1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Hợp tác giáo dục Việt Nam – Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học từ 2009 đến 2023

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 36,48 MB

Nội dung

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu về hợp tác giáo dục bậc đại học giữa hai nước nên việc nghiên cứu, phân tích, đánh gia thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - N

Trang 1

NGUYEN HIÈN GIANG

HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN

TRONG ĐÀO TẠO BAC ĐẠI HỌC TỪ 2009 DEN 2023

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HE QUOC TE

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HIÈN GIANG

HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BAN

TRONG ĐÀO TẠO BAC ĐẠI HỌC TỪ 2009 DEN 2023

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quôc tê

Mã số: 8310601.01

Hà Nội-2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Hợp tac giáo dục Việt Nam — Nhật Ban

trong đào tạo bậc đại học từ 2009 đến 2023” là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ

công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm

tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Học viên

Nguyễn Hiền Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên khoa

Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc

gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức lý luận

cũng như thực tiễn đáng quý, giúp tôi nâng cao trình độ, hoàn thành tốt

chương trình học tập, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để tôi nghiên cứu và

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS Nguyễn Thu Hang đã quan tâm

và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn từ khi xây dựng đề cương đến khi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp

luôn động viên, ủng hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Hiền Giang

Trang 5

DANH MỤC CAC BANG, HÌNH

Số hiệu Tên bảng, hình Trang

Hinh 2.1 | Số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật giai đoạn| 48

Trang 6

MỤC LỤC

MO DAU ooo —— 3

1 Lí do lựa chọn đề taicc.ccccccccccccsssssssesesssesececsescecsesesucscsveneacsestsusaeavseacavseeeacans 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 2 ++E+k+EE+EE+EE£E£EESEEEEEEEErEerkrrkrrkee 5

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU <5 St **+ E+seEseeersrreeerseere 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-2-2 s2++2+E£+£++£++£x+rxerxerxerree 9

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - 12

6 Cau trúc của luận Văn ¿+ + St +k+EEEESESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrerkskee 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG

DEN HỢP TÁC GIÁO DUC VIỆT NAM - NHẬT BAN TRONG ĐÀO

TAO BAC ĐẠI HỌC G5 222211232 211121111211 1E11 11 E111 re 13

1.1.Một số khái niệm - 2 St SE SE EEEkEEEEEETEEEkTEEETEEExEEEEEEEEkrkrrkei 13 1.1.1 Khái niệm hợp tác giáo dục quốc tế trong dao tạo bậc đại học 13

1.1.2 Khái mệm hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong dao tạo bậc đại học 15

1.2 Sự cần thiết hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong đào tạo bậc đại

học đối với hai nƯỚC ¿22 2S£+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEEE2112112112717171 121.11 xe 161.2.1 Đối với Việt Na ioeceecceccecccccesseessessessessessecsessssssessessessessessessesssessesseeseeses l6

1.2.2 Đối với Nhật Bản - 2-5-5222 SE EEEEEE21211211211 11111 cxe 19

1.3 Nhân tổ tác động đến hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong dao

tAO Is0siì 8000 ƯƯdtttẳtiỎẳỎẳỎiỐồỒỖ 21

1.3.1 Nhân tố bên ngoài -2-© 2+ £+EE+EE+EESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkervee 211.3.2 Nhân tố bên trOng - ¿2 + ++£+E£+EE+EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkee 271.4 Cơ sở pháp lý .eceeekeeeeerreresreeresreeeroecoo 4DTiểu kết chương I 2 2 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEE21127171 7111.21.11 xe 44

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM

-NHẬT BAN TRONG ĐÀO TẠO BAC ĐẠI HỌC TỪ 2009 DEN 2023 452.1 Liên kết đảo tạo đại học, đào tạo tiếng Nhật và giao lưu văn hóa giữa các

08/015591:18:10221252 45

2.1.1 Liên kết đào tạo đại học, đảo tạo tiếng Nhật 25-55 cscc2 45

2.1.2 Giao lưu văn hóa giữa các trường đại học - -««<<s+sxe+ 51

Trang 7

2.2 Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, t6 chức hội

Nght, hOi thao 4ì10:8)0 2n a4 53

2.3 Thiết lập các quỹ học bồng, tư van, tài trợ đầu tư phát triển cơ sở vật chat,trang thiết bị kỹ thuật trường hỌc -¿- 2-2 sE+E+£E2E2EE2EEeEEerkerkerreee 57

2.3.1 Thiết lập các quỹ học bồng, tư vấn du học - 2z scs=szsz 57

2.3.2 Tài tro đầu tư phát triển cơ sở vật chat, trang thiết bị kỹ thuật trường hoc 61

2.4 Dự án Trường Đại học Việt Nhật . 2S Series 66

Tiểu kết chương 2 - ¿22 £+S2+SE£EE£EEEEEEEE21121121121171 7171.11.11 xe 69

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬTBẢN TRONG ĐÀO TẠO BAC ĐẠI HỌC TỪ 2009 DEN 2023 VA DU

BAO TRIEN VONG HOP TAC DEN NAM 2030 -5¿ 71

3.1 Đánh gia chung quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Ban trong đào tao bac

đại học từ 2009 đến 2023 -+:22++ttEEEttrtrEttrtttrrrrtrtrirrrrrrrrrrrrree 7I

3.1.1 Kết quả đạt đưỢC 5- 5-5525 E221 7121211211211 11111 xe 71

3.1.2 Hạn chế -::-2¿22++22E+t22221122211122111222 11271112111 tecrrrg 733.1.3 Nguyên nhân của hạn chế 2-2-2 ++E++E+2E£2EE2EE2EEtEkerkerrerree 743.1.4 Tác động đến quan hệ song phương Việt Nam — Nhật Bản 763.2 Một số dự báo về triển vọng hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trongđào tạo bậc đại học đến năm 2030 - ¿St +t+ESEEEE+EEEEEE2EEEEE2E2EEEEEEzErrrrr Tỉ

3.2.1 Xu thế chung hợp tác giáo dục quốc tế trong đào tạo bậc đại học 77

3.2.2 Xu hướng tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam — Nhật Bản S0

3.2.3 Triển vọng tăng cường hop tác giáo dục Việt Nam - Nhật Ban trong đào tạo bậc đại học đến năm 2030 - St Sk+E#EEEE+EEEEEEEEEEEEEEESEEEEEErkekrreresvee 81

Tiểu kết chương 3 ceceeceeccssessessessessessessecsecsucseessessessesssssecsesssessessessesssseseeeees 85

KET LUẬN 0oooeccccccscsscsssssssssessessessessussssssessscsessussussusssssssssecsessessussussussseeseesesses 86DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccccccccscscesssesssesssessseesseesseessees 88

I.00000 0 99

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Trong xu thế phát triển của giáo dục hiện đại, hợp tác quốc tế của các trường đại học diễn ra như một tất yêu khách quan và ngày càng khang định vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển của các trường đại học trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Xu hướng toàn cầu hóa và sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã va đang thúc day

giáo dục đại học của mỗi quốc gia đôi mới không ngừng, đặt ra yêu cầu phảihội nhập quốc tế để cập nhật nhanh chóng những xu thế mới, tri thức mới

trong quá trình dao tao của các nhà trường.

Trải qua 50 năm hợp tác và cùng phát triển ké từ khi chính thức thiết

lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023), Việt Nam và Nhật Bản đã

chung tay vun đắp nên mối quan hệ hữu nghị hợp tác ngày càng thực chất,hiệu quả với nền tảng là sự tương đồng về văn hóa, sự gan két lich str bén chat

và sự tin cậy chính tri cao Hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực giáo duc,

văn hóa, giao lưu địa phương, giao lưu nhân dân được thúc đây mạnh mẽ

và đạt nhiều kết quả tích cực Trong hợp tác giáo dục đảo tạo đại học, Việt

Nam - Nhật Bản đã có những hoạt động hợp tác sơ khởi từ trước năm 2009,

song quan hệ hợp tác của hai nước chỉ thực sự được chú trọng va di vào chiều

sâu sau chuyên thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnhvào tháng 4/2009, hai nước nhất trí ra “Tuyên bó chung về quan hệ đối tác

chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và phon vinh ở Châu A” chính

thức nâng cấp quan hệ Việt - Nhật lên thành Đối tác chiến lược, mở đầu cho

thời kỳ phát triển mới của quan hệ Việt - Nhật Bắt đầu từ đây, quan hệ hai nước chính thức được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đi vào phát triển theo

chiều sâu, thiết thực, hiệu quả Tính từ năm 2009 đến 2023, trải qua gần 15

năm, hợp tác đào tạo bậc đại học giữa hai nước Việt Nam — Nhật Bản đã đạt

được không ít thành tựu đáng kế trong hợp tác, bao gồm: đào tạo tại chỗ, trao

đổi sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên cứu, giảng

viên giữa hai nước Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở

Trang 9

vật chất kĩ thuật, vốn, và ký kết nhiều hợp tác trong đào tạo cũng như nghiên

cứu giữa các trường đại học của Nhật và các cơ sở đào tạo bậc đại học của Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp của Nhật cũng đã hợp tác với các

trường đại học Việt Nam trong việc tiếp nhận thực tập tại nhà máy ở Việt Nam hay ở Nhật Bản, cung cấp các cơ hội việc làm cho sinh viên của các

chương trình hợp tác, cung cấp học bổng cho sinh viên xuất sắc của ViệtNam Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu về hợp tác

giáo dục bậc đại học giữa hai nước nên việc nghiên cứu, phân tích, đánh gia thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đảo tạo bậc đại học từ

2009 đến 2023 với những kết quả đã đạt được và các hạn chế cũng như

nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần thúc đây hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học

thời gian tới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đó cũng là lý do mà Học viên lựa

chọn van dé: “Hợp fác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong đào tạo bậc đại

học từ 2009 đến 2023” dé nghiên cứu trong phạm vi luận văn thạc sĩ chuyên

ngành quan hệ quốc tế.

Ý nghĩa khoa học của luận văn là góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận

về quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo bậc đại học giữahai quốc gia nói chung và giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản nói riêng: làđóng góp mới trong việc đem đến một cái nhìn chung nhất, tương đối toàn

diện về mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc

đại học giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2023, cùng với những đánh giá và dự

báo.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn là với những thông tin liên quan được

thu thập và cập nhật, trích dan từ nhiều nguồn tài liệu chính thống, cùng với

sự phân tích, nhìn nhận khách quan và khoa học, luận văn sẽ cung cấp bức

tranh toàn cảnh quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo

bậc đại học giai đoạn từ 2009 - 2023 Đồng thời, luận văn phân tích nhữngđiểm tích cực và hạn chế của mối quan hệ hợp tác này Qua đó cung cấp

những thông tin cần thiết, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho người làm

công tác giáo dục, hoạch định chính sách và những ai quan tâm.

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đây là mang đề tai được khá nhiều các học giả trong và ngoải nước

quan tâm và đã có những công bố khoa học có giá trị cao

Đối với các học giả trong nước, việc tìm hiểu quan hệ giữa Việt Nam

-Nhật Bản có thé nói là một trong những chủ đề rất được quan tâm, nhất là về kinh tế, chính trị, ngoại giao và văn hóa, giáo dục Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu liên quan đến hợp tác giáo dục nói chung và hợp tác giáo dục

giữa Việt Nam — Nhật Bản trong dao tạo đại học gồm:

Nghiêm Dinh Vi (2003), Một số nét vê sự hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Nhật Bản, nêu và phân tích một số nét về sự

hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và dao tạo giữa Việt Nam và Nhat Bản thông qua các dự án do chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại, chương trình

viện trợ học bồng và Tài trợ của các tổ chức công ty Nhật Bản từ năm 1992đến 2003

Nguyễn Văn Khánh (chủ biên) (2006), Quan hệ văn hóa, giáo dục ViệtNam - Nhật Bản và 100 năm phong trào Đông Du, đã tổng hợp những bài

phát biểu và những bài nghiên cứu được thảo luận trong hội thảo khoa học

"Quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản và 100 năm phong trào

Đông Du” tổ chức tại Hà Nội, nhằm đánh giá vị trí và ảnh hưởng của phong

trào du học Nhật Bản trong lịch sử cận đại Việt Nam, đồng thời tổng kết

những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong quan hệ văn hóa, giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại.

Ngô Hương Lan (2008), Hợp (ác giáo duc và đào tạo nguồn nhân lực

giữa Việt Nam và Nhật Bản, nêu và phân tích những điểm nổi bật, những kết

qua đạt được và những van đề đặt ra trong hợp tác giáo duc và dao tạo nguồn

nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản thé hiện qua hợp tác trong lĩnh vực giáo

dục tiêu học, giáo dục trung học, giáo dục đại học và đào tạo nguồn nhân lực

Hoàng Minh Lợi (2013), Hợp tác Việt Nam — Nhật Bản trong lĩnh vực

giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đê cập tới quan hệ hợp tác giáo dục và

Trang 11

đào tạo nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản dưới các hình thức: hợp

tác giữa hai chính phủ; giữa các trường học; giữa các Viện nghiên cứu, Trung

tâm, tô chức và cá nhân; đào tạo nhân lực dành cho lao động xuất khẩu

Hay tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú với chuỗi bài đề cập đến van dé nàynhư: Liên kết đào tạo quốc tế tại Viện Đào tạo quốc tế - Đại học Bách Khoa

Hà Nội: thực trạng và giải pháp, cho thấy hoạt động liên kết đào tạo quốc tếtại các co sở giáo dục đại học đang là xu thé tất yêu của công cuộc quốc tếhóa nền giáo dục Cũng giống như các cơ sở giáo dục khác, trong hon 15 nămqua, Viện dao tao Quốc tế (SIE — School of International Education) — đơn vitrực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển được nhiều chương trìnhliên kết quốc tế, từ dự bị đại học, đại học và sau đại học Nghiên cứu đã giớithiệu một cách tóm tắt về lịch sử hình thành, thực trạng liên kết đảo tạo quốc

tế hiện nay ở Viện cùng những cơ hội và thách thức đặt ra cho quá trình hội

nhập quốc tế Higher Education cooperation in the field of Information

Technology between Vietnam and Japan in the context of Technologicaly

Revolution 4.0, The development issues in the new situation, đã tìm hiểu cu

thé vé hợp tác giáo duc bậc dai hoc giữa hai bên trong lĩnh vực công nghệ thông tin và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay như: tình hình quốc

té trong nước va khu vực, sự cạnh tranh trong lĩnh vực này, chất lượng của việc hợp tác đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hợp fác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản từ 2000 đến nay (2022a), đã khát quát chung về bức tranh

hợp tác giáo dục giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong hơn 20 năm cùng

những thành tựu và hạn chế Họp tác giáo dục đại học Việt Nam - Nhật Bản

hiện nay: Cơ hội, thách thức và xu hướng trong bối cảnh mới (2022b) đã

phân tích cụ thể về thách thức, triển vọng trong hợp tác giáo dục đại học giữa hai bên trong bối cảnh mới, khi quan hệ hai nước đã ở thời kì tốt đẹp nhất.

Tran Quang Minh và Ngô Hương Lan (2015), Các vấn dé lịch sử, văn

hóa, xã hội trong giao lưu Việt Nam - Nhật Bản, đã phân tích về mối quan hệViệt Nam - Nhật Bản qua các diễn biến lịch sử từ thé kỷ thứ 8 đến năm 2015,đồng thời so sánh, đối chiếu văn hóa Việt Nam với Nhật Bản đề làm rõ nhữngtương đồng và khác biệt, từ đó đưa ra những thuận lợi và khó khăn gặp phải

Trang 12

trong quá trình giao lưu và truyền bá văn hóa giữa hai nước Hay Hoàng MinhLợi (2016), Vai trò của văn hóa trong phát triển bên vững qua trường hopViệt Nam và Nhật Bản, cho rằng giao lưu hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giữaViệt Nam và Nhật Bản là một trong những nhân tô góp phan nâng cao vị thé

của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển, từ đó khang định vai

trò trụ cột của văn hóa trong phát triển bền vững của mỗi nước

Công trình nghiên cứu mới đây nhất, có chung mối quan tâm về hợp tác

giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học không thé không kể đến đó là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tú với đề tài “Hợp

tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản ở bậc đại học giai đoạn 2002 - 2020”

(2023) Luận án đã tổng kết, đánh giá, làm rõ đặc điểm, thành tựu, cũng như vấn đề đặt tra trong quá trình hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại

học giai đoạn từ 2002 đến 2020, và cũng đưa ra đề xuất một số hàm ý chính

sách nhằm góp phần thúc đây hợp tác giáo dục của hai nước ở bậc đại học đến

năm 2030.

Đối với các hoc giả nước ngoài, có thé điểm đến một số công trình

nghiên cứu như sau:

Chuỗi bài của tác giả Yohei Sekiguchi (2014), Chiến lược ứng phó pháttriển quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong hệ thống kinh tế thị trường,

đề cập đến khung chính sách để phát triển quốc tế hóa giáo dục đại học của

Việt Nam trong đó có van dé phát triển liên kết đào tao đại học với Nhật Bản

và một số nước khác trên thế giới Tác giả cũng đưa ra số liệu minh chứng về

số sinh viên Việt Nam sang học tại Nhật Bản và số người học tiếng Nhật năm

2012 va năm 2013 dé khang định sự phát triển trong quan hệ hợp tác dao tạo

đại học Việt Nam - Nhật Bản trong hai năm nay Yohei Sekiguchi (2018) đã

làm rõ đặc điểm của quá trình phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công

lập ở Việt Nam, tập trung vào tính hợp pháp của các trường đại học ngoài

công lập, thông qua phân tích đa dạng về bối cảnh hình thành trường đại học

tư thục cũng như điểm lại lịch sử hợp tác giáo dục giữa Việt Nam với Nhật

Bản trong một số trường hợp đại học tư thục.

Trang 13

Viện Nghiên cứu tổng hợp, Hiệp hội nghiên cứu Nhật Ban (2015) với

Nghiên cứu thực trạng giáo dục đại học tại khu vực kinh tế ASEAN - Giáoduc đại học ở Việt Nam - Vé thực trạng chính sách công, trong phần từ trang

21-45 đã giúp tìm hiểu về khuynh hướng giáo dục đại học hiện nay ở Việt Nam, những chiến lược chủ yếu về giáo dục đại học của Việt Nam như: Thúc

đây cải cách thông qua Chương trình Cải cách Giáo dục Đại học; Chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội và chính sách giáo dục đại học; Chiến lược phát

triển nguồn nhân lực 2011-2020 hợp tác giáo dục đại học Việt Nam với quốc tế trong đó có Nhật Bản và phân tích trường hợp đại học Việt Nhật

Nobuko Kayashima (2018), Hợp tác giáo dục quốc tế của Nhật Bản: thực trạng và triển vọng, nêu và phân tích thực tiễn hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học ở Nhật Bản cũng như triển vọng phát triển hợp tác với các nước trên thế giới trong giai đoạn tiếp theo Hay Hiroko Ikeda và Aya Sakai (2020), trong bài Khảo sát thực trạng giáo viên dạy tiếng Nhật gốc Việt ở Việt Nam

và nhận thức về đào tạo giáo viên, đã làm rõ thực trạng và nhận thức giảng

dạy tiếng Nhật trong giáo viên người Việt tại Việt Nam, thông qua việc phỏng

van bảng hỏi về môi trường giảng dạy xung quanh giáo viên, động cơ giảngday, tình trạng quá tải trong công việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng

như như triển vọng trong hợp tác giáo dục tiếng Nhật giữa hai nước, đặc biệt

là giáo dục bậc đại học.

JETRO (2021), Khảo sát khả năng họp tác giữa các trường đại học trong nước tại Việt Nam và các công ty Nhật Bản - Các trường đại học lớn

của Việt Nam có thành tích hợp tác với Nhật Bản và các nghiên cứu điển hình

vé sự hợp tác, tập trung vào thu thập dữ liệu ở các trường đại học ở các địaphương, tô chức phỏng vấn người phụ trách của trường đại học nhăm mụcđích tìm hiểu về đặc điểm của trường, lý do hợp tác và tại sao cần hợp tác

Trên cơ sở đó, phía JETRO đã thành lập một bộ dữ liệu vỀ các thông tin cơ

bản của các trường đại học (bao gồm cả phác thảo về đối tác hợp tác phía

Nhật Bản).

Việc khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu

liên quan đến hợp tác giáo dục nói chung giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được

Trang 14

công bố khá nhiều và đặc biệt, nghiên cứu cụ thể về hợp tác giáo dục bậc đạihọc vừa có công trình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Tú cũng rất công phu.Tuy nhiên giai đoạn nghiên cứu của luận án của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh

Tú là 2002 — 2020 Trong khi đó, luận văn thạc sĩ này tác giả lựa chọn di sâu

nghiên cứu về quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Ban trong đào tao

bậc đại học từ 2009 đến 2023 Đây là giai đoạn sau hơn so với giai đoạnnghiên cứu của luận án tiễn sĩ nên luận văn sẽ có nhiều nội dung mới mẻ, cập

nhật hơn, đánh giá tình hình sát với hiện tại hơn Như vậy, giai đoạn nghiên

cứu của luận văn là giai đoạn hoàn toàn chưa từng được thực hiện Đây là vấn

đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Khoảng trống nghiên cứu này

là nội dung mà tác giả muốn thực hiện.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cung cấp bức tranh toàn cảnh cũng như thực trạng quan hệ hợp tác giáo

dục Việt Nam - Nhật Bản trong đảo tạo bậc đại học giai đoạn từ 2009 — 2023

và phân tích những điểm tích cực và hạn chế của mối quan hệ hợp tác này

Nhiém vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học nghiên cứu quan hệ hợp tác giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học;

- Phân tích các chính sách, nội dung hoạt động hợp tác liên quan đến

giáo dục bậc đại học và đánh giá thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học giai đoạn 2009-2023;

- Nhận định triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai nước đến năm 2030.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến hợp tác giáo dục giữa

Việt Nam và Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học giai đoạn từ năm 2009 đến

năm 2023.

Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về quan hệ hợp tác

giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản về giáo dục, đào tạo bậc đại học dựa trên

Trang 15

các chủ trương, chính sách hợp tác hai nước, phân tích thực trạng hợp tác

và nhận xét kết quả đạt được trong quá trình hợp tác về giáo dục, đảo tạo

bậc đại học.

- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2009-2023 Mốc thời gian nghiên cứu

được xác định với các lý do sau:

Năm 2009, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bi thưNông Đức Mạnh vào tháng 4, hai nước nhất trí ra "Tuyên bố chung về quan

hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vi hòa bình va phon vinh ở Châu

A" chính thức nâng cấp quan hệ Việt - Nhật lên thành Doi tac chiến lược, mở

đầu cho thời kỳ phát triển mới của quan hệ Việt - Nhật Quan hệ hai nước mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả Đây cũng là năm đầu tiên tô chức hội nghị Hiệu trưởng Việt Nam - Nhật Bản tại Hà Nội

với chủ đề “Hợp tác giáo dục Đại học: Các bài học và thực hành, kinh nghiệm

từ triển vọng toàn cầu”.

Năm 2023, hai nước Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập

quan hệ ngoại g1ao Gần 500 hoạt động thiết thực, có ý nghĩa kỷ niệm 50 năm

thiết lập quan hệ ngoại giao đã được tô chức, góp phần tăng cường và làm sâu

sắc hơn tình cảm hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Trong năm kỷ niệm này, nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, ngày

26/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Doan Đại biểu Cấp

cao thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11 Đây là chuyến thăm chính

thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vịNgười đứng đầu Nhà nước và là chuyến thăm Nhật Bản thứ tư của các Chủ

tịch nước Việt Nam ké từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao Chuyến

thăm này có ý nghĩa hết sức quan trọng Quan hệ hai nước trong 50 năm qua,nhất là sau 9 năm nâng cấp lên "Đối tác chiến lược sâu rộng" vào năm 2014

đến nay đã đạt được nhiều bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc, toàn diện với

sự tin cậy chính trị cao, trên tât cả các lĩnh vực kinh tê, thương mại, đâu tư,

10

Trang 16

quốc phòng-an ninh, văn hóa-giáo dục, nông nghiệp, y tế, lao động, giao lưu

nhân dân, hợp tác địa phương

Đây là sự kiện chính trị quan trọng, là dịp dé lãnh đạo cấp cao hai nướccùng nhau trao đổi và thống nhất về những phương hướng lớn và các biện

pháp cụ thê để đưa quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản

sang một giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ, toàn diện, thực chất và hiệu quả

hơn nữa, đáp ứng lợi ích và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước,

đóng góp tích cực cho hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế

gidi.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng va Thủ tướng Nhat Ban Kishida Fumio

đã có cuộc hội đàm Hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng cấp quan hệ hai nước lên

“Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thé giới” Trên cơ sở khuôn khổ quan hệ mới, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời nhất trí về phương

hướng lớn và các biện pháp nhằm làm sâu sắc hợp tác hai nước, mở ra thời kỳ

phát triển mới mạnh mẽ và sâu rộng hơn, đáp ứng nhu cau, lợi ích chung của

cả hai nước va đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới Hai

nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao hằng năm bằng nhiều hình thức linh hoạt, trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội; tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại hợp tác đã có giữa các

bộ, ngành hai nước và thúc đây thiết lập các cơ chế hợp tác mới; tăng cườnghợp tác thực chất, hiệu quả

Đây cũng chính là tiền đề quan trong dé việc hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đảo tạo bậc đại học có triển vọng phát triển hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo.

' Viét Nam - Nhat Ban thiét lap quan hé ngoai giao vao ngay 21/9/1973 va xac lap quan hé Déi tac chién

luge nam 2009 Vào năm 2014, hai nước xác lập quan hệ Đôi tac chiên lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh

vượng ở châu A.

11

Trang 17

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác gia có sử dụng

một số phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp phán tích văn bản: Trên cơ sở phân tích nội dung các

văn bản mang tính chính sách của Việt Nam, Nhật Bản dé phát hiện các nội

dung liên quan đến hợp tác giáo dục, đào tạo bậc đại học

- Phương pháp lịch sử và logic: Xem xét quá trình hợp tác, mốc thời

gian hợp tác giáo dục nói chung và hợp tác giáo dục, đào tạo bậc đại học giữa

Việt Nam và Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2023, dé đánh giá kết quả và nhận định triển vọng hợp tác giữa hai nước đến năm 2030.

- Phương pháp case study: nghiên cứu trường hợp dự án Trường Dai

học Việt Nhật, là một vi dụ điển hình cho hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học gan day nhat.

Ngoài ra, luận văn còn sử dung một số phương pháp khác như: phương

pháp tông hợp, thống kê, so sánh, phân tích tác động tat cả nhằm làm rõ bức

tranh quan hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2009 - 2023.

6 Cau trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3chương Cụ thể:

Chương 1: Cơ sở lý luận và những nhân 16 tác động đến hợp tác giáo

dục Việt Nam - Nhật Bản trong dao tạo bậc đại học

Chương 2: Thực trạng hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong

đào tạo bậc đại học từ 2009 đến 2023

Chương 3: Danh gia hop tac giáo duc Việt Nam — Nhật Bản trong dao

tạo bậc đại học từ 2009 đến 2023 và dự báo triển vọng hợp tác đến năm 2030

12

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HỢP TÁC GIÁO DỤC VIỆT NAM

- NHẬT BẢN TRONG ĐÀO TẠO BAC ĐẠI HỌC

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Khái niệm hop tác giáo dục quốc té trong đào tạo bậc đại học

Ý tưởng về sự hợp tác giữa các quốc gia lần đầu tiên được thể hiệntrong khoản 3 điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, rằng một trong

những mục đích của tổ chức là “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các van đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [Liên hợp quốc, 1945] Mặc dù Hiến chương Liên hợp quốc không nêu định nghĩa về hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục quốc tế nói riêng, song văn bản này là cơ sở nền tảng căn bản để các nước trên thế giới thực hiện việc hợp tác quốc tế của mình.

Theo từ điền tiếng Việt, “hợp tác” là cùng nhau chung sức, góp sức dé

cùng phát triển một công việc, lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích

[Viện ngôn ngữ, 2010].

Theo Lê Thị Thu Huyền (2019), hợp tác quốc tế là “một hệ thống những

mỗi quan hệ quốc gia vốn được hình thành, xác định và dựa trên cơ sở chính trị

đối ngoại của từng quốc gia, nhưng lại mang trong mình những quy luật hoạtđộng và phát triển riêng có của chúng” [Lê Thị Thu Huyền, 2019, tr 11]

Theo Lương Văn Thắng (2020), hợp tác quốc tế là phương thức mà các

chủ thé (quốc gia/khu vực) tương tác với nhau nhằm đạt được mục tiêu củamình trong quan hệ quốc tế Hợp tác quốc tế chỉ xuất hiện khi hai hay nhiềuquốc gia (khu vực) tham gia cùng cam kết đạt được mục tiêu chung Khi đó,

họ sẽ cùng nhau thực hiện những hoạt động chung và cùng chia sẻ nguồn lực.

Kết quả của hợp tác quốc tế phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cam kết của các

thành viên Mục tiêu của hợp tác có thé thay đổi theo thời gian, nhưng không

thé chuyên sang hoặc tạo ra một kết quả hoàn toàn trái ngược [Lương Văn

Thắng, 2020, tr 37] Còn Nguyễn Thị Ngoan (2022), lập luận hợp tác quốc tế

13

Trang 19

là sự liên kết lại của một số cá nhân mang trong mình những quốc tịch khácnhau và sinh sống trên các quốc gia trên thế giới Đồng thời họ sẽ cùng hướngtới một mục tiêu, không chống phá, chiến tranh với nhau.

Như vậy, có thê hiểu, hợp tác quốc tế hoặc hợp tác giữa các quốc gia là

việc các quốc gia trên toàn thé giới cùng nhau chung sức, góp sức dé cùng

phát triển một lĩnh vực nào đó với cùng chung một mục đích, không chốngphá hoặc phá hoại lợi ích của nhau Hợp tác quốc tế bao gồm hợp tác song

phương (một nước với một nước khác); Hợp tác đa phương (một nước với

nhiều nước khác trong một hiệp định ký kết); Hợp tác của một nước với một

tô chức quốc tế như các tô chức của Liên hợp quốc (UN), UNESCO

Về mặt chủ thé, trong quan hệ hop tác quốc tế, các chủ thé ở đây được chia thành ba loại, bao gồm: chủ thé quốc gia, chủ thé phi quốc gia và chủ thé

dưới quốc gia Quốc gia là một thực thê pháp lý quốc tế và phải có các đặc

tính gồm: Một dân cư thường xuyên, một lãnh thổ xác định và một chính phủ

có khả năng duy tri sự kiểm soát hiệu quả trên lãnh thé của nó và tiến hành

quan hệ quốc tế với quốc gia khác Chủ thê quốc gia là chủ thể cơ bản và có

vai trò lớn nhất trong quan hệ hợp tác quốc tế Chủ thể phi quốc gia là những

chủ thé không phải là quốc gia Đây là loại chủ thé có sự độc lập tương đối

với quốc gia và có quy mô hoạt động vượt khỏi biên giới quốc gia như: các tổchức phi chính phủ, công ty đa quốc gia, một số nhóm chính trị - xã hội Chủ thể dưới quốc gia là chủ thể hoạt động phụ thuộc khá nhiều vào quốc gianhưng cũng có sự độc lập tương đối và đóng vai trò nhất định, ví dụ như:chính quyền địa phương, cá nhân , chủ thể này hoạt động phụ thuộc khá

nhiều vào quốc gia.

Theo Tờ điển Tiếng Việt, “giáo dục đào tạo là hoạt động tác động có hệthống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người để họ dần dần có

được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu dé ra” [Viện ngôn ngữ,

2010] Hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm giáo dục mẫu giáo, giáo dục phôthông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học

Hợp tác giáo dục quốc té trong dao tao bac dai hoc co thé được hiểu là

hợp tác về các hoạt động đào tạo bậc đại học giữa các cơ sở dao tạo bậc đại

14

Trang 20

học của các nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới để cùng nhau tiến hànhgiảng dạy, đào tạo, nghiên cứu, trao đối các kết quả nghiên cứu, thông tinkhoa học áp dụng vào thực tiễn hoạt động của nhà trường; thiết lập các quỹ

học bồng, tư vấn, tài trợ đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

trường học, góp phan thúc đây sự phát triển chất lượng của giáo dục, đào tạo

bậc đại học của các bên.

Chủ thê của hợp tác giáo dục quốc tế trong đảo tạo bậc đại học chủ yếu

là các cơ sở đào tạo bậc đại học của các nước hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới Cac cơ sở dao tạo đại học có thể gồm: trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học quốc gia; viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ; tổ chức khác có liên quan đến đảo tạo đại học.

Trong luận văn nay, tác giả tập trung vào tìm hiểu hoạt động hợp tác

giáo dục ở bậc đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản, mà ở đó nó mang vai trò

là một bộ phận của hợp tác quốc tế về giáo dục Hoạt động này có thé do các

cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục thực hiện, hoặc diễn ra trong hệ thốngcác cơ sở giáo dục bậc dai học với nhau, là hoạt động của chủ thé thuộc mộttrường đại học hợp tác với chủ thé thuộc quốc gia khác nhằm mục đích dapứng nguyện vọng của nhau về mọi mặt trong điều kiện hợp tác

1.1.2 Khái niệm hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đạt học

Hiện nay gần như chưa có một khái niệm cụ thê chính xác về hợp tác

giáo dục đại học giữa Việt Nam và Nhật Bản, phan lớn cách hiểu về hợp tácgiáo dục đại học đều dựa vào Điều số 45 Luật sửa đôi bổ sung một số điềucủa Luật giáo dục đại học ban hành ngày 19/11/2018 Tuy nhiên dựa trên việckhảo cứu tài liệu, tác giả luận văn cho rằng: Hợp tác giáo dục Việt Nam -Nhật Bản trong đảo tạo bậc đại học là hợp tác về các hoạt động đào tạo đại

học giữa các tô chức có liên quan đến đào tạo đại học tại Việt Nam với các tô

chức có liên quan đến đảo tạo đại học Nhật Bản nhằm một mục đích pháttriển giáo dục, đảo tạo đại học của 2 nước Việt Nam và Nhật Bản

Việc hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học

có thê được thực hiện trong 3 lĩnh vực chính gồm: 1) Liên kết dao tạo đại học,

15

Trang 21

đào tạo tiếng Nhật và giao lưu văn hóa giữa các trường đại học; 2) Hợp tácnghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, tô chức hội nghị, hội thảokhoa học; 3) Thiết lập các quỹ học bồng, tư vấn, tài trợ đầu tư phát triển cơ sởvật chất, trang thiết bị kỹ thuật trường học.

1.2 Sự cần thiết hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Ban trong đào tạo bậcđại học đối với hai nước

1.2.1 Đối với Việt Nam

Thứ nhất, hợp tác quốc tế đặt ra yêu cầu cho nền giáo dục Việt Nam phải triển khai và phát triển tính quốc tế trong môi trường sư phạm Chiến lược phát triển giáo dục đảo tạo của nước ta hiện nay cũng đã khẳng định hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục song vẫn phải giữ được cơ sở của bản sắc

dân tộc, khang dinh duoc chu quyén quốc gia Sự cần thiết phải đôi mới và

nâng cao trình độ giáo dục đại học ở Việt Nam được quy định bởi nhu cầu phát triển của đất nước và xu thế chung của thế giới Ở trong nước, công cuộc

đổi mới đã diễn ra được hơn 35 năm và ngày càng đi vào chiều sâu Yêu cầu

chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu và sự cần thiết tái

cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao

đòi hỏi giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và

nhanh chóng góp phần đào tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao Nếu không

có sự đôi mới, nâng cao trình độ, chất lượng sẽ dẫn đến nguồn nhân lực kém

chất lượng và nó sẽ trở thành một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của

đất nước

Hoạt động hợp tác quốc tế giúp định hướng sự phát triển của giáo dục

đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu

vực và trên thế giới Thông qua hoạt động, các chương trình hợp tác quốc tếvới các nền giáo dục tiên tiến, hiện dai, các trường đại học trong nước có thể

rút ra các kinh nghiệm quý giá trong việc đổi mới tư duy, phương thức quản

lý giáo dục, lựa chọn phương hướng, cải tiến hệ thống và quy trình đào tạo,kết hợp nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đồng thời biết tận dụng thời cơ và

lợi thế để từng bước kéo gần khoảng cách giữa giáo dục trong nước và thế

giới Ngoài ra, hoạt động này tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển

16

Trang 22

bền vững, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho việc phát

triển đất nước.

Thứ hai, hợp tác quốc tế giúp các trường Dai học ở Việt Nam nâng caođược năng lực cạnh tranh của mình và thu hút nhiều nhân tài hơn nữa Nhu

cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngày một trở nên cấp bách đòi hỏi

giáo dục bậc đại học của Việt Nam không chỉ tăng cường năng lực nội tại

trong nước mà rất cần có sự hợp tác quốc tế Sự phát triển mạnh mẽ của nền

kinh tế khiến cho Việt Nam hiện nay không chỉ có những cơ sở giáo dục công lập mà các cơ sở giáo dục tư nhân cũng được thành lập và phát triển rất

nhanh Các trường Đại học ở Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau

mà còn phải cạnh tranh với rất nhiều các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Do đó, hợp tác giáo dục quốc tế trong dao tao bậc đại học sẽ góp phan cải

thiện năng lực quản trị nhà trường phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ ba, hợp tác quốc tế cũng là một trong số những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các môi trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay Nhu cầu

quốc tế hóa đã thúc day các nên giáo dục phát triển không thể không có tính

chất quốc tế và hoạt động theo những chuẩn mực nhất định của giáo dục, đào

tạo quốc tế Mặc dù, công tác quản trị, điều hành hệ thống giáo dục đại học đãtừng bước được cải thiện ở Việt Nam Chất lượng giáo dục đại học cũng từngbước được nâng lên và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong những năm gầnđây Sự thăng tiến về thứ hạng của các trường dai học di đôi với sự tăngcường về chất lượng của đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế Tuy nhiên, để

có những “công dân toàn cầu”, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực

thế gidi, tat yếu phải đôi mới và hợp tác quốc té trong giao duc dai hoc, hoc

tập tri thức tiên tiến của thế giới dé phat triển, tiệm cận các chuẩn mực chungcủa giáo dục đại học thế giới Hợp tác quốc tế giúp các trường đại học thiết

lập được nhiều hình thức hợp tác đa dạng, phong phú với các chương trình,

dự án hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác song phương và

đa phương.

Như vậy, nhu cầu phát triển nội tại của Việt Nam đòi hỏi giáo dục đại

học phải có sự “chuyên mình” mạnh mẽ, gia tăng hợp tác quốc tế Trong khi

17

Trang 23

đó, Nhật Ban là một trong những quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiếncũng có mong muốn hợp tác nên đã trở thành một trong những đối tác hàngđầu được nhiều trường đại học ở Việt Nam lựa chọn.

Thư tu, Nhật Bản là một trong những đối tác chiến lược hàng đầu, có vị

thế quan trọng đối với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi nguồn

nhân lực thích ứng Mà dé có được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏicủa quan hệ đối tác chiến lược này, việc hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật

Bản ở bậc đại học là tất yếu giúp tạo lập nguồn nhân lực Việt Nam không những giỏi kỹ năng nghề mà còn giỏi cả tiếng Nhật dé tiếp tục hợp tác với Nhật Bản trên các lĩnh vực khác như: kinh tế, thương mại, văn hoá, an ninh, quốc phòng Các trường đại học Việt Nam khi thực hiện hợp tác giáo dục với Nhật Bản sẽ góp phần cải thiện năng lực quản trị nhà trường phù hợp với

yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế cũng như học tập kinh nghiệm quản trị của

Nhật Bản dé nâng cao hiệu quả quản trị của trường mình Đồng thời, với sự

hỗ trợ cả về tài chính, công nghệ và nhân lực của các trường học, cơ sở giáo

dục, đào tạo Nhật Bản trong quan hệ hợp tác, các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam được tăng cường năng lực tài chính, công nghệ và các

giảng viên, chuyên gia giỏi của Nhật Bản Tat cả các yêu tố đó sẽ giúp các trường đại học của Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, từng

bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và đứng vào danh sách các trường đạihọc có chất lượng của thế gidi

Thứ nam, hợp tac giáo duc Việt Nam - Nhat Ban trong dao tao bac dai

hoc cũng góp phan thúc đây hiểu biết lẫn nhau, không chi trong phạm vi hep

là các trường đại học mà còn là giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản, giữahai nền văn hóa Các giảng viên và sinh viên Việt Nam khi làm việc và họctập trong các ngôi trường có hợp tác quốc tế sẽ có cơ hội to lớn trong việc tiếp

cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng 16; có cơ hội giao lưu, học

tập kinh nghiệm quan lý và trao đôi kiến thức chuyên môn trong giảng day

đại học Nhờ hợp tác giáo dục trong đảo tạo bậc đại học với Nhật Bản, các giảng viên và sinh viên Việt Nam có cơ hội nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên Nhật Bản cũng như có thêm

18

Trang 24

nhiều cơ hội giao lưu văn hóa và hiểu biết thêm về văn hoá Nhật Bản, đồngthời quảng bá hình ảnh, văn hoá của Việt Nam đối với người Nhật Bản.

12.2 Đối với Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục phát triển, nhiều trường đại học

có chỉ số xếp hạng cao, đã được định vị trên bản đồ giáo dục thế giới Trong

khi đó, Việt Nam là nước có nền giáo dục chưa phát triển, cho nên việc hợptác với Nhật Bản ở bậc đại học có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

cả hai nước, cụ thê:

Thứ nhất, các cơ sở giáo dục đại học của Nhật Bản có nhu cầu cao về

mở rộng hợp tác quốc tế dé phát triển trong bối cảnh già hoá dân số va tỉ lệ sinh ngày càng giảm như hiện nay Theo Báo cáo của cơ quan thong kê Nhật Bản (2022), phân bố dân số Nhật Bản năm 1950 có hình dạng chuẩn của một kim tự tháp, với phan dé tháp khá rộng Tuy nhiên, tháp dân số của Nhật Bản

đã thay đổi nhanh chóng, bởi sự sụt giảm của cả tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết Năm

2010, dân số Nhật Bản không chỉ thể hiện sự gia tăng tình trạng giảm thiểu trẻ

em, gia tăng tỉ lệ dan số giả còn chuyền sang chiều hướng suy giảm tông thé.

Và xu hướng này đã ngày càng thé hiện rõ nét trong 10 năm tiếp theo Năm

2021, tổng dân số Nhật Bản là 125,5 triệu người, xếp hạng thứ 11 về quy mô

dân số của thế giới, nhưng quy mô dân số đã giảm so với đỉnh 128 triệu ngườicủa năm 2010 Năm 2020, tỷ lệ người già (trên 65 tuổi) của Nhật Bản đã ởmức 28,6% so với mức 11,4% của năm 1950, cao hơn mức 16,6% của Mỹ

(10% ở năm 1970), 20,3% của Thuy điển (10,2% ở năm 1955), 20,8% của

Pháp (11,4% ở năm 1955), 21,7% của Đức (10% ở năm 1955) Quy mô dân

số già (từ 65 tuổi trở lên) của Nhật Bản năm 2021 đã là 36,21 triệu người,chiếm 28,9% tổng dân số, tức là cứ 4 người dân Nhat Bản, có 1 người caotuôi, lập kỷ lục về tỷ lệ người cao tuổi Theo dự báo của cơ quan thống kê

Nhật Bản, tỷ lệ dân số gia trong cơ cấu dân số Nhật Ban sẽ tăng lên 31,2%

vào năm 2030, 35,4% vào năm 2040, 37,7% vào năm 2050 và sẽ ở mức

38,1% vào năm 2060 [Phí Vĩnh Tường, 2022] Số liệu trên cho thấy, xã hội

Nhật Bản đang trong tình trạng già hóa và suy giảm dân số trầm trọng nên số

lượng người trong độ tuổi học sinh, sinh viên cũng suy giảm theo Do đó hiện

19

Trang 25

nay tình trạng thiếu sinh viên và không số lượng sinh viên nhập học ít hơn so

với chỉ tiêu được tuyển đã diễn ra ở nhiều trường đại học tại Nhật Bản Nhằmkhắc phục tình trạng trên việc thiết lập và mở rộng hợp tác giáo dục quốc tếbậc đại học, quốc tế hóa giáo dục nhu cầu cần thiết và cấp bách, một trong

những xu hướng lựa chọn của hầu hết trường đại học Nhật Bản Hợp tác giáo

dục quốc tế trong đào tạo bậc đại học sẽ góp phần giải quyết tình trạng hoạtđộng không hết công suất của các cơ sở đào tạo đại học của Nhật Bản

Thứ hai, hợp tac giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong dao tạo bậc dai

học giúp Nhật Bản có thêm nhiều cơ hội để truyền bá văn hóa, quảng bá nền giáo dục Nhật ra thế giới và Việt Nam là một trong những thị trường đang được Nhat Ban quan tâm hiện nay, qua đó nâng cao vi thế của Nhật trên

trường quốc tế Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục, đào tạo bậc đại học có thể ảnh

hưởng tới lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và chính trị, do những con người được

đào tạo trong các hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục đại học và sau đại học là

nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể sẽ là những nhân tố thay đôi vận mệnh

nhiều quốc gia, tạo ảnh hưởng tư tưởng, văn hóa lên những nhân vật này sẽ

gây được ảnh hưởng lớn trong tương lai Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật

Bản trong dao tạo bậc đại học thé hiện nỗ lực của Nhật Ban dé giảm bớt sự bất bình dang trong giáo dục cũng như sự mat cân bằng về kĩ năng của các lực

lượng lao động và thị trường lao động, thông qua việc hợp tác dé điều chỉnh

và cải thiện vấn đề này

Thứ ba, hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Ban trong đào tạo bậc đại

học cũng rất cần thiết và có vai trò, ý nghĩa tích cực với các trường học, các

cơ sở giáo dục, đào tạo của Nhật Bản Việc hợp tác giáo dục với các trường học, các cơ sở giáo dục, đào tạo bậc đại học của Việt Nam giúp các cơ sở giáo

dục, dao tao bậc đại học của Nhat Bản mở rộng ảnh hưởng, nâng cao vi thế và

sự cạnh tranh trong hệ thống giáo dục bậc đại học quốc tế, đồng thời gia tăng

hơn nữa ảnh hưởng của Nhật Bản tại Việt Nam, góp phần hơn nữa trong việcthúc đây quan hệ hợp tác giữa hai nước

Thứ tu, hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong dao tạo bậc đại học cũng rat cân thiệt va có ý nghĩa tích cực với các giáo viên, giảng viên va

20

Trang 26

sinh viên, học sinh Nhật Bản Đó là khi tham gia hợp tác giáo dục với các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo của Việt Nam, các giáo viên, giảng viên

và sinh viên Nhật Bản cũng có thêm nhiều kinh nghiệm giảng dạy và học tậptrong môi trường học thuật quốc tế, mở rộng hiểu biết về nền văn hóa, giáo

dục của Việt Nam.

1.3 Nhân tố tác động đến hợp tác giáo dục Việt Nam — Nhật Bản trongđào tạo bậc đại học

1.3.1 Nhân tổ bên ngoài

Toàn cau hoá và hội nhập, quốc tế hóa giáo dục đại học

Toàn cầu hóa giúp tạo ra một kỷ nguyên hội nhập giữa các dân tộc, thúc đây quan hệ giữa các công dân từ các quốc gia trên mọi lĩnh vực văn hóa

- giáo dục, kinh tế - thương mại Bên cạnh đó, toàn cầu hóa còn thúc day các chương trình hợp tác xuyên quốc gia, trong giáo dục, đó có thể là chương trình trao đối sinh viên, trại hè quốc tế, chương trình giảng day dao tạo từ

xa, Trước tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, thế giới xuất hiện một nhóm

những công dân toàn cầu Họ là những người sống và làm việc tại các quốc

gia khác nhau, có thê có nhiều quốc tịch, hoạt động trong các công ty đa quốcgia, công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế, tô chức phi chính phủ Một

số tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới (chủ yếu ở bậc sau đại học) đã bắtđầu xây dựng chương trình/giáo trình giảng dạy chuẩn bị và rèn luyện phamchất cá nhân cho thế hệ công dân toàn cầu này Kiến thức và kinh nghiệm mànhững công dân toàn cầu có được là từ thực tiễn cuộc sống và quá trình rènluyện của họ ở nhiều quốc gia khác nhau Những con người này vừa học tập

vừa hỗ trợ đào tạo, tham gia giảng dạy trên khắp thế giới Như vậy, rõ ràng

nhu cầu và kha năng phục vụ cho nên giáo dục quốc tế của các thế hệ côngdân toàn cầu đã góp phần tác động tích cực, thúc đây hợp tác giáo dục quốc tế

ở nhiều nước trên thé giới nói chung và thúc day hợp tác giáo dục Việt Nam Nhật Ban nói riêng bởi lẽ cả Việt Nam và Nhật Ban không thé đứng ngoài xu

-thế chung này

Quốc tế hóa các cơ sở giáo dục đại học đang trở thành một nhu cầu cấp

thiết hơn bao giờ hết, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe về một thị

21

Trang 27

trường lao động chất lượng cao trong một thế giới phát triển nhanh như hiện

nay [Trần Mai Đông, 2020: tr 169] Do đó hội nhập quốc tế về giáo dục là

hiện đại hoá, quốc tế hoá nền giáo dục của quốc gia mình nhằm nâng cao chấtlượng giáo duc va dao tạo Giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay là vấn đề

tương đối bức xúc, yêu cầu cấp thiết phải cải cách cơ bản, tìm hướng đi mới

để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ngang tầm quốc tế Tại Hội nghị lầnthứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29 -

NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo duc

va đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong đó xác định nhiệm vụ và giải pháp về chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả HTQT trong giáo dục, đào tạo: “Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào

tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa,

bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn

lọc tinh hoa văn hóa và thành tựu khoa học, công nghệ của nhân loại Hoàn

thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc

tế về giáo dục, đào tạo Tăng quy mô đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sáchnhà nước đối với giảng viên các ngành khoa học cơ bản và khoa học mũi

nhọn, đặc thù Mở rộng liên kết đào tạo với những co sở dao tạo nước ngoài

có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp; đồng thờiquản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo [Đảng cộng sản Việt Nam, 2013] Nhưvậy cho thấy đây cũng là chủ trương của Đảng và Nhà nước, hội nhập quốc tế

hướng đi mới của cải cách giáo dục ở Việt Nam.

Đối với Việt Nam, trong khoảng hai thập kỉ trở lại đây, quốc tế hoá

giáo dục là một trong những chiến lược giáo dục quan trọng năm trong nỗ lực

nỗ lực đổi mới hệ thống giao duc, theo hướng hiện đại, theo kip xu hướng

chung của thế giới nhưng vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc trong giáo

dục con người [Đỗ Thị Hồng Liên, 2023: tr 60] Do đó, đối với hội nhậpquốc tế về giáo dục, đào tạo bắt buộc chúng ta phải tìm kênh tiếp cận thích

hợp, lựa chọn lĩnh vực mũi nhọn, có tính đột phá Việc hội nhập quốc tế về

giáo dục, đào tạo có thé thông qua nhiều kênh, từ việc ký kết điều ước quốc tế

22

Trang 28

thực hiện hợp tác giáo dục, trao đổi, tham gia các hoạt động quốc tế khác

nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn giáo dục, đào tạo trong nước Hội nhập

phải bảo đảm thực hiện trong tất cả các khâu của giáo duc va dao tao, kiémtra, đánh giá theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng cơ sở vật chat liên quan đến

giáo dục, đào tạo theo tiêu chuẩn tốt của quốc tế Đây chính là yêu cầu đặt ra

cho nền giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa

giáo dục như hiện nay.

Toàn cầu hóa về giáo dục, đào tạo và xu thế quốc tế hoá giáo dục là xu thế khách quan, thiết yếu và sống còn trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia Trong một thế giới không ngừng biến đổi, nhiệm vụ của nền giáo dục là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao dé thích ứng, tồn tại và phát triển Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, “các trường đại học trên thế gidi noi chung, chau A nói riêng cần phải tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế đưới nhiều hình thức khác nhau dé tiếp cận nền giáo dục đại học hiện đại” [Vân

An, 2021].

Xu hướng hợp tác và cạnh tranh trong giáo dục nói chung và giáo dục, đào tạo bậc đại học nói riêng

Thứ nhất, xu hướng hợp tác giáo dục của thế giới và khu vực đã ngày

càng phát triển mạnh, thé hiện rõ nét qua xu hướng quốc tế hóa giáo dục Nhu

cầu quốc tế hóa khiến các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo không thê phát

triển mà không chú trong tới hop tac và hoạt động theo những chuan mực

quốc tế nhằm đạt được sự thừa nhận chung Vấn đề đổi mới giáo dục đượccác quốc gia quan tâm hơn bao giờ hết Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu

một mặt ngày càng quan tâm để giảm thiêu những hạn chế trong các cách tiếp

cận giáo dục truyền thống, bó hẹp trong mối quan hệ của mỗi quốc gia, mặtkhác, cũng kêu gọi thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với nhiều quốc gia, đặc

biệt là các quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến Mỗi quốc gia muốn

nâng cao phát triển nền khoa học công nghệ của nước mình đòi hỏi phải tiếpcận nền khoa học tiễn bộ từ những quốc gia khác, theo đó hoạt động hợp tác

giáo dục sẽ càng được đây mạnh Như vậy, rõ ràng, xu hướng hợp tác giáo

dục của thê giới và khu vực có tác động tích cực khiên các quôc gia trên thê

23

Trang 29

giới và trong từng khu vực tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác giáo

dục quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học nói riêng

Ngoài ra, thực chất cạnh tranh khoa học công nghệ là nhằm đổi mới tư

duy tiếp cận với nén tri thức hàng đầu góp phan phát triển đất nước Qua đó

có thể thấy cạnh tranh giữa các quốc gia về khoa học công nghệ, thực chất là

cạnh tranh về giáo dục, dé tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năngthích ứng trong môi trường khoa học, kỹ thuật phát triển và góp phần nâng

cao nền khoa học, kỹ thuật nước nhà Do đó, rất nhiều quốc gia đang nỗ lực tăng cường hợp tác giáo dục quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục quốc tế

bậc đại học nói riêng Đối với những nước đang phát triển, một mặt hợp tác

giáo dục quốc tế bậc đại học góp phần nâng cao chất lượng, trải nghiệm học tập toàn cầu cho người học, thúc đây quá trình hội nhập trong khu vực và trên thế giới Mặt khác, việc tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm giáo dục của các nước và chú ý đến những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế sẽ giúp

đất nước giảm bớt khó khăn, đi đúng hướng văn minh của thời đại Đối với

những nước phát triển, hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học giúp các quốc gia

này khai thác nguồn tài nguyên con người ở những nước khác, thu nguồn lợi

kinh tế từ việc thương mại hóa giáo dục đồng thời cũng nhằm tạo ra các ảnh hưởng nhất định, quảng bá sức mạnh mềm của nước mình để dễ dàng đạt

được một số mục đích chính trị [Nguyễn Thị Hồng Trang, 2016]

Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có tác động tích cực khiến

cả Việt Nam và Nhật Bản đều xác định nhu cầu tất yếu cần phải hội nhập giáodục nói chung và hội nhập giáo dục đại học nói riêng, phù hợp với xu thế

chung của thế giới và không nằm ngoài xu hướng Xu hướng quốc tế hóa giáo

dục tạo ra những con người có tầm nhìn mở, tư duy năng động, thích nghi phùhợp với thời đại, cho phép các quốc gia học hỏi lẫn nhau về khoa học, công

nghệ, điều sẽ quyết định số phận của mỗi quốc gia trong thế giới 5.0 Trong

quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, xét dưới góc độ giáo dục, cả hai nước đều đâymạnh quốc tế hóa giáo dục như là điều kiện cần thiết cho mỗi quốc gia đối

mặt với tình hình chung Đồng thời, mối quan hệ giáo dục Việt Nam - Nhật

Bản cũng được thắt chặt hơn bởi các tuyên bố chung và các chương trình hợp

24

Trang 30

tác ở cấp Chính phủ Nó trở thành kim chỉ nam cho quan hệ và khiến việc hỗ trợnhau trong giáo dục trở thành quyền lợi và trách nhiệm quốc tế của mỗi bên.

Một trong ví dụ của hợp tác quốc tế bậc đại học trong khoa học côngnghệ thời kì toàn cầu hóa, đó là xu hướng chi viện cho những dự án TVET

(Technical Vocational Education Tranning) do Jica Nhật Bản được hiểu là

Giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề hay theo nghĩa rộng là Giáo dục nghềnghiệp (Vocational Education), đã được thực thi ở nhiều nước đang phát triển

trên thế giới thông qua chương trình tài trợ vốn ODA (ở cả hai loại hình hoàn

lại và không hoàn lại), đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kĩ thuật Những dự án

này phần lớn tập trung ở Đông Nam Á, rồi đến Mỹ, Trung Đông, Nam Mỹ

[Nobuko Kayshima, Kazuo Kuroda, 2019, tr 183-185].

Thứ hai, việc hợp tac quốc tế trong đào tạo bậc đại học giúp các cơ sở

đào tạo bậc đại học duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong môi trường

toàn cầu Việc sở hữu một nền khoa học công nghệ mạnh sẽ giúp các cơ sở

đào tạo bậc đại học ở các quốc gia khác nhau có thuận lợi hơn trong việc

quảng bá chương trình giáo dục, thu hút nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh

trên thế giới đang ngày càng khốc liệt Mỗi quốc gia muốn nâng cao phát triển

nên khoa học công nghệ của nước mình đòi hỏi phải tiếp cận nền khoa học tiễn bộ từ những quốc gia khác, theo đó hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc

đại học sẽ càng được day mạnh Đây cũng là nhân tổ tích cực tác động thúc đây

sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học.

Khoa học công nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển với cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0, những thành tựu vượt trội của khoa học kỹ thuật đã đưa thông tin

truyền đi nhanh và xa hơn, các quốc gia không còn độc lập về thông tin nữa

Do vậy, công dân của họ có cơ hội tiếp cận nhanh chóng nguồn tri thức vô tận

từ thế giới Internet, những chương trình giáo dục từ các nước phát triển đến

gan với họ hơn bao giờ Sở hữu một nền khoa học công nghệ mạnh giúp cácquốc gia thuận lợi hơn trong việc quảng bá chương trình giáo dục, thu hút

nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh trên thế giới đang ngày càng khốc liệt Như

vậy, rõ ràng, khoa học công nghệ đặc biệt là cách mạng công nghiệp lần thứ

25

Trang 31

tư đã tác động tích cực, khiến các quốc gia tăng cường hơn nữa hoạt động hợptác giáo dục quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học nói riêng.

Sự phát trién của khoa học công nghệ với cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 đặt các trường đại học đứng trước thách thức rất lớn, cạnh tranh nguồn lực

chất lượng cao không chỉ trong nước mà nó còn mang tính toàn cầu Người

lao động phải có tư duy sang tạo, có khả năng thích nghi với các thách thức và

yêu cầu công việc thay đổi liên tục trong thị trường lao động trong nước, khu

vực và quốc tế, tránh nguy co bị mat việc làm Mô hình phát triển, chương trình giáo dục, hình thức tổ chức day học ở bậc Đại học phải được cải tiến cập nhật thường dé phù hợp với đối tượng, đáp ứng được mục tiêu dao tao Các yêu cầu về kiến thức cũng phải được thay đổi theo các yêu cầu về kĩ năng đáp

ứng được đòi hỏi của nên kinh tế, văn hóa, xã hội Ngoài ra phải thay đôi cả

tư duy quản lý, quản trị đại học Các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng

những công cụ thông minh, gồm cả công cụ quản lý đại học phù hợp với thời

đại số hóa và đây mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác quốc tế

mới đáp ứng nhu cầu và tính cạnh tranh cao của nguồn nhân lực cho xã hội.

Đối với Việt Nam và Nhật Bản, hợp tác giáo dục giữa hai nước cũngchịu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khi mà Việt Nam còn

tương đối hạn chế về công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ vào giáo dục

trong khi Nhật Bản đã rất thành công và phát triển về khoa học, công nghệ

cũng như ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động giáo dục đào tạo bậc đại học và việc hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học sẽ đem lại những lợi ích cho cả hai phía.

Nhật Bản là nước luôn tích cực tiếp thu nền khoa học công nghệ hiện

đại nên luôn là một trong những nước đi đầu trên thế giới về khoa học công

nghệ, đặt biệt là “công nghệ tự động” Nhật Bản cũng là một trong những

nước đi đầu trong chế tạo robot, các thiết bị tự động hỗ trợ sản xuất và giảng

dạy ở khu vực và trên thế giới Do đó, trong các chương trình hợp tác, liên kếtgiáo dục giữa hai nước ở bậc đại học, Nhật Bản luôn chú ý đến những ngành

thế mạnh của mình là công nghệ thông tin, điện tử và công nghệ tự động

v.v Điều này vừa giúp cho Nhật Bản thể hiện phần nào đó thiện chí và

26

Trang 32

mong muốn hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam phát triển vàtheo kịp thời đại, vừa giúp các quốc gia này đào tạo ra những con người cóthể đáp ứng yêu cầu của thế giới trong thời đại 4.0, đồng thời cũng khẳngđịnh được vị trí và vị thế của quốc gia hàng đầu trong giáo dục Hay nói cách

khác, yếu tố khoa học công nghệ đã tác động tích cực đến hợp tác giáo dục

Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo bậc đại học.

1.3.2 Nhân tổ bên trong

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản

Quan hệ ngoại giao là cơ sở hình thành hợp tác giáo dục quốc tế ở bậc đại học và cũng là nhân tô có tác động rất lớn đến hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế ở bậc đại học Khi quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia phát triển tốt thì hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học có những ảnh hưởng tích cực, được tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các bên trong quan hệ hợp tác thực hiện các hình thức hợp tác phù hợp với quy định của các quốc gia tương

ứng Tuy nhiên, nếu hai quốc gia có những biến động xấu trong quan hệ ngoại

giao, thậm chí chấm dứt quan hệ ngoại giao thì tất yếu mọi quan hệ hợp tác

giáo dục bậc đại học giữa các quốc gia đó sẽ bị tác động tiêu cực và cũng cóthé bị cham dứt theo Quan hệ ngoại giao có ảnh hưởng to lớn do quan hệ

ngoại giao là nơi chứa đựng những lợi ích cơ bản của quốc gia và con người như tồn tại và phát triển Quan hệ ngoại giao là hoạt động chức năng của quốc

gia [Đảng cộng sản Việt Nam, 2001, tr 8].

Trong trường hợp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, sự phát triển mạnh mẽtrong quan hệ ngoại giao đã tác động tích cực đến sự hợp tác giáo dục Việt

Nam — Nhat Bản trong đào tạo bậc dai học Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản với tư cách đối tác chiến lược có tác động thúc

đây đáng kể mối quan hệ hợp tác này Trước thé kỷ XXI, hợp tác giáo duc

Việt Nhật chỉ dừng lại ở các hoạt động giảng dạy tiếng Nhật, trao đổi giảng

viên Đó là do, giai đoạn này, quan hệ Việt - Nhật đã trải qua một thời ky gián

đoạn do sự kiện Campuchia, đến năm 1989 khi Việt Nam rút khỏi

Campuchia, mâu thuẫn đông tây được giải quyết, quan hệ Việt Nam được nối

trở lại [Lưu Thị Thu Thủy và Pham Thu Hương, 2023, tr 586], va đến năm

27

Trang 33

1992, Nhật Bản mới cấp lại viện trợ cho Việt Nam, nhưng quan hệ hai nước

chưa thực sự sâu sắc Chỉ đến năm 2002, sau chuyến thăm Việt Nam của Thủtướng Nhật Ban Koizumi (tháng 4-2002) va chuyến thăm Nhật Bản của Tổng

Bí thu Nông Đức Mạnh (tháng 10- 2002), quan hệ ngoại giao giữa hai nước

được nâng lên một tầm cao mới với tinh thần: “Cùng hành động, cùng tiến bước, thúc đây quan hệ ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau” Đây chính là

nhân tố quan trọng thúc đây sự phát triển các quan hệ hợp tác giáo dục nói

chung và hợp tác giáo dục đại học nói riêng giữa Việt Nam và Nhật Bản Hoạt động hợp tác giáo dục hai bên có sự “nở rộ” và nhận được sự quan tâm rõ nét

từ chính phủ Nhật Bản Từ năm 2002, Nhật Bản dành những suất học bổng phát trién nguồn nhân lực cho sinh viên và cán bộ xuất sắc của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng phát huy vai trò

của mình trong quá trình hợp tác giáo dục hai nước, đặc biệt là trong việc hỗ

trợ các hội sinh viên Việt Nam tại các trường Đại học Nhật Bản Hoạt động

này nhăm tạo môi trường đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống, học tập

và nghiên cứu giữa các học sinh, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản, đại diện và

hỗ trợ cho những quyên lợi chính đáng, hợp pháp của du học sinh Việt Nam

cũng như là cầu nối giữa du học sinh Việt Nam với Ban giám hiệu các trường,các tô chức, với chính phủ hai nước [Đại sứ quán Việt Nam tai Nhật Bản,2016] Đây là cơ quan quan trọng góp phần quản lý số lượng, chất lượng du

học sinh, thực tập sinh và tu nghiệp sinh, bảo đảm quyền lợi và hình ảnh của

học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung ở Nhật.

Su twong dong về văn hóa của Việt Nam và Nhật BảnVăn hóa và các giá trị của nó như: ngôn ngữ, tôn giáo, lỗi sống, truyềnthống, phong tục, tập quán đã tồn tại và phát triển cùng với sự phát triểncủa xã hội loài người, được quy định bởi các yếu tố như: nhân chung, vi trí

địa ly, Van hóa của một quốc gia có ảnh hưởng đối với sự phat triển của

nên giáo duc quốc gia Do đó, văn hoá cũng ảnh hưởng đến hoạt động hợp tácgiáo dục quốc tế nói chung và hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học nói riêng

Vì vậy, để tăng cường và phát huy hiệu quả của hoạt động hợp tác giáo dục

quôc tê bậc đại học, các bên trong quan hệ hợp tác giáo dục quôc tê cân đảm

28

Trang 34

bảo những giá trị văn hóa mang tính phô cập, thống nhất của thé giới, khu vực

cũng như cần chú trọng những giá trị văn hóa mang tính quốc gia đặc thù.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chứchoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học, đặc biệt là ảnh hưởng đến nội

người đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt tốt đẹp giữa hai quốc gia và nhân dân

hai nước đặc biệt là giúp tăng cường hợp tác giáo dục đại học Việt Nam

-Nhật Bản Đồng thời, hợp tác chặt chẽ trong giáo dục đại học cũng giúp tăng

cường hiểu biết văn hoá của hai nước, truyền bá, lan tỏa văn hoá của cả hai

thông qua các lưu học sinh, sinh viên của hai nước.

Chính sách pháp luật liên quan đến hợp tác giáo duc bậc đại học của

Việt Nam và Nhật Bản

Đối với các ngành kinh tế, xã hội của một quốc gia, luật pháp và chủ

trương chính sách của Nhà nước, của ngành luôn đóng vai trò then chốt, có

ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động hoạt động của ngành và giáo dục cũng không ngoại lệ Hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học cũng

chịu tác động của các chính sách pháp luật của quốc gia Mọi hoạt động kýkết và triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học đều phải tuântheo pháp luật của hai nước trong quan hệ hợp tác Nếu hệ thống pháp luật

liên quan đến hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học của quốc gia

được xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ, không có sự mâu thuẫn hay chồng chéogiữa các văn bản pháp luật thì hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học

sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, ít gặp những khó khăn, vướng mac trong

thực thi hơn Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động hợptác giáo dục quốc tế bậc đại học của quốc gia trong quan hệ hợp tác còn chưa

đồng bộ, có sự điều chỉnh, thay đồi, bé sung liên tục sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới

hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học của các bên

29

Trang 35

Chính sách pháp luật của Việt Nam và Nhật Bản đều chủ trương

khuyến khích các hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học nói chung

và ủng hộ hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Nhật Bản nói riêng Đây là

yếu tố thuận lợi dé các hoạt động hợp tác giáo dục đại học Việt Nam - Nhật Bản phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau trong thời gian qua, cụ thé

như sau:

Chính sách pháp luật liên qua đến hợp tác giáo dục bậc đại học của

Việt Nam

Việt Nam luôn coi giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối nội

và đối ngoại Việt Nam thực hiện chủ trương đôi mới, giáo dục đại học theo định hướng chiến lược phát triển giáo duc-dao tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện dai hóa Quan điểm đổi mới được xác định là:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục va dao tạo là đôi mới những vấn

đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội

dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới

từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quan tri của

các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội

và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá

trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân

tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn

chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa

các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo duc, dao tạo Chuẩn hóa,

hiện đại hóa giáo dục và dao tạo.

Đôi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tang của

hệ thống giáo dục đại học Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng

30

Trang 36

thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình

độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế dé phát triển giáo dục và đào tạo,

đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cau hội nhập quốc tế dé pháttriển đất nước [Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013]

Mục tiêu đặt ra đối với giáo dục đại học là: tập trung đào tạo nhân lựctrình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự

làm giàu tri thức, sáng tạo của người hoc Hoàn thiện mạng lưới các cơ so

giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quyhoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đàotạo ngang tầm khu vực và quốc tế Da dang hóa các cơ sở dao tạo phù hợp vớinhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng,bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế [Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam, 2013].

Một số giải pháp phát triển giáo dục đại học được đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Việt Nam ban hành ngày 28 tháng

12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ gồm:

- Khuyến khích mở rộng và đây mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo,

nghiên cứu với các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín và chất

lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục;

- Hoàn thiện hệ thống kiêm định chất lượng giáo dục Dinh kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định Chú trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng

giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở ngoài công lập, các cơ sở có yếu tố nước

ngoài Xây dựng phương thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với các loại hình

giáo dục cộng đồng

- Hoàn thiện cơ chế quan lý cơ sở giáo dục, dao tạo có yếu tố nước

ngoài ở Việt Nam; quản lý học sinh, sinh viên Việt Nam đi học nước ngoài

băng nguồn ngân sách nhà nước và theo hiệp định nhà nước; khuyến khích

liên kêt với các cơ sở đảo tạo nước ngoài có uy tín.

31

Trang 37

- Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài băng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước Mở rộng liên kết đào tạo với

những cơ sở đào tạo nước ngoài có uy tín, chủ yếu trong giáo dục đại học và

giáo dục nghề nghiệp; đồng thời quản lý chặt chẽ chất lượng đào tạo Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyền giao

khoa học và công nghệ ở Việt Nam Tăng cường giao lưu văn hóa và học

thuật quốc tế Có chính sách hỗ trợ, quản lý việc học tập và rèn luyện của học

sinh, sinh viên Việt Nam đang học ở nước ngoài và tại các cơ sở giáo dục,

đào tạo có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

về công tác quan tri, điều hành hệ thống giáo dục đại học, Việt Nam đã

từng bước tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học Chất lượng giáodục đại học từng bước được nâng lên và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế

Trong các trường đại học, việc ứng dụng công nghệ thông tin từng bước được

triển khai phục vụ cho công tác dạy và học.

Đặc biệt, từ năm 2012, Luật Giáo dục đại học của Việt Nam đã mở

rộng quy định về các hình thức hợp tác quốc tế của các cơ sở đảo tạo đại học, gồm: 1 Liên kết dao tạo; 2 Thanh lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam; 3 Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyền giao công nghệ, tô chức hội nghị, hội thảo khoa học; 4 Tư vấn, tài trợ, đầu tư

phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị; 5 Bồi đưỡng, trao đổi giảng viên,nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học; 6 Liên kết thư viện, trao đôi

thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng

chương trình dao tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào

tạo, khoa học và công nghệ; 7 Tham gia các tô chức giáo dục, khoa học, hộinghề nghiệp khu vực và quốc tế; 8 Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại

học của Việt Nam ở nước ngoài; 9 Các hình thức hợp tác khác theo quy định

của pháp luật [Quốc hội, 2012]

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tạo, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình, ký thỏa thuận quốc tế về tương đương văn băng hoặc công nhận lẫn

nhau về văn bang; quy định chi tiết điều kiện, trình tự, thủ tục, thâm quyền

32

Trang 38

công nhận văn bằng: cung cấp thông tin về cơ sở giáo dục đại học bảo đảm

chất lượng được nước sở tại công nhận Việc công nhận văn bằng giáo dục

nghề nghiệp do nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dụcnghệ nghiệp

Chiến lược và chính sách đôi mới giáo dục đại học nêu trên của Việt

Nam chính là cơ sở pháp ly và cũng là nhân tô bên trong tác động tích cực déquan hệ hợp tác giáo dục quốc tế bậc đại học ở Việt Nam nói chung và quan

hệ hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản ở bậc đại học nói riêng được hình

thành và phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, Việt Nam trong chiến lược chính sách phát triển giáo dục đã rat coi trọng yêu tố hợp tác quốc tế, các văn bản ký kết cap Nhà nước day mạnh việc hợp tác giáo dục quốc tế của Việt Nam với

các nước trong đó có Nhật Bản là cơ sở quan trọng hình thành các quan hệ hợp tác giáo dục bậc đại học giữa các cơ sở giáo dục đại học của hai nước

Việt Nam và Nhật Bản.

Ngoài ra, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực, chủ động hội

nhập quốc tế bởi thấy rõ tính khách quan của tiến trình này trong sự phát triển

của nhân loại Vì thế, sau khi thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hộivào năm 1996, Việt Nam đã từng bước chuyên từ hội nhập kinh tế quốc tế

sang hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn điện trong mọi lĩnh vực Dé có những

“công dân toàn cầu”, đủ sức cạnh tranh trong thị trường nhân lực thế giới thìtất yêu phải đổi mới va hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học, có vậy mớihọc tập tri thức tiên tiến của thế giới dé phat triển, tiệm cận các chuẩn mựcchung của giáo dục đại học thế giới Như vậy, nhu cầu phát triển nội tại củaViệt Nam đòi hỏi giáo dục đại học phải có sự “chuyên mình” mạnh mẽ, giatăng hợp tác quốc tế, và Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền giáodục đại học tiên tiến cũng có mong muốn hợp tác nên là một những đối tác

hàng đầu được nhiều trường đại học ở Việt Nam lựa chọn.

Chính sách pháp luật liên quan đến hợp tác giáo dục bậc đại học của

Nhật Bản

Với triết lý giáo dục rất coi trọng yếu tố con người, Luật giáo dục cơ

bản (bộ Luật được ban hành năm 1947 và sửa đổi năm 2006), có nội dung:

33

Trang 39

Nhiệm vụ chính nhất là “hoàn thiện nhân cách con người về thé chat lẫn tinh

thần đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xãhội-quốc gia hòa bình và dan chủ” với 5 mục tiêu chính là (i) Trang bị văn

hóa và tri thức rộng rãi, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm, rèn luyện sức khỏe;

(ii) Tôn trọng giá trị cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh than tự lập, tự

chủ; (iii) Tôn trọng giá tri xã hội , có ý thức xây dựng, đóng góp cho sự phát

triển của xã hội dựa trên tinh thần cộng đồng: (iv) Coi trọng tự nhiên và đóng

góp vào việc bảo vệ môi trường; (v) Tôn trọng truyền thống và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước đồng thời, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển

của cộng đồng quốc tế [Nguyền Quốc Vương, 2018]” Theo đó, thành tố quan

trọng trong mục tiêu giáo dục của Nhật Ban là yếu tố con người Đây phải là

những con người được trang bị đầy đủ các yếu tố về thể chất lẫn tinh thầnđồng thời, có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội -

quốc gia hòa bình, dân chủ, tôn trọng lao động và có trách nhiệm quốc tế Tuy

nhiên do dân số Nhật Bản đang trong giai đoạn già hóa, thị trường rơi vào tình trạng thiếu lao động ở nhiều phân khúc quan trọng nên việc hợp tác đào

tạo nguồn nhân lực trở thành van dé cấp bách đối với quốc gia Nhằm bồ sungnguồn nhân lực có chất lượng cao, phù hợp các yêu cau trong từng phân khúcthị trường lao động khá khắt khe về vấn đề chất lượng, Nhật Bản ngoài những

giải pháp thực hiện ở trong nước đã tích cực mở rộng, khai thác hợp tac quốc

tế về đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh việc giải quyết các nhu cầu lao động,

giải pháp này giúp Nhật Bản “xuất khẩu” nền giáo dục ra thị trường thé giới,

quảng bá văn hóa, tư tưởng, nâng cao sức ảnh hưởng cũng như nâng tầm vị

thế trên bàn cờ chính trị quốc tế Chính những quy định về chính sách này đã

tạo cơ sở pháp lý cho các cơ sở giáo dục bậc đại học của Nhật Bản thiết lậpcác quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học của các quốc gia khác

trong đó có Việt Nam, một trong những đối tác quan trọng của Nhật Bản

trong nhiều lĩnh vực hợp tác

Hệ thong giáo duc dai hoc của Nhat Ban hướng tới xây dựng các

trường đại học vì người học, theo sát người học dé bồi dưỡng và phát huy cao

nhât thê mạnh của người học.

34

Trang 40

Mặc dù Nhật Bản đã trải qua hai lần đại cải cách giáo dục - đào tạo và

nhờ đó mà người Nhật đã làm cho cả thế giới ngạc nhiên, khâm phục vềnhững kỳ tích phát triển Song, do những bất cập trong hệ thống giáo dục vàđào tạo nên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục -

đào tạo lần thứ ba nham tạo dựng một hệ thống giáo dục với chức năng đào

tạo nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai theo hướng tạo ra những conngười day sức sáng tao dé có thé đảm đương nhiệm vụ đưa đất nước nhanh

chóng vượt qua những khó khăn, thách thức của tình trạng khủng hoảng, trì

trệ, đưa Nhật Bản vững bước ở thế kỷ XXI với vị thế là một trong những cường quốc hang dau thế giới Các mục tiêu của cải cách liên quan đến giáo dục đại học gồm:

- Linh hoạt hóa việc tuyên chọn vào đại học và sau đại học Đề làm tốt việc này, ngay từ những năm cuối giáo dục phổ thông, Nhật Bản đã chú ý hướng học sinh vào các lớp chuyên, khối chuyên và thực hiện hướng nghiệp

dé các em tự do phát triển năng khiếu và sở thích

- Đổi mới phương pháp giáo dục và nội dung giảng dạy bao hàm cả

phương pháp dạy đối với thầy và học đối với trò nhằm nâng cao tính độc lập,sáng tạo của cả thầy và trò Phương pháp cải cách chủ yếu là đề cao tư duy

độc lập, sáng tạo, phát triển nhân cách thay thế cho hệ thống giáo dục truyền

thống trước đây vốn “lay thầy giáo là trung tâm”; gắn nhà trường với môitrường và cộng đồng, nâng cao tính tự chủ của nhà trường; kết hợp giá trịtruyền thống dân tộc với nâng cao tính quốc tế của các môn học, các hoạt

động giáo dục

- Xúc tiễn việc chan hưng nghiên cứu và cải cách giáo dục đại học theo

hướng phù hợp hơn với vị thế cường quốc của Nhật Bản trong môi trườngmới vừa cạnh tranh vừa hợp tác để cùng phát triển [Giang Thị Thanh Nhã,

2021, tr 215].

Dé dat được các mục tiêu nêu trên, Nhật Ban đã hoạch định và thực

hiện nhiều chính sách như: chính sách phát triển cho các trường đại học trong

thế kỷ XXI theo hướng đa dạng, linh hoạt hóa các cơ hội và hình thức học tập,

sáng tạo cơ hội cấp bằng mới nhưng bảo đảm đúng quy chuẩn chất lượng và

35

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN