Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hóa sức lao độngcùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoànthiện thị trường sức lao động không chỉ mang tí
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI SỐ 14: Phân tích hàng hóa sức lao động Từ đánh giá khái quát về triển vọng của thị trường sức lao động Việt Nam, hãy nêu giải pháp cho bản thân để sau khi ra trường, anh/chị có việc làm với mức thu nhập như kỳ vọng.
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Văn Hoàng Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hà My
Mã sinh viên : 24A4021194
Bắc Ninh, ngày 07 tháng 04 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG 1
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa: 1
1.1 Khái niệm sức lao động: 1
1.2 Khái niệm hàng hóa sức lao động 2
1.3 Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá 2
2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động 3
2.1 Giá trị hàng hóa 3
2.2 Giá trị sử dụng 4
3.Giá cả của hàng hóa sức lao động - tiền công 4
3.1 Bản chất của tiền công 4
3.2 Hình thức tiền công cơ bản 4
3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế 5
II THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TRẠNG SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG 5
1 Khái niệm thị trường lao động 5
2 Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay 5
2.1 Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam 5
2.2 Vấn đề việc làm và sự mâu thuẫn cung - cầu trong thị trường lao động 6
3 Thực trạng sinh viên sau khi ra trường 7
Trang 34 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp và không đạt được mức
thu nhập ổn định như kỳ vọng của sinh viên hiện nay 8
III GIẢI PHÁP 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn đối với một quốc gia, đó vừa là tiền đề, vừa là động lực và là mục tiêu để thực hiện chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của đất nước Quan tâm đến nguồn lao động tức là quan tâm đến mọi mặt vấn đề liên quan đến người lao động, từ đó bộc lộ bản chất, tính ưu việt của chế độ Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường sức lao động không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết Vậy nên tôi muốn nghiên cứu đi sâu vào phân tích: “ hàng hóa sức lao động và ý nghĩa đối với việc hoàn thiện thị trường sức lao động Việt Nam hiện nay” Bài tiểu luận sẽ giải thích, phân tích, làm rõ các khái niệm “ hàng hóa”, “hàng hóa sức lao động”, “thị trường”, “ thị trường sức lao động” theo chủ nghĩa Mác - Lênin từ đó rút ra ý nghĩa việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đối với việc hoàn thiện thị trường sức lao động việt nam trong thời kỳ đổi mới Phân tích thực trạng thị trường hàng hóa sức lao động Việt nam hiện nay, từ đó đề xuất ra một số giải pháp góp phần nâng cao và hoàn thiện thị trường sức lao động tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
I HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1 Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa :
1.1 Khái niệm sức lao động:
Theo C.Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm trong hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.”
1
Trang 5Sức lao động là khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực
1.2 Khái niệm hàng hóa sức lao động
Hàng hóa sức lao động là chỉ sức lao động hay năng lực lao động cả về năng lực thể chất lẫn năng lực tinh thần tồn tại trong cơ thể của 1 người Và người
đó dùng nó để vận dụng vào các công tác hoạt động cho 1 giá trị sử dụng nào đó
Hiểu 1 cách đơn giản thì, Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt trên thị trường, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế
1.3 Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hoá
Từ trước đến nay, sức lao động luôn là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện lịch sử sau:
Một là, tự do về thân thể
Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa
Hai là, mất tư liệu sản xuất
Người lao động phải bị tước hết tư liệu sản xuất để trở thành người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để sinh sống
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định
để tiền biến thành tư bản Tuy nhiên để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một mức nhất định Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó:
Cách mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến
Trang 6Có tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn
VD về hàng hóa sức lao động: bàn, ghế, điện thoại, tivi,… hàng hóa từ sức lao động rất gần gũi và quen thuộc
2 Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
2.1 Giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống bản thân người lao động và gia đình về mặt vật chất lẫn tinh thần Các yếu tố hợp thành lượng giá trị hàng hóa sức lao động: Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân
Phí tổng đào tạo người công nhân
Giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết cho gia đình người công nhân
Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…)
Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước
Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác, sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên
3
Trang 7Tất cả những điều kiện đó không thể không ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động
2.2 Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, chính là quá trình sản xuất hàng hóa
Những tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động được thể hiện đó là: Thứ nhất, sức lao động tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó Phần giá trị mới này chính là giá trị thặng dư Như vậy, hàng hoá sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị Đó là đặc điểm cơ bản nhất của giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động so với các hàng hoá khác Nó là chìa khoá
để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản Như vậy, tiền chỉ thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá
Thứ hai, hàng hóa sức lao động có đặc điểm khác biệt, đó là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản
3.Giá cả của hàng hóa sức lao động - tiền công
3.1 Bản chất của tiền công
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động mà nhà tư bản đã mua của người công nhân Vì vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ quyết định tiền công Tiền công phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cũng như các chính sách điều tiết của nhà nước
3.2 Hình thức tiền công cơ bản
Tiền công có hai hình thức cơ bản sau đây:
Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tính theo thời gian lao động của người công nhân (giờ, ngày, tuần, tháng) Tùy vào độ dài hay ngắn của thời gian lao động, nhà tư bản sẽ trả mức tiền công tương ứng cho người
Trang 8công nhân Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra hoặc việc hoàn thành xong số lượng công việc mà người công nhân trong một thời gian nhất định
3.3 Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình
II THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ THỰC TRẠNG SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG
1 Khái niệm thị trường lao động
Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người công nhân làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả ( tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác
2 Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng thị trường sức lao động (thị trường lao động) ở Việt Nam 2.1.1 Thực trạng cung lao động:
Về số lượng
Nguồn lao động của nước ta rất dồi dào về cả hiện tại và tương lai Hiện nay,
số lượng người lao động chiếm khoảng 60% dân số Hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng hơn 1 triệu lao động mới Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng về số lượng lao động ở nước ta là do tốc độ tăng dân số
5
Trang 9cũng như hậu quả từ cuộc bùng nổ dân số trước đây và xu hướng trẻ hóa dân
số đang diễn ra Năm 2013, dân số Việt Nam đã đạt khoảng 90 triệu người,trong đó nhóm dân số có độ tuổi từ 15-64 chiếm 69% tổng số dân
Về chất lượng
Người lao động nước ta cần cù, có kinh nghiệm trong sản xuất gắn với truyền thống của dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp Nguồn lao động trẻ đang có xu hướng tăng, có khả năng ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động của nước ta còn thấp Năm 2012, số người lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 17.6%
2.1.2 Sự phân bố nguồn lao động
Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát triển không đồng đều, dẫn tới sự
chênh lệch về tỷ suất cung – cầu trong thị trường lao động ở mỗi ngành nghề
và mỗi vùng miền khác nhau Trong các ngành kinh tế, tỉ trọng người lao động hoạt động trong ngành nông lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm phần lớn với trên 50% Trong khu vực nông thôn – thành thị, tỉ trọng người lao động ở nông thôn chiếm tới khoảng 70% những người lao động đã qua đào tạo lại tập trung chủ yếu ở thành thị Điều này làm cho thị trường lao động của nước ta phát triển không đồng đều giữa các ngành và giữa các vùng với nhau, khiến nhịp độ phát triển kinh tế đất nước cũng trở nên không đồng bộ, thống nhất
2.2 Vấn đề việc làm và sự mâu thuẫn cung - cầu trong thị trường lao động
Với nguồn lao động đông đảo về số lượng nhưng chất lượng lại hạn chế, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hoặc phải làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra phổ biến và dần trở thành một vấn nạn của xã hội ở nước ta, gây lãng phí nguồn
lao động Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê, sáu tháng đầu năm
2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2.28% (tăng 0.32% so với năm 2012), còn tỷ lệ thiếu việc làm là 2.95% (tăng 0.21% so với
Trang 10năm 2012) Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có xu hướng gia tăng Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang lớn hơn cầu Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động mới, trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực” dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa thừa” nguồn lao động
3 Thực trạng sinh viên sau khi ra trường
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, đến quý 1 năm 2017, trong tổng lực lượng lao động cả nước có gần 918 nghìn lao động thiếu việc làm và lao động thất nghiệp là 1,14 triệu người Thông thường, tình trạng thiếu việc luôn là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn Trong quý 1 năm 2017, hiện có gần 85,0% lao động thiếu việc làm sinh sống ở khu vực này Xét về khác biệt giới, thị phần lao động nam thiếu việc là cao hơn so với lao động nữ (52,2%
và 47,8 % tổng số lao động thiếu việc cả nước) Đồng thời, tình trạng thất nghiệp lại được quan tâm hơn ở khu vực thành thị Mặc dù, tỷ trọng lao động thất nghiệp thành thị hiện thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 47,6% tổng số lao động thất nghiệp cả nước Hơn nữa, dựa trên kết quả điều tra lao động việc làm quý
1 năm 2017 cũng cho thấy lao động thất nghiệp nam là đông hơn so với lao động nữ (chiếm 58,9% và 41,1% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước) Nếu xem xét tình trạng thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) tức là sinh viên ra trường có trình độ chuyên môn nhất định, trong quý 1 năm 2016, có tới hơn 32,3% số lao động thất nghiệp cả nước là lao động đã qua đào tạo chuyên nghiệp hoặc nghề từ 3 tháng trở lên Trong đó, nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên chiếm thị phần lớn nhất, khoảng 38,6% tổng số lao động thất nghiệp nhóm này 6 nhóm ngành/nghề đào tạo hiện có tỷ trọng lao động thất nghiệp có trình độ CMKT từ 3 tháng trở lên
7
Trang 11theo thứ tự là “Kinh doanh và quản lý 30,3%”, “Công nghệ kỹ thuật -13,4%”, “Sức khỏe - 10,7%”, “Dịch vụ vận tải - 9,5%” và “Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên - 9,0%” Chỉ khoảng 3,6% nhóm lao động thất nghiệp có trình độ CMKT là có 2 bằng/chứng chỉ đào tạo trở lên
Bảng biểu 1: Phần trăm lao động có việc làm theo các tiêu chí tự đánh giá công việc chính hiện tại, thành thị, nông thôn, giới tính, quý 1/2017
4 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp và không đạt được mức thu nhập ổn định như kỳ vọng của sinh viên hiện nay
4.1 Không có định hướng nghề nghiệp trước khi học
Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,… và con cái thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói Một số bạn trẻ còn
có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự
vì đam mê và đúng sở trường
Trang 12Không biết định hướng và lựa chọn cho mình ngành học phù hợp, sinh viên sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, kết quả học tập sút kèm, không có sự yêu thích
và tâm huyết,… Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho tương lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo dựng một sự nghiệp thành công
4.2 Sinh viên ra trường thiếu kỹ năng làm việc
Nhiều doanh nghiệp lớn cho biết:“Kỹ năng của sinh viên mới ra trường là chưa hình thành nếu không muốn nói là không có” Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C… Chính vì thế, các bạnchỉ tập trung học chuyên môn mà không chịu trau dồi kỹ năng mềm Trong khi đó các chủ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…
4.3 Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội
Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng kết quả không có gì khả quan khi số lượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp Bên cạnh đó, với tiếp cận xã hội hóa giáo dục cho phép nhiều trường đại học tư được mở ra rộng kích thích cạnh tranh giữa các trường nhà nước và trường tư
Tuy nhiên, chúng ta cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở kết quả này, bởi các đại học tư vì lợi nhuận chỉ cấp bằng, họ không đào tạo “đúng và trúng” Cả hai cách cải tiến trên đều làm nảy sinh số người tốt nghiệp cao nhưng không có
kỹ năng để làm việc trong công nghiệp Bên cạnh đó, thành tích của các cấp học dưới đẩy lên các cấp học trên đã khiến những người làm giáo dục bất chấp hậu quả mà chính người học và xã hội phải gánh là tạo ra những sản phẩm không đủ chất lượng, dẫn đến hậu quả đầu ra của đội ngũ nhân lực nước
ta yếu và nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu
9