Sự cần thiết của đề tài
Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia Nghiên cứu lạm phát đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính sách kinh tế vĩ mô Lạm phát được kiềm chế trong một giới hạn phù hợp và dự báo trước không những không có hại mà còn giúp cho tăng trưởng kinh tế Ngược lại, nếu lạm phát cao thì sẽ gây ra nhiều tổn thất cho phát triển kinh tế và ổn định kinh tế xã hội.
Sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, nhất là sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã từng bước chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường và càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, luồng vốn tràn vào Việt Nam trong hai năm 2007-2008, các vấn đề về thị trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như nguy cơ lạm phát quay trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho việc quản lý kinh tế vĩ mô và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam Sau giai đoạn thiểu phát năm 1999 - 2003, từ năm 2004 mức giá chung lại tăng lên, năm 2007 lạm phát lên hai con sốlà 12,67%, đỉnh điểm năm 2008 là 19,89%, và lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức một con số trong 2 năm tiếp theo (cụ thể 6,81% năm 2012 và 6,04% năm 2013) Tuy nhiên theo đánh giá của ASEAN Stats kết quả kiềm chế lạm phát ở Việt Nam vẫn còn chưa vững chắc, tiềm ẩn nhiều rủi ro Tốc độ tăng giá tiêu dùng - thước đo chính của chỉ số lạm phát của Việt Nam năm 2012 ở mức 6,81% vẫn còn cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng GDP - 5,03%.
Từ những nguyên nhân trên mà trong hơn hai thập kỷ qua biến động của lạm phát và đặc biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát là một trong những chủ đề được thảo luận và nghiên cứu nhiều nhất ở Việt Nam Những nghiên cứu được thực hiện nhằm giải thích biến động của lạm phát ở Việt Nam, bao gồm cả những nghiên cứu không mang tính định lượng lẫn những nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ như trong những nghiên cứu của Võ Trí Thành và đồng tác giả (2000), Nguyễn Cao Đức
(2005) (2006), Bùi Thị Kim Thanh (2008), Phạm Thế Anh (2009), Võ Văn Minh
(2009), Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Nguyễn Thị Liên Hoa (2013), Hoàng Đình Minh (2014), cho rằng những nguyên nhân của chỉ số giá tiêu dùng tăng cao bao gồm chính sách tiền tệ lỏng lẻo, quản lý tỷ giá cứng nhắc, thị trường không hoàn hảo và những thay đổi trong giá quốc tế và giá lương thực trong nước Tuy nhiên các nghiên cứu (ngoại trừ Nguyễn Thị Liên Hoa (2013), Hoàng Đình Minh (2014)) với số liệu cập nhật đến năm 2010 đều lạc hậu về số liệu và do đó không tính đến những lần lạm phát gia tăng mạnh trong năm 2011 cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 – 2009 đã dẫn đến một loạt những thay đổi trong môi trường và chính sách vĩ mô Thứ hai, hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng mô hình VAR với sai số ECM, SVAR, VECM và các kết quả thực nghiệm là không đồng nhất, có thể do các giai đoạn nghiên cứu khác nhau và phương pháp ước lượng khác nhau Thứ ba, một số nghiên cứu có xu hướng ủng hộ quan điểm của Chính phủ cho rằng lạm phát chủ yếu do các nguồn từ bên ngoài.
Mô hình ARDL – Bounds test được phát triển vào năm 2001 bởi M.H. Pesaran, Y.Shin và R.J Smith được đánh giá là một trong những mô hình thành công nhất, linh hoạt nhất và dễ sử dụng cho phân tích chuỗi thời gian đa biến, song các thảo luận về lạm phát ở Việt Nam sử dụng mô hình này còn chưa nhiều và các biến đưa vào mô hình là khác nhau do mục đích nghiên cứu là khác nhau (Bùi Thị Kim Thanh (2008) sử dụng mô hình ARDL để nghiên cứu thực nghiệm nhưng không phải là mô hình ARDL – Bounds test và số liệu chỉ cập nhật đến năm 2007 đã quá cũ) Với chuỗi số liệu theo quý, từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2014 là số liệu đầy đủ và hoàn toàn đáp ứng được nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, không những thế mô hình ARDL – Bounds test còn đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong mỗi thời điểm nhất định, sự tính toán hợp lý về khung thời gian thích hợp sẽ cho phép chính sách tiền tệ được bắt đầu từ hôm nay đạt được mục tiêu dài hạn là ổn định giá cả, đồng thời tạo môi trường vĩ mô ổn định cho các thành phần trong nền kinh tế có thể lập và thực hiện được các kế hoạch kinh doanh của mình hiệu quả nhất trong tương lai Vì thế, luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn Để đưa ra những đánh giá về diễn biến lạm phát cần có cả nghiên cứu định lượng trong phân tích,bởi vậy tôi xin được chọn đề tài: “Biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013”
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá một cách sâu sắc về tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn
2000 – 2013 trên cơ sở phân tích biến động và các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong giai đoạn tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn đã sử dụng nghiên cứu tổng quan tư liệu về lạm phát để làm cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ hơn những phân tích định tính bằng các bảng, biểu, hình vẽ cụ thể.
- Phương pháp mô hình kinh tế lượng: luận văn vận dụng mô hình trễ phân phối tự hồi quy (ARDL – Bounds test) và xây dựng mô hình để phân tích lạm phát Phần mềm Eviews 6.0 được sử dụng để chạy mô hình ARDL – bounds test kiểm định ảnh hưởng của các biến số trong ngắn hạn và dài hạn
- Nguồn số liệu: Các số liệu sử dụng trong luận văn gồm có: GDP theo giá so sánh 2010, chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá hàng hóa trên thế giới, cung tiền M2, tỷ giá hối đoái VND/USD Số liệu thu thập chủ yếu từ các nguồn cơ bản là Tổng cục Thống kê (TCTK), Ngân hàng nhà nước (NHNN), Thống kê tài chính quốc tế(IFS) thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và IMF, Ngân hàng thế giới (WB).
Đóng góp của luận văn đối với thực tiễn
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về lạm phát và các nhân tố tác động đến lạm phát như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của lạm phát và các nhân tố tác động trong từng thời điểm và mỗi quốc gia đều khác nhau, do đó, nghiên cứu về biến số lạm phát tại từng thời điểm đều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia Luận văn: “Biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013” có một số đóng góp sau đây:
- Hệ thống hóa các lý thuyết về lạm phát từ trước đến nay trên thế giới và tại Việt Nam.
- Tổng hợp diễn biến của lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2013 và cho thấy được ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam Luận văn đã chỉ rõ, trong một số tình huống, Chính phủ đã không chủ động để có được những quyết định hợp lý nhằm kiềm chế lạm phát Điều này đã gây ra những tác động xấu đối với nền kinh tế.
- Đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát thông qua mô hình ARDL – Bounds test, với số liệu từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2014
- Gợi ý cho việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm ổn định vĩ mô tại Việt Nam trên cơ sở kết quả phân tích.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về lạm phát
Chương 2: Phân tích biến động và các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát củaViệt Nam giai đoạn 2000 - 2013.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LẠM PHÁT 5 1.1 Tổng quan lý thuyết về lạm phát
Khái niệm về lạm phát 5 1.1.2 Phương pháp đo lường lạm phát7 1.1.2.1 Cách tính tỷ lệ lạm phát 8 1.1.2.2 Các chỉ số đo lường lạm phát 8 1.1.3 Phân loại lạm phát 13 1.1.3.1 Phân loại lạm phát theo tốc độ tăng giá 13 1.1.3.2 Phân loại lạm phát theo tính chất của lạm phát 14 1.2 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Lạm phát (inflation) đã được các nhà kinh tế học nghiên cứu từ rất sớm, hầu hết các nhà nghiên cứu về lạm phát đều đồng ý rằng “lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của mức giá chung trong một khoảng thời gian” [26] Mức giá chung được định nghĩa là mức giá trung bình của “giỏ hàng hóa và dịch vụ” tại quốc gia đó Mỗi quốc gia đều có một giỏ hàng hóa và dịch vụ khác nhau phụ thuộc vào mức sống và thu nhập Khi mức giá chung tăng lên, thì các thành phần trong nền kinh tế sẽ phải trả nhiều hơn cho chính loại hàng hóa và dịch vụ trong giỏ đó, điều này chứng tỏ giá trị hay sức mua của đồng tiền tại quốc gia đó đã bị giảm Tuy nhiên,không phải mọi sự tăng lên của mức giá chung đều đã là lạm phát Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong ngắn hạn, ví dụ trong những dịp gần Tết Nguyên đán tại Việt
Nam, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm thời Chúng ta cần phân biệt hai trường hợp là tăng đột biến tất cả các loại hàng hóa và tăng dai dẳng trong mức giá chung Tăng đột biến các loại giá thường phát sinh từ các cú sốc (ví dụ cú sốc dầu lửa trên thế giới, giá hàng nhập khẩu,…), trong khi đó tăng dai dẳng trong mức giá chung lại phát sinh từ các vấn đề kinh tế kéo dài chẳng hạn như thâm hụt ngân sách nặng nề trong nhiều năm Việc tăng giá dai dẳng như vậy được gọi là lạm phát.
Hai khái niệm liên quan với lạm phát đó là giảm phát (deflation) và thiểu phát (disflation) Giảm phát là hiện tượng mà trong đó mức giá đang giảm đi Nó khác với lạm phát về hướng vận động ngược chiều của giá cả Thiểu phát là lạm phát ở tỷ lệ thấp Không có tiêu chí chính xác về tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát Ở Việt Nam thời kỳ 2000-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3% đến 4% một năm được nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho là giai đoạn thiểu phát.
Vì lạm phát là phạm trù kinh tế khá phức tạp nên đã có rất nhiều các quan điểm về lạm phát qua các thời kỳ và các trường phái khác nhau Theo quan điểm của hai nhà kinh tế học Laidler và Parkin, “lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá chung, hoặc có biểu hiện tương tự là sự giảm liên tục của giá trị đồng tiền” [24], người ta có thể hiểu ở đây là sức mua của đồng tiền tại quốc gia đó bị giảm liên tục P Samuelson cũng định nghĩa “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung”[26] Điều này có nghĩa cứ mức giá chung tăng lên là có lạm phát Chẳng hạn hàng tháng, khi cơ quan thống kê công bố mức giá cả tháng này tăng bao nhiêu % so với tháng trước, thì theo quan điểm của P. Samuelson, tháng đó có lạm phát.
Như vậy, nếu như theo P Samuelson thì lạm phát chỉ đơn thuần là sự tăng lên của mức giá chung mà chưa loại bỏ yếu tố tăng đột biến bởi các cú sốc, do đó các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền hiện đại, đi đầu là Milton Friedman, đều cho rằng “Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài” và “Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ tạo nên sự dư cầu về hàng hóa, tức là do lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hóa có hạn” Có nghĩa là khi mức giá chung trung bình (trong cả một thời kỳ) của nền kinh tế tăng lên gọi là lạm phát, do vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
Có quan điểm cho rằng, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền được đo lường bởi tỷ giá hối đoái, hay vàng (Inflation is a fall in the external value of money as measured by foreign exchange at official rates).
Cách tiếp cận này có ưu điểm là xem xét lạm phát của một đồng tiền của một quốc gia trên phạm vi toàn cầu, nhà kinh tế học Bronfenbrenner, Holzmann [24] là những người ủng hộ quan điểm trên.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Keynes cho rằng lạm phát là tình trạng mức giá bằng tiền của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ mà người dân trong nước mua sắm tăng lên theo thời gian. Đến thời điểm hiện tại các nhà kinh tế học trên thế giới đều thống nhất định nghĩa lạm phát theo hai quan điểm cơ bản của Samuelson hoặc Friedman Từ những phân tích trên, luận văn này sẽ bám sát quan điểm của Friedman: lạm phát là khi mức giá trung bình trong cả một thời kỳ của nền kinh tế tăng lên.
1.1.2 Phương pháp đo lường lạm phát
Trước hết cần phân biệt rõ một số khái niệm, đó là khái niệm mức giá cả chung (Price Level), chỉ số giá cả (Price Index) và tỷ lệ lạm phát (ký hiệu π - Inflation)
- Mức giá chung (Pt) là mức giá của nền kinh tế tại một thời điểm được tính theo số bình quân gia quyền của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.
- Chỉ số giá cả biểu thị cho sự thay đổi mức giá chung (có nghĩa là toàn bộ hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế) là tỷ lệ giữa số bình quân gia quyền của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tại thời điểm hiện tại so với thời điểm cần so sánh.
- Tỷ lệ lạm phát (π) là thước đo chủ yếu sự biến động mức giá cả trong một thời kỳ, là % thay đổi của chỉ số giá tại thời điểm hiện tại so với thời điểm cần so sánh Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
1.1.2.1 Cách tính tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng của mức giá chung Tỷ lệ lạm phát thời kỳ t được tính theo công thức:
(1.1) hoặc xấp xỉ bởi πt = lnP t - lnP t-1 (1.2) Trong đó πt là tỷ lệ lạm phát của thời kỳ t;
P t và P t-1 là mức giá chung của 2 thời kỳ t và t-1.
Thời kỳ để tính tỷ lệ lạm phát có thể là tháng, quý, hoặc năm Tuy nhiên, khi tính cho tháng hay quý, tỷ lệ lạm phát thường được tính theo cơ sở năm, tức là so sánh với mức giá cùng kỳ năm trước.
1.1.2.2 Các chỉ số đo lường lạm phát a Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator)
GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ, GDP thực tế sử dụng giá cố định để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) còn gọi là chỉ số giảm phát GDP được tính:
D t GDP = x 100 = (1.3) Trong đó: GDP t n là GDP theo giá hiện hành
GDP t r là GDP theo giá so sánh (hoặc GDP tính theo giá cố định). pi t, qi t là giá và sản lượng của sản phẩm i trong năm t. pi 0là giá sản phẩm i trong năm cơ sở.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát
Có rất nhiều nhân tố dẫn đến tình trạng lạm phát, về mặt lý thuyết lạm phát có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:
- Thặng dư cầu về hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân
- Thặng dư lượng tiền trong lưu thông dẫn đến thặng dư tổng cầu
- Cú sốc từ thế giới bên ngoài ảnh hưởng đến tỉ giá và xuất nhập khẩu
- Các yếu tố từ phía cung cũng như năng suất lao động, chi phí đầu vào và hành vi thiết lập giá của doanh nghiệp
- Các nhân tố khác như chiến tranh, cú sốc giá cả hàng hóa đầu vào thế giới, sự kiểm soát giá cả Ngoài ra, các yếu tố phi kinh tế khác như vai trò của thể chế, môi trường chính trị, văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến lạm phát.
Tóm lại, sau khi nghiên cứu tổng quan tư liệu tác giả đã dựa vào hình 1.2 chính là sơ đồ cho việc xác định các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát, các nhân tố vĩ mô này gồm có: nhóm các nhân tố thuộc về cầu (cầu kéo), nhóm các nhân tố thuộc về cung (chi phí đẩy), nhân tố tiền tệ, nhân tố lạm phát giá hàng hóa nhập khẩu và kỳ vọng lạm phát Các nhân tố này có thể được giải thích bởi các lý thuyết khác nhau, tuy nhiên xét ở một mức độ nào đó sẽ có sự chồng chéo giữa các lý thuyết Để tóm tắt một cách toàn diện và chặt chẽ tất cả các lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát không phải là một nhiệm vụ đơn giản Mục đích cuối cùng của phần này là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát được đề xuất bởi các lý thuyết.
Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát[25],[36]
Nhóm nhân tố thuộc về cầu
Nhóm nhân tố thuộc về cung
(chi phí đẩy) Nhân tố tiền tệ
Lạm phát giá hàng hóa nhập khẩu
Tiêu dùng của dân cư
Mất ổn định sản xuất
Tỷ giá Giá hàng hóa quốc tế
Lương thực Nhập khẩu Ngân sách CP
1.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc về cầu
Nhóm các nhân tố thuộc về cầu bao gồm: Tiêu dùng của dân cư, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu Khi một hoặc các nhân tố này tăng đột biến sẽ làm gia tăng tổng cầu, trong khi tổng cung không thay đổi sẽ gây ra lạm phát (lạm phát cầu kéo) Các nhân tố chính có thể làm cho các thành tố của tổng cầu tăng lên là: i Sự gia tăng tổng cầu phát sinh từ tiêu dùng: Các sự kiện có thể thúc đẩy người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn bao gồm chính phủ giảm thuế thu nhập cá nhân, thị trường chứng khoán bùng nổ làm cho nhiều hộ gia đình trở nên giàu có hơn, các hộ gia đình trở nên lạc quan hơn về triển vọng việc làm và thu nhập trong tương lai. ii Sự gia tăng tổng cầu phát sinh từ đầu tư: Các sự kiện có thể làm cho các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn bao gồm các nhà đầu tư lạc quan về triển vọng thị trường trong tương lai, ngân hàng trung ương tăng cung tiền làm cho việc tiếp cận tín dụng trở nên dễ hơn và lãi suất vay vốn thấp hơn. iii Sự gia tăng tổng cầu phát sinh từ mua sắm chính phủ: Sự gia tăng mua sắm chính phủ về hàng hóa và dịch vụ (chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng hoặc xây dựng các đường cao tốc) sẽ làm tăng tổng cầu và ngược lại. iv Sự gia tăng tổng cầu phát sinh từ xuất khẩu ròng: Các biến cố làm tăng chi tiêu cho xuất khẩu ròng bao gồm sự bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, đồng nội tệ giảm giá so với tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại.
Hình 1.3: Lạm phát do cầu kéo
Nguồn: Cơ sở dữ liệu
Tại điểm cân bằng trong hình 1.3, điểm cắt giữa đường tổng cung và đường tổng cầu sẽ xác định mức giá và sản lượng hàng hóa cân bằng giữa cung và cầu Khi tổng cầu trong nền kinh tế tăng, tức là các thành phần trong nền kinh tế có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn số cung mà nền kinh tế có đủ năng lực để đáp ứng được (trong trường hợp này các loại hàng hóa trong kho và hàng nhập khẩu đều được tính đến) Khi đó, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, trong khi đường tổng cung không đổi, thì điểm cân bằng giữa hai đường sẽ là điểm cân bằng mới với mức giá
P2> P1, nền kinh tế có mức giá P2 mới lớn hơn mức giá cũ.
Các nhà kinh tế học của trường phái trọng tiền cho rằng, tiền là nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo Với giả thiết đường tổng cung là cố định, nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng, khi cung tiền tăng đưa đến tăng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, trong khi cung hàng hóa và dịch vụ không thể tăng được, vì nền kinh tế đã ở mức tiềm năng và các nguồn lực đã được sử dụng ở mức toàn dụng Do đó, nghiễm nhiên giá cả sẽ tăng đồng hành với tốc độ tăng của cung tiền và khi đó lạm phát sẽ xảy ra.
Nhưng Keynes không cho rằng nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân công, tức là nền kinh tế chưa đạt được mức tiềm năng Bởi vậy, trước khi có toàn dụng nhân công thì các chính sách làm tăng cầu của các thành phần trong nền kinh tế là cần thiết, nhằm thúc đẩy tăng sản lượng của nền kinh tế hướng đến sản lượng tiềm năng và tạo ra thêm việc làm, trong trường hợp này sẽ không gây ra lạm phát Khi cung tiền vượt quá mức toàn dụng nhân công, thì sản lượng không tăng, và chỉ còn giá cả tăng theo mức tăng của cung tiền, Keynes cho rằng đây là lạm phát thực sự. Tuy nhiên, Keynes luôn cho rằng lạm phát cầu kéo là cần thiết cho nền kinh tế, khi nó chưa ở mức toàn dụng nguồn lực, lạm phát sẽ làm hưng thịnh nền kinh tế, cứu vãn suy thoái và thất nghiệp Ông coi lạm phát để tăng đầu tư cho nền kinh tế tạo ra cầu dư thừa là động lựa phát triển kinh tế.
1.3.2 Nhóm các nhân tố thuộc về cung
Nhóm nhân tố thuộc về cung bao gồm: lượng hàng hóa cung ứng (kể cả hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu), chi phí sản xuất, nhập khẩu
Hình 1.4: Lạm phát do chi phí đẩy
Nguồn: cơ sở dữ liệu
Trong trường hợp này, lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi đường tổng cung di chuyển sang bên trái, do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn năng suất lao động Bốn loại chi phí có thể gây ra lạm phát loại này là: tiền lương, thuế gián thu, lãi suất và giá nguyên liệu nhập khẩu Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá Nếu họ làm được điều này, lạm phát sẽ tăng Một vòng xoáy đi lên của tiền lương và giá cả sẽ tiếp diễn và trở nên nghiêm trọng nếu Chính phủ tìm cách tránh một cuộc suy thoái bằng cách mở rộng tiền tệ.
Việc chính phủ tăng những loại thuế tác động đồng thời tới tất cả các nhà sản xuất cũng có thể gây ra lạm phát Thuế gián thu là loại thuế mà người tiêu dùng cuối cùng phải chịu qua giá mua hàng, chẳng hạn như ở Việt Nam hiện nay, loại thuế này bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng Thuế gián thu tác động trực tiếp làm tăng giá cả của hàng hóa (mức tăng giá phụ thuộc vào độ co giãn của cung cầu) Trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng chỉ tác động trực tiếp làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng thì thuế nhập khẩu tác động đến lạm phát qua hai cách: trực tiếp làm tăng giá hàng tiêu dùng nhập khẩu (là thành phần của rổ hàng hóa CPI) và gián tiếp qua giá tư liệu sản xuất (chi phí sản xuất). Ở các nước đang phát triển, các doanh nghiệp thường không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, do đó một phần quan trọng vốn lưu động được vay từ hệ thống ngân hàng Trong bối cảnh đó, sự gia tăng lãi suất sẽ trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất và điều này sẽ được chuyển vào giá thành sản phẩm.
Nếu một hay nhiều loại nguyên liệu nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước, thì nó có thể gây ra lạm phát khi giá của chúng trên thế giới thay đổi Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu, cấu kiện cần thiết mà nền công nghiệp trong nước chưa sản xuất được, thì sự thay đổi giá cả của chúng tác động mạnh tới tình hình lạm phát trong nước.
Hình 1.5: Các nguyên nhân tăng chi phí sản xuất
Nguồn:Cơ sở dữ liệu
Ngoài nguyên nhân do giá của các nhân tố phục vụ sản xuất tăng, thì công nghệ cũ cho hiệu quả kinh tế thấp được sử dụng trong sản xuất và cơ chế quản lý không hiệu quả cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất Khi đó các doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá cả hàng hóa, mặc dù cầu về hàng hóa không tăng,
NGUYÊN NHÂN TĂNG CHI PHÍ
GIÁ NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU THUẾ, PHÍ CÁC NGUỒN
GIÁ DẦU LỬA THUẾ THU
CÁC LOẠI PHÍ, GIẤY PHÉP
NĂNG LỰC QUẢN LÝ điều này dẫn đến lạm phát thực sự.
Lạm phát chi phí đẩy đã giải thích cho nguyên nhân gây ra lạm phát trong trýờng hợp cầu không ðổi hoặc thậm chí giảm xuống Khi giảm cầu bằng cách cắt giảm ðầu tý và tín dụng thì chỉ có thể đưa đến thất nghiệp tăng cao và suy thoái kinh tế, chứ không chắc đã làm giảm lạm phát.
Nếu lạm phát cầu kéo chỉ xuất hiện khi cầu vượt quá cung, trong khi nền kinh tế đã đạt được mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng các nguồn lực, thì lạm phát chi phí đẩy xuất hiện ngay cả trong trường hợp nền kinh tế chưa đạt mức tiềm năng, các nguồn lực chưa ở mức toàn dụng Thậm chí, khi nền kinh tế suy thoái vẫn xuất hiện lạm phát chi phí đẩy.
Qua phân tích hai hiện tượng lạm phát trên, có thể thấy rằng, lạm phát chứa đựng cả hai nhân tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy” Trong thực tế, các nhân tố dư cầu và chi phí đẩy diễn ra đồng thời và độc lập trong một quá trình lạm phát Vì vậy, lạm phát được kết hợp từ cả hai yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”, khi mức giá thay đổi do dịch chuyển đi lên của cả hai hàm tổng cung và tổng cầu, tăng giá do “cầu kéo” dẫn đến tăng giá do “chi phí đẩy” Khi tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên dẫn đến mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho nhu cầu về các yếu tố sản xuất như lao động và nguyên vật liệu tăng lên, theo quy luật khan hiếm thì chi phí sản xuất sẽ tăng đưa đến giá thành tăng, làm phát sinh lạm phát [26] Đây có thể coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát từ phía cung và phía cầu
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả áp dụng cho chuỗi thời gian để tập trung phân tích biến động của lạm phát Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013, sau đó, luận văn sử dụng mô hình kinh tế lượng trễ phân phối tự hồi quy – ARDL- Bounds test (Autoregressive Distributed Lag models) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn.
2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp thống kê được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Thống kê mô tả áp dụng cho chuỗi thời gian với các phương pháp được sử dụng để tổng kết dữ liệu đó là:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Có rất nhiều mô hình kinh tế lượng để phân tích chuỗi thời gian như một số mô hình thông dụng: phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), mô hình tự hồi quy vector (VAR) hay mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM), tuy nhiên việc sử dụng các mô hình trên không phù hợp đối với luận văn do:
- Điều kiện để sử dụng OLS là các biến độc lập không phải là biến nội sinh, tuy nhiên theo lý thuyết ta dễ dàng nhận thấy, các biến tác giả đưa vào mô hình đều là biến nội sinh (1)
- Điều kiện để sử dụng VAR là tất cả các biến phải cùng dừng ở bậc 0 (I(0)), điều kiện để sử dụng VECM là có ít nhất 2 biến dừng ở bậc 1 (I(1)), tuy nhiên theo số liệu tác giả thu thập được, kiểm định tính dừng của các biến trong bảng 2.16 thì chỉ có biến GGDP dừng ở bậc 1, còn các biến còn lại đều dừng ở bậc 0 Như vậy mô hình VECM không sử dụng được (2)
Nếu lấy sai phân của GGDP (D(GGDP)) để có thể sử dụng mô hình VAR thì mô hình thu được cũng không ổn định Mô hình khi sử dụng VAR được xem là ổn định và đáng tin cậy khi các nghiệm nằm trong đường tròn, nếu các nghiệm nằm trên hoặc bên ngoài đường tròn thì mô hình không ổn định Từ hình 2.2 ta có thể thấy, ở unit circle có nghiệm đơn vị nằm trên và bên ngoài nó, bởi vậy mô hình thu được khi sử dụng VAR không ổn định (3)
Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial
Hình 2.2: Kiểm định tính ổn định khi sử dụng mô hình VAR
Nguồn: Cơ sở dữ liệu
Mô hình ARDL được sử dụng để nắm bắt sự tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều chuỗi thời gian và đã được Pesaran (2011) chứng minh mô hình ARDL-Bounds test có 3 lợi thế hơn các mô hình khác và phù hợp với luận văn là: i Thứ nhất, mô hình ARDL không cần tất cả các biến trong mô hình kinh tế lượng phải có cùng I(0) hay I(1) mà có thể có cả 2 trường hợp này trong cùng mô hình ước lượng Không những thế, mô hình ARDL chỉ liên quan đến một mô hình đơn được ước lượng, giúp ta đơn giản để thực hiện và giải thích. ii Thứ hai, lợi thế của mô hình ARDL chính là đưa ra được kết quả chính xác với mẫu có kích thước nhỏ. iii Thứ ba, mô hình có thể kiểm tra được mối quan hệ giữa biến giải thích và biến phụ thuộc trong dài hạn và ngắn hạn (4)
Từ (1), (2), (3) và (4), tác giả đã sử dụng mô hình ARDL – Bounds test cho nghiên cứu thực nghiệm trong luận văn của mình Hơn nữa, ARDL là một trong những mô hình thành công nhất, linh hoạt nhất và dễ sử dụng cho việc phân tích chuỗi thời gian đa biến (Halil, 2000).
Mô hình ARDL còn được gọi là mô hình VAR trễ phân phối dừng tự hồi quy, là mô hình kinh tế được sử dụng để nắm bắt sự tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nhiều chuỗi thời gian Đây là mô hình kết hợp giữa mô hình VAR và mô hình hồi quy thông thường Mô hình ARDL cho phép xác định tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc (Chen, 2007; Hashem & Yongcheol, 1997) theo phương trình cơ bản sau:
Yt = m + α1*Yt-1 + α2*Yt-2 +…+ αn*Yt-n + β0*Xt + β1*Xt-1 +…+ βn*Xt-n + ut
Trong đó: Yt và Xt là các biến dừng, và ut là phần nhiễu trắng
Yt-n và Xt-n là các biến dừng ở các độ trễ.
Mô hình ARDL – Bounds test được phát triển bởi Pesaran và Shin (1999) và Pesaran cùng các cộng sự (2001) là mô hình có sự liên kết với mô hình ECM Theo đó mô hình ARDL liên quan đến mô hình ECM được triển khai như sau (UECM):
∆Yt = α0 + α1.Yt-1 + α2.Xt-1 + + + Ut Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng mô hình ARDL - Bounds test các biến chuỗi thời gian cần phải dừng ở bậc 0 hoặc bậc 1 (nhưng không được từ bậc 2 trở lên), độ trễ xác định tối ưu, mô hình không thừa biến, không có hiện tượng tự tương quan, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và dạng hàm phù hợp (Gurajati, 2003; Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2012; Pesaran và các cộng sự, 2001).
Như vậy, để sử dụng mô hình ARDL – Bounds test phải qua các bước đó là:
* Bước 1: Kiểm tra tính dừng của các biến sử dụng trong mô hình.
Tính dừng của chuỗi thời gian là một đặc trưng không thể không đề cập đến khi nghiên cứu và sử dụng các chuỗi thời gian.
Một chuỗi Yt được gọi là chuỗi dừng nếu kỳ vọng toán, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian Về mặt toán học, chuỗi Yt được gọi là chuỗi dừng nếu thỏa mãn cả 3 điều kiện sau:
(kỳ vọng không đổi theo thời gian)
(phương sai không đổi theo thời gian) γk = Cov(Yt, Yt-k) = E[(Yt -μ)(Yt-k - μ)] t
(hiệp phương sai không đổi theo thời gian)
Nếu cả 3 điều kiện này không đồng thời được thỏa mãn thì chuỗi Yt là chuỗi không dừng, các giả thiết của phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) bị vi phạm.
Nếu hồi quy các biến thời gian là những chuỗi không dừng ta sẽ thu được mô hình ước lượng với các hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê cao và R 2 cao Tuy nhiên, không phải bản chất của mối quan hệ giữa các biến số có sự tương quan cao như vậy, mà do chúng có cùng một xu thế nên ảnh hưởng tương tác lẫn nhau, tạo ra hồi quy giả mạo, khiến người ta dễ lầm tưởng về mối quan hệ giữa các biến số. Để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian có thể sử dụng nhiều kiểm định khác nhau như kiểm định Dickey - Fuller (DF), kiểm định Phillip - Person (PP), kiểm định Dickey - Fuller mở rộng (ADF) Trong phần mềm Eviews thường dùng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Test) để kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian dựa trên kiểm định ADF mở rộng (Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh, 2012)
* Bước 2: Xây dựng mô hình
Mô hình được xây dựng như sau:
* Bước 3: Xác định độ trễ tối ưu sử dụng trong mô hình. Độ trễ tối ưu là độ trễ tại đó các biến được mô hình hóa qua biến trễ và các biến khác cùng một độ trễ cho kết quả tốt nhất Việc xác định độ trễ tối ưu dựa trên các chỉ số lựa chọn (Omer & Douglas, 1996), các chỉ số này được hỗ trợ trong phần mềm Eviews Thông thường, độ trễ tối ưu được xác định bằng một hoặc nhiều tiêu chí như Akaike’s information criteria (AIC) hoặc SC (BIC) Trong phần này tác giả lựa chọn AIC là căn cứ để lựa chọn độ trễ tối ưu cho ước lượng của mình.
* Bước 4: Thực hiện các kiểm định của mô hình
- Kiểm định độ ổn định của mô hình