1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát Ở việt nam hiện nay

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về Quản trị Công ty Cổ phần Theo Mô hình Không Có Ban Kiểm Soát Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hương
Người hướng dẫn TS. Hồ Ngọc Hiển
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Có thể thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu phần nhiều phân tích một số khía cạnh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã ngành: 8380107

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

HỌC VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ NGỌC HIỂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Mở Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Mở

Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thu Hương

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

3.1 Mục tiêu tổng quát 5

3.2 Mục tiêu cụ thể 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Các phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp luận 6

5.2 Phương pháp nghiên cứu 6

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 6

5.2.2 Phương pháp so sánh 7

5.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7

7 Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1 9

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT 9

1.1 Khái luận về quản trị công ty cổ phần 9

1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty cổ phần 9

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của Công ty cổ phần 11

1.1.3 Khái niệm quản trị công ty cổ phần 14

1.2 Khái luận về ban kiểm soát trong công ty cổ phần 20

1.2.1 Khái niệm Ban kiểm soát 20

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát trong công ty cổ phần 23

Trang 5

1.3 Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có

ban kiểm soát 25

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông 25

1.3.2 Hội đồng quản trị 31

1.3.3 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc 45

1.3.4 Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT 47

1.4 Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát trong pháp luật một số nước 51

1.4.1 Pháp luật mô hình quản trị công ty công ty cổ phần không có ban kiểm soát ở Mỹ 52

1.4.2 Pháp luật về quản trị công ty công ty cổ phần không có ban kiểm soát ở Pháp 54

Kết luận Chương 1 56

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 58

2.1 Đánh giá, nhận xét mô hình quản trị Công ty cổ phần không có ban kiểm soát theo quy định pháp luật Việt Nam 58

2.1.2 Ưu điểm trong quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo pháp luật Việt Nam 59

2.1.3 Hạn chế quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo pháp luật Việt Nam 60

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam qua một số ví dụ điển hình 64

Trang 6

2.2.1 Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 65

2.2.2 Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland Group Corp) 70

2.2.3 Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) .73

2.2.4 Công ty cổ phần Vicostone 74

2.2.5 Những đánh giá về thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty theo mô hình không có ban kiểm soát 75

Kết luận Chương 2 77

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT 78

3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật 78

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật 80

Kết luận Chương 3 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thuận tiện nhất trong việc thu hút không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn Có những công ty có tới hàng triệu cổ đông ở rải rác khắp nơi trên thế giới mà họ không hề quen biết nhau, thậm chí họ không quan tâm tới sinh hoạt nội bộ của công ty bởi sự chuyển nhượng cổ phần rất dễ dàng Do có khả năng được tự do chuyển nhượng cổ phần rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác nên việc xây dựng cơ cấu

tổ chức quản trị chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi tối ưu của các cổ đông, đặc biệt là nhóm cổ đông thiểu số; thúc đẩy công ty hoạt động có hiệu quả; ngăn cản sự tác động xấu của công ty tới xã hội trong công ty cổ phần luôn được đặc biệt chú trọng cả trong lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh nền kinh tế thị trường, tuân thủ các cam kết khi gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới); các cam kết gia nhập các hiệp định tư do thương mại thế hệ mới như CPTTP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU) thì các vấn đề lý luận và xây dựng pháp luật về quản trị công ty luôn được quan tâm, chú trọng Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề khá mới mẻ tại Việt Nam Riêng về quản trị công ty cổ phần, tiếp nối Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đang có hiệu lực

đã đánh dấu nhiều bước chuyển trong tổ chức quản trị của loại hình công ty này Theo đó, tuỳ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và năng lực tổ chức mà các công ty cổ phần có thể lựa chọn mô hình quản trị có Ban kiểm soát hoặc

mô hình quản trị không có ban kiểm soát Tuy nhiên, thực tế cho thấy mô hình quản trị công ty cổ phần không có ban kiểm soát tại Việt Nam đang bộc

lộ nhiều vấn đề chưa hoàn thiện Nhiều vụ tranh chấp nội bộ, nhiều hành vi lợi dụng vai trò, ảnh hưởng của người quản lý để trục lợi cá nhân gây ảnh

Trang 9

hưởng đến quyền và lợi ích của các cổ đông khác vẫn xảy ra thường xuyên

mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những thiếu sót, bất cập do các Bộ luật, Luật áp dụng và khuôn khổ pháp lý quá chồng chéo, phức tạp Do đó, nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát nói riêng là vấn đề rất cần thiết về mặt

lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của

Việt Nam Chính vì vậy, mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản

trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản trị công ty cổ phần và pháp luật về quản trị công ty cổ phần là vấn

đề được nhiều luật gia nghiên cứu và quan tâm Các công trình nghiên cứu là tiền đề quan trọng và nguồn tài liệu phong phú từ các giáo trình, sách chuyên khảo tham khảo với các luận án tiến sỹ, luận văn hay là các bài nghiên cứu khoa học trên các tạp chí pháp luật, có thể kể tới một số công trình nổi bật sau:

a Sách chuyên khảo, tham khảo

Một số các công trình nghiên cứu quốc tế tiêu biểu nhất như

“Corporate governance: A synthesis of theory, research and practice” do

H.Kent Baker và Ronald Aderson chủ biên, được John Wiley & Sons, Inc xuất bản năm 2010 nội dung về lịch sử quản trị công ty, hệ thống QTCT của các nước trên thế giới, nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của công ty; những vấn đề phát sinh khi tách bạch giữa quyền sở hữu

và quyền quản lý “Corporate Governance: priciples, policies and practices”

của Bob Tricker được Oxfoxd University Press tái bản lần thứ ba năm 2015 Nội dung của công trình này trình bày, phân tích những tình huống thực hành các nguyên tắc QTCT

Trang 10

Các công trình nghiên cứu trong nước về chủ đề này phải kể tới: Giáo trình Luật Thương mại (Phần chung và Thương nhân), NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội năm 2013 của PGS.TS Ngô Huy Cương với kiến thức lý luận về công ty, quản trị công ty và quản trị công ty cổ phần là cơ sở để cho các

nghiên cứu chuyên sâu; Chuyên khảo Luật Kinh tế, NXB Đại học Quốc gia năm 2004 của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; Chuyên khảo Quản trị công ty lý thuyết và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh năm 1970 của Trần Quốc trung; Hoàng Văn Hải Đinh Văn Toàn, Quản trị công ty, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội năm 2018 Các giáo trình, sách tham khảo đều đề cập tới các vấn đề cơ bản của công ty cổ phần như khái niệm, bản chất, đặc điểm, quản trị và vận hành công ty Đây là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo của luận văn

b Luận án tiến sỹ, luận văn cao học

Luận án tiến sỹ “Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần

ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Minh Tuấn, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Luận văn thạc sỹ “Quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014” của tác giả Lê Văn Hưng, bảo vệ năm 2018 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học

xã hội Luận văn nghiên cứu sâu về quy định pháp luật Doanh nghiệp 2014 về

mô hình không có ba kiểm soát của công ty cổ phần Những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của luận văn tại thời điểm Luật Doanh nghiệp 2014 là cơ sở

để luận văn tiếp thu và phát triển

Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần truyền thông Đại Dương” của tác giả Hà Thị Hồng Anh, bảo vệ năm 2015 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã

đi sâu nghiên cứu hệ thống pháp luật liên quan đến quản trị công ty cổ phần

Trang 11

và thực tiễn doanh nghiệp Đại Dương từ đó có những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam

Luận văn thạc sỹ “So sánh quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam và Nhật Bản” của tác giả Vũ Ngọc Dao, bảo vệ 2015 tại Khoa Luật, Đại học Quốc Gia

Hà Nội

c Các bài viết trên các tạp chí khoa học

Ngoài ra còn có những bài viết khác trên các tạp chí khoa học như:

Bài viết của Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp Số 1(353)/2018 (tr 50-59); TS Nguyễn Trọng Bình, Một số vấn đề lý luận về đánh giá quản trị công ty, Tạp chí tổ chức Nhà nước:https://tcnn.vn/news/detail/42786/Mot- so-van-de-ly-luan-ve-danh-gia-quan-tri-cong.html (truy cập 25/06/2022); Lê Thái Phong and Vũ Văn Ngọc, Các học thuyết về mục đích của công ty và việc áp dụng chúng trong Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật Điện tử te.aspx?ItemID=104 (truy cập 25/06/2022)

Có thể thấy, có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoàn thiện pháp luật

về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, tuy nhiên các công trình nghiên cứu phần nhiều phân tích một số khía cạnh pháp lý trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ cổ đông hay cơ cấu

tổ chức đại hội đồng cổ đồng, hội đồng quản trị, ban kiểm soát,… Các vấn đề được nghiên cứu, đào sâu chủ yếu dựa trên căn cứ pháp lý Luật Doanh nghiệp năm 2005 và 2014 Chính vì vậy, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về mô hình quản trị CTCP không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, áp dụng vấn đề pháp lý vào thực tiễn từ đó thấy được những hạn chế, bất cập để đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam

Trang 12

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận về quản trị CTCP không có ban kiểm soát, đồng thời xem xét, đánh giá về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tác giả mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật về quản trị CTCP tại Việt Nam Từ đó làm tiền đề cho việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế

3.2 Mục tiêu cụ thể

Nghiên cứu có hệ thống và luận giải trên cơ sở lý luận các khái niệm, quan điểm, cơ sở pháp lý, nền tảng khoa học liên quan đến quản trị công ty theo mô hình không có ban kiểm soát

Đánh giá đúng, chính xác thực trạng quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt theo Luật Doanh nghiệp năm 2020

Đề xuất được một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát tại Việt Nam hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 Từ đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty theo mô hình không có ban kiểm soát trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế

Về phạm vi nghiên cứu

Trang 13

Theo cách tiếp cận của Luận văn, tác giả không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề pháp lý về quản trị công ty cổ phần mà chỉ tập trung vào các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp 2020 về quản trị công

ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát trên cơ sở đánh giá một số điển hình cho mô hình quản trị không có ban kiểm soát tại Việt Nam và so sánh với pháp luật về quản trị công ty cổ phần của một số quốc gia trên thế giời, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này

5 Các phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích,… nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu Dưới đây là một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng trong luận văn của mình:

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Thứ nhất, nghiên cứu Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật

Thương mại… và các giáo trình, sách chuyên khảo viết, các tạp chí luật, các bài báo liên quan đến công ty cổ phần, quản trị công ty CTCP, quản trị CTCP

Trang 14

không có ban kiểm soát

Thứ hai, nghiên cứu về các điều ước quốc tế, các chính sách và quy

định pháp luật của một số quốc gia có liên quan đến quản trị CTCP, quản trị CTCP không có ban kiểm soát

Thứ ba, nghiên cứu các công trình, bài viết của các học giả trong và

ngoài nước; các tổ chức quốc tế có liên quan đến công ty cổ phần, quản trị công ty CTCP, quản trị CTCP không có ban kiểm soát

5.2.2 Phương pháp so sánh

Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng trong luận văn nhằm phục vụ cho việc đối chiếu những quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật quốc gia liên quan đến công ty cổ phần, quản trị công ty CTCP, quản trị CTCP không có ban kiểm soát Qua việc sử dụng phương pháp so sánh, tác giả đã có những nhận thức, cái nhìn khách quan toàn diện hơn

về pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế Từ đó, tạo những cơ sở, tiền đề trong việc đưa ra những tiếp cận mới về đến quản trị CTCP không có ban kiểm soát

5.2.3 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Thông qua số liệu mà tác giả thu thập bằng các phương thức khác nhau qua internet, tài liệu hội nghị, hội thảo,… tác giả sử dụng nguyên liệu đó để đưa ra những nhận xét, đánh giá trong quá trình thực thi pháp luật về đến quản trị CTCP không có ban kiểm soát Qua những đánh giá đó rút ra những điểm thành công và bất cập trong quá trình thực thi pháp luật, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật về đến quản trị CTCP không có ban kiểm soát tại Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đề tài “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay” có ý nghĩa về cả mặt lý luận và thực tiễn:

Trang 15

Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu có hệ thống và luận giải trên cơ sở lý luận và thực tiễn các khái niệm, cơ sở pháp lý, nền tảng khoa học, các vấn đề có liên quan đến quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát

Đánh giá chính xác tình hình thực tế quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020 Từ đây, thấy được những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020

Cuối cùng là đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

Việt Nam về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát

Ý nghĩa thực tiễn

Những quan điểm và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị

công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát là có thể là tài liệu tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và

giảng dạy pháp luật về quản trị công ty

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu theo bố cục 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát

Trang 16

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY

CỔ PHẦN THEO MÔ HÌNH KHÔNG CÓ BAN KIỂM SOÁT

1.1 Khái luận về quản trị công ty cổ phần

1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty cổ phần

Đầu tiên, CTCP là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn Là sản phẩm của các nhà lập pháp từ nhu cầu của thực tiễn kinh doanh, khi hoạt động kinh doanh và nhu cầu của các nhà kinh doanh từ đó pháp luật mới thừa nhận và đưa vào trở thành một chế định pháp lý Về lịch sử của CTCP được ghi nhận đầu tiên ở Pháp vào năm 18671 và ở Đức năm 18702 Một số nhà nghiên cứu lại có quan điểm, hình thức công ty cổ phần được “phôi thai” từ thời La Mã cổ đại.3

Sự xuất hiện đầu tiên vào những năm 1600-1874 của các công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh Được thành lập vào 31/10/1860 với 218 người và được cấp phép độc quyền kinh doanh trong vòng 15 năm ở vùng Đông Ấn “Người đầu tư góp vốn theo chuyến đi biển và sau mỗi chuyến đi biển nhận lại vốn cổ phần và tiền lãi”4 như vậy thấy rằng công ty đầu tiên này được quản trị, vận hành còn

sơ sài nhưng là dấu mốc đầu tiên với sự bắt đầu của CTCP Sau đó ở các quốc gia khác cũng xuất hiện các công ty cổ phần theo hình thức tương tự như ở Hà Lan, Thuỷ Điển, Đan Mạch, Đức, Mỹ,… Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX, CTCP phát triển ở nhiều lĩnh vực như giao thông, vận tải, xây dựng, cơ khí, ngân hàng,… Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật CTCP

Trang 17

cũng góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đồng thời phát triển mở rộng phạm vi ở nhiều nước, nhiều khu vực, phát triển thành những công ty đa quốc gia đúng như nhận định “Công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công

ty siêu quốc gia”5

Nguồn gốc hay truyền thống pháp luật sẽ có những ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật của các quốc gia như thuộc hệ thống pháp luật dân luật hay hệ thống pháp luật thông luật là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới các quy định pháp hay định hướng xây dựng, cải cách pháp luật ở các quốc gia Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ nội tại thống nhất với nhau trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội 6 được xây dựng và vận hành dựa trên nền tảng chuyên biệt về triết lý, hệ tư tưởng, nguyên tắc pháp

lý, thứ mà được gọi là truyền thống pháp lý 7 Do vậy pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng pháp luật Civil law và pháp luật quản trị công ty cũng chịu ảnh huởng nhiều của truyền thống dân luật Không chỉ thế, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói riêng cũng luôn học tập, phát triển với xu thế chung của thế giới do vậy pháp luật quản trị công ty cổ phần đã được ban hành, sửa đổi và hoàn thiện qua từng giai đoạn lịch sử pháp luật:

Đầu tiên, giai đoạn đầu tiên khi bị Pháp chiếm đóng thì theo đó pháp luật về công ty của Pháp được du nhập vào Việt Nam theo đường chinh phục thuộc địa, thông qua “hội người”, sau “hội vốn” đã phục vụ cho nhu cầu khai thác

Guadalupe Soriano - Barabino (2016), Comparative Law for Legal Tralators, New Trend Translator in

Traslationstudies, vol 7, Peter Lang publishing, Oxford, tr.23; Matti Joutsen (2010), Legal Traditions, in Magai Natarajan (ed.), International crime and Justice, Cambridge University Press, UK, tr.67-74

7

Châu Quốc An (2022), Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh, Tr78

Trang 18

thuộc địa, và sinh hoạt của người Pháp ở Đông Dương Cụ thể, pháp luật về CTCP được ghi nhận đầu tiên trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà án Nam, Bắc Kỳ”, đây là những bước đầu, là nền tảng sơ khai cho những quy định pháp lý sau này Năm 1972, Bộ luật Thương mại được chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ban hành, bộ luật được kế thừa từ quy định của công ty dưới thời Pháp thuộc và du nhập những kinh nghiệm mới của quốc gia khác có thể nói đây là một bộ luật thương mại đồ sộ khá hoàn chỉnh về khoa học pháp lý Đến năm 1990 Luật công ty được ban hành, quy định về hình thức CTCP Cơ cấu quản trị công ty bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc điều hành Ở Luật Công ty 1990 có sự thay đổi, khi bỏ Uỷ viên kiểm toán mà xây dựng “Ban kiểm soát” với nhiệm vụ kiểm toán nội bộ công ty Đến Luật Doanh nghiệp 2014 có những thay đổi lớn, thấy được hết những ưu nhược điểm của các mô hình quản trị công ty cổ phần đã tồn tại Tập trung vào mục đích phát triển chứ không chỉ ở hình thức của công ty Từ đây mô hình quản trị công ty cổ phần có thay đổi rõ nét Việc điều hành hay mối quan hệ giữa cổ đông và các cơ quan khác nhau trong công ty Quản lý, điều hành công ty cổ phần dựa vào ba cơ quan chính: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Luật Doanh nghiệp quy định tuỳ theo mỗi loại mô hình, mà công ty cổ phần sẽ có Ban kiểm soát hay không

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của Công ty cổ phần

Khái quát về lịch sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần ở trên, hiểu rằng công ty cổ phần đã manh nha từ thời cổ đại La Mã, và phát triển từ giai đoạn đầu của nền kinh tế công nghiệp khi các nhà tư bản cần mở rộng kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn, cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy

ra, việc tham gia vào việc điều hành công ty không cần thiết,… Chính những

Trang 19

điều này, khẳng định việc hình thành, phát triển và hoàn thiện loại hình công

ty cổ phần là vô cùng cần thiết, nó đáp ứng được mọi đòi hỏi của thị trường, phát triển kinh tế

Được ra đời như một tổ chức kinh doanh, phát triển, thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, trong những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, có thể nói

sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ “Công ty cồ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển”8

Có nhiều có cách gọi công ty cổ phần, từ trước đây người ta gọi công ty

cổ phần này là công ty vô danh Ở các nước khác nhau thì sẽ gọi khác nhau, như ở Pháp là “anonymous company”- công ty vô danh; ở Anh thì “company LTD”- công ty với trách nhiệm hữu hạn; ở Mỹ gọi “Commercial coporation”- công ty kinh doanh; ở Nhật gọi “Kabushiki Kaisha”- công ty chung cổ phần 9 Pháp luật Việt Nam có ghi nhận khái niệm về CTCP tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Trang 20

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.”

Những đặc điểm của công ty cổ phần như sau:

Thứ nhất, CTCP là công ty đối vốn Vốn điều lệ của công ty được chia

thành những phần nhỏ nhất bằng nhau, còn được gọi là cổ phần, mỗi phần tương đương với một cổ phần Mỗi cổ phần được sở hữu có sẽ có giá trị trên sàn giao dịch, có thể gọi là mệnh giá, các cổ phần có giá trị được đưa lên sàn giao dịch, được bán, chuyển nhượng, Bởi hình thức công ty nên CTCP có phần không quan tâm nhiều tới nhân thân của thành viên mà coi trọng cổ phần hơn, tư cách cổ đông của công ty được xác định dựa trên căn cứ quyền sở hữu

cổ phần Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần do các cổ đông quyết định trừ các trường hợp pháp luật không quy định hoặc không được chuyển nhượng Tùy từng loại cổ phần để quyết định mức độ tự do chuyển nhượng như thế nào Như vậy, cơ cầu cổ đông có thể thay đổi do hoạt động tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông, nhưng cũng không làm ảnh hưởng tới bản chất của công ty

Thứ hai, như nhắc đến bên trên thành viên của CTCP được gọi là những

cổ đông Ba cổ đông là số lượng tối thiểu trong công ty cổ phần và không có giới hạn tối đa các cổ đông Những cổ đông có thể ở khắp mọi nơi trên thế giới và không hề quen biết nhau Là những người có quyền sở hữu cổ phần, nhưng họ thậm chí không quan tâm tới sinh hoạt nội bộ của công việc nội bộ của công ty bởi việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng

Thứ ba, CTCP được phép huy động vốn bằng phát hành chứng khoán

Công ty muốn tăng vốn điều lệ thì có quyền phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch và cũng có thể phát hành cả trái phiếu với mục đích tăng vố vay Công ty

sẽ có khả năng mở rộng kinh tế và nguồn vốn rất lớn

Trang 21

Thứ tư, về chế độ trách nhiệm tài sản của CTCP Khi các cổ động có

trách nhiệm với số giá trị cổ phần mà mình nắm giữ Pháp luật cũng quy định

về việc các cổ đông phải có trách nhiệm trả tiền hoặc tài sản cho công ty khi được thanh toàn cổ phần mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định Và ngược lại trường hợp cổ đông phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ công ty nếu không hoàn 10

Thứ năm, về tư cách pháp lý, các thành viên hay người quản trị công ty

không có tư cách thương nhân, những người có thẩm quyền giao dịch là những người đại diện cho CTCP Luật doanh nghiệp quy định bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, CTCP sẽ có tư cách pháp nhân

1.1.3 Khái niệm quản trị công ty cổ phần

Trước tiên, một vài nét về quản trị công ty, quản trị công ty là thuật ngữ pháp lý được chuyển ngữ từ khái niệm “Coporate Governace” “Corporate governance” được sử dụng như một thuật ngữ mới, chính thức được giới thiệu đầu tiên vào năm 1983 trong lĩnh vực kinh tế bởi Bob Tricker trong chuyên luận “Các góc nhìn về quản trị công ty: ảnh hưởng của tri thức trong việc thực hành QTCT” Việc quản trị công ty không tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thống điều hành công ty, sự phát triển không bền hay có cả khủng hoảng Vì vậy, các quy định pháp lý, thể chế và thông lệ quản trị công ty là không thể thiếu

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị công ty, ở Việt Nam thì

“quản trị” có sự đồng nhất với thuật ngữ “quản lý” nên lúc đầu “quản trị công ty” bao gồm “quản trị nhà nước” đối với công ty nghĩa là quan hệ quản lý nhà

10

Lê Văn Hưng (2018), Luận văn “Quản trị Công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội, tr14

Trang 22

nước theo chiều dọc mang tính áp đặt, mệnh lệnh và quản trị quan hệ nội bộ công ty Nhưng sau này, việc hiểu như vậy không còn phổ biến Ta hiểu thuật ngữ “quản trị” đặt trong phạm vi nội bộ của công ty, hoạt động là trong một tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung

Quyền sở hữu và quyền quản lý ở công ty cổ phần có sự khác nhau rõ rệt

Cổ đông không tham gia trực tiếp điều hành các hoạt động thường nhật của công ty Như trong việc quản trị công ty cổ phần, thì việc quản trị CTCP có phần phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác

Quản trị CTCP là hệ thống thiết chế, chính sách, quy định và quy trình được xây dựng nhằm định hướng, điều hành và kiểm soát công ty Quản trị CTCP nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích cân bằng giữa các bên trong công ty như người quản lý và cổ đông, người lao động và khách hàng

Ở Việt Nam, quản trị công ty cổ phần được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, có quan điểm rằng: “Xét ở góc độ toàn diện, quá trình quản lý, điều hành công ty cổ phần bao gồm tất cả những ảnh hưởng liên quan đến quá trình ra quyết định của công ty” Ngoài định nghĩa rộng thì cũng có nghĩa hẹp như “các mối quan hệ của Ban giám đốc, các cổ đông và những chủ thể khác

có liên quan của công ty; mối quan hệ này hình thành nên cấu trúc để đạt được các mục tiêu mà công ty đặt ra, cách thức để đạt được những mục tiêu

đó và xác định cơ chế giám sát việc thực hiện

Theo các tổ chức quốc tế như Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra “QTCT là hệ thống các thủ tục và quy trình mà thông qua đó công ty được chỉ đạo và kiểm soát Quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia khác nhau trong công ty trong cơ cấu QTCT Ví dụ như trong HĐQT, các chức danh điều hành, cổ đông và các bên

có quyền lợi liên quan khác; bên cạnh đó còn có các quy tắc, thủ tục ra quyết

Trang 23

định của công ty”11

Hay Ngân hàng thế giới (WB) định nghĩa, “QTCT là một

hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của công ty”; Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) định nghĩa, “QTCT bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các CĐ, các chức danh quản lý, các chủ

nợ và những người có liên quan khác cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy định trên”12 Các quan điểm của WB, ADB và OECD được coi là tiền đề, cơ sở lý luận pháp luật của các nước Từ đó, ta có thể hiểu, quản trị công ty là tổng hợp những quy định về việc quản lý, điều hành và kiểm soát công ty

Các mô hình quản trị công ty cổ phần phổ biến trên thế giới:

Quản trị công ty cô phần có thể nói được chia làm hai, một bên là có ban kiểm soát và một bên là không có ban kiểm soát

Mô hình quản trị một tầng phổ biến ở hầu hết các quốc gia theo hệ thống Common law như Hoa Kỳ, Anh, Úc, Mô hình quản trị này gồm gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc (Ban điều hành) và Uỷ ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT

11

OECD (2005), Glossary of satistical terms: corporate governance

12 Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr363

Trang 24

Hình 1.1: Mô hình Hội đồng quản trị công ty cổ phần một tầng

Có thể thấy quản trị mô hình một tầng không có Ban kiểm soát, đặt ra câu hỏi vậy cơ quan nào có vai trò và trách nhiệm thay thế BKS với nhiệm vụ giám sát Mô hình quản trị một tầng không có BKS nhưng hoạt động hiệu quả của các thành viên HĐQT độc lập và hoạt động Uỷ ban kiểm toán Giữ quyền lực, các vấn đề điều hành công ty do Hội đồng Giám đốc quyết định HĐGĐ được bầu chọn bởi ĐHĐCĐ, và mọi vấn đề hoạt động, điều hành của công ty đều HĐGĐ quyết định Điều này có thể hiểu rằng, tất cả các hoạt động kinh doanh, hợp tác, định hướng phát triển của công ty đều chịu sự quản

lý của HĐGĐ Theo mô hình QTCT cổ phần theo cấu trúc hội đồng đơn lớp kiểu Anh - Mỹ, mô hình quản trị không có một cơ quan chuyên trách để thực hiện các nhiệm vụ giám sát như Ban kiểm soát của mô hình quản trị song lớp Thay vào đó, là hoạt động của các thành viên HĐQT độc lập bên ngoài (outside directors) và Ủy ban kiểm toán Do vậy, để xây dựng cơ cấu giám sát trong quản trị công ty thì các thành viên độc lập của HĐQT có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các ý kiến, quan điểm độc lập, khách quan Theo xu

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị [Thành viên / Thành viên độc lập]

Tổng Giám đốc/

Giám đốc

Uỷ ban kiểm toán

Trang 25

thế phát triển quản trị CTCP, có thể thấy mô hình đơn lớp đang dần phổ biến

và thịnh hành ngày càng nhiều nước trên thế giới

Mô hình quản trị hai tầng phổ biến quốc gia như Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Hà Lan Các nước khác thì tiếp nhận ở mức độ hạn chế mang tính tự nguyện như Đan Mạch, Luxembourg và Thuỵ Điển 13

Mô hình quản trị hai cấp có 2 đặc điểm quan trọng, gồm: (i) Cấu trúc quản trị - điều hành có 2 hội đồng theo thứ bậc: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; (ii) Có thể có sự tham gia nhất định của đại diện người lao động vào hội đồng phía trên.14

Hình 1.2: Mô hình Hội đồng quản trị công ty cổ phần hai tầng

ĐHĐCĐ sẽ bầu chọn thành viên của BKS và người lao động cũng có quyền lựa chọn thành viên của hội đồng BKS Trong hội đồng giám sát có các đại diện khác và các thành viên không thuộc công ty, ta hiểu hoạt động giám sát đạt hiệu quả thì thành viên BKS còn là những thành viên độc lập, tách biệt khỏi những quyền và lợi ích trực thuộc công ty Trong Luật doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông

Tổng Giám đốc/

Giám đốc

Trang 26

Đức, sự tham gia của người lao động trong quản trị công ty với số ghế có thể lên tới 1/3 trong hội đồng giám sát nếu công ty có hơn 500 lao động hoặc ½ ghế đối với công ty than, thép hay người lao động tham gia bình đẳng trong công ty có nhiều hơn 200 công nhân 15 Còn Hội đồng giám sát với có quyền

và nghĩa vụ chỉ định và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản lý và giám sát hoạt động quản lý

Khi nhìn vào hai mô hình quản trị trên ta thấy sự khác biệt giữa hai mô hình là vai trò bộ phận giám sát Đối với mô hình quản trị một tầng, bộ phần giám sát trao cho Uỷ ban kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT, chức năng giám sát là do các thành viên HĐQT độc lập thực hiện Trái lại với mô hình quản trị một tầng, mô hình quản trị hai tầng có hoạt động của ban kiểm soát, cơ quan này hoạt động độc lập so với HĐQT Nhiệm vụ của ban kiểm soát hoạt động, điều hành của HĐQT và ĐHĐCĐ

Một số quốc gia, không theo hẳn một mô hình quản trị một tầng hay hai tầng, mà có sự kết hợp cả hai mô hình, khi cho phép các doanh nghiệp, CTCP được quyền lựa chọn mô hình quản trị phù hợp với vốn, với quy mô, định hướng phát triển của mình Uỷ ban Châu Âu đưa khuyến nghị cho các nước thành viên quyền lựa chọn mô hình quản trị một tầng hay hai tầng hoặc có thể nhiều hơn, thì như pháp luật của Pháp có quy định có thể lựa chọn mô hình

Uỷ ban thanh tra công ty16 Ngoài ra, đối với Pháp hay một số nước thuộc khối Scandianavian law còn cho phép lựa chọn mô hình quản trị nội bộ theo

mô hình song lớp truyền thống và mô hình đơn lớp du nhập Như CTCP ở Pháp có thể lựa chọn linh động giữa hai mô hình là mô hình quản trị một tầng không có ban kiểm soát hoặc hai cấp là có ban kiểm soát Và phần lớn các CTCP ở Pháp là mô hình quản trị một tầng Ở đây hội đồng quản trị có ít nhất

Trang 27

3 người và không quá 12 người Số thành viên có thể đại diện của ban giám đốc và một đại diện của người lao động và những thành viên này không phải

là những thành viên chính thức

1.2.1 Khái niệm Ban kiểm soát

Đầu tiên xét theo định nghĩa của cụm từ “kiểm soát” trong từ điển Tiếng Việt, “kiểm soát” là xem xét để phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định”17 Như vậy, có thể hiểu việc kiểm soát của Ban kiểm soát là việc kiểm tra, giám sát dựa trên các tiêu chí có sẵn để phát hiện, ngăn chặn những hành

vi vi phạm, chủ thể có hành vi vi phạm.Trong việc quản trị CTCP, việc giám sát, đánh giá, theo dõi để hạn chế, ngăn chặn những hành vi vi phạm với quy chế, điều lệ, gây thiệt hại cho công ty Tóm lại, ta có thể hiểu Ban kiểm soát là

bộ phận tiến hành những hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá, những biện pháp được thực hiện để ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro của các vi vi phạm, đảm bảo việc hoạt động, điều hành, quản lý công ty đạt hiệu quả cao nhất Ban Kiểm soát (Board of Supervisors) của một công ty có nhiệm vụ giống như các cơ quan tư pháp trong mô hình tam quyền phân lập nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty

- Cơ cấu Ban kiểm soát thường bao gồm:

+ Trưởng ban Kiểm soát

+ Thành viên Ban kiểm soát chuyên trách

+ Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách

- Thành viên Ban kiểm soát cần có một số điều kiện cốt yếu, thể hiện trong các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như:

17 Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Tuè điển học: Từ điển Tiếng Việt NXB Đà Nẵng, 2013, tr507

Trang 28

+ Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

+ Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc

và người quản lý khác Điểm này sẽ hạn chế các thông đồng hoặc hành vi không chuẩn của thành viên Ban kiểm soát

+ Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty + Thành viên Ban kiểm soát cũng không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của Công ty

- Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu ra trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm được tiến hành theo nguyên tắc đa số Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: tài chính, kế toán, kiểm toán, kinh tế, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành khác phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn)

- Quy chế Ban kiểm soát công ty cổ phần

Theo Luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần có trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra Số lượng thành viên, quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của ban kiểm soát công ty trách nhiệm hữu hạn do điều lệ của công ty quy định

Ban kiểm soát công ty cổ phần có từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban Trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty cổ phần Thành viên hội đồng quản trị, giám đốc và những người có liên quan với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng của công ty đó không được làm thành viên ban kiểm soát

Trang 29

Công ty cổ phần có số cổ đông từ 11 người trở lên hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát (Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020) Thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, gồm từ 03 đến 05 người trong đó ít nhất phải có một người có chuyên môn về kế toán Ban kiểm soát bầu ra một người làm Trưởng ban; Trưởng ban bắt buộc phải là cổ đông công ty, còn những người kia có thể là người ngoài công ty

- Không được làm thành viên Ban kiểm soát (Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2020):

+ Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người có liên quan với họ

+ Theo định nghĩa của Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người có liên quan là: vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù (treo) hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh ừái phép, ưôn thuế, lừa dốì khách hàng và các tội khác theo quy định của pháp luật

- Nhiệm kỳ của thành viên kiểm soát do Điều lệ công ty quy định, hoặc Đại hội đồng cổ đông ấn định Thông thường nhiệm kỳ này là năm năm Thành viên mãn nhiệm kỳ có thể được tái bổ nhiệm nếu Điều lệ không quy định khác

- Thành viên Ban kiểm soát chấm dứt chức vụ khi hết nhiệm kỳ, đến hạn tuổi quy định ttong Điều lệ công ty, khi được bổ nhiệm thành Quản trị viên, Tổng giám đốc hay Kế toán ttưởng công ty Thành viên Ban kiểm soát cũng chấm dứt chức vụ khi bị Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm hay cách chức, việc cách chức có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không cần phải viện dẫn lý do

Trang 30

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Mô hình quản trị công ty cổ phần có Ban kiểm soát là mô hình quản trị được áp dụng phổ biến ở Việt Nam trong thời gian rất dài Công ty cổ phần thành lập Ban kiểm soát khi có từ 11 cổ đông trở lên; nếu có dưới 11 cổ đông thì có cổ đông là tổ chức và các cổ đông là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty trở lên Luật Doanh nghiệp quy định số lượng thành viên BKS từ 03 đến 05 thành viên, không chỉ vậy, tiêu chuẩn về Trưởng Ban kiểm soát Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết, tiêu chuẩn cao hơn để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc: “có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” Ban kiểm soát giữ vai trò thực hiện giám sát HĐQT, Tổng Giám đốc hay Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công

ty, chịu trách nhiệm ĐHĐCĐ trong việc thực hiện các nhiệm vụ Điều này được thể hiện trong những quy định về Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát tại Điều 170 Luật Doanh nghiệp 2020

Thứ nhất, BKS có nhiệm vụ thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt

động quản lý và điều hành công ty của các cơ quan như HĐQT, GĐ Việc điều hành, hoạt động của công ty do các cơ quan HĐQT, GĐ, cũng như các thành viên có nhiệm vụ điều hành, quản lý côg ty có thể xảy ra những trường hợp tư lợi, lạm dụng quyền hành của mình nên việc có một cơ quan để giám sát, ngăn chặn hành vi vi phạm

Thứ hai, BKS kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, trung thực, chính xác đầy đủ

của các hoạt động kế toán, thống kê, báo cáo tài chính hay các giấy tờ có liên quan khác của công ty

Trang 31

Thứ ba, BKS có nhiệm vụ rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả

của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty

Vai trò của BKS là đại diện quyền lợi cho các cổ đông, nhiệm vụ được nêu trên của BKS khi hoàn thành sẽ phải báo cáo cho đại hội cổ đông Việc giám sát các hoạt động để phát hiện, nhận định những sai phạm, lạm dụng hay gian lận thì BKS phải đưa ra đề xuất định hướng để ngăn chặn, hạn chế những rủi

ro có thể xảy ra một cách kịp thời Vai trò, quyền và nghĩa vụ của BKS được quy định cụ thể, có thể nói là một vị trí vô cùng quan trọng Tuy nhiên, mô hình quản trị CTCP có BKS không đạt được hiệu quả nhất định, nói cách khác, trên thực tế, hoạt động của BKS còn nhiều bất cập, thiếu hiệu quả dẫn đến quản trị công ty không tốt

Theo như khảo sát của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC)18

, ban kiểm soát không đáp ứng được vai trò giám sát dù vai trò ban kiểm soát trong quy định Luật Doanh nghiệp là không thể phủ nhận, khi đánh giá tính hiệu lực của ban kiểm soát ở Việt Nam, IFC dùng từ “on paper”- trên giấy, nghĩa là việc quy định không áp dụng hiệu quả trong thực tiễn chỉ toàn lý thuyết Việc hoạt động của BKS không được đánh giá cao, còn được nhận xét là thiếu hiệu quả Theo ông Hoàng Đức Hùng, Phó Tổng giám đốc PwC Việt Nam cho rằng: “ Theo lý thuyết, ban kiểm soát phải rất mạnh, rất hiệu quả vì là cấp cao hơn HĐQT Nhưng cơ chế hiện nay tại nhiều doanh nghiệp làm cho ban kiểm soát thiếu tính hiệu quả”19 Tóm lại, có rất nhiều lý do cũng như nguyên nhân việc ban kiểm soát trở nên lạc hậu, không còn là mô hình quản trị chiếm ưu thế

18

Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là một trong những tổ chức tài chính phát triển đang nỗ lực hoạt động vì sự phát triển bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển Tại Việt Nam, IFC từ lâu đã trở thành một trong những tổ chức phát triển quốc tế hoạt động tích cực nhất góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các dự án tài trợ phát triển, huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài trợ quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp và Chính phủ

19

Đặng Hoa, “Mơ hồ vai trò của ban kiểm soát trong doanh nghiệp”, Tạp chí Diễn đàn của các nhà quản trị, 2020 Truy cập https://theleader.vn/mo-ho-vai-tro-cua-ban-kiem-soat-trong-doanh-nghiep-1595468509358.htm

Trang 32

duy nhất Có thể kể lý do như việc Cổ đông bầu ra thành viên ban kiểm soát, nhưng các cổ đông chỉ họp lại một lần mỗi năm điều này thể hiện sự thiếu tương tác, liên tục Hơn nữa, ngoài việc giám sát thì BKS còn kiểm tra, thẩm định những hoạt động, công việc chi tiết của các bộ phận, cơ quan trong CTCP Đối với thực tiễn ở Việt Nam, các thành viên trong BKS số lượng có hạn nên các thành viên ở nhiều vị trị khác nhau có thể thành viên ở vị trí cao hay cả các thành viên vị trị vận hành công ty do vậy thực hiện nhiệm vụ của các thành viên còn nhầm lẫn, lẫn lộn khi đưa ra hướng chỉ đạo và kiểm tra chi tiết

Từ đó, mô hình quản trị một tầng hay còn gọi mô hình quản trị không có BKS được ghi nhận trong các quy định pháp luật Việt Nam, mô hình quản trị tiên tiến được nhiều nước, thông lệ quốc tế áp dụng

1.3 Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có

ban kiểm soát

Từ Luật Doanh nghiệp 2014 pháp luật trao quyền quyết định lựa chọn

mô hình quản trị nào cho các công ty cổ phần Kế thừa những thành tựu của Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định thêm mô hình quản trị công ty cổ phần một tầng, mô hình quản trị không có ban kiểm soát., pháp luật về quản trị CTCP ở nước ta nói chung và quản trị CTCP không có BKS đã có bước phát triển và biến đổi cơ bản theo hướng phù hợp với các thông lệ quản trị quốc tế được thừa nhận Các công ty cổ phần được quyền tự

do quyết định mô hình quản trị phù hợp với tình hình, hoàn cảnh thực tiễn hoạt động và phát triển công ty mình Các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của CTCP theo mô hình không có ban kiểm soát như cơ cấu, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc (Tổng giám đốc), Uỷ ban kiểm toán trực thuộc HĐQT, …được quy định cụ thể trong luật, tạo cơ sở pháp lý chung để những nhà quản lý doanh nghiệp áp dụng vào thực tiễn công

Trang 33

ty mình, nhằm làm cho bộ máy CTCP theo mô hình không có ban kiểm soát vận hành có hiệu quả

1.3.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông bao gồm các cổ đông và đều có quyền biểu quyết

Cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CTCP

1.3.1.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông

Tại khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP” Vậy quyền lực của ĐHĐCĐ chủ yếu là việc bỏ phiếu một số thay đổi lớn của công ty và bầu chọn hội đồng Giám đốc Khoản 2 của điều luật này quy định cụ thể khi liệt kê các quyền và nghĩa vụ của ĐHĐCĐ

“a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;

b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;

c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;

g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

Trang 34

l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;

m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;

n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.”

Như vậy, ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của CTCP Có quyền quyết định số phận của công ty cổ phần, khi thông qua định hướng phát triển công ty cũng như quyết định tổ chức lại, giải thể công ty Có thể thấy vấn đề trên đều là những vấn đề nền tảng cốt lõi của công ty, do ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất ĐHĐCĐ quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công

1.3.1.2 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Pháp luật Việt Nam quy định về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tại điều

139 và 140 Luật Doanh nghiệp 2020 thì có quy định hai loại cuộc họp là cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường ĐHĐCĐ họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thông qua các vấn đề:

a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Báo cáo tài chính hằng năm;

c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;

e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

Trang 35

g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền

Đối với trường hợp theo Điều lệ công ty có khác thì HĐQT quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết nhưng sẽ không quá sáu tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính

ĐHĐCĐ họp bất thường do HĐQT triệu tập trong trường hợp:

a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

b) Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật;

c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này;

d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty

Về điều kiện họp ĐHĐCĐ

Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định Có sự thay đổi khi Luật Doanh nghiệp 2014 quy định là ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định nêu trên thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có

số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên, tỷ lệ

cụ thể do Điều lệ công ty quy định.20

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công

ty không quy định khác Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến

20 Điểm 2 Khoản 2 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 36

hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp

Và chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp

Như vậy, quy định về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ bảo đảm được quyền yêu cầu triệu tập họp hoặc triệu tập họp ĐHĐCĐ của cổ đông thiểu số trong những trường hợp cần thiết Điều này xây dựng trên cơ sở hợp lý, được

áp dụng vào trường hợp cụ thể phù hợp sẽ buộc tất cả các cổ đông đa số phải quan tâm tới quyền, lợi ích của cổ đông thiểu số, giúp cổ đông thiểu số có cơ hội ảnh hưởng đến quyết định của công ty Tóm lại mối quan hệ giữa hai bên tốt lên, đảm bảo lợi ích, cân bằng lợi ích, bảo vệ hợp lý các quyền và lợi ích của cổ đông đa số và cổ đông thiểu số

Về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ liên lạc của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.21 So với Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời gian gửi thông báo mời họp đến các cổ đông dài hơn, từ chậm nhất là 10 ngày tăng lên 21 ngày

Về hình thức thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Về hình thức thông qua quyết định: ĐHĐCĐ thông qua các quyết định bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Trường hợp điều lệ công ty không quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp: (i)Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty; (ii) Định hướng phát triển công ty; (iii) Loại cổ

21 Điểm 1 Khoản 1 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2020

Trang 37

phần và tổng số cổ phần của từng loại; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác; (vi) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty

Về biểu quyết tại cuộc họp

Về tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp cổ đông, nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định: Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định; tổ chức lại, giải thể công ty; các vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định Các nghị quyết được thông qua khi được số

cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều này; tỷ lệ

cụ thể do Điều lệ công ty quy định

Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định

Như vậy, pháp luật hiện hành đã thừa nhận tính hợp pháp của thể thức tham gia họp và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến của ĐHĐCĐ Các

cổ đông được bỏ phiếu điện tử hoặc gửi phiếu biểu quyết thông qua gửi thư, fax, email, Đây có thể coi điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển của

Trang 38

thời đại cách mạng công nghệ, hơn nữa hoàn cảnh khách quan như đại dịch Covid-19 hơn hai năm vừa qua không cho phép việc họp, bỏ phiếu trực tiếp Ngoài ra phù hợp với pháp luật các quốc gia trên thế giới, ví dụ Chỉ thị số 2007/36/EC của Liên minh châu Âu quy định các nước thành viên phải cho phép các công ty niêm yết tạo cơ hội cho cổ đông tham gia họp ĐHĐCĐ bằng hình thức phương tiện điện tử như truyền hình trực tiếp, kết nối hai chiều, cho phép cổ đông biểu quyết trước hoặc trong khi họp ĐHĐCĐ mà không cần có mặt.22

1.3.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền

và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.23

Quyền và nghĩa vụ của HĐQT được quy định tại khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020:

a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Quyết định bán cổ phần chưa bán trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác; d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Luật này;

Trang 39

e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác

có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138, khoản 1 và khoản 3 Điều 167 của Luật này;

i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của những người quản

lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;

k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết;

n) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;

o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

Trang 40

p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể công ty; yêu cầu phá sản công ty;

q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

Có thể thấy, pháp luật đã quy định bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê hết những quyền và nghĩa vụ của HĐQT, quy định cụ thể, chi tiết tuy nhiên vẫn còn những hạn chế có thể nhận ra trong quy định này Trong điều 136 của Luật Doanh nghiệp 2022 quy định trường hợp việc thanh toán cổ phần được mua lại hoặc trả cổ tức trái quy định của pháp luật, cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoà trả được cho công ty thì tất cả thành viên HĐQT phải cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty Ngược lại, điều 153 Luật này chỉ ra việc đền bù thiệt hại của các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định của HĐQT trái với quy định của pháp luật, nghị quyết ĐHĐCĐ, hay Điều lệ công ty gây ra thiệt hại cho công ty Hiểu rằng, các thành viên tán thành phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân,24còn thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định được miễn trừ trách nhiệm Như vậy thấy rằng cùng quy định về ràng buộc trách nhiệm nhưng chính trong Luật doanh nghiệp lại có những quy định khác nhau

Số lượng thành viên HĐQT được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty, nhưng thông thường sẽ có từ 3 đến 11 thành viên Với tư cách thành viên HĐQT, thì thấy có ba nhóm thành viên của HĐQT là thành viên thông thường, thành viên độc lập và thành viên không điều hành

a) Thành viên thông thường

Theo quy định pháp luật hiện hành, thành viên HĐQT có nhiệm kì không quá 5 năm và có thể bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế Các tiêu chí và

24

Phạm Quý Đạt (2022), Luận án “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành”, Đại học Luật

Hà Nội, tr106

Ngày đăng: 06/10/2024, 17:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Châu Quốc An (2022), Luận án tiến sĩ “Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Châu Quốc An
Năm: 2022
3. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại (phần chung và thương nhân), Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Phạm Quý Đạt (2022), Luận án “Mô hình quản trị công ty cổ phần theo phápluật Việt Nam hiện hành”, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình quản trị công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Tác giả: Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại (phần chung và thương nhân), Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Phạm Quý Đạt
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Phạm Quý Đạt (2022)
Năm: 2022
5. Trần Lương Đức (2006), Luận văn “Chế độ pháp lý vê quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp”, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ pháp lý vê quản trị công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp
Tác giả: Trần Lương Đức
Năm: 2006
8. Lê Văn Hưng (2018), Luận văn thạc sĩ “Quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2014
Tác giả: Lê Văn Hưng
Năm: 2018
9. Đặng Hoa, “Mơ hồ vai trò của ban kiểm soát trong doanh nghiệp”, Tạp chí Diễn đàn của các nhà quản trị, 2020Truy cập https://theleader.vn/mo-ho-vai-tro-cua-ban-kiem-soat-trong-doanh-nghiep-1595468509358.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mơ hồ vai trò của ban kiểm soát trong doanh nghiệp
11. Phạm Duy Nghĩa (2006), “Sự thay đổi trong pháp luật công ty CHLB Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 12. Nguyễn Ngọc Bích (2003). Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong công tycổ phần, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự thay đổi trong pháp luật công ty CHLB Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa (2006), “Sự thay đổi trong pháp luật công ty CHLB Đức và so sánh với pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7 12. Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2003
13. Bùi Thị Bích (2015), Luận văn “Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam”, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Bích
Năm: 2015
1. Luật Doanh nghiệp 2005 2. Luật Doanh nghiệp 2014 3. Luật Doanh nghiệp 2020 II. Nước ngoài Khác
2. Các nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD B. Sách, bài báo và tạp chíI. Tiếng Việt Khác
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Tập I, NXB Tư pháp Khác
6. Nguyễn Thanh Hội & Nguyễn Thăng (2001), Quản trị học, NXB Thống Kê, Hà Nội Khác
7. Phạm Huy Hồng (2010), Tạo thuận lợi cho việc thực hiện quyền cổ đông trong Luật Liên minh Châu Âu và Đức -Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3/2010 Khác
10. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Khác
14. Nguyễn Thị Kim Quyên & Nguyễn Thị Yên (2021), Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên độc lập Hội đồng quản trị: Từ cách hiểu và áp dụng một điều luật trong thực tiễn, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23 Khác
15. Đặng Cẩm Thuý (1997), Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng vào Việt Nam, Tạp chí NCKT, Số 225 Khác
16. Lê Tài Triển, Nguyễn Vạng Thọ & Nguyễn Tân (1972), Luật thương mại Việt Nam dẫn giải, Quyển II, Nhóm Nghiên cứu và dự hoạch, Sài Gòn Khác
17. Nguyễn Hữu Trinh (2022), Quản trị công ty cổ phần của các quốc gia trên thế giới bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Công Thương- Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số1 Khác
18. Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Hà Nội Khác
19. Viện Kinh tế Thế giới (1991) Công ty cổ phần? Các nước phát triển – Quá trình thành lập, tổ chức quản lý, Nxb. KHXH Khác
20. Viện ngôn ngữ học, Trung tâm Tuè điển học: Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w