Việc nghiên cứu Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển của nước ta hiệnnay, chúng ta có thé tìm hiểu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO_ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Nguyễn Lan Hương
SỰ ĐIÊU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐÓI NGOẠI CỦA HOA
KY DUOI THỜI TONG THONG GEORGE W BUSH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Thiết Sơn
Hà Nội — tháng 4 năm 2008
Trang 21.1.1.2 Các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn 18
1.1.2 Bối cảnh nước Mỹ 261.1.2.1 Về kinh tế 261.1.2.2 Về chính trị 28
1.1.2.3 Về văn hoá - xã hội 31
1.1.2.4 VỀ quân sự 351.1.2.5 Về khoa học công nghệ 36
1.2 Giới thiệu sơ lược về học thuyết Bush 371.2.1 Từ sự cạnh tranh giữa các cường quốc chuyển sang cuộc chiến chống khủng b6 40
1.2.2 Chính sách “rảnh tay” và học thuyết đánh đòn phi dau 42
CHUONG 2 NHUNG DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CUA TONG THONG 46
GEORGE W BUSH
2.1 Điều chỉnh về mục tiêu và các ưu tiên trong chính sách đối ngoại 46
2.1.1 Thay đổi thứ tự các ưu tiên 462.1.1.1 Ưu tiên của Tổng thong Clinton 46
2.1.1.2 Uu tiên của Tổng thong G Bush 472.1.1.3 Sự diéu chỉnh các wu tiên của Tổng thong G Bush 49
2.1.2 Từ ‘mé rộng các nén dân chủ thi trwong’ của Tong thống Clinton sang cuộc 55
chién chống khủng bố toàn cau của Tổng thống G Bush2.1.2.1 'Mở rộng các nên dân chủ thị trường" của Tổng thong Clinton 55
Trang 32.1.2.2 Tổng Thống G Bush với van dé toàn câu hoá và cuộc chiến chống khủng bố
2.1.2.3 Sự diéu chỉnh của van dé hoà bình và thương mại quốc tế của Tổng thống G
Bush
2.1.3 Những điều chỉnh trong van đề thúc day dân chủ
2.1.3.1 Khái niệm ‘mo rộng dân chu’ của Tổng thong Clinton
2.1.3.2 Tổng thong G.W.Bush và van dé thúc day dân chủ trong thời đại những tên
khủng bố, bạo chúa và vũ khí huỷ diệt hàng loạt
2.1.3.3Su điều chỉnh van đề thúc day dân chủ của Tổng thong G Bush
2.2 Điều chỉnh các phương thức thực hiện chính sách đối ngoại
2.2.1 Điều chỉnh phương thức tập hợp lực lượng
2.2.2 Chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tay hành động
2.2.3 Chuyển từ chiến lược kiềm chế sang chiến lược đánh đòn phú dau
2.2.4 Điều chỉnh công cụ quân sự trong chính sách doi ngoại
2.2.4.1 Các khái niệm chiến lược quân sự của chính quyên Clinton
2.2.4.2 Một chiến lược mới cho cuộc chiến tranh mới của chính quyên G W Bush
2.2.4.3 Sự điều chỉnh công cụ quân sự của Tổng thong G Bush
2.3 Cơ sở của sự điều chỉnh chính sách của Tổng thống G.W Bush
2.3.1 Quan điểm của Tổng thống Clinton: đánh giá tình hình quốc té và vai trò của
Hoa Kỳ
2.3.2 Quan điểm của Tổng thông G.W Bush: đánh giá tình hình quốc t và vai trò
của Hoa Kỳ
2.3.3 Những điều chỉnh trong quan điểm nhận thức của Tổng thong G.W Bush
CHUONG 3: TAC ĐỘNG CUA VIỆC TONG THONG G.W BUSH DIEU CHÍNH CHÍNH
SÁCH DOI NGOẠI VA VAI NHAN XÉT VE CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CUA HOA KY
3.1 Tác động của những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thong G.W Bush
3.1.1 Tác động tới thế giới
3.1.1.1 Tới nên kinh tế thé giới
3.1.1.2 Tới an ninh quốc tế
3.1.2 Tác động tới khu vực Châu Á
57 58
56 59 63
65
66 66
71 74
87
89 95
95 95 95
10 10
Trang 43.1.3 Tác động tới Việt Nam
3.1.3.1 Lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á
3.1.3.2 Tâm quan trọng của Việt Nam
3.1.3.3 Các van dé trong quan hệ hai nước
3.2 Vài nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
3.2.1 Một số đặc điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Tổng thống G Bush
3.2.2 Tương lai chính sách doi ngoại của Hoa Kỳ
3.2.2.1 Tác động của chính quyên tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
3.2.2.2 Tác động của xã hội tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
3.2.2.3 Tác động của môi trường bên ngoài tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
11.
12 12 12 13.
Trang 5DANH MỤC TỪ VIET TAT
ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BTA: Hiệp định thương mại song phương
MCA: Quỹ thách thức thiên niên kỷ
NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NDS: Chiến lược quốc phòng toàn dân
NSS: Chiến lược an ninh quốc gia
QDR: Tổng quan quốc phòng bốn năm một lần
WB: Ngân hàng thế giới
WMD: Vũ khí huỷ diệt hàng loạt
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Trang 6MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiĐiều chỉnh chính sách đối ngoại là một hiện tượng dành được sự quan tâmthích thú của nhiều nhà khoa học chính trị cũng như những người làm công tác thựctiễn trong quan hệ quốc tế Khi sự điều chỉnh chính sách đối ngoại diễn ra thườngkéo theo tác động lớn tới các chủ thể bên ngoài, nhất là khi sự điều chỉnh chính sách
đó lại là của một siêu cường như Hoa Kỳ.
Với tiềm lực kinh tế và chính trị của mình, Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọngtrong việc định hình các mối quan hệ quốc tế Nhat là trong giai đoạn hiện nay khi
xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia, việc hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách đốingoại của Hoa Kỳ sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến các nước khác, cũng như đến
các mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay
Tình hình quốc tế phức tạp cộng với ưu thế vượt trội của Mỹ trên trường quốc
tế kết hợp với tình hình chính trị — xã hội biến động trong nội bộ nước Mỹ đánh dấu
bằng việc Tổng thống G.W Bush lên nắm quyền với chiến thang gây nhiều tranh
cãi đã báo hiệu trước một thời kì có nhiều chuyền biến trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ Sự kiện 11/9 càng làm bộc lộ rõ hơn những định hình mới trong chínhsách đối ngoại đó Các tuyên bố, văn kiện mới trong chính sách đối ngoại của
G.Bush đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học thuật về những điềuchỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đưới thời tổng thống G W Bush
Việc nghiên cứu Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay vừa có
ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển của nước ta hiệnnay, chúng ta có thé tìm hiểu thực chất, nội dung của chính sách, điều chỉnh chínhsách đối ngoại của Hoa Kỳ, những tác động của nó đến thế giới, khu vực và nước
ta, trên cơ sở đó, có thể có một số khuyến nghị bước đầu về quan hệ Việt Nam —
Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Như vậy việc nghiên cứu đó hiện nay có ý nghĩa thời sự cấp bách, chính vìvậy, được sự đông ý của Khoa, người việt đã chọn đê tài “Sự điêu chỉnh chính
Trang 7sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W Bush” làm đề tài
luận văn cao học của mình.
2 Lich sử nghiên cứu vấn đề
Trong nước:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ,những công trình đó tập trung nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại chính sách
an ninh toàn cầu của Hoa Kỳ, vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới và khu vực Châu
Á-Thái Bình Dương, ví dụ như cuốn Hoa Kỳ — Cam kết và mở rộng của Lê Bá Thuyên(1998), Chiến lược đối ngoại Mỹ trong những năm 90 của Vụ Châu Mỹ - Bộ ngoạigiao (1995), Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tránh lạnh
của TS Lê Khương Thuy (2003) Tuy nhiên còn ít công trình nghiên cứu chínhsách đối ngoại Mỹ tập trung giai đoạn sau khi G Bush lên năm quyền Chỉ có một
số bài báo và tạp chí nghiên cứu về chính sách đối ngoại của G Bush: Chính sáchdoi ngoại cứng rắn của chính phủ Bush và những hệ luy của Vũ Văn Hoà (2002),Một số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời kỳ tổng thong G W Bushcủa Nguyễn Thái Yên Hương (2001), Điều chỉnh chính sách của My một năm sau
sự kiện 11/9 của Lê Linh Lan (2002), Chính sách doi ngoại Mỹ dưới chính quyéntong thong G.W Bush trước vụ khủng bố 11/9 của Trần Bá Khoa (2001) Hầu hết
các công trình này mới chỉ phác thảo được những đường nét cơ bản trong chínhsách đối ngoại của tông thống G Bush mà chưa nghiên cứu sâu sắc và tập trung vàovân đề điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ của tổng
thống Bush, những tác động của nó đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, đặc biệt
chưa làm bật được những nét điều chỉnh của tông thống G Bush so với B Clinton
Ngoài nước:
Có nhiều công trình nghiên cứu của cả các học giả trong và ngoài nước Mỹvới nhiều quan điểm khác nhau về chính sách và điều chỉnh chính sách đối ngoạicủa Hoa Kỳ: chăng hạn những công trình nghiên cứu về học thuyết Bush, nghiên
cứu so sánh chính sách đối ngoại của Bush trong lịch sử chính sách đối ngoại Hoa
Kỳ, tác động của chính sách của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng NATO, sự phát triển
Trang 8ở Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông, các vẫn đề Mỹ và Đông Á, các mối quan hệ
giữa các nước lớn Những công trình trên nghiên cứu khá toản diện chính sách vàđiều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác động của nó đến đời sống chính trị
và quan hệ quốc tế; nhưng vẫn còn ít công trình đề cập trực tiếp đến sự tác động củachính sách của Mỹ đến sự phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam Dướiđây chúng ta sẽ điểm qua một số công trình nồi bật nghiên cứu những điều chỉnh
CSĐN của tổng thống G Bush:
Các học giả ủng hộ học thuyết Bush đưa ra giải thích 11/9 đánh dấu sự bắt đầuthời kì mới trong lịch sử: đe doạ mới đòi hỏi chiến lược an ninh quốc gia mới nhằm
biện minh cho hành động của Hoa Kỳ từ Iraq tới Afghanistan nhttng người khác
thì cho là sứ mệnh của Hoa Kỳ là cải tao thế giới và vì vậy nhằm bảo vệ hoà bình
thế giới Họ tìm cánh biện giải cho học thuyết Bush bằng việc tìm ra liên kết của nótrong lịch sử đối ngoại Mỹ, phóng đại cơ hội lịch sử, khác biệt đáng kế với nhữngngười tiền nhiệm, nhất là với Wilson Chăng hạn nhà sử học David M Kenedy trên
tờ Atlantic (tháng 3/2005) cho rằng các nguyên tắc chính sách đối ngoại của Bush là
được kế thừa từ Wilson, phù hợp với các mục tiêu đối ngoại Mỹ trong lịch sử, chỉ
có hành động tấn công trước là mới chưa từng thấy [63] Nói chung Kenedy tập
trung vào mục tiêu hơn là vào biện pháp thực hiện của Bush và không giải thíchđược cả hai đặc trưng này Cũng giống như Kenedy, Melvyn P Leffler trên tờ
Diplomatic History (2005) cũng khăng định có sự liên tục hơn là thay đổi trongchính sách của chính quyền Bush con và cũng nhân mạnh vao tính liên tục về hệ tưtuởng trong chính sách đối ngoại của Bush [69] Nhưng Leffler tiến xa hơn so với
Kenedy khi chỉ rõ các đặc trưng phủ đầu, chủ nghĩa đơn phương và bá quyền không
phải là đặc trưng mới mà đã có từ thời Theodore Roosevelt tới Clinton, đặc biệt là
trong chiến tranh lạnh Tuy nhiên, Leffler đã phóng đại những cái mà ông cho làtiền lệ trước đó, đặc biệt là với trường hợp cua Clinton Leffler bỏ qua khác biệtgiữa hành động tan công phủ đầu chống lại “các cá nhan’ của chính quyền Clinton
và cuộc tan công tông thé chống lại nước khác của chính quyền G Bush Leffler tập
trung vào cam kết hệ thúc đây tự do dân chủ nhằm nêu lên những khác biệt cơ bản
Trang 9giữa Bush và các vị tong thống trong thé ki XX, bao gồm ca Clinton trong thực tiễn.
Tuy nhiên Leffler không đánh giá được sự tương ứng đồng thời giữa mục tiêu Hoa
Kỳ theo đuôi sau 11/9 và biện pháp hợp lý được thông qua trong giới hạn quyên lực
trong chính sách đối ngoại của Bush Ông cũng bỏ qua giữa sự không tương ứngtrong lời nói và hành động của chính quyền Bush
Nhà sử học Arnold A Offner phê phán cả mục tiêu và biện pháp trong chínhsách đối ngoại mới của Bush [79] Ngược với Leffler Offner cho răng chính sách
của Bush là sự lệch hướng hoàn toàn so với các nguyên tắc được chấp nhận và vìvậy gây nguy hiểm cho lợi ích và lí trong của Hoa Kỳ
Ngược với Kenedy va Leffler, John B Judis, biên tập viên cho tờ New
Republic coi học thuyết Bush đánh dấu một sự thay đổi triệt để so với chủ nghĩa
Wilson [62] Theo Judis, trong khi Bush cha va Clinton theo đuổi hứa hen về hoabình và sự thịnh vượng trong một trật tự thế giới mới với hệ thong an ninh tap thé
và nền kinh tế mở toàn cau thi Bush lại chuyên sang chủ nghĩa đế quốc Cộng hoà
Ngược với Judis, John Lewis Gaddis phân biệt Bush với Wilson va di sản đối
ngoại của Hoa Kỳ từ thế ki XIX va XX Trong cuốn Surprise, Security and theAmerican Experience (2004) ông phân tích sợi dây dẫn truyền thống này từ John
Quincy Adam tới Bush con [Š1, 52] Dù đôi khi có chỉ trích Bush, Gaddis nói chung
ca ngợi NSS của Bush như sự tích hợp các truyền thống đối ngoại của Hoa Kỳ.Giống như Kenedy, Gaddis tập trung vào mục tiêu hơn là biện pháp, ca ngợi các
mục tiêu do Bush đề ra mà không tính tới chi phí và khoảng cách giữa mong đợi vàkết quả thực tiễn Gaddis bỏ qua những hậu quả nguy hiểm mà học thuyết Bush sẽ
mang lại Gaddis cũng không giải thích tại sao những đe doạ sau 11/9 quá mới tớimức cần từ bỏ chiến lược can dự và kiềm chế Ông cũng không nhận thấy rằng lập
luận về sự kế thừa liên tục trong chính sách đối ngoại của Bush sẽ không phải là
luận điểm hợp lí dé biện giải cho đại chiến lược mới của Bush, mà cần tìm ra sựkhác biệt giữa quá khứ và tương lai Gaddis cũng không tìm ra được luận điểm biện
minh cho cuộc chiến tranh của G.W Bush Légic ma Gaddis tìm ra là sai lầm, lay
người Mỹ làm trung tâm mà bỏ qua tác động với thế giới trong tương lai
Trang 10Về chủ nghĩa đơn phương và đa phương, cả Judis và Gaddis đều đúng khi cho
rằng Wilson theo thiên hướng chủ nghĩa đa phương còn Bush theo thiên hướng chủ
nghĩa đơn phương, nhưng Gaddis quên điều khác biệt quan trọng là Wilson kết hợp
cả chủ nghĩa đơn phương và đa phương trong khi Bush thích hành động một mình.
Robert A Divine nhận thức được vấn dé tập trung vào mục tiêu trong khi hạthấp vai trò biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ [40] Divine phêphán Bush trong khi theo đuổi mục tiêu kiểu Wilson đã không tính tới những kếtquả không mong đợi, nhất là về mở rộng hoà bình dân chủ tại Trung Đông mà khởiđầu là tại Iraq Gaddis không làm rõ điều Bush nên làm là biến chiến thăng tại Iraqthành giải pháp chính trị bền vững về hoà bình và dân chủ Kenendy cũng không
giải quyết được van dé ma Divine nêu ra — nhiệm vụ xây dung đất nước và gin giữ
hoà bình sau chiến tranh Cả Gaddis và Kenedy bỏ qua sự không tương ứng giữamục tiêu và biện pháp của học thuyết Bush
Giống như Gaddis và Kenedy, Walter Russell Mead ca ngợi chiến lược phủđầu, đơn phương và bá quyền của Bush, và chỉ ra rằng nó bắt nguồn từ chủ nghĩaWilson và truyền thống đối ngoại Mỹ Trong cuốn Special Providence (2002),Mead xác định bốn trường phái chính sách đối ngoại Mỹ: Hamilton với đặc trưngthúc đây chủ nghĩa tư bản dân tộc và toàn cầu hoá kinh tế, Wilson với đặc trưng mở
rộng dân chủ trong thé giới mới có trật tự luật pháp, nhân quyền và an ninh tập thé;Jefferson với đặc trưng cô lập Mỹ tránh dính liu vào chiến tranh, bảo vệ tự do và
dân chủ của riêng Mỹ; Jackson với đặc trưng thêm lợi ích quốc gia theo cách quân
sự và chủ nghĩa dân tuý Tuy nhiên, Mead đã không xác định được đúng các truyềnthống đối ngoại này Ông cho rang Wilson bảo vệ nhân quyền của người da mau vàphụ nữ nhưng cũng lại thừa nhận vị trí tối thượng của đàn ông da trăng trong nước
và chính trị quốc tế Không giống Gaddis, Mead xác định John Quincy Adams vàhọc thuyết Monroe ít gắn với trường phái kiểu Jefferson Thêm vào đó, ông ta kiến
nghị cách tiếp cận mang tính sửa đổi có lợi cho chính sách đối ngoại của Bush cha
và Clinton, hai tổng thông kết hợp trường phái kiêu Hamilton và Wilson, và đôi khi
cách thức của trường phái Jackson trong theo đuổi kinh tế và toàn cầu hoá chính trị
Trang 11trong những năm 1990 Mead cho rằng trường phái Jackson mang đặc trưng của chủnghĩa đơn phương và chiến tranh phủ đầu Ông kiến nghị nên cân bằng giữa tính
hiếu chiến của trường phái Jackson và áp lực toàn cầu kiểu Wilson và Hamilton và
sự tự kiềm chế kiểu Jefferson và vì vậy hoan nghênh những người theo chủ nghĩa
phục hưng các truyền thống này Theo Mead, chính quyền Bush áp dụng hệ tư
tưởng mang tính cách mạng của những người Mỹ phục hưng và áp dụng nó với
Iraq Nó khai thác các biện pháp kiểu Jackson để hoàn thành các mục tiêu kiểuWilson Đồng thời Mead lại hi vọng rang chi phí sẽ tránh được và giống Lefflerrằng đánh giá tốt sẽ bù đắp cho khiếm khuyết cô hữu của CSĐN của chính quyền
minh phương Tây.
McDougall thì hoàn toàn nhận thức được tính thuyết phục của chủ nghĩa lí
tưởng trong lịch sử Mỹ, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại Mỹ, ông chống lại
việc ủng hộ học thuyết Bush sau 11/9 Ông không tin rang Hoa Kỳ nên thúc day dânchủ hoá Iraq Cân bang giữa mục tiêu và biện pháp, Hoa Kỳ nên theo đuổi một mục
tiêu hiện thực trong khả năng có giới hạn của mình [75].
Dù vấn đề chính sách đối ngoại của tổng thống G.W Bush có mang tính cách
mạng hay không van đang là van dé gây tranh cãi trong giới học thuật thì rõ ràngchính sách đó chắc chắn mang trong mình dấu ấn của hoàn cảnh quốc tế mới, môitrường nội bộ Hoa Kỳ đang thay đổi, thể hiện dấu ấn cá nhân của tổng thống G
Bush và những xu hướng nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền G Bush khác so
với chính quyền Clinton Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi mang lại sự điều
10
Trang 12chỉnh chính sách đối ngoại mới Ngay cả bản thân chính sách đối ngoại của tongthống G Bush cũng đã có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai trong thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ tác động tình hình quốc tế,
trong nước, nhận thức giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền G Bush tạo ra nhữngđiều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền G.W Bush giống và khác gì so vớichính quyền Bill Clinton, tác động của những điều chỉnh đó tới thế giới, khu vựcnói chung và Việt Nam nói riêng như thế nào và đưa ra dự báo về một số chiềuhướng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới
Đề đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
Phân tích bối cảnh quốc tế và bối cảnh nước Mỹ làm cơ sở cho sự ra hoạch
định chính sách đối ngoại của tông thống G W BushPhân tích một số diém chính trong chính sách đối ngoại của tổng thống G.Bush để từ đó làm cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại củatổng thống Bush so với tổng thống B Clinton, làm rõ sự giống và khácnhau qua sự điều chỉnh đó, cũng như giải thích tại sao có sự điều chỉnh đó.Những tác động của việc chính quyền G Bush điều chỉnh chính sách đốingoại đối với quốc tế, khu vực và Việt Nam, đồng thời đưa ra một số dự
báo về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tai của luận văn là “Sw điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dướithời Tổng thong George W Bush” nên người viết chỉ tập trung tìm hiểu nhữngđiểm chính trong chính sách đối ngoại của chính quyền G Bush dé làm cơ sở phântích những điều chỉnh giống và khác nhau so với chính quyền Clinton, những điềuchỉnh đó tác động như thé nao tới tình hình quốc tế, khu vực và quan hệ hai nướcViệt Nam — Hoa Kỳ, dự báo chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong tương lai Như vậy
về mặt thời gian luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trong hai nhiệm kỳ của tổng
thống G Bush (2001 tới nay)
5 Phương pháp nghiên cứu
11
Trang 13Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại và phố biến trongnghiên cứu quan hệ quốc tế, như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, đốichiếu, thu thập đữ liệu định tính, tổng hợp và phân tích, và phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, Riêng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, luận văn sử
dụng một số cách tiếp cận từ góc độ các lý thuyết hiện thực, tự do, tân bảo thủ
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích thực trạng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giaiđoạn hiện nay cũng như hệ thống hoá các luận điểm so sánh đối chiếu chính sách
đối ngoại của hai tổng thống G Bush và B Clinton Luận văn đưa ra những giải
thích khoa học tại sao lại có những điều chỉnh đó trên cơ sở bối cảnh quốc tế, bốicảnh nước Mỹ và nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền Bush Đâycũng là căn cứ dé đưa ra những dự báo về chiều hướng trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong thời gian tới, từ đó làm cơ sở đưa ra dự báo cho những tác độngcủa nó tới quốc tế và Việt Nam và đưa ra đối sách phù hợp Luận văn đóng góp vào
việc nghiên cứu một hiện tượng đáng quan tâm trong quan hệ quốc tế - điều chỉnhchính sách đối ngoại Luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham
khảo phục vụ cho những độc giả quan tâm.
7 Kết cấu của luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấuluận văn gồm các phần chính:
Chương 1: Bối cảnh điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống
George W Bush Chương này sẽ đề cập tới bối cảnh quốc tế (những vấn đề về kinh
tế, chính trị thế giới, quan hệ quốc tế) và trong nước của Hoa Kỳ (những vấn đềkinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quân sự, khoa học công nghệ) làm cơ sở nền tảngcho sự ra đời chính sách đối ngoại của Bush Đồng thời chương này cũng sẽ giới
thiệu về chính sách đối ngoại của Bush để tạo cơ sở tìm hiểu về sự điều chỉnh chínhsách đối ngoại của G Bush so với B Clinton
12
Trang 14Chương 2: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống George W.Bush Nội dung phần này tập trung vào những điều chỉnh của G Bush so với B.
Clinton trên cơ sở các vấn đề: về các mục tiêu, ưu tiên (thứ tự các ưu tiên, vấn đềdân chủ và cuộc chiến chống khủng bố, thúc đây dân chủ) cũng như phương thức
thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (tập hợp lực lượng, thay đôi chiến lượckiềm chế sang tan công phủ dau, chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tay
hành động, và điều chỉnh chiến lược quân sự) Chương nảy còn có nhiệm vụ giải
thích tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy trên cơ sở tập trung vào nhận thức khác
biệt của G Bush so với B Clinton.
Chương 3: Tác động của việc G Bush điều chỉnh và vài nhận xét về chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Chương này tập trung vào những tác động của việc G.Bush điều chỉnh chính sách đối ngoại trên ba cấp độ: tới kinh tế, chính trị và an ninh
quốc tế, khu vực và Việt Nam Đồng thời một số dự báo chiều hướng chính sách đối
ngoại Hoa Kỳ trong tương lai gần và xa cũng được đề cập tới trong chương này
Do đề tài nghiên cứu mang tính thời sự cao, nguồn tài liệu tuy phong phú
nhưng nhiều chiều cần được bồ sung và cập nhật thêm, với thời gian có hạn cugn sự
hiểu biết và kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi
có những thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý độc giả
13
Trang 15CHUONG 1 BOI CANH DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH DOI NGOẠI CUA
TONG THONG GEORGE W BUSH
1.3 Bối cảnh của việc G W Bush điều chỉnh CSDN
1.3.1 Bối cảnh quốc tế
Bối cảnh thay đổi của nền kinh tế chính trị thé giới đã khiến cho Hoa Kỳ cónhững lựa chọn chiến lược chưa từng có ké từ sau năm 1945 Sức mạnh của Hoa Kỳchỉ được bộc lộ rõ ràng từ năm 1991 khi Hoa Kỳ tan công Iraq mà không vấp phải
sự phản ứng nao của Nga Sức mạnh ay một lần nữa lại được thé hiện sau vài nămkhi Hoa Kỳ cầm đầu NATO can thiệp vào Kosovo năm 1999 Bối cảnh quốc tế
được biéu hiện thông qua những biến đồi của tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thé
giới, những xu hướng của quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước lớn
1.3.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị thể giới
Kinh tế thế giớiKinh tế thế giới hiện nay có hai đặc điểm chính Đặc điểm thứ nhất là sựchuyên hóa nền kinh tế thế giới sang nền kinh tế tri thức Đặc điểm nay đã đưa đếnnhững hệ qua sau đây: (i) tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thay đôi về
chất kéo theo sự thay đôi về phương thức sản xuất, cung cách quan lý, làm ăn, cách
sông: (ii) thúc đây nền kinh tế phát triển vượt bậc ngay cả khi nền kinh tế có sự xáotrộn khó lường; (iii) không làm triệt tiêu quy luật phát triển không đồng đều, màngược lại, còn làm tăng thêm rõ hơn, càng phức tạp hơn, đồng thời làm tăng khoảng
cách giữa nước phát triển và dang phát triển; (iv) tạo cơ hội cho các nước khắc phục
sự nghèo nan, lạc hậu, rút ngắn khoảng cách phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo ra
những thách thức lớn do sự thiếu vốn, tình trạng nghèo nàn lạc hậu của khoa học kĩthuật và còn do các vấn đề xã hội; (v) làm cuộc chạy đua kinh tế, khoa học côngnghệ giữa các nước diễn ra quyết liệt hơn, biến nó thành cuộc chạy đua nôi trội,
điều đó buộc tất cả các nước đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển mà trọng tâm
là sự cơ cấu lại nền kinh tẾ, phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục
Đặc điểm thứ hai, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá có sự biến đổi về
chat, tăng cả vê toc độ, quy mô, vê cả chiêu rộng lân chiêu sâu, đa dạng, nhiêu tang
14
Trang 16nhiều lớp Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai quá trình có quan hệ tương hỗ biệnchứng, vừa xung đột, vừa bổ trợ thúc day lẫn nhau, phản ánh tính đa dạng trong sự
phát triển của thé giới Điều này dẫn tới các hệ qua: (i) thúc đây nền kinh tế thế giới
chuyển sang mô hình kinh tế tri thức; (ii) thúc day quá trình toàn cầu hoá diễn ratrên nhiều lĩnh vực - chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục; (11) làm tăng thêm sựphụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, nhưng không làm triệt tiêu
mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các quốc gia; (iv) tạo ra sự thách thức to lớn đối với
các quốc gia, dân tộc, gây nguy cơ làm xói mòn chủ quyền quốc gia; (v) tac độngmạnh tới nền chính trị quốc tế, trước hết là tác động tới khái niệm quốc gia (chủquyền, sức mạnh, lợi ích ); (vi) tao ra khả năng kiềm chế xung đột và làm giảmnguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt
Kinh tế là cơ sở hạ tầng, là nền tảng cho quan hệ chính trị, kinh tế thay đổi kéotheo sự thay đổi của thượng tầng Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng sâu sắc bởi
sự biến động của địa chính trị — thế giới Tuy nhiên, các quốc gia đều muốn có môitrường hoà bình, ôn định dé phát triển Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phan đấu củamọi quốc gia Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt trong cơn lốc toàn cầu hoá màlực lượng chỉ phối vẫn là ba trung tâm tư bản chủ nghĩa và các nước lớn Trong thập
niên tới, cuộc cạnh tranh giành giật tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là năng lượng)
và tài nguyên chất xám sẽ diễn ra gay gắt hơn Các nhà chiến lược Mỹ đã đi trướccác cường quốc khác trong chiến lược giành giật tài nguyên thiên nhiên và trí tuệ
con người Ngày nay, các nước lớn giàu có, nắm giữ và chi phối nhiều tổ chức kinh
tế, tài chính thế giới và khu vực, đặc biệt là WB, IMF, WTO Thực tế một số nước
lớn đang nắm giữ sự vận hành của nền kinh tế thé giới và chi phối việc hoạch định
CSĐN của nhiều nước
Tình hình chính trị và an ninh thế giớiTình hình chính trị và an ninh quốc tế có những nét lớn chủ yếu sau đây
Thứ nhất, sự so sánh lực lượng tiếp tục đang ở thế có lợi cho Hoa Kỳ, nhưng
các đối tác của Mỹ (Nhật, EU, Nga, Trung Quốc ) vẫn tiếp tục gia tăng sự cạnh
tranh vươn lên để khăng định vị trí của mình trên trường quốc tế Mỹ đang bị EU,
15
Trang 17Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt về kinh tế (các cuộc chiến tranh kinh tế giữa ba trungtâm kinh tế TBCN diễn ra liên tục) EU đang là một siêu cường kinh tế Họ không
thua kém Mỹ về GDP, chỉ số xuất nhập khẩu nhưng về vốn và nhiều mặt quan
trọng khác, đặc biệt về khoa học — công nghệ, thì van thua kém Mỹ Trung Quốcđang nổi lên thành đối thủ de doa sự bá quyền của Mỹ Một số nhà nghiên cứu chorang chỉ trong vòng 10 — 15 năm nữa (2015 — 2020), Trung Quốc sẽ đuôi kip Mỹ,
vượt xa Nhật Bản Nhật Bản trong vài chục năm tới khó trở lại thời kì tăng trưởng
kinh tế cao như những năm 60 và 70 của thế ki XX, nhưng van là “người không 16”
về kinh tế, vẫn là một trong ba trụ cột của kinh tế thế giới, có vai trò đặc biệt lớnvới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nga tuy suy yếu về kinh tế, nhưng vẫn là
nước duy nhất có khả năng cạnh tranh được với Mỹ về quân sự, do có tiềm lực to
lớn về vũ khí hạt nhân chiến lược
Thứ hai, việc tập hợp lực lượng: xuất phát từ lợi ích dân tộc, sự tăng cường
hợp tác của các nước có mục đích chung là tăng cường nội lực mà trước hết là đểphát triển kinh tế Hình thức tập hợp lực lượng diễn ra gồm nhiều lớp đan cài, vừađấu tranh vừa hợp tác, vừa tranh thủ vừa kiềm chế trên quy mô toàn cầu Hiện cómột số nét mới nổi trội - đó là sự cải thiện quan hệ trong tam giác Nga — TrungQuốc — Ấn Độ Tập hợp Nga — Trung Quốc được thực hiện thông qua 76 chức Hợp
tác Thượng Hai Tô chức này có một cơ chế riêng, có Ban Thư ký và những thoả
thuận hợp tác cụ thê .Hiện nay thực tế đang hình thành tư tưởng thành lập khu vựckinh tế Đông Á, bao gồm 10 nước Đông Nam Á cộng ba nước Đông Bắc Á làTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Tập hợp Á - Âu diễn ra thông qua cơ chếASEM Trên thế giới đang diễn ra sự tập hợp lực lượng với những quan hệ nhằngnhit qua lại, liên kết với nhau trong từng van dé, trong từng thời điểm, ở từng địabàn Điều đáng chú ý là mọi tập hợp bao giờ cũng “liếc” về phía bên kia bờ ĐạiTây Dương, mà chưa ngoảnh mặt đi với Mỹ, vẫn coi Mỹ là đối tác quan trọng hàngđầu Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Hoa Kỳ trong việc lựa chọn một
hình thức tập hợp lực lượng mới phù hợp với tình hình mới.
16
Trang 18Thứ ba, nguy cơ chiến tranh huỷ diệt bi day lùi, nhưng xung đột vũ trang, cục
bộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo gia tăng Trong chiến tranh lạnh, trung bình
mỗi năm xảy ra khoảng 4 — 5 cuộc xung đột vũ trang, nhưng từ sau chiến tranh lạnhtới nay, con số này đã tăng lên 34,5 cuộc Số quốc gia có vũ khí hạt nhân hiện nay
khoảng 10 nước và có khoảng 30 quốc gia có công nghệ hạt nhân Thông thườngcác cuộc xung đột này thường xảy ra tại các quốc gia vùng xám Vùng xám, vùngbất ôn là khái niệm mới xuất hiện trong bối cảnh mới của các mối quan hệ quốc tế,
vì nó mang tính rộng rãi, phô quát Những van dé của vùng xám có sự giao thoagiữa những van đề lớn của thé giới, giữa chiến tranh, xung đột và an ninh Hiện van
đề này đang được đặt vào trọng tâm trong nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế
Thứ tr, các van đề toàn cầu: môi trường, dịch bệnh, đói nghèo trở thành sự
quan tâm của toàn thế giới, chỉ phối mọi quốc gia, đe doạ sự tồn tại của cả loài
người Hệ quả của điều này là: thứ nhất, làm tăng quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nước Thứ hai, làm tăng vai trò, vị trí của các diễn đàn, khu vực hợp
tác trên thế giới Thứ ba, làm tăng vai trò hoạt động ngoại giao đa phương Các vấn
đề toàn cầu đang dẫn tới vô số các cuộc khủng hoảng, mà bất cứ cuộc khủng hoảng
nao cũng có thé là nguy cơ gây bất ôn định kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường
de doa cuộc sống nhân loại Một số van đề toàn cầu hiện nay đang là nguy cơ gây
xung đột trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là van đề làm chủ các nguồn tài nguyên
(nước, nhiên liệu ) Việc làm chủ được công cuộc khai thác các nguồn tai nguyên
là một trong những yếu tố quyết định trong quan hệ kinh tế và ngoại giao quốc tế,
có tác dụng trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột và trong việc hoạch địnhchính sách viện trợ phát triển Các van đề toàn cầu có thé tạo mảnh đất cho cuộcdau tranh giành quyền lực và của cải trong quan hệ quốc tế Sự liên kết giữa hợp tác
và xung đột quốc tế có vẻ sẽ chủ yếu bị quyết định bởi sự tăng cường các mối đedoạ mang tính toàn cầu Bên cạnh đó, các vấn đề toàn cầu còn tác động tới SỐ lượngchủ thê tham gia quan hệ quốc tế, tác động tới các dạng quan hệ trong quan hệ giữa
các chủ thé, tạo môi trường hoạt động cho chủ thể trong quan hệ quốc tế Đồng thời
các vân đê toàn câu cũng tác động tới nhận thức lợi ích của các chủ thê, tác động tới
17
Trang 19động cơ, mục tiêu hành động và chính sách của các chủ thể trong quan hệ quốc tế.Những thay đổi về lợi ích, chủ thể, quan hệ tất yếu sẽ làm nảy sinh những vấn đề
mới về tính hệ thống, trật tự, thiết chế, nguyên tắc hoạt động của hệ thống quan hệ
quốc tế Trong bat kì trường hợp nào, thì cũng sẽ hoàn toàn hợp lý nếu giả định tình
hình chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong thé kỉ 21 sẽ bị chi phối, thúc day vàtập trung chủ yếu vào các vấn đề này
Thứ sáu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động,
nhưng còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng củanhiều nước lớn Đây là khu vực địa chiến lược quan trọng, có nhiều nền kinh tế lớn,nhưng tồn tại các điểm xung đột nóng như tại bán đảo Triều Tiên hay eo biển Đài
Loan Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, Mỹ càng quan tâm hơn tới khu vực này do
tồn tại các van dé liên quan tới người Hồi giáo và các nhóm khủng bố được cho là
có quan hệ với Al Qaeda.
1.3.1.2 Các xu thé chủ đạo trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn
Chính những đặc điểm lớn về kinh tế, chính trị, an ninh trên đã tác động đến
sự hình thành các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế Bên cạnh một số xu thếchính được hình thành sau chiến tranh lạnh, các xu thế sau đây vẫn tiếp tục pháttriển: Xu thế hoà bình, 6n định và hợp tác; Xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong
Sự cùng tồn tại hoà bình; Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế và
đời sông: Ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và
can thiệp từ bên ngoài của các dân tộc được nâng cao Điều này làm tăng tính dân
chủ hoá trong quan hệ quốc tế hiện nay Trong những năm đầu thế kỷ XXI, một
số xu thé nôi trội trong quan hệ quốc tế như sau:
Thứ nhất quan hệ quốc tế tiếp tục có xu hướng mở rộng và ngày càng phứctạp Xu hướng này được định hình là vì những yếu tổ tác động chủ yếu tới quan hệquốc tế trong giai đoạn tới đều mạnh lên Quan hệ quốc tế được định hình và phát
triển dựa trên hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố điều kiện và nhóm nhân tố tác động.
Nhóm nhân tố điều kiện gồm có: (i) Sự thừa nhận của các quốc gia về việc mở
rộng quan hệ quốc tế là hữu ích và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi
18
Trang 20quốc gia; (ii) Những thể chế quốc tế, những tập quán quốc tế đã hình thành đủ điều
kiện cho việc phát triển quan hệ quốc tế; (iii) Hạ tang cơ sở kỹ thuật cho việc mở
rộng quan hệ quốc tế như: thông tin, giao thông vận tải phát triển vượt bậc
Nhóm nhân t6 tác động gồm có: (i) Sự chủ động của các công ty tư bản mởrộng hoạt động ra toàn thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn Xu hướng mở rộng này đãtiễn tới một cao trào được gọi là toàn cầu hoá từ sau chiến tranh lạnh; (ii) Chính
sách đối ngoại thúc đây sự thiết lập một trật tự thế giới mới của Mỹ đang được triển
khai tích cực; (iii) Chính sách cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc khácnhư Tay Au, Trung Quốc cũng được thể hiện quyết liệt; (iv) Chính sách mở rộngquan quốc tế để tìm kiếm thêm những nguồn lực bên ngoài cho công cuộc côngnghiệp hoá và hiện đại hoá được thực hiện ở tất cả những nước đang phát triển dù
theo bất cứ chế độ xã hội nào; (v) Những lực lượng chống lại sự bá quyền của Mỹ,
đặc biệt là lực lượng Hỏi giáo cực đoan, nổi lên mạnh mẽ; (vi) Lực lượng bảo vệ
môi trường cũng hoạt động tích cực; (vii)Cac lực lượng tội phạm như lực lượng buôn bán ma tuý cũng không ngừng gia tăng.
Những năm 90 của thế ki XX đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều lý thuyết
và lập luận mới nhằm giải thích cho sự phát triển năng động của hệ thống thế giớitrong giai đoạn này, chang hạn như Samuel Huntington đã xác định các nền vănminh hay văn hoá như yếu tố chi phối hệ thống thế giới và là nguyên nhân cơ bangây xung đột trong môi trường toàn cầu Một số học giả khác lại cho rằng sự khanhiếm nguồn lực là nguyên nhân gây xung đột Trong những năm 1990, thế giớichứng kiến nỗi kinh hoàng về nạn diệt chủng ở Rwanda và cuộc xung đột sắc tộc
đẫm máu tại Balkans Để giải thích cho những vấn đề này, một trường phái lý
thuyết mới nỗi lên — chủ nghĩa hiện thực mới Trường phái này có quan điểm amđạm về thế giới — tin rằng hệ thong thế giới dang rơi vào tình trạng vô chính phủ, kẻmạnh thắng, kẻ yếu bị khuất phục Chủ nghĩa hiện thực mới cho răng Hoa Kỳ nên
áp dụng cách tiếp cận cơ bắp hơn, hiếu chiến hơn — một quan điểm ảnh hưởng tớinhững chính sách an ninh và đối ngoại của chính quyền G Bush
19
Trang 21Những năm 1990 cũng chứng kiến cuộc cách mạng công nghệ được tạo ra do
mạng lưới internet và máy tính cá nhân, càng hỗ trợ cho sự thúc đây quá trình toàn
cầu hoá vốn ngày càng trở thành một thế lực đầy quyền lực trong sự hình thành hệthống quốc tế Việc gia tăng tốc độ tương tác giữa các nhà nước, các chủ thể phi nhà
nước, và các cá nhân đã làm phức tạp thêm việc dự đoán hành vi của các chủ thểtham gia hệ thống quốc tế Toàn cầu hoá làm giảm vai trò của các đường biên giớicứng giữa các nhà nước Trong khi khoảng cách địa lý ngăn cách giữa các chủ thểngày càng giảm vai trò quan trọng, liên kết toàn cầu đang tạo ra những không gian
và mạng lưới ba chiều mới càng làm phức tạp thêm hệ thống thé giới Những khônggian mới này đang được các chủ thể phi nhà nước sử dụng với nhiều mục đích khác
nhau, trong đó có cả mục đích tốt và xấu Đáng chú ý là các phong trào khủng bố sử
dụng rất nhiều website dé tuyển mộ nhân lực và tuyên truyền
Cho dù có những thay đổi sâu sắc như vậy trong hệ thống thế giới, song việcbảo vệ và kiểm soát các không gian địa lý có vẻ vẫn tiếp tục là những động cơ nỗibật của các nhà nước Các nhà nước vẫn tồn tại trong các không gian vật lý và tiếptục chịu trách nhiệm bảo vệ chúng khỏi các mối de doa từ bên trong và bên ngoài.Các nhà nước thực hiện việc bảo vệ các không gian này theo nhiều cách khác nhau,phụ thuộc vào việc nhận thức mối đe doạ, các phương tiện bảo vệ sẵn có, và những
đánh giá của họ về môi trường an ninh nói chung Sau khi Liên Xô tan rã, các nước
công nghiệp hoá nhanh chóng xác định lại môi trường an ninh và có những bước đi
can trọng nhằm củng có và cơ cấu tô chức lại bên trong để giải quyết tốt hơn cácmối đe doa mới nổi lên
Các chủ thé phi nhà nước cũng phát triển với những tổ chức khủng bố có cơcau tô chức toàn cau, đổi mới sự tuyên truyền, tăng ngân sách ngày càng nhiều dành
cho công nghệ và thậm chí chúng áp dụng cả những công nghệ mới nhằm tăng khảnăng giết hại con người, làm tăng hiệu quả trong cơ cấu tô chức của chúng Một số
tổ chức khủng bồ hiện có khả năng giết hại dân thường hàng loạt và gây ra sự đỗ vỡ
chiên lược.
20
Trang 22Thứ hai, sự chi phối của nhân tổ Mỹ va quan hệ nước lớn Hiện nhân tố Mỹđang chi phối quan hệ quốc tế Mặc dù sự chi phối này không tuyệt đối song van dat
tới mức định hình quan hệ quốc tế Đặc điểm này hình thành từ điều kiện thuận lợicũng như CSDN của Mỹ Chính sách đối ngoại của Mỹ có những điểm mới, song
về cơ bản vẫn duy trì hai mục tiêu, mà mục tiêu bao trùm thứ nhất là xác lập địa vịthống trị thế giới, thứ hai là không để cho một quốc gia nào hiện nay cũng như
trong tương lai gần có thê tranh chấp địa vị thống trị số 1 của Mỹ Về phương cách,
Mỹ sử dụng ba trụ cột chính là: sức mạnh quân sự, thị trường tự do và cái gọi là dân
chủ, nhân quyền dé thống trị thé giới
Trong một bài báo trên tờ tuần báo “Thời đại” của Cộng hoà Liên Bang Đức
ra ngày 29 tháng 9 năm 2002 có đoạn viết: “Nước Mỹ bước vào thé kỷ XXI với tư
cách là quyên lực thực sự duy nhất của thé giới Cánh tay quân sự của Mỹ vươn tới
bắt cứ điểm nào của địa cẩu Uu thé kinh tế của Mỹ là chất xúc tác cho toàn bộ nênkinh tế thế giới Sự thống trị về mặt chính trị của Mỹ đã làm cho Mỹ trở thành mộtdân tộc mà người ta không thé từ bỏ Còn ảnh hưởng vé mặt văn hoá của Mỹ thì lớn
tới mức trên khắp thé giới nhiều người coi toàn cầu hoá là một quá trình Mỹ hoá
Uu thé da chiều này đã làm cho quyên lực Mỹ trở thành duy nhất” Sự tác động ratmạnh mẽ của nhân tô này khiến cho sự chi phối của nhiều trung tâm ở mức độ khác
nhau đã hình thành trước đó nay bị rỡ bỏ, mà thay vào đó là sự gia tăng mức độ chỉ
phối của nhân tố Mỹ Sự chi phối của nhân tố Mỹ ở đây có thé thay rõ ở tat cả các
khu vực.
Sự chi phối của Mỹ là có thực tuy ở mức độ khác nhau, song không hoàn toàn
do áp đặt của Mỹ mà ở chừng mực nào đó là do sự chấp nhận của các đối tác của
Mỹ Ngay các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga, vì so sánh lực lượng yếu hơn,
vì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế, mong muốn khai thác thị trường vốn, khoahọc công nghệ phương Tây, thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước này mà họ đều
phải có sự nhượng bộ đối với Mỹ.
Bước sang thé ki XXI, quan hệ giữa các nước lớn đã có sự thay đổi, trở nêncăng thang, bắt nguồn từ các sự kiện : Mỹ — Anh không kích Iraq (tháng 12/1998);
21
Trang 2378 ngày đêm Mỹ và NATO tấn công Nam Tư (1999); Mỹ phản đối hoạt động củaNga tại Chesnia; Mỹ đòi sửa đổi, thậm chí de doa đơn phương rút khỏi Hiệp ướcgiới han vũ khí phòng thủ chiến lược ABM đã ký với Liên Xô năm 1972 dé tiếnhành xây dựng Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia (NMD); bất đồng quanđiểm Mỹ — Tây Âu về kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốcgia của Mỹ; Mỹ và Nhật Bản kí kết triển khai Hệ thống phòng thủ chống tên lửachiến trường (TMD) ở vùng Viễn Đông Quan hệ Mỹ — Trung cũng đang căngthăng nhất là về vấn đề Đài Loan cùng những tuyên bố và hành động cứng rắn củachính phủ Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc và Nga Tuy nhiên, xung đột giữa cáccường quốc vẫn còn nằm trong giới hạn, khó xảy ra đồ vỡ lớn vì cả Nga, Trung
Quốc và Mỹ đều không muốn đối đầu trực tiếp với nhau Nga và Trung Quốc cần
tranh thủ Mỹ, còn Mỹ tuy có phan 1an at, song cũng cần sự hỗ trợ của Nga và TrungQuốc trong một số van đề quốc tế
Những thay đổi và tính phức tạp trong quan hệ giữa các nước lớn bị chi phốibởi nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật nhất là do tương quan lực lượng giữa cácnước lớn đang thay đổi Mỹ tuy ở thế mạnh hơn các đối thủ khác, nhưng cũng cómặt hạn chế, khó có thé áp đặt sức mạnh của mình Quan trọng hơn là Mỹ chưa chịu
từ bỏ ý đồ thiết lập bá quyền lãnh đạo thé giới, và dé thực hiện ý đồ này, Mỹ luôn
thay đối chiến lược cũng như sách lược Nhiều sự kiện cho thay những bat ôn trong
quan hệ My — Nga, Mỹ — Trung đều bắt nguồn hoặc có nguyên nhân sâu xa từ sựthay đổi trong chính sách của Mỹ Nhiều xung đột, điểm nóng trên thế giới đều cóbàn tay can thiệp hoặc dính líu của Mỹ Điều đó làm Nga và Trung Quốc lo ngại,
phản ứng lại Mỹ.
Trong quan hệ tứ giác Trung — Mỹ — Nga — EU cũng có những chiều hướngthay đổi EU (nhất là Pháp và Đức) thể hiện tính độc lập hơn với Mỹ, nhưng khôngđối đầu với Mỹ, đồng thời vừa kiềm chế vừa tranh thủ Nga và Trung Quốc; ngượclại, Nga và Trung Quốc cũng tranh thủ EU Nga vừa đấu tranh chống lại mưu toan
của Mỹ va Tây Âu lan at Nga ở Đông Âu và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ,
vừa tìm cách hội nhập vào châu Âu và hợp tác với NATO Sự điều chỉnh chiến lược
22
Trang 24của các nước lớn đã tạo ra thé cân bằng mới trong quan hệ Nga — Mỹ, Mỹ — Trung,
Mỹ — Nhật — EU, Trung — Nhật Quan hệ giữa các nước lớn luôn chuyên động,
biến đối, thăng trầm, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh nhau, tất cả chỉ vì lợi ích
của riêng mỗi nước.
Trong tương lai gần, chắc chăn Mỹ vẫn còn giữ được vị trí siêu cường và chưathé có nước nào vượt qua được Tuy vậy, tương quan lực lượng thay đổi ngày càng
sâu sắc do tác động của qui luật phát triển không đồng đều trong điều kiện ngày nay
và do đó những biện pháp và chính sách này đã và đang gây ra các phản ứng khi âm
ỉ, khi gay gắt giữa các trung tâm này nói riêng cũng như giữa họ với các nước kháctrên thế giới
Chính sách đơn phương và bá quyền của Hoa Kỳ ở mức độ nhất định đã gây
ra phản ứng chống Mỹ ở một số nơi trên thế giới Nga và Trung Quốc không chỉkhông thoải mái với sự bá quyền của Hoa Kỳ mà còn muốn chống lại trật tự mộtcực do Hoa Kỳ đang cố sức tạo ra Đồng thời, một nhóm các quốc gia cũng cảmthấy bị đe doạ về các giá trị và hệ tư tưởng song hành cùng bá quyền của Mỹ (cùngviệc Mỹ liệt kê họ vào hàng ngũ phi dân chủ, đặc biệt là các nước bị coi là bất hảo)
Sự kiềm chế các quốc gia bất hảo, những nước bị Hoa Kỳ coi là có vũ khí WMD và
hỗ trợ khủng bố đã trở thành bộ phận quan trọng trong chính sách quân sự và đối
ngoại của Hoa Kỳ kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 Xung đột giữa Hoa Kỳvới các nước bất hảo bị Hoa Kỳ biến thành xung đột giữa các nước dân chủ và cácnước phi dân chủ.
Bên cạnh đó, bắt nguồn từ sức mạnh bá quyền và tự mệnh danh tính hợp pháp
trong việc thúc đây nhân quyền và tự do, Hoa Kỳ dành quyền can thiệp (dưới danhnghĩa cộng đồng quốc tế) vào các cuộc xung đột nội bộ các nước với lí do vi phạm
nhân quyền dẫn tới làm gia tăng bạo lực và thảm hoạ nhân đạo mà điển hình là vụkhông kích Nam Tu của NATO nhằm ngăn chặn sự thanh trừ sắc tộc tại Kosovo
năm 1999 Lí do can thiệp nhân đạo ở mức độ lớn trùng với yêu cầu ngăn sự quốc tế
hoá các cuộc xung đột bên trong Về khía cạnh này, các vụ can thiệp vào cái gọi là
các nhà nước thất bại nơi chính quyền trung ương hiếm khi hoặc không kiêm soát
23
Trang 25được toàn bộ lãnh thé dẫn tới các vụ vi phạm nhân quyên, cũng như gây mat 6nđịnh khu vực Bosnia, Somalia và Sierra Léon là những vi dụ nổi bật nhất cuối thé
ki XX Thất bại ở Somalia khiến Hoa Kỳ không can thiệp vào các cuộc xung đột
kiểu này, đặc biệt là nếu sự 6n định khu vực không trực tiếp de doa tới lợi ich cua
Hoa Kỳ Học thuyết Clinton được đưa ra năm 1994 về lí luận ngăn can đã day Hoa
Kỳ dính vào các cuộc xung đột như vậy Kết quả là, các nhà nước khác sẽ phải đảmnhiệm chức năng này (ví dụ Anh ở Sierra Lêon, Úc ở Đông Timor), điều này chứng
tỏ sự có lựa chọn trong việc sử dụng sức mạnh bá quyền của Hoa Kỳ
Ban chat thay đổi của các cuộc xung đột và bản chất thay đôi của các chủ thétrong môi trường quốc tế dang làm thay đôi môi trường an ninh quốc tế Trong khi
xung đột vũ trang giữa các cường quốc không nỗ ra thì sự mat 6n định kinh niên
dưới các hình thức xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo, phe phái lại tăng lên Sựphổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, sự ton tại của những nhà nước có các hành vinăm ngoài tiêu chuẩn hành vi, sự nổi lên của mạng lưới khủng bố toàn cầu là nhữngđiểm được đặc biệt nhắn mạnh trong một loạt các văn kiện của chính quyền Bush
Khía cạnh đa chiều của các cuộc xung đột quốc tế không tránh khỏi tạo ra sự
lỏng lẻo và mơ hồ, khiến khó tạo ra các ưu tiên chính sách, tính phức tạp của thếgiới sau chiến tranh lạnh và những chiều hướng quan hệ quốc tế Đặc biệt với Hoa
Kỳ, nó nêu lên một số vấn đề về bản chất chính sách bá quyền Hoa Kỳ nên thế nào,
liệu thời khắc một cực kéo dài bao lâu, các lợi ích quốc gia và ưu tiên của Hoa Kynằm ở đâu và những mối đe doạ nào gây ảnh hưởng cho các lợi ích quốc gia và ưutiên đó Kết quả là, chính sách của Hoa Kỳ thiếu sự cố kết và trong nhiều trường
hợp mang tính phản ứng lại hơn là đi tiên phong thực hiện Đặc trưng nổi bật của
việc Hoa Kỳ miễn cưỡng và can dự có lựa chọn vào quan hệ quốc tế liên tục làm giatăng mối lo ngại giữa các đồng minh của Mỹ về khả năng quyền lực lớn của Mỹ chophép Mỹ lui về tình trạng biệt lập nhằm giảm chi phí của việc trở thành bá quyền,đồng thời tìm kiếm và áp đặt đơn phương các giải pháp một khi các lợi ích sống còn
của Hoa Kỳ bị đe doạ Chính sách của chính quyền Bush mới càng làm tăng thêm
24
Trang 26mối quan ngại này khi chính quyền rõ ràng có thiên hướng theo đuôi các kế hoạch
ồn, gây thiệt hại cho nhiều quốc gia cả về kinh tế lẫn chính trị Khủng bố chính là
một trong những nhân tố gây không ít mâu thuẫn giữa các quốc gia Một số nước đãlợi dụng chống khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào các nước có chủ quyền,hoặc đưa ra đe doạ tấn công nếu các nước đó không hợp tác hay không phục tùngchiến dịch chống khủng bố Nạn khủng bố là nguy cơ toàn cầu, hầu như tất cả các
quốc gia đều hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố Song việc tiến hành chiến tranh
chống khủng bố theo cách mà Mỹ áp đặt không tạo được sự đồng thuận giữa cácnước, ngay cả những nước đồng minh truyền thống của Mỹ cũng lên tiếng lo ngại
Mỹ tấn công dân thường
Thứ tư, xu hướng tăng cường thể chế quốc tế ở nhiều cấp độ khác nhau: toàn
cầu, khu vực và song phương Nguyên nhân là do sự nảy sinh và gia tăng các vấn đềtoàn đòi hỏi phải giải quyết trên cơ sở đồng thuận quốc tế và những thể chế quốc tế
Cùng với sự gia tăng của các chủ thé này, số lượng các mối quan hệ cũng tăng lên
và muôn hình vạn trạng kể cả loại có lợi cũng như không có lợi cho sự phát triển
của mỗi quốc gia, kế cả những mối quan hệ được thoả thuận cũng như những mối
quan hệ được áp đặt từ phía mạnh hơn Đề cho những mối quan hệ tích cực diễn ra
trong trật tự và hạn chế những mối quan hệ gây hại, các thé chế đã được hình thành.
Trong giai đoạn qua, các thé chế đã được hình thành ở nhiều lĩnh vực: chính trị,
quân sự, an ninh, môi trường nhưng những thể chế kinh tế vẫn là loại hình đượcthiết lập nhiều hơn cả, nhất là trên cơ sở các hiệp định song phương
Như vậy, có thể nói những đặc điểm và xu hướng của quan hệ quốc tế trongnhững năm đầu thế kỷ XXI phần nhiều là sự tiếp nối của nhiều đặc điểm và xu thế
đã được hình thành dan từ trong và sau Chiến tranh lạnh, nhưng đồng thời cũng bị
25
Trang 27chi phối bởi những đặc điểm mới Mặc dù có những vấn dé mới nảy sinh về khủng
bó, về lợi dụng chiêu bài chống khủng bố dé can thiệp nhưng sự phân tích tổngthé về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, về quan hệ giữa các nước lớn đều cho
thấy xu thé hoà bình 6n định hợp tác dé phát triển vẫn nỗi trội Các nước lớn nhỏ,
phát triển - đang phát triển đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, phát triển nhằm taosức mạnh tổng hợp cho quốc gia của mình, làm tăng vị thế quốc gia của mình trên
trường quốc tế
Thế giới bước vào thế kỷ XXI, cũng là thời kỳ chuyên tiếp từ trật tự cũ sangtrật tự mới Đây là thời kỳ đấu tranh, tập hợp lực lượng mới cho sự ra đời cục diệnmới về địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự Trong đó có thể thay nổi lên sự liênminh, liên kết về kinh tế — thương mại chuyền sang liên minh chính trị quân sự của
các trung tâm, các cường quốc tư bản chủ nghĩa nhằm chia sẻ trách nhiệm, chiếm
giữ thị trường, khu vực ảnh hưởng Mặc dù tương quan lực lượng có nhiều thay đôi,
song thế giới ngày nay là sự đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triểngiữa các quốc gia dân tộc Sự phát triển, thịnh vượng chỉ có thể có được khi tạo ra
được thé cân bằng, 6n định trong từng quốc gia, từng khu vực va cả cộng đồng quốc
tế
1.3.2 Bối cảnh nước Mỹ
Yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng trong CSĐN của Hoa Kỳ là cảm giác sở hữu
một sức mạnh khủng khiếp Cũng có thé tư tưởng sợ bị tổn thương đã thuyết phụcgiới lãnh đạo Mỹ cần phải làm gi đó dé cải tạo thé giới, nhưng chính tư tưởng về sởhữu một quyền lực chưa từng có đã thuyết phục họ có thé làm được điều này Sau
mối lo ngại về sự suy yếu của quốc gia do tình trạng thâm hụt ngân sách và thương
mại vào cuối những năm 1980, một thập kỉ phát triển kinh tế thần kì, tiến bộ vềcông nghệ và thành công quân sự dẫn Hoa Kỳ tới kết luận vào năm 2001 là việc cảitạo thế giới là có thể, nếu như giới lãnh đạo Hoa Kỳ cam kết thực hiện mục tiêu
này Trong quá khứ, hầu như mọi ví dụ đều cho thấy chính cảm giác sở hữu quyền
lực là nhân tố quyết định CSĐN của Hoa Kỳ ké từ sau Thế chiến Hai: sự phát triểnkinh tế đưới thời tổng thống Harry Truman, John F Kenedy, Ronald Reagan, và
26
Trang 28Clinton có xu hướng thúc đây Hoa Kỳ thêm tự tin và theo chủ nghĩa bành trướng,trong khi đó những lo ngại về thâm hụt và suy thoái lại mang lại chiều hướng trái
ngược dưới thời các tổng thống Dwight Eisenhower, Richard Nixon và George
H.W Bush).
1.3.2.1 Về kinh tế
Các diéu kiện thuận lợi: Thé giới một thoáng đơn cực không có một đối thủ
đáng gom nao đã mang lai cơ sở cho sự tự tin của Hoa Ky trong những năm 1990.
Hoa Kỳ bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ mới bắt đầu từ năm 1992 và kéo dàiliên tục cho tới tận đầu năm 2001 Có được điều này một phần nhờ chính quyềnClinton tập trung vào đổi mới kinh tế và nhấn mạnh nhu cầu cạnh tranh trong nền
kinh tế toàn cầu hoá Thập ky 90 của thế ki XX chứng kiến chu kỳ tăng trưởng dài
nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 3%/năm, riênggiai đoạn 1996 — 2000 đạt trên 4%/năm Nếu không có sự can thiệp đó thì sẽ khótạo ra được sự phát triển cho đầu tư và sự phát triển cao độ của phố Wall trong suốt
107 tháng liên tục Trong quá trình đó, tổng thống Clinton đã xoá bỏ thành côngcăn bệnh kinh niên của nền kinh tế Hoa Kỳ — thâm hụt ngân sách và bắt đầu thang
dư từ tài khóa 1998; nền kinh tế vĩ mô ôn định với mức lạm phát và thất nghiệp đều
ở mức thấp kỷ lục; kim ngạch ngoại thương tăng với nhịp độ 8 — 10%/năm trong
suốt thời kỳ tăng trưởng, khu vực thương mại hiện chiếm 25% GDP (2000); đầu tư
cho nguồn nhân lực nói chung và giáo dục, khoa học công nghệ nói riêng ngày càngtăng, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 2,5%/năm trong thập kỷ 90 — caogấp đôi tốc độ của hai thập ky trước M Zuckerman, Chủ tịch kiêm Tổng biên tập
tạp chi US New and World Report cho rằng Mỹ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế
trong thé kỷXX và tiếp tục duy trì vi trí này ở thế kỷ XXI [47, tr.31]
Điều kiện không thuận lợi: Tuy Hoa Kỳ đạt được thành tựu kinh tế to lớntrong suốt 8 năm thuộc nhiệm kì của tổng thống Clinton, nhưng đến cuối những
năm 2000, nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy thoái Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố
kinh tế suy thoái bắt đầu từ tháng 3 năm 2001 kết thúc giai đoạn phát triển “thầnkỳ” của nền kinh tế lớn nhất thé giới này Chi số thị trường chứng khoán Mỹ cũng
27
Trang 29sụt giảm đáng ké, lạm phát tiếp tục tăng trong khi thâm hụt mau dịch không giảm,thâm hụt cán cân thương mại ở mức độ nghiêm trọng vẫn tiếp tục là một nguy cơlớn, thất nghiệp tăng vọt [11, tr.103].
Các đối tác thương mại đang làm giảm khả năng tiếp cận thị trường nướcngoài của Hoa Kỳ Tỉ giá trao đổi và các luồng tư bản có thé thành biện pháp gâysức ép hoặc hạn chế việc tự do hành động của Hoa Kỳ Chăng hạn nhiều người longại rằng khi EU thành một khối thương mại lớn thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cậnthị trường của Hoa Kỳ Một thế giới gồm những hệ thống thương mại khu vực cạnhtranh nhau sẽ làm giảm sự phát triển và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ hơn là một nềnkinh tế thế giới mở Khía cạnh này rất quan trọng đối với sự điều chỉnh việc lựachọn chính sách hay cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ Hiện đầu tư nước ngoài và sởhữu nợ nước ngoài của Hoa Kỳ lên đến hàng ngàn ti đô la: Vào cuối những năm
1990, Mỹ là một trong những con nợ lớn nhất thế ĐIỚI VỚI số tiền nợ lên tới 1588,7
tỉ đô la, chiếm 16,3% GDP, chỉ riêng Nhật Ban và Trung Quốc giữ tới 870 tỉ đô latrái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ Nếu các cường quốc khác tận dụng vị thế của họ với
tư cách là người bảo lãnh nợ cho chính phủ Mỹ thì sẽ gây tác động rất lớn đối vớiHoa Kỳ Về lịch sử, đồng đô la là đồng tiền dự trữ quốc tế, điều này mang lại nhữnglợi thé rất lớn cho Hoa Ky, cho nên một sự chuyển hướng chiến lược sang đồng ơ -
rô sẽ làm giảm khả năng Hoa Kỳ chuyên chỉ phí điều chỉnh kinh tế sang cho nướckhác, hạn chế sự phát triển nền kinh tế Mỹ về đài hạn
Tác động của sự kiện 11/9: Thêm vào đó là những thiệt hại vật chất và nhânlực gây ra do các vụ khủng bố 11/9/2001 Về vật chất ước tính hàng nghìn tỉ déla
Về thiệt hại nhân lực: khoảng 5000 người thuộc 80 quốc gia thiệt mạng và mất ích,
đồng thời khiến khoảng 50000 người mắt việc làm trong vòng một tuần sau đó Sựkiện 11/9 làm sụp đồ niềm tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng, gây ảnhhưởng nghiêm trọng tới các ngành: giao dịch trên thị trường vốn gián đoạn và cácchỉ số chứng khoán bị biến động mạnh, ngành hàng không có nguy cơ phá sản hàngloạt, ngành bảo hiểm ước tinh chi trả từ 25 — 30 tỷ đôla cho các nạn nhân trong vụkhủng bố
28
Trang 30Những thay đổi trong chính sách vĩ mô đã được tiên liệu trước cùng với việcông Bush thuộc Dang Cộng hoa lên làm tổng thống Chính quyền mới dành ưu tiên
hang đầu cho chính sách tài khoá (Chương trình cắt giảm thuế khống 16), đảo
ngược các ưu tiên chính sách thời tổng thống Clinton Những tác động của Sự kiện11/9 càng thúc đây các bước chuyên trong tư duy chính sách của chính quyền mới:
Vai trò của Nhà nước tăng lên: Khu vực công với các chương trình tăng chi va trợ
giúp một số ngành kinh tế (hàng không, an ninh, an sinh xã hội ) giúp làm tăngcường vai trò trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế so với vai trò của khu
vực tư nhân trong suốt thập kỉ 90 Các ưu tiên nguồn lực chuyên từ khu vực dân sự
sang quân sự Đầu tư tư nhân chuyên dich sang quốc phòng và an ninh Ngay sau
vụ khủng bố 11/9, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tổ chức mộtcuộc gặp với các lãnh dao hang đầu trong ngành công nghệ cao dé bàn thảo
phương hướng đầu tư cho công nghệ mới trong thời gian tới Điều này cho thấy,các sang tạo và đổi mới trong tương lai sẽ đi theo hướng phục vụ quốc phòng, anninh thay vì đặt mục tiêu hàng đầu là tăng năng suất
1.3.2.2 Về chính trị
Tình trạng thâm thủng ngân sách khiến hai năm đầu sứ mệnh của Clinton chủyếu dành cho các vấn đề chính trị bên trong, như cải cách hệ thống y tế công cộng.Tất nhiên, những quyết định quan trọng cũng được thực hiện trong CSDN, như thúcđây NAFTA và Quan hệ đối tác vì hòa bình với Nga; nhưng sự chú ý của tổngthống chủ yếu tập trung vào các vấn đề đối nội nhất là do vấn đề đấu tranh quyềnlực giữa hai nhánh hành pháp - lập pháp Sự tập trung vào chính trị đối nội tăng lên
sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kì năm 1994, chứng kiến thành công ngoạn mục của
một đa số Cộng hòa mới (dẫn đầu bởi nhà tân bảo thủ Newt Gingrich, sau đó trởthành phát ngôn của Hạ viện), cả ở Hạ viện và Thượng viện Với một đa sé dangCong hoa trong Quốc hội, chính quyền lại tiếp tục càng bị chia rẽ Cuộc đấu tranh
quyền lực giữa hai nhánh hành pháp và lập pháp nổ ra công khai thông qua chiến
lược buộc tội tổng thống của Đảng Cộng hoà và dẫn tới việc bầu cử sớm giữa nhiệm
kì năm 1998 Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai nhánh chính quyền càng làm
29
Trang 31suy yếu thêm vai trò của tổng thống trong kha năng mang lại một sự có kết và liên
tục của CSDN.
Quốc hội ngày càng trở nên cương quyết hơn trong các vấn đề CSDN, nhưngđiều đó cũng có nghĩa là các quyết định CSĐN chủ yếu bị điều chỉnh bởi các lợi ích
riêng, vận động hành lang riêng, các nhóm tập đoàn, các uỷ ban hành động chính trị
và các vùng hay khu vực bầu cử ở các bang Trong một loạt các cuộc luận chiến về
quan điểm, Quốc hội từ chối phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn
diện; Quốc hội tây chay Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; Quốc hội chitrích Công ước về quyền trẻ em và yêu cầu tổng thống đàm phán lại Hiệp ướcchống tên lửa đạn đạo nhằm tạo thuận lợi cho các nhóm quân sự và kinh tế trong
nước Thêm vào đó, sự coi thường các thé chế quốc tế dẫn Quốc hội tới việc ngăn
Hoa Kỳ trả nợ cho LHQ và áp đặt các điều kiện đơn phương lên IMF, WB và WTO
Hệ thống hai dang của Mỹ, kể từ cuối những năm 1960 chứng kiến sự phâncực hoá nhanh nhưng không lay chuyền đã tác động ảnh hưởng sâu sắc lên CSĐN.Việc đa số những người Cộng hoa nắm giữ Hạ viện và Thượng viện từ năm 1994tới năm 2006 (trừ giai đoạn ngắn ngủi từ tháng 6/2001 tới tháng 3/2003 khi đảngDân chủ nắm Thượng viện) rất quan trọng do những người Cộng hoà nắm quyềnngày càng bảo thủ, tăng đảm bảo và hệ tư tưởng về an ninh Trong khi nhiều ngườikhông lo lắng quan tâm đến CSĐN, hầu hết đều có quan điểm tương đối diều hâu vềvai trò của Mỹ trên thé giới, tam quan trọng của sức mạnh quân sự và bản chất nhu
nhược của chính quyền Clinton, của các đồng minh xa xưa và các thê chế như LHQ
Trong môi trường chính trị phức tạp như vậy, kết quả của cuộc bầu cử năm
2000 đã càng làm tăng thêm sự bat ồn chính trị trong nội bộ nước Mỹ Trước hết là
do cuộc chiến pháp lý kéo dài hàng tháng trời để phân định kết quả (việc Bush lên
nam quyên là nhờ vào phán quyết của toa án Florida thêm phan ưu thế cho DangCộng hoà cộng với việc Đảng này giành được số ghế quân bình ở Thượng viện, và
đa số ghế tại Hạ viện mà vẫn giữ được đa sỐ ghế ở Toà án tối cao), thứ nữa là donhững cuộc biểu tình rằm rộ của hàng chục nghìn người ủng hộ cho mỗi ứng cử
viên Không khí đối đầu giữa các đảng phái chính trị nổi lên rất rõ nét Quốc hội bị
30
Trang 32chia rẽ khi so sánh lực lượng trên chính trường Mỹ đang ở tình trạng phân hoá sâu
sắc Chính vì vậy, tổng thống Bush lên cam quyền chịu một sức ép tâm lý kha nặng
nề mà theo một số chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ cho rằng: Đây cũng là mộtcuộc khủng hoảng chính trị của nước Mỹ và đó cũng là điều khó khăn trước hết mà
Tổng thống mới phải đương đầu Tổng thống Bush sẽ phải có cố gắng để có được
sự hỗ trợ từ phía Quốc hội và dư luận của dân chúng đối với CSĐN
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ thắng lợi tăng, mức độ ủng hộ hai đảng
cũng tăng Những chiến thắng mang tính quyết định hơn dẫn tới sự ủng hộ hai đảngnhiều hơn là những chiến thắng ít mang tính quyết định hơn Lí do là Đảng thuacuộc phải lo ngại làm thế nào giành lại khiếm khuyết về người ủng hộ khiến họ hợp
tác hơn với đảng giành thắng lợn hơn là ngược lại
Một nhân vật thuộc Đảng Cộng hoà nói “Chính sự bắt đông cua chúng takhiến nơi này (quốc hội) dan dan trở nên bat hop tác do có quá it sự hợp tác giữalãnh đạo của hai đảng” Một báo cáo nhận xét: “Trong suốt hai năm, Đôi Capitolchứng kiến một sự bé tắc trên nhiều vấn dé và một số vấn dé là do sự công kích
âm i về đảng phái trong nhiễu năm” Một phụ tá tong thống và một nhà tư vấn tại
Washington cho răng: “Trong những năm gan đây, chức năng của các thể chế chínhtrị của chúng ta dang bị làm suy yếu do (sự vượt quá giới hạn của tính đảng phdi)
Với các van dé nghiêm túc của quốc gia , đặc biệt Quốc hội dang dan tiến tới sự
đồ nát do lợi ích chính trị đảng phái đang vượt quá lợi ích quốc gia” “Người tamong đợi một số chiến thuật giành lợi thé đảng phái chỉ dừng lại trong các van dénội bộ, nhưng nó dang lan sang các vấn dé đối ngoại” [89, tr 3 — 4]
Kết quả là Hoa Kỳ trong những năm 1990 cư xử như một siêu cường bị tâmthần phân liệt bởi tiếp tục cuộc đấu tranh giữa một Quốc hội tân bảo thủ và mộttổng thong tự do mới Sự phan liệt này phản ánh ở cả sự chia rẽ sâu sắc về hệ tưtưởng giữa hai đảng và khó khăn trong việc giải quyết sự chia rẽ đó trong hệ thống
chính trị dựa trên sự phân chia quyền lực.Trong thực tế, như Nye giải thích:
Việc hoạch định CSĐN của Hoa Kỳ là một tiễn trình lẫn lộn vì lí do bắt nguồn
sâu sắc trong văn hoá chính trị và thể chế chính trị của chúng ta Hién pháp được
31
Trang 33dựa trên quan điểm tự do của thé ki XVII khi quyên lực được kiểm soát tốt nhất bởi
sự phân mang và gây đối lập kiểm soát và cân bằng Trong CSĐN, Hién pháp luôn
thu hút tổng thong và Quốc hội vào cuộc đấu tranh giành sự kiểm soát Cuộc đấu
tranh bị làm phức tạp thêm khi Quốc hội và tổng thông được kiểm soát bởi những
dang chính trị khác nhau [78, tr.L 12].
1.3.2.3 Vẻ văn hoá - xã hội
Tiến trình phát triển văn hoá - chính trị và bản sắc dân tộc Mỹ diễn ra rất phứctạp Sự quay trở lại chủ nghĩa đơn phương bi áp đặt bởi nhân tố tiên phong là các vutan công khủng bố 11/9, nhưng cũng chắc chắn nó được tao ra từ rất lâu trước đó(đặc biệt năm 1994, với đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội Chủ nghĩa đơn
phương của cuối những năm 1990 là kết quả của sự chỉ trích lâu dài về những dòng
ảnh hưởng của CSĐÐN Mỹ trong kỉ nguyên sau Thế chiến Hai (như chủ nghĩa hiệnthực, và lí tưởng tự do luôn phụ thuộc lẫn nhau), có đặc điểm chung là ý tưởng của
sự đánh đồng đạo đức giữa Hoa Kỳ và các nước khác Nó là ý tưởng về một chủnghĩa biệt lệ và tân bảo thủ Hoa Kỳ sống lại và chống lại chan thương của phong
trào đòi quyền dân sự và thất bại của cuộc chiến tranh Việt Nam Chủ nghĩa dân tộc
bảo thủ này là sự phản ứng lại với chủ nghĩa dân tộc tự do, trong thời đại sau Chiếntranh thế giới II, định hướng nhà nước bên trong hướng về chủ nghĩa đa văn hóa và
về quốc tế theo chủ nghĩa đa phương, tiếp tục truyền thống đa nguyên và lô gic
Madison của nền dân chủ Hoa Ky Một chủ nghĩa dân tộc tự do bởi vì nó dựa trênbản sắc chính trị của quốc gia hơn làđựa trên nền tảng văn hóa, tôn giáo hay sắc tộc
Chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Mỹ
Đăng sau sự vươn lên của chủ nghĩa tân bảo thủ là các nhân tố văn hoá và xã
hội phức tạp ở trong nước, tạo ra hai dòng chính trị lớn Dòng đầu tiên là chủ nghĩadân tộc của người da trắng, với nền tảng là các giai cấp trung lưu lớn mạnh tự xácđịnh bản thân như gốc rễ của người da trắng, người Anglo — Saxon và người Mỹ tin
lành Những người này thường dan thích nghi với những người Thanh giáo da trang
tới từ các vùng Trung và Nam Âu, không vì lí do nào khác hơn là chống lại những
người không phải da trắng hay thậm chí cả những người da trắng không muốn nhận
32
Trang 34thức bản thân theo các gốc rễ truyền thống Dòng chính trị đầu tiên mô tả một nước
Mỹ bị ton thương bởi chủ nghĩa đa văn hoá trong đó nhận thức mỗi de doa tới sựhợp pháp của các giá trị làm nên kinh nghiệm của nước Mỹ về dân chủ và nguyên
tắc luật pháp Mối đe doạ này được đặc trưng do các nhóm nhập cư mới (tới từ Mỹ
Latinh, đặc biệt từ Mêhicô, và từ châu Á) những người từ chối theo tín ngưỡngnước Mỹ, mà duy trì sự trung thành với ngôn ngữ và bản sắc tôn giáo của mình
Nước Mỹ mang tinh dân tộc hon là tinh yêu nước trong nhận thức bản thân theo các
hiện tượng văn hoá - sắc tộc hơn là trong các bản sắc hiến pháp và chính trị Điều
này phản ánh sự khác biệt cơ bản với chủ nghĩa dân tộc tự do Mỹ: trong đó chủ
nghĩa dân tộc bảo thủ dựa trên những đặc trưng văn hoá cụ thể của người tin lành
Anglo — Saxon, chủ nghĩa dân tộc tự do dựa trên những giá trị chính trị phố biến
của hiến pháp Điều này giải thích tại sao nước Mỹ bảo thủ lo sợ bị xâm lược hoặc
bị thống trị bởi các nhóm sắc tộc (như người Mêhicô) đã từng bị đánh bại trong quákhứ, những nhóm đang dành sự kiểm soát văn hoá trên các lãnh thổ (Texas, NewMexico, Arizona và California) mà lâu nay họ kiểm soát về chính tri
Dòng thứ hai là trào lưu của đạo tin lành bình dân và hướng tới sự hội tụ của
một vài trải nghiệm văn hoá và tôn giáo, trước hết là truyền thống của tinh thần biêncuơng (Frontier), chủ yếu là tại các bang lớn miền Nam Truyền thống này, nóichung được xác định là chủ nghĩa Jackson vì đặc trưng dân tuý và dân tộc nổi bật
của nó và truyền thống của người tin lành Scốt- len và người Ai — len chỉ phối ki
nguyên tỉnh thần biên cương và thúc đây (bằng vũ lực) tiếp tục mở rộng; vì lí donày, nó đòi hỏi đặc trưng mang tính quyết định về quân sự và chủ nghĩa bành
trướng.
Sự gặp gỡ giữa chủ nghĩa dân tộc của người da trắng và chủ nghĩa dân tuý tôn
giáo tạo ra một phong trào chính trị lần đầu tiên dành được nền tang trong đảngCộng hoà và thông qua đó, trong các thé chế chính quyền chính của đất nước 11/9
chỉ làm nhân mạnh sức mạnh của phong trào này, vì chủ nghĩa dân tộc tôn giáo có
vẻ mang lại bức tường thành chống lại sự xâm lược của khủng bó
33
Trang 35Hiện nay, Texas là một trong những cơ sở tai chính và chính tri quan trong của
chủ nghĩa dân tộc tôn giáo và George W Bush đại diện cho nó như là không ai có
thể đại diện vậy Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo được truyền bá tại miền Nam Hoa Kỳ
sau đó lan rộng khắp các bang tự do truyền thống như California Có thê nói rằng
trong ngôn ngữ và quan điểm của mình, Bush là hình ảnh thu nhỏ chủ nghĩa dân tộctôn giáo này dưới hình thức thuần khiết nhất Trong thực té,Texas là cơ sở dau tranh
cho kinh nghiệm chính trị tân bảo thủ thực sự Nó là một bang của chủ nghĩa dân
tuý tin lành thé hiện ở cả cá nhân và cộng đồng Nó là một bang của chủ nghĩa cánhân ích kỉ, nhắn mạnh vào khả năng của người đàn ông (hơn dan bà) nhằm xâmlược môi trường và buộc phải theo ý chí của đàn ông Điều này tạo ra một chủ nghĩa
tư bản gian hùng đặc biệt trong các lĩnh vực như dầu mỏ, nông nghiệp, công nghệ
cao và tài chính, gần với trò chơi cơ hội hơn là sắc tộc Weber [46, tr.20] Nó là chủnghĩa tư bản thích nguy hiểm, nhưng không nguyên tắc; đặc biệt là những nguyêntắc bảo vệ môi trường khỏi bị khai thác 6 ạt Texas là một bang lớn (lớn hơn Anh vàPháp cộng lại), nhưng hoang vu và thù địch, nơi rất khó phát triển một sự nhạy cảmvới thé giới tự nhiên Texas cũng là một bang với một cộng đồng tin lành phúc âm
mở rộng, chịu trách nhiệm với nhiều nhiệm vụ về chính sách xã hội (chăng hạn như
hội nhập những người nhập cư Latinh thông qua các chương trình học tập) màtruyền thống thuộc lĩnh vực công
Texas có thê được xem như hình thức lí tưởng của một nhà nước thu nhỏ Cơquan luật pháp Texas họp cứ hai năm một lần trong một phiên kéo dài chỉ 140 ngày.Lương của các nhà làm luật thấp nhất ở Hoa Kỳ, chỉ khoảng 7200 đô la năm 2000
Thêm vào đó, thống đốc bang không có quyền chỉ định nội các của riêng minh đó
là một nhà nước thu nhỏ giao phó nhiệm vụ quản lý cho các tập đoàn kinh tế địaphương, chang hạn như gia đình Bush, chắc chan không cần quỹ công hay cácnguồn lực công dé thực thi quyền luc Texas cũng là nhà nước bởi định nghĩa vềchủ nghĩa dân tộc mang tính quân sự, một phần bởi nó là một trong những địa điểmquan trong của các tổ hợp công nghiệp quân sự (nơi đóng các doanh trai quân đội và
các ngành vũ khí quan trọng chiên lược) và cũng bởi vì nó là một bang với nên văn
34
Trang 36hoá thích vũ khí cầm tay, hậu quả của kinh nghiệm mở rộng biên cương vốn là nơibạo lực nhất tại Mỹ Đó là một nền văn hoá với thiên hướng trọng nam rõ rang.Không ngạc nhiên, Texas là một nhà nước nơi có hình phạt tử hình rất phố biến.Chang han, George W Bush, trong năm cuối làm thống đồng cho phép 40 vụ xử tử.Đồng thời, chính xác do nguồn gốc của mình, Texas là một trong những bang được
mở rộng nhất, liên tục tìm ra những biên giới mới và hiện nay là những thị truờng
mới Vì vậy, nhà nước thu nhỏ bên trong trở nên được gắn với nhà nước mở rộng
bên ngoài Trong sự tổng hợp các truyền thống chính trị miền Nam và phương Tây,Texas trở thành một tâm dia chan mới về chính trị quốc gia, cũng như ở New York
va Massachusetts.
Chủ nghĩa dân tộc quân sự và tôn giáo là động cơ thúc đây cho việc chuyên
sang bước ngoặt đơn phương trong CSDN kế từ những năm 1990 (trong Quốc hội)
và từ năm 2000 (trong chức vụ tổng thống) Nó là nền tảng của chủ nghĩa dân tộcbảo thủ mới, tất nhiên bao gồm cả các dòng bảo thủ khác Chủ nghĩa dân tộc baothủ cố gắng thu hút thành công truyền thống biệt lệ của Mỹ, nhưng được diễn giải
bằng những từ về văn hoá hơn là những từ về chính trị Với những người dân tộc
bao thủ, Hoa Ky là ngoại lệ bởi quá khứ văn hoá của nó hơn là bởi tương lai chính
trị của nó Quá khứ này khăng định Hoa Kỳ là ngoại lệ vì sự duy trì niềm tin vào
dân chủ và tự do Nhưng nếu nước Mỹ tốt một cách ngoại lệ thì khi đó nó cũng cóthể có quyền lực một cách ngoại lệ bởi sức mạnh của nó được sử dụng trong việctheo đuôi điều tốt Với các nhà tân bảo thủ, Hoa Kỳ là điều tốt cần thiết bất cứ khi
nào Hoa kỳ làm gì ở trong và ngoải nước Vì vậy, chủ nghĩa biệt lệ bảo thủ mới
khôi phục nước Mỹ khỏi sự hối lỗi của chủ nghĩa dân tộc tự do của những năm
1960 Nó phục hồi bí mật về chủ nghĩa biệt lệ mỹ,vốn từng bị đặt van đề một cách
nghiêm túc (bên ngoài) bằng thất bại tại Việt Nam và (bên trong) bằng sự chỉ tríchcủa phong trào đòi quyền dân sự Với chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Mỹ, Hoa Kỳ phảidựa vào bản thân, trong nước và quốc tế Nó có phẩm chất đạo đức và sức mạnhquân sự dé hình thành nên bản thân và thế giới phù hợp với những giá trị nền tảng
(văn hoá và tôn giáo) của nó.
35
Trang 371.3.2.4 Về quân sự
Bất kì sự đánh giá nào về bá quyền mới của Hoa Kỳ cũng cần tính tới một
công cụ quyền lực quan trọng nhất — những khả năng quân sự cần có dé đập tan kẻ
thù, kiểm soát đồng minh, duy trì ảnh hưởng và nếu cần chiến thắng trong chiếntranh Việc Liên Xô, Đông Âu sup đồ không thể bào chữa trước dư luận các nướccho mức chi phí quân sự gia tăng của Hoa Kỳ mà chỉ nhẫn mạnh thêm mức độ vượt
trội của Hoa Kỳ Kể từ sau năm 1992, hang năm chỉ mình Hoa Kỳ chiếm tới 40%
chỉ phí quân sự thế giới Vào năm 2000, chỉ phí quân sự Hoa Kỳ hơn 280 tỉ đô la,chỉ ít hơn 14% so với mức chỉ hàng năm của thời kì chiến tranh lạnh Các nướcchâu Âu trong NATO đứng thứ nhì với chi phí quân sự chỉ bằng 152 tỉ đôla, còn
Nga đứng thứ ba với mức chi phí 50 tỉ đô la Tuy nhiên, với mức như vậy Hoa Kỳ
cũng mới chỉ chi chưa tới 3% GDP của mình, trong khi nước Pháp là nước đứng thứ
hai về mức chi phí quốc phòng/GDP là 2,5% với 40 tỉ đôla Nói cách khác Hoa Kỳ
là nước độc tôn về khả năng quân sự so với 5 nước kế tiếp ma chỉ cần chi thêmtrong GDP là 0,5% so với nước đứng thứ hai Một nửa trong số các vụ buôn bán vũkhí — lên tới 55 tỉ đô la vào năm 1998 là của người Mỹ Hoa Kỳ là nước sản xuất vũkhí thông thường lớn nhất và chi phí nghiên cứu và phát triển cho quân sự cao hơn
7 lần nước Pháp — là nước đứng thứ hai sau Mỹ Hoa Kỳ là một trong số ít nước có
chi phi quân sự tăng trong những năm 1990.
Chính quyền Bush được thừa hưởng lực lượng quốc phòng hùng mạnh: “Lực
lượng quân sự Mỹ bao trùm toàn cdu toàn thé giới nằm trong phạm vi ảnh hưởngcủa Mỹ thực lực quân sự Mỹ không gì sánh nổi” [14] Lực lượng 270.000 quân
tiền tiêu ở châu Âu, châu A và Trung Đông Có 1100 căn cứ quân sự ở trên 50
bang và thủ đô Washington, Mỹ còn duy trì 209 căn cứ quân sự ở 35 nuoc và vùng
lãnh thổ trên thế giới [45] Mỹ còn cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ
lực quân sự của 31 nước và ký hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác [15,
tr.28].
Ngoài ra, ưu thế sức mạnh quân sự của Mỹ còn nằm trong lĩnh vực khoa học
— kỹ thuật — công nghệ Mỹ là nước duy nhất có hệ thong vũ khí dẫn đường bằng hệ
36
Trang 38thống định vị toàn cầu Hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và Kosovo chứng minhtrình độ kỹ thuật của vũ khí tác chiến Mỹ vượt xa các nước Tây Âu Xu hướng tăng
cường sức mạnh quân sự đạt được tương đối thống nhất trong nội bộ Mỹ Nhưng do
sự tổn thương của Hoa Kỳ trước các công nghệ hiện nay — chang hạn may bay chở
khách thành chở vũ khí, không rõ liệu lợi thế tuyệt đối về khả năng quân sự trongmột cuộc chiến tranh có thé chống lại những mang lưới khủng bố mờ ảo
1.3.2.5 Về khoa học công nghệ
Khái niệm “Thế ki Thái Bình Dương” với quan điểm phô biến cho rang NhậtBản thành mỗi de doa nghiêm trọng cho sự bá quyền kinh tế của Mỹ đã bị sụp đồ[37 tr.330] Vào đầu những năm 1990, hầu hết các chuyên gia vẫn dự đoán về sự lạ
thường của phương thức Nhật Bản, và điều này gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ Vài
năm sau điều này trở thành lập luận vô căn cứ Chắc chăn tại thời điểm chuyên giaothé ki, rất it phân tích nghiêm túc cho thấy điều lo ngại nay, và không phân tích nào
dự đoán Nhật thay thế vị trí bá quyền công nghệ của Hoa Kỳ Điều này thé hiện rõràng trong báo cáo quan trọng được xuất bản tại Nhật năm 1999 Như báo cáo chothấy, Hoa Kỳ vẫn vượt xa trong tất cả năm lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tếthông tin mới Trong lĩnh vực chat bán dẫn, các công ty của Mỹ thậm chí còn khangđịnh được cả lợi thế về công nghệ và thị phần so với các công ty của Nhật, trừ thị
phần về các con chip rẻ tiền (low — end memory chip) Trong khi đó, trong lĩnh vực
vi mạch xử lý, các công ty Hoa Kỳ nắm chặt sự kiểm soát thị trường toàn cầu của
họ, họ chỉ phối trong các thị trường phần mềm sinh lợi hơn và trong làn sóng mớinhất trong công nghệ thông tin được thúc day bởi internet và world wide web, Hoa
Kỳ cũng vượt xa Nhật Vào thời điểm chuyên giao thế kỷ, thách thức về công nghệ
của Nhật Ban đã hoàn toàn biến mat [37 tr.330]
Chính quyền Bush được thừa hưởng một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh
cho nước Mỹ — khoa học công nghệ Thập kỷ 90, cách mạng tin học thực sự bùng
nỗ ở Mỹ, tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh kinh tế — xã hội Mỹ và thế giới Chỉ
tính trong 4 năm (từ 1994 — 1998) đầu tư vào công nghệ tin học của Mỹ tăng đến
37
Trang 3986% (so với 40% của các ngành kinh tế khác) Công nghệ tin học chiếm 8% trong
nên kinh tế Mỹ nhưng tạo ra 30% tăng trưởng của GDP [16, tr.18].
Nhờ cách mạng công nghệ, nhất là cách mạng tin học, nước Mỹ tạo được sứcmạnh vượt bậc về kinh tế (sức mạnh tuyệt đối, sức cạnh tranh cho nền kinh tế vàchuyền sang nền kinh tế tri thức ), tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự (tựđộng hoá, số học hoá tạo nên độ chính xác cao, uy lực mạnh của vũ khí
Về khoa học — công nghệ, chi phí cho nghiên cứu va phát triển khoa học(R&D) của Mỹ chiếm 40,6% trong tổng chỉ phí toàn cầu là 657,2 tỉ đôla Bằng phát
minh khoa học của Mỹ chiếm hơn 60% toàn bộ số phát minh khoa học trên thếgiới Mỹ đi đầu trong 20/29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn của thế giới,
đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tin học.
1.4 - Giới thiệu sơ lược về học thuyết Bush
Do sự kiện 11/9/2001, các quan chức chính quyền Bush thường tuyên bố mọithứ đã thay đổi mà không xác định chính xác là thay đổi như thé nào Chắc chan,với một nước Mỹ hiện đại, các vụ tấn công khủng bố là hiếm thấy Và chúng làmday lên sự ủng hộ mạnh mẽ và nhất quán giữa những người Mỹ cho hành động quân
sự tại nước ngoài Nhưng không hề có mối đe doạ khủng bố hay điều kiện nào tạonên chúng là mới Những tuyên bố về sự thay đổi được hiểu đúng đắn nhất như
tuyên bố về một tinh thần mới trong chính sách an ninh của Mỹ — không phải về
một thế giới mới mà là một động lực mới trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối vớithế giới Với sức mạnh chiến lược và sự tiến bộ của Hoa Ky, tinh thần mới này sẽđụng chạm đến moi bờ biển và biên giới của thé giới
George W Bush không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào trong chiến dịch tranh cử
tổng thống dé chỉ trích Clinton vì nhằm lẫn thé giới là gì với thé giới nên là thé nào
Đó là một thé giới của khủng bồ và tên lửa và những kẻ điên và sự khang định vềthé giới quan den tối này được biểu hiện ra bang sự tan công khủng khiếp ngày
11/9 Nhằm giải quyết những thách thức an ninh với Mỹ, Bush “khởi động một
cuộc cách mạng trong CSPN của Hoa Kỳ Nó không phải là cuộc cách mạng vềmục tiêu CSĐN cua Hoa Kỳ ở nước ngoài mà thay vào đó là đạt được các mục tiêu
38
Trang 40đó như thế nào” [39, tr.2] Và nó cũng không được mang lại do ngày 11/9 mà nónằm trong tư duy triết học được phát triển và được biết đến từ trước đó Trước khi
tìm hiểu những nhân tố của cái gọi là “học thuyết Bush”, chúng ta cần nhắc lại
những nguyên tắc nền tang nằm dang sau nó
Bộ sậu do Bush thành lập nhằm quản ly đất nước bao gồm những nhà hiệnthực chủ nghĩa cứng rắn truyền thống sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ
một cách đơn phương dé giải quyết những mỗi de doa đối với an ninh của Mỹ va
những người được gọi là tân bảo thủ ưa thích sử dụng các khả năng của Hoa Kỳ détạo nên thế giới theo hình ảnh tưởng tượng của Hoa Kỳ Dick Cheney và DonaldRumsfeld, Condoleezza Rice thuộc nhóm đầu, được goi là những người dân tộc xác
quyết Paul Wolfowitz, Richarch Perle hay Dov Zakheim tự hào về bản thân với tưduy tân bảo thủ Lô gíc đằng sau CSĐN của Bush có nguồn gốc từ sự pha trộn hệ
tư tưởng của hai trường phái tư duy trong quan hệ quốc tế, một sự kết hợp thườngđược mệnh danh là chủ nghĩa bá quyền Trong khi chớp lay khái niệm hiện thực vềcác nhà nước với tư cách như các chủ thể chính trên trường quốc tế, Bush có vẻkhông đồng ý cho rằng thế giới là một cuộc chiến tranh tất cả chống lại tất cả, màthay vào đó là một cuộc chiến tranh giữa cộng đồng dân chủ tự do với những tênkhủng bố toàn cầu và những nhà nước bắt hảo Bush thừa nhận vai trò của sức mạnh
quân sự trong việc đảm bảo sự phòng thủ nhưng cũng chia sẻ sự thuyết phục của
chủ nghĩa tự do về vai trò của các chính thê dân chủ, thương mại quốc tế và các nềnkinh tế thị trường tự do trong việc mang lại hoa bình quốc tế và sử dụng các công cụ
tự do trong việc chống khủng bố Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn 5 tư tưởng chính đặc
trưng cho triết lý về chủ nghĩa bá quyền như đã được Daalder và Lindsay trình bày[39] Đặc trưng đầu tiên chi ra rằng thế giới nguy hiểm ma Hoa Ky đang tôn tại
trong đó Bush và Cheney chia sẻ thế giới quan này trong khi liên hệ tới nhữnghiểm hoạ tới từ các nhà nước như Trung Quốc, Nga, Iraq, Bắc Triều Tiên haynhững tên khủng bố Thứ hai, các quốc gia — dân tộc tư lợi là những chủ thé chínhtrong quan hệ quốc tế Dù ho (Bush và các cố van) dé cập tới chủ nghĩa khủng bó,nhưng họ hầu như luôn gắn nó với các chế độ bất hảo và các quyền lực thù địch
39