Bài làm môn sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học Đại học của lớp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giảng viên. Đề tài: Phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội trong giảng dạy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Ngày tháng năm sinh: 23/03/2000
Nơi sinh: Thanh Hóa
SBD: 04
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa: 07/2024 NEC
Năm: 2024
Trang 2MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tổng quan về mạng xã hội 1
2 Việc sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy 1
a Bối cảnh và lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích 2
3 Nội dung 2
II, Ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội trong giảng dạy 2
1 Ưu điểm và minh chứng ưu điểm của mạng xã hội trong giảng dạy 2
a Tính linh hoạt 2
b Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy 3
c Tính thuận tiện và dễ truy cập 4
d Kết nối các mối quan hệ, tăng cường sự tương tác 5
2 Nhược điểm và minh chứng nhược điểm của mạng xã hội trong giảng dạy 6 a Thiếu kiểm soát về nội dung 6
b Tính riêng tư 7
c Tiêu tốn thời gian 8
d Giao tiếp không đầy đủ, nguy cơ gián đoạn học tập 8
III Kết luận 9
1 Tóm lược về ưu nhược điểm của sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy 9
2 Đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm 10
3 Kết luận chung 11
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tổng quan về mạng xã hội
Mạng xã hội (MXH) là khái niệm đề cập đến việc người dùng sử dụng các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân và tương tác với nhau thông qua việc chia sẻ nội dung, kết nối, và tham gia vào các cộng đồng ảo Các mạng xã hội phổ biến hiện nay bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,
và LinkedIn
Tuỳ vào từng bối cảnh cụ thể, mạng xã hội có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để kết nối, để giải trí, để tìm kiếm thông tin, để kinh doanh, để xây dựng thương hiệu và nhiều mục đích khác
2 Việc sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy
a Bối cảnh và lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội không chỉ đơn thuần là công cụ giao tiếp mà đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống Ngoài để phục vụ những nhu cầu vốn có, việc sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy hiện nay đang trở thành một xu hướng phổ biến và ngày càng được giáo viên, học sinh và các cơ sở giáo dục quan tâm Sự phát triển nhanh chóng của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, và YouTube đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy và học tập
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều tranh cãi về hiệu quả thực sự của việc sử dụng mạng xã hội trong môi trường giáo dục Mạng xã hội hay bất cứ một thành quả khoa học kỹ thuật nào cũng mang đến những ưu điểm và nhược điểm riêng của
nó, chúng luôn tồn tại song song và đối lập lẫn nhau
Vì vậy, hơn ai hết, là những người làm nghề giáo, chúng ta cần nắm rõ những ưu nhược điểm này để có thể ứng dụng chúng trong giảng dạy một cách hiệu quả và an toàn Do đó, tôi quyết định chọn làm chủ đề phân tích những ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội trong giảng dạy làm chủ đề bài tập lớn của mình
Trang 42 Mục đích
Bài luận này được xây dựng với mục tiêu xác định rõ ràng những ưu điểm
và nhược điểm của việc sử dụng mạng xã hội trong giảng dạy, đồng thời từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro khi áp dụng các công cụ mạng xã hội vào giáo dục Thông qua việc phân tích toàn diện cả hai khía cạnh, bài luận sẽ giúp giáo viên và các nhà quản lý giáo dục có cái nhìn sâu sắc hơn, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ mạng xã hội vào giảng dạy và học tập
3 Nội dung
Bài luận được chia thành 3 phần với các nội dung chính như sau:
- Tổng quan về mạng xã hội và vai trò của nó trong giáo dục
- Phân tích các ưu điểm của MXH trong giảng dạy: Tính linh hoạt; Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy; Tính thuận tiện và dễ tuy cập; Kết nối các mối quan hệ, tăng cường tương tác
- Phân tích các nhược điểm của MXH trong giảng dạy: Tính riêng tư; Thiếu kiểm soát về nội dung; Tiêu tốn thời gian; Giao tiếp không đầy đủ, nguy cơ gián đoạn học tập
- Đề xuất các giải pháp khắc phục: Tăng cường giáo dục về an toàn mạng; Sử dụng các nền tảng học tập chuyên dụng; Giới hạn thời gian và mục tiêu sử dụng MXH; Hỗ trợ công nghệ cho học sinh khó khăn
Nhìn chung, bài luận này sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò của MXH trong giáo dục đồng thời cũng cung cấp cơ sở cho các cải tiến trong quá trình giảng dạy
trong tương lai
II, Ưu nhược điểm của việc sử dụng các mạng xã hội trong giảng dạy
1 Ưu điểm và minh chứng ưu điểm của mạng xã hội trong giảng dạy
a Tính linh hoạt
Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ, mạng xã hội mở rộng sự lựa chọn cho người học về học cái gì, học khi nào, học nơi và học thế nào Nó hỗ trợ nhiều cách học
Trang 5tập khác nhau, bao gồm cả e-learning Tính linh hoạt có nghĩa là dự đoán, và đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi và mong đợi của giáo dục
Nói cách khác, với sự trợ giúp của MXH, việc cá nhân hóa học tập trở nên
dễ dàng hơn Giáo viên có thể gửi tài liệu hoặc bài tập phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng học sinh Học sinh có thể tự điều chỉnh tiến độ học tập và tìm kiếm thêm các tài liệu phù hợp với nhu cầu cá nhân trên các nền tảng như YouTube hoặc Pinterest
Ví dụ: Học sinh yếu có thể sử dụng các video hướng dẫn trên YouTube để học lại các khái niệm đã học, trong khi học sinh giỏi có thể tìm kiếm các thách thức mới để nâng cao trình độ Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả học tập, đáp ứng được sự khác biệt về trình độ giữa các học sinh
b Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy
Mạng xã hội hiện nay không chỉ đơn thuần là nơi kết nối giữa con người,
mà còn cung cấp một loạt các công cụ hỗ trợ học tập đa dạng, từ video, hình ảnh, đến các trò chơi tương tác, giúp quá trình dạy và học trở nên linh hoạt và phong phú hơn bao giờ hết Một trong những ưu điểm lớn nhất của mạng xã hội là khả năng cung cấp các tài liệu giảng dạy dưới nhiều định dạng khác nhau Video là một công cụ điển hình, giúp truyền tải kiến thức một cách trực quan, sinh động và
dễ hiểu Học sinh có thể xem lại bài giảng nhiều lần để hiểu sâu hơn về một chủ
đề cụ thể, điều mà phương pháp giảng dạy truyền thống đôi khi không thể thực hiện do hạn chế về thời gian Hình ảnh, đồ họa, và các tài liệu minh họa trực quan cũng giúp làm rõ những khái niệm trừu tượng, giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng và thú vị hơn
Không chỉ dừng lại ở đó, mạng xã hội còn mở ra cơ hội cho giáo viên áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy hiện đại và linh hoạt hơn Ví dụ, việc sử dụng các dự án học tập trực tuyến dựa trên nhóm trở nên dễ dàng hơn nhờ vào các công
cụ trao đổi và cộng tác trên mạng xã hội Giáo viên có thể tạo ra các hoạt động nhóm thông qua các nền tảng như Facebook hoặc Slack, nơi học sinh có thể thảo
Trang 6luận, chia sẻ tài liệu và cùng nhau làm việc mà không cần phải gặp mặt trực tiếp.
Một xu hướng nổi bật khác là việc ứng dụng trò chơi học tập vào giảng dạy Trên các mạng xã hội, có rất nhiều trò chơi học tập được thiết kế với mục đích giáo dục, kết hợp yếu tố giải trí và kiến thức Thay vì học theo cách truyền thống
có thể khô khan và nhàm chán, học sinh có thể tham gia vào các trò chơi tương tác, nơi các bài học được lồng ghép một cách tự nhiên và thú vị Chẳng hạn, giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng như Kahoot để tổ chức các cuộc thi trực tuyến giữa các học sinh, tạo nên không khí thi đua sôi nổi và kích thích tinh thần học tập của các em
Việc học thông qua mạng xã hội không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan và sinh động mà còn mang lại sự hứng thú và khơi dậy niềm đam mê học hỏi Thay vì chỉ ngồi nghe giảng và ghi chép, học sinh giờ đây có thể tham gia vào một "cuộc phiêu lưu" thực sự trong quá trình học tập Mỗi bài học trở thành một hành trình khám phá kiến thức mới, được trình bày thông qua nhiều hình thức đa dạng như video, trò chơi, hay các bài học trực tuyến tương tác Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả học tập mà còn giúp học sinh hình thành kỹ năng
tự học và phát triển tư duy sáng tạo
c Tính thuận tiện và dễ truy cập
Các mạng xã hội cung cấp sự dễ dàng và nhanh chóng trong việc truy cập,
rà soát, cập nhật và chỉnh sửa tài liệu học tập, tạo ra không gian học tập cộng đồng, nơi học sinh có thể trao đổi kiến thức, tài liệu học tập, và hỗ trợ lẫn nhau bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu Điều đó hỗ trợ học tập cộng đồng và học nhóm rất nhiều
Đặc biệt, trong các nhóm học tập trực tuyến, học sinh có thể dễ dàng hợp tác làm việc nhóm, chia sẻ tài nguyên, và hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề học tập Sự hợp tác này giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm và nâng cao tinh thần cộng đồng
Trong bối cảnh đại dịch COVID bùng phát mạnh nhất vào năm 2021, việc giãn cách xã hội được thực hiện tại mọi nơi trên đất nước, nên việc tập trung học
Trang 7tập tại các trường hoặc cơ sở giáo dục đào tạo là không khả thi Do đó, việc ứng dụng các mạng xã hội cũng như e-learning trong dạy học là vô cùng tất yếu, giúp học sinh, sinh viên, người học có thể duy trì việc học và tiếp thu kiến thức liên tục không bị ngắt quảng ảnh hưởng đến tiến độ học tập và công việc hiện tại cũng
như trong tương lai Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tính thuận tiện
Bản thân tôi cũng là sinh viên đang học vào giai đoạn đó, nó cho tôi thấy rằng việc học trở nên thuận tiện và linh hoạt hơn, giúp tôi có thể kết nối với nhà trường, thầy Cô giáo và bạn bè cùng nhau chia sẻ về kiến thức, tình hình diễn biến dịch bệnh tại từng nơi và hỏi thăm sức khỏe lẫn nhau
d Kết nối các mối quan hệ, tăng cường sự tương tác
Kết nối các mối quan hệ là một trong những tính năng đặc trưng của mạng
xã hội, không có tính năng này thì nó không còn là mạng xã hội nữa Tính năng kết nối cho phép chúng ta giao lưu, chia sẻ từ đó duy trì và giữ gìn các mối quan
hệ được bền chặt hơn Mối quan hệ ở đây có thể là gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm hoặc cũng có thể là bạn bè ở khắp mọi nơi trên thế giới Đặc biệt khi áp dụng trong giáo dục, mạng xã hội giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh
Một trong những ưu điểm lớn nhất của MXH là khả năng giúp giáo viên và học sinh dễ dàng kết nối và tương tác với nhau Thay vì giới hạn trong khung giờ học trên lớp, giáo viên có thể chia sẻ tài liệu học tập, trả lời câu hỏi, và hỗ trợ học sinh ngoài giờ học thông qua các nền tảng như Facebook Messenger, WhatsApp hay Google Classroom Học sinh cũng có thể thảo luận với nhau trong các nhóm học tập trực tuyến Một nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Harvard
đã cho thấy việc sử dụng nhóm Facebook trong các khóa học trực tuyến đã tăng
tỷ lệ tương tác của sinh viên lên 25% Các sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng họ cảm thấy tự tin hơn khi đặt câu hỏi và thảo luận trên MXH so với trong lớp học truyền thống
Trang 82 Nhược điểm và minh chứng nhược điểm của mạng xã hội trong giảng dạy
a Thiếu kiểm soát về nội dung
Không phải tất cả các nội dung xuất hiện trên mạng xã hội đều thích hợp với môi trường giáo dục Mặc dù mạng xã hội cung cấp một kho thông tin khổng
lồ và dễ tiếp cận, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ học sinh tiếp cận phải những thông tin sai lệch, không phù hợp hoặc không chính xác Trên các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, học sinh phải đối mặt với lượng lớn quảng cáo không liên quan, các bài viết từ người dùng khác, có khi chứa những thông điệp thiếu văn hóa, cũng góp phần vào việc tạo nên một môi trường học tập không lành mạnh Học sinh nếu không có sự hướng dẫn và kiểm soát từ giáo viên,
có thể dễ dàng bị lạc lối giữa hàng ngàn video, hình ảnh, bài viết trên nền tảng này Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập của các em, dẫn đến sự hiểu lầm về kiến thức hoặc thậm chí hình thành những quan điểm sai lầm
Chẳng hạn như gần đây nổi lên bạn học sinh Chu Ngọc Quang Vinh, dù được nhất tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia nhưng lại có phát ngôn không thể chấp nhận: “Cuối cấp 2 là lúc tôi tiếp cận với văn hóa phương Tây cao trào nhất Dần dần, tôi phát hiện những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn toàn là sự thật Tôi coi Đảng là thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân nên tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài.” Đây là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách và hình thành tư tưởng sai lầm, phản động, chống phá
Từ đó, có thể thấy rõ rằng, mặc dù MXH và các nền tảng trực tuyến mang đến nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ giáo dục, nhưng việc sử dụng chúng trong học tập cũng cần sự thận trọng, có sự kiểm soát và hướng dẫn chặt chẽ từ giáo viên và phụ huynh Điều này giúp đảm bảo học sinh tiếp nhận thông tin chính xác và tránh
bị ảnh hưởng bởi những nội dung không phù hợp
Trang 9b Tính riêng tư
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook để tạo lập và tham gia các nhóm học tập trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Nhiều giáo viên và học sinh tận dụng những nhóm này như một phương tiện để trao đổi kiến thức, chia sẻ tài liệu, và thảo luận các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và tiện lợi Tuy nhiên, sự phổ biến của các nhóm học tập trực tuyến này cũng đi kèm với nhiều rủi ro, đặc biệt là liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của học sinh
Một số trường hợp lộ thông tin cá nhân của học sinh qua các nhóm học tập trên Facebook đã được ghi nhận trong thời gian gần đây Trong những trường hợp này, thông tin cá nhân như tên, địa chỉ email, số điện thoại, và thậm chí là địa chỉ nhà riêng của học sinh bị rò rỉ mà không có sự đồng ý của họ Nguyên nhân có thể đến từ việc quản lý lỏng lẻo của các quản trị viên nhóm, hoặc do các cài đặt bảo mật không được chú ý đúng mức Những thông tin này, khi bị kẻ xấu thu thập,
có thể bị lợi dụng cho nhiều mục đích không lành mạnh và gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho học sinh
Thông tin cá nhân của học sinh sau khi bị lộ đã bị sử dụng để nhắm đến mục tiêu quảng cáo không liên quan Các doanh nghiệp, khi có được dữ liệu này,
có thể gửi hàng loạt quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ không phù hợp với độ tuổi hoặc nhu cầu của học sinh, như quảng cáo về các sản phẩm người lớn, dịch vụ không an toàn, hay thậm chí là cờ bạc trực tuyến Điều này không chỉ gây phiền toái mà còn có nguy cơ dẫn dắt học sinh vào những hoạt động tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình học tập của các em
Ngoài việc bị lợi dụng cho mục đích quảng cáo, một số trường hợp thông tin cá nhân của học sinh còn bị phát tán cho các mục tiêu nguy hiểm hơn Một số
kẻ xấu đã sử dụng những thông tin này để phát tán các nội dung không lành mạnh hoặc cố ý tiếp cận học sinh với những mục đích xấu, gây nguy hiểm cho sự an toàn của các em Các nội dung như hình ảnh, video không phù hợp, mang tính
Trang 10chất đồi trụy, hoặc có yếu tố bạo lực cũng có thể được lan truyền trong các nhóm học tập này, dẫn đến việc học sinh tiếp cận những thứ không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sự phát triển nhân cách
c Tiêu tốn thời gian
MXH nổi tiếng với việc gây ra sự xao nhãng Việc đam mê và thường xuyên
sử dụng mạng xã hội trực tuyến khiến người dùng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tập trung trong học tập, nghiên cứu Học sinh có thể dễ dàng
bị lôi cuốn vào những nội dung không liên quan đến học tập, như trò chơi, thông báo từ bạn bè, hay video giải trí Điều này chi phối hoạt động và sự chú ý của học sinh đối với công việc học tập của mình
Một nghiên cứu của trường Đại học Stanford đã chỉ ra rằng sinh viên thường kiểm tra điện thoại của mình trung bình 4- 5 lần mỗi giờ khi sử dụng MXH trong học tập Việc này làm gián đoạn quá trình tiếp thu kiến thức và làm giảm khả năng ghi nhớ thông tin
d Giao tiếp không đầy đủ, nguy cơ gián đoạn học tập
Trong giáo dục truyền thống, các cuộc tranh luận, trao đổi, và giải thích thường trở nên dễ hiểu hơn nhờ sự kết hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể Một giáo viên có thể sử dụng ánh mắt, cử chỉ tay, hoặc tông giọng để làm rõ ý kiến và tạo sự thuyết phục đối với học sinh Điều này giúp học sinh dễ dàng hiểu được nội dung phức tạp, đồng thời tạo ra không gian cho những thắc mắc và giải đáp ngay lập tức
Ngược lại, trong môi trường giáo dục trực tuyến, sự thiếu vắng tương tác trực tiếp có thể khiến cho quá trình thảo luận trở nên kém sống động Các tranh luận giữa người học và người dạy chủ yếu dựa trên văn bản hoặc giọng nói qua mạng, làm cho việc giải thích trở nên ít thuyết phục và kém rõ ràng hơn Đôi khi, những cảm xúc hoặc ngữ điệu quan trọng trong giao tiếp trực tiếp không thể truyền tải đầy đủ qua các công cụ trực tuyến