Trong những thành tựu GHPGVN đạt được qua 40 năm, hoạt động hợp tác quốc tế làmột trong những hoạt động được đánh gia cao với nhiều thành tựu nỗi bật như: tổ chức thành công ba kỳ Đại lễ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
3 2K 2 2 2K OK
NGUYEN THI HIEN
HOP TAC QUOC TE CUA GIAO HOI PHAT GIAO VIET NAM
GIAI DOAN 1981 -2022
Hà Nội - 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
3 2K 2 2 2K OK
NGUYEN THI HIEN
HOP TAC QUOC TE CUA GIAO HOI PHAT GIAO VIET NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của học viên
dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Các tư liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn chưatừng được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác
Ha Nội, ngày O1 tháng 12 năm 2023
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước tiên, học viên xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS NguyễnThị Mỹ Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ học viên trong suốt
thời gian học viên thực hiện luận văn Thạc sĩ Cô cũng là người đã đưa ra những
ý tưởng, đóng góp quan trọng vào sự hoàn thiện của luận van.
Tiếp đến, học viên xin cảm ơn đến toàn thê các thầy, cô trong khoa Quốc tếhọc, đã giảng dạy và tạo điều kiện cho học viên trong quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường Những kiến thức mà học viên nhận được là hành trang quan trọng
giúp học viên trưởng thành, vững bước hơn trong tương lai.
Tiếp nữa, học viên xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Văn phòng Trungương GHPGVN đã cung cấp những tư liệu giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn
này.
Sau cùng, học viên xin gửi lời cảm on tới gia đình và bạn bè, đã luôn ở bên
giúp đỡ, động viên để học viên hoàn thành luận văn này
Luận văn của học viên vẫn còn những hạn chế về năng lực và thiếu sóttrong quá trình nghiên cứu Học viên xin lắng nghe, tiếp thu và cảm ơn tat cảnhững ý kiến phản biện từ các thầy, cô nhăm hoàn thiện, bổ sung kiến thức
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
A MO DAU àn 4
1 Tính cấp thiết của đề tai eececcccccccessessesssessessessessecsssssessessessecsusssessessessessessneeseess 4
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu + 2 2s +2+E£+££+E£+E++E+££EzEzxezrxeex 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU - 5 5Ă +2 + + E+EEsexeereerrrerrserrrerree 11
4 Cơ sở lý luận & phương pháp nghiên cứu 00 eee eeeeseereeteeeeeneeaeeseeeeeaeeneees 12
5 Đóng góp của luận văn - - + c 331 31 11111111 11 011 11 1H g1 kg grệp 13
6 Bố cục của luận vănn -.- ¿Set SEESESEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEkrkrrrrrrkee 14
3912801092157 A 15
CHƯƠNG 1: CƠ SO VA NHỮNG NHÂN TO TÁC ĐỘNG HOAT DONG
HỢP TÁC QUOC TE CUA GHPGVN GIAI DOAN 1981 - 2022 15
1.1 Một số khái niệm liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN
0 552278 15
1.1.1 Khái niệm về hợp tác Quoc té cecceccsccssscessesssssesseessessessesssssessessessessvestesseeseens 15
1.1.2 Giáo hội Phật giáo Vit NAIM ceccccccccscccesccesscesseessessseeeseesseeseessseeseeessesengs 16
1.2 Bối cảnh trong nước và quốc tế giai đoạn 1981 đến 2022 - 221.3 Quan điểm, chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động hợptác quốc tế từ 1981 — 2(022 ¿©-¿©+++Ek+2E+2EE22E1221127112112711211211271 211cc 25Tiểu kết chương Ì - 2-2 5£ £+EE9EE£EEEEE2E122157171711211211111171 1.1.1 xeE 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP TÁC QUOC TE CUA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM GIAI DOAN 1981 - 2022 -+- 362.1 Hop tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tô chức quốc tế 362.1.1 Hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các tổ chức Phậtgiáo ở khu vực Đông NAM A vessecsesssesssessesssessssssesssessssssesssessssssecsssssesssessusssesssesseee 36
2.1.2 Hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các tổ chức tôngiáo khác trong khu vực VÀ Quoc KẾ -+©-¿+ce++e+Ek+EE£EESEEEEEEEEEEEEerErrsrkerkee 39
2.2 Hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các sự kiện và hộinghị QUOC tẾ - 2-22 £SE9SE£SE9EEE2E9E1EE12121121121121711711211211111171.11 1.1 Xe 4I
Trang 62.2.1 Sự kiện Đại lễ Phật đản (Wesak) Liên Hop Quốc 41
2.2.2 Hội nghị Nữ giới Phật giáo TNE giới cesceccecceccessesseessessesseessessessesseesesesseeees 472.3 Cac hoạt động đối ngoại khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 49
2.3.1 Viếng thăm, hợp tác hữu nghị và đón tiếp các phái đoàn quốc tế 492.3.2 Một số hoạt động hợp tác quốc tế khác 2-2+c+e+tk+t+r+re+xerxee 56Tiểu kết chương 2 -¿- 2: + ©E£2E9EE9E1EE1E211211211171717112112111111 71.1.1101 xee 63CHUONG 3: NHẬN XÉT VE HOAT ĐỘNG HỢP TÁC QUOC TE CUA
GIÁO HOI PHẬT GIÁO VIỆT NAM GIAI DOAN 1981-2022 643.1 Thành tựu và hạn chế -. - ¿+ Ss+SSE+EEE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkeEkrkerxrrrrrree 64
EU HAM NE THai 683.2 Những đặc điểm trong hợp tác quốc tế của GHPHVN (1981 - 2022) 703.3 Khuyến nghị và đề xuẤt -2 5£ 2+Ss+EE‡EEEEEEEE2E12211217171211 211 Exrxe 72Tiểu kết chương 3 ¿- 2-5 2+9 1EEEEE1E2112112111117121121111111171.1 1 T1 xeE 74s00 1i 75
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO 2- 2£ +2£E22£xzc£xerrsed 78
PHU LUC 92 277 1+ 87
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
GHPGVN | Giáo hội Phật giáo Việt Nam
HĐTS | Hội đồng Trị sự
HDCM | Hội đồng Chứng minh
ABCP _ | Tổ chức Phật giáo Châu A vì Hoà bình
UNESCO | Tô chức Giáo dục, Khoa học va Văn hoá Liên Hợp Quốc
IOC Uy ban Tổ chức Quốc tế Dai lễ Phật đản (Vesak) Liên Hợp Quốc
CNH — HDH | Công nghiệp hoá — Hiện đại hoá
Trang 8A.MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo có mặt tại Việt Nam từ hàng ngàn năm qua, trải qua nhiều thăng
tram trong lịch sử đã trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn, được xem là mộtthành tố không thể tách rời của văn hóa dân tộc Từ tư tưởng “tùy duyên hoằngpháp”, Phật giáo đã hòa nhập với đời sống văn hóa, dung hợp với tín ngưỡng bảnđịa của người dân Việt theo tinh thần “khế lý, khế cơ, khế thời” tạo ra bản sắcriêng, khác với Phật giáo của các nước trên thế giới Ngoài việc lấy niềm tin làm
nền tang cơ bản, Phật giáo còn là con đường thực hành dé con người giải thoátkhỏi khổ dau, dứt sạch mê lầm, đạt giác ngộ Ngay từ thời Đức Phật tại thé,
những hình thức tổ chức và nội dung sinh hoạt Phật pháp là điều không thê thiếu
nhằm duy trì nếp sông của tăng đoàn dưới sự dẫn dắt của Đức Phật
Năm 1981, Giáo hội Phat giáo Việt Nam ra đời là tô chức Phật giáo duynhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam Sự thành lập của Giáo hội Phật giáo ViệtNam được đánh giá là một tất yếu khách quan nội tại, cũng là đòi hỏi của dântộc Trong lời mở đầu của Hiến chương GHPGVN năm 1981 nêu rõ “sự thongnhất này xây dựng trên nguyên tắc: thong nhất ý chí và hành động, thong nhấtlãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên, các truyền thong hệ phái cũng như pháp môn vàphương tiện tu hành đúng chính pháp déu được tôn trọng và duy trì [31] Trảiqua hơn 40 năm, đến nay, GHPGVN đã có nhiều hoạt động tích cực “ích đạo, lợi
đời” đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Trong
những thành tựu GHPGVN đạt được qua 40 năm, hoạt động hợp tác quốc tế làmột trong những hoạt động được đánh gia cao với nhiều thành tựu nỗi bật như:
tổ chức thành công ba kỳ Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hợp quốc vào các năm
2008, 2014, 2019; tổ chức thành công Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới vàonăm 2009; viếng thăm hữu nghị, tham dự Đại hội, hội thao Phật giáo quốc tế; in
an, pho biến tài liệu, tác phẩm Phật học ra nước ngoài hay trao đổi các văn thư
hữu nghị và hợp tác nghiên cứu v.v
Trong xu thế toàn cầu hoá cùng nhiều thay đổi nhanh chóng của tình hình thế
Trang 9giới, các tô chức Phật giáo trên thế giới luôn năm bắt những cơ hội nhằm tăng
cường kết nối, hoằng pháp, đưa các giá trị Phật giáo vào việc giải quyết các vẫn đềtoàn cầu như chiến tranh, đói nghẻo, kiến tạo hoa bình, v.v Từ xu thế chung
đó, GHPGVN đang nỗ lực tạo nên một tổ chức Phật giáo có chỗ đứng và tiếng nóitrong cộng đồng Phật giáo quốc tế Việc tìm hiểu và nghiên cứu về GHPGVN nóichung và hoạt động hợp tác quốc tế của tổ chức này là một điều cần thiết nhằm chỉ
ra vai trò, đặc điểm, xu hướng cũng như những hạn chế của hoạt động hợp tác
quốc tế GHPGVN, điều này chưa có nhiều nghiên cứu đề cập tới
Xuất phát từ vị thế của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế cùng
mong muốn tìm hiểu về hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giai đoạn
1981-2022, học viên quyết định lựa chọn đề tài với tên “Hợp tác quốc tế của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1981 — 2022” làm chủ đề nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2 Tông quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN không thé không
dựa trên những nghiên cứu di trước Trên cơ sở tìm đọc, thu thập các tải liệu
nghiên cứu liên quan tới luận văn, học viên chia phần tổng quan thành 3 nhómvấn đề sau đây:
Thứ nhất, các nghiên cứu về Phật giáo nói chung, có thê kê đến một số
cuốn sách như:
Tinh Vân đại sư đã lược tả về cuộc đời của Đức Phật và quá trình truyền
bá Phật pháp của Ngài trong cuốn Thich Ca Mâu Ni Phật [83]; trong 48 mục của
cuốn sách có một nội dung đáng quan tam đó là sự thành lập của Giáo hội sochuyền đầu tiên Theo đó, sau khi nghe Phat giáo thuyết về giáo lý Tứ Diệu dé,năm đệ tử đầu tiên đã thấu hiểu lẽ vô thường mà xin quy y làm đệ tử Phật; sauquy y các ông đi theo Phật truyền đạo; năm vị đệ tử đầu tiên được coi là hệ thống
giáo đoàn đầu tiên được thành lập
Daisaku Ikéda trong Quan điểm của tôi về cuộc đời đức Phật Thích CaMau Ni [47] đã nói về lịch sử cuộc đời của Đức Phật; chú trọng khoảng thời gian
Trang 10tu hành đắc dao và truyền pháp sau này của đức Phật, cuốn sách còn đề cập tới
sự hình thành của các tăng đoàn đầu tiên và hệ thống tổ chức, điều hành của
no,
Edward Conze với Lược sử Phật giáo [22] đã khái quát quá trình hình
thành và phát triển của đạo Phật qua 04 thời kỳ; ở mỗi thời kỳ tác giả đã đề cập
đến những đặc điểm phát triển của đạo Phật, sự truyền bá của đạo Phật ra các
khu vực khác trên thé giới
Cuốn sách 70 đại đệ tir Phật [84] đã trình bày cụ thé về 10 đệ tử đầu tiên
của Đức Phật như Đại Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên, A
Nan Đà, A Na Luật, La Hau La, Tu Bồ Dé, Phú Lâu La và Ưu Bà Ly; qua nhữngcâu chuyện của 10 đệ tử Phật, ta không chỉ thấy được những tư tưởng Phật giáoqua quá trình học tập, tu luyện của các vi ma còn đề cập tới hệ thong dé tử đầu
tiên của Phật, Phật tử tăng đoàn thời Đức Phật.
Thứ hai, các nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam nói chung Các nghiêncứu về Phật giáo Việt Nam nói chung đã được nhiều Tăng, Ni, Phật tử, giới trithức và khoa học quan tâm nghiên cứu, đã có những cuốn sách nỗi tiếng được rađời có thé ké tới như: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [49], Lịch
sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Tài Thư [74] Lịch sử Phật giáo Việt Nam
của Lê Mạnh That [75], v.v các công trình ké trên là những công trình căn bankhi muốn tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam, trong đó trình bày về toàn bộ quátrình du nhập, phát triển của Phật giáo Việt Nam từ buổi đầu cho tới hết thời nha
Nguyễn Ngoài ra có thể đề cập tới các nghiên cứu khác như:
Thiên Uyén Tập Anh [77] là cuỗn sách viết về Phật giáo Việt Nam từ cuốithời Lý đến thời Trần Thién Uyén Tập Anh là tư liệu quý cung cấp bức tranh vềPhật giáo Việt Nam không chỉ thời Lý - Trần mà kể cả các dòng phái Phật giáoViệt Nam từ cuối thé kỷ VI đến thé ky XIII, tác phẩm đã phân định và ghi chép
rõ về các dòng phái của Phật giáo Việt Nam; tính hệ thong trong viéc bién soan
cuốn sách cũng được đánh giá cao Có thé kế đến một số dòng phái được dé cập
trong tác phâm như: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Da Lưu Chi, Thảo Đường, v.v
Trang 11Lich sử đạo Phật Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh [38] đã hệ thống hoá
các tư tưởng Phật giao của các dòng/hệ phái Phat giáo Việt Nam từ khi du nhập dưới góc độ lịch sử.
Các tông phái của đạo Phật của Đoàn Trung Còn [9] đã khái quát và đềcập tới lịch sử hình thành và các học thuyết căn bản của từng tông phái ViệtNam như Câu Xá tông, Thành Thiệt tông, Pháp Tướng tông: trong đó tác phẩmcũng phần nào đề cập tới hệ thống tô chức của các tông phái
Khái lược Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Cao Thanh, cuốn sách đã kháiquát quá trình du nhập Phật giáo — từ một tôn giáo của An Độ vào Việt Nam.Theo tác giả, Phật giáo “đang có những đóng góp quan trọng trong quá trình đổimới đất nước đang tạo ra uy tin, ảnh hưởng lớn đối với Phật giáo thé giới và
Phật giáo khu vực” [76, tr.89]
Phật giáo và Phật giáo Việt Nam Tăng già — Phật pháp — Tự viện — Nghỉ
lễ của Thích Thọ Lạc — Nguyễn Hồng Dương [48], bằng cách tiếp cận Tôn giáohọc đã trình bày 4 nội dung cơ bản của Phật giáo Việt Nam đối tượng tôn thờ,giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức Cuốn sách đã hệ thống hoá một cách đạicương các vấn đề cơ bản của Phật giáo Việt Nam
Nhìn chung, các nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam là nền tảng quan trọnggiúp học viên có cái nhìn bao quát về lịch sử, quá trình phát triển cũng như các
yếu tô tác động tới Phật giáo Việt Nam
Thứ hai, các nghiên cứu về Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Moi quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam của Nguyễn
Tất Đạt [20] đã khái quát sự thành lập cơ cau tổ chức cũng như các hoạt độngcủa GHPGVN: cuốn sách nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo
hội, từ đó có những nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm.
Tác giả Nguyễn Minh Ngọc với Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1986 đếnnay [59] Cuốn sách được phát triển từ luận án tiến sĩ trước đó của tác giả đã
trình bày đầy đủ các vấn đề như: quá trình thành lập, phát triển, hoạt động của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1986 đến nay (2014) Trong cuốn sách có dé cập
Trang 12tới hoạt động hợp tác quốc tế, tuy nhiên thời điểm nghiên cứu của tác giả chỉ từĐại hội I đến Đại hội VI.
Giáo hội Phát giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 — 2012) do
Giáo hội Phật giáo Việt Nam [34] biên soạn là cuốn sách tông hợp lại 6 kỳ Daihội của GHPGVN từ 1981 đến 2012, cuốn sách ra đời cũng nhằm hướng đến Đạihội VII của Giáo hội Day là một nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho học viên,khi các hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN từ 1981 đến 2012 đều đượckhái quát trong cuốn sách
Trong các ấn phẩm sách còn có thé ké đến: Thích Đức Thiện Giáo hội
Phật giáo Việt Nam với vai trò hộ quốc an dân [78], tong hợp các bài viết khác
nhau liên quan tới GHPGVN nhăm hướng tới kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo
hội; Thích Nhật Tu - Thich Đức Thiện Gido hội Phật giáo Việt Nam và hoạt
động an sinh xã hội [80]; Khái quát hoạt động quản trị hành chánh trong tổ
chức Gido hội Phật giáo Việt Nam của Thích Huệ Thông; Thich Thanh Điện với
Quá trình hình thành và phát triển của Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ươngGiáo hội Phật giáo Việt Nam giai đoạn 1981 đến nay; Thích Gia Quang với Tổchức Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta
giai đoạn hiện nay.
Các nghiên cứu ké trên đã cung cấp những tri thức nền tang cho học viên
về tô chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ khi còn là những tô chức đơn lẻ tới khithống nhất, thành lập và qua các kỳ Đại hội; trong các nghiên cứu trên cũng đã có
đề cập tới hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN trong hoạt động chung của tôchức, đó là nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho luận văn
Thứ ba, các nghiên cứu về hoạt động hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật
Trang 13giáo Việt Nam.
Tac giả Thích Gia Quang từ góc nhìn của một vi chức sắc Phật giáo có bài
viết “Suy nghĩ về quan hệ quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”[68] đã khái
quát van dé giao lưu quốc tế của GHPGVN từ buôi đầu đến khi thành lập, điểmlại những thành tựu, cũng như kiến nghị để thúc đây hoạt động quốc tế củaGHPGVN phát triển hơn, theo đó GHPGVN cần: phải lên những kế hoạch cụthể; dao tạo Tăng NI trẻ, đặc biệt là van đề ngoại ngữ; mở rộng các lĩnh vực hợp
tác quốc tế hay thúc đây việc sử dụng internet dé phổ biến Phật giáo Việt Nam
để thúc đây hoạt động hợp tác quốc tế của Giáo hội Theo học viên, những đánh
giá và nhận xét của tác giả là hoàn toàn hợp lý đặt trong bối cảnh GHPGVN
đang trong quá trình hoàn thiện tổ chức cũng như Ban Phật giáo Quốc tế của
Giáo hội vẫn đang trong quá trình hoàn thiện về nhân sự, tổ chức và hoạt động.Đây là một nguồn tư liệu tham khảo tốt, tuy nhiên thời điểm tác giả viết bài mớichỉ dùng lại ở kỳ Đại hội IV, nên chưa thể bao quát hết các hoạt động và quátrình phát triển của hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN hiện nay
Trong nghiên cứu chung về tổ chức GHPGVN, hai tác giả Nguyễn ThịMinh Ngọc và Trần Thị Hằng cũng đã có những phân tích và đánh giá về hoạtđộng hợp tác quốc tế của GHPGVN Nguyễn Thị Minh Ngọc với 7ổ chức Giáohội Phật giáo Việt Nam từ 1986 đến nay từ góc độ triết học tôn giáo đã phân tích
khá đầy đủ các hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN như: giao lưu, tham gia
các hoạt động hợp tác Phật giáo quốc tế; trong đó Đại lễ Vesak 2008 được tác
giả phân tích tương đối kĩ về các ý nghĩa của sự kiện; quan hệ Phật giáo Việt
Nam với Phật giáo Việt Nam hải ngoại; thái độ của GHPGVN với nhóm mạo
xưng GHPGVN Thống Nhat hay mối quan hệ của GHPGVN với tổ chức Phậtgiáo Làng Mai; theo đánh giá của tác giả: hoạt động hợp tác quốc tế củaGHPGVN dựa trên tinh thần hoà bình, bác ái, tôn trọng, cùng phát triển, trong
đó có 4 nội dung chính: đấu tranh vì hoà bình trên thế giới; văn hoá, giáo dục,
bảo vệ môi trường và từ thiện xã hội; mở rộng quan hệ hợp tác, học hỏi lẫn nhau;
và tăng cường phát triển quan hệ với Phật tử hải ngoại [59, tr 176- -177]; tuy
Trang 14vậy, phần nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại kì Đại hội VI và chưa nhắn mạnhtới Ban Phật giáo Quốc tẾ - co quan chịu trách nhiệm cho các hoạt động quốc tếcủa Giáo hội Tác giả Trần Thị Hằng trong luận án Tiến sĩ 7ổ chức và hoạt độngcủa Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng đã có những phân tích về hoạtđộng hợp tác quốc tế của GHPGVN, từ góc độ Tôn giáo học, tác giả cho rằng
“hoạt động quan hệ quốc tế của GHPGVN không chỉ có ý nghĩa ngoại giao đốivới Giáo hội mà còn góp phần quan trọng vào chính sách Ngoại giao của Nhànước Việt Nam” [46, tr 135], ưu điểm của tác giả là đã chỉ ra các hình thức hoạt
động quốc tế của GHPGVN cũng như những nội dung hoạt động đối ngoại của
tổ chức trong nhiệm kỳ 2012 - 2017; tuy vậy đó cũng là hạn chế của tác giả khi
với một nhiệm kỳ khó có thể bao quát và đánh giá đầy đủ về hoạt động hợp tác
quốc tế của GHPGVN
Ngoài ra, các văn kiện, các bản hiến chương GHPGVN được tu chỉnh từĐại hội I cho tới Dai hội IX cũng là nguồn tư liệu được học viên quan tâm Chođến nay trải qua IX kỳ Đại hội, hiến chương GHPGVN đã tu chỉnh VII lần, trong
đó có những thay đổi về cơ cau tô chức, hoạt động và các van đề khác
Nhìn chung, đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN đã đượcquan tâm nghiên cứu; tuy nhiên, đại đa số các nghiên cứu về hoạt động hợp tácquốc tế của GHPGVN luôn được phân tích trong hoạt động chung của tô chứcGiáo hội, chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thé về hoạt động hợp tác quốc tế củaGHPGVN; ngoài ra, rất ít các công trình nước ngoài đề cập tới tổ chức củaGHPGVN Một số công trình nghiên cứu đi trước đã làm được khi nghiên cứu
về hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN: thứ nhất, đã khái quát và phân loại cáchình thức và nội dung của hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN: thứ hai, liệt kê
và mô tả các hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN; thứ ba, đánh giá chung vềhoạt động hợp tác quốc tế GHPGVNở các góc độ từ tô chức Giáo hội, Nhà nước
và tình hình quốc tế Tuy vậy, vẫn còn những vấn đề/khoảng trống mà các
nghiên cứu đi trước chưa thực hiện: thứ nhất, phân tích toàn diện về hoạt động
10
Trang 15hợp tác quốc tế của GHPGVN từ nhiệm ky I cho tới hết nhiệm kỳ VIII; thứ hai,
phân tích và đánh giá về vai trò của Ban Phật giáo quốc tế - cơ quan phụ trách
trực tiếp hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN; thứ ba, khái quát và phân tích
về các sự kiện, hội nghị quốc tế quan trọng do GHPGVN đăng cai tô chức,
chăng hạn 3 kỳ Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên Hợp Quốc; thứ 4, nhìn nhận và rút
ra những đặc điểm, xu hướng phát triển của hoạt động hợp tác quốc tếGHPGVN Những khoảng trống mà các công trình đi trước chưa làm được làchính là những van đề mà luận văn của học viên hướng tới
Tóm lại, những công trình nghiên cứu đi trước đã được tổng quan kê trên là
kho dé liệu, nền tảng quan trọng giúp học viện có nền tảng về Phật giáo Việt Namnói chung, quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua các kỳ Đại hội, đặc biệt là
những khoảng trống khi nghiên cứu về hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN;
từ những thành tựu di trước, học viên xin kế thừa, vận dụng và phát triển luận văncao học Hoat động hop tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 1981 đến
2022 Qua đây học viên cũng bày tỏ sự biết ơn với thành tựu của các nghiên cứu
đi trước về Phật giáo Việt Nam nói chung và GHPGVN nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Luận văn làm rõ thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giaiđoạn 1981-2022, từ đó có những đánh giá về vai trò, hiệu qua, hạn chế của hoạt
động hợp tác quốc tế GHPGVN
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung thực hiện ba nhiệm
VỤ Sau:
Thứ nhất, luận văn tìm hiểu về cơ sở dẫn tới hoạt động hợp tác quốc tế
của GHPGVN giai đoạn 1981- 2022.
! Hiện nay, GHPGVN dang trong nhiệm kỳ IX (2022 — 2027).
11
Trang 16Thứ hai, làm rõ thực trạng của hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN giai
đoạn 1981 — 2022.
Thứ ba, nhận xét về hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN trên các
khía cạnh thành tựu, đặc điểm và hạn chế.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giai đoạn 1981- 2022
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Pham vi không gian: không gian chính luận văn hướng đến là tổ chứcGiáo hội Phật giáo Việt Nam, tô chức duy nhất đại điện cho Phat giáo Việt Nam
Pham vi thời gian: khoảng thời gian luận văn lựa chọn là giai đoạn từ năm
1981 đến 2022 Năm 1981 GHPGVN chính thức ra đời bắt đầu nhiệm kỳ đầutiên với các hoạt động trong đó có hoạt động quốc tế; năm 2022, GHPGVN kết
thúc kỳ Đại hội lần thứ VIII Việc nhìn nhận, phân tích hoạt động hợp tác quốc
tế của GHPGVN trong giai đoạn 1981- 2022 với VIII kỳ Đại hội đã qua là điềucần thiết mà chưa có một nghiên nào đề cập tới
Pham vi nội dung: Trong quả trình tô chức, hoạt động hợp tác quốc tế củaGHPGVN gồm nhiều nội dung khác nhau; tuy nhiên trong khuân khổ của mộtluận văn Thạc sĩ, dựa theo các nội dung đã được tổng kết của các kỳ Đại hội củaGHPGVN đã qua, luận văn tập trung giai quyết các nội dung sau trong hoạtđộng hop tác quốc tế GHPGVN: 1) Hợp tác của GHPGVN với các tô chức quốctế: 2) Hợp tác của GHPGVN thông qua các sự kiện, hội nghị; 3) Các hoạt độngđối ngoại khác của GHPGVN
4 Cơ sở lý luận & phương pháp nghiên cứu
Trang 17chung và cơ sở lý luận về quan hệ quốc tế Các cơ sở lý luận này chính là nền
tang dé tìm hiểu về hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giai đoạn từ 1981
đến 2022
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Do luận văn là một công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành quan hệ
quốc tế - một chuyên ngành đa lĩnh vực nên học viên áp dụng những phươngpháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích được học viên sử dụng nhằmkhai thác các tài liệu thứ cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu Các tư liệu băngvăn bản gồm: sách in, sách điện tử, báo, tạp chí, luận văn, luận án, được học viênkhai thác tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Thư viện
Khoa học Xã hội.
Phương pháp nghiên cứu văn bản: Từ nguồn tài liệu thứ cấp, học viên thuthập, tong hợp và phân tích những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tai, cụ thé
là các văn kiện, kỷ yếu Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc từ nhiệm kỳ I đến
nhiệm kỳ IX; chương trình hoạt động các sự kiện, đặc biệt là Đại lễ Phật đản
(Vesak).
Phương pháp lịch sử: Tôn giáo giáo là một hình thái ý thức xã hội, Phật
giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng đang là một thực thểtồn tại trong đất nước Việt Nam, nên nghiên cứu không thé tách rời đối tượngtrên với bối cảnh lich sử và quá trình phát triển của đất nước Việc áp dụng
phương pháp nay giúp học viên nhìn nhận hoạt động của GHPGVN nói chung
và hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN theo một tiến trình liên tục trongmối quan hệ lich sử với những nhân tố tác động từ khu vực và thé giới
Phương pháp logic: Đề tìm ra được những đặc điểm và xu hướng hoạt động
hợp tác quốc tế của GHPGVN, luận văn của học viên đã áp dụng phương pháp
logic; phương pháp này giúp học viên logic các van dé, khái quát và đánh giá, từ
đó chỉ ra những đặc điểm và xu hướng
5 Đóng góp của luận văn
Đóng góp lý luận
13
Trang 18Trên cơ sở vận dụng lý thuyết thực thể tôn giáo, cùng cách tiếp cận đanhành, luận văn làm rõ hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giai đoạn 1981đến 2022: từ đó có những nhận xét về vai trò, hiệu quả, hạn chế của hoạt động này.
Đóng góp thực tiễnThứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu các nguồn tài liệu về GHPGVN nóichung và hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN, luận văn góp phần phác hoạkhách quan và đầy đủ thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giaiđoạn 1981 đến 2022
Thứ hai, luận văn là nguồn tư liệu tham khảo cho những công trình nghiêncứu về Phật giáo Việt Nam, Giao hội Phat giáo Việt Nam và hoạt động hợp tác
quốc tế của GHPGVN giai đoạn 1981 — 2022
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tải liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Co sở và những nhân tổ tác động đến hoạt động hợp tác quốc
tế của GHPGVN giai đoạn 1981 đến 2022
Trong chương này học viên sẽ trình bày về các cơ sở lý luận cho hoạtđộng hop tác quốc tế như khái niệm hợp tác quốc tế, cơ cấu tô chức củaGHPGVN, quan điểm, chủ trương của GHPGVN với hoạt động hợp tác quốc tế
Chương 2: Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt
Nam từ 1981 đến 2022
Trong chương 2 của luận văn, học viên tập trung phân tích thực trạng hoạt
động hợp tác quốc tế của GHPGVN từ 1981 — 2022 như: hợp tác với các tô chức
quốc tế; hợp tác qua các sự kiện, hội nghị quốc tế; hợp tác qua các hoạt động đối
ngoại khác.
Chương 3: Nhận xét về hoạt động hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam giai đoạn 1981 đến 2022
Từ thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN, trong chương này,luận văn đưa ra những thành tựu và hạn chế và những đặc điểm của hoạt độnghợp tác quốc tế GHPGVN
14
Trang 19B NOI DUNG
CHUONG 1: CO SO VA NHUNG NHAN TO TAC DONG HOAT DONG
HỢP TÁC QUOC TE CUA GHPGVN GIAI DOAN 1981 - 2022
11 Một số khái niệm liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của
GHPGVN (1981- 2022)
1.1.1 Khái niệm về hợp tác quốc tế
Hợp tác quốc tế là một khái niệm rộng, đã có nhiều quan điểm khác nhauđược đưa ra liên quan đến khái niệm này; tuy nhiên theo học viên, chủ tịch HồChí Minh là người dé lại nhiều tư tưởng hợp tác quốc tế Trong quá trình lãnh
đạo đất nước giành và giữ nền độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều “di sản”
tư tưởng về hợp tác quốc tế, đó là những cơ sở nên tảng, là kim chỉ nam cho mọihoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạngcũng như giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế như ngày nay Các tư tưởng hợptác quốc tế của chủ tịch Hồ Chí Minh tóm lược như sau: thứ nhất, mở rộng hợptác quốc tế toàn diện với các quốc gia dân tộc, quốc gia, đặc biệt các nước lánggiềng và khu vực; thứ hai, hợp tác quốc tế trên cơ sở giữ vững chủ quyền, bìnhđăng cùng có lợi, phát huy sức mạnh thời đại và không quên nghĩa vụ quốc tế;thứ ba, hợp tác quốc tế mở đường cho sự phát triển, liên kết các dân tộc trongcuộc dau tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội [4]
Về các khái niệm cụ thê, tác giả Hoàng Khắc Nam cho rằng “Hợp tác là
hình thức đã tồn tại ngay từ đầu lịch sử loài người, cùng với sự hình thành cáccộng đồng sơ khai như bầy đàn, công xã, thị tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc Khi
xuất hiện các chủ thể quan hệ quốc tế tức là khi quốc gia và dân tộc hình thành,hợp tác đã trở thành hợp tác quốc tế” [61, tr.117-118], cũng theo tác giả “chủ théquan hệ quốc tế là những thực thé đóng một vai trò có thé nhận thấy được trongquan hệ quốc tế” [61, tr 22] Bùi Thanh Sơn cho rang “Hợp tác quốc tế mangnghĩa rộng là các nước (các tô chức và cá nhân của các nước) cùng nhau làm
việc chung, thường trên cơ sở các bên cùng có lợi” [69, tr.18]; còn theo Sebatian
Paulo “Hợp tác quốc tế mô tả những tương tác nhằm đạt được những mục tiêu
15
Trang 20chung khi những ưu tiên của các chủ thê có thể là không tương đồng (hoà hợp)
hoặc không phải là không thể nhân nhượng hoặc xung đột” [73, tr.13].
Nhìn chung hợp tác quốc tế là mối quan hệ giữa chủ thể này và chủ thê
khác nhằm thực hiện các mục đích và lợi ích chung nào đó; sự hợp tác này diễn
ra trên nhiều phương diện từ vat chất đến phi vật chất; hướng đến kết qua cùngthoả mãn hoặc không cùng không thoả mãn vấn đề nào đó; tất nhiên cũng không
loại trừ trường hợp hoạt động hợp tác không thành công.
1.1.2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho đên nay, là tô chức đại diện duy nhât
cho Phật giáo Việt Nam về mọi mặt trong va ngoai nước Dựa theo khái nệm về
tổ chức tôn giáo trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2016) “Tổ chức tôn giáo là tậphợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tô chức theomột cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt độngtôn giáo.”? thì có thé hiểu tương tự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tô chứctôn giáo tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của Phật giáo được tổchức theo một cơ cấu nhất định (Giáo hội) được Nhà nước công nhận nhằm thực
hiện các hoạt động tôn giáo Theo Nguyễn Minh Ngọc “Giáo hội Phật giáo là
khái niệm được dùng dé chỉ tổ chức giáo đoàn Phật giáo Trước thé ki XX, trong
ngôn ngữ của Phật giáo không có thuật ngữ Giáo hội Phật giáo chỉ sử dụng
khái niệm Tang già (Sangha)? [59, tr 35].
Sự thành lập của GHPGVN cũng là một chủ đề đáng quan tâm, khi không
ít các bài viết, nghiên cứu về vấn đề này Trong các nghiên cứu về GHPGVN,các học giả đều nhắc đến một tính chất quan trọng đưa đến sự thành lập củaGHPGVN do là tính tất yếu GHPGVN thành lập là một tính tất yếu, đáp ứngnhững yêu cau của thời đại “Thống nhất Phật giáo cả nước trong bối cảnh thốngnhất xã hội chính trị của toàn dân, đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là ước nguyện
? Khoản 12, điều 2, chương I, Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2016).
3 Xem thêm Nguyễn Minh Ngọc (2010), tr 24.
16
Trang 21từ lâu là mục tiêu hoạt động và phan dau không bao giờ sao nhãng của toàn théPhật tử trong Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam”[24] Sự thành lập của
GHPGVN dựa trên những tiền dé và cơ sở đầu thé ki XX: Phong trào chan hung
Phật giáo đầu thế ki XX, đặc biệt phong trào cải cách Phật giáo ở Trung Quốctrên 3 bình diện: giáo lý, giáo chế, giáo sản; cuộc vận động thống nhất Phật giáolần thứ nhất năm 1951; cuộc vận động thành lập Hội Phật giáo thống nhất ViệtNam ở các tỉnh thành phố phía Bắc (9/1957 — 3/1958); cuộc vận động thống nhấtPhật giáo năm 1964 tại miền Nam thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống
nhất Sau ngày 30/4/1975 khi đất nước thống nhất đã tạo một lực day lon cho suthống nhất Phat giáo trên cả nước, theo Đỗ Quang Hung đánh giá là “chính cáchmạng Việt Nam đã tạo ra sự giúp đỡ cho sự thong nhat Phat giáo”[39] Sự thống
nhất của đất nước cũng kéo theo nhiều tiền đề khác như Phật giáo hai miền NamBắc có cơ hội giao lưu, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao,trong kỷ yêu Đại hội I GHPGVN cũng nêu rõ: “Dưới sự lãnh đạo sáng ngời củaĐảng Cộng Sản Việt Nam, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quét sạch tàn tíchcủa thực dân và phong kiến, nước Việt Nam đã được hoàn toàn thống nhất chính phủ có một thái độ rất cởi mở và ủng hộ sự nghiệp thống nhất PGVN Sựgiúp đỡ này bắt nguồn từ quá khứ yêu nước của PGVN và từ sự nhận định sángsuốt của chính quyén, ”[24, tr L4]
Dựa theo những tiền đề và cơ sở trên, cuộc vận động thống nhất Phật giáo
lần thứ tư vào năm 1981 được coi là cuộc vận động thống nhất toàn vẹn nhất
Ngày 4/11/1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam họp tại chùaQuán Sứ (Hà Nội) bàn về việc thành lập GHPGVN Chương trình hoạt động củaHội nghị dựa trên 6 điểm; trong đó điểm thứ 6 đề cập tới hoạt động hợp tác quốc
tế đó là “củng có và phát triển tình đồng đạo với Phật tử các nước, đoàn kết hữunghị với các t6 chức nhân dân yêu chuộng hoà bình tiến bộ trên thế giới, cùngđấu tranh xây dựng và bảo vệ nền hoà bình an lạc cho nhân dân và nhân
loại ”124].
Từ thành công của Hội nghị, ngày 29/12/1981 Hội đồng Bộ trưởng nước
17
Trang 22Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định về việc cho phép thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Sự thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có ý nghĩa lịch sử quan
trọng: thứ nhất, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số giáo phẩm, Tăng Ni, Phật tửViệt Nam; thứ hai, Đại hội thống nhất Phật giáo là một đại hội thống nhất thực
sự, toàn vẹn và dân chủ; thứ ba, GHPGVN thành lập được coi là tô chức Phậtgiáo duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam trên các phương diện đối nội, đối
ngoại.
Hop tác quốc tế của Giáo hội Phát giáo Việt Nam; là một khái niệm có sựkết hợp của 3 yếu tố hợp tác quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tính tôn
giáo Tính tôn giáo là nhân tố tạo nên đặc thù và khác biệt của một tổ chức tôn
giáo với các tô chức chính trị - xã hội khác Tính tôn giáo của Giáo hội Phật giáoViệt Nam dựa trên niềm tin vào các giá trị thiêng liêng của Phật giáo (hiểu biết
và trí tuệ) kết hợp với một hệ thống bao gồm giáo lý, giáo luật, thực hành nghi
lễ Nhìn chung, hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được luận văntạm hiểu là mối quan hệ của GHPGVN với các tô chức chính trị - xã hội, tổ chứctôn giáo khác, cộng đồng Phật giáo quốc tế, nhăm hợp tác, giải quyết một vấn
dé chung nao đó Sự tương tác này là mối quan hệ hai chiều nhằm thúc day tinhthần hữu nghị, hoà bình cùng phát triển Vai trò hợp tác quốc tế luôn được Giáohội Phật giáo Việt Nam coi trọng từ khi thành lập “Vấn đề đối ngoại của đất
nước nói chung và của Phật giáo nói riêng rất quan trọng Nếu quan hệ quốc tế
không được mở rộng, hoạt động Phật giáo chúng ta không thể tồn tại và pháttriển lâu dài trên thế gian Chủ trương về quan hệ quốc tế của đất nước ta là đaphương, da dang, làm bạn với tat cả Các vị tu sĩ có trình độ nên tham gia công
tác ngoại giao với Phật giáo các nước cũng như với các tôn giáo khác”[57], đây cũng là hoạt động đáng chú ý của GHPGVN trong những năm qua.
Cơ cau tô chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là sự kế thừa các mô
hình tổ chức của một số tổ chức Phật giáo ra đời trong phong trào Chan hưng
Phật giáo ở 3 miền Bắc, Trung, Nam Cơ cấu tổ chức của GHPGVN được tổ
18
Trang 23chức theo chiều dọc gồm cấp Trung ương và cấp địa phương từ Đại hội lần thứnhất (1981) đến Đại hội lần thứ VIII (2017- 2022).
Cấp Trung ương gồm: Hội đồng Chứng minh, Ban thường trực Hội đồng
Tri sự, các Ban — viện Trung ương Giáo hội Pham vi thâm quyền hoạt động trên
toàn quốc
Cấp địa phương gồm có Ban TrỊ sự tỉnh, thành hội Ban Đại diện Phậtgiáo quận, huyện, thị xã chưa thành một cấp
Đơn vị cơ sở của GHPGVN theo điều 27 Hiến chương GHPGVN (1981)
là các tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường
Về các ngành hay các ban, viện chuyên môn: công bé tại Đại hội lần I,
HDTS có 6 ban: Ban Tang sự, Ban Giáo dục Tăng Ni, Ban Hướng dẫn nam nữ
Phật tử, Ban Hoăng pháp, Ban Nghi lễ và Ban Văn hoá Đến Đại hội lần thứ haithêm Ban Kinh tế nhà chùa — Từ thiện xã hội và Viện Nghiên cứu Phật học ĐếnĐại hội lần thứ HI thêm hai Ban mới, Ban Từ thiện xã hội tách ra từ Ban kinh ténhà chùa — Từ thiện xã hội và thành lập Ban Phật giáo quốc tế Mười Ban, Việnđược giữ nguyên từ Đại hội lần thứ II cho đến Đại hội VI trong HĐTS; đến Đạihội VII con số Ban, Viện được nâng lên là 13 Ngoài ra, cơ cau, quy ché hoatđộng của các Ban, Viện được quy định cụ thé trong nội quy Ban Thường trực
HDTS.*
Vé thanh vién cua GHPGVN theo diéu 72 Hién chuong 2022 quy dinh[28]: Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: 1 Giáo phẩm: Giáo phamTăng có Hòa thượng và Thượng tọa; Giáo phẩm Ni có Ni trưởng và Ni sư 2 Đại
chúng: Ty kheo, Ty kheo Ni; Sa di, Sa di Ni; Thức Xoa Ma Na, Tu nữ hệ phái
Nam tông 3 Cư sĩ, Phật tử Như vậy so với điều 58 trong Hiến chương 2012 đã
có quy định cụ thé hơn về thành phan GHPGVN
và quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên Giáo hội, được quy định tạiđiều 73 Hiến chương 2022: Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có
quyên được đê cử và được suy cử vào các câp Giáo hội, có quyên thảo luận và
Xem thêm Nguyễn Hồng Dương — Thích Thọ Lac (2022), tr 71-81.
19
Trang 24biểu quyết công việc của Giáo hội trong các kỳ Hội nghị hay Đại hội của Giáohội, có nhiệm vụ chấp hành Hiến chương, quy chế, nội quy và nghị quyết của
Giáo hội.
Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua VII kỳ Đại hội cónhiều sự thay đối và kiện toàn; dựa theo Hiến chương tu chỉnh lần VI (2022), cơcau tô chức GHPGVN hiện nay được mô hình hoá như sau [48, tr.73]:
Trong các sự thay đôi về cơ cau tô chức của GHPGVN, có một kỳ Đại hội
luận văn chú trong tới đó là kỳ Đại hội II (1992 — 1997) với sự ra đời của Ban
Phật giáo Quốc tế Sự ra đời của Ban Phật giáo Quốc tế dựa trên tiền đề từnhững kì Đại hội trước đó, đặc biệt từ năm 1986 khi Nhà nước Việt Nam tiễnhành công cuộc đổi mới, mở cửa nền ngoại giao với nhiều nước trên thế giới,hoạt động hợp tác Quốc tế của GHPGVN cũng từ đó có điều kiện mở rộng; sự ra
20
Trang 25đời của Ban Phật giáo Quốc tế là điều tất yếu Trải qua 5 kỳ Đại hội, 5 nhiệm kỳvới những thành tựu và hạn chế được rút ra, Ban Phật giáo Quốc tế đến nay đã
dần hoàn thiện và kiện toàn về cơ cấu nhân sự Quy chế hoạt động của Ban Phật
giáo quốc tế GHPGVN có một số điểm đáng chú ý sau [35]:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của Ban Phật giáo Quốc tế gồm 9 phân banchuyên môn gồm: ban Phật giáo An Độ va Nam A, ban Phật giáo Trung Quốc vàĐông Á, ban Phật giáo Đông Nam Á, ban Phật giáo Châu Âu, ban Phật giáo
Châu Mỹ, ban Phật giáo Châu Phi Phân ban chuyên môn có nhiệm vụ nghiên
cứu, tìm hiểu sâu sắc, khoa học và nắm vững về lịch sử hình thành, phát triển,các hoạt động hoang dương Phật pháp, cơ cấu tô chức, nét sinh hoạt văn hóa củacác Giáo hội Tăng già, các truyền thong và tổ chức Phat giáo các nước tại địa
bàn được phân công.
Thứ hai, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phật giáo Quốc tế gồm 6 nội
dung cơ bản: tham mưu cho HĐTS và HĐCM trong các lĩnh vực giao lưu, trao
đổi, giao lưu quốc tế; thiết lập chương trình, kế hoạch, tổ chức các hoạt động đối
ngoại; tổ chức giao lưu văn hoá với các nước Phật giáo; tiếp đón các phái đoàn
Phật giáo Quốc tế: phối hợp và hỗ trợ các Ban/Viện mở rộng quan hệ, giao lưu
quốc tế; lãnh đạo, chỉ đạo Ban Phật giáo Quốc tế địa phương, v.v
Thứ ba, các hội nghị, hội thảo phải được lên kế hoạch hàng năm; sáutháng họp tổng kết một lần
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của GHPGVN ngày càng hoàn thiện, ôn định
và thống nhất qua mỗi kỳ Đại hội Tính đến hết nhiệm kỳ VIII (2017 -2022),
GHPGVN đã kiện toàn tổ chức, gồm 3 cấp hành chính Giáo hội, 63 đơn vị Phậtgiáo cấp tỉnh, thành; hàng trăm đơn vị Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã thànhphố thuộc tỉnh; 13 Ban, Viện Trung ương; 94 thành viên Hội đồng Chứng minh,
224 Uỷ viên Hội đồng Trị sự và 45 Uỷ viên dự khuyết Tăng Ni có 54.973 Tăng
Ni, gồm: 40.807 Bắc tông; 7.028 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100
chư Tăng, 654 Tu nữ); 5.384 Khát sĩ Tự viện có 18.544 Tự viện Tín đồ chiếmKhoảng 60% /99.000.000 dân số [33]
21
Trang 261.2 Bối cảnh trong nước và quốc tế giai đoạn 1981 đến 2022
Bối cảnh trong nướcCuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX nước ta rơi vào tình
trạng khủng hoảng do những hạn chế nhận thức lý luận về con đường đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội Tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp nhiều khó khăn
và khủng hoảng; mô hình kinh tế quan liêu bao cấp bộc lộ nhiều hạn chế với sựcông hữu về tư liệu sản xuất Mô hình xã hội chủ nghĩa của Việt Nam và một sốnước áp dụng lộ nhiều khuyết tật trong quá trình nhận thức và áp dụng thựctiễn; trong bối cảnh khó khăn đó, Đảng và Nhà nước ta đã có bước đi đột phá,
đó là tiến hành đổi mới Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI,
Tổng bí thư Trường Chinh phát biểu “Việc đánh giá tình hình cụ thể về các mặt
kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót Do đó, trong 10 năm qua đãphạm nhiều sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sởvật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”[L5, tr.253-254]
Từ những nhận thức thực tế của tình hình đất nước, từ năm 1986 nước ta đã có
nhiều bước đột phá trong chính sách, đặc biệt liên quan đến hoạt động kinh té:
Thứ nhất, chuyền từ mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nềnkinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế (kinh tế Nhà nước, kinh tế tậpthé, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài) Sự thay đổi này có tác dụng giải phóng tiềm năng kinh
tế, sức sản xuất và phát huy các nguồn lực kinh tế khác nhau
Thứ hai, cơ chế kinh tế thị trường xã hội dưới sự điều tiết của Nhà nước
Tuy chuyển sang cơ chế kinh tế mới nhưng Nhà nước vẫn đóng vai trò quan
trọng trong việc điều tiết các hoạt động kinh tế, tức nền kinh tế Việt Nam chịutác động bởi hai nhân tố là Nhà nước và thị trường Điều này phần nào làm tăng
tính cạnh tranh nhưng cũng đảm bảo sự giám sát, tránh lạm phát, khủng hoảng
kinh tế từ phía Nhà nước
Thứ ba, tuy thay đôi cơ chế nhưng tat cả các hoạt động vẫn trên lập trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta cho rằng, nền kinh tế thị trường không
22
Trang 27mâu thuẫn với với con đường xã hội chủ nghĩa đã đặt ra; do đó, trong quá trình
phát trién kim chỉ nam vẫn là chủ nghĩa xã hội, cụ thể kinh tế Nhà nước vẫn
đóng vai trò chủ đạo.
Thứ tư, mở cửa nên kinh tế, hội nhập với khu vực và thé giới.
Nhìn chung, từ những thay đổi trong chính sách, đặc biệt là các chính sáchliên quan tới kinh tế đã giúp đất nước ta có nhiều thay đôi Dat nước thoát khỏitình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội; Việt Nam từ một nước kém phát triểnvươn lên trở thành nước phát triển trung bình thấp Đổi mới đưa nước ta từ chỗ
thiếu lương thực, giờ trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thé giới Đờisống người dân được cải thiện, chính trị - xã hội được đảm bảo, an ninh — quốc
phòng được giữ vững Việt Nam tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với nhiềuquốc gia, tổ chức trên thé giới như: ASEAN, thành viên chính thức của Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thé giới (WB), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác
A - Au (ASEM), thành viên của tô chức thương mại thé giới (WTO), v.v Tat
cả là những tiền đề quan trọng cho không chỉ Nhà nước mà các tô chức kinh tế
-xã hội khác trong nước có cơ hội mở rộng quan hệ quốc tế
Bối cảnh quốc tếCuộc cách mạng khoa học — công nghệ phát triển mạnh từ sau năm 1973
đã là tiền đề quan trọng khiến nhiều quốc gia cải cách; chặng hạn, năm 1978Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa kinh tế; Liên Xô năm 1985 tiến hành cải
tô, v.v [62] Xu hướng cải cách, thay đổi là xu hướng chung của thế giới trong
khoảng giữa những năm 80, Việt Nam không năm ngoài xu hướng đó
Tiếp đó, đến đầu những năm 80 quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, TrungQuốc cải thiện quan hệ với Mỹ, Nhật và các nước phương Tây; chính sách đốingoại của Liên Xô cũng có nhiều thay đồi khiến cho quan hệ quốc tế chuyển
từ xu thế đối đầu sang xu thé hợp tác cùng có lợi và tồn tại hoà bình Rõ ràngnhu cầu hợp tác trong môi trường hoà bình cùng phát triển đã được nhiều quốc
gia nhìn nhận và buộc Việt Nam phải có những thay đổi.
Từ hoàn cảnh trong nước và bối cảnh thay đôi của thé giới, Việt Nam đã
23
Trang 28tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986.
Trong những năm tiếp theo đó, bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cuộccách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, nên kinh tế tri thức, quá trình toàn cầuhoá, xu thế hợp tác thành các tô chức lớn khiến cho cục diện thế giới có nhiềuthay đổi nhanh chóng Đặc biệt những sự vụ xảy ra bất ngờ như cuộc khủnghoảng kinh tế thé giới 2008, chủ nghĩa khủng bố, các cuộc chiến tranh biên giớihay mới đây là đại dịch Covid 19 luôn là mối đe doa với sự ôn định của nhân
loại.
Nhìn chung, thế giới đã, đang và sẽ trai qua những biến động, thay đổi
phức tạp và ngày càng khó đoán định; do đó việc nhìn nhận, đánh giá là vô cùng
cần thiết Chính hoạt động hợp tác quốc tế là phương tiện giúp cho các chínhsách, đường lối của Đảng, Nhà nước đi đúng hướng
Tình hình của Giáo hội Phát giáo Việt Nam
Trước năm 1986, có ít nhất 9 tô chức Phật giáo trong nước ton tại độc lập
Do hoạt động riêng rẽ nên Phật giáo Việt Nam chưa có tiếng nói chung, chưa cónhiều các hoạt động lớn, đặc biệt là hoạt động hợp tác quốc tế còn hạn chế Tuynhiên phong trào Chan hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX, nhất là cuộc cải cách Phậtgiáo Trung Quốc đã tác động lớn tới đời sống Phật giáo nước ta Một trongnhững tư tưởng quan trọng mà phong trào Chan hưng Phật giáo hướng tới là sựđoàn kết, thống nhất các tông phái, tô chức Phật giáo Các cuộc vận động thống
nhất Phật giáo trước đó vào các năm 1951, 1958, 1964 đã là những bước khởiđầu quan trọng tới sự thống nhất của Phật giáo Việt Nam Bối cảnh trong nước
ồn định cũng là cơ sở quan trọng khi cuộc kháng chiến chong Mỹ kết thúc, nước
ta bước vào quá trình phục hồi và kiến thiết đất nước Từ những tiền đề đó dẫntới cuộc vận động thống nhất Phật giáo lần thứ tư năm 1981, đây được coi làcuộc vận động toàn vẹn và thành công nhất Sau khi thong nhat va GHPGVNđược thành lập; trong giai đoạn dau, GHPGVN tập trung vào hoạt động xâydựng và củng có tổ chức, từ nhiệm kỳ HI các hoạt động của GHPGVN bắt đầu
5 Xem thêm Nguyễn Minh Ngọc (2010), tr 38.
24
Trang 29trở nên phong phú, đặc biệt là sự thành lập của Ban hợp tác quốc tế; thời giantiếp GHPGVN tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.
Nhìn chung, vào cuối những năm 70 đầu năm 80 của thế ky XX, xu thé
cải cách là xu thế chung của thế giới, không chỉ các quốc gia mà muốn tôn tạicác tổ chức cũng cần thay đổi Trong bối cảnh sự chuyên biến của thế giới ViệtNam tiến hành công cuộc đổi mới từ năm 1986, nhưng trước đó Phật giáo ViệtNam đã tiến hành công cuộc thống nhất tô chức
1.3 Quan điểm, chủ trương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt
động hợp tác quốc tế từ 1981 — 2022
Phong trào chan hưng Phật giáo từ đầu thế ky XX, được coi là tiền đề cho
sự ra đời của các tô chức, hội đoàn Phật giáo Việt Nam; trong đó, tác động nhiềuhơn cả là cuộc cải cách Phật giáo ở Trung Quốc trên 3 bình diện: cải cách giáo
lý, cải cách giáo chế và cải cách giáo sản, đã có những ảnh hưởng nhiều tới đờisông Phật giáo Việt Nam bấy giờ Ngoài ra, phong trào yêu nước, ý thức dân tộccũng là nguồn cơn đưa đến sự thành lập của các tổ chức Phật giáo nước ta ở cả 3miền Bắc, Trung, Nam đầu thế kỷ XX Trong giai đoạn trước năm 1975, Phậtgiáo Việt Nam trong bối cảnh chấn hưng và công cuộc giải phóng dân tộc đãhình thành nên nhiều tổ chức/hội đoàn Phật giáo khác nhau, có thể liệt kê như
sau:
Tên Tổ chức/hội đoàn Năm thành lập
Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học 1931
Liên đoàn Phật học xã 1933 Hội Lưỡng Xuyên Phật học 1934
Hội An Nam Phật học 1932
Hội Phật giáo Bắc kỳ 1934 Hội Phật học Kiêm tế 1936Hội Phật giáo Cứu quốc 1946Hội Tăng Ni Chỉnh lý Bắc Việt 1949
25
Trang 30Hội Phật học Nam Việt 1951
Giáo hội Tăng già Việt Nam 1951
Tổng hội Phật giáo Việt Nam 1951
Giáo hội tăng già toàn quốc Việt Nam 1952
Giáo hội Luc hoà tăng Việt Nam 1952
Giáo hội Phật giáo cô truyền Việt Nam 1968
Tịnh độ tông Việt Nam 1955 Giáo hội Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam 1957
Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam 1958Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam 1966
Uỷ ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo 1963
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất 1963
Các tổ chức, hội đoàn kể trên, trong quá trình hoạt động và phát triển, có những
tổ chức vẫn duy trì hoạt động, nhưng cũng có những tô chức sau một thời gianthì ngưng hoạt động; trong đó có 9 tô chức, hội đoàn đóng vai trò quan trọng đưatỚI Sự thống nhất và thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981, cóthê kể:
Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất
Giáo hội Phật giáo cổ truyền Việt NamBan Liên lạc Phật giáo yêu nước TP Hồ Chí Minh
Giáo hội Tăng già Nguyên thuỷ Việt Nam
Giáo hội Thiên Thai giáo Quán tông
Giáo hội Tăng già khat sĩ Việt Nam
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước miền Tây Nam bộ
Hội Phật học Nam Việt
Hoạt động hợp tác quôc tê của các tô chức trên được coi là tiên đê cho các
26
Trang 31hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN sau này Tuy nhiên trong quá trình tồntại, có những tô chức vẫn duy trì được hoạt động, có những tổ chức đã ngưng
hoạt động; thật tiếc học viên đã cố găng tìm kiếm các tài liệu liên quan tới hoạt
động hợp tác quốc tế của các tô chức tiền thần GHPGVN, tuy nhiên có rất ít cáctài liệu đề cập tới van đề này
Trải qua 8 nhiệm kỳ với 9 kỳ Đại hội, hoạt động hợp tác quốc tế củaGHPGVN luôn được rút kinh nghiệm và đề ra những phương hướng cho cácnhiệm kỳ tiếp theo, đó là kim chỉ nam cho các hoạt động hợp tác quốc tế của
GHPGVN, phương hướng cụ thé của hoạt động hợp tác quốc tế GHPGVN như
Sau:
Nhiệm kỳ 1 (1981 — 1987) GHPGVN đề cao van dé củng có và phát triển
tình đồng đạo với Phật tử các nước, đoàn kết hữu nghị với các tô chức nhân dânyêu chuộng hoà bình tiến bộ trên thế giới, cùng đấu tranh xây dựng và bảo vệnền hoà bình an lạc cho nhân dân và nhân loại [23]
Nhiệm kỳ 2 (1987 - 1992) GHPGVN đã nhấn mạnh đề cao vun dap tinhđông đạo hữu nghị với Phật giáo các nước trên thé giới, tạo sự giao lưu về tưtưởng, văn hoá Phật giáo Việt Nam với nguon tư tưởng Phật giáo trên thé giới,tăng cường tinh thân hữu nghị và đoàn kết quốc tế trong Phật giáo, góp sức vàocông cuộc vận động cho nên hoà bình và sự sống thiêng liêng của loài người; cụthé: 1 Trước tiên, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với Phật giáo các nước Lào,Campuchia, Liên Xô, Mông Cổ; 2 Tranh thủ tình cảm đồng đạo với Phật giáo
các nước Đông Nam Á và Châu Á, tăng cường tinh thần đoàn kết thống nhất ý
chí và hành động với các trung tâm quốc gia ABCP trên cùng trận tuyến đấutranh cho mục tiêu hoà bình thế giới; 3 Có chương trình tổ chức đi thăm hữunghị Phật giáo một số nước và đón tiếp thật tốt các đoàn Phật giáo quốc tế tới
thăm [24, tr 37]
Phương hướng cho hoạt động hợp tác quốc tế nhiệm ky 3 (1992 — 1997):
Phát huy vai trò hat nhân đoàn kết của Phật giáo Việt Nam dé cung có tổ chứcABCP, mở rồng quan hệ đối ngoại với các tổ chức Phật giáo quốc tế nhằm xây
27
Trang 32dựng hoà bình ổn định và hợp tác cho khu vực Châu A Thái Bình Dương; trao
đổi học thuật Phật giáo và các hoạt động xã hội từ thiện; tăng cường mối quan
hệ hợp tác và hữu nghị giữa Phật giáo và hữu nghị giữa Phật giáo Việt Nam và
nước ngoài; cụ thé hơn: 1 Góp phan đổi mới phương thức, mục tiêu và nội dunghoạt động tổ chức ABCP quốc tế, nhằm củng cô hoạt động của tô chức nay; tiếptục phát huy vai trò khả năng đoàn kết Phật giáo Việt Nam với các thành viênABCP và các quốc gia khác, mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác về mục tiêuHoằng dương chánh pháp an lạc cho khu vực trên cơ sở hợp tác giúp đỡ và tôntrọng lẫn nhau; tăng cường củng cố quan hệ, hợp tác hữu nghị giữa ba nướcĐông Dương 2 Phát triển hợp tác quốc tế trên lĩnh vực học thuật Phật giáo và
hoạt động xã hội từ thiện 3 Tăng cường và mở rộng mối quan hệ đoàn kết hoà
hợp vi tinh đồng đạo, nghĩ đồng bào đối với Tăng, NI, Phật tử Việt Nam ở hảingoại 3 Đảm bảo lợi ích của Đạo Pháp, độc lập và chủ quyền dân tộc; cần thànhlập một ban chuyên môn lấy tên là “Ban Quốc Tế Phật giáo và Phật tử Việt Namtại hải ngoại”, đề nghị ban này một ban chuyên môn trực thuộc Giáo hội [25, tr
39].
Phương hướng chung của hoạt động hợp tác quốc tế nhiệm kỳ IV (1997 —2002) là Phát huy tinh than đoàn kết của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo cácnước trên thé giới, nhằm hợp tác Hoằng dương Chính pháo, trao đổi học thuậtPhật giáo, dong thời góp phân xây dung hoà bình, ổn định và hợp tác cho khu
vực Châu Á, tăng cường mối quan hệ đông đạo hữu nghị giữa Phật giáo ViệtNam và Phật giáo quốc tế: cụ thé có 5 điểm chính: 1 Tiếp tục phát huy vai trò,
khả năng đoàn kết của Phật giáo Việt Nam với các thành viên ABCP, các tổchức Phật giáo quốc tế và Phật giáo chân chính các nước Mở rộng quan hệ hữunghị hợp tác vì mục tiêu Hoằng dương Chính pháp và an lạc cho khu vực giữaPhật giáo các nước trong khối ASEAN; tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị vớiPhật giáo các nước Châu Âu, Tây Âu; 2 Phát triển hợp tác quốc tế trên lĩnh vực
học thuật và hoạt động Từ thiện xã hội 3 Tăng cường mở rộng mối quan hệđoàn kết, hoa hợp vi tình đồng đạo, nghĩa đồng bào với Tăng, Ni Phật tử Việt
28
Trang 33Nam ở hải ngoại; mở rộng hệ thống cộng tác viên của Giáo hội tại các nước Tây
Âu, Úc, Canada, 4 Quan hệ với một số nước có nguồn sốc và tiềm lực Phậtgiáo, để tạo điều kiện giúp đỡ cho Tăng, Ni du học nước ngoài 5 Chú ý công
tác tiếp đón các đoàn Phật giáo quốc tế đến thăm hữu nghị GHPGVN và tô chứcthăm hữu nghị các nước Phật giáo trong vùng và trên thé giới [26, tr 45]
Nhiệm kỳ 5 (2002 -2007), gồm 6 phương hướng cho hoạt động Phật giáoquốc tế: 1 Củng cé và ôn định Ban Phật giáo Quốc tế về nhân sự và phươnghướng sinh hoạt, chú trọng đến các liên lạc giữa các thành viên với văn phòng
Trung ương, cập nhập các thông tin về hoạt động quốc tế tại các Ban Trị sự vớiTrung ương Gido hội; 2 Tiếp tục sưu tầm, dịch thuật các tài liệu Phật giáo các
nước và một số sách báo Phật giáo quan trọng ở nước ngoài Chuẩn bị các tàiliệu về sinh hoạt của Phật giáo Việt Nam giới thiệu với các tổ chức, cơ quan va
cá nhân thân hữu 3 Củng cô và phát triển mối liên hệ hợp tác hữu nghị với các
tô chức, cơ sở, hội đoàn Phật giáo ở các nước bạn; chú trọng thực hiện một số dự
án hợp tác hữu nghị với Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc về giáo dục và văn hoáPhật giáo, sự liên lạc với Phật giáo Lào, Campuchia; 4 Tiếp tục nỗ lực tìm kiếm,gan gũi quan chúng Tang Ni Phật tử người Việt ở nước ngoài, vận động dé cócác cơ sở liên lạc thường xuyên, tiến đến những cuộc thăm viếng và đón tiếpchân tình, cởi mở trong tinh thần đạo pháp, dân tộc; khích lệ tinh thần đoàn kết,
tu học, sự thân trợ giữa Tăng Ni Phat tử trong và ngoai nước; đặc biệt, chú trọng
đến chư Tăng Ni Phật tử tại Pháp, Hoa Kỳ, Úc 5 Liên hệ với Ban Tôn giáo
Chính phủ, Ban Tôn giáo các tỉnh thành và các cơ quan chức trách nhờ giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón tiếp các đoàn khách quốc tẾ, phổ biến kinh
sách, báo chí Phật giáo ra nước ngoài 6 Vận động gây quỹ sinh hoạt Phật giáo
quốc tế để tài trợ cho các công trình nghiên cứu dịch thuật, liên hệ đến công tácPhật giáo quốc tế, cho việc mua sắm quà tặng, việc đón tiếp khách nước ngoàihay việc xuất ngoại, viếng thăm hữu nghị, tham dự hội thảo, hội nghị quốc tế của
các phái đoàn Phật giáo Việt Nam [27, tr 59-60].
Nhiệm ky 6 (2007 — 2012), phương hướng chung của nhiệm ky phát huy
29
Trang 34tinh than đoàn kết Phật giáo Việt Nam với Phật giáo các nước trên thế giới, góp
phan xây dựng hoà bình, ổn định nếp sống hiền thiện ở mọi noi, đặc biệt chú
trọng moi quan hệ cua Giáo hội đối với Te ang Ni, Phật tứ người Việt ở nước
ngoài; cụ thé: 1 Tiếp tục phát huy kha năng đoàn kết của Phật giáo Việt Namvới các tổ chức Phật giáo quốc tế, Phật giáo các nước, cơ quan hội đoàn Phậtgiáo thân hữu; củng cô tăng cường mối quan hệ với các tô chức Phật giáo ABCP,IOC; tiếp tục vận động phục hồi thành viên sáng lập Hội Liên Hữu Phật giáo Thếgiới cho GHPGVN 2 Nỗ lực liên hệ thân hữu dé có thêm những cơ sở Phật giáo
tại Âu Mỹ và Úc nhằm thuận tiện hợp tác và thông tin Phật sự Quan tâm giúp
đỡ cho Thiền viện Trúc lâm Paris, Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Cộng hoà Séc,
Lào, được ôn định t6 chức và sinh hoạt, tăng cường mối quan hệ với Hội ái
hữu Phật tử Âu Châu; Tăng Ni Phật tử người Việt tại nước ngoài 3 Quan tâmđến công tác đón tiếp các phái đoàn Phật giáo bạn, các khách nước ngoài đếnViệt Nam thăm viếng hữu nghị Giáo hội; có chương trình tổ chức viếng thăm
hữu nghị các nước Phật giáo thân hữu; tham dự Đại lễ Vesak, 4 Thường
xuyên cử phái đoàn đại diện Giáo hội thăm viếng hữu nghị các tổ chức Phật giáothân hữu dé trao đổi thông tin, liên lạc, gửi tặng sách báo Phật giáo đến cơ sở tựviện, Tăng NI, Phật tử người Việt ở nước ngoài; từ Trung ương Giáo hội đếnTinh, Thành hội Phật giáo có chương trình cụ thé nhằm thé hiện chính sách đoànkết, tình đạo, tình quê hượng, v.v 5 Nỗ lực tạo sự kết hợp, giao lưu, trao đổivới Phật giáo Nam tông Khmer trong khu vực; 6 Có kế hoạch phát triển công
nhận hội Phật tử các nước; 7 Có kế hoạch vận động tài chính cho các hoạt động
Phật giáo quốc tế [28, tr 86]
Nhiệm kỳ 7 (2012 — 2017), phương hướng chung vẫn giống nhiệm ky 6,
cụ thé: 1 Tiếp tục phát huy vai trò kha năng đoàn kết của Phật giáo Việt Namvới tổ chức Phật giáo quốc tế, Phật giáo các nước, cơ quan, hội đoàn Phật giáothân hữu Củng cé và tăng cường mối quan hệ với các tổ chức ABCP, Hội Phật
giáo thế giới truyền bá Chánh pháp, IOC, tiếp tục vận động phục hồi thành viên
Hội Liên Hữu Phật giáo thế giới; hỗ trợ ra mắt Hội Liên minh Phật giáo thế giới
30
Trang 35do Hội truyền giáo A Dục An Độ chủ xướng, 3 Nỗ lực liên hệ thân hữu dé cóthêm những cơ sở Phật giáo tại Âu Mỹ và Úc thuận tiên cho việc hợp tác vàthông tin Phật sự; quan tâm giúp đỡ Thiền viện Trúc lâm Paris, Hội Phật tử Việt
Nam tại Pháp, Cộng hoà liên bang Nga, Séc, lào, Hungary, được ôn định tổ
chức và sinh hoạt Tăng cường mối liên hệ với Hội ái hữu Phật tử Châu Âu,Tăng Ni, Phật tử người Việt ở nước ngoài; 3 Quan tâm đến công tác đón tiếpphái đoàn Phật giáo bạn, đoàn khách nước ngoài đến Việt Nam thăm viêng hữunghị Giáo hội; cử đoàn tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế, tham gia đại lễ
Vesak; 4 Thường xuyên cử phái đoàn đại diện thăm viếng hữu nghị các tổ chứcPhật giáo thân hữu dé trao đổi thông tin liên lạc, gửi tặng sách báo Phật giáo đến
cơ sở tự viện, Tăng Ni, Phật tử người Việt ở nước ngoài; Có chương trình hoạt
động cụ thể nhằm thé hiện chính sách đoàn kết, tình dao, tình quê hương, dân tộccủa Giáo hội với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại nước ngoài 5 Nỗlực tạo sự kết hợp, giao lưu trao đổi giữa Phật giáo Nam tông Khmer trong khuvực qua những chuyến thăm hữu nghị, hội thảo quốc tế; 6 Có kế hoạch phâncông, phân vùng phụ trách trong các mối quan hệ và công tác Phật sự đối vớithành viên Phật giáo quốc tế [29, tr 92-93]
Nhiệm ky 8 (2017 — 2022), phương hướng chung của nhiệm kỳ mở rộng
hoạt động đối ngoại da phương theo định hướng ngoại giao văn hod, ngoại giaonhân dân; chủ động, tích cực trong quan hệ đổi ngoại với các tổ chức Phật giáo
và tổ chức tôn giáo thé giới; kết nối chặt chẽ với các hội Phật tử Việt Nam ởnước ngoài; cụ thé: 1 Tăng cường làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác hữu nghị với
cộng đồng Phật giáo thế giới, với Phật giáo các nước châu Á, cộng đồng Phật
giáo các nước Asean Chủ động tích cực tham gia với tư cách thành viên, thành
viên sáng lập của các tô chức Phật giáo quốc tế như ABCP, Hội Phật giáo thếgiới truyền bá chính pháp, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới, Uỷ ban tổ chức Đại
lễ Vesak Liên hợp quốc, Liên minh Phật giáo toàn cầu góp phần tham gia giải
quyết các vấn đề toàn cầu vì hoà bình, ôn định ở khu vực và trên thế giới 2
Thường xuyên trao đôi đoàn đi thăm các nước, tham gia hội thảo quốc tế, cũng
31
Trang 36như đón tiếp các phái đoàn quốc tế, các tổ chức Phật giáo và tổ chức tôn giáo thégiới, các hệ phái, truyền thống và Giáo hội Phật giáo các nước trên thế giới đến
thăm Việt Nam theo đường lối ngoại gia văn hoá, ngoại giao nhân dân, và mongmuốn là bạn, đối tác tin cậy của tat cả các nước 3 Quan sát sâu sắc và đôi mớiphương thức lãnh đạo, kết nối chặt chẽ với các Hội Phật tử Việt Nam ở nướcngoài nhằm nâng cao phục vụ hiệu qủa cộng đồng, bà con Việt Kiều ở hải ngoại
4 Tiếp tục thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại tất cả các nước có cộng đồngngười Việt sinh sống, lao động và học tập dé gìn giữ truyền thống văn hoá dân
tộc hướng lòng yêu nước về tô quốc Việt Nam thân yêu 5 Thông qua Bộ ngoạigiao phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước trong việc giữ gìn
di sản Phật giáo Việt Nam; Hệ phái Phật giáo Việt tông va các ngôi chùa Việt tại
Thái Lan, tại Lào và Campuchia; 6 Ra mắt Tạp chí đối ngoại Phật giáo Việt
Nam bằng tiếng Anh [30, tr 63-64]
Nhìn chung, phương hướng hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN luônđược đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thé của đất nước, tô chức Giáo hội và tìnhhình thế giới, trong đó, có những phương hướng là kim chỉ nam xuyên suốtnhưng cũng có những phương hướng được kế thừa và phát triển qua mỗi thời kỳ.Qua 8 ky Đại hội, phương hướng hợp tác quốc tế cốt lỗi được GHPGVN duy tri
và phát triển đó là tinh thần hữu nghị, đoàn kết giữa Phật giáo Việt Nam và Phậtgiáo các nước, xây dựng nên hoà bình và an lạc nhân loại; theo học viên, phương
hướng này hoàn toàn phù hợp với tính chất và những giá trị của một tôn giáo khitham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt Phật giáo đề cao các giá trị con
người, vô thường, vô ngã, từ bi, v.v
Qua các kỳ Đại hội đã có những lĩnh vực trong hoạt động hợp tác quốc tếGHPGVN được tiếp biến, thay đôi va phát triển trong phương hướng hoạt động,xin khái quát thành một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, về phạm vi hợp tác quốc tế của GHPGVN ngày càng được mởrộng qua mỗi nhiệm kỳ, nếu như trong 5 năm của nhiệm kỳ đầu tiên các hoạt
động hợp tác quốc tế chỉ dừng lại trong tổ chức ABCP và 3 nước Đông Dương,
32
Trang 37thì kỳ Đại hội II với nhiệm kỳ 1987 -1992, phạm vi hợp tác quốc tế của
GHPGVN bat đầu được mở rộng với các quốc gia có truyền thống Phật giáotrước hết trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á như Thái Lan, Myanmar,
Nepal, trong các nhiệm kỳ tiếp đó phạm vi hợp tác được mở rộng sang cácnước thuộc khu vực châu Âu, châu Úc Sự mở rộng phạm vi hợp tác quốc tẾ,ngoài những nỗ lực của GHPGVN, không thê không nhắc tới sự phát triển nhanhchóng của cộng đồng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam ở hải ngoại, nếu như trongphương hướng hoạt động quốc tế của nhiệm kì 1, 2 chưa đề cập nhiều tới cộngđồng Phật giáo người Việt tại hải ngoại thì từ nhiệm kỳ 3 đã có những quan tâm
đặc biệt đến cộng đồng này như: trong phương hướng nhiệm ky 3 đã nhân mạnh
sự cần thiết thành lập Ban Phật tử Việt Nam tại hải ngoại; phương hướng nhiệm
kỳ 4 mở rộng hệ thống cộng tác viên của Giáo hội tại các nước Tây Âu, Úc,Canada, nhiệm kỳ 5 đặc biệt chú trọng đến Phật tử tại Pháp, Hoa Ky, Úc; đến
nhiệm kỳ 6 nhắn mạnh “đặc biệt chú trong moi quan hệ cua Giáo hội đối với
Tăng Ni, Phật tử người Việt ở nước ngoài ”/28] trong phương hướng chung; đếnnhiệm ky 8 tiếp tục kết nối và thành lập các Hội Phật tử Việt Nam tại tat cả cácnước có cộng đồng người Việt sinh sống
Thứ hai, nhắn mạnh tới vai trò của Ban Phật giáo Quốc tế: nhận thức đượcvai trò của hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh quá trình đổi mớiđất nước, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, trong phương
hướng hoạt động quốc tế nhiệm kỳ 3 GHPGVN đã nhấn mạnh việc cần thiết
thành lập Ban Phật giáo Quốc tế, sau cũng trong nhiệm kỳ Ban Phật giáo Quốc
tế được thành lập Từ đó, trong phương hướng hoạt động quốc tế, đều đề cập tớiviệc xây dựng, củng cô và kiện toàn Ban Phật giáo Quốc tế nhằm đáp ứng đượcnhững nhu cầu trong hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN
Thứ ba, nội dung hợp tác quốc tế đa dạng qua mỗi nhiệm kỳ; nếu như ởnhiệm kỳ 1, GHPGVN chỉ nhẫn mạnh tới hoạt động hợp tác vì hoà bình trong tổchức ABCP thì từ nhiệm kỳ 2, các hoạt động hợp tác quốc tế được đa dạng hoá
với các nội dung hợp tác như: hợp tác trên lĩnh vực học thuật; hoạt động từ thiện
33
Trang 38quốc tế, hợp tác đào tạo Tăng Ni; in ấn, dịch thuật và xuất bản các kinh điển Phatgiáo; phối kết hợp tô chức các sự kiện Phật giáo quốc tế, v.v
Nhìn chung, phương hướng hoạt động trong hợp tác quốc tế củaGHPGVN luôn có sự thay đổi và thích ứng nhằm phù hợp với tình hình và hoạtđộng; tinh thần nhập thé, đạo và đời luôn được GHPGVN phát huy tuy là một tổchức tôn giáo, đây cũng là một điểm đáng lưu ý học hỏi, một điểm sáng củaGHPGVN mà các tổ chức tôn giáo khác nên nhìn nhận
34
Trang 39Tiểu kết chương 1
Sự thống nhất và ra đời của GHPGVN là một bước tiến quan trọng cho
Phật giáo Việt Nam nói chung Từ khi thành lập cho đến nay, GHPGVN đã trải
qua 8 nhiệm kỳ với 9 ky Đại hội, hiện tại đang ở nhiệm ky 9 (2022 -2027); tô
chức của GHPGVN được củng cố, ôn định và hoàn thiện qua mỗi kỳ Đại hội.Dưới sự dẫn dắt của GHPGVN, Phật giáo Việt Nam trong những năm qua đạtnhiều thành tựu đóng góp vào công cuộc chung xây dựng và phát triển đất nước,phát huy tốt tinh thần “tốt đời đẹp đạo”
Hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN là mối quan hệ của GHPGVNvới các tô chức chính trị - xã hội, cộng đồng Phật giáo quốc tế và các tô chức tôn
giáo khác nhằm hợp tác, giải quyết các van đề chung Qua hơn 40 năm tồn tạivới 8 nhiệm kỳ đã qua, hoạt động hợp tác quốc tế luôn được GHPGVN chú trọngđiều đó được thể hiện qua phương hướng hoạt động qua các nhiệm kỳ; theo đóhoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN chú trọng vào công tác xây dựng pháttriển hoà bình trong khu vực và quốc tế; thiết lập mối quan hệ hữu nghị hợp tácvới các tô chức Phật giáo quốc tế, chú ý tới cộng đồng Phật giáo ở hải ngoại vàthích ứng linh động với tình hình khu vực và thế giới Thực trạng hoạt động hợptác quốc tế GHPGVN từ 1981 đến 2022 sẽ được trình bay ở phan tiếp theo
35
Trang 40CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG HỢP TÁC QUOC TE
CUA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM GIAI DOAN 1981 - 2022
Hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN giai đoạn 1981 đến 2022 được
tổng kết qua 8 nhiệm kỳ đã qua, dựa trên các văn kiện, kỷ yếu của 8 kỳ Đại hội;
từ thực tiễn các hoạt động hợp tác quốc tế của GHPGVN được tông kết trong cácnhiệm ky đã qua, trong phan này học viên sẽ đi phân tích các nội dung sau: Hợptác quốc tế của GHPGVN với các tổ chức quốc tế qua các nhiệm kỳ, Hợp tácquốc tế của GHPGVN qua các sự kiện và hội nghị quốc tế, các hoạt động đối
ngoại khác của GHPGVN.
2.1 Hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tố chức quốc tế
Hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế luôn được GHPGVN quan tâm
từ Đại hội I cho tới nay Trong kết luận của Đại hội Thống nhất Phật giáo 1981,hoạt động hợp tác quốc tế vừa là một trong những mục tiêu vừa là kết quả củaGHPGVN “Phát triển quan hệ hữu nghị với Phật tử trên thé giới, góp phan vàoviệc xây dung Hoà bình và an lạc cho nhân loai” [28, tr.18]; tiếp đó, trong cácnhiệm kỳ sau, các hoạt động hợp tác quốc tế của Giáo hội vẫn tiếp tục mở rộng,
phát triển, đặc biệt với các tổ chức quốc tế.
2.1.1 Hợp tác quốc tế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các tổ chức
Phật giáo ở khu vực Đông Nam A
Nhiệm ky I (1981 -1987) với kỳ Đại hội đầu tiên được coi là thời kỳ xây
dựng và củng cé cơ sở GHPGVN, những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ này
được tong két trong nhiệm kỳ 2 (1987 — 1992) Hoạt động hợp tác quốc tế với
các tô chức Đông Nam A nhiệm kỳ đầu không nhiều, chủ yếu có những cuộc
viếng thăm và gặp gỡ tô chức Phật giáo Lao qua các hội nghị, đại hội vì hoà bìnhchâu Á và thế giới; hoạt động rõ ràng hơn cả là mối quan hệ của Thành hội Phậtgiáo thành phố Hồ Chí Minh với Phật giáo Nông Pênh (Phnôm Pênh) thông quaviệc cử các đoàn đại biểu Phật giáo thăm viếng hữu nghị Phật giáo Campuchia
và đón tiếp đoàn Phật giáo Nông Pênh đến thành phó; ngoài ra, Thành hội Phậtgiáo thành phố Hồ Chí Minh đã tặng Phật giáo Campuchia hai tạng kinh bằng
36