Hiện nay, những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có nhiều cải tiến liên quan đến quản trị công ty cổ phần, tuy nhiên những quy định về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trang 33
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……… 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT 10
1.1 Khái niệm, đặc điểm về công ty cổ phần 10
1.2 Khái niệm người quản lý trong công ty cổ phần 16
1.3 Khái niệm nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần 19
1.4 Nội dung pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần 21
1.4.1 Cơ chế chỉ định, bổ nhiệm người quản lý trong công ty cổ phần 21
1.4.2 Quy định các nghĩa vụ của người quản lý 24
1.4.4 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần 26
Kết luận chương 1 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 29
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay 29
2.1.1 Nhóm nghĩa vụ chung của người quản lý trong công ty cổ phần 29
2.1.2 Nhóm các nghĩa vụ riêng của người quản lý trong công ty cổ phần 36
2.1.3 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần 40
2.1.3.1 Quy định về điều kiện tiêu chuẩn của người quản lý 40
Trang 44
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong
công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay 45
Kết luận chương 2 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 62
3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần 62
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 65
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật 68
Kết luận chương 3 73
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 51
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Công ty cổ phần là một chủ thể kinh doanh phổ biến ở các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần ra đời muộn nhất vào khoảng cuối thế kỷ XVI ở các nước tư bản phát triển Mặc dù ra đời muộn nhất nhưng công ty cổ phần lại nhanh chóng phát triển phổ biến và chiếm một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của thế giới cũng như bất kỳ một quốc gia nào Với tính chất là một trong những công ty đối vốn điển hình, công ty cổ phần (đặc biệt là công ty cổ phần đại chúng) có thể có tới hàng triệu cổ đông ở rải rác khắp nơi trên thế giới mà họ không hề quen biết nhau Thậm chí cổ đông chỉ quan tâm đến số vốn của họ trong công ty mà không quan tâm đến hoạt động nội bộ của công ty bởi việc chuyển nhượng cổ phiếu rất dễ dàng, tạo nên sự tách biệt giữa sở hữu và quản
lý công ty Trong tình thế đó, các thành viên trong công ty (đặc biệt là các vị trí quản lý, điều hành, giám sát) rất có thể bỏ qua lợi ích của công ty, của các chủ sở hữu khác để mưu lợi và thu lợi riêng cho bản thân Lý thuyết về vấn đề đại diện, vấn đề xung đột lợi ích, sự phân tách giữa chủ sở hữu và quản lý đưa
ra những lập luận cho thấy người đại diện có thể hành động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông mà có thể vì lợi ích của chính bản thân họ1
Trong kinh doanh, gây dựng được niềm tin của nhà đầu tư là điều rất khó nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản trị công ty, trong đó nghĩa vụ của người quản lý rất được đề cao Do vậy người nắm quyền quản lý điều hành trong công ty có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty, chỉ khi họ thực hiện
1 Nguyễn Thanh Lý, Luận án Luật kinh tế “Kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty đại chúng theo pháp luật Việt Nam”, tr.1
Trang 62
đúng quyền và nghĩa vụ của mình thì mới đem lại lợi ích cho chủ sở hữu và chính công ty Điều này đòi hỏi người quản lý phải ý thức được cơ sở đạo đức căn bản là coi sóc tài sản của người khác như coi sóc tài sản của chính bản thân mình Việc xa rời nền tảng đạo đức này rất khó giúp cho người quản lý công ty tránh khỏi những vi phạm nghĩa vụ bởi kinh doanh là một hoạt động phức tạp trong khi các nghĩa vụ nêu trên đều là các nghĩa vụ xuất phát từ nền tảng đạo đức, rất mơ hồ về các dấu hiệu pháp lý và phụ thuộc nhiều vào sự giải thích trong các trường hợp cụ thể2 Do đó nghĩa vụ của người quản lý có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp
Hiện nay, những quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có nhiều cải tiến liên quan đến quản trị công ty cổ phần, tuy nhiên những quy định về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần vẫn còn nhiều điểm bất cập như xác định người quản lý công ty còn nhiều kẽ hở, xác định nghĩa
vụ của từng vị trí quản lý chưa rõ ràng, cơ chế bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người quản lý chưa cụ thể, trách nhiệm giải trình của người quản lý còn yếu… Thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, rất nhiều người quản lý đã và đang lạm dụng vị trí nhằm trục lợi cá nhân, gây thất thoát tài sản của công ty, ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty và môi trường kinh doanh lành mạnh Trong bối cảnh đó, học viên lưa chọn đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ là có tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghĩa vụ của người quản lý đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị công ty cổ phần Đầu tiên phải kể đến là những bài viết về chế định đại diện và người đại diện của PGS.TS Ngô Huy
Cương (2009), Chế định đại diện theo quy định pháp luật Việt Nam, Tạp chí
2 PGS.TS Ngô Huy Cương, Giáo trình Luật Thương mại, NXB Đại học Quốc gia, tr 191
Trang 73
Nhà nước và Pháp luật số 4/2009 đã trình bày khái quát nhất về lịch sử chế định đại diện từ thời La Mã và nêu sơ lược quy định của pháp luật một số nước về đại diện theo ủy quyền, bao gồm các quy định của Công hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Iran, Thái Lan từ đó tác giả so sánh với
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 về xác định phạm vi đại diện rộng hay
hẹp TS Hồ Ngọc Hiển (2012), Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học
xã hội, đã chỉ ra những hạn chế của pháp luật trong việc không thừa nhận đại diện do thỏa thuận ngầm định và đại diện hiển nhiên, còn có những quy định chưa hợp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba Tác giả đã phân tích
cụ thể về phân loại đại diện, phạm vi và thẩm quyền đại diện trong thương mại, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ đại diện, trách nhiệm đối với người thứ ba, các phân tích này rất có ý nghĩa làm sáng tỏ thêm về bản chất và các dạng quan hệ đại diện Bên cạnh đó, một số bài viết của Ngô Gia Hoàng và
Nguyễn Thị Thương (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 dưới góc độ quyền tự do kinh doanh, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2016; Đỗ Văn Đại và Lê Thị Hồng Vân
(2015), Hoàn thiện quy định về đại diện trong Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, Tạp chí Kiểm sát số 22 tháng 11/2015; Nguyễn Vũ Hoàng (2013), Chế định đại diện trong pháp luật Việt Nam và vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng, Tạp chí Luật học tháng 2/2013… các bài viết này đều có chung quan
điểm rằng, trong quản trị công ty cổ phần, cần phân biệt người đại diện của công ty với các vị trí quản lý khác, đồng thời nhấn mạnh vai trò của người đại diện theo pháp luật của công ty trong việc nâng cao hiệu quả quản trị công ty
cổ phần
Khi bàn về người quản lý và nghĩa vụ của người quản lý trong bài viết của tác giả TS Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo Luật doanh
Trang 84
nghiệp năm 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh”, Tạp chí khoa học pháp lý,
số 4/2005; Nguyễn Thanh Lý và Phan Thị Thu Nhài (2018), Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, Tạp
chí Nhân lực khoa học xã hội, số 9/2018, tác giả đã đưa ra khái niệm người quản lý công ty đồng thời nhấn mạnh: “Việc xác định đúng ai là người quản
lý công ty và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần cho việc quản trị công ty có hiệu quả, kiểm soát các giao dịch tư lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các bên có liên quan khác như người lao động trong công ty, chủ nợ, khách hàng của công ty” Trên cơ
sở xem xét khái niệm người quản lý của các nước theo Common Law3 như Newzealand, Canada, Singapo, Australia… bài viết so sánh với quy định Luật Doanh nghiệp của Việt Nam Chế định về người quản lý lý và nghĩa vụ của người quản lý là một trong những nội dung của quan trị công ty cổ phần Bài viết cũng xác định các nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần gồm: nhóm nghĩa vụ chung và nhóm nghĩa vụ riêng của từng vị trí quản lý, chỉ ra những điểm bất cập của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và đề xuất một
số giải pháp
Như vậy, quan tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu mới đề cập ở một góc độ nào đó về nghĩa vụ của người quản lý, đa phần các công trình nghiên cứu này trích dẫn Luật Doanh nghiệp năm 2014 mà chưa nghiên cứu quy định của luật doanh nghiệp năm 2020 Có thể khẳng định, chưa có công trình nghiên cứu nào dưới dạng luận văn thạc sĩ về đề tài “Nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo pháp luật doanh nghiệp hiện nay”
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3 Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng Hệ thống pháp luật Common Law hay còn gọi là pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán rất coi trọng án lệ
Trang 9Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Tổng hợp, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về người quản lý và nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần như: khái niệm, đặc điểm, nhu cầu điều chỉnh pháp luật, các nghĩa vụ của người quản lý
- Phân tích thực trạng quy định pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần nhằm tìm ra những điểm còn bất cập của của quy định pháp luật
- Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản
lý trong công ty cổ phần ở Việt Nam thời gian qua, chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế, vướng mắc
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn hiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến quy định nghĩa vụ người quản lý trong công ty cổ phần
Phạm vi nghiên cứu của luận văn gồm:
Phạm vi về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về nghĩa vụ của người quản lý, số liệu thực tiễn có thể sử dụng
từ năm 2014 đến nay
Trang 106
Phạm vi về không gian, luận văn chủ yếu nghiên cứu quy định pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, một số quy định pháp luật các nước có thể được dẫn chiếu để so sánh
Phạm vi về nội dung, luận văn nghiên cứu trách nhiệm của người quản
lý trong công ty cổ phần, chủ yếu quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn
bản hướng dẫn thi hành
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa
Mác Lê-nin (khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thực tiễn); tư
tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước về hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương trong môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch; các chính sách cải cách pháp luật, đổi mới, hội nhập trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên, để tạo sự phong phú trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, một số quan điểm về nghĩa vụ của người quản lý của các quốc gia trên thế giới, các
tổ chức quốc tế cũng sẽ được tham khảo
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu phân tích pháp lý (phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống), phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination)
và phương pháp so sánh luật Cụ thể:
Phương pháp phân tích: Phương pháp này dùng để phân tích, giải thích
và hệ thống hóa các quy định cụ thể của các hệ thống pháp luật được nghiên cứu Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là cung cấp một cái nhìn
Trang 117
toàn diện, đầy đủ về các quy định liên quan đến nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để xác định những
điểm giống nhau và khác nhau của các quy định trong các hệ thống pháp luật được nghiên cứu liên quan đến pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của Việt Nam và quốc tế làm luận cứ xác thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục những bất cập của pháp luật hiện nay về quản trị công ty cổ phần
Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống thực tiễn: Một số các
tình huống thực tiễn liên quan đến nghĩa vụ của người quản lý trong công ty
cổ phần sẽ được lựa chọn để phân tích Việc phân tích các tình huống nhằm tìm hiểu và đánh giá việc áp dụng các quy định liên quan trên thực tiễn, tìm ra những điểm chưa đầy đủ, những điểm còn bất hợp lý trong các quy định của pháp luật Ðồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống thực tiễn sẽ bổ trợ cho những lý lẽ, luận giải và kiến nghị mà luận văn đưa ra
6 Những điểm mới của luận văn
Về cách tiếp cận: Luận văn tiếp cận vấn đề nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần không chỉ dưới góc nhìn của pháp luật chung, mà còn nghiên cứu cả các văn bản quản trị nội bộ của công ty
Về mặt lý luận, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu
về quản trị công ty cổ phần, luận văn đưa ra khái niệm và làm rõ đặc điểm của công ty cổ phần và nghĩa vụ người quản lý tỏng công ty cổ phần Đồng thời, luận văn làm rõ các nội dung về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
Trang 128
Luận văn là công trình nghiên cứu công phu về thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt, luận văn sẽ phát hiện và chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật cũng như những vướng mắc, khó khăn trong thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp từ tổng thể đến cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo pháp luật điều chỉnh chung cũng như các văn bản nội bộ của công ty
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn đưa ra góc nhìn đa chiều, toàn diện về vấn đề
nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần; làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần; cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu về thực trạng nghĩa vụ của người
quản lý trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cung cấp cho các nhà nghiên cứu, nhà đầu tư, nhà quản trị, người quản lý công ty… những thông tin toàn diện, chi tiết để phục vụ quá trình nghiên cứu
và làm việc Những giải pháp mà luận văn đưa ra sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần Bên cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho chuyên ngành luật kinh tế
8 Kết cấu của luận văn
Trang 1410
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT
1.1 Khái niệm, đặc điểm về công ty cổ phần
CTCP được biết đến như là một hình thức tổ chức kinh doanh phổ biến trong xã hội Ở các nước khác nhau, CTCP có thể có những tên gọi khác nhau Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), Ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi là công ty chung cổ phần (Kabushiki Kaisha)…4
Ở Việt Nam, CTCP được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: theo LDN (bao gồm cả CTCP được đăng ký lại, chuyển đổi và đăng
ký chuyển đổi từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
Về mặt lịch sử hình thành, CTCP ra đời sau các loại công ty đối nhân nhưng là hình thức đầu tiên của loại hình công ty đối vốn Khác với sự ra đời của hình thức công ty TNHH – là sản phẩm của các nhà lập pháp xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn kinh doanh, CTCP được hình thành trong hoạt động kinh doanh và do nhu cầu của các nhà kinh doanh rồi sau đó mới được pháp luật thừa nhận và được hoàn thiện thành một chế định pháp lý Chẳng hạn như
ở Anh, Luật công ty được ban hành lần đầu tiên năm 1844 nhưng trước đó hơn 100 năm đã có sự xuất hiện của các công ty cổ phần Và đến năm 1856, ở Anh mới có Luật về công ty cổ phần5
Ở Việt Nam, luật lệ về công ty lần đầu tiên được quy định là trong “Bộ Dân luật thi hành tại các toà Nam án Bắc Kỳ”, quy định của Pháp luật thời kỳ này về CTCP còn rất sơ khai Dưới thời Pháp thuộc, các quy định của Bộ luật
4 Viện Kinh tế Thế giới Công ty cổ phần? Các nước phát triển – Qúa trình thành lập, tổ chức quản lý, Nxb
KHXH, 1991, tr.5
5 Lê Minh Trường (2012), Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần trên Thế giới và Việt Nam,
link:
https://luatminhkhue.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-cong-ty-co-phan-tren-the-gioi-va-viet-nam.aspx
Trang 1511
Thương mại Pháp năm 1807, trong đó có quy định về hình thức CTCP được
áp dụng ở cả ba kỳ tại Việt Nam Đến năm 1944, chính quyền Bảo Đại ban hành Bộ luật thương mại Trung phần có hiệu lực áp dụng tại Trung Kỳ, trong
đó có quy định về CTCP (gọi là công ty vô danh) Năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Bộ luật Thương mại, trong đó CTCP được gọi
là hội nặc danh với đặc điểm “gồm có các hội viên mệnh danh cổ đông, chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần hùn của mình dưới hình thức cổ phần” (Điều 236) và “chỉ được thành lập nếu có số hội viên từ 7 người trở lên”
(Điều 295).6
Ở miền Bắc, sau năm 1954 cho đến khi thống nhất đất nước vào năm 1975 và trên phạm vi cả nước từ sau năm 1975 đến những năm 80 của thế kỷ 20, với chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các hình thức công
ty nói chung và CTCP nói riêng hầu như không được pháp luật thừa nhận Cho đến khi Luật công ty được ban hành ngày 21/12/1990, hình thức CTCP mới chính thức được quy định cụ thể
Lược sử quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về công ty cổ phần cho thấy sự phát triển của công ty cổ phần gắn liền với quá trình hoàn thiện của các đạo luật doanh nghiệp Năm 1999, nước ta ban hành Luật Doanh nghiệp (thay thế Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân) Ngày 19/11/2005, LDN năm 2005 được ban hành thay thế cho LDN năm 1999 Ngày 26/11/2014, thông qua LDN 2014 thay thế cho LDN 2005 Và ngày 17/6/2020, Quốc hội thông qua LDN 2020 thay thế cho LDN 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 Hiện tại, LDN năm 2020 là đạo luật cơ bản quy định
về tổ chức và hoạt động của công ty Có thể thấy, liên quan đến CTCP, trong vòng 30 năm, nước ta đã có 5 đạo luật đã được ban hành Theo đó, các hình thức công ty liên tục được đề cập và có bước phát triển vượt bậc về chất
6 Lịch sử hình thành và phát trển công ty cổ phần trên từ thế giới và ở Việt Nam, Từ Thảo,
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/05/03/4791/
Trang 1612
lượng theo hướng tiếp cận các giá trị pháp lý hiện đại về công ty trên thế giới, các quyền và nghĩa vụ của công ty, cổ đông ngày càng được bổ sung và cụ thể hóa
CTCP với tính cách là một công ty đối vốn điển hình được ghi nhận từ điều 111 đến điều 176 LDN 2020 Cơ cấu tổ chức, hoạt động, quyền, nghĩa vụ
và cổ đông công ty được xác định trong 66 điều luật CTCP trước hết là một loại hình doanh nghiệp đảm bảo các điều kiện cần có của một doanh nghiệp theo khoản 10 Điều 4 LDN 2020 “là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”, trong đó: Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty, đồng thời được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo luật định; Công ty có tư cách pháp nhân và được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.7
viên đã góp hoặc cam kết góp, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần Theo
7 Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
Trang 1713
quy định pháp luật hiện hành, khi CTCP mới thành lập, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng Tài sản của CTCP được hình thành từ vốn góp của các cổ đông thể hiện dưới dạng cổ phần Cổ đông chuyển quyền sở hữu tài sản của mình vào công ty và tự nguyện trao quyền sử dụng, quyền định đoạt phần tài sản đó cho công ty thông qua việc mua cổ phần của công ty hoặc chuyển giao quyền
sở hữu tài sản theo quy định pháp luật
Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là những người đồng sở hữu công ty tương ứng với số cổ phần mà họ nắm giữ Trong công ty cổ phần có
sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý Mọi quyền lực trong công
ty đều gắn liền với tỷ lệ vốn góp bởi mọi quyết định quan trọng trong công ty đều được thông qua bằng việc biểu quyết của tất cả các cổ đông, mà biểu quyết lại dựa trên tỉ lệ vốn góp Điều này thể hiện rõ ai có nhiều vốn người đó
sẽ có nhiều quyền lực trong công ty Đặc biệt, những cổ đông hội đủ số phiếu
áp đảo thì họ sẽ chi phối mọi hoạt động của công ty bằng quyền phủ quyết của mình Do vậy, cấu trúc vốn sẽ chi phối quyền lực trong CTCP, tạo nên sự sòng phẳng trong mô hình kinh doanh này Sự tách biệt về tài sản giữa chủ sở hữu và công ty đặt ra những vấn đề pháp lý về trách nhiệm, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu của các cổ đông với công ty và cũng đồng thời đặt nền móng cho quan hệ ủy quyền giữa cổ đông với công ty, với những cổ đông giữ vai trò quản lý, điều hành công ty
Thứ hai, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Tính chất hữu hạn được xác định dựa trên tính chịu trách nhiệm của các
cổ đông đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của công ty Theo đó, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi tài sản đã góp hoặc cam kết góp vào công ty Bản thân công ty, với tư cách là một chủ thể độc lập luôn chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba bằng tất
Trang 1814
cả những tài sản thuộc sở hữu của công ty, tương tự như tính chất chịu trách nhiệm vô hạn đã được xác định của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh
Tính chất trách nhiệm hữu hạn của cổ đông không chỉ thể hiện sự tách biệt về tài sản của công ty với tài sản thuộc sở hữu riêng của các chủ sở hữu
và NQLCT, mà còn cho phép hình thành cơ chế bảo vệ tài sản thuộc sở hữu riêng của cổ đông Chủ nợ của công ty không được và không thể yêu cầu cổ đông thực hiện các nghĩa vụ tài sản ngoài số tài sản mà họ đã góp hoặc cam kết góp vào công ty Như vậy, khi tham gia vào công ty cổ phần, cổ đông sẽ lường trước được rủi ro của mình Nếu công ty kinh doanh không tốt, thậm chí phá sản, cổ đông cũng chỉ mất tối đa số vốn đã góp vào doanh nghiệp mà thôi Quy định này giúp cho nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào CTCP vì đã lường trước được rủi ro của mình Trong công ty cổ phần, cổ đông có quyền
tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp Bằng quy định này, pháp luật cho phép cổ đông có quyền rút lui, thậm chí là tháo chạy nếu mục đích góp vốn vào CTCP không đạt được Chính việc tự do chuyển nhượng cổ phần tạo ra thị trường mua bán, tạo tính thanh khoản cho
cổ phiếu Bên cạnh đó, tính chất trách nhiệm hữu hạn của cổ đông cũng đặt ra một giới hạn về quyền của các chủ nợ của công ty Theo đó, công ty chỉ chịu trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ tài sản của mình trong phạm vi tài sản của công ty
Thứ ba, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân Tư cách pháp nhân
của CTCP được xác định từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tư cách pháp nhân chính là sự công nhận của Nhà nước về năng
lực pháp lý đối với một tổ chức Theo Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015 thì một
tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Trang 1915
“Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với
cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”
Ở loại hình CTCP, tư cách pháp nhân cho phép công ty sở hữu tài sản một cách độc lập với chính các cổ đông tạo ra nó và chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của nó Tức là, tài sản của công ty được tách biệt khỏi tài sản của các chủ sở hữu Công ty có quyền tự do sử dụng và định đoạt tài sản của mình Những chủ sở hữu của công ty, người đã chuyển tài sản của mình thành tài sản của công ty bằng việc mua cổ phần hoặc chuyển giao quyền sở hữu tài sản của mình cho công ty (có thể là quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất hoặc bất kỳ loại tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật)
sẽ trở thành đồng chủ sở hữu của công ty Cổ đông có những quyền và nghĩa
vụ với công ty tương ứng với số cổ phần họ sở hữu Sự phân định về tài sản của công ty và các cổ đông thông qua tư cách pháp nhân của công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đây là sự giới hạn rủi ro tài chính các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty Cả công ty và chủ nợ của công ty không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông trừ trường hợp cổ đông chưa thanh toán tiền góp vốn hoặc tiền mua cổ phiếu phát hành Tư cách pháp nhân
là phương tiện thể hiện tính cách độc lập của công ty với những chủ thể đã tạo
Trang 20nguyên tắc này trong công ty cổ phần được ví như “nền dân chủ cổ phần”
Tuy có những ràng buộc và hạn chế nhất định trong một số trường hợp, nhưng về cơ bản, quyền sở hữu cổ phần của các cổ đông là một loại quyền có thể tự do chuyển nhượng Đặc điểm này cho phép CTCP vẫn có thể tồn tại và hoạt động ổn định trong trường hợp chủ sở hữu của công ty thay đổi Đồng thời tạo điều kiện cho chủ sở hữu công ty dễ dàng thay đổi danh mục đầu tư, phương thức đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi Nguyên tắc tự do tạo lập và tự do chuyển nhượng cổ phần làm nên một nét đặc trưng
cơ bản của CTCP Đặc điểm này cho phép cổ đông có thể chủ động tham gia
và rút khỏi công ty bằng cách chuyển nhượng phần cổ phần cho người khác Khả năng huy động vốn một cách rộng rãi, nhanh chóng trong xã hội và tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông đã góp phần hình thành thị trường vốn linh hoạt, sôi nổi Điều này được thể hiện rõ nét hơn với công ty cổ phần đại chúng trên thị trường chứng khoán
Việc nắm được rõ đặc điểm công ty cổ phần có ý nghĩa quan trọng khi xây dựng cơ chế quản trị công ty cổ phần
1.2 Khái niệm người quản lý trong công ty cổ phần
Công ty (với tư cách là một pháp nhân) muốn vận động phải thông qua những con người cụ thể, trong đó, vai trò và nghĩa vụ của những người quản
lý công ty luôn được đề cao Việc xác định đúng ai là người quản lý công ty
Trang 2117
và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần cho việc quản trị công ty có hiệu quả, kiểm soát các giao dịch tư lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các bên có liên quan khác như người lao động trong công ty, chủ nợ, khách hàng của công ty…
Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý có nghĩa là “tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”8 Do đó, với cách hiểu chung nhất, tổng quát nhất thì người quản lý trong công ty là người thực hiện công việc tổ chức và điều hành hoạt động của công ty Trên phương diện pháp lý, tùy theo pháp luật của mỗi nước khác nhau, khái niệm về người quản lý công
ty lại được định nghĩa khác nhau
Luật công ty của các nước theo hệ thống Common Law9 như Newzealand, Canada, Singapo, Australia… xác định rất rõ ai là người quản lý công ty và việc xác định dựa trên nguyên tắc: (1) Là thành viên Ban giám đốc; (2) Giữ vị trí hoặc thực hiện vai trò trong vị trí của Giám đốc; (3) Người đưa ra các chỉ đạo để giám đốc làm theo Khái niệm người quản lý công ty được hiểu khá rộng và bao gồm cả những người không được chỉ định chính thức làm người quản lý công ty Với đặc thù riêng biệt của các nước theo hệ thống Common Law là pháp luật hình thành chủ yếu từ án lệ, thực tế trong hoạt động xét xử, các Tòa án xác định ai là người quản lý công ty theo chức năng, công việc mà người đó làm chứ không phải chỉ theo chức danh Theo pháp luật công ty của Anh, Mỹ, Úc và các nước Common Law khác có khái niệm Giám đốc thực tế (de facto director) và Giám đốc giấu mặt hay Giám đốc trong bóng tối (shadow director) Giám đốc thực tế là người hành xử với
8 Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Tr.1027
9 Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình trên thế giới Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng Hệ thống pháp luật Common Law hay còn gọi là pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán rất coi trọng án lệ
Trang 2218
vị trí, chức năng của Giám đốc nhưng họ đã không được bổ nhiệm giữ vị trí này một cách hợp pháp Còn Giám đốc giấu mặt là người không được bổ nhiệm chính thức vào chức vụ Giám đốc, nhưng họ lại chỉ đạo và điều khiển Giám đốc hợp pháp hành động theo ý mình10
Khác với cách xác định người quản lý công ty của các nước theo hệ thống Common Law, pháp luật Việt Nam xác định người quản lý công ty theo chức danh Khác với cách xác định người quản lý công ty của các nước theo
hệ thống Common Law, pháp luật Việt Nam xác định người quản lý công ty theo chức danh Theo quy định tại khoản 24, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020: Người quản lý trong công ty cổ phần mô hình có Ban kiểm soát gồm:
“Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc
Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều
lệ công ty” Luật Doanh nghiệp đã tiếp cận để xác định người quản lý công ty
theo hình thức liệt kê các chức danh mà họ nắm giữ Ngoài các chức danh cụ thể, Luật Doanh nghiệp còn quy định theo hướng mở đó là xác định những người quản lý công ty khác theo quy định tại Điều lệ công ty
Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần mô hình có ban kiểm soát cho thấy, người quản lý có thể chia thành: (1) Người quản lý công ty theo luật định gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (2) Người quản lý công ty theo quy định tại Điều lệ công ty gồm: người có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch và người quản lý khác, có thể là: Phó Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó phòng…
10 Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp năm 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so
sánh”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2005
Trang 2319
Để hiểu rõ hơn về người quản lý công ty thì trên cả phương diện lý luận
và trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phân biệt rõ người quản lý công ty
và người đại diện theo pháp luật của công ty (thường gọi là người đại diện của công ty) Trong công ty, “người đại diện của công ty” là người mà công
ty đăng ký với vị trí là người đại diện theo pháp luật, thường thể hiện trong Điều lệ công ty hoặc/và Giấy đăng ký kinh doanh của công ty (có thể là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc nếu Điều lệ không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện) Trong khi đó, người quản lý công ty là người nắm chức trách nhất định theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty Như vậy, người đại diện của công ty cũng là người quản lý công ty nhưng nội hàm khái niệm người quản lý công ty rộng hơn rất nhiều so với khái niệm người đại diện của công ty
Từ các phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Người quản lý trong doanh nghiệp được hiểu là những nguời do chủ sở hữu chỉ định, bổ nhiệm hoặc
đi thuê, để quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà những quyết định của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của chủ
sở hữu, của công ty, chủ nợ và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến công ty
1.3 Khái niệm nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
Nghĩa vụ là một hành động hoặc quá trình hành động mà một người bị ràng buộc về mặt đạo đức hoặc pháp lý Nó buộc một cá nhân phải tuân theo hoặc tránh một quá trình hành động cụ thể Tuy nhiên, người này buộc phải thực hiện nghĩa vụ này do thỏa thuận, hợp đồng hoặc các quy tắc và quy định, không phải do sự lựa chọn
Ví dụ, khi ai đó nói rằng anh ta có nghĩa vụ phải làm điều gì đó, chúng ta hiểu rằng anh ta đã làm điều đó bởi vì anh ta không còn lựa
Trang 24Trong quan hệ dân sự, Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định: nghĩa vụ là việc là theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công viêc hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) Dưới góc độ pháp luật
dân sự, về cơ bản nghĩa vụ dân sự là cách xử sự bắt buộc của người
có nghĩa vụ Tuy nhiên, ở góc độ pháp luật doanh nghiệp, nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần không thể sử dụng cách liệt kê các công việc của người quản lý để mô tả hết nghĩa vụ của họ, bởi nghĩa vụ của người quản lý có phạm vi khá rộng tương ứng với khối lượng công việc mà họ đảm nhiệm và vị trí mà họ nắm giữ Ngoài ra, người quản lý trong công ty cổ phần gắn với nhiều mối quan hệ với
cổ đông, công ty, nhân viên, chủ nợ, khách hàng, đối tác, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến công ty… do đó khác với nghĩa vụ dân sự đơn giản xác định rõ bên có quyền Thông thường, trong các quan hệ dân sự, nghĩa vụ của một chủ thể tương ứng với quyền của chủ thể khác - những chủ thể xác định
Trang 25có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến công ty
1.4 Nội dung pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công
ty như các Cổ đông, HĐQT, BGĐ, nhân sự công ty, và các bên khác có quyền
và lợi ích liên quan Theo luật về công ty nhiều nước trên thế giới, các cổ đông sẽ có quyền chọn lựa để bầu, bổ nhiệm các vị trí quản lý quan trọng của công ty Những người được bầu, bổ nhiệm vào vị trí quản lý sẽ được trao thẩm quyền ra các quyết định nhất định (theo quy định trong điều lệ công ty)
để hành động cho và vì công ty, cũng như định đoạt tài sản của công ty11
Vì vậy, tư cách của người quản lý (gồm điều kiện và tiêu chuẩn để được bổ nhiệm giữ chức danh quản lý) có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như việc xác định nghĩa vụ của người quản lý trong công ty
Việc quản lý trong công ty cổ phần thường được ba bộ phận thực hiện là: ĐHĐCĐ; HĐQT; những cá nhân điều hành công việc hàng ngày do Cổ đông, hoặc HĐQT bổ nhiệm đó là GĐ/TGĐ, có thể bao gồm cả thành viên
11 Bùi Xuân Hải (2006), “So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của công ty cổ phần Việt Nam với các mô hình
điển hình trên thế giới”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 6
Trang 2622
BKS Cơ chế tạo lập người quản lý trong công ty cổ phần quy định điều kiện
và tiêu chuẩn của người quản lý như sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan đại diện cho chủ sở hữu công ty và
làm việc theo chế độ tập thể Quyền lực của công ty cổ phần bản chất thuộc
về các cổ đông nhưng các cổ đông không thể giải quyết trực tiếp hết các công việc quản lý hàng ngày vì vậy quyền lực thực hiện một phần thuộc về HĐQT Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông trong công ty Họ có thể
là nhà chuyên môn (nhất là các chuyên gia quản trị tham gia với tư cách thành viên HĐQT không điều hành trong các công ty niêm yết) Điều lệ công ty có thể xác định điều kiện để một người được bầu vào HĐQT là tỷ lệ nắm giữ cổ phần nhất định Thành viên HĐQT phải có hiểu biết và kỹ năng về quản trị công ty và có trách nhiệm hoàn thành các yêu cầu quy định trong Điều lệ của công ty và pháp luật doanh nghiệp
- Ban giám đốc: GĐ/TGĐ là một chức danh có quyền và nhiệm vụ điều
hành công việc quản lý kinh doanh thường nhật của công ty, là cán bộ quản lý cao cấp của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Công ty cần được đại diện rõ ràng trong các giao dịch với các bên thứ ba Thông thường HĐQT bổ nhiệm một thành viên trong số họ hoặc thuê một hoặc nhiều người cùng điều hành công việc hàng ngày của công ty GĐ/TGĐ trong công ty không được đồng thời đảm nhận chức vụ này ở các công ty và doanh nghiệp khác
Ở các nước khác, GĐ/TGĐ nói chung là một chức danh do điều lệ công
ty quy định mang tính tuỳ nghi Nó là cơ quan thường trực giúp điều hành nghiệp vụ cho HĐQT và không phải là một cơ quan của công ty Nói chung
đa số các nước trên thế giới đều nhận định rằng GĐ/TGĐ không phải là người chủ cũng không phải là người làm thuê thông thường mà là người có quyền chỉ huy điều khiển nghiệp vụ và có địa vị cao cấp ở công ty Trường hợp điều
Trang 27ty như:
+ Các tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ/TGĐ theo quy định của pháp luật: đủ năng lực hành vi dân sự; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm;… và một số quy định giới hạn khác như: không đồng thời làm GĐ/TGĐ của công
ty khác, những người mà pháp luật quy định không được phép giữ chức vụ này (người chưa thành niên, người không đủ năng lực hành vi dân sự, người đang bị kết án tù,…) hoặc các tiêu chuẩn đặc thù cho công ty đại chúng có vốn góp của nhà nước
+ Các tiêu chuẩn và điều kiện làm GĐ/TGĐ được cụ thể hóa theo quy định của Điều lệ công ty về: năng lực, phẩm chất (trung thực, mẫn cán, thiện chí…), đạo đức kinh doanh, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản trị công
ty, kinh nghiệm kinh doanh,…
- Điều kiện tiêu chuẩn của người quản lý khác
Ngoài các vị trí quản lý do pháp luật quy định, Điều lệ công ty có thể quy định cụ thể một số người quản lý ví dụ: Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng chi nhánh… Các vị trí quản lý này đòi hỏi tiêu chuẩn nghiệp vụ gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng vị trí Chẳng hạn, những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn của thành viên BKS cũng được pháp luật quan tâm Cụ thể như thành viên BKS ngoài việc là người có đủ năng lực hành vi dân sự; còn là người có quan hệ độc lập (không
Trang 281.4.2 Quy định các nghĩa vụ của người quản lý
Về nguyên tắc, những người quản lý trong công ty được cổ đông bầu
ra, được công ty trả lương thưởng (chế độ lương thưởng của người quản lý thường cao hơn so với các vị trí phi quản lý) cho công việc quản lý của mình, thì những người quản lý của công ty phải có trách nhiệm phục tùng và có trách nhiệm với công việc được ủy thác của mình Nghĩa vụ và trách nhiệm là các thước đo, chuẩn mực “đo lường”, đánh giá mức độ nỗ lực, cố gắng và cách thức ứng xử của họ trong thực thi nhiệm vụ được giao Nghĩa vụ của
người quản lý gọi chung là Fiduciary Duty thể hiện ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh kinh tế: có trách nhiệm thực hiện hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận cho công ty và vì lợi ích công ty Ở một phương diện khác, lý thuyết đại diện chỉ ra rằng trong mối quan hệ đại diện tưởng trừng chỉ có sự xung đột lợi ích giữa một bên là chủ sở hữu với một bên là người đại diện, nhưng xét một cách tổng quát nếu người đại diện càng thực hiện tốt vai trò của mình, càng tối đa hóa lợi ích cho công ty, cho chủ sở hữu thì càng tối đa hóa lợi ích cho chính bản thân mình và ngược lại [63] Bởi suy cho cùng lợi ích của người đại diện phải gắn liền với lợi ích của công ty
- Khía cạnh đạo đức: người quản lý phải thiện tâm, trung thực, mẫn cán trong công việc Khi tham gia các giao dịch dưới danh nghĩa đại diện cho công ty, họ có trách nhiệm trung thực và cẩn trọng, thực hiện giao dịch này vì lợi ích của công ty, không hà tỳ Cũng theo đó, người quản lý trong CTCP có trách nhiệm: cẩn trọng, trung thực, mẫn cán; công khai những giao dịch, lợi ích liên quan; thông báo cho các cổ đông những thông tin có thể ảnh hưởng
Trang 2925
đến lợi ích của họ Đáng lưu ý là nghĩa vụ cẩn trọng và trung thực, xuất phát
từ nền tảng đạo đức mơ hồ và khó có thể đo lường được
Liên quan đến vấn đề này, trách nhiệm giải trình được gắn liền với công việc và nghĩa vụ của người đại diện Mọi cá nhân trong công ty đều có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm giải trình thuộc nghĩa vụ của người có thẩm quyền trong công ty Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động nào nhân danh công
ty, người đại diện ngoài trách nhiệm công khai, minh bạch ra còn có trách nhiệm giải trình, báo cáo khi bị yêu cầu Đồng thời, cổ đông công ty, thành viên BKS trong công ty có quyền yêu cầu GĐ/TGĐ giải trình đối với những giao dịch mà họ thực hiện Nếu người đại diện công ty không thể giải trình thỏa đáng những nghi ngờ của BKS, cổ đông công ty thì nghi ngờ hợp lý là giao dịch có sai phạm Vì vậy, giải trình là một trong những yếu tố góp phần giảm bớt những giao dịch có khả năng tư lợi, thông qua giải trình công ty có thể phát hiện ra được những giao dịch nào đã xảy ra trục lợi và xử lý
Nói đến nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần có thể chia thành hai nhóm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhóm nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với công ty và
chủ sở hữu công ty Nhóm nghĩa vụ này có nội dung buộc những người quản lý
công ty phải hành xử theo hướng có lợi nhất cho lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty và góp phần ngăn ngừa người quản lý lạm quyền gây thiệt hại cho công ty Adam Smith đã nói, những nhà quản lý cũng giống như chúng ta, cũng
là những con người không hoàn hảo và sẽ không tránh khỏi những chệch hướng sai lầm ngay cả ở hiện tại lẫn tiếp sau đó12
Chúng ta biết rằng không phải mọi chủ thể quản trị bao giờ cũng hành động vì sự tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu công ty Bởi họ có thể đặt lợi ích cá nhân lên trên quyền lợi của công ty và chủ sở hữu công ty Thậm chí có việc sử dụng tài sản của công ty
12 Adam Smith, The Wealth of Nations, 1776
Trang 3026
một cách phóng túng, dư thừa và kém hiệu quả Do vậy pháp luật phải quy định nghĩa vụ đối với những người nắm quyền quản lý điều hành này, cụ thể như người quản lý công ty phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty; không được lạm dụng địa vị, quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không tiết lộ bí mật của công ty, trừ trường hợp được Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc chủ sở hữu của công ty chấp thuận
Thứ hai, nhóm nghĩa vụ riêng của người quản lý công ty cổ phần
Với mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau và có những
vị trí quản lý khác nhau Tương ứng với mỗi vị trí quản lý, người quản lý công ty có những nghĩa vụ cụ thể Do đó, việc xác định các nghĩa vụ riêng của người quản lý công ty trước tiên là phải xác định loại hình công ty, xác định được chức danh người quản lý Cơ sở để xác định vấn đề này là quy định pháp luật và Điều lệ công ty Theo đó, nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ngoài các nghĩa vụ chung còn có các nghĩa vụ riêng như sau:
- Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng Giám đốc công ty ty cổ phần
- Nghĩa vụ của người quản lý khác
1.4.4 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần
Đặc điểm đặc thù của công ty cổ phần nói riêng và công ty đối vốn nói chung là sự tách về sở hữu và quản lý, dẫn đến luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông - người ủy quyền Nhiều NQLCT có xu hướng tối đa hóa lợi ích của mình thay vì lợi ích của công ty,
Trang 3127
có khi họ sẵn sàng xâm phạm lợi ích của công ty để đạt được lợi ích tối đa Với tư cách đại diện của công ty khi giao dịch với người thứ ba, NQLCT dễ lười biếng, thiếu tận tâm dẫn đến các quyền và nghĩa vụ của công ty không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy dủ Hậu quả là những quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bị thiệt hại, thậm chí phải chịu trách nhiệm pháp lý với người thứ ba vì vi phạm nghĩa vụ
Để đảm bảo nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần được thực hiện, pháp luật hoặc văn bản nội bộ của công ty có thể có nhiều quy định khác nhau về các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý đối với những vi phạm của người quản lý Cụ thể:
- Biện pháp phòng ngừa vi phạm nghĩa vụ của người quản lý Biện pháp này phụ thuộc lớn vào điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm người quản lý và những quy định về cơ chế giám sát đối với công việc của người quản lý
- Biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý vi phạm đối với nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần Biện pháp này có thể dẫn đến những trách nhiệm giải trình của người quản lý hoặc xử phạm vi phạm hành chính, dân sự, hình sự Bởi một hành vi sai trái nếu không có chế tài xử lý thì nó có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai Đồng thời, nếu chế tài xử lý không thích đáng, phù hợp sẽ không có tính răn đe, đôi khi còn phản tác dụng Đối với những vi phạm
về nghĩa vụ của người quản lý cũng vậy Pháp luật đưa ra các chế tài để xử lý hành vi vi phạm của nghĩa vụ của người quản lý Các chế tài này thể hiện rõ đối với việc xử lý người quản lý khi giao kết và thực hiện các giao dịch có khả năng tư lợi
Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người quản lý các biện pháp cần được xem xét ở cả phương diện pháp luật và phương diện thực hiện pháp luật Trong đó, cần lưu ý đến các quy định của pháp luật và các văn bản nội bộ của công ty cổ phần
Trang 3228
Kết luận chương 1
Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải chú trọng đến vấn đề quản trị nội bộ công ty Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến quản trị nội bộ công ty đó là thiết lập bộ máy tổ chức quản lý điều hành công ty, trong đó nghĩa vụ của người quản lý công ty được đề cao
Công ty (với tư cách là một pháp nhân) muốn vận động phải thông qua những con người cụ thể, trong đó, vai trò và nghĩa vụ của những người quản lý công
ty luôn được đề cao Việc xác định đúng ai là người quản lý công ty và quy định hợp lý các nghĩa vụ pháp lý phát sinh cho họ sẽ góp phần cho việc quản trị công ty có hiệu quả, kiểm soát các giao dịch tư lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các bên có liên quan khác như người lao động trong công ty, chủ nợ, khách hàng của công ty… Theo đó, những người quản lý trong công ty cổ phần phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách tốt nhất Việc xa rời nền tảng đạo đức và vi phạm nghĩa vụ của người quản lý sẽ dẫn đến những thiệt hại nặng nề cho cổ đông, công ty và môi trường kinh doanh
Vì vậy để đảm bảo nghĩa vụ của người quản lý được thực hiện pháp luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý những vi phạm pháp
luật về nghĩa vụ của người quản lý
Trang 3329
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý trong công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Nhóm nghĩa vụ chung của người quản lý trong công ty cổ phần
Đối với nhóm nghĩa vụ chung của người quản lý công ty không có sự phân biệt đáng kể giữa loại hình công ty cổ phần và các loại hình công ty khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Chương I - những quy định chung) không có một điều luật riêng quy định về nghĩa vụ chung của người quản lý công ty để áp dụng cho mọi loại hình công ty Chúng ta chỉ tìm thấy các quy định về nghĩa vụ của người quản lý trong các chương quy định về từng loại hình công ty cụ thể như: công
ty Trách nhiệm hữu hạn; doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần; công ty
Trang 3430
hợp danh; nhóm công ty Tổng kết lại, người quản lý công ty cổ phần nói riêng, người quản lý công ty nói chung có các nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung
thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty
Ở đây, nghĩa vụ trung thực đòi hỏi những người quản lý phải hành động một cách thẳng thắn, thành thực, không có sự gian dối trong mọi hoạt động của mình Ứng xử theo những sự lựa chọn và thói quen hợp lý mà nguời ta có thể chờ đợi ở bất kỳ nhà kinh doanh nào Đây là một yêu cầu quan trọng đối với bất kỳ nhà quản lý nào khi thực hiện các hoạt động điều hành công ty Nghĩa vụ cẩn trọng đòi hỏi người quản lý công ty cần phải giữ thái độ cẩn thận, mẫn cán trong việc quản lý công việc của công ty, người quản lý phải tìm hiểu mọi thông tin có liên quan và chứng tỏ rằng đã cân nhắc mọi khả năng lựa chọn trước khi ra quyết định Nghĩa vụ cẩn trọng của người quản lý không hoàn toàn giống với nghĩa vụ của người cai quản (người được
cử để trông giữ, bảo vệ tài sản một cách thụ động) Người cai quản có trách nhiệm bảo tồn tài sản, trong khi đó những người quản lý được mong đợi làm tăng giá trị tài sản cho công ty13 Theo Hamilton (người Mỹ), nghĩa vụ cẩn trọng có nghĩa là khi thực hiện chức vụ của mình, người quản lý công ty cần
phải: a, Có thiện chí; b, Thực hiện chức vụ như một người có thận trọng bình thường sẽ làm trong trường hợp tương tự; c, Với phương thức thích đáng, họ
có lý do tin tưởng rằng đó là phương thức tốt nhất phù hợp với lợi ích công
ty14 Thực tế chứng minh, chỉ một quyết định thiếu cẩn trọng có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho công ty Nếu một ông Tổng giám đốc hãng hàng không khi nhận được đơn khởi kiện đòi tiền công của một luật sư người Italia mà
13
Xem thêm: PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên Khảo Luật kinh tế, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội,
Hà Nội
14 Dẫn theo: Ngô Viễn Phú, “Nghiên cứu so sánh quản lý CTCP theo pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Luận Án Tiến Sĩ, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội
Trang 3531
lặng lẽ cất vào ngăn kéo, không thèm đọc, không thèm trả lời thư mời của toà
án, không tham dự cũng như không hề theo dõi diễn biến phiên toà… những điều ấy cho thấy nhiều dấu hiệu bất cẩn không thể cho phép đối với bất kỳ người kinh doanh nào15
Việc giải thích nghĩa vụ của người quản lý công ty như thế nào là thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách tốt nhất sẽ có áp dụng được
một chuẩn mức hay thước đo nào đúng cho mọi trường hợp Bởi, sẽ rất khó
để giải thích trong trường hợp người quản lý công ty thất bại do năng lực yếu kém của người quản lý mặc dù họ thực hiện công việc với sự trung thực và cẩn trọng
Luật Doanh nghiệp 2014 không có sự giải thích rõ như thế nào là trung thực, cẩn trọng, tốt nhất cũng như chưa quy định rõ hành vi như thế nào thì
gọi là thiếu cẩn trọng, mẫn cán hay trung thực Quy định này mới chỉ thể hiện
ở mức độ cơ bản và nguyên tắc chung Các nghĩa vụ trung thực, cẩn trọng nêu trên đều là những nghĩa vụ xuất phát từ nền tảng đạo đức, rất mơ hồ về các dấu hiệu pháp lý và phụ thuộc nhiều vào sự giải thích trong các trường hợp cụ thể16 Ở các nước theo hệ thống pháp luật Common Law với thủ tục tố tụng tranh tụng (rất đề cao vai trò của thẩm phán, luật sư) thì việc giải quyết đối với những vi phạm nghĩa vụ trung thực, cẩn trọng, tốt nhất của người quản lý công ty tỏ ra phù hợp hơn với những nước theo hệ thống civil law áp dụng thủ
tục tố tụng thẩm vấn
Thứ hai, người quản lý công ty có nghĩa vụ trung thành với lợi ích của
công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc
15
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế, tập 1, Luật doanh nghiệp: Tình huống, phân
tích, bình luận, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.95
16 PGS.TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Thương mại phần chung và thương nhân; Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, tr.191
Trang 3632
phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác Nghĩa vụ này của người quản lý có liên hệ mật thiết đến các quy định nhằm kiểm soát giao dịch có khả năng tư lợi trong công ty, trong đó bao gồm cả các giao dịch nội gián17
Giao dịch có khả năng tư lợi (self-dealing transaction) là giao dịch có khả năng sẽ gây thiệt hại về tài sản, quyền lợi của công ty do người đại diện tham gia giao dịch lạm dụng vị thế của mình nhằm thu lợi cho cá nhân Giao dịch có khả năng tư lợi hàm chứa ba yếu tố cơ bản: (1) sự dịch chuyển quyền lợi của công ty sang cá nhân; (2) sự vi phạm của người được ủy thác tham gia giao dịch; (3) sự lạm dụng vị thế để tư lợi Như vậy, vi phạm nghĩa vụ của người quản lý là nguyên nhân dẫn đến những giao dịch tư lợi Ngoài ra, người quản lý có thể lạm dụng khả năng nắm bắt thông tin để thực hiện các giao dịch nội gián Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các đạo luật doanh nghiệp trước đó không nhắc đến những giao dịch nội gián trong công ty đại chúng Tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu những giao dịch này thông qua các quy định của Luật Chứng khoán và Bộ luật Hình sự Theo Luật Chứng khoán quy
định cấm hành vi “Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ”
Thông tin nội bộ là thông tin liên quan đến công ty cổ phần chưa được công
bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của công ty
Và người biết thông tin nội bộ là: thành viên HĐQT; BKS; GĐ/TGĐ, Phó GĐ/TGĐ; cổ đông lớn; người kiểm toán báo cáo tài chính;… Bên cạnh đó, Điều 210, Bộ luật Hình sự năm 2017 cũng quy định giao dịch nội gián là loại giao dịch vi phạm pháp luật hình sự và người thực hiện giao dịch này là tội
phạm: “Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc
17 Xem thêm: Nguyễn Thanh Lý (2016), “Khái niệm, đặc điểm và ảnh hưởng của giao dịch có khả năng tư lợi
trong công ty”, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 6/2016
Trang 3733
quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính thì…”, với loại tội phạm này Bộ luật Hình sự cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại18
Thứ ba, nghĩa vụ thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về
doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối Ở một góc độ nào đó, nghĩa vụ này bổ trợ cho nghĩa vụ đã nêu trên, đương nhiên, để tránh việc người quản lý công ty lạm dụng địa vị, chức vụ để trục lợi thì việc công khai các thông tin với người của liên quan là cần thiết Dựa vào từng giao dịch cụ thể của công ty với người quản lý và người có liên quan của người quản lý, công ty sẽ có cơ chế chấp thuận và giám sát giao dịch đó một cách phù hợp
Pháp luật doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến giao dịch của công ty với
“người liên quan” Theo Bộ quy tắc về quản trị công ty của OECD định nghĩa:
“các bên có liên quan bao gồm các đơn vị cùng chịu một sự kiểm soát, các cổ đông lớn kể cả các thành viên trong gia đình họ, các công ty liên kết và những người nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt”19 Xác định người có liên quan cần lưu ý các đặc điểm sau: (1) người liên quan có thể là cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào giao dịch của công ty; (2) có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với công ty; (3) cơ sở mối quan hệ với công ty có thể là: quan hệ lợi ích, quan hệ gia đình, quan hệ quản lý, quan hệ tình cảm cá nhân ; (4) người liên quan có khả năng quyết định hoặc có khả năng chi phối tới việc xác lập và thực hiện giao dịch của công ty Khi tham gia giao dịch với các chủ thể này công ty phải
18
Điều 76, Bộ luật Hình sự năm 2017
19 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế -OECD (2004), Bộ quy tắc về quản trị công ty của OECD, tr.55
Trang 3834
chịu những sức ép nhất định về tài chính cũng như quản lý, là nguyên nhân làm cho các giao dịch có nguy cơ không được xác lập một cách công bằng, bình đẳng
Hiện nay, các văn bản pháp luật không đưa ra khái niệm đồng nhất về người có liên quan của doanh nghiệp Theo quy định của Luật Doanh nghiệp
năm 2020, người có liên quan 20
là cá nhân, tổ chức có quan hệ trực tiếp hoặc
gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Công ty mẹ, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công
ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ; Công
ty con, người quản lý và người đại diện theo pháp luật của công ty con; Cá nhân, tổ chức hoặc nhóm cá nhân, tổ chức có khả năng chi phối hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc thông qua việc ra quyết định của công ty; Cá nhân là người đại diện theo ủy quyền của công ty, tổ chức đó
- Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên
- Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ,
mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên, thành viên và cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;
- Doanh nghiệp trong đó cá nhân, công ty, tổ chức trên có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của công ty
Bên cạnh việc nhận diện đối với người có liên quan của doanh nghiệp,
Luật Doanh nghiệp còn đưa ra khái niệm người có quan hệ gia đình bao gồm:
20 Khoản 23, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020
Trang 3935
vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ
vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em
rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng
Trên cơ sở quy định về người có liên quan của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có thể xác định cụ thể hơn về người có liên quan của công ty, chẳng hạn Luật Chứng khoán sẽ chỉ ra một số trường hợp đặc biệt để thu hẹp hơn phạm vi của người liên quan theo Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó; Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó; Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân
đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát; Cá nhân
và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể,
em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó; Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý; Quan hệ hợp đồng trong đó một
tổ chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia21 Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp nhà nước, công ty đại chúng các giao dịch giữa công ty với người có liên quan và người có quan hệ gia đình được xác định là một trong những giao dịch có khả năng tư lợi có sự tham gia của người quản lý hoặc người có liên quan của của người quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ
21 Khoản 46, Điều 4, Luật Chứng khoán năm 2019
Trang 4036
Như vậy, về cơ bản, các nghĩa vụ chung của người quản lý công ty sẽ điều chỉnh hành vi của người quản lý trong mối quan hệ giữa người quản lý công ty với công ty, chủ sở hữu công ty và chủ nợ của công ty Các nghĩa vụ này có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau, việc thực hiện nghĩa vụ này là tiền đề đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác
2.1.2 Nhóm các nghĩa vụ riêng của người quản lý trong công ty cổ phần
Với mỗi loại hình công ty sẽ có cơ cấu tổ chức khác nhau và có những vị trí quản lý khác nhau Tương ứng với mỗi vị trí quản lý, người quản lý công
ty có những nghĩa vụ cụ thể Do đó, việc xác định các nghĩa vụ riêng của người quản lý công ty trước tiên là phải xác định loại hình công ty, xác định được chức danh người quản lý Cơ sở để xác định vấn đề này là quy định pháp luật và Điều lệ công ty Theo đó, nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ngoài các nghĩa vụ chung còn có các nghĩa vụ riêng như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết Cụ thể, Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản lý có nghĩa vụ22: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và
kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; kiến nghị và quyết định liên quan đến cổ phần công ty (loại cổ phần; số cổ phần; giá cổ phần; mua, bán cổ phần…); quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; phương án đầu tư và dự án đầu tư; thông qua hợp đồng, giao dịch có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá
22 Điều 153 và Điều 156 Luật Doanh nghiệp năm 2020