1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị công ty niêm yết theo quy Định pháp luật việt nam hiện nay

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị công ty niêm yết theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay
Tác giả Trần Văn Đức
Người hướng dẫn TS. Hồ Ngọc Hiển
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Cũng có một số các công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sỹ, luận văn cao học liên quan đến công ty đại chúng, CTNY như: Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về quản lý công ty cổ phần ở Vi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 2

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn vẫn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm

Học viên

Trần Văn Đức

Trang 3

iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7

7 Kết cấu của luận văn 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT 9

1.1 Khái niệm, đặc điểm quản trị công ty niêm yết 9

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty niêm yết 9

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản trị công ty niêm yết 12

1.1.3 Mục tiêu của quản trị công ty niêm yết 15

1.2 Lý luận pháp luật về quản trị công ty niêm yết 17

1.2.1 Khái niệm pháp luật quản trị công ty niêm yết 17

1.2.2 Vị trí, vai trò của pháp luật quản trị công ty niêm yết 18

1.2.3 Các nội dung cơ bản của pháp luật quản trị công ty niêm yết 20

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản trị công ty niêm yết 25

Kết luận chương 1 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28

2.1 Thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay 28 2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển và khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam 28

2.1.2 Quy định về bảo vệ quyền của cổ đông 29

2.1.3 Quy định về mô hình quản trị công ty niêm yết 32

2.1.4 Quy định về ngăn ngừa xung đột lợi ích 42

2.1.5 Quy định về tính minh bạch trong công ty niêm yết 45

2.1.6 Quy định pháp luật về giám sát và xử lý vi phạm 47

Trang 4

iv

2.2 Thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay 47

2.2.1 Những kết quả đạt được 47

2.2.2 Những hạn chế, bất cập 51

Kết luận Chương 2 63

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 64

3.1 Các yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay 64

3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi 66

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật 66

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam 71

Kết luận Chương 3 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 5

: International Finance Corporation (Công ty Tài chính

Quốc tế)

: Kiểm soát viên : Luật Doanh nghiệp : Luật Chứng khoán 2010 (sửa đổi, bổ sung 2019) : Quản trị công ty

: Quản trị công ty niêm yết : Thị trường chứng khoán : Organization for Economic Co-orperation and

Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

: Tổng Giám đốc : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kể từ khi đổi mới, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã ngày càng phát triển

về quy mô lẫn chất lượng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước Trong các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần nói chung và đặc biệt là công ty niêm yết, công ty đại chúng nói riêng đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển thị trường chứng khoán cũng như là nền kinh tế của quốc gia

Để đạt được thành tựu nói trên, phải kể đến việc Nhà nước đã chú trọng công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, về chứng khoán để tạo dựng hành lang pháp lý cho các công ty cổ phần nói chung và công ty niêm yết hình thành và phát triển như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nhằm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản trị công ty niêm yết như: Luật Chứng khoán 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010, 2019), Luật Doanh nghiệp

2020, Nghị định 155/2020/NĐ-CP về quản trị công ty đối với công ty đại chúng và Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 155/2020/NĐ-CP Theo những đánh giá chung, việc đảm bảo thực thi các quy định pháp luật về quản trị công ty vẫn còn nhiều tồn tại, chưa nói tới việc áp dụng các thông lệ quốc tế mới đang chỉ ở giai đoạn bắt đầu Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này nhưng một vấn đề không thể không nhắc tới đó là sự thiếu hoàn thiện của các quy định pháp luật Nói cách khác, mặc dù khung pháp lý cho hoạt động quản trị công ty niêm yết đã được hình thành và

có nhiều bước tiến trong thời gian gần đây, tuy nhiên thực tế hoạt động quản trị công ty tại các công ty niêm yết lại xuất hiện nhiều vấn đề bất cập trong các quy định của pháp luật về hoạt động của Đại hội đồng cổ đông, của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, của

cổ đông và các quy định về công bố thông tin,

Do đó, việc đầy mạnh nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay Từ những lý do trên, tác giả đã lựa

Trang 7

2

chọn đề tài: “Quản trị công ty niêm yết theo quy định pháp luật Việt Nam hiện

nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về khung pháp lý về QTCT trên phạm vi thế giới, có thể đề cập tới OECD với tác phẩm là OECD “Corporate Governance Factbook 2017” Các khu vực pháp lý được phân tích là về 35 quốc gia OECD (hiện bao gồm cả Latvia đã tham gia OECD năm 2016) và 14 quốc gia khác là: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Colombia,

Ấn Độ, Indonesia, Litva, Liên bang Nga, Ả Rập Saudi, Singapore và Nam Phi Nghiên cứu này cung cấp một nền tảng thực tế dễ tiếp cận và cập nhật về khung pháp lý, thể chế và quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên cơ sở so sánh khuôn khổ pháp lý của các quốc gia, từ đó có được thông tin về thực tiễn tại các khu vực pháp lý cụ thể

Công trình “Corporate governance: A synthesis of theory, research and practice” (tạm dịch là “QTCT: Lý thuyết, nghiên cứu và thực hành”) do H.Kent Baker và Ronald Aderson chủ biên, được John Wiley & Sons, Inc xuất bản năm 2010 Nội dung của công trình này mô tả lịch sử QTCT, cũng như hệ thống QTCT của các nước trên thế giới, nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và hiệu quả kinh doanh của công ty; những vấn đề phát sinh khi tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý; nhấn mạnh đến vai trò của lý thuyết đại diện và các cách tiếp cận khác về vấn đề QTCT

Công trình “New Corporate governance - Successful Board Management Tools” (tạm dịch là QTCT kiểu mới - công cụ điều hành Hội đồng thành công) của Martin Hilb được tái bản lần thứ năm vào năm 2016, do Springer, Verlag Berlin Heidelberg xuất bản Trong công trình này, Martin Hilb đã đưa ra một phương thức QTCT kiểu mới mà ông gọi là mô hình glocal Theo đó, HĐQT công ty không những hướng tới mối quan tâm của cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của các bên hữu quan; hệ thống QTCT không chỉ đảm bảo tính đặc trưng của quốc gia mà còn đảm bảo tính toàn cầu Tuy nhiên, công trình này chưa phân tích thấy rõ được tính hệ thống, tính phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần của QTCT

Trang 8

3

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của CTCP và đặc biệt là thị trường chứng khoán, đã có một số công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo, tạp chí đến hoạt động QTCT và quản trị CTNY như:

Công trình “So sánh thực trạng QTCT tại Việt Nam với các nguyên tắc QTCT của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)” của Học viện Tài chính và Công

ty Tư vấn Quản lý MCG năm 2004 Trên cơ sở đối chiếu, so sánh các quy định của Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 1999 của Việt Nam và các văn hướng dẫn niêm yết và quản trị các công ty niêm yết với các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004, công ty

tư vấn MCG đưa ra các khuyến nghị theo quan điểm của OECD nhằm hoàn thiện LDN năm 1999 Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu phân tích và khuyến nghị này hiện nay đã không còn nhiều giá trị thực tiễn

Công trình “Thời điểm cho sự thay đổi: Đánh giá LDN và Kiến nghị” của Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ), UNDP & CIEM công bố năm 2004 Liên quan đến nội dung QTCT đại chúng, công trình này phân tích những vướng mắc trong thực tiễn bốn năm thực thi LDN năm 1999 Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa những khuyến nghị

bổ sung vào trong LDN năm 2005 mà nay đã hết hiệu lực

Các nghiên cứu “Report on the Observance of Standards and Codes - Corporate Governance country Assessment in Vietnam” (tạm dịch là Báo cáo Tình hình Tuân thủ các Chuẩn mực và Nguyên tắc (ROSC) - Đánh giá tình hình QTCT của Việt Nam) của Behdad Nowroozi năm 2006 và của David Robinett, Pasquale Di Benedetta cùng Nguyễn Nguyệt Anh năm 2013, do Ngân hàng Thế giới công bố cùng năm tương ứng Các báo cáo này đánh giá mức độ tuân thủ của khung chính sách QTCT ở Việt Nam theo bộ nguyên tắc QTCT của OECD

Hoàng Văn Hải, Đinh Văn Toàn, Quản trị công ty, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội 2018 Công trình này đã trình bày một cách hệ thống và đầy đủ các khía cạnh của QTCT từ lý thuyết nền tảng đến cập nhật các nội dung, yêu cầu của các thiết chế quản trị đối với loại hình công ty phổ biến là công ty cổ phần theo thông lệ trên thế giới Tuy nhiên, công trình này chủ yếu thiên về khía cạnh kinh tế cũng như là thực hành về quản trị công ty

Trang 9

4

Tác giả Lê Vũ Nam (chủ biên), Pháp luật về quản trị công ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam, 2017, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh Đây là

công trình đã trình bày được những vấn đề khái quát về niêm yết chứng khoán và công

ty niêm yết; nội dung về mô hình quản trị công ty niêm yết và các quy định pháp luật

về HĐQT, ĐHĐCĐ, BKS trong quản trị CTNY Cách tiếp cận của quyển sách này dựa trên những khuyến nghị thực thi các nguyên tắc QTCT của OECD năm 2004 và một số chồng chéo, khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật DN và pháp luật chứng khoán Tuy nhiên, các quy định này được tác giả trình bày và phân tích vào thời điểm của năm 2017

Cũng có một số các công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sỹ, luận văn cao học liên quan đến công ty đại chúng, CTNY như: Luận văn thạc sỹ “Pháp luật về quản lý công ty cổ phần ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Linh, bảo vệ năm 2018 tại Viện Đại học Mở Hà Nội; Luận văn thạc sỹ: “Pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Lê Khanh, bảo vệ năm 2017 tại Viện Đại học Mở Hà Nội; Luận văn tiến sỹ “Pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cổ phần ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Minh Tuấn, bảo vệ năm

2017 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Luận văn thạc sỹ: “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết – thực trạng và định hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Minh Đức, 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sỹ: “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Đỗ Thị Vân Nhung, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2012; Nguyễn Thị Thu Phương, Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong Công ty Niêm Yết ở Việt nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học; Luận án tiến sĩ: “Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Phan Đăng Hải, năm 2019 tại Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam; Luận

án tiến sĩ: “Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay”, Châu Quốc An, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2022…

Các bài viết trên các tạp chí khoa học: Tác giả Lê Minh Toàn với hai nghiên cứu tiêu biểu là: “Corporate Governance of Listed Companies in Vietnam” trên tạp chí

Trang 10

5

Bond Law (viết chung với 2 tác giả Walker và Gordon) và cuốn sách “QTCT đại chúng, niêm yết dành cho doanh nghiệp và nhà đầu tư” đã đề cập một cách tổng quan nhất về QTCT đại chúng, niêm yết ở Việt Nam trên cơ sở quy định pháp luật trước từ năm 2010 trở về trước Nghiên cứu mặc dù không còn tính mới tuy nhiên cũng chỉ ra được rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tuân thủ nguyên tắc QTCT đại chúng,

niêm yết ở Việt Nam Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Các yếu tố chi phối khung pháp lý về

quản trị công ty niêm yết, Tạp chí Pháp luật và phát triển, 2021 Phan Thị Thanh Thủy, Bàn về tính minh bạch trong quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu

Lập pháp Số 1(353)/2018 (tr 50-59) TS Nguyễn Trọng Bình, Một số vấn đề lý luận

về đánh giá quản trị công ty, Tạp chí tổ chức Nhà nước: https://tcnn.vn/news/detail/42786/Mot-so-van-de-ly-luan-ve-danh-gia-quan-tri- cong.html (truy cập 25/06/2022) Phan Đăng Hải, Phân tích các vấn đề bất cập trong các qui định pháp luật Việt Nam về Hội đồng quản trị của công ti niêm yết và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về Hội đồng quản trị công ti niêm yết, Tạp

chí Nghề luật, năm 2019 và bài viết Một số vấn đề pháp lý về ngăn ngừa xung đột lợi

ích trong quản trị công ty niêm yết, Tạp chí Kiểm sát số 8 năm 2018…

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận về quản trị CTNY, thực trạng pháp luật

về quản trị CTNY, thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị CTNY ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng đến việc đề xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Ngoài ra, luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy pháp luật về quản trị công ty niêm yết nói riêng và quản trị công ty cổ phần nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định bao gồm:

Trang 11

Đề xuất được một số kiến nghị, đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các pháp luật về quản trị công ty cổ phẩn niêm yết tại Việt Nam, bao gồm những vấn đề lý luận về quản trị công ty nói chung, quản trị công ty niêm yết nói riêng, thực trạng quy định pháp luật và tình hình thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam Từ đó, kiến nghị, đề xuất các giải pháp

để hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: luận văn nghiên cứu trong bối cảnh cải cách và hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty cổ phần nói chung và công ty niêm yết nói riêng, giai đoạn chủ yếu từ 2010 đến nay

Về nội dung và không gian: luận văn tập trung nghiên cứu các quan điểm và thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam bao gồm các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khoán Trên cơ sở phân tích, đánh giá

và so sánh với pháp luật về quản trị công ty niêm yết của một số quốc gia trên thế giời,

từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế thị trường

Trang 12

7

định hướng xã hội chủ nghĩa; các quan điểm về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế cũng như trong quá trình thực hiện pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài như phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp…

- Phương pháp phân tích, logic, tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận văn

- Phương pháp phân tích logic quy phạm pháp luật được sử dụng để phân tích, đánh giá các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam nhằm làm rõ tính phù hợp, tính thống nhất của pháp luật quản trị công ty niêm yết

- Phương pháp lịch sử, đối chiếu, thống kê được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng thi hành pháp luật quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam

- Phương pháp so sánh luật học được sử dụng nhằm đối chiếu các quy định pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật các nước cũng như thông lệ quốc

tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống và tương đối toàn diện về quản trị CTNY Luận văn góp phần hoàn thiện hơn về cơ sở lý luận của pháp luật về quản trị công ty niêm yết nói riêng và quản trị công ty cổ phần tại Việt Nam nói chung Luận văn đánh giá thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết trong thời gian qua; chỉ ra những ưu điểm và một số hạn chế, bất cấp của pháp luật trong lĩnh vực này để từ đó bước đầu đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật mang tính tham khảo

Trang 13

8

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu về pháp luật quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật quản trị công ty niêm yết Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay

Trang 14

9

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ

CÔNG TY NIÊM YẾT

1.1 Khái niệm, đặc điểm quản trị công ty niêm yết

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty niêm yết

Theo nghĩa rộng, công ty niêm yết - “listed company” được hiểu là: “Một công

ty có bất kỳ loại chứng khoán nào được đưa vào danh sách chính thức, cũng như được phép giao dịch trên Sàn giao dịch đầu tư được công nhận”1 Như vậy, theo cách hiểu này, thì CTNY có thể là CTCP hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Trên thực tế, niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại SGDCK (Khoản 17 Điều 6 LCK 2006), như vậy, trong trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty chỉ có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên TTCK có tổ chức, còn đối với CTCP, công ty có thể niêm yết tất cả các loại chứng khoán

Theo nghĩa hẹp, CTNY là công ty đại chúng có cổ phiếu và được niêm yết tại SGDCK hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán Đối với cách hiểu này thì CTNY là công ty đại chúng khi đáp ứng được các điều kiện bắt buộc là phải có cổ phiếu niêm yết2 thì chỉ tồn tại dưới hình thức pháp lý mang tên là CTCP Tại Việt Nam, quy định

này được đề cập, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 LCK năm 2019 – “Công ty

đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của LCK”

Ở Việt Nam, do không có định nghĩa trực tiếp nào về CTNY trong các văn bản pháp luật hiện hành nên duy trì quan niệm mâu thuẫn nhau trong cách hiểu về CTNY,

cả về loại hình công ty, cũng như các loại chứng khoán được giao dịch

Theo cách hiểu thông thường, khái niệm “listed company” - CTNY thường được gắn với loại hình CTCP do hoạt động niêm yết chứng khoán chủ yếu được thực hiện bởi CTCP, còn các chủ thể niêm yết chứng khoán sẽ được gọi là tổ chức niêm yết Ngoài ra, các quốc gia đều ghi nhận các điều kiện để công ty có thể tham gia niêm yết tại SGDCK Mặc dù có các tiêu chuẩn riêng khác nhau nhưng điều kiện niêm yết thường được gắn cho CTCP khi liên quan tới tình hình cổ phiếu đang lưu hành, vốn thị

1 https://www.lexisnexis.co.uk/legal/glossary/listed-company

2 Website of The Law Dictionary, https://thelawdictionary.org/listed-company/ , (3/8/2019)

Trang 15

Theo đó, CTNY là công ty được UBCKNN cho phép đưa chứng khoán vào danh mục chứng khoán có đủ tiêu chuẩn giao dịch tại TTCK tập trung (SGDCK) CTNY phải tuân thủ kỷ luật chặt chẽ của thị trường GDCK, đặc biệt là chế độ công bố thông tin khi đăng ký niêm yết, công bố thông tin khi đăng ký niêm yết, công bố thông tin định kỳ và bất thường cho mọi nhà đầu tư và cổ đông trong công ty Trong CTCP niêm yết chứng khoán, CĐ được cung cấp nhiều công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình hơn: CĐ dễ dàng thực hiện giao dịch bán CK nhằm chuyển quyền sở hữu cổ phần, tiếp cận thông tin nhiều hơn Ngoài ra, có cả thiết chế của UBCKNN hoạt động vì mục tiêu bảo vệ nhà đầu tư

Theo thông lệ quốc tế, khi xây dựng các văn bản pháp luật và các bộ quy chế về QTCT đối với CTNY, các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia chỉ tập trung hoàn thiện mô hình CTCP và nâng cao vai trò của HĐQT – cơ quan đặc trưng của CTCP Ở Việt Nam, văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến quy chế QTCT áp dụng với CTNY là Quyết định 12/2007/QĐ-BTC (nay đã hết hiệu lực), cũng định nghĩa CTNY được ghi nhận là CTCP được chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên SGDCK/Trung tâm giao dịch chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam (Điểm b Khoản 1 Điều 2 Quyết định 12/2007/QĐ-BTC) Xuất phát từ cách hiểu này, tất cả các quy chế QTCT, các điều lệ mẫu áp dụng cho các CTNY trong các văn bản pháp lý sau này ở Việt Nam đều đưa ra các yêu cầu về QTCT chỉ áp dụng đối với loại hình CTCP

Từ những lý do trên, trong phạm vi đề tài này, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất, hiểu CTNY theo nghĩa hẹp, khi nhìn nhận: CTNY là CTCP có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán

3 Website of New York Stock Exchange, www.nyse.com

Trang 16

11

CTNY có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, CTNY là CTCP thì các loại chứng khoán đều có thể được đưa vào

niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Đối với CTNY là công ty hữu hạn thì loại chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chỉ

có trái phiếu

Thứ hai, CTNY có cổ phiếu được chấp thuận niêm yết, giao dịch tại SGDCK

trên lãnh thổ Việt Nam

Để được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận niêm yết thì DN phải đáp ứng được điều kiện niêm yết về vốn, tình hình hoạt động kinh doanh và được thể hiện trong

hồ sơ đăng ký niêm yết

Thứ ba, CTNY chịu sự điều chỉnh của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật

chứng khoán CTNY trước hết là CTCP, một loại hình doanh nghiệp được quy định trong LDN Chính vì vậy, việc thành lập, tổ chức và hoạt động của CTNY trước hết phải đảm bảo các yêu cầu của pháp luật doanh nghiệp Tiếp đó, khi tiến hành việc niêm yết, giao dịch chứng khoán, CTCP phải đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật chứng khoán CTNY có các quyền cơ bản như: Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư: lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; tự chủ quyết định quan hệ nội bộ… Nghĩa vụ cơ bản của CTNY như: nghĩa vụ công bố thông tin, tuân thủ các nguyên tắc quản trị công ty theo quy định của LDN và Quy chế quản trị CTNY, Điều lệ mẫu áp dụng cho CTNY; thực hiện đăng ký, lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

Thứ tư, cơ cấu tổ chức nội bộ của CTNY phức tạp hơn so với CTCP

CTNY có cơ cấu tổ chức phức tạp hơn do sự xuất hiện số lượng lớn các cổ đông, đòi hỏi việc quản trị tất yếu phải chặt chẽ hơn so với CTCP Cơ chế quản lý của CTCP càng được tập trung cao hơn ở CTNY khi số lượng cổ đông đặc biệt nhiều, khi nhu cầu của cổ đông nói chung cũng như của cổ đông thiểu số cần phải được đảm bảo, vấn đề trung thành, trung thực, công khai thông tin của những người quản lý được quan tâm nhiều hơn Và đó chính là lý do khi CTCP phát triển trở thành CTNY thì công ty

đó bắt buộc phải áp dụng quy chế QTCT chặt chẽ hơn so với công ty thông thường

Trang 17

12

Thứ năm, CTNY chịu sự quản lý chủ yếu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Do CTNY là có CK được niêm yết và giao dịch trên SGDCK nên các DN phải chịu sự quản lý của cơ quan chuyên môn - đó là UBCKNN UBCKNN có hệ thống các

cơ quan giúp việc như Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm quản trị công ty niêm yết

Adam Smith (1729 - 1790) - người được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại

đã bình luận về hành vi công ty, qua đó đưa lại một viễn cảnh về quản trị công ty truyền thống như sau: “Giám đốc của các công ty là những người quản lí tiền của người khác chứ không phải là tiền của họ, không thể được kì vọng thực sự là sẽ trông coi khoản tiền đó với cùng sự cẩn trọng sát sao như là khi trông coi chính tiền của mình”4

Milton Friedman là người có đóng góp lớn cho học thuyết về quản trị công ty

đã kết luận: “Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của công ty - đó là sử dụng các nguồn lực của mình và tiến hành các hoạt động để tăng lợi nhuận chừng nào mà công

ty vẫn còn ở trong các quy tắc của trò chơi, đó là, hoạt động trong sự cạnh tranh cởi mở

và tự do mà không có lừa dối hoặc gian lận”5

Năm 1960, thuật ngữ “quản trị công ty” xuất hiện trong một bài viết đánh giá

về cuốn sách “The Meaning of Modern Business” (1960) của R Eells trên tạp chí Harvard Law Review tại Hoa Kỳ

Thuật ngữ QTCT lần đầu tiên được đề cập đến vào năm 1983 trên Tạp chí Luật

và Kinh tế Sau đó, với hàng loạt các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong giai đoạn 1997 đến nay như khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng toàn cầu năm 2001 và gần đây nhất là 2008, vấn đề quản trị công ty (QTCT), đặc biệt là QTCT niêm yết đang trở thành vấn đề cấp thiết của các quốc gia trên thế giới bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia

4 Smith, Adam (1776; 1976), The Wealth of Nations, rev ed., George J Stigler (ed.) University of Chicago Press, Chicago

5 Friedman, Milton (1962) Capitalism and Freedom, University of Chicago Press; và Friedman Milton, “The Social Responsibility of Business is to Increase its Profits”, The New York Times Magazine, 13 September 1970

Trang 18

13

Hiện nay quản trị là khái niệm phổ biến được sử dụng thay thế cho khái niệm quản lý trong nhiều văn cảnh Trong tiếng Anh, quản trị (governance) bao gồm các quá trình quản trị dù được thực hiện bởi Nhà nước, bởi thị trường hay một mạng lưới đối với hệ thống xã hội (gia đình, bộ tộc, các tổ chức chính thức hay phi chính thức, đối với một vùng hoặc toàn bộ các vùng) và thông qua pháp luật, các quy tắc, quyền lực của một xã hội có tổ chức Quản trị cũng được coi là hệ thống các chính sách và giám sát việc thực hiện chúng bằng các thiết chế quản trị Nó bao gồm các cơ chế cần thiết

để cân bằng quyền lực giữa các thành viên và nhiệm vụ đầu tiên của những thành viên này là nâng cao sự thịnh vượng và sức sống của tổ chức Vào năm 1999, OECD lần đầu tiên đưa ra Bộ nguyên tắc về QTCT (sau đó Bộ nguyên tắc này đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004 và 2015) Theo đó, “TCT là những biện pháp nội bộ để điều hành và kiểm soát công ty liên quan tới mối quan hệ giữa Ban giám đốc, HĐQT và các

cổ đông của một công ty với các bên có quyền lợi liên quan QTCT cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả hoạt động của công ty QTCT chi được coi

là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và HĐQT theo đuổi các mục tiêu: vì lợi ích của công ty và của các cổ đông cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của các cổ đông cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công ty một cách hiệu quả từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”6

Một cách tiếp cận khác, World Bank (Ngân hàng thế giới) lại cho rằng, “QTCT

là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý công ty” 7

Quản trị công ty ở nghĩa rộng còn hướng đến đảm bảo quyền lợi của những người liên quan (stakeholders) không chỉ là cổ đông mà còn bao gồm cả các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môi trường và các cơ quan nhà nước Quản trị công ty được đặt trên cơ cở của sự tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp Công ty là của chủ

sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của Hội đồng quản trị/thành viên góp vốn, sự điều hành của Ban giám đốc và sự

6 G20/OECD (2015)

7 IFC, Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2011

Trang 19

14

đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng có chung

ý chí và quyền lợi Rõ ràng, cần phải có một cơ chế để điều hành và kiểm soát để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Quản trị công ty tập trung xử lý các vấn đề thường phát sinh trong mối quan hệ

ủy quyền (principle-agent) trong công ty, ngăn ngừa, hạn chế những người quản lý lạm dụng quyền và nhiệm vụ được giao sử dụng tài sản, cơ hội kinh doanh của công ty phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân hoặc của người khác hoặc làm thất thoát nguồn lực do công ty kiểm soát Các quy định của Quản trị công ty chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty Quản trị công ty tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của Ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan Nói tóm lại, QTCT hiện đại không đơn thuần chỉ điều chỉnh các mối quan hệ trong nội bộ công ty mà còn giải quyết các mối quan hệ phát sinh giữa những đối tượng có liên quan lợi ích đến công ty

Dựa trên cách hiểu trên về QTCT, học viên mạnh dạn đưa ra khái niệm về quản

trị CTNY là: “là hệ thống các quy định, các cơ chế bao gồm: luật pháp, quy chế niêm

yết, thông lệ tự nguyện nhằm định hướng, vận hành và kiểm soát CTNY; phản ánh mối quan hệ giữa cổ đông, HĐQT, BGĐ điều hành và các bên liên quan đến công ty thông qua việc xác định cơ cấu tổ chức quản lý của CTNY cũng như quy trình xây dựng mục tiêu, xác định phương tiện để đạt được mục tiêu và giám sát hiệu quả thực hiện các mục tiêu của công ty vì quyền lợi của cổ đông và các bên liên quan của công ty”

Từ định nghĩa trên, có thể thấy một số đặc điểm của quản trị CTNY như sau:

Thứ nhất, quản trị CTNY là một hệ thống các quy định, các cơ chế phản ánh các

mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và các quy trình Những mối quan hệ phổ

biến ở đây có thể là giữa chủ sở hữu - cổ đông với những người đại diện của họ - thành viên HĐQT, BGĐ; mối quan hệ giữa cơ quan quản trị và cơ quan điều hành, mối quan

hệ giữa các cơ quan quản lý với cơ quan kiểm soát… Các cơ cấu và các quy trình xác định những mối quan hệ này thường xoay quanh các cơ chế quản lý năng lực hoạt động

Trang 20

15

và các cơ chế báo cáo khác nhau Tất cả những vấn đề trên được đề cập đến trong các quy định của pháp luật, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán liên quan, Điều lệ, Quy chế nội bộ của công ty cũng như các thông lệ tự nguyện được các bên xây dựng

Thứ hai, những mối quan hệ trong quản trị CTNY liên quan tới các bên có các

lợi ích khác nhau, đôi khi là những lợi ích xung đột Điển hình nhất là những xung đột

lợi ích giữa các chủ sở hữu và các thành viên HĐQT, BGĐ, thường được gọi là vấn đề Chủ sở hữu - Người đại diện (Principal – Agent Problem) Ngoài ra, đối với CTNY, khi cổ phần công ty không phân tán mà tập trung vào tay một số cổ đông lớn, kèm theo

đó là sự kém hiệu quả của các cơ chế kiểm soát thì xung đột lớn nhất sẽ là xung đột giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số Các CTNY cần phải xem xét và đảm bảo tránh

sự xung đột lợi ích giữa các nhóm chủ thể này

Thứ ba, quản trị CTNY liên quan tới việc định hướng và kiếm soát công ty trên

cơ sở phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp – và qua đó cân bằng lợi

ích Do những người chủ sở hữu không trực tiếp quản lý công ty mà thông qua người

đại diện nên trên thực tế chủ sở hữu chỉ giữ lại một số quyền quan trọng nhất, sau đó phân quyền cho các cơ quan quản lý công ty Chỉ trên cơ sở phân chia quyền hạn, trách nhiệm cho từng cơ quan cụ thể trong hệ thống QTCT thì CTNY mới có thể đạt được việc định hướng và kiểm soát công ty theo đúng mục tiêu đã đề ra Hệ thống quản trị CTNY được thiết lập ra không nhằm mục tiêu duy nhất là duy trì lợi ích của tất cả các

cổ đông mà còn phải hài hòa lợi ích với những chủ thể khác Chẳng hạn như làm thế nào để các cổ đông nhỏ lẻ bên ngoài có thể ngăn chặn việc một cổ đông kiểm soát nào

đó tư lợi thông qua các giao dịch với các bên liên quan, giao dịch ngầm hay các thủ đoạn tương tự Mặt khác, quản trị CTNY còn tập trung vào những mối quan hệ giữa công ty với các bên có quyền lợi liên quan là những cá nhân hay tổ chức có các quyền lợi trong công ty8

1.1.3 Mục tiêu của quản trị công ty niêm yết

Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế lành mạnh Quản trị công ty là một loạt các mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty,

8IFC – Tổ chức tài chính quốc tế (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Tr.7,8.

Trang 21

16

hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan tạo nên định hướng và

sự kiểm soát công ty Mối quan hệ này được xác định một phần bởi luật pháp, lịch sử, văn hóa của quốc gia nơi công ty đặt trụ sở Quản trị công ty tốt thúc đẩy hoạt động của công ty, tăng cường khả năng tiếp cận của công ty với các nguồn vốn bên ngoài ở mức chi phí thấp hơn Với việc tăng cường giá trị của công ty và quản lý rủi ro tốt hơn, quản trị công ty tốt góp phần vào việc tăng cường đầu tư và phát triển bền vững9

Về cơ bản, quản trị CTNY được coi là thành công khi đạt được các mục tiêu sau đây:

Thứ nhất, giúp công ty phát triển dài hạn và bảo vệ lợi ích của cổ đông, nhà đầu

tư Đây là mục tiêu cốt lõi, trung tâm của quản trị doanh nghiệp Mọi quyết định quản

trị doanh nghiệp đều cần cân nhắc, xem xét trên cơ sở quyết định đó có giúp công ty phát triển không, quyết định đó có giúp tăng sự giàu có, lợi ích của các cổ đông không? Thông thường lợi ích dài hạn của công ty và lợi ích của các cổ đông thường tương ứng, song hành với nhau Công ty càng phát triển thì lợi ích cổ đông càng rõ rệt Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp để hướng tới lợi ích chung của công ty cần hy sinh, giảm

bớt lợi ích của các cổ đông

Khi bỏ vốn vào công ty, nhà đầu tư quan tâm đến việc mình sẽ thu được gì và có

gì đảm bảo cho khoản đầu tư đó Nếu như khi đem tiền cho vay với hợp đồng vay nợ, người ta biết chắc chắn mình sẽ được trả nợ hay sẽ có quyền đòi nợ nhưng khi đầu tư mua cổ phiếu, nhà đầu tư đại chúng chỉ có các cổ phiếu với cổ tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty, không có quy định cụ thể về mức và thời gian chia cổ tức cho cổ đông Trong CTNY luôn có sự tách biệt giữa quyền sở hữu - quyền điều hành

và nhà đầu tư hiểu rằng, sẽ có ai đó đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến giá trị của khoản đầu tư của họ Nhà đầu tư chỉ còn biết hy vọng rằng, những người ra quyết định

- người quản lý công ty sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trong đó có nghĩa vụ phải thận trọng, nghĩa vụ trung thành

Ở đây nổi lên vai trò của QTCT như một công cụ, như một đảm bảo để nhà đầu

tư có thể kiểm soát, có thể tin tưởng rằng, những người quản lý công ty sẽ không đưa

ra những quyết định có lợi cho chính mình và bất lợi cho nhà đầu tư QTCT được hiểu

9 WB, Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc (ROSC), 2006

Trang 22

17

như một quy trình, một tiêu chuẩn chung về hành vi, thay thế cho các nghĩa vụ cụ thể của hợp đồng vay nợ Nếu QTCT không đem lại nhiều bảo đảm cho nhà đầu tư, họ sẽ trả giá thấp cho cổ phần của công ty đó

Thứ hai, điều hoà lợi ích của các bên liên quan Sự thành công của khung quản

trị hiệu quả gắn liền với khả năng điều hoà lợi ích giữa HĐT, GĐ, người quản lý khác, nhân viên với lợi ích của cổ đông Công ty là của chủ sở hữu (nhà đầu tư, cổ đông…), nhưng để công ty tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của ban giám đốc và sự đóng góp của người lao động, mà những người này không phải lúc nào cũng có chung ý chí và quyền lợi Rõ ràng, cần phải có một cơ chế để điều hành và kiểm soát để nhà đầu tư, cổ đông có thể kiểm soát việc điều hành công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Nếu so sánh công ty như một chiếc bánh thì QTCT chính là cách thức để chiếc bánh đó không bị mất mát và trở nên to hơn, chất lượng hơn Tiêu chuẩn

để đánh giá hệ thống QTCT chính là việc tạo ra chiếc bánh to nhất có thể, để sau đó phân bổ cho những người đầu tư nguyên liệu và những người trực tiếp làm bánh

QTCT đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các nhóm lợi ích trong một công ty bao gồm cổ đông, HĐQT, ban giám đốc và các bên có lợi ích liên quan như người lao động, nhà cung cấp (đặc biệt là nhà cung cấp tài chính) Mục đích chính của QTCT cần được xác định là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và đảm bảo hài hoà giữa các nhóm lợi ích trong công ty Các quy định của QTCT chủ yếu liên quan đến HĐQT, các thành viên HĐQT và ban giám đốc, chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty QTCT tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, cổ đông và những người có lợi ích liên quan

1.2 Lý luận pháp luật về quản trị công ty niêm yết

1.2.1 Khái niệm pháp luật quản trị công ty niêm yết

Pháp luật về CTNY là một bộ phận của chế định luật công ty CTNY không những được quy định bởi pháp luật doanh nghiệp mà còn được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật chứng khoán Các quy phạm pháp luật đó tạo thành một hệ thống quy phạm pháp luật về quản trị CTNY Điều này xuất phát từ bản chất của CTNY là CTCP – một loại hình doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Vì vậy,

Trang 23

18

các quy định của luật doanh nghiệp sẽ điều chỉnh đến hoạt động của CTCP nói chung, trong đó có các quy định về quản trị CTCP Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sẽ đóng vai trò là luật riêng để điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến CTNY hay CTCP

đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, pháp luật quản trị CTNY là hệ thống các quy phạm

pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tổ chức quản lý nội bộ của CTNY

Ngược lại, nếu hiểu quản trị CTNY theo nghĩa rộng thì chế độ pháp lý về quản trị CTNY không chỉ đơn thuần được ghi nhận trong Luật Công ty (hoặc LDN), LCK

mà còn được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hợp đồng, Luật Phá

sản, Luật Kế toán - Kiểm toán, Pháp luật quản trị CTNY là hệ thống các quy phạm

pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ mối quan hệ giữa cổ đông, HĐQT, BGĐ điều hành và các bên liên quan trong quá trình định hướng, vận hành và kiếm soát công ty nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì những mối quan hệ cơ bản quản trị CTNY luôn được điều chỉnh bởi Luật Công ty (hoặc LDN) và LCK, đó là những mối quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý nội bộ của CTNY, bao gồm:

i) Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của công ty;

ii) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền đó iii) Quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý, điều hành công ty;

iv) Quy trình và thể thức ra quyết định QTCT;

v) Ngăn ngừa xung đột lợi ích

1.2.2 Vị trí, vai trò của pháp luật quản trị công ty niêm yết

Theo quan niệm truyền thống được thừa nhận ở nước ta, ngành Luật Kinh tế là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, cạnh tranh, giải thể, phá sản của DN Như vậy có thể coi pháp luật về CTNY là một chế định pháp luật trong ngành Luật Kinh tế Chế định pháp luật CTNY này bao gồm những quy phạm pháp luật về CTNY nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như LDN, LCK, Luật Đầu tư…, các nghị định và thông

tư được hướng dẫn thi hành kèm theo Việc phân định pháp luật về CTNY như một chế định trong ngành Luật Kinh tế xuất phát từ những lý do như sau:

Trang 24

19

- Xuất phát từ bản chất pháp lý của CTNY: CTNY là CTCP, mang đầy đủ thuộc tính pháp lý của CTNY CTNY được thành lập, hoạt động, giải thể, phá sản tuân theo các quy định của LDN, LCK, Luật kế toán, Luật Phá sản Do đó pháp luật về CTNY là một bộ phận không thể tách rời của pháp luật Kinh tế

- Xuất phát từ vai trò của CTNY đối với TTCK: TTCK là một thể chế tài chính bậc cao, một bộ phận cấu thành quan trọng của thị trường tài chính, là nơi trao đổi, mua bán các loại CK dài hạn và là kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế CTNY là hạt nhân của TTCK, là nhà cung cấp hàng hóa chủ yếu cho TTCK sơ cấp và TTCK thứ cấp Theo quy định của pháp luật Việt Nam, CTNY chịu

sự điều chỉnh của LDN và LCK

- Xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ, có nhiều điểm giao thoa giữa LCK và các luật khác trong lĩnh vực pháp luật về kinh tế như: Luật Thuế, Luật Tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư, LDN,

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể bao gồm các quy phạm pháp luật có mỗi liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật, các lĩnh vực pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định Có nhiều tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện và là tiêu chuẩn để “định lượng” một hệ thống pháp luật, thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Ở cấp độ chung, tính toàn diện đòi hỏi hệ thống thống pháp luật phải có đủ các ngành luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định để điều chỉnh mọi quan hệ phát sinh trong cuộc sống Do vậy, nếu thiếu đi các quy phạm pháp luật về CTNY, hệ thống pháp luật kinh tế nói chung không thể được coi là hoàn thiện

LCK năm 2019 ra đời được xây dựng trong điều kiện pháp luật quy định về lĩnh vực còn thiếu, các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động CK chưa nhiều (Thị trường

tự do hoạt động tự phát, đầy rủi ro, số lượng nhà đầu tư tham gia TTCK còn ít, chỉ mang tính chất đầu cơ, đầu tư theo phong trao) Từ thực trạng nêu trên pháp luật về CTNY thể hiện các vai trò chính như sau:

- Pháp luật về CTNY tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động huy động vốn thông qua việc chào bán chứng khoán, tăng cường hoạt động quản trị công ty, công bố

Trang 25

20

thông tin, bảo đảm tính minh bạch, công bằng cho TTCK Bước đầu tạo điều kiện cho những người tham gia thị trường và CTCP tiếp cận được những kiến thức mới về TTCK theo một trật tự luật định và cơ bản phù hợp với thông lệ của quốc tế

- Pháp luật về CTNY góp phần tạo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện vai trò quản lý thị trường Đảm bảo xây dựng một thị trường hoạt động công bằng, công khai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT

- Pháp luật về CTNY góp phần hoàn thiện hệ thống pháp LCK nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nó tác động đến những hệ thống pháp luật khác có liên quan và đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện các

hệ thống pháp luật này

- Pháp luật về CTNY tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các CTCP, tạo điều kiện để các tổ chức sản xuất kinh doanh muốn tham gia huy động vốn trên TTCK phải nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tự khẳng định mình

- Pháp luật về CTNY là cơ sở pháp lý để công chúng và các cá nhân, tổ chức nước ngoài tin tưởng tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận với TTCK các nước

1.2.3 Các nội dung cơ bản của pháp luật quản trị công ty niêm yết

Xuất phát từ cách tiếp cận pháp luật về CTNY, các nội dung cơ bản của pháp luật về CTNY bao gồm:

- Các quy định pháp luật về bảo về quyền lợi của nhà đầu tư

Nhà đầu tư (cổ đông) là đối tượng sở hữu ít nhất của một CTCP Từ cách hiểu này, có thể hiểu, việc hình thành, thay đổi, chấm dứt tư cách CĐ phụ thuộc vào việc các nhân, tổ chức đó có sở hữu hay không sở hữu cổ phần, số cổ phần họ sở hữu tăng lên hoặc giảm đi trong công ty Vì cổ đông là chủ sở hữu của CTNY, những mục tiêu

mà CTNY hướng tới khi hoạt động đa phần chính là những đối lợi ích của CĐ Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng CĐ lại là đối tượng dễ bị xâm phạm lợi ích nhất khi

sự tách bạch về quyền quản lý và quyền sở hữu trong CTNY là một yêu cầu bắt buộc Ngoài ra, vì số lượng CĐ là không hạn chế nên và phần lớn các CĐ này không quen biết nhau, từ đó dẫn đến nhu cầu hình thành các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi

Trang 26

tổ chức hay cá nhân Bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán cũng có những đặc trưng riêng, không phải là bảo vệ sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho NĐT Đầu tư chứng khoán là hoạt động trải qua nhiều gian đoạn, từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin để chuẩn

bị đầu tư cho đến khi bỏ vốn ra để thu về một số quyền lợi mong muốn đều phải được bảo vệ Nhiệm vụ của pháp luật là đặt ra, ghi nhận các quyền lợi chính đáng của NĐT

và phải có các biện pháp để bảo vệ các quyền lợi này được thực hiện một cách đầy đủ Như vậy bảo vệ quyền lợi NĐT chứng khoán là bảo vệ những quyền lợi hợp pháp mà NĐT đáng lẽ được hưởng từ việc đầu tư vào chứng khoán: Đó là các quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác (trước, trong và sau khi mua, bán CK); quyền tham gia thị trường; quyền thực hiện các giao dịch chứng khoán; quyền sở hữu tài sản đầu tư; quyền và lợi ích phát sinh từ quyền sở hữu đối với tài sản của nhà đầu tư; quyền được đảm bảo tài sản trong tài khoản ký quỹ; Là việc dùng các công cụ (pháp lý và các công cụ khác) chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho quyền lợi nhà đầu tư được nguyên vẹn

Nói chung, bảo vệ quyền lợi của NĐT chứng khoán là bảo vệ toàn bộ quy trình đầu tư từ giai đoạn tìm kiếm thông tin để tiến hành đầu tư cho đến khi rút tiền ra khỏi tài khoản ký quỹ giao dịch chứng khoán Các phương thức bảo vệ quyền lợi NĐT trên TTCK bao gồm bảo vệ quyền lợi NĐT bằng công cụ pháp luật (công cụ hành chính, giải quyết tranh chấp dân sự và hình sự), bảo vệ quyền lợi NĐT bằng công cụ tài chính (các sản phẩm bảo hiểm trong lĩnh vực chứng khoán, tổ chức bảo về nhà đầu tư, các sản phẩm chứng khoán phái sinh) và bảo vệ quyền lợi NĐT bằng các công cụ khác…

Quyền của nhà đầu tư (CĐ) trong CTNY được hiểu là những quyền lợi khi sở hữu cổ phiếu của CTNY Khi đó, nhà đầu tư đã trao quyền sử dụng vốn của mình cho

10 Phan Đăng Hải, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật, Nxb, Viện Hàn Lâm KHXH VN

Trang 27

22

doanh nghiệp để đổi lại một số quyền lợi nhất định Có những quyền lợi mang tính chất đương nhiên, nhưng cũng có những quyền lợi chưa được thống nhất đối với mọi TTCK Nhìn chung, nhà đầu tư có các “quyền” và “lợi” ích cơ bản như sau:

“Quyền” của NĐT bao gồm các quyền được đăng ký quyền sở hữu; quyền được chuyển nhượng cổ phần, quyền được tiếp cận thông tin của CTNY; quyền được tham gia ĐHĐCĐ và quyền biểu quyết những quyết định quan trọng của DN; quyền được mua cổ phiếu phát hành thêm với giá ưu đãi; quyền khiếu nại khi có sai phạm xảy ra làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư “Lợi ích” của NĐT bao gồm: Được hưởng cổ tức của CTNY; được hưởng chênh lệch giá cổ phiếu (trong trường hợp giá bán bán cao hơn giá mua); được hưởng lợi ích từ việc mua cổ phiếu phát hành thêm với giá thấp hơn thị trường.11

- Các quy định pháp luật về mô hình quản trị công ty niêm yết

Nói tới mô hình QTCTNY tức là nói tới hệ thống các cơ quan quản lý, kiểm soát bên trong công ty, hợp thành bộ máy QTCT được sắp xếp theo một trật tự xác định với những chức năng, nhiện vụ, quyền hạn cụ thể cho từng cơ quan Bộ mấy QTCT này không đồng nhất với cơ cấu tổ chức bộ máy của toàn công ty Bộ máy QTCT chỉ bao gồm các chức danh quản lý cấp cao, tách bạch với các phòng ban chức năng giúp việc và các bộ phận khác cấu thành công ty Quy định pháp luật về mô hình QTCTNY tập trung vào việc xác định từng cơ quan nằm trong cơ cấu tổ chức quản lý của CTNY Theo đó, các quy định pháp luật làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan cũng như mối quan hệ giữa cách cơ quan này với đặt trong chỉnh thể chung thống nhất là mô hình QTCT Có thể nói, đây là nội dung quan trọng nhất trong pháp luật QTCTNY với vai trò là nền tảng của hệ thống QTCT khi tập trung vấn đề cơ bản của QTCT

Cơ quan đầu tiên phải quan tâm trong mô hình QTCTNY đó là ĐHĐCĐ ĐHĐCĐ là cơ quan quản lý cấp cao nhất của công ty Thông qua ĐHĐCĐ, các CĐ thể hiện ý chí của họ đối với các vấn đề quan trọng của công ty như phê duyệt báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm, bầu và bãi nhiệm nhân sự cấp cao, phân phối lợi nhuận của công ty, tổ chức lại công ty… ĐHĐCĐ cũng giúp cho cổ đông có cơ hội,

11 Điều 274 NĐ 155/2020/NĐ-CP

Trang 28

23

ít nhất mỗi năm một lần, gặp gỡ trực tiếp các thành viên HĐQT, BKS, BGĐ để đặt câu hỏi, từ đó ra các quyết định đến tương lai của công ty Với tư cách là một diễn đàn của những người chủ sở hữu công ty, các vấn đề liên quan đến cách thức hoạt động của ĐHĐCĐ cũng cần phải được pháp luật quan tâm Các nội dung pháp luật xoay quanh rất nhiều vấn đề, từ việc chuẩn bị cuộc họp ĐHĐCĐ phải tuân theo các yêu cầu về trình tự, thủ tục chi tiết như thế nào, đến việc tổ chức cuộc họp, thông qua Nghị quyết

và hiệu lực của Nghị quyết ĐHĐCĐ

Tiếp theo, trung tâm của mô hình QTCT đó chính là HĐQT Tổ chức này có nhiệm vụ đề ra chiến lược cho công ty, bảo vệ quyền lợi của các CĐ và các bên liên quan, giám sát bộ máy điều hành và các hoạt động và các hoạt động tài chính của công

ty Một HĐQT độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong QTCT, cũng dễ hiểu khi các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này dành được sự quan tâm rất lớn của những nhà lập pháp Quy định pháp luật về HĐQT đưa ra những yêu cầu về một HĐQT độc lập, chuyên nghiệp, hoạt động vì lợi ích cao nhất của công

ty và các bên liên quan Các quy định pháp luật chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ bản như: i) Thẩm quyền và trách nhiệm của HĐQT, ii) Cơ cấu HĐQ, iii) Điều kiện, tiêu chuẩn thành viên HĐQT, iv) Hoạt động của HĐQT Dù cho cơ cấu và hoạt động của HĐQT ở trong từng quốc gia và giữa các quốc gia rất khác nhau, một số theo mô hình một cấp, một số khác lại theo mô hình hai cấp, tuy nhiên, pháp luật khi đề cập đến nội dung này luôn nhấn mạnh việc đảm bảo định hướng chiến lược của công ty, giám sát có hiệu quả công tác quản lý của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty

và CĐ

- Các quy định pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi ích

Xung đột lợi ích có thể được định nghĩa như là một tình huống trong đó một cá nhân hay một tổ chức ở vào một vị thế có thể lợi dụng khả năng nghề nghiệp hay chức

vụ theo cách nào đó để trục lợi cho cá nhân hay tổ chức ấy Một xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân hay tổ chức có liên quan tới nhiều lợi ích, mà một trong những lợi ích

ấy có thể phá hoại hoạt động cơ thực hiện một lợi ích khác Trong QTCT nói chung và QTCTNY nói riêng, các dạng xung đột lợi ích khác Trong QTCT nói chung và QTCTNY nói riêng, các dạng xung đột lợi ích phổ biến có thể xảy ra là: i) Xung đột lợi

Trang 29

24

ích giữa những người quản lý công ty với cổ đông với nhau, iv) Xung đột lợi ích giữa công ty với người lao động, môi trường và xã hội Quy định pháp luật về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong CTNY tập trung vào hai vấn đề chính: Quy định chi tiết trách nhiệm của những người quản lý công ty và kiểm soát các giao dịch bất thường của công ty

- Các quy định pháp luật về chế độ báo cáo và công bố thông tin

Việc báo cáo và công bố thông tin được định nghĩa như là một cách thức để đảm bảo rằng tất cả các bên quan tâm đều có thể tiếp cận thông tin thông qua một quy trình minh bạch để đảm bảo cho việc tìm kiếm và thu thập thông tin được dễ dàng, bất kể mục đích tiếp cận thông tin là gì Có thể khẳng định, việc báo cáo và công bố thông tin chính xác và kịp thời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các CĐ, các NĐT tiềm năng, các cơ quan pháp luật và các bên có quyền lợi liên quan khác Việc tiếp cận các thông tin quan trọng giúp các CĐ bảo vệ quyền lợi của mình và giúp các đối tượng tham gia thị trường cải thiện khả năng đưa ra những quyết định kinh tế hợp lý hơn Việc báo cáo và công bố thông tin cho phép đánh giá và giám sát các hoạt động của BGĐ điều hành, đồng thời buộc BGĐ phải có trách nhiệm giải trình trước công ty và các CĐ Việc báo cáo và công bố thông tin sẽ đem lại lợi ích cho công ty vì điều đó cho phép công ty thể hiện trách nhiệm giải trình của mình trước công ty và các CĐ Việc báo cáo và công bố thông tin sẽ đem lại lợi ích cho công ty vì điều đó cho phép công ty thể hiện trách nhiệm giải trình của mình trước các CĐ, hành động một cách minh bạch đối với các thị trường và duy trì niềm tin của công chúng Các chính sách báo cáo và công bố thông tin sẽ giúp các chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động đánh giá vị trí của mình, thích ứng với những thay đổi và định hình các mối quan hệ của họ với công ty Quy định pháp luật về chế độ báo cáo và công bố thông tin đối với CTNY ghi nhận các nội dung như: các trường hợp phải báo cáo và công bố thông tin, chủ thể có trách nhiệm cũng như chủ thể nhận báo cáo và tiếp nhận thông tin, hình thức báo cáo và công bố thông tin.12

- Các quy định pháp luật về giám sát và xử lý vi phạm

12 Điều 297 NĐ 155/2020/NĐ-CP

Trang 30

25

Xuất phát từ tính chất và yêu cầu của hoạt động QTCTNY, các CTNY khi thực hiện hoạt động QTCT cần phải có sự giám sát từ các cơ quan có thẩm quyền Hoạt động giám sát hiểu theo nghĩa rộng không chỉ đơn thuần là kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật QTCT của các CTNY mà bao gồm nhiều nhóm công việc, có thể là: i) Hướng dẫn các CTNY về các quy định pháp luật liên quan đến QTCT; ii) Đánh giá toàn diện cần thiết nhằm giải quyết các thiếu sót quan trọng trong chính sách và thực tiễn QTCT của mình, cũng như khuyến nghị các công cụ phù hợp; iv: Phối hợp với các

cơ quan có thẩm quyền cần phải có hoạt động xử lý vi phạm phù hợp với thực tế để đảm bảo tính răn đe, giáo dục Các quy định pháp luật về giám sát và xử lý vi phạm liên quan tới QTCTNY đề cập đến trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc giám sát và xử lý vi phạm cũng như hình thức giám sát và xử lý vi phạm cũng như hình thức giám sát, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật quản trị công ty niêm yết

QTCT là vấn đề quan trọng với sự thành bại của DN nên việc xác định các nhân

tố ảnh hưởng đến QTCT là vấn đề hết sức cần thiết, vì từ việc xác nhận các nhân tố này, DN sẽ tìm cho mình các phương hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp phù hợp

Ở nước ta, các nhân tố ảnh hưởng đến QTCT có thể được khái quát như sau:

Một là, về pháp luật

Pháp luật về kinh tế nói chung hay pháp luật về DN nói riêng là việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thành lập, hoạt động… và cả vấn đề QTCT trong nội bộ DN Cho nên muốn đạt hiệu quả cao trong công tác QTCT ngoài các vấn đề mang tính chủ quan bên trong của DN thì hệ thống pháp luật về DN cần phải được hoàn thiện

Thực tế cho thấy, việc áp dụng và thực thi pháp luật cũng có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công hay thất bại của QTCT, đó là năng lực hoạt động của các

cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các nhà đầu tư mà thể hiện rõ nhất có thể kể đến là vai trò của Tòa án, các cơ quan thi hành án vì trên thực tế đã xảy ra những vụ việc kiện tụng kéo dài làm tốn kém chi phí

mà sự không tuân thủ các phán quyết của Tòa, sự thiếu trách nhiệm của cơ quan thi hành án hay sự chây ỳ của người thi hành án cũng là một phần của vấn đề

Hai là, các yếu tố liên quan đến văn hóa, truyền thống kinh doanh

Trang 31

26

Mỗi quốc gia có nền văn hóa và truyền thống về kinh doanh khác nhau sẽ dẫn đến vấn đề QTCT khác nhau Mặc dù yếu tố văn hóa hay truyền thống kinh doanh không được xem là vấn đề mang tính chất quyết định, nhưng không thể bỏ qua các tác động của yếu tố này đến QTCT

Ba là, yếu tố liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam chính thức tiến hành công cuộc “đổi mới” kinh tế và trên mọi lĩnh vực sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) trong đó chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, hội nhập kinh tế sâu, rộng để phát triển kinh tế, nâng cao vị thế quốc gia là một trong những mục tiêu quan trọng Để đạt được các mục tiêu đó, Việt Nam thực sự đã gặp phải rất nhiều thách thức và rào cản đòi hỏi phải vượt qua mà nhiệm vụ quan trọng bậc nhất chính là xây dựng hệ thống pháp luật, nền tảng pháp luật phù hợp với các thông lệ quốc tế khi gia nhập vào sân chơi chung (AFTA, ASEAN, WTO…) nhưng vẫn đảm bảo đúng định hướng nền kinh tế thị trường XHCN đã đề ra

Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế phải mở cửa tất cả các thị trường cam kết, đồng thời xây dựng hành lang pháp lý theo chuẩn mực quốc tế, hay tham gia các Công ước quốc tế về kinh doanh, mua bán, các quy chế về xuất nhập khẩu… nhằm thu hút đầu tư và cả khung pháp lý về QTCT cho DN phù hợp với các nguyên tắc QTCT trên thế giới Điều đó cho thấy hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến QTCT

Trang 32

27

Kết luận chương 1

Trong bối cảnh hiện đại, quản trị CTNY cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, QTCT nói chung và quản trị CTNY không liên quan đến hoạt động điều hành hàng ngày của công ty mà chủ yếu xác định trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể là cổ đông, ĐHĐCĐ, HĐQT, BGĐ điều hành và những người có liên quan khác của công ty, đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra những quyết định về các vấn đề phát sinh của công ty Các thiết chế điều chỉnh các quan hệ này được cụ thể hóa trong Luật Công ty (hay LDN), LCK, Luật Thương mại, Luật Phá sản và các Luật khác có liên quan

Cũng trong chương này, học viên cũng đã trình bày được khái niệm pháp luật về quản trị CTNY, cũng như xác định được sự cần thiết, vị trí và vai trò của pháp luật về quản trị CTNY trong hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam Pháp luật quản trị CTNY hiểu theo nghĩa rộng là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh từ mối quan hệ giữa cổ đông, HĐQT, BGĐ điều hành và các bên liên quan trong quá trình định hướng và kiếm soát công ty nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Các quy phạm pháp luật này tập trung chủ yếu trong Luật Công ty (LDN), LCK, Luật Kế toán – Kiểm toán, Luật Hợp đồng, và các văn bản hướng dẫn thi hành Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính phức tạp của quản trị CTNY trong thực tế cuộc sống, có thể thấy pháp luật quản trị CTNY có xu hướng khắt khe, chặt chẽ hơn so với quản trị CTCP thông thường, bao gồm những nội dung chủ yếu như: bảo vệ quyền

cổ đông, mô hình QTCT, ngăn ngừa xung đột lợi ích, chế độ báo cáo và công bố thông tin, giám sát và xử lý vi phạm

Những nội dung của pháp luật về CTNY được đề cập ở chương này là những vấn đề có tính nguyên tắc, tạo cơ sở lí luận để học viên trình bày thực trạng pháp luật

và thực tiễn thực thi pháp luật trong lĩnh vực này ở chương sau

Trang 33

28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển và khung pháp luật về quản trị công ty niêm yết tại Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của pháp luật về CTNY nói chung được gắn với sự hình thành và phát triển của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam Giai đoạn từ năm 1998 đến 2006 là giai đoạn đầu của quá trình hình thành

và phát triển thị trường chứng khoán nói chung

Giai đoạn từ 2006 đến nay: khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao hoạt động QTCT nói chung và quản trị CTNY nói riêng, về cơ bản đã được đề cập trong Luật DN

2005, Luật Chứng khoán 2006, Điều lệ Mẫu áp dụng cho các CTNY- Quyết định 15/2007/QĐ-BTC, ngày 19/03/2007 của Bộ Tài chính Riêng với CTNY, Bộ Tài chính

đã ban hành Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 về Quy chế QTCT áp dụng cho các CTNY trên 2 Sở Giao dịch Chứng khoán Luật Doanh nghiệp 2014 đã hình thành nên những quy định quan trọng nhất, tạo cơ sở cho hoạt động QTCT của các CTCP, bao gồm: Quy định về mô hình QTCT; Các quy định về bảo vệ quyền cổ đông; Các quy định về tổ chức và hoạt động ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS; Các quy định liên quan đến bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên BKS, GĐ (TGĐ); Các quy định về kiểm soát giao dịch với các bên liên quan LCK 2006 (sửa đổi, bổ sung 2010): là văn bản tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hoạt động ổn định và hiệu quả của TTCK Việt Nam Về QTCT, LCK bổ sung những nội dung chưa được quy định hoặc quy định chưa đầy đủ trong LDN, đặc biệt là việc tuân thủ các nguyên tắc QTCT

Theo quan điểm của học viên đã trình bày ở trên, CTNY là loại hình CTCP đặc biệt mà sau khi đăng ký, cổ phiếu của công ty này sẽ được niêm yết, giao dịch mua bán công khai trên TTCK Do đó khi đã trở thành CTNY, đồng nghĩa với việc công ty này

sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ của UBCKNN Đây được coi là hình thức phát triển cao nhất của một CTCP Khi đó cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ công ty, các quyền và nghĩa vụ của cổ đông CTNY được giải quyết chủ yếu dựa

Trang 34

Nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành, bao gồm: Luật Chứng khoán năm 2019 được Quốc Hội ban hành theo Luật số 59/2019/QH14 ngày 26 tháng 11 năm 2019; Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi, bổ sung 2017) đưa ra các quy định đặc thù về QTCT mà CTNY nếu là tổ chức tín dụng cần phải tuân thủ; Các văn bản dưới luật như: Thông tư 30/2019/TT-BTC đăng ký niêm yết và thanh toán giao dịch trái phiếu ngày

28 tháng 03 năm 2019; Nghị định 71/2017/NĐ-CP về QTCT đối với công ty đại chúng – nay được thay thế bởi Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn LCK; Thông tư 116/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP; Nghị định 156/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ngày 31 tháng 12 năm 2020…

2.1.2 Quy định về bảo vệ quyền của cổ đông

Trước hết, xuất phát từ bản chất của CTCP nên cổ đông CTNY có đầy đủ các quyền theo quy định tại Điều 115 LDN năm 2020 Ngoài ra, cổ đông CTNY được ghi nhận thêm các quyền tại khoản 1 điều 41 LCK 2019, Điều 271 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Ngoài ra, cổ đông CTNY còn có các quyền được quy định tại Điều

lệ công ty và pháp luật có liên quan

Theo đó, pháp luật doanh nghiệp quy định những quyền cơ bản của cổ đông như các quyền về tài sản: tự do chuyển nhượng cổ phần, nhận cổ tức, ưu tiên mua lại cổ

Trang 35

Về quyền kiểm soát công ty:

Đầu tiên, đó là quyền được tiếp cận thông tin Cổ đông có quyền “được tiếp cận đầy đủ thông tin định kỳ và thông tin bất thường do công ty công bố theo quy định của pháp luật” CTNY có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bắt buộc là công bố thông tin như về đối tượng, đảm bảo nguyên tắc, công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường khi xảy ra các sự kiện được quy định cụ thể từ điều 118 đến điều 120 của LCK Ngoài ra, CTNY còn có thể phải công bố thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước Đây là quy định cần thiết bởi CTNY có đông đảo nhà đầu tư, do vậy cần có quy định hành lang pháp lý chặt chẽ để cho những cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số có khả năng tiếp cận thông tin như những cổ đông khác, từ đó bảo vệ được các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, góp phần lành mạnh hóa thị trường chứng khoán

Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng cử viên Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty13 Quy định này đã thể hiện được tính thống nhất với quy định của Luật doanh nghiệp tại khoản 5 điều 115 Trước đây, Nghị định 71/2017/NĐ-CP quy định cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng được quyền đề

cử người vào HĐQT và BKS

Về quyền được đối xử bình đẳng:

Đây là nội dung được quy định tại điều 40 (nguyên tắc quản trị) và điều 41 của LCK 2019 Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đông sở hữu các quyền và lợi ích ngang nhau Trường hợp công ty có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền và nghĩa

vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được quy định tại Điều lệ công ty

13 Khoản 2 điều 274 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

Trang 36

Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 202014 quy định cổ đông có quyền yêu cầu Tòa án hoặc trọng tài hủy nghị quyết ĐHĐCĐ trong một số trường hợp mà trình tự, thủ tục triệu tập họp, ra quyết định của ĐHĐCĐ Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty Tức là, nếu Điều lệ công ty có quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông

sở hữu tỷ lệ cổ phần phổ thông ở mức nhỏ hơn 05% được quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ thì sẽ áp dụng theo quy định tại Điều lệ công ty Khác với quy định hiện hành, trước đây Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty) thì mới có quyền yêu cầu hủy

bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ Như vậy, có thể thấy Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định một mức tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông thấp hơn và bỏ quy định về thời hạn nắm giữ

cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông khi yêu cầu hủy bỏ nghị quyết ĐHĐCĐ

Từ đó, tạo cơ hội cho các cổ đông thiểu số được chủ động hơn trong việc giám sát các hoạt động của công ty cũng như có thể bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp của mình

Bên cạnh đó, cổ đông còn có quyền khởi kiện đối với người quản lý công ty theo quy định tại điều 166 LDN 2020 Theo đó, chỉ cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Quy định này cũng đã thể hiện sự tiến bộ hơn khi không bắt buộc điều kiện về thời hạn nắm giữ cổ phần “liên tục trong 6 tháng” như trong quy định của LDN 2014 trước đây Tuy nhiên, theo học viên thì quy định về cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu tỷ lệ 1% nói trên là hoàn toàn không có ý nghĩa

14 Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Trang 37

và Danh sách cổ đông không thuộc thông tin phải được công bố ra trên thị trường15 Từ

đó dẫn đến các cổ đông rất lúng túng trong việc tìm kiếm đối tác để gộp phiếu, các CTNY với nhiều lý do khác nhau có thể từ chối cung cấp thông tin

2.1.3 Quy định về mô hình quản trị công ty niêm yết

Vì bản chất CTNY là 01 dạng của CTCP nên cơ cấu tổ chức, quản lý phải tuân thủ các quy định theo Điều 137 LDN năm 2020 về vấn đề này Theo đó, CTNY sẽ có lựa chọn tổ chức, cơ cấu theo 01 trong 02 mô hình sau đây:

Mô hình 1- Đa Hội Đồng Mô Hình 2 – Đơn Hội Đồng

15Lê Vũ Nam – chủ biên (2017), Pháp luật về QTCTNY trong thị trường chứng khoán Việt Nam, NXB Đại học Quốc

gia TP.HCM, Tr.203.

Đại hội đồng cổ đông

trị

Giám đốc

(TGĐ)

Ban kiểm soát

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm toán nội bộ

Giám đốc (TGĐ)

Trang 38

33

Theo quy định tại Điều 137 LDN 2020, cơ cấu tổ chức quản lý CTCP được thiết

kế theo một trong hai mô hình đó là:

Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

Công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên thì phải có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và GĐ hoặc TGĐ Trường hợp CTNY có dưới 11

cổ đông và các CĐ là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc có Ban kiểm soát

Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) có Ban kiểm soát

CTNY tổ chức cơ cấu quản lý nội bộ gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT và GĐ hoặc TGĐ Công ty cổ phần lựa chọn mô hình quản lý nội bộ này cần đảm bảo ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT Theo đó, có thể thấy theo quy định pháp luật DN hiện hành thì công ty cổ phần

có thể lựa chọn mô hình tổ chức quản trị nội bộ theo một trong hai mô hình nêu trên phù hợp với tính chất cũng như số lượng CĐ của công ty Theo quy định này, rõ ràng

mô hình không có BKS đơn giản hơn mô hình (phải) có BKS, tuy nhiên mô hình không bắt buộc có BKS chỉ có thể áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ, có số lượng

cổ đông ít Ở mô hình 1, việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát Đây là mô hình quản lý phù hợp và hiệu quả đối với CTCP đại chúng, tức là có sự tham gia đông đảo của các CĐ khác nhau Có lẽ xuất phát từ cách nhìn nhận đó mà LDN 2020 quy định đối với những CTCP có từ 11 CĐ và CĐ là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có BKS Việc xác định công ty cổ phần có bắt buộc phải có BKS hay không phụ thuộc vào hai yếu tố: (i) số lượng cổ đông (trên 11 CĐ); (ii) yếu tố

sở hữu cổ phần của CĐ tổ chức (CĐ là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty) CTNY có cổ đông là tổ chức thì việc quản lý sẽ phức tạp hơn so với việc chỉ

có cổ đông là cá nhân, thêm vào đó, việc CĐ là tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của công ty là một số lượng lớn do đó cần có quy chế kiểm soát hợp lý để cân bằng quyền lợi của các CĐ, đảm bảo cho công ty hoạt động một cách có hiệu quả Như vậy,

có thể thấy cơ cấu tổ chức của CTNY ngày càng được pháp luật ghi nhận thiết lập chặt chẽ hơn

Trang 39

34

So với mô hình cơ cấu tổ chức truyền thống của CTCP bên trên thì đối với mô hình tổ chức mới này, các vấn đề cơ bản như vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định khác của các cơ quan ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ/TGĐ là tương tự như nhau Tuy vậy, sự khác biệt chỉ thể hiện khi trong cơ cấu tổ chức của HĐQT còn có thêm sự tham gia của ủy ban kiểm toán và thành viên độc lập Cụ thể, về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của các thiết chế này thể hiện như sau: Về Ủy ban kiểm toán và thành viên độc lập,

có thể thấy rằng, “mô hình quản trị thứ hai này không có Ban kiểm soát mà thay vào đó

là ủy ban kiểm toán, thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với việc quản lý, điều hành công ty” Hiện nay, LDN năm 2020 quy định ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản

lý điều hành công ty Về tiêu chuẩn, điều kiện để có thể trở thành thành viên độc lập được quy định tại LDN năm 2020 Tuy nhiên, về nguyên tắc, thành viên độc lập phải là những người không được nắm giữ bất kỳ chức vụ nào trong CTNY (ví dụ Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ, Phó GĐ/Phó TGĐ, Kế toán trưởng ) Vì có như vậy, thành viên độc lập mới không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những lợi ích từ việc đang nắm giữ các chức vụ, quyền hạn trong công ty

Có thể thấy rằng, mô hình tổ chức thứ hai mặc dù khá mới lạ nhưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho CTNY có thể dễ dàng tổ chức bộ máy quản lý và giám sát Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của mô hình này chính là việc Ban kiểm toán không tách biệt với HĐQT mà lại là cơ quan phụ thuộc vào HĐQT Điều này dễ dẫn đến tình trạng HĐQT thao túng Ban kiểm toán nội bộ

Ngoài ra, LDN năm 2020 quy định trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc sẽ là người đại diện theo pháp luật Trường hợp ĐLCT không có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ đương nhiên là người đại diện theo pháp luật cho CTCP Quy định về đại diện trên được áp dụng cho cả hai mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP Tóm lại, CTCP có rất nhiều ưu thế để cạnh tranh và khả năng mở rộng quy mô không bị giới hạn Tuy nhiên, cả hai mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP trong

Trang 40

35

LDN năm 2020 hiện nay, vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, bất cập và cần có sự nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện

So với các loại hình DN khác, CTNY là một hình thức công ty hoàn thiện hơn

cả về mặt vốn và tổ chức Các thiết chế trong CTNY bao gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, BGĐ, BKS và các chức danh quản lý khác Mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của CTNY thể hiện trong cơ chế hình thành các cơ quan đó, trong việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và trong cơ chế chịu trách nhiệm của các cơ quan

a) Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong CTNY ĐHĐCĐ là cơ quan chủ sở hữu, tập thể, không làm việc một cách thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và ra quyết định trên cơ sở biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy

ý kiến bằng văn bản Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 LDN năm 2020, ĐHĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây: thông qua định hướng phát triển của công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, KSV(nếu có); quyết định đầu tư hoặc báo số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu ĐLCT không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác; quyết định sửa đổi, bổ sung ĐLCT; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại; xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và ĐLCT

Cuộc họp ĐHĐCĐ, theo quy định tại Điều 273 Nghị định 155/2022/NĐ-CP, về

cơ bản được thực hiện theo LDN với các nội dung từ Điều 136 đến Điều 158 LDN Ngoài ra, cuộc họp ĐHĐCĐ của CTNY phải đảm bảo các yêu cầu riêng sau:

Về thời hạn tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên, theo quy định tại khoản 2 Điều

139 Luật Doanh nghiệp 2020: “Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính Trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

Ngày đăng: 06/10/2024, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phan Đăng Hải, Luận án Tiến Sỹ Luật học, “Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Viện Hàn Lâm KHXH VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị công ty niêm yết theo pháp luật Việt Nam hiện nay”
6. Châu Quốc An, Luận án tiến sĩ luật học, “Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật quản trị công ty cổ phần đại chúng ở Việt Nam hiện nay
7. Luận án tiến sĩ Luật học “Áp dụng pháp luật về công bố thông tin đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (2013), Ngô Văn Thường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng pháp luật về công bố thông tin đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Luận án tiến sĩ Luật học “Áp dụng pháp luật về công bố thông tin đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
Năm: 2013
8. Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” (2017), Đỗ Thị Vân Nhung Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện
Tác giả: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”
Năm: 2017
9. Trách nhiệm xã hội và chính sách cổ tức của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. hồ Chí Minh” (2017), Nguyễn Quyết, Phan Thị Hằng Nga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm xã hội và chính sách cổ tức của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. hồ Chí Minh
Tác giả: Trách nhiệm xã hội và chính sách cổ tức của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. hồ Chí Minh”
Năm: 2017
10. Phan Đăng Hải,“Một số vấn đề pháp lý về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong quản trị công ty niêm yết – (2018)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Đăng Hải",“Một số vấn đề pháp lý về ngăn ngừa xung đột lợi ích trong quản trị công ty niêm yết" – (2018)
11. Phan Đăng Hải,“Xu hướng phát triển của pháp luật quản trị công ty niêm yết trên thế giới và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”, (2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xu hướng phát triển của pháp luật quản trị công ty niêm yết trên thế giới và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”
12. Nguyễn Văn Tâm, Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 16 tháng 7 năm 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
13. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Hoàn thiện quy định pháp luật về hội đồng quản trị trong công ty cổ phần, Tạp chí Dân chủ pháp luật, 7/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quy định pháp luật về hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
14. “Nâng cao tính minh bạch trên Thị trường chứng khoán”, (2018), Mai Thư Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao tính minh bạch trên Thị trường chứng khoán
Tác giả: “Nâng cao tính minh bạch trên Thị trường chứng khoán”
Năm: 2018
1. Luật Doanh nghiệp năm 2005 2. Luật Chứng khoán năm 2006 3. Luật Doanh nghiệp năm 2014 4. Luật Phá sản năm 2014 5. Luật Chứng khoán năm 2019 6. Luật Doanh nghiệp năm 2020 Khác
7. Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng Khác
8. Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán Khác
10. Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính ngày 19 tháng 03 năm 2007 về việc ban hành Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Khác
11. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán/Trung tâm Giao dịch chứng khoán Khác
12. Thông tư 01/2015/TT-BTC ngày 05/01/2015 về hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán Khác
13. Thông tư số 116/2020/TT-BTC hướng dẫn một số điều về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP Khác
14. Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.II. Sách, giáo trình Khác
1. Giáo trình Luật Thương Mại Việt Nam tập I (Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư Pháp, Hà Nội 2020) Khác
2. Giáo trình Luật Thương Mại Việt Nam tập II (Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư Pháp, Hà Nội 2020) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN