Nếu việc giao kết hợp đồng theo cách truyền thống được thực hiện chủ yếu bằng văn bản, hoặc thông qua hành vi tạo ra những thuận tiện nhất định cho các bên tham gia giao dịch, thì giờ đâ
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
1 Trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử có những điểm khác biệt gì đáng kể so với giao kết và thực hiện một hợp đồng truyền thống?
2 Pháp luật Việt Nam đã xử lý các khác biệt này như thế nào? Có điểm gì chưa được xử lý, kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật hiện hành có liên quan?
1 Pháp luật hiện hành chưa tạo ra được những quy phạm pháp luật đầy đủ, rõ ràng nhằm điều chỉnh cũng như tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử;
Hợp đồng thương mại điện tử mang đến sự thuận tiện trong quá trình giao kết và thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia Tuy nhiên, song song với những tiện ích này, các bên cũng không tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn mà mặt trái của thương mại điện tử mang lại.
3 Bên gia nhập hợp đồng thương mại điện tử (phần lớn với tư cách người tiêu dùng) thường gánh chịu những rủi ro trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng.
Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến chủ đề pháp luật hợp đồng thương mại điện tử đã có không ít tác giả, những người nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật thể hiện những quan điểm, những góc nhìn pháp lý dưới dạng bài nghiên cứu chuyên khảo, tạp chí khoa học, báo cáo hội thảo khoa học, luận văn, Theo đó các bài nghiên cứu đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, những vướng mắc, khó khăn cũng như những vấn đề mà pháp luật hiện hành còn chưa quy định Qua đó, một số bài viết tiêu biểu của một số tác giả nghiên cứu, như:
- Nguyễn Thị Mơ, 2006 Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử Hà Nội: NXB Lao động xã hội;
- Trần Văn Biên, 2007 Những vấn đế pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử
- Trần Văn Biên, 2010 Tự thỏa thuận trong giao kết hợp đồng điện tử qua mạng internet Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10 (270), tr.55 – 66;
- Trần Văn Biên, 2012 Đặc điểm của hợp đồng điện tử Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5(289), tr.52-57;
Trong bài viết "Những bất cập trong quy định của pháp luật về quy trình, thủ tục giao kết hợp đồng điện tử và một số giải pháp đề xuất" của Đặng An Thanh (Tạp chí Tòa án nhân dân số 7/2014, tr 26-30), tác giả nêu ra những bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này, đồng thời đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình hình.
- Đặng An Thanh, 2014 Pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt
Nam Luận văn thạc sĩ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh;
- Tào Thị Quyên, Lương Tuấn Nghĩa, 2016 Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay Hà Nội: NXB Tư pháp
Thông qua những bài nghiên cứu đó, những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện một cách riêng rẽ, còn mang tính chất khái quát chung là chủ yếu, đa phần được thể hiện dưới dạng những bài đăng tạp chí nghiên cứu pháp lý nên việc chi tiết hoá những quy định pháp luật, những thực tiễn có liên quan còn hạn chế Do vậy, việc chọn đề tài “Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam” như một cách để người viết có thể tổng hợp và nghiên cứu sâu hơn một số khía cạnh pháp lý có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, nhằm đưa ra những ý kiến và lập luận độc lập đối với các vấn đề liên quan mà các bài viết, bài nghiên cứu trên chưa thực hiện được trong giai đoạn hiện nay, góp phần củng cố và hoàn thiện những quy phạm pháp luật thực định cũng như góp phần vào việc lý giải những các thức kinh doanh trong thực tiễn cuộc sống của người kinh doanh nói chung và các chủ thể quan hệ pháp luật hợp đồng thương mại điện tử nói riêng.
Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả mong muốn có thể giúp cho người đọc có một góc nhìn tổng quan những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở nước ta hiện nay Không dừng lại ở đó, việc chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng góp phần giúp cho người đọc vận dụng một cách tốt hơn những quy định thực định để bảo vệ chính bản thân mình trong các quan hệ pháp luật nói chung và các quan hệ thương mại điện tử giữa các chủ thể nói riêng Ngoài ra, việc nghiên cứu còn chỉ ra được những bất cập, bằng cách loại bỏ những quy định không hợp lý, những rào cản thương mại hoặc bổ sung những quy định còn thiếu sót – chưa bảo vệ được các chủ thể tham gia, mà thông qua đó các nhà hành pháp cần xem xét để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, góp phần vào sự phát triển các giao dịch trên thị trường nói riêng cũng như sự phát triển của xã hội nói chung
4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu tập trung vào:
1 Hệ thống quy phạm pháp luật Việt Nam có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, cũng như cách thức áp dụng và vận hành những quy định đó vào đời sống của người kinh doanh trên thị trường hiện nay;
2 Những tình huống thực tế có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử;
3 Những phán quyết có hiệu lực của một số cơ quan tài phán như nguồn bổ trợ cho pháp luật thực định hiện hành, vốn chưa hoàn thiện trong giai đoạn thương mại điện tử đang ngày càng phát triển một cách nhanh chóng
Luận văn tập trung phân tích giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo quy định pháp luật hiện hành, bao gồm cả phương thức giao dịch quy định và chưa quy định cụ thể Ngoài ra, luận văn còn đề cập đến thực hiện hợp đồng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hợp đồng mẫu, điều khoản bất cân xứng, minh bạch thông tin, cũng như quyền riêng tư trong giao kết, thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật.
Văn bản phân tích hệ thống pháp luật thực định liên quan đến thương mại điện tử đang có hiệu lực, đồng thời tham khảo cả pháp luật đã hết hiệu lực để so sánh ưu nhược điểm Ngoài ra, việc nghiên cứu pháp luật của các quốc gia khác giúp đề xuất các sửa đổi, bổ sung cho pháp luật trong nước, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử.
Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng: Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong tất cả các chương của luận văn
- Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: những phương pháp này được tác giả vận dụng để đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan so với quy định liên quan hoặc pháp luật của các nước khác… Đặc biệt, phương pháp này được sử dụng để phân tích các vấn đề về lý luận chung liên quan đến vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, nhằm tổng hợp đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại điện tử và những vấn đề có liên quan
- Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện
Trong quá trình hành văn, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch để giải thích rành mạch các kiến nghị của cơ sở Cụ thể là cơ sở đề xuất những kiến nghị cô đọng, súc tích rồi người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó.
- Phương pháp bình luận các vấn đề giữa quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật còn bất cập, trên cơ sở đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, luận văn này đóng góp vào việc làm phong phú thêm góc nhìn, quan điểm pháp lý và giải thích cách thức áp dụng pháp luật hiện hành vào thực tế Do đó, luận văn không chỉ là một tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học pháp lý mà còn chứa đựng những đề xuất, quan điểm mới về giao kết và thực hiện hợp đồng trong thời đại công nghệ hiện đại Những đề xuất này có thể được sử dụng để sửa đổi, bổ sung pháp luật và áp dụng vào thực tế, với mục đích thúc đẩy các giao dịch diễn ra nhanh chóng, tăng giá trị và hiệu quả, đồng thời đảm bảo lợi ích cho các bên thông qua hợp đồng - một phương thức phân bổ và chia sẻ rủi ro, lợi nhuận.
Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:
Chương I: Những vấn đề lý luận về thương mại điện tử và hợp đồng thương mại điện tử
Chương II: Giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật việt nam
Chương III: Giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan đến giao kết thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1 Khái quát về thương mại điện tử
Kinh tế thế giới đã có những sự chuyển biến mang tính chất lịch sử, và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng không nằm ngoài những sự chuyển biến mang tính thời cuộc như vậy Từ tiền ảo (bitcoin, blockchain), dịch vụ vận chuyển bằng công nghệ (uber, grab); cho đến trí tuệ nhân tạo (AI), hoặc việc thanh toán không sử dụng tiền mặt (ví điện tử, e-banking), là những cách thức kinh doanh, giao dịch mới được xuất hiện trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Chính những cách thức giao dịch mới đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những lề lối kinh doanh truyền thống, vốn được áp dụng một cách xưa cũ trên thị trường, buộc phải dần thay đổi và thích nghi trước những sự thay đổi của công nghệ ngày càng mạnh mẽ Nếu như trước đây, kinh tế truyền thống con người thực hiện một cách sơ khai thì ngày nay kinh tế nói chung cũng như thương mại và dịch vụ nói riêng đã vượt qua khỏi những giới hạn sơ khai của nó, trong đó ranh giới lãnh thổ quốc gia ngày càng mờ nhạt, thế giới trở nên “phẳng” hơn bao giờ hết, cũng như những phương thức giao thương đã có những sự chuyển biến mang màu sắc hoàn toàn khác, tiết kiệm được thời gian, chi phí giao dịch cũng như gia tăng hiệu suất lưu thông của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường
Không thể phủ nhận, những phương thức giao dịch thương mại xuất hiện từ thuở sơ khai đến bây giờ vẫn phát huy được những vai trò vốn có của nó Chẳng hạn, giao kết và thực hiện hợp đồng dựa trên văn bản thuận tiện cho việc đàm phán, thương lượng để đi đến ý chí chung của các bên tham gia; Việc giao nhận hàng hoá trực tiếp giữa người mua, kẻ bán đã tạo nên sự thuận tiện nhất định cho việc kiểm tra, chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng; hay là việc thanh toán bằng tiền mặt vốn gần gũi, được những người kinh doanh áp dụng hàng ngàn năm nay Tuy nhiên, như vòng xoáy của quy luật phát triển, việc phát triển khoa học công nghệ nói chung cũng như sự phát triển hệ thống mạng internet toàn cầu đã tác động không nhỏ đến những cách thức giao dịch truyền thống đó Và thuật ngữ “thương mại điện tử” xuất hiện như một quy luật tất yếu của kinh tế thị trường bởi những đặc trưng riêng có và những tiện ích mà nó mang lại
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh tiến hành qua môi trường điện tử hoặc trực tuyến, không sử dụng trao đổi giấy tờ Các hoạt động bao gồm mua sắm, đặt hàng, thanh toán, kiểm soát tồn kho, xử lý đơn hàng và hỗ trợ khách hàng Theo WTO và OECD, thương mại điện tử được thực hiện thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy fax hoặc các thiết bị điện tử khác, có hoặc không sử dụng internet.
“Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua mạng máy tính bởi cách thức được thiết kế riêng nhằm mục đích nhận và đặt hàng Thậm chí hàng hoá, dịch vụ được thực hiện thông qua phương tiện điện tử, tuy nhiên việc thanh toán hoặc giao hàng không được thực hiện bởi phương thực trực tuyến Một giao dịch thương mại điện tử có thể được thực hiện bởi doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, chính phủ hoặc các tổ chức công, tổ chức tư khác Theo đó, giao dịch điện tử được thực hiện thông qua web, extranet hoặc phương tiện truyền dữ liệu điện tử Việc thực hiện giao dịch được xác định theo phương thức đặt lệnh Không bao gồm việc đặt hàng được thực hiện bằng các cuộc gọi điện thoại, fax hoặc qua email bằng hình thức thủ công” 2,3 Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì
“Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác” 4 Từ những cách giải thích của những tổ chức hợp tác cùng với quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thương mại điện tử, có thể thấy thương mại điện tử bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:
1 Nguồn https://thelawdictionary.org/electronic-commerce-e-commerce “Business conducted without the exchange of paper based documents through the use of electronic and/or online devices It includes activities such as procurement, order entry, transaction processing, payment, authentication and nonrepudiation, inventory control, order fulfillment, and customer support The general public participates in ecommerce, almost unknowingly these days Ecommerce devices include computers, telephones, fax machines, barcode readers, credit cards, automated teller machines (ATM) or other electronic appliances, whether or not using the internet”
2 World Trade Organization, 2013 E-commerce in developing countries – Opportunities and challenges for small and medium-sized enterprises
3 Organisation for Economic Co-operation and Development (OECD), 2011 OECD Guide to Measuring the Information Society
4 Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 và Khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP
Những chủ thể tham gia thương mại điện tử gồm những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài Theo mô hình doanh nghiệp, có 4 loại mối quan hệ thương mại điện tử: doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C), doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp với chính phủ (B2G) Tuy chính phủ chưa chính thức được pháp luật quy định là chủ thể tham gia thương mại điện tử, nhưng trên thực tế, chính phủ vẫn tham gia thông qua việc mua sắm hàng hóa công và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tạo nên sự bình đẳng giữa các chủ thể trong giao dịch thương mại điện tử.
Thứ hai về hình thức và phương thức thực hiện của thương mại điện tử Như đã đề cập, nếu như thương mại truyền thống được thực hiện một cách thủ công thông qua việc đàm phán, gặp gỡ trực tiếp và đôi khi là thông qua những mối quan hệ tâm giao nhằm đạt mục đích giao kết hợp đồng, thì ở thương mại điện tử, sự công nghệ hoá của
5 Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, 2017 Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2017
10 các thiết bị điện tử và mạng internet đã xoá bỏ những yếu tố quan hệ, tình cảm trong việc giao kết và đưa ra những quyết định mang tính ràng buộc Theo đó, các bên trước khi tham gia vào hợp đồng thương mại điện tử chỉ có thể biết nhau thông qua các thông tin mà đối phương cung cấp, hoặc uy tín và thương hiệu của bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ được gầy dựng trên thị trường thông qua các chính sách marketing, quảng cáo, truyền thông Do vậy, phương tiện điện tử và dữ liệu điện tử là yếu tố quan trọng, quyết định giao dịch đó có được xem là giao dịch điện tử hay không
Trên thực tế ngày nay cũng như trong những cách dẫn giải về phương tiện điện tử, thì phương tiện điện tử được thể hiện thông 02 khía cạnh:
(i) Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự 6 Thông qua quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có những sự khác biệt so với cách dẫn giải khái niệm giao dịch được thực hiện thông qua phương tiện điện tử của WTO và OECD như vừa phân tích phía trên Bằng chứng, WTO và OECD đã loại trừ hình thức “đặt hàng được thực hiện bằng các cuộc gọi điện thoại, fax hoặc qua email bằng hình thức thủ công” Tuy nhiên khi dẫn chiếu với quy định về giao dịch điện tử thì pháp luật Việt Nam vẫn xem việc đặt hàng thông qua cuộc gọi điện thoại, fax, email dưới hình thức thủ công và những cách thức trên được xem là giao dịch thương mại điện tử theo quy định Và theo quan điểm của người viết, việc quy định như pháp luật Việt Nam có phần hợp lý, bởi nếu mở rộng cách thức giao dịch bằng những quy định pháp luật thực định sẽ khiến mối quan hệ đó được luật điều chỉnh, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp các bên, so với việc loại trừ thì các cơ chế phi chính thức của thị trường làm cho pháp luật trở nên đứng ngoài các mối quan hệ kinh tế Hơn thế, ngày nay việc phát triển các phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động đang phát triển một cách mạnh mẽ, và hầu hết các giao dịch được thực hiện thông qua ứng dụng đó hoặc những cách thức thương mại trực tuyến được thực hiện thông qua bên trung gian thứ ba Do vậy, cách định nghĩa của pháp luật Việt Nam hiện hành về phương tiện điện tử mang tính phổ quát cao, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh được thực hiện những quyền tự do kinh doanh của mình cũng như không tạo ra những rào cản thương mại trong việc công nhận một phương tiện nào đó có được xem là phương tiện điện tử trong hoạt động thương mại hay không
Không dừng lại ở đó, (ii) Phương tiện điện tử còn hiểu rộng hơn khi mà các chủ thể tham gia không nhất thiết phải thực hiện một quy trình giao dịch hoàn toàn bằng
6 Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005
Thương mại điện tử (TMĐT) là hình thức giao dịch trực tuyến, cho phép người mua thanh toán trực tiếp cho người bán bằng tiền mặt TMĐT khác biệt so với giao dịch truyền thống ở chỗ các hoạt động có thể chỉ diễn ra một phần qua phương tiện điện tử, không nhất thiết phải thanh toán hoặc thực hiện toàn bộ giao dịch trực tuyến Sự thuận tiện và hiệu quả của TMĐT giúp người kinh doanh và người tiêu dùng sử dụng như một phần thiết yếu trong cuộc sống Theo triết lý kinh tế, các đối tượng giao dịch sẽ dễ dàng đón nhận những phương thức giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và mang lại tiện ích.
Thứ ba về thời gian và không gian của thương mại điện tử Có thể khẳng định thời gian và không gian trong thương mại điện tử là yếu tố then chốt và quyết định những tiện ích mà thương mại điện tử mang lại Theo đó, thương mại điện tử không giới hạn thời gian mà các bên tham gia giao dịch, dựa vào tính năng lưu trữ, truyền dẫn thông tin của phương tiện điện tử mà nhu cầu của các bên có thể gặp gỡ được với nhau tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày Cũng như, giới hạn không gian dường như cũng trở nên mờ nhạt ở thời buổi công nghệ số, khi mà một người ở quốc gia này có thể đặt hàng, mua hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ bởi một chủ thể đang hoạt động trên vùng lãnh thổ, quốc gia khác Một minh chứng trên thực tế là những trang bán hàng trực tuyến lớn thế giới hiện nay như: Amazon, Bestbuy, Ebay, Alibaba, có trụ sở thương mại hoạt động ở Hoa Kỳ và Trung Quốc Tuy nhiên, người tiêu dùng của những trang bán hàng này là những cư dân đang sinh sống rộng khắp các quốc gia trên thế giới, và cũng chính nhóm người tiêu dùng này cũng là đối tượng được các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến hướng đến Qua đó, ranh giới lãnh thổ của các quốc gia hiện nay trong lĩnh vực thương mại nói chung dường như không có giới hạn, và sự hiện diện các thương hiệu, các sản phẩm nổi tiếng của những quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên cùng một thị trường không khó bắt gặp trong cuộc sống của mỗi cư dân toàn cầu hiện nay
1.1.2 Thương mại điện tử trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
Quá trình phát triển nông nghiệp nặng nề kéo dài đã khiến nền kinh tế Việt Nam chậm phát triển hơn so với các quốc gia cùng khởi điểm Hơn nữa, những cuộc chiến tranh cùng chính sách kinh tế hậu chiến đã làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực.
7 Khoản 7 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005: “Giao dịch điện tử tự động là giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã được thiết lập sẵn”
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.2.1 Khái niệm và cơ sở pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử
Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005, "Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu" Định nghĩa rộng mở này tương đồng với cách quy định về hợp đồng điện tử của các nước khác, tạo thuận lợi cho các chủ thể thực hiện các giao dịch mới hoặc phát triển các giao dịch tương ứng.
13 Khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định: “Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”
14 Article 48 of E-Commerce Law of The people's republic of China 2018: “E-commerce parties use of automatic information systems to form or perform contractual action is legally effective as to the party using that system”
14 của pháp luật hiện hành, đây cũng là vấn đề chung của việc lập pháp nước ta hiện nay Bên cạnh đó, đứng trước việc khoa học công nghệ ngày càng một phát triển nhanh chóng, việc chi tiết hoá một điều khoản liên quan đến hợp đồng điện tử cũng trở nên dễ lỗi thời khi mà pháp luật vốn dĩ luôn ở trạng thái tĩnh so với các giao dịch thương mại điện tử trên thị trường luôn biến động từng ngày Chính vì vậy, việc pháp luật hiện hành yêu cầu các chủ thể khi tiến hành giao dịch có sử dụng phương tiện điện tử hoặc thông điệp dữ liệu điện tử đều nhận được sự điều chỉnh của pháp luật là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tế
Một vấn đề khác có liên quan, pháp luật giao dịch điện tử hiện hành quy định hợp đồng điện tử trong đó điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và trong hoạt động của các cơ quan nhà nước 15 Tuy nhiên đến nghị định hướng dẫn Luật giao dịch điện tử hiện hành là Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì tên của nghị định là Nghị định về thương mại điện tử Có thể thấy, thông qua văn bản hướng dẫn thì đối tượng điều chỉnh của giao dịch điện tử đã bị thu hẹp lại, và chính điều này tạo nên sự không đồng nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ giao dịch điện tử Chính vì thế, một quan hệ thương mại điện tử thì được nghị định điều chỉnh, tuy nhiên một quan hệ dân sự điện tử hoặc dịch vụ công điện tử thì nằm ngoài khuôn khổ của nghị định dẫn đến sự thiếu thống nhất trong quá trình lập pháp Và do vậy, việc phân biệt một quan hệ pháp luật thuộc quan hệ thương mại hay dân sự hiện nay chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết tranh chấp và quyền tài phán của những cơ quan giải quyết tranh chấp với nhau 16 , chứ không còn mang ý nghĩa thực tiễn nhiều trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng Bằng chứng thực tế hiện nay, vai trò của pháp luật thương mại nói chung cũng như Luật Thương mại 2005 hiện hành đang ngày càng trở nên mờ nhạt, khi mà những chế định luật trong luật thương mại được thay thế bởi những văn bản luật chuyên ngành khiến cho pháp luật thương mại hiện hành chỉ còn mang tính chất hình thức Chẳng hạn, pháp luật điều chỉnh về quảng cáo thương mại đã được quy định cụ thể ở Luật Quảng cáo 2012, pháp luật điều chỉnh về đấu thầu đã được quy định cụ thể ở Luật Đấu thầu 2013 Và do vậy, việc phân định một quan hệ là dân sự hoặc thương mại cũng không còn cần thiết trong quá trình áp dụng pháp luật cho các giao dịch được giao kết và thực hiện bởi các chủ thể hiện nay, khi mà pháp luật về hợp đồng, giao dịch đã được BLDS điều chỉnh một cách trực tiếp và kịp thời Và trong việc tìm hiểu những chế định có liên quan đến hợp đồng điện tử trong luận văn này, hợp
15 Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005
16 Phan Huy Hồng, 2012 Một số vấn đề cơ bản về áp dụng pháp luật đối với hoạt động thương mại Tạp chí khoa học pháp lý 3(70)/2012
15 đồng điện tử được hiểu ở tính chất bao quát nhất là giữa những chủ thể thực hiện hoạt động giao dịch thông qua phương tiện điện tử, có sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử, do vậy những giao dịch đó điều nhận được sự điều chỉnh của quy định pháp luật giao dịch điện tử hiện hành
Như vậy, hợp đồng điện tử có thể được định nghĩa là hợp đồng được thiết lập giữa hai bên hoặc nhiều bên thông qua mạng thông tin điện tử nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên
Hợp đồng thương mại điện tử được thiết lập khi có sự thỏa thuận giữa các bên (ít nhất một bên thực hiện nhằm mục đích kinh doanh) về việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại thông qua trao đổi dữ liệu và thực hiện một phần hoặc toàn bộ thủ tục bằng phương tiện điện tử kết nối với Internet, mạng di động hoặc mạng khác.
Hợp đồng thương mại điện tử là một dạng hợp đồng, vì vậy, có những đặc điểm giống với hợp đồng truyền thống Tuy nhiên, hợp đồng thương mại điện tử cũng có những đặc điểm riêng mà hợp đồng truyền thống không có, như sau:
- Về cách thức giao kết và thực hiện hợp đồng: các bên khi tham gia vào hợp đồng thương mại điện tử có quyền thoả thuận về sử dụng phương tiện điện tử, thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thức, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau
- Về chủ thể trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử: Chúng ta đã biết chủ thể giao kết hợp đồng thông thường có thương nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan Nhà nước Tuy nhiên, hợp đồng thương mại điện tử còn một chủ thể có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng Đó là các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử Các tổ chức này là các đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian Trong quá trình giao kết hợp đồng, các tổ chức này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng Các tổ chức này sẽ chỉ thực hiện việc gửi, lưu thông tin giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng, cung cấp những thông tin cần thiết để xác nhận độ tin cậy của thông điệp điện tử trong giao kết hợp đồng Nói cách khác, các tổ chức này tham gia với tư cách là người hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử Chừng nào đường truyền Internet và hệ thống mạng có trục trặc, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chưa đi vào hoạt động thì chừng đó việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử sẽ khó có thể thành công và gặp nhiều rủi
16 ro Với vai trò quan trọng như vậy, các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói chung và của bên thứ ba nói riêng luôn là chế định pháp luật không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về giao dịch điện tử của mỗi quốc gia
Trong đó, khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại điện tử, các chủ thể phải đảm bảo có đầy đủ năng lực chủ thể Để xác định thương nhân, cá nhân, cơ quan nhà nước hay tổ chức bên thứ ba có thể trở thành chủ thể của hợp đồng giao kết thương mại điện tử hay không phải xác định chủ thể đó có năng lực chủ thể hay không Năng lực chủ thể là điều kiện cần thiết mà Nhà nước cho phép cá nhân tham gia vào các quan hệ dân sự và có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật thương mại điện tử một cách hợp pháp Do đó, năng lực chủ thể phải do pháp luật quy định và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau Ngoài các quy định chung của pháp luât dân sự, các chủ thể mang trên mình những đặc trưng riêng biệt như thương nhân, cơ quan nhà nước hay cơ quan cung cấp dịch vụ mạng, chứng thực chữ ký số còn phải chịu sự ràng buộc về điều kiện chủ thể bởi các quy định khắc khe hơn Điều này thật sự cần thiết để đảm bảo việc kiểm soát, quản lý hoạt động thương mại điện tử trở nên dễ dàng Như vậy, giữa các giao dịch về hợp đồng thương mại điện tử tồn tài ba loại quan hệ giữa các chủ thể, bao gồm:
+ Doanh nghiệp (người bán hàng) với doanh nghiệp (trung gian): bao gồm trao đổi dữ liệu, mua bán và thanh toán hàng hoá, chuyển giao chứng từ Mục đích cuối cùng của hoạt động này là đẩy cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
+ Doanh nghiệp (người bán hàng) với người tiêu dùng: Mối quan hệ làm phát sinh lợi nhuận chính
+ Người tiêu dùng và trung gian: là cơ sở để việc bán hàng đến người tiêu dùng đúng với mong muốn của các bên
Trong giao dịch điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng đóng vai trò là bên điều hành toàn bộ quá trình giao dịch thông qua nền tảng chứng thực chữ ký số Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc xác thực danh tính của các bên tham gia giao dịch, đảm bảo tính toàn vẹn và tính không thể chối cãi của thông tin được trao đổi.
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giao kết hợp đồng là thuật ngữ được BLDS năm 2015 sử dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng Vì vậy, giao kết hợp đồng thương mại điện tử được hiểu là toàn bộ quá trình đàm phán, thương thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thương mại thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử có kết nối mạng Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật GDĐT năm 2005: “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”
Do sử dụng các phương tiện điện tử kết nối mạng để truyền dẫn dữ liệu nên ngoài các nguyên tắc chung khi giao kết hợp đồng dân sự truyền thống như: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không vi phạm điều cấm, không trái đạo đức xã hội (Điều 3 BLDS năm 2015), thì giao kết hợp đồng còn tuân thủ các nguyên tắc riêng biệt Cụ thể, Điều 35 Luật GDĐT năm 2005 quy định:
“1 Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng
2 Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng
3 Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.”
Nguyên tắc thứ nhất, pháp luật GDĐT nói chung và TMĐT nói riêng không bắt buộc cá nhân, tổ chức kinh doanh phải tiến hành giao dịch điện tử thay cho giao dịch truyền thống Khi tiến hành giao kết một hợp đồng, các bên được tự nguyện thỏa thuận sử dụng hoặc không sử dụng phương tiện điện tử cho giao dịch của mình Đồng thời, khi sử dụng phương tiện điện tử, các bên có thể đàm phán để thống nhất lựa chọn một phương thức phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của mỗi bên
Nguyên tắc thứ hai, việc giao kết, thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật GDĐT năm 2005 và pháp luật về hợp đồng Có thể thấy, Luật GDĐT năm 2005 điều chỉnh tất cả các giao dịch (trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác) được tiến hành bằng phương tiện điện tử Như vậy, Luật chỉ điều chỉnh về hình thức điện tử của các giao dịch này, tức là các điều kiện, cách thức để các giao dịch tiến hành bằng
25 phương tiện điện tử được xem là có giá trị pháp lý như các giao dịch tiến hành bằng phương tiện truyền thống Những vấn đề về nội dung của từng loại giao dịch vẫn do pháp luật chuyên ngành điều chỉnh Chính vì vậy, khi giao kết hợp đồng TMĐT, ngoài việc phải tuân thủ các nguyên tắc đặc trưng trong Luật GDĐT năm 2005, các bên còn phải tuân thủ các nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng của BLDS năm 2015, cũng như những quy định khác về hợp đồng trong Luật Thương mại Luật GDĐT chỉ đơn thuần đảm bảo rằng, những giao dịch trước đây phải được tiến hành bằng hình thức giấy tờ thì nay có thể được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu
Nguyên tắc thứ ba, khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng Xuất phát từ những đặc điểm đặc thù dẫn đến khả năng tiềm ẩn rủi ro khó tránh khỏi khi giao kết hợp đồng thông qua internet, cũng như từ nguyên tắc cơ bản tự do thỏa thuận trong hợp đồng, nên khi giao kết hợp đồng TMĐT, các bên có toàn quyền thỏa thuận và lựa chọn các phương thức bảo đảm vấn đề an ninh, kỹ thuật, chứng cứ của hợp đồng phù hợp với từng loại giao dịch cũng như điều kiện khả năng khoa học công nghệ của các bên tham gia
Có thể thấy, khi giao kết hợp đồng TMĐT, các bên vẫn phải tuân thủ và đảm bảo đúng các quy định về tự do thỏa thuận, đàm phán và giao kết trong hợp đồng truyền thống cũng như các nguyên tắc quy định tại Điều 35 Luật GDĐT năm 2005
Ngoài những điểm khác biệt về nguyên tắc giao kết cũng như các chủ thể tham gia, việc giao kết hợp đồng TMĐT cũng phải tuân theo các thủ tục và trình tự nhất định Về trình tự giao kết hợp đồng, Điều 36 Luật GDĐT năm 2005 đã đưa ra những quy định cụ thể.
“Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu” Như vậy, có thể thấy, Luật GDĐT quy định rất rõ ràng trình tự giao kết hợp đồng TMĐT bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận giao kết hợp đồng
2.1.1 Đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Nếu như ở hợp đồng truyền thống thì việc giao kết được thực hiện một cách trực tiếp giữa các chủ thể tham gia Khi đó, ý định về việc ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên được cụ thể hoá bằng những điều khoản trong hợp đồng Thông qua đó, ý chí cũng như sự tự nguyện của các chủ thể tham gia được thể hiện một cách minh thị thông qua chữ ký và/hoặc con dấu pháp nhân của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc thể hiện ý chí, sự tự nguyện tham gia cũng như giao kết một hợp đồng điện tử lại mang
26 cách thức hoàn toàn khác, được thực hiện thông qua đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết – một trong những chế định cơ bản và đặc trưng nhất của pháp luật hợp đồng Theo đó, Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng” và Điều 36 Luật GDĐT
2005 quy định: “Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu” Nhận thấy, do tính chất phi biên giới và phi thời gian trong thương mại điện tử dẫn đến cách thức giao kết hợp đồng điện tử được thực hiện thông qua đề nghị và chấp nhận đề nghị Theo đó, một bên có thể khởi tạo đề nghị và gởi đến bên được đề nghị với mong muốn giao kết hợp đồng trong bất kỳ thời gian nào của ngày, và ở bất kỳ vị trí nào thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới, bằng việc sử dụng tính năng lưu trữ và truyền tin của thông điệp dữ liệu điện tử cùng sự góp mặt của phương tiện điện tử như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, có kết nối mạng internet Pháp luật hợp đồng hiện hành quy định 02 điều kiện để một lời đề nghị giao kết tuân thủ quy định về mặt hình thức là: (i) Thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc; (ii) Gởi đến bên được đề nghị xác định hoặc đến công chúng Đối với việc thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc Theo đó, không có bất kỳ quy định nào cũng như không có bất kỳ pháp luật quốc gia nào có thể định nghĩa được thế nào là sự thể hiện ý định giao kết, nhưng thông qua những thói quen, tập quán thương mại cũng như thiện chí của bên đề nghị mà cơ quan tài phán sẽ xem xét, liệu một bên có ý định giao kết, tham gia vào hợp đồng không hay chỉ là một lời chào mời, lời quảng cáo thông thường Thông qua đó, một số yếu tố để xác định ý chí mong muốn giao kết hợp đồng là nội dung được thể hiện trong đề nghị hoặc thói quen giao kết hợp đồng Chẳng hạn đối với đề nghị trong hợp đồng mua bán hàng hoá thương mại điện tử thì đề nghị phải thể hiện được một số nội dung chủ yếu như: loại hàng hoá, số lượng, giá cả, phương thức thanh toán và địa điểm giao hàng; đối với hợp đồng dịch vụ thì bao gồm một số nội dung chủ yếu như: công việc thực hiện, giá dịch vụ, phương thức thanh toán, thời hạn hoàn thành công việc, Thể hiện rõ ý định giao kết còn được thực hiện không phải bằng một lời hứa, một lời chào mời đơn thuần, mà việc thể hiện ý định giao kết còn tồn tại dưới dạng thức, nếu bên còn lại chấp nhận đề nghị hợp đồng thì một số quyền, nghĩa vụ rõ ràng trong đề nghị được trực tiếp áp dụng và mang tính chất đối ứng lẫn nhau Ngoài ra, một yếu tố khác cũng được xem xét đến như địa chỉ nhận đề nghị của bên được đề nghị (địa chỉ email), nhằm xác định ý định chịu sự ràng buộc với người đó và lý giải tại sao không phải là một chủ thể nào khác
27 mà là địa chỉ của bên nhận đề nghị – đáp ứng được điều kiện về bên đề nghị xác định ở tiêu chí thứ hai của quy định pháp luật hợp đồng
Một vấn đề khác có liên quan đến ý định giao kết và chịu sự ràng buộc đó chính là đề nghị được thực hiện thông qua các kênh bán hàng trực tuyến – một trong những dạng thức thương mại điện tử đang được áp dụng phổ biến và gần gũi nhất với người tiêu dùng trên thị trường hiện nay Theo đó, có sự phân biệt giữa một thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng và lời đề nghị giao kết hợp đồng Dựa vào những đặc trưng của một lời đề nghị giao kết như đã phân tích bên trên, có thể thấy thông báo về đề nghị giao kết không đáp ứng được 02 yếu tố luật định do vậy không ràng buộc quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận được thông báo Cụ thể, nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng 22 Và chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ 23 Có sự tương đồng giữa cách nhìn nhận về một lời chào mời đề nghị giao kết (invitation to make offer, invitation to treat) với một đề nghị giao kết hợp đồng thông qua một số nguồn pháp luật đang được áp dụng trên thế giới Chẳng hạn Điều 14 CISG 1980 quy định: “Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại” Theo cách quy định đó, việc cung cấp những thông tin về hàng hoá, dịch vụ trên website thương mại trực tuyến chỉ mang tính chất tham khảo, do vậy khi người sử dụng chọn hàng hoá, dịch vụ nhưng chưa tiến hành lệnh đặt hàng, hoặc đã tiến hành đặt hàng nhưng chưa được gởi đến bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ hay gọi chung là bên nhận lệnh thì việc hiển thị hàng hóa, dịch vụ trên website vẫn chỉ được xem là một lời mời đề nghị giao kết hợp đồng Một cách lý giải về vấn đề này được chỉ ra, theo đó việc chọn lựa hàng hoá trên website thương mại trực tuyến không cấu thành một lời đề nghị, bởi vì người chọn có thể thay đổi suy nghĩ về những món hàng mình chọn và thay đổi những lựa chọn đó, so với lời đề nghị giao kết thể hiện sự ràng buộc chính mình và trong lời đề nghị giao kết đó cũng thể hiện đối tượng giao kết một cách rõ ràng và xác định 24 Một phán quyết khác của cơ quan tài phán cũng cùng nhận định khi chỉ ra, những hàng hoá thể hiện trên website thương mại trực tuyến cấu thành một lời mời đề nghị giao kết, giống như các biển hiệu
22 Điều 12, 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
23 Điều 17 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
24 O'Sullivan & Hilliard's, 2016 The law of Contract 5th ed Oxford: Oxford University Press, p39
28 quảng cáo trưng bày ở các cửa hàng, và có sự khác biệt so với một đề nghị giao kết 25
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, các bên tham gia có quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng, bao gồm cả những quyền và nghĩa vụ truyền thống trong hợp đồng thương mại như quyền nhận hàng, nghĩa vụ thanh toán (hợp đồng mua bán hàng hóa) hoặc quyền sử dụng dịch vụ, nghĩa vụ cung cấp thông tin (hợp đồng dịch vụ) Ngoài ra, còn có những nội dung khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này như bất cân xứng thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo mật thông tin khách hàng, đảm bảo thực hiện hợp đồng và minh bạch thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
2.2.1 Minh bạch thông tin và bảo đảm thực hiện hợp đồng thương mại điện tử
Có thể khẳng định một điều, thông tin trong bất cứ nền kinh tế nào, và nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay đều trở nên cần thiết và quan trọng, bởi thông tin được nhìn nhận dưới dạng một quyền tài sản, một quyền trị giá được bằng tiền và đem lại lợi ích cho người nắm giữa thông tin Một mảnh đất nông nghiệp khi có thông tin quy
54 hoạch từ cơ quan hành chính nhà nước sẽ trở thành đất phi nông nghiệp, đất ở hoặc đất kinh doanh thì giá trị mảnh đất đó tăng lên gấp bội lần và như một vòng quay trong xã hội Việt Nam trong suốt những thập kỷ qua, khi mà người nắm giữ thông tin thường trục lợi thông qua việc nắm giữ những thông tin không được công khai đó Một xã hội không minh bạch thông tin vốn dĩ trở nên khá quen thuộc và phổ biến của người kinh doanh nói chung, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, khi mà người mua thường dễ nhầm lẫn về giá trị của sản phẩm, dịch vụ, giá trị của uy tín, thương hiệu đối phương trong quá trình đàm phán, giao kết một hợp đồng Và câu chuyện được đặt ra trong trường hợp này đó chính là pháp luật hiện hành giải quyết câu chuyện minh bạch thông tin sản phẩm, minh bạch thông tin về chủ thể như thế nào khi mà các bên không có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tiến hành giao kết và thực hiện một hợp đồng thương mại điện tử nói riêng cũng như trong một hợp đồng truyền thống nói chung
Pháp luật hiện hành về hợp đồng thương mại điện tử thiếu quy định về nghĩa vụ minh bạch thông tin của bên tham gia giao dịch, đặc biệt là trong Luật Giao dịch điện tử 2005 Tuy nhiên, một số quy định riêng lẻ đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn như Điều 30 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thông tin chính xác về hàng hóa, dịch vụ trên website thương mại điện tử để tránh hiểu nhầm khi quyết định giao kết hợp đồng.
29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng phải công bố những thông tin tối thiểu sau trên trang chủ website: Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; Số điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác” Và tại Điều 443 BLDS 2015 quy định: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó” Thông qua những quy định trên, minh bạch thông tin trong giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử được thể hiện dưới 02 khía cạnh: (i) Minh bạch thông tin về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc đối tượng của hợp đồng; (ii) Minh bạch thông tin liên quan đến tư cách chủ thể của các bên tham gia giao dịch Một cách phổ
55 biến hiện nay là người tiêu dùng, bên gia nhập hợp đồng thương mại điện tử thường gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc cung cấp không đầy đủ thông tin mà bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ thường cố tình thực hiện nhằm đạt được mục đích giao kết giao hợp đồng nhưng đẩy những bất lợi về phía người tiêu dùng chứ không phải việc không cung cấp thông tin theo những quy phạm cấm của pháp luật hiện hành
Và trong những trường hợp như vừa nêu, pháp luật dân sự hiện hành vẫn dành cho các bên được quyền huỷ bỏ giao dịch thông qua những chế định về vô hiệu hợp đồng Theo đó, đối với việc cung cấp thông tin không đầy đủ khiến cho bên còn lại nhầm lẫn và có niềm tin vào sự cung cấp không đầy đủ đó dẫn đến việc giao kết hợp đồng thì pháp luật dân sự cho phép bên tham gia được huỷ bỏ hợp đồng theo trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn (Khoản 1 Điều 126 BLDS 2015) Và tương tự, đối việc cung cấp không đầy đủ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin chủ thể giao dịch do một bên cố tình thực hiện thì pháp luật vẫn trao quyền cho bên còn lại được huỷ bỏ giao dịch tương ứng với trường hợp vô hiệu do lừa dối (Điều 127 BLDS 2015) Suy cho cùng bản chất của hợp đồng là cân bằng quyền và lợi ích của các bên tham gia trong một quan hệ nào đó, do vậy, yếu tố lỗi tồn tại trong hợp đồng thường thể hiện dưới dạng lỗi vô ý (nhầm lẫn) hay lỗi cố ý (lừa dối, đe doạ) thì pháp luật vẫn ưu tiên bảo vệ các bên bởi quyền năng được rút khỏi hợp đồng, trừ trường hợp các bên biết nhưng vẫn chấp nhận hợp đồng khi mục đích giao kết hợp vẫn đạt được (Khoản 2 Điều 126 BLDS 2015)
Nếu như cơ chế huỷ bỏ hợp đồng thông qua các trường hợp vô hiệu vừa nêu là câu chuyện giải quyết khi có tranh chấp phát sinh thì vấn đề được đặt ra là có những biện pháp nào ngay từ đầu có thể ràng buộc được trách nhiệm cung cấp và minh bạch thông tin của các bên tham gia Theo đó, ngày nay đa phần những giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua trang bán hàng trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại di động Cùng với đó, nhóm hàng tiêu dùng hoặc cung cấp dịch vụ nhỏ lẻ, có giá trị thấp thì vấn đề được các bên tham gia quan tâm hơn đó chính là những biện pháp bảo đảm được áp dụng nhằm ràng buộc sự tuân thủ của các bên so với việc giải quyết tranh chấp, vốn được xem là khá tốn kém thời gian và phức tạp Và nhìn nhận dưới góc độ lợi ích, khi mà quyền lợi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng nhỏ hơn so với chi phí bỏ ra để theo đuổi những vụ kiện kéo dài thì biện pháp áp dụng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng thiết thực hơn bao giờ hết so với việc giải quyết những hậu quả phát sinh
Thông qua những cách thức giao dịch trực tuyến hoặc ứng dụng di động mà có những biện pháp bảo đảm phù hợp với những loại hình giao dịch của các chủ thể Thứ
56 nhất, đối với vấn đề đảm bảo thông tin nhân thân chủ thể tham gia giao dịch và đảm bảo thực hiện hợp đồng Theo đó, biện pháp được thực hiện trong trường hợp này là thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt của những chủ thể tham gia giao dịch Bởi, việc thanh toán không dùng tiền mặt khiến các chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện việc thanh toán trực tuyến, khi đó thẻ tín dụng ngân hàng hoặc thẻ thanh toán phát huy được vai trò Bởi, những thông tin liên quan đến thẻ tín dụng hoặc thẻ thanh toán đã được ngân hàng kiểm tra trong quá trình đăng ký cấp tín dụng, và quá trình liên kết thẻ với những trang bán hàng thương mại trực tuyến, những ứng dụng bán hàng như một sự kiểm chứng từ bên thứ ba đối với những thông tin có liên quan về thông tin chủ thể của người tham gia giao dịch Và do vậy, câu chuyện về thông tin chủ thể được minh bạch thông qua việc liên kết thanh toán trực tuyến Không dừng lại ở đó, đối với việc liên kết thẻ thì một khoản tiền, một hạn mức tín dụng trong tài khoản thẻ như một khoản tiền bảo đảm khi bên người tiêu dùng không thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung đã được giao kết trong hợp đồng Chẳng hạn, việc đặt hàng trực tuyến của người tiêu dùng đã được hoàn tất nhưng đến lúc giao hàng thì người tiêu dùng cố tình không thực hiện việc nhận hàng và thanh toán thì một khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng thông qua việc liên kết thanh toán trực tuyến cũng khiến cho bên sử dụng kênh bán hàng tự giác và có trách nhiệm hơn đối với những nghĩa vụ của mình trong hợp đồng Nếu như những biện pháp vừa nêu đề cập đến đảm bảo thực hiện hợp đồng của người tiêu dùng thì những biện pháp nào được áp dụng nhằm giải quyết câu chuyện của bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ trong hợp đồng thương mại điện tử Theo đó, Điều 82 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động: “Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động” với mức hình phạt cao nhất là 05 triệu đồng và biện pháp khắc phục là cải chính những thông tin sai sự thật Một mức chế tài thấp so với trị giá giao dịch cùng đội ngũ cơ quan quản lý nhà nước không minh bạch khiến quyền lợi của người tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay phần lớn bị ảnh hưởng nếu như không có những sự điều chỉnh và can thiệp phù hợp từ những sự thay đổi luật định và trách nhiệm của cơ quan công quyền Một hệ thống quy định pháp luật đầy đủ đến mức nào đi chăng nữa vẫn không thể thiếu vai trò thực thi pháp luật một cách công
57 tâm, minh bạch từ cơ quan quản lý nhà nước, nếu như không muốn những tiêu cực và quyền lợi các bên giao dịch bị ảnh hưởng như thực tế đang diễn ra hiện nay
Ngoài ra, việc thanh toán không dùng tiền mặt còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như cho những chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường nói riêng 54 Dưới góc độ quản lý, cơ quan nhà nước sẽ kiểm soát được sự dịch chuyển của dòng tiền thông qua việc lưu trữ thông tin có liên quan trong hệ thống ngân hàng thương mại; Hạn chế việc lưu trữ tiền mặt trong nền kinh tế khi mà tiền được đưa vào kinh doanh, tiêu dùng tác động đến việc kích cầu và tăng trưởng của nền kinh tế; Ngân hàng thương mại bớt được nguy cơ mất khả năng thanh toán cũng như tăng hiệu quả bởi vòng xoay vốn được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả; Kiểm soát được việc nộp thuế nhà nước cũng như các gian lận thương mại liên quan đến việc trốn thuế và rửa tiền Dưới góc độ doanh nghiệp thì việc thanh toán trực tuyến tạo điều kiện đảm bảo cho giao dịch được giao kết và thực hiện như một sự cam kết từ phía người tiêu dùng, kiểm tra thông tin về chủ thể, tiết kiệm được chi phí giao dịch, Chính những lợi ích dưới góc độ kinh tế và quản lý, quốc gia không dùng tiền mặt đang là xu hướng và mục tiêu được nhiều nước trên thế giới kiên định theo đuổi trong đó có nước ta
Thứ hai, vấn đề thông tin hàng hóa, dịch vụ thiếu minh bạch từ phía nhà cung cấp đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng, mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định rõ ràng về trách nhiệm của nhà cung cấp Ví dụ, Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai và ngày càng phổ biến, đòi hỏi các biện pháp quyết liệt hơn từ cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn hành vi vi phạm.
54 Quyết định số 2545/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại việt nam giai đoạn 2016 – 2020
58 buộc về việc đóng góp ý kiến phản hồi sau khi chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, và những đóng góp này được hiển thị nguyên bản không bị chỉnh sửa hoặc che dấu từ nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ Như vậy, người tiêu dùng có cơ hội được thông tin đến những người tiêu dùng khác về hiệu quả cũng như chất lượng thật sự của hàng hoá, dịch vụ mà bản thân những người đóng góp ý kiến đã có những sự trải nghiệm Ngoài ra, bằng thẩm quyền quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra danh sách cảnh báo những trang bán hàng, những ứng dụng di động có hành vi vi phạm về việc không minh bạch, che đậy thông tin sản phẩm lên những trang báo chí truyền thông, để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng và qua đó sẵn sàng rút giấy phép đăng ký kinh doanh, khoá trang bán hàng trực tuyến, ứng dụng điện thoại nếu thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng Nhìn chung, pháp luật hiện hành nước ta hiện nay không vắng bóng những quy định có liên quan đến chế tài xử lý bên cung ứng về vấn đề không minh bạch thông tin sản phẩm hàng hoá, dịch vụ Tuy nhiên, như đã nêu, vấn đề nằm ở đội ngũ thực thi pháp luật cũng như mức chế tài có đủ răn đe bên vi phạm khi dưới góc độ lợi ích (mức lợi nhuận do vi phạm pháp luật cao hơn so với việc không tuân thủ mà chịu phạt vi phạm) cũng đặt ra nhiều thách thức mà cơ quan quản lý nhà nước cần giải quyết
2.2.2 Hợp đồng theo mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.1.1 Chủ thể tham gia thương mại điện tử
Pháp luật hiện hành quy định chủ thể tham gia thương mại điện tử bao gồm:“Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt
Nam; Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam” theo Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP Theo đó, do bản chất thương mại điện tử mang tính chất phi biên giới nên điều kiện về “cư trú” đối với cá nhân nước ngoài hoặc “hiện diện thương mại” đối với tổ chức nước ngoài trở nên không phù hợp với thực tiễn giao lưu thương mại điện tử nói riêng cũng như không có sự phù hợp đối với những hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới điều chỉnh về thương mại điện tử Một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài muốn mua hàng hoặc muốn được cung ứng dịch vụ tại Việt Nam thông qua thương mại điện tử nhưng bị loại trừ tư cách pháp lý về chủ thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý phát sinh trên thực tế Nhất là khi chủ thể mang yếu tố nước ngoài sẽ cân nhấc có nên tham gia vào giao dịch hay không khi bản thân mình không được bảo vệ bằng những quy phạm pháp luật nội địa Do đó, pháp luật về thương mại điện tử hiện hành cần có những sự bổ sung về chủ thể, theo đó những chủ thể nào có năng lực theo quy định pháp luật dân sự đều có thể tham gia giao dịch thương mại điện tử Ngoài ra, một cách quy định khác như tại Điều 2 Luật Giao dịch điện tử Singapore không quy định cụ thể hay loại trừ tư cách chủ thể của bất kỳ chủ thể nào tham gia giao dịch thương mại điện tử Mà thông qua đó, pháp luật giao dịch điện tử Singapore đưa ra những cách thức và tiêu chí nhằm xác định tư cách chủ thể và xem xét liệu pháp luật nước mình có hay không sự điều chỉnh đối với những giao dịch do những chủ thể này thực hiện trong một giao dịch thương mại điện tử Và do vậy, để phù hợp và cần thiết trong trường hợp này là nên mở rộng tư cách chủ thể của các bên tham gia trong giao dịch thương mại điện tử, khi mà sự dịch chuyển hàng hoá giữa các quốc gia không còn bó buộc trong lãnh thổ biên giới cố định mà đã trở nên toàn cầu – “phẳng” hơn bao giờ hết
3.1.2 Đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành chỉ quy định trường hợp “Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng” tại Điều 15 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với cách thức giao dịch duy nhất là đặt hàng qua trang thương mại trực tuyến website Nhận thấy, trong chế định giao kết và đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện trong một hợp đồng truyền thống nói chung và một hợp đồng thương mại điện tử nói riêng thì thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng trở nên khá phổ biến và được các bên tham gia biết đến Bởi có sự phân biệt giữa một đề nghị giao kết và lời mời đề nghị giao kết về khả năng chịu trách nhiệm pháp lý, ràng buộc khi bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị giao kết Không những vậy, thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng còn trở nên gần gũi hơn với những thuật ngữ “invitation to make offer”,
“invitation to treat” được tìm thấy phần lớn trong những văn bản pháp luật nước ngoài, kể cả những công ước thương mại mà trong khuôn khổ bài viết cũng đã đề cập đến Do vậy, không có bất kỳ lý do gì để một thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng chỉ được áp dụng đối với cách thức thương mại điện tử được thực hiện thông qua trang bán hàng trực tuyến website Vì vậy, việc sửa đổi thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng ở phần chung và được áp dụng cho toàn bộ cách thức thương mại điện tử như: ứng dụng di động, email, fax, là điều mà pháp luật nước ta cũng nên bổ sung nhằm có sự đồng bộ với pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới, và tạo được nền tảng pháp lý rõ ràng cho các bên được thực hiện trong quá trình giao kết một hợp đồng thương mại điện tử
3.1.3 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Thứ nhất, Điều 13 của Nghị 52/2013/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với một người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết” Như đã phân tích ở phần trên, việc áp dụng hệ thống thông tin tự động hoặc trí tuệ nhân tạo vào giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử đang ngày được áp dụng phần lớn và phổ biến trên thực tế Theo đó, một cá nhân có thể truy cập trang bán hàng trực tuyến, gởi lời đề nghị giao kết hợp đồng, được hệ thống tự động chấp nhận đề nghị giao kết và thực hiện việc thanh toán trực tuyến ngay chính trên trang bán hàng Có thể thấy, pháp luật hiện hành về thương mại điện tử chỉ quy định về việc hợp đồng không bị phủ nhận pháp lý về mặt hình thức, thông qua cách diễn đạt của điều luật Tuy nhiên vấn đề năng lực chủ thể được xem xét như thế nào đều chưa được làm rõ, bởi việc sử dụng trí
Trong trường hợp giao dịch điện tử, 72 hệ thống trí tuệ nhân tạo hoặc chấp nhận tự động được coi là chủ thể pháp lý Theo đó, giao kết hợp đồng thông qua hệ thống này vẫn có giá trị pháp lý về hình thức và nội dung, bất chấp việc không có sự kiểm soát hay can thiệp của con người Nếu có vấn đề liên quan đến nội dung hợp đồng, bên nại có trách nhiệm chứng minh sự không phù hợp theo quy định pháp luật Cơ quan tài phán sẽ xem xét thông qua các công cụ vô hiệu hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia Việc công nhận sự chấp nhận tự động là ngoại lệ về năng lực chủ thể trong thương mại điện tử nếu có sử dụng hệ thống chấp nhận tự động hoặc trí tuệ nhân tạo.
Thứ hai, về hình thức của chấp nhận đề nghị giao kết trong thương mại điện tử
Theo đó, nghị định về thương mại điện tử hiện hành chỉ quy định duy nhất hình thức của việc chấp nhận đề nghị giao kết đối với những trường hợp mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua trang bán hàng trực tuyến website, theo Điều 19.1 của Nghị định 52/2013/NĐ-CP Không chỉ vậy, pháp luật thương mại điện tử còn quy định về hình thức chấp nhận trong trường hợp này phải được thực hiện “dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị tại hệ thống thông tin của khách hàng” Và do vậy, pháp luật về thương mại điện tử cần có những sự điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn giao lưu thương mại của những chủ thể trên thực tế Theo đó, hình thức chấp nhận đề nghị giao kết trong hợp đồng thương mại điện tử được thực hiện bởi bất kỳ hình thức nào, miễn sao hình thức đó phù hợp và được truyền đạt đến người đề nghị giao kết 60 Ngoài ra, tại Điều 11 Luật Giao dịch điện tử Singapore cũng cùng cách lý giải trên khi vừa thừa nhận phương tiện điện tử trong giao dịch, lại vừa tạo điều kiện cho các bên tham gia giao dịch được lựa chọn phương thức chấp nhận bằng quy định: “Phương tiện điện tử được sử dụng như một phương
To achieve a fair balance between the offeror and offeree, the offeree must undertake reasonable actions to communicate their acceptance to the offeror through the designated communication channels This requirement ensures that the offeror receives timely notification of the acceptance, preventing misunderstandings and potential disputes.
Theo Điều 73 Luật Giao dịch điện tử, hợp đồng không bị phủ nhận giá trị pháp lý vì được lập trên phương tiện điện tử Thay vào đó, hình thức chấp thuận hợp đồng nên được linh hoạt, tạo điều kiện thực hiện giao dịch theo bất kỳ phương thức phù hợp, miễn là không vi phạm pháp luật Luật thương mại điện tử nên điều chỉnh việc chấp thuận hợp đồng như một quy phạm chung cho mọi loại hình thương mại điện tử, thay vì chỉ áp dụng cho thương mại điện tử thông qua bán hàng trực tuyến như hiện nay.
3.1.4 Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành cũng như pháp luật dân sự nền tảng quy định việc huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng phải kèm theo điều kiện Theo đó 02 điều kiện để huỷ bỏ đề nghị tuân thủ đúng cách thức theo quy định luật đó chính là: (i) Việc huỷ bỏ đề nghị giao kết phải được thể hiện trong đề nghị được gởi đến bên được đề nghị; (ii) Huỷ bỏ phải được thực hiện trước khi bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị giao kết Tuy vậy, trong thực tiễn giao lưu thương mại điện tử, nhất là cách thức mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được thực hiện qua trang bán hàng trực tuyến website hoặc ứng dụng di động Bên bán hàng, cung ứng dịch vụ thường cho phép người tiêu dùng, bên gia nhập vào hợp đồng được phép huỷ bỏ đề nghị giao kết như một sự thay đổi ý định và không kèm bất kỳ điều kiện nào khác Do vậy, pháp luật về thương mại điện tử hiện hành nên bổ sung điều kiện về huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng đối với cách thức giao dịch mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được thực hiện thông qua trang bán hàng trực tuyến hoặc ứng dụng điện thoại như một ngoại lệ trong chế định đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết Bởi suy cho cùng, những giao dịch được tiến hành từ phía người tiêu dùng, đa phần là những giao dịch giá trị nhỏ, và đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử trong trường hợp này phục vụ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Về lý thuyết, những hợp đồng có giá trị nhỏ thì rủi ro cũng tỉ lệ thuận tương ứng và dường như là không đáng kể Do vậy, người tiêu dùng hoặc khách hàng thường không quan tâm đến những vấn đề pháp lý ràng buộc, mà vấn đề được quan tâm trong những trường hợp như thế này là chất lượng sản phẩm hoặc cách thức phục vụ có đảm bảo được nhu cầu của chính người tiêu dùng hay không Vậy
61 Article 11 of Electronic Transactions Act of Singapore: “Where an electronic communication is used in the formation of a contract, that contract shall not be denied validity or enforceability solely on the ground that an electronic communication was used forthat purpose”
Việc cho phép hủy bỏ giao kết khi được thừa nhận như một ngoại lệ sẽ phù hợp với phương thức giao dịch của các chủ thể trên thị trường, tạo điều kiện cho giao dịch thương mại điện tử tiêu dùng được phổ biến rộng rãi hơn Thuật ngữ "cooling-off period" được áp dụng tại nhiều quốc gia cho phép người tiêu dùng có quyền hủy bỏ giao dịch trong một thời gian nhất định, nhận lại hàng hóa và số tiền đã thanh toán Người tiêu dùng sẽ chịu chi phí nếu thay đổi ý định, như chi phí vận chuyển, thanh toán Việc tham khảo thuật ngữ này sẽ giúp pháp luật về thương mại điện tử gần gũi hơn với thực tế giao dịch và hệ thống pháp luật quốc tế, đồng thời tạo nền tảng pháp lý đầy đủ thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử.
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
3.2.1 Minh bạch thông tin trong hợp đồng thương mại điện tử
Như đã phân tích ở phần trên, pháp luật nền tảng về thương mại điện tử chính là Luật GDĐT 2005 đã không có bất kỳ quy định nào nhằm khẳng định việc minh bạch thông tin trong hợp đồng thương mại điện tử như một nghĩa vụ chính hoặc nghĩa vụ cơ bản trong quá trình thực hiện hợp đồng Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành dù chưa có sự phân loại chính thức việc không minh bạch thông tin trong hợp đồng cấu thành một “vi phạm cơ bản – a fundamental breach of contract” như cách xác định truyền thống của pháp luật hợp đồng Anh Mỹ hoặc trong nhiều công ước về thương mại mà CISG là một ví dụ điển hình cho việc xác định đó Tuy vậy, thông qua những cơ chế về vô hiệu hợp đồng, pháp luật Việt Nam đã đưa ra cách giải quyết tương đối giống với việc xác định vi phạm cơ bản liên quan đến việc minh bạch thông tin trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng Theo đó, việc không minh bạch thông tin được xem là một vi phạm cơ bản thì bên còn lại trong hợp đồng được quyền áp dụng cơ chế huỷ bỏ hợp đồng theo những quy định tồn tại trong nguồn luật nước ngoài, tương tự như việc yêu cầu cơ quan xét xử tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi tồn tại việc không minh bạch dẫn đến nhầm lẫn hoặc lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam đang dừng lại ở câu chuyện giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện giao dịch Do vậy, pháp luật về thương mại điện tử cần có những sự điều chỉnh, bổ sung về nghĩa vụ minh bạch, cung
75 cấp thông tin trong hợp đồng thương mại điện tử và nghĩa vụ này được xem như một nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia Theo đó, nếu một bên vi phạm nghĩa vụ này thì bên còn lại được quyền áp dụng cơ chế huỷ bỏ hợp đồng theo quy định pháp luật hiện hành nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân mình Tương tự, một quy định rõ ràng sẽ tạo được tâm lý tuân thủ từ các bên tham gia so với hệ quả pháp lý từ quá trình tố tụng kéo dài khiến cho các bên sử dụng những cơ chế phi chính thức khác, đó cũng là vấn đề mà hệ thống pháp luật Việt Nam đang đối mặt phải trong quá trình đi tìm lại lợi ích, công bằng từ phía cơ quan xét xử của người dân nói chung và của người tiêu dùng, khách hàng trong những trường hợp quyền lợi bản thân bị xâm phạm xảy ra
3.2.2 Hợp đồng mẫu, điều khoản bất cân xứng và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Pháp luật thương mại điện tử và pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay chưa làm rõ được cơ chế vô hiệu hợp đồng trong trường hợp hợp đồng mẫu thương mại điện tử chứa đựng những điều khoản bất cân xứng, điều khoản bất lợi cho người tiêu dùng, chẳng hạn như: Điều khoản loại trừ trách nhiệm của bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ; Điều khoản giải thích hợp đồng có lợi cho bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ; Điều khoản loại trừ trách nhiệm bên cung ứng hàng hoá, dịch vụ; hoặc Điều khoản hạn chế quyền khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng,… Và như đã phân tích ở trên, về nguyên tắc pháp luật hợp đồng nền tảng, không chỉ vì một điều khoản không có hiệu lực dẫn đến việc vô hiệu cả một hợp đồng Tuy nhiên, do bản chất thương mại điện tử đặc thù nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng được huỷ bỏ giao dịch, pháp luật thương mại điện tử nên quy định về việc vô hiệu toàn bộ như một ngoại lệ, một cơ chế chính thức nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi người tiêu dùng nhận thấy được những bất lợi cho bản thân thông qua những điều khoản bất công từ việc thực hiện hợp đồng Theo đó, việc vô hiệu toàn bộ hợp đồng hương mại điện tử còn được xem như một cách thức gián tiếp quy định đối với trường hợp “cooling-off period” Bên cạnh đó, pháp luật thương mại điện tử cũng có thể bằng quy phạm tuỳ nghi, giao quyền cho người tiêu dùng hoặc khách hàng được lựa chọn cơ chế vô hiệu sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giao dịch của chính bản thân mình Theo đó, quy phạm tuỳ nghi đưa ra 02 sự lựa chọn cho người tiêu dùng chính là: Vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần hợp đồng (chỉ vô hiệu những điều khoản bất công) Và thông qua đó, việc vô hiệu một phần cũng nhằm tạo điều kiện cho các bên được khắc phục những lỗi tồn tại trong hợp đồng và được thực hiện tiếp giao dịch theo đúng tinh thần của nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng Ngoài ra, ở vị thế của pháp luật nói chung, việc một quy định thúc đẩy hoặc tạo điều kiện cho giao dịch trong thực
76 tế được diễn ra so với việc không thừa nhận hoặc loại trừ, làm cho giao dịch đó không thể được thực hiện được thì với vai trò của mình, pháp luật cần có những sự điều chỉnh nhằm thúc đẩy sự phát triển của những giao dịch và như một cách gián tiếp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
3.2.3 Bảo mật thông tin khách hàng và trách nhiệm của bên nắm giữ thông tin
Pháp luật hiện hành nước ta hiện nay chưa có quy định chính thức về quyền riêng tư, quyền đối với dữ liệu cá nhân như một chế định luật hoặc một lĩnh vực pháp luật theo cách phân chia pháp luật truyền thống Mà thông qua đó, quyền riêng tư hoặc quyền đối với dữ liệu cá nhân hiện nay đang được quy định một cách rải rác ở những văn bản khác nhau khi có pháp luật có nhu cầu điều chỉnh về việc bảo mật thông tin của khách hàng hoặc người tiêu dùng Theo đó, pháp luật nước ta cần có những sự bổ sung không chỉ trong lĩnh vực thương mại điện tử mà ở hầu hết những lĩnh vực pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như: ngân hàng, bảo hiểm, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ,… bằng một quy định nền tảng bởi nhu cầu về việc bảo vệ thông tin cá nhân là quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay Việc cụ thể hoá quyền riêng tư, quyền đối với thông tin cá nhân thông qua quy định chung nhất có thể thực hiện ở pháp luật dân sự truyền thống Ngoài ra, để cụ thể hoá những nội dung chi tiết quyền riêng tư, quyền đối với dữ liệu cá nhân, pháp luật dân sự cần mở rộng phạm vi điều chỉnh quyền riêng tư như cách GDPR điều chỉnh, bằng quy định chung nhất như: “Dữ liệu cá nhân bao gồm bất kỳ thông tin liên quan nào được xác định hoặc nhằm xác định một cá nhân” Bên cạnh đó, những nội dung của quyền đối với dữ liệu cá nhân mà GDPR điều chỉnh, chẳng hạn như: Dữ liệu truy cập trực tuyến, những dữ liệu xác định di truyền, sinh lý của cá nhân, dữ liệu xác định một chủ thể cá nhân bao gồm mã số thuế, mã số định danh, địa chỉ nhà, số điện thoại, địa chỉ mail,… Có thể thấy, bằng một quy phạm định nghĩa bao quát nhất và việc liệt kê những nội dung bao gồm nhưng không giới hạn như cách GDPR thực hiện khiến pháp luật với vai trò chủ đạo trở nên gần gũi và có thể dự liệu được hầu hết mọi trường hợp diễn ra trên thực tế trong trường hợp có vấn đề pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền riêng tư hoặc quyền đối với dữ liệu cá nhân
Nếu như ở trên đề cập đến hướng hoàn thiện quyền đối với thông tin cá nhân bởi những quy phạm định nghĩa thì việc chi tiết hoá những quyền năng cụ thể của quyền riêng tư, quyền đối với thông tin cá nhân cũng là điều pháp luật cần có những sự bổ sung Một số quyền năng cụ thể liên quan đến quyền đối với dữ liệu cá nhân như: Quyền được thông báo về việc sử dụng thông tin cá nhân; Quyền yêu cầu xoá bỏ thông tin cá nhân – Quyền lãng quên; Quyền phản đối việc sử dụng thông tin cá nhân; Quyền
Theo GDPR, các doanh nghiệp khai thác và sử dụng dữ liệu cá nhân phải chịu trách nhiệm chỉnh sửa thông tin sai lệch Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, chính quyền đã ban hành các quyền hạn liên quan Do đó, việc chi tiết hóa các quyền cụ thể đối với dữ liệu cá nhân là rất cần thiết vì công nghệ ngày càng phổ biến và ranh giới giữa việc cung cấp thông tin và bảo mật dữ liệu trở nên mơ hồ Pháp luật sẽ cân bằng những đối lập này để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia thương mại điện tử.
3.2.4 Mức chế tài đối với hành vi vi phạm, đội ngũ thực thi pháp luật và vai trò của cơ quan tư pháp
Xuyên suốt trong quá trình phân tích những điều khoản có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, thì câu hỏi được đặt ra là việc không thiếu vắng những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh những hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia thương mại điện tử, nhưng trên thực tế thì vai trò của pháp luật trở nên mờ nhạt và dường như đứng ngoài cuộc so với những cách thức, những lề lói kinh doanh của những bên tham gia trên thị trường Do vậy, theo quan điểm của người viết, còn nhiều yếu tố và nguyên nhân khác khiến cho pháp luật đang dần trở nên trơ trước thời cuộc, nhưng chung quy có thể kể đến 03 nguyên nhân chủ yếu mà nếu khắc phục được những bất cập này sẽ khiến pháp luật trở nên hữu dụng hơn, và như một công cụ nhằm khiến các bên tham gia tuân thủ một lẽ tự nhiên của xã hội pháp quyền mà nhà nước ta đang kiên định theo đuổi
Mức chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong thương mại điện tử còn mang tính tượng trưng, chưa đủ sức răn đe các chủ thể vi phạm Thậm chí, mức phạt so với lợi ích thu được từ hành vi vi phạm còn thấp hơn, dẫn đến tình trạng các chủ thể sẵn sàng vi phạm để trục lợi Cơ chế phạt vi phạm dựa trên doanh thu của doanh nghiệp như trong GDPR hoặc pháp luật cạnh tranh Việt Nam được coi là giải pháp tiềm năng để tăng tính răn đe và thúc đẩy tuân thủ pháp luật Tuy nhiên, nếu mức chế tài vẫn không đủ sức răn đe so với lợi ích vi phạm, thì pháp luật sẽ vô tình khuyến khích hành vi thực hiện ngoài luật.
Đội ngũ thực thi pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lợi ích và lựa chọn pháp luật như một cơ chế chính thức Tuy nhiên, đội ngũ thi hành công vụ hiện nay chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, dẫn đến pháp luật trở nên trơ trước thời cuộc Một hệ thống pháp luật đầy đủ chỉ có hiệu lực khi được đội ngũ thực thi minh bạch và thực hiện đúng trách nhiệm Một cơ chế cán bộ, công chức, viên chức cứng rắn, chỉ tuyển dụng những người có trách nhiệm mới giúp pháp luật gần gũi với người dân và thúc đẩy người dân sử dụng pháp luật như một cơ chế chính thức Những cơ chế phi chính thức trong lựa chọn, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức cần được xem xét để phát triển bộ máy nhà nước và hệ thống kinh tế ổn định, bền vững.
Thứ ba, vai trò của cơ quan tài phán trong việc hoàn thiện pháp luật hiện hành
Có thể khẳng định, vai trò của cơ quan xét xử là vô cùng lớn và quan trọng nếu không muốn nói đây là những đội ngũ mang đầy đủ những quyền năng mà tất cả các học thuyết cũng như ở bất kỳ hệ thống luật quốc gia nào đều nhìn nhận vai trò làm luật, giải thích luật và sáng tạo luật trong quá trình thực hiện quyền tài phán của mình, cũng như việc đóng góp vào sự kém hoàn thiện của pháp luật thành văn, vốn dĩ luôn bị động so với sự vận động của những mối quan hệ kinh tế trong quá trình giao lưu thương mại Tuy vậy, có thể nhận thấy một điều đội ngũ thẩm phán nước ta hiện nay còn hạn chế trong việc giải thích luật thông qua quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan Bằng chứng cho thấy là phần “Xét thấy” hoặc “Nhận định của Toà án” của cơ quan xét xử hiện nay chưa giải thích được luật trong những tình huống cụ thể để giải quyết tranh chấp, như cách thực hiện của hệ thống tài phán nước ngoài vẫn thường làm nhằm lý giải những vấn đề pháp lý tồn tại Mà câu chuyện giải quyết tranh chấp toà án nước ta hiện nay chỉ dừng lại ở câu chuyện áp dụng pháp luật nên dường như việc sáng tạo và giải thích luật trong ngần ấy thời gian chưa phát huy được vai trò vốn có của nó Mặc khác, vai trò của thẩm phán hiện nay có bảo vệ được đầy đủ quyền lợi cho người cầu viện công lý hay chưa vẫn đang đặt ra nhiều thách thức khi mà người dân nước ta hiện nay đang sử dụng cơ chế phi chính thức nhiều hơn để bảo vệ
79 chính bản thân mình trước quá trình tố tụng kéo dài nhưng quyền lợi chưa chắc được đảm bảo, khiến cho việc sử dụng cơ chế toà án như một công cụ bảo vệ lợi ích vẫn còn khá e dè trước sự tin tưởng của người dân nói chung và những người có quyền, lợi ích bị xâm phạm nói chung
Tóm lại, một sự thay đổi nhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành không chỉ dừng lại ở khía cạnh sửa đổi hoặc điều chỉnh pháp luật nội dung Mà thông qua đó, nhiều yếu tố khác như đội ngũ thực thi, đội ngũ tài phán, chế tài và những vấn đề khác có liên quan phải được thực hiện một cách đồng bộ mới mong đem lại được hiệu quả Đó là chưa kể đến những thách thức về mặt đạo đức khiến pháp luật không được lựa chọn như một công cụ nhằm bảo vệ lợi ích của chính bản thân mỗi người bị xâm phạm Và do vậy, pháp luật nước ta nói riêng cũng như những đội ngũ có liên quan, trong thời gian tới, còn phải thực hiện nhiều sự thay đổi, nếu như không muốn pháp luật vẫn luôn nằm ở ngoài cuộc sống của mỗi người dân, và một xã hội không thể ổn định để phát triển lâu dài do những giá trị chung nhất – thông qua công cụ pháp luật chưa được nhìn nhận và tuân thủ một cách đúng đắn
Trong Chương III, luận văn đã đi vào phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử dựa trên hệ thống lý luận đã xây dựng và hệ thống pháp luật đã phân tích
Sau khi nghiên cứu và phân tích những bất cập về thực trạng pháp luật, thực tiễn xét xử, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử như: