Hà Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; "Nghiên cứu một số tội phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII - Các tội xâm phạm môi trường trong Bộ luật hình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI
NGUYỄN TÙNG DƯƠNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ TỪ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn đều được trích dẫn nguồn trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Hà nội, ngày… Tháng… năm 2024
Người thực hiện
Nguyễn Tùng Dương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và sự
đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS Đỗ Thị Hường về đề tài luận văn:“Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn thực hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội” Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu tại Trường
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS Đỗ Thị Hường đã tận tình hướng dẫn em nghiên cứu, thực hiện luận văn của mình
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được Em rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Tùng Dương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ 8
1.1 Khái quát về rừng phòng hộ 8
1.1.1 Khái niệm rừng 8
1.1.2 Khái niệm rừng phòng hộ 9
1.1.3 Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng phòng hộ 13
1.2 Lý luận pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 16
1.2.1 Các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 16
1.2.2 Khái niệm pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 17
1.2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 20
1.2.4 Vai trò của pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ QUA THỰC TIỄN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI 29
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội 29
2.2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ và thực tiễn tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội 31
2.2.1 Các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đặc dụng 31
2.2.2 Các quy định pháp luật về bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ 41
2.2.3 Các quy định pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ 47
2.2.4 Các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong bảo vệ rừng phòng hộ 49
Trang 6KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ QUA THỰC TIỄN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI 54
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 54
3.1.1 Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với pháp luật trong nước 55
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với luật pháp quốc tế 55
3.1.3 Đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật 56
3.1.4 Phù hợp với Chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ 57
3.1.5 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 58
3.1.6 Hoàn thiện quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 60
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 65
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý nhà nước 65
3.2.2 Kiện toàn hệ thống tố chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng 66
3.2.3 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ thực thi pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ 67
3.2.4 Xây dựng mô hình bảo vệ rừng phòng hộ gắn liền với phát triển kinh tế 68
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ tại Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội 69
3.3.1 Thực hiện công tác quản lý theo chủ trương của nhà nước 69
3.3.2 Xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng cho cán bộ tại Ban quản lý 69
3.3.3 Nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ rừng phòng hộ và nâng cao hiệu quả kinh tế 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người như cung cấp lâm sản, bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, lũ lụt, giữ nước tưới tiêu, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan, góp phần vào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như an ninh quốc phòng của địa phương
Trong những năm qua diện tích rừng phòng hộ cả nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng rừng, làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường, cung cấp nước tưới tiêu và tính đa dạng sinh học của rừng Một phần nguyên nhân dẫn đến việc rừng phòng hộ bị tàn phá như vậy là do chính sách Pháp luật về bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, các chính sách pháp luật về giao khoán, bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, các chính sách hỗ trợ cho hộ dân trong vùng lõi và vùng đệm còn chưa phù hợp
Trên thực tế rừng nước ta (đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên) đang ngày càng bị suy giảm nhanh chóng, theo số liệu thống kê của Trường Điều tra quy hoạch rừng thì những năm đầu của thế kỷ XX, độ che phủ của rừng khoảng 70% nhưng đến năm 2015 thì chỉ còn 40,84% Riêng thành phố Hà Nội độ che phủ chỉ chiếm 39,3%, huyện Sóc Sơn tỷ lệ che phủ chiếm 61,6% , các loài động vật nguy cấp quý hiếm như trước đây xuất hiện khắp vùng rừng núi Sóc Sơn nhưng nay chỉ còn một vài cá thể được bảo vệ đặc biệt tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã tại địa phương Nguyên nhân chính là do: trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, thì tình trạng khai thác rừng quá mức, không có kế hoạch, trái phép để phục vụ các lợi ích kinh tế khác nhau như chuyển đổi đất rừng để phục vụ phát triển kinh tế, dịch vụ (thay cây rừng bằng các dự án, sân golf );
Mặc dù rừng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng nhưng mãi đến năm 1991, nước ta mới có bộ Luật đầu tiên về bảo vệ và phát triển rừng và được thay thế vào năm 2004 Hơn 10 năm thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, nhiều quy định đã không còn phù hợp, bộc lộ những hạn chế Vai trò điều chỉnh của các quy định pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ đặc dụng nói riêng còn nhiều bất cập, không còn phù hợp với diễn biến tình hình thực tiễn
Trong những năm gần đây cùng trong tình trạng chung với cả nước, rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng đang bị xâm hại một cách nghiêm trọng Việc xâm hại trái phép tới rừng phòng hộ đặc dụng làm ảnh hưởng tới vai trò, chức năng của rừng như: hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ
Trang 8sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước trên mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước duy trì cân bằng hệ sinh thái và sự da dạng sinh học trên địa bàn Các đơn vị bảo vệ rừng thường xuyên được bổ sung biên chế, tăng cường tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ và phát triển rừng Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng, đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, xâm phạm đến rừng, nhưng tình hình trên vẫn tiếp diễn vô cùng phức tạp Chất lượng cũng như diện tích rừng phòng hộ đặc dụng vì thế mà bị thu hẹp, suy giảm, mất rừng không những làm ảnh hưởng tới chức năng phòng hộ môi trường sinh thái
mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, an ninh chính trị Các văn bản pháp luật mới chỉ dừng lại ở các quy định mà hiệu quả thực thi chưa cao Do đó qua tìm hiểu và nghiên cứu tác giả nhận thấy vấn đề bảo vệ rừng phòng hộ là một việc
làm khẩn thiết và hữu ích Với suy nghĩ như vậy, em lựa chọn đề tài: "Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn thực hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội" để làm luận văn thạc sỹ Luật, chuyên ngành: Luật kinh tế Trên
cơ sở nghiên cứu, đánh giá các quy định, văn bản pháp luật khi chọn đề tài nghiên cứu này, trước hết là một nỗ lực nhằm có được một sự hiểu biết sâu hơn về pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng, và sau đó đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng và giải pháp để thực thi một cách hiệu quả các quy định trong thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Với những giá trị to lớn về mặt kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt
là vai trò phòng hộ của rừng đối với việc giữ gìn môi trường, chống sói mòn, cung cấp nước tưới tiêu, chống lũ, hạn hán thì bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Trong những năm qua có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết về vấn đề Pháp luật
và bảo vệ rừng nói chung nhưng chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào về pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn tại địa bàn cụ thể là một huyện hay một tỉnh nào, có thể kể tới những đề tài sau:
+ Trên thế giới, có các cuốn sách, bài báo, đề tài khoa học nghiên cứu về
rừng và pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng như cuốn sách '"Luật lâm nghiệp và phát triển bền vững" của Ngân hàng thế giới, xuất bản năm 2007 (C Christy, Charles E Di Leva, Jonathan M Lindsay, Patrice Talla Takoukam (2007), 'Forest Law and Sustainable Development", The world bank, Washington, D.C.); cuốn sách
"Căn cứ pháp lý cho việc quản lý tài nguyên rừng như là tài sản cộng đồng" của
Trang 9John W Bruce, xuất bản năm 1999 (Bruce, J (1999), "Legal Bases for the Management of Forest Resources as Common Property", Food and agriculture organization of the united nations, Rome); bài viết "Thực thi luật lâm nghiệp và đời sổng nông thôn" của D.Kaimowitz, đăng trên tạp chí International Forestry Review
số 5 (3) năm 2003 (Kaimowitz, D (2003), "Forest Law Enforcement and Rural
Livelihoods ", International Forestry Review, 5(3)); hay cuốn "Cân bằng trong rừng
- Sinh kế dân bản địa và thực thi lâm luật" của nhóm tác giả thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), xuất bản năm 2006 (Marcus Colchester
with (2006), "Justice in the forest - Rural livelihoods and forest law enforcement",
Center for International Forestry Research (CIFOR), Bogor, Indonesia)
+ Tại Việt Nam, liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, có nhiều đề tài khoa học, chuyên đề, bài viết nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau đã được công bố
Cụ thể là: "Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện'", Luận văn thạc sỹ Luật học, của Nguyễn Hải Âu, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2001; "Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sỹ Luật học, của Nguyễn Thanh Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004; "Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng", Luận án tiến sỹ Luật học, của Hà Công Tuấn, Học Trường Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006; "Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sỹ Luật học, của Nguyễn Thanh
Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012 Ngoài ra, còn phải kể đến các bài viết về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam và bảo vệ các loài động vật, thực
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như: "Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng", của
TS Nguyễn Huy Dung, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 12/2008; "Sử dụng luật tục hương uớc một chiến lược quản lý rừng", của ThS Hà Công Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 03/2006; "Nghiên cứu một số tội phạm xâm hại môi trường rừng được quy định tại chương XVII - Các tội xâm phạm môi trường trong Bộ luật hình
sự năm 1999", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 6/2008; "Nghiên cứu chính sách thuế trong phát triển lâm nghiệp", của
Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 5/2007;
"Bàn về tội hủy hoại rừng theo điều 189 Bộ luật hình sự", của Nguyễn Văn Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2009; "Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp dụng điều 190 bộ luật hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm", của Nguyễn Duy Giảng, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2009; "Hương ước, quy ước trong quản lý bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên", của Bàn Văn Trung, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề tháng 6/2010; "Một số khó khăn, vướng mắc
Trang 10khi áp dụng các quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ rừng", của Cao Anh Đức, Tạp chí Kiểm sát, số 22/2010; "Về tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại điều 175 Bộ luật hình sự", của Phạm Văn Beo, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 1/2010; "Hoàn thiện pháp luật đối với chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước", của Nguyễn Thanh Huyền, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, tháng 2/2012
Các công trình nghiên cứu, bài viết, đề tài trên đây đã chỉ ra vai trò quan trọng của pháp luật về bảo vệ rừng nói chung Tuy nhiên với tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, trong cả nước và từng địa phương nói riêng thì Pháp luật về bảo
vệ rừng phòng hộ có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cũng như trên cả nước mới cần được tổng hợp và nghiên cứu
Để nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi hành tại một địa phương cụ thể nhằm phát hiện những thiếu sót, vướng mắc, bất cập trong các quy định pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào Chính vì vậy,
“Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn thực hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội” là đề tài nghiên cứu khoa học mới, nghiên cứu một
cách tổng thể, toàn diện các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng trên địa bàn
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: là nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi hành tại địa phương nhằm hoàn thiện luật pháp và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Việt Nam
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quan điểm của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ; các nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo vệ rừng phòng hộ
- Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ rừng phòng hộ thông qua thực tiễn thi hành tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng
Hà Nội trong mối liên hệ với phạm vi cả nước trên cơ sở các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai hạn hán, chống sói mòn, lũ quét, cung cấp điều hòa nước tưới tiêu Từ đó phát hiện những vướng mắc, khó khăn và bất cập trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ để định hướng cho công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật trong lĩnh vực này
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tại địa phương phù
Trang 11hợp với chính sách Pháp luật của Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm, luận điểm về bảo vệ rừng phòng hộ; hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về bảo vệ rừng phòng hộ
- Tình hình thi hành thực hiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trong mối liên hệ với cả nước
ra những vướng mắc từ đó đưa ra một số đánh giá và kiến nghị để hoàn thiện
- Về không gian: Đánh giá việc áp dụng thi hành pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội, có liên hệ với tình hình áp dụng pháp luật trong phạm vi cả nước
- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ rừng phòng
hộ trong khoảng thời gian từ khi Luật bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực (từ năm
2004 đến nay)
Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ là một nội dung của luật môi trường có liên quan đến nhiều ngành khác nhau như: Luật Quốc tế, Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Luật Hành chính, Luật hình sự Cho nên, các vấn đề nghiên cứu về bảo vệ rừng phòng hộ có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau, nhưng luận
văn “Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn thực hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.” được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành
Luật Kinh tế, phản ánh các yêu cầu và quy luật kinh tế Đây cũng là hướng tiếp cận phù hợp với chuyên ngành được đào tạo
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Các vấn đề được xem xét, giải quyết trên
cơ sở quan điểm, lập trường của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp
Trang 12Ngoài ra để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đảm bảo tính khách quan, phản ánh đúng thực tiễn đồng thời minh họa cho các vấn đề nêu ra cần được giải quyết, luận văn còn sử dụng các phương pháp như:
- Thống kê, tổng hợp số liệu từ Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội và các cơ quan trực tiếp thi hành nhiệm vụ bảo vệ rừng
- Tham khảo kinh nghiệm thực tiễn thực thi pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ của một số đồng chí lãnh đạo trong các cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp và các đồng chí trực tiếp làm nhiệm vụ tại địa bàn
6 Những đóng góp mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài: '"Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ từ thực tiễn thực hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội.'' đóng góp những
nội dung mới trong hệ thống lý luận về pháp lý ở Việt Nam và thực tiễn, cụ thể sau:
Thứ nhất, góp phần xây dựng và phát triển hệ thống lý luận khoa học về
pháp luật bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng ở Việt Nam
Thứ hai, tổng hợp có hệ thống, đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
rừng phòng hộ của Việt Nam Thông qua nghiên cứu việc áp dụng pháp luật tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội trong mối liên hệ với cả nước để phát hiện những mâu thuẫn, bất cập, vướng mắc trong các quy định pháp luật về bảo vệ rừng; đưa ra các phân tích, đánh giá về sự không phù hợp giữa quy định pháp luật hiện hành với thực tế áp dụng
Thứ ba, xây dựng quan điểm khoa học và đưa ra các giải pháp về hoàn thiện
pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý, bảo vệ rừng và phù hợp với các điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; đóng góp một số biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trong thực tiễn
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị sử dụng để tham khảo tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ đặc dụng trong thực tế cuộc sống, tại một địa phương cụ thể Là cơ sở để hoạch định chính sách, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo rừng phòng hộ nói riêng, góp phần bảo vệ rừng phát triển bền vững
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về pháp luật
về bảo vệ rừng phòng hộ tại địa phương và trên cả nước Việt Nam một cách có hệ
Trang 13thống; là tài liệu tham khảo giúp cho công tác thi hành pháp luật về bảo vệ rừng trong thực tiễn đồng thời phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ
- Đóng góp các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại về rừng
8 Kết cấu luận văn
- Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ và thực tiễn thực
hiện tại Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ qua thực tiễn tại
Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội
Trang 14Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ
Như vậy theo quy định mà pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra, khái niệm rừng được biết đến một cách khái quát gồm có rừng trồng và rừng tự nhiên Trong quy định này, khái niệm rừng được biết đến với đầy đủ các thành phần hệ sinh thái rừng một cách đa dạng và phong phú gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác Tuy nhiên, cây gỗ, tre nứa, thực vật hoặc hệ thực vật đặc trưng phải thỏa mãn diều kiện về độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên
Để định nghĩa kỹ hơn về khái niệm rừng trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, ngày 10/6/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí xác định rừng và phân loại rừng Cụ thể, tại Điều 3 của Thông tư này đã nêu rõ, một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt đuợc cả 3 tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất: Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây
lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng
và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa, có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo
vệ môi trường và cảnh quan Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ 1.000cây/ha trở lên được coi là rừng Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu
Trang 15năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa không dược coi là rừng
Với tiêu chí này thì đã quy định cụ thể với các loài cây thân gỗ, cau dừa, tre nứa thì chiều cao phải đảm bảo từ 5,0 mét trở lên, rừng cây thân gỗ, rừng tái sinh phải đảm bảo chiều cao trung bình trên 1,5m với cây sinh trưởng chậm và 3,0m đối với loài cây sinh truởng nhanh và các loài cây này phải mang lại giá trị trực tiếp và gián tiếp về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cảnh quan thì thỏa mãn tiêu chí thứ nhất để xác định là rừng
Tiêu chí thứ hai: Độ tàn che của tán cây rừng là thành phần chính của rừng
phải từ 0,1 trở lên Với tiêu chí thứ hai này để xác định một đối tượng là rừng được hiểu, cây rừng là thành phần chính của rừng phải có mức độ che kín đảm bảo độ che phủ theo quy định Tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
"Độ che phủ của tán rừng được xác định là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích dất rừng" Phải đảm bảo được quy định về độ tán che thì thỏa mãn tiêu chí thứ hai để xác định rừng
Tiêu chí thứ ba: Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5ha trở lên, nếu là dải cây
rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán Với tiêu chí thứ ba này thì một đối tượng được xác định là rừng ngoài vấn
đề phải thỏa mãn hai yếu tố về độ cao của cây, độ tán che của cây rừng thì phải thỏa mãn điều kiện về diện tích đất rừng
1.1.2 Khái niệm rừng phòng hộ
Là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ đầu nguồn là nơi phát sinh hoặc bắt đầu nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn và bảo vệ đất
Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo
vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng
hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo
vệ môi trường sinh thái Tùy theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định
Trang 16Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có rễ sâu, bền, chắc; rừng phòng
hộ chắn gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống gió hạn, cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cu, khu đô thị và khu du lịch
Ngoài chức năng phòng hộ để được coi là khu rừng phòng hộ phải đám ứng
đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, Tiêu chuẩn định hình chung đối với các khu rừng phòng hộ khi
đạt các tiêu chí sau: Tỷ lệ diện tích đất có rừng trên diện tích của toàn khu rừng phòng hộ phải từ 70 phần trăm trở lên; Diện tích có rừng liền khoảnh từ 0,5 hecta trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 03 hàng cây trở lên; Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân
gỗ, cau dừa, tre nứa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ một số loài cây rừng ngập mặn ven biển)
Thứ hai, Tiêu chuẩn định hình cụ thể bổ sung đối với từng loại rừng phòng
hộ:
- Khu rừng phòng hộ đầu nguồn đạt tiêu chuẩn định hình khi rừng có khả năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn Độ tán che của rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu phải từ 0,8 trở lên; độ tán che của rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu phải từ 0,6 trở lên;
- Khu rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đạt tiêu chuẩn định hình khi cây rừng đã khép tán, rừng đã phát huy tác dụng ngăn chặn hoặc làm suy giảm tác hại của gió, cát cho vùng sản xuất và khu dân cư, nâng cao hoặc ổn định năng xuất cây nông nghiệp;
- Khu rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đạt tiêu chuẩn định hình khi cây rừng đã khép tán, hệ rễ phát triển, rừng phát huy tác dụng chắn sóng, ổn định đất, tăng khả năng bồi lấp bờ biển, ngăn chặn hoặc làm giảm sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển, ven sông;
- Khu rừng phòng hộ bảo vệ môi trường đạt tiêu chuẩn định hình khi rừng đã có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm ô nhiễm không khí, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan, môi trường trong sạch cho khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, nghỉ ngơi
Trang 17Phân loại rừng phòng hộ:
+ Phân loại rừng phòng hộ theo mục đích sử dụng: Tại Điều 4 Quyết định
17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ thì rừng phòng hộ được chia thành bốn loại như sau:
Thứ nhất, Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng
cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du; Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng
hộ đầu nguồn; Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông, hồ
Thứ hai, Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Rừng phòng hộ chắn gió,
chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác; Diện tích rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay
Thứ ba, Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái; Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển
Thứ tư, Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Rừng phòng hộ bảo vệ môi
trường góp phần điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi; Diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường gồm diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
Như vậy tùy theo mục đích sử dụng mà pháp luật phân loại rừng phòng hộ thành bốn loại để bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ cuộc sống con nguời
+ Phân loại rừng phòng hộ tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng: Tại
Điều 5 Quyết định 17/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ thì rừng phòng hộ được chia thành bốn loại như sau:
Thứ nhất, Rừng phòng hộ đầu nguồn được phân ra cấp xung yếu và rất xung
Trang 18yếu khi có đủ các tiêu chí sau:
Cấp rất xung yếu: Lượng mưa lớn hơn 2.000 milimét một năm hoặc lượng
mưa từ 1.500 đến 2.000 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc lớn hơn 35 độ; địa hình đồi, núi
và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc lớn hơn 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc lớn hơn 15 độ Độ cao thuộc một phần ba phía trên của núi (đỉnh).Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Loại đất cát, cát pha, tầng đất trung bình hay mỏng có độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 centimét; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 centimét
Cấp xung yếu: Lượng mưa từ 1.500 đến 2.000 milimét một năm hoặc lượng
mưa từ 1.000 đến dưới 1.500 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc từ 26 độ đến 35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc từ 15 độ đến 25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc từ 8 độ đến 15 độ Độ cao thuộc một phần ba khoảng giữa của núi (sườn) Loại đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày lớn hơn 80 centimét; đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất từ 30 centimét đến 80 centimét
Tiêu chí bổ sung: Trong quá trình phân cấp xung yếu rừng phòng hộ, tăng
cấp xung yếu thành cấp rất xung yếu đối với các trường hợp khu rừng phòng hộ liền
kề với các hồ, đập thủy lợi, thủy điện trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn, đường giao thông miền núi; khu rừng phòng hộ ven hai bên bờ sông, suối chính hoặc ven hồ, ven đập
Thứ hai, Tiêu chí xác lập rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay:
Đụn cát, cồn cát di động, bãi tiếp giáp với địa hình cát di động, thung cát: Cát di động theo nước mưa, lũ, bão hoặc khu vực nội địa đang bị cát san, cát lấp, gây nguy hại đến thành phố, thị xã, vùng đã quy hoạch phát triển, các công trình hạ tầng, văn hóa xã hội cấp quốc gia, cấp tỉnh, cơ sở nông, công nghiệp tập trung, nơi làng mạc, đường xá, cầu, cống có diện tích lớn hơn 100 hecta
Cồn cát cố định, bãi cát ven biển, vùng nội địa sẽ bị cát san, cát lấp từ 5 đến
10 năm, gây nguy hại cho các thị trấn, thị tứ, vùng trung tâm cụm xã, các công trình
hạ tầng, văn hóa xã hội cấp huyện, liên huyện, cụm xã, nơi đồng ruộng ít, nhà máy nhỏ, rải rác, nơi làng mạc, đường xá, cầu, cống chưa có nguy cơ bị cát vùi lấp trong
5 năm tới, diện tích nhỏ hơn 100 hecta
Thứ ba, Tiêu chí xác lập rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển:
Vùng ven biển, cửa sông có đê, đập khoảng cách tính từ chân đê, chân đập ra
Trang 19phía biển là 200 mét lúc triều cao trung bình;
Vùng ven biển, cửa sông bị xói lở không có đê, đập khoảng cách tính từ mép nước ra phía biển đến 500 mét lúc triều cao trung bình Trong trường hợp cửa sông không xói lở thì rừng phòng hộ kết hợp sản xuất có thể được xác định đến 200 mét tính từ mép nước ra phía biển lúc triều cao trung bình
Thứ tư, Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường được xác lập cho từng công trình
cụ thể, diện tích do địa phương quyết định theo quy định hiện hành
+ Phân loại rừng phòng hộ theo nguồn gốc hình thành: Rừng phòng hộ được
phân thành hai loại là rừng tự nhiên là rừng phòng hộ có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên và rừng phòng hộ là rừng trồng là rừng được hình thành do con người trồng
1.1.3 Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng phòng hộ
Bảo vệ rừng phòng hộ là góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống phát triển kinh tế của con người:
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng được ví như là "Lá phổi xanh" của trái đất, là hệ sinh thái đa dạng nhất, có vị trí và vai trò to lớn trong bảo vệ môi trường phòng chống bão lụt, lũ ống, lũ quét, sói mòi, lão hóa đất, cung cấp nước, điều hòa nước, khí hậu cho con người:
Bảo vệ rừng phòng hộ (đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn) là góp phần bảo vệ nguồn nước: Rừng phòng hộ nói chung và rừng phòng hộ đầu nguồn nói riêng đang góp phần duy trì chất lượng nguồn nước sạch Hơn 3/4 lượng nước sạch trên trái đất bắt nguồn từ rừng Chất lượng nước suy giảm cùng với sự suy giảm chất lượng và diện tích che phủ của rừng, thiên tai, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
và thoái hóa đất đã gây ra những tác động nghiêm trọng tới cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất Không chỉ bảo vệ chất lượng của nguồn nước mà rừng phòng hộ còn điều hòa dòng chảy trong các sông ngòi và dòng chảy dưới lòng đất hạn chế thiên tai hạn hán và lũ lụt: Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi Rừng cản không cho dòng chảy, mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm
về nuôi các sông, suối trong thời gian không mưa
Bảo vệ rừng phòng hộ là góp phần làm sạch không khí: không khí sạch giữ cho môi trường sống của con người được trong lành là một trong những yếu tố quan
Trang 20trọng tạo nên sức khỏe tốt cho con người Rừng là lá phổi xanh của trái đất Cây xanh, trong quá trình quang hợp, hấp thụ cacbonic và các khi độc do con người thải
ra và nhả khí ôxy cần thiết cho sự sống Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí Tán lá cản và giữ bụi Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng và gây bệnh trong không khí
Rừng phòng hộ còn bảo vệ và cải tạo đất điều này có thể thấy qua tác dụng của tán lá thực vật, nhờ có tán xòe rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng mà ngấm từ từ xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt không
bị rửa trôi theo nước mưa Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân hủy, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn Loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…
Hơn thế nữa, Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão, được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển Ngoài ra còn đóng vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông
Như vậy, có thể thấy rừng phòng hộ góp phần duy trì bảo vệ và điều hòa nguồn nước, duy trì chất lượng nguồn nước sạch, phòng chống lũ lụt, hạn hán, bảo
vệ cuộc sống của con người trước sự đe dọa của thiên nhiên, chống lão hóa đất, làm sạch không khí bảo vệ và cải tạo đất
Rừng và các tài nguyên rừng phòng hộ trong đó có các loài động vật, thực vật rừng hoang dã phục vụ cho đời sống vật chất của con người và cảnh quan thiên nhiên là nơi có ý nghĩa trong việc phục vụ cho việc tham quan, du lịch, giải trí phục
vụ đời sống tinh thần của con người Với giá trị về môi trường cũng như giá trị đối với cuộc sống con người cả về vật chất lẫn tinh thần thì việc bảo vệ rừng phòng hộ trước nguy cơ bị đe dọa, bị tàn phá là vấn đề cấp thiết được đặt ra
Rừng phòng hộ cung cấp nguyên vật liệu như các loại tre, gỗ, nứa là nguyên liệu sản xuất hàng trăm mặt hàng đồ mỹ nghệ, dụng cụ lao dộng, những đồ gia dụng Đồng thời rừng là nơi cung cấp nguồn dược liệu vô giá cho ngành y để phục
vụ con người Rừng phòng hộ (rừng trồng) còn được sử dụng để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo
Rừng phòng hộ trong đó có động vật và thực vật rừng được con nguời sử
Trang 21dụng vào nghiên cứu khoa học và công tác giảng dạy ở một số trường Các loài động vật và thực vật rừng được sử dụng để nghiên cứu sự tiến hóa của các loài, sử dụng các loài có cấu tạo cơ thể gần giống con người để thử nghiệm các loại thuốc
và phương pháp điều trị mới Trong một số trường hợp khác, các loài động vật và thực vật rừng còn là đối tượng nghiên cứu để tìm ra những phương thức điều trị bệnh trong y học
Nhiều sản phẩm từ động, thực vật rừng đã được con người sử dụng với mục đích làm dược liệu như những loài cây thuốc quý, mật ong, mật gấu, tiết dúi, mật cầy hương, nọc răn nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hoặc thực vật (các loại vắcxin, hoócmôn.) Từ các loài động vật rừng và thực vật rừng thì con người đã sử dụng để nghiên cứu, thử nghiệm và tìm ra các loại thuốc mới, thử nghiệm các phương pháp điều trị phục vụ cho ngành y học trực tiếp dùng
để đảm bảo sự sống của con người Các loài động vật rừng và thực vật rừng cũng được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng cho các ngành khoa học khác Các loài động vật rừng, thực vật rừng đặc hữu mang những nguồn gen quý, hiếm chứa đựng những tính trạng tốt mà những loài động vật khác không có Vì vậy, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các nguồn gen để đạt hiệu quả cao nhất
Qua sự phân tích trên cho ta thấy rằng: rừng không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, làm giảm mức ô nhiễm môi trường, điều hòa lượng nước cho sinh hoạt cũng như sản xuất của con người, phòng chống sạt lở đất, phòng chống lũ ống, lũ quét, giữa đất khỏi bị sói mòn hoặc lão hóa Ngoài việc cung cấp các nguyên vật liệu có giá trị cao, rừng còn là nơi chứa đựng, bảo tồn các nguồn gen vô giá của con người; là nơi sinh sống của các loài động thực vật hoang dã quý, hiếm Với những đóng góp hết sức quan trọng bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trên thế giới Cho nên bảo vệ rừng phòng hộ là góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của con người
Như vậy có thể thấy rừng phòng hộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với môi trường và đời sống của con người Hiện nay tình trạng suy thoái rừng phòng hộ đã
gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như hàng loạt các trận lũ ống, lũ quét (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, huyện Mường La tỉnh Sơn La), hạn hán kéo dài ở các tỉnh
Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau ) gây thiệt hại về cả người và của Để làm mất rừng phòng hộ hay thu hẹp diện tích sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng Động thực vật sẽ mất đi môi trường sống tự nhiên, làm đảo lộn hệ sinh thái
Trang 22Khi không còn rừng, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn
ra theo quy luật mà con người đã lường trước, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, mất nguồn tài nguyên thiên nhiên … và hậu quả cuối cùng chính là dẫn đến đói nghèo Bên cạnh đó, người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại Có thể thấy, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác Trong những năm qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để quản lý và dần cải thiện tình hình Thông qua những công cụ pháp luật, những chương trình, chiến lược, chính sách Pháp luật của nước ta đã định hướng cho việc bảo vệ rừng phòng hộ và đưa những phương pháp áp dụng vào thực tiễn Qua đó có thể thấy pháp luật có một vai trò hết sức to lớn trong việc bảo vệ rừng phòng hộ Đó là công cụ hữu hiệu, là nền tảng, là cơ sở cốt yếu để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng là cơ sở của sự cân bằng hệ sinh thái, đảm bảo cho con người được sống trong môi trường trong lành và
có một tương lai phát triển
1.2 Lý luận pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
1.2.1 Các nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Nguyên tắc của pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ là những tư tưởng chỉ đạo, chi phối một cách toàn diện các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng Đây là cơ sở để xây dựng các quy định pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ Các nguyên tắc này được xác định một cách khách quan, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của hoạt động bảo vệ suy thoái rừng thì sẽ đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật được ban hành, đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ suy thoái rừng phòng hộ Pháp luật về bảo vệ suy thoái rừng phòng hộ có những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững: Đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng không chỉ trong pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
mà còn thể hiện trong hệ thống pháp luật về môi trường, xuất phát từ xu thế chung của nhân loại Xét về bản chất, nguyên tắc này là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Với tư cách là một thành phần quan trọng của môi trường, rừng giữ vai trò điều hoà dòng chảy, khí hậu, chống sói mòn bảo vệ môi trường sinh thái vì vậy phát triển bền vững tài nguyên rừng phòng hộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội loài người Phát triển bền vững tài nguyên rừng phòng
hộ là việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh
Trang 23tế - xã hội hiện tại phải gắn liền với các các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát triển nhằm không làm suy thoái nguồn tài nguyên này, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thế hệ sau Tại Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà Nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững đã khẳng định: hướng tới nền kinh tế xanh để phát triển bền vững Nguyên tắc này đòi hỏi các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng phải là một nội dung trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương; đồng thời phải có hệ thống quản lý kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ rừng phòng hộ
Thứ hai, Nguyên tắc phối hợp, liên kết: Cần phải có sự phối hợp, liên kết
giữa các cơ quan nhà nước, các cá nhân, tổ chức trong nước; giữa các quốc gia với nhau để bảo vệ rừng phòng hộ Nguyên tắc phối hợp, liên kết phải được thực hiện trên cơ sở các bên đều có lợi; vừa bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bền vững, vừa khai thác được các giá trị, lợi ích từ rừng mang lại
Thứ ba, Nguyên tắc khai thác được các giá trị, lợi ích từ rừng: Pháp luật khai
thác được các giá trị, lợi ích từ rừng qua đó khai thác được các giá trị, lợi ích từ rừng mang lại cá nhân Đảm bảo khai thác được các giá trị, lợi ích từ rừng mang lại cá nhân, tổ chức bảo vệ rừng có ở khắp mọi luật bảo vệ và phát triển rừng khi xây dựng, khai thác được các giá trị, lợi ích từ rừng mang lại Nguyên tắc này đòi hỏi quá trình khai thác phải đánh giá được các giá trị của rừng và khả năng phục hồi của rừng phòng hộ mà không làm mất chức năng chính của rừng là phòng hộ và bảo
vệ môi trường
Thứ tư, Nguyên tắc coi trọng công tác phòng ngừa: Tài nguyên rừng là một
loại tài nguyên có thể tái sinh được nhưng việc phục hồi rất khó khăn và mất nhiều thời gian, thậm chí có trường hợp không thể phục hồi được Cho nên nếu việc khai thác, sử dụng vượt quá giới hạn phát triển sẽ làm cho rừng phòng hộ bị suy giảm Nếu không coi trọng công tác phòng ngừa sẽ làm mất đi tính đa dạng sinh học của rừng phòng hộ; nhiều loài động thực vật rừng sẽ biến mất vì không áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời Để thực hiện nguyên tắc này, cơ quan ban hành pháp luật phải đưa ra các quy định mang tính chất đón đầu, ngăn chặn hành vi có khả năng xâm hại tới rừng phòng hộ
1.2.2 Khái niệm pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Nhà Nước bằng các công cụ khác nhau tác động đến đối tượng cần điều chỉnh như pháp luật, tuyên truyền, thuyết phục, thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế Pháp luật là công cụ không thể thiếu để duy trì, bảo vệ trật tự và định hướng cho sự phát
Trang 24triển của xã hội Với việc quy định các quy tắc xử sự chung bắt buộc các đối tượng
bị điều chỉnh phải tuân theo đồng thời có các chế tài nghiêm khắc để trừng trị các trường hợp vi phạm, pháp luật là công cụ đặc biệt và hữu hiệu để Nhà Nước tổ chức
và quản lý mọi hoạt động trong xã hội Đồng thời, pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc, là công cụ để hướng dẫn, đảm bảo để nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích ổn định
xã hội vì sự phát triển bền vững Đó là vai trò của pháp luật nói chung, tùy từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể mà pháp luật các ngành, các lĩnh vực đó đề ra các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ và thực hiện tốt vai trò của mình
Pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ Có thể thấy pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ là một hệ thống các quy phạm pháp luật được sử dụng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật Các quy phạm pháp luật bao gồm các quy định về bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ; quy định về bảo vệ thực vật, động vật trong rừng phòng hộ; quy định về phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ; quy định về hệ thống quản lý bảo vệ rừng phòng hộ; quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ rừng phòng hộ; quy định về chủ rừng; quy định về chính sách đất đai; quy định về phát triển, chăm sóc, khai thác, hưởng lợi từ rừng phòng hộ Bên cạnh đó pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ còn quy định rất cụ thể về các nguyên tắc bảo vệ rừng, quyền của nhà nước về bảo vệ rừng, các vấn đề phát triển rừng và sử dụng rừng, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ, Kiểm lâm và vấn đề giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng, tuy nhiên để công tác bảo vệ tài rừng phòng hộ được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác này Vì vậy thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ rừng phòng hộ dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tổ chức, điều tra, rà soát lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ; theo dõi diễn biến, giao rừng, cho thuê rừng, bảo vệ hệ sinh thái của rừng; quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp về rừng phòng hộ
Trang 25Hệ thống pháp luật để bảo vệ rừng phòng hộ trong giới hạn đề tài nghiên cứu
có thể kể đến: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, ban hành ngày 12/8/1991 Luật gồm 9 chương, 54 điều quy định việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng Ngày 2/2/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 202/QĐ-TTg với nội dung quy định về khoán, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng Bên cạnh việc phát triển cây rừng thì việc quản lý và bảo vệ các loài động vật
và thực vật quý hiếm cũng được Nhà nước và Chính phủ quan tâm, thể hiện qua Nghị định số 18/HĐBT/1992 ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ Trưởng về danh mục các loài thực vật, động vật rừng hoang dã, quý, hiếm Ngày 27/1/1993 Thủ tướng Chính phủ ban hành hành Chỉ thị số 130/TTg với nội dung quy đinh về quản
lý và bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm Năm 2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ-CP về Danh mục các loài động thực vật rừng hoang dã, quý, hiếm Ngày 30/3/2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Bên cạnh công tác bảo vệ động vật rừng và thực vật rừng thì vấn đề phòng cháy, chữa cháy cũng được quan tâm sâu sắc, ngày 9/3/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP về phòng cháy chữa cháy rừng Năm 2001 Luật Phòng cháy chữa cháy được ban hành Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên rừng, ngày 29/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định số 159/2007/NĐ-CP Ngày 30/10/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, hiện nay được điều chỉnh bởi Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính về quản
lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài rừng phòng hộ không chỉ bị phạt hành chính mà còn có các chế tài hình
sự điều chỉnh quy định cụ thể trong Bộ luật hình sự năm 2015, và sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định ở điều 232, 233, 234, 243, 244 về các chế tài áp dụng trong lĩnh vực bảo vệ rừng và động thực vật rừng
Năm 2004 Quốc hội nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật số 29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về Bảo vệ và phát triển rừng Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 về Phòng cháy, chữa cháy rừng Năm 2006 Chính phủ ban hành Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 về Tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm Vấn đề đất rừng phòng hộ được quy định trong Luật Đất đai 2003 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và hiện nay được quy định trong Luật Đất đai 2013 Ngày 14/01/2008 Thông tư số 05/2008/TT-BNN được ban hành với nội dung hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch
Trang 26bảo vệ và phát triển rừng Ngày 28/03/2007 Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ban hành với nội dung quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 Quy định về quản lý khai thác
từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 về Thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng Nghị định số 88/2009/NĐ-
CP ngày 19/10/2009 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Riêng về rừng phòng hộ thì năm 2001 Chính phủ ban bành Quyết định về quy chế bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên; tới năm 2006 Chính phủ ban hành Quyết định về quy chế bảo vệ rừng (trong đó có rừng phòng hộ); tới năm 2015 Chính phủ có quyết định số 17/2015/QĐ-TTg về ban hành quy chế quản
lý, bảo vệ rừng phòng hộ; ngày 12/01/2017 Ban chấp hành Trung ương đảng ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (trong đó có rừng phòng hộ); ngày 08/8/2017 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW kèm theo đó là một số văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, Ngành tạo ra một hệ thống cơ sở pháp lý khá hoàn chỉnh cho việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng phòng hộ
1.2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ
Theo như khái niệm trên thì pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ có nội dung điều chỉnh chủ yếu nằm trong các quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng và Quyết định ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ Để bảo vệ rừng phòng hộ trước nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng về số lượng và chất lượng, pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ điều chỉnh các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất: Quy định pháp luật về hoạt động lập quy hoạch, kể hoạch bảo vệ rừng phòng hộ
Lập quy hoạch, kế hoạch là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước trong tổ chức quản lý - xã hội nói chung và bảo vệ rừng phòng hộ nói riêng Việc quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phòng hộ phù hợp với yêu cầu thực tiễn sẽ giúp cho các cơ quan quản lý có được chiến lược để bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trong ngắn hạn và lâu dài
Với mục đích định hướng cho các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học trong rừng, bảo vệ môi trường
và phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, lập quy hoạch, kế hoạch bảo
Trang 27vệ và phát triển rừng phòng hộ là một hoạt động quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng phòng hộ, được tiến hành trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương Quy định về hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đáp ứng được yêu cầu dự báo nhu cầu về sử dụng rừng trong tương lai, quyết định được mục đích sử dụng rừng từ đó có các biện pháp quản lý, bảo vệ,
sử dụng và phát triển rừng phù hợp, đảm bảo sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên rừng
Thứ hai: Quy định pháp luật về giao, cho thuê, thu hồi rừng và quy chế bảo
vệ rừng phòng hộ
- Giao, cho thuê, thu hồi rừng phòng hộ
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng được phân bố rộng khắp trên mọi vùng, miền của lãnh thổ của quốc gia, chứa đựng nhiều hệ sinh thái đa dạng với
hệ động thực vật phong phú, các cơ quan nhà nước không thể độc lập bảo vệ hết toàn bộ được Chính vì vậy, bằng phương tiện pháp luật, Nhà nước huy động sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ thông qua việc giao rừng, cho thuê rừng Tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại rừng phòng hộ mà Nhà Nước quy định phương án giao
và cho thuê rừng phù hợp với quy định pháp lý Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao, nhận hoặc thuê rừng phòng hộ, Nhà Nước còn quy định các chính sách hưởng lợi từ việc nhận rừng phòng hộ để quản lý bảo vệ, nhằm khuyến khích động viên mọi người dân tham gia
Để bảo vệ và phát triển bền vững rừng phòng hộ, ngoài các trường hợp thu hồi rừng để phục vụ các lợi ích chung của xã hội, vì mục đích an ninh, quốc phòng thì pháp luật còn quy định các trường hợp thu hồi rừng phòng hộ do đối tượng được giao rừng, nhận thuê rừng vi phạm các chính sách về giao rừng, cho thuê rừng gây ra thiệt hại Bằng việc quy định nội dung giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng đã thể hiện tính công bằng, dân chủ của nhà nước trong xây dựng pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ, đảm bảo cho nhân dân được tham gia vào các hoạt động quản lý, sử dụng rừng đồng thời được hưởng lợi từ rừng trên cơ sở thành quả lao động của bản thân
- Quy chế bảo vệ rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ được phân làm bốn loại để bảo vệ có hiệu quả Việc phân loại rừng phòng hộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động bảo vệ rừng phòng hộ thông qua quy chế pháp lý đối với rừng phòng hộ Căn cứ vào từng loại rừng phòng hộ, pháp luật
Trang 28sẽ quy định các trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng của tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ Theo quy định của Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 thì, rừng phòng hộ được phân chia thành bốn loại chính:
Rừng phòng hộ đầu nguồn: Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo
vệ các khu dân cư, khu đô thị, vùng sản xuất và các công trình khác
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái
Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu
đô thị, khu công nghiệp, kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi
Thứ ba: Quy định pháp luật về bảo vệ hệ sinh thái rừng phòng hộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
là "Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể thực vật rừng, động vật rừng và
vi sinh vật rừng và các yếu tố môi trường khác" Vì vậy vấn đề bảo vệ hệ sinh thái rừng là việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng và vi sinh vật rừng cùng các yếu tố môi trường khác Tại Điều 40 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 đã đưa ra quy định như sau:
Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của luật này, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động sau đó khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên có thể thấy hệ sinh thái rừng được bảo vệ một cách chặt chẽ, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động khác kể cả việc xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình mà có ảnh
Trang 29hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật và phải thực hiện việc đánh giá tác động của môi trường
- Bảo vệ thực vật, động vật rừng phòng hộ
Động vật rừng và thực vật rừng trong đó có các loài thực vật, động vật rừng đang rơi vào tình trạng nguy cấp, quý, hiếm đứng trước mối đe dọa bị tuyệt chủng Tại Điều 41 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 có quy định:
Việc khai thác thực vật rừng phải thực hiện theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định và quy trình, quy phạm về khai thác rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.Việc săn, bắt, bẫy, nuôi nhốt động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã Những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nguồn gen thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo
vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc khai thác thực vật rừng, săn bắt động vật rừng, công cụ và phương tiện bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; chủng loài, kích cỡ tối thiểu thực vật rừng, động vật rừng và mùa vụ được phép khai thác, săn bắt; khu vực cấm khai thác rừng
- Phòng cháy, chữa cháy rừng phòng hộ
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên rừng nói chung và các loài động vật rừng và thực vật rừng nói riêng Để thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, Nhà nước quy định trách nhiệm cho chủ rừng, bởi đây là những người sống với rừng, gần với rừng nhất Do vậy, khoản 1 Điều 42 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định: “Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chữa cháy; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền" Với quy định này của pháp luật thì chủ rừng khi tiếp nhận rừng phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng Đồng thời phải trang bị, thiết kế các biện pháp, hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng như đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chữa cháy và tuyệt đối chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ tài nguyên rừng trong đó có hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng
Trang 30- Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ
Trong nhiều nguyên nhân gây suy giảm rừng phòng hộ thì các loài sinh vật ngoại lai xâm hại cây rừng được coi là một trong những mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm Theo quy định tại khoản 18, 19 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008 có quy định về loài ngoại lai: Loài ngoại lai là loài sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng và loài ngoại lai xâm hại
là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa Khi được đưa đến môi trường mới, một số loài có thể không thích nghi được với điều kiện sống sau đó không tồn tại được Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại Sinh vật ngoại lai có thể xâm nhập vào môi trường sống bằng nhiều cách Nó có thể đi theo con đường tự nhiên như gió, dòng biển và bám theo các loài di cư, nhưng quan trọng hơn cả là do hoạt động của con người Chúng cạnh tranh với các loài bản địa
về thức ăn, nơi sống ăn thịt các loài, phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường, truyền bệnh và ký sinh trùng Bởi tác hại của các loài sinh vật ngoại lai đối với hệ sinh thái rừng nên pháp luật đưa ra quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 "Việc phòng trừ các sinh vật gây hại rừng phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y" Để thực hiện việc phòng trừ sinh vật gây hại rừng cho các loài động vật rừng và thực vật rừng thì vai trò của chủ rừng là quan trọng nhất Vì vậy, khoản 2 Điều 43 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 có quy định:
Chủ rừng phải thực hiện biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ Chủ rừng chịu trách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biện pháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của luật này và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật thú y
Như vậy có thể thấy chủ rừng là người có trách nhiệm trong việc phát hiện
và thực hiện các biện pháp phòng, trừ những sinh vật gây hại rừng và được quyền xin sự hỗ trợ từ các cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật Theo
Trang 31quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: "Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật có trách nhiệm tổ chức dự báo sinh vật gây hại rừng, hướng dẫn, hỗ trợ chủ rừng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; tổ chức phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong trường hợp sinh vật gây hại rừng có nguy cơ lây lan rộng" Với quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm dịch thực vật rừng, động vật rừng có trách nhiệm nghiên cứu, theo dõi và đưa ra những
dự báo dịch bệnh do các sinh vật gây hại rừng tạo ra và phải thực hiện công tác phòng trừ và hỗ trợ chủ rừng để ngăn chặn dịch bệnh Để công tác này hiệu quả hơn thì Nhà nước khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng Cùng với các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và bảo vệ các loài thực vật và động vật rừng nói riêng trong đó có công tác phòng trừ sinh vật gây hại rừng Các loài sinh vật gây hại rừng được đánh giá là một trong những nguyên nhân phá hủy môi trường sinh thái Do vậy, pháp luật quy định
rõ ràng việc phòng trừ các loài này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng trừ và không để dịch bệnh lan truyền Cơ quan bảo vệ thực vật và động vật có trách nhiệm dự báo nguy cơ, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ các chủ rừng thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại khi có nguy cơ lan rộng Nhà nước còn khuyến khích áp dụng các biện pháp lâm sinh, sinh học vào việc phòng trừ sinh vật gây hại rừng
Thứ tư Quy định pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ
Để thực thi pháp luật nói chung và trong hoạt động quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ nói riêng phải có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước Các cơ quan này tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương theo cơ cấu bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật về quản lý và bảo
vệ rừng phòng hộ Hệ thống cơ quan quản lý bảo vệ rừng phòng hộ bao gồm các cơ quan có thẩm quyền chung (là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nướctheo địa giới hành chính như: Chính Phủ, UBND các cấp) và các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn (là các cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp như: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp )
Thứ năm: Quy định pháp luật về thanh tra, kiếm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ
- Công tác thanh tra, kiểm tra với mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện những bất cập trong công tác quản lý, các chế độ chính sách, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét đầy đủ và đề xuất các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền góp phần
Trang 32nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện bởi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách chế độ về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn”
Vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ nói riêng là hành vi tiêu cực của tổ chức hay cá nhân vi phạm các quy định pháp luật do Nhà Nước ban hành (có thể là thực hiện không đúng hoặc không thực hiện trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện) Những hành vi này thường có hại, trái ngược với lợi ích của Nhà Nước, lợi ích chung của toàn xã hội nên cần lên
án, loại bỏ và phải được truy cứu trách nhiệm pháp lý phù hợp Vì mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, lợi ích chung của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời bắt buộc chủ thể vi phạm bị trừng phạt hoặc gánh những hậu quả bất lợi do thực hiện hành vi trái pháp luật Trách nhiệm pháp lý này chỉ nảy sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ được áp dụng đối với chủ thể vi phạm Truy cứu trách nhiệm pháp lý đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng đúng pháp luật đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, còn các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể vi phạm phải được tôn trọng và bảo vệ
Trong quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đó là những hành vi vi phạm các quy định về quản lý, khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững rừng phòng hộ, gây hại cho môi trường sống của con người Chính
vì vậy Nhà Nước phải ban hành các trách nhiệm khác nhau để truy cứu chủ thể vi phạm tuỳ theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm Các loại trách nhiệm pháp lý trong xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ áp dụng chủ yếu là trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính Ngoài ra còn có trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật
Tuy nhiên bên cạnh việc quy định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật cũng cần quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm pháp lý Vì việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ áp dụng đối với hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện, phải đảm bảo sự công bằng và nhân đạo trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý Đối với các hành vi vi
Trang 33phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ cũng không nằm ngoài yêu cầu nói trên Cho nên, pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ phải quy định các trường hợp không phải áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
1.2.4 Vai trò của pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ
Luật bảo vệ và phát triển rừng giữ vai trò chủ đạo trong cộng tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng, vì vậy thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ rừng phòng hộ dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật Các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác bảo vệ rừng phòng hộ căn cứ theo luật để thực hiện công tác bảo vệ rừng, nếu không có hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng thì các biện pháp, hình thức, cách thức bảo vệ rừng phòng hộ khó có thể để thực hiện được Thông qua hệ thống pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ con người đã bảo vệ được môi trường, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị
Pháp luật đã đưa ra đầy đủ quy định để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ rừng phòng hộ, các quy định về quản lý, các quy định về bảo vệ, quy định về phòng cháy chữa cháy rừng phòng hộ, quy định về khai thác, quản lý, chế biến lâm sản trong rừng phòng hộ, các quy định về xử lý vi phạm Các văn bản về đầu tư, về tài chính, về bảo vệ môi trường, về hoạt động cấp phát vốn, thu, chi ngân sách cho việc thực hiện các chính sách, dự án rừng phòng hộ Quy định cụ thể, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước thống nhất từ Trung ương xuống địa phương Quy định các biện pháp xử phạt, áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật về việc bảo vệ rừng phòng hộ
Pháp luật là công cụ là những quy định những chuẩn mực để bảo vệ rừng phòng hộ khỏi sự tàn phá của con người, có những chế tài, quy định của pháp luật thì những hành vi xâm hại đến sự phát triển của rừng phòng hộ mới được hạn chế,
có pháp luật thì rừng mới được bảo vệ và phát triển xanh tốt, có pháp luật thì rừng mới phát huy được giá trị và chứng minh được vai trò to lớn của nó trong đời sống
và sự phát triển của con người Vì vậy pháp luật có vai trò trước tiên, then chốt và hết sức quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của rừng phòng hộ
Trang 34KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng là hệ sinh thái đa dạng nhất, có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội loài người như đóng góp vào sự phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái Rừng phòng hộ đầu nguồn là nơi phát sinh hoặc bắt đầu nguồn nước tạo thành các dòng chảy cấp nước cho các hồ chứa trong mùa khô, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn và bảo vệ đất Rừng phòng hộ gồm những rừng có sẵn trong tự nhiên, chủ yếu là rừng hỗn giao gồm nhiều tầng, không đều tuổi, mật độ dày, có dễ sâu, bền, chắc; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống gió hạn, cát bay, ngăn chặn sự xâm mặn của biển; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là rừng phòng hộ ven biển được thành lập với mục đích chống sóng lấn biển, chống sạt lở, bảo vệ các công trình ven biển; rừng phòng
hộ bảo vệ môi trường nhằm mục đích điều hòa khí hậu, chống ô nhiễm môi trường trong các khu dân cu, khu đô thị và khu du lịch
Pháp luật bảo vệ rừng phòng hộ được đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng, tuy nhiên để công tác bảo vệ rừng phòng hộ được thực hiện một cách hiệu quả thì vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ
và phát triển rừng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả công tác này Vì vậy thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước đã thực hiện việc quản lý các vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ rừng phòng hộ dưới các hình thức ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng, tổ chức, điều tra, lập kế hoạch, quy hoạch rừng phòng hộ đồng thời theo dõi diễn biến, giao rừng, cho thuê rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, quản lý, thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm, giải quyết các tranh chấp về rừng phòng hộ
Trang 352 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ QUA THỰC TIỄN TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ - ĐẶC DỤNG HÀ NỘI
2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội
2 Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội có chức năng quản lý bảo
vệ, phát triến lửng; khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật
Điều 2 Nhiệm vụ, quyền hạn
1 Chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn thành phố Hà Nội về quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng hiện có của Thành phố theo quy định của pháp luật
2 Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, các chương trình, đề án,
dự án đế quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc dụng, động vật, thực vật rừng, đa dạng sinh học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án sau khi được phê duyệt
3 Tiếp nhận vốn đầu tư của Nhà nước và các khoản tài trợ của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, cải tạo môi trường rừng, cảnh quan rừng, thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế
4 Tố chức quản lý bảo vệ và phát triến rừng; nghiên cứu khảo nghiệm và phát triến các loại giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao, cây con đặc sản, đặc hữu quý hiếm, các giống lan, cây dược liệu, giống cây bản địa theo quy định của pháp luật; tư vấn, cung ứng các dịch vụ về lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh, phát triển rừng, thiết kế các hạng mục lâm sinh, trang trại vườn rừng, dịch vụ các loại cây giống nông lâm nghiệp, cây bản địa, cây xanh, cây lấy gỗ; xây dựng và phát triến các mô hình kinh tế trang trại rừng, vườn rừng, lâm sản ngoài gỗ; bảo tồn, xây dựng
Trang 36và phát triển vườn thực vật rừng đặc dụng hiện có để lưu giữ các nguồn gen đa dạng sinh học
5 Phối họp với các cấp chính quyền địa phương sở tại và các ngành chức năng có liên quan đế bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên trong khu rừng; các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc khu rừng Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, ngăn chặn các hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng
6 Thực hiện khoán các hạng mục công trình lâm sinh, bảo vệ rừng phát triến rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị xã hội, để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng
7 Sử dụng bề mặt tài nguyên rừng, được tiến hành các hoạt động dịch vụ nghiên cứu khoa học, văn hóa, xã hội và du lịch sinh thái, được tô chức thực hiện các chính sách về dịch vụ môi trưòng theo quy định của pháp luật
8 Hưóng dẫn kỹ thuật trồng cây phân tán, cây bóng mát, lấy gỗ, lấy củi làm chất đốt ở vùng đệm khu rừng đặc dụng Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập để giảm áp lực xâm hại đến tài nguyên rừng vùng chính khu rừng đặc dụng
9 Tuyên truyền, giáo dục, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về lâm nghiệp cho cán bộ cơ sở và người dân, nâng cao ý thức pháp luật đế có trách nhiệm bảo vệ
và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên
10 Báo cáo về tình hình diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của Ban theo quy định
11 Quản lý, sử dụng có hiệu quả tổ chức bộ máy, biên chế, lao động, tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí và các nguồn lực khác theo quy định hiện hành
12 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
Điều 3 Cơ cấu tổ chửc
1 Lãnh đạo Ban:
a) Lãnh đạo Ban gồm Giám đốc và số lượng Phó Giám đốc theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/i0/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
b) Giám đốc Ban là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Chú tịch
ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Trang 37trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban;
c) Phó Giám đốc Ban là người giúp việc Giám đốc Ban chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác do Giám đốc Ban phân công, chịu trách nhiệm trước Giáms đốc Ban và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công; khi Giám
d) Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm các chức danh lãnh đạo đượớị quyết định theo tiêu chuẩn chức danh và tuân thủ các quy định hiện hành phân cấp quản lý công tác cán bộ
2 Cơ cấu tổ chức: gồm 04 phòng, 02 trạm, 01 đội
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính;
c) Phòng Quản lý bảo tồn và phát triển rừng;
d) Phòng Khoa học - Kỹ thuật và họp tác quốc tế;
đ) Trạm Bảo vệ rừng Mỹ Đức;
Trạm Bảo vệ rừng Sóc Sơn;
g) Đội cơ động bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng
Số lượng viên chức tối thiểu và số lưọng cấp phó đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đon vị sự nghiệp công lập
2.2 Thực trạng pháp luật về bảo vệ rừng phòng hộ và thực tiễn tại Ban Quản
lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội
2.2.1 Các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đặc dụng
2.2.1.1 Quy định pháp luật hiện hành
Để thực hiện việc quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng nói chung
và cũng như rừng phòng hộ đặc dụng thì pháp luật nước ta đã đưa ra những quy định về nguyên tắc, về căn cứ, quy định rõ ràng nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng Các quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định chủ yếu trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng và Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy
Trang 38tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi
Bên cạnh đó việc lập quy hoạch, kế hoạch phải đảm bảo dân chủ, công khai, phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Trên cơ sở những nguyên tắc thì việc lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng dựa trên những căn cứ được pháp luật quy định tại Điều 14 Luật Bảo
vệ và phát triển rừng năm 2004: Việc lập quy hoạch, kế hoạch dựa trên các căn cứ đầu tiên là chiến lược quy hoạch tổng thể; quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương; kết quả thực hiện bảo vệ rừng ở kỳ trước; điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội, khả năng tài chính; hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng
sử dụng rừng, đất để trồng rừng của các hộ gia đình cá nhân Nội dung của việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng được quy định rất rõ tại Điều 15 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, theo đó một bản quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng phải đảm bảo những nội dung gồm: Những nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản; xác định phương hướng mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch; xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ,
sử dụng và phát triển các loại rừng; xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng Nội dung bảo vệ và phát triển rừng bao gồm phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; xác định nhu cầu về
Trang 39diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp; xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến từng năm
Quy định về kỳ quy hoạch, kế hoạch và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và quy hoạch bảo vệ tài nguyên rừng được thể hiện tại Điều 16, 17, 18 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 theo đó: kỳ quy hoạch là mười năm, kỳ kế hoạch là năm năm và các kỳ này phải đảm bảo phù hợp với các kỳ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và của từng địa phương Trách nhiệm của việc lập quy hoạch, kế hoạch được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các cấp Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và kế hoạch bảo vệ rừng trong phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ở cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển rừng của tỉnh sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ rừng của ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ rừng của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng do ủy ban nhân dân các cấp lập trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
Khi có sự điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch cần dựa trên các căn cứ và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đó theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 như sau: Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khi
có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng cấp trên mà những sự điều chỉnh
đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng; điều chỉnh do yêu cầu cấp bách
để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng nào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó
Vấn đề công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng được quy định trong Điều 20, Điều 21 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt thì ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của địa phương và việc công bố này được thực hiện trong suốt thời gian quy hoạch, kế hoạch đó có hiệu lực Việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ rừng được Bộ Nông nghiệp và Phát
Trang 40triển nông thôn tổ chức, chỉ đạo thực hiện của cả nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của cấp dưới trực tiếp; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của địa phương
Như vậy, vấn đề quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng được thực hiện một cách chặt chẽ bắt đầu từ việc lập phải được đảm bảo đúng các nguyên tắc và được lập theo một căn cứ và nội dung đúng quy định của pháp luật Một kỳ quy hoạch bảo vệ rừng là mười năm, kỳ kế hoạch là năm năm tuy nhiên điều này phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của cả nước cũng như địa phương nơi có rừng cần bảo vệ Pháp luật cũng đã quy định trách nhiệm và trao thẩm quyền cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc lập, phê duyệt quy hoạch và kế hoạch bảo vệ rừng Việc điều chỉnh các quy hoạch và kế hoạch bảo vệ rừng phải tuân thủ theo các căn
cứ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Để đảm bảo tính công khai, thực hiện một cách có hiệu quả và mọi cá nhân, tổ chức đều biết đến thì việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ tài nguyên rừng được công bố công khai trong suốt thời gian thực hiện và đảm bảo hiệu quả một cách chặt chẽ từ khâu tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các công tác thực hiện
2.2.1.2 Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật
Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại Thành phố Hà Nội do Chi cục Lâm nghiệp thành phố (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố) chủ trì, phối hợp với cơ quan, ban, ngành có liên quan, trực tiếp xây dựng, giúp cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Mặc dù Luật bảo vệ và phát triển rừng đã quy định thực hiện nội dung này từ năm 2004, tuy nhiên năm 2012, huyện mới xây dựng đề án quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (trong đó có rừng phòng hộ) giai đoạn 2012 - 2020 được Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại quyết định số 2951/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 Nguyên nhân là do các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác này còn chậm ban hành Cụ thể: năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BNN về hướng dẫn việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; ngày 09/01/2012 Thủ tướng Chính Phủ mới ban hành Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước giai đoạn 2011 - 2020; ngày 01/02/2013 UBND thành phố Hà Nội mới có quyết đinh số 710/QĐ-