luận văn biến động dân số TPHCM 2019 Dân số là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, quy mô dân số thế giới đang ở mức cao và có sự khác biệt về gia tăng dân số giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Điều này đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm và giải quyết trong sự phát triển kinh tế xã hội của hai nhóm nước này. Giải quyết vấn đề gia tăng dân số vừa có tính cấp thiết, vừa có tính lâu dài trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của các nước.Trong Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 20202025, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho biết TP.HCM đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. TP.HCM luôn là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất, chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia, trong khi lại là địa phương có tỉ lệ chi ngân sách trên thu ngân sách thấp nhất cả nước, tăng trưởng kinh tế bình quân 20162019 là 7,7%năm. Thành phố là trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất, chiếm tỷ trọng 15% công nghiệp và 33% dịch vụ của cả nước và cũng là nơi có năng suất lao động cao nhất, bằng 2,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước.
Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả tìm hiểu về thực trạng biến động dân số ở TP.HCM giai đoạn 2009-2019. Phân tích những ảnh hưởng của biến động dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM Trên cơ sở phân tích về biến động dân số đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của biến động dân số đối với kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về biến động dân số áp dụng vào nghiên cứu biến động dân số ở TP.HCM.
Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về biến động dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM giai đoạn 2009-2019.
Tìm hiểu các định hướng kinh tế - xã hội của TP.HCM Trên cơ sở đó, phân tích các mặt tích cực và hạn chế nhằm đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển và phân bố dân cư hợp lí hơn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu biến động dân số TP.HCM ở khu vực các quận nội thành cũ, quận mới và các huyện ngoại thành gồm 19 quận và 5 huyện Phân tích nguyên nhân và đánh giá những ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.
Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá biến động dân số TP.HCM giai đoạn 2009-2019, đây là giai đoạn TP.HCM có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, các ngành kinh tế phát triển, đa dạng nhiều ngành nghề đã tạo lực hút mạnh mẽ đối với người lao động từ mọi miền đất nước đến TP.HCM.
Phạm vi nội dung: Đề tài chủ yếu phân tích thực trạng biến động của dân số
TP.HCM thông qua phân tích khái quát các số liệu về:
Biến động về quy mô dân số, biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học, gia tăng dân số theo thời gian và không gian, phân bố dân cư Biến động cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, lao động, khu vực kinh tế, dân tộc.
Dựa trên các số liệu về thực trạng biến động dân số ở TP.HCM tác giả phân tích ảnh hưởng của biến động dân số đối với kinh tế - xã hội thông qua các tiêu chí sau:phát triển kinh tế, lao động việc làm, đô thị hoá Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp về phát triển và phân bố dân số TP.HCM.
Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp
Dân số, kinh tế, xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi nghiên cứu sự phát triển dân số của một vùng, một nước nào đó phải dựa trên nhiều yếu tố, xem xét trong mối quan hệ tổng hợp tự nhiên, kinh tế, xã hội để làm cho gia tăng dân số phù hợp với phát triển nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, môi trường.
Quan điểm hệ thống
Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi phát triển thì nó gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, làm cho các thành phần đó cũng thay đổi theo và cuối cùng làm cho cả hệ thống thay đổi. TP.HCM là một trong hai đô thị lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong hệ thống đô thị Việt Nam Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế TP.HCM đã có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu nghèo, vệ sinh môi trường Vì thế, khi nghiên cứu sự biến động dân số thành phố cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội ở TP.HCM.
Quan điểm lãnh thổ
Các sự vật hiện tượng địa lí đều có sự phân hóa trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa địa điểm này với địa điểm khác, tạo nên tính độc đáo của từng lãnh thổ Vì vậy mỗi lãnh thổ có nguồn gốc khác nhau để tạo thành những nét kinh tế - xã hội đặc sắc.
Vận dụng quan điểm lãnh thổ vào nghiên cứu, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu sâu hơn về sự khác biệt giữa kinh tế - xã hội ở các lãnh thổ Từ đó, chúng ta phân tích các yếu tố tác động đến sự gia tăng dân số tại TP.HCM Vì đây là nơi tụ họp của dân số đến từ nhiều dân tộc khác nhau, mỗi quận, huyện có những nét đặc trưng về kinh tế
- xã hội khác nhau nên tình hình phát triển, gia tăng dân số tại mỗi địa phương có sự phân hoá từ khu vực nội thành và ngoại thành Tạo nên những nét khác biệt về thành phần dân số và cơ cấu dân số tại khu vực Thành phố
Quan điểm phát triển bền vững
Dân số và môi trường gắn bó chặt chẽ với nhau, sự gia tăng dân số quá mức có tác động trực tiếp đến môi trường và gây ra nhiều hậu quả như: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và mất cân bằng hệ sinh thái Vì vậy, khi nghiên cứu sự phát triển và phân bố dân cư cần chú ý đến sự phân bố dân cư và tỉ suất dân nhập cư vào thành phố sao cho hài hoà với sự phát triển của kinh tế - xã hội và duy trì dân số Các định hướng và giải pháp phát triển được đề xuất cần gắn với các quan điểm sinh thái và phát triển bền vững nhằm giảm tác động đến môi trường và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của TP.HCM
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Phương pháp thu thập và thống kê số liệu, tư liệu, thông từ các nguồn đáng tin cậy, trên cơ sở đó phân tích và xử lí số liệu Phương pháp này cho phép kế thừa các nghiên cứu trước đó, đồng thời có thể cập nhật, bổ sung các vấn đề có liên quan Vì thế, đây là phương pháp phổ biến, bước đầu tiên cho quá trình nghiên cứu đề tài Trong luận văn tác giả sử dụng các nguồn tài liệu từ các cơ quan chuyên trách về dân số như: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM, các nguồn tài liệu từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Viện phát triển kinh tế TP.HCM và từ các cơ quan ban ngành có liên quan tại TP.HCM Từ những nguồn tài liệu chính thống này, tác giả có cơ sở thực hiện phân tích và đánh giá biến động dân số giai đoạn 2009-2019.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Luận văn dựa trên nguồn tài liệu thu thập được liên quan đến đề tài nghiên cứu,tác giả tiến hành tổng hợp số liệu, tài liệu liên quan đến dân số và cơ cấu dân số theo thời gian từ năm 2009 – 2019 và phân loại theo cấu trúc đề tài, tài liệu định tính, định lượng Từ đó nghiên cứu, phân tích, xử lí tài liệu để có những thông tin cơ bản liên quan đến đề tài Sau đó, tác giả tiến hành liên kết các thông tin và so sánh một cách khoa học nhằm tạo ra một hệ thống lập luận mới, logic và có giá trị khoa học về chủ đề nghiên cứu.
Phương pháp bản đồ, hệ thống thông tin Địa lí
Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí Các bản đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá các đối tượng nghiên cứu Phương pháp bản đồ được sử dụng với vai trò là một trong những phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí Phương pháp này thể hiện các số liệu được sử dụng trong luận văn theo không gian đặc biệt là các số liệu về mật độ dân số, giúp người xem dễ dàng phân tích, so sánh sự biến động dân số Phương pháp này cho phép chúng ta sử dụng để cập nhật, lưu trữ, phân tích, xử lí các thông tin Địa lí về mặt thuộc tính, không gian lãnh thổ
Trong luận văn tác giả đã sử dụng phần mềm mã nguồn mở QGIS là một phần mềm thiết kế bản đồ tương tự như Mapinfo và Arcgis để biên tập các bản đồ dựa trên các số liệu thể hiện mật độ dân số, cơ cấu dân số theo giới tính phân theo các quận, huyện của TP.HCM giai đoạn 2009-2019 Bản đồ dân số TP.HCM năm 2009 và bản đồ dân số TP.HCM năm 2019 đã thể hiện được sự thay đổi về mật độ dân số ở các quận, huyện trong Thành phố.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở Thế giới và Việt Nam
5.1.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở Thế giới Đề tài về dân số đã được các nhà nghiên cứu về dân số quan tâm nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã được công bố từ trước đến nay Mỗi năm Quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam (UNFTA) đều công bố các tài liệu về thực trạng dân số Bên cạnh đó, tác giả Valentay cũng giới thiệu các học thuyết, phương pháp nghiên cứu dân số theo quan điểm Macxit, kết quả nghiên cứu những vấn đề về dân số dưới góc nhìn của hệ tư tưởng Chủ nghĩa Xã hội trong The Theory of Population Essay in Marxist Research (I.Valentay, 1978) Tác giả Hornby cũng có những nghiên cứu về hai chủ đề chính là tăng trưởng, phân bố dân cư và di cư từ các khu vực khác nhau trên thế giới trong tác phẩm An Introduction to Population Geography (William F.Horby,Melvyn Jones,1993)
Bài báo khoa học có tựa đề:”Tiêu chí xã hội để đánh giá sự thay đổi dân số” (Social criteria for evaluating population change) của hai tác giả Charles Blackorby và David Donaldson đã được đăng trên tạp chí khoa học The University of British Columbia Bài báo dựa trên những lí thuyết về sự lựa chọn của xã hội để tìm ra những tiêu chí chung để đánh giá sự thay đổi dân số
Nhóm tác giả Tian Xeuyuan, Zhou Liping (2004) với cuốn sách China’s population and Development ( Tian Xeuyuan, Zhou Liping, 2004) đề cập đến các vấn đề về dân số và phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Quốc Những thông tin trong cuốn sách có giá trị gợi mở về các vấn đề dân số và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Ngoài ra, để nghiên cứu những mối tương quan giữa dân số đô thị và quá trình đô thị hoá, các nhà nghiên cứu chú trọng đến biến động dân số đô thị theo thời gian và dự báo xu hướng biến động của dân số trong tương lai Một trong những công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề trên là công trình nghiên cứu về đô thị hoá ở Châu Á có tựa đề là: “Urbanisation in Asia: An Overview” của tác giả Graeme Hugo, Đại học
Adelaide Australia Công trình này nghiên cứu và dự báo về xu hướng biến động dân số đô thị và các vấn đề đô thị hoá tại các nước trong khu vực Châu Á giai đoạn 1950 đến 2030
5.1.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở Việt Nam
Biến động dân số là đề tài gắn liền với kinh tế - xã hội, có tác động trực tiếp đến tình hình phát triển của các quốc gia về mặt quy mô, cơ cấu, mật độ dân số và nguồn lao động Đặc biệt trong giai đoạn này, đất nước chúng ta cần có những nguồn lao động trình độ cao và phân bố dân cư một cách hợp lí để triển khai các chính sách về an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng trong phát triển đô thị Cho nên, việc nghiên cứu về dân số và biến động dân số rất được quan tâm đến Các công trình nghiên cứu gắn với thực tiễn ở Việt Nam như: Đề tài nghiên cứu Dân số và phát triển tại Việt Nam, hướng tới một chiến lược mới 2011-2020 của tác giả Andrian C.Hays, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi 2009 đã tập trung nghiên cứu các xu hướng biến động dân số và tác động của nó đến sự phát triển như quy mô và tăng trưởng dân số, giảm mức sinh và biến động dịch tễ học, giảm mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học Đề tài đã phân tích một cách toàn diện những vấn đề quan trọng về dân số và phát triển cần đặt ra cho Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Dung (2020) với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hoá” Trong đề tài này nghiên cứu đưa ra các cơ sở lí luận và nhận định về đặc điểm dân số ở tỉnh Thanh Hoá. Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả Gubry, Patrick,Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Thuý Hương (2004) với nhan đề là: “ Dân số và phát triển ở Việt Nam “, Nhà xuất bản Thế Giới, Viện Khoa học Lao Động và Xã hội Đề tài “Dân số và phát triển ở Việt Nam “ chủ yếu nghiên cứu về sự phát triển kinh tế và dân số, mối quan hệ dân số - phát triển ở Việt Nam, những biến động dân số, sự phân bố địa lí dân số và di dân, dân số và nguồn nhân lực, môi trường, môi trường và mất cân bằng dân số, tương lai dân số và nguồn dữ liệu dân số Việt Nam.
5.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM
5.2.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở Đông Nam Bộ
Tác giả Trương Văn Tuấn (2012) với đề tài: “ Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM; tác giả Trương Văn Tuấn (2013), Chủ nhiệm, Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Trong hai tác phẩm trên tác giả đã phân tích và đánh giá quá trình di cư ở vùng Đông Nam Bộ Đồng thời, phân tích các ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ Đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lý (2020) về “Biến động dân số và ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai” Đề tài tập trung nghiên cứu về những tác động của dân số đến kinh tế-xã hội để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng; phân tích các tác động đến biến động dân số ở tỉnh Đồng Nai Từ đó, đề tài có những định hướng, đề xuất những giải pháp tổ chức điều chỉnh sự biến động của quá trình dân số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai.
5.2.2 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở TP.HCM Đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng (1994) về: “ Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó đến phát triển kinh tế-xã hội ở TP.HCM” đề tài phân tích sâu sắc sự phát triển của TP.HCM và xác định dược những mối quan hệ thuận, mối quan hệ nghịch giữa sự phát triển dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội ở TP.HCM.
Tác giả Phạm Thị Xuân Thọ (2002) với đề tài:” Di dân ở TP.HCM và các tác động của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội”, Luận án Tiến sĩ Đề tài phân tích đánh giá quá trình di dân ở TP.HCM Quá trình nhập cư, xuất cư nội thành và từ các tỉnh khác vào Thành phố Đồng thời, tác giả phân tích ảnh hưởng của di dân tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế, tiêu cực của quá trình di dân.
Tác giả Phạm Thị Bạch Tuyết, (2010) với đề tài: “Biến động dân số TP.HCM Thời kì 1997 - 2007 nguyên nhân và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Đề tài nghiên cứu về thực trạng biến động dân số TP.HCM và những nguyên nhân của sự biến động đó Đánh giá những ảnh hưởng biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp và phương hướng phù hợp để khắc phục những hạn chế trong quá trình gia tăng dân số Đề tài của tác giả tuy có cùng chủ đề nghiên cứu với đề tài này nhưng giai đoạn nghiên cứu khác nhau, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở cả hai giai đoạn có sự khác biệt Đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM như đề tài Một số vấn đề về phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP.HCM (1996) do tác giả Bạch Văn Bảy chủ nhiệm và đề tài Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tắng trưởng kinh tế trên địa bản TP.HCM (2007) do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm Các đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM đã tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn sự phát triển dân số trong quá trình đô thị hoá của TP.HCM Từ những vấn đề trên các tác giả đã đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với quá trình đô thị hoá của TP.HCM.
Các đề tài nghiên cứu trên là cơ sở khoa học và là tiền đề để tác giả thực hiện đề tài luận văn Với những số liệu, tài liệu, thông tin có cơ sở khoa học của các nhà nghiên cứu là những đóng góp quan trọng giúp tác giả định hướng nghiên cứu chi tiết hơn và tìm ra những sự khác biệt về biến động dân số ở TP.HCM.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cơ sở lí luận
1.1.1 Những vấn đề chung về dân số và biến động dân số
1.1.1.1 Khái niệm dân số và biến động dân số
Dân số vừa là lực lượng lao động và là lực lượng tiêu thụ sản phẩm Cho nên, các vấn đề về dân số được chú trọng nghiên cứu rộng rãi trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dân số của các nhà khoa học và tổ chức xã hội Vì thế, nên có thể hiểu khái niệm dân số theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Theo Tổng Cục Thống Kê: “Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lí kinh tế hoặc một đơn vị hành chính”
Khái niệm dân số được sử dụng trong nghiên cứu được định nghĩa như sau: Dân số là tập hợp người sống trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định
Dân số được thể hiện theo quy mô, cơ cấu và phân bố:
Quy mô dân số: “Quy mô dân số của một quốc gia (hay một vùng lãnh thổ) tại một thời điểm nhất định là tổng số người sống hay tổng số dân của một quốc gia (vùng lãnh thổ) ấy tại thời điểm đó” (Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh và Lê Thông, 2005).
Cơ cấu dân số: “Cơ cấu dân số là sự phân chia dân số thành các bộ phận khác nhau theo một tiêu thức tạo nên cơ cấu dân số Đây là những đặc trưng biểu thị chất lượng dân số có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số” Ngoài khái niệm cơ cấu dân số còn có khái niệm về cơ cấu dân số vàng
Phân bố dân số là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù hợp với điều kiện sống của họ và với các yêu cầu nhất định của xã hội”.
Biến động dân số là sự thay đổi về số lượng và cơ cấu dân số trong một khoảng thời gian và không gian của một quốc gia, một vùng lãnh thổ nhất định Biến động dân số gồm có: Biến động dân số tự nhiên và biến động dân số cơ học.
Biến động dân số tự nhiên là sự biến đổi số lượng và cơ cấu dân số do có người sinh ra hoặc chết đi Các chỉ tiêu biến động dân số tự nhiên thường dựa vào tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng dân số và tỉ lệ chết của trẻ em dưới một tuổi.
Biến động dân số cơ học là sự thay đổi về số lượng và cơ cấu dân số do thay đổi nơi cư trú (trong phạm vi một nước hay từ nước này sang nước khác) Các chỉ tiêu biến động dân số cơ học là: tỉ suất xuất cư, tỉ suất nhập cư và tỉ suất tăng hay giảm do di cư.
1.1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá quy mô, cơ cấu dân số
Tiêu chí đánh giá quy mô dân số
Số dân trung bình (Ký hiệu thường dùng: P) “là số trung bình cộng của các dân s ố thời điểm Khi có số dân đầu năm và cuối năm, hoặc là đầu và cuối một thời kì ngắn, nếu số dân biến động tăng hoặc giảm tương đối đều đặn, không có những biến đổi man g tính chất đột biến.Trong trường hợp không đủ số liệu để tính toán, người ta cũng có t hể lấy số dân có vào thời điểm giữa năm (1/7 hàng năm) làm số dân trung bình của nă m đó”
Tốc độ gia tăng dân số là một số tương đối biểu thị sự tăng giảm quy mô dân số t rong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm
Tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính: là tương quan giữa nam so với nữ hoặc so với tổng số dân.
Các thước đo được dùng để tính toán cơ cấu dân số theo giới tính gồm:
- Tỉ lệ giới tính là biểu thị tương quan giữa nam hoặc nữ so với tổng số dân ở cùng thời điểm.
- Tỉ số giới tính là biểu thị tương quan giữa nam so với nữ ở cùng một thời điểm.
Cơ cấu dân số theo tuổi: là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định Có 2 cách phân chia độ tuổi với việc sử dụng các thang bậc khác nhau là: Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau và cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau.
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách không đều nhau Dân số được 3 nhóm tuổi: dưới độ tuổi lao động từ 0-14 tuổi, trong độ tuổi lao động từ 15-59 tuổi và trên độ tuổi lao động 60 tuổi trở lên Cơ cấu tuổi này có sự thay đổi theo thời gian và khác biệt giữa các khu vực, quốc gia bởi các yếu tổ sinh, tử và di dân
Bảng 1.1 Cơ cấu dân số trẻ và già Đơn vị:%
Nhóm tuổi Dân số trẻ Dân số già
Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ, Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lí Kinh tế - xã hội đại cương, 2005
Nếu một quốc gia có mức sinh cao và duy trì trong thời gian dài thì cơ cấu tuổi theo dân số trẻ Ngược lại, nếu mức sinh thấp liên tục trong nhiều năm thì cơ cấu tuổi thuộc dân số già.
Cơ cấu tuổi theo khoảng cách đều nhau Dân số được phân chia theo khoảng cách đều nhau: 1 năm, 5 năm hay 10 năm Trong đó, phổ biến là sự phân chia theo khoảng cách 5 năm với mô hình tháp tuổi (tháp dân số), đây là công cụ biểu diễn cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi bằng cách phân chia số lượng hay tỉ suất phần trăm nam và nữ ở mỗi nhóm tuổi trên biểu đồ
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát thực trạng biến động dân số ở Việt Nam
1.2.1.1 Quy mô và gia tăng dân số ở Việt Nam
Quy mô dân số ở Việt Nam
Quy mô dân số ở Việt Nam lớn và có xu hướng tăng trong tương lai Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới
Dân số Tỷ lệ tăng
Biểu đồ 1.1 Biến động về quy mô dân số và tỉ suất tăng dân số Việt Nam, giai đoạn 1999-2019
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1999,năm 2014, năm 2009 và năm 2019, Tổng cục
Theo Tổng Cục Thống kê, tổng số dân của Việt Nam vào năm 2019 là 96.484 nghìn người Trong đó, dân số nam là 47.881.061người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 người, chiếm 50,2% Mặc dù nước ta có quy mô dân số lớn nhưng trong những năm qua chính phủ, các cấp chính quyền đã tích cực áp dụng các biện pháp hỗ trợ đầu tư về mặt y tế, kinh tế - xã hội trong phát triển dân số
Mật độ dân số của Việt Nam năm 2019 là 290 người/km 2 , tăng 31 người/km 2 so với năm 2009 Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Philippines (363 người/km 2 ) và Singapore (8.292 người/km 2 ) Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước, tương ứng là 1.060 người/km 2 và 757 người/km 2 Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 132 người/km 2 và
Giai đoạn 2009 - 2019, vùng Đông Nam Bộ có tỉ suất tăng dân số bình quân cao nhất cả nước 2,37%/năm, Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ suất tăng dân số bình quân thấp nhất, 0,05%/năm Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân số lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm 23,4% tổng dân số cả nước Tây Nguyên là vùng có ít dân cư sinh sống nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước Đồng thời, tỉ suất tăng dân số bình quân năm ở khu vực thành thị giai đoạn 2009
- 2019 là 2,64%/năm, gấp hơn hai lần tỉ suất tăng dân số bình quân năm của cả nước và gấp sáu lần so với tỉ suất tăng dân số bình quân năm khu vực nông thôn cùng giai đoạn Đông Nam Bộ có tỉ suất dân số thành thị cao nhất cả nước (62,8%), Trung du và miền núi phía Bắc có tỉ suất dân số thành thị thấp nhất (18,2%) Các tỉnh có tỉ suất dân số thành thị cao nhất gồm Đà Nẵng, Bình Dương và TP.HCM (tương ứng là 87,2%, 79,9%, 79,2%) Các tỉnh có tỉ suất dân số thành thị thấp nhất cả nước gồm Bến Tre, Thái Bình, Bắc Giang (tương ứng là 9,8%, 10,6% và 11,4%).
Gia tăng dân số tự nhiên
Mức sinh duy trì ở mức ổn định và xu hướng sinh hai con phổ biến ở Việt Nam
Cuộc CMCN 4.0 dần hình thành và phát triển trong giai đoạn 2009 – 2019 đã tác động đến kinh tế và nâng cao đời sống của người dân ở nước ta Đồng thời, các chính sách về dân số được triển khai hiệu quả Vì vậy, mức sinh ở Việt Nam được duy trì ở mức ổn định hơn các giai đoạn trước Tổng tỉ suất sinh (TFR) có xu hướng tăng từ2,03 con/phụ nữ (năm 2009) lên đến 2,09 con/phụ nữ (năm 2019)
Biểu đồ 1.2 Tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh của dân số Việt Nam giai đoạn
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009 và năm 2019, Tổng cục Thống kê.
Giai đoạn 2009-2019 Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ phát triển của cả nước nói chung và nông thôn nói riêng; cùng với đó là là mức giảm CBR trên phạm vi toàn quốc CBR có xu hướng giảm từ 17,6 ‰ (năm 2009) xuống còn 16,3 ‰ (năm 2019) Sau 10 năm, CBR có xu hướng giảm nguyên nhân là do số lượng của phụ nữ ở trong độ tuổi sinh đẻ (từ 15-49 tuổi) của Việt Nam đã giảm từ 57,3% trong tổng số phụ nữ năm 2009 xuống còn 51,6% năm 2019 Tỉ suất phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào năm 2019 ở khu vực thành thị là 55,2% và của nông thôn là 49,6%.
Riêng năm 2019, khu vực có TFR cao nhất là Trung du và miền núi phía Bắc,Tây Nguyên 2,43 con/phụ nữ Khu vực có TFR thấp nhất là Đông Nam Bộ 1,65 con/phụ nữ Ngoài ra, TFR của khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ, khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ Phụ nữ có trình độ đại học có TFR thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), thấp hơn khá nhiều so với phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con/phụ nữ).TP.HCM là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước (1,39 con/phụ nữ), Hà Tĩnh là tỉnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ)
Tỉ suất tử trẻ em dưới 1 tuổi và tỉ suất tử trẻ em dưới 5 tuổi đều giảm mạnh trong vòng hai thập kỷ qua Điều này chứng minh Việt Nam đã có những bước tiến trong việc nỗ lực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em Khu vực thành thị có tỉ suất tử trẻ em dưới 1 tuổi thấp hơn khu vực nông thôn (tương ứng là 8,2 ‰ và 16,7 ‰) Tỉ suất này của trẻ nam cao hơn trẻ nữ 3,8 điểm phần nghìn (IMR của nam là 15,8, IMR của nữ là 12,0 ‰).
Bảng 1.2 Tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019 Đơn vị: CBR:‰; TFR: số con/ phụ nữ
CBR TFR CBR TFR CBR TFR
Trung du và miền núi phía Bắc 19,6 2,24 20,9 2,69 17,5 2,43
Tây Nguyên 21,9 2,65 17,3 2,26 18,8 2,43 Đông Nam Bộ 17,8 1,69 15,1 1,63 15,2 1,56 Đồng bằng sông Cửu Long 16 1,84 12,9 1,76 12,7 1,8
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009, năm 2015 và năm 2019, Tổng cục Thống kê.
Mức tử giảm nhanh và tuổi thọ ngày càng được nâng cao
Về tỉ suất tử của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) của nước ta năm 2019 là 21 ‰ Tuy nhiên, vẫn có khoảng cách lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn: U5MR của khu vực nông thôn cao gấp hơn hai lần ở khu vực thành thị (tương ứng là 25,1 ‰ và 12,3
‰) Nguyên nhân U5MR ở khu vực thành thị và nông thôn có khoảng cách lớn do việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em và trình độ y tế ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các trang thiết bị y tế, trình độ của cán bộ y tế ở các trạm y tế ở khu vực nông thôn chưa được đầu tư và cải thiện
Tỉ suất tử vong bà mẹ (MMR) năm 2019 là 46 trên 100.000 trẻ sinh sống, giảm
23 so với năm 2009 Số liệu của MMR cho thấy Việt Nam sẽ đạt mục tiêu giảm tỉ suất tử vong bà mẹ nhanh hơn kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 (45 trường hợp trên 100.000 ca sinh vào năm 2030).
Tuổi thọ Tỷ suất tử thô
Biểu đồ 1.3 Tỉ suất tử thô và tuổi thọ trung bình của dân số Việt Nam, giai đoạn 2009-2019
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009 và năm 2019, Tổng cục Thống kê.
Phần lớn dân số Việt Nam chết vì bệnh tật vào năm 2019 là 90,9% Ở Việt Nam, ngoài nguyên nhân bệnh tật, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo thống kê, tỉ suất tử vong do tai nạn đường bộ của Việt Nam cao gần gấp 4 lần so với tỉ suất tử vong do tai nạn lao động (tương ứng là 4,3% và 1,1%) Tỉ suất tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở nam cao hơn nữ gấp 3 lần (5,9% so với 1,8%).
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Việt Nam, cơ cấu dân số trẻ và tuổi thọ trung bình của người Việt Nam sẽ tăng lên 73,6 tuổi vào năm 2019. Tuổi thọ trung bình của nam là 71,0 tuổi và nữ là 76,3 tuổi Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ của Việt Nam tiếp tục tăng từ 65 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019 Sự khác biệt về tuổi thọ giữa nam và nữ trong hai cuộc Tổng điều tra dân số trẻ nhất hầu như không thay đổi Đồng thời, tỉ suất tử vong đang giảm trong giai đoạn này, cho thấy sự đầu tư và quan tâm hơn đến các dịch vụ đời sống, y tế và sức khỏe.
Gia tăng dân số cơ học tuổi thọ
Dân số Việt Nam tăng đều từ năm 2009 đến năm 2019, nhưng tình trạng di cư dân số đang giảm cả về lượng và nhanh Người nhập cư có xu hướng chọn điểm đến ở khu vực phát triển và những nơi có mức sống cao Năm 2019, có khoảng 88,4 triệu người nhập cư từ 5 tuổi trở lên là 6,4 triệu người, tương đương với 7,3 ‰ Di cư giữa các tỉnh có tỷ trọng lớn nhất là 3,2 ‰, cao hơn so với di cư giữa các huyện (2,7 ‰) và di cư giữa các huyện (1,4 ‰).
Bảng 1.3 Tỉ suất di dân giữa các vùng của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2019 Đơn vị: ‰
Di cư thuầ n Nhậ p cư Xuất cư
Di cư thuầ n Nhậ p cư Xuất cư Di cư thuần ĐBSH 3,2 3,7 -0,5 1,8 1,8 0 3,3 1,8 1,5
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009, năm 2015 và năm 2019, Tổng cục Thống kê.
Biến động dân số TP.HCM giai đoạn 2009-2019
2.2.1 Biến động về quy mô dân số TP.HCM
Dân số TP.Hồ Chí Minh Mật độ dân số
Biểu đồ 2.2 Dân số và mật độ dân số TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019
Nguồn: Niên giám Thống kê,Tổng Cục Thống kê TP.HCM,2009-2019.
Số liệu của Cục thống kê cho thấy TP.HCM là nơi đông dân nhất cả nước Dân số của TP.HCM năm 2009 là 7.201.559 người và năm 2019 là 9.038.566 người (Biểu đồ 2.2.).
Dân số sống ở khu vực các quận chiếm 79,2% và khu vực các huyện chiếm 20,8% Mật độ dân số Thành phố năm 2019 là 4.292 người/ km 2 tăng 25,6% so với mật độ dân số Thành phố năm 2009 (3.418 người/ km 2 ) Đây là một đô thị có mật độ dân số cao nhất cả nước, so sánh mật độ dân số TP.HCM với một số tỉnh, thành phố khác như
Hà Nội là 2.126 người/ km 2 , Hải Phòng là 1.274 người/km 2 , Đà Nẵng là 781 người/ km 2 , Cần Thơ là 887 người/ km 2 Trong giai đoạn 2009-2019, diện tích Thành phố không có sự thay đổi nhưng tốc độ tăng dân số qua các thời kì vẫn tăng nên mật độ dân số tăng cao. người/km 2
Bảng 2.1 Tốc độ gia tăng dân số của TP.HCM qua thời kì Tổng điều tra năm 1999; 2009 và 2019 Đơn vị:%
Tốc độ gia tăng dân số Khu vực 1999 2009 2019 Tốc độ gia tăng dân số qua từng thời kì (%)
Cả nước 18,56 12,48 12,07 Đông Nam Bộ 30,29 38,47 26,74
Tốc độ gia tăng dân số bình quân năm (%)
Cả nước 1,70 1,18 1,14 Đông Nam Bộ 2,65 3,25 2,37
Nguồn: Kết quả của cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở ngày 1/04/ 2019, Cục Thống kê TP.HCM.
Giai đoạn 2009 – 2019 dân số TP.HCM có xu hướng tăng chậm hơn so với các giai đoạn trước Tốc độ gia tăng dân số qua từng thời kì Tổng điều tra dân số ở Thành phố có xu hướng giảm nhất là vào năm 2009 giảm từ 42,21% xuống còn 25,55% vào năm 2019 Tốc độ tăng bình quân là 3,52%/ năm (năm 2009) và 2,28%/năm (năm
2019) tương đương tăng khoảng 1.830.218 người/năm và 50,44% dân số vùng Đông Nam Bộ Mức tăng dân số của Thành phố trong giai đoạn này bằng 0,9 lần mức tăng dân số giai đoạn 1999 – 2009 (Bảng 2.1)
Số dân tăng thêm của TP.HCM trong 10 năm qua lớn hơn dân số của các tỉnh, thành khác như: tỉnh Bắc Giang (1.803.950 người), Nam Định (1.780.393 người), Tiền Giang (1.764.185 người), tỉnh Bắc Kạn (313.905 người) và các tỉnh khác… Nguyên nhân chủ yếu gia tăng dân số ở TP.HCM là do tỉ suất gia tăng cơ học tăng, tình trạng di cư của người dân các tỉnh về Thành phố tìm kiếm việc làm, quá trình đô thị hóa cũng diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực trên địa bàn Thành phố
Tỉ suất gia tăng dân số chung giai đoạn 2009 – 2019 của TP.HCM có xu hướng giảm dần qua các năm từ 28,68% (năm 2009) xuống còn 22,08% (năm 2019) Trong giai đoạn này, tỉ suất tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm từ 10,37% (năm 2009) xuống còn 9,40% (năm 2019) và tỉ suất tăng dân số cơ học (tỉ suất di cư thuần) giảm từ 18,32% (năm 2009) xuống còn 12,68% ( năm 2019) Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009-
2019 tỉ suất gia tăng dân số chung cao trên 20%, tỉ suất gia tăng cơ học cao hơn tỉ suất gia tăng tự nhiên
Nguyên nhân do quá trình di chuyển của người dân từ các địa phương trên cả nước đến TP.HCM sinh sống và làm việc Đồng thời, tốc độ đô thị hóa ở Thành phố tăng nhanh, phát triển kinh tế tạo áp lực lên thế hệ trẻ trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt… khiến họ có xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn và hạn chế sinh con để giảm chi phí. Đồng thời, độ tuổi của lập gia đình phụ nữ ở TP.HCM ngày càng trễ và phụ nữ có trình độ càng cao thì tỉ suất lập gia đình và tỉ suất sinh càng thấp Hơn thế nữa, với nhịp sống công việc tại các đô thị lớn áp lực cao, thời gian lao động chiếm phần lớn trong ngày Đặc biệt là đối với phụ nữ vừa chăm sóc gia đình vừa phải tham gia lao động để đảm bảo kinh tế cho gia đình Cho nên, phụ nữ hiện nay phải làm nhiều công việc khác nhau nên sinh con ít và phải tính toán rất nhiều chi phí khi sinh và nuôi một trẻ nhỏ như: ăn uống, giáo dục, y tế, giải trí Mặt khác, chế độ nghỉ thai sản và việc tìm nhà trẻ sau khi nghỉ thai sản để phụ nữ quay lại với công việc còn hạn chế Cho nên tỉ suấttăng tự nhiên trong giai đoạn này thấp hơn tỉ suất tăng cơ học.
2.2.1.1 Biến động dân số tự nhiên
Biến động về mức sinh
Tỉ suất sinh thô (CBR)
Tỉ suất sinh thô của Thành phố và cả nước, các khu vực thành thị và nông thôn đều có xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2009-2019 CBR của Thành phố năm 2019 là 12,3‰ giảm 1,9 điểm phần nghìn so với năm 2009 (14,24‰) CBR của Thành phố năm 2009 tăng cao hơn 2019 có thể do tỷ trọng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao hơn.
Biểu đồ 2.3.Tỉ suất sinh thô phân chia theo khu vực thành thị và nông thôn ở
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009 và năm 2019,Cục Thống kê TP.HCM.
CBR của TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019 ở mức thấp hơn cả nước (17,6% năm
2009 và 16,3% năm 2019) và đều ở dưới mức 15‰ Tỉ suất sinh thô ở khu vực thành thị trong giai đoạn này luôn thấp hơn cả nước và khu vực nông thôn Cả 2 khu vực CBR đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 -2019 Khu vực thành thị giảm từ 13,97‰ (năm 2009) đến năm 2010 và 2013 tăng lên 14,1 ‰ sau 6 năm CBR giảm còn 12,2‰ Khu vực nông thôn giảm từ 15,5‰ (năm 2009) xuống còn 13‰ (năm 2014) đến năm 2019 tăng lên 14,5‰ (biểu đồ 2.3.) Tuy nhiên, xu hướng CBR ở khu vực nông thôn vào giai đoạn này vẫn giảm và cao hơn CBR của khu vực thành thị ở TP.HCM.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mức sinh ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị trong giai đoạn 2009 -2019
Nguyên nhân đầu tiên là tâm lí và trình độ của người phụ nữ ở khu vực thành thị có sự khác biệt so với khu vực nông thôn về vấn đề lập gia đình và sinh con Ở khu vực thành thị mức sống cao, áp lực công việc cao nên người phụ nữ thường tập trung công
‰ việc, quỹ thời gian chăm lo cho gia đình ít hơn phụ nữ ở nông thôn Từ đó, tâm lí ngại lập gia đình và sinh con trở nên phổ biến ở khu vực thành thị tại TP.HCM
Hơn thế nữa, mức sống ở các vùng nông thôn thấp hơn ít áp lực về tiền và chất lượng chăm sóc y tế của mẹ và bé ở các vùng nông thôn ngày càng được chú trọng thông qua các bệnh viện vệ tinh như: Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM (Huyện Bình Chánh) và bệnh viện Chợ Rẫy 2 (Huyện Bình Chánh).
Tổng tỉ suất sinh (TFR)
Mặc dù TP.HCM là một trong những đô thị đông dân nhất cả nước nhưng nơi đây đang phải đối diện với một nghịch lí là địa phương có tỉ suất sinh thấp nhất cả nước trong nhiều năm Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, TFR của TP.HCM năm 2019 là 1,39 con/phụ nữ thấp hơn so với thủ đô Hà Nội (2,24 con/phụ nữ), cả nước (2,09 con/phụ nữ) và vùng Đông Nam Bộ (1,56 con/phụ nữ); khu vực thành thị luôn thấp hơn khu vực nông thôn So sánh với năm 2009, tổng tỉ suất sinh ở khu vực TP.HCM có sự chênh lệch không đáng kể Nguyên nhân là sự thay đổi trong nhận thức của người phụ nữ nông thôn đối với những thông tin về kế hoạch hóa gia đình thông qua sự phát triển của công nghệ thông tin và cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng được cải thiện.
Cả nước Hà Nội Đông Nam Bộ TP Hồ Chí Minh 0
Biểu đồ 2.4 Tổng tỉ suất sinh cả nước Hà Nội, Đông Nam Bộ và TP.HCM giai đoạn 2009 - 2019
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009 và năm 2019 Tổng cục Thống kê
Mức sinh thay thế là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của TP.HCM và Việt Nam trong tương lai So sánh TFR TP.HCM với mức sinh thay thế (TFR = 2,1), trong những năm qua, TFR của Thành phố luôn nằm dưới mức sinh thay thế và có xu hướng giảm liên tục.Vấn đề mức sinh thay thế thấp của Thành phố đang được quan tâm đến để tìm ta giải pháp và đề ra các chính sách hiệu quả nhằm tăng mức sinh lên bằng với mức sinh thay thế
Ảnh hưởng biến động dân số TP.HCM và kinh tế - xã hội giai đoạn 2009-2019
2.3.1 Biến động dân số TP.HCM đến phát triển kinh tế
Về kinh tế TP.HCM tiếp tục là một trong những nơi đứng đầu cả nước dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học – công nghệ Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2009 -2019 bình quân khoảng 7,8%, tỷ trọng kinh tế TP.HCM đóng góp trên
22,2% kinh tế cả nước GRDP của Thành phố tăng liên tục qua các năm tăng từ 337.040 tỷ đồng vào năm 2009 lên đến 1.338.179 tỷ đồng năm 2019 Nguồn thu ngân sách của Thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước (năm 2019 khoảng 27%)
Bảng 2.16 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành và tốc độ tăng trưởng theo khu vực kinh tế TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019 Đơn vị: nghìn tỷ,%
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
2019 1.338,18 397 9,00 206,59 323,47 215,62 832,04 455,51 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009-2019, Cục Thống kê TP.HCM và tính toán của tác giả.
Biến động dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhất là trong thời kì CMCN lần thứ 4 hiện nay, nền kinh tế có sự thay đổi phù hợp với xu thế thị trường, nguồn lao động và sự phát triển của công nghệ và khoa học kĩ thuật Điều này mang tính chất quyết định đến GRDP của Thành phố cũng như góp phần tác động vào GDP của cả nước và tác động đến các mặt khác của xã hội Nếu mức tăng dân số cung cấp đầy đủ nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao thì chỉ số GRDP bình quân đầu người sẽ gia tăng Cho nên, đây là vấn đề cần các nhà hoạch định chính sách đào tạo nguồn nhân lực, phân bố dân cư góp phần vừa phát triển kinh tế vừa ổn định mức sống của người dân trên địa bàn Thành phố.
Trong giai đoạn 2009 – 2019, dân số TP.HCM có xu hướng tăng từ 7,20 triệu người lên đến 9,04 triệu người Biến động dân số ở TP.HCM không chỉ có những ảnh hưởng tích cực là cung cấp nguồn lao động góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người
Bảng 2.17 Dân số, tốc độ gia tăng dân số, tốc độ tăng GRDP, tốc độ tăng GRDP/ người ở TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019 Đơn vị: triệu người,%
Tốc độ gia tăng dân số (%)
Tốc độ tăng GRDP/ người
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009-2019, Cục Thống kê TP.HCM và tính toán của tác giả.
Trong giai đoạn 2009 – 2019 dân số TP.HCM có tốc độ gia tăng dân số giảm từ 2,87% năm 2009 xuống còn 2,2% năm 2019 (chênh lệch 0,6% so với năm 2009) Tốc độ gia tăng trưởng GRDP trong giai đoạn này giảm từ 8,6% xuống còn 7,83%.Tuy nhiên, trong giai đoạn này về mặt tăng trưởng kinh tế tốc độ tăng GRDP có xu hướng giảm từ 8,6% năm 2009 xuống còn 7,83% năm 2019 Điều đó dẫn đến việc gia tăng dân số ở TP.HCM Đồng thời, tốc độ tăng GRDP/ người giảm từ 5,73% xuống còn5,63% Tốc độ gia tăng dân số hiện nay chưa cung cấp đầy đủ nguồn lao động có trình độ, chuyên môn cao cho nên tốc độ gia tăng thu nhập bình quân đầu người có xu hướng giảm.
Nhìn chung, các số liệu bảng 2.17 cho thấy tốc độ tăng trưởng GRDP ở TP.HCM trong giai đoạn 2009 - 2019 mặc dù có xu hướng giảm nhưng đạt mức trên 7% Điều đó chứng minh TP.HCM có điều kiện cung cấp đủ việc làm cho nguồn lao động, cơ sở vật chất, kinh tế của người dân trên địa bàn Thành phố.
Tuy nhiên, ở TP.HCM trong giai đoạn 2009 -2019 với điều kiện kinh tế thuận lợi, trình độ khoa học – kỹ thuật phát triển nhưng mức sinh, mức tử thấp và tuổi thọ ngày càng được nâng lên Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến quá trình già hoá dân số trong tương lai dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động trẻ làm giảm năng suất lao động, giảm thu nhập bình quân đầu người Vì thế, TP.HCM cần có những biện pháp thích hợp để gia tăng mức sinh, kéo dài thời kì dân số vàng.
2.3.2 Biến động dân số TP.HCM đến giáo dục
Biến động dân số có tác động rất lớn đến sự phát triển của giáo dục ở TP.HCM. Dân số Thành phố tăng hoặc giảm đều có tác động trực tiếp đến giáo dục Trong những năm qua, dân số ở TP.HCM tăng nhanh dẫn đến nhu cầu nhập học của trẻ em tăng Từ đó, phải mở rộng và xây dựng thêm các trường mầm non, tiểu học và các cấp học khác tăng theo từng năm để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh đang sinh sống trên địa bàn Thành phố
Qua các năm học 2015 - 2016 đến 2018 – 2019 số học sinh mẫu giáo và phổ thông tăng nhanh chóng, học sinh mẫu giáo tăng từ 335.222 học sinh (2015 -2016) lên đến 364.648 học sinh (2018 – 2019) Tương tự, số học sinh phổ thông tăng từ 1.163.405 học sinh (2015 -2016)lên đến 1.276.541 học sinh (2018 – 2019) Chính vì thế, trong giai đoạn này số học sinh/ vạn dân tăng từ 1.807 (2015 -2016) lên đến 1.860
(2018 – 2019) Vì nhu cầu phục vụ cho việc học tập của học sinh ngày càng gia tăng nên số trường học và lớp học của TP.HCM tăng nhanh từ 1.950 trường học (2015 -
2016) tăng lên đến 2.253 (2018 – 2019); số lớp học tăng từ 41.208 lớp học (2015 -
2016) lên đến 46.453 lớp học (2018 – 2019) (Bảng 2.18.)
Bảng 2.18 Một số chỉ tiêu giáo dục TP.HCM qua các năm học Đơn vị: trường, lớp học, học sinh, giáo viên
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2019, Cục Thống kê TP.HCM và tính toán của tác giả.
Tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được TP.HCM giai đoạn 2009-2019 cho thấy trình độ học vấn của dân số TP.HCM ngày càng được cải thiện Tỉ lệ dân số ở trình độ thấp có xu hướng giảm tỉ suất dân số chưa tốt nghiệp tiểu học giảm từ 12,3% (năm 2009) xuống còn 3,7% (năm 2019) và tỉ lệ dân số đã tốt nghiệp tiểu học giảm từ 24,5% (năm 2009) xuống còn 15,4% (năm 2019) Tỉ lệ dân số tốt nghiệp THCS tăng từ 21,1% (năm 2009) lên đến 27,6% (năm 2019) Tỉ lệ tốt nghiệp THPT 22,5%(năm 2009); 28,4 (năm 2019)và trên THPT 19,6% (năm 2009); 24,9%(năm 2019) đều có xu hướng tăng Trình độ học vấn của dân số ở TP.HCM được cải thiện cung cấp lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp ở Thành phố.
Giáo dục là nền tảng cung cấp nguồn lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao cho các ngành nghề ở TP.HCM Nhất là trong thời kì cuộc CMCN lần thứ 4 đã làm thay đổi về mặt phương thức tiếp cận, phương pháp, phương tiện giáo dục cũng như nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực Trình độ văn hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng dân số và nguồn nhân lực.
Bảng 2.19 Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ học vấn cao nhất đạt được TP.HCM giai đoạn 2009-2019 Đơn vị:%
Chưa tốt nghiệp tiểu học 12,3 3,7
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 và 2019,Tổng cục Thống kê.
Vì vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội, chính sách giáo dục, cơ sở hạ tầng ở khu vực thành thị tốt cho nên người dân có ý thức đầu tư cho giáo dục, dẫn đến dân số sinh sống trong khu vực thành thị có lợi thế về trình độ học vấn hơn so với các khu vực nông thôn ở những cấp học có trình độ cao hơn đặc biệt là ở trình độ đại học và trên đại học Không những thế, khu vực thành thị là điểm đến hấp dẫn trong việc thu hút người dân có trình độ cao đến để sinh sống và làm việc
2.3.4 Biến động dân số TP.HCM với lao động việc làm
Dân số và lao động có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau TP.HCM là nơi có quy mô dân số lớn nhất cả nước với lực lượng dân số trẻ Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê TP.HCM năm 2019, dân số trung bình trên địa bàn TP.HCM có 8.993.082 người (nữ chiếm tỉ suất 51,3%), dân số từ 15 tuổi trở lên là 7.062.102 người, số người trong độ tuổi lao động cao chiếm 71,6% (năm 2019) trên tổng dân số toàn thành Đồng thời, tỉ suất dân nhập cư từ các tỉnh thành khác đến TP.HCM trong nhóm tuổi từ 15 – 39 tuổi chiếm 81% cung cấp nguồn lao động dồi dào và đa dạng các ngành nghề cho Thành phố.
Giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư hợp lí ở TP.HCM
3.2.1 Giải pháp phát triển dân số
3.2.1.1 Thúc đẩy tỉ suất gia tăng tự nhiên ở TP.HCM
TP.HCM hiện nay có mức sinh thấp Cho nên, trong tương lai, mục tiêu kiểm soát gia tăng dân số tự nhiên của TP.HCM là đảm bảo mức sinh thay thế TP.HCM cần đề nghị các gia đình "sinh đủ hai con" trong tương lai và kiểm soát mức sinh hợp lí ở những quận, huyện có lực lượng dân số nhập cư cao như Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình Để thực hiện được công tác này, TP.HCM cần có những chính sách và biện pháp cụ thể như sau: Đầu tiên, TP.HCM cần thúc đẩy và đa dạng hóa các ngành nghề, tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, tạo cơ hội việc làm tăng thu nhập cho người dân Đặc biệt là nhóm việc làm đặc thù của phụ nữ Hơn thế nữa, cần có sự liên kết, mở rộng các kênh tuyển dụng giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo chuyên môn như các trường trung cấp nghề nghiệp, cao đẳng, đại học.
Tiếp theo là, TP.HCM nâng cao chất lượng dân số bằng cách tập trung phát triển y tế và giáo dục Bảo đảm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và cộng đồng. TP.HCM cần phát triển các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như chăm sóc người cao tuổi và chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Hơn thế nữa, cần tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân và giáo dục về dân số - sức khỏe sinh sản, phòng ngừa HIV, sức khỏe tình dục trên các phương tiện truyền thông, bình đẳng giới trên các trang mạng xã hội, trong và ngoài nhà trường học, lồng ghép công tác này vào các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các cấp học Ngoài ra, cần tích cực nghiên cứu và phát triển thuốc chữa trị,vắc – xin phòng chống Covid – 19 và các bệnh truyền nhiễm khác, có những chính sách khắc phục hậu quả kinh tế - xã hội sau dịch bệnh tạo điều kiện cho người dân trở lại nhịp sống bình thường Vì khi kinh tế ổn định việc sinh con và chăm sóc con của người phụ nữ sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn dịch Đồng thời, chính quyền địa phương cần có những chính sách cung cấp thông tin và hướng dẫn đầy đủ các dịch vụ về dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các đối tượng lao động đến tạm trú tại các khu nhà trọ ở TP.HCM, các đối tượng có nơi ở không ổn định, thu nhập thấp.
Cuối cùng là tăng cường tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, giáo dục tâm lý trước, sau sinh và đời sống hôn nhân, gia đình Giúp cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình ngày càng bền chặt, hạn chế những cuộc li hôn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và thế hệ tương lai Không những vậy, cần nâng cao năng lực chuyên môn, cụ thể là trình độ công nghệ thông tin, quan tâm đến đội ngũ làm công tác dân số ở cấp huyện, cấp xã và đội ngũ cộng tác viên cơ sở.
3.2.1.2 Kiểm soát hiệu quả gia tăng cơ học của TP.HCM
Trong giai đoạn 2009-2019, gia tăng cơ học của TP.HCM có xu hướng giảm xuống Song song đó, sự biến động dân số của đô thị này vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi gia tăng cơ học, nhất là khu vực xuất cư đến TP.HCM rất rộng từ khắp các tỉnh thành trên cả nước Với dân số nhập cư đông đã gây khó khăn rất lớn cho Thành phố không chỉ về cơ sở hạ tầng kĩ thuật mà còn trong các công tác quản lí gặp không ít khó khăn Vì vậy, việc kiểm soát hiệu quả dân số nhập cư vào TP.HCM có vai trò rất lớn trong phát triển dân số của đô thị này và cần được thực hiện đồng bộ từ các cấp chính quyền trung ương đến địa phương Để giải quyết tình trạng này cần thực hiện đồng bộ những chiến lược và giải pháp.
Giảm áp lực gia tăng dân số vào khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh
Khu vực nội thành TP.HCM với cơ sở vật chất hiện đại, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, hiện trạng cơ sở hạ tầng, trường học, bệnh viện, công viên và hệ thống cao ốc văn phòng là mục tiêu đầu tư Do đó, dân số di cư vào trung tâm thành phố trở nên quá đông, khiến cho việc sinh sống, học tập và di chuyển đi làm trở nên dễ dàng hơn, khu vực này trở nên rất đông đúc và không gian sống trở nên chật chội Vì vậy, không thể tiếp tục xây dựng và phát triển trung tâm công nghiệp mới tại trung tâmThành phố. Đồng thời, để giảm áp lực cho khu vực nội thành ở TP.HCM cần di dời các xí nghiệp, cơ sở hành chính, văn phòng ra vùng ngoại thành Điều này giúp giải quyết những áp lực về môi trường và giao thông do số người tập trung quá đông ở khu vực này gây ra Mặc dù, công tác di dời các cơ sở sản xuất đã và đang diễn ra Nhưng trong những năm gần đây TP.HCM đã đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật và xã hội ở khu vực ngoại thành làm chất lượng cuộc sống người dân ở khu vực này được nâng lên và ngày càng thu hút nhiều lao động nhập cư cũng như người dân nội thành di chuyển đến khu vực xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, trường đại học sinh sống và học tập Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chậm so với sự phát triển của dân số TP.HCM
Vì thế, trong tương lai, Thành phố cần tích cực và kiên quyết hơn trong việc di dời giải tỏa các xí nghiệp ở khu vực nội thành ra khu vực ngoại thành, đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội ở khu vực các quận mới, quận ven, các huyện ngoại thành, mở rộng sản xuất công nghiệp
Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống các trường đại học với những cơ sở mới ở các quận ven và huyện ngoại thành cũng góp phần tập trung dân cư về khu vực này, nhất là lực lượng sinh viên từ các địa phương khác đến học tập Việc này cũng góp phần thúc đẩy các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của sinh viên như ăn uống, nhà ở, hệ thống phương tiện công cộng phát triển ở khu vực ngoại thành và thu hút người dân tập trung về đây, giảm áp lực cho khu vực nội thành
Ngoài ra, việc phát triển kinh tế ở các đô thị đối trọng để thu hút lao động nhập cư cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm áp lực gia tăng dân số vào TP.HCM Vì thế việc cần làm hiện nay là phải tổ chức không gian đô thị hợp lí, thống nhất, xây dựng hệ thống các “đô thị vệ tinh”, hình thành “cụm đô thị” xung quanh các đô thị lớn nhằm giảm áp lực tăng dân số cơ học đến các vùng đô thị lớn
Chính phủ đã xây dựng đề án “Quy hoạch xây dựng Vùng TP.HCM đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050” Theo đó, quy hoạch Vùng TP.HCM đến năm 2030,bao gồm:
Vùng đô thị trung tâm: gồm đô thị hạt nhân TP.HCM và các đô thị vệ tinh độc lập như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, các đô thị vệ tinh phụ thuộc (như Nhơn Trạch, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Long Thành, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An, Thuận An), cùng các đô thị vùng phụ cận (bao gồm các đô thị loại 3 – 4 ở phía ngoài vành đai 3: Dầu Giây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc) Vùng đô thị trung tâm là tiểu vùng có vị trí trung tâm của toàn vùng TP.HCM, nổi bật với các thế mạnh về công nghiệp cộng nghệ cao và chuyên sâu, đào tạo, y tế, đầu mối giao thương quốc tế
Vùng đô thị đối trọng phía Đông Nam (vùng đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu - trục hành lang kinh tế đô thị dọc Quốc lộ 51).
Vùng đô thị đối trọng phía Đông (vùng đô thị Đồng Nai – trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A).
Vùng đô thị đối trọng phía Tây Bắc (Tây Ninh – trục hành lang kinh tế đô thị
Vùng đô thị đối trọng phía Bắc (Bình Phước – trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 13).
Vùng đô thị đối trọng phía Tây Nam (Long An, Tiền Giang - trục hành lang kinh tế đô thị dọc Quốc lộ 1A đi Cần Thơ)
Khi các đô thị này được hình thành và phát triển sẽ thu hút lao động nhập cư vào đây và hạn chế người di cư vào TP.HCM nhất là ở khu vực nội thành Thành phố.
Giãn dân ở khu vực nội thành Ở khu vực nội thành TP.HCM có rất nhiều chung cư xuống cấp, khu nhà “ổ chuột” tập trung một lượng lớn người dân sinh sống ở khu vực quận 5, quận 10, quận
11, quận 4,… chưa di dời được người dân Những khó khăn, bất cập lớn nhất trong việc giãn dân từ nội thành ra ngoại thành là việc bố trí tái định cư cho số lượng lớn người dân, công tác giải tỏa, đền bù tái định cư Cho nên, để người dân an tâm định cư ở nơi mới cần có mức đền bù giải toả nhà đất tương ứng với diện tích đất khu vực họ đang sinh sống Ưu tiên xây dựng và bào đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đầy đủ bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, trường học, bệnh viện, công viên theo quy hoạch chung thống nhất của Thành phố Đồng thời, tránh hiện tượng tiêu cực từ khâu thẩm định đền bù đến việc sử dụng đất tái định cư không phù hợp, xây dựng không đúng quy hoạch dẫn đến mất mỹ quan đô thị.
Tập trung đầu tư xây dựng các khu nhà ở, căn hộ cho người thu nhập thấp gần các khu công nghiệp, khu chế xuất, bán hoặc cho thuê với giá ưu đãi hoặc tại các khu công nghiệp ngoại thành Cần tuyển công nhân vào làm việc trong các nhà máy và xí nghiệp, giải toả các khu ổ chuột, chỉnh trang bộ mặt văn minh đô thị và giúp phân bố lại dân cư TP.HCM
Quản lí người nhập cư vào TP.HCM
TP.HCM cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và sự phối hợp giữa các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động Thành phố để tăng cường tổ chức và kiểm soát người di cư Mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân vào TP Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lí dân cư để khi cần có các cơ sở, số liệu thống kê nhanh chóng, cụ thể.