1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp hợp Đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức hòa giải theo pháp luật việt nam hiện nay

80 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Bằng Phương Thức Hòa Giải Theo Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Bùi Công Môn
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thúy
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

- Về nội dung, luận văn chỉ nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng hoà giải ngoài tố tụng; Luận văn cũng chỉ nghiên cứu hoà giải hợp đồng mua bán h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ BẰNG

PHƯƠNG THỨC HOÀ GIẢI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

BÙI CÔNG MÔN

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

-

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ BẰNG

PHƯƠNG THỨC HOÀ GIẢI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

BÙI CÔNG MÔN

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

MÃ SỐ: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN THỊ THUÝ

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Bùi Công Môn, học viên khóa Cao học K20 ngành Luật Kinh tế xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy

đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học

Mở Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Bùi Công Môn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn 6

7 Kết cấu của luận văn 7

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI 8

1.1 Khái niệm, đ c đi m về tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a và các hình thức giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a 8

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.0 8

c h nh th c gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c ngoài tố tụng 10

1.2 Khái niệm, đ c đi m giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 18

h i niệm gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 18

ặc điểm gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 20

1.3 Khái niệm, đ c đi m và n i ung của pháp luật về giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 25

h i niệm ph p u t về gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 25

ặc điểm ph p u t về c a gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 26

Trang 5

i dung c a ph p u t về gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng

h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 28

1.4 Nh ng ếu tố tác đ ng đến thực thi pháp luật về giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 30

1.4.1 Y u tố pháp u t 30

1.4.2 Y u tố nh n th c 31

1.4.3 Y u tố khác 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

hương 2 TH C TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TH C TI N GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG H A BẰNG PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 36

2.1 Thực trạng pháp luật về giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 36

2.2 Thực tiễn giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 40

nh h nh gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 40

h ng h n ch trong gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

hương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG H A BẰNG PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 51

3.1 Phương hư ng hoàn thiện pháp luật về qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 51

m b o tính thống nhất, đồng b c c văn b n ph p u t 52

Phù hợp với điều kiện kinh t - xã h i c a đất nước 53

3.1.3 p ng êu cầu c i cách tư pháp và h i nh p quốc t giai đo n hiện na 54

3.2 M t iến ngh hoàn thiện pháp luật về qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 56

Trang 6

Gi i ph p ho n thiện ph p u t về tính b o m t c a gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng ho bằng ho gi i ngo i tố tụng 56

3.3 M t số giải pháp n ng cao hiệu quả t chức thực hiện pháp luật về qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng 64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 66 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triền của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các tranh chấp trong lĩnh vực hợp đồng thương mại, trong đó có các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá phát sinh càng nhiều với tính chất đa dạng và phức tạp

Các bên trong tranh chấp đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên là thấp nhất, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc Vì vậy, việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng Bên cạnh lựa chọn việc giải quyết tranh chấp bằng thủ tục tố tụng tư pháp truyền thống, các chủ thể kinh doanh còn có thể lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài thủ tục tố tụng Toà án hay còn được gọi là phương thức giải quyết tranh chấp thay thế hoặc các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, cụ thể là thương lượng, hoà giải, Trọng tài thương mại Tuy tồn tại nhiều nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như vậy, nhưng tính tới thời điểm năm 2022, phần lớn các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam được giải quyết bằng phương thức tố tụng tòa án

Hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá là một phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Cùng với thương lượng và trọng tài, hoà giải được coi

là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) và rất được các doanh nhân ưa chuộng do những ưu điểm vượt trội của các phương thức này so với tố tụng tòa án

Hoà giải là quá trình các bên đàm phán với nhau về việc giải quyết tranh chấp với sự trợ giúp của một bên thứ ba độc lập (hoà giải viên) Hòa giải khác với phương thức thương lượng ở sự có mặt của bên thứ ba (hòa giải viên) và cũng khác với phương thức trọng tài ở chỗ, hòa giải viên không có quyền xét xử và ra phán quyết như trọng tài viên Vai trò của hòa giải viên trong quá trình hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ Tùy

Trang 8

thuộc nội dung, tính chất của vụ tranh chấp và sự thỏa thuận của các bên, số lượng hòa giải viên có thể là một hoặc nhiều Theo thông lệ quốc tế, căn cứ vào tổ chức đứng ra thực hiện việc hòa giải, hòa giải được chia thành hai hình thức là hòa giải công (public mediation) và hòa giải tư (private mediation) Hòa giải công do các cơ quan nhà nước, chủ yếu là các Tòa án, đứng ra thực hiện (gọi là court-based mediation) Hòa giải tư thường do các tổ chức trọng tài thương mại hoặc các tổ chức hòa giải hợp đồng mua bán hàng hóa chuyên nghiệp tiến hành Ngoài ra, các bên cũng có thể yêu cầu các cá nhân (thường

là chuyên gia về hòa giải hoặc về lĩnh vực đang có tranh chấp) đứng ra hòa giải

Hiện nay, hầu hết các tổ chức trọng tài thương mại lớn trên thế giới đều

có quy tắc hòa giải và tổ chức việc hòa giải nhằm giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả Hoạt động hòa giải cũng bắt đầu diễn ra nhộn nhịp tại các nước trong khu vực với

sự xuất hiện của nhiều trung tâm hòa giải như Trung tâm hòa giải của CIETAC (Trung Quốc), Trung tâm hòa giải Delhi (Ấn Độ), Trung tâm hòa giải Hồng Kông, Trung tâm hòa giải Indonesia, Trung tâm hòa giải Malaysia, Trung tâm hòa giải Philippine, Trung tâm hòa giải Singapore, Trung tâm hòa giải Thái Lan… và đã thể hiện được những ưu điểm rõ rệt về thời gian, chi phí và hiệu quả, thu hút được sự chú ý của đông đảo giới luật sư và doanh nghiệp

Rõ ràng, dù hoà giải ngoài tố tụng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá được đánh giá là có nhiều ưu điểm về thời gian giải quyết ngắn, chi phí tương đối thấp, thủ tục đơn giản và giữ được hòa khí của các bên tranh chấp song thực tế tại Việt Nam, pháp luật lại thiếu những qui định công nhận pháp lý chế định hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, không có thiết chế bắt buộc thực hiện kết quả hòa giải Điều đó khiến hoạt động áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng hoà giải

ở nước ta thiếu đi tính chuyên nghiệp và qui định về các phương thức này vẫn luôn “vắng bóng” trong các hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước

Trang 9

Chính vì vậy, nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng cần được nghiên cứu thật sâu, mang tính lý luận khái quát cao nhưng cũng cần có tính ứng dụng thực tế sâu sắc, góp phần tạo cơ sở cho tranh chấp hợp đồng mua bán

hang hoá bằng phương thức hoà giải

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Luận án ây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối v i các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nư c ta của

Dương Qu nh Hoa phân tích thực trạng pháp luật về hoà giải thương mại

Đề tài Khoa học cấp Bộ Hoàn thiện pháp luật và thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp do GS.TS Lê Hồng Hạnh làm chủ nhiệm,

(Viện Khoa học pháp lý, tháng 12 2010) Phần thực trạng pháp luật về hoà giải trong thương mại được nghiên cứu trong phần về pháp luật hoà giải và các thiết chế hỗ trợ trong pháp luật Việt Nam hiện hành

Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện khoa học pháp lý, Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay ở nư c ta và xu thế lựa chọn , do PGS.TS

Dương Đăng Huệ làm chủ nhiệm đề tài cũng có phần nghiên cứu về thực trạng hoà giải

Chuyên đề Hoàn thiện cơ chế hoà giải ở Việt Nam, bài học từ kinh nghiệm các nư c của tác giả Lê Thị Hoàng Thanh trên Thông tin Khoa học

pháp lý (Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Số 9 10 2012) đã nghiên cứu thực trạng pháp luật về hoà giải trong tất cả các lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay bao gồm hoà giải tại Toà án, hoà giải phi định chế (hoà giải tư nhân), hoà giải

cơ sở, hoà giải tranh chấp lao động, hoà giải tranh chấp đất đai

Bài tạp chí Vấn đề bảo mật trong hoà giải thương mại ngoài Toà án

trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 24 (304), tháng 12 2015 của tác giả Hoàng Minh Khôi, Hoàng Bảo Ngọc, bài viết đề cấp đến vấn đề bảo đảm cơ chế bảo mật thông tin của các bên trong hoà giải thương mại

Về vấn đề thực thi thoả thuận hoà giải, một số tác ph m khoa học bao

gồm: Sách Luật Kinh tế- Chuyên khảo do TS Nguyễn Thị Dung làm chủ

biên (Nhà xuất bản Lao động, 2017) phân tích quy định pháp luật hiện hành

về hoà giải thương mại tại Nghị định số 22 2017 NĐ-CP và Bộ luật tố tụng

Trang 10

dân sự (2015) về công nhận kết quả hoà giải ngoài Toà án; bài tạp chí “Công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án và một số vấn đề cần hoàn thiện về

cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án” của Lê Thị Anh Xuân, tạp chí Toà án nhân dân số 20 2015 và số 9 2016, bài tạp chí “Hoà giải thương mại và thi hành thoả thuận hoà giải thành ở Cộng hoà Liên Bang Đức” của Lê Nguyễn Gia Thiện và Nguyễn Thị Thu Linh, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 5 2018

Từ những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp lựa chọn nói chung, giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hoà giải nói riêng không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và trên thế giới Các học giả đã có nhiều những bài tạp chí khoa học để bàn luận về vấn đề này, tuy nhiên so với trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải cũng là một lĩnh vực mới được nghiên cứu một cách chuyên sâu

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng đến việc đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Thứ nhất, khái lược những vấn đề lí luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng

- Thứ hai, phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam hiện nay

- Thứ ba, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam trong giai đoạn tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 11

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lí luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam; thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam; thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam Từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dưới góc độ Luật kinh tế với phạm vi nghiên cứu như sau:

- Về không gian, luận văn nghiên cứu pháp luật Việt Nam

- Về nội dung, luận văn chỉ nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh

chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng hoà giải ngoài tố tụng; Luận văn cũng chỉ nghiên cứu hoà giải hợp đồng mua bán hang hoá ngoài tố tụng độc lập với

tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp được điều chỉnh bởi Nghị định

đề giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải; các quan điểm về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình nước

ta hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong quá trình thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng ở nước ta

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp, như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hóa pháp luật, suy luận logic, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu bản án, quy nạp, diễn dịch …

Trang 12

pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, bình luận, suy luận logic … được vận dụng kết hợp trong việc làm rõ những vấn đề lí luận và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải;

Các phương pháp thống kê, nghiên cứu quy phạm pháp luật, nghiên cứu điển hình, phương pháp phân tích, bình luận, quy nạp, diễn dịch… được

sử dụng kết hợp để làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải Các phương pháp phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch được sử dụng để kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng tại Việt Nam

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn

Thứ nhất, luận văn sử dụng phương pháp hệ thống hoá và phân tích làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng bao gồm các khái niệm, đặc điểm pháp lý, quá trình hình thành, hình thức và nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng ở Việt Nam

Thứ hai, luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin và phân tích, đối chiếu để làm rõ vai trò của giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng và những yếu tố chi phối pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và chỉ ra việc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam đặt ra những yêu cầu và thách thức như thế nào đối với pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng;

Thứ ba, luận văn sử dụng phương pháp phân tích để đưa ra các bình luận quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam ở Nghị định 22 2017 NĐ-CP

và Chương XXXIII Bộ luật tố tụng dân sự (2015) về các vấn đề hoà giải viên thương mại, tổ chức hoà giải thương mại, giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại ngoài tố tụng và sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước với hoạt động

Trang 13

hoà giải thương mại ngoài tố tụng;

Thứ tư, luận văn phân tích các định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng ở Việt Nam để đảm bảo hoà giải thương mại phải được coi là một công cụ để phục vụ cho lợi ích của chính thương nhân, từ đó luận văn có đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện hình thức và nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt

Nam trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu thì nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Khái quát về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng

mua bán hàng hóa bằng phương thức hòa giải tại Việt Nam hiện nay

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức hòa giải tại Việt Nam hiện nay

Trang 14

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

MUA BÁN HÀNG HÓA BẰNG PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI

1.1 Khái niệm, đ c đi m về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

và các hình thức giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Thuật ngữ "tranh chấp" nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn

về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan Những bất đồng, mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên chúng được gọi theo ngành luật đó

Tranh chấp thương mại là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế -

xã hội ở các nước trên thế giới Khái niệm này cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nước ta trong hai thập kỷ gần đây và ngày càng chiếm giữ vị trí

“thống lĩnh” bởi sự nhường bước của khái niệm tranh chấp kinh tế - một khái niệm quen thuộc của cơ chế kế hoạch hóa đã ăn sâu trong tiềm thức và tư duy pháp lý của người Việt Nam Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm1997 Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: Hoạt động mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại

Luật Thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14 6 2005 đã đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại tương đối giản đơn Tuy nhiên, khái niệm này cũng đã hàm chứa và lột tả được nội hàm của hoạt động hợp đồng mua bán hàng hóa Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp đồng mua bán hàng hóa quy định: Hoạt động hợp đồng mua bán hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến hợp đồng mua bán hàng hóa và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh mua bán hàng hóa trong nước hoặc mua bán hàng hóa nước ngoài Hợp đồng mua bán hàng hóa trong

Trang 15

nước là một dạng của hợp đồng mua bán tài sản, nhằm phục vụ hoạt động mua bán diễn ra trên lãnh thổ của nước Việt Nam Trong đó, Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, thì đối tượng của Hợp đồng là hàng hóa bao gồm: động sản (ví dụ như ô tô, xe máy,…), kể cả động sản hình thành trong tương lai; và những vật gắn liền với đất đai Theo đó, các bên tuân thủ quy định pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa, cũng như các quy định pháp luật có liên quan Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên kí kết

có trụ sở hợp đồng mua bán hàng hóa ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết lập ở các nước khác nhau Theo đó, hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước là loại hợp đồng nhằm chỉ quan hệ mua bán mà trong trong các bên là thương nhân nước ngoài, hoặc việc xác lập, thực hiện hợp đồng diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam Loại hợp đồng này chịu sự điều chỉnh pháp lý của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)

Từ đó, có thể rút ra định nghĩa như sau, “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng” Hiện nay, các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra rất nhiều bởi hợp đồng mua bán hàng hóa

là hợp đồng phổ biến, đặc biệt là khi đất nước bước vào nên kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời, hoạt động hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng phát triển và đa dạng kéo theo các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng gia tăng Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Những nội dung tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá thường xảy ra với các bên như bên bán giao hàng chậm, bên bán

Trang 16

hai bên kí kết, bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hoá, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Thứ hai, về chủ thể tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Tranh chấp

hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể Có mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân,

tổ chức không phải là thương nhân Bộ luật tố tụng dân sự quy định về một loại tranh chấp không diễn ra giữa các thương nhân với nhau Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công

ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp

nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

Thứ ba, về nội dung của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Tranh

chấp hợp đồng mua bán hàng hóa chính là sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền mà nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các bên trong hoạt động hợp đồng mua bán hàng hóa Nói cách khác, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung lien quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp Lợi ích vật chất đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Và nếu so với các tranh chấp khác trong xã hội thì tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường là loại tranh chấp có giá trị

Trang 17

tranh chấp mà không cần t i sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba, phương án giải quyết mà các bên đạt được qua thương lượng, được các bên thực hiện trên tinh thần tự nguyện”

Bản chất của phương thức trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau:

- Thứ nhất, thuơng lượng là phương thức giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên gặp nhau, bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay phán quyết Đây là đặc trưng đầu tiên và cũng là dấu hiệu cơ bản để phân biệt thương lượng với các hình thức giải quyết tranh chấp khác Trong thương lượng hoàn toàn không có sự tham gia của bên thứ ba

- Thứ hai, quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự rang buộc của bất k nguyên tắc pháp lý hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp Pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận thương lượng là một phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà không có bất k quy định nào chi phối đến cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương pháp này

- Thứ ba, việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự

tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất k cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi thoả thuận của các bên trong quá trình thương lượng

Có thể nói đây là hạn chế lớn nhất của phương pháp này Do quyết định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng không có hiệu lực pháp lý bắt buộc nên kết quả thương lượng có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào

sự thiện chí và tự giác thực hiện của các bên

Do đặc điểm của phương thức thương lượng là các bên tự thoả thuận để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp, hay nói cách khác đây là phương thức giải quyết không có sự tham gia của bên thứ ba, nên nó có những ưu điểm nổi trội, cụ thể là:

- Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh gọn và ít tốn kém nhất trong các phương thức giải quyết tranh chấp Các bên tham gia thương lượng chủ động quyết định cách thức, thời gian, địa điểm tổ chức thương lượng Phương thức

Trang 18

thương lượng giúp các bên tiết kiệm thời gian và công sức, đôi bên có điều kiện để tập trung giải quyết tranh chấp Thời gian và công sức tiến hành các cuộc thương lượng là hoàn toàn phụ thuộc vào các bên tham gia thương lượng Khi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng phương thức này, các bên thường chủ động tập trung vào lợi ích mà mình thật sự quan tâm, từ đó đưa ra các phương

án, giải pháp cân đối được lợi ích của các bên

- Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng giúp các bên duy trì được mối quan hệ hợp tác, thiện chí, tìm được tiếng nói chung, giúp các bên hiểu nhau, tránh đối đầu kiểu thắng thua, giúp duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài

- Kết quả giải quyết tranh chấp bằng thương lượng có tính khả thi, bởi kết quả của phương pháp này chính là kết quả của quá trình thương lượng giữa các bên, dựa trên sự đồng thuận và nhất trí cao nhất

Như đã phân tích ở trên, tuy có những ưu điểm nhất định, nhưng phương pháp thương lượng cũng không tránh khỏi được hạn chế Sự thành công của thương lượng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp Nếu không kết quả của giải quyết thường rất mong manh và có thể rơi vào bế tắc Chính vì kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc Nếu một bên không tự nguyện thi hành thì kết quả của thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mà không có một cơ chế pháp lý trực tiếp nào bắt buộc đối với kết quả thương lượng của các bên

1.1.2.2 Hoà giải

Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải: Hòa giải

(conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh chấp thông qua

người trung gian hòa giải (bên trung lập); Hòa giải là một quá trình mà bên thứ ba tạo điều kiện và phối hợp để các bên thương lượng với nhau Từ điển

pháp lý của Rothenberg định nghĩa hòa giải là “hành vi thỏa hiệp giữa các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít Một định nghĩa khác

Trang 19

của hòa giải là “việc giải quyết tranh chấp giữa hai bên thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa b t sự khác biệt” Theo Từ điển tiếng Việt, “hòa giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột, xích mích một cách ổn thoả”

Từ những quan niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng chung của hòa giải như sau:

Một là, hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp

Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên

tranh chấp thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng Người trung gian có thể là cá nhân,

tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết

Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do

chính các bên tranh chấp quyết định Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên

Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp

v i sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp v i quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội

Trong nhiều thế kỷ, “hòa giải” đã được sử dụng như một hình thức giải quyết tranh chấp Trong xã hội phương Tây hiện đại, nó thường được mô phỏng như một hình thức giải quyết tranh chấp “thay thế”, và hòa giải là một nét đặc trưng nổi bật của xu hướng GQTC thay thế (Alternative Dispute Res olution- ADR) Điều này đặt ra câu hỏi là nó thay thế cho cái gì Nếu câu hỏi như vậy được đưa ra trong ngữ cảnh pháp luật, thì câu trả lời sẽ gắn với hình thức tố tụng Ở đây, “thay thế” hàm nghĩa những khác biệt về định tính với hình thức tố tụng, nó bao gồm một tập hợp các nguyên tắc và quy định mà có thể là đối lập với những nguyên tắc và quy định về hoạt động của Tòa án Trong ngữ cảnh này, “thay thế” còn hàm ý một sự lựa chọn, các bên cố ý lựa

Trang 20

chọn sử dụng trung gian hòa giải vì những lợi thế được cảm nhận so với hình thức tố tụng

Tuy nhiên, có thể sẽ có sự hiểu lầm khi coi hòa giải là biện pháp thay cho tố tụng Hầu hết các tranh chấp trong xã hội hiện đại được chính các bên

tự giải quyết thông qua đàm phán Trong số tương đối ít vụ tranh chấp cần đến luật sư, thì chỉ có một tỷ lệ rất ít số vụ như vậy được tiến hành theo trình

tự thủ tục tố tụng, thậm chí số vụ tranh chấp được đưa ra Tòa án xét xử còn ít hơn thế Trong số những vụ cần đến luật sư và không được giải quyết bằng tố tụng, thì một vài vụ đơn giản là không được theo đuổi nữa, còn những vụ khác thì được luật sư giải quyết hoặc các bên giải quyết thông qua đàm phán hay thỏa thuận Vì vậy, xét về phương thức chủ đạo được sử dụng để giải quyết tranh chấp trong xã hội hiện đại, thì bản thân tố tụng lại chính là một phương thức “thay thế” với nghĩa là nó hiếm khi được sử dụng Nếu trung gian hòa giải được cho là một phương thức thay thế, thì nó cần phải được nhìn nhận như một phương thức thay thế cho hầu hết các phương pháp giải quyết tranh chấp thường được sử dụng nhất Vì đa số các vụ tranh chấp được giải quyết thông thường bên ngoài hệ thống Tòa án, nên yêu cầu áp dụng phương thức hòa giải phải được đánh giá khác với các phương thức thay thế khác cho hình thức tố tụng, kể cả việc giải quyết tại Tòa án

1.1.2.3 Trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa

Trọng tài và cụ thể hơn là trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp (tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc th m quyền giải quyết bằng trọng tài) do các bên thỏa thuận,

có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án

Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản và không mang ý chí quyền lực nhà nước Các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư - còn được gọi là "trọng tài viên" Trọng tài viên lắng nghe các bên, xem xét các tình tiết và lập luận của các bên và đưa ra quyết định Quyết định đó là chung th m và ràng buộc các bên Sở dĩ quyết định

Trang 21

mang tính chung th m và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế bởi bất k nhà nước nào

Trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa có các đặc trưng cơ bản như sau:

- Trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo Luật trọng tài được Quốc hội khoá 12 thông qua ngày 17 06 2010 Trọng tài có quyền ra phán quyết và quyết định trọng tài được cưỡng chế thi hành Tính chất phi Chính phủ của tổ chức này thể hiện hội đồng trọng tài, tổ chức trọng tài không phải được thành lập bởi nhà nước

mà được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có th m quyền cho phép, hội đồng trọng tài, các tổ chức trọng tài và trọng tài viên không nằm trong hệ thống xét xử nhà nước; các tổ chức trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt đọng trong ngân sách nhà nước; trọng tài viên và hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba để ra phán quyết

- Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp giữa hai yếu

tố thoả thuận và tài phán Thoả thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể

có phán quyết thoát li những yếu tố đã được thoả thuận Do đó, về nguyên tắc

th m quyền của trọng tài không bị giới hạn bởi hình thức trọng tài, các đương

sự có thể lựa chọn bất k trọng tài ad-hoc hoặc trung tâm trọng tài nào trên lãnh thổ Việt Nam

- Việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế

về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp (tranh chấp bảo hiểm, tranh chấp về cổ phiếu, chứng khoán; tranh chấp xây dựng,…) Th m quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn [cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài,…] phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài

- Phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung th m và bắt buộc các bên phải thi hành Nếu đem

Trang 22

thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

Trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết tranh

chấp lựa chọn và được sử dụng tương đối phổ biến trong thời gian gần đây, bởi đây là một phương thức có nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phán quyết của trọng tài là chung th m nên có giá trị bắt buộc

đối với các bên tranh chấp, không thể chống án hay kháng cáo Việc giải quyết tại trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với việc xét xử tại tòa án (thông thường diễn ra ở hai cấp sơ, phúc

th m) Hội đồng trọng tài sau khi ra phán quyết là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại

Thứ hai, Hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc được

chỉ định để giải quyết vụ kiện nên các trọng tài viên theo vụ kiện từ đầu đến cuối Họ có điều kiện nắm bắt, tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ việc nên khi các bên muốn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới thỏa thuận, điều ít khi xảy ra ở tòa án

Thứ ba, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài

không được công bố rộng rãi Hầu hết quy định pháp luật về trọng tài của các nước đều thừa nhận nguyên tắc trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các bí quyết, bí mật kinh doanh bị phơi bày công khai, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ

Thứ tư, khi giải quyết tranh chấp, trọng tài cho phép các bên được sử

dụng kinh nghiệm của chuyên gia và điều này được thể hiện ở quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên Các bên có thể lựa chọn một Hội đồng trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết của họ về pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt như xuất nhập kh u hàng hóa, sở hữu trí tuệ, chứng khoán… Điều này ở tòa án là không thể có

Trang 23

Thứ năm, hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài diễn ra liên tục

nên tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền bạc cho doanh nghiệp Trong khi đó, nếu giải quyết tranh chấp bằng tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi tòa thường quá tải nên tình trạng án tồn đọng là không thể tránh khỏi Thực tiễn cho thấy giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường kéo dài tối đa là sáu tháng, trong khi đó giải quyết tranh chấp tại tòa có trường hợp kéo dài nhiều năm

Thứ sáu, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện tính năng động,

linh hoạt và mềm dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng tòa án.Luật Trọng tài các nước quy định thủ tục tố tụng trọng tài rất đơn giản, chủ yếu dựa trên thỏa thuận của các bên Các bên được tự do thỏa thuận

về toàn bộ quá trình tố tụng và các Hội đồng trọng tài có nghĩa vụ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận đó Ví dụ các bên có thể quyết định số lượng trọng tài viên của Hội đồng trọng tài, cách thức chỉ định trọng tài viên, tiêu chu n trọng tài viên, thời gian giải quyết vụ tranh chấp, luật áp dụng, ngôn ngữ, địa điểm giải quyết vụ tranh chấp… Trong khi đó, tòa án khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt trình tự, thủ tục được quy định trong BLTTDS

và các văn bản hướng dẫn liên quan

Thứ bảy, việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài đảm bảo tính bí mật cao,

vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi việc xét xử công khai tại tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là kẻ thua cuộc.Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc Đây

là yếu tố để các bên duy trì được quan hệ đối tác, thiện chí đối với nhau

Thứ tám, được sự công nhận quốc tế Đây là một ưu thế quan trọng đối

với các quyết định trọng tài có yếu tố nước ngoài Thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt Công ước New York năm 1958 (về công nhận

và thi hành các quyết định trọng tài nước ngoài), các quyết định trọng tài được công nhận và thi hành tại 142 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới

Trang 24

Thứ chín, tính trung lập, vô tư, khách quan và tính chuyên nghiệp giải

quyết nhanh chóng, kịp thời của trọng tài viên Với đặc thù là cơ chế giải quyết tranh chấp tư, th m quyền được hình thành dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trọng tài luôn nhấn mạnh các tiêu chí vô tư, khách quan và trình độ của các trọng tài viên

So với nhiều ưu điểm như trên, trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có hai hạn chế cơ bản sau:

Một là, các trọng tài việ có thể gặp khó khan trong quá trình điều tra,

xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng vì tuy pháp luật có ghi nhận nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở mức được “yêu cầu” còn việc có cung cấp hay không phải dựa vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên

Hai là, trọng tài hợp đồng mua bán hàng hóa là phương thức giải quyết

tranh chấp tốn nhiều chi phí hơn hoà giải và thuơng lượng; ngoài việc trả chi phí thù lao cho trọng tài viên, các bên còn phải trả thêm chi phí hành chính chung cho trung tâm trọng tài để nhận được sự giúp đỡ của các trung tâm trọng tài

1.2 Khái niệm, đ c đi m giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng

h i niệm gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng

Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới chủ yếu cũng chỉ đưa ra khái niệm về “hoà giải” và khái niệm này được tồn tại trong một văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hoà giải nói chung, mà không chỉ có hoạt động hoà giải hợp đồng mua bán hàng hoá Theo quy định của Luật hoà giải Đức (2012), hoà giải được hiểu là “một quá trình bí mật và có trình tự mà ở đó các bên cố gắng trên cơ sở tự nguyện và tự quyết định để đạt được một kết quả có tính thiện chí về tranh chấp của mình với sự trợ giúp của một hoặc nhiều hoà giải viên” (Điều 1.1) Theo quy định của Luật mẫu về hoà giải M (2003), hoà giải được hiểu là “một quy trình mà ở đó hoà giải viên làm đơn giản hoá sự giao thiệp và đàm phán giữa các bên tranh chấp và để trợ giúp họ đạt được một thoả thuận tự nguyện về tranh chấp” (Điều 2.1) Theo quy định của Luật hoà giải Singapore (2017), hoà giải được hiểu là “một quy trình bao gồm một

Trang 25

hoặc nhiều hơn một phiên hoà giải mà ở đó một hoặc nhiều hoà giải viên trợ giúp các bên tranh chấp trong việc thực hiện toàn bộ hoặc một trong các hoạt động như nhận diện vấn đề tranh chấp, nghiên cứu và đưa ra các lựa chọn, giao thiệp với các bên, đạt đến thoả thuận một cách tự nguyện với mục đích

tạo điều kiện cho các bên có thể giải quyết được tranh chấp của mình” (Điều

3.1) Theo quy định tại Luật mẫu của Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế, hoà giải được hiểu là một quá trình với bất k sự biểu hiện nào như hoà giải, trung gian hoặc một sự thể hiện tương đương, với các thức là các bên tranh chấp yêu cầu một bên thứ ba hoặc những người (gọi là hoà giải viên) trợ giúp họ trong việc nỗ lực đạt được một thoả thuận có tính thiện chí

về tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng, ngoài hợp đồng hoặc các quan

hệ pháp lý khác Hoà giải viên không có th m quyền áp đặt bất k một giải

pháp nào cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp (Điều 1.3)

Khác với các quốc gia như CHLB Đức, M , Singapore, quy định về hoà giải trong một văn bản pháp luật chung về hoà giải, Việt Nam quy định

“hoà giải” trong một Nghị định của Chính phủ điều chỉnh quan hệ hoà giải thương mại, do đó phần định nghĩa nhắc đến trực tiếp thuật ngữ “hoà giải thương mại” Theo đó, hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thoả thuận và được hoà giải viên thương mại làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định

số 22 2017 NĐ- CP (Khoản 1 Điều 3) Có thể thấy, định nghĩa về hoà giải thương mại của Việt Nam cũng tương đồng với cách hiểu về “hoà giải” nói chung, nhưng gọi là “hoà giải thương mại” để chỉ hoạt động hoà giải các tranh chấp thương mại và thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật về hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại

Như đã phân tích ở trên về hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong các hoạt động thương mại nói chung, từ đó có thể định nghĩa, “Hoà giải ngoài

tố tụng là một phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hành hoá độc lập, theo đó việc giải quyết tranh chấp được diễn ra theo một trình tự thủ tục tự nguyện, bảo mật với sự tham gia của các bên tranh chấp và bên thứ ba trung lập (gọi là hoà giải viên thương mại) do các bên lựa chọn, hoà giải viên thương mại trợ giúp các bên tranh chấp đạt được một sự đồng thuận trên cơ sở

Trang 26

1.2.2 ặc điểm gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng

Một là, về tính chất, hoà giải ngoài tố tụng là phương thức giải quyết tranh chấp mua bán hàng hoá độc lập mang tính lựa chọn và phi tố tụng

Hoà giải ngoài tố tụng khi được tiếp cận như một phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá thì cần được hiểu là một thủ tục, quy trình độc lập Bởi khi nhắc tới thuật ngữ hoà giải, cũng có thể được tiếp cận dưới góc độ là một bước trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà

án hay Trọng tài, do có cùng bản chất là việc các bên nỗ lực đạt đến một thoả thuận có tính thống nhất trên tinh thần thiện chí mà không thông qua một quy trình xét xử với sự áp đặt về mặt ý chí từ bên thứ ba bởi một phán quyết Tuy nhiên, điểm khác ở chỗ, hoà giải ngoài tố tụng là việc các bên tranh chấp cùng chủ động lựa chọn một phương thức giải quyết ngoài tố tụng, kết quả hoà giải thành là một thoả thuận của các bên dưới sự trợ giúp của hoà giải viên Theo

đó, các bên cần bắt đầu bằng việc thoả thuận về việc sử dụng phương thức hoà giải, cùng nhau thảo luận các vấn đề tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba là hoà giải viên để đạt được một kết quả cuối cùng Trong khi đó, hòa giải trong thủ tục tố tụng là việc các bên chủ động lựa chọn giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án nhưng trong quá trình giải quyết bằng các phương thức này, các bên được khuyến khích hoà giải được với nhau, hoà giải khi này chỉ được coi như một bước trong quá trình tố tụng, kết quả hoà giải thành tại Trọng tài hoặc Toà án được coi như bản án của Toà hoặc phán quyết của Trọng tài Tính độc lập của hoà giải thương mại còn được thể hiện ở chỗ,

“hoà giải là một nét đặc trưng nổi bật của xu hướng giải quyết tranh chấp thay thế ở đây, thay thế hàm nghĩa những khác biệt về định tính với hình thức tố tụng, nó bao gồm một tập hợp những nguyên tắc và quy định có thể là đối lập với những nguyên tắc và quy định của hoạt động Toà án” Do đó, khi tiếp cận thuật ngữ hoà giải thương mại, cần phân biệt mô hình này- với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập, với các mô hình hoà giải trong thủ tục tố tụng khác- với tư cách là một phần của thủ tục tố tụng

Mặc dù cùng thuộc phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, nhưng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng hoà giải ngoài tố tụng

Trang 27

chấp không thông qua một cơ quan tài phán Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn phi tố tụng, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng hoà giải ngoài tố tụng phản ánh đầy đủ quyền tự chủ, tự định đoạt của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng hoà giải ngoài tố tụng không phải một phương thức có tính chất bắt buộc hay cưỡng chế đối với các bên Các bên tự lựa chọn phương thức và hoà giải viên phù hợp để tiến hành giải quyết tranh chấp Hoà giải nói chung có thể có tính chất dịch vụ hoặc không có tính dịch vụ, phụ thuộc vào việc các bên tranh chấp có phải trả thù lao cho bên hoà giải hay không Tuy nhiên, theo cách tiếp cận pháp luật của các quốc gia hiện nay, mà Việt Nam không là ngoại lệ, thì hoà giải thương mại được hiểu là một dịch vụ hơn là một công việc đơn thuần vì hầu hết đều

có hoạt động chi trả thù lao cho hoà giải viên Hơn nữa, tại Biểu Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization- WTO), dịch vụ hoà giải đối với các tranh chấp giữa các thương nhân cũng được tiếp cận như một loại dịch vụ kinh doanh (mã CPC 86602) Trong các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá hiện nay tại Việt Nam mà có sự tham gia của bên thứ ba, hoà giải là phương thức duy nhất không có tính chất tranh tụng và có khả năng tốt nhất trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên

Hai là, chủ thể tham gia vào quan hệ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải hợp đồng mua bán hàng hoá ngoài tố tụng b t buộc phải có hoà giải viên thương mại

Hoà giải ngoài tố tụng được phát sinh khi các bên tranh chấp là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá không phải bắt buộc Do nội hàm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nên chủ thể tranh chấp trong quan hệ hoà giải thương mại không chỉ là thương nhân với nhau, mà bao gồm cả các chủ thể có tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá Mối quan hệ của các bên trong tranh chấp là quan hệ mâu thuẫn Nếu việc giải quyết mâu thuẫn chỉ do các bên tự thực hiện thì sẽ được coi là phương thức thương lượng Chỉ khi một vụ tranh chấp có sự tham gia của hoà giải viên thương mại với tư cách bên thứ ba trung lập trợ giúp các bên giải

Trang 28

hoá Hoà giải viên thương mại có thể giải quyết tranh chấp với tư cách cá nhân theo đề nghị của các bên hoặc cũng có thể dưới tư cách hoà giải viên của một trung tâm hoà giải chuyên nghiệp Mối quan hệ giữa hoà giải viên với các bên tranh chấp là mối quan hệ trợ giúp

Với tư cách là bên thứ ba giải quyết tranh chấp, hoà giải viên thương mại phải đảm bảo vô tư, khách quan, không đứng về bên nào Nếu sự có mặt hay không của hoà giải viên làm nên sự khác biệt giữa thương lượng với hoà giải, thì vai trò và mức độ tham gia giải quyết tranh chấp của hoà giải viên lại chính là điểm phân biệt cơ bản giữa mô hình hoà giải so với Trọng tài hay Toà án Th m phán trong phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án là là chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước xét xử vụ việc, do đó, các thương nhân không thể đòi hỏi một cơ chế giải quyết linh hoạt, mềm dẻo Trọng tài viên, chủ thể được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp, cũng là một bên thứ ba có quyền lực xét xử để đưa ra một phán quyết dựa trên ý chí của mình Khác với hai chủ thể trên, hoà giải viên không phải là người xét xử vụ việc,

mà có vai trò là một bên trung gian trợ giúp, sử dụng các k năng, kiến thức

để khuyến nghị các bên, hướng tới một kết quả có lợi nhất cho cả đôi bên tranh chấp Hoà giải viên chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp và đảm bảo quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra đúng trình tự, tạo điều kiện thuận lợi và đưa ra khuyến nghị cho các bên có thể đàm phán được mâu thuẫn Mức độ tham gia vào vụ việc của hoà giải viên thương mại có sự hạn chế hơn so với

Th m phán hay Trọng tài viên thương mại ở chỗ chỉ đưa ra các đề xuất mà không được đưa ra một phán quyết mang tính áp đặt các bên

Từ đó, có thể thấy trong quan hệ hoà giải hợp đồng mua bán hàng hoá

tồn tại hai mối quan hệ giữa các chủ thể bao gồm: uan hệ giữa các bên tranh chấp v i nhau quan hệ mâu thuẫn và quan hệ giữa hoà giải viên v i các bên tranh chấp quan hệ hỗ trợ, trợ giúp Mối quan hệ các chủ thể được

thiết lập dựa trên thoả thuận hoà giải và hợp đồng hoà giải Thoả thuận hoà giải được thiết lập nên với sự đồng thuận của các bên tranh chấp, trong đó chứa đựng nội dung về việc lựa chọn hoà giải cho tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh Hợp đồng hoà giải là sự thoả thuận giữa các bên tranh chấp với hoà giải viên, có tính chất của một hợp đồng dịch vụ do chủ yếu là các

Trang 29

định quyền hạn và trách nhiệm của hoà giải viên cũng như các bên, các điều kiện giải quyết tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, xử lý kết quả cuối cùng và thanh toán các chi phí

a là, mục đích khi sử dụng hoà giải thương mại là việc các bên tranh chấp mong muốn đạt được một kết quả đồng thuận trên cơ sở tự quyết

Nền tảng của quan hệ dân sự nói chung, quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng là tự do ý chí, tự nguyện thoả thuận Xuất phát từ tư tưởng triết học về ý chí tự do thì “mỗi con người riêng lẻ, thành viên của một cộng đồng xã hội rộng lớn - tức nhà nước - vừa có ý thức về sự phụ thuộc của mình đối với tính tất yếu của trật tự xã hội, vừa có nhu cầu hành động ngược lại sức mạnh cưỡng bức của mình Trong khuôn khổ tính tất yếu do nhà nước quy định, con người muốn có tự do” Về mặt kinh tế, dựa trên lý thuyết về việc

“lợi ích cá nhân là động lực thúc đ y các hoạt động kinh tế”, nên ngay cả trong các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường tố tụng tại Toà án hay Trọng tài, Th m phán và Trọng tài viên vẫn luôn khuyến khích các bên tự thương lượng hoặc hoà giải được với nhau với

sự trợ giúp của họ

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một bộ phận của quan hệ tư với bản chất là sự tự định đoạt của các bên, không ai có quyền quyết định thay cho các bên về lợi ích của chính họ Theo nguyên tắc này, các bên chủ thể được quyền tự nguyện bước vào một mối quan hệ, tự thoả thuận các vấn đề trong mối quan hệ ấy mà không trái với quy định pháp luật và đạo đức xã hội Vai trò của bên thứ ba là hoà giải viên chỉ tham gia như một bên phân tích, đề xuất, gợi ý, hỗ trợ các bên trong các vấn đề tranh chấp cũng như các hỗ trợ khác để giải quyết tranh chấp nếu các bên yêu cầu Do đó, các bên sẽ không chịu sự chi phối bởi một phán quyết cuối cùng do một bên thứ ba áp đặt như với Trọng tài viên tại trọng tài thương mại hay Th m phán tại Toà án Việc các bên tự định đoạt lợi ích của chính mình là cách tốt nhất để đảm bảo việc duy trì trật tự bền vững của quan hệ thương mại nói riêng, mối quan hệ xã hội nói chung Bởi, các bên trong quan hệ tư sẽ có xu hướng tôn trọng và tự nguyện thi hành ở mức cao nhất một kết quả do chính họ tự quyết định mà không phải là do áp đặt bởi ý chí của bên thứ ba Do đó, hai nguyên tắc nền

Trang 30

tảng của hoà giải ngoài tố tụng là tự nguyện và tự quyết trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá

ốn là, hoà giải ngoài tố tụng có thủ tục giải quyết tranh chấp linh hoạt, thân thiện và bảo mật v i các bên ở mức độ cao hơn so v i Trọng tài và Toà án

Hoà giải ngoài tố tụng là phương thức giải quyết tranh chấp theo một quy trình do các bên thoả thuận hoặc theo quy tắc của một tổ chức hoà giải, hoặc theo quy định pháp luật Khi đã xác lập được mối quan hệ ba bên bao gồm các bên tranh chấp và bên hoà giải viên, hoà giải viên sẽ tiến hành hoà giải theo một quy trình nhất định với nguyên tắc các bên tự quyết, hoà giải viên chỉ là người hỗ trợ

Thủ tục hoà giải có tính linh hoạt, không cứng nhắc như các thủ tục giải quyết tranh chấp mà bên giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết như ở Trọng tài và Toà án Bên cạnh đó, do hoà giải thương mại không phải một quy trình tranh tụng có tính xét xử, nên mô hình này đáp ứng được nhu cầu về việc giải quyết tranh chấp một cách thân thiện Khi quyết định lựa chọn hoà giải, mục đích của các bên không nhằm đối kháng với nhau hay tối đa hoá lợi ích của mình, không phải là thắng kiện thua kiện (như Trọng tài hay Toà án) mà để tìm một giải pháp đôi bên cùng có lợi Cũng chính vì không có một quy trình chặt chẽ, hoà giải ngoài tố tụng cũng sẽ có mặt hạn chế là không có tính cưỡng chế cao bằng các phương thức như Trọng tài hay Toà án Thái độ hợp tác giữa các bên, sự thân thiện và linh hoạt trong quy trình hoà giải sẽ quyết định mức độ thành công của một vụ việc hoà giải hợp đồng mua bán hàng hoá

Hoà giải ngoài tố tụng cũng là một quy trình có tính bảo mật Tương tự như trọng tài, vụ việc hoà giải cũng được giải quyết không công khai để đảm bảo thông tin của các bên trong quan hệ kinh doanh, thương mại Đây cũng là một ưu điểm mà các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án mang lại cho các bên tranh chấp Xét về cấp độ bảo mật, hoà giải ngoài tố tụng có quy trình bảo mật cao hơn so với trọng tài thương mại Bởi, trong hoà giải ngoài

tố tụng hoà giải viên còn có thể phải giữ bí mật các nội dung thông tin về bên tranh chấp này với bên tranh chấp kia Trong khi đó, trong quan hệ trọng tài

Trang 31

bên tranh chấp, nguyên tắc bí mật chỉ áp dụng với việc trọng tài không được tiết lộ thông tin vụ tranh chấp với bên thứ ba

1.3 Khái niệm, đ c đi m và n i ung của pháp luật về giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng

h i niệm ph p u t về gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua b n

h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng

“Pháp luật chính là những chu n mực, những mô hình được xác lập xuất phát từ những nhu cầu khách quan của xã hội khi đã chín muồi, đã mang tính phổ biến, tính chân lý cần phải thể chế hoá thành công lý” Quan hệ hoà giải ngoài tố tụng đã được tồn tại ở Việt Nam một cách bền bỉ, từ việc giải quyết những tranh chấp nhỏ mang tính dân sự cho đến các tranh chấp thương mại nói chung hay thậm chí các quan hệ mang tính hành chính Khi đất nước ngày càng hội nhập, quan hệ kinh doanh, thương mại, hợp đồng mua bán hàng hoá ngày càng phát triển, không chỉ giữa các thương nhân trong nước với nhau,

mà còn giữa thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài Việc nảy sinh các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá là không thể tránh khỏi

Do đó, việc xây dựng pháp luật về hoà giải thương mại là xuất phát từ nhu cầu khách quan chứ không phải áp đặt từ phía Nhà nước Pháp luật về hoà giải thương mại được tiếp cận dưới hai cấp độ như sau:

Cấp độ thứ nhất, pháp luật về hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán

hàng hoá bao gồm các chế định về hoà giải ngoài tố tụng hoặc có chi phối tới quan hệ hoà giải thương mại, được quy định ở các văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật trọng tài thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự v.v

Cấp độ thứ hai, pháp luật về hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng

hoá ngoài tố tụng là một bộ phận của pháp luật kinh doanh, thương mại, gồm những quy định, chế định trực tiếp điều chỉnh quan hệ giữa các bên tranh chấp trong hoạt động hoà giải hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, quan hệ giữa chủ thể hoà giải với các bên tranh chấp, quan hệ quản lý Nhà nước đối với hoạt động hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá Đây cũng là cách tiếp cận khái niệm “pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp

Trang 32

đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng” trong luận văn này

Theo đó, pháp luật về về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nư c ban hành hoặc thừa nhận để điều ch nh quan hệ hoà giải các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá

ặc điểm ph p u t về c a gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua

b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng

Thứ nhất, pháp luật về hoà giải tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá ngoài tố tụng không có tính chi phối tuyệt đối t i các bên trong hoạt động hoà giải

Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng

hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng cũng có nhiều cách tiếp cận

khác nhau từ các quốc gia, mức độ can thiệp của Nhà nước có thể nhiều hoặc

ít Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng là mô hình ngoài tố tụng nên yếu tố tự nguyện, tự quyết của các bên được Nhà nước tôn trọng, các quy định pháp luật chỉ mang tính nguyên tắc Chính vì vậy mà việc có nên tồn tại một văn bản pháp luật quy định về hoà giải hay không còn gây nhiều tranh cãi “Dù nhiều quốc gia không ban hành khung pháp luật riêng về hoà giải thương mại và nhiều học giả cho rằng, điều đó cũng không cần thiết bởi hoà giải là việc riêng tư và tự nguyện của các bên tranh chấp, thì việc ban hành pháp luật riêng về vấn đề này ở Việt Nam là rất có ý nghĩa” [50, tr.111] Không nên đánh đồng việc ban hành văn bản pháp luật về hoà giải thì có nghĩa là Nhà nước can thiệp hay kiểm soát hoạt động này theo phương thức mệnh lệnh Nội dung các quy định

về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng mới là cơ sở thể hiện quan điểm, thái độ và phương pháp quản lý của Nhà nước đối với mô hình này Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng chỉ là một phần trong thể chế về hoà giải thương mại, hay nói cách khác chỉ là một phần của các nội dung pháp lý có tính chi phối tới hoạt động hoà giải Bởi,

“nói đến thể chế hoà giải thương mại, thì ngoài thể chế chính thức (các quy

Trang 33

thức (các tiêu chu n về hoà giải và quy tắc đạo đức nghề nghiệp của hoà giải

viên do các hiệp hội hoà giải hoặc các tổ chức hoà giải ban hành” [1, tr.3] Thứ hai, pháp luật về của giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng có hình thức pháp lý đa dạng

Về hình thức của văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng, nước ta không xây dựng văn bản Luật về hoà giải thương mại, chỉ tồn tại các văn bản dưới Luật bao gồm: Nghị định của Chính phủ số 22 2017 NĐ-CP về hoà giải thương mại và Thông tư số 02 2018 TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn sử dụng một số biểu mẫu về tổ chức và hoạt động hoà giải thương mại Các văn bản Luật chỉ bao gồm các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc triển khai hoạt động hoà giải thương mại, kể tên hoà giải thương mại như một phương thức giải quyết tranh chấp có thể lựa chọn như trong văn bản về Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việc lựa chọn ban hành một Nghị định về hoà giải thương mại ở Việt Nam đã thể hiện

sự nỗ lực xây dựng pháp luật nhằm đảm bảo cho việc hội nhập kinh tế quốc

tế, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự thận trọng của Nhà nước đối với một

phương thức giải quyết tranh chấp mới mẻ tại thị trường nước ta

Trên thế giới và khu vực, không giống với Việt Nam, xu hướng chung của những năm gần đây là việc các quốc gia lần lượt ban hành Luật về hoà giải Tại một số quốc gia cũng có hệ thống giải quyết tranh chấp ngoài Toà án khá phát triển như M cũng có xây dựng pháp luật riêng về hoà giải như Luật mẫu về hoà giải của M năm 2003, trong đó có điều chỉnh quan hệ hoà giải thương mại Ở Châu u, cũng có hai xu hướng, một là ban hành Luật như Luật hoà giải Đức năm 2012, bên cạnh đó cũng có những quốc gia không ban hành văn bản Luật, mà chỉ ban hành ở tầm Nghị định như Nghị định về hoà giải của Italia năm 2010 [88] Một xu hướng khác ở Châu u đó là hoà giải các tranh chấp thương mại sẽ được điều chỉnh chung trong Bộ luật tố tụng dân

sự mà không có các quy định đặc thù về hoà giải ở một văn bản pháp lý riêng,

ví dụ điển hình là Bỉ Tuy nhiên, các quốc gia thuộc Liên minh Châu âu cũng được khuyến khích ban hành văn bản pháp luật về hoà giải thương mại riêng

để cụ thể hóa Chỉ thị số 2008 52 EC của Nghị viện Châu u và Hội đồng

Trang 34

thương mại với tinh thần là khuyến khích và thúc đ y việc sử dụng mô hình hoà giải trong các tranh chấp dân sự và thương mại tại Châu u Một số quốc gia khá phát triển tại Châu Á cũng đã xây dựng pháp luật về hoà giải riêng như Singapore với Luật hoà giải năm 2017, Luật hoà giải Malaysia 2012 Bên cạnh đó, cũng có một xu hướng xây dựng pháp luật về hoà giải trong cùng một văn bản pháp luật điều chỉnh về các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn như Luật về thiết lập sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp lựa

chọn và thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn tại Philippines 2004

1.3.3 i dung c a ph p u t về gi i qu t tranh chấp hợp đồng mua

b n h ng h a bằng phương th c hòa gi i ngoài tố tụng

Trong các quan hệ dân sự, Nhà nước thường can thiệp ở mức độ hạn chế

để vừa đảm bảo trật tự xã hội nhưng cũng vẫn bảo đảm được quyền tự do ý chí của các bên Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng cũng không nằm ngoài nguyên tắc và quan điểm chung đó Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng cũng cần tôn trọng nhu cầu và mong muốn của các bên tranh chấp, nhưng Nhà nước vẫn cần giữ vai trò dẫn dắt và định hướng trong việc tạo ra hàng rào pháp lý cần thiết giúp các bên tranh chấp sử dụng hoà giải một cách hiệu quả Hiện nay trên thế giới, các quốc gia khi quy định về h giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng lại cách xác định nội dung pháp lý khác nhau

Có những quốc gia xây dựng nội dung pháp lý khá giản lược, chỉ tập trung quy định khái niệm, thuật ngữ hay các nguyên tắc, thủ tục cơ bản của hoà giải thương mại Trường phái này tồn tại ở các quốc gia Châu u, mà điển hình là CHLB Đức Hoà giải thương mại là một phương thức được các quốc gia Châu u ngày càng quan tâm phát triển Thông qua Chỉ thị số

2008 52 EC của Nghị viện và Hội đồng Châu u ngày 21 tháng 05 năm 2008

về một số khía cạnh hoà giải dân sự và thương mại, Liên minh Châu u xây dựng một chương trình về việc khuyến khích và thúc đ y mô hình hoà giải phát triển tại khu vực này CHLB Đức là một trong những quốc gia tích cực trong việc xây dựng chính sách khuyến khích hoà giải thương mại tại quốc gia

Trang 35

chung cho các hoạt động hoà giải tư do các trung tâm hoà giải và hoà giải viên tiến hành, trong đó chủ yếu là việc giải quyết các tranh chấp tư (dân sự, thương mại)

Một xu hướng thứ hai là việc xây dựng nội dung quy định pháp luật cụ thể và chi tiết hơn tồn tại ở khu vực Châu Á, điển hình như Singapore Luật hoà giải Singapore 2017 có 17 điều khoản với quy định chi tiết hơn rất nhiều

so với Luật hoà giải Đức 2012 Điều khoản giải nghĩa có các nội dung giải nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ như “hoà giải viên được cấp chứng chỉ”,

“chương trình cấp chứng chỉ hoà giải viên”, “tổ chức cung cấp dịch vụ hoà giải”, “tổ chức về hoà giải”, “thoả thuận hoà giải”, “giao tiếp trong hoà giải”,

“hoà giải viên”, “bên thứ ba”, “hoà giải” v.v Thậm chí, Luật này còn có quy định rõ về cách hiểu về “phương tiện liên lạc điện tử” (electronic communication) hay “thông điệp dữ liệu” (data message) Luật cũng nêu rõ phạm vi và đối tượng áp dụng và không được áp dụng Luật có một điều khoản về tổ chức cung cấp dịch vụ hoà giải và các chương trình cấp chứng chỉ hoà giải được chấp thuận bởi Nhà nước Điểm đáng chú ý là Luật có quy định

về hoãn vụ kiện tại Toà án để sử dụng hoà giải độc lập, các nghĩa vụ bảo mật trong hoà giải được quy định rất chi tiết Luật hoà giải Singapore 2017 quy định trực tiếp điều khoản đăng ký kết quả hoà giải thành tại Toà án và thừa nhận giá trị như một bản án của Toà, mà không sử dụng phương pháp dẫn chiếu sang quy định của Bộ luật tố tụng dân sự như Cộng hoà Liên bang Đức

Ở Việt Nam, nội dung pháp luật về hoà giải ngoài tố tụng hiện hành bao gồm các nhóm vấn đề lớn:

- Nhóm quy định về chủ thể hoà giải: Bao gồm quy định về tổ chức hoà giải thương mại và hoà giải viên thương mại Trong đó, Việt Nam chú trọng xây dựng tư cách pháp lý bao gồm điều kiện, tiêu chu n, thủ tục pháp lý để công nhận tư cách của các chủ thể này Các quyền và nghĩa vụ, các hành vi bị cấm của tổ chức hoà giải và hoà giải viên thương mại cũng được quy định rõ ràng tại Nghị định số 22 2017 NĐ-CP về hoà giải thương mại

- Nhóm quy định về giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại: Bao gồm nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thương mại, trình tự hoà giải,

Trang 36

thủ tục hoà giải, công nhận kết quả hoà giải Trong đó, phần về thủ tục công nhận kết quả hoà giải thành sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015

- Nhóm quy định về quản lý Nhà nước về hoà giải thương mại: Bao gồm chính sách của Nhà nước về hoà giải thương mại, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, các thủ tục hành chính trong hoạt động hoà giải thương mại và ban hành các biểu mẫu hành chính đó Trong đó, các biểu mẫu cụ thể được hướng dẫn tại Thông tư 02 2018 TT-BTP

Trong mối tương quan so sánh với Luật hoà giải của một số quốc gia như Đức, Singapore thì nội dung pháp luật hoà giải thương mại của Việt Nam phức tạp và chứa đựng nhiều quy định mang tính quản lý hành chính của Nhà nước hơn Mặc dù việc quản lý hành chính là cần thiết để đảm bảo trật tự xã hội, đặc biệt là với một phương thức giải quyết tranh chấp mới được thể chế hoá, nhưng cũng là một điểm chưa thực sự hợp lý với quan điểm khuyến khích và thúc đ y hoà giải ở Việt Nam Việt Nam có thể nghiên cứu để áp dụng hai mô hình pháp luật của CHLB Đức và Singapore trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng

1.4 Nh ng ếu tố tác đ ng đến thực thi pháp luật về giải qu ết tranh chấp hợp đồng mua án hàng h a ằng phương thức hòa giải ngoài tố tụng

1.4.1 Y u tố pháp u t

Để đạt được một mô hình pháp luật tiên tiến về giải quyết tranh chấp bằng hoà giải ngoài tố tụng, pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng cần chú trọng vào các nội dung như sau:

Một là, quy định pháp luật về hoà giải viên thương mại cần chú trọng

vào các tiêu chu n để xác định chất lượng của hoà giải viên, chứ không phải

để xác định tiêu chu n hành nghề

Hai là, quy định pháp luật về tổ chức hoà giải thương mại chỉ cần xác

định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ thể này trong hoạt động giải quyết

Trang 37

tranh chấp bằng hoà giải thương mại và đơn giản hoá các nội dung quản lý hành chính Nhà nước

a là, quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp cần nhấn

mạnh tới các nguyên tắc giải quyết tranh chấp và bảo vệ các nguyên tắc này, các bước của thủ tục giải quyết tranh chấp vẫn cần được Nhà nước quy định nhưng chỉ ở góc độ là khuyến nghị

ốn là, quy định pháp luật về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động

hoà giải thương mại tập trung vào chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho mô hình này phát triển, giản lược các thủ tục quản lý hành chính

1.4.2 Y u tố nh n th c

Truyền thống xã hội Việt Nam khá phù hợp với các đặc tính của hoà giải thương mại như tính cộng đồng làng xã, tính trọng âm, tính ưa hài hoà, tính kết hợp và tính linh hoạt Thương nhân- với tư cách là một chủ thể của quan

hệ mua bán hàng hoá, cũng đồng thời là một chủ thể trong quan hệ xã hội hành xử theo những thói quen, tập quán và những nguyên tắc trong kinh doanh Nhà nước ghi nhận và bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp nhưng cũng đặt ra những ranh giới mà thương nhân không được phép thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích của những tổ chức, cá nhân khác trong xã hội cũng như dung hoà lợi ích tư với lợi ích công Mối quan hệ giữa các thương nhân với nhau nằm trong hệ thống các quan hệ pháp luật tư, do đó sự xuất hiện của quyền lực Nhà nước chỉ nhằm đáp ứng hai yếu tố là hỗ trợ để đảm bảo lợi ích hợp pháp của thương nhân và can thiệp để hạn chế và triệt tiêu những hành vi của thương nhân gây xâm hại tới lợi ích công cộng khác Như vậy, những yếu

tố về mặt truyền thống và trình độ phát triển của văn hoá xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của thương nhân trong thị trường, điều đó đồng nghĩa ảnh hưởng tới việc lựa chọn và giải quyết các xung đột của thương nhân Các yếu

tố về mặt nhận thức trong cách hành xử có thể sẽ là ưu thế để phát triển hoà giải tại Việt Nam như tính coi trọng thể diện, tính dĩ hoà vi quý Do đó, việc giải quyết tranh chấp hơp đồng mua bán hàng hoá bằng con đường hoà giải sẽ phù hợp với tập quán và cách hành xử của những thương nhân Việt Nam Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế rằng trình độ văn hoá, ứng xử trong kinh doanh của thương nhân Việt Nam còn chưa cao Một số những bất

Trang 38

một nghiên cứu như cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tu tiện; tầm nhìn hạn hẹp, tư duy ngắn hạn, thiếu tính liên kết, cộng đồng; nặng về quan hệ, chạy chọt, dựa dẫm, nhẹ chữ tín sẽ có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng hoà giải

1.4.3 Y u tố khác

1.4.3.1 ếu tố chủ trương, chính sách của Đảng

Một trong những yếu tố chi phối tới pháp luật đó là thể chế chính trị mà trọng tâm là đường lối của Đảng cầm quyền Hay nói cách khác, chủ trương, chính sách của Đảng chính là cơ sở nền tảng của các quy phạm pháp luật Để

mô hình hoà giải phát triển được, các Nghị quyết của Đảng chính là kim chỉ nam, các cơ quan Nhà nước sau đó chuyển hoá thành các quy phạm cụ thể Chính sách của Đảng và Nhà nước thể hiện rõ quan điểm chủ trương về việc xác định vị trí giữa Toà án với các chủ thể giải quyết tranh chấp khác trong xã hội Toà án không phải là chủ thể duy nhất có quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, lại càng không có quyền dùng quyền lực để chi phối bằng phương pháp mệnh lệnh tới các chủ thể giải quyết tranh chấp khác Trong tổng thể các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, thì giải quyết tranh chấp tại Toà án chỉ là một trong bốn phương thức và được coi bình đẳng như các phương thức còn lại Toà án không cạnh tranh để thu hút các vụ việc giải quyết tranh chấp tập trung tại Toà, mà cần khuyến khích, thúc đ y việc giải quyết tranh chấp ngoài Toà án, cũng như có vai trò hỗ trợ các chủ thể giải quyết tranh chấp ngoài Toà án theo quy định pháp luật Chủ trương này được thể hiện ở Nghị quyết số 49-NQ TW của Bộ Chính trị ngày

2 6 2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về việc khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, h a giải, trọng tài; T a án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 48-NQ TW của Bộ chính trị ngày 24 5 2005

về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 cũng khẳng định về định hướng xây dựng và

hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế, Nhà nước phải “hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế trọng tài, hoà giải ph hợp v i tập quán thương mại quốc tế Định hướng này thể hiện quan điểm của Đảng

Trang 39

phát triển xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Việt Nam, nhu cầu của thương nhân trong thị trường cũng như đảm bảo thực hiện cam kết với WTO Khi Nhà nước có chủ trương thúc đ y sử dụng hoà giải thương mại, thì

cơ sở pháp lý cho hoạt động hoà giải sẽ được thiết lập, cùng với đó là sự hỗ trợ về hành chính và tư pháp cho hoà giải thương mại

Một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi nữa để phát triển hoà giải tại Việt Nam là chủ trương xây dựng và áp dụng án lệ trong xét xử tại Toà án, cụ thể, Nghị quyết số 48-NQ TW của Bộ chính trị đã định hướng rằng phải

khai thác, sử dụng án lệ, tập quán kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế và quy t c của các hiệp hội nghề nghiệp Đây sẽ là một cơ hội lớn

tạo thuận lợi cho giải quyết tranh chấp thương mại nói chung, việc phát triển hoà giải thương mại nói riêng ở Việt Nam Bởi, ngoài những quy định pháp luật (vẫn còn những lỗ hổng hay cách hiểu khác nhau mà chưa được giải thích), thì nguồn án lệ sẽ là căn cứ tham khảo cho hoà giải viên để giải quyết được vụ việc một cách nhanh chóng

1.4.3.2 ếu tố bối cảnh nền kinh tế hội nhập

Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án không có cơ hội để phát triển, các mối quan hệ kinh tế và giải quyết tranh chấp kinh tế còn mang nặng tính chất mệnh lệnh hành chính, quyền tự do kinh doanh bị hạn chế Tuy nhiên, trong bối cảnh điều kiện kinh tế thị trường, các chủ thể kinh doanh được khuyến khích chủ động tham gia vào thị trường, tự do lựa chọn các loại hình giải quyết tranh chấp Do đó, nhu cầu đa dạng hoá các phương thức giải quyết tranh chấp là một nhu cầu tất yếu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các thương nhân sẽ có nhu cầu tìm kiếm những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với vụ tranh chấp của mình, với đòi hỏi về tính hiệu quả về chi phí

và thời gian cũng như thủ tục có tính mềm dẻo, linh hoạt “Pháp luật trong mối quan hệ với kinh tế luôn giữ một vai trò quan trọng: Hoặc là thúc đ y sự phát triển kinh tế hoặc là kìm hãm, làm chệch hướng phát triển của kinh tế” [26, tr.18] Yếu tố kinh tế là lực đ y giúp Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật nhưng ngược lại, sự tác động của pháp luật đến kinh tế tạo ra hành lang an toàn cho kinh tế, thúc đ y cho các quan hệ đó được phát triển Đặc

Trang 40

quốc tế, phù hợp với pháp luật 0của các quốc gia khác thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc hợp tác thương mại trong môi trường hội nhập “Sự hội nhập quốc tế của nền kinh tế quốc gia đều phải dựa vào sự hội nhập quốc tế của hệ thống pháp luật quốc gia đó, làm cho sự hội nhập quốc tế về kinh tế của quốc gia đó diễn ra có nguyên tắc và được bảo đảm an toàn” [26, tr.22] Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá bằng phương thức hoà giải ngoài tố tụng sẽ được thúc đ y bởi sự đòi hỏi và chi phối trong mối quan hệ thương mại quốc tế

Ngày đăng: 06/10/2024, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w