Nghiên cứu biến động dân số Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2019: Thực trạng và giải pháp phát triển

MỤC LỤC

Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 1. Mục tiêu nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan có chọn lọc cơ sở lí luận về biến động dân số áp dụng vào nghiên cứu biến động dân số ở TP.HCM. Trên cơ sở đó, phân tích các mặt tích cực và hạn chế nhằm đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển và phân bố dân cư hợp lí hơn.

Quan điểm nghiên cứu 1 Quan điểm tổng hợp

Quan điểm hệ thống

Biến động về quy mô dân số, biến động dân số tự nhiên, biến động dân số cơ học, gia tăng dân số theo thời gian và không gian, phân bố dân cư. Biến động cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, lao động, khu vực kinh tế, dân tộc.

Quan điểm lãnh thổ

Vận dụng quan điểm lãnh thổ vào nghiên cứu, cần phải đặt vấn đề nghiên cứu sâu hơn về sự khác biệt giữa kinh tế - xã hội ở các lãnh thổ. Vì đây là nơi tụ họp của dân số đến từ nhiều dân tộc khác nhau, mỗi quận, huyện có những nét đặc trưng về kinh tế - xã hội khác nhau nên tình hình phát triển, gia tăng dân số tại mỗi địa phương có sự phân hoá từ khu vực nội thành và ngoại thành.

Quan điểm phát triển bền vững

Vì vậy mỗi lãnh thổ có nguồn gốc khác nhau để tạo thành những nét kinh tế - xã hội đặc sắc. Tạo nên những nét khác biệt về thành phần dân số và cơ cấu dân số tại khu vực Thành phố.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh

Từ những nguồn tài liệu chính thống này, tác giả có cơ sở thực hiện phân tích và đánh giá biến động dân số giai đoạn 2009-2019.

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu Dân số và phát triển tại Việt Nam, hướng tới một chiến lược mới 2011-2020 của tác giả Andrian C.Hays, Nguyễn Đình Cử, Vũ Mạnh Lợi 2009 đã tập trung nghiên cứu các xu hướng biến động dân số và tác động của nó đến sự phát triển như quy mô và tăng trưởng dân số, giảm mức sinh và biến động dịch tễ học, giảm mức sinh và chuyển đổi nhân khẩu học. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến biến động dân số ở TP.HCM Đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Hồng (1994) về: “ Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó đến phát triển kinh tế-xã hội ở TP.HCM” đề tài phân tích sâu sắc sự phát triển của TP.HCM và xác định dược những mối quan hệ thuận, mối quan hệ nghịch giữa sự phát triển dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội ở TP.HCM.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Qua những phân tích số liệu biến động dân số và phân bố dân số luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng, tài liệu giảng dạy cho giáo viên và học sinh Trung học phổ thông. Các phân tích về biến động dân số; dự báo dân số và một số giải pháp trong quản lí và phân bố dân cư luận văn là tài liệu để các cơ quan chuyên trách như: Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình TP.HCM, Uỷ ban nhân dân TP.HCM, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP.HCM và các ban ngành đoàn thể khác chuyên trách về dân số có thể tham khảo để có những chính sách phù hợp trong quản lí và phân bố dân số.

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009 -2019

Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động dân số TP.HCM 1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đồng thời, hệ thống cấp thoát nước còn nhiều hạn chế gây tình trạng thủy triều xâm nhập sâu tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, các khu vực trong thành phố nhất là khu vực nội thành, thường xuyên bị ngập lụt khi xảy ra mưa lớn hoặc triều cường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng đô thị cũng như sản xuất và sinh hoạt của người dân. Các vấn đề liên quan đến dân số đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM được các cấp chính quyền Thành phố rất quan tâm đến, thể hiện thông qua hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và định hướng về vấn đề dân số mà thành phố ban hành góp phần tích cực trong việc kiểm soát và nâng cao chất. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực lên các gia đình trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt,… Đồng thời,tình trạng phá thai, tỉ suất vô sinh có xu hướng gia tăng ở TP.HCM đã có những tác động đến việc nhiều gia đình không thể sinh con,… Để giải quyết tình trạng trên TP.HCM cần có những chính sách phù hợp để gia tăng mức sinh và kéo dài thời kì dân số vàng.

Xu thế di cư từ khu vực nông thôn lên thành thị vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cho thấy vẫn còn tâm lí và khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn, người di cư vẫn mong muốn chọn thành thị với cơ sở hạ tầng được phát triển đầy đủ, đồng bộ từ giao thông, dịch vụ đến tiện ích, nhiều công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học,. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng được chú trọng và nâng cấp qua các tuyến đường chớnh như đại lộ Vừ Văn Kiệt, xa lộ Hà Nội,… tạo điờ̀u kiện cho việc xõy dựng nhiều khu dân cư ở các quận ven quận mới và các huyện ngoại thành, góp phần tạo điều kiện cho người dân dễ dàng di chuyển để làm việc tại các quận trung tâm, góp phần giảm sức ép về nhà ở tại các quận trung tâm. Các dự án khu dân cư mới được mở rộng kéo gần khoảng cách các điều kiện sống ở trung tâm Thành phố về các huyện tạo sức hút như: ở huyện Nhà Bè có các dự án khu dân cư Xã Nhơn Đức, khu dân cư Phú Long, khu dân cư thị trấn Phú Xuân,khu định cư Phước Kiểng… ở huyện Bình Chánh có các khu dân cư Trần Đại Nghĩa, khu dân cư Nguyễn Hữu Trí, khu dân cư An Hạ, khu dân cư Bình Lợi… Với điều kiện sống hấp dẫn với các dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, giao thông vận tải được đầu tư tạo điều kiện người dân di chuyển đến các khu vực nội thành học tập và làm việc.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP.HCM*
Hình 2.1. Bản đồ hành chính TP.HCM*

Ảnh hưởng biến động dân số TP.HCM và kinh tế - xã hội giai đoạn 2009- 2019

Trong giai đoạn 2009 – 2019, dân số TP.HCM có xu hướng tăng từ 7,20 triệu người lên đến 9,04 triệu người Biến động dân số ở TP.HCM không chỉ có những ảnh hưởng tích cực là cung cấp nguồn lao động góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn có những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy, sự phát triển kinh tế - xã hội, chính sách giáo dục, cơ sở hạ tầng ở khu vực thành thị tốt cho nên người dân có ý thức đầu tư cho giáo dục, dẫn đến dân số sinh sống trong khu vực thành thị có lợi thế về trình độ học vấn hơn so với các khu vực nông thôn ở những cấp học có trình độ cao hơn đặc biệt là ở trình độ đại học và trên đại học. Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2009-2019, Tổng Cục Thống kê Trong những năm sắp tới với những dự thảo, chính sách, quy hoạch về mặt hành chính, địa giới TP.HCM sẽ có những thay đổi về mặt hành chính, địa giới tốc độ đô thị hoá và dân số đô thị tăng nhanh ở các khu vực quận, huyện ở Thành phố.

Nguyên nhân dân số giảm ở khu vực nội thành là do chi phí và mức sống ở khu vực nội thành cao, phần lớn diện tích đất ở khu vực nội thành dùng để xây dựng các toà nhà văn phòng hoặc nhà cho thuê để kinh doanh nên một lượng lớn di cư về các quận, huyện ven Thành phố sinh sống.

Bảng 2.16. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành và tốc độ tăng trưởng theo khu vực kinh tế TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019
Bảng 2.16. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành và tốc độ tăng trưởng theo khu vực kinh tế TP.HCM giai đoạn 2009 – 2019

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2020-2030 VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ

Giải pháp phát triển dân số và phân bố dân cư hợp lí ở TP.HCM 1. Giải pháp phát triển dân số

Quy hoạch tổng thể và chi tiết các khu cấu trúc đô thị như sự phân bố của các khu dân cư, khu sản xuất, khu vui chơi, công viên cây xanh,… Tại TP.HCM, cần có sự đồng bộ của Nhà Nước và chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để đảm bảo rằng quy hoạch, xây dựng và thiết kế được thông suốt và hợp lí để tránh các sai sót và bất thường về môi trường và tác động kinh tế xã hội. Đồng thời, có sự hối hợp phân bố các khu dân cư đến các khu công nghiệp mới có cơ sở hạ tầng tốt, kết nối với các trục giao thông quan trọng và các tuyến phố của TP.HCMnhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi: sản xuất phát triển, không gian sống được mở rộng, mức sống được nâng cao và giảm bớt việc định cư của cư dân ngoại thành, sức ép đối với khu vực nội thành. Giai đoạn 2020 - 2025, TP.HCM tiến tới giảm các ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông sang các ngành công nghệ cao, công nghệ đang phát triển nhanh (điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo, vật liệu), vật liệu mới và công nghệ sinh học do lao động có trình độ, tay nghề cao, thúc đẩy hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đồng thời, cần giữ chân lực lượng lao động trình độ cao ở lại làm việc, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, được đào tạo ở nước ngoài (du học sinh, kiều bào ở nước ngoài) quay về nước làm việc bằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế đòi hỏi kĩ thuật cao, các ngành dịch vụ.