
Donald Trump Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In năm 2017,Tổng thống Donald Trump cho răng chính quyền Barack Obama đã để lại các di sản gaigóc nhất trong van đề CHDCND Triều Tiên và cần chấm dứt thời kỳ "kiên nhẫn chiến
lược"[Văn Khoa, 2017].
2.3 Cấp độ cá nhân2.3.1 Lý lịch cá nhân của Tổng thống Donald TrumpTrước khi ứng cử Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã có xuất thân
là một thương gia thành công với nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh doanhtrong các thương vụ tưởng chừng như bat khả thi Theo Gingrich, Donald Trump là một
doanh nhân thay vì một học giả, một người thực dụng thay vì một nhà tư tưởng, là nhà
thầu xây dựng thay vì một chuyên gia tài chính [Gingrich, 2017] Kê từ khi trở thànhTổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump đã vận dụng những suy nghĩ, kinhnghiệm và chiến lược của một nhà doanh nhân, nhà kinh tế học dé hoạch định và triểnkhai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với van đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên
Các quyết sách trong đối ngoại và đối nội của Trump được đưa ra một cách nhanh chóng,
mạnh mẽ và quyết liệt, và đạt được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực Trong van đề
CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump đã phản ứng rất nhanh đối với cácđộng thái của CHDCND Triều Tiên, đưa ra nhiều phát biểu mạnh mẽ, những quyết địnhtáo bạo, dẫn đến những hành động cụ thé như ba Hội nghị liên quan tới Hoa Kỳ vaCHDCND Triều Tiên tại Singapore vào tháng 6/2018, Việt Nam vào tháng 2/2019 vàcuộc gặp ngắn tại khu phi quân sự DMZ Hàn Quốc tháng 6/2019 [Minh Hanh, 2019]
Theo Gingrich, nêu Tổng thống Donald Trump rơi vào một vị trí khó khăn, ông sẽngay lập tức bắt đầu tấn công theo hướng khác Tổng thống Donald Trump đã đạt đượcthành công với phương pháp nhanh chóng, tấn công, phá vỡ và gây bối rối cho người
32
Trang 36không cảnh giác [Gingrich, 2017] Trong 04 năm nhiệm kỳ, Tông thống Donald Trumpcũng thường xuyên đưa ra các quyết định bất ngờ, khó đoán, không tuân theo các quyđịnh về lễ tân truyền thống và thường xuyên đưa ra các phát ngôn ám chỉ, không rõ ràng.Đối với van đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Donald Trump nhắc đến kha
năng sử dụng các biện pháp cứng rắn trong giai đoạn 2 và không giải thích rõ các biện
pháp nay là gì [Trọng Giáp, 2017].
2.3.2 Ly lịch cá nhân của Tổng thống Joe Biden
Tổng thống Joe Biden là chính trị gia lão luyện, ông từng là Thượng nghị sĩ có
nhiệm kỳ dài nhất lịch sử bang Delaware với 36 năm đương chức, trong đó có hơn 20năm tham gia Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện, 4 năm giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Đốingoại Thượng viện và 6 năm giữ chức lãnh đạo đảng Dân chủ tại Uỷ ban đối ngoạiThượng viện Ông Biden cũng có 3 nhiệm kỳ giữ chức Chủ tịch Tiểu ban Châu ÂuThượng viện [Lê Công Tiến, 2023, tr44] Do đó, chính sách của Hoa Kỳ dưới thời Tổng
thống Joe Biden có xu hướng quay trở lại với cách tiếp cận ngoại giao chính thống hơn,
khác với những quyết định bất ngờ, khó dự báo, ngẫu hứng của chính trị “ngoại đạo” làTổng thống Donald Trump [Nguyễn Tiến Cường, 2021]
Ngoài ra, do ông tập hợp được quanh mình một bộ máy quan chức và cố vấn đốingoại với nhiều quan điểm, lập trường chung nên chính sách đối ngoại của Tổng thốngJoe Biden nói chung và chính sách đối với van dé hạt nhân CHDCND Triều Tiên đềumang một số đặc điểm thống nhất [Lê Công Tiến, 2023, tr47] Quan điểm của bộ máychính quyền tham mưu cho Tổng thống Joe Biden đều có điểm chung là xác định việc
phối hợp chặt chẽ với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc là một trong những trụ cột
quan trọng trong chính sách đối với van dé hạt nhân CHDCND Triều Tiên Do đó, trongquá trình triển khai Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực An Độ Dương - TháiBình Dương cũng như các chiến lược an ninh và quốc phòng của quốc gia, chính quyền
của Tổng thống Joe Biden đều coi trọng việc làm sâu sắc quan hệ với các đồng minh,
nhất là hai đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc Chỉ hai tuần sau khi nhậm chức, Tổng thốngJoe Biden đã điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In vào tháng 2/2021, cho
thấy mức độ coi trọng đặc biệt của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với vai trò
33
Trang 37của các đồng minh trong các vấn đề an ninh và vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên
[TTV, 2021].
Tiểu kết chương 1
Có thé thấy, chính sách của Hoa Kỳ đối với van dé hạt nhân của CHDCND TriềuTiên được hình thành trên cơ sở một số lý thuyết trong quan hệ quốc tế cũng như cơ sởthực tiễn liên quan đến tình hình quốc tế, khu vực, tình hình trong nước cua Hoa Ky vacác yếu tố liên quan đến lý lịch cá nhân của các Tổng thống Hoa Kỳ trong giai đoạn từnăm 2017 — 2022 Về cơ sở lý thuyết, các luận điểm của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa
tự do và chủ nghĩa kiến tạo chi phối mạnh mẽ quá trình hoạch định và thực thi chính
sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Về cơ sở thực tiễn,chính sách của Hoa Ky về van dé hạt nhân chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ một SỐ yếu tốnhư cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc, tình hình và hành vi của CHDCND
Triều Tiên, vai trò của một số cường quốc như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản
và các cơ chế đa phương, tình hình kinh tế - xã hội của Hoa Kỳ Ngoài ra, lý lịch cánhân của Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden cũng chi phối mạnh mẽchính sách của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên (2017-2022)
34
Trang 38CHUONG 2: NOI DUNG VÀ THUC TIEN TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH
CUA HOA KY DOI VOI VAN DE HAT NHAN CUA CHDCND TRIEU TIEN
2.1 Trong nhiệm kỳ của Tong thống Donald Trump
2.1.1 Lợi ích và mục tiêu của chính sách
Lợi ích của chính sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với van đềhạt nhân của CHDCND Triều Tiên trước hết là bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ và các đồngminh Trong giai đoạn từ năm 2017 — 2022, chính quyền Tổng thống Donald Trumpthường xuyên đề cập công khai về việc “vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đe
doạ tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và đồng minh” trong nhiều văn bản chính sách như
“Chiến lược An ninh Quốc gia 2017”, “ Khung chiến lược của Hoa Ky với khu vực An
Độ Dương - Thái Bình Dương năm 2018”, “Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm2018” Cùng với việc phát triển vũ khí hạt nhân, CHDCND Triều Tiên đã phát triển các
tên lửa đạn đạo và các phương tiện mang chở vũ khí hạt nhân khác như máy bay ném
bom và tên lửa hành trình có khả năng tấn công lãnh thô Hoa Kỳ [Đặng Ánh, 2022].Tháng 12/2017, Tổng Thống Donald Trump công bố Chiến lược An ninh Quốc gia
2017 của Hoa Kỳ với những đánh giá, nhận định về tình hình thế giới, khu vực cũng
như các mối đe doa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ Trong phần Mở đầu, Chiến
lược An ninh Quốc gia 2017 của Hoa Kỳ đánh giá khái quát rằng: “Trung Quốc và Ngađang thách thức sức mạnh, tầm ảnh hưởng và thách thức lợi ích của Hoa Kỳ, qua đó đedoa tới an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ Đồng thời, chế độ độc tài của CHDCND
Triều Tiên đang quyết tâm gây bắt ồn tại khu vực, de doa tới công dân Hoa Kỳ và cácdong mình” “CHDCND Triệu Tiên — một đất nước đã bỏ qua vấn dé an ninh lương
thực, đời sống xã hội của người dân dé dau tư phát triển vũ khí hạt nhân, dang de doatới an ninh quốc gia của Hoa Ky” [The White House, 2017, tr12-13] Tiếp đó, vào tháng01/2021, Chính quyền Tổng thống Trump đã cho giải mật “Khung chiến lược của Hoa
kỳ cho khu vực An Độ Dương-Thái Binh Dương” (vốn được hoàn thành từ tháng02/2018), với những điểm nhấn nỗi bật về việc ““thúc đây Ấn Độ nâng cao vi thé”, ngănTrung Quốc thiết lập “vòng cung ảnh hưởng”, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều
Tiên , có vai trò là định hướng nên tảng đê triên khai “Chiên lược An ninh Quoc gia
35
Trang 39Hoa Kỳ (2017)”, cũng như chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, An Độ,CHDCND Triều Tiên và nhiều quốc gia khác ở An Độ Dương-Thái Bình Dương Vềvẫn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Khung chiến lược của Hoa Kỳ với Ấn ĐộDương - Thái Bình Dương với nội dung nhắn mạnh “chương trình tên lửa hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên tạo ra mối de dọa đối với Hoa Kỳ và dong minh” và mục tiêu cuối
cùng của Hoa Kỳ ở khu vực An Độ Dương — Thái Bình Dương là “dam bảo CHDCNDTriéu Tiên không đặt ra thách thức với Hoa Kỳ và đông minh và dam bảo Bán đảo TriềuTiên không có vũ khí hạt nhân, vũ khi hoa học, vũ khi sinh học và các moi đe doa không
gian mang” [The White House, 2021, tr3] Năm 2018, chính quyền Tổng thống Donald
Trump tiếp tục ban hành Chiến lược Quốc phòng Quốc gia của Hoa Kỳ và đề ra mụctiêu “Duy tri no luc ran de va chong lại các chế độ bat hảo như Triéu Tiên và I-ran; (iv)Loại bỏ các mối đe dọa khủng bố; (vi) Đảm bảo an ninh hàng hải như một trọng tâmlớn [The White House, 2018, tr4] Báo cáo Chiến lược An Độ Dương — Thái Bình
Dương của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (tháng 01/2019) cũng tiếp tục nêu rõ về việc: “Mới
de doa từ CHDCND Triéu Tiên còn tiếp tục hiện hữu cho đến khi Hoa Ky dat được mụctiêu cuối cùng là phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng đối với CHDCND
Triéu Tiên” [The Department of Defense, 2019, pg12] Có thé thấy, các nội dung có liên
quan đến CHDCND Triều Tiên trong các văn bản chiến lược như Chiến lược An ninhQuốc gia năm 2017, Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2018 đã xác định cu thé về
vị trí của CHDCND Triều Tiên đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ Chính quyền Tổngthống Donald Trump xác định mức độ đe doạ của CHDCND Triều Tiên ở vị trí chỉ sau
Trung Quốc và Nga Trong đó, CHDCND Triều Tiên là một trong những mối đe dọa anninh lớn đối với Hoa Kỳ và đồng minh tai An Độ Dương — Thái Bình Duong và việcCHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân có thé dẫn đến việc phố biến vũ khí hat
nhân tại các địa bàn khác Mục tiêu của Hoa Kỳ đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND
Triều Tiên là bảo đảm sức mạnh vượt trội của quân đội Hoa Kỳ để răn đe, chống lạiCHDCND Triều Tiên và phi hạt nhân hoá Bán đảo Triều Tiên
Tuy nhiên, ngoài lợi ích được Hoa Kỳ công khai, học giả trên thế giới đã đưa ra
nhiêu phân tích và giả thiệt khác về lợi ích của Hoa Kỳ liên quan đên Bán đảo Triêu
36
Trang 40Tiên và vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên Thứ nhất, từ trước khi Tổng thốngDonald Trump nhậm chức, tác giả Phạm Quý Long trong nghiên cứu về “CHDCNDTriều Tiên trong thập niên đầu thế kỷ XXT” đã cho rằng “loi ích mau chốt của Hoa Kỳtrong thực hiện các chiến dịch liên quan đến CHDCND Triều Tiên là nhằm chống lạichủ nghĩa cộng sản” [Phạm Quý Long, 2009, tr133] Lý giải cho giả thiết này, tác giảPhạm Quý Long cho rằng Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên cách xa nhau hàng vạn dặm,Hoa Ky là siêu cường quốc tế với hàng vạn đầu đạn hạt nhân có thé vươn tới bat kỳ vitrí nào trên phạm vi toàn cầu Hoa Kỳ sở hữu các hạm đội hải quân và không quân mạnh,hiện đại nhất thế giới Ngược lại CHDCND Triều Tiên là một nước nhỏ, thuộc thế giới
thứ ba và lực lượng quân sự lạc hậu Do năng lực hạt nhân của CHDCND Triều Tiên —
một quốc gia xã hội chủ nghĩa ngày càng gia tăng, Hoa Kỳ đã đây mạnh tuyên truyềnkhắp thé giới về nguy cơ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên nhằm quốc tế hoá van déhạt nhân của CHDCND Triều Tiên và kêu gọi sự ủng hộ của dư luận thế giới Mục tiêucủa Hoa Kỳ là gây khó khăn và làm chậm lại quá trình phát triển vũ khí hạt nhân nhanhchóng của CHDCND Triều Tiên [Pham Quý Long, 2009, tr.132-136] Tứ hai, giả thiếtkhác cũng cho rằng van dé hạt nhân của CHDCND Triều Tiên chính là “cái cớ” dé Hoa
Kỳ các can dự vào địa bàn Đông Bắc Á, kiểm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và
duy trì vị thế số 1 tại khu vực An Độ Dương - Thái Bình Dương Ý đồ của Hoa Kỳ làduy trì Bán đảo Triều Tiên không ôn định, nhưng vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát củaHoa Kỳ Việc Bán đảo Triều Tiên quá hoà bình hoặc xảy ra xung đột nóng đều khôngphù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, vì lúc đó Hoa Kỳ sẽ không có cớ hợp pháp để duy trì
các căn cứ quân sự trên Bán đảo Triều Tiên [Hoàng Minh Hằng, 2018, tr103] Theo Cựu
Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga Michael McFaul, mục tiêu cuối cùng của Hoa Kỳ đối vớiCHDCND Triều Tiên có thé không phải phi hạt nhân hoá hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên,
mà là Hoa Kỳ cho phép Chủ tịch Kim Jong Un duy trì một phần kho vũ khí hạt nhân,
nhưng CHDCND Triều Tiên cần dỡ bỏ hoàn toàn chương trình tên lửa đạn đạo xuyênlục địa, để tránh đe doạ trực tiếp đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ [VOV, 2019] Thứ
ba, việc can thiệp quân sự tại Bán đảo Triều Tiên nói chung và CHDCND Triều Tiênnói riêng còn giúp Hoa Kỳ hoàn thiện thế bồ trí lực lượng toàn cầu và hệ thống phòng
37