Xuất phát từ những lý do đó, Học viên đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” để thực hiện luận văn
Trang 22
LỜI CAM ĐOAN:
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác Số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn theo đúng quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này
Trang 38 NQ HĐTP Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
Trang 44
MỤC LỤC:
Trang số
MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT………15
1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế 15
1.1.1 Khái niệm thừa kế 15
1.1.2 Khái niệm về quyền thừa kế………17
1.2 Quyền thừa kế quyền sử dụng đất………18
Khái niệm và đặc điểm về thừa kế quyền sử dụng đất……… 18
1.3 Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án 20 1.3.1 Khái niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án ……… 21
1.3.2 Đặc trưng của giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án ……… 22
Kết Luận Chương 1……….………… 23
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC………
24
2.1 Nội dung quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam……….24
2.1.1 Điều kiện để quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế…………24
Trang 55
2.1.2 Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất……… 26 2.1.3 Các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất 27 2.1.4 Thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế 35 2.2 Nội dung quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 37 2.2.1 Khởi kiện và điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 37 2.2.2 Chuẩn bị xét xử và hòa giải trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất 45 2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 49 2.3.1 Tình hình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2018 đến nay……… 51
2.3.2 Những vụ án cụ thể mà Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên đã giải quyết………54 - 132
2.3.3 Những kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2018 đến nay………133 2.3.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong thực tiễn hoạt động xét xử tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc………134
2.4 Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc…………138
Kết luận chương 2………139
Trang 66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH
XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC……… ………… 140
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc………
……… 140
3.1.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền sở hữu của cá nhân……… 140
3.1.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tự định đoạt của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế 142
3.1.3 Mục tiêu hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất 144
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc 146
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật nội dung quy định về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc……… 146
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng quy định giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc……… 152
Kết luận chương 3………157
KẾT LUẬN 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….159
Trang 77
MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong các giao dịch dân sự thì Thừa kế quyền sử dụng đất là một chế định pháp lý đặc thù; trải qua nhiều năm lịch sử và cùng với sự phát triển của dất nước thì chế định về thừa kế nói chung, thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng được nhà nước Việt Nam quan tâm, điều chỉnh từ đó góp phần cho việc quản lý đất đai của nhà nước được cụ thể, đảm bảo công bằng xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật về thừa kế vì Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh
tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi đất nước Về nguyên tắc, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng pháp luật cũng dành cho người sử dụng đất những quyền năng nhất định trong việc khai thác, quản lý và sử dụng đất
Tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội Việt Nam Đặc biệt, khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị, thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp Có thể liệt kê rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đai như: Hệ thống pháp luật của nhà nước có sự thay đổi qua nhiều thời kỳ cùng với sự phát triển của đất nước; việc quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, sơ hở; việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiến hành chậm; việc lấn chiếm đất đai ngày càng phổ biến nhưng không được ngăn chặn và xử lý kịp thời; đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận có giá trị, nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều lúc giá đất tăng đột biến, hệ thống các văn bản pháp Luật Đất đai ngày càng được sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện bằng chứng là việc ban hành của Luật Đất đai năm 2013 (Có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2014) Luật Đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cụ thể, là cơ sở pháp lý để các cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu quả hơn, khắc phục những
Trang 88
nhược điểm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Luật Đất đai năm 2003, quy định chỉ mới dừng lại ở mức độ chung chung nên trên thực tế dẫn đến chồng chéo, đùn đẩy giữa Ủy ban nhân dân (UBND) và Tòa án nhân dân (TAND) Do đó việc giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp về thừa
kế quyền sử dụng đất hiện nay là loại việc khó khăn, phức tạp nhất và là khâu kéo dài thời gian nhiều nhất trong công tác giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại nói chung
Có thể nói, thừa kế quyền sử dụng đất là một quyền năng đặc thù, được pháp luật thừa nhận, có vai trò quan trọng trong việc duy trì, bảo tồn và chuyển giao qua các thế hệ đối với loại tài sản đặc biệt này
Thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển giao tài sản là quyền sử dụng
đất của người đã chết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật Những tranh chấp thừa kế thường diễn ra rất phức tạp, nhất là những tranh chấp
về chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất Thực tế tố tụng tại Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng những năm qua cho thấy, việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn Nhiều vụ án có tính chất phức tạp, cơ quan tố tụng đã tiến hành giải quyết nhiều lần nhưng cũng chưa thật sự được thấu tình đạt lý Vì vậy, việc nghiên cứu pháp luật về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Đây cũng là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm
Xuất phát từ những lý do đó, Học viên đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về
thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế nhằm
mục đích nghiên cứu lý luận, thực tiễn và những quy định pháp luật thực định
trong giải quyết tranh chấp chia thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa
án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, việc nghiên cứu
đề tài cũng nhằm làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết những tranh chấp chia thừa kế quyền sử
Trang 99
dụng đất, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật và khắc phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất là một trong những quy định quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự, vì nó liên quan thiết thực đến đất đai, tài sản của người để lại
di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật với người còn sống Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng tranh chấp chia thừa kế về quyền sử dụng đất này, ngày càng nhiều và phổ biến Trong thời gian vừa qua, đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi chia thừa kế như:
* Ở góc độ các luận văn, luận án:
- Năm 2012 luận văn Thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Huyền về Thừa kế quyền
sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội;
- Năm 2014 luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Lê Quốc Giang về Giải quyết tranh chấp về Thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Năm 2015 luận văn Thạc sỹ luật học của tác giả Phan Mạnh Cường về Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế từ thực tiễn xét xử của Tòa
án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam;
- Năm 2016 luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Huy Nam về Thừa kế quyền
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội
- Năm 2017 luận văn Thạc sĩ của tác giả Trần Hồng Cẩm về Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau - Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam
Trang 1010
- Năm 2017 luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Văn Hà Pháp luật về Thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại Tòa án Việt Nam - Học viện Khoa học
xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam
- Năm 2019 luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Khắc Hùng Pháp luật giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam
- Năm 2020 luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Bích Hảo Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và vấn đề áp dụng trong thực tiễn Trường Đại học Luật Hà Nội
- Năm 2021 luận văn Thạc sĩ của tác giả Vi Thị Hương Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn Trường Đại học Luật Hà Nội
- Năm 2022 luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hương Quê Chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh…
Tại các công trình nghiên cứu khoa học này, các tác giả đã đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về thừa kế: Như quy định chung về thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế về quyền sử dụng đất cũng như giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc tại Tòa án nhân dân nơi mình công tác
*Ở góc độ các bài viết trên các tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học
của các tác giả:
- Bài viết Tiến trình phát triển pháp luật thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua của tác giả Phùng Trung Tập trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Số 2 năm 2006
Trang 1111
- Bài viết Những vấn đề về chế định thừa kế khi sửa đổi Bộ luật Dân sự của tác giả Phạm Văn Bằng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 5, tháng 3/2014
- Bài viết Hoàn thiện các quy định thừa kế QSDĐ nông nghiệp ở nước ta hiện nay của tác giả Phạm Thị Bích Thảo trên Tạp chí Công thương, tháng 10/2020
- Cuốn sách Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của TS Phùng Trung Tập, Nhà xuất bản Tư pháp, xuất bản năm 2004;
- Cuốn sách Luật thừa kế Việt Nam của TS Phùng Trung Lập - Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2008;
- Cuốn sách Kỹ năng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai
ở Việt Nam của tác giả Doãn Hồng Nhung, (Năm 2014)
- Cuốn sách Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của PGS.TS Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang; Tái bản lần thứ nhất có chỉnh lý, bổ sung quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 - NXB Tư pháp
- Cuốn sách Thời hiệu, thừa kế và thực tiễn xét xử của tác giả Tưởng Duy Lượng - Luật sư, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao) - Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2017
- Cuốn sách Luật Thừa kế Việt Nam: bản án và bình luận bản án của PGS
TS Đỗ Văn Đại - Tái bản lần thứ tư – Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2019
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, khi chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất nói riêng cho thấy Bước đầu đã làm rõ được một số vấn đề liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất và hoạt động giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại cơ quan Tòa án cũng như tình hình
số lượng các vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai mà Tòa án thụ lý và giải
Trang 1212
quyết ngày càng tăng và thường khá phức tạp Tòa án nhân dân các cấp đã thực hiện khá tốt hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử các vụ án nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, góp phần quan trọng trong việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Bên cạnh đó, vẫn còn có một số hạn chế nhất định trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân cần được làm sáng tỏ và có phương hướng khắc phục
Trên cơ sở kết quả của các công trình nghiên cứu, học viên nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu cấp độ luận văn Thạc sĩ nào nghiên cứu chuyên
sâu, đầy đủ, toàn diện về Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn
tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” Chính vì vậy, việc tiếp
tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chính sách pháp luật về thừa kế và thực tiễn khi áp dụng, giải quyết các loại tranh chấp này tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc bổ sung thêm vào kho tàng lý luận và thực tiễn về giải quyết các vấn đề nêu trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích và làm sáng tỏ về mặt lý luận những quy định pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án Việt Nam nói chung và Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng Đánh giá thực trạng việc áp dụng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Trên cơ sở đó, đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Việt Nam nói chung và Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
Trang 1313
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:Thứ nhất, nghiên cứu pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành
Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thừa kế
quyền sử dụng đất và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục khó khăn tồn tại
trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp Luật Đất đai, pháp luật dân sự về thừa kế quyền sử dụng đất, pháp luật tố tụng dân sự sơ thẩm
về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Dựa vào đó, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, thực tiễn giải quyết tranh chấp chia thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Cùng với đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các quy định của pháp luật về thừa kế
tài sản là quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc
Phạm vi về không gian: Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh
Phúc
Trang 14hệ thống pháp luật thực định trong quá trình áp dụng thực hiện pháp luật về thừa
kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản mà luận văn đặt ra, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: Phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, lập luận logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp, phương pháp khái quát
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn tập hợp, hệ thống hoá và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất Khái quát các vấn đề về nguyên tắc, nội dung pháp luật về giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 1515
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và công tác thi hành pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất bằng Tòa án, tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Bên cạnh đó, luận văn cũng là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất
- Chương 2 Nội dung quy định pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 1616
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Thừa kế là một phạm trù kinh tế, xuất hiện và tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội Khi xã hội chưa có nhà nước và pháp luật, thì thừa kế được coi
là sự dịch chuyển tài sản (của cải) từ người đã chết sang cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc Việc chuyển dịch đó sẽ bảo đảm sự chuyển giao tài sản từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Khi Nhà nước và Pháp luật ra đời, sự tác động của pháp luật vào các quan hệ thừa kế đã làm cho các quan hệ này trở thành các quan hệ pháp luật về thừa kế, trong đó các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật được ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật Từ đó khái niệm quyền thừa kế mới xuất hiện Hiện nay, có rất nhiều những định nghĩa và quan điểm về thừa kế khác nhau, ở bài viết này, tác giả xin được tổng hợp và đưa ra
quan điểm cá nhân về định nghĩa thừa kế như sau: Thừa kế là một chế định dân
sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan
hệ thừa kế”
Có hai dạng thừa kế đó là: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt, ý chí chủ quan của người đó khi còn sống và được quy định tại chương XXII của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) Thừa kế theo pháp luật là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di
Trang 1717
chúc nhưng di chúc không hợp pháp Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật Dân sự năm 2015
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một chế định trong hệ thống pháp luật dân sự của nước ta,
là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật, đồng thời quy định phạm vi, quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền, nghĩa
vụ của người thừa kế Nghiên cứu về thừa kế, Ph Ăngghen viết: “Theo chế độ
mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên người mẹ và theo tập tục thừa kế nguyên thủy trong thị tộc mới được thừa kế những người trong thị tộc chết Tài sản phải để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn nên loại này trong thực tiễn có lẽ người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ”.1
Trên thực tế đã có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền thừa kế: Theo quan điểm của TS Phạm Văn Tuyết và TS.LS Lê Kim Giang trong
cuốn “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” thì một cá nhân
bất kì có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc để lại tài sản theo quy định của pháp luật Theo cuốn từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý,
Bộ Tư pháp thì quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết, người được hưởng di sản thừa kế sẽ phải tuân theo di chúc của
người chết hoặc theo quy định của pháp luật
Theo nghĩa chủ quan, quyền thừa kế là quyền của người để lại di sản và quyền của người nhận di sản Tại quy định của Điều 609 BLDS năm 2015đã
đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc” 2
1 Ph Ăngghen (1961), Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.79
2 Điều 609, Bộ luật Dân sự 2015
Trang 1818
Trên cơ sở các quan điểm trên, tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình về
quyền thừa kế như sau: “Quyền thừa kế là quyền để lại tài sản của mình cho
người khác sau khi chết gồm quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình hoặc để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật và quyền hưởng di sản bao gồm quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”
1.2 Quyền sử dụng đất và thừa kế quyền sử dụng đất
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm thừa kế quyền sử dụng đất
1.2.2.1 Khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất
Trong đời sống thực tiễn, tài sản do cá nhân làm ra thuộc sở hữu của riêng
họ Điều này được Pháp luật ghi nhận và bảo đảm, tạo nên quyền sở hữu của cá nhân đối với tài sản, nghĩa là chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình; thậm chí trong trường hợp chết, họ cũng có toàn quyền quyết định việc để lại tài sản của mình cho những người còn sống tiếp tục chiếm hữu, sử dụng Pháp luật gọi việc làm này là thừa kế
Theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) biên soạn: Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống 3
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại Học Luật Hà Nội đã viết: Thừa kế quyền sử dụng đất là chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế còn sống theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai 4
Như vậy, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của người chết sang cho người còn sống, người được hưởng
di sản thừa kế người thừa kế theo di chúc hoặc tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật đất đai
Trang 1919
1.2.2.2 Đặc điểm về thừa kế quyền sử dụng đất
Dựa trên khái niệm về thừa kế quyền sử dụng đất, thì thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, thừa kế quyền sử dụng đất luôn gắn với một sự kiện pháp lý, đó
là người sử dụng đất chết Đây là cơ sở làm phát sinh thừa kế quyền sử dụng đất Trong trường hợp này, chúng ta cần phải xác định rõ, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, không phải là đất đai Bởi vì, theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai
2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này 5 Theo đó, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
ổn định lâu dài và họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ hai, thừa kế quyền sử dụng đất là trường hợp đặc biệt của chuyển quyền sử dụng đất Điều này được thể hiện ở các điều sau: Một là, việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác luôn gắn liền với một sự kiện pháp lý là người để lại di sản là quyền sử dụng đất chết Hai là, người nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này không phải nộp bất kỳ một khoản tiền nào cho người
để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất Ba là, đối tượng nhận chuyển quyền
sử dụng đất trong trường hợp này có phạm vi hẹp Đối tượng này là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, hoặc quan hệ nuôi dưỡng với nhau
Thứ ba, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thừa kế của BLDS năm
2015, thừa kế quyền sử dụng đất còn phải thực hiện đúng các quy định tại khoản
1 Điều 188, Luật Đất đai năm 2013, cụ thể: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
5
Điều 4 Luật đất đai 2013
Trang 2020
186 và trường hợp nhận thừa kế quy định pháp luật; b) Đất không có tranh chấp; c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; d) Trong thời hạn sử dụng đất .6
Bên cạnh đó, người được thừa kế di sản là quyền sử dụng đất không được
tự ý thay đổi mục đích sau khi nhận thừa kế
1.3 Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án
1.3.1 Khái niệm về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tranh chấp đất đai và ngày càng trở nên phổ biến Để hiểu một cách toàn diện về khái niệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì ta cần phải nhìn nhận khái niệm này dưới nhiều góc độ khác nhau
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng thì tranh chấp là những bất đồng, trái ngược nhau, đó là sự xung đột các quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội Qua đó, ta có thể hiểu, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích của những đối tượng được nhận thừa kế liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có hai loại: Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp về thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm: Yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người khác Tranh chấp về chia thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo pháp luật giữa những người thừa kế tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Theo đó, chủ thể có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Như vậy, Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án là việc cơ quan Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế
6
Khoản 1, Điều 188, Luật đất đai năm 2013
Trang 21Thứ nhất, đặc trưng về đương sự trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng giống như các vụ án dân sự khác, bao gồm: Nguyên đơn, bị đơn
và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên, đương sự trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất phải là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng Hay nói cách khác, đương
sự trong vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thường là những người thân trong gia đình hoặc dòng họ Chính vì vậy, đương sự trong vụ án thường hạn chế về số lượng, phạm vi đương sự hẹp hơn so với các vụ án dân sự thông thường khác Mặc dù số lượng đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp
về thừa kế ít nhưng cách xác định đương sự trong vụ án này gặp rất nhiều khó khăn Bởi lẽ, mối quan hệ giữa các đương sự thường phức tạp và đã trải qua một thời gian rất dài, gây khó khăn trong việc xác định đương sự trong vụ án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Thứ hai, đặc trưng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Theo quy định của pháp luật hiện hành, Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự UBND không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, mà chỉ có thẩm quyền công nhận thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
là quyền sử dụng đất Đây là điểm khác biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp so với các loại tranh chấp khác có liên quan đến đất đai
Trang 2222
Thứ ba, đặc trưng về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất Để giải quyết tranh chấp này, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải áp dụng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự; Luật Đất đai; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Nuôi con nuôi và nhiều luật khác… Chẳng hạn, để xác định được đương sự trong vụ án có tranh chấp thừa
kế về quyền sử dụng đất, buộc Tòa án cần áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nuôi con nuôi dựa trên các mối quan hệ như quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng… Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, Tòa án cần áp dụng rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau để giải quyết tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất
Thứ tư, đặc trưng về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng giống như trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự khác, song
nó cũng có những đặc thù riêng Thứ nhất, xét về thẩm quyền của Tòa án Thông thường, đối với những vụ án có liên quan đến bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi có bất động sản có tranh chấp Nhưng đối với các vụ án có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất thì thẩm quyền thuộc
về Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc theo thỏa thuận của đương sự Thứ hai, xét về tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thường là di chúc, giấy khai sinh, giấy chứng tử, giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Thứ ba, xét về thủ tục tiền tố tụng Việc hòa giải tiền tố tụng tại UBND xã, phường, thị trấn không phải là điều kiện bắt buộc
để Tòa án thụ lý đối với tranh chấp này Đây là đặc trưng để phân biệt với các tranh chấp liên quan đến đất đai khác như tranh chấp lối đi, tranh chấp ranh giới liên quan đến quyền sử dụng đất…
Trang 2323
Kết luận chương 1
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận về thừa kế quyền sử dụng đất
và pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất tại Chương I, tác giả rút ra những kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất, thừa kế quyền sử dụng đất là một trường hợp đặc biệt của chuyển quyền sở hữu đất Thừa kế quyền sử dụng đất chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp lý là người sử dụng đất chết Việc pháp luật công nhận quyền thừa kế quyền sử dụng đất là một bảo đảm để đất đai sử dụng lâu dài, giúp cho người sử dụng đất yên tâm gắn bó và sử dụng đất
Thứ hai, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là việc cơ quan Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế và pháp luật đất đai để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc thực hiện nghĩa vụ về tài sản Việc giải quyết tranh chấp này được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự về thừa kế Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết các vụ án này, các cơ quan Nhà nước cần áp dụng những văn bản pháp luật khác nhau để
có thể xử lý và giải quyết vụ án một cách đúng đắn, triệt để và hợp lý
Bên cạnh đó, ta có thể thấy được, để giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử đất hiệu quả, thì cần có một số yếu tố đảm bảo như yếu tố pháp luật, trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức Nhà nước quản
lý đất đai và cán bộ, Thẩm phán Tòa án, ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung và của người sử dụng đất nói riêng …
Trang 2424
Chương 2:
NỘI DUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Nội dung quy định pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất ở Việt Nam:
2.1.1 Điều kiện để quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế:
Để đảm bảo chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, đồng thời ngăn chặn việc kinh doanh trái phép, lấn chiếm và tích luỹ đất đai trái phép, Điều 188, khoản 1 Luật Đất đai năm 2013 quy định những điều kiện để đất đai được coi là
di sản và được để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Cụ thể, như sau:
Thứ nhất, đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai Đây là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng,
sự thừa nhận của nhà nước đối với QSDĐ hợp pháp của người sử dụng đất thông qua giấy chứng nhận QSDĐ Giấy chứng nhận QSDĐ sẽ xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước với người sử dụng đất nên họ phải có loại giấy
tờ này thì mới có quyền thừa kế QSDĐ Thông qua giấy chứng nhận QSDĐ, nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất Mục đích để có đầy đủ các căn cứ hợp pháp để thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai, tạo cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất Ngoài ra, giấy chứng nhận còn có ý nghĩa xác định phạm vi tác động đến đất đai của người sử dụng đất thông qua các nội dung như: mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng, diện tích sử dụng… được ghi nhận trên giấy chứng nhận Với việc quy định cụ thể và chi tiết về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước đã thể hiện quyết tâm xóa bỏ tình trạng sử dụng đất mà không có Giấy
Trang 25Thứ ba, QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án Một bản án đã
có hiệu lực pháp luật thì các bên liên quan phải có nghĩa vụ thi hành bản án đó một cách nghiêm túc Trong trường hợp việc thi hành bản án đó yêu cầu phải kê biên tài sản là QSDĐ của người để lại di sản, thì QSDĐ đó cũng không được coi
là di sản thừa kế Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế mà cơ quan thi hành án áp dụng đối với người phải thi hành án để thực hiện những nghĩa vụ tài sản của họ theo bản án hoặc quyết định của pháp luật có hiệu lực được đem ra thi hành Kể từ thời điểm quyền sử dụng đất bị kê biên, quyền sử dụng đất đó có thể vẫn được người phải thi hành án quản lý và sử dụng nhưng sẽ
bị hạn chế quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất đó Vì vậy, QSDĐ trong trường hợp này không là đối tượng của quan hệ thừa kế nhằm tránh tình trạng người phải thi hành án tẩu tán tài sản của mình cho người khác thông qua quan
hệ chuyển quyền
Trang 2626
Thứ tư, phải trong thời hạn sử dụng đất Thời hạn sử dụng đất được hiểu
là khoảng thời gian mà Nhà nước cho phép người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước khi sử dụng và khai thác các lợi ích từ đất Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng các hình thức sử dụng ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời hạn (Điều
125, Điều 126 Luật Đất đai 2013) Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại điều này được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Khi hết thời hạn sử dụng thì người sử dụng đất không còn quyền sử dụng trên đất nữa Chính vì vậy, việc thừa kế quyền sử dụng của cá nhân, hộ gia đình, quyền sử dụng đất không những cần tuân thủ những điều kiện như đã nêu mà còn cần tuân thủ những điều kiện về thời hạn sử dụng thì mới trở thành di sản thừa kế
2.1.2 Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất:
Thứ nhất là chủ thể để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 quy định chủ thể có quyền để thừa kế Quyền sử dụng đất cho người khác như sau: Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế Quyền
sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì Quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật 7
(đoạn 1 và 2, điểm
đ, khoản 1 Điều 179)
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chủ thể để lại di sản thừa kế quyền
sử dụng đất là cá nhân, thành viên trong hộ gia đình trong trường hợp Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình Cá nhân sau khi chết có tài sản là QSDĐ để lại cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật Cá nhân bao gồm: cá nhân là người Việt Nam (bao gồm cá nhân và cá nhân là thành viên hộ gia đình) và cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều là các chủ thể được để lại thừa kế QSDĐ
7
Điểm đ, khoản 1, điều 179 Luật đất đai 2013
Trang 2727
Thứ hai là chủ thể nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Chủ thể nhận thừa kế QSDĐ là chủ thể được người chết để lại cho di sản QSDĐ theo di chúc hoặc được hưởng thừa kế QSDĐ theo quy định của pháp luật Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam) thì có quyền được nhận thừa kế là QSDĐ Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (không thuộc diện được mua nhà
ở gắn liền với QSDĐ đất ở tại Việt Nam) hoặc cá nhân là người nước ngoài thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó Cá nhân có thể để thừa kế QSDĐ của mình cho một tổ chức Tuy nhiên BLDS hiện hành không có quy định trường hợp cá nhân là người Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ đất ở tại Việt Nam) để thừa kế QSDĐ cho tổ chức nước ngoài
2.1.3 Các hình thức thừa kế quyền sử dụng đất:
2.1.3.1 Thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc:
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 Cá nhân, thành viên hộ gia đình khi lập di chúc để thừa kế quyền sử dụng đất cần thoả mãn những điều kiện quy định tại Điều 625 BLDS 2015:
1 Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
2 Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc vậy nếu như được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc 8
Như vậy người lập di chúc chỉ có thể là cá nhân mà không thể là cơ quan,
tổ chức Tài sản quyền sử dụng đất của cơ quan phải tổ chức là tài sản chung của một chủ thể pháp lý, cá nhân không có quyền tự định đoạt những tài sản chung
đó, người lập di chúc là chủ thể đầu tiên trong quan hệ thừa kế theo di chúc Pháp luật quy định hai chủ thể là người có quyền lập di chúc để dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi chết gồm:
8
Điểm đ khoản 1 điều 179 Luật đất đai 2013
Trang 2828
Người lập di chúc là người đã thành niên Người đã thành niên là người từ
đủ 18 tuổi trở lên và tại thời điểm lập di chúc họ là người minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nếu được cha,
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc
Tại Điều 627 BLDS năm 2015 quy định về hình thức của di chúc: Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng 9
Hình thức của di chúc là phương thức biểu hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo
di chúc, là chứng cứ chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc được hưởng di sản, pháp luật quy định di chúc phải được lập dưới hình thức nhất định Di chúc văn văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết và có thể thể hiện dưới dạng di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có công chứng, di chúc bằng văn bản có chứng thực Hình thức di chúc miệng quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015
là loại di chúc mà toàn bộ ý chí của người làm di chúc thể hiện bằng lời nói trong việc định đoạt khối di sản của mình cho người khác sau khi chết Tuy nhiên như đã phân tích ở các phần trên, quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt do đó theo quy định của pháp luật hình thức của giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải công chứng chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền Di chúc miệng được thể hiện bằng lời nói của người lập di chúc trước người làm chứng Trên thực tế giá trị chứng cứ của di chúc miệng thường không cao, pháp luật dân sự quy định rất cụ thể về di chúc miệng thông qua Điều 629, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng 10
Như vậy di chúc miệng đối với tài sản để lại thừa kế là
9 Điều 627 BLDS năm 2015
10 Khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015
Trang 2929
quyền sử dụng đất được coi là hợp pháp nếu người để lại di chúc miệng thể hiện
ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và sau khi người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc chỉ điểm Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng Di chúc miệng thừa kế quyền sử dụng đất chỉ có giá trị khi đáp ứng đủ các điều kiện trên
Trong thực tế không ít các trường hợp sau người lập di chúc không am hiểu về pháp luật hoặc do điều kiện hoàn cảnh không thể công chứng, chứng thực nên việc lập di chúc có thể không được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc di chúc không đáp ứng đủ các điều kiện di chúc hợp pháp, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc cũng phát sinh từ đây và việc giải quyết các tranh chấp đối với việc di chúc vô hiệu về hình thức cũng phức tạp hơn
Ngoài ra người lập di chúc thừa kế quyền sử dụng đất cũng phải đáp ứng các điều kiện về di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự
2015, bao gồm các điều kiện về: năng lực chủ thể, ý chí của người lập di chúc, điều kiện về nội dung di chúc, điều kiện về hình thức di chúc
Thừa kế theo di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người sử dụng đất nhằm chuyển tài sản là quyền sử dụng đất của mình cho người khác sau khi chết Người lập di chúc có quyền tự định đoạt QSDĐ bằng việc chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng QSDĐ của người thừa kế Tuy nhiên quyền này của người có di sản bị pháp luật hạn chế trong các trường hợp quy định tại Điều 644 BLDS (Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc)
Về vấn đề quyền sử dụng đất để thờ cúng và di tặng quyền sử dụng đất Di sản thờ cúng là phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản được trích ra từ khối di sản và dịch chuyển cho người quản lý di sản để dùng vào việc thờ cúng Người đang quản lý di sản thờ cúng có quyền được hưởng dụng từ di
Trang 3030
sản thờ cúng nhưng không có quyền sỡ hữu, nên không có quyền định đoạt di sản thờ cúng ở bất cứ hình thức nào Ở nước ta việc thờ cúng tổ tiên được coi là việc hết sức quan trọng đối với mỗi gia đình, thực tế nhiều gia đình đã dành hẳn một phần đất riêng để phục vụ cho việc thờ cúng Vì vậy khi một người chết đi ngoài việc để lại tài sản cho con cháu mình thì người đó cũng thường để lại một phần quyền sử dụng đất của mình dùng vào việc thờ cúng Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể dành một phần tài sản trong khối di sản để thờ cúng Việc di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như sau:
Đối với trường hợp người lập di chúc chỉ định người thực hiện việc thờ cúng Người lập di chúc để lại một phần di sản là quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng đó Nếu như người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế khác thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng
Đối với trường hợp người lập di chúc không chỉ định người thực hiện việc thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng
Đối với trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản là quyền sử dụng đất dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
Theo như quy định của pháp luật hiện nay thì di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất phải đăng ký Tuy nhiên luật chưa có quy định cụ thể trong trường hợp này thì phần di sản thờ cúng đó do ai đứng tên, nếu như có người đứng tên thì trong mục đích sử dụng đất sẽ ghi là gì và thời hạn sử dụng đất là bao lâu, nếu người quản lý di sản chết thì di sản thì sẽ được giải quyết như thế nào Quy định
Trang 3131
của Bộ luật Dân sự 2015 cũng không nhắc đến điều khoản hoa lợi phát sinh từ di sản thờ cúng được xử lý ra sao, di sản thờ cúng không chia nhưng hoa lại phát sinh có thể chia cho những người thừa kế hay không, về vấn đề này theo tôi cần
có quy định cụ thể hơn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những người thừa
kế Điều 646 BLDS năm 2015 quy định về di sản, nhìn vào đó có thể thấy người lập di chúc có quyền dành một phần di tặng là quyền sử dụng đất để tặng cho người khác, người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần di tặng đó, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di sản
Bản chất của việc di tặng là quyền sử dụng đất giống như một hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở tính không có đền bù, mặc dù thể hiện ý chí đơn phương của người di tặng Khi người được di tặng đồng ý thì họ có quyền hưởng phần di sản đó mà không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ về tài sản nào do người chết để lại nếu như tuân thủ các điều kiện mà pháp luật quy định Khi việc
di tặng được hoàn thành và được pháp luật ghi nhận thì người đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai
Quy định về vấn đề di tặng hiện nay cũng đang gặp phải một vấn đề giống như di sản thờ cúng, đó là quy định một phần mà không xác định cụ thể là bao nhiêu ở một mặt khác người được di tặng cũng giống như người được thừa kế nhưng người này lại không thực hiện nghĩa vụ đối với phần được di tặng như người thừa kế, điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa người thừa kế và người được di tặng do đó theo tôi cần phải đưa ra những quy định rõ ràng và cụ thể hơn đối với vấn đề này
2.1.3.2 Thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật:
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể thừa kế quyền sử dụng đất theo pháp luật mà chỉ quy định thừa kế theo pháp luật đối với các loại tài sản chung
Trang 32Trường hợp thứ nhất, người để lại di sản thừa kế không để lại di chúc Đây
là trường hợp mà người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất không lập di chúc hoặc có lập nhưng đã bị hủy hoặc bị hư hại đến mức không thể xác định được rõ ràng ý chí của người để lại di sản hoặc hình thức thể hiện bằng ký hiệu ngôn từ khó hiểu hoặc hiểu không thống nhất các nội dung của di chúc
Trường hợp thứ 2, người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc nhưng di chúc này không hợp pháp Theo quy định của pháp luật thì di chúc chỉ được coi
là hợp pháp nếu di chúc đó có đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung quy định tại Điều 117 BLDS 2015 và điều kiện về di chúc hợp pháp quy định tại Điều 630 BLDS 2015, nếu di chúc bị coi là không hợp pháp thì đương nhiên sẽ không có hiệu lực pháp luật không làm phát sinh quan hệ thừa kế di chúc và quyền sử dụng đất là di sản thừa kế trong trường hợp này sẽ không được chia theo pháp luật
11 Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015
Trang 3333
Trường hợp thứ 3, phần di sản không được định đoạt trong di chúc Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chia cho những người nằm trong hàng thừa kế, trừ trường hợp họ là người bị người lập di chúc chỉ rõ được hưởng phần di sản theo di chúc hoặc bị truất quyền thừa
kế theo di chúc
Trường hợp thứ 4, người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc Một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc lại vừa được hưởng thừa kế theo pháp luật nếu họ là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó Nếu trong trường hợp chỉ
có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di sản liên quan đến họ mới được chia thừa kế theo pháp luật
Trường hợp thứ 5, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản, những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc Trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không
có quyền hưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại Nếu trường hợp chỉ có một số người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế pháp luật đối với phần di sản mà người lập di chúc để lại cho một số người có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015
Trường hợp thứ 6, người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản của mình Trên thực tế vì nhiều lý do mà người thừa kế có quyền nhận hoặc có quyền từ chối hưởng di sản là quyền sử dụng đất của người chết để lại Nên phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật
Trang 34Trường hợp thứ 7, di chúc không giải thích được hoặc di chúc bị hư hỏng, thất lạc Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc Khi những người này không thống nhất về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực 12
Điều 651 BLDS 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật đã kế thừa toàn bộ quy định ở Điều 676 BLDS 2005 Xác định phạm vi người thừa kế và phân chia những người nằm trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật Để xác định diện thừa kế ta cần dựa trên các mối quan
hệ như Quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng Không phải tất cả những người thuộc diện những người thừa kế đều có quyền thừa kế cùng một lúc như nhau Cần phải căn cứ thêm vào mức độ gần gũi của những người thừa kế với người để lại di sản thừa kế, pháp luật có sắp xếp những người thuộc diện thừa kế vào từng nhóm khác nhau gọi là hàng thừa kế Hàng thừa kế theo pháp luật được hiểu là nhóm người thừa kế có cùng mức độ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và có quyền như nhau đối với di sản thừa kế
12 Điều 648 Bộ luật dân sự năm 2015
Trang 3535
Theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015 những người thừa kế được chia thành ba hàng thừa kế Nguyên tắc phân chia di sản thừa kế là những người thừa kế ở cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu như không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
Về vấn đề thừa kế thế vị cũng được quy định: Trường hợp con của người
để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống, nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống 13
Người thừa kế nhận di sản thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, Tuy nhiên pháp luật thừa kế của nước ta vẫn còn công nhận các trường hợp thừa kế thế vị Thừa kế thế vị là việc thay thế vị trí hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình hoặc ông bà đáng lẽ được nhận nếu còn sống được chia đều di sản với những người thừa kế khác Ngoài ra, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản thừa kế chết
2.1.4 Thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa kế:
Thời điểm mở thừa kế chính là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là
đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết Xác định thời điểm mở thừa kế là một công việc rất quan trọng Kể từ thời điểm mở thừa kế, ta phải xác định được chính xác tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm cả những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu Thời điểm mở thừa kế là căn cứ quan trọng để xác
13 Điều 652 BLDS 2015
Trang 3636
định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết
Trong trường hợp Tòa án đã tuyên bố một người là đã chết, thì tùy từng trường hợp tòa án xác định ngày chết của người đó; nếu không xác định được ngày chết, thì ngày quyết định của Toà án tuyên bố người đó đã chết có hiệu lực
pháp luật được coi là ngày người đó chết
Quyền của người sử dụng đất phải đi đôi với nghĩa vụ của người sử dụng đất Vì vậy, người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thừa kế của mình khi
đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (trừ các trường hợp được phép chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật)
Khoản 2 Điều 611 BLDS 2015 quy định: Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản 14
Theo quy định của pháp luật thì địa điểm mở thừa kế xác định theo đơn vị hành chính cấp cơ sở BLDS có quy định địa điểm mở thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: Kiểm kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết); xác định những ai là người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật; người từ chối nhận di sản…Ngoài ra, nếu có người trong diện thừa kế từ chấp nhận di sản, thì phải thông báo cho cơ quan Công chúng nhà nước hoặc UBND xã phường, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ chối nhận
di sản Hơn nữa, trong trường hợp có tranh chấp thì Tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết
Trên thực tế, một người trước khi chết có thể ở nhiều nơi khác nhau, do
đó, BLDS quy định địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại
14 Khoản 2 Điều 611 BLDS 2015
Trang 3737
di sản Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm
mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản
2.2 Nội dung quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
2.2.1 Khởi kiện và điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế quyền
sử dụng đất
2.2.1.1 Khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là một trong những biện pháp hữu hiệu mà Nhà nước trao cho công dân để họ bảo vệ các quyền dân sự của mình Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của BLTTDS 2015 thì: Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án
có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác 15 Trong các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thì các đương sự thường phát sinh mâu thuẫn về quyền hưởng di sản thừa kế hoặc mâu thuẫn về thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, khi không thể tự thỏa thuận thì họ nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Như vậy, có thể hiểu khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là việc người khởi kiện nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc mâu thuẫn khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Khởi kiện là hành
vi đầu tiên đồng thời là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Tòa án chỉ có thể thụ lý giải quyết sau khi người khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện
Khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải có sổ nhận đơn để ghi ngày, tháng, năm nhận đơn của đương sự làm căn cứ xác định ngày khởi kiện Trong trường
15
Khoản 1 Điều 4 của BLTTDS 2015
Trang 3838
hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án thì Toà án ghi ngày, tháng, năm người khởi kiện nộp đơn vào sổ nhận đơn Ngày khởi kiện được xác định là ngày nộp đơn Nếu đương sự gửi đơn đến Toà án qua bưu điện thì Tòa án ghi ngày, tháng, năm nhận đơn do bưu điện chuyển đến vào sổ nhận đơn và ngày, tháng, năm đương sự gửi đơn theo ngày, tháng, năm có dấu bưu điện nơi gửi đơn Phong bì có dấu bưu điện phải được đính kèm đơn khởi kiện Ngày khởi kiện được xác định là ngày có dấu bưu điện nơi gửi Trưởng hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì, thì Toà án phải ghi chú trong sổ nhận đơn là không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện Trong trường hợp này, ngày khởi kiện được xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến Toà án phải ghi ngày, tháng, năm nhận đơn vào góc trên bên trái của đơn khởi kiện Sau khi nhận đơn khởi kiện, Tòa án phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện hoặc phải gửi giấy báo nhận đơn khởi kiện để thông báo cho người khởi kiện biết nếu Toà án nhận đơn khởi kiện gửi qua bưu điện Nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS 2015 thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo dùng quy định pháp luật tố tụng dân sự
2.2.1.2 Điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Thứ nhất, điều kiện về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của TAND các cấp Điều này cho thấy, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không được giải quyết theo thủ tục hành chính mà phải tuân thủ theo trình tự tố tụng tại Tòa án với những thủ tục
do BLTTDS và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định Thẩm quyền của Tòa án các cấp đối với tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 35 BLTTDS 2015 thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về
Trang 3939
dân sự theo quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015 trong đó có tranh chấp về thừa
kế quyền sử dụng đất Sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án cấp huyện và Tòa
án cấp tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất được BLTTDS 2015 quy định theo phương pháp loại trừ Nghĩa là các tranh chấp về dân sự nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện trừ những trường hợp luật quy định phải do Tòa án cấp tỉnh giải quyết Cụ thể, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong hai trường hợp
Trường hợp thứ nhất là những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà
có đương sự hoặc di sản là quyền sử dụng đất ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài Việc hiểu thế nào là đương sự ở nước ngoài là một trong những vấn đề cần làm rõ để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Theo quy định của pháp luật hiện hành thì tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có đương sự ở nước ngoài sẽ bao gồm: Một là, người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án hoặc là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác
ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án; Hai là, người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án hoặc người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án; Ba là, cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam
mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ án
Trường hợp thứ hai là Tòa án cấp tỉnh sẽ giải quyết những tranh chấp thừa
kế quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên để giải quyết Đây là một trong những vướng mắc trong việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án Bởi vì, BLTTDS cũng như các
Trang 40sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương, hay những người có uy tín trong tôn giáo
mà xét thấy nếu xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ không có lợi về chính trị hay tín ngưỡng tôn giáo
Như vậy, theo quy định pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án cấp tỉnh chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở nước ngoài, hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài Tòa án cấp tỉnh cũng có quyền lấy lên các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện để giải quyết Còn lại, đa phần các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện Bên cạnh đó, trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử trong vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng cần lưu ý những trường hợp Tòa án cấp tỉnh đang giải quyết vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đúng theo thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết có sự thay đổi như đương sự không còn ở nước ngoài hoặc không cần phải thực hiện việc uỷ thác tư pháp thì không cần phải chuyển vụ án cho Tòa án cấp huyện giải quyết mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết vụ án