1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam (1973-1975)

239 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1973-1975)
Tác giả Ho Thanh Tam
Người hướng dẫn TS. Dao Minh Hong, TS. Lo Phung Hoang
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch sử Thế giới
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 76,63 MB

Nội dung

Qua đó, lý giải được nguyên nhânchính sách Việt Nam của Hoa Kỳ lại thất bại nhanh chóng sau Hiệp định Paris 1973 từ góc nhìn của nhà nghiên cứu tại Việt Nam; góp phần phục dựng một cách

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VA NHÂN VAN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA THÀNH PHO HO CHÍ MINHTRUONG DAI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VA NHÂN VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

1 TS Đào Minh Hồng

2 TS Lé Phung Hoang

PHAN BIEN DOC LAP:

1 PGS TS Nguyén Van Tan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kêt quả, sô liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bô trong bât

kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

Quý Thay Cô khoa Lich sử, Trường Dai học Sư phạm Thành phó Hồ Chí Minh;

quý Thầy Cô khoa Lịch sử và khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá

trình học tập, chúng tôi đã nhận được từ quý Thầy Cô những hướng dẫn tận tình

trong nghiên cứu khoa học Quý Thầy Cô là những hình mẫu về tinh thần

nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học và tận tâm trong giảng dạy.

TS Dao Minh Hồng, TS Lê Phụng Hoàng, người hướng dẫn khoa học Trong

quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã nhận được từ Thay, Cô sự động viên

tinh than, sự hướng dan tận tinh, can trong va tinh than nghiêm túc, trung thực

trong nghiên cứu khoa học.

TS Lê Vinh Quốc, TS Hà Bích Liên, TS Trần Thị Thanh Thanh, cô Cao Thị

Lan Chi, cô Phạm Thị Quyên, cô Nguyễn Thị Kim Lan, cô Phạm Thị Kiều Phương - những người Thay đầu tiên đã trao cho chúng tôi tình yêu khoa học va kiến lập nền tảng vững chắc dé chúng tôi tiến bước trên con đường nghiên cứu

khoa học.

Các bạn đồng nghiệp tại khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí

Minh; các bạn cùng học lớp nghiên cứu sinh khóa 2015; cô Lê Minh Yến, các bạn Hoàng Thị Tuyết, Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Kim Tường Vy, Nguyễn

Hoàng Đông Phương, Nguyễn Ngọc Kim Ngân đã hỗ trợ tài liệu, dịch thuật,

động viên trong suốt quá trình tôi thực hiện hiện luận án.

Gia đình thân yêu của tôi.

TP Hồ Chí Minh, Mùa Vọng 2023

HO THANH TÂM

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU

MỞ DAU 5Ÿ s<44EE.40E38 071440 94807744 0298100294 020440294eprre 1

1 Lý do chọn dé tài s-s-s<s< se ssssExsEvseEseEseEsevkstkstssetserserserssessee 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU << «5< 5S 655589 95899 2

3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu s s- 2 s2 se s<sesseseess=sesses 3

F0 01 3

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu sse<s«« 4

6 Đóng góp của để tài -s- << se cscsEss se SseEsEEsEssEseEseEseEsesesersersersee 5

7 Cấu trúc luận án s- se << s©Ss£Ss£Es£Es£Es£EssESsExsExserserserserssrssese 6 Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -. 7

1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt ÏNam 5-5 5< <5 E1sEseee 7

1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước 'gOàÌ <s- s5 < «e< sse<sesssesssese 11

1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu vấn đề và các vẫn đề đặt ra

Chương 2 CÁC NHÂN TO TÁC DONG VÀ NỘI DUNG NHỮNG THAY

DOI TRONG CHÍNH SÁCH CUA HOA KỲ DOI VỚI VIỆT NAM

2.1.3 Tình hình hai miền Nam - Bắc Việt Nam từ cuối thập niên 1960

đến nửa đầu thập niên 19/70 2 ¿+ +s+E++E+EeEEeEESEErErkerkerkrrree 47

Trang 6

2.2 Những thay déi cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt

Nam sau Hiệp định Paris (1973) 55 << 5< 9 95999 0.5 8960890658 58

2.2.1 Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong những năm

L0 7 58

2.2.2 Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1973

-maậ11 A 68

II 8{ 701727277 75

Chương 3 QUÁ TRÌNH TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH CUA HOA KỲ DOI

VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ THÁNG 01/1973 ĐÉN THÁNG

3.2.1 Các phản đối của Quốc hội Hoa Kỳ đối với quá trình triển khai

chính sách cân băng Việt Nam (4-6/19773) - - ccsxsseereereree 103

3.2.2 Các biểu hiện từ bỏ chính sách cân bằng Việt Nam của Chính quyền R Nixon (4-6/19/74)) - 2 + se E1 1212111121111 11 1x xe, 107

3.3 Hoa Kỳ cố gắng duy trì sự tồn tại của nhà nước VNCH

(6/1973-Đ)/ 1) ⁄|) o HH C00000 1000106000 1001001000000 00 009090850 115

3.3.1 Giải pháp “hịa bình” ở Campuchia - - 5< <<<<+ 115

3.3.2 Ngăn chặn VNDCCH thực hiện dự định tan cơng VNCH 120

3.3.3 Những cam kết tran an VNCH -2¿©-sccc+cxccxeccxee 124

3.4 Nhận xét về quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1974 . - 127 I0 08c 70), 1c ).) 131

Chương 4 QUÁ TRÌNH TRIEN KHAI CHÍNH SÁCH CUA HOA KY DOI

VỚI VIỆT NAM TRONG GIAI DOAN TỪ THANG 8/1974 DEN THANG

4/1975 - c0 0 0 0000100010.010.08.080.080.08000.08.08900900906 133

4.1 Những khĩ khăn mới và cách giải quyết của Chính quyền Tong

thong G Ford trong triển khai chính sách đối với Việt Nam 133

4.1.1 Những khĩ khăn mới của Chính quyền Tổng thống G Ford trong triển khai chính sách đối với Việt Nam . - 133

Trang 7

4.1.2 Hoa Kỳ tiếp tục cam kết ủng hộ VNCH (8-10/1974) 144

4.1.3 Vận động Quốc hội mở các chương trình viện trợ cho VNCH

4.2.3 Kết thúc cuộc di tản khỏi Việt Nam (22-29/4/1975) 179

4.3 Nhận xét về quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn từ tháng 8/1974 đến tháng 4/1975 -«-ss- 183

Tiểu kết chương 4 -s- << s< s£ s©ssEssEs£EseEsEEsEssEseEseEsessessesersersesse 187

KET 00/0077 — ÔỎ 189 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-52 s<sseSsessesseEssesserssersees 197

PHU LUC 2° ©VEVEVVV2++#€EEEEEEEEEVA 4441EEE222222222222211Errir 204

Trang 8

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

CHỮ VIET TIENG VIET TIENG ANH

TAT

ANQG An ninh Quéc gia National Security

CIA Co quan tinh bao Trung wong (Hoa | Central Intelligence Agency

Ky)

CNXH Chu nghĩa xã hội Socialism

CPCMLT Chính phủ Cách mang Lâm thời | Provisional Revolutionary

(Cộng hòa miền Nam Việt Nam) Government

MTDTGP Mặt trận Dân tộc Giải phóng National Liberation Front

Nxb Nha xuat ban Publishing House

QDNDVN | Quân đội Nhân dân Việt Nam North Vietnamese Army

QLVNCH Quân lực Việt Nam Cộng hòa Army of the Republic of

(South) Vietnam

TBCN Tư bản chủ nghĩa Capitalist

TG Tac gia Author

VNCH Việt Nam Cộng hòa Republic of Vietnam (South

Vietnam)

VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Democratic Republic of

Vietnam (North Vietnam)

WSAG Đội Đặc nhiệm Washington Washington Special Actions

Group XHCN X4 hoi chu nghia Socialist

Ghi chi

Trong luận án này, Hoa Kỳ va nước Mỹ được sử dung như danh từ tương đương, đều

là danh từ tiếng Việt được dịch từ The United States of America trong tiếng Anh

Trang 9

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU

Bảng số liệu

Bang 1 Chi số giá tiêu dùng của gia đình lao động Sai Gòn giai đoạn 1969-1974

Bảng 2 Chi viện nhân lực từ VNDCCH vào miền Việt Nam giai đoạn 1969-1975

Bảng 3 Viện trợ kinh tẾ, quân sự của Hoa Ky cho VNCH theo năm tài chính giai đoạn

1969-1975

Bảng 4 Tương quan lực lượng của QĐNDVN và QLVNCH vào đầu năm 1975

Biểu đồ

Biểu đồ 1 Quan điểm của công chúng Hoa Kỳ về sự can thiệp trực tiếp của quân đội

Hoa Kỳ tại Việt Nam từ tháng 01/1965-01/1973

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranhLạnh (1947-1989) với tính chất đối đầu giữa hai cường quốc là Liên Xô và Hoa Kỳ.Trong thời kỳ đầu - giai đoạn căng thang 1947-1961, châu Âu là điểm nóng của cuộcđối đầu này Đến giai đoạn hòa hoãn (1961-1978), trong bối cảnh cả Liên Xô và Hoa

Kỳ đều cần thời gian phục hồi sau cuộc chạy đua căng thăng, trung tâm của đối đầuđược chuyên dần sang khu vực ngoại vi với những cuộc chiến tranh ở châu Á và

Trung Đông Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là cuộc chiến tranh nổi tiếng nhất,

điển hình nhất trong các cuộc chiến tranh ngoại vi nay’

Hoa Kỳ đã định vị Việt Nam là tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩacộng sản lan tỏa ra khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ này nên Việt Nam có vị tríquan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ 1965-1973 Các nhà lịch sửchính trị Hoa Kỳ thường gọi là “Chính sách Việt Nam” Biểu hiện đầu tiên của chínhsách này là ý tưởng của Tổng thống F.D Roosevelt về chế độ ủy thác (trusteeship) ởĐông Dương vào năm 1943, ngay trong thời gian của chiến tranh thế giới thứ hai(1939-1945) Đến thời kỳ Chiến tranh Lạnh, với thái độ chống cộng cuồng nhiệt trong

xã hội Mỹ, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa McCarthy, học thuyết domino Hoa Kycàng ngày càng dính líu sâu sắc vào tình hình Đông Dương: từ viện trợ tài chính choquân đội Pháp (đầu thập niên 1950) đến can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam(1965) Theo tiến trình lịch sử, từ năm 1945 đến năm 1975, chính sách Việt Nam củaHoa Kỳ có thê được chia thành ba giai đoạn chính: (1) Giai đoạn 1945-1954: can thiệpgián tiếp thông qua chính quyền thuộc địa Pháp; (2) Giai đoạn 1954-1969: can thiệp

trực tiếp thông qua các hoạt động xây dựng miền Nam Việt Nam thành một quốc gia

riêng biệt mà đỉnh cao là trực tiếp đưa quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại miền Nam ViệtNam; (3) Giai đoạn 1969-1975: rút quân và tìm kiếm giải pháp cho nền “hòa bình

trong danh dự”.

Chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh luôn là đối

tượng nghiên cứu thu hút sự quan tâm của các học giả không chỉ ở Hoa Kỳ, Việt Nam

mà đã trở thành một chủ đề khi nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh trong lịch sử thế giớihiện đại, lịch sử quan hệ quốc tế Ở Việt Nam, khi nghiên cứu chính sách Việt Nam

của Hoa Kỳ dưới góc độ lịch sử, cũng thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn theo

phân kỳ của ba giai đoạn trên và nếu tiếp cận từ góc độ Hoa Kỳ - chủ thé đưa ra chính

' Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài, chiến tranh Việt Nam diễn ra trong giai đoạn 1965-1973, tức là từ khi Hoa Kỳ trực tiếp đưa quân đội tham chiến tại chiến trường Việt Nam cho đến khi rút quân hoàn toàn khỏi Việt

Nam theo Hiệp định Paris (1973) Nhưng theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, chiến tranh Việt Nam được gọi là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và phạm vi thời gian được xác định là 1954-1975, tức là từ khi Hoa Kỳ

giúp đỡ Ngô Đình Diệm xây dựng chế độ VNCH cho đến khi chế độ này bị sup đổ vào ngày 30/4/1975 Trong

luận án này, chúng tôi xác định thuật ngữ “chiến tranh Việt Nam” được sử dụng với nghĩa: cuộc chiến tranh xâm

lược do Hoa Kỳ tiến hành tại Việt Nam, có phạm vi thời gian là 1954-1975.

? Trong quan hệ đối ngoại, tên chính sách đối ngoại của quốc gia (chủ thể) hoạch định chính sách đối với quốc

gia (chủ thể) chịu tác động của chính sách thường được gọi theo tên của quốc gia (chủ thể) chịu tác động của chính sách Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, chủ thể hoạch định chính sách là Hoa Kỳ và chủ thé chịu tác động của chính sách là Việt Nam Do vậy, thuật ngữ “chính sách Việt Nam” trong luận án này được

sử dụng có nghĩa tương đương với “Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam”.

Trang 11

sách Việt Nam, các nghiên cứu thường phân kỳ theo các đời Tổng thống Hoa Kỳ từ1945-1975 Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công, đặc biệt là hai giai đoạnđầu 1945-1954, 1954-1973 Nhưng ở giai đoạn cuối 1973-1975 chưa trở thành đốitượng nghiên cứu chuyên sâu của bất kỳ công trình nào Hơn nữa, giai đoạn 1973-

1975 có những thay đổi sâu sắc trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh Thứ nhất, giaiđoạn này có sự thay đổi cơ bản trong nên tang chi phối các chính sách đối ngoại củaHoa Kỳ: học thuyết Nixon (được công bố năm 1969) thay thế học thuyết Truman Thứhai, giai đoạn này diễn ra những thay đổi sâu sắc trong quan hệ của các cường quốcgiữa hai bên của Chiến tranh Lạnh (chuyến thăm của Tổng thống R Nixon đến TrungQuốc vào năm 1972 và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Xô cũng vào năm 1972) Thứ ba,giai đoạn này tuy ngắn nhưng lại trải qua hai đời Tổng thong Hoa Kỳ cầm quyên là R.Nixon (từ chức vào ngày 09/8/1974) và G Ford làm Tổng thống tạm quyền ngay sau

đó Những vấn đề trên đã khuyến khích nghiên cứu sinh đặt ra những câu hỏi: Chínhsách Việt Nam của Mỹ ở giai đoạn này có những khác biệt gì trong đối sánh với haigiai đoạn trước? Nếu có, những nhân tố nào mang tính quyết định đến sự thay đôi củachính sách đó? Chỉ có hai năm ngắn ngủi với hai đời Tổng thống Mỹ, việc triển khaichính sách từ chính quyền của Tổng thông R Nixon sang chính quyền của Tổng thống

G Ford là nhất quán hay có sự thay đồi về chính sách?

Các công trình của các học giả từ Hoa Kỳ và thế giới với giai đoạn 1973-1975cũng đã được nghiên cứu với những góc tiếp cận khác nhau Tuy là một vấn đề khôngmới, nhưng nghiên cứu sinh muốn thử sức mình với lập trường của một nhà nghiêncứu lich sử ở Việt Nam Đề tai “Chính sách cua Hoa Kỳ đối với Việt Nam (1973-1975)” của nghiên cứu sinh không chỉ góp thêm nguồn tài liệu cho nghiên cứu vềchiến tranh tại Việt Nam mà còn góp phần làm rõ khả năng năm bắt thời cơ, đưa raquyết định giải phóng miền Nam của Đảng và Nhà nước VNDCCH một cách thànhcông nhất, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa xuân

do Hoa Kỳ tiến hành tại Việt Nam (1973-1975) Qua đó, lý giải được nguyên nhânchính sách Việt Nam của Hoa Kỳ lại thất bại nhanh chóng sau Hiệp định Paris (1973)

từ góc nhìn của nhà nghiên cứu tại Việt Nam; góp phần phục dựng một cách hệ thốngdiễn trình chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ những liên hệ đầu tiên giữa haiquốc gia vào thời điểm cuối chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) cho đến nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung thực hiện các

nhiệm vụ sau:

Trang 12

Phân tích các nhân tổ tác động dẫn đến sự thay đổi chính sách Việt Nam của Hoa

Kỳ từ sau Hiệp định Paris (1973).

Làm rõ được những thay đổi cơ bản trong nội dung chính sách của Hoa Kỳ đối

với Việt Nam so với các giai đoạn trước (từ 1945-1973).

Phục dựng một cách toàn diện và khách quan về quá trình triển khai chính sáchViệt Nam của Hoa Kỳ dưới hai đời Tổng thống R Nixon (giai đoạn từ 01/1973-8/1974) và chính quyền Tổng thống G Ford (giai đoạn từ 8/1974-4/1975); diễn giảinhững khó khăn trong quá trình triển khai chính sách này trong giai đoạn tương ứng1973-1975; phân tích vai trò của Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ trong hoạch định vàtriển khai chính sách đối ngoại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Hoa Kỳ đôi với Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Luận án tập trung vào các nhân tô tác động đến sự thay đổi trong chính sách của

Hoa Kỳ đôi với Việt Nam trên bình diện toàn câu, tình hình nội tại của Hoa Kỳ và của hai miên Nam - Băc Việt Nam từ năm 1973 đên năm 1975; những nội dung cơ bản và quá trình triên khai chính sách này trong giai đoạn nêu trên.

Chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ trong thời kỳ này được nghiên cứu sinh giới

hạn rõ với hai đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách này là VNDCCH và

VNCH trên các lĩnh vực có liên quan.

- Về thời gian: 01/1973 - 4/1975

Luận án giới hạn nghiên cứu chính sách của Hoa Ky đối với Việt Nam từ sau Hộinghị Paris (tháng 01/1973) thuộc thời kỳ cầm quyền của Tổng thống R Nixon đến khiVNCH hoàn toàn sụp đồ vào ngày 30/4/1975 thuộc thời kỳ cầm quyền của Tổng thống

G Ford.

- Về không gian nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh xác định không gian nghiên cứu trọng tâm là không gian nội tại

của Hoa Kỳ và không gian cuộc chiến tranh Việt Nam ở cả hai miền Nam và Bắc Việt

Nam trên bối cảnh thế giới ở thời kỳ hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh (1961-1978).

4 Nguôn tài liệu

Dé nghiên cứu dé tài luận án, chúng tôi sử dụng các tài liệu sau:

4.1 Tài liệu gốc

Nguôn tài liệu gôc phục vu cho nghiên cứu đê tài luận án được sưu tâm, lựa chọn

từ ba nguôn chính.

Trang 13

Thứ nhất, các tài liệu do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tập hợp trong các hồ sơ nhan đề

Foreign Relations of the United Sates (1969-1976), trong đó, tài liệu chính là Foreign

Relations of the United Sates (1969-1976) Volume X: Vietnam, January 1973 - July

1975.

Thứ hai, các Văn kiện của Đảng Lao động Việt Nam ban hành trong giai đoạn

1973-1975 Các tài liệu này được công bé trong Văn kiện Đảng về chong Mỹ, cứunước - Tập II (1966-1975), Đại thắng Mùa xuân 1975 - Văn kiện Đảng Chúng tôicũng có tham khảo thêm cuốn The Return to War: North Vietnamese Decision-

Making, 1973-1975 do George J Veith bién tap, chu thich, Merle L Pribbenow

chuyên ngữ tiếng Anh.

Thứ ba, các tài liệu của chính quyền VNCH Các tài liệu chủ yếu được tập hợp

và công bố trong hai an pham sau: Bộ Nội vụ Cục Van thu và Lưu trữ Nha nước Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2010) Về Đại thang mùa xuân năm 1975 qua Tài liệucủa chính quyên Sài Gòn Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia; - Cục văn thư và lưu trữNhà nước - Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) Hiệp định Paris về Việt Nam 1973qua tài liệu của chính quyên Sài Gòn, Tập 2: Ký kết và thực thi Nxb Chính trị Quốc

-gia - Sự thật.

4.2 Hồi ký

Hồi ký của các yếu nhân trong việc hoạch định, triển khai, điều chỉnh chính sáchcủa Hoa Kỳ đối với Việt Nam, đó là: No more Vietnams, Hồi ký của Richard Nixon,Những năm Bão tap - cuộc chạy dua vào Nhà Trắng của Henry Kissinger; và các ấnphẩm của những nhân vật lịch sử trực tiếp tham gia chỉ huy, chiến đấu trên chiếntrường miền Nam Việt Nam như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà

4.3 Các công trình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu dưới dạng chuyên khảo, luận án tiên sĩ, bài viét đăng trên các tạp chí học thuật của các nhà nghiên cứu tại Hoa Ky, Việt Nam và các nước khác được xuât bản băng tiêng Anh và tiêng Việt.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa

Mac - Lênin với các luận điểm về đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa dé quốc, quan hệ giữa

các quốc gia, dân tộc để lý giải sự vận động của các mối quan hệ quốc tế ở thời kỳ

Chiến tranh Lạnh với tính chất mang tính đối đầu điển hình giữa chủ nghĩa tư bản và

chủ nghĩa cộng sản; Áp dụng những luận điểm về chức năng của nhà nước, vai trò củahoàn cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành và thực hiện chính sách đối ngoại củaquốc gia, trong trường hợp nghiên cứu này là Hoa Kỳ

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

Do đề tài được tiếp cận từ góc độ sử học nên phương pháp nghiên cứu chínhđược sử dụng để nghiên cứu đề tài luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp

logic.

Phương pháp lịch sử được sử dụng hiệu quả trong thao tác tìm kiếm, phân loại,đánh giá nguồn tư liệu, tuân thủ nguyên tắc khái quát hóa và hệ thống hóa các sự kiệnlịch sử với chủ thé được xác định là chính sách Việt Nam của Hoa Ky trong giai đoạnđược xác định Phương pháp phân kỳ cùng với kết quả xử lý tư liệu được nghiên cứusinh quán triệt dé phục dựng một cách khách quan nhất, tuân thủ nguyên tắc thời giancủa lich sử để nhận biết được những nhân tố tác động đến chính sách, những thay đôitrong quá trình thực hiện chính sách và kết quả của chính sách đó trong giai đoạn cuốicủa cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiễn hành tại Việt Nam

Phương pháp logic là phương pháp của tư duy Phương pháp logic được thé hiện

trong nghiên cứu vấn đề lịch sử phù hợp với các phương pháp nghiên cứu cơ bản của

khoa học lịch sử từ việc lựa chọn, xử lý nguồn tư liệu, phục dựng được bối cảnh vàhiện tượng lịch sử, đến phân tích những nguyên nhân, nội dung, kết quả và tìm ra hệquả, quy luật, tính phát triển của sự kiện Phương pháp này (với thao tác diễn dịch vàquy nạp) được thê hiện trong bố cục của luận án, trong các lập luận và các nhận địnhcủa nghiên cứu sinh, đặc biệt là trong các tiểu kết và kết luận

Đề tài luận án thuộc lĩnh vực lịch sử chính sách đối ngoại nên phương pháp phân

tích chính sách đối ngoại trong quan hệ quốc tế với ba cap độ: quốc tế, quốc gia và cá

nhân cũng được sử dụng để góp phan làm rõ các nhân tố tác động đến sự thay đổi

trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) và quá trìnhtriển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975.Phương pháp này được sử dụng trên nền tang lý thuyết chủ nghĩa Tân Hiện thực” trongQuan hệ quốc tế

6 Đóng góp của đề tài

Đề tài Chính sách của Hoa Kỳ doi với Việt Nam (1973-1975) có những đóng góp

Sau:

Về phương diện khoa học

Đây là công trình sử học được nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu, góp phần bổsung trong nghiên cứu về giai đoạn kết thúc của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam

(1973-1975).

3 Lý thuyết chủ nghĩa Tân Hiện thực trong Quan hệ quốc tế ra đời ở thời kỳ Chiến tranh Lạnh dé luận giải được hành vi của các quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh do nước này tiến hành tại Việt Nam Chủ nghĩa tân hiện thực (neo-realism) nhấn mạnh cấp độ phân tích hệ thống quốc tế khi phân tích nguyên nhân các quốc gia tìm cách theo đuổi quyền lực Theo đó, các nhà tân hiện thực cho rằng trong một hệ thống vô chính phủ, sự phân bổ quyền lực tương đối giữa các quốc gia trong hệ thống chính là yếu tố then chốt đối với an ninh của mỗi quốc gia Vì thế, các quốc gia tìm cách nâng cao quyền lực, vì càng có nhiều quyền lực thì vị trí của

nước đó trong hệ thống thế giới càng cao và an ninh của quốc gia đó càng được đảm bảo.

Trang 15

Công trình đã phân tích can trọng các nhân tô quan trọng tác động đến sự điềuchỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ở thời điểm từ cuối thập niên 60 đếnnửa đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trong bối cảnh hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh(1961-1978); xác định mục tiêu, nội dung và các phương tiện triển khai chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973); phục dựng toàn diện quá trìnhtriển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trải qua sự quản lý của hai chínhquyền Tổng thống là R Nixon (01/1973-8/1974) và G Ford (8/1974-4/1975); phântích những nhân tổ tác động đến quá trình triển khai chính sách; từ đó, lý giải nguyênnhân chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) thất bại chỉtrong thời gian ngắn (1973-1975) Công trình đã có những đánh giá toàn diện vấn đềchính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975 từ góc nhìn củanhà nghiên cứu Việt Nam: bản chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dântộc của nhân dân Việt Nam và bản chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiếnhành tại Việt Nam - quốc gia có chủ quyên

Hệ thống hóa được một lượng lớn tài liệu liên quan đến đề tài, trong đó có nhiềutài liệu gốc rất căn bản từ Hoa Kỳ, VNDCCH, VNCH và các tài liệu nghiên cứu củacác nhà nghiên cứu tại Việt Nam và ở nước ngoài (được xuất bản chủ yếu bằng tiếngAnh) hiện nay Điều này góp phần bổ khuyết mang tài liệu còn thiếu trong các nghiêncứu tại Việt Nam về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1973-

1975.

Về phương diện thực tiễn

Luận án góp phần làm sâu sắc hơn nhận thức về sinh hoạt chính trị tại Hoa Kỳ,đặc biệt trong phương diện chính sách đối ngoại: quá trình hình thành và triển khaichính sách đối ngoại, quyền lực của Tổng thống và vai trò quyết định của Quốc hộiHoa Kỳ trong triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ

Luận án xác lập một hệ thống tài liệu có giá trị, góp phần cung cấp những dữ liệulịch sử một cách có hệ thông về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giaiđoạn 1973-1975 Do vậy, luận án góp phần làm phong phú nguồn tư liệu cho nghiêncứu về cuộc chiến tranh của Hoa Ky tại Việt Nam, đồng thời, là tài liệu tham khảo hữuích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành: Lịch sử thế giới, Quan hệquốc tế, Chính trị học, Châu Á học và Quốc tế học

7 Cau trúc luận án

Ngoài Mở đâu, Két luận, Tài liệu tham khảo, luận án gôm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Các nhân té tác động và nội dung những thay đổi trong chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975

Chương 3 Quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tronggiai đoạn từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1974

Chương 4 Quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tronggiai đoạn từ tháng 8/1974 đến tháng 4/1975

Trang 16

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU

Vấn đề chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 nóichung và giai đoạn 1973-1975 nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhànghiên cứu tại Việt Nam và ở nước ngoài Trong chương này, căn cứ vào đối tượng,nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài, chúng tôi lựa chọn những công trình có giá trị,tiêu biểu hoặc mới được xuất bản gần đây (2022) có nội dung phác thảo những nét đạicương về chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ từ năm 1945-1975 và nghiên cứu chuyênsâu về các nhân tố tác động, nội dung, quá trình triển khai, kết quả triển khai chínhsách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975

1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Tác phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu về chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ tronggiai đoạn 1945-1975 của các nhà nghiên cứu Việt Nam là M6t cuộc chiến tranh sáuđời Tổng thống xuất bản 1986, Nhà Trắng với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Namxuất bản năm 2005 của Trần Trọng Trung và Về các Tổng thống Mỹ trong cuộc chiếntranh xâm lược Việt Nam xuất bản năm 2016 của Nguyễn Phương Nam Trong đó, cáctác giả đã trình bày một cách vừa khái quát vừa tương đối đầy đủ quá trình dính líu,can thiệp và trực tiếp xâm lược Việt Nam ở tầm hoạch định chiến lược, điều hànhchiến tranh và những thất bại của Nhà Trăng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

ở chiến trường Việt Nam và ngay trong chính nước Mỹ

Các công trình tổng kết sau chiến tranh như: Tổng kết cuộc kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước - Thang lợi và bài học của Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc

Bộ Chính trị (1995), Lich sử Nam Bộ kháng chiến Tập II: 1954-1975 của Hội đồngchỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ Kháng chiến (2010), Lịch sử Tây Nam Bộ khángchiến T dp III: 1969-1975 của Ban biên soạn Lich sử Tay Nam Bộ Kháng chiến (2010) đều mang đến nhận thức về chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ như sau: Sau chiếntranh thế giới thứ hai (1945), Hoa Kỳ thực hiện chính sách bành trướng chủ nghĩa thựcdân mới - chính sách cơ bản trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ nhằm chống lại các

trào lưu cach mang, dan áp va phá hoại phong trào độc lập dân tộc, kìm giữ các nước

mới trỗi dậy trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.

Cụ thê:

Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995) Tổng kếtcuộc kháng chiến chong Mỹ, cứu nước - Thang lợi và bài học Hà Nội: Nxb Chínhtrị Quốc gia

Cuốn sách tiếp cận chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ năm 1954 đếnnăm 1975 từ góc nhìn: Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Hoa Kỳ thực hiện chínhsách bành trướng chủ nghĩa thực dân mới - chính sách cơ bản trong chiến lược toàncầu của Hoa Kỳ nhăm chống lại các trào lưu cách mạng, đàn áp và phá hoại phong trào

độc lập dân tộc, kìm giữ các nước mới trỗi dậy trong quỹ đạo chủ nghĩa tư bản Liên

quan đến đề tài luận án là các nội dung được trình bày trong "Giai đoạn thứ tư 01/1973)" và "giai đoạn thứ năm (1973-1975)", trong đó, nhận định về chính sách của

Trang 17

(1969-Hoa Kỳ đối với Việt Nam, Ban Biên soạn nêu: Mp van âm mưu tiếp tục dùng ngụyquân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ dé thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miễnNam Việt Nam, biến miền Nam thành một nước với chế độ "quốc gia" thân My, thựcchất vẫn là một thuộc địa kiểu mới của Mỹ Tuy chính sách của Hoa Kỳ đối với ViệtNam nói chung và giai đoạn 1973-1975 nói riêng không phải là đối tượng nghiên cứu

chính nhưng từ những thông tin được trình bày, cuốn sách đã giới thiệu tổng thể chính

sách của Hoa Ky đối với Việt Nam qua các giai đoạn cơ bản; đặc biệt, cuốn sách đãgóp phần làm rõ vị trí của Việt Nam trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiếntranh thé giới thứ hai Đây là nhận thức quan trọng dé hiểu được những thay đổi trongchính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Đồng thời, cuốn sách cũng cho ngườinghiên cứu nhận thức được quan điểm, cách tiếp cận chính của nền Sử học Việt Namhiện đại về vấn đề chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn 1954-

Nixon vấn hy vọng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" với sự yếm trợ hỏa lực tối

da của Mỹ, trong khi Liên Xô, Trung Quốc giảm viện trợ cho VNDCCH sẽ làm lực

lượng cách mạng ở miễn Nam suy yếu, không thé hôi phục và do vậy, phan thắng sẽnghiêng về chính quyên Sài Gòn Mặc đù các tác giả chưa dành nhiều dung lượng đểtrình bày về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và nhiều đoạn trích dẫn về chínhsách của Hoa Kỳ lại chủ yếu trích lại từ báo chí đương thời của Hoa Kỳ, Hồi ký củaTổng thống R Nixon và từ cuốn Khi đồng minh tháo chạy của Nguyễn Tiến Hung(cựu Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển của VNCH) chứ chưa phát xuất từ việc khaithác từ tài liệu gốc của phía Hoa Kỳ hoặc từ một nghiên cứu chuyên sâu về chính sáchcủa Hoa Kỳ nhưng cuốn sách lại có nhiều giá trị trong nhận thức về chủ trương của

VNDCCH va MTDTGP và CPCMLT trong việc đối phó với chính sách của Hoa Ky

và diễn biến chiến sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam trong giai đoạn

1973-1975 Cuốn sách này là một tài liệu rất hữu ích dé người nghiên cứu khảo sát phản ứng

của VNDCCH và MTDTGP đối với chính sách của Hoa Kỳ (chủ thể chịu tác động bởichính sách) và tác động của phản ứng đó đối với quá trình triển khai chính sách củaHoa Kỳ (tác động ngược trở lại của chủ thể chịu tác động đối với chủ thê hoạch định

chính sách).

Ban biên soạn Lịch sử Tây Nam Bộ Kháng chiến (2010) Lich sw Tây Nam

Bộ kháng chiến Tập III: 1969-1975 Ha Nội: Nxb Chính tri Quốc gia - Sự that.

Trang 18

Có cùng cách tiếp cận với Lịch sử Nam Bộ kháng chiến Tập II: 1954-1975, các

tac giả của cuốn sách cho rằng: Trước, trong và sau khi ky Hiệp định Paris, Mỹ vẫn

không từ bỏ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, cô giữ miễn Nam trong quỹ đạo

thực dân Do chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam chỉ là một tiền đề để làm rõ

chủ trương chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam và diễn biến củacuộc kháng chiến ở Tây Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam nêncác tác giả cũng chưa dành nhiều dung lượng để trình bày nội dung chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam; các thông tin liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với

Việt Nam giai đoạn 1973-1975 được thể hiện trong công trình chỉ dựa trên những

thông tin từ cuốn No more Vietnams của Nixon và cuén Ho sơ mật dinh Độc lập của

Nguyễn Tiến Hưng va Schecter (Nguyên tác cũng là cuỗn The Palace File đã nêu ở

trên, nhưng bản dịch này là do Nxb Quân đội Nhân dân ấn hành năm 2003) mà chưakhai thác từ tài liệu gốc của phía Hoa Kỳ hay từ một nghiên cứu chuyên sâu về chínhsách đối ngoại ở giai đoạn tương ứng Dù vậy, cuốn sách cũng có đóng góp cho việcnghiên cứu đề tài luận án ở chỗ trình bày hệ thống các thông tin về Học thuyết Nixon

và chiến lược Việt Nam hóa, chủ trương của VNDCCH và MTDTGP và CPCMLTtrong việc đối phó với chính sách của Hoa Kỳ và diễn biến chiến sự trên chiến trườngTây Nam Bộ trong giai đoạn 1973-1975; đặc biệt cuốn sách cung cấp một số thông tin

để góp phần mang đến nhận thức về sự chống đối của Quốc hội Hoa Kỳ đối với chínhsách viện trợ kinh tế và hỗ trợ về quân sự của Chính phủ Hoa Kỳ cho VNCH và chorằng sự suy giảm viện trợ là một nguyên nhân dẫn đến sự sa sút trong năng lực chiếndau và tinh than của QLVNCH

Bộ Nội vu - Cục Văn thư va Luu trữ Nha nước - Trung tâm Lưu trữ Quốcgia II (2010) Về Đại thang mùa xuân năm 1975 qua Tài liệu của chính quyền SàiGòn Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia

Cuốn sách gồm có 3 chương: Chương 1 Chính quyển Sài Gòn với Hiệp địnhParis năm 1973; Chương 2 Từ thất thủ Phước Long đến phòng tuyến Phan Rang:Chương 3 Từ cửa tử Xuân Lộc đến sự sụp đồ hoàn toàn của chính quyển Sài Gon làtập hợp các tài liệu của chính quyền Sài Gòn đề cập đến những sự kiện lịch sử ở miềnNam Việt Nam từ sau Hiệp định Paris đến Chiến dịch Hồ Chí Minh (1973-1975) Mặc

dù trọng tâm của cuốn sách là cung cấp các tài liệu từ phía chính quyền Sài Gòn nhưngtrong các đoạn dẫn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tải liệu, Ban Biên soạn đã đề cậpđến một số nội dung về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris(1973) Theo đó, Ban Biên soạn cho rang, Tong théng R Nixon va Téng théng G

Ford đều sẵn sàng tiếp tục dính liu quân sự, muốn kéo dài cuộc chiến tại Việt Nam bất

ké các điều khoản của Hiệp định Paris Đây là cuốn sách có nhiều giá trị trong nghiên

cứu đề tài luận án Thứ nhất, cuốn sách cung cấp các tài liệu từ phía chính quyền Sài

Gòn Đây là cơ sở quan trọng để người nghiên cứu nhận thức về các phản ứng của

chính quyền VNCH đối với chính sách của Hoa Kỳ sau 1973 và khảo sát sự phản ứngnay của chính quyền VNCH đã tác động như thé nào đối với quá trình triển khai chínhsách của của phía Hoa Kỳ Thứ hai, cuốn sách cung cấp toàn văn nhiều văn bản quantrọng, chang hạn Thông cáo San Clemente (4/1973), toàn văn bài phát biểu từ chứccủa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (21/4/1975), các báo cáo về diễn biến chiến sự từ

Trang 19

các tướng lĩnh và các thông tin từ báo chí đương thời Qua đó, người nghiên cứu có

thêm nhiều thông tin và nhận thức được quan điểm của dư luận đương thời về tình

hình chiến sự cũng như quá trình Hoa Ky triển khai chính sách tại Việt Nam Thứ 3,

một số tài liệu được ban Biên soạn chọn lọc và cung cấp đã cho thấy Quốc hội Hoa Kỳ

đã chống lại vấn đề viện trợ cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam Tóm lại, tuy chỉnhắc đến một cách sơ lược về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp địnhParis nhưng cuốn sách này là sự hỗ trợ về tư liệu rất cho giá trị cho việc nghiên cứu đềtài luận án ở phương điện phản ứng của VNCH (chủ thể chịu tác động bởi chính sách)đối với chính sách của Hoa Kỳ

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (2010).Hiệp định Paris v Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyén Sài Gòn Tập2: Ký kết và thực thi Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia

Cuốn sách được biên soạn hoàn toàn từ nguồn tài liệu lưu trữ: những tuyên bố,báo cáo, sắc lệnh, nghị định, bài báo của chính quyền VNCH Ở phan 3 “Ngừngchiến, không ngừng bắn”, sau khi cung cấp nhiều tài liệu có giá trị phản ánh hànhđộng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973), hành vi của chínhquyền VNCH phá hoại Hiệp định Paris, các tác giả cho răng chính sách của Hoa Kỳđối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) là muốn tiếp tục chiến tranh, dung dưỡng

hành động vi phạm Hiệp định Paris của chính quyền VNCH, tiếp tục muốn thống trị

miền Nam Việt Nam Mặc dù trình bày chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sauHiệp định Paris không phải là nội dung trọng tâm của cuốn sách nhưng Ban Biên soạncũng nêu những nhận xét có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài luận án như: nhân tổ chi

phối chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam là nhu cầu an ninh và chiến lược toàn

cầu; Hoa Kỳ đã không đưa ra được chính sách dai hạn cho van đề Việt Nam và đặc

biệt là khăng định về sự chia rẽ nghiêm trọng giữa Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ

trong van dé Việt Nam

Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên), Nguyễn Thi Nguyệt Quang, Dinh Quang Hải.

(2017) Lịch sử Việt Nam Tập 13: Từ năm 1965 đến năm 1975 Hà Nội: Nxb Khoa

học xã hội.

Cuốn sách thuộc bộ sách gồm 15 tập về Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến năm

2000 Các nội dung của cuốn sách liên quan đến đề tài nghiên cứu luận án là ChươngIV."Đánh thang một bước quan trọng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Déquốc Mỹ (1969-01/1973)" và Chương VI "Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miềnNam (1973-1975)" Các nội dung vừa nêu đã cung cấp những thông tin cơ bản, hệthống về học thuyết Nixon, chiến lược Việt Nam hóa và tiến trình lịch sử Việt Namtrong giai đoạn 1969-1975 Đối với vấn đề chính sách của Hoa Kỳ đối Việt Nam sauHiệp định Paris (1973), các tác giả nêu nhận định: Chủ trương của Mỹ là tiếp tục viện

trợ về quân sự, kinh tế, tài chính cho chính quyên và quân đội Sài Gòn để lực lượng

nay thay thé quân đội Mỹ tiếp tục tiễn hành chiến tranh, lan chiếm vùng giải phóng,

tiêu diệt lực lượng vũ trang ta, xóa bỏ chính quyển cách mạng, tiễn tới làm chủ toàn

bộ miền Nam Việt Nam: va khẳng định: Sự ton tại của chế độ Sài Gon phụ thuộc vàoviện tro cua Mỹ; Quốc hội My đã quyết định cắt giảm viện trợ cho miễn Nam Việt

Trang 20

Nam, mặc dù những người cam quyén ở Mỹ ra sức thuyết phục Quốc hội Đồng thời, cuốn sách cũng trình bày cụ thé, hệ thống về hoàn cảnh dẫn đến sự chuyên hướng chỉ

đạo và nội dung các quyết định quan trọng của VNDCCH trong những năm

1973-1975 Các thông tin, nhận định được nêu ra trong cuốn sách đã góp thêm thông tin quá

trình triển khai và kết quả thực hiện chiến lược Việt Nam hóa của Hoa Kỳ tại miền

Nam Việt Nam Điều này tạo thuận lợi cho người nghiên cứu hiểu thêm về nội dung

chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau hiệp định Paris (1973) và nguyên nhânQuốc hội Hoa Kỳ từ chối các đề xuất viện trợ cho VNCH của Chính phủ; và theo dõinhững thay đôi có tính quyết định trong chỉ đạo đường lối đấu tranh của các lãnh đạo

VNDCCH.

Ngoài ra, vấn đề Học thuyết Nixon, chiến lược Việt Nam hóa và chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) còn được đề cập trong Lich swkháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 — Tập VIII: Toàn thắng — công trình daydặn của Viện Lich sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng) và nhiều giáo trình đang

được sử dụng tại khoa Lịch sử của các trường đại học như: Đại cương Lịch sử Việt

Nam tập 3 do Lê Mau Hãn chủ biên, Lich sử Việt Nam 1954 -1975 của Võ Văn Sen,

Hà Minh Hồng ; trong các bài nghiên cứu có giá trị được tập hợp trong cuốn ViétNam những chặng đường lịch sử 1954-1975, 1975-2000 do Nxb Giáo dục TP Hồ ChíMinh phối hợp cùng Trường DH Sư phạm TP Hồ Chí Minh tô chức biên soạn năm

2005, Việt Nam 1954-2005 (21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và 30 năm xâydựng, bảo vệ Tổ quốc) do Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn

năm 2005

1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ1945-1975 qua các đời Tổng thống Hoa Kỳ

Một trong những nghiên cứu sớm nhất có tính tổng hợp về chính sách của Hoa

Kỳ đối với Việt Nam là The United States and Indochina from FDR to Nixon của Peter

A Pooler xuất bản vào đầu năm 1973 (cuốn sách này được xuất bản tại Việt Nam vàonăm 1986 với nhan đề Nước Mỹ và Đông Dương từ Ru-doven đến Ních-xơn) Trong

đó, Peter A Pooler đã sưu tầm, chọn lọc những tư liệu có giá trị trong quá trình vạch

ra các chính sách của sáu đời tổng thống Mỹ nhằm tìm ra nguồn gôc của sự dính líungày càng tăng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và Đông Dương; đồng thời, tac gia cũng

nỗ lực trình bày van đề Đông Dương trong hoàn cảnh lich sử của toàn Đông Nam A délàm rõ ý định của Hoa Kỳ trong việc liên kết với một số quốc gia (trong đó có TrungQuốc) nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng cách mạng trong khu vực ĐôngDương và Đông Nam Á Do được xuất bản vào đầu năm 1973 nên còn nhiều vấn đềtrong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời Tổng thống R Nixon, đặc biệt làthời Tống thống G Ford chưa có điều kiện trình bày

Năm 1979, George C Herring xuất bản cuốn America's Longest War: The UnitedStates and Vietnam, 1950-1975 (cuén sách này được xuất bản tại Việt Nam vào năm

2004 với nhan đề Cuộc chiến dài ngày nhất của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975)).Được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu phong phú gồm Văn kiện Lầu Năm Góc, một

Trang 21

Xuất bản lần đầu năm 1983, Vietnam: A History của Stanley Karnow là mộttrong những ấn phẩm quan trọng dé tìm hiểu về lich sử chiến tranh tại Việt Nam trongthế kỷ XX Tác giả đã dành phần lớn dung lượng cuốn sách (11 chương trên tổng số

16 chương) dé trình bày về quá trình Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam thông qua chínhquyền Tổng thống Ngô Đình Diệm của chế độ VNCH cho đến khi chế độ này sụp đồ

năm 1975.

Cuốn sách The Vietnam War được David L Anderson công bố năm 2005 đã trìnhbày lịch sử của các cuộc chiến tranh tại Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 dựa trên

sự kế thừa nhiều nghiên cứu đã công bố Quan điểm chính của tác giả là chính quá

trình Mỹ hóa cuộc chiến là nguyên nhân khiến cuộc chiến tranh kéo dài quá lâu, dẫn

đến những phản đối trong nước và tình trạng căng thăng đối với các đồng minh củaHoa Kỳ Đồng thời, tác giả cũng cho rằng các nhà hoạch định chính sách đã phóng đạitầm quan trọng chiến lược của Đông Nam Á và đánh giá thấp sức mạnh của phong

trào cộng sản tại Việt Nam.

Dựa trên các nguồn tài liệu mới giải mật, đặc biệt là thời Tông thống R Nixon vàTổng thống G Ford, cùng việc khai thác nhiều nguồn tài liệu của VNCH, VNDCCH,Trung Quốc, Nga, các nước Tây Âu, John Prados cho răng cần phải có đánh giá toàndiện hơn về lịch sử chiến tranh Việt Nam từ năm 1945-1975, trong đó, Hoa Kỳ tham

dự mà không giành chiến thang Tác giả đã thé hiện mong muốn vừa nêu trong cuốnVietnam: The History of an Unwinable War, 1945-1975 duoc xuất ban năm 2009 Hoa

Kỳ và cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chú trọng đến thời kỳ của Tổng thống Johnson(1963-1969) và Tổng thống R Nixon (1969-1974), được tường thuật, diễn giải dựatrên cách tiếp cận toàn diện (so với nhấn mạnh từng khía cạnh như các nghiên cứukhác đã công b6) và với lập luận cốt lõi là: bất kể ý định và mục tiêu của các lãnh daoHoa Ky là gi, Hoa Ky đã hành động trong một bối cảnh được xác định theo các khíacạnh chính tri, quân sự, chính sách đối ngoại, xã hội và kinh tế Cách trình bày vấn đềtoàn diện, sâu sắc dựa trên nguồn tài liệu mới cập nhật, đa dạng đã tạo nên giá tri

của công trình này.

Trong cuốn sách Vietnam: An epic tragedy, 1945-1975 xuất bản năm 2018, MaxHastings đã trình bày bức tranh toàn cảnh rộng lớn về cuộc chiến của Hoa Ky tại ViệtNam gồm sự kết hợp của các trận đánh, các câu chuyện cá nhân, địa chính tri và chiếnlược Trong đó, đáng chú ý, Max Hastings nhắn mạnh sai lầm cơ bản của Hoa Kỳ lànghĩ rằng sức mạnh quân sự có thé bù đắp cho thất bại chính trị khi dân chúng miền

Trang 22

Nam Việt Nam không có một nhà nước xứng đáng: và trong giai đoạn cuối cùng củachiến tranh, chính sách của R Nixon và H Kissinger đối với Việt Nam được xây dựngdựa trên mục đích đảng phái, đánh lạc hướng sự chú ý của cử tri khỏi sự thất bại củaHoa Kỳ, đã dé lính Mỹ chiến đấu, sau đó khuyến khích đồng minh VNCH chiến dau

dù biết rõ rằng cuộc chiến sẽ thất bại, và do vậy, hậu quả là nhiều sự hy sinh vô íchdưới chính sách đáng xấu hỗ

Trong cuốn Vietnam: Explaning America’s Lost War xuất bản năm 2015, sau khinêu câu hỏi cơ bản (Chiến tranh của Hoa Ky tại Việt Nam) Là cuộc chiến can thiết haysai lam? Gary R Hess nỗ lực trình bày các quan điểm khác nhau về chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam dé lý giải sự thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam, gồm phái

diều hâu cho rằng những hạn chế của hoạt động quân sự và phong trào phản chiến

trong nước đã làm suy yếu cuộc chiến được tiến hành dưới danh nghĩa chống cộng

sản; phái bồ câu tin rằng đó là thất bại tất yếu trong một can thiệp sai lầm khi nhân

danh một chính phủ yếu kém chống lại phong trào cộng sản có tính hợp pháp theo chủ

nghĩa dân tộc; và cả quan điểm xét lại Cuốn sách đã trình bày sinh động, kèm theo các đánh giá của tác giả về các quan điểm vừa nêu.

In good Faith: A History of the Vietnam War - Volume I; 1945-65 và No Wider

War: A History of the Vietnam War Volume II: 1965-75 là hai cuỗn sách day dan của

Sergio Miller (xuất bản năm 2020 va 2021) trình bày lịch sử cuộc chiến tranh tại Việt

Nam từ năm 1945 đến 1975 Liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam,tác giả cho răng khi chiến tranh Triều Tiên bùng phát thì cuộc chiến tranh thuộc địacủa thực dân Pháp tại Đông Dương trở thành một nguyên nhân Hoa Kỳ chống lại chủnghĩa cộng sản toàn cầu và bốn đời Tổng thống Hoa Kỳ đã bị lôi kéo vào xung đột dựa

lý thuyết đomino Đáng lưu ý của cuốn sách này khi trình bày về chính sách Việt Namcủa Hoa Kỳ thời kỳ của R Nixon- H Kissinger, tuy cho răng đó là chính sách “decentinterval” nhưng cũng thừa nhận Hoa Kỳ đã nỗ lực để hỗ trợ VNCH

Nhóm các công trình nghiên cứu về những nhân tố tác động đến sự thay đổichính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975

Luận án tiễn sĩ Vietnam between China & the United State (1950-1995) của

Thach Hong Nguyen trình tại Dai hoc New South Wales vào năm 2000 là công trình

có gid trị nghiên cứu về van đề Việt Nam trong mỗi quan hệ giữa Hoa Ky va TrungQuốc Trong luận án, tác giả đã xem quan hệ Trung Quốc - Hoa Ky là nhân tố tácđộng chính đến quá trình hoạch định, triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với ViệtNam Từ tiền đề này, luận án chỉ ra rằng khi quan hệ hài hòa Hoa Kỳ - Trung Quốc

được nối lại vào năm 1971-1972 (và mặc dù trong thời gian gần sau thời điểm đó không chính thức bình thường hóa nhưng vẫn trong xu thế hài hòa) thì Việt Nam đã đánh mat vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; Sau Hiệp định Paris

(1973), cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đồng ý tiếp tục hiện trạng chia cắt Việt Nam;

và trong xu hướng rút lui (disengagement) khỏi Việt Nam, Hoa Kỳ đã không can thiệp

để cứu chính quyền VNCH trước cuộc tông tan công của QDNDVN vào năm 1975.Luận án này cũng nghiên cứu về tác động của nhân tố Quốc hội Hoa Kỳ đến quá trình

hoạch định và triển khai chính sách của Chính quyền Tổng thống R Nixon, qua đó,

Trang 23

làm rõ thêm quan điểm của chính quyền Tổng thống R Nixon trong chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam Luận án này đã xác định các nhân tố tác động đến quá trìnhhoạch định, triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, đó là: quan hệ Mỹ -Trung (nhân tổ chính), thái độ của Quốc hội và công chúng Hoa Ky và nêu nhận xétđáng lưu ý là: Khi quan hệ với Trung Quốc được cải thiện thì cũng là lúc Hoa Kỳ khởi

sự rút khỏi Việt Nam và đó là chủ trương của cả Chính phủ, Quốc hội và công chúng.

Thach Hong Nguyen cũng nhấn mạnh rang: Chính phủ cũng không thể tiếp tục có

những dính líu đến Việt Nam vì sẽ không nhận được sự ủng hộ của Quốc hội và côngchúng Những nhận thức này sẽ góp phan giải thích cho hành động thúc ép của Tổngthống R Nixon buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải chấp nhận các bản Dự thảo

Hiệp định Paris (1972), Thông cáo chung Paris (1973), những chính sách của Chính

phủ Hoa Kỳ đối với Việt Nam và thái độ đoạn tuyệt của Quốc hội đối với vấn đề việntrợ quân sự, kinh tế cho VNCH sau Hiệp định Paris (1973)

Nam 2004, Jussi Hanhimäki góp vào sự bình phẩm về sự nghiệp ngoại giao củaKissinger bằng công trình nghiên cứu The Flawed Architect: Henry Kissinger andAmerican Foreign Policy Công trình nghiên cứu đã chỉ ra co sở chủ yếu hình thànhchính sách và hoạt động đối ngoại của Kissinger, Cố vấn ANQG Hoa Kỳ thời Tổngthống R Nixon, là tiếp cận các cường quốc với hai chiến lược ngoại giao là hòa hoãn(détente) và [chiến lược] tam giác (triangular) nhằm đưa nước Mỹ trở về vị trí trungtâm của chính sách ngoại giao vốn đã bị đánh mất trong thời gian đầu những năm

1960 Tác giả cho rằng hạn chế của cách tiếp cận vừa nêu là: quá nhân mạnh đến cácnước lớn mà không chú ý sâu sắc đến từng hoàn cảnh địa phương cụ thé, thiếu khảnăng nối kết với các lực lượng trong nước; những định kiến khái niệm trói buộc, cũngkhông hiểu rõ hơn về các lực lượng cơ bản đang định hướng quan hệ quốc tế trongthập niên 1970 Trong chiều hướng đó, ở các chương đề cập đến Việt Nam, công trìnhnày cho thấy nhân tố chính tác động đến quá trình hình thành chính sách của Hoa Kỳđối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973), trong cách tiếp cận của Kissinger, là

quan hệ Trung - Mỹ, Xô- Mỹ được cải thiện và ứng dụng chiến lược ngoại giao tam giác Tác giả cho rằng việc Cố van ANQG Kissinger quá chú trọng đến nhân tố cường

quốc, xem nhẹ tính chủ động, linh hoạt của VNDCCH, VNCH là nguyên nhân dẫn đến

thất bại trong triển khai chính sách Việt Nam, do vậy, chiến lược ngoại giao tam giác

đã áp dụng không thành công trong giải quyết vấn đề Việt Nam

Trong cuốn Nixon and Kissinger - Parters in Power, Robert Dallek (2007) cho

rang cặp đôi R Nixon — H Kissinger hoạch định chính sách Việt Nam sau Hiệp định

Paris (1973) dựa trên toan tính về khả năng tái đắc cử Tong thong cua R Nixon va

nhận thức sai lầm về tác động của sự sup dé của VNCH đến uy tín quốc tế của Hoa Kỳ

(vì theo tác giả, cuộc tấn công của QĐNDVN năm 1975 xóa bỏ chế độ VNCH khôngnhiều hơn một gợn sóng trong Chiến tranh Lạnh) Khảo sát chính sách của R Nixon —

H Kissinger đối với Việt Nam được xem xét từ lúc hai nhân vật này cầm quyền chođến khi VNCH sup đô, R Dallek cho rang Việt Nam hóa (Vietnamization) là chínhsách thảm họa, còn Hiệp định Paris (1973) không đảm bảo quyền tự chủ của VNCH

cũng không kết thúc chiến tranh và sau Hiệp định Paris (1973), Việt Nam đã đánh mất

Trang 24

vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, mọi diễn biến tại Việt Nam

đã ở bên lê sự quan tâm của các lực lượng cạnh tranh quyên lực trên thê giới.

Cuốn Nixon in World - American Foreign Relation, 1969-1977 do FredrikLogeval, Andrew Preston biên tập, xuất ban năm 2008 gồm 15 bài nghiên cứu đã gópphan làm rõ hệ tư tưởng chi phối tư duy hoạch định chính sách của R Nixon — H.Kissinger: phát xuất từ các điều kiện quốc tế thay đổi, R Nixon — H Kissinger đãnhận ra sự suy giảm vị thế của Mỹ ở thời điểm cuối những năm 1960 đầu những năm

1970, do đó, mong muốn làm mọi cách dé khôi phục vi thế của Hoa Kỳ, chủ nghĩaHiện thực (realism) đã được lựa chọn với ba khái niệm: cân bằng quyền lực (balance

of power), tam giác (triangulation) và liên kết (linkage) Chiến lược này được thử

nghiệm tại Việt Nam dé đưa quân đội Mỹ khỏi Việt Nam, liên hệ với Liên Xô, TrungQuốc dé làm áp lực với VNDCCH Một số bài nghiên cứu tập hợp trong cuốn sáchnày, chăng hạn The End of the Vietnam War, 1973-1976 của Robert D Schulzinger, đãcho rang cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có tác động nhất định đến tư duy, quá trìnhhoạch định chính sách toàn cầu của Mỹ Một góc nhìn khác cũng đáng lưu ý về cơ sởhoạch định chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ của Tổng thống R Nixon là của JussiHanhimäki (trong bài nghiên cứu "An Elusive Grand Design") khi tác giả cho rằng:chính sách đối ngoại của Mỹ thực tế được thúc đầy nhiều hơn bởi phản ứng tự phát đểdiễn ra sự kiện hơn là theo đuổi toàn diện, nhất quán về tầm nhìn chiến lược cụ thé.Góc nhìn này khó thuyết phục ở phương diện cơ sở hình thành chính sách nhưng cóthể hữu ích khi nhận thức về quá trình triển khai chính sách Việt Nam sau Hiệp địnhParis (1973) vì như lịch sử đã diễn ra, giai đoạn này xuất hiện nhiều vấn đề nằm ngoài

dự tính của R Nixon — H Kissinger như Watergate, các đạo luật cấm Chính phủ tiếptục dính liu quân sự ở Đông Dương của Quốc hội

Ngoài các công trình nghiên cứu chuyên sâu nêu trên, chúng tôi cũng chú ý đếncác công trình đề cập đến thời kỳ Hòa hoãn của chiến tranh Lạnh (1961-1978) và tìnhhình Hoa Kỳ cuối thập niên 1960 - hai trong số các nhân tố khách quan và chủ quantác động đến quá trình hình thành chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp

định Paris (1973).

Là van dé chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế trong suốt những năm 1945-1991,

Chiến tranh Lạnh được nghiên cứu sâu sắc, đa dạng từ các nhà nghiên cứu trên thế

giới, trong đó, đáng lưu ý nhất là bộ sách The Cambridge History of the Cold War do

Melvyn P Leffler và Odd Arne Westad biên tập (Đại học Cambridge xuất bản năm2010) Ở Việt Nam, sự quan tâm đối với chiến tranh Lạnh được thể hiện qua các công

trình do nhà nghiên cứu biên soạn hoặc dịch từ các nghiên cứu giá trị bên ngoài.

N ghiên cứu tông quát về cuộc chiến tranh Lạnh là cuốn Lịch sử Quan hệ Quốc tế sau

chiến tranh thế giới thứ hai (Tập I :1945-1975) của Lê Phụng Hoàng (2009), Lich sứ

Quan hệ Quốc tế của Bogaturov Aleksey Demosfenovich và Averkov Viktor

Viktorovich (2015) Thomas J McCormick lại chú trọng đến yếu tố kinh tế khi trìnhbày nội dung “Bất đồng, hòa dịu và suy giảm, 1968-1976)” trong cuốn Mước Mỹ nửathế kỷ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vào sau chiến tranh Lạnh (2004).Hoàng Khắc Nam nhắn mạnh khía cạnh chạy đua sản xuất vũ khí hạt nhân trong bàiviết “Co sở nhận thức cuộc chạy đua hạt nhân trong chiến tranh Lạnh” in trong cuốn

Trang 25

Một số vấn dé lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (2014) Một trong nhữngđiểm khác biệt đáng lưu ý của các công trình này là cách phân kỳ các giai đoạn củachiến tranh Lạnh Lê Phụng Hoàng đã chia sẻ quan điểm chia nhà nghiên cứu ngườiPháp Raymond Aron, cho rằng có 6 giai đoạn: đọ sức (1947-1955), tan băng (1955-1962), chung sống hòa bình (1962-1973), hòa dịu (1973-1979), đối đầu (1979-1985),đối thoại (1985-1991); Bogaturov Aleksey Demosfenovich và Averkov ViktorViktorovich trình bày Lịch sử Quan hệ Quốc tế theo diễn trình: Sự hình thành hệ thống

Lưỡng cực (1945-1953), Những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực: các chiến lược tiến công và sự chung sống hòa bình (1953-1962), Tình trạng én định trong thế đối

đầu (1962-1985) gồm2 giai đoạn nhỏ: Hòa hoãn tình hình và ồn định hệ thống thé giới

(1962-1975) và Khủng hoảng hòa hoãn và sự tái lập thế đối đầu lưỡng cực

(1975-1985), Sự sụp đồ của hệ thống lưỡng cực (1985-1996); Hoàng Khắc Nam trong bàiviết vừa nêu có đề cập giai đoạn “hòa hoãn” diễn ra trong thời gian 1967-1978, còn

“hòa dịu” ở vào thời kỳ 1985-1991; thêm một ý kiến đáng lưu ý nữa là của NguyễnThị Hạnh nêu trong bài “Chiến tranh Lạnh — một cách tiếp cận trong giảng dạy lịchSử” in trong cuốn Quan hệ Quốc tế thời Hiện đại - Những van dé mới đặt ra (2012),chia Chiến tranh Lạnh thành 4 giai đoạn: Khởi đầu Chiến tranh Lạnh và những mâuthuẫn của cuộc chiến tranh lên đến đỉnh cao (1947-1962), “Tạm thời hòa hoãn” củacuộc Chiến tranh Lạnh (1962-1979), Sự căng thắng trở lại của Chiến tranh Lạnh(1979-1987), Sự chấm dứt đối đầu Đông - Tây: Chiến tranh Lạnh kết thúc (1987-

1991) Sau khi khảo sát qua sự phân chia các giai đoạn, chúng tôi xác định một nhân

to quốc tế tác động dén quá trình hình thành chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ R

Nixon đối với Việt Nam (1969-1973) là thời kỳ hòa hoãn của Chiến tranh Lạnh với

phạm vi thời gian là 1961-1978.

Các công trình dé cập đến tinh hình Hoa Kỳ cuối thập niên 1960 có giá trị tham

khảo là Lược sứ nước My (An Outline of American History) do Co quan thong tin My

cho phép dich sang tiếng Việt, xuất ban năm 2004 cung cấp các thông tin tong quát về

tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Hoa Ky qua các thời kỳ Lịch sử; Thomas J

McCormick, trong cuỗn Nước Mỹ nửa thé kỷ - Chính sách đổi ngoại của Hoa Kỳ trongvào sau chiến tranh Lạnh (2004), cũng cung cấp một số thông tin về thách thức đối

ngoại, tinh hình suy thoái kinh tế, phong trào dân quyền, phản đối chiến tranh Việt

Nam ở Hoa Kỳ thời cam quyền của Tổng thống R Nixon (1969-1974); cuỗn Lôgích

Chính trị Mỹ (2007) của Samuel Kernell và Gary C Jacobson cung cấp thêm các

thông tin về phong trào Dân quyền; Hoa Ky - Văn hóa và Chính sách đối ngoại của

Nguyễn Thái Yên Hương và Lê Mai Phương (2008) cho biết về quyền lực ngoại giaocủa Tổng thống và Quốc hội - thông tin này đã giúp chúng tôi xác định Quốc hội làmột nhân tổ tác động trực tiếp đến việc hình thành, ra quyết định, thực thi chính sáchđối ngoại của Tổng thống Mặc dù không đề cập trực tiếp đến phạm vi thời gian màchuyên đề xác định nhưng những nội dung được H.Y Schandler trình bày trong Swnghiệp của một Tổng thống bị đồ vỡ - L Johson và Việt Nam (1999) góp phần tạo nên

sự nhận thức tổng quát sự về chuyên đôi thái độ của Quốc hội từ ủng hộ đến phảnkháng chính sách Việt Nam của Nhà Trắng

Trang 26

Nhóm các công trình nghiên cứu về nội dung, quá trình triển khai, kết quả triểnkhai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975

Cuốn sách 55 days: The Fall of South Vietnam của Alan Dawson, xuất bản năm

1977 đề cập đến những thất bại quân sự và những đánh giá sai lầm về chính trị củaVNCH vào đầu năm 1975, dẫn đến chế độ này sụp đồ Điểm đáng lưu ý của cuốn sáchnày là các nhận xét của tác giả về chính sách di tản của Hoa Kỳ đối với những ngườiViệt Nam có liên hệ với chính quyền VNCH hay làm việc cho Hoa Kỳ (chăng hạn cácquan chức Mỹ từ chối lên kế hoạch hỗ trợ di tản) cần được kiểm chứng lại dựa trênnguồn tài liệu gốc

Công trình đầu tiên có nội dung liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với

Việt Nam trong giai đoạn 1973-1975 là The Irony of Vietnam - The System Worked

của Leslie H Gelb và Richard K Betts, xuất bản năm 1979 Trọng tâm của cuốn sách

là sự khám phá lịch sử của quá trình ra quyết định tạo ra sự tăng cường ồn định trong

sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam: 1945-1968 và do không có tài liệu nên tác giả chỉ

dành một vài trang dé trình bày sơ lược về “Những chính sách của Nixon và Ford”.Mặc dù chỉ dựa vào các tin tức đương thời mà chưa có điều kiện khai thác nguồn tài

liệu gốc nhưng phan trình bày của các tác giả cũng mang đến nhận thức có giá trị:

Tổng thống R Nixon đã có dự định ném bom trở lại Việt Nam trong trường hợp Hoa

Kỳ cho là VNDCCH vi phạm Hiệp định Paris; chính quyền các Tổng thống R Nixon

và G Ford vẫn muốn tiếp tục viện trợ cho VNCH; Quốc hội là tác nhân quan trọngdẫn đến thất bại trong quá trình triển khai chính sách đối với Việt Nam sau Hiệp định

Paris của Chính phủ Tuy nhiên, nội dung “Những chính sách của Nixon va Ford”

cũng còn tồn tại một số hạn chế cần được bổ sung và tiếp tục nghiên cứu, chăng hạn:

sử dụng tài liệu gốc dé phục dựng chính sách và quá trình triển khai chính sách của

Tổng thống R Nixon và Tổng thống G Ford đối với Việt Nam (chứ không chỉ dừng

lại ở khai thác thông tin báo chí); mở rộng nghiên cứu các nhân tổ tác động đến quátrình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam chứ không nên chỉ giới hạn ở

Quoc hội

Năm 1985, Gabriel Kolko xuất bản cuén Anatomy of a war: Vietnam, the United

States, and the modern historical experience (Ban tiéng Việt được Nxb Quân đội Nhân

dân ấn hành năm 2003 có nhan đề: Giải phau một cuộc chiến tranh - Việt Nam, Mỹ và

kinh nghiệm lich sử hiện đại) Phân tích cuộc chién tranh Việt Nam từ nhiều khía cạnh

xoay quanh ba đối tượng chính là Hoa Kỳ, VNCH, Đảng Lao động Việt Nam, tác giả

đã dành phần Năm “Chiến tranh và Ngoại giao (1969-1972)? và phần Sáu “Cuộckhủng hoảng của VNCH và sự kết thúc chiến tranh 1973 — 1975” (từ chương 27 đếnchương 41) dé trình bày những van dé liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối ViệtNam thời Tổng thống R Nixon, có thể khái quát thành những nội dung thuộc về chínhsách tổng thé, tình hình Việt Nam và chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp định Paris Vềchính sách tổng thể: Kolko cho răng, để giải quyết vấn đề chiến tranh tại Việt Nam,

Hoa Kỳ đã sử dụng chính sách ngoại giao nước lớn hơn là ngoại giao song phương mà

cụ thé chính là R Nixon — H Kissinger đã thực hiện chính sách hòa hoãn dé lôi kéoLiên Xô và Trung Quốc vì mối lợi bang giao với Mỹ mà từ bỏ sự viện trợ choVNDCCH, nghĩa là cô lập nước này Tác giả cũng phân tích về sự thất bại của chính

Trang 27

có dính líu gì về kế hoạch giải quyết vấn đề Việt Nam Sau đó, chính quyền Hoa Kỳ đãthực hiện một loạt hành động ngẫu hứng và những thí nghiệm dựa trên một sé những ýmuốn và giả định Về tình hình Việt Nam và chính sách của Hoa Kỳ sau Hiệp địnhParis, đáng chú ý là các quan điểm: (1) Mỹ muốn duy trì quân đội VNCH, vi phạmHiệp định Paris và làm cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có khả năng sử dụng sứcmạnh của mình; (2) Các phương tiện để kết thúc chiến tranh là viện trợ kinh tế, đe dọatrở lại chiến tranh, sự đồng thuận hỗ trợ từ Trung - Xô, vũ khí và sức mạnh của Tổngthống Nguyễn Văn Thiệu; (3) Do sự chi phối của van đề Trung Đông, Việt Namkhông còn là ưu tiên số một của Mỹ; (4) Việc Mỹ thua chiến tranh ít có liên quan vớicuộc khủng hoảng chính trị gắn với vụ Watergate; (5) Tổng thống G Ford không sẵnsảng đương đầu với Quốc hội vì có những suy tính đến kế hoạch tái tranh ctr; (6) Mụcđích của viện trợ: VNCH vẫn còn thừa vũ khí chiến đấu nên mục dich xin viện trợ bổsung chỉ là để khăng định niềm tin rằng Mỹ vẫn ủng hộ VNCH, chủ yếu là về tinh thầnchứ không phải phát xuất từ yêu cầu thực tế, ké cả đó là thời điểm đầu năm 1975.Công trình này đã mang đến những nhận thức quan trọng để góp phần lý giải sự thấtbại của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam G Kolko đã chỉ ra ba chi tiết từ phíanhững người hoạch định chính sách là Tổng thống R Nixon và Cố van ANQG H.Kissinger: Thứ nhất, đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ hai với số phiếu cao đã tạo ra cho R.Nixon sự tự tin thái quá về sức mạnh của nhánh Hành pháp so với Quốc hội đến mức

mà Tổng thống coi thường Thượng viện với các Thượng Nghị sĩ đã chuyền một cáchquyết định sang phía chống chiến tranh và điều hầu như chắc chắn răng Quốc hội sẽ

tan công một cách trực diện vào các quyết định chiến tranh của R Nixon Vụ

Watergate đã trao cho Điện Capitol cơ hội chuyển mình tìm lại sự cân bằng quyền lực.Thứ hai, chiến lược ngoại giao tam giác, liên kết, hòa hoãn mà Tổng thống R Nixon

và Kissinger thực thi bộc lộ nhiều hạn chế, rối rắm và tạo ra những nhận thức sai lầm

về sự thành công Thứ ba, trong suy tính chiến lược của Hoa Kỳ, Việt Nam chuyên từ

vị trí trung tâm sang ngoại vi, nhường chỗ cho Trung Đông Còn đối với sự sụp đồnhanh chóng của VNCH, G Kolko đưa ra luận điểm rất đáng quan tâm: sự suy sụp củanền kinh tế gây cho tình hình chính trị và quân sự xấu đi theo nó Tuy có những ý kiến

sâu sắc về tác động của Quốc hội, công chúng, tình hình VNCH, các ràng buộc quốc tế

đến chính sách của R Nixon đối với Việt Nam nhưng cuốn sách cũng chứa đựng

nhiều quan điểm chưa thuyết phục Quá trình nghiên cứu đề tài luận án sẽ kiểm chứnglại, đặc biệt là các quan điểm của G Kolko về tình hình Việt Nam và chính sách củaHoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973)

Trong cuốn Nixon: A Life (xuất bản năm 1993), Jonathan Aitken đã nêu nhữngđường nét co bản trong chính sách Việt Nam của Tổng thống R Nixon và nguyênnhân thất bại trong quá trình triển khai thực hiện Theo đó, vào thời điểm tháng01/1973, nếu như theo Kissinger, nếu may mắn thi Nam Việt Nam có thể giữ một nămrưỡi, còn R Nixon đã nghĩ: VNDCCH sẽ không dám phá vỡ các điều khoản hòa bình

Trang 28

vì các lãnh đạo VNDCCH biết rằng R Nixon sẽ duy trì các điều khoản đó với các

phương tiện chính tri, ngoại giao, va quân sự R Nixon, trong dự tính của nhiệm kỳ

hai, sẽ duy trì thỏa thuận hòa bình Việt Nam bang củ cà rốt kinh tế và nêu cần thiết sẽbằng cây gậy quân sự Những ý tưởng này chắc chắn sẽ được mang ra thực hiện nếukhông có vụ Watergate Như vậy, mặc dù không cung cấp những dữ liệu và nhận địnhsâu sắc như các chuyên khảo nhưng tác giả cũng đã cho biết về quyết tâm giữ Hiệpđịnh Paris (1973) của Tổng thống R Nixon bằng cả hai phương tiện: kinh tế và quân

sự, nhưng mọi kế hoạch đột ngột bị cắt đứt bởi Watergate Đây là một trong nhữngcuốn sách đầu tiên khang định cuộc khủng hoảng Watergate là nguyên nhân chính (và

có thể là duy nhất) dẫn đến sự thất bại trong dự tính của Tổng thống R Nixon đối với

về ý định bảo vệ Hiệp định của công chúng Hoa Kỳ đã phá hủy tất cả Trong Lời bạt,Sir Robert Thomson đã dựa trên nhiều tài liệu gốc dé trình bày về nỗ lực thuyết phụcQuốc hội viện trợ của chính quyền Tổng thong G Ford (va H Kissinger) va y dinhmưu toan đảo chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam cho đến khi có su ditản Tóm lại, qua những nội dung được nêu trong cuốn sách, có thê nhận thấy: chínhsách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau 1973 là thực thi nghiêm túc hiệp định và đã tồntại trong suy nghĩ của chính quyền Tổng thống R Nixon dự định ném bom trở lại ViệtNam dé bảo vệ Hiệp định trước các hành động của VNDCCH ma Hoa Ky cho là viphạm những điều khoản được ký kết; và đặc biệt, từ chương 13 và Lời bạt, tác giả đãchỉ ra tính “vô giá trị” của cam kết mà R Nixon đã hứa hẹn với Tổng thống NguyễnVăn Thiệu trong thư riêng vì nó chỉ là ý định của Tổng thống nên không có sự ràngbuộc pháp lý Một trong những điều làm nên giá trị của cuốn sách là tác giả đã sử dụngtài liệu gốc để phác thảo những nét cơ bản của chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam

sau Hiệp định Paris Tác giả cũng đã chỉ ra rất thuyết phục những điểm mơ hồ trong

văn bản Hiệp định Paris và do đó, không thể có được sự ngừng băn như mong đợi, nền

hòa bình do Hiệp định Paris mang lại không bền vững Những phân tích và bằng

chứng của tác giả cũng cho thấy chính quyền R Nixon đã đã lừa dối dân chúng Mỹ:trong khi tuyên bố nền hòa bình do Hiệp định mang lại thì R Nixon và H Kissinger đãchuẩn bị kế hoạch tiếp tục ném bom; đồng thời, L Berman cũng đưa ra một vài sựkiện làm day lên nỗi hồ nghi về ý định thực hiện các cam kết trong thu của R Nixon

Trang 29

Khác với Nguyễn Phú Đức trong ấn pham Tai sao Mỹ thua ở Việt Nam?, L Bermanlại ngả về phía cho rằng vụ Watergate đã tác động đến quá trình triển khai chính sáchcủa Tổng thống R Nixon đối với Việt Nam; đồng thời cũng bé sung thêm chứng cứ(số liệu của cơ quan điều tra dư luận Gallup) cho thấy công chúng Mỹ không tiếp tụcủng hộ các hoạt động tiếp tục chiến tranh của Chính phủ - đây là nhân tố cần phải tính

đến khi đánh giá khả năng thực thi chính sách đối với Việt Nam thời hậu chiến mà R.

Nixon — H Kissinger đã vạch ra.

Pierre Asselin đã phát triển luận án tiến sĩ của ông thành cuốn A Bitter Peace:Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement, xuất bản vào năm 2002(Bản dịch tiếng Việt có nhan đề Nên hòa bình mong mạnh: Washington, Hà Nội vàtiễn trình của Hiệp định Paris do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2005) Tác giả

đã dành Phần kết trong cuốn sách dé tóm tắt hậu quả của các thỏa thuận tại Hội nghịParis giữa Hoa Kỳ và VNDCCH, đặc biệt là sự đồ vỡ của các thỏa thuận đó tại miềnNam Việt Nam, nghiên cứu từ sự sụp đỗ của Sài Gòn năm 1975 và đánh giá những

lĩnh vực chủ yếu trong ngoại giao giữa Mỹ và VNDCCH Cụ thẻ, tác giả đã điểmqua

các sự kiện: chuyến viếng thăm Hà Nội của Kissinger (10/02/1973), Hội nghị quốc tế

bảo đảm Hiệp định Paris (26/02/1973), nêu lên những dẫn chứng của tình hình vi

phạm Hiệp định tất cả đã tạo nên một cảm giác mong manh của nên hòa bình vừadat được như là một giải pháp tạm thời, thời gian tạm ngưng giữa các bên dé thỏa mãncác yêu cầu tương xứng với tình hình tại thời điểm đầu năm 1973 và dự cảm về sự sup

đồ của VNCH Pierre Asselin chỉ ra rang, Hoa Ky quan tâm đến tù binh hon là ngưngxung đột, công chúng và Quốc hội Mỹ sẽ không muốn có bất kỳ sự dính líu mới nào

và Nhà Trắng cũng không muốn có thêm tù binh chiến tranh mới nào; không đồng ý

với sự đồ lỗi của R Nixon và H Kissinger về sự thất bại của Hiệp định Paris phát xuất

từ thái độ cự tuyệt của Quốc hội, tác giả cho rằng hai người này cũng phải chịu trách

nhiệm như Quốc hội vì đánh giá sai thái độ của Quốc hội và công chúng trong việc táidiễn chiến cuộc với lý do bảo vệ uy tín của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh là khôngthuyết phục Như vậy, theo Pierre Asselin, mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với Việt

Nam sau Hiệp định Paris (1973) dường như chỉ còn là rút quân và sau đó là từ bỏ Việt

Nam Điểm mới đáng lưu ý là: tác giả thừa nhận sự đoạn tuyệt của Quốc hội là nguyên

nhân chủ chốt nhưng cũng gắn điều này với sự chủ quan của R Nixon — H Kissinger

khi đàm phan và thúc ép VNCH chấp nhận Hiệp định Paris Những quan điểm kiêu

này được khang định bằng số liệu của cơ quan điều tra dư luận Gallup do L Bermancung cấp nhưng bị Kissinger thăng thừng bác bỏ trong cuốn sách xuất bản năm 2003

mà chúng tôi sẽ giới thiệu ngay sau đây.

Kissinger đã tập hợp các thông tin và sự kiện đã công bố trước đây trong các hồi ký vànghiên cứu về đối ngoại, cập nhật các dữ liệu mới về Việt Nam trong cuốn Ending the

Vietnam War: A history of America's involvement in and extrication from the Vietnam

War, xuất bản năm 2003 Gồm 14 chương, cuốn sách có nội dung dé cập đến khoảngthời gian từ lúc R Nixon tìm kiếm con đường giải quyết cuộc chiến tranh tại Việt Namcho đến khi cuộc chiến này kết thúc bằng sự di tản của người Mỹ và Sài Gòn sụp đồvới điểm mau chốt là Hiệp định Paris (27/01/1973) Dành năm chương dé trình bày vềvấn đề Việt Nam sau Hiệp định Paris, Kissinger đã kết hợp mô tả sự kiện và trình bày

Trang 30

chính sách của chính quyền Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam kèm theo những nhân tố

tác động bao gồm phong trào phản chiến, báo chí và quan trọng là thái độ của Quốc

hội Theo đó, H Kissinger cho rằng R Nixon mong muốn cham dứt chiến tranh nhưng

không phải với giá mà những người cộng sản áp đặt lên những người đã tin tưởng vào

lời hứa của các Tổng thống tiên nhiệm, khăng định: sẽ không bao giờ kết lại đàm phán

mà không được thuyết phục răng Quốc hội sẽ cung cấp đủ viện trợ khi Mỹ rút quân và

không bao giờ xảy ra chuyện sự kết thúc của Mỹ chỉ đơn giản là bỏ rơi đồng minh vànhấn mạnh Tổng thống R Nixon dự định bảo vệ Hiệp định bằng máy bay và trao cơhội viện trợ cho Đông Dương dé Việt Nam nghiêm túc suy nghĩ và ở thời điểm 1973,Tổng thống R Nixon, sau chiến thắng bau cử áp dao, day tự tin trước Quốc hội, hoàntoàn có khả năng thực hiện các cam kết nhưng Watergate đã phá hủy tất cả Kế nhiệm

R Nixon, Tổng thong G Ford, dù đã được các cố van khuyên là nên từ bỏ Việt Nam

để chuẩn bị cho cuộc tranh cử Tổng thong năm 1976, đã vẫn thé hiện su kiên quyếtủng hộ vấn đề Việt Nam cho đến thời khắc cuối cùng, bao gồm viện trợ, di tản ngườiViệt đã từng cộng tác với Mỹ, bat kế phải đối diện với một Quốc hội cực đoan sauWatergate và sự chỉ trích kịch liệt của giới truyền thông Đối với vấn đề Việt Nam,Kissinger, người trực tiếp đàm phán nội dung Hiệp định Paris (1973), cho rằng Hoa

Kỳ có một nghĩa vụ đạo đức, không phải là nghĩa vụ pháp lý; còn G Ford, trong diễn

văn ngày 10/4/1975, đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với chính sách của các Tổngthống tiền nhiệm từ thời Truman, Eisenhower trong chuyện dính líu với Việt Nam vàthừa nhận mạnh mẽ rằng: Hoa Kỳ đã không cung cấp đầy đủ viện trợ cho đồng minhcủa mình cũng như không thi hành thỏa thuận Mặc dù như Kissinger thừa nhận, cuốnsách được viết bởi người trong cuộc nên sẽ có nhiều chỗ biện minh cho tính đúng đắncủa hành động nhưng dựa trên nguồn tài liệu chắc chắn, cuốn sách có giá trị cung cấpthông tin dé theo dõi quan điểm, các suy tinh của Kissinger (và R Nixon) trong quátrình hoạch định kế hoạch kết thúc cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành tại ViệtNam; đồng thời được dùng dé so sánh, đối chiếu với công trình nghiên cứu, hồi ky, tàiliệu gốc để kiểm chứng tính chính xác và hiểu được suy nghĩ đăng sau các hànhđộng, chính sách của R Nixon — H Kissinger đối với Việt Nam

Một trong những cuốn sách rất đáng lưu ý khi nghiên cứu về tư duy của R Nixon

trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam là The Vietnam War Files: Uncovering the

Secret History of Nixon-Era Strategy của Jeffrey Kimball, xuất bản năm 2004 (Ban

dich tiếng Việt có nhan đề Hồ sơ chiến tranh Việt Nam: tiết lộ lich sử bi mật của chiếnlược thời kỳ Nixon do NXB Công an Nhân dân an hành năm 2007) Có ba đề mục giátrị nhất là “Lời mở đầu”, Chương 1 “Sự that chống lại Huyền thoại trong Chiến lượcChiến tranh Việt Nam từ Nixon đến Ford” và “Lời bạt”, trong đó, bằng nguồn tài liệumới, tác giả đã nêu diễn trình hình thành tư duy R Nixon trong việc giải quyết vấn đềViệt Nam, cho rằng các vấn đề về giải quyết chiến tranh tại Việt Nam chỉ được hìnhthành khi bắt đầu có chức vụ Tổng thống Ở nội dung “Những chuyện kể về sự sụp dé:Thêu dệt, huyền thoại và ký ức lịch sử”, do chưa có điều kiện khai thác đầy đủ nguồntài liệu gốc nên tác giả chỉ dừng lại ở việc điểm lại sự kiện QDNDVN tan công SàiGòn, thái độ của khước từ viện trợ cho VNCH của Quốc hội Hoa Kỳ mà chưa có

những luận điểm rõ ràng về chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian cuối cùng mà Hoa

Kỳ còn dính líu đến cuộc chiến tranh do nước này tiến hành tại Việt Nam Tác giả

Trang 31

cũng nêu quan điểm về mối quan hệ không liên quan giữa Học thuyết Nixon và chiếnlược Việt Nam hóa (Vietnamization), về lý thuyết người điên (madman theory) Cácquan điểm của tác giả về chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời tổng thống R.Nixon chưa thực sự thuyết phục ở cả phương diện lập luận lẫn bằng chứng tư liệu

Nixon and Mao: the week that changed the World của Margaret MacMillan, xuấtbản năm 2007 đặt trọng tâm nghiên cứu về bước chuyển đổi quan trọng của quan hệTrung - Mỹ trong thời gian chiến tranh Lạnh nhưng qua một số nội dung được trìnhbay trong chương 16 “Đông Dương” (Indochina), tác giả cũng có những phác thảo vềchiến lược giải quyết vấn đề Việt Nam của R Nixon — H Kissinger sau Hiệp định

Paris (1973) Cu thé, tac gia cho rang, theo R Nixon — H Kissinger, Lién X6, Trung

Quốc có kha năng tác động hiệu quả đến quyết định của VNDCCH Trong chuyền

thăm Trung Quốc năm 1972, Tổng thống R Nixon đã dựa trên quan niệm này dé yêu

cầu Trung Quốc tạo áp lực lên các lãnh đạo VNDCCH nhằm tạo ra tình hình có lợicho Hoa Kỳ Thông tin đáng chú ý nhất mà chương này cung cấp là: (1) R Nixon chorằng, Hoa Kỳ có nghĩa vụ duy trì sự tồn tại của chính quyền VNCH; (2) Trung Quốckhuyến khích VNDCCH và Hoa Kỳ đi đến kết luận cho cuộc đàm phán Paris Các nộidung trên đã cho thay một phan trong chiến lược giải quyết van đề Việt Nam của R.Nixon: dùng Trung Quốc dé tạo sức ép đối với VNDCCH, chấm dứt sự can thiệp của

Mỹ nhưng không buông xuôi mọi thứ mà vẫn tiếp tục viện trợ cho VNCH Có thể xemđây là những ý tưởng đầu tiên trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau

Hiệp định Paris (1973).

Liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, bài đề dẫn của FredrikLogeval, Andrew Preston trong cuốn Nixon in World - American Foreign Relation,1969-1977 (do hai tác giả biên tập) xuất ban năm 2008 đã khái quát: chiến lược của R.Nixon cho Việt Nam là theo đuôi cùng mục tiêu — sự ton tại lâu dai của miền NamViệt Nam không cộng sản — với nhiều phương tiện khác nhau, như những người tiềnnhiệm Nếu điều đó không có khả thi, H Kissinger xác định sẽ tạo ra ít nhất “một

khoảng thời gian phải chang” (decent interval) giữa sự rút lui của các lực lượng Hoa

Kỳ và sự sụp đồ của Sài Gon Phan III Closings đã đăng hai bài nghiên cứu của

Lien-Hang T Nguyen (“Waging War on All Fronts: Nixon, Kissinger, and the Vietnam

War, 1969-1972”) va Robert D Schulzinger (“The End of the Vietnam War,

1973-1976”), trong đó, hai tac giả đã cùng đi đến kết luận: cuộc chiến kéo dài là do chủ ýcủa các Tổng thống Hoa Kỳ Như vậy, theo Fredrik Logeval, Andrew Preston, chínhsách tổng thể của R Nixon đối với Việt Nam tồn tại hai khả năng: sự tồn tại lâu dài

của chính quyền VNCH, chỉ khi điều này không khả thi thì phương án "decent

interval" mới được lựa chọn Ở phương diện chính sách tổng quát, quan điểm cuộc

chiến kéo dài đơn giản chỉ vì chủ ý của Tổng thống Hoa Kỳ của Lien-Hang T Nguyen

và Robert D Schulzinger cần phải thảo luận lại vì đã phủ nhận các nhân tố chi phối

quá trình hoạch định, triển khai chính sách, cho thấy R Nixon — H Kissinger không có

chính sách cụ thé đối với van đề Việt Nam.

Getting out: Melvin Laird and the Origins of Vietnamization do David L Prentice thực hiện năm 2008 đã nhân mạnh đên vai trò cua Bộ trưởng Quôc phòng M.

Laird trong Nội các của Tông thông R Nixon đôi với sự ra đời của chiên lược Việt

Trang 32

Nam hóa Theo đó, D.L Prentice cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng M Laird có côngkhởi xướng việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, đã nỗ lực để nhận được sự chấpthuận của Tổng thong R Nixon cho chiến lược Việt Nam hóa mà việc thực thi chiếnlược này vừa có khả năng duy trì sự tồn tại của VNCH vừa dập tắt tình trạng bất đồngchính kiến của công chúng Hoa Kỳ, đồng thời cũng cố gắng can trở Cố vấn ANQGKissinger thay Việt Nam hóa bang chính sách đối ngoại hiếu chiến hơn Nghiên cứunày của D L Prentice cung cấp thêm thông tin về nguồn gốc ra đời của chiến lượcViệt Nam hóa, quá trình chấp nhận chiến lược này trước khi được Tổng thống R.Nixon công bố chính thức vào tháng 11/1969, sự không thống nhất trong cách tiếp cậncủa những nhân vật chủ chốt trong Nội các của Tổng thống R Nixon khi tìm kiếm giảipháp cho vấn đề Việt Nam, trong đó, Kissinger luôn có xu hướng khai thác sức mạnh

cua ngoai giao.

Black April - The Fall of South Vietnam 1973-75 là công trình nghiên cứu cua

George J Veith xuat ban nam 2012 (Ban dịch tiếng Việt có nhan đề 7) hang | Tu den:

Những ngày tháng cuối cùng của miễn Nam Việt Nam do Tổ hợp xuất bản miền Đông

Hoa Kỳ ấn hành năm 2014) Tác giả đã nghiên cứu về sự sụp đỗ của miền Nam Việt

Nam từ các đối trong VNDCCH, VNCH và Hoa Kỳ Mặc dù cuốn sách chú trọng đếnlĩnh vực quân sự: quyết định và hành động tấn công của VNDCCH và phản ứng củaVNCH, tác giả cũng đã dành nhiều đề mục dé trình bày về quan điểm của chính phủHoa Kỳ qua hai Tổng thống R Nixon và G Ford và những nỗ lực của Chính phủ vượtqua thái độ cự tuyệt của Quốc hội, chỉ trích của giới truyền thông và sự mỏi mệt củadân chúng trong việc thuyết phục Điện Capitol chuẩn thuận nhu cầu viện trợ choVNCH Theo tác giả, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp định Paris (1973) tronghoàn cảnh lực lượng QDNDVN vẫn còn ở miền Nam Việt Nam bằng lời hứa viện trợkinh tế, quân sự và sự phản ứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong trường hợp VNDCCH viphạm Hiệp định; và Tổng thống R Nixon nhân mạnh yêu cau về sự hợp tác công khaicủa hai chính phủ sẽ bảo đảm rằng Quốc hội sẽ tiếp tục viện trợ số lượng lớn choVNCH Sự bảo chứng, tuy đã giảm độ hùng hồn như trong thư gửi Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu, được công khai nêu ra sau khi Hiệp định Paris được ký: Hoa Kỳcông nhận VNCH là Chính phủ hợp pháp của miền Nam Việt Nam, viện trợ choVNCH trong phạm vi các điều khoản của Hiệp định Paris và nỗ lực ủng hộ Nam Việt

Nam trong việc giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong trường hợp Hiệp định Paris

bị vi phạm thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện mọi điều mà Hiệp định Paris yêu cầu và mong đợi

các bên cũng có động thái tương tự, và đưa ra củ cà rốt cho VNDCCH về triển vọng

viện trợ chiến tranh nhưng liên kết với việc phải thực thi nghiêm túc Hiệp định Kếnhiệm R Nixon trong hoàn cảnh khó khăn về chính trị (thái độ chống đối của Quốchội va dư chan khủng hoảng Watergate), suy thoái về kinh tế, G Ford van cam kết với

chương trình “Hòa bình danh dự” của R Nixon tại Việt Nam mà không né tránh thử

thách Tân Tổng thống đã quyết tâm bảo vệ chính quyền VNCH và nhanh chóng xácnhận sự ủng hộ của Mỹ cho VNCH như một ưu tiên của chính quyền mới Đồng quan

điểm với các nhân viên Hoa Kỳ Ở lại Việt Nam sau năm 1973, tác giả khẳng định

nguyên nhân sụp đồ của chính quyền VNCH đến từ sự cắt giảm viện trợ của Quốc hội

Mỹ giữa lúc VNDCCH đang tăng cường các hoạt động quân sự; tác giả cũng cô gắng

có thêm thảo luận về những nỗ lực của nhóm phản chiến thuyết phục Quốc hội giảm

Trang 33

viện trợ Công trình nghiên cứu của George J Veith đã phác thảo những đường nét

chính trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris; bồ sungnhững thông tin về chính sách của Tổng thống G Ford đối với Việt Nam- nội dungchưa có nhiều công trình nghiên cứu, qua đó, đã khăng định lại điều Kissinger trìnhbày trong cuốn Ending the Vietnam War: A history of America's involvement in andextrication from the Vietnam War vé su kién quyét ung hộ VNCH (khác với quan điểm

của G Kolko về sự thoái thác của G Ford như đã đề cap ở trên) Tác giả cũng cho

rằng Quốc hội cắt giảm viện trợ là nguyên nhân chính dẫn đến chính quyền VNCH sụp

đồ và trong mục đích giải thích cho thái độ cự tuyệt của Quốc hội, George J Veith đãchỉ ra nỗ lực vận động của nhóm phản chiến

Trong công trình Foreign Policy During the Vietnam War: The Attempted

Modernization of South Vietnam hoàn thành năm 2014, Syeda Menebhi tiếp cận, theo

hướng không giống phần lớn các công trình nghiên cứu khác, chính sách của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam như là một nỗ lực, qua các đời Tổng thống từ D.

Eisenhower, J Kennedy, L Johnson, R Nixon, dé hiện đại Nam Việt Nam như là một

nhà nước tư bản và dân chủ dé muốn chứng tỏ rang phát triển theo con đường phươngTây sẽ chiếm ưu thế và do đó, sẽ ngăn cản sự xâm nhập của cộng sản Nhưng đến thờiđiểm R Nixon nhậm chức, mối quan tâm về sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền Namtrở nên ít quan trọng hơn mà sự tiếp tục hiện đại hóa Nam Việt Nam chỉ còn là dé giữ

uy tín của Mỹ trên cộng đồng quốc tế và nó cũng chỉ trong phạm vi nhiệm kỳ đầu và

đến nhiệm kỳ hai thì ngưng lại R Nixon đã tạo ra Việt Nam hóa dé đạt được mục tiêu

rút quân (xoa dịu người Mỹ) trong danh dự: nếu VNCH có thé tự vệ, ông có thé rútquân mà không hoàn toàn từ bỏ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; đây cũng là cơ hội tốt

để ngăn chặn cộng sản ở miền Bắc, cho phép miền Nam phát triển TBCN Tác giảthêm rằng: Thay vì đạt “hòa bình danh dự” ở Việt Nam như mong đợi, R Nixon đãthiết lập chiến lược decent interval: Hoa Kỳ rút quân với hy vọng sẽ tăng cường sứcmạnh cho quân đội VNCH dé họ có thé tự phòng vệ với một thời gian hợp lý trước khi

bị VNDCCH đánh bại, bằng cách này, R Nixon có thé tuyên bố sự sụp đồ của VNCHkhông phải do thiếu hụt của Mỹ mà là do VNCH không có khả năng tự phòng vệ.Cách tiếp cận của nghiên cứu này rat đáng lưu ý vì phan ánh ý đồ thực hiện chính sáchthực dân mới của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam nhưng điểm hạn chế là tác giả chỉdừng lại phác thảo một vài nét về chính sách của Hoa Kỳ đối với VNCH từ sau Hiệpđịnh Paris đến vụ khủng hoảng Watergate (01/1973-8/1974) và hoàn toàn bỏ qua giaiđoạn cầm quyền của tổng thống G Ford (8/1974-4/1975) như sự thất bại hoàn toàn

của một chính sách.

Đề cập đến chính sách đối với Việt Nam của chính quyền Tổng thống R Nixon,

trong chương 2 “Richard Nixon, Henry Kissinger, and the Retreat from Vietnam” của

cuốn US Foreign Policy Decision - Making from Kennedy to Obama — Responses to

International Challenges (2014), các tác gia Alex Roberto Hybel va Duncheng Jiang

cho rằng ở thời điểm nhậm chức, bao đảm su tồn tại của chính phủ VNCH là mộttrong sáu mục tiêu quan trọng, tuy nhiên, sau tháng 9/1970, Tong thống R Nixon va

Cé van ANQG H Kissinger it quan tâm đến sự tồn vong của chế độ VNCH va tat cả

những gì Hoa Kỳ yêu cầu là VNDCCH chờ một khoảng thời gian hợp lý trước khi các

Trang 34

lực lượng quân sự của nước này tấn công xóa bỏ VNCH Như vậy, các tác giả cũngđồng ý với quan điểm của J Kimball nhắc đến ở trên rang: chính sách của Hoa Kỳ đốivới Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) là duy trì VNCH tồn tại thêm một thời giantrước khi sụp đồ chắc chắn và Hoa Ky sẽ không có động thái can thiệp; chính sách nàyđược hình thành khá sớm, chỉ hơn một năm sau khi R Nixon nhậm chức Tổng thong

nhiém ky thir nhat.

Phát xuất từ nhận định: không nghiên cứu nào xem xét những năm dau tiên trongchính sách của R Nixon đối với Việt Nam dé nhận ra rằng R Nixon đã có những nỗlực cho việc tìm kiếm chiến thắng quân sự, trong cuốn Richard Nixon and the VietnamWar, xuất ban năm 2014, David F Schmitz xem xét ba năm đầu tiên của Tổng thong

R Nixon bắt đầu từ 1968 đến 1970: quyết tâm sử dụng sức mạnh Mỹ dé đạt đượcchiến thắng, duy trì chính phủ chống Cộng ở Việt Nam và sự tín nhiệm của người Mỹ,

và do vậy, đường như đã có sự mâu thuẫn (hay nói dối) vì noi công khai, R Nixon nói

về sự chấm dứt chiến tranh Sự thay đổi trong chính sách của R Nixon chỉ xảy ra vàogiữa năm 1970, khi Tổng thống định nghĩa lại khái niệm chiến tranh và hòa bình đểcứu vãn chính sách của mình tại Việt Nam: không từ bỏ chính quyền VNCH nhưngphải thay đổi vai trò quân sự Mỹ Nhu vậy, D F Schmitz muốn đưa người đọc đến

nhận thức rằng: từ lúc nhậm chức cho đến giữa năm 1970, mặc dù R Nixon công khai

tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiễn hành tại Việt Nam và Việt Namhóa tạo cảm tưởng như là chính sách cần thiết dé đạt được mục tiêu ma nước Mỹmong muốn nhưng thực chất Tổng thống R Nixon vẫn đang thực hiện các động thái

dé tìm kiếm chiến thắng quân sự dé buộc VNDCCH phải đàm phán theo các điềukhoản do Mỹ đặt ra tại Paris, trong đó quan trọng nhất là sự tồn tại của chính phủVNCH Tuy nội dung không đề cập trực tiếp đến chính sách của Hoa Kỳ đối với ViệtNam sau Hiệp định Paris nhưng những kết luận của tác giả đã góp phần mang đếnnhận thức về chính sách tổng thể của R Nixon đối Việt Nam: duy trì chính quyềnVNCH nhưng có sự thay đổi về phương thức thực hiện ở thời điểm trước và sau 1970

Trong cuốn sách mới nhất (và có lẽ là cuối cùng): World Order, xuất bản năm 2014(Bản dịch tiếng Việt có nhan đề Trái Thế giới do NXB Thế giới; Công ty SáchAlpha ấn hành năm 2016), H Kissinger đã dành đề mục “Việt Nam và sự phá vỡ đồngthuận quốc gia” (thuộc chương 8 “Mỹ: Siêu cường nước đôi”) đê đề cập đến vấn đềcuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiến hành tại Việt Nam Đối với vấn đề vị trí của Việt

Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, tác giả cho răng Việt Nam không phải là

một nhân tố tham dự vào trật tự thế giới mà chỉ là một tác nhân ảnh hưởng đến chínhsách đối ngoại của Hoa Kỳ; sự hiện diện của Hoa Ky tại Việt Nam là dé ngăn chặn sự

mở rộng của lực lượng Cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á Đối với vẫn đề nỗ lựcduy trì sự tồn tại của VNCH trong thời gian đầu cầm quyền của R Nixon, tác giả lýgiải là nhằm duy trì sự ồn định trong hệ thống đồng minh của Hoa Kỳ trong hoàn cảnhquan hệ giữa Hoa Kỳ với Liên Xô, Trung Quốc vẫn đang còn trong tình trạng căng

thăng Cụ thể, dù cam kết chấm dứt chiến tranh khi tranh cử nhưng nhậm chức trong

hoàn cảnh Liên Xô chiếm đóng Tiệp Khắc, cứng rắn, đe dọa về vũ khí và Trung Quốc trong tình trạng thù địch thì Mỹ không thể từ bỏ đồng minh nơi này mà không gây ra

thách thức với quyết tâm của chính mình ở khu vực khác Do vậy, Tổng thống R

Trang 35

Nixon kiên quyết bác bỏ điều kiện của VNDCCH trong đàm phán là tiến trình hòabình phải bắt đầu với sự thay thế chính phủ VNCH bằng chính phủ liên minh; và Tổngthống R Nixon đã có chiến lược cho sự tồn tại vững chắc của VNCH sau Hiệp địnhParis (1973) như sau: “Sài Gòn sẽ có thể vượt qua những vi phạm thông thường đốivới thỏa thuận bằng các lực lượng: của chính họ; rằng Mỹ sẽ hỗ trợ bằng không quân

và hải quân chống: lại một cugc tan công tổng lực; và qua thời gian chính phủ NamViệt Nam với sự hỗ trợ kinh tế của Mỹ, sẽ có thể xây dựng một xã hội vận hành tốt vàphát triển hướng đến những thể chế minh bạch hơn” Không phải là một chuyên khảo

về chính sách của Mỹ đối với Việt Nam như những nội dung vừa dẫn cũng cho thấynhững nét chính trong quan niệm của Tổng thống R Nixon vé mién nam Viét Nam

sau 1973 Theo Kissinger, Tổng thống R Nixon đã thu xếp cho một sự rút quân hoàn

toàn và một thỏa thuận mà ông tin rằng đưa đến cho người dân miền nam Việt Nammột cơ hội tốt dé tự quyết định số phận của mình Các thông tin này rất CÓ giá tri trongnghiên cứu chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thời Tổng thống R Nixon (và cảthời kỳ cam quyền của Tổng thống G Ford)

Năm 2016, Jame K Sebenius, Eugene B Kogan đã công bố bài nghiên cứuHenry Kissinger’s Negotiation Campaign to End the Vietnam War Ở đề mục “Hậuqua” (Aftermath), hai tác giả đã cung cấp một thông tin ngắn nhưng đáng chú ý: Khi

đối mặt với điều mà Hoa Kỳ cho là vi phạm Hiệp định Paris của VNDCCH, Hoa Ky

đã phan ứng bằng chiến dịch ném bom vào thang 3 và 4/1973 và dự định có những tan

công mạnh mẽ hơn Tuy nhiên, vụ khủng hoảng Watergate đã làm phân tán sự tập

trung của Tổng thống R Nixon trong giải quyết tình hình Việt Nam, và dưới tác độngcủa cuộc khủng hoảng này, Quốc hội đã ra đạo luật tháng 6/1973 cấm sự dính líu thêm

nữa của quân đội Mỹ ở Đông Dương sau ngày 15/8/1973 Những nội dung vừa nêu

cũng được J K Sebenius va cộng sự trình bày trong ấn phẩm Kissinger - theNegotiation Lessons from Dealmaking at the Highest Level, xuất bản năm 2018 Cũngnên lưu ý là, cuốn sách này tập trung phân tích nghệ thuật dam phán của Kissinger matrong đó Việt Nam được trình bày như là một trong các trường hợp minh họa để đi đếncác kết luận của tác giả Với dung lượng lớn hơn, phần đề cập đến Việt Nam đã có sựtập trung trình bày thêm về tiến trình đàm phán Paris ở góc nhìn nghệ thuật đàm phán,mối quan hệ của các cường quốc (đàm phán tam giác) ; đối với thông tin về quátrình triển khai chính sách của Mỹ đối với Việt Nam sau 1973, các tác giả có thêm nộidung: Nếu không có Watergate và sự sụp đồ của nó, ý kiến của công chúng Hoa Kỳ đãquyết định chuyên sang chống lại hành động quân sự xa hơn của Hoa Kỳ thậm chí dùcho VNDCCH có tan công lật đồ VNCH bằng quân sự Công trình mới này trong khithừa nhận vụ khủng hoảng Watergate là nguyên nhân dẫn đến sự phản ứng chậm củaTổng thống R Nixon đối với những diễn biến mới của tình hình Việt Nam, sự ra đờicủa đạo luật tháng 6/1973 của Quốc hội nhưng cũng khang định: công chúng đã quyết

bỏ mặc Việt Nam và thái độ kiên quyết này là săn có chứ không phải dưới ảnh hưởng

từ tác động của vụ khủng hoảng Watergate.

The War After the War: The Struggle for Credibility During America's Exit from

Vietnam của Johannes Kadura được xuất bản năm 2016 Khác với tat cả các công trìnhnêu trên, trong cuốn sách này, J Kadura đã chọn chính sách của Hoa Kỷ đối với Việt

Trang 36

Nam sau Hiệp định Paris làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, khai thác nhiều nguồn tàiliệu, khảo sát hợp lý các nhân tố tác động đến chính sách của Hoa Kỳ đối với ViệtNam do vậy, những kết luận mà tác giả nêu ra có độ thuyết phục cao Chúng tôi đặcbiệt quan tâm với nhận định của Kadura về Chính sách kép của Hoa Kỳ đối với ViệtNam sau Hiệp định Paris: thực hiện chiến lược cân bằng [Việt Nam] (equilibriumstrategy) và chính sách dự phòng (insurance policy) (do lo ngại về kha năng sụp đồcủa VNCH) Tác giả lý giải về các hành động của R Nixon — H Kissinger đối vớiVNCH sau Hiệp định Paris qua nhận xét: Mục tiêu cuối cùng của R Nixon — H

Kissinger là duy tri sự linh hoạt và giữ cho các lựa chọn mở Trong quá trình nghiên

cứu đề tài luận án, chúng tôi kế thừa các quan điểm vừa nêu của J Kadura Tuy nhiên,

J Kadura có xu hướng cho răng kê từ giữa năm 1973, dưới tac động của Watergate,chính quyền R Nixon đã từng bước buông bỏ chính sách đối với Việt Nam hay có xuhướng ưu tiên cho các mối quan hệ đối ngoại khác Quan điểm này cần được kiểmchứng dé góp phần đánh giá xác đáng hơn về thái độ của Hoa Kỳ đối với VNCH và

mục đích của các hành động mà Hoa Kỳ thực hiện với VNDCCH.

Bài nghiên cứu Neither Peace nor Honor: The Nixon Administration s Vietnam

War Politics, 1972-1973 của John Tresidder đăng trên The Undergraduate Historical

Journal thuộc Dai học California (Hoa Ky) năm 2017 có cùng quan điểm với J.Kimball khi cho rằng khởi sự từ năm 1971, được theo đuổi trong suốt năm 1972 đếntháng 01/1973, chính quyền Tổng thống R Nixon đã quyết định chính sách đối với

Việt Nam là decent interval: một quãng thời gian coi được từ khi có được Hiệp định

hòa bình cho đến khi chính phủ VNCH bị VNDCCH lật đồ và đánh giá chiến lượcdecent interval là tàn bạo, sai lầm, vì lợi ích riêng (đảm bảo cho R Nixon tái đắc cửTổng thống nhiệm kỳ hai và rủ bỏ trách nhiệm về sự sụp đồ của VNCH trong tươnglai) và dẫn đến hệ lụy là chiến tranh kéo dài, tôn thất nhiều sinh mạng Hoa Kỳ Nghiêncứu này cho thấy, quan điểm decent interval của J Kimball có vị thế nhất định, ảnhhưởng lâu đài trong không gian học thuật của Hoa Kỳ và vẫn được sử dụng để đánhgiá về chiến lược giải quyết van đề Việt Nam của chính quyền Tổng thống R Nixon

Ngoài ra, van đề chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong giai đoạn

1973-1975 cũng được đề cập một cách khái quát trong các ấn phâm sau: The Vietnam War

của Anderson, D L - 2005; Abandoning Vietnam - How America Left and South Vietnam Lost Its War cua J.H Willbanks - 2008; The Vietnam War - A Concise International History cua M.A Lawrence - 2008; The second Indochina War: a

concise political and military history cha W.S Turley - 2008; Vietnam at war cua

MP Bradley - 2009; Vietnam War cua M Isserman & J.S Bowman - 2009; The

American experience in Vietnam - reflections on an Era do Boston Publishing

Company xuất bản năm 2014; The Abandoned War: Henry Kissinger’s Vietnam của

J.M Williams 2018; Autopsy of an Unwinnable War: Vietnam của W.C Haponski

-2019

Các yếu nhân của chế độ VNCH cũng quan tâm đến chính sách của Hoa Kỳ đốivới Việt Nam giai đoạn 1973-1975, thé hiện qua một số ấn phẩm đáng chú ý sau:

Trang 37

Những ngày cuối cùng của VNCH được Nguyễn Khắc Ngữ hoàn thành năm 1979

là một trong những ấn phẩm sớm nhất của yếu nhân VNCH trình bày về tình hìnhmiền Việt Nam từ sau Hiệp định Paris đến khi Sài Gòn sụp đồ Tác giả đã lý giải sựthay đôi chính sách đối với Việt Nam của Hoa Ky sau Hiệp định Paris từ các phươngdiện quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô, tình hình trong nước của Hoa Kỳ và cho rằng mộttrong những nguyên nhân đưa đến thảm bại của VNCH là do Hoa Kỳ không thực hiệnlời hứa như trong thư Tổng thống R Nixon gửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vàongày 05/01/1973 (trong thời kỳ Hoa Kỳ thúc ép VNCH chấp nhận Dự thảo Hiệp địnhParis) và cho răng sự không phản ứng của Tổng thống R Nixon trước hoạt động chiviện người và trang thiết bị vào miền Nam Việt Nam của VNDCCH là do tác động củacuộc khủng hoảng Watergate Điều cần ghi nhận là tác giả đã tham khảo nguồn tài liệu

đa dạng từ phía VNCH, VNDCCH, Hoa Kỳ và có những nhận xét có giá trị về mụcđích thực sự của Hoa Kỳ khi tham chiến và rút khỏi Việt Nam, lý giải sự thất bại củaVNCH Tuy nhiên, an phẩm thiên về trình bày sự kiện mà chưa có nhiều phân tích déhiểu thấu đáo về các quyết định của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris

(1973).

Năm 1986, Nguyễn Tiến Hưng (cựu Bộ trưởng Kế hoạch va Phát triển của Nội

các VNCH trong khoảng thời gian 1973-1975) đã cộng tác với Schecter, từng là phóng

viên Tạp chí Time ở Việt Nam, chủ bút ngoại giao của Tạp chí Time, xuất bản The

Palace File vào năm 1986 (Bản tiếng Việt được NXB Trẻ â ấn hành năm 1996 có nhan

đề Từ Tòa Bạch Ôc đến Dinh Độc lập) Nguồn tài liệu đáng giá nhất mà Nguyễn TiếnHưng công bố là các thư từ bí mật mà Tổng thống R Nixon và sau đó là G Ford traođổi với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, qua đó, có thé nhận thấy những nội dung cơbản trong chính sách của Hoa Kỳ đối với VNCH sau Hiệp định Paris (1973) trong đó,xen lẫn những cam kết và đe dọa, Hoa Kỳ hứa rằng (1) sẽ viện trợ đầy đủ cho VNCH;(2) phản ứng mạnh mẽ nếu VNDCCH vi phạm Hiệp định Cuốn sách là nguồn đữ liệuquý giá để người nghiên cứu tìm hiểu hoàn cảnh và phản ứng của những người đứngđầu VNCH khi đón nhận các lá thư chứa đựng các thông điệp về chính sách đối vớiViệt Nam của Hoa Kỳ Dù vậy, ấn phẩm này có hai điều hạn chế cần được khắc phục

Thứ nhất, những nhận định của Nguyễn Tiến Hưng về chính sách của Hoa Kỳ đối với

VNCH bị chi phối bởi cảm xúc của người trong cuộc, dựa trên sự suy đoán từ các nội

dung trong thư của Tổng thống Mỹ và quan điểm trong các cuộc họp Nội các hay gặpriêng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dé thảo luận tình hình nên chưa phản ánh đúngnhững suy tính chiến lược của R Nixon, H Kissinger và G Ford đối với VNCH Thứ

hai, Nguyễn Tiến Hưng đã đồng nhất thái độ của Chính phủ và Quốc hội trong hoạch định chính sách và triển khai chính sách đối với Việt Nam.

Trong tác phâm Cái chết của Việt Nam: Những trận đánh cuối cùng được hoànthành năm 1988, Phan Kim Vinh lý giải nguyên nhân thất bại của VNCH từ góc nhìnquân sự Trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam, tác giả cho rằng VNCH bat

hạnh khi được Hoa Kỳ giúp và ở trong thế đồng minh với Hoa Kỳ, và sau khi Hoa Kỳ

rút quân đã đề lại cho miền Nam Việt Nam một sự thừa kế nặng nè, tai hại và xét trong phạm vi của chiến lược Việt Nam hóa thì sự thừa kế tai hại vừa nêu chính là để lại cho

QLVNCH một khoảng trống về chủ thuyết quân sự Cuốn sách góp phan cung cấp góc

Trang 38

chương VỊI “Hội nghị San Clemente”, chương VIII “Những cánh hoa sen”, tác giả đã

kế lại những thúc ép, đe doa, hứa hen mà Tổng thống R Nixon gửi đến Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu dé buộc ông chấp nhận văn bản của Hội nghị Paris (1973) mà từphía những người đứng đầu VNCH cho rằng tiềm ân nhiều nguy hại, đặc biệt là sự cómặt của QĐNDVN ở phía Nam vi tuyến 17; mô tả chuyến thăm của Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu tại San Clemente, được tiếp đón tại Casa Pacifica: tại đây, tác giảcho biết Tổng thống R Nixon đã trấn an Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng sẽ phảnứng mạnh mẽ nếu VNDCCH vi phạm dé bảo vệ Hiệp định Paris nhưng vi cộng sự thântín này của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thể hiện những lo lắng về thái độ cựtuyệt của Quốc hội và nghi ngờ chính quyền R Nixon bội tín vì sự lập lờ, bất kểnhững nội dung được nêu trong Thông cáo chung: và ở chương cuối cùng, tác giả đã

đề cập nhiều về tình hình chiến sự từ trận thử phản ứng của Hoa Kỳ cho đến chiếndịch giải phóng miền Nam nhằm chứng minh rang: Hoa Ky đã không có phản ứng, vànêu luận điểm rất đáng chú ý: Mỹ đã quyết bỏ rơi miền Nam Việt Nam trước cả khixảy ra vụ Watergate Như vậy, Nguyễn Phú Đức cho rằng: sau Hiệp định Paris (1973),Hoa Kỳ muốn rút khỏi Việt Nam và đây là chủ trương đã có từ trước của chính phủ

chứ không phải là tình trạng bị động buộc phải từ bỏ Việt Nam do ảnh hưởng của vụ

Watergate Cách nhìn này rất khác so với một số công trình của các nhà nghiên cứuViệt Nam có xu hướng cho rằng Hoa Kỳ luôn tim cách duy trì sự hiện diện tai miền

Nam Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973).

Năm 2010, Nguyễn Tiến Hưng xuất bản cuốn Tâm tur Tổng thống Thiệu Dựatrên những tư liệu mới mà tác giả khai thác được, cuốn sách góp phần làm rõ thêm quá

trình hình thành chính sách Việt Nam của Hoa Ky trong những năm 1971-1973 mà tác giả gọi là những cuộc họp mật (giữa Có van ANQG Kissinger với Thủ tướng Trung

Quốc Chu An Lai trong tháng 6-7/1971 và tháng 6/1972; giữa Cố van ANQG

Kissinger với Ngoại trưởng Liên Xô A Gromyko vào tháng 5/1972; giữa Tong thống

R Nixon với Thu thong Trung Quốc Chu Ân Lai vào tháng 02/1972) sắp xếp bỏ rơiVNCH Đặc biệt, phần 2 của cuốn sách có nội dung trình bày tâm tư của Tổng thống

Nguyễn Văn Thiệu về đồng minh Hoa Kỳ, theo đó, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

nhìn Hoa Kỳ thời Tổng thống R Nixon là sự tráo trở, lật lọng Như vậy, vẫn thốngnhất với các cuốn sách đã xuất bản, Nguyễn Tiến Hưng cho rằng Hoa Kỳ bỏ rơi đồng

minh VNCH.

Trang 39

các thành tựu có giá tri sau:

Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu đã đặt chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ trongthời kỳ 1973-1975 trong nghiên cứu tông thể chính sách Việt Nam của Hoa Kỳ từ sauchiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến khi chế độ VNCH sụp đồ (1975) Điều này chophép người nghiên cứu nhận thấy tính thống nhất trong chính sách Hoa Kỳ đối vớiViệt Nam trong thời gian từ năm 1945-1975 là nhăm đạt được mục tiêu ngăn chặn sựlan tỏa của chủ nghĩa cộng sản và duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam,chia cắt lâu dài Việt Nam; đồng thời, trong từng giai đoạn, gắn với nhiệm kỳ Tổngthống, Hoa Kỳ có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thế giới (màtrong tâm là quan hệ Xô - Mỹ), tình hình trong nước Hoa Kỳ và Việt Nam nham đạt

được mục tiêu vừa nêu.

Thứ hai, các nghiên cứu góp phan chỉ ra mục tiêu tối hậu của chính sách đối ngoại củaHoa Ky là khôi phục va giữ vững vị thế cường quốc ngoại giao số một của Hoa Ky;

và, các nhân tố tác động đến quá trình hoạch định, thực hiện chính sách đối với ViệtNam của Hoa Ky gồm: tinh trang quan hệ Xô - Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, quan điểmcủa công chúng và Quốc hội Hoa Kỳ về cuộc chiến tranh do Hoa Kỳ tiễn hành tại VIỆtNam và tình hình chính trị - quân sự tại miền Nam Việt Nam Trong trường hợp chínhsách đối với Việt Nam của Hoa Kỳ thời Tổng thống R Nixon, các nghiên cứu đãmang đến nhận thức rất quan trọng: đầu thập niên 1970, khi Hoa Kỳ cải thiện quan hệngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc thì Việt Nam đánh mất tầm quan trọng hàngđầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Điều này sẽ góp phan lý giải nguyên nhânHoa Kỳ điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) và thái độkiên quyết muốn chấm dứt lập tức mọi dính liu đối với cuộc chiến tranh do Hoa Kỳtiễn hành tại Việt Nam của Quốc hội Hoa Kỳ

Thứ ba, các nghiên cứu đã phác thảo những nét đại cương về chính sách đối với

Việt Nam của Hoa Ky sau Hiệp định Paris (1973), mô tả quá trình thực hiện chính

sách, nêu bản chất của chính sách và lý giải nguyên nhân thất bại của chính sách từnhiều phương diện Cụ thể, đã có bốn quan điểm về nội dung và bản chất của chínhsách đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris: một là, decent interval, có thé hiểu nhưmột khoảng thời gian coi được từ khi Hoa Kỳ rút quân đến khi VNCH sụp đồ, vào dovậy, Hoa Kỳ không có trách nhiệm đối với sự sup đồ của VNCH (dai diện cho quanđiểm này la J Kimball); hai là, đưa đến một cuộc chiến tranh thường trực với giá cóthé chap nhận được về mặt chính tri (đại diện cho quan điểm này là L Berman); ba là,lời kết án Hoa Kỳ phản bội đồng minh (chủ yếu là đến từ yếu nhân của chính quyềnVNCH); bốn là, tiếp tục thực hiện chính sách Việt Nam hóa, dung dưỡng chế độ

Trang 40

VNCH để tiếp tục gây chiến tranh thống tri lâu dai miền Nam Việt Nam dưới hìnhthức Chủ nghĩa thực dân mới Về nguyên nhân that bai, các nghiên cứu đã có gang lýgiải sự thất bại trong quá trình triển khai chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sauHiệp định Paris từ một hay một vài trong sé các yếu tố sau: Quốc hội; thái độ phảnchiến của dân chúng: tác động của khủng hoảng Watergate; và cả sự chủ quan của R

Nixon — H Kissinger trong lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề Việt Nam chi dựa

trên vai trò của các cường quốc, trong ước đoán thái độ của Quốc hội và công chúng

Mỹ đối với kế hoạch duy trì VNCH của Chính phủ

1.3.2 Các van đề luận án cần tập trung giải quyết

Mặc dù đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nhưng vấn đềChính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam giai đoạn 1973-1975 cần được nghiên cứu

toàn diện, chuyên sâu trong một công trình nghiên cứu độc lập, từ góc nhìn của nhà

nghiên cứu Việt Nam dé làm nhận thức sâu sắc hơn bản chat phi nghĩa của chính sách

Hoa Kỳ ở Việt Nam, làm rõ tính chính nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước của nhân dân Việt Nam và Đông Dương Đồng thời, khi khảo sát cơ sở của quanđiểm đánh giá chính sách đối với Việt Nam của Hoa Kỳ sau Hiệp định Paris (1973)của các nhà nghiên cứu Việt Nam, chúng tôi nhận thấy những đánh giá rất giá trị nàyphần lớn dựa trên các cuốn sách No more Vietnams, Hoi ký của R Nixon và ThePalace File của Nguyễn Tiên Hưng va Schecter, do vậy, cần được bổ sung bang cáctài liệu gốc từ phía Hoa Kỳ

Phát xuât từ tình hình vừa nêu, luận án cân tập trung giải quyết các van dé sau:

Thứ nhất, phân tích một cách toàn diện các nhân tố tác động đến sự thay đôichính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp định Paris (1973) Các nhân tố nàyđược tiếp cận từ góc độ toàn cầu, quốc gia Hoa Kỳ và VNCH, VNDCCH

Thứ hai, xác định những thay đổi cơ bản trong chính sách của Hoa Kỳ đối vớiViệt Nam sau Hiệp định Paris (1973) so với với chính sách của Hoa Kỳ đối với ViệtNam từ sau chiến tranh thé giới thứ hai (1945) nói chung và thời Tổng thống R Nixon(được triển khai từ năm 1969-1973) nói riêng

Thứ ba, khai thác nguồn tài liệu gốc để phục dựng lại quá trình triển khai chính

sách Việt Nam của Hoa Kỳ sau Hiệp định Paris (1973) trải qua hai giai đoạn

01/1973-8/1974 và 01/1973-8/1974-4/1975 lần lượt đặt dưới sự quản lý của chính quyền Tổng thống R.Nixon và G Ford, đồng thời phân tích các cơ sở ra quyết định được Tổng thống R.Nixon, Tổng thống G Ford và hệ quả của các quyết định đó Cụ thể, trong thời kỳtriển khai chính sách đối với Việt Nam của chính quyền Tổng thống R Nixon, luận áncần tập trung làm rõ: (1) Chính quyền Tông thống R Nixon có thực hiện các cam kết

mà Tổng thống R Nixon đã gửi đến Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong quãng thời

gian từ thắng 10/1972 đến tháng 01/1973 không? (2) Ở thời điểm nào thì chính quyền

Tổng thống R Nixon buông bỏ hay không thê tiếp tục triển khai chính sách đối với

Việt Nam như đã hoạch định? Nhân tố bat ngờ là khủng hoảng Watergate đã tác độngđến mức nào đến quá trình triển khai chính sách đối với Việt Nam sau Hiệp địnhParis? Đặc biệt, các nghiên cứu trước đây thường chưa có sự chú ý đầy đủ đến chínhsách đối với Việt Nam của Hoa Kỳ thời kỳ cầm quyền của Tổng thống G Ford mà

Ngày đăng: 01/10/2024, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1968-72). (Tran Huong Phong dich). Cold War History, Vol.5, No.4, pp.501-527.Nhận từ: http://nghiencuuquocte.org/2013/12/10/trung-my-xich-lai-gan-nhau/ Link
1. Asselin, P. (2005). Nên hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trìnhcủa Hiệp định Paris. Dương Văn Nghiên (và những người khác) dịch. HàNội: Nxb Chính trị Quốc gia Khác
2. Ban biên soạn Lịch sử Tây Nam Bộ Kháng chiến. (2010). Lich sử Tây Nam Bộkháng chiến. Tập III: 1969-1975. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật Khác
3. Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị. (1995). Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia Khác
4. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam. (1979). Sự that về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua. Hà Nội: Nxb Sự thật Khác
5. Bộ Nội vụ - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Khác
6. Berman, L., &amp; Nguyễn, M. H. (2003). Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon,Kissinger, va sự phản bội ở Việt Nam. Việt Tide Khác
7. Connolly, C. (2005). Nhân tổ Mỹ: Trung - Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của Trung Quốc đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 (The American Factor:Sino-American Rapprochement and Chinese Attitudes to the Vietnam War Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. Viện trợ kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ cho VNCH theo - Luận án tiến sĩ Lịch sử thế giới: Chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam (1973-1975)
Bảng 2. Viện trợ kinh tế, quân sự của Hoa Kỳ cho VNCH theo (Trang 148)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN