1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Hiệp định RCEP - Nội dung và triển vọng

163 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HIỆP ĐỊNH RCEP - NOI DUNG VÀ TRIEN VỌNG

Hà Nội, Ngày 30 tháng 9 năm 2021

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HIỆP ĐỊNH RCEP - NOI DUNG VÀ TRIEN VỌNG (Tat cả các bài đăng déu được phản biện độc lập)

Hà Nội, Ngày 30 thang 9 năm 2021

Trang 3

Trường Đại học Luật Hà Nội

Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

ThS Đỗ Thu Hương

Trưởng Đại học Luật Hà NộiThủ tục hải quan và thuận lợi hoá thương mại theo quy định của

Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

1S Nguyễn Ngọc Hà

Trường Đại học Ngoại thương

Phòng vệ thương mại theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

ThS Phạm Thanh Hang

Trường Đại học Luật Hà Nội

Thương mại dịch vụ theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi cam kết của Việt Nam

ThS Tran Thu Yén

Truong Dai học Luật Hà Nội

Đầu tư theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối

với Việt Nam

ThS Ngô Trọng QuanTrường Đại học Luật Hà Nội

Thương mại điện tử theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

ThS Nguyễn Quang Anh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Cạnh tranh theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

ThS Tào Thị HuệTrường Đại học Luật Hà Nội

Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên theo quy định của Hiệp

định RCEP

ThS Nguyễn Mai Linh

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 4

Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam từ việc thực

thi Hiệp định RCEP

1S Nguyễn Quỳnh Trang Ban pháp chế, Tập đoàn T&T Sở hữu trí tuệ theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

ThS LS Phạm Duy KhươngCong ty Luật ASL

Mua sắm chính phủ theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

Trang 5

TONG QUAN VE

HIEP DINH DOI TAC KINH TE TOAN DIEN KHU VUC

PGS.TS Nguyễn Bá Bình” & ThS Bùi Thị Ngọc Lan ” Tóm tắt: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN là hiệp định thương mại tu do thé hệ mới lớn nhất toàn cẩu hiện nay Hiệp định được kỷ kết trong bối cảnh thương mại toàn cẩu dang bị ảnh hưởng bởi sự troi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung Quốc, Brexit và đại dich Covid-19 Tuy nhiên, với việc ra doi RCEP, ASEAN đã cho thấy rõ quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa tự do thương mại cũng như thể hiện vai trò trung tâm của mình trong việc tạo lập một khu vực thương mai tu do day du trong khu vực châu A — Thái Binh Duong có sự tham gia của các nên kinh tế lon trên thé giới RCEP hứa hẹn mang lại lợi ích không nhỏ cho tất cả các nước thành viên Đối với Việt Nam, hiệp định này chứa dung kha nhiều cơ hội về kinh tế can được tận dụng nhưng cũng không ít thách thức can phải vượt qua Về pháp luật, Việt Nam ít gặp khó khăn trong hoàn thiện pháp luật nội địa để tương thích với cam kết trong RCEP Tuy

nhiên, việc thực thi RCEP đặt ra doi hỏi lớn cho việc nâng cao nhận thức, khả năngvận dụng các quy định trong hiệp định này của doanh nghiệp Việt Nam.

Từ khóa: RCEP; cơ hội; thách thức; hiệp định; Việt Nam.

1 Dẫn nhập

Cách đây 10 năm, vào tháng 11 năm 2011, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 19 được tô chức tai Bali, Indonesia, ASEAN đã có ý tưởng về việc hình thành một hiệp định đối tác toàn diện khu vực Chỉ một năm sau, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21, Phnom Pênh, Campuchia 10 nước ASEAN cùng với 6 nước đối tác của ASEAN trong khu vực Châu A — Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, Australia và Ấn Độ) đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic

Partnership Agreement - RCEP) Ngày 15/11/2020, sau 8 năm đàm phan, 8 phiên dam

phán chính thức cấp Bộ trưởng, 31 phiên chính thức cấp trưởng đoàn, nhiều phiên giữa kỳ và 4 Hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 nước đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand)! đã chính thức ký kết RCEP (hay còn gọi là ASEAN+5 hoặc RCEP15) RCEP là hiệp định

*, Trưởng Khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

**, Phó Trưởng Bộ môn Luật ASEAN và các liên kết quốc tế, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Dai họcLuật Hà Nội.

1 Ấn Độ đã rút lui khỏi Hiệp định vào tháng 11/2019 do những lo ngại về việc bảo vệ nền kinh tế quốc gia.

Trang 6

thương mại tự do (FTA) thế hệ mới lớn nhất trên thế giới hiện nay (xét về quy mô dân số, tông sản phâm quốc nội (GDP) và quy mô thương mại của các nước thành viên) Tính đến nay, do chưa đủ số thành viên thông qua Hiệp định theo quy định, RCEP vẫn chưa phát sinh hiệu lực với các nước thành viên.) Tuy vậy, RCEP được kỳ vọng sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 Với mục tiêu đánh giá khái quát về RCEP, bài viết này tập trung vào phân tích các nội dung cơ bản sau đây: i) Bối cảnh thương mại toàn cầu

và vai trò của RCEP; 11) Các nội dung cơ bản của RCEP; va 11) Cơ hội và thách thứccủa Việt Nam trong việc thực thi RCEP.

2 Bối cảnh thương mại toàn cầu và vai trò của RCEP 2.1 Bồi cảnh thương mại toàn cầu

RCEP được ký kết trong bối cảnh thương mại toàn cầu và khu vực đang gặp nhiều thách thức chưa từng có:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế ở cấp độ toàn cầu thông qua Tổ chức thương mai thé giới (WTO) đang bị chững lại trong nhiều năm qua vì những bế tắc của vòng đàm phan Doha cũng như sự tê liệt của cơ quan phúc thấm WTO Trong bối cảnh đó, các FTA song phương, khu vực đã và đang là giải pháp, là xu thế của thương mại đa phương, nhất là ở khu vực châu Á trong những năm gần đây Về mặt lịch sử, các FTA xuất hiện từ khá lâu trước khi có Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947 (tiền thân của WTO), vào khoảng thé kỷ 18, thế ky 19, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ những năm 1930.* Tuy vậy, châu Á hầu như đứng ngoài “cuộc chơi” FTA cho đến khi gặp khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 1990.5 Từ đầu năm 2000 đến nay, số lượng FTA ở châu Á gia tăng nhanh chóng với hàng trăm FTA được ký kết Trong đó, ASEAN và các nước thành viên ASEAN đã tích cực ký kết, tham gia vào nhiều FTA, với không it FTA thế hệ mới, trong 1 thập niên lại đây.

Thứ hai, xu hướng bao hộ thương mai trỗi dậy trên toàn cầu trong những năm gan đây, thê hiện rõ nét ở các nền kinh tế lớn trên thé giới Hoa Kỳ, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump cầm quyên, đã thực hiện chủ trương “Nước Mỹ trên hết”

2 Với 2,2 tỷ dân chiếm 30% dân số toàn cầu, tổng GDP là 26,2 nghìn tỷ USD tương đương 30% GDP toàn cầuvà chiếm gần 28% thương mại toàn cầu Xem: Hà Chính, FTA lớn nhát thé giới, tham vọng nhất do ASEAN khởi

xuong, http://baochinhphu vn/Kinh-te/FT A-lon-nhat-the-gioi-tham-vong-nhat-do-ASEAN-khoi-xuong/414233.vgp, truy cap ngay 08/9/2021.

3 Theo quy định trong Hiệp định, RCEP sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thànhviên ASEAN và 3 nước thành viên không thuộc ASEAN hoàn tat tiến trình phê chuẩn và nộp lưu chiêu văn kiệnphê chuẩn cho Tổng Thư ký ASEAN.

4 World Trade Organization, World Trade Report 2011: The WTO and Preferential Trade Agreements, 2011,tr.49.

5 Miles Kahler and Andrew MaclIntyre, /ntegrating Regions- Asia in comparative context, Stanford UniversityPress, 2013.

6 Gilberto M Llanto and Ma Kristina P Ortiz, 'Regional Comprehensive Economic Partnership: Reform

Challenges and Key Tasks for the Philippines' (2013),

<https://pidswebs.pids.gov.ph/CDN/PUBLICATIONS/pidsdps1351.pdf>, truy cập ngày 08/9/2021.

Trang 7

(America First) và rút khỏi, xem xét lại nhiều thỏa thuận thương mai tự do quan trọng: rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, tiền thân của Hiệp định Đối tác toàn điện và tiến bộ xuyên Thái Binh Dương (CPTPP)), đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA, hiệp định này đã được thay thế bởi Hiệp định

thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA)), ngừng đàm phán Hiệp định thương

mại tự đo với Liên minh châu Âu (EU) Cùng với đó việc Anh rút khỏi EU (Brexit) và đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ -Trung Quốc) trong mấy năm gần đây cho thấy việc bảo hộ thương mại của các quốc

gia ngày càng gia tăng.

Thứ ba, dai dịch Covid-19 đã gây ra ảnh hưởng chưa từng có tới thương mại toàn

cầu Dai dich tác động không chi tới sức khỏe người dân mà còn buộc các quốc gia phải thực hiện lệnh phong tỏa, giãn cách nhiều lần, trong thời gian dài và chưa có hồi kết đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu Việc giao thương toàn cầu bị

đình trệ nghiêm trọng.2.2 Vai trò của RCEP

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đầy khó khăn và thách thức như trên, sự ra đời của RCEP có vai trò quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề cốt lõi của thương mại khu vực và toàn cầu sau đây:

Thứ nhất, RCEP giúp mang lại một khu vực thương mại tự do đầy đủ cho khu vực ASEAN và các nước thành viên châu A — Thái Bình Dương, qua đó thể hiện sự ủng hộ của các thành viên hiệp định đối với sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương Những lợi ích mà các FTA ASEAN+1 (bao gồm Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Ban (AJCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA)) mang lại đối với việc trao đôi thương mại nội khối của ASEAN trong gần hai thập niên trở lại đây là không thể phủ nhận Tuy nhiên, những hạn chế của các FTA trên (mức độ tự do thuế quan chưa cao, quy tắc xuất xứ chưa đồng đều trong các FTA, tự do hóa dịch vụ chưa cao hơn bao nhiêu so với WTO)’ khiến cho mức độ liên kết kinh tế trong khu vực chưa sâu rộng, thiếu hiệu quả trong chuỗi hoạt động sản xuất và cung ứng của khu vực Châu A — Thai Bình Dương Điều đó dẫn đến việc chưa thể tạo nên một khu vực thương mại tự do giữa ASEAN và các nước đối tác Xây dựng một hiệp định thương mại giữa ASEAN và các đối tác dựa trên những điểm hội tụ của những hiệp định thương mại trong khuôn khổ ASEAN+I và đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn hứa hẹn mang lại lợi ích kinh

7 Yoshifumi Fukunaga and Ikumo Isono, 'Taking ASEAN+1 FTAs towards the RCEP: A Mapping Study’(2013), https://www.eria.org/ERIA-DP-2013-02.pdf, truy cập ngày 08/9/2021.

Trang 8

tế lớn hơn cho các quốc gia thành viên RCEP sẽ mang lại một không gian sản xuất chung kết nối giữa các nền kinh tế ASEAN với các nền kinh tế lớn trong khu vực.

Thứ hai, RCEP ra đời, với việc hình thành một khuôn khổ thương mại tự do xuyên suốt khu vực châu A — Thái Bình Dương, sẽ làm giảm hiệu ứng “bát mỳ Spaghetti” gây nên từ sự ton tai của các FTA ASEAN+I hiện nay Các FTA ASEAN+1 với sự khác nhau trong quy định về cùng một van dé đã khiến cho doanh nghiệp mat nhiều chi phí cho việc hiểu và áp dụng chế độ ưu đãi thương mại cho mỗi

khía cạnh kinh doanh Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các

yêu cầu khác nhau của nhiều hiệp định Trong khi đó, RCEP với các quy định pháp lý đồng nhất trong cả khu vực sẽ giúp loại bỏ các trở ngại này.Š

Thứ ba, RCEP cho thấy vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong việc thu hút các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh hơn tham gia khuôn khổ hợp tác đa phương rộng lớn hơn khuôn khổ hợp tác ngoại khối ASEAN+1 hiện tại RCEP được xây dựng trên cơ sở bốn thành tô trung tâm của hội nhập khu vực: thương mại và đầu tư dựa trên luật lệ; tiếp cận thị trường; hợp tác kinh tế; và vị trí trung tâm của ASEAN.? Đối với ASEAN, việc giữ vững vai trò trung tâm trong các cơ chế hợp tác đa phương không chỉ là mục tiêu mà còn là nguyên tắc được ghi nhận tại Điều 1, Điều 2 Hiến chương

ASEAN Theo đó, ASEAN sẽ “duy tri vai tro trung tam, chu động cũng như là động

lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp”.!9 Cách tiếp cận tiệm tiễn mang đậm màu sắc ASEANT đã được áp dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện RCEP RCEP được đánh giá là một hiệp định trọn gói nhưng giữ cách tiếp cận tiệm tiến sau khi hiệp định có hiệu lực Với cách tiếp cận này, các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt các nước có nền kinh tế kém phát triển trong ASEAN thuộc nhóm ASEAN 4 (Campuchia, Lào,

Myanmar và Việt Nam) sẽ được hưởng lợi trong hội nhập khu vực một cách công

băng hơn Các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có cơ hội tiếp cận với các thị trường lớn như Trung Quốc và Nhật Bản Vị trí trung tâm của ASEAN sẽ có cơ hội thể hiện rõ nét hơn vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 Dai dich Covid-19 đã va dang tạo ra sự thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu Với vai trò trung tâm trong RCEP, ASEAN được kỳ vọng là lực đây chính trong việc tăng cường hợp tác khu vực, thúc

8 Yoshifumi Fukunaga and Ikumo Isono, "Taking ASEAN+I FTAs towards the RCEP: A Mapping Study'(2013), https://www.eria.org/ERIA-DP-2013-02.pdf, truy cập ngày 08/9/2021.

9 Thangavelu S.M., Urata S & Narjoko D.A (2021), Impacts of the Regional Comprehensive EconomicPartnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post- pandemic recovery, EconomicResearch Institute for ASEAN and East Asia, no.2021-01, July 2021.

10 Khoản 15 Điều 1 Hiến chương ASEAN năm 2007.

11 Có thể thấy tiếp cận tiệm tiến là một trong những điểm đặc thù của “Phương cách ASEAN” (The ASEANWay) được ASEAN sử dụng trong quá trình giải quyết các vấn dé hợp tác khu vực Tiếp cận tiệm tiến trongASEAN được hiểu là trong hợp tác, ASEAN thường có cách tiếp cận tiệm tiến, thận trọng lựa chọn tốc độ vừaphải, dễ chịu cho tất cả các thành cùng tham gia (không quá nhanh cho những người muôn di chậm va không quáchậm cho những người muốn đi nhanh).

Trang 9

day tự do hoá hơn và chuyền đổi cau trúc sâu rộng hơn trong khu vuc!? dé các quốc gia thành viên, trong đó có tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN được hưởng lợi đầy đủ từ Hiệp định này.

Thứ tư, RCEP mang lại không chỉ khá nhiều lợi ích cho ASEAN mà còn đối với các nước thành viên là đối tác ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc RCEP được đánh giá là “cơn gió chính tri” giúp quốc gia này củng có vị thế vững chắc hơn của một đối tác kinh tế đối với khu vực Đông Nam A Có thé thay RCEP và CPTPP đều mang dấu ấn địa chính trị trong cuộc cạnh tranh về tầm ảnh hưởng đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của hai cường quốc hàng đầu trên thế giới là Mỹ và Trung Quốc.!3 Khi mà CPTPP (tiền thân là TPP vốn từng có sự tham gia của Mỹ) không có sự tham gia của Trung Quốc,!* Trung Quốc cũng đã thúc day sự ra đời của RCEP mà không với su có mặt của Mỹ Cùng với RCEP, Trung Quốc có thể dựa trên trụ cột trung tâm được hình thành với một số nước trong khu vực châu A - Thái Bình Dương dé đối phó với Mỹ trong cuộc cạnh tranh thương mại gay gắt giữa hai quốc gia này Dưới góc độ kinh tế, Trung Quốc được đánh giá là quốc gia được hưởng lợi lớn nhất từ RCEP.!Š Trong khi đó, theo Ngân hang thé giới, việc ký kết RCEP sẽ giúp tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Việt Nam tăng thêm khoảng 0,4% vào năm 2030.!°

Thu năm, RCEP hứa hẹn tiếp tục mở rộng sự ảnh hưởng của nó và mang lại thêm nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên khi vẫn dé mở cho sự tham gia của các nền kinh tế khác Tương tự như CPTPP, RCEP không dừng lại ở việc giới han sé luong thành viên như hiện tại ma quy định mở cho bat kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thé hải quan có thê tham gia Hiệp định này sau 18 tháng ké từ khi Hiệp định có hiệu lực.” Hiện tại, Hồng Kông đã có những tín hiệu thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia RCEP.!Š Với trường hợp của An Độ, dù đây là quốc gia tham gia đàm phán RCEP ngay từ đầu nhưng An Độ không ký Hiệp định này vào năm 2020 Thừa nhận tam

quan trọng chiên lược của An Độ trong chuỗi giá trị khu vực cũng như trên cơ sở 12 Thangavelu S.M., Urata S & Narjoko D.A (2021), Impacts of the Regional Comprehensive EconomicPartnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post- pandemic recovery, EconomicResearch Institute for ASEAN and East Asia, no.2021-01, July 2021, tr.3.

13 Tran Tho Quang & Ngô Phuong Anh (2017), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): tiến trìnhdam phán và những tac động, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4(188), tr.35

14 Mặc dù ngày 16/9 Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP, việcTrung Quốc có trở thành thành viên CPTPP cũng sẽ còn mất nhiều thời gian để các nước hiện là thành viênCPTPP xem xét.

15 Petri P.A & Plummer M.G (2020), East Asia Decouples from the United States: Trade War, COVID-19, andEast Asia's New Trade Blocs, Working paper 20-9 June 2020.

16 Cổng Thông tin điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (Bộ Công Thương), RCEP - An Opportunity for Vietnam toDevelop a New Supply Chains, https://vsi.gov.vn/en/news-detail/rcep -an-opportunity-for-vietnam-to-develop-a-new-supply-chain-c6e0id260.html, truy cập ngày 25/8/2021.

17 Khoản 1 Điều 20.9 Chương 20 RCEP.

18 Trang thông tin điện tử của Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, SCED: Hong Kong keenlyinterested in joining RCEP, https://www.info.gov.hk/gia/general/20201 1/16/P2020111600779.htm, truy cậpngay 25/8/2021.

Trang 10

mong muốn của các quốc gia thành viên về việc An Độ sẽ trở thành thành viên trong một tương lai không xa, RCEP đã có những điều khoản mở cho sự gia nhập của Ân Độ kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

3 Các nội dung cơ bản của RCEP

RCEP bao gồm 20 Chương và các Phụ lục kèm theo, trong đó tập trung vào 6 nội dung: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, di chuyển thể nhân, đầu tư, môi trường kinh doanh (quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, mua sắm chính phủ), thể chế và giải quyết tranh chấp Thực chất RCEP là sự tổng hợp phạm vi điều chỉnh của các FTA ASEAN+1 giữa ASEAN và 5 nước đối tác của ASEAN Bên cạnh đó, hiệp định được xây dựng và bổ sung dựa trên các Hiệp định của WTO trong những lĩnh vực các bên đồng ý cập nhật hoặc vượt ra ngoài các điều khoản của các hiệp định trén.!? Mặc dù RCEP được đánh giá là hiệp định tự do thế hệ mới hiện đại, toàn diện, chất lượng cao,

nhưng khác với CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU

(EVFTA), Hiệp định này có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn khi không có các điều khoản quy định về các lĩnh vực như môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước.

3.1 Các quy định về thương mại hang hod”?

Về mở cửa thị trường, các quy định của RCEP tương tự như quy định của WTO về các vấn đề như đối xử quốc gia, cắt giảm hoặc xoá bỏ thuế quan, miễn thuế nhập khẩu tạm thời Bên cạnh đó, RCEP quy định về quy tắc áp dụng thuế quan trong trường hợp các bên áp mức thuế ưu đãi khác nhau Các quốc gia thành viên thực hiện cắt giảm hoặc xoá bỏ thuế quan đối với hang hoá nhập khâu của mỗi nước đạt khoảng 92% dòng thuế trong vòng 20 năm.?! Mỗi quốc gia sẽ đưa ra biểu cam kết cụ thể, mức thuế cắt giảm có thể thấp hơn mức thuế cam kết trong các FTA hiện hành Đối với Việt Nam, cam kết tự do thuế quan của Việt Nam dành cho các đối tác không cao hơn mức cam kết đang có trong các FTA ASEAN+I hiện hành và thấp hơn so với chiều ngược lại.” Về các biện pháp phi thuế quan, hiệp định quy định các thành viên không được phép duy tri hoặc thông qua bat kỳ biện pháp phi thuế quan nao đối với nhập khẩu, ngoại trừ các quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong WTO và trong RCEP.

19 Nghị viện Liên minh châu Au, Short Overview of the Regional Comprehensive Economic Partnership(RCEP), https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=LEGISSUM%3A133152, truy cập ngày21/8/2021.

20 Chương 2 RCEP.

21 Nghị viện Liên minh châu Âu, Short Overview of the Regional Comprehensive Economic Partnership(RCEP), https://cur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?un=LEGISSUM%3AI33152, truy cập ngày21/08/2021, truy cập ngày 15/8/2021.

22 Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan dành cho các đối tác ASEAN, Australia, New Zealand, Nhật Bản, HànQuốc và Trung Quốc ở mức lần lượt là 90,3%, 89,6%, 89,6%, 86,7%, 86,7% và 85,6% Trong khi các nướcAustralia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc cam kết dành cho Việt Nam lần lượt là 92%,91,4%, 90,4%, 90,7% và 90,7%.

Trang 11

Các thành viên cũng cần đảm bảo tính minh bạch trong áp dụng các biện pháp phi thuế quan Trong số các biện pháp phi thuế quan, các hạn chế định lượng như hạn ngạch, giấy phép hoặc các biện pháp khác sẽ không được phép duy trì hoặc thông qua bởi các quốc gia thành viên Quốc gia thành viên cũng có thể tham vấn kỹ thuật về một biện pháp phi thuế quan có ảnh hưởng bat lợi đối với thương mại của mình.

Các quy định về quy tắc xuất xứ? có lẽ là điềm đáng chú ý nhất trong các quy định va là thành tựu lớn nhất của RCEP.?? Các quy định này hứa hen sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất khâu hàng hoá khi mà thay vì phải áp dụng 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng biệt của 5 FTA ASEAN+I tương ứng thì với RCEP các doanh nghiệp chỉ phải sử dụng 1 bộ quy tắc xuất xứ thống nhất Hàng hoá được xác định là có xuất xứ RCEP nếu thuộc một trong ba trường hợp sau: i) hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên; 11) hàng hoá được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ từ một hay nhiều nước thành viên; và iii) hàng hoá được sản xuất từ một nước thành viên sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ nhưng đáp ứng quy định về Quy tắc cụ thé mặt hàng (PSR).25 Việc cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc được hưởng các ưu đãi dành cho hàng hóa có xuất xứ RCEP Về quy trình cấp và kiểm tra chứng nhận xuất xứ, hình thức chứng nhận xuất xứ trong RCEP đa dang hơn các FTA ASEAN+1 Theo đó, doanh nghiệp có thé áp dụng 3 hình thức chứng nhận xuất xứ bao gồm: i) giấy chứng nhận xuất xứ hang hoá (C/O); ii) chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp xuất khâu đủ điều kiện; va iii) chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp xuất khâu, nhà sản xuất bất kỳ Trừ Campuchia, Lào và Myanmar, tất cả các nước thành viên còn lại của RCEP sẽ bắt đầu thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khâu, nhà sản xuất bất ky trong vòng 10 năm ké từ ngày RCEP có hiệu lực Các nước được phép gia hạn tôi đa 10 năm dé triển khai thực hiện cơ chế nay.

Về thủ tục hải quan và thuận lợi hoá thương mại, các quy định trong RCEP hướng tới đảm bảo tính có thể dự đoán, tính nhất quán và tính minh bạch trong việc áp dụng luật và các quy định hải quan, thúc day hiệu quả thủ tục hải quan đối với hàng

hoá thông thương giữa các nước thành viên Trong đó, một vải quy định của hiệp định

này vượt ra khỏi các quy định trong khuôn khổ Hiệp định thuận lợi hoá thương mại

23 Chương 3 RCEP.

24 Lisandra Flach, Hannah Hildenbrand và Feodora Tetl, The Regional Comprehensive Economic Partnership

Agreement and Its Expected Effects on World Trade,

https://www.intereconomics.eu/contents/year/202 1/number/2/article/the-regional-comprehensive-economic-partnership-agreement-and-its-expected-effects-on-world-trade.html, truy cập ngày 08/9/2021.

25 Hàm lượng giá trị khu vực tối thiểu 40%, Chuyển đổi mã số hàng hoá CTC, quy tắc phản ứng hoá học đối vớimột số dong hàng hoá chat.

26 Chương 4 RCEP.

Trang 12

của WTO (TFA) như: thời gian giải phóng hang hoá, hàng hoá dé hư hỏng và xác định

trước (advanced rulings) Do mức độ sẵn sàng thực thi các cam kết về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại có sự khác nhau, RCEP cho phép các quốc gia thực hiện cam kết theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp và phòng vệ thương

mại, các quy định của RCEP cơ bản tương tự các hiệp định liên quan của WTO như

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Hiệp định về chống bán phá giá

3.2 Các quy định về thương mai dịch vụ?”

Các quy định về thương mại dịch vụ hướng tới thúc day thương mai dịch vụ lớn hơn giữa các nước thành viên thông qua việc xoá bỏ đáng kê các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và các biện pháp phân biệt đối xử ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ Về lĩnh vực này, RCEP bao gồm các điều khoản hiện đại và toàn diện liên quan tới đối xử quốc gia (NT), tiếp cận thị trường, đối xử tối huệ quốc (MEN), hiện diện thương mại Các quy định về thương mại dịch vụ trong RCEP được xây dựng đồng thời với cả hai phương thức tiếp cận là “chọn - cho” hoặc “chọn - bỏ” Đối với các nước chọn phương thức “chọn - cho” thì phải lựa một số phân ngành áp dụng nguyên tac MEN tự động và nguyên tac đơn phương tự do hoá chỉ tiễn không lùi (Nghĩa vụ Ratchet), đồng thời sẽ phải chuyển đổi sang phương thức tiếp cận “chọn - bỏ” sau 6 năm ké từ thời điểm hiệp định có hiệu lực.?8 8 quốc gia thành viên (Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đã chọn phương thức tiếp cận “chọn - cho”, trong khi 7 quốc gia còn lại (Australia, Brunei,

Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc) lựa chọn phương thức “chọn

- bỏ” Ngoài các nội dung trên, phần quy định về thương mại dịch vụ trong RCEP còn có 3 Phụ lục riêng về dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông và dịch vụ chuyên môn.

3.3 Các quy định về di chuyển thể nhân”?

RCEP tập trung vào các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập cảnh và cư trú tạm thời của thể nhân tham gia các hoạt động liên quan tới thương mại hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện đầu tư trên lãnh thô của quốc gia thành viên khác thuộc một trong ba nhóm sau: khách kinh doanh, người chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp

và các đối tượng khác được nêu rõ trong biểu cam kết của mỗi quốc gia thành viên 27 Chương 8 RCEP.

28 Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thuong mại và Công nghiệp Việt Nam), Nội dung tóm tắt về Hiệp địnhRCEP, https://trungtamwto.vn/file/20686/tom-luoc-rcep moit.pdf, truy cập ngày 22/8/2021.

29 Chương 9 RCEP.

Trang 13

Theo đó, Hiệp định này đã thiết lập các quy tắc cho các quốc gia thành viên trong việc cấp phép nhập cảnh và lưu trú tạm thời và nâng cao tính minh bạch liên quan tới luật và các quy định ảnh hưởng tới việc nhập cảnh và lưu trú tạm thời của thê nhân Đối với Việt Nam, các cam kết về di chuyên thể nhân trong RCEP cơ bản tương tự như

trong WTO và các FTA ASEAN+1 hiện có.

3.4 Các quy định về dau tw*”

Hiệp định quy định đầy đủ 4 nội dung cơ bản của lĩnh vực đầu tư bao gồm: tự do hoá đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến đầu tư và thuận lợi hoá đầu tư Bên cạnh một số quy định tương tự quy định trong 5 FTA ASEAN+1 như đối xử quốc gia (NT), đối xử tôi huệ quốc (MEN), đối xử dau tư, các yêu cầu đầu tư, RCEP chứa đựng một số nội dung cao cam kết cao hon 5 FTA này: bổ sung các nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi các nghĩa vụ đã được quy định tại Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) của WTO; cam kết về MEN tự động; cam kết nghĩa vụ đơn phương tự do hoá chỉ tiến không lùi (Nghĩa vụ Rachet) Tuy nhiên, Hiệp định này không quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và nhà đầu tư (ISDS) và vấn đề tước quyền sở hữu liên quan đến thuế, mà để ngõ cho những thảo luận tiếp theo giữa các nước

thành viên sau khi RCEP có hiệu lực.

3.5 Các quy định về môi trường kinh doanh

Về sở hữu trí tuệ, các quy định về sở hữu trí tuệ của Hiệp định này được xây dựng với cách tiếp cận cân bằng và toàn diện về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.! Theo quy định của RCEP, các nước thành viên phải phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước đa phương về bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ bao gồm Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp, Công ước Berne về bảo hộ các tác phâm văn học và nghệ thuật, Hiệp ước của WIPO về quyên tác giả và các thoả thuận khác.3? Ngoài ra, một số quy định của RCEP cao hơn chuân mực đã được quy định hoặc chưa có trong Hiệp định TRIPS như thực thi quyền trong môi trường kỹ thuật số, bảo hộ sáng chế liên quan đến

nguồn gen hoặc tri thức truyền thống, làm rõ hơn việc áp dụng chế tài hình sự so với

quy định của TRIPS Nhìn chung, các cam kết về sở hữu trí tuệ trong RCEP toàn diện và cao hơn so với các FTA hiện có của ASEAN.

Vẻ thương mại điện tử, việc đưa nội dung khá mới và quan trọng đối với thương mại trong thời kỳ chuyên đổi số này vào RCEP là một thành tựu đáng kể Tuy nhiên, cam kết trong RCEP về thương mại điện tử thấp hơn CPTPP, chỉ mới chứa đựng các cam kết về hợp tác, khuyến khích các nước thành viên cải thiện quy trình và quản lý

30 Chương 10 RCEP.

31 Thanh Hải, RCEP: Xác lập, sử dụng, bảo hộ và thực thi quyên Sở hữu trí tuệ một cách hiệu qua,https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4 157/rcep xac-lap su-dung bao-ho-va-thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue-mot-cach-hieu-qua.aspx, truy cập ngày 22/8/2021.

32 Điều 11.9 Chương 11 RCEP.

Trang 14

thương mại băng việc tạo lập môi trường cho việc sử dụng các phương tiện điện tử

như: thừa nhận tính hợp lệ của chữ ký điện tử (trừ khi có quy định khác), ban hành các

quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện

tử; duy trì thông lệ hiện tại không áp dụng thuế quan đối với đường truyền điện tử

Vé mua sắm chính phi, RCEP có mức độ cam kết thấp hơn so với CPTPP va EVFTA Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận là trong khi các FTA ASEAN+I hiện hành không có quy định về mua sắm công thì RCEP công nhận vai trò của mua sắm chính phủ trong việc thúc đây hội nhập khu vực nhằm thúc đây tăng trưởng và việc làm.

Hiệp định này tập trung quy định nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch pháp luật, quy

định, quy trình liên quan tới mua sắm chính phủ, hợp tác tăng cường sự hiểu biết về hệ thống mua sam chính phủ của các quốc gia thành viên.

3.6 Các quy định về thé chế và giải quyết tranh chap*

Về mặt thê chế, các Bộ trưởng RCEP sẽ họp để xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến Hiệp định và ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận Cùng với đó, dé giúp cho các Bộ trưởng RCEP, Uỷ ban hỗn hợp RCEP được thành lập bao gồm thành phần đại diện là các quan chức cao cấp do các quốc gia thành viên chỉ định Uy ban hỗn hợp RCEP cũng ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận Uỷ ban hỗn hợp RCEP thành lập các cơ quan trực thuộc dé đảm nhận các lĩnh vực khác nhau, bao gồm: Uỷ ban hàng hoá, Uy ban dịch vụ và đầu tư, Uỷ ban phát triển bền vững, Uy ban môi trường kinh doanh và có thé thành lập thêm các cơ quan trực thuộc (nếu cần thiết) Nhìn chung, RCEP đưa ra quy định về thé chế cơ bản tương tự như CPTPP và EVFTA.

Trong khi đó, các quy định về giải quyết tranh chap*> trong RCEP được xây dựng dựa trên các quy định của WTO về giải quyết tranh chấp với mục tiêu hướng tới thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp minh bạch và hiệu quả đối với những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Hiệp định RCEP đã đưa ra quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp, lựa chọn diễn đàn giải quyết tranh chấp, biện pháp giải quyết tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp Ngoài ra, Hiệp định cũng có những điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt liên quan đến các thành viên nước kém phát triển trong quá trình giải quyết tranh chấp.

4 Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thực thi RCEP

Với bối cảnh ra đời, vai trò và nội dung các quy định của RCEP như đã phân tích, việc thực thi RCEP chứa đựng khá nhiều cơ hội, thuận lợi nhưng cũng tiềm ân không ít thách thức, khó khăn cả về kinh tế lẫn pháp luật Những cơ hội lớn mà RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam bao gồm:

33 Chương 16 RCEP.34 Chương 18 RCEP.35 Chương 19 RCEP.

Trang 15

Thứ nhất, RCEP tạo cơ hội dé Việt Nam tăng trưởng mạnh về xuất khâu Theo Theo lộ trình cam kết của các quốc gia trong RCEP, các nước thành viên ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam trong khoảng 85,9% - 100% số dòng thuế, các nước đối tác còn lại xoá bỏ thuế quan cho Việt Nam trong khoảng 90,7% - 92% số dòng thuế và mức cắt giảm thuế của các đối tác đối với các sản pham của Việt Nam hầu như ở mức độ tương tự hoặc cao hơn mức thuế của FTA ASEAN+1 Trong khi đó, tỷ lệ xoá bỏ thuế quan của Việt Nam dành cho các nước thành viên ASEAN ở mức 90,3%, Australia và New Zealand 89,6%, Hàn Quốc 86,7% và Trung Quốc 85,6% Mặc dù các cam kết trong khuôn khổ RCEP cơ bản tương đồng với các FTA ASEAN+1 hiện hành, một số sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang các quốc gia khác sẽ thuận

lợi hơn như thuỷ sản, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp Vi dụ,

sản phẩm sợi chủng loại mã HS 5402.33.10, Hàn Quốc sẽ áp mức thuế nhập khẩu là 0% (trong khi VKFTA đang bị áp mức thuế 5%), nên sản phẩm này khi xuất khẩu sang Hàn Quốc theo RCEP sẽ được hưởng thuế ưu đãi ở mức tốt hơn Sản phẩm xơ sợi nhập khẩu từ Việt Nam sẽ được Trung Quốc cam kết áp mức thuế nhập khẩu theo RCEP là 4,3% - 4,9%, thấp hơn so với mức thuế đang được áp dụng theo ACFTA là

Bên cạnh đó, với bộ quy tắc xuất xứ nhất quán và đơn giản hoá sẽ làm giảm chỉ phí giao dịch cho doanh nghiệp Thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng cho 5 FTA ASEAN+1 khác nhau thi 1 bộ quy tắc xuất xứ thống nhất đã được áp dung cho RCEP Việc cho phép sử dụng nguyên liệu đầu vào ở tất cả các nước thành viên RCEP cũng tạo điều kiện cho một số ngành sản xuất của Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu đa dạng để tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước đối tác Hiện nay, nhiều chuỗi sản xuất hàng hoá của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ một số quốc gia bên ngoài như các sản phâm điện tử, dệt may, giày dép °° Ví du trong ngành dệt may, hàng năm Việt Nam nhập khẩu 60% vải, 55% xơ sợi và 45% phụ liệu từ Trung Quéc.*” Mặc dù Nhật Ban được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với mặt hàng may mặc của Việt Nam, nhưng dé hưởng ưu đãi thuế quan theo AJFTA thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh được những nguyên liệu đầu vào có xuất xứ ASEAN hoặc Nhật Bản Nếu thành phẩm được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ sẽ phải chịu mức thuế 9% - 10% Với quy định về quy tắc xuất xứ theo RCEP, các sản phâm may mặc của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu của Trung Quốc cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường của Nhật Bản.

36 Trần Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan & Phạm Thiên Hoàng(2019), Thực hiện hiệu quả Hiệp định đổi tác kinh tê toàn điện khu vực găn với cải thiện tính tự chủ của nên kinhtế: Yêu cau hoàn thiện thé chế thương mại và dau tư ở Việt Nam, Aus4Reform Program, tr 39.

Nà es

loi-giai-cho-bai-toan-nguyen-lieu-133712.html, truy cập ngày 26/8/2021.

Trang 16

Ngoài ra, những quy định liên quan tới thuận lợi hoá, hài hoà hoá thủ tục, tính

minh bạch trong môi trường kinh doanh, nền tảng thương mại điện tử tốt hơn sẽ góp phần mở ra cơ hội xuất khẩu rộng mở và hiệu quả hơn cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đại dich Covid-19.

Thư hai, RCEP tạo cơ hội cho sự chuyên đôi cấu trúc của ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 Trong các ngành dịch vụ thực hiện tự do hoá thương mại dịch vụ trong khuôn khô RCEP phải kê một số lĩnh vực được coi là trọng tâm trong thương mại dịch vụ bao gồm: thương mại điện tử, tài chính, dịch vụ chuyên môn và dịch vụ truyền thông Những lĩnh vực dịch vụ trên được đánh giá là yếu tố quyết định cho quá trình chuyên đổi cấu trúc dưới góc độ chuyên đổi số giai đoạn phục hồi sau đại dich trong khu vực Đông Nam Á.33 Đối với Việt Nam, RCEP được kỳ vọng sẽ tạo thêm cơ hội cho các dịch vụ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường của các đối

tac, đặc biệt các dịch vụ như logistic, viễn thông, thương mại điện tử.”?

Thứ ba, RCEP sẽ tạo cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoai tốt hon nữa Với tác động của đại dịch Covid-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo theo sự dịch chuyên đầu tư ra khỏi Trung Quốc Việt Nam được đánh giá là điểm đến thay thé hap dan cho các đối tác đầu tư trong khu vực Theo thống kê của Cục dau tu nước ngoài tính luỹ kế đến ngày 20/10/2020, cả nước có 32.777 dự án còn hiệu lực với tong vốn đăng ký khoảng 380 tỷ USD.“° Trong đó, 6 trên 10 quốc gia và vùng lãnh thé có đầu tư lớn tại Việt Nam đang là thành viên của RCEP, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan Với sự hình thành của RCEP chắc chắn sẽ tạo ra môi trường pháp lý và thương mại hấp dẫn hơn, hứa hẹn mang lại sự đầu tư lớn hơn vào Việt Nam của bản thân các thành viên RCEP quan trọng này.

Thứ tư, RCEP tao cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là doanh

nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực Châu A — Thái Bình Dương Mục tiêu của việc ký kết RCEP không hướng tới các cam kết mới về mở cửa thị trường mà nhằm thiết lập một hiệp định ở quy mô lớn hơn trên cơ sở kết nối các FTA hiện hành của ASEAN với 5 quốc gia đối tác Thông qua các hoạt động hợp tác kỹ thuật, xuất khâu và nhập khẩu các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với chuyên giao công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và được tham gia vào những

38 Thangavelu S.M., Urata S & Narjoko D.A (2021), Impacts of the Regional Comprehensive EconomicPartnership on ASEAN and ASEAN Least Development Countries in the post- pandemic recovery, EconomicResearch Institute for ASEAN and East Asia, no.2021-01, July 2021, tr 2.

39 Tran Thị Hồng Hanh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan & Phạm Thiên Hoang(2019), Thực hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gắn với cải thiện tính tự chủ của nên kinhtê: Yêu cầu hoàn thiện thể chế thương mại và đâu tư ở Việt Nam, Aus4Reform Program, tr 40.

40 Cục Dau tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Báo cáo tinh hình dau tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng daunam 2020, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48050&idcm=208, truy cập ngày 28/8/2021.

Trang 17

công đoạn sản xuất quan trọng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.*! Các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng có khả năng tự chủ hơn về nguyên liệu, phụ kiện được sản xuất trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập khâu Việc đơn giản hoá thủ tục hải quan, linh hoạt trong áp dụng quy tắc xuất xứ, chứng nhận xuất xứ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường của các nước RCEP và có tiềm năng tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng RCEP được ký kết trong bối cảnh thé giới đang định vị, tô chức lại chuỗi cung ứng, các hoạt động đầu tư có xu hướng dịch chuyên lớn Bồi cảnh đó tạo cơ hội cho các dòng đầu tư dịch chuyên vào Việt Nam, mở ra cơ hội lớn hơn cho các doanh nghiệp có thé xác lập vị trí mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu và

khu vực.

Thứ năm, về pháp luật, nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương thích với yêu cầu của RCEP Hiệp định này là sự kết nối của các FTA ASEAN+1 san có, với phạm vi hẹp hơn và mức độ cam kết tương đương hoặc thấp hơn các FTA mà Việt Nam là thành viên, nên cơ bản không tạo ra nghĩa vụ quốc tế mới đối với Việt Nam Đề thực thi RCEP, Việt Nam không gặp khó khăn ở khâu sửa đôi, bố sung, ban hành mới các quy định pháp luật Trong thời gian qua, dé thực hiện các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là CPTPP với những cam kết ở mức độ chặt chẽ hơn, Việt Nam

đã tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan Theo nhận định của Bộ Tư pháp,

để đảm bảo pháp luật Việt Nam phù hợp với cam kết trong RCEP, Việt Nam không phải sửa đôi hay ban hành mới bat kỳ văn bản luật, pháp lệnh nào mà chỉ cần ban hành một sô văn bản ở cap Chính phủ và cap Bộ đê triên khai một sô van đê về kỹ thuật.”

Bên cạnh các cơ hội lớn như trên, sự ra đời của RCEP cũng đặt Việt Nam trướcnhững thách thức, khó khăn không nhỏ:

Thứ nhát, Việt Nam chịu sức ép gia tăng về cạnh tranh, đặc biệt trong những ngành có sự trùng lặp nhất định về lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nước thành viên của RCEP RCEP có thê dẫn tới nguy cơ chuyên hướng thương mại, với áp lực cạnh tranh lớn hơn từ Trung Quốc đối với Việt Nam Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thé cạnh tranh tương đối so với Trung Quốc nhờ các FTA song phương giữa Việt Nam với một số đối tác ASEAN như Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) và các FTA ASEAN+1 hiện hành mà doanh nghiệp chúng ta được hưởng cơ chế ưu đãi hơn so với Trung Quốc trong giao thương với

41 Tran Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan & Phạm Thiên Hoàng(2019), Thuc hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gan với cải thiện tinh tự chủ của nên kinhtế: Yêu cau hoàn thiện thể chế thương mại và đâu tư ở Việt Nam, Aus4Reform Program, tr 41.

42 Nhật An, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực chủ động giám sát bảo dam hiệu quả thực thi,https://daibieunhandan.vn/chu-dong-giam-sat-bao-dam-hieu-qua-thuc-thi-fowkfastlq-59343, truy cập ngày28/8/2021.

Trang 18

nước đối tác Với cam kết trong khuôn khổ RCEP, những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sẽ mat đi bởi sản phẩm của Trung Quốc sé được hưởng ưu đãi tương tự Việt Nam từ các quốc gia thành viên Trung Quốc được đánh giá là có lợi thế về giá thành sản phẩm thấp, chuỗi cung ứng lớn và lâu đời hon so với Việt Nam Trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như trình độ công nghệ còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực quản tri thấp, phụ thuộc lớn vào việc nhập

khẩu nguyên liệu, phụ kiện dé phuc vu san xuat trong nước Cùng với đó, co cầu

thương mại của Việt Nam lại khá tương đồng với một số quốc gia thành viên của

RCEP Chúng ta cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh ngay ở thị trường trong nước bởi khả

năng tăng nhập siêu đối với hàng hoá từ các đối tác vào Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ hai, khả năng của các doanh nghiệp trong việc tận dụng những ưu đãi

thương mại theo các FTA trong khuôn khổ ASEAN và các FTA song phương giữa Việt Nam và các đối tác chưa cao, dù đã có sự cải thiện nhất định qua các năm Cụ thể, theo thống kê từ Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan theo các FTA năm 2020 của các doanh nghiệp ở mức 33,1% Điều này có thé hiểu là phan lớn hang hóa xuất khâu từ Việt Nam sang các nước chưa được hưởng mức thuế ưu đãi theo các FTAs.“ Một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này là các doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ nội dung của các cam kết liên quan Ngoài ra, trình độ nhân lực hạn chế, ứng dụng công nghệ thông tin chưa phô biến, gián đoạn của chuỗi cung ứng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn cung nguyên liệu đầu vào cũng khiến cho doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khó khăn trong việc tận dụng các cơ

hội, vượt qua thách thức mà RCEP mang lại.

Thứ ba, về mặt pháp luật, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung một số văn bản dưới luật, cũng như nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định của RCEP dé thực hiện hiệu quả Hiệp định Các van dé cần quy định rõ hơn ở các văn bản dưới luật bao gồm lộ trình cắt giảm thuế quan, các quy định chưa có, chưa rõ ràng về một số loại hình dịch vụ tai chính và hoạt động dich vụ tài chính thuộc Phụ lục 8A về Dịch vụ tài chính của RCEP Dù RCEP không đặt ra nhiều khó khăn về mặt hoàn thiện pháp luật dé phù hợp với cam kết của Việt Nam, nhưng van còn đó là thách thức lớn về mặt thực thi hiệp định này trong bối cảnh sự quan tâm và nhận thức của doanh nghiệp đối với

các FTA nói chung, RCEP nói riêng còn chưa cao.

5 Kết luận

43 Tran Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan & Phạm Thiên Hoàng(2019), Thuc hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gan với cải thiện tinh tự chủ của nên kinhtế: Yêu cau hoàn thiện thể chế thương mại và đâu tư ở Việt Nam, Aus4Reform Program, tr 45.

44 Trung tâm WTO và Hội nhập (Phong Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), Tinh hình tận dụng wu đãithuế quan theo các FTA của Việt Nam năm 2020, https://trungtamwto.vn/thong-ke/17542-tinh-hinh-tan-dung-uu-dai-thue-quan-theo-cac-fta-cua-viet-nam-nam-2020, truy cập ngày 10/7/2021.

Trang 19

RCEP là hiệp định thương mại tự do lớn nhất toàn cầu hiện nay, được ký kết vào thời điểm hết sức khó khăn của thương mại toàn cầu với sự đan xen giữa sự bề tắc của WTO, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Brexit va đại dịch Covid-19 đã thể hiện vai trò, quyết tâm, đồng thuận cao của ASEAN hướng

tới tự do thương mại sâu rộng hơn Hiệp định này tuy không toàn diện và có mức cam

kết sâu như CPTPP hay EVFTA nhưng giúp tạo ra một không gian sản xuất chung với sự tham gia của các nền kinh tế lớn trong khu vực châu A - Thái Binh Dương mà cốt lõi là ASEAN trên co sở kết nối các FTA ASEAN+1 đang hiện hữu Đối với Việt Nam, RCEP mang lại khá nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức về mặt kinh tế Trong khi đó, về pháp luật, dé dam bảo tương thích với cam kết trong RCEP, Việt Nam chỉ phải sửa đổi, ban hành một số quy định dưới luật Tuy nhiên, để Việt Nam thu được nhiều lợi ích từ hiệp định này thì ngoài việc chú trọng các giải pháp về mặt kinh tế, việc nâng cao khả năng hiểu biết và vận dụng các quy định trong RCEP của doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Cổng Thông tin điện tử Công nghiệp Hỗ trợ (Bộ Công Thương), RCEP - An

Opportunity for Vietnam to Develop a New Supply Chains, https://vsi.gov.vn/en/news-

detail/rcep -an-opportunity-for-vietnam-to-develop-a-new-supply-chain-c6e0id260.html, truy cap ngày 25/8/2021.

2 Cục Dau tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch va Đầu tư), Báo cdo tình hình dau tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng dau nam 2020,

http://www.mp1.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=48050&idcem=208, truy cập ngày28/8/2021.

3 Gilberto M Llanto and Ma Kristina P Ortiz, 'Regional ComprehensiveEconomic Partnership: Reform Challenges and Key Tasks for the Philippines’ (2013),

<https://pidswebs.pids.gov.ph/CDN/PUBLICATIONS/pidsdps1351.pdf>, truy cap

ngay 08/9/2021.

4 Ha Chính, FTA lớn nhất thé giới, tham vọng nhất do ASEAN khởi xướng,

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/FTA-lon-nhat-the-gioi-tham-vong-nhat-do-ASEAN-khoi-xuong/414233.vgp, truy cap ngay 08/9/2021.

5 Hai Linh, Ngành dét may: tim lời giải cho “bai toán” nguyên liệu,

https://congthuong.vn/nganh-det-may-tim-loi-giai-cho-bai-toan-nguyen-lieu-133712.html, truy cap ngay 26/8/2021.

6 Hiến chương ASEAN năm 2007.

7 Lisandra Flach, Hannah Hildenbrand và Feodora Teti, The Regional

Comprehensive Economic Partnership Agreement and Its Expected Effects on World

Trang 20

Trade, https://www.intereconomics.eu/contents/year/202

regional-comprehensive-economic-partnership-agreement-and-its-expected-effects-on-world-trade.html, truy cap ngay 08/9/2021.

8 Miles Kahler and Andrew MacIntyre, IJntegrating Regions- Asia incomparative context, Stanford University Press, 2013.

9, Nhật An, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực: chủ động giám sát bảo đảm hiệu quả thực thi,

https://daibieunhandan.vn/chu-dong-giam-sat-bao-dam-hieu-qua-thuc-thi-f6wkfast1q-59343, truy cập ngày 28/8/2021.

10 Nghị viện Liên minh châu Âu, Short Overview of the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP),

https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?urit=LEGISSUM%3A133152, truy cập ngày 21/8/2021.

11 Petri P.A & Plummer M.G (2020), East Asia Decouples from the UnitedStates: Trade War, COVID-19, and East Asia's New Trade Blocs, Working paper 20-9June 2020.

12 RCEP.

13 Thanh Hai, RCEP: Xác lập, sử dụng, bao hộ và thực thi quyên SỞ hữu trí tuệ

một cách hiệu qua, https://vJst.vn/vn/tin-tuc/4157/rcep xac-lap su-dung bao-ho-va-thuc-thi-quyen-so-huu-tri-tue-mot-cach-hieu-qua.aspx, truy cập ngày 22/08/2021.

14 Thangavelu S.M., Urata S & Narjoko D.A (2021), Impacts of the RegionalComprehensive Economic Partnership on ASEAN and ASEAN Least DevelopmentCountries in the post- pandemic recovery, Economic Research Institute for ASEANand East Asia, no.2021-01, July 2021.

15 Tran Thi Hồng Hạnh, Nguyễn Anh Dương, Đỗ Thị Lê Mai, Nguyễn Thị Phương Loan & Phạm Thiên Hoàng (2019), Thuc hiện hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gan với cải thiện tinh tự chủ của nên kinh tế: Yêu cẩu hoàn thiện thể chế thương mại và dau tu ở Việt Nam, Aus4Reform Program, tr.39.

16 Trần Thọ Quang & Ngô Phương Anh (2017), “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): tiến trình đàm phán và những tác động”, Tap chí nghiên cứu Trung Quốc, số 4(188), tr.35.

17 Trang thông tin điện tử của Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông, SCED: Hong Kong keenly interested in joining RCEP,https://www.info.gov.hk/gia/general/20201 1/16/P2020111600779.htm, truy cập ngày25/8/2021.

18 Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thuong mại và Công nghiệp Việt

Nam), Nội dung tóm tắt về Hiệp định RCEP,

https://trungtamwto.vn/file/20686/tom-luoc-rcep moit.pdf, truy cập ngày 22/8/2021.

Trang 21

19 Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam), Tinh hình tận dụng wu đãi thuế quan theo các FTA của Việt Nam năm 2020, https://trungtamwto.vn/thong-ke/17542-tinh-hinh-tan-dung-uu-dai-thue-quan-theo-cac-fta-cua-viet-nam-nam-2020, truy cap ngay 10/7/2021.

20 World Trade Organization, World Trade Report 2011: The WTO andPreferential Trade Agreements, 2011, tr.49.

21 Yoshifumi Fukunaga and Ikumo Isono, "Taking ASEAN+1 FTAs towardsthe RCEP: A Mapping Study' (2013), https://www.eria.org/ERIA-DP-2013-02.pdf,truy cập ngày 08/9/2021.

Trang 22

QUY TAC XUẤT XU HÀNG HOA THEO QUY ĐỊNH CUA HIỆP ĐỊNH RCEP VÀ TRIEN VỌNG THUC THI DOI VỚI VIỆT NAM

ThS Đỗ Thu Hương” Tóm tat: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), như bất kì FTA nào, khi được kí kết đã mang đến cho Việt Nam cũng như các nước thành viên cơ hội để tiễn gân hơn với tự do hóa thương mại, nơi mà hàng hóa lưu thông trong nội khối được hưởng những wu đãi thuế quan tốt nhất với diéu kiện tiên quyết là đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa RCEP thiết lập quy tắc xuất xứ hàng hóa dựa trên các bộ quy tắc trong các FTA ASEAN+, duy trì các tiêu chí truyền thong bao gồm: xuất xứ thuần túy, xuất xứ không thuần túy (hàm lượng giá trị khu vực, chuyển đổi mã số hàng hóa, phản ứng hóa học) nhưng có những điểm mới dé hàng hóa dé đáp ứng các tiêu chí

hon, tạo thuận lợi trong việc hưởng các wu đãi thuế quan Từ khóa: RCEP; quy tắc xuất xử; thực thi; Việt Nam Đặt vẫn đề

Quy tắc xuất xứ (QTXX) nếu tiếp cận với tư cách là một tính năng của các khu vực thương mại tự do thì nó được sử dụng dé chọn loc những hàng hóa dap ứng được các tiêu chí xuất xứ trong một FTA cụ thé đặt ra QTXX đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một FTA, nó thúc day hoạt động thương mại giữa các quốc gia nội khối, thậm chí việc thiết lập một QTXX phù hợp còn có thé thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nhà đầu tư từ những nước không thuộc FTA Chính vì vậy trong các FTA được kí kết mới đây, QTXX là vấn đề nhận được sự quan tâm lớn do sự phức tạp của nó, thể hiện sự đặc thù của liên kết nội khối Điều này thê hiện rõ nét ở Hiệp định RCEP - FTA có quy mô thị trường lớn nhất trên thế giới.

1 Quy tắc xuất xứ trong RCEP

1.1 Các tiêu chí xác định quy tắc xuất xứ

QTXX trong RCEP cũng như trong các FTA khác đều dựa trên hai tiêu chí lớn dé xác định nguồn gốc hàng hóa là tiêu chí xuất xứ thuần túy và tiêu chí xuất xứ không thuần túy Trong đó đối với tiêu chí xuất xứ không thuần túy sẽ có các quy tắc cụ thé đối với từng mặt hàng để xác định xuất xứ Cụ thể các tiêu chí được thê hiện dưới sơ đô sau!:

Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

| Dién giả Trần Ngọc Binh, Quy tac xuất xứ hang hóa trong Hiệp định RCEP, Hội thao “Hiệp định Đối tác kinhtế toàn diện Khu vực (RCEP) và hàm ý chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới”, do Trung

Tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM tổ chữu ngày

26/3/2021

Trang 23

QUY TAC XUẤT XU’ TRONG RCEP

Xuất xứ thuần túy WO

_ Sản xuất toàn bộ PE

Quy tắc cụ thể mật peng ais

@ & ‹~'

(1) Xuất xứ thuần tíy WO hoặc sản xuất toàn bộ

Quy định về hàng hóa có xuất xứ thuần túy theo Hiệp định RCEP được quy định tại Điều 3.3 của Hiệp định, theo đó:

Sản phâm Có được từ (hoạt động săn bắt, đặt bẫy, nuôi trồng thủy sản, thu

Khoáng sản Được khai thác từ

dat/nuéc/day biển/lòng

Quả táo được thu hoạch từ cây táo trồng

tại Nhật Bản

Gà giông được sinh ravà nuôi tại trang trại ởViệt Nam

Trứng gà/ thịt ga

được thu hoạch/giết

mô từ gà được nuôi ở

Quang boxit đượckhai thác ở Việt Nam

Trang 24

dat dưới đáy biển

Sản phẩm từ | Đánh bắt/ Chế biến/ Sản | Trong/ ngoài | Tau cá Việt Nam

biển xuất vùng lãnh hải/| đánh bắt cá/tôm

trên tàu (đăng | hợp pháp trong vùng

kí và treo cờ biển quốc tế (sản quốc gia thành | phẩm có thể là tôm

viên) tươi, tôm đông lạnh được chê biên trêntàu)

Hàng đã qua | Được thu nhặt tại nước Vỏ chai nhựa được

sử dụng để tái | thành viên thu gom tại bờ biển chế nguyên của Thái Lan để tái

liệu thô Lãnh thé của | chế

Phế thải, phế nước thành

liệu viên

Sản phẩm Thu được/ sản xuất từ Phụ phẩm từ động vật các sản phẩm nói trên (lông, da ) từ các

sản phâm nói trên

Cách quy định về xuất xứ thuần túy trong RCEP được mở rộng hơn so với các FTA truyền thống trước đây Ví dụ theo AJCEP3, đối với sản phẩm từ động vat đòi hỏi động vật phải được sinh ra, lớn lên và giết mồ tại một nước, nhưng RCEP cho phép được nhập khẩu con giống từ nước khác, thậm chí ngoài khu vực, dé nuôi dưỡng và giết mô mà vẫn đáp ứng xuất xứ thuần túy.

Đối với hàng hóa được coi là sản xuất toàn bộ, hàng hóa phải đảm bảo được toàn bộ công đoạn sản xuất được diễn ra tại một nước thành viên và nguyên liệu dé sản xuất ra mặt hàng đó chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ từ một hoặc nhiều nước thành viên Ví dụ sản pham kẹo được sản xuất tại Việt Nam có thé dùng các nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam hoặc nhập từ Australia hoặc bat kì một/các nước thành viên khác Bản chất của tiêu chí sản xuất toàn bộ này chính là đáp ứng tiêu chí RVC 100% (hàm

lượng gia trị khu vực đạt 100%).

(2) Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR)

? Điểm (b) và (c) Điều 25 AJCEP:

Sản phẩm ( ) được xem là có xuất xứ thuần túy: Các sản phẩm thu được từ động vật sống (động vật sống đượcsinh ra và nuôi dưỡng) tại Bên đó.

3 Điểm (c) Điều 3.3 RCEP: Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy: sản pham thu được từ động vật sốngđược nuôi dưỡng tại đây.

Trang 25

Với các quy tắc PSR tùy từng FTA, các tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (RVC) và chuyên đổi mã số hàng hóa (CTC) đều rất quen thuộc Riêng quy tắc phan ứng hóa học (CR) chỉ xuất hiện trong một vài FTA như AANZFTA, CPTPP và sau đó

là RCEP.

(i) Hàm lượng gia trị khu vực (RVC)

RVC được hiểu là mức độ đóng góp vào giá trị hàng hóa của các nước thành viên trong một FTA, vì vậy hàm lượng này được biểu thị bang ti lệ phan tram ma hang hoa xuất khẩu cần phải đạt được nếu muốn được coi là có xuất xứ Mức RVC phổ biến ở hầu hết các FTA là 40%, con số này cũng được RCEP áp dụng Nghĩa là với một mặt hàng cụ thê phải áp dụng quy tắc RVC, muốn có xuất xứ được hưởng ưu đãi RCEP thì ít nhất 40% giá trị của hàng hóa đó phải có nguồn gốc từ một hoặc nhiều nước thành viên Có hai cách dé tính toán hàm lượng giá trị khu vực này, đó là cách tính trực tiếp“ và cách tính gián tiếp” Hiệp định RCEP áp dụng quy tắc RVC dễ đáp ứng và đơn giản hơn so với CPTPP Ở CPTPP có sự khác biệt giữa cách tính RVC trực tiếp, một số mặt hàng quy định RVC không thấp hơn từ 35% đến 45% nếu tính trực tiếp hoặc không thấp hơn từ 40% đến 55% nếu tính gián tiếp tùy lựa chọn của nhà sản xuất, bên cạnh đó CPTPP cũng đưa ra 2 cách tính RVC bên cạnh 2 cách phổ thông là theo chi phí tập

trung hoặc chi phí tịnh.

Về vấn đề cộng gộp, theo quy định tại khoản 2 Điều 3.4, sau khi Hiệp định có hiệu lực thì các nước thành viên sẽ rà soát điều khoản này theo hướng cộng gộp cho tất cả các công đoạn sản xuất hoặc giá trị gia tăng của sản phẩm của các nước thành viên, tức là cộng gộp toàn phần Cách thức cộng gộp này tương tự như CPTPP và tạo ra lợi thế hơn cho hàng hóa muốn đáp ứng được tiêu chí xuất xứ.

Theo cách thức cộng gdp thông thường, chỉ khi nào nguyên vật liệu dap ứng

được tiêu chí xuất xứ (thường là RVC 40% trong các FTA của Việt Nam) thì mới được cộng gộp phan giá trị của nguyên liệu đó còn cộng gộp toàn phan là nếu có một

nguyên vật liệu nào đó không đáp ứng được RVC 40% mà chỉ đạt RVC 30% thì vẫn

được cộng gộp 30% này vào tỉ lệ khu vực hóa.

k VOM

RVC = -~- x 100%FOB

Trong đó, VOM được hiểu là giá trị nguyên liệu, vật liệu đầu vào có xuất xứ bao gồm: nguyên vật liệu có xuấtxứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bồ trực tiếp, chi phí vận tải và lợi nhuận;

5 FOB - VNM

RVC = - x 100%FOB

Trong đó, VNM được hiểu là giá trị nguyên vat liệu đầu vào không có xuất xứ có thé là: (i) giá CIF tại thời điểmnhập khâu của nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phận hoặc hàng hóa; hoặc (ii) giá nguyên vật liệu, phụ tùng-bộ phậnđầu vào hoặc hàng hóa chưa xác định được xuất xứ tại lãnh thé của một nước nơi thực hiện các công đoạn giacông, chế biến.

Trang 26

Tiêu chí RVC ngày càng trở nên có ý nghĩa khi các quốc gia ngày càng chuyên môn hóa công đoạn sản xuất, chỉ tham gia vào chế biến một công đoạn, việc sản pham sau cùng bao gồm các nguyên vật liệu đến từ nhiều quốc gia là rat phô biến.

(ii) Chuyên đôi mã số hàng hóa (CTC)

Tiêu chí chuyên đổi mã số hang hóa là tiêu chí đòi hỏi từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng phải có sự thay đôi cơ bản về tính chất của hang hóa, tùy vào từng sản phẩm cụ thé mà sự thay đổi này đòi hỏi ở mức độ nào CTC có 3 cấp độ chuyên đổi là chuyển đổi Chương (CC), chuyển đổi Nhóm (CTH) và chuyên đổi Phân

nhóm (CTSH).

Chuyên đổi Chương đòi hỏi nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nằm ở hai chương khác nhau trong Hệ thông hài hòa mô tả và mã hóa hang hóa HS (chuyên đổi cấp độ 2 chữ số); chuyển đổi Nhóm đòi hỏi nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra được phép nằm cùng Chương nhưng phải khác Nhóm (chuyên đôi cấp độ 4 chữ số); chuyên đổi Phân nhóm đòi hỏi nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra được phép năm cùng Nhóm nhưng phải khác Phân nhóm (chuyền đổi cấp độ 6 chữ số) Như vậy chuyên đổi cấp độ CC là khắt khe nhất, giảm dần xuống CTH, còn CTSH là cấp độ dé dàng nhất.

Ví dụ: Nguyên liệu đầu vào là gạo, sản phẩm cuối cùng là bún, gạo và bún nam ở hai Chương khác nhau (gạo ở Chương 10, bún ở Chương 19) Sự thay đổi này đáp ứng cấp độ CC.

Nguyên liệu đầu vào là đậu nành nguyên vỏ, sản phẩm cuối cùng là bột đậu nành, đậu nành nguyên vỏ và bột đậu nành cùng nam ở Chương 12 nhưng khác Nhóm (đậu nành nguyên vỏ nằm ở Nhóm 12.01, bột đậu nành năm ở Nhóm 12.8) Sự thay đổi này đáp ứng cấp độ CTH.

Nguyên liệu đầu vào là hạt tiêu nguyên hạt, sản phẩm cuối cùng là tiêu xay, tiêu hat và tiêu xay cùng nam ở Nhóm 09.04 nhưng khác Phân nhóm (tiêu hạt ở Phân nhóm 0904.11, tiêu xay ở Phân nhóm 0904.12) Sự thay đôi này đáp ứng cấp độ CTSH.

Trong tiêu chí CTC cần lưu ý đến tỉ lệ de minimis, đây là ti lệ hàng hóa không đáp ứng được xuất xứ nhưng được cho phép được có mặt trong sản phẩm cuối cùng Vi dụ sản phẩm A cần làm từ nguyên liệu chính B và phụ liệu C Nếu sản phẩm A cần đáp ứng tiêu chí CC thì nguyên liệu chính B và phụ liệu C cần năm khác chương với sản phẩm A Nếu phụ liệu C nằm cùng chương với sản phẩm A thì sản phẩm này không đáp ứng QTXX CC, tuy vậy nếu tỉ lệ phụ liệu C thấp hơn mức de minimis thì vẫn được phép áp dụng và sản phẩm A vẫn được coi là đáp ứng tiêu chí xuất xứ Trong RCEP thi tỉ lệ de minimis này được áp dụng tối đa 10% trong lượng của sản phẩm cuối cùng đối với các sản phẩm từ Chương 50 đến Chương 63 Các Chương còn lại áp dụng tối da 10% đối với trị giá FOB của sản phẩm cuối cùng.

Trang 27

Ti lệ này phổ biến trong các FTA va dé dàng hơn so với một số FTA khác như AJCEP, VJEPA, CPTPP Vi dụ AJCEP va VJEPA quy định tỉ lệ de minimis tối đa với hàng nông nghiệp chế biến chỉ là 7% hay CPTPP quy định tỉ lệ tối đa đối với hàng linh

kiện, phụ tùng xe ô tô chỉ là 5%.

(iii) Quy tắc phản ứng hóa học (CR)

Hiệp định RCEP có thêm một quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa là quy tắc phản ứng hóa học, đây là điểm giống nhau giữa RCEP và CPTPP và khác với các FTA

Theo đó, sản phẩm thu được từ một phản ứng hóa học là hàng hóa có xuất xứ nếu phan ứng hóa học” đó diễn ra tại lãnh thô của một nước thành viên.

Hiệp định RCEP áp dụng quy tắc này đối với 76 dòng sản phẩm thuộc Chương 29 và Chương 38 Trên thực tế, các dòng sản pham được áp dụng CR thì đều có 3 cách lựa chọn tiêu chí xuất xứ, bên cạnh CR thì sản phẩm có thê đáp ứng RVC40 hoặc CTH Vì vậy việc đưa ra tiêu chí CR giúp hàng hóa dễ dàng chứng minh xuất xứ hơn nếu 2 cách trên khó áp dụng.

Hiệp định RCEP cũng quy định 11 công đoạn gia công, chế biến đơn giản” không được tính để xác định xuất xứ hàng hóa RCEP quy định theo cách liệt kê các công đoạn cụ thể, nhăm đến hoạt động không cần các kĩ năng đặc biệt, máy móc hoặc thiết bị được sản xuất hoặc lắp ráp đặc biệt dé thực hiện hoạt động đó Các công đoạn nay được áp dụng với cả hai tiêu chí RVC và CTC Quy định này trong các FTA ASEAN+ không thống nhất, tùy từng FTA mà áp dụng với các tiêu chí khác nhauŠ, chính vì thế khi RCEP thống nhất quy định này sẽ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

1.2 Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bên cạnh các tiêu chí xác định xuất xứ hàng hóa thì cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trên thị trường, cơ chế càng thuận lợi và đơn giản về thủ tục thì càng giúp doanh nghiệp giảm được thời gian và chỉ phí dé hoàn thành chứng nhận xuất xứ hàng hóa Hiệp định RCEP đặt ra mục tiêu dài hạn đối với mở cửa thị trường, trong đó có đơn giản hóa thủ tục chứng nhận xuất xứ, vì vậy RCEP đặt ra 4 cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bao gồm:

(i) C/O trong khuôn khô RCEP

Đây là cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa phô biến nhất, tương tự như các FTA từ trước đến nay mà Việt Nam là thành viên Theo đó, C/O được cấp bởi các tổ chức

5 Phản ứng hóa học là một quá trình (bao gồm quá trình sinh hóa) dẫn tới việc sinh ra một phân tử có cấu trúcmới bằng việc phá vỡ các liên kết nối phân tử và tạo nên các liên kết nội phân tử mới, hoặc bằng việc thay đôimạng không gian nguyên tử.

7 Điều 3.6 RCEP

8 Theo đó, ACFTA áp dụng với tiêu chí WO, AKFTA áp dụng với tat cả các tiêu chí xuất xứ, AJCEP và VIEPAáp dụng với tiêu chí CTC hoặc SP; AANZFTA áp dụng với tiêu chí RVC.

Trang 28

được ủy quyên và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật Quản lí ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.

(ii) Nhà xuất khâu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ?

Cơ chế này không phải xuất hiện lần đầu tiên trong RCEP mà đã được quy định trong nhiều FTA khác như ATIGA, CPTPP, EVFTA Cơ chế này cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định pháp luật nội địa của từng nước thành viên được đăng kí cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Khi nhà xuất khẩu được chấp thuận, họ có quyền tự phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và chịu trách nhiệm toàn bộ về giá trị cũng như tính chân thực của chứng từ Cơ chế này có hiệu lực ngay từ khi RCEP có hiệu lực, tùy thuộc vào năng lực của nhà xuất khẩu của mỗi nước thành viên.

(iii) Bất kì nhà xuất khâu nào cũng được quyền tự chứng nhận xuất xứ!?

RCEP dự liệu về một chặng đường phát triển mà đến một thời điểm, bất kì nhà xuất khâu nào cũng đủ năng lực và được quyền tự chứng nhận xuất xứ Khi đạt đến trình độ này, doanh nghiệp có thê loại bỏ hoàn toàn những vướng mắc về thủ tục cũng như chi phí, thời gian dé có được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa Tuy vậy, ki vọng này cần thời gian để có thể triển khai trên thực tế Tuy vào tốc độ phát triển của mỗi quốc gia, RCEP đặt ra hai mốc thời gian dé thực hiện cơ chế này Theo đó, (1) Lào, Cam-pu-chia và Myanmar sẽ triển khai cơ chế này sau 20 năm RCEP có hiệu lực; (2) các quốc gia còn lại sẽ triển khai cơ chế này sau 10 năm RCEP có hiệu lực Tất cả các quốc gia đều có quyền bảo lưu cơ chế này một khoảng thời gian là 10 năm Tức là, muộn nhất là 30 năm với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Myanmar và muộn nhất là 20 năm đối với các nước còn lại sẽ phải triển khai cơ chế tự chứng nhất xuất xứ dành cho tat cả các nhà xuất khẩu.

(iv) Bất kì nhà nhập khâu nào cũng được quyền tự chứng nhận xuất xứ!!

Bên cạnh cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khâu, RCEP quy định thêm cơ chế bat kì nhà nhập khâu nao cũng có quyền được tự chứng nhận xuất xứ Ké từ khi Hiệp định có hiệu lực, các thành viên có khoảng thời gian 5 năm dé tiến hành rà soát và đưa ra kết luận về cơ chế này Theo kết quả đàm phán, riêng Nhật Bản sẽ áp dụng ngay cơ chế này ké từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngoài ra RCEP quy định ngưỡng giá trị của lô hàng được miễn nộp C/O, nếu giá trị của lô hàng dưới mức quy định thì nhà nhập khẩu không cần cung cấp C/O Tuy nhiên mức này RCEP quy định khá thấp, chỉ 200 USD.!? Một số FTA khác cũng quy

° Điều 3.21 RCEP

19 Khoản 2 Điều 3.16 RCEP!! Khoản 4 Điều 3.16 RCEP!2 Khoản 3, Điều 3.22 RCEP

Trang 29

định ngưỡng này nhưng đều cao hơn RCEP, vi dụ VKFTA là 600 USD,!3 CPTPP là 1000 USD,'4 EVFTA và UKVFTA là 6000 Euro.!? Lí do RCEP quy định ngưỡng 200USD là do các FTA mà ASEAN là thành viên cũng quy định ở mức này, bộ QTXX của RCEP được thiết kế nhằm thống nhất các bộ QTXX của các FTA ASEAN+I thành một bộ nên có thé thấy khá nhiều quy định về QTXX trong RCEP có sự tương đồng với các FTA của ASEAN.

2 Một số điểm khác biệt về quy tắc xuất xứ của RCEP so với các FTA trước đây và triển vọng thực thi đối với Việt Nam

Hiệp định RCEP được kí kết bởi 10 quốc gia ASEAN và 5 đối tác đã từng có FTA theo công thức ASEAN +1 nên nếu đánh giá từ góc độ của Việt Nam hay một quốc gia ASEAN bắt kì thì RCEP không có ý nghĩa về việc mở rộng thị trường, tuy nhiên điểm khác biệt là RCEP hài hòa các bộ QTXX riêng lẻ, từ đó mở rộng phạm vi “nội khối” trong từng FTA trước đây Nếu các FTA ASEAN +1 phạm vi nội khối chỉ bao gồm các nước ASEAN và một quốc gia đối tác thì RCEP mở rộng thành cả 5 đối tác, trong đó có những nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia nên khả năng đáp ứng được tiêu chí xuất xứ của hàng hóa, từ đó được hưởng ưu đãi thuế

quan sẽ cao hơn so với trước đây.

2.1 Tiêu chí xuất xứ thuần túy và sản xuất toàn bộ dễ dang hơn

Hiệp định RCEP quy định tiêu chí xuất xứ thuần túy lỏng hơn các FTA mà Việt Nam là thành viên Ví dụ, hầu hết các FTA khác của Việt Nam đều đòi hỏi sản phẩm thịt động vật giết m6 phải từ động vat được sinh ra va nuôi dưỡng tại một nước thành viên nhưng RCEP chỉ yêu cầu động vật được nuôi dưỡng tại nước thành viên là đủ đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy.

Tương tự với tiêu chí sản xuất toàn bộ, các FTA khác quy định tất cả các công đoạn sản xuất phải được thực hiện tại một nước thành viên thì RCEP cho phép các công đoạn được diễn ra tại nhiều nước thành viên vẫn đáp ứng tiêu chí sản xuất toàn

Điều này tạo thuận lợi cho ngành chăn nuôi, giết mồ và đơn giản hóa thủ tục chứng nhận xuất xứ do RCEP cho phép nhập khẩu con giống từ nước ngoại khối.

2.2 Đơn giản hóa PSR: cho phép cộng gộp toàn phan, de minimis dễ áp dung,

có tiêu chí CR

Trên thực tế RCEP không phải FTA đầu tiên quy định về cộng gộp toàn phan, mà là CPTPP Tuy nhiên cộng gộp toàn phần trong RCEP được đánh giá là tạo thuận

!3 Điều 3.17 VKFTA'4 Điều 3.23 CPTPP

!5 Khoản 1 Điều 15, Mục D, Nghị định thư 1 — Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quan líhành chính EVFTA

Trang 30

lợi cho doanh nghiệp nhiều hơn vì ảnh hưởng của những tiêu chí khác Ví dụ CPTPP cho phép cộng gộp toàn phần nhưng đặt ra tỉ lệ hàm lượng khu vực khác nhau nếu tính toán theo các cách khác nhau, thường nếu tính theo cách tính gián tiếp các mặt hàng áp dụng quy tac này phải đáp ứng RVC40 dao động đến RVC55 tùy mặt hàng cụ thé Như vậy dù cho phép cộng gộp toàn phần nhưng hàm lượng khu vực cao nên về tổng thê QTXX của CPTPP khó đáp ứng hơn so với RCEP.

Ti lệ de minimis được RCEP quy định ở mức 10% giá trị hoặc khối lượng của hàng hóa, tỉ lệ này tương đương với đa số các FTA của Việt Nam và lớn hơn một số

FTA như AJCEP, VJEPA, CPTPP Cac FTA với Nhật Bản quy định mức de minimis

khá thấp như đã trình bày ở phần trên, CPTPP cũng có quy định de minimis khá phức tạp, ví dụ đối với các sản phẩm nông nghiệp CPTPP loại trừ áp dụng tỉ lệ linh hoạt này với một số nguyên liệu sử dụng để sản xuất mặt hàng bơ, sữa, nước ép hoa quả, dầu ăn Trong bối cảnh RCEP thiết lập QTXX thống nhất, hài hòa giữa các FTA ASEAN+ thi sự khác biệt về tỉ lệ de minimis giữa RCEP và AJEPA/VJCEP có thé thay là tạo thuận lợi hon cho các doanh nghiệp xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.

Hiệp định RCEP, tương tự như CPTPP có quy định về tiêu chí quy trình phản ứng hóa học dé xác định xuất xứ hàng hóa Như trình bày ở trên, tiêu chi CR được áp dụng khá đơn giản và dễ hiểu trong RCEP, sở dĩ RCEP có tiêu chí này là do AANZFTA đã tồn tại tiêu chí này từ trước đó Tuy nhiên điểm khác biệt là AANZFTA chỉ áp dụng CR nếu RVC40 và CTC không áp dụng được, còn RCEP cho khả năng lựa

chọn giữa 3 tiêu chí này Phạm vi hàng hóa áp dụng CR của RCEP cũng ít hơn so vớiAANZFTA và CPTPP.

2.3 Không thiết lập tiêu chí công đoạn gia công, chế biễn cụ thể

Tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thé được quy định đối với nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thê tại một nước thành viên Quy tắc này đòi hỏi tại nước thành viên phải diễn ra những quá trình sản xuất cụ thể, làm biến đổi cơ bản nguyên liệu ban đầu Thực tiễn cho thay quy tắc này được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng dệt may trong CPTPP và EVFTA.

Vi dụ trong CPTPP, hàng dệt may phải đáp ứng tiêu chí 3 công đoạn “từ sợi trở di”,

tức là ngay từ sợi dệt ra vải phải có xuất xứ tại nước thành viên nên những mặt hàng dệt may nhập khâu sợi từ nước ngoại khối để sản xuất các công đoạn tiếp theo cũng không đáp ứng tiêu chí xuất xứ này Đối với hàng dệt may, do tính đặc thù nên CPTPP thiết kế riêng Phụ lục 4A để quy định về quy tắc xuất xứ cụ thé mặt hàng dệt may, trong đó chủ yếu các mặt hàng đều áp dụng tiêu chi CTC đồng thời với các công đoạn chế biến cụ thé EVFTA cũng quy định tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thé

đôi với các mặt hàng: xăng dâu, đô gỗ, may móc, phương tiện, sắt thép, dệt may

Trang 31

So sánh với tiêu chí CTC cũng áp dụng với nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ, có thé thấy tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thé khó đáp ứng hơn nhiều Tiêu chí CTC đòi hỏi nguyên liệu phải trải qua quá trình biến đổi cơ bản, đến mức độ thay đổi mã HS thành Chương/Nhóm/Phân nhóm khác nhưng không cụ thé may công đoạn Mỗi tiêu chí đều có điểm khó,!5 tuy vậy hầu hết các công đoạn gia công, chế biến đều làm thay đổi cơ bản nguyên liệu ban đầu nên nhìn chung tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cu thé khó đáp ứng hơn so với CTC.

Trong các FTA ASEAN+, VJEPA và AJCEP là hai FTA có tiêu chí công đoạn

gia công, chế biến cụ thể Như vậy, trước khi RCEP được kí kết, tất cả các hiệp định được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản (bao gồm cả CPTPP) đều xác định tiêu chí này Vì thế những mặt hàng phải đáp ứng tiêu chí này đòi hỏi những ngành hàng đó phải đáp ứng được chế biến sâu, có trình độ kĩ thuật cao Hiệp định RCEP ra đời với những tiêu chí không quá khó, không đặt ra tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể tạo nhiều cơ hội cho hàng hóa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ, từ đó dẫn đến tỉ lệ

tận dụng ưu đãi của hiệp định sẽ cao hơn.

2.4 Đa dạng cơ chế chứng nhận xuất xứ

RCEP thiết lập 4 cơ chế chứng nhận xuất xứ bao gồm cả tự chứng nhận xuất xứ cho cả nhà xuất khâu và nhà nhập khâu, thé hiện quan điểm hướng tới tương lai các doanh nghiệp sẽ năm quyền chủ động trong việc tự chứng nhận xuất xứ Điều nay phù hop với xu thé chung trong các FTA được kí kết trong thời gian gan đây Kế thừa các bộ QTXX ASEAN+, RCEP vẫn duy trì cơ chế C/O truyền thống và phát triển cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như ASEAN đã làm, có thêm những cơ chế mới tuy chưa áp dụng ngay khi Hiệp định có hiệu lực nhưng cũng thé hiện sự cởi mở va ki vọng của các nước thành viên trong vấn đề này.

Tuy vậy, việc cho phép nhiều cơ chế chứng nhận xuất xứ cũng khiến việc kiểm soát và quản lí của cơ quan nhà nước trở nên khó khăn Vấn đề chống gian lận xuất xứ đã được đặt ra trong nhiều năm gần đây, các hành vi gian lận xuất xứ không chỉ nhằm mục dich được hưởng ưu đãi theo FTA mà còn nham lân tránh các biện pháp phòng vệ thương mại Khi cơ chế chứng nhận xuất xứ ngày càng cởi mở hơn, thậm chí doanh nghiệp nhập khâu cũng có quyền tự chứng nhận xuất xứ thì việc phòng chống gian lận cũng trở nên khó khăn hơn Đây chính là tính hai mặt của van dé, sự thuận lợi cho doanh nghiệp sẽ đi kèm với khó khăn trong quản lí và chống gian lận Thời gian chuyên tiếp dé các cơ chế này được triển khai trên thực tế cũng là để dành cho các nước chuẩn bị, thích nghi, tạo những điều kiện cần thiết và khắc phục những kẽ hở

pháp lí.

'6 Trọng tiêu chi CTC thì CC là khó đáp ứng nhất, tiếp đến là CTH và dé đáp ứng nhất là CTSH.

Trang 32

2.5 Lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam

Nhìn chung, QTXX theo RCEP mang lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp, ví dụ các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi mà toàn bộ nguyên liệu hoặc quá trình sản xuất không đáp ứng được toàn bộ tại một quốc gia do RCEP cho phép các nước thành viên áp dụng nguyên tắc cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ trong toàn khối Như vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ không những từ các nước ASEAN mà còn có thể sử dụng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước đối tác ASEAN như Úc, Niu Di-lân, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Vi dụ như, với hàng thủy sản, các hiệp định trước đây đều yêu cầu xuất xứ thuần túy tại Việt Nam, nhưng Hiệp định RCEP cho phép nhập khẩu con giống, nuôi trồng tại Việt Nam và xuất khâu mà vẫn được hưởng ưu đãi Đây được coi điểm mở rộng hơn so với các FTA ASEAN+1, bao gồm cả AJCEP, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thé tận dụng nguồn nguyên liệu đa dang trong toàn khối RCEP dé tăng cường khả năng xuất khẩu sang các nước đối tác trong khối.

Bên cạnh đó, ngay khi thực thi Hiệp định RCEP, ngoài việc áp dụng cộng gộp

nguyên liệu có xuất xứ, các nước thành viên sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận về tính

khả thi của cộng gộp toàn phần, là QTXX tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và

nhỏ có thé từng bước tham gia chuỗi cung ứng khu vực, tương tự nhưng không khó đáp ứng như QTXX trong Hiệp định CPTPP Thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam đến từ việc hàng hóa từ các nước thành viên cũng dễ đáp ứng được xuất xứ dé hưởng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam, nhất là khi RCEP có thành viên Trung Quốc — quốc gia có thế mạnh vượt trội về nguồn cung nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất

từ may mặc, vật liệu, công nghiệp

Đến thời điểm hiện nay Hiệp định RCEP chưa có hiệu lực, cho đến khi có hiệu luc thì Hiệp định này sẽ song song cùng tổn tại với CPTPP — FTA có chung 7 nước thành viên với RCEP Vì thế, với những quốc gia nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kĩ QTXX của cả hai FTA dé xác định hàng hóa của minh có thé đáp ứng quy tắc nào đem lại lợi ích thuế quan cao hơn Sự ton tại đan xen này thậm chí còn phát triển hơn nữa khi ngày càng nhiều FTA được kí kết, khi doanh nghiệp nắm chắc quy định mình muốn đáp ứng thì sẽ dé dàng hơn trong việc lựa chọn đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, đặt ra các yêu cầu đối với hàng hóa có định hướng rõ ràng trong đàm phán hợp đồng.

3 Thay cho lời kết

Hiệp định RCEP bao phủ 30% dân số thé giới và chiếm 32% GDP toàn cau, sức ảnh hưởng của RCEP sẽ tác động đến một khu vực kinh tế lớn nhất và năng động nhất trên thế giới Các thành viên trong RCEP đa dạng và có sự cách biệt khá xa về trình

Trang 33

độ, tốc độ phát triển kinh tế Chính vì vậy, RCEP không hướng tới thiết lập các quy định nhằm đặt ra thách thức lớn như CPTPP mà hướng tới hài hòa hóa, đơn giản hóa các quy định, bao gồm cả bộ QTXX hàng hóa Bộ quy tắc thống nhất này thay thế cho 5 bộ quy tắc trong các FTA ASEAN+ và về cơ bản tương đồng, thậm chi dé đáp ứng hơn một số FTA đó Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi mở rộng khả năng lựa chọn nguồn nguyên liệu cho sản xuất, lựa chọn đối tác để kí kết hợp đồng, tham gia tích cực hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức về thực thi như sự đa dạng của các cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cải cách thủ tục hành chính dé đáp ứng tốt những quy định nhăm tạo thuận lợi, giảm bớt chi phí về

thời gian, tài chính cho doanh nghiệp Chỉ khi vừa tận dụng được ưu đãi, vừa gỡ bỏ

được các vướng mắc cho doanh nghiệp thì việc kí kết các FTA nói chung và RCEP nói

riêng mới thực sự có ý nghĩa./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực RCEP

Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Hàn Quốc

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Hiệp định thương mại tự do ASEAN — Úc — Niu Di-lân Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN — Nhật Ban Hiệp định đối tác Kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

9 TS Hoang Đình Nhàn, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực: Ý nghĩa

Trang 34

THỦ TỤC HAI QUAN VA THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MAI

THEO QUY ĐỊNH CUA HIỆP ĐỊNH RCEP VÀ TRIEN VỌNG THỰC THI ĐÓI VỚI VIỆT NAM

1S Nguyễn Ngọc Hà” Tóm tắt: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và các nước đối tác tạo nên khu vực mậu dich tự do lớn nhất trên thé giới với nhiều cam kết sâu, rộng về những lĩnh vực quan trọng Trong thương mại hàng hóa, các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại đã được xây dựng trên cơ sở các hiệp định mà Việt Nam là thành viên Các phân tích trong bài viết này sẽ tập trung làm rõ nhận định trên, dong thời, đánh giá triển vọng thực thi của các quy định có liên quan và dua ra

một số dé xuất cho Việt Nam.

Tw khóa: Hiệp định RCEP; thu tục hai quan; tạo thuận lợi thương mại, ViệtNam.

Abstract: The Comprehensive Economic Partnership Agreement between ASEANand its partner countries creates the largest free trade area in the world with manydeep and wide commitments in important areas In trade in goods, regulations oncustoms procedures and trade facilitation have been developed on the basis ofagreements to which Vietnam is a member The analysis in this article will focus onclarifying the above statement, and at the same time, evaluate the implementationprospects of the these regulations and make some recommendations for Vietnam.

Key words: RCEP Agreement; customs procedures; trade facilitation; Vietnam.

Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, sau đây gọi tắt là Hiệp định RCEP) được các nước thành viên ASEAN và năm nước đối tác! ký kết vào ngày 15/11/2020 Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực khi có ít nhất sáu nước thành viên ASEAN và ba nước đối tác phê chuẩn.? Với bốn đặc trưng chính là hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi,” Hiệp định RCEP hướng tới điều chỉnh nhiều vấn đề nhăm thúc đây quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư nội

* Tiến sỹ, Phó Trưởng khoa Luật, Trường Dai học Ngoại thương, email: hann@ftu.edu.vn

! Đó là các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia và New Zealand Đây là các quốc gia đã kýkết Hiệp định Thương mại Tự do với ASEAN (FTA ASEAN+1) Riêng Án Độ, dù cũng là một nước đối tác củaASEAN tham gia vào đàm phán Hiệp định RCEP, đã không tham gia ký kết Tuy nhiên, các thành viên đã ký kếtRCEP vẫn để mở cơ hội để Án Độ có thé gia nhập vào RCEP Xem: Ministers’ Declaration on India’sParticipation in the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), tai: https://trungtamwto.vn/file/20199/ministers.pdf (truy cap ngay 05/09/2021).

? Điều 20.6 Hiệp định RCEP.

3 Xem thêm: The ASEAN Secretary, Summary of the Regional Comprehensive Economic Partnership

Agreement, tại: _https://trungtamwto.vn/file/20196/summary-of-the-rcep-agreement.pdf (uy cập ngày05/09/2021).

Trang 35

khối Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, bên cạnh các cam kết về cắt giảm thuế quan theo lộ trình, quy tắc xuất xứ," các biện pháp vệ sinh dịch tễ,5 hàng rào kỹ thuật,” biện pháp phòng vệ thương mại,Š các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được các quốc gia tập trung đàm phán Chương 4 với 21 điều khoản và một phụ lục, hàm chứa nhiều quy định hướng tới tạo điều kiện thúc day việc thực

hiện các thủ tục hải quan và các thủ tục khác có liên quan theo hướng thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu Việc thực thi các cam kết này đối với Việt Nam vừa hàm chứa nhiều điểm thuận lợi những cũng có một số vấn đề cần lưu ý Do đó, trong bài viết này, các phân tích sẽ tập trung làm rõ nội dung các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong Hiệp định RCEP trên cơ sở so sánh, đối chiếu với những hiệp định đã có hiệu lực đối với Việt Nam (1), triển vọng thực thi các quy định này tại Việt Nam (2), từ đó, rút ra một số khuyến nghị và kết

luận (3).

1 Nội dung của các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương

mại trong Hiệp định RCEP

Có thé thấy, với 21 điều khoản, Chương 4 của Hiệp định RCEP tập trung giải quyết ba nhóm van đề chính: i) phạm vi áp dung va các nguyên tắc chung; ii) các quy định về tạo thuận lợi thương mại; 111) các quy định về thê chế, hợp tác và thực thi Cụ thé:

1.1 Pham vi áp dung và các nguyên tac chung

Về phạm vi áp dụng, theo Điều 4.3, các quy định của Chương 4 điều chỉnh “các

thủ tục hải quan được áp dụng cho hàng hóa thông thương giữa các Bên và cho

phương tiện vận tải di vào hoặc rời khỏi lãnh thé hải quan của mỗi Bên ” So với Hiệp định Đối tác toàn điện và tiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (The Comprehensive and Progressive Transpacific Partnership, CPTPP)’ hay Hiệp định Thuong mại Tự do Việt Nam — Liên minh châu Au (The Vietnam — European Union Free Trade Agreement, EVFTA),!° Hiệp định RCEP đã quy định khá rõ phạm vi áp dụng của các quy định về

thủ tục hải quan Theo quy định nêu trên, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại

trong Chương 4 sẽ được áp dụng cho hàng hóa và cho phương tiện vận tải đi vào hoặc rời khỏi lãnh thô hải quan của mỗi quốc gia thành viên của Hiệp định RCEP.

* Chương 2 Hiệp định RCEP.

> Chương 3 Hiệp định RCEP.5 Chương 5 Hiệp định RCEP.

7 Chương 6 Hiệp định RCEP.

8 Chương 7 Hiệp định RCEP.? Xem Chương 5 của CPTPP.19 Xem Chương 4 của EVFTA.

Trang 36

Về nguyên tắc chung, Điều 4.3, 4.4 và 4.5 của Hiệp định RCEP đã đưa ra một số nguyên tắc chung cho việc thực hiện các thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại Các nguyên tắc đó là: nguyên tắc minh bạch và nguyên tắc nhất quán.

Nguyên tắc mình bạch được thê hiện cụ thê trong Điều 4.5 của Hiệp định RCEP với hai nhóm nghĩa vụ chính: nghĩa vụ về công bố thông tin và nghĩa vụ về đảm bao quyền tham gia của các chủ thể có liên quan trong việc xây dựng, sửa đổi pháp luật về

hải quan.

Với nghĩa vụ về công bố thông tin, Điều 4.5.1, được xây dựng trên cơ sở các Điều 1.1.1 của Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (Trade Facilitation Agreement, TFA),'! yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải đăng tải kịp thời mười nhóm thông tin khác nhau, từ các thông tin liên quan đến thủ tục hải quan đến thông tin về thuế; phí, lệ phí; quy tắc xác định trị giá hải quan; quy tắc xuất xứ; các hạn chế và lệnh cấm xuất, nhập khẩu; các quy định xử phạt vi phạm thủ tục hải quan; các thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện; các hiệp định mà quốc gia đó là thành viên; và quản lý hạn ngạch thuế quan Bên cạnh đó, mỗi quốc gia còn cần cung cấp trên Internet mô tả về thủ tục hải quan; các biéu mau và tài liệu bắt buộc dé xuất khâu, nhập khẩu hay quá cảnh và thông tin về các đầu mối liên lạc (Điều 4.5.2) Cần lưu ý là nghĩa vụ này chỉ yêu cầu một quốc gia thành viên đưa đầy đủ các thông tin như trên lên mạng Internet, mà không yêu cầu các thông tin đó phải được đăng tải trên một công thông tin duy nhất Điều này có thể giúp cho các thành viên của Hiệp định RCEP dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về công khai thông tin mà Hiệp định đưa ra Ngoài ra, khác với CPTPP yêu cầu thông tin phải được đưa lên Internet bằng tiếng Anh ở mức độ có thể,!? Hiệp định RCEP không có quy định tương tự và còn khang định Điều 4.5 không được hiểu là yêu cầu bắt buộc việc công khai hay cung cấp thông tin không qua ngôn ngữ của quốc gia đó.!3

Với nghĩa vụ đảm bảo quyên tham gia của các chủ thé có liên quan trong việc xây dựng, sửa đổi pháp luật hải quan, Điều 4.5.3, bên cạnh nghĩa vụ công bố thông tin, yêu cầu mỗi quốc gia thành viên RCEP phải “tạo cơ hội phù hợp cho những người quan tâm bình luận với văn bản luật và quy định hải quan được đề xuất, trừ khi việc thông báo trước đó bị loại trừ” Giỗng với TFA,'* CPTPP,!> đây là một quy định mang tính linh hoạt, khi không đưa ra những yêu cầu cụ thé về thời gian phải đăng công khai, thời gian góp ý cho các quy định hải quan được xây dựng mới hay sửa đổi.

!' Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hà, “Thực thi Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thếgiới tại Việt Nam”, Tap chi Nhà nước & Pháp luật, 2017, số 4 (348), tr 50-58.

!2 Điều 5.11.1 của CPTPP.!3 Điều 4.5.5 của Hiệp định RCEP.'4 Điều 2 của TFA.

'5 Điều 5.11.3 của CPTPP.

Trang 37

Nói cách khác, mỗi quốc gia thành viên có thể căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh và thực tiễn dé ban hành những quy định phù hợp trong lĩnh vực này.

VỀ nguyên tắc nhất quán, đây là nguyên tắc cũng được đề cập đến trong CPTPP, tuy nhiên, CPTPP không đưa ra những hướng dẫn cụ thể dé áp dụng nguyên tắc này Ngược lại, Hiệp định RCEP chỉ rõ nguyên tắc nhất quán yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện nhất quán trên toàn bộ lãnh thé hải quan của minh: i) các quy định về hải quan; ii) các quyền trao cho cơ quan hải quan! va iii) các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi va áp dụng nhất quán quy định về hải quan.'? Tuy nhiên, nếu việc áp dụng nhất quán các quy định về hải quan lả một nghĩa vụ mang tính ràng buộc pháp lý, thì yêu cầu về nhất quán khi thực hiện quyền của các cơ quan hải quan

và các biện pháp hành chính lại không mang tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ Nói cách

khác, trong trường hợp các cơ quan hai quan có quyền tùy nghi dé thực hiện hoạt động của mình vì pháp luật trong nước cấp cho họ quyền tùy nghi đó, nguyên tắc nhất quán sẽ không được áp dụng Đồng thời, việc sử dụng cụm từ “shall endeavour” (dich sang tiếng Việt là “cố gắng”) trong Điều 4.4.2 đối với các thủ tục hành chính đã làm giảm đi tính ràng buộc pháp lý của nguyên tắc.

1.2 Các quy định về tạo thuận lợi thương mại

Đây là nhóm quy định chiếm số lượng điều khoản nhiều nhất trong Chương 4 của Hiệp định RCEP Các quy định này điều chỉnh các van đề sau: i) kiểm tra trước khi chuyền hàng: ii) xử lý trước khi hàng đến; iii) xác định trước; iv) giải phóng hang;

v) áp dụng công nghệ thông tin; vi) doanh nghiệp ưu tiên; vii) quản lý rủi ro; viii) hang

chuyển phát nhanh; ix) kiểm tra sau thông quan; x) thời gian giải phóng hàng; xi) khiếu nại và khuyến nghị.

Có thê thấy các quy định này, về cơ bản, đều được xây dựng trên cơ sở các quy định của TFA”? (xem bảng ]).

Trong SỐ những điều khoản nêu trên, có một số điều khoản của Hiệp định RCEP đã được xây dựng trên cơ sở lấy lại hoàn toàn các quy định của TFA Có thé ké đến các quy định về kiểm tra trước khi gửi hàng (Điều 4.8); xử lý trước khi hàng đến (Điều 4.9); các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho doanh nghiệp ưu tiên (Điều 4.13); quản lý rủi ro (Điều 4.14); kiểm tra sau thông quan (Điều 4.16); thời gian giải phóng hàng (Điều 4.17); khiếu nại và khiếu kiện (Điều 4.18) Ngược lại, ở một số điều

'6 Điều 5.1 của CPTPP.

! Điều 4.4.1 của Hiệp định RCEP.!8 Điều 4.4.1 của Hiệp định RCEP.! Điều 4.4.2 của Hiệp định RCEP.

20 Xem thêm: Nguyen Thi Kim Oanh, “Etude analytique de l’Accord sur la facilitation des échanges de l?OMC”,in Nguyen Ngoc Ha (dir.), Accord sur la facilitation des échanges de l’OMC pour le Vietnam: Les implicationsde sa mise en oeuvre, \’Harmattan, Paris, 2017, pp 29-62; Habib Gherari, “L’accord de l’OMC sur la facilitationdes échanges”, Journal du droit international (Clunet), 2015, n° 3, pp 845-857.

Trang 38

khoản, Hiệp định RCEP đã làm rõ hơn hoặc đưa ra những quy định mới mang tính

chất bổ sung cho TFA Một số quy định thuộc nhóm này là:

Bảng 1: Bảng đối sánh các quy định về tạo thuận lợi thương mại trong Hiệp

định RCEP với TFA

Nội dung Hiệp định RCEP TFA Kiểm tra trước khi chuyén hàng Điều 4.8 Điều 10.5 Xử lý trước khi hàng đến Điều 4.9 Điều 7.1 Xác định trước Điều 4.10 Điều 3 Giải phóng hàng Điều 4.11 Điều 7 Áp dụng công nghệ thông tin Điều 4.12 Điều 10.4.4;

Điều 7.1.2 Biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho Điều 4.13 Điều 7.7

doanh nghiệp ưu tiên

Quản lý rủi ro Điều 4.14 Điều 7.4 Hàng chuyền phát nhanh Điều 4.15 Điều 7.8 Kiểm tra sau thông quan Điều 4.16 Điều 7.5 Thời gian giải phóng hàng Điều 4.17 Điều 7.6 Khiếu nại và khiếu kiện Điều 4.18 Điều 4

Nguôn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở Hiệp định RCEP và TFA.

- Xác định trước: Theo Điều 4.10, phạm vi xác định trước bao gồm: i) phân loại thuế quan; ii) xuất xứ hang hóa; iii) phương pháp hoặc tiêu chí thích hợp và việc áp dụng chúng để xác định trị giá hải quan; và iv) các van đề khác mà các Bên có thé đồng ý Có thé thay Hiệp định RCEP đã đưa hai nội dung mang tinh chất lựa chon trong TFA thành bắt buộc (nội dung thứ ba và thứ tư) Nói cách khác, phạm vi xác định trước mang tính bắt buộc của Hiệp định RCEP sẽ rộng hơn so với TFA.

- Tài liệu quản lý thương mại được cung cấp cho công chúng dưới dạng điện tie: Theo Điều 4.12.3, mỗi quốc gia thành viên của Hiệp định RCEP cần “cố gắng cung cấp cho công chúng các tài liệu quản lý thương mại của mình dưới dạng điện tir’ Quy định mang tinh chất minh bạch hóa này không được đề cập đến trong TFA.

Trang 39

- Thời gian giải phóng hàng: Điều 4.11.2 Hiệp định RCEP yêu cầu mỗi bên, trong phạm vi có thé, cho phép hàng hóa được thông quan “trong vòng 48 giờ sau khi hàng đến va đã nộp day đủ thông tin cần thiết để thông quan” TFA không hàm chứa quy định tương tự Tuy nhiên, đây là yêu cầu đã được đưa vào trong CPTPP.?!

- Giá trị pháp lý của tài liệu quan lý thương mại điện tử: Theo Điều 4.12.4, mỗi bên cố gang “chap nhận các tài liệu quản lý thương mại được nộp dưới dạng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với phiên bản giấy của các tài liệu này” Việc khăng định giá trị pháp lý của tài liệu điện tử tương đương với tài liệu giấy không được nói đến

một cách rõ ràng trong TFA.

- Thời gian giải phóng hàng doi với hàng chuyển phát nhanh: Theo Điều 4.15.1.d Hiệp định RCEP, mỗi quốc gia thành viên có thé “cho phép hàng chuyên phát nhanh được giải phóng trong những trường hợp bình thường càng nhanh càng tốt, và trong vòng sáu giờ khi có thé sau khi hàng đến và đã có thông tin cần thiết dé giải phóng hàng” Có thé thay yêu cầu giải phóng hàng chuyền phát nhanh “trong vòng sáu giờ” là quy định mà TFA không có Tuy nhiên, đối với Việt Nam, yêu cầu này đã được đưa vào trong CPTPP.””

- Mục đích của việc đo thời gian giải phóng hàng: Điều 4.17.1 của Hiệp định RCEP khuyến khích mỗi quốc gia thành viên đo thời gian cần thiết dé giải phóng hang hóa Đây cũng là yêu cầu đã được đưa vào trong TFA Tuy nhiên, Hiệp định RCEP chi

rõ mục đích của việc đo thời gian giải phóng hàng là: 1) đánh giá các biện pháp tạo

thuận lợi thương mai của mình; 11) xem xét các cơ hội dé tiép tuc cai thién thoi gian can thiết dé giải phóng hàng Việc bổ sung thêm mục tiêu đã làm cho yêu cau về do thời gian giải phóng hàng trong Hiệp định RCEP trở nên rõ ràng hơn và các quốc gia cũng có thé coi đó là động lực dé thực hiện tốt do và công bố kết quả đo thời gian giải

phóng hàng.

Như vậy, có thé thay, đối với các quy định về tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định RCEP có sự tương đồng với TFA hoặc một số FTA mà Việt Nam là thành viên ở một số nội dung Những sửa đổi, bổ sung của Hiệp định RCEP so với TFA đã góp phan làm rõ hơn ý nghĩa của các điều khoản có liên quan trong TFA, từ đó, có thé góp phần tạo nên sự áp dụng nhất quán giữa những hiệp định này.

1.3 Các quy định về thể chế, hop tác và thực thi

Phan thứ ba của Chương 4 Hiệp định RCEP tập trung vào các van dé thê chế,

hợp tác và thực thi.

Về thể chế, theo Điều 4.20.3, trong vòng 30 ngày ké từ ngày Hiệp định RCEP có

hiệu lực, mỗi quốc gia thành viên phải chỉ định một hoặc nhiêu dau môi liên lạc để

?! Điều 5.10.2.a CPTPP.

? Điều 5.7.1.d CPTPP.

Trang 40

trao đổi và giải quyết các van đề có liên quan đến thủ tục hải quan và tạo thuận lợi

thương mai.

Về hợp tác, Điều 4.19 của Hiệp định RCEP đã thiết lập khuôn khổ cho hợp tác của cơ quan hải quan của các quốc gia thành viên Nội dung hợp tác được xác định khá đa dạng và phong phú, bao gồm nhưng không giới hạn ở các vấn đề: ¡) việc áp dụng và thực thi Chương 4; ii) xây dựng và áp dụng thông lệ hải quan tốt và kỹ thuật quản lý

rủi ro; 111) đơn giản hóa va hài hòa hóa thủ tục hai quan; iv) nâng cao kỹ nang côngnghệ và sử dụng công nghệ; v) áp dụng Hiệp định tri giá hải quan của WTO Bên cạnh

đó, với các quốc gia thành viên có chung đường biên giới, Hiệp định RCEP khuyến khích các quốc gia đó hợp tác theo các điều khoản do họ thỏa thuận dé phối hợp các thủ tục tại cửa khâu biên giới với mục đích tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới.”

Về thực thi, không giỗng với nhiều chương khác của Hiệp định RCEP22, Chương 4 không có điều khoản về loại trừ áp dụng Chương 19 về giải quyết tranh chấp Điều này có nghĩa là nếu có tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên RCEP về việc diễn giải và thực thi liên quan đến Chương 4, các bên tranh chấp có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp chung Bên cạnh đó, Điều 4.20 đưa ra quy định bé sung về tham van, theo đó tham van sẽ được diễn ra trong vòng 30 ngày ké từ ngày nhận được yêu cầu tham van của bên bị khiếu nại Tuy nhiên, quy định này không chi tiết va cụ thé băng thủ tục tham vấn tại Chương 19 Do đó, khi áp dụng, các quốc gia thành viên có thé kết hợp giữa thủ tục tham vấn theo Điều 4.20 và các thủ tục khác theo Chương 19.

2 Triển vọng thực thi các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi

thương mại trong Hiệp định RCEP tại Việt Nam

Những phân tích ở trên cho thay Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi thực thi các quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong Hiệp định RCEP Cụ thé, sự thuận lợi này được lý giải từ một số yếu tố sau đây:

Thứ nhát, Hiệp định RCEP không tạo ra những nghĩa vu mới về thủ tục hải quan

và tạo thuận lợi thương mại

So sánh với TFA, CPTPP hay EVFTA, là những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và đã có hiệu lực, có thé thấy Hiệp định RCEP không hàm chứa các quy định tạo nên nghĩa vụ mới đối với Việt Nam Những quy định được đưa vào trong Hiệp định RCEP thì hoặc đã xuất hiện trong TFA hoặc đã được thê hiện trong CPTPP Do đó, Việt Nam không phải đối mặt với những thách thức có thé đặt ra khi phải thực

thi những quy định hàm chứa các nghĩa vụ hoàn toàn mới.

?3 Điều 4.19.4 Hiệp định RCEP.

22 Như các Chương 5, 6, 7, 8, 9, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 của Hiệp định RCEP.

Ngày đăng: 04/04/2024, 02:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w