1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách hạt nhân IRAN - Nguyên nhân và triển vọng

146 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ GIANG

LUAN VAN THAC Si

Chuyén nganh: Quan hé quéc té

Hà Nội — 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

Trang 3

1.2 Cấp độ quốc gia 24

1.2.1 Ảnh hưởng của tôn giáo 24

1.2.2 Bối cảnh chính trị - xã hội ở Iran 281.2.3 Nhu cầu năng lượng dé phát triển kinh tế 30

1.3 Cấp độ liên quốc gia/ khu vực 32

1.3.1 Tinh hình Trung Đông 32

1.3.2 Tình trạng cô lập tương đối của Iran ở khu vực 371.3.3 Sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực va mối đe dọa Israel 431.3.4 Cạnh tranh quyền lực trong khu vực 45

1.4 Cấp độ toàn cầu/hệ thống 47

1.4.1 Xu hướng phát triển điện hạt nhân 471.4.2 Ảnh hưởng của hệ thống quốc tế 491.4.3 Mau thuẫn Bắc - Nam và chống chủ nghĩa bá quyền 51Chương 2: Chương trình hạt nhân Iran va phan ứng của quốc té 552.1 Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran 55

Trang 4

2.2 Các cô gang giải quyết van đề hạt nhân Iran 60

2.2.1 Diễn biến quá trình giải quyết van đề hạt nhân Iran 602.2.2 Quan điểm của các nước đối với chương trình hạt nhân Iran 76Chương 3: Triển vọng chương trình hạt nhân Iran 86

3.1 Triển vọng cham dứt chương trình hat nhân Iran 86

3.1.1 Chính trị nội bộ cua Iran 883.1.2 Giải pháp quân sự 93

3.1.2.1 Triển vọng Israel can thiệp quân sự vào Iran 943.1.2.2 Triển vọng Mỹ can thiệp quân sự vào Iran 100

3.2 Triển vọng chương trình hạt nhân Iran duy trì và phát triển 107

Kết luận 119

Tai liệu tham khảo 124Phụ lục 1 138Phu luc 2 140Phu luc 3 142

Trang 5

Mở đầu

1 Ly do lựa chọn đề tài: Van dé hạt nhân Iran hiện nay dang là một trong

những tâm điểm của quan hệ quốc tế, được đánh giá có tác động quan trọng tới sựôn định của khu vực Trung Đông và cuộc đấu tranh chống pho biến vũ khí hat nhân(VKHN) toản cầu Chương trình hạt nhân (CTHN) Iran được chính quyền quân chủPahlavi lên kế hoạch ngay từ những năm 1950, khởi động trong những năm 1960 và

được đây mạnh vào đầu những năm 1970 Dưới sự lãnh đạo của chính quyền quân

chủ Pahlavi, CTHN Iran đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mỹ và phương

Tây Tuy nhiên, sau khi được chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran khôi phục vàonăm 1982, CTHN Iran gặp phải sự nghi ngờ, phản đối, từ chối hợp tác và ngăn cản

từ phía Mỹ và nhiều nước Từ cuối năm 2002, CTHN Iran chính thức trở thành một

“vấn đề” nhận được sự quan tâm đặc biệt của Mỹ, Israel, Liên minh châu Âu (EU),

các nước Arập vả nhiêu nước khác.

Y nghĩa khoa học: CTHN Iran có thé được coi là một “nghiên cứu trườnghop” trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, có thê dùng dé chứng minh cho các quanđiểm của chủ nghĩa hiện thực Ngoài ra, qua việc phân tích chính sách hạt nhân Iran

và đánh giá triển vọng của nó, luận văn cũng muốn làm rõ hơn việc áp dụng phương

pháp phân tích cấp độ trong nghiên cứu quan hệ quốc tế vào một trường hợp cụ thểtrong quan hệ quốc tế.

Ý nghĩa thực tiễn: Về cơ bản, CTHN Iran ít có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt

Nam Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,chính sách hạt nhân của Iran cần được phân tích toàn diện hơn nhằm rút ra bài họcthực tiễn trong quan hệ quốc té Ngoai ra, đối với một khu vực thiếu ôn định va

nhiều mâu thuẫn chồng chéo như Trung Đông, việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị - xã hội - văn hóa của các quốc gia Trung Đông, trong đó có lran, cũng

-như các van đê gây mâu thuẫn chính của khu vực có ý nghĩa quan trọng đôi với

Trang 6

quyết định tăng cường đầu tư, thâm nhập thị trường Trung Đông và hoạch địnhchính sách đối ngoại của Việt Nam với mỗi quốc gia Trung Đông Hiện nay, CTHN

của Iran đang là một trong những van dé có nhiều ảnh hưởng đối với sự ồn định của

khu vực và quôc tê cân được quan tâm nghiên cứu và dự báo.

Khi nghiên cứu van đề hạt nhân Iran, chúng ta thấy xuất hiện nhiều nghịch lý

cho phép quốc tế nghi ngờ về ban chat của CTHN ma Iran đang theo đuôi: thi nhát,

chính phủ Iran khang định CTHN Iran hoàn toàn dân sự nhưng luôn hợp tác hạn chếvới Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA); tht hai, lợi ích mà CTHN dânsự thuần túy mang lại cho Iran không tương xứng với những thiệt hại mà Iran đangphải gánh chịu hiện nay; thi ba, Iran kiên quyết không từ bỏ quyền làm giàuuranium với lý do kinh tế và đảm bảo sự tự chủ hoàn toàn về năng lượng nhưng trên

thực tế, với trữ lượng và chất lượng nguồn uranium, Iran không có lợi thế so sánh

về sản xuất điện hạt nhân (DHN) và cũng không thé đảm bảo sự tự chủ hoàn toàn về

qua trình tao ra nhiên liệu cho các lò phản ứng Ngoài ra, việc Iran không từ bỏ

hoạt động làm giàu uranium cũng đồng nghĩa với việc lran bảo lưu khả năng

chuyển đôi giữa các CTHN dân sự - quân sự hoặc theo đuôi đồng thời hai CTHN:

quân sự - bí mật và dân sự - công khai Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng và kết luận

của IAEA về bản chất CTHN Iran và khả năng chuyên đổi giữa các CTHN dân

su-quân sự, chúng ta không thé khang định Iran đang tìm cách sở hữu VKHN như cáobuộc của Mỹ, Israel va nhiều nước khác Hơn nữa, mức độ xác thực của những cáo

buộc của Mỹ và Israel đối với CTHN Iran cũng cần được xem xét do mối quan hệthù địch giữa các bên và chính sách hai mặt của Mỹ trong van đề chống phổ biến

Vì vay, về lý thuyết, phân tích chính sách phat triển hạt nhân của Iran theo bốncấp độ phân tích quan hệ quốc tế có thể giúp chúng ta nhận định đúng dan hơn vềban chất CTHN mà Iran đang theo đuôi và qua đó, có gắng trả lời câu hỏi: “Tai sao

Iran sẵn sảng chấp nhận một cái giá khá đắt dé theo đuôi CTHN” Ngoài ra, trên cơ

sở kêt hợp trả lời câu hỏi nói trên với diễn biên và quan diém một sô nước trong qua

Trang 7

trình giải quyêt van đê hạt nhân Iran, luận văn cũng cô gang đưa ra một sô nhận

định về CTHN Iran trong tương lai gan.

2 Lịch sử nghiên cứu van đề: Từ cuối năm 2002, chủ đề về CTHN Iran bắtđầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới học thuật ở nhiều nước Cho đến nay,phan lớn các tác pham phân tích về CTHN Iran là các bài bình luận ngắn hoặc trung

bình mang tính thời sự trên các báo và tạp chí chuyên ngành Bên cạnh đó, trong vài

năm gan đây, sách nghiên cứu về CTHN Iran của cá nhân và tập thé tác gia

cũng thường xuyên được phát hành Một số tác pham tiêu biéu có thé kê đến như:

- Iran trong khủng hoảng?: tham vọng hạt nhân va sự phan ứng của người Mỹ

(Iran in crisis?: nuclear ambitions and the American response) của Roger Howard

(nhà xuất ban (NXB) Zed Book, Anh, 2004) Trong tác phẩm, thông qua việc phântích vai trò các cá nhân, các thế lực chính trị ở lran và Mỹ; vi trí địa chính trị quantrọng của lran; mối liên hệ của Iran với chủ nghĩa khủng bố quốc tế; tham vọng hạtnhân của Iran; chính sách đối nội và đối ngoại của lran; cơ cấu kinh tế - chính trị -xã hội ở Iran và các vấn đề mà Iran đang phải đối mặt như sự yếu kém trong quản lýkinh tế vĩ mô, mâu thuẫn chính trị nội bộ, bất ôn xã hội R.Howard đã cung cấpmột cái nhìn tương đối toàn diện, biện chứng, công bằng về Iran và quan hệ Iran -Mỹ Theo tác giả, CTHN Iran chỉ là một trong nhiều hành động của Iran nhằm đáp

trả chính sách thù dich từ phía Mỹ Tuy nhiên, với bai học rút ra từ Iraq, tác gia cho

rằng thay vì tìm cách thay đổi chế độ ở Iran hoặc kiềm chế Iran, Mỹ nên cải thiệnquan hệ và hợp tác với Iran Nhìn chung, đây là một trong số ít các tác phâm hiệnnay đưa ra được những đánh giá tương đối công bằng và toàn diện đối với quan hệ

Mỹ - Iran và CTHN của Iran.

- Tham vọng hạt nhân Iran („an s Nuclear Ambitions) của Shahram Chubin,

do t6 chức phi chính phủ Carnegie Endowment for International Peace phát hànhnăm 2006 Đây cũng là một trong số ít tác phẩm đánh giá toàn diện và khách quan

về vân đê hạt nhân Iran Trên cơ sở phân tích các động lực, nhận thức, chính trị

Trang 8

trong nước, chính sách đối ngoại của Iran và lịch sử CTHN Iran, Shahram Chubincho rằng trung tâm của van dé hạt nhân Iran không han có nguồn gốc từ CTHN Iran

mà đúng hơn, có nguồn gốc từ các chính sách, hành vi cua Iran, như một nhà nướccách mạng đầy tham vọng, đã gây ra các xung đột lợi ích với các quốc gia phươngTây và các quốc gia trong khu vực Trung Đông.

- Iran, bom và sự rũ bỏ trách nhiệm của các quốc gia (L’Iran, la bombe et la

démission de nations) của Thérès Delpech (NXB Autrement, Pháp, 2006) Tác

phẩm tập trung khai thác ba nội dung chính: thứ nhất, khang định Iran đang pháttriển CTHN quân sự và phân tích các ảnh hưởng của nó đối với khu vực và thé giới;thứ hai, phân tích quan điểm, chính sách của các cường quốc (Mỹ, EU, Trung Quốc,Nga, Ấn Ðộ), IAEA cùng một số nước khác (Triều Tiên, Pakistan, Ai Cập, Saudi

Arabia, Israel) trong việc giải quyết van đề hạt nhân Iran; thứ ba, phân tích một số

kịch bản dé giải quyết van dé hạt nhân Iran Nhìn chung, tác giả ủng hộ chuyên hỗsơ hạt nhân Iran lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) đồng thời, cho rằng

các cuộc đàm phan là cái bay của Iran, giúp Iran có thêm thời gian dé hoàn thiệncông nghệ chuyền đổi và làm giàu uranium Tác giả cũng chỉ trích chính sách cứng

nhắc của một 36 quốc gia cũng như chính sách chờ đợi, chủ nghĩa cơ hội của một số

quốc gia khác đã tạo điều kiện cho Iran tiến xa hơn trên con đường sở hữu VKHN

và đe dọa sự ôn định của thê giới.

Ngoài ra, còn có các tác phâm khác như: Lựa chọn hạt nhân của Iran: Sự tìm

kiếm bom nguyên tử của Tehran (Jran’s nuclear option: Tehran's Quest for the

Atom Bomb) của AI J.Venter (NXB Casemate, Mỹ, 2005); Cuộc chiến cuối cùngcủa Iran hạt nhân: Sứ mệnh cứu thế của Hồi giáo cực đoan nhằm tiêu điệt Israel và

hủy hoại nước Mỹ (Showdown with nuclear Iran: Radical Islam’s messianicmission to destroy Israelan cripple the United States) của nhóm tac gia Mike Evans,Michael D.Evans va Jerome R.Corsi (NXB Nelson Current, Mỹ, 2006); Iran hat

nhân: Sự mở dau cho Chiến tranh thé giới thứ III (Nuclear Iran: A Prelude to

WwIIl) của Anthony Kairouz (NXB AuthorHouse, Mỹ, 2007); Mối de doa Iran:

Trang 9

Tổng thống Ahmadinejad và tương lai cuộc khủng hoảng hạt nhân (The Iran

Threat: President Ahmadinejad and the Coming Nuclear Crisis) của AlirezaJafarzadeh (NXB Palgrave MacMillan, Mỹ, 2008); Iran và VKHN: xung đột kéo

dai và phổ biến hạt nhân (Jran and nuclear weapons: protracted conflict and

proliferation) cua Saira Khan (NXB Taylor & Francis, Anh, 2009); Cuộc khủng

hoảng thứ 6: Iran, Israel, Mỹ và những tin đồn về chiến tranh (The Sixth Crisis:

Tran, Israel, America, and the Rumors of War) của hai tac giả Dana Allin va StevenSimon (NXB Oxford University Press, 2011)

Một số ấn phẩm tiêu biểu của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học,cơ quan trực thuộc chính phủ, phi chính phủ có thé kê đến như: Báo cáo “San sàng

cho một Iran hạt nhân” (Getting Ready For a Nuclear Ready Iran) năm 2005 của

Trung tâm giáo dục về ngăn chặn phổ biến VKHN (NPEC); Chuyên dé Vũ khí hủy

diệt hàng loạt của Iran (Iran's weapons of mass destruction) của Trung tâm nghiên

cứu chiến lược và quốc tế (CSIS): Mối đe dọa thực tế và tiềm năng (The real andpotential threat) năm 2006; Tiém nang, su phat triển va chiến lược không ồn định

(Capabilities, Developments, and Strategic Uncertainties) năm 2008; Sự khởi dau

của cuộc chạy dua vũ trang hat nhân ở khu vực? (The Birth of a Regional Nuclear

Arms Race?) năm 2009: CTHN Iran: Thực tế và hậu quả (Iran's Nuclear Program:Realities and Repercussions) của Viện nghiên cứu chiến lược Các tiêu vương quốcArập thống nhất (UAE) công bố năm 2006; Báo cáo thường niên của Hội đồng tìnhbáo quốc gia Mỹ (NIC) “Đánh giá tình báo quốc gia: Mục đích và khả năng hạt

nhân của Iran” (Iran: Nuclear Intentions and Capabilities) năm 2007; Các đánh giá

hệ thong của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở London, Anh: Chươngtrình vũ khí chiến lược của Iran (Iran's strategic weapons programmes) năm 2005;

Năng lực tên lửa đạn đạo cua Iran (U/ran's Ballistic Missile Capabilities) năm 2010và Năng lực (vũ khí) hạt nhân, hóa học, sinh học cua Iran (Iran s Nuclear, Chemical

and Biological Capabilities) năm 2011

Trang 10

Nhìn chung, phần lớn các tác phẩm nêu trên (chủ yếu được xuất bản hoặc

công bố ở Mỹ, Anh) có xu hướng khang định Iran đang tìm cách sở hữu VKHN va

đánh giá việc Iran có VKHN như một thảm họa đối với khu vực và toàn cầu Vớiquan điểm và nội dung như vậy, mặc dù là những tài liệu chứa đựng nhiều thông tin

nhưng được xử lý không thực sự khách quan và có thể, nhằm góp phần tăng tínhthuyết phục cho các cáo buộc của các chính phủ phương Tây đối với CTHN Iran

cũng như, tạo dư luận xã hội ủng hộ chính sách trừng phạt kinh tế, cô lập ngoại giao

và can thiệp quân sự nhằm ngăn chặn CTHN Iran Vì vậy, với các nguồn nói trên,

mặc dù chứa đựng nhiều thông tin nhưng người viết hạn chế sử dụng dé có được cái

nhìn khách quan hơn về vân đê hạt nhân Iran.

Ở Việt Nam, chủ đề về CTHN Iran chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều.Phần lớn các bài viết về chủ đề nói trên là tin tức thời sự hoặc các bài phân tích

được dịch từ các tạp chí chuyên ngành nước ngoài Ngoài ra, cũng có một số bàiphân tích ngắn về vấn đề hạt nhân Iran trên tạp chí chuyên ngành quan hệ quốc tế

như Nghiên cứu quốc tế của Học viện Ngoại giao, Tạp chí nghiên cứu châu Phi vàTrung Đông của Viện nghiên cứu Trung Đông và châu Phi Vấn đề hạt nhân Iran

thường chỉ được đề cập như một phần nhỏ trong tổng thê phân tích về khu vựcTrung Đông trong các tác pham: “Trung Đông trong thé ky XX - Lịch sử” của TS.Nguyễn Thọ Nhân (NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2008); “Trung Đông:Những vấn đề và xu hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới” do

PGS.TS Đỗ Đức Định chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008); Một số vấn

đề kinh tế, chính trị nỗi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020 do TS BùiNhật Quang chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010) Các tác phẩm nướcngoài nghiên cứu về van dé hạt nhân Iran nói trên cũng chưa được dịch và xuất bảnở Việt Nam Nhìn chung, theo tìm hiểu của người viết, chưa có một công trình

nghiên cứu trong nước hay một công trình nghiên cứu nước ngoài nào được giớithiệu ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện về van dé hạt nhân Iran.

Trang 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là chính sách hạtnhân của Iran: nguyên nhân, nội dung, mối quan hệ tác động qua lại với các quốc

gia trong khu vực, các cường quốc, các tổ chức quốc tế đa phương trong hệ thống

quôc tê hiện nay.

Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào giai đoạn từ cuối năm 2002 đến cuối tháng12 năm 2010, có mở rộng về giai đoạn CTHN Iran dưới chế độ Pahlavi và giai đoạn

được chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran khôi phục lại từ năm 1982 - 2002 khi

nghiên cứu nội dung quá trình phát triển CTHN Iran.

4 Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, cố gắng làm rõ nguyên nhân Iran theođuổi CTHN gây tranh cãi thông qua việc phân tích vai trò của một số cá nhân quantrọng trong hệ thống chính trị Iran; ảnh hưởng của các yếu tố tôn giáo, kinh tế,

chính trị, xã hội ở Iran; ảnh hưởng của nhu cầu bảo đảm an ninh, tồn tại trước sự thùđịch của các quốc gia có sức mạnh vượt trội; nhu cầu cạnh tranh quyền lực ở khu

vực; sự ảnh hưởng của hệ thống quốc tế và một số xu hướng quốc tế trong thời đại

ngày nay Thứ hai, cố gắng làm rõ tiến trình phát triển CTHN Iran và quan điểm,chính sách của một số quốc gia trong quá trình thương lượng giải quyết vấn đề hạt

nhân Iran Thứ ba, đưa ra nhận định về tương lai của CTHN Iran trên cơ sở phân

tích các động lực từ bên trong Iran và các tác động từ bên ngoài như đe dọa va can

thiệp quân sự, trừng phạt kinh tế, cô lập ngoại giao

5 Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn

vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Marx - Lenin Phương pháp phân tích quan hệ quốc tế theo bốn cấpđộ, lý luận quan hệ quốc tế và các phương pháp phô biến trong nghiên cứu kinh tế -chính trị - xã hội được sử dụng là phương pháp hệ thống, thống kê, phân tích - tổng

hợp, so sánh đối chiếu, logic và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm khác.

6 Cau trúc luận văn: gôm 3 chương.

Trang 12

Chương | phân tích “Nguyên nhân Iran phát triển hạt nhân”, được chia thành

bốn nội dung chính tương ứng với bốn cấp độ phân tích quan hệ quốc tế: cá nhân,

quôc gia, khu vực và toàn câu/hệ thông.

Chương 2, “CTHN Iran và phản ứng của quốc tế”, gồm hai nội dung chính:thứ nhất, trình bay quá trình hình thành và phát triển của CTHN Iran; thứ hai, quátrình can thiệp của quốc tế cũng như, quan điểm, chính sách của một số nước đối

với CTHN Iran.

Chương 3 phân tích “Triển vọng CTHN Iran” trong tương lai gần dựa trên haikịch bản chính: bị cham dirt, hoặc tiếp tục được duy trì và phát triển dưới tác độngcủa các nguyên nhân chính như sự thay đối chính trị trong nước, tác động của cácbiện pháp trừng phạt kinh tế, sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng khách quan hết sức có thể nhưng chắc chắn,luận văn sẽ không thể đạt được sự khách quan tuyệt đối Sự hạn chế về ngôn ngữ,trong đó không biết tiếng Ba Tư là một hạn chế lớn, dẫn đến sự hạn chế về sự

phong phú và chất lượng của tài liệu mà tôi có thể tiếp cận được Tôi đã cỗ găng

khách quan một cách nghiêm túc nhưng tôi không tránh khỏi những suy nghĩ chủ

quan của riêng mình (xuất phát từ kinh nghiệm bản thân, tính cách cá nhân, sự hạnchế về tư duy ) khi phân tích, đánh giá và cố gắng đưa ra dự báo hợp lý từ các sựkiện Vì vậy, luận văn sẽ không thể tránh được những thiếu sót hay sự thiếu chiềusâu và có những ý kiến gây tranh cãi cần nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến

đê sửa chữa và hoàn thiện.

10

Trang 13

LOI CAM ON

Sự thành công của tôi không bao giờ là nỗ lực của riêng minh.

Trước hết, tôi sẽ không thé hoàn thiện luận văn này nếu không có những tácgiả đi trước đã cung cấp thông tin, nghiên cứu về Hồi giáo, về Iran, quan hệ Mỹ -Iran, về khu vực Trung Đông, về vũ khí hạt nhân và rất nhiều các vấn đề khác cóliên quan đến Iran và CTHN Iran hiện nay Vì thế, tôi dành sự cảm ơn lớn đối vớitất cả tác giả có tác phẩm hoặc bài viết mà tôi đã tiếp cận trong quá trình hoàn thànhluận văn Dù tôi không sử dụng toàn bộ tải liệu đã tiếp cận, các quan điểm hay bàiviết mà tôi không đồng tình cũng giúp tôi phát triển các quan điểm, hoàn thiện hơn

những lập luận của mình.

Tuy nhiên, tôi cũng khó có thé hoàn thành luận văn nếu không có sự hướng

dẫn của PGS.TS Hoàng Khắc Nam Ngay từ khi làm khóa luận tốt nghiệp đại học,

tôi đã may man được Thay hướng dan và tiếp tục được Thầy hướng dẫn tận tình khi

hoàn thiện luận văn này.

Tôi cũng dành một sự biết ơn đặc biệt đến cô Chủ nhiệm K48 Quốc tế học của

tôi, Th.s Vũ Anh Thư Không có Cô, tôi có lẽ đã không bắt đầu nghiên cứu về van

đề hạt nhân lran, không đạt được một số kết quả trong học tập và nghiên cứu như

hiện nay.

Tôi cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡ, góp ý và giúp tôi hoàn thiện

luận van, dịch một sô tài liệu tiêng Anh và tiêng Pháp, kiêm tra va soát lôi

Ngoài ra, trong suốt quá trình học chương trình đảo tạo thạc sỹ, tôi đã nhậnđược sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cán bộ đào tạo và giảng dạy của

khoa Quốc tế học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia

Hà Nội Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và trân trọng nhất đối với tất cả những

sự giúp đỡ và quan tâm này.

11

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn với dé tài: “Chương trình hạt nhân lran

-Nguyên nhân và triển vọng ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Luận văn có sự kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu của những

người di trước và có sự bồ sung những tư liệu, kết quả nghiên cứu mới Cácsố liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, được sử dụng trung

Tác giả luận văn

Lê Giang

12

Trang 15

Chương 1: Nguyên nhân Iran phát triển hạt nhân

Theo Stephan Walt: “Không một quan điểm nao có thé nắm bắt được tat cả

sự phức tạp của nén chính trị thé giới đương đại” [132, tr.6]

Vì vậy, sự phối hợp các lý thuyết sẽ giúp phân tích tốt hơn chính sách, quyếtđịnh của các quốc gia tham gia nén chính trị thế giới đương đại Phương pháp phântích quan hệ quốc tế theo bốn cấp độ phân tích quan hệ quốc tế có thể được coi làphương pháp phân tích tông hợp, dựa trên sự ảnh hưởng của nhiều lý thuyết, khai

thác được các điểm mạnh của các lý thuyết Trong đó, cấp độ cá nhân chịu ảnh

hưởng của thuyết kiến tạo (Constructivist), nhắn mạnh hành vi của quốc gia tạo ra

bởi niềm tin của giới tỉnh hoa; cấp độ quốc gia chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đanguyên (Pluralism), kết hợp với yếu tổ được chủ nghĩa kiến tạo nhân mạnh (bản sắcxã hội) và xu hướng nghiên cứu tác động của chính trị trong nước đối với hành vicủa quốc gia; cấp độ liên quốc gia chịu ảnh hưởng chủ yếu của chủ nghĩa hiện thực

va cap độ toàn câu chịu ảnh hưởng chủ yêu của chủ nghĩa hiện thực mới.

Qua quá trình phân tích theo bốn cấp độ, chúng ta có thể nhận thấy rằng các

yếu tố được chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực mới nhắn mạnh cho thấy TÕ

ràng nhất những nguyên nhân chính thúc đây chính quyền Cộng hoà Hồi giáo Iranxây dựng một chính sách phát triển hạt nhân nhạy cảm, mà theo Mỹ, Israel và nhiềunước khác, có thé dẫn tới việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân trong tương lai Tuy

nhiên, kết quả quá trình phân tích chính sách hạt nhân Iran theo bốn cấp độ cũng

cho thấy hai chủ nghĩa nói trên, nếu không kết hợp với các lý thuyết khác, khó cóthé giải thích đầy đủ chính sách của quốc gia, mà cụ thé ở đây là chính sách hạt

nhân của Iran, cũng như nên chính tri thê giới đương dai.

13

Trang 16

1.1 Cấp độ cá nhân

1.1.1.Lãnh tụ tối cao

Theo Hiến pháp Iran, Lãnh tụ tối cao, được chỉ định bởi Hội đồng chuyên gia

(Assembly of Experts)', là người có quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị và

tôn giáo Iran Nhiệm kỳ của Lãnh tụ tối cao không có giới hạn về thời gian Lãnh tụtối cao là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Iran (quân đội, Lực lượng Vệ binhCách mạng Iran (IRGC), cảnh sát); có quyền tuyên bồ chiến tranh và hòa bình; có

quyền bổ nhiệm các tư lệnh trong lực lượng vũ trang, người đứng đầu hệ thống tư

pháp và các chánh án, giám đốc đài phát thanh và truyền hình, các vị trí đứng đầucác tổ chức tôn giáo chính, 6/12 thành viên của Hội đồng giám hộ (Guardian

Council)’; có quyền quyết định cuối cùng trong việc bầu và miễn nhiệm Tổngthống, Chủ tịch Quốc hội; ngăn chặn hoặc hợp pháp hóa các dự luật thông qua Hội

đồng giám hộ và Hội đồng có van (Expediency Discernment Council)’ Tuy nhiên,Lãnh tụ tối cao thường không can thiệp vào các công việc thường nhật của chínhphủ, không vạch ra đường lối mà chỉ đặt ra các giới hạn cho hoạt động của chính

phủ Từ năm 1989, sau khi Grand Ayatollah (Đại Giáo chu) Rouhollah Khomeini

qua đời, vi trí Lãnh tụ tối cao của Iran do Đại Giáo chủ Ali Khamenei đảm nhận.

Đại Giáo chủ Rouhollah Khomeini (1902-1989) sinh ra trong một gia đình trí

thức Hồi giáo dong Shiite 6 Khomein, Iran Năm 1944, ông đưa ra hoc thuyết về

chính phủ Hồi giáo trong một cuốn sách đả kích chính sách thế tục của Hoàng déIran Reza Pahlavi Tuy nhiên, vi thay của ông, Giáo chủ Borujerdi, giáo sĩ lỗi lạc vàuy tín nhất của cộng đồng Hồi giáo Shiite thế hệ trước Khomeini, phản đối việc các

giáo sĩ tham gia hoạt động chính tri, Khomeini đã hạn chế các hoạt động chính tri

"Co quyén chỉ định, cách chức và giám sát Lãnh tụ tối cao.

? Có quyền giải thích Hiến Pháp, bác bỏ Luật được Quốc hội thông qua nếu trái với Luật Hồi giáo và HiếnPháp; giám sát bầu cử, loại bỏ ứng cử viên Tổng thống, Quốc hội, Hội đồng chuyên gia không đủ điều kiện.

3 Có nhiệm vụ cố vấn cho Lãnh tụ tối cao, giải quyết mâu thuẫn giữa Quốc Hội Iran và Hội đồng giám hộ.

14

Trang 17

của ông Sau khi Borujerdi mất (1961), Khomeini nhanh chóng trở thành nhà thầnhọc có uy tín hàng đầu trong cộng đồng Hồi giáo Shiite Từ đây, ông tích cực và

công khai chỉ trích các chính sách của chính quyền Pahlavi Năm 1963, sau bài diễnvăn lịch sử tố cáo chính quyền Pahlavi ủng hộ Israel và phụ thuộc vào nước ngoài,

ông bị bắt giam Tháng 4 năm 1964, ngay sau khi được trả tự đo, ông tiếp tục chỉtrích chính sách cho binh lính Mỹ được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao của chínhquyền Pahlavi Tháng 11 năm 1964, ông bị trục xuất khỏi Iran Trong giai đoạnsông lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Pháp (1964-1978), ông hoàn thiện học thuyếtvề chính phủ Hồi giáo với nguyên tắc nền tảng là sự lãnh đạo của các nhà luật họcHồi giáo (velayat-e fagih) Cuối năm 1978, ông kêu gọi phong trào Cách mạng Héigiáo Iran từ Pháp Thang 2 năm 1979, ông trở về Iran và lên nắm quyền với tư cách

Lãnh tụ tối cao Với lý do VKHN không phù hợp với Luật Hồi giáo”, Khomeini

quyết định ngừng CTHN của chính quyền Pahlavi Tuy nhiên, năm 1982, ông thay

đôi quan điểm, tách biệt hai vấn đề năng lượng hạt nhân và VKHN đồng thời, cho

phép Iran khôi phục CTHN của triều đại Pahlavi Sau khi ông mắt, Iran tiếp tục

CTHN dưới sự lãnh đạo của Ali Khamenei.

Đại Giáo chu Ali Khamenei sinh năm 1939 tại Mashhad, Iran Năm 1963, ông

bắt đầu sự nghiệp chính tri với việc tham gia các hoạt động chống chế độ quân chủ

Pahlavi Ông là một trong những nhân vật thân cận được Khomeini giao nhiệm vụthành lập Đảng Cộng hòa Hồi giáo (IRP) vào tháng 2 năm 1979 dé tập hợp lựclượng hỗ trợ cho Cách mạng Hồi giáo và thành lập Cộng hòa Hồi giáo Iran Năm

1981, ông bị thương nặng trong vụ ám sát bằng bom được giấu trong máy cát-sét.Với việc chỉ không thé sử dụng tay phải và di lại khó khăn sau vụ ám sát nói trên,ông được những người ủng hộ coi là “ánh sống” ở Iran Trước khi trở thành Lãnhtụ tối cao, Ali Khamenei đã trải qua hai nhiệm kỳ Tổng thống (1981-1985; 1985-

* Trên cơ sở viện dẫn quan điểm “chiến tranh công bằng” của đạo Hồi thời Trung Cổ, Khomeini cho rằng (sử

dụng) VKHN gây ra hành động tội lỗi và bị cắm trong Luật Hồi giáo: giết hại một số lượng lớn thường dânbao gồm những người vô tội, trẻ em, phụ nữ, những người già không thể chiến đấu trong chiến tranh.

15

Trang 18

1989) Nhìn chung, Khamenei có quyền lực va uy tín lớn trong hệ thong chinh tri

Iran nhưng không phải tất cả câc thĩ lực chính tri ở Iran đều ủng hộ ông”.

Lênh tụ tối cao Khamenei luôn kiín trì một số quan điểm về Nha nước Hồigiâo vă chính trị thần quyền; về vị trí vă vai trò dan đầu của Iran trong thĩ giới Hồigiâo; chống Israel; đối đầu với Mỹ; không tin tưởng phương Tđy, đặc biệt lă Mỹ;

hậu thuẫn Hezbollah, “xem việc hỗ trợ cho người Palestine lă một nghĩa vụ tôn giâo

vă Hồi giâo” [151] Đối với Mỹ, trong thời gian Tổng thống G.W.Bush nắm

quyền, Khamenei thể hiện quan điểm đối đầu triệt để Tuy nhiín, sự kiện Thứ

trưởng Ngoại giao Mỹ William J.Burns tham gia cuộc hội dam giữa Iran vă EU

thâng 7 năm 2008 vă tuyín bố của Khamenei “sẵn săng thay đổi chính sâch nếu Mỹthay đổi trong việc lăm chứ không chi trong lời nói, thâi độ với Iran” [75, tr.20] cho

thấy: ông không hoăn toăn lă một nhă tư tưởng cuồng nhiệt đối với hệ tư tưởng mẵng tin theo mă còn lă một con người thực dụng vă lý trí Một số sự kiện khâc” cũngcho thấy, dưới sự lênh đạo của Lênh tụ tối cao Khamenei, nhiều hoạt động của lran

vă câc nhóm chịu ảnh hưởng cua Iran, được thực hiện dựa trín câc tính toân lợi ích

rõ răng, không đơn thuần dựa trín sự cuồng nhiệt tôn giâo hay tư tưởng.

Lă người ủng hộ tiến bộ khoa học, Khamenei cho rằng sự phât triển của Iran

phụ thuộc văo mức độ đầu tư vă khả năng tự chủ của Iran trong lĩnh vực khoa họccông nghệ, đặc biệt lă công nghệ hạt nhđn (CNHN) Theo ông, CNHN thĩ hiện sự

tiễn bộ về mọi mặt vă cần thiết cho sự phât triển kinh tế của Iran Ông cho rằng, vimuốn ngăn chặn tiến bộ khoa học ở thĩ giới Hồi giâo, phương Tđy đê “chính trihóa” van dĩ hạt nhđn Iran Trước sự lo ngại của phương Tđy đối với CTHN Iran,

5 Thâng 4 năm 1989, Lênh tụ tối cao Khomeini chỉ dao sửa đồi Hiến phâp dĩ dua Khamenei văo vi tri ứng cử

viín kế nhiệm ông (văo thời điểm năm 1989, Khamenei vẫn chưa phải lă một Đại Giâo chủ) Năm 1994, sau

khi Đại Giâo chủ Ali Mohammad Araki qua đời, Hội giâo sĩ trường đòng Qom tuyín bố ông lă Đại Giâo chủ

mới Tuy nhiín, bốn Đại Giâo chủ ở Iran (Mohammad Shirazi, Hossein Ali Montazeri, Hassan Qomi va Yasubedin Rastegar Jooybari) đê từ chĩi công nhận Khamenei lă Đại Giâo chủ Năm 2009, một SỐnhđn vật có thĩ lực ở Iran như Ali Montazeri, Rafsanjani, Mohammad Khatami đê chỉ trích câc quyết định

Tabatabai-của Khamenei liín quan đến kết qua bầu cử vă câc biện phâp chống biểu tình Tabatabai-của chính phủ.

5 Thâng 5 năm 2008, Hezbollah tiến văo Beirut, Lebanon nhưng không chiếm chính quyền; Hezbollah liín

minh với phe Thiín chúa giâo của Micheal Aoun ở Lebanon; Iran giân tiếp “giúp” Mỹ ổn định Iraq

16

Trang 19

Khamenei nhân mạnh nếu quốc tế “công nhận quyền hạt nhân của Iran, chúng tôi

sẵn sàng đối thoại về các vấn đề kiểm soát, giám sát và bảo đảm an toàn trên bình

diện quốc tế” [141] Ông cũng khang định “Iran không có ý định tìm kiếm VKHN”

[150] nhưng sẽ “không từ bỏ chương trình làm giàu uranium” [193] Năm 2005,

ông đưa ra một sắc lệnh tôn giáo (fatwa) tuyên bố việc sản xuất, tàng trữ và sử dụngVKHN bị cam trong dao Hồi Với sắc lệnh tôn giáo nói trên, Lãnh tụ tối cao

Khamenei dường như sẽ không cho phép Iran sở hữu VKHN khi ông còn đươngnhiệm Tuy nhiên, việc ông cho phép Iran xây dựng CTHN với các hoạt động nhạy

cảm có thé được sử dụng cho mục đích quân sự, đang tạo ra cơ sở nên tảng chophép Iran sản xuất VKHN trong tương lai Ngoài ra, về mặt lý luận, sắc lệnh tôn

giáo “một quốc gia Hồi giáo có quyền bác bỏ các luật lệ cơ bản nhất của tôn giáo”của có Lãnh tụ tối cao Khomeini năm 1988 [25, tr 406] cũng tạo cơ hội cho các thế

hệ lãnh dao sau Khamenei có thé thay đổi quan điểm về VKHN nếu việc sở hữuVKHN được xem là quan trọng và cần thiết nhằm bảo vệ quốc gia Hồi giáo.

1.1.2 Tổng thống và một số nhân vật khác có ảnh hưởng ở Iran

Trong hệ thống chính trị Iran, Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hànhpháp, được lựa chọn thông qua bầu cử, có quyền lực lớn thứ hai ở Iran sau Lãnh tụtối cao và chịu trách nhiệm trước Lãnh tụ tối cao Tổng thống lran đồng thời là Chủ

tịch Hội đồng tối cao Cách mạng Văn hóa (SCCR) và Hội đồng tối cao An ninh

quốc gia (SNSC) Theo Hiến pháp Iran, Tổng thống có quyền ký kết các hiệp ước,hiệp định với các nước va tô chức quốc tế; thành lập nội các, chỉ định tỉnh trưởng,

các đại sứ; hoạch định chính sách và dự thảo ngân sách trình Quốc hội Iran (MajJIlis)thông qua Nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài bốn năm và được tái cử một lần.

Tổng thống Iran đương nhiệm Mahmoud Ahmadinejad không phải là một giáosĩ, không có xuất thân và uy tín tôn giáo cao như người tiền nhiệm MohammadKhatami Ngoài ra, với quá khứ tham gia một tô chức Hồi giáo cấp tiến” khi còn là

” Năm 1979, Tổ chức này đã tắn công và bắt giữ con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Tehran.

17

Trang 20

sinh viên và một tô chức đặc biệt của IRGC (1980-1988), Ahmadinejad không có

được hình ảnh tích cực đối với phương Tây Năm 2003, được sự ủng hộ mạnh mẽ

của phe bảo thủ, ông trúng cử thị trưởng Tehran Qua hai năm làm thị trưởng

Tehran, ông xây dựng được hình ảnh tích cực trong mắt người dân Iran: gần dân, vìdân, giản di, không tham nhũng Trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran năm 2005, cửtri Iran, nhất là những người có thu nhập thấp, đã bỏ phiếu cho Ahmadinejad với hivọng ông sẽ cải thiện được tình hình kinh tế - xã hội ở Iran Năm 2009, mặc dù tìnhhình kinh tế - xã hội Iran không được cải thiện nhiều và gặp khó khăn do các biệnpháp trừng phạt quốc tế, đa số cử tri Iran vẫn bỏ phiếu cho ông.

Ahmadinejad tin rằng CNHN dân sự sẽ giúp Iran “đạt tiến bộ trên mọi lĩnh

vực” Ông cho rằng phương Tây không sợ Iran có VKHN mà sợ “khả năng tự lựcvà kiến thức của Iran và việc giới trẻ Iran đang tiếp cận CNHN vì mục đích hòa

bình” [138] Đối với Ahmadinejad, CNHN sẽ tăng cường sức mạnh cho thế giớiHồi giáo Vì vay, Iran sẵn sang “chia sẻ với những nước trong khu vực về những

kinh nghiệm quý báu cũng như những thành tựu đạt được trong lĩnh vực năng lượng

hạt nhân hoà bình” [134] Ké từ khi Ahmadinejad trở thành Tổng thống Iran, CTHNIran liên tục được đây nhanh và mở rộng về quy mô Chính sách đối ngoại của Iran

liên quan đến CTHN cũng thay đổi theo hướng cứng rắn hơn Ngoài ra, một số quan

điểm (về Mỹ, Israel, về các tổ chức quốc tế ) và các chính sách của ông khi còn làthị trưởng Tehran cũng làm các quốc gia phương Tây lo ngại nhiều hơn về mục đíchcủa CTHN Iran Một số quan điểm dưới đây có thé được coi là có ảnh hưởng quantrọng thúc đầy Ahmadinejad ủng hộ và quyết tâm theo đuổi CTHN hai mục đích:

Quan điểm về các giá trị Hồi giáo và giá trị phương Tây: Ở Ahmadinejad,

khó có thé tìm thấy sự dung hòa giữa các giá trị Hồi giáo và phương Tây Khi cònlàm thị trưởng Tehran, Ahmadinejad đã từng bước “Hồi giáo hóa thủ đô” bằng cácbiện pháp như thúc đây các hoạt động tôn giáo của người Shiite trong khi hạn chếcác hoạt động van hóa - xã hội khác; đóng cửa các cửa hang ban đồ ăn nhanh; yêucầu viên chức thành phố để râu và mặc áo dài tay; thay thế nhân sự trong bộ máy

18

Trang 21

chính quyền Tehran bằng những nhân vật bảo thủ cấp tiến Trong chiến dịch vậnđộng tranh cử Tổng thống năm 2005, ông hứa phục hồi các giá trị truyền thống củacuộc Cách mạng Hồi giáo và sẽ trao các cơ sở văn hóa của Iran hiện nay cho cácthánh đường Hồi giáo quản lý Ông lên án các giá trị phương Tây và phong trào cải

cách làm xói mòn các giá tri Hồi giáo và băng hoại đạo đức xã hội Sau khi thắng

cử, Ahmadinejad nhấn mạnh chính phủ của ông sẽ “xây dựng một mô hình xã hộiHồi giáo kiểu mẫu tiên tiến và hùng mạnh” [197] Đối với nhiều quốc gia phươngTây, Iran dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Ahmadinejad đang quay về với các quanđiểm của cố Lãnh tụ tối cao Khomeini như đối đầu không khoan nhượng với các giátrị phương Tây; kích động và sẵn sàng sử dụng bạo lực để bảo vệ các gia tri Hồigiáo; tích cực chống Mỹ và Israel; xuất khâu Cách mạng Hồi giáo Trong quá khứ,

có lãnh tụ tối cao Khomeini của Iran đã từng kêu gọi, ủng hộ người dân ở các nước

Arập - Hồi giáo thực hiện Cách mạng Hồi giáo, cùng Iran xây dựng một cộng đồngHồi giáo thống nhất Với tiền lệ nói trên, Mỹ, Israel và nhiều nước khác khôngtránh khỏi lo ngại đối với mục đích làm chủ CNHN của Iran Trong khi đó, đối vớiAhmadinejad và phe bảo thủ ở Iran, việc bảo lưu khả năng sản xuất VKHN trongCTHN hiện nay có thé sẽ cần thiết cho sự tồn tại của chế độ, tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình đưa các giá tri Hồi giáo trở lại thống trị hoàn toàn ở lran và hiện thực

hóa tham vọng xuất khâu Cách mạng Hồi giáo của Khomeini trong tương lai.

Đối với Mỹ, năm 2005, ngay trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi trở thànhTổng thống Iran, Ahmadinejah “khăng định không có ý định cải thiện quan hệ ngoại

giao với Mỹ cho đến khi nào Washington từ bỏ thái độ thù địch với nước Cộng hòa

này” [133] Sau khi Obama trở thành Tổng thống Mỹ, thái độ của Tổng thống IranAhmadinejad có phần tích cực hơn nhưng quan điểm chủ đạo vẫn là không tintưởng và chỉ trích Mỹ chính trị hóa vấn đề hạt nhân Iran Đối mặt với khả năng canthiệp quân sự của Mỹ, ông thường xuyên khang định Iran đủ khả năng đáp trả mọi

cuộc tan công của Mỹ Nhưng trên thực tế, cho dù đáp trả “thành công”, Iran van

phải chịu thiệt hai nặng nề về người và của mà phải mat nhiều năm, hàng chục nămhoặc không thể khôi phục lại như trước do các biện pháp cắm vận kéo dai làm tram

19

Trang 22

trọng thêm hậu quả của các cuộc tấn công Sự đi xuống của Iraq sau Chiến tranh

vùng Vịnh 1991 và nhanh chóng sụp đỗ trong cuộc chiến năm 2003 là một bài học

đối với phe bảo thủ ở Iran Vì thế, trong tương lai, để bảo vệ chế độ Hồi giáo vàgiảm nguy cơ bị can thiệp quân sự từ bên ngoài, Ahmadinejad và các thế hệ lãnh

đạo bảo thủ tương lai của Iran có thé sẽ nghĩ tới khả năng ran đe của VKHN.

Đối với Ahmadinejad, Israel là “một chế độ bat hợp pháp do phương Tây

thành lập và là mối de dọa thường trực đối với tat cả chính phú và quốc gia trên thé

giới” [188] Tháng 10 năm 2005, trong cuộc gặp với các sinh viên tham gia biểutình phản đối chủ nghĩa phục quốc Do Thái, sự kiện được tổ chức hàng năm ở Iran,Ahmadinejad đã nhắc lại quan điểm của cố Lãnh đạo tối cao Khomeini rằng Israel

“phải bị xóa khỏi bản đồ thế giới” [146] và lên án các nước Hồi giáo cải thiện quan

hệ với Israel Đầu năm 2006, trong khi Bộ Ngoại giao Iran cho rằng lỗi dịch thuật

đã khiến quốc tế hiểu sai chính sách của Iran với Israel thì, trong một hội nghị tôchức tai Tehran bàn về van dé Palestine, Ahmadinejad tiếp tục khang định quanđiểm cực đoan với Israel khi tuyên bố sớm hay muộn, chế độ của những kẻ theoChủ nghĩa phục quốc Do Thái — “một cái cây khô héo”- sẽ “bị hủy diệt bởi một cơn

bão” và “bởi những thành quả đạt được của nhân dân Hồi giáo” [199] Đối với ông,

chỉ khi xóa bỏ chế độ Zion thì mới có thê tìm được giải pháp lâu dài cho hòa bìnhTrung Đông Như vậy, nếu Ahmadinejad và phe bao thủ thực sự theo đuổi nhữngquan điểm cực đoan về Israel, họ sẽ đối mặt với ít nhất hai vẫn đề: thứ nhất, nguy

cơ bị Israel và Mỹ tan công phủ đầu và lật dé chế độ; thứ hai, nếu muốn hiện thựchóa các quan điểm và tuyên bố, Iran cần tăng cường sức mạnh quân sự Dé giải

quyết hai vấn đề nói trên, Ahmadinejad khó tránh khỏi xu hướng ủng hộ việc sởhữu VKHN Vì thé, quan điểm cực đoan với Israel cũng tác động không nhỏ tới

quan điểm của Ahmadinejad về việc Iran cần theo đuổi CTHN hai mục đích.

Ngoài ra, Ahmadinejad thường xuyên chỉ trích chính sách và hành động cua

các cường quốc phương Tây và các tô chức quốc tế Ông công khai chỉ trích và cáo

buộc “phân lớn các tô chức quôc tê đêu đã biên thành tô chức chính trị và ảnh

20

Trang 23

hưởng của những thé lực lớn đã khiến họ không thé đưa ra những quyết định công

minh” [140] Với những quan điểm như vậy, Ahmadinejad có xu hướng lãnh đạo

Iran đi theo con đường “tự cứu mình” hơn là tin tưởng vào các thể chế quốc tế hay

hợp tác với các quôc gia khác đê đôi phó với các môi de dọa từ bên ngoài.

Nhìn chung, các quan điểm của Tổng thống Ahmadinejad về bảo vệ chínhquyền Hồi giáo, phát triển Hồi giáo, về Mỹ và Israel, về sự cần thiết làm chủ

CNHN khá tương đồng với các quan điểm của có Lãnh tụ tối cao Khomeini và

Lãnh tụ tối cao Khamenei hiện nay Tuy nhiên, CTHN qua các thế hệ lãnh đạo ởIran đã có những thay đổi nhất định theo hướng ngày một không rõ ràng giữa cácmục đích quân sự và dân sự Trong quá khứ, sự thay đôi quan điểm của cố Lãnh tụtối cao Khomeini, từ chỗ chối bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân đến chỗ tách nókhỏi phạm trù VKHN, đã mở đường cho Iran khôi phục CTHN của triều đạiPahlavi Quan điểm đánh giá cao tầm quan trọng của CNHN và quyết tâm làm chủCNHN của Lãnh tụ tối cao kế nhiệm Khamenei đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sựphát triển CTHN Iran Trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống Ahmadinejad, Iran đã và

đang đây mạnh hơn nữa các hoạt động hạt nhân nhạy cam va ngày càng đạt được

nhiều thành tựu trên con đường làm chủ CNHN, tạo được cơ sở nên tảng cho khả

năng sở hữu VKHN trong tương lai Mặc dù cô Lãnh tụ tối cao Khomeini và Lãnh

tụ tối cao Khamenei đều phản đối việc Iran sản xuất và sở hữu VKHN nhưng chúngta cần lưu tâm đến quyết định khôi phục CTHN của cô Lãnh tụ tối cao Khomeini đãdiễn ra ngay trong cuộc chiến tranh với Iraq Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu tâmđến hoạt động nghiên cứu và phát triển vũ khí hóa học của Iran cũng bắt đầu đượcthực hiện trong cuộc chiến tranh nói trên (cho dù không sử dụng), sau khi quân độilran bị đây lùi bởi vũ khí hóa hoc cua Iraq Như vậy, nếu an ninh quốc gia bị đe dọanghiêm trọng, Lãnh tụ tối cao của Iran trong tương lai có thé giải thích lại, thôngqua sắc lệnh tôn giáo, về sự cần thiết sở hữu VKHN như một phương tiện để bảo vệsự tồn tại của quốc gia Hồi giáo Trên thực tế, hiện nay, van dé Iran cần hay không

cần VKHN van đang được tranh luận ở Iran.

21

Trang 24

Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei và Tổng thống Ahmadinejad là những cá nhân

có nhiều anh hưởng nhất đối với CTHN của Iran Tuy nhiên, do chế độ ở Iran hoạt

động trên cơ sở đồng thuận nhất định, lập trường của nhitng nhân vật khác cũng ảnhhưởng đến quá trình hoạch định chính sách hạt nhân của lran.

Ayatollah Akbar Hashemi Rafsanjani là nhân vật đại điện cho tầng lớp giáo sĩlên cam quyền năm 1979, là một trong những cô vấn được tin cậy nhất của cô lãnh

tụ tối cao Khomeini, có uy tín và ảnh hưởng chỉ sau Khamenei Trong giai đoạn

1989-1997, Rafsanjani là Tổng thống Iran Cho đến cuối thang 12 năm 2010, ông làChủ tịch Hội đồng cô van và Hội đồng chuyên gia Ở Iran, Rafsanjani có quan hệtốt với hầu hết các nhóm chính trị Hồi giáo Đối với phương Tây, ông được đánh

giá là người theo chủ nghĩa thực dụng Tuy nhiên, sự ủng hộ của giới quý tộc và sự

giàu có của ông lại làm người dân Iran thấy ông xa rời quần chúng Trong chiến

dịch tranh cử năm 2005, Rafsanjani tuyên bố ủng hộ việc Iran tự làm giàu uraniumvà khang định, nếu trúng cử, sẽ tiếp tục CTHN Iran, duy trì hợp tác với IAEA và

các cuộc đàm phán với quốc tế dé xây dựng lòng tin Năm 2007, ông khang định

“lran sẽ không sử dụng các thành tựu hạt nhân vào công nghiệp quân sự” vì “việc

sử dụng VKHN không phù hợp với văn hóa Cộng hòa Hồi giáo Iran”[171] Nhìn

chung, dù Rafsanjani hay phe nhóm của ông thắng cử trong tương lai, quyết tâmtheo đuổi CTHN của Iran cũng không có sự thay đổi lớn Tuy nhiên, Iran có thé sẽ

theo đuôi CTHN một cách khéo léo hơn, đối thoại nhiều hơn và mặc cả nhiều hơn.

Cựu Tổng thống Iran Mohammad Khatami (1997-2001; 2001-2005), được coilà biểu tượng của phong trào cải cách kinh tế - chính tri - xã hội ở Iran Xét từ xuấtthân, địa vị xã hội - tôn giáo, Khatami là một nhân vật có uy tín hàng đầu ở Iran.

Ông luôn nhắn mạnh Iran có quyền sở hữu CNHN vì mục đích hòa bình và kiên

quyết không từ bỏ quyền nói trên Đồng thời, ông cũng khang định “Tehran không

có tham vọng sản xuất vũ khí nguyên tử”[137] Ong chủ trương đối thoại với quốctế về CTHN Iran và “sẵn sàng làm moi thứ cần thiết dé đảm bảo rang chúng tôikhông phát triển vũ khí nguyên tử”[139] Đối với Khatami, Iran cần làm chủ CNHN

22

Trang 25

nhưng cũng cần cải cách và phát triển kinh tế Vì vậy, lran cần thực hiện chính sáchhạt nhân linh hoạt nhằm tránh bị trừng phạt kinh tế, bị cô lập chính trị; tránh để ảnhhưởng đến quá trình xin gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Trong cuộcbau cử tong thong Iran năm 2009, với lý do cần đoàn kết cử tri cho một ứng cử viên

duy nhất của phe cải cách, ông đã không tham gia tranh cử.

Ali Ardashir Larijani, là Chủ tịch Quốc hội Iran hiện nay Larijani sinh ra

trong một gia đình trí thức Hồi giáo nổi tiếng ở Iran Ông là nhân vật thân cận củaLãnh tụ tối cao Khamenei và được các nhóm bảo thủ chính ở Iran ủng hộ, đáng kế

nhất là Hội đồng phối hợp Lực lượng Cách mạng (CCFR) và Hiệp hội kỹ sư Hồi

giáo (SE) Khi giữ vị trí người đứng đầu Cơ quan truyền thông Cộng hòa Hồi giáoIran (IRIB) (1994-2004), Ali Larijani liên tục gây sức ép, yêu cầu Tổng thốngKhatami nối lại hoạt động làm giàu uranium Năm 2005, ông tham gia tranh cửTổng thống Iran nhưng that bại Sau khi đảm nhiệm vị trí thư ky SNSC va đồng thời

là Trưởng đoàn dam phán hạt nhân Iran (2005-2007), Larijani chủ trương thực hiện

chính sách thương lượng cứng rắn Tuy nhiên, qua quá trình đàm phán với EU, ông

có xu hướng ôn hòa hơn, thậm chí còn chỉ trích lập trường không thỏa hiệp và cứng

rắn quá mức với phương Tây của Tổng thống Ahmadinejad Tháng 10 năm 2007,

ông từ chức Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân nhưng vẫn tham gia các cuộc dam

phán với tư cách đại diện cho Lãnh tụ tối cao Khamenei Trong tương lai, Larijani

nhiêu khả năng van giữ vai trò quan trọng trong cơ câu quyên lực ở Iran.

Ayatollah Mesbah Yazdi, học trò của Khomeini, hiện nay là thành viên của

Hội đồng giám hộ và là chỗ dựa về uy tín tôn giáo, có van tôn giáo cho Tổng thốngAhmadinejad Ông là người theo chủ nghĩa dân túy tôn giáo cứng rắn, là một trong

những nhân vat bảo thủ nhất, có uy tín, quyền lực nhất ở Iran Ông cho rang Hồigiáo và thể chế cộng hòa không thể dung hòa vì một chính phủ Hồi giáo thực sự thì

không cần bầu cử Quan điểm về hạt nhân của Yazdi rất nhạy cảm Ông cho rằng

Iran nên thăng thắn và đừng hứa hẹn gì với quốc tế về CTHN của mình Các nhómbảo thủ nhất ở Iran coi Yazdi là một Lãnh tụ tối cao tiềm năng.

23

Trang 26

Nhìn chung, các cá nhân lãnh đạo ở Iran tương đối thông nhất về mục tiêu làm

chủ CNHN thông qua chương trình ĐHN nhạy cảm (không từ bỏ hoạt động làm

giàu uranium, xây dựng CSHN sản xuất nước nặng, nghiên cứu và phát triển máy lytâm (MLT) ) Trong các tuyên bố công khai, đa số cá nhân lãnh đạo đều cho biếtIran không tìm cách sở hữu VKHN Tuy nhiên, về lý thuyết, do không từ bỏ cáchoạt động nhạy cảm, khả năng sản xuất VKHN của Iran mặc nhiên được bảo lưu.Ngoài ra, quan điểm của họ về vấn đề “nên hay không nên sở hữu VKHN” chịu tác

động ít nhiều từ các mục tiêu như bảo vệ chế độ Cộng hòa Hồi giáo, tăng cường ảnh

hưởng của đạo Hồi Shiite, phát triển kinh tế Như vậy, trên cơ sở tác động của cácmục tiêu liên quan, Lãnh tụ tối cao Khamenei, người bị ràng buộc bởi sắc lệnh tôngiáo cam sản xuất, tàng trữ và sử dụng VKHN và cựu Tổng thống Khatami, người

đại điện cho phe cải cách, cũng như cựu Tổng thống Rafsanjani, nhân vật thực dụngvà đại diện cho giới giáo sĩ được hưởng nhiều đặc quyền kinh tế, sẽ ít có mong

muốn sở hữu VKHN hơn so với những nhân vật đại diện cho giới giáo sĩ Hồi giáobảo thủ, cho IRGC như Yazdi, Tổng thống Ahmadinejad Vì vậy, sự lựa chọnphát triển CTHN hai mục đích của Iran còn có thể được coi là sự thỏa hiệp giữa cácthé lực chính trị ở Iran hiện nay Trong tương lai, khả năng Iran sở hữu một don vịVKHN trên thực tế sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả đấu tranh chính trị nội bộ ở Iran.

1.2 Cấp độ quốc gia

1.2.1 Ảnh hưởng của tôn giáo

Trong cấp độ quốc gia, vì Cộng hòa Hồi giáo Iran được xây dựng trên cơ sởnền chính trị thần quyền và vì 98% dan số Iran theo đạo Hồi, trong đó 95% thuộc

dong Shiite [143], khi phân tích các yếu tố tác động tới chính sách hạt nhân Iran,

chúng ta không thé bỏ qua yếu tô tôn giáo (Hồi giáo).

Ngay sau khi Cách mạng Hồi giáo Iran thành công, liên minh thế tục - tôngiáo chống chính quyền Pahlavi bắt đầu tan vỡ Tháng 12 năm 1979, thông qua

24

Trang 27

cuộc trưng cầu dân ý, Hiến pháp mới mang tinh chất Hồi giáo đã được 98,2% cử tri

ủng hộ, tạo cơ sở cho sự ra đời Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran [25, tr.400] Đề

củng có nền chính trị thần quyền, từ năm 1980 đến năm 1987, chính quyền Cộnghòa Hồi giao Iran đã thực hiện Cách mạng Văn hóa nhằm loại bỏ ảnh hưởng củavăn hóa phương Tây và các giá trị phi Hỏi giáo khỏi Iran Dưới sự chỉ đạo của

SCCR, toàn bộ nền giáo dục Iran được định hướng lại Từ năm 1980 đến năm 1983,

các trường đại hoc ở Iran đã bi đóng cửa Sau khi mở cửa trở lại, quá trình thanh lọc

đối với giáo trình giảng dạy, sinh viên, giảng viên vẫn được tiếp tục nhằm đảmbảo một hệ thống giáo dục Hồi giáo Shiite thuần khiết Cho đến nay, SCCR vẫn tiếptục nhiệm vụ giám sát và thanh lọc dé đảm bao giáo dục va van hóa Iran hoàn toàn

Hồi giáo như yêu cầu của cô Lãnh tụ tối cao Khomeini Nhìn chung, vì sự tôn kính

đối với Thánh Allah là trụ cột Đức tin đầu tiên và quan trọng nhất của tín đồ Hồigiáo, nên khi nền chính trị thần quyền được đảm bảo, các chính sách của chính phủ

Tran “nhân danh thánh Allah”, là “ý muốn của thánh Allah”, “được thánh Allah giúp

đỡ” sẽ có được chỗ dựa tôn giáo và được nhân dân ủng hộ.

Trong lĩnh vực hạt nhân, chính sách phát triển CNHN của chính phủ Iran nhận

được sự ủng hộ của nhân dân một phần cũng dựa trên cơ sở tôn giáo như vậy Trongquá khứ, các tôn giáo, trong đó có Hồi giáo, đã từng phản đối tri thức khoa học Tuy

nhiên, khi không thé quay ngược bước tiễn của thời đại, các tôn giáo bắt đầu timcách dung hòa tôn giáo và khoa học Trong trường hợp Hồi giáo, các giáo sĩ đã tìmtrong kinh Koran những câu hoặc đoạn trích có thể diễn giải phù hợp với thời đạimới Họ muốn chứng minh không có mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học, thậmchí tôn giáo còn chỉ ra con đường đúng đắn cho việc tìm kiếm các chân lý khoa họccủa con người Iran hiện nay là một ví dụ về sự kết hợp chặt chẽ giữa tôn giáo vàkhoa học, nhưng “tôn giáo đứng trên khoa học và dẫn đắt khoa học” (K.Gia-min,nhà triết học tôn giáo Pakistan) Tuy nhiên, trên thực tế, Iran và các nước Hồi giáo

khác đều đang đi sau các nước phương Tây và Israel về trình độ khoa học - côngnghệ Dé thay đổi sự thật này, Iran phải trở thành một quốc gia có nền khoa học -

công nghệ phát triển hàng đầu Trong nhiều lĩnh vực khoa học - công nghệ, các lãnh

25

Trang 28

đạo Iran tập trung phat triển CNHN, xem việc làm chủ CNHN sẽ đem lại tiến bộtrên mọi lĩnh vực cho người Iran Như vậy, quan điểm tôn giáo dẫn dắt khoa học vàđược thánh Allah khuyến khích vừa là động cơ, vừa là điểm tựa tinh thần dé Iran

quyết tâm theo đuôi chính sách làm chủ CNHN.

Ngoài ra, các quan điểm truyền thống của Hồi giáo Shiite, một nhánh chínhtrong Hồi giáo” và những quan điểm của Khomeini có thé là động co dẫn dắt không

ít nhân vật bảo thủ ở Iran nghĩ đến VKHN và khiến nhiều nước lo ngại về tham

vọng làm chủ CNHN cua Iran Ở Iran, vào thé kỷ XV, dưới triều đại Safavid, Hồigiáo Shiite trở thành quốc giáo của Iran Khi được hỏi về ảnh hưởng của các tưtưởng hồi giáo Shiite tới xã hội Iran, ông Bernard Hourcade, giám đốc nghiên cứu

của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (NCSR) đã đánh giá “tư tưởng

Hồi giáo Shiite ảnh hưởng tới Iran như Thiên chúa giáo ảnh hưởng tới nướcPhap”[58] Chủ trương gạt bỏ các giá trị Hồi giáo Shiite là một trong những nguyênnhân khiến chế độ Pahlavi bị lật đồ Trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988),Iran đứng vững nhờ kết hợp thành công tỉnh thần tôn giáo và chủ nghĩa yêu nước.

Công cuộc cải cách của cựu Tổng Thống Iran Khatami thất bại cũng do đụng chạm

tới lợi ích của giới tăng lữ tôn giáo.

Sau Cách mạng Hồi giáo, nhăm phục vụ cho việc xây dựng chế độ thần quyềnở Iran, Khomeini đã giải thích lại một số học thuyết của Hồi giáo Shiite Ông chorằng các nhà luật học Hồi giáo - những người giúp việc của Imam thứ 12” - sẽ tạm

8 Su phan chia Shiite-Sunni trong Hồi giáo bat nguồn từ sự tranh giành quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo.

Khi Muhammad mat, ông không chỉ định ai làm người kế vị nhưng chỉ định Abu Bakr làm người điều khién

các buổi cầu nguyện ở thánh địa Medina Sau đó, các thủ lĩnh Hồi giáo đã chọn Abu Bakr làm Caliph đầutiên Việc nay đã lam Ali (ho hang với Muhammad và là con rễ của ông) bat mãn Năm 656, với sự ủng hộ

của thị tộc Hashemite, Ali giành được ngôi Caliph Nhưng 5 năm sau, Ali bị ám sát ở Koufa (thuộc Iraq hiện

nay) Sự kiện này chính thức thúc đây sự hình thành Hồi giáo Shiite (Shiite có nghĩa là Shiat Ali, nghĩa là

những người ủng hộ Ali) với mục tiêu giảnh lại ngôi Caliph cho con cháu của Ali Họ chủ trương coi các

Caliph Sunni là những kẻ tiếm quyền, cai trị bất hợp pháp trong cuộc sống tôn giáo và thế tục Họ coi Ali là

Imam đầu tiên của cộng đồng Shiite Sự tử vì dao cua Ali, của Hussein ibn Ali - Imam thứ ba của ngườiShiite- và cuộc dau tranh giành lại ngôi Caliph giữ vai trò quan trong trong học thuyết của người Shiite.

? Imam là danh hiệu đành cho người lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo được Hồi giáo Shiite công nhận sau khi

nhà tiên tri Muhammad mất Hồi giáo Shiite coi Ali là Imam đầu tiên Dai đa số người Shiite ở Iran theo học

26

Trang 29

thời đảm nhiệm quyền lãnh đạo nhân dân Hồi giáo trong “thời kỳ đen tối của Hồigiáo”, khi Imam thứ 12 chưa trở lại Dé tập trung quyền lực, người thông thái nhấtsẽ được các giáo sĩ uy tín nhất trong cộng đồng Hồi giáo chỉ định vào vị trí Lãnh tụtối cao Quan điểm nói trên của Khomeini là cơ sở nền tảng của nền chính trị thầnquyền ở Iran hiện nay Sau khi Khomeini mắt, Iran ít nhiều thay đổi các quan điểmcủa Khomeini để phù hợp với tình hình khu vực và quốc tế Nhưng về cơ bản,chúng vẫn được kế thừa và bảo vệ Hiện nay, về đối nội, phe bảo thủ cực đoan ở

Iran đang có gang đưa tư tưởng Hồi giáo Shiite của Khomeini trở lại thống trị trong

đời sống xã hội - tôn giáo Về đối ngoại, nếu phe bảo thủ Iran quyết tâm chốngIsrael; các giá trị phương Tây; xuất khâu Cách mạng Hồi giáo theo tư tưởng củaKhomeini (Phụ lục 1) thì họ có thể nghĩ đến khả năng răn đe của VKHN VKHN

góp phần tăng cường an ninh cho chế độ trước các thế lực thù địch bên ngoài và quađó, cũng đem lại khả năng tự do hành động nhất định cho lran trong việc thực hiện

tư tưởng của Khomeini Vì vậy, chủ trương kế thừa tư tưởng của Khomeini và khôiphục vai trò của nó trong định hướng chính sách đối ngoại của phe bảo thủ là động

cơ quan trọng dan dat Iran theo đuôi CTHN hai mục dich.

Ngoài ra, học thuyết của người Shiite về sự trở lại của Imam thứ 12 đượcKhomeini giải thích lại cũng có thé là một yếu tố thúc day Iran phát triển CTHNnhạy cảm Trong học thuyết Shiite nguyên gốc, tín đồ có nhiệm vụ bảo vệ tôn giáovà chờ đợi Imam thứ 12 trở về Tuy nhiên, khi kêu gọi Cách mạng Hồi giáo Irannăm 1979, Khomeini đã giải thích lại học thuyết nói trên Ong cho rằng bang cách

hành động (lật đỗ chế độ quân chủ) xây dựng chế độ thần quyền Hồi giáo, người

Iran sẽ thúc day Imam thứ 12 trở về sớm hơn Sau khi Cách mạng Hồi giáo Iranthành công, ông tiếp tục kêu gọi, ủng hộ người Hồi giáo ở các quốc gia khác thựchiện Cách mạng Hồi giáo, cùng Iran xây dựng một cộng đồng Hồi giáo thống nhất.Tuy nhiên, cho đến nay, Cách mạng Hồi giáo mới chỉ thành công ở Iran Ngoài ra,

mặc dù chế độ Cộng hòa Hồi giáo đã ton tại hơn 30 năm ở Iran nhưng Imam thứ 12

thuyết Twelver Shiite, công nhận 12 Imam trong số con cháu của Ali Họ tin rằng, Imam thứ mười hai, biếnmat vào năm 874, chưa chết và sẽ quay lại dé đưa Hồi giáo trở lại thời đại hoàng kim.

27

Trang 30

vẫn chưa trở lại Với thực tế nói trên, những người ủng hộ tư tưởng Khomeini cóthể cho rằng cần “hành động” nhiều hơn, trên phạm vi rộng hơn để đưa Imam thứ

12 trở lại Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, với quyền lực của Iran, khảnăng “hành động” của Iran khá hạn chế Dé tăng cường khả năng “hành động”, Iran

có thê cần đến khả năng răn đe và mặc cả của VKHN.

1.2.2 Bối cảnh chính trị - xã hội ở Iran

Sự thống nhất giữa các phe phái chính trị ở Iran về sự cần thiết làm chủ

CNHN là một động lực quan trọng cho CTHN Iran Hiện nay, ở Iran có hai khuynh

hướng chính về chính sách phát triển hạt nhân:

- Khuynh hướng cứng rắn: quyết tâm làm chủ CNHN, bắt chấp bị áp đặt trừngphạt kinh tế và cô lập chính trị Khuynh hướng này gồm những người theo đường

lối bảo thủ như Lãnh tụ tối cao Khamenei, Tổng thống Ahmadinejad, Ayatollah

Yazdi, các thành viên IRGC, các nhóm tôn giáo bảo thủ Ali Larijani và các nhân

vật thân cận trong nhóm “bảo thủ mới” cũng có thể xếp vào khuynh hướng này.

- Khuynh hướng thực dụng - linh hoạt: muốn theo đuổi CTHN nhưng đồng

thời, chủ trương duy trì được lợi ích kinh tế, chính trị của Iran, tránh bi cắm vận, cô

lập Đây là khuynh hướng của phe cải cách với những đại diện nổi bật như cựuTổng thống Khatami, Mir-Hossein Mousavi và phần nào đó là Rafsanjani.

Nhu vậy, các nhóm chính tri ở Iran, dù cải cách hay bảo thủ, đều ủng hộ quyếtđịnh xây dựng và phát triển CTHN Họ chỉ tranh luận về các vấn đề liên quan nhưcó cần quan tâm đến phản ứng của quốc tế hay không, hi sinh hay không hi sinh cáclợi ích kinh tế - chính trị Iran vì mục tiêu làm chủ CNHN, hợp tác với IAEA ở mức

độ nào Sau các cuộc bầu cử Quốc hội (2004) và Tổng thống (2005), phe bảo thủ

kiểm soát trở lại toàn bộ các cơ quan quyén lực Nhà nước ở Iran, mở đường choviệc đây nhanh CTHN theo hướng nhạy cảm hơn Bên cạnh đó, quan điểm Iran cần

xây dựng quân đội mạnh, có khả năng răn đe băng vũ khí tiên tiến, “đủ sức làm cho

28

Trang 31

những cường quốc ngạo mạn phải từ bỏ ý đồ xấu” [128] dé bảo vệ an ninh quốc giacủa phe bảo thu là một quan điểm nhạy cảm trong bối cảnh Iran vẫn bảo lưu kha

năng sản xuất VKHN Sự kiện Iraq dùng vũ khí hóa học gây thiệt hại nặng nề choquân đội Iran cuối chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988) trở thành nỗi ám anh lịch sử

được phe bảo thủ viện dẫn khi bảo vệ quan điểm Iran cần có VKHN Việc Iraqkhông bị quốc tế trừng phạt cũng được viện dẫn như một bằng chứng cho thấy Iran

phải tự vệ băng khả năng răn đe hạt nhân độc lập trước khi cầu viện tới Luật pháp

quốc tế Rafsanjani, với tư cách Chủ tịch Quốc hội Iran (1980-1989), đã phát biểu

“ Ít nhất chúng ta cũng nên nghĩ về các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt dé tự vệ.

Mặc dù việc sử dụng những loại vũ khí như vậy là vô nhân đạo, cuộc chiến này đãdạy chúng ta rằng luật pháp quốc tế chỉ là những giọt mực trên giấy mà thôi”[172].Ngay trong chiến tranh với Iraq, Iran đã nghiên cứu, phát triển vũ khí hóa học vàkhôi phục CTHN của chế độ Pahlavi Như vậy, với việc phe bảo thủ chiếm ưu thế

trong hệ thống chính tri Iran, Iran sẽ tiếp tục đây mạnh CTHN hai mục đích.

Ngoài ra, dưới tác động của ÿ thức dân tộc, CTHN lran cũng nhận được sự

ung hộ của nhân dân Iran Đỗi với nhân dân Iran, phát triển DHN là “quyền khôngthé tước đoạt” của Iran theo Hiệp ước Không phổ biến VKHN (NPT) Ở Iran,

CTHN là niềm tự hào dân tộc, là sự khang dinh vi thé cuong quéc ở khu vực vatrong thế giới Hồi giáo Ngoài ra, các vấn đề khác như “tiêu chuẩn kép” của Mỹ vàphương Tây trong van đề không phô biến VKHN; mối quan hệ giữa Mỹ và Israel;việc phương Tây dựng lên chế độ Pahlavi trong quá khứ ở Iran; các chính sách thù

địch của Mỹ với Iran hiện nay cùng sự tuyên truyền của chính quyền Iran cũng

góp phan tăng cường sự ủng hộ của nhân dân Iran đối với CTHN như một biểutượng của sự không khuất phục trước bá quyền Mỹ và phương Tây.

Các tổ chức sinh viên ở Iran là một trong những lực lượng xã hội ủng hộCTHN mạnh mẽ nhất Trong những năm qua, lực lượng sinh viên Iran đã nhiều lầntổ chức biểu tình phản đối chế độ, đòi tăng cường tự do dân chủ, công khai lên ánTổng thống Tuy nhiên, đối với CTHN, họ luôn thé hiện sự ủng hộ Tháng 10 năm

29

Trang 32

2003, khi Iran ký Nghị định thư bổ sung Hiệp ước NPT (sau đây gọi tắt là Nghị

định thư bổ sung), nhiều cuộc biểu tinh đã nỗ ra ở các trường đại học Iran Ở Dai

học Kỹ thuật Sharif, sinh viên đã lên án việc ký kết Nghị định thư bổ sung là “sự

phản bội”[128] Thậm chí, Ebrahim Shamshiri, thủ lĩnh của Hiệp hội sinh viên Hồi

giáo (Student’s Islamic Association) còn công khai tuyên bố “Iran cần có VKHN dérăn đe ý đồ de dọa hoặc tiến công của Mỹ”[128] Bên cạnh sự ủng hộ của sinh viên,

CTHN Iran cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà khoa hoc hang đầu ởIran, ngành công nghiệp quốc phòng, các công ty thuộc quyền sở hữu của giới giáo

sĩ bảo thủ, IRGC

Một tâm lý khác trong xã hội có lợi cho chính phủ Iran là sự thiếu quan tâmđến chính sách hạt nhân của một bộ phận nhân dân Iran Những người thu nhập thấpkhông quan tâm tới chính sách hạt nhân nếu chính phủ đảm bảo được điều kiện kinhtế tối thiêu và các khoản trợ cấp cho họ Còn tang lớp trung lưu, tuy chính sách pháttriển hạt nhân cứng răn của chính phủ gián tiếp ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của họ,nhưng những ám ảnh về kinh nghiệm cách mạng của thế hệ trước, nỗi lo sợ rơi vàosự hỗn loạn như Iraq hay nguy cơ bị đàn áp bằng bạo lực, họ không sẵn sàng chốnglại chính phủ Nhìn chung, chính sách hạt nhân của chính phủ Iran nhận được nhiều

sự ủng hộ và ít gặp phải sự phản đối công khai từ phía nhân dân Iran.

1.2.3 Nhu cầu năng lượng để phát triển kinh tế

Nhu cầu điện năng đề phát triển kinh tế cũng được coi là một động cơ thúc đâyIran xây dựng và phát triển CTHN Với lý do Iran sẽ cạn kiệt dau mỏ trong tươnglai gần; có nhu cầu năng lượng cao do tốc độ phát triển nhanh và dân số đông (hon99 triệu người năm 2025 [201]); hạn chế ô nhiễm môi trường do khai thác cácnguồn năng lượng hóa thạch , Iran cho rằng phát trién DHN là cần thiết Hơn nữa,với quan điểm tự làm giàu uranium sẽ kinh tế hơn so với việc nhập khẩu uranium và

tự chủ về năng lượng DHN, chính phủ Iran đã đầu tư hàng triệu USD cho việc thăm

dò, phát triên các mỏ uranium ở Iran và kiên quyết tự làm giàu uranium Tuy nhiên,

30

Trang 33

trên thực tế, các hoạt động nói trên gặp nhiều khó khăn và chi phí cao do thiếu công

nghệ khai thác và không có sự hợp tác quốc tế Ngoài ra, trữ lượng uranium của

Iran cũng chỉ mức trung bình và chất lượng không cao Vì vậy, theo Hadi Zamani,nhà kinh tế học người Iran, xét về hiệu quả kinh tế, với trữ lượng khí đốt lớn thứ haithế giới, giá điện được sản xuất từ khí đốt ở Iran sẽ thấp hơn so với được sản xuất từnăng lượng hạt nhân Chính phủ Iran nên tập trung đầu tư cho các dự án xây dựngđường ống dẫn khí và phát triển công nghiệp hóa lỏng khí thay vi phát triên DHN.

Sự đầu tư này một mặt giúp cho Iran tránh được cấm vận kinh tế, cô lập về chính

trị, đồng thời giúp Iran hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường khí đốt trong tươnglai [243] Như vậy, nếu khí đốt có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất điện, tại sao

chính quyền Iran vẫn theo đuôi CTHN tốn kém và bị chỉ trích?

Dé giải thích van dé này, có thé dựa trên lý luận “những ảnh hưởng tiêu cựccủa dầu mỏ với quá trình dân chủ hóa” của Michael L.Ross [183] Theo Michael

L.Ross, ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ tạo ra các hiệu ứng (thuế;

chỉ tiêu quốc gia; nhóm xã hội; đàn áp; hiện đại hóa) giúp các quốc gia có trữ lượng

dầu mỏ lớn giữ cho qua bom kinh tế - chính trị - xã hội không phát nỗ Xuất khẩu

khí đốt cũng tạo ra các hiệu ứng tương tự như xuất khâu dầu mỏ Vì vậy, trong mụctiêu phát triển DHN đến năm 2021, chính phủ Iran chủ trương giảm tỷ lệ sản xuấtđiện bằng khí đốt từ 75% xuống 65% và dầu mỏ từ 18% xuống 5% và tăng tỷ lệthủy điện từ 7% lên 20% và ĐHN chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia [243].

Như vậy, mục tiêu giảm tỷ lệ dầu mỏ và khí đốt được sử dụng trong sản xuất điệndé tăng cường tỷ lệ dầu mỏ, khí đốt trong hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ cũng là

một nguyên nhân quan trọng thúc day chính phủ Iran phát triển DHN.

Nhìn chung, nếu đánh giá CTHN Iran dưới góc độ thuần túy kinh tế như nhàkinh tế học Iran Zamani, quyết định phát trién DHN của chính phủ Iran có vẻ khôngkinh tế Tuy nhiên, nếu kết hợp với lợi ích duy trì các hiệu ứng được sinh ra từ xuấtkhẩu dầu mỏ và khí đốt, CTHN có vẻ không phải là một cái giá quá đắt đối với

chính phủ Iran Và nếu kết hợp với những tham vọng của Iran và nhu cầu chống lại

31

Trang 34

những mối đe doa từ bên ngoài đối với an ninh quốc gia của Iran, việc chính quyền

bảo thủ Iran theo đuôi CTHN hai mục dich mang lại những lợi ích vượt ra ngoàikhuôn khổ các lợi ích kinh tế hay chính trị - xã hội nội bộ đơn thuần.

1.3 Cấp độ liên quốc gia/ khu vực

1.3.1 Tinh hình Trung Đông

Trung Đông là khu vực luôn tiềm ân nguy cơ xung đột vì những mâu thuẫn đủloại chồng chéo lên nhau Một khu vực với các tổ chức cấp tiến được các quốc giabí mật tài trợ phục vụ cho các mục đích khác nhau Với tình trạng các quốc giatrong khu vực không xây dựng được lòng tin và luôn đề phòng lẫn nhau, chạy đuavũ trang là đặc điểm dễ nhận thấy của khu vực Trung Đông Từ đầu năm 2003,những cáo buộc Iran tìm kiếm VKHN; những căng thắng quanh vấn đề hạt nhân

Iran; sự tăng cường ngân sách quốc phòng, đặc biệt là phát triển công nghệ tên lửacủa Iran đang làm cuộc chạy dua vũ trang ở Trung Đông thêm căng thăng Theo

nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), từ năm 2003, chi phí

quốc phòng khu vực Trung Đông liên tục tăng:

Bảng 1.1: Chi phí quốc phòng khu vực Trung Đông (2003-2009)

Dựa trên báo cáo của SIPRI năm 2010 [192], ta có thê tính được chỉ phí quânsự trung bình hàng năm tính theo Tổng sản lượng quốc nội (GDP) trong giai đoạntừ năm 2000 đến 2008 của một số nước ở Trung Đông như sau: Bahrain 3,9%; Ai

Cập 2,95%; Iraq 3,1% 10 Israel 7,86%; Jordan 5,59%; Kuwait 5,5%; Lebanon

4,65%; Oman 11,2%; Qatar 3,1% 'l Saudi Arabia 9,10%; Syria 5,03%; UAE

10 Chi phi quân sự trung bình hang năm tinh theo GDP cua Iraq dựa trên số liệu từ năm 2004 đến 2008.Chi phi quân sự trung bình hang năm tinh theo GDP của Qatar dựa trên số liệu từ năm 2002 đến 2007.

32

Trang 35

7,56%; Iran 3,3% Số liệu chi phí quân sự trung bình hàng năm tính theo GDP nóitrên cho thấy tâm lý không tin tưởng và đề phòng lẫn nhau ở khu vực Ngoài ra, sự

khác nhau về GDP của các nước dẫn đến sự khác biệt về mức chi thực tế cho quốcphòng, khiến các nước nhỏ hơn buộc phải chi nhiều phần trăm GDP hơn cho quốc

phòng dé không bị thụt lùi quá xa trong cuộc chạy đua vũ trang Ví du: Iran chỉ chi

2,9% GDP năm 2007 cho quốc phòng nhưng số tiền thực tế chi cho quốc phòng củaIran trong năm 2008 là hơn 9 ty USD, cao hơn rất nhiều lần so với Oman (10,4%

GDP năm 2007, tương đương 4,6 tỷ USD) hay Jordan (6,1% GDP năm 2007, tươngđương 1,2 tỷ USD) Trong năm 2008, chỉ có Saudi Arabia (9,2% GDP năm 2007

tương đương khoảng 38 tỷ USD) và Israel (7,2% GDP năm 2007, tương đương

khoảng 14 tỷ USD) có mức chỉ thực tế cho quốc phòng lớn hơn Iran [192] Dưới tác

động của “tình thế lưỡng nan về an ninh”, những khoản chi khổng 16 cho quân sựcủa Israel, Saudi Arabia và các nước Arập khác tác động đến quyết định tăng chỉ

phí quốc phòng của Iran Trong khi đó, chi phí quốc phòng của Israel va Iran tác

động mạnh đến ngân sách quốc phòng của các nước Arập, đặc biệt là Saudi Arabia.

Còn đối với Israel, tổng chi phí quân sự của các nước Arập va Iran luôn được coi là

mối de doa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Nhìn chung, những mâu thuẫnchồng chéo, tình trạng thiếu tin tưởng lẫn nhau và “tình thế lưỡng nan về an ninh”đã biến chạy đua vũ trang ở Trung Đông thành vòng luân quan mà không nước nào

có thé thoát ra được Trong cuộc chạy đua vũ trang này, một số nước đã tìm cách tốiđa hóa quyền lực thông qua việc tìm mua VKHN hoặc theo đuổi CTHN hai mục

đích, bao gôm các hoạt động bí mật có mục đích quân sự.

Trước hết là Israel, ngay từ khi thành lập quốc gia năm 1948, Israel đã chủtrương xây dựng CTHN Năm 1952, Ủy ban năng lượng nguyên tử của Israel được

thành lập Năm 1964, Pháp hỗ trợ Israel xây dựng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ 24

MW tại Dimona, trong sa mạc Néguev Các sự kiện mat uranium được làm giau caoở Mỹ và châu Âu trong các năm 1965 và 1968 đặt ra những nghi ngờ về khả năng

Israel có đủ số uranium cần thiết để chế tạo VKHN Ngoài ra, sự kiện kỹ sư

Mordechai Vanunu cung cấp những bức ảnh và thông tin liên quan tới kho VKHN

33

Trang 36

tại nhà máy Dimona cho Sunday Times năm 1986 củng có thêm nghi ngờ của các

nước về khả năng Israel có VKHN Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS),

cuối những năm 1990, Israel đã sản xuất khoảng 75 đến 130 đơn vị đầu đạn hạtnhân có thé trang bị cho các tên lửa đạn đạo Jericho và một số vũ khí khác [168].Việc Israel từ chối tham gia Hiệp ước NPT, đồng nghĩa với việc IAEA không thê

thanh sát các cơ sở hạt nhân (CSHN) và giám sát các hoạt động hạt nhân của Israel,

càng làm các nước tin rằng Israel là cường quốc hạt nhân thứ sáu trên thế giới với

khoảng 60 - 80 đầu đạn hạt nhân [191] Cho đến nay, chính quyền Israel luôn thực

hiện chính sách không thừa nhận nhưng cũng không phủ nhận những thông tin liên

quan tới CTHN bí mật và sé luong đầu dan hat nhân của Israel Thang 12 năm

1995, trong cuộc họp báo tai Tel Aviv, Thu tướng Israel lúc đó là Shimon Peres đã

bất ngờ đưa ra một thông điệp nhạy cảm: “Hãy cho chúng tôi nền hòa bình, chúngtôi sẽ từ bỏ CTHN” [205] Đây có thể coi là tuyên bố đầu tiên và duy nhất của một

lãnh đạo Israel về VKHN của nước này Trong tương lai, Israel nhiều khả năng sẽ

tiếp tục duy trì chính sách mập mờ về khả năng hạt nhân quân sự của minh’.

CTHN Iraq bắt đầu vào giữa những năm 1960, được đây mạnh vào cuối những

năm 1970 với việc mua một lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu “lớp Osiris” của

Pháp Pháp, Iraq và IAEA đều tuyên bố lò phan ứng Osirak không thé sử dung chomục đích quân sự Tuy nhiên, ngày 7 tháng 6 năm 1981, Israel vẫn tiễn hành Chiếndich Opera phá hủy nặng nề CSHN Osirak ngay trước khi các thanh nhiên liệu đượcđưa vào lò phản ứng Cuộc không kích của Israel và chiến tranh Iran-Iraq (1980-

1988) đã làm CTHN của Iraq bị đình trệ Sau Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, với

việc CSHN Osirak bị phá hủy hoàn toàn, CTHN quân sự bi mật bị phát hiện, phải

chấp nhận Nghị quyết 687 của UNSC và chịu sự thanh sát của Ủy ban đặc biệt của

Liên Hợp Quốc (UNSCOM) va IAEA, Iraq hầu như không còn khả năng hiện thực

hóa tham vọng sở hữu VKHN.

!? Cuối tháng 5 năm 2010, tại Hội nghị Kiểm điểm Hiệp ước NPT, các nước tham dự Hội nghị đưa ra Tuyênbố chung kêu gọi Israel ký Hiệp ước NPT, cho phép IAEA thanh sát các CSHN và tham gia Hội nghị Hướng

tới một khu vực Trung Đông phi hạt nhân sẽ được tổ chức vào năm 2012 Tuy nhiên, Israel đã bác bỏ khả

năng tham dự Hội nghị nói trên cũng như các yêu cầu khác trong Tuyên bố chung.

34

Trang 37

Libya tìm cách mua VKHN một cách khá ồn ào Trong các năm 1970, 1975 và1978, Libya thất bại trong việc tim mua VKHN từ Trung Quốc Cũng trong những

năm 1970, đề nghị của Tổng thống Libya Gadhafi cung cấp tài chính cho CTHNcủa Pakistan để nhận được VKHN từ Pakistan không đem lại kết quả như mongmuốn Ngoài ra, đề nghị của Libya dùng dầu đổi lay sự giúp đỡ của An Độ về côngnghệ chế tạo VKHN cũng bị từ chối Đầu thập kỷ 1980, Libya bắt đầu hợp tác vớiLiên Xô xây dựng CTHN dân sự Năm 1995, Libya bắt đầu tiến hành mua bán hạtnhân bí mật với mạng lưới của tiễn sĩ Abdul Qadeer Khan (A.Q.Khan), cha đẻCTHN Pakistan Từ năm 1997 đến năm 2003, Libya đã đạt được một số tiễn bộ

trong CTHN" Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc chiến tranh Iraq và mạng lưới

của A.Q.Khan bị phá vỡ, Libya chấp nhận từ bỏ CTHN quân sự dé đổi lay các lợiích kinh tế và an ninh Nhìn chung, CTHN của Libya chỉ ở mức sơ khai.

CTHN của Syria là một an số Năm 1976, Syria thành lập Uy ban năng lượngnguyên tử Tổng thống Syria Bashar al-Assad từng đề nghị Pháp cung cấp CNHNnhưng bị từ chối Sau khi không thuyết phục được Ấn Độ cung cấp CNHN, Syriaký Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1980 Tháng 9 năm 2007, Israel bất ngờkhông kích một địa điểm trên lãnh thé Syria Năm 2008, mục đích của cuộc tấn

công được Mỹ công bồ là nhằm vào một CSHN đang xây dựng của Syria Hiện nay,

dường như CTHN Syria vẫn chỉ ở giai đoạn phôi thai và không có nhiều thông tin.

Về phía Ai Cập, dưới thời Tổng thống Gamal Nasser, Ai Cập từng mua một lò

phản ứng hạt nhân 2 MW của Liên Xô, gửi kỹ sư tới Liên Xô và xây dựng hai trung

tâm nghiên cứu nguyên tử Sau cuộc chiến tranh Kippur (1973), các sự kiện AI Cập

liên minh với Mỹ; ký hiệp định hòa bình với Israel; tham gia Hiệp ước NPT làm

giảm đáng kế khả năng theo đuổi chương trình chế tạo VKHN của Ai Cập Tuynhiên, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hosni Mubarak, Ai Cập đã day manh

8 Trong 5 nam, Libya da nhan được từ mang lưới cua Khan các linh kiện đầu tiên, nhiều MLT P-1, vật liệu

hạt nhân dưới dạng UF6, nhiêu loại Cylinder có kích cỡ khác nhau dé chứa UF6 và đưa vào MLT, các tài

liệu, các bản thiết kế liên quan đến VKHN và sản xuất các linh kiện cần thiết Năm 2002, Libya lắp đặt 3hệ thống cascade nhưng chỉ có hệ thống nhỏ nhất với 9 MLT hoạt động được.

35

Trang 38

CTHN và tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu hạt nhân bí mật trong những năm

1980 Năm 2006, Ai Cập thông báo kế hoạch xây dựng 10 nhà máy DHN ở khu vực

El-Dabaa Năm 2009, IAEA tìm thấy dau vết uranium được làm giàu cao hơn mứccần thiết phục vụ mục đích làm nhiên liệu cho nhà máy DHN tại CSHN Inshas củaAi Cập Cho đến nay, Ai Cập vẫn từ chối ký Nghị định thư bé sung Những sự kiệntrên và hoạt động hạt nhân bí mật trong quá khứ cho thấy tham vọng hạt nhân củaAi Cập có thé lớn hơn một CTHN dân sự thuần túy.

Tham vọng hạt nhân của Saudi Arabia cũng có thê không dừng ở việc pháttriển ĐHN dân sự Năm 1975, Saudi Arabia xây dựng một trung tâm nghiên cứu hạtnhân tại khu liên hợp quân sự ở sa mạc Al-Suleiyel, gần thành phố Al-Kharj Năm

1988, Viện nghiên cứu về năng lượng nguyên tử Saudi Arabia được thành lập Năm1994, London Sunday Times công bố một số tài liéu'* cho thấy tham vọng vũ trang

hạt nhân của Saudi Arabia Năm 2003, trong Đánh giá chiến lược bí mật, SaudiArabia để ngỏ khả năng sở hữu VKHN (là một trong ba lựa chọn chiến lược cùnghai lựa chọn khác là dựa vào một nước có VKHN hoặc thúc đây hình thành khu vựcTrung Đông phi hạt nhân) Ngoài ra, theo thiếu tướng Aharon Ze'evi-Farkash, người

đứng đầu Cơ quan tình báo quân đội Israel (2002 - 2006), Saudi Arabia đã tìm cáchmua đầu đạn hạt nhân của Pakistan dé trang bị cho tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất

của mình [173] Năm 2006, Saudi Arabia thông báo kế hoạch cùng các nước thuộcHội đồng Hợp tác các nước Arập vùng Vịnh (GCC) xây dựng chương trình DHNchung Tuy nhiên, tháng 8 năm 2009, Saudi Arabia quyết định xây dựng chươngtrình ĐHN riêng và để ngỏ khả năng vũ trang hạt nhân nếu Iran có VKHN.

Như vậy, tham vọng làm chủ CNHN của Iran có thé là tham vọng chung của

nhiêu nước trong khu vực Trên phương diện dân sự, với ý thức cường quôc khu

'4 Mohammed al-Khilewi, nhân vật đứng thứ hai trong phái đoàn Saudi Arabia ở Liên Hợp Quốc đã phát tán

hơn 10.000 tài liệu chính phủ lưu hành nội bộ mà ông ta có được khi còn tại chức Theo các tài liệu nói trên,

Saudi Arabia đã tài trợ khoảng 5 tỷ USD để Iraq phát triển CTHN Đổi lại, Saudi Arabia yêu cầu Iraq chuyển

cho họ một vai đơn vị VKHN nếu Iraq phát triển thành công VKHN Những tai liệu cũng cho thấy Saudi

Arabia đã cung cấp tài chính cho CTHN Pakistan và ký một Hiệp ước an ninh với Pakistan Theo hiệp ướcnày, nếu Saudi Arabia bị tan công bởi VKHN, Pakistan phải trả đũa thay bằng VKHN của mình.

36

Trang 39

vực, Iran khó có thé chấp nhận các quốc gia khác trong khu vực vượt qua mìnhtrong lĩnh vực CNHN Trên phương diện quân sự, do mối quan hệ thù địch giữa

Iran với Israel và Iraq (dưới thoi Saddam Hussein), khả năng vũ trang hạt nhân của

Israel và CTHN quân sự bí mật của Iraq có thé đã tác động mạnh đến quyết địnhxây dựng CTHN hai mục dich của Iran ngay từ khi khôi phục CTHN của chế độ

Pahlavi năm 1982 Bên cạnh đó, tham vọng hạt nhân của Ai Cập va Saudi Arabia có

thể không dừng ở một CTHN dân sự thuần túy cũng là yếu tố kích thích Iran theođuổi CTHN hai mục đích Hơn nữa, đối với Iran, một quốc gia luôn đứng trướcnguy cơ bị can thiệp quân sự từ các quốc gia phương Tây có sức mạnh quân sự vượttrội, khả năng răn đe của VKHN là một thứ “trái cam” quyén ru Hién nay, dudi tacđộng của “tinh thé lưỡng nan về an ninh”, trong bối cảnh bị cô lập tương đối, trong

mối quan hệ thù địch với một Israel được cho là đã có VKHN, với nhu cầu cạnh

tranh quyền lực với Ai Cập va Saudi Arabia, Iran đã và đang không ngừng tăngcường sức mạnh quân sự, biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm tăng cường sứcmạnh tông hợp quốc gia Trong tương lai, nếu các điều kiện an ninh của Iran khôngthay đôi theo hướng tích cực, trong khi duy trì thành công CTHN hai mục dich, Iran

có thể sẽ áp dụng các thành tựu hạt nhân vào mục đích quân sự.

1.3.2 Tình trạng cô lập tương đối của Iran ở khu vực

Iran gần như không có bạn bè đúng nghĩa ở khu vực Họ rất khó tăng cườngquyền lực bằng liên minh Khi phe bảo thủ chiếm wu thé ở Iran, Iran càng khó tìmliên minh hơn Một cường quốc khu vực thường xuyên bị đề phòng và lo ngại:

Thử nhất, về mặt dân tộc, Iran không phải Arập, lran là Ba Tư (Persian) Sựcạnh tranh giữa hai dân tộc Arập và Ba Tư là một vấn dé có tinh lịch sử Khi ngườiArập chinh phục lãnh thé Iran-Ba Tư, người Ba Tư chấp nhận theo Hồi giáo nhưngkiên quyết chống lại âm mưu “Arập hóa” Thông qua văn hóa và tôn giáo, người BaTư cố gang thoát khỏi sự thong trị cua Arập va hướng đến phục hưng dân tộc Trên

37

Trang 40

phương điện tôn giáo, các đế chế Ba Tư Ở luôn tìm cách cạnh tranh vai trò lãnh daocộng đồng Hồi giáo với người Arập Ở các thế kỷ IX và XI, Ba Tư là trung tâm của

Thời đại Hoàng kim Hồi giáo Đến thế kỷ XV, dưới triều đại Safavid, Hồi giáoShiite trở thành quốc giáo của Iran, mở ra sự cạnh tranh mới với người ArậpSunni° Va chạm giữa người Arập và Ba Tư rất dé xảy ra do tham vọng mở rộngảnh hưởng hay thu hồi những phần lãnh thô mà các bên đều cho rằng thuộc về mìnhtrong lịch sử Hiện nay, giữa Iran và các nước Arập vẫn tồn tại những tranh chấp cótính lịch sử chưa thê giải quyết:

Van dé tên Vinh là một vẫn đề lịch sử tồn tại cho đến ngay nay (Iran gọi khu

vực Vịnh là Vinh Ba Tu trong khi các nước Arap gọi là Vinh Arập) Tên Vinh

không đơn thuần chỉ là cách gọi mà còn là nền tang cho quan niệm về lãnh thỏ, về

vùng ảnh hưởng và cho những sự lựa chọn chính tri.

Van dé tranh chap ba hòn đảo trong vùng Vinh (Abu Musa, Greater và Lesser

Tunbs) giữa Iran va UAE Từ năm 1992, ba đảo này nằm dưới sự kiểm soát của

Iran Sau khi Iran mở văn phòng hàng hải tai một trong ba đảo nói trên năm 2008,

quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã xấu đi nhiều Tháng 3 năm 2008, Liên đoàn

Arập đã khiếu nai Iran và đệ trình tuyên bố về chủ quyền của UAE đối với ba đảo

nói trên lên ƯNSC Trong bản kiến nghị có cả chữ ký của các nước Arập có quan hệgần gũi với Iran như Syria, Qatar Tháng 4 năm 2010, Ngoại trưởng UAE Zayed al-

Nahayan so sánh việc Iran kiểm soát ba hòn đảo trên với việc Israel xâm chiếm lãnhthé Arập năm 1967 và kêu gọi Iran “ngừng hành động chiếm đóng” [122].

1 Dân tộc Iran - Ba Tư được xác định bởi địa lý, ngôn ngữ, Hồi giáo Tính liên tục của lịch sử Iran - Ba Tưkhông dựa trên sự duy trì các triều đại của dân tộc Ba Tư mà được quy định dựa trên văn hóa và tôn giáo (cácdé chế Ba Tư kể từ triều dai Sassanid đến Safavid thực chat không phải do người gốc Ba Tư xây dựng nên

ma là những dân tộc khác cai tri vùng đất Iran - Ba Tư).

!* Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đôi tôn giáo chính thức của Iran ở thế kỷ XV là do Triều dai Safavidmuốn xác lập ranh giới chính trị và tôn giáo với Dé chế Ottoman, ủng hộ và lấy dong Sunni là tôn giáo chính

thức Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng tao ra sự phân chia ranh giới giữa người Iran Shiite và người Arập

Sunni Theo thời gian, nguyên nhân chính của sự thay đổi trở nên mờ nhạt do sự sụp đồ của đế chế Ottomanvà chính sách thế tục hóa của Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi đó, hệ quả của sự thay đổi nói trên lại trở nên sâu sắc,

góp phần thúc đây những mẫu thuẫn, những cuộc đấu tranh giành quyền lực, quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi

giáo giữa người Ba Tư va người Arập ở khu vực Trung Đông.

38

Ngày đăng: 10/06/2024, 03:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w