1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế: Sự điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống George W. Bush

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

“PAIHOCQUOCGIAHANOL

-TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA QUỐC TẾ HỌC

Nguyên Lan Hương

KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG GEORGE W BUSHChuyên ngành: Quan hệ quốc té

Mã số: 60.31.40

LUẬN VĂN THAC SĨ

Người hướng dân khoa học : GS TS Nguyễn Thiết Sơn

Hà Nội - nam 2008

Trang 2

1.L.IL Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

1.1.12 Các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn

1.1.2 Boi cảnh nước Mỹ

1.121 Về kinh tế1.122 Về chính trị

1.1.23 Về văn hoá - xã hội

1.1.24, Về quân sự

1.123 Về khoa học công nghệ

1.2 Giới thiệu sơ lược về học thuyết Bush

1.2.1 Từ sự cạnh tranh giữa các cường quốc chuyển sang cuộc chiến chống khủng bố

1.2.2 Chính sách “rảnh tay” và học thuyết đánh đòn phủ đầu

CHƯỚNG 2 NHỮNG DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CUA TONG THỐNG

GEORGE W BUSH

2.1 Điều chỉnh về mục tiêu và các ưu tiên trong chính sách đối ngoại

2.1.1 Thay đổi thứ tự các ưu tiên

2.1.1 Lu tiên của Tổng thống Clinton

2.1.1.2 Uu tiên của Tổng thống G Bush

2.1.1.2 Sự điều chỉnh các uu tiên của Tổng thống G Bush

49

Trang 3

2.1.2 Từ “mở rộng các nền dân chủ thị trường" của Tổng thống Clinton sang cuộc 35

chiến chống khủng bố toàn cầu của Tổng thống G Bush

2.1.2.1 ‘Méréng các nền dân chủ thị trường" của Tổng thống Clinton 55

2.1.2.2 Tổng Thống G Bush với vấn dé toàn cầu hoá và cuộc chiến chống khủng bố 57

2.1.2.3 Sự điều chỉnh của vấn dé hoà bình và thương mai quốc tế của Tổng thống G Bush 58

2.1.3 Những điều chỉnh trong vấn dé thúc đấy dân chủ 56

2.1.3.1 Khái niệm 'mở rộng dân chi’ của Tổng thống Clinton 59

2.1.3.2 Tổng thống G.W.Bush và vấn đề thúc đẩy dân chủ trong thời đại những tên khủng 63

bố, bạo chúa và vii khí huỷ diét hàng loạt

2.1.3.3 Sự điều chỉnh vấn dé thúc đẩy dân chủ của Tổng thống G Bush 65

2.2 Điều chỉnh các phương thức thực hiện chính sách đối ngoại 662.2.1 Điều chỉnh phương thức tập hợp lực lượng 66

2.2.2 Chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tay hành động 71

2.2.3 Chuyển từ chiến lược kiêm chế sang chiến lược đánh đòn phủ dau 74*

2.2.4 Điều chỉnh công cụ quân sự trong chính sách đổi ngoại , 62.2.4.1 Các khái niệm chiến lược quân sự của chính quyền Clinton ti2.2.4.2 Một chiến lược mới cho cuộc chiến tranh mới của chính quyền Œ W Bush 792.2.4.3 Sự điều chỉnh công cụ quân sự của Tổng thống G Bush 82

2.3 Cơ sở của sự điều chỉnh chính sách của Tổng thống G.W Bush 85

2.3.1 Quan điểm của Tổng thống Clinton: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò của 86

Hoa Ky

2.3.2 Quan điểm của Tổng thống G.W Bush: đánh giá tình hình quốc tế và vai trò 87

của Hoa Kỳ

2.3.3 Những điều chỉnh trong quan điểm nhận thức của Tổng thống G.W Bush 89

CHUONG 3: TÁC DONG CUA VIỆC TONG THONG G.W BUSH DIEU CHỈNH CHÍNH 95

SÁCH ĐỐI NGOẠI VA VAL NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CUA HOA KỲ

3.1 Tác động của những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Tổng thống G.W.Bush 95

3.1.1 Tác động tới thé giới 95

3.1.1.1 Tới nền kinh tế thé giới 95

t2

Trang 4

3.1.1.2 Tới an nình quốc tế

3.1.2 Tác động tới khu vực Châu Á

3.1.3 Tác động tới Việt Nam

3.1.3.1 Lợi ích của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á3.1.3.2 Tầm quan trọng của Việt Nam

3.1.3.3 Các vấn đề trong quan hệ hai nước

3.2 Vài nhận xét về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

3.2.1 Một số đặc điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Tổng thống G Bush

3.2.2 Tương lai chính sách đối ngoai của Hoa Kỳ

3.2.2.1 Tác déng của chính quyền tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

3.2.2.2 Tác động của xã hội tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

3.2.2.3 Tác động của môi trường bên ngoài tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

134

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

ASEAN: Hiệp hội các nước Dong Nam A

BTA: Hiép dinh thuong mai song phuong

CSĐN: Chính sách đối ngoại

EU: Liên minh châu Âu

GDP: Tổng sản phẩm quốc dân

IMET: Chương trình Giáo duc va đào tạo quân sự quốc tế

IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế

LHQ: Liên hợp quốc

MCA: Quỹ thách thức thiên niên kỷ

NATO: Tổ chức Hiệp ước Bác Đại Tây Dương

NDS: Chiến lược quốc phòng toàn dân

NSS: Chiến lược an ninh quốc gia

QDR: Tổng quan quốc phòng bốn nam một lần

WB: Ngân hàng thế giới

WMD: Vũ khí huỷ diệt hàng loạt

WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của dé tài

Điều chỉnh chính sách đối ngoại là một hiện tượng dành được sự quan tâmthích thú của nhiều nhà khoa học chính trị cũng như những người làm công tác thực

tiễn trong quan hệ quốc tế Khi sự điều chỉnh chính sách đối ngoại diễn ra thường

kéo theo tác động lớn tới các chủ thể bên ngoài, nhất là khi sự điều chỉnh chính sách

đó lại là của một siêu cường như Hoa Kỳ.

Với tiềm lực kinh tế và chính trị của mình, Hoa Kỳ có vai trò rất quan trọng

trong việc định hình các mối quan hệ quốc tế Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi

xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đang điễn ra mạnh mẽ làm tăng sự tuỳ thuộc lân

nhau giữa các quốc gia, việc hoạch định chính sách và điều chỉnh chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ sẽ có những ảnh hưởng to lớn đến các nước khác, cũng như đếncác mối quan hệ quốc tế phức tạp hiện nay.

Tình hình quốc tế phức tạp cộng với ưu thế vượt trội của Mỹ trên trường quốc

tế kết hợp với tình hình chính trị — xã hội biến động trong nội bộ nước Mỹ đánh dấu

bằng việc Tổng thống G.W Bush lên nắm quyền với chiến thắng gây nhiều tranh cãiđã báo hiệu trước một thời kì có nhiều chuyển biến trong chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ Su kiện 11/9 càng làm bộc lộ rõ hơn những định hình mới trong chính sách

đối ngoại đó Các tuyên bố, văn kiện mới trong chính sách đốt ngoại của G.Bush đã

làm day lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học thuật về những điều chỉnh chínhsách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới thời tổng thống G W Bush.

Việc nghiên cứu Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay vừa có

ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phát triển của nước ta hiện nay,

chúng ta có thể tìm hiểu thực chất, nội dung của chính sách, điều chỉnh chính sách

đối ngoại của Hoa Kỳ, những tác động của nó đến thế giới, khu vực và nước ta, trên

cơ sở đó, có thể có một số khuyến nghị bước đầu về quan hệ Việt Nam ~ Hoa Ky

trong thời gian tới.

Như vậy việc nghiên cứu đó hiện nay có ý nghĩa thời sự cấp bách, chính vì vậy,

được sự đồng ý của Khoa, người viết đã chọn đề tài “Sự điều chỉnh chính sách đối

ta

Trang 7

ngoại của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thong George W Bush” làm đề tài luận văn

cao học của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu van đề

Trong nước:

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, những

công trình đó tập trung nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại chính sách an

ninh toàn cầu của Hoa Kỳ, vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới và khu vực Châu Á-Thái

Bình Dương, ví dụ như cuốn Hoa Kỳ ~ Cam kết và mở rộng của Lê Bá Thuyén(1998), Chiến lược đối ngoại Mỹ trong những năm 90 của Vụ Châu Mỹ - Bộ ngoạigiao (1995), Chính sách của Hoa Kỳ đốt với ASEAN trong và sau chiến tránh lạnhcủa TS Lê Khương Thuy (2003) Tuy nhiên còn ít công trình nghiên cứu chính

sách đối ngoại Mỹ tập trung giai đoạn sau khi G Bush lên năm quyền Chỉ có một

số bài báo và tạp chí nghiên cứu về chính sách đối ngoại của G Bush: Chính sách

đối ngoại cứng rắn của chính phủ Bush và những hệ luy của Vũ Văn Hoà (2002),Mot số suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời kỳ tổng thống G W Bush

của Nguyễn Thái Yên Huong (2001), Diéu chỉnh chính sách của Mỹ một năm sau

sự kiện 11/9 của Lê Linh Lan (2002), Chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền

tổng thống G.W Bush trước vụ khủng bố 11/9 của Tran Bá Khoa (2001) Hầu hết

các công trình này mới chỉ phác thảo được những đường nét cơ bản trong chính sách

đối ngoại của tổng thống G Bush mà chưa nghiên cứu sâu sắc và tập trung vào vấnđề điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ của tổng thống

Bush, những tác động của nó đối với thế giới, khu vực và Việt Nam, đặc biệt chưa

làm bật được những nét điều chỉnh của tổng thống G Bush so với B Clinton.

Ngoài nước:

Có nhiều công trình nghiên cứu của cả các học giả trong và ngoài nước Mỹ với

nhiều quan điểm khác nhau về chính sách và điều chỉnh chính sách đối ngoại của

Hoa Kỳ: chẳng hạn những công trình nghiên cứu về học thuyết Bush, nghiên cứu so

sánh chính sách đối ngoại của Bush trong lịch sử chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, tác

động của chính sách của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng NATO, sự phát triển ở Nam

Mỹ, Châu Phi và Trung Đông, các vấn đề Mỹ và Đông Á, các mối quan hệ giữa các

Trang 8

nước lớn Những công trình trên nghiên cứu khá toàn điện chính sách và điều chỉnh

chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác động của nó đến đời sống chính trị và quan hệquốc tế; nhưng vẫn còn ít công trình đề cập trực tiếp đến sự tác động của chính sách

của Mỹ đến sự phát triển ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam Dưới đây chúng tasẽ điểm qua một số công trình nổi bật nghiên cứu những điều chỉnh CSĐN của tổng

thống G Bush:

Các hoc giả ủng hộ học thuyết Bush đưa ra giải thích 11/9 đánh dấu su bat đầuthời kì mới trong lich sử: đe doa mới đòi hỏi chiến lược an ninh quốc gia mới nhằmbiện minh cho hành động của Hoa Kỳ từ Iraq tới Afghanistan những người khácthì cho là sứ mệnh của Hoa Kỳ là cải tạo thế giới và vì vậy nhằm bảo vệ hoà bình thếgiới Họ tìm cánh biện giải cho học thuyết Bush bằng việc tìm ra liên kết của nó

trong lịch sử đối ngoại Mỹ, phóng đại cơ hội lịch sử, khác biệt đáng kể với những

người tiền nhiệm, nhất là với Wilson Chẳng hạn nhà sử học David M Kenedy trên

tờ Atlantic (thang 3/2005) cho rằng các nguyên tac chính sách đối ngoại của Bush là

được kế thừa từ Wilson, phù hợp với các mục tiêu đối ngoại Mỹ trong lịch sử, chỉ có

hành động tấn công trước là mới chưa từng thấy [63] Nói chung Kenedy tập trung

vào mục tiêu hơn là vào biện pháp thực hiện của Bush và không giải thích được cả

hai đặc trưng này Cũng giống như Kenedy, Melvyn P Leffler trên tờ Diplomatic

History (2005) cũng khẳng định có sự liên tục hơn là thay đổi trong chính sách của

chính quyền Bush con và cũng nhấn mạnh vào tính liên tục về hệ tư tuởng trong

chính sách đối ngoại của Bush [69] Nhưng Leffler tiến xa hơn so với Kenedy khi

chỉ rõ các đặc trưng phủ đầu, chủ nghĩa đơn phương và bá quyền không phải là đặc

trưng mới mà đã có từ thời Theodore Roosevelt tới Clinton, đặc biệt là trong chiến

tranh lạnh Tuy nhiên, Leffler đã phóng đại những cái mà ông cho là tiên lệ trước

đó, đặc biệt là với trường hợp của Clinton, Leffler bỏ qua khác biệt giữa hành độngtấn công phủ đầu chống lại “các cá nhân) của chính quyền Clinton và cuộc tấn công

tổng thể chống lại nước khác của chính quyền G Bushy Leffler tập trung vào cam

kết hệ thúc đẩy tự do dân chủ nhằm nêu lên những khác biệt cơ bản giữa Bush và

các vị tổng thống trong thế ki XX, bao gồm cả Clinton trong thực tiễn Tuy nhiên

Leffler Không đánh giá được sự tương ứng đồng thời giữa mục tiêu Hoa Kỳ theo

Trang 9

đuổi sau 11/9 và biện pháp hợp lý được thông qua trong giới hạn quyền lực trong

chính sách đối ngoại của Bush Ông cũng bỏ qua giữa sự không tương ứng trong lời

nói và hành động của chính quyền Bush.

Nhà sử học Arnold A Offner phê phán cả mục tiêu và biện pháp trong chính

sách đối ngoại mới của Bush [79] Ngược với Leffler Offner cho rằng chính sách

của Bush là sự lệch hướng hoàn toàn so với các nguyên tac được chấp nhận va vì vậy

gây nguy hiểm cho lợi ích và lí tưởng của Hoa Kỳ.

Ngược với Kenedy va Leffler, John B Judis, biên tập viên cho tờ New

Republic coi học thuyết Bush đánh dấu một sự thay đổi triệt để so với chủ nghĩa

Wilson [62] Theo Judis, trong khi Bush cha và Clinton theo đuổi hứa hẹn về hoà

bình và sự thịnh vượng trong một trật tự thế giới mới với hệ thống an ninh tập thể vànền kinh tế mở toàn cầu thì Bush lại chuyển sang chủ nghĩa đế quốc Cộng hoà.

Ngược với Judis, John Lewis Gaddis phân biệt Bush với Wilson và di sản đối

ngoại của Hoa Kỳ từ thế KỈ XIX va XX Trong cuốn Surprise, Security and theAmerican Experience (2004) ông phân tích sợi dây dẫn truyền thống này từ John

Quincy Adam tới Bush con [51, 52] Dù đôi khi có chỉ trích Bush, Gaddis nói chungca ngợi NSS của Bush như sự tích hợp các truyền thống đối ngoại của Hoa Kỳ.Giống như Kenedy, Gaddis tập trung vào mục tiêu hơn là biện pháp, ca ngợi các

mục tiêu do Bush đề ra mà không tinh tới chi phí và khoảng cách giữa mong đợi va

kết quả thực tiễn Gaddis bỏ qua những hậu quả nguy hiểm mà học thuyết Bush sẽ

mang lại Gaddis cũng không giải thích tại sao những de doa sau 11/9 quá mới tới

mức cần từ bỏ chiến lược can dự và kiềm chế Ông cũng không nhận thấy rằng lập

luận về sự kế thừa liên tục trong chính sách đối ngoại của Bush sẽ không phải là

luận điểm hợp lí để biện giải cho đại chiến lược mới của Bush, mà cần tìm ra sự

khác biệt giữa quá khứ và tương lai Gaddis cũng không tìm ra được luận điểm biện

minh cho cuộc chiến tranh của G.W Bush Logic mà Gaddis tìm ra là sai lầm, lấy

người Mỹ làm trung tâm mà bỏ qua tác động với thế giới trong tương lai.

Về chủ nghĩa đơn phương và đa phương, cả Judis va Gaddis đều đúng khi cho

rằng Wilson theo thiên hướng chủ nghĩa đa phương còn Bush theo thiên hướng chủ

Trang 10

nghĩa đơn phương, nhưng Gaddis quên điều khác biệt quan trọng là Wilson kết hợp

cả chủ nghĩa đơn phương và đa phương trong khi Bush thích hành động một mình.

Robert A Divine nhận thức được vấn đề tập trung vào mục tiêu trong khi hạthấp vai trò biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ [40] Divine phê

phán Bush trong khi theo đuổi mục tiêu kiểu Wilson đã không tính tới những kếtquả không mong đợi nhất là về mở rộng hoà bình dân chủ tại Trung Đông mà khởiđầu là tại Iraq Gaddis không làm rõ điều Bush nên làm là biến chiến thắng tại Iraq

thành giải pháp chính trị bền vững về hoà bình và dân chủ Kenendy cũng không

giải quyết được vấn dé mà Divine nêu ra — nhiệm vụ xây dựng đất nước và gìn giữhoà bình sau chiến tranh Cả Gaddis và Kenedy bỏ qua sự không tương ứng giữamục tiêu và biện pháp của học thuyết Bush.

Giống như Gaddis va Kenedy, Walter Russell Mead ca ngợi chiến lược phủ

đầu, đơn phương và bá quyền của Bush, và chỉ ra rằng nó bắt nguồn từ chủ nghĩa

Wilson và truyền thống đối ngoại Mỹ Trong cuốn Special Providence (2002), Mead

xác định bốn trường phái chính sách đối ngoại Mỹ: Hamilton với đặc trưng thúc đẩy

chủ nghĩa tư bản dân tộc và toàn cầu hoá kinh tế, Wilson với đặc trưng mở rộng dân

chủ trong thế giới mới có trật tự luật pháp, nhân quyền và an ninh tập thể; Jefferson

với đặc trưng cô lập Mỹ tránh dính líu vào chiến tranh, bảo vệ tự do và dân chủ của

riêng Mỹ; Jackson với đặc trưng thêm lợi ích quốc gia theo cách quân sự và chủ

nghĩa dân tuý Tuy nhiên, Mead đã không xác định được đúng các truyền thống đối

ngoại này Ông cho rằng Wilson bảo vệ nhân quyền của người da mầu và phụ nữ

nhưng cũng lại thừa nhận vị trí tối thượng của đàn ông da trắng trong nước và chính

trị quốc tế Không giống Gaddis, Mead xác định John Quincy Adams và học thuyếtMonroe ít gắn với trường phái kiểu Jefferson Thêm vào đó, ông ta kiến nghị cách

tiếp cận mang tính sửa đổi có lợi cho chính sách đối ngoại của Bush cha và Clinton,hai tổng thống kết hợp trường phái kiểu Hamilton và Wilson, và đôi khi cách thức

của trường phái Jackson trong theo đuổi kinh tế và toàn cầu hoá chính trị trongnhững năm 1990 Mead cho rằng trường phái Jackson mang đặc trưng của chủ nghĩa

đơn phương và chiến tranh phủ đầu Ông kiến nghị nên cân bằng giữa tính hiếu

chiến của trường phái Jackson va áp lực toàn cầu kiểu Wilson va Hamilton và sự tự

9

Trang 11

kiềm chế kiểu Jefferson và vì vậy hoan nghênh những người theo chủ nghĩa phụchưng các truyền thống này Theo Mead, chính quyền Bush áp dụng hệ tư tưởng

mang tính cách mạng của những người Mỹ phục hưng va áp dụng nó với Iraq Nó

khai thác các biện pháp kiểu Jackson để hoàn thành các mục tiêu kiểu Wilson Đồng

thời Mead lại hi vọng rang chi phí sẽ tránh được và giống Leffler rằng đánh giá tốt

sẽ bù dap cho khiếm khuyết cố hữu của CSĐN của chính quyền Bush [76].

Mead và Lefler cổ vũ cho rằng những mục tiêu kiểu Wilson của Bush là đúngdan và việc sử dụng vũ lực không bi hạn chế bởi luật quốc tế, không có khả năng

nào thách thức được CSĐN của chính quyền Bush Tự Mead đã rời bỏ luận điểm đã

từng đưa ra là ủng hộ tính kiểm chế kiểu Jefferson coi nó như sửa đổi có lợi cho việc

giành quyền lực quốc tế của Bush Mead trở nên quá cực đoan về những gì mà ông

ta từng chỉ trích săn sàng lạm dụng vũ lực nhân danh các giá trị của nền văn minh

phương Tây.

McDougall thì hoàn toàn nhận thức được tính thuyết phục của chủ nghĩa lí

tưởng trong lịch sử Mỹ, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại Mỹ, ông chống lại

việc ủng hộ học thuyết Bush sau 11/9 Ông không tin rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy dânchủ hoá Iraq Cân bằng giữa mục tiêu và biện pháp, Hoa Kỳ nên theo đuổi một mục

tiêu hiện thực trong khả năng có giới hạn của mình [75].

Dù vấn đề chính sách đối ngoại của tổng thống G.W Bush có mang tính cáchmạng hay không vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi trong giới học thuật thì rõ ràng,

chính sách đó chắc chắn mang trong mình dấu ấn của hoàn cảnh quốc tế mới, môi

trường nội bộ Hoa Kỳ đang thay đổi, thể hiện dấu ấn cá nhân của tổng thống G.

Bush và những xu hướng nhận thức của giới lãnh đạo chính quyền G Bush khác sovới chính quyền Clinton Hoàn cảnh thay đổi, con người thay đổi mang lại sự điều

chỉnh chính sách đối ngoại mới Ngay cả bản thân chính sách đối ngoại của tổng

thống G Bush cũng đã có sự điều chỉnh trong quá trình triển khai trong thực tiễn.

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ tác động tình hình quốc tế,

trong nước, nhận thức giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền G Bush tạo ra những điều

chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền G.W Bush giống và khác gì so với

10

Trang 12

chính quyền Bill Clinton, tác động của những điều chỉnh đó tới thế giới, khu vực nói

chung và Việt Nam nói riêng như thế nào và đưa ra dự báo về một số chiều hướng

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới.

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:

e Phan tích bối cảnh quốc tế và bối cảnh nước Mỹ làm cơ sở cho sự ra hoạch

định chính sách đối ngoại của tổng thống G W Bush

e Phân tích một số điểm chính trong chính sách đối ngoại của tổng thống G.Bush để từ đó làm cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại củatổng thống Bush so với tổng thống B Clinton, làm rõ sự giống và khác

nhau qua sự điều chỉnh đó, cũng như giải thích tại sao có sự điều chỉnh đó.e Những tác động của việc chính quyền G Bush điều chỉnh chính sách đối

ngoại đối với quốc tế, khu vực và Việt Nam, đồng thời đưa ra một số dự

báo về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Dé tài của luận văn là “Sw điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ dưới

thời Tổng thống George W Bush’ nên người viết chi tập trung tìm hiểu những

điểm m chính trong chính sách đối ngoại của chính quyền G Bush để làm cơ sở phân

tích những điều chỉnh giống và khác nhau so với chính quyền Clinton, những điều

chỉnh đó tác động như thế nào tới tình hình quốc tế, khu vực và quan hệ hai nước

Việt Nam — Hoa Kỳ, dự báo chính sách đối ngoại Hoa Kỳ trong tương lai Như vậy

về mặt thời gian luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu trong hai nhiệm kỳ của tổng thống

G Bush (2001 tới nay).

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu hiện đại và phổ biến trong

nghiên cứu quan hệ quốc tế, như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, đối

chiếu, thu thập đữ liệu định tính, tổng hợp và phân tích, và phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, Riêng trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, luận văn sử

dụng một số cách tiếp cận từ góc độ các lý thuyết hiện thực, tự do, tân bảo thu

„ ~

1]

Trang 13

6 Đóng góp của luận van

Luan văn phân tích thực trạng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong giai đoạn

hiện nay cũng như hệ thống hoá các luận điểm so sánh đối chiếu chính sách đối

ngoại của hai tổng thống G Bush và B Clinton Luận văn đưa ra những giải thích

khoa học tại sao lại có những điều chỉnh đó trên cơ sở bối cảnh quốc tế, bối cảnhnước Mỹ và nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ dưới chính quyền Bush Đây cũng là

căn cứ để đưa ra những dự báo về chiều hướng trong chính sách đối ngoại của Hoa

Kỳ trong thời gian tới, từ đó làm cơ sở đưa ra dự báo cho những tác động của nó tớiquôc tế và Việt Nam và đưa ra đối sách phù hợp Luận văn đóng góp vào việc

nghiên cứu một hiện tượng đáng quan tâm trong quan hệ quốc tế - điều chỉnh chính

sách đối ngoại Luận văn góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảophục vụ cho những độc giả quan tâm.

7 Kết cấu của luận van

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấuluận văn gồm các phần chính:

Chương 1: Bối cảnh điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống

George W Bush Chương này sẽ đề cập tới bối cảnh quốc tế (những vấn đề về kinhtế, chính trị thế giới, quan hệ quốc tế) và trong nước của Hoa Kỳ (những vấn đề kinh

tế, chính trị, văn hoá xã hội, quân sự, khoa học công nghệ) làm cơ sở nền tảng chosự ra đời chính sách đối ngoại của Bush Đồng thời chương này cũng sẽ giới thiệu về

chính sách đối ngoại của Bush để tạo cơ sở tìm hiểu về sự điều chỉnh chính sách đối

ngoại của G Bush so với B Clinton

Chương 2: Điều chỉnh chính sách đối ngoại của tổng thống George W.

Bush Nội dung phần này tập trung vào những điều chỉnh của G Bush so với B.Clinton trên cơ sở các vấn đề: về các mục tiêu, ưu tiên (thứ tự các ưu tiên, vấn đềdân chủ và cuộc chiến chống khủng bố, thúc đẩy dân chủ) cũng như phương thức

thực hiện chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (tập hợp luc lượng, thay đổi chiến lược

kiềm chế sang tấn công phủ đầu, chủ nghĩa đơn phương và phương châm rảnh tayhành động, và điều chỉnh chiến lược quân sự) Chương này còn có nhiệm vụ giải

Trang 14

thích tại sao lại có sự điều chỉnh như vậy trên cơ sở tập trung vào nhận thức khác

biệt của G Bush so với B Clinton.

Chương 3: Tác động của việc G Bush điều chỉnh và vài nhận xét về chính

sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Chương này tập trung vào những tác đóng của việc G.

Bush điều chỉnh chính sách đối ngoại trên ba cấp độ: tới kinh tế, chính trị và an ninh

quốc tế, khu vực và Việt Nam Đồng thời một số dự báo chiều hướng chính sách đối

ngoại Hoa Kỳ trong tương lai gần và xa cũng được đề cập tới trong chương này.

Do đề tài nghiên cứu mang tính thời sự cao, nguồn tài liệu tuy phong phú

nhưng nhiều chiều cần được bổ sung và cập nhật thêm, với thời gian có hạn ciign sự

hiểu biết và kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi

có những thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý độc giả.

13

Trang 15

CHƯƠNG 1 BỔI CẢNH DIEU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CUA

TỔNG THỐNG GEORGE W BUSH

1.1 Bối cảnh của việc G W Bush điều chỉnh CSDN1.11 Bối cảnh quốc tế

Bối cảnh thay đổi của nên kinh tế chính trị thế giới đã khiến cho Hoa Kỳ có

những lựa chọn chiến lược chưa từng có kể từ sau năm 1945 Sức mạnh của Hoa Kỳ

chỉ được bộc lộ rõ rang từ năm 1991 khi Hoa Kỳ tấn công Iraq mà không vấp phải

sự phản ứng nào của Nga Sức mạnh ấy một lần nữa lại được thể hiện sau vài nam

khi Hoa Kỳ cầm đầu NATO can thiệp vào Kosovo năm 1999 Bối cảnh quốc tế đượcbiểu hiện thông qua những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, an ninh thế giới,

những xu hướng của quan hệ quốc tế, quan hệ giữa các nước lớn.1.1.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới hiện nay có hai đặc điểm chính Đặc điểm thứ nhất là sự

chuyển hóa nền kinh tế thế giới sang nền kinh tế tri thức Đặc điểm này đã đưa đến

những hệ qua sau đây: (i) tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thay đổi về

chất kéo theo sự thay đổi về phương thức sản xuất, cung cách quản lý, làm ăn, cáchsống: (ii) thúc đẩy nên kinh tế phát triển vượt bậc ngay cả khi nên kinh tế có sự xáo

trộn khó lường; (iii) không làm triệt tiêu quy luật phát triển không đồng đều, mà

ngược lại, còn làm tăng thêm rõ hơn, càng phức tạp hơn, đồng thời làm tăng khoảng

cách giữa nước phát triển và dang phát triển; (iv) tạo cơ hội cho các nước khắc phục

sự nghèo nàn, lạc hậu, rút ngắn khoảng cách phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo ra

những thách thức lớn do sự thiếu vốn, tình trạng nghèo nàn lạc hậu của khoa học Kĩ

thuật và còn do các vấn đề xã hội; (v) làm cuộc chạy đua kinh tế, khoa học công

nghệ giữa các nước diễn ra quyết liệt hơn, biến nó thành cuộc chạy đua nổi trội, điều

đó buộc tất cả các nước đều phải điều chỉnh chiến lược phát triển mà trọng tâm là sự

‘co cấu lại nền kinh tế, phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục

Đặc điểm thứ hai, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá có sự biến đổi về

chất, tang cả về tốc độ quy mô, về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dang, nhiều tang

nhiều lớp Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai quá trình có quan hệ tương hỗ biện

Trang 16

chứng, vừa xung đột, vừa bổ trợ thúc đẩy lan nhau, phản ánh tính da dạng trong sự

phát triển của thế giới Điều này dẫn tới các hệ qua: (i) thúc đẩy nền kinh tế thế giới

chuyển sang mô hình kinh tế tri thức; (ii) thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra

trên nhiều lĩnh vực - chính trị, van hoá, khoa học, giáo dục; (iii) làm tăng thêm sự

phụ thuộc lần nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, nhưng không làm triệt tiêumâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các quốc gia; (iv) tạo ra sự thách thức to lớn đối vớicác quốc gia, dân tộc, gây nguy cơ làm xói mòn chủ quyền quốc gia; (v) tác độngmạnh tới nền chính trị quốc tế, trước hết là tác động tới khái niệm quốc gia (chủquyền, sức mạnh, lợi ích ); (vi) tạo ra khả năng kiềm chế xung đột và làm giảmnguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt.

Kinh tế là cơ sở hạ tầng, là nền tang cho quan hệ chính trị, kinh tế thay đổi kéo

theo sự thay đổi của thượng tầng Kinh tế thế giới tiếp tục bi ảnh hưởng sâu sắc bởi

sự biến động của địa chính trị - thế giới Tuy nhiên, các quốc gia đều muốn có môi

trường hoà bình, ổn định để phát triển Sự phát triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của

mọi quốc gia Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra quyết liệt trong cơn lốc toàn cầu hoá màlực lượng chi phối van là ba trung tâm tư bản chủ nghĩa và các nước lớn Trong thập

niên tới, cuộc cạnh tranh giành giật tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là năng lượng)

và tài nguyên chất xám sẽ diễn ra gay gắt hơn Các nhà chiến lược Mỹ đã đi trước

các cường quốc khác trong chiến lược giành giật tài nguyên thiên nhiên và trí tuệ

con người Ngày nay, các nước lớn giàu có, nắm giữ và chi phối nhiều tổ chức kinh

tế, tài chính thế giới và khu vực, đặc biệt là WB, IMF, WTO Thực tế một số nước

lớn dang nắm giữ sự vận hành của nền kinh tế thế giới và chi phối việc hoạch địnhCSĐN của nhiều nước ⁄

Tình hình chính trị và an ninh thế giới

Tình hình chính trị và an ninh quốc tế có những nét lớn chủ yếu sau đây.

Thứ nhất, sự so sánh lực lượng tiếp tục đang ở thế có lợi cho Hoa Kỳ, nhưng

các đối tác của Mỹ (Nhật, EU, Nga, Trung Quốc ) vẫn tiếp tục gia tăng sự cạnh

tranh vươn lên để khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế Mỹ đang bị EU,

Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt về kinh tế (các cuộc chiến tranh kinh tế giữa ba trungtâm kinh tế TBCN diễn ra liên tục) EU đang là một siêu cường kinh tế Họ không

Trang 17

thua kém Mỹ vẻ GDP, chỉ số xuất nhập khẩu nhưng về vốn và nhiều mat quan

trong khác, đặc biệt về khoa học — công nghệ, thì vẫn thua kém Mỹ Trung Quốc

đang nổi lên thành đối thủ đe doa sự bá quyền của Mỹ Một số nhà nghiên cứu chorang chỉ trong vòng 10 ~ 15 năm nữa (2015 - 2020), Trung Quốc sẽ đuổi kip Mỹ,

vượt xa Nhật Bản Nhật Bản trong vài chục năm tới khó trở lại thời kì tăng trưởng

kinh tế cao như những nam 60 va 70 của thế kỉ XX, nhưng van là “người khổng 16”

về kinh tế, vẫn là một trong ba trụ cột của kinh tế thế giới, có vai trò đặc biệt lớn với

khu vực châu Á - Thái Bình Dương Nga tuy suy yếu về kinh tế, nhưng vẫn là nướcduy nhất có khả năng cạnh tranh được với Mỹ về quân sự, do có tiém lực to lớn về

vũ khí hạt nhân chiến lược.

Thứ hai, việc tập hợp lực lượng: xuất phát từ lợi ích dân tộc, sự tăng cường hợp

tác của các nước có mục đích chung là tăng cường nội lực mà trước hết là để phát

triển kinh tế Hình thức tập hợp lực lượng diễn ra gồm nhiều lớp đan cài, vừa đấutranh vừa hợp tác, vừa tranh thủ vừa kiềm chế trên quy mô toàn cầu Hiện có một số

nét mới nổi trội - đó là sự cải thiện quan hệ trong tam giác Nga — Trung Quốc — An

Độ Tập hop Nga — Trung Quốc được thực hiện thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng

Hải Tổ chức này có một cơ chế riêng, có Ban Thư ký và những thoả thuận hợp tác

cụ thể Hiện nay thực tế đang hình thành tư tưởng thành lập khu vực kinh tế Đông

A, bao gồm 10 nước Dong Nam A cộng ba nước Dong Bắc A là Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc Tập hợp Á - Âu diễn ra thông qua cơ chế ASEM Trên thế giới đang

diễn ra sự tập hợp lực lượng với những quan hệ nhằng nhịt qua lại, liên kết với nhautrong từng vấn dé, trong từng thời điểm, ở từng địa bàn Điều đáng chú ý là mọi

tập hợp bao giờ cũng “liếc” về phía bên kia bờ Đại Tây Dương, mà chưa ngoảnh mặtđi với Mỹ, vẫn coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu Điều này vừa là cơ hội vừa là

thách thức cho Hoa Kỳ trong việc lựa chọn một hình thức tập hợp lực lượng mới phùhợp với tình hình mới.

Thứ ba, nguy cơ chiến tranh huỷ diệt bị day lùi, nhưng xung đột vũ trang, cụcbộ, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo gia tăng Trong chiến tranh lạnh, trung bìnhmôi năm xảy ra khoảng 4 — 5 cuộc xung đột vũ trang, nhưng từ sau chiến tranh lạnhtới nay, con số này đã tăng lên 34,5 cuộc Số quốc gia có vũ khí hạt nhân hiện nay

16

Trang 18

khoảng 10 nước và có khoảng 30 quốc gia có công nghệ hạt nhân Thông thường các

cuộc xung đột này thường xảy ra tại các quốc gia vùng xám Vùng xám, vùng bất 6n

là khái niệm mới xuất hiện trong bối cảnh mới của các mối quan hệ quốc tế, vì nó

mang tính rộng rãi, phổ quát Những vấn đề của vùng xám có sự giao thoa giữa

những vấn đề lớn của thế giới, giữa chiến tranh, xung đột và an ninh Hiện vấn dé

này đang được đặt vào trọng tâm trong nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế.

Thứ tư, các vấn đề toàn cầu: môi trường, dịch bệnh, đói nghèo trở thành sự

quan tâm của toàn thế giới, chi phối mọi quốc gia, de doa sự tồn tại của cả loài

người Hệ qua của điều này là: thứ nhất, 1am tăng quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn

nhau giữa các nước Thứ hai, làm tăng vai trò, vị trí của các diễn đàn, khu vực hợptác trên thé giới Thứ ba, làm tang vai trò hoạt động ngoại giao đa phương Các vấn

dé toàn cầu dang dẫn tới vô số các cuộc khủng hoảng, mà bất cứ cuộc khủng hoảng

nào cũng có thể là nguy cơ gây bất ổn định kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường

de doa cuộc sống nhân loại Một số vấn đề toàn cầu hiện nay đang là nguy cơ gây

xung đột trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là vấn đề làm chủ các nguồn tài nguyên

(nước, nhiên liệu ) Việc làm chủ được công cuộc khai thác các nguồn tài nguyênlà một trong những yếu tố quyết định trong quan hệ kinh tế và ngoại giao quốc tế, cótác dụng trong việc giải quyết nhiều cuộc xung đột va trong việc hoạch định chính

sách viện trợ phát triển Các vấn đề toàn cầu có thể tạo mảnh đất cho cuộc đấu tranhgiành quyền lực và của cải trong quan hệ quốc tế Sự liên kết giữa hợp tác và xung

đột quốc tế có vẻ sẽ chủ yếu bị quyết định bởi sự tăng cường các mối đe doa mang

tính toàn cầu Bên cạnh đó, các vấn dé toàn cầu còn tác động tới số lượng chủ thétham gia quan hệ quốc tế, tác động tới các dạng quan hệ trong quan hệ giữa các chủthể, tạo môi trường hoạt động cho chủ thể trong quan hệ quốc tế Đồng thời các vấndé toàn cầu cũng tác động tới nhận thức lợi ích của các chủ thể, tác động tới độngcơ, mục tiêu hành động và chính sách của các chủ thể trong quan hệ quốc tế Những

thay đổi về lợi ích, chủ thể, quan hệ tất yếu sẽ làm nảy sinh những vấn đề mới vềtính hệ thống, trật tự, thiết chế, nguyên tắc hoạt động của hệ thống quan hệ quốc tế.

Trong bất Kì trường hợp nào, thì cũng sẽ hoàn toàn hợp lý nếu giả định tình hình

17

Trang 19

chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong thế ki 21 sẽ bị chi phối, thúc đẩy và tập

trung chủ yếu vào các vấn đề này.

Thứ sáu, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động,

nhưng còn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, trở thành nơi tranh giành ảnh hưởng của

nhiều nước lớn Đây là khu vực địa chiến lược quan trọng, có nhiều nền kinh tế lớn,

nhưng tồn tại các điểm xung đột nóng như tại bán đảo Triều Tiên hay eo biển Đài

Loan Sau vụ tấn công khủng bố 11/9, Mỹ càng quan tâm hơn tới khu vực nay do tồn

tại các vấn đề liên quan tới người Hồi giáo và các nhóm khủng bố được cho là có

quan hệ với Al Qaeda.

1.1.1.2 Các xu thế chu dao trong quan hệ quốc tế và quan hệ giữa các nước lớn

Chính những đặc điểm lớn về kinh tế, chính trị, an ninh trên đã tác động đến sự

hình thành các xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế Bên cạnh một số xu thế chính

được hình thành sau chiến tranh lạnh, các xu thế sau đây vẫn tiếp tục phát triển: Xuthế hoà bình, ổn định và hợp tác; Xu thế vừa hợp tác vừa dấu tranh trong sự cùng tồn

tại hoà bình; Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế và đời sống; bá

thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự dp đặt va can thiệp từ

bên ngoài của các dân tộc được nâng cao Điều này làm tăng tính dan chủ hoá trongquan hệ quốc tế hiện nay Trong những năm đầu thế kỷ XXI, một số xu thế nổi

trội trong quan hệ quốc tế như sau:

Thứ nhất quan hệ quốc tế tiếp tục có xu hướng mở rộng và ngày càng phứctạp Xu hướng này được định hình là vì những yếu tố tác động chủ yếu tới quan hệ

quốc tế trong giai đoạn tới đều mạnh lên Quan hệ quốc tế được định hình và phát

triển dựa trên hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố điều kiện và nhóm nhân tố tác động.

Nhóm nhân tố điều kiện gồm có: (¡) Sự thừa nhận của các quốc gia về việc mở

rộng quan hệ quốc tế là hữu ích và cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mỗi

quốc gia; (ii) Những thể chế quốc tế, những tập quán quốc tế đã hình thành đủ điều

kiện cho việc phát triển quan hệ quốc tế; (iii) Hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho việc mở

rộng quan hệ quốc tế như: thông tin, giao thông vận tải phát triển vượt bậc.

Nhóm nhân tố tác động gồm có: (¡) Sự chủ động của các công ty tư bản mở

rộng hoạt động ra toàn thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn Xu hướng mở rộng này đã

18

Trang 20

tiến tới một cao trào được gọi là toàn cầu hoá từ sau chiến tranh lạnh; (ii) Chính sách

đối ngoại thúc day sự thiết lập một trật tự thế giới mới của Mỹ đang được triển khai

tích cực; (iii) Chính sách cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc khác như

Tây Âu, Trung Quốc cũng được thể hiện quyết liệt; (iv) Chính sách mở rộng quan

quốc tế để tìm kiếm thêm những nguồn lực bên ngoài cho công cuộc công nghiệphoá và hiện đại hoá được thực hiện ở tất cả những nước đang phát triển dù theo bất

cứ chế độ xã hội nào; (v) Những lực lượng chống lại sự bá quyền của Mỹ, đặc biệt là

lực lượng Hồi giáo cực đoan nổi lên mạnh mẽ: (vi) Lực lượng bảo vệ môi trường

cũng hoạt động tích cực; (vii)Cac lực lượng tội phạm như lực lượng buôn bán ma

tuý cũng không ngừng gia tăng.

Những năm 90 của thế kỉ XX đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều lý thuyết

và lập luận mới nhằm giải thích cho sự phát triển năng động của hệ thống thế giới

trong giai đoạn này, chang hạn như Samuel Huntington đã xác định các nền van

minh hay văn hoá như yếu tố chi phối hệ thống thế giới và là nguyên nhân cơ bảngây xung đột trong môi trường toàn cầu Một số học giả khác lại cho rằng sự khanhiếm nguồn lực là nguyên nhân gây xung đột Trong những năm 1990, thế giớichứng kiến nỗi kinh hoàng về nạn điệt chủng ở Rwanda và cuộc xung đột sắc tộcdim máu tai Balkans Dé giải thích cho những vấn dé này, một trường phái lý thuyết

mới nổi lên — chủ nghĩa hiện thực mới Trường phái này có quan điểm am đạm về

thế giới - tin rằng hệ thống thế giới đang rơi vào tình trạng vô chính phủ, kẻ mạnhthắng, kẻ yếu bị khuất phục Chủ nghĩa hiện thực mới cho rằng Hoa Kỳ nên áp dụng

cách tiếp cận cơ bắp hơn, hiếu chiến hơn — một quan điểm ảnh hưởng tới những

chính sách an ninh và đối ngoại của chính quyền G Bush.

Những năm 1990 cũng chứng kiến cuộc cách mạng công nghệ được tạo ra do

mạng lưới internet và máy tính cá nhân, càng hỗ trợ cho sự thúc đẩy quá trình toàn

cầu hoá vốn ngày càng trở thành một thế lực đây quyền lực trong sự hình thành hệ

thống quốc tế Việc gia tăng tốc độ tương tác giữa các nhà nước, các chủ thể phi nhà

nước, và các cá nhân đã làm phức tạp thêm việc dự đoán hành vi của các chủ thể

tham gia hệ thống quốc tế Toàn cầu hoá làm giảm vai trò của các đường biên giới

cứng giữa các nhà nước Trong khi khoảng cách địa lý ngăn cách giữa các chủ thể

19

Trang 21

ngày càng giảm vai trò quan trọng, liên kết toàn cầu đang tạo ra những không gianvà mạng lưới ba chiêu mới càng làm phức tạp thêm hệ thống thế giới Những không

gian mới này đang được các chủ thể phi nhà nước sử dụng với nhiều mục đích khác

nhau, trong đó có cả mục đích tốt và xấu Đáng chú ý là các phong trào khủng bố sử

dụng rất nhiều website để tuyển mộ nhân lực và tuyên truyền.

Cho dù có những thay đổi sâu sac như vậy trong hệ thống thế giới, song việc

bảo vệ và kiểm soát các không gian địa lý có vẻ vẫn tiếp tục là những động cơ nổi

bật của các nhà nước Các nhà nước van tồn tại trong các không gian vật lý và tiếptục chịu trách nhiệm bảo vệ chúng khỏi các mối de doa từ bên trong và bên ngoài.

Các nhà nước thực hiện việc bảo vệ các không gian này theo nhiều cách khác nhau,

phụ thuộc vào việc nhận thức mối de doa, các phương tiện bảo vệ san có, và những

đánh giá của họ về môi trường an ninh nói chung Sau khi Liên Xô tan ra, các nước

công nghiệp hoá nhanh chóng xác định lại môi trường an ninh và có những bước di

can trọng nhằm củng cố và cơ cấu tổ chức lại bên trong để giải quyết tốt hơn các

mối đe doa mới nổi lên.

Các chủ thể phi nhà nước cũng phát triển với những tổ chức khủng bố có cơ

cấu tổ chức toàn cầu, đổi mới sự tuyên truyền, tăng ngân sách ngày càng nhiều dànhcho công nghệ và thậm chí chúng áp dung cả những công nghệ mới nhằm tang khanăng giết hại con người, làm tăng hiệu quả trong cơ cấu tổ chức của chúng Một số

tổ chức khủng bố hiện có khả năng giết hại dân thường hàng loạt và gây ra sự đổ vỡ

chiến lược.

Thứ hai, sự chi phối của nhân tố Mỹ và quan hệ nước lớn Hiện nhân tố My

đang chỉ phối quan hệ quốc tế Mặc dù sự chỉ phối này không tuyệt đối song vân đạt

tới mức định hình quan hệ quốc tế Đặc điểm này hình thành từ điều kiện thuận lợicũng như CSĐN của Mỹ Chính sách đối ngoại của Mỹ có những điểm mới, song về

cơ bản vẫn duy trì hai mục tiêu, mà mục tiêu bao trùm thứ nhất là xác lập địa vị

thống trị thế giới, thứ hai là không để cho một quốc gia nào hiện nay cũng như trongtương lai gần có thể tranh chấp địa vị thống trị số 1 của Mỹ Về phương cách, Mỹ sử

dụng ba trụ cột chính là: sức mạnh quân sự, thị trường tự do và cái gọi là dân chủ,

nhân quyền để thống trị thế giới.

Trang 22

Trong một bài báo trên tờ tuần báo “Thoi dai” của Cong hoà Liên Bang Đức ra

ngày 29 tháng 9 nam 2002 có đoạn viết: “Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI với tư cách

là quyền lực thực sự duy nhất của thế giới Cánh tay quản sự của Mỹ vươn tới bất cứ

điểm nào của địa câu Uu thế kinh tế của Mỹ là chất xúc tác cho toàn bộ nền kinh tế

thế giới Sự thông trị về mat chính trị của Mỹ đã làm cho Mỹ trở thành một dân tộc

mà người ta không thể từ bỏ Còn ảnh hưởng về mặt văn hoá của Mỹ thì lớn tới mứctrên khắp thế giới nhiều người coi toàn câu hoá là một quá trình Mỹ hoá Ưu thế đa

chiều này đã làm cho quyền lực Mỹ trở thành duy nhất” Sự tác động rất mạnh mẽcủa nhân tố này khiến cho sự chỉ phối của nhiều trung tâm ở mức độ khác nhau đã

hình thành trước đó nay bị rỡ bỏ, mà thay vào đó là sự gia tăng mức độ chi phối củanhân tố Mỹ Sự chi phối của nhân tố Mỹ ở đây có thể thấy rõ ở tất cả các khu vực.

Su chi phối của Mỹ là có thực tuy ở mức độ khác nhau, song không hoàn toàndo áp dat của Mỹ mà ở chừng mực nào đó là do sự chấp nhận của các đối tác của

Mỹ Ngay các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga, vì so sánh lực lượng yếu hơn,

vì mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế, mong muốn khai thác thị trường vốn, khoa

học công nghệ phương Tây, thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước này mà họ đều phải

có sự nhượng bộ đối với Mỹ.

Bước sang thế kỉ XXI, quan hệ giữa các nước lớn đã có sự thay đổi, trở nêncăng thang, bat nguồn từ các sự kiện : Mỹ — Anh không kích Iraq (tháng 12/1998),

78 ngày đêm Mỹ va NATO tấn công Nam Tư (1999); Mỹ phản đối hoạt động của

Nga tại Chesnia; Mỹ đòi sửa đổi, thậm chí đe doạ đơn phương rút khỏi Hiệp ước

giới hạn vũ khí phòng thủ chiến lược ABM đã ký với Liên Xô năm 1972 để tiến

hành xây dựng Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia (NMD); bất đồng quan

điểm Mỹ - Tây Âu về kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc

gia của Mỹ; Mỹ và Nhật Bản kí kết triển khai Hệ thống phòng thủ chống tên lửa

chiến trường (TMD) ở vùng Viễn Đông Quan hệ Mỹ — Trung cũng đang căng thang

nhất là về vấn dé Đài Loan cùng những tuyên bố và hành động cứng rắn của chính

phủ Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc và Nga Tuy nhiên, xung đột giữa các cường

quốc vẫn còn nằm trong giới hạn, khó xảy ra đổ vỡ lớn vì cả Nga, Trung Quốc và

Mỹ đều không muốn đối đầu trực tiếp với nhau Nga và Trung Quốc cần tranh thủ

Trang 23

My, còn Mỹ tuy có phan lấn at, song cũng can sự hô trợ của Nga va Trung Quốctrong một số vấn đề quốc tế.

Những thay đổi và tính phức tạp trong quan hệ giữa các nước lớn bị chi phối

bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật nhất là do tương quan lực lượng giữa cácnước lớn đang thay đối Mỹ tuy ở thế mạnh hơn các đối thủ khác, nhưng cũng có

mặt hạn chế, khó có thể áp đặt sức mạnh của mình Quan trọng hơn là Mỹ chưa chịu

từ bỏ ý đồ thiết lập bá quyền lãnh đạo thế giới, và để thực hiện ý đồ này, Mỹ luônthay đổi chiến lược cũng như sách lược Nhiều sự kiện cho thấy những bất ổn trong

quan hệ Mỹ — Nga, Mỹ - Trung đều bát nguồn hoặc có nguyên nhân sâu xa từ sựthay đổi trong chính sách của Mỹ Nhiều xung đột, điểm nóng trên thế giới đều cóbàn tay can thiệp hoặc dính líu của Mỹ Điều đó làm Nga và Trung Quốc lo ngại,

phản ứng lại Mỹ.

Trong quan hệ tứ giác Trung — Mỹ — Nga — EU cũng có những chiều hướng

thay đổi EU (nhất là Pháp và Đức) thể hiện tính độc lập hơn với Mỹ, nhưng không

đối đầu với Mỹ, đồng thời vừa kiềm chế vừa tranh thủ Nga và Trung Quốc; ngượclại, Nga và Trung Quốc cũng tranh thủ EU Nga vừa đấu tranh chống lại mưu toan

của Mỹ và Tây Âu lấn át Nga ở Đông Âu và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô cũ,vừa tìm cách hội nhập vào châu Âu và hợp tác với NATO Sự điều chỉnh chiến lược

của các nước lớn đã tạo ra thé cân bằng mới trong quan hệ Nga - Mỹ, Mỹ — Trung,

Mỹ - Nhật — EU, Trung — Nhat Quan hệ giữa các nước lớn luôn chuyển động, biến

đổi thăng trầm, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh nhau, tất cả chỉ vì lợi ích củariêng mỗi nước.

Trong tương lai gần, chắc chắn Mỹ vẫn còn giữ được vị trí siêu cường và chưa

thể có nước nào vượt qua được Tuy vậy, tương quan lực lượng thay đổi ngày càng

sâu sắc do tác động của qui luật phát triển không đồng đều trong điều kiện ngày nay

và do đó những biện pháp và chính sách này đã và đang gây ra các phản ứng khi âm

i, khi gay gắt giữa các trung tâm này nói riêng cũng như giữa họ với các nước khác

trên thế giới.

Chính sách đơn phương và bá quyền của Hoa Kỳ ở mức độ nhất định đã gây raphản ứng chống Mỹ ở một số nơi trên thế giới Nga và Trung Quốc không chỉ khong

22

Trang 24

thoải mái với sự bá quyền của Hoa Kỳ mà còn muốn chống lại trật tự một cực doHoa Kỳ đang cố sức tạo ra Dong thời, một nhóm các quốc gia cũng cảm thấy bị đe

doa về các giá trị và hệ tư tưởng song hành cùng bá quyền của Mỹ (cùng việc Mỹ

liệt kê họ vào hàng ngũ phi dân chủ, đặc biệt là các nước bị coi là bất hảo) Sự kiềmchế các quốc gia bất hảo, những nước bị Hoa Kỳ coi là có vũ khí WMD và hỗ trợ

khủng bố đã trở thành bộ phan quan trọng trong chính sách quân sự và đối ngoại của

Hoa Kỳ kể từ cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 Xung đột giữa Hoa Kỳ với các nước

bất hảo bị Hoa Kỳ biến thành xung đột giữa các nước dân chủ và các nước phi dânchủ.

Bên cạnh đó, bắt nguồn từ sức mạnh bá quyền và tự mệnh danh tính hợp pháp

trong việc thúc đẩy nhân quyền và tự do, Hoa Kỳ dành quyền can thiệp (dưới danh

nghĩa cộng đồng quốc tế) vào các cuộc xung đột nội bộ các nước với lí do vi phạm

nhân quyền dẫn tới làm gia tăng bạo lực và thảm hoạ nhân đạo mà điển hình là vụ

không kích Nam Tư của NATO nhằm ngăn chan su thanh trừ sắc tộc tại Kosovo

năm 1999 Lí do can thiệp nhân dao ở mức độ lớn trùng với yêu cầu ngăn sự quốc tế

hoá các cuộc xung đột bên trong Về khía cạnh này, các vụ can thiệp vào cái gọi là

các nhà nước thất bại nơi chính quyền trung ương hiếm khi hoặc không kiểm soát

được toàn bộ lãnh thổ dẫn tới các vụ vi phạm nhân quyền, cũng như gây mất ổn địnhkhu vực Bosnia, Somalia và Sierra Lêon là những ví dụ nổi bật nhất cuối thế kỉ XX.Thất bại ở Somalia khiến Hoa Kỳ không can thiệp vào các cuộc xung đột kiểu này,đặc biệt là nếu sự ổn định khu vực không trực tiếp de doa tới lợi ích của Hoa Kỳ.Học thuyết Clinton được đưa ra năm 1994 về If luận ngăn can đã đẩy Hoa Kỳ dính

vào các cuộc xung đột như vậy Kết quả là, các nhà nước khác sẽ phải đảm nhiệm

chức năng này (ví du Anh ở Sierra Léon, Úc ở Đông Timor), điều này chứng tỏ sự

có lựa chọn trong việc sử dụng sức mạnh bá quyền của Hoa Kỳ.

Bản chất thay đổi của các cuộc xung đột và bản chất thay đổi của các chủ thể

trong môi trường quốc tế đang làm thay đổi môi trường an ninh quốc tế Trong khi

xung đột vũ trang giữa các cường quốc không nổ ra thì sự mất ổn định kinh niên

dưới các hình thức xung đột sắc tộc và xung đột tôn giáo, phe phái lại tăng lên Sựphổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, sự tồn tại của những nhà nước có các hành vi

Trang 25

nam ngoài tiêu chuẩn hành vi, sự nổi lên của mạng lưới khủng bố toàn cầu là nhữngđiểm được đặc biệt nhấn mạnh trong một loạt các văn kiện của chính quyền Bush.

Khía cạnh đa chiều của các cuộc xung đột quốc tế không tránh khỏi tạo ra sựlỏng lẻo và mơ hồ, khiến khó tạo ra các ưu tiên chính sách, tính phức tạp của thế

giới sau chiến tranh lạnh và những chiều hướng quan hệ quốc tế Đặc biệt với Hoa

Kỳ, nó nêu lên một số vấn đề về bản chất chính sách bá quyền Hoa Kỳ nên thế nào,liệu thời khắc một cực kéo dài bao lâu, các lợi ích quốc gia và ưu tiên của Hoa Kỳ

nằm ở đâu và những mối đe doa nào gây ảnh hưởng cho các lợi ích quốc gia và ưutiên đó Kết quả là, chính sách của Hoa Kỳ thiếu sự cố kết và trong nhiều trường hợp

mang tính phản ứng lại hơn là đi tiên phong thực hiện Đặc trưng nổi bật của việcHoa Kỳ miễn cưỡng và can dự có lựa chọn vào quan hệ quốc tế liên tục lam gia tăngmối lo ngại giữa các đồng minh của Mỹ về khả năng quyền lực lớn của Mỹ cho

phép Mỹ lui về tình trạng biệt lập nhằm giảm chi phí của việc trở thành bá quyền,

đồng thời tìm kiếm và áp đặt đơn phương các giải pháp một khi các lợi ích sống còn

của Hoa Kỳ bi de doa Chính sách của chính quyền Bush mới càng làm tăng thêm

mối quan ngại này khi chính quyền rõ ràng có thiên hướng theo đuổi các kế hoạch

chính sách đơn phương.

Thứ ba, xu thế hợp tác và đấu tranh tiếp tục phát triển và thể hiện rõ hơn trong

những vấn dé mới, đặc biệt là vấn dé chống khủng bố Vấn dé khủng bố phát triển

mạnh trên phạm vi toàn cầu với mức độ ngày càng khốc liệt, tần số gia tăng Sự trỗidậy của chủ nghĩa khủng bố trong những năm gần đây gây cho thế giới nhiều bất

ổn, gây thiệt hai cho nhiều quốc gia cả vẻ kinh tế lần chính trị Khủng bố chính là

một trong những nhân tố gây không ít mâu thuẫn giữa các quốc gia Một số nước đã

lợi dụng chống khủng bố để can thiệp bằng quân sự vào các nước có chủ quyền,

hoặc dua ra de doa tấn công nếu các nước đó không hợp tác hay không phục tùng

chiến dich chống khủng bố Nạn khủng bố là nguy cơ toàn cầu, hầu như tat cả cácquốc gia đều hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố Song việc tiến hành chiến tranh

chống khủng bố theo cách mà Mỹ áp dat không tạo được sự đồng thuận giữa các

nước, ngay cả những nước đồng minh truyền thống của Mỹ cũng lên tiếng lo ngại

Mỹ tấn công dân thường

Trang 26

Thứ tư, xu hướng tăng cường thể chế quốc tế ở nhiều cấp độ khác nhau: toàn

cầu, khu vực và song phương Nguyên nhân là do sự nảy sinh và gia tăng các vấn đề

toàn đòi hỏi phải giải quyết trên cơ sở đồng thuận quốc tế và những thể chế quốc tế.

Cùng với sự gia tăng của các chủ thể này, số lượng các mối quan hệ cũng tăng lên và

muôn hình vạn trạng kể cả loại có lợi cũng như không có lợi cho sự phát triển củamỗi quốc gia, kể cả những mối quan hệ được thoả thuận cũng như những mối quan

hệ được áp đặt từ phía mạnh hơn Để cho những mối quan hệ tích cực diễn ra trong

trật tự và hạn chế những mối quan hệ gây hại, các thể chế đã được hình thành Trong

giai đoạn qua, các thể chế đã được hình thành ở nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự,an ninh, môi trường nhưng những thể chế kinh tế vẫn là loại hình được thiết lập

nhiều hơn ca, nhất là trên cơ sở các hiệp định song phương.

Như vậy, có thể nói những đặc điểm và xu hướng của quan hệ quốc tế trong

những nam đầu thế kỷ XXI phần nhiều là sự tiếp nối của nhiều đặc điểm va xu thế

đã được hình thành dần từ trong và sau Chiến tranh lạnh, nhưng đồng thời cũng bị

chi phối bởi những đặc điểm mới Mặc dù có những vấn dé mới nảy sinh về khủng

bố, về lợi dụng chiêu bài chống khủng bố để can thiệp nhưng sự phân tích tổng

thể về tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, về quan hệ giữa các nước lớn đều cho

thấy xu thế hoà bình ổn định hop tác để phát triển vẫn nổi trội Các nước lớn nhỏ,

phát triển - đang phát triển đều tập trung vào mục tiêu kinh tế, phát triển nhằm tạosức mạnh tổng hợp cho quốc gia của mình, làm tăng vị thế quốc gia của mình trên

trường quốc tế.

Thế giới bước vào thế kỷ XXI, cũng là thời kỳ chuyển tiếp từ trật tự cũ sang

trật tự mới Đây là thời kỳ đấu tranh, tập hợp lực lượng mới cho sự ra đời cục diện

mới về địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự Trong đó có thể thấy nổi lên sự liênminh, liên kết về kinh tế - thương mại chuyển sang liên minh chính trị quân sự của

các trung tâm, các cường quốc tư bản chủ nghĩa nhằm chia sẻ trách nhiệm, chiếm

giữ thị trường, khu vực ảnh hưởng Mặc dù tương quan lực lượng có nhiều thay đổi,song thế giới ngày nay là sự đan xen, phụ thuộc lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển

giữa các quốc gia dan tộc Sự phát triển, thịnh vượng chỉ có thể có được khi tạo ra

Trang 27

được thế cân bằng, ổn định trong từng quốc gia, từng khu vực và cả cộng đồng quốc

1.1.2 Bối cảnh nước My

Yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng trong CSĐN của Hoa Kỳ là cảm giác sở hữu

- một sức mạnh khủng khiếp Cũng có thể tư tưởng sợ bị tổn thương đã thuyết phụcgiới lãnh đạo Mỹ cần phải làm gì đó để cải tạo thế giới, nhưng chính tư tưởng về sởhữu một quyền lực chưa từng có đã thuyết phục họ có thể làm được điều này Saumối lo ngại VỀ sự suy yếu của quốc gia do tình trạng thâm hụt ngân sách và thươngmại vào cuối những năm 1980, một thập ki phát triển kinh tế thần ki, tiến bộ về công

nghệ và thành công quân sự dân Hoa Kỳ tới kết luận vào năm 2001 là việc cải tạo

thế giới là có thể, nếu như giới lãnh đạo Hoa Kỳ cam kết thực hiện mục tiêu này.

Trong quá khứ, hầu như mọi ví dụ đều cho thấy chính cảm giác sở hữu quyền lực là

nhân tố quyết định CSĐN của Hoa Kỳ kể từ sau Thế chiến Hai: sự phát triển kinh tếdưới thời tổng thống Harry Truman, John E Kenedy, Ronald Reagan, và Clinton cóxu hướng thúc đẩy Hoa Kỳ thêm tự tin và theo chủ nghĩa bành trướng, trong khi đónhững lo ngại về thâm hụt và suy thoái lại mang lại chiều hướng trái ngược dưới thờicác tổng thống Dwight Eisenhower, Richard Nixon và George H.W Bush).

1.1.2.1 Về kinh tế

Các điều kiện thuận lợi: Thế giới một thoáng đơn cực không có một đối thủ

đáng gờm nào đã mang lại cơ sở cho sự tự tin của Hoa Kỳ trong những nam 1990.

Hoa Kỳ bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ mới bắt đầu từ năm 1992 và kéo dài

liên tục cho tới tận đầu năm 2001 Có được điều này một phần nhờ chính quyềnClinton tập trung vào đổi mới kinh tế và nhấn mạnh nhu cầu cạnh tranh trong nền

kinh tế toàn cầu hoá Thập kỷ 90 của thế kỉ XX chứng kiến chu kỳ tăng trưởng dài

nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 3%/nam, riêng

giai đoạn 1996 — 2000 đạt trên 4%/nam Nếu không có sự can thiệp đó thì sẽ khó tạo

ra được sự phát triển cho đầu tư và sự phát triển cao độ của phố Wall trong suốt 107

tháng liên tục Trong quá trình đó, tổng thống Clinton đã xoá bỏ thành công cănbệnh kinh niên của nền kinh tế Hoa Kỳ - thâm hụt ngân sách và bắt đầu thặng dư từ

:tài khóa 1998: nền kinh tế vi mô ổn định với mức lạm phát và thất nghiệp đều ở mức

Trang 28

thấp ky lục; kim ngạch ngoại thương tăng với nhịp độ 8 — 10%/nam trong suốt thời

kỳ tăng trưởng, khu vực thương mại hiện chiếm 25% GDP (2000); đầu tư cho nguồnnhân lực nói chung va giáo dục, khoa học công nghệ nói riêng ngày càng tang, tocđộ tăng năng suất lao động đạt khoảng 2,5%/nam trong thập ky 90 — cao gấp đôi tốc

độ của hai thập kỷ trước M Zuckerman, Chủ tịch kiêm Tổng biên tập tạp chí USNew and World Report cho rang Mỹ là nước đứng đầu thế giới về kinh tế trong thế

kỷXX và tiếp tục duy trì vị trí này ở thế ky XXI [47, tr.31].

Điều kiện không thuận lợi: Tuy Hoa Kỳ đạt được thành tựu kinh tế to lớn trong

suốt 8 năm thuộc nhiệm kì của tổng thống Clinton, nhưng đến cuối những nam

2000 nền kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy thoái Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố kinh tế

suy thoái bắt đầu từ tháng 3 năm 2001 kết thúc giai đoạn phát triển “thần kỳ” của

nền kinh tế lớn nhất thế giới này Chỉ số thị trường chứng khoán Mỹ cũng sụt giảmdáng kể, lạm phát tiếp tục tăng trong khi thâm hụt mậu dịch không giảm, thâm hụtcán cân thương mại ở mức độ nghiêm trọng van tiếp tục là một nguy cơ lớn, thất

nghiệp tăng vọt [11, tr.103].

Các đối tác thương mại đang làm giảm khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài

của Hoa Kỳ Tỉ giá trao đổi và các luồng tư bản có thể thành biện pháp gây sức ép

hoặc hạn chế việc tự do hành động của Hoa Kỳ Chẳng hạn nhiều người lo ngại rằng

khi EU thành một khối thương mại lớn thì sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường

của Hoa Kỳ Một thế giới gồm những hệ thống thương mại khu vực cạnh tranh nhau

sẽ làm giảm sự phát triển và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ hơn là một nền kinh tế thế

giới mở Khía cạnh này rất quan trọng đối với sự điều chỉnh việc lựa chọn chính

sách hay cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ Hiện đầu tư nước ngoài và sở hữu nợnước ngoài của Hoa Kỳ lên đến hàng ngàn tỉ đô la: Vào cuối những năm 1990, Mỹ

là một trong những con nợ lớn nhất thế giới với số tiên nợ lên tới 1588,7 ti đô la,chiếm 16,3% GDP, chỉ riêng Nhật Bản và Trung Quốc giữ tới 870 tỉ đô la trái phiếu

kho bạc của Hoa Kỳ Nếu các cường quốc khác tận dụng vị thế của họ với tư cách là

người bảo lãnh nợ cho chính phủ Mỹ thì sẽ gây tác động rất lớn đối với Hoa Kỳ Về

lịch sử, đồng đô la là đồng tiền dự trữ quốc tế, điều này mang lại những lợi thế rất

lớn cho Hoa Kỳ cho nên một sự chuyển hướng chiến lược sang đồng ơ - rô sẽ làm

Trang 29

giảm khả năng Hoa Kỳ chuyển chi phí điều chỉnh kinh tế sang cho nước khác, hạn

chế sự phát triển nền kinh tế Mỹ về dài hạn.

Tác động cua sự kiện 11/9; Thêm vào đó là những thiệt hại vật chất và nhânlực gây ra do các vụ khủng bố 11/9/2001 Về vật chất ước tính hàng nghìn tỉ đôla.

Về thiệt hại nhân lực: khoảng 5000 người thuộc 80 quốc gia thiệt mạng va mất ích,

đồng thời khiến khoảng 50000 người mất việc làm trong vòng một tuần sau đó Sự

kiện 11/9 làm sụp đồ niềm tin của giới kinh doanh và người tiêu dùng, gây ảnh

hưởng nghiêm trọng tới các ngành: giao địch trên thị trường vốn gián đoạn và cácchỉ số chứng khoán bị biến động mạnh, ngành hàng không có nguy cơ phá sản hàng

loạt, ngành bảo hiểm ước tinh chi tra từ 25 — 30 tỷ đôla cho các nạn nhân trong vụ

khủng bố.

Những thay đổi trong chính sách vĩ mô đã được tiên liệu trước cùng với việc

ông Bush thuộc Đảng Cộng hoà lên làm tổng thống Chính quyền mới dành ưu tiênhàng đầu cho chính sách tài khoá (Chương trình cắt giảm thuế khổng lồ), đảo ngược

các ưu tiên chính sách thời tổng thống Clinton Những tác động của Sự kiện 11/9càng thúc đẩy các bước chuyển trong tư duy chính sách của chính quyền mới: Vai

trò của Nhà nước tăng lên: Khu vực công với các chương trình tang chi và trợ giúp

một số ngành kinh tế (hàng không, an ninh, an sinh xã hội ) giúp làm tăng cường

vai trò trong việc phân bổ nguồn lực của nền kinh tế so với vai trò của khu vực tư

nhân trong suốt thập kỉ 90 Các ưu tiên nguồn lực chuyển từ khu vực dân sự sang

quân sự Đầu tư tư nhân chuyển dịch sang quốc phòng và an ninh Ngay sau vụ

khủng bố 11/9, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tổ chức một cuộcgặp với các lãnh đạo hàng đầu trong ngành công nghệ cao để bàn thảo phươnghướng đầu tư cho công nghệ mới trong thời gian tới Điều này cho thấy, các sángtạo và đổi mới trong tương lai sẽ đi theo hướng phục vụ quốc phòng, an ninh thay vì

đặt mục tiêu hàng đầu là tăng năng suất.

1.1.2.2 Về chính trị

Tình trạng thâm thủng ngân sách khiến hai năm đầu sứ mệnh của Clinton chủ

yếu dành cho các vấn đề chính trị bên trong, như cải cách hệ thống y tế công cộng.

Tất nhiên, những quyết định quan trọng cũng được thực hiện trong CSDN, như thúc

Trang 30

day NAFTA và Quan hệ đối tác vì hòa bình với Nga; nhưng sự chú ý của tổng thống

chủ yếu tập trung vào các vấn đề đối nội nhất là do vấn đề đấu tranh quyền lực giữahai nhánh hành pháp — lập pháp Su tập trung vào chính trị đối nội tăng lên sau cuộcbầu cử giữa nhiệm kì năm 1994, chứng kiến thành công ngoạn mục của một đa sốCộng hòa mới (dẫn đầu bởi nhà tân bảo thủ Newt Gingrich, sau đó trở thành phát

ngôn của Hạ viện), cả ở Hạ viện và Thượng viện Với một đa số đảng Cộng hòa

trong Quốc hội, chính quyền lại tiếp tục càng bị chia rẽ Cuộc đấu tranh quyền lực

giữa hai nhánh hành pháp và lập pháp nổ ra công khai thông qua chiến lược buộc tội

tổng thống của Đảng Cộng hoà và dẫn tới việc bầu cử sớm giữa nhiệm kì năm 1998.

Cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai nhánh chính quyền càng làm suy yếu thêm vai

trò của tổng thống trong khả nang mang lại một sự cố kết và liên tục của CSĐN.

Quốc hội ngày càng trở nên cương quyết hơn trong các vấn đề CSDN, nhưng

điều đó cũng có nghĩa là các quyết định CSDN chủ yếu bị điều chỉnh bởi các lợi ích

riêng, vận động hành lang riêng, các nhóm tập đoàn, các uỷ ban hành động chính trịvà các vùng hay khu vực bầu cử ở các bang Trong một loạt các cuộc luận chiến về

quan điểm, Quốc hội từ chối phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn điện;Quốc hội tẩy chay Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; Quốc hội chỉ trích

Công ước về quyền trẻ em và yêu cầu tổng thống đàm phán lại Hiệp ước chống tên

lửa đạn đạo nhằm tạo thuận lợi cho các nhóm quân sự và kinh tế trong nước Thêm

vào đó, sự coi thường các thể chế quốc tế dân Quốc hội tới việc ngăn Hoa Kỳ trả nợ

cho LHQ va áp đặt các điều kiện đơn phương lên IMF, WB và WTO.

Hệ thống hai dang của Mỹ, kể từ cuối những năm 1960 chứng kiến sự phân

cực hoá nhanh nhưng khong lay chuyển đã tác động ảnh hưởng sâu sắc lên CSDN.

Việc đa số những người Cộng hoà nắm giữ Hạ viện và Thượng viện từ năm 1994 tới

năm 2006 (trừ giai đoạn ngắn ngủi từ tháng 6/2001 tới tháng 3/2003 khi dang Dân

chủ nắm Thượng viên) rất quan trọng do những người Cộng hoà nắm quyền ngày

càng bảo thủ, tăng đảm bảo và hệ tư tưởng về an ninh Trong khi nhiều người khônglo lắng quan tâm đến CSDN, hầu hết đều có quan điểm tương đối diều hau về vai trò

của Mỹ trên thế giới, tầm quan trọng của sức mạnh quân sự và bản chất nhu nhượccủa chính quyền Clinton, của các đồng minh xa xưa và các thể chế như LHQ.

Trang 31

Trong môi trường chính trị phức tạp như vậy, kết quả của cuộc bầu cử năm

2000 đã càng làm tang thém sự bất 6n chính trị trong nội bộ nước Mỹ Trước hết là

do cuộc chiến pháp lý kéo đài hàng tháng trời để phân định kết quả {vie Bush lên

năm quyền là nhờ vào phán quyết của toà án Florida thêm phần ưu thế cho Đảng

Cộng hoà cộng với việc Đảng này giành được số ghế quân bình ở Thượng viện, vàđa số ghế tại Hạ viện mà vẫn giữ được đa số ghế ở Toà án tối gợi thứ nữa là do

những cuộc biểu tình ram rộ của hàng chục nghìn người ủng hộ cho mỗi ứng cử

viên Không khí đối đầu giữa các đảng phái chính trị nối lên rất rõ nét Quốc hội bị

chia rẽ khi so sánh lực lượng trên chính trường Mỹ đang ở tình trạng phân hoá sâu

sắc Chính vì vậy, tổng thống Bush lên cầm quyền chịu một sức ép tâm lý khá nặng

nề mà theo một số chuyên gia nghiên cứu chính trị Mỹ cho rằng: Đây cũng là mộtcuộc khủng hoảng chính trị của nước Mỹ và đó cũng là điều khó khăn trước hết mà

Tổng thống mới phải đương đầu Tổng thống Bush sẽ phải có cố gắng để có được sự

hỗ trợ từ phía Quốc hội và dư luận của dân chúng đối với CSDN.

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi tỉ lệ thang lợi tăng, mức độ ủng hộ hai dang

cũng tăng Những chiến thăng mang tính quyết định hơn dẫn tới sự ủng hộ hai đảngnhiều hơn là những chiến thắng ít mang tính quyết định hơn Lí do là Đảng thua

cuộc phải lo ngại làm thế nào giành lại khiếm khuyết về người ủng hộ khiến họ hợp

tác hơn với đảng giành tháng lợn hơn là ngược lại.

Một nhân vật thuộc Đảng Cộng hoà nói “Chính sự bất đồng của chúng ta khiến

noi này (quốc hội) dan dân trở nên bất hợp tác do có quá ít sự hợp tác giữa lãnh

đạo của hai đảng” Một báo cáo nhận xét: “Trong suốt hai năm, Đồi Capitol chứng

~ Fy

kiến một sự bế tắc trên nhiều vấn dé và một số vấn đề là do sự công kích âm ï vềđẳng phái trong nhiều năm” Một phụ tá tổng thống và một nhà tư vấn tại

Washington cho rằng: “Trong những năm gần day, chức năng của các thể chế chính

trị của chúng ta dang bị làm suy yếu do (sự vượt quá giới hạn của tính dang phái).

Với các vấn đề nghiêm túc của quốc gia , đặc biệt Quốc hội đang dần tiến tới sựđổ nát do lợi ích chính tri dang phái dang vượt quá lợi ích quốc gia” “Người tamong đợi một số chiến thuật giành lợi thế đẳng phái chỉ dừng lại trong các vấn dénội bộ, nhưng nó dang lan sang các vấn đề đối ngoại" [89, tr 3 — 4].

Trang 32

Kết quả là Hoa Kỳ trong những năm 1990 cư xử như một siêu cường bị tâmthan phân liệt bởi tiếp tục cuộc đấu tranh giữa một Quốc hội tân bảo thủ và một tổngthống tự do mới Su phân liệt nay phản ánh ở cả sự chia rẽ sâu sắc về hệ tư tưởnggiữa hai dang và khó khan trong việc giải quyết su chia ré đó trong hệ thống chính

trị dựa trên sự phân chia quyền lực.Trong thực tế, như Nye giải thích:

Việc hoạch định CSĐN của Hoa Kỳ là một tiến trình lần lộn vì lí do bắt nguồn

sản sắc trong văn hoá chính trị và thể chế chính trị của chúng ta Hiến pháp được

dựa trên quan điểm tự do của thế kỉ XVII khi quyền lực được kiểm soát tốt nhất bởisự phân mảng và gây đối lập kiểm soát và cân bằng Trong CSĐN, Hiến pháp luôn

thu hút tổng thống và Quốc hội vào cuộc đấu tranh giành sự kiểm soát Cuộc đấu

tranh bị làm phức tạp thêm khi Quốc hội và tổng thống được kiểm soát bởi những

dang chính trị khác nhau [78, tr.1 12].

1.1.2.3 Về văn hoá - xã hội

Tiến trình phát triển văn hoá - chính trị và ban sac dân tộc Mỹ dién ra rất phức

tạp Sự quay trở lại chủ nghĩa đơn phương bị áp đặt bởi nhân tố tiên phong là các vụ

tấn công khủng bố 11/9, nhưng cũng chấc chắn nó được tạo ra từ rất lâu trước đó

(đặc biệt nam 1994, với dang Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội Chủ nghĩa don

phương của cuối những năm 1990 là kết quả của sự chỉ trích lâu dai về những dòngảnh hưởng của CSDN Mỹ trong kỉ nguyên sau Thế chiến Hai (như chủ nghĩa hiệnthực và lí tưởng tự do luôn phụ thuộc lẫn nhau), có đặc điểm chung là ý tưởng của

sự đánh đồng đạo đức giữa Hoa Kỳ và các nước khác Nó là ý tưởng về một chủ

nghĩa biệt lệ và tân bảo thủ Hoa Kỳ sống lại và chống lại chấn thương của phong

trào đòi quyền dân sự và thất bại của cuộc chiến tranh Việt Nam Chủ nghĩa dân tộc

bảo thủ này là sự phản ứng lại với chủ nghĩa dân tộc tự do, trong thời đại sau Chiến

tranh thế giới II, định hướng nhà nước bên trong hướng về chủ nghĩa đa văn hóa và

về quốc tế theo chủ nghĩa đa phương, tiếp tục truyền thống đa nguyên và lô gic

Madison của nền dân chủ Hoa Kỳ Một chủ nghĩa dân tộc tự do bởi vì nó dựa trên

ban sắc chính trị của quốc gia hơn làđựa trên nền tảng văn hóa, tôn giáo hay sắc tộc.

Chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Mỹ

hod—

Trang 33

Đằng sau sự vươn lên của chủ nghĩa tân bảo thủ là các nhân tố văn hoá và xã

hội phức tạp ở trong nước, tạo ra hai dòng chính trị lớn Dòng đầu tiên là chủ nghĩa

dan tộc của người da trang, với nền tang là các giai cấp trung lưu lớn mạnh tự xácđịnh bản thân như gốc rẻ của người da trắng, người Anglo — Saxon và người Mỹ tinlành Những người này thường dần thích nghi với những người Thanh giáo da trắng

tới từ các vùng Trung và Nam Âu, không vì lí do nào khác hơn là chống lại những

người không phải da trắng hay thậm chí cả những người da trắng không muốn nhận

thức bản thân theo các gốc rễ truyền thống Dòng chính trị đầu tiên mô tả một nướcMỹ bị tổn thương bởi chủ nghĩa đa văn hoá trong đó nhận thức mối de doa tới sựhợp pháp của các giá trị làm nên kinh nghiệm của nước Mỹ về dân chủ và nguyên

tắc luật pháp Mối đe doa này được đặc trưng do các nhóm nhập cư mới (tới từ Mỹ

Latinh, đặc biệt từ Mêhicô, và từ châu Á) những người từ chối theo tín ngưỡng nước

Mỹ mà duy trì sự trung thành với ngôn ngữ và bản sắc tôn giáo của mình Nước Mỹ

mang tính dân tộc hơn là tình yêu nước trong nhận thức bản thân theo các hiện

tượng văn hoá - sắc tộc hơn là trong các bản sắc hiến pháp và chính trị Điều nàyphản ánh sự khác biệt cơ bản với chủ nghĩa dân tộc tự do Mỹ: trong đó chủ nghĩa

dân tộc bảo thủ dựa trên những đặc trưng văn hoá cu thể của người tin lành Anglo —

Saxon, chủ nghĩa dan tộc tự do dựa trên những giá trị chính trị phổ biến của hiến

pháp Điều này giải thích tại sao nước Mỹ bảo thủ lo sợ bị xâm lược hoặc bị thống

trị bởi các nhóm sac tộc (như người Mêhicô) đã từng bị đánh bại trong quá khứ,

những nhóm đang dành sự kiểm soát văn hoá trên các lãnh thổ (Texas, New Mexico,

Arizona và California) mà lâu nay họ kiểm soát về chính trị.

Dòng thứ hai là trào lưu của đạo tin lành bình dân và hướng tới sự hội tụ của

một vài trải nghiệm văn hoá và tôn giáo, trước hết là truyền thống của tinh thần biên

cương (Frontier), chủ yếu là tại các bang lớn miền Nam Truyền thống này, nói

chung được xác định là chủ nghĩa Jackson vì đặc trưng dân tuý và dân tộc nổi bật

của nó và truyền thống của người tin lành Scốt- len và người Ai - len chi phối ki

nguyên tinh thần biên cương và thúc đẩy (bằng vũ lực) tiếp tục mở rộng; vì lí donày, nó đòi hỏi đặc trưng mang tính quyết định về quân sự và chủ nghĩa bành

trướng.

Trang 34

Sự gap gỡ giữa chủ nghĩa dân tộc của người da trắng và chủ nghĩa dân tuý tôngiáo tạo ra một phong trào chính trị lần đầu tiên dành được nền tảng trong đảng

Cộng hoà và thông qua đó, trong các thể chế chính quyền chính của đất nước 11/9chi làm nhấn mạnh sức mạnh của phong trào này, vì chủ nghĩa dân tộc tôn giáo có

vẻ mang lại bức tường thành chống lại sự xâm lược của khủng bố bộ

chủ nghĩa dân tộc tôn giáo và George W Bush đại diện cho nó như là không ai có

thể đại diện vậy Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo được truyền bá tại miền Nam Hoa Kỳ

sau đó lan rộng kháp các bang tự do truyền thống như California Có thể nói rằngtrong ngôn ngữ và quan điểm của mình, Bush là hình ảnh thu nhỏ chủ nghĩa dân tộc

tôn giáo này dưới hình thức thuần khiết nhất Trong thực té,Texas là cơ sở đấu tranh

cho kinh nghiệm chính trị tân bảo thủ thực sự Nó là một bang của chủ nghĩa dântuý tin lành thể hiện ở cả cá nhân và cộng đồng Nó là một bang của chủ nghĩa cá

nhân ích kỉ, nhấn mạnh vào khả năng của người đàn ông (hơn đàn bà) nhằm xâm

lược môi trường và buộc phải theo ý chí của đàn ông Điều này tạo ra một chủ nghĩatư bản gian hùng đặc biệt trong các lĩnh vực như dầu mỏ, nông nghiệp, công nghệ

cao và tài chính, gần với trò chơi cơ hội hơn là sắc tộc Weber [46, tr.20] Nó là chủnghĩa tư bản thích nguy hiểm, nhưng không nguyên tắc; đặc biệt là những nguyêntắc bảo vệ môi trường khỏi bị khai thác 6 ạt Texas là một bang lớn (lớn hơn Anh va

Pháp cộng lại), nhưng hoang vu và thù địch, nơi rất khó phát triển một sự nhạy cảm

với thế giới tự nhiên Texas cũng là một bang với một cộng đồng tin lành phúc âm

mở rộng, chịu trách nhiệm với nhiều nhiệm vụ về chính sách xã hội (chẳng hạn như

hội nhập những người nhập cư Latinh thông qua các chương trình học tập) mà

truyền thống thuộc lĩnh vực công.

Texas có thể được xem như hình thức lí tưởng của một nhà nước thu nhỏ Cơ

quan luật pháp Texas họp cứ hai năm một lần trong một phiên kéo dài chỉ 140 ngày.

Lương của các nhà làm luật thấp nhất ở Hoa Kỳ, chỉ khoảng 7200 đô la năm 2000.Thêm vào đó, thống đốc bang không có quyền chỉ định nội các của riêng mình đó

là một nhà nước thu nhỏ giao phó nhiệm vụ quản lý cho các tập đoàn kinh tế địa

phương, chang hạn như gia đình Bush, chắc chan không cần quỹ công hay các

Trang 35

nguồn lực công để thực thi quyền lực Texas cũng là nhà nước bởi định nghĩa về chủ

nghĩa dân tộc mang tính quân sự, một phần bởi nó là một trong những địa điểmquan trọng của các tổ hợp công nghiệp quân sự (nơi đóng các doanh trại quân đội và

các ngành vũ khí quan trọng chiến lược) và cũng bởi vì nó là một bang với nền văn

hoá thích vũ khí cầm tay, hậu quả của kinh nghiệm mở rộng biên cương vốn là nơibạo lực nhất tại Mỹ Đó là một nền văn hoá với thiên hướng trọng nam rõ ràng.

Không ngạc nhiên, Texas là một nhà nước nơi có hình phạt tử hình rất phổ biến.Chẳng hạn, George W Bush, trong năm cuối làm thống đống cho phép 40 vụ xử tử.Đồng thời, chính xác do nguồn gốc của minh, Texas là một trong những bang được

mở rộng nhất, liên tục tìm ra những biên giới mới và hiện nay là những thị trường

mới Vì vậy, nhà nước thu nhỏ bên trong trở nên được gắn với nhà nước mở rộngbên ngoài Trong sự tổng hợp các truyền thống chính trị miền Nam và phương Tây,

Texas trở thành một tâm địa chấn mới về chính trị quốc gia, cũng như ở New Yorkva Massachusetts.

Chủ nghĩa dân tộc quân sự và tôn giáo là động co thúc đẩy cho việc chuyểnsang bước ngoat đơn phương trong CSDN kể từ những nam 1990 (trong Quốc hội)và từ năm 2000 (trong chức vụ tổng thống) Nó là nền tảng của chủ nghĩa dân tộc

bảo thủ mới, tất nhiên bao gém ca các dòng bao thủ khác Chủ nghĩa dân tộc bảo thủ

cố gắng thu hút thành công truyền thống biệt lệ của Mỹ, nhưng được diễn giải bằng

những từ về van hoá hơn là những từ về chính trị Với những người dân tộc bảo thủ,

Hoa Kỳ là ngoại lệ bởi quá khứ văn hoá của nó hơn là bởi tương lai chính trị của nó.

Quá khứ nay khẳng định Hoa Kỳ là ngoại lệ vì sự duy trì niém tin vào dân chủ và tự

do Nhưng nếu nước Mỹ tốt một cách ngoại lệ thì khi đó nó cũng có thể có quyền

lực một cách ngoại lệ bởi sức mạnh của nó được sử dụng trong việc theo đuổi điều

tốt Với các nhà tân bảo thủ, Hoa Kỳ là điều tốt cần thiết bất cứ khi nào Hoa kỳ làm

gi ở trong và ngoài nước Vi vậy, chủ nghĩa biệt lệ bao thủ mới khôi phục nước Mỹ

khỏi sự hối lôi của chủ nghĩa dân tộc tự do của những năm 1960 Nó phục hồi bí mật

về chủ nghĩa biệt lệ mỹ,vốn từng bi đặt vấn dé một cách nghiêm túc (bên ngoài)

bằng thất bại tại Việt Nam và (bên trong) bằng sự chỉ trích của phong trào đòi quyền

dân sự Với chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Mỹ, Hoa Kỳ phải dựa vào bản thân, trong

a

Trang 36

nước và quốc tế Nó có phẩm chất đạo đức và sức mạnh quân sự để hình thành nên

bản thân và thế giới phù hợp với những giá trị nền tảng (văn hoá và tôn giáo) của nó.

1.1.2.4 Về quân sự

Bất kì sự đánh giá nào về bá quyền mới của Hoa Kỳ cũng cần tính tới một

công cụ quyền lực quan trọng nhất - những khả nang quân sự cần có để đập tan kẻ

thù, kiểm soát đồng minh, duy trì ảnh hưởng và nếu cần chiến thắng trong chiến

tranh Việc Liên Xô, Đông Âu sụp đổ không thể bào chữa trước dư luận các nước

cho mức chi phí quân sự gia tăng của Hoa Kỳ mà chỉ nhấn mạnh thêm mức độ vượt

trội của Hoa Kỳ Kể từ sau năm 1992, hàng năm chỉ mình Hoa Kỳ chiếm tới 40%

chi phí quân sự thế giới Vào năm 2000, chi phí quân sự Hoa Kỳ hon 280 ti đô la,

chỉ ít hơn 14% so với mức chi hàng năm của thời kì chiến tranh lạnh Các nước châu

Âu trong NATO đứng thứ nhì với chi phí quân sự chỉ bằng 152 tỉ đôla, còn Nga

đứng thứ ba với mức chi phí 50 tỉ đô la Tuy nhiên, với mức như vậy Hoa Kỳ cũng

mới chỉ chỉ chưa tới 3% GDP của mình, trong khi nước Pháp là nước đứng thứ hai vềmức chi phí quốc phòng/GDP là 2,5% với 40 tỉ đôla Nói cách khác Hoa Ky là nước

độc tôn về khả năng quân sự so với 5 nước kế tiếp mà chỉ cần chi thêm trong GDP là

0,5% so với nước đứng thứ hai Một nửa trong số các vụ buôn bán vũ khí - lên tới 55

ti đô la vào nam 1998 là của người Mỹ Hoa Ky là nước sản xuất vũ khí thôngthường lớn nhất và chi phí nghiên cứu va phát triển cho quân sự cao hon 7 lần nước

Pháp - là nước đứng thứ hai sau Mỹ Hoa Kỳ là một trong số ít nước có chi phí quân

sự tăng trong những năm 1990.

Chính quyền Bush được thừa hưởng lực lượng quốc phòng hùng mạnh: “Luclượng quan sự Mỹ bao trầm toàn câu toàn thế giới nằm trong phạm vi ảnh hưởngcủa Mỹ thực lực quân sự Mỹ không gì sánh noi” [14] Lực lượng 270.000 quân

tiền tiêu ở châu Âu, châu Á và Trung Đông Có 1100 căn cứ quân sự ở trên 50 bang

và thủ đô Washington, Mỹ còn duy trì 209 căn cứ quân sự ở 35 nược và vùng lãnh

thổ trên thế giới [45] Mỹ còn cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực

quân sự của 3] nước và ký hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác [15, tr.28].

Ngoài ra, ưu thế sức mạnh quân sự của Mỹ còn nằm trong lĩnh vực khoa học —

kỹ thuật - công nghệ Mỹ là nước duy nhất có hệ thống vũ khí dẫn đường bằng hệ

Trang 37

thống định vị toàn cầu Hai cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và Kosovo chứng minh

trình độ kỹ thuật của vũ khí tác chiến Mỹ vượt xa các nước Tây Âu Xu hướng tăng

cường sức mạnh quân sự đạt được tương đối thống nhất trong nội bộ Mỹ Nhưng do

su tổn thương của Hoa Kỳ trước các công nghệ hiện nay — chẳng hạn máy bay chở

khách thành chở vũ khí, khong rõ liệu lợi thế tuyệt đối về khả nang quân sự trong

một cuộc chiến tranh có thể chống lại những mạng lưới khủng bố mờ ảo.1.1.2.5 Về khoa học công nghệ

Khái niệm “Thé ki Thái Bình Dương” với quan điểm phổ biến cho rang Nhật

Bản thành mối đe doa nghiêm trọng cho sự bá quyền kinh tế của Mỹ đã bị sụp đổ

[37, tr.330] Vào đầu những năm 1990, hầu hết các chuyên gia vẫn dự đoán về sự lạ

thường của phương thức Nhật Bản, và điều này gây nguy hiểm cho Hoa Kỳ Vàinăm sau điều này trở thành lập luận vô căn cứ Chắc chắn tại thời điểm chuyển giao

thế ki, rất ít phân tích nghiêm túc cho thấy điều lo ngại này, và không phân tích nàodự đoán Nhật thay thế vị trí bá quyền công nghệ của Hoa Kỳ Điều này thể hiện rõràng trong báo cáo quan trọng được xuất bản tại Nhật năm 1999 Như báo cáo chothấy, Hoa Kỳ vẫn vượt xa trong tất cả năm lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế

thông tin mới Trong lĩnh vực chất bán dẫn, các công ty của Mỹ thậm chí còn khẳngđịnh được cả lợi thế về công nghệ và thị phần so với các công ty của Nhật, trừ thị

phần về các con chip rẻ tiền (low — end memory chip) Trong khi đó, trong lĩnh vựcvi mạch xử lý, các công ty Hoa Kỳ nắm chặt sự kiểm soát thị trường toàn cầu củahọ, ho chi phối trong các thị trường phần mềm sinh lợi hơn và trong lần sóng mớinhất trong công nghệ thông tin được thúc đẩy bởi internet và world wide web, HoaKỳ cũng vượt xa Nhật Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, thách thức về công nghệ

của Nhật Bản đã hoàn toàn biến mất [37 tr.330].

Chính quyền Bush được thừa hưởng một yếu tố quan trọng tao nên sức mạnh

cho nước Mỹ — khoa học công nghệ Thập kỷ 90, cách mạng tin học thực sự bùng

nổ ở Mỹ, tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh kinh tế - xã hội Mỹ và thế giới Chỉ

tính trong 4 năm (từ 1994 — 1998) đầu tư vào công nghệ tin học của Mỹ tăng đến

86% (so với 40% của các ngành kinh tế khác) Công nghệ tin học chiếm 8% trong

nền kinh tế Mỹ nhưng tao ra 30% tăng trưởng của GDP [16, tr.18].

Trang 38

Nhờ cách mạng công nghệ, nhất là cách mang tin học, nước Mỹ tạo được sứcmạnh vượt bậc về kinh tế (sức mạnh tuyệt đối, sức cạnh tranh cho nền kinh tế và

chuyển sang nền kinh tế tri thức ), tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự (tự

động hoá, số học hoá tạo nên độ chính xác cao, uy lực mạnh của vũ khí ).

Về khoa học - công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển khoa học

(R&D) của Mỹ chiếm 40,6% trong tổng chi phí toàn cầu là 657,2 tỉ đôla Bang phát

minh khoa học của Mỹ chiếm hon 60% toàn bộ số phát minh khoa học trên thếgiới Mỹ đi đầu trong 20/29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn của thế giới,

đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tin học.

1.2 Giới thiệu sơ lược về học thuyết Bush

Do sự kiện 11/9/2001, các quan chức chính quyền Bush thường tuyên bố mọi

thứ đã thay đổi mà không xác định chính xác là thay đổi như thế nào Chắc chắn, với

một nước Mỹ hiện đại, các vụ tấn công khủng bố là hiếm thấy Và chúng làm dấy

lên sự ủng hộ mạnh mẽ và nhất quán giữa những người Mỹ cho hành động quân sự

tại nước ngoài Nhung không hề có mối de doa khủng bố hay điều kiện nào tạo nên

chúng là mới Những tuyên bố về sự thay đổi được hiểu đúng đắn nhất như tuyên bố

về một tinh thần mới trong chính sách an ninh của Mỹ - không phải về một thế giới

mới mà là một động lực mới trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với thế giới Với

sức mạnh chiến lược và sự tiến bộ của Hoa Kỳ, tinh thần mới này sẽ đụng chạm đến

mọi bờ biển và biên giới của thế giới.

George W Bush không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào trong chiến dịch tranh cử tổngthống để chỉ trích Clinton vì nhầm lân thế giới là gì với thế giới nên là thế nào Đó là

một thế giới của khủng bố và tên lửa và những kẻ điên và sự khẳng định về thế giới

quan đen tối này được biểu hiện ra bằng sự tấn công khủng khiếp ngày 11/9 Nhằm

giải quyết những thách thức an ninh với Mỹ, Bush “khởi động một cuộc cách mạng

trong CSPN của Hoa Kỳ Nó không phải là cuộc cách mạng về mục tiêu CSĐN cua

Hoa Kỳ ở nước ngoài mà thay vào đó là dat được các mục tiêu đó như thế nao” [39,tr.2] Và nó cũng không được mang lại do ngày 11/9 mà nó nằm trong tư duy triết

học được phát triển và được biết đến từ trước đó Trước khi tìm hiểu những nhân tố

Trang 39

của cái gọi là “học thuyết Bush”, chúng ta cần nhắc lại những nguyên tac nền tang

nam dang sau nó.

Bo sau do Bush thành lập nham quan lý đất nước bao gồm những nha hiện

thực chủ nghĩa cứng rắn truyền thống sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự Hoa Kỳ

một cách đơn phương để giải quyết những mối de doa đối với an ninh của Mỹ và

những người được gọi là tân bảo thủ ưa thích sử dụng các khả năng của Hoa Kỳ để

tạo nên thế giới theo hình ảnh tưởng tượng của Hoa Kỳ Dick Cheney và Donald

Rumsfeld, Condoleezza Rice thuộc nhóm đầu, được gọi là những người dân tộc xác

quyết Paul Wolfowitz, Richarch Perle hay Dov Zakheim tự hào về ban thân với tưduy tân bao thủ Lô gic dang sau CSĐN của Bush có nguồn gốc từ su pha trộn hệ tư

tưởng của hai trường phái tư duy trong quan hệ quốc tế, một sự kết hợp thường được

mệnh danh là chủ nghĩa bá quyền Trong khi chớp lấy khái niệm hiện thực về các

nhà nước với tư cách như các chủ thể chính trên trường quốc tế, Bush có vẻ khôngđồng ý cho rằng thế giới là một cuộc chiến tranh tất cả chống lại tất cả, mà thay vàođó là một cuộc chiến tranh giữa cộng đồng dân chủ tự do với những tên khủng bố

toàn cầu và những nhà nước bất hảo Bush thừa nhận vai trò của sức mạnh quân sự

trong việc đảm bảo sự phòng thủ nhưng cũng chia sẻ sự thuyết phục của chủ nghĩatự đo về vai trò của các chính thể dân chủ, thương mại quốc tế và các nền kinh tế thị

trường tự do trong việc mang lại hoà bình quốc tế và sử dụng các công cụ tự do

trong việc chống khủng bố Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn Š tư tưởng chính đặc trưng

cho triết lý về chủ nghĩa bá quyền như đã được Daalder và Lindsay trình bày [39].

Đặc trưng đầu tiên chỉ ra rằng thế giới nguy hiểm mà Hoa Kỳ đang tồn tại trong đó.Bush và Cheney chia sẻ thế giới quan này trong khi liên hệ tới những hiểm hoa tới từ

các nhà nước như Trung Quốc, Nga, Iraq, Bắc Triều Tiên hay những tên khủng bố.

- Thứ hai, các quốc gia — dân tộc tư lợi là những chủ thể chính trong quan hệ quốc tế.

Dù họ (Bush và các cố vấn) đề cập tới chủ nghĩa khủng bố, nhưng họ hầu như luôn

gắn nó với các chế độ bất hao và các quyền lực thù địch Điều được giả định là các

tên khủng bố là tay sai của các nhà nước và chúng sẽ lụi tàn nếu không có sự ủng hộ

của nhà nước Y chí nắm lấy sức mạnh kinh tế, chính tri, quân sự và sử dung chúng

nếu những lợi ích quốc gia bị de doa là tư tưởng thứ ba của chủ nghĩa bá quyền Khi

t22]

Trang 40

và ở những nơi lợi ích an ninh quốc gia bị nguy hiểm Hoa Kỳ sẽ không kiềm chế sửdụng vũ lực Chỉ có lợi ích quốc gia mới hợp pháp hoá việc sử dụng vũ lực của Hoa

Kỳ chứ không phải các thể chế quốc tế.

Các khuôn khổ và các thể chế đa phương không quan trọng nhưng chúng cóthé hỗ trợ trong việc thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ Sự miễn cưỡng xây dựng, tham

gia và hoạt động thông qua các thể chế quốc tế là nguyên hy triết lý bá

quyền Mặc dù không phải hoàn toàn bi Bush và bộ sau loại trừ, n lưng Hoa Kỳ sẽ

hướng tới LHQ, NATO, IME và WTO chỉ khi nếu những lợi ích cụ thể, trước mắtcủa Hoa Kỳ được đảm bảo tốt hơn Do các hiệp ước quốc tế chỉ mang lại ý nghĩa

trên lời nói nên Washington thà thực hiện chính sách rảnh tay hành động và những

liên minh thiện chí Chỉ bằng những biện pháp này Hoa Kỳ mới có thể duy trì vàthúc đẩy được địa vị siêu cường duy nhất trên thế giới Đó là nguyên tắc thứ năm và

cũng là cuối cùng của triết lí bá quyền Nhưng Hoa Kỳ nhân danh tự do, đân chủ và

sự thịnh vượng mà lãnh đạo thế giới Kẻ thù của Hoa Kỳ là những kẻ có ý định đe

doa các giá trị nhân van quan trọng nằm ở trung tâm bản sắc của Mỹ và của cộng

đồng dân chủ tự do thế giới Mặt khác, những người tân bảo thủ đã thúc đẩy việctriển khai sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ nhằm biến thế giới cho giống hình

ảnh tưởng tượng của Hoa Kỳ Lờ đi những nguy hiểm về nguồn lực và an ninh của

việc xây dung nhà nước, họ ủng hộ sự thay đổi chế độ nhằm tạo ra các nên dân chủ.

Với những người dân tộc chủ nghĩa xác quyết, nền quân sự Mỹ không phải là mộtlực lượng cảnh sát dân sự được thiết kế cho các hoạt động xây dựng nhà nước, như

lời Rice lập luận “Không có gì sai lâm đối với việc làm những điều mang lại lợi ích

cho cad nhân loại, nhưng theo một nghĩa nào đó thì nó là tác động thứ yếu” [83,tr.47] Ngoại trưởng Colin Powell đã nhấn mạnh sự gián đoạn về hệ tư tưởng, trong

khi đấu tranh cho học thuyết của mình Powell cho rằng Hoa Kỳ nên sử dụng vũ lực

như phương cách cuối cùng trong việc đương đầu với những de doa an ninh rõ ràngvà vì lí do này Hoa Kỳ cần sự nhất trí rộng rãi trong dư luận Mỹ Nên chú trọng tới

các công cụ đa phương để giải quyết những mối đe doa một cách hiệu quả Sự sángrõ về các mối đe doa và các mục đích kết hợp với một niềm tin mạnh mẽ về sự hợp

pháp quốc tế là những khái niệm của học thuyết Powell Chúng không có trong bản

ee) oO

Ngày đăng: 10/06/2024, 03:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN