CHỦ ĐỀ 1: Phân tích vai trò của người thầy trong hoạt động tự học của người học. Thầy (cô) nêu tên một vấn đề đã /đang gặp trong hoạt động giảng dạy ảnh hưởng chưa tốt tới hoạt động tự học của người học; vận dụng các công cụ, kỹ thuật đã biết để thực hiện các bước trong quy trình giải quyết vấn đề đó.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Ngày tháng năm sinh: 23/03/2000
Nơi sinh: Thanh Hóa
SBD: 04
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa: 07/2024 NEC
Năm: 2024
Trang 2MỤC LỤC
I Vai trò của người thầy trong hoạt động tự học của người học 1
1 Tổng quan về tự học 1
2 Vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học 2
a Giúp người học xác định mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn 2
b Giảng viên đóng vai trò chuẩn bị/định hướng nội dung học trong quá trình tự học của sinh viên 2
c Vai trò kích thích nhu cầu và hứng thú học tập 3
d Vai trò bồi dưỡng phương pháp tự học và nghiên cứu 4
e Vai trò đánh giá và kiểm tra kết quả tự học của sinh viên 5
II Vấn đề đã/đang gặp trong hoạt động giảng dạy ảnh hưởng chưa tốt tới hoạt động tự học của người học: Phương pháp kiểm tra không khuyến khích sinh viên tự học 6
1 Nêu vấn đề 6
2 Quy trình giải quyết vấn đề 7
a Xác định vấn đề 8
b Phân tích nguyên nhân 8
c Thiết lập mục tiêu cần giải quyết 9
d Tìm kiếm giải pháp và chọn giải pháp tối ưu 9
f Lên kế hoạch và thực hiện 9
g Giám sát và đánh giá 11
3 Kết luận 11
Trang 3I Vai trò của người thầy trong hoạt động tự học của người học
1 Tổng quan về tự học
Tự học có thể hiểu đơn giản là tự bản thân mình nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức cần thiết để phục vụ cho nội dung chương trình học Về cơ bản, việc
tự học sẽ giúp cho sinh viên hình thành sự tự giác, chủ động trong quá trình tiếp nhận kiến thức Người học có quyền được tự do lựa chọn cách học, thời gian học và những kiến thức mà mình sẽ tiếp nhận được Đây là một trong những hình thức học đặt sinh viên vào thế chủ động, điều này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ về vai trò của bản thân trong việc học tập
Trong đào tạo đại học hiện nay, tự học được xem là chìa khóa quyết định hiệu quả học tập Tuy nhiên, tự học như thế nào được xem là hiệu quả? Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tự học của người học? Nhân tố nào quyết định việc
tự học của sinh viên sẽ đem lại lợi ích? Tự học thực sự có hiệu quả và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau Nhưng yếu tố quan trong nhất, quyết định đến chất lượng tự học của người học là giảng viên Giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình tự học của người học cũng như ảnh hưởng tích cực đến khả năng tự học của người học
Vai trò của người thầy trong hoạt động tự học của người học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn là một quá trình lâu dài của sự đồng hành, hỗ trợ và định hướng Điều này giúp người học không chỉ tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà còn phát triển năng lực tự học một cách hiệu quả và bền vững Người thầy không chỉ đơn thuần là người cung cấp thông tin
mà còn là người tạo ra một môi trường học tập thúc đẩy tính sáng tạo, tự chủ
và sự tự giác của người học Đây là những yếu tố cần thiết để giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học, khả năng nghiên cứu độc lập và tư duy sáng tạo- những phẩm chất quan trọng trong việc học tập suốt đời Chính sự hướng dẫn này giúp người học phát triển khả năng tự học và khả năng giải quyết vấn đề
Trang 4một cách độc lập Dưới đây là những vai trò quan trọng của người thầy trong việc hỗ trợ quá trình tự học của người học
2 Vai trò của giảng viên trong hoạt động tự học của người học
a Giúp người học xác định mục tiêu và động cơ học tập đúng đắn
Trong khi người học hầu như đều là những bạn sinh viên non trẻ, chưa
có kinh nghiệm, mới bắt đầu va vấp với cuộc đời thì người thầy, hơn hết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng người học xác định các mục tiêu học tập một cách rõ ràng và thực tiễn Chúng ta không chỉ giúp học sinh nhận thức rằng việc học nhằm mục đích đạt điểm cao trong các kỳ thi, mà còn nhấn mạnh rằng việc học có ý nghĩa sâu xa hơn, đó là phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp Điều này có nghĩa là người thầy không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức trong sách giáo khoa mà còn khuyến khích học sinh nhìn nhận việc học như một quá trình liên tục và cần thiết để chuẩn bị cho tương lai
Bằng cách hướng dẫn học sinh thiết lập các mục tiêu học tập cụ thể và phù hợp với khả năng, sở thích cũng như định hướng nghề nghiệp của từng cá nhân, người thầy giúp họ có cái nhìn rõ ràng về con đường học tập của mình Khi học sinh có những mục tiêu cụ thể, họ có thể lập kế hoạch học tập một cách
có hệ thống và hiệu quả hơn, từ đó dễ dàng theo đuổi và thực hiện những mục tiêu đã đề ra Sự định hướng này không chỉ giúp học sinh có động lực học tập mạnh mẽ hơn mà còn giúp họ phát triển khả năng tự quản lý quá trình học tập của mình một cách chủ động và có trách nhiệm, từ đó đạt được những kết quả học tập tốt hơn và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai
b Giảng viên đóng vai trò chuẩn bị/định hướng nội dung học trong quá trình
tự học của sinh viên
Giảng viên có vai trò định hướng nội dung cho sinh viên tự học hoặc cũng có thể nói giảng viên sẽ có vai trò trong việc chuẩn bị cho quá trình tự học của sinh viên Trong vai trò này giảng viên giúp sinh viên tìm kiếm tài liệu,
Trang 5theo dõi, kiểm tra kết quả tự học của sinh viên Việc tự học của sinh viên dễ sai lệch nội dung bài học, sai kiến thức cơ bản và tư duy không đồng nhất nếu giảng viên không định hướng cho sinh viên Giảng viên sẽ đóng vai trò định hướng nội dung môn học cũng như định hướng nội dung từng bài học cho sinh viên Trên cơ sở định hướng của giảng viên việc tự nghiên cứu của sinh viên giải quyết được những nội dung cơ bản của môn học cũng như đạt được mục tiêu của môn học và từng bài học Việc định hướng của giảng viên thường dựa trên các giai đoạn sau:
- Trong giờ học: Giúp sinh viên tích cực phát biểu những nội dung mình đã tìm hiểu được, nếu có thiếu sót, giảng viên là người hỗ trợ các bạn sinh viên bổ sung, mở rộng vấn đề
- Cuối giờ học: Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn sinh viên hoàn thiện nội
dung kiến thức bài học Giảng viên giao các bài tập, các gợi ý, yêu cầu phù hợp với nội dung các bạn đã tìm hiểu theo cấp bậc từ cơ bản đến nâng cơ để các bạn tìm hiểu và phù hợp tương thích với năng lực học tập của các bạn sinh viên, để các bạn có bước xem lại bài dạy, hệ thống lại kiến thức và tìm kiếm những thông tin liên quan để xử lý những nhiệm vụ học tập mà giảng viên giao
c Vai trò kích thích nhu cầu và hứng thú học tập
Làm bất cứ việc gì chũng ta cũng cần có động lực để có thể vượt khó khăn, chướng ngại Việc tự học của sinh viên của cũng vậy, trong thời đại mạng
xã hội phát triển như bây giờ lại càng khó khăn khi có quá nhiều thứ thu hút các bạn hơn là ngồi vào bàn học để làm đầy thêm kiến thức, kỹ năng cho mình Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người làm công tác giảng dạy
Với vai trò là người dẫn dắt, các thầy cô cần làm cho việc học không còn khô khan, nghĩa vụ mà biến nó thành một cuộc phiêu lưu đầy thú vị, đưa học sinh khám phá những chân trời kiến thức mới Để làm được điều này, người thầy cần sử dụng những phương pháp giảng dạy không chỉ hấp dẫn mà còn đầy sáng tạo Những phương pháp này có thể bao gồm việc thiết kế các bài học sinh
Trang 6động, lồng ghép xem video, nghe nhạc, xem đoạn phim liên quan đến bài học, tạo ra những hoạt động học tập thú vị, và kết hợp các yếu tố thực tiễn vào trong quá trình dạy học Ai cũng thích và muốn được vui vẻ, điều này sẽ làm cho các bạn sinh viên không áp lực khi học trên lớp và quan trọng hơn hết là sau đó các bạn sẽ có động lực để tìm tòi thêm những thứ liên quan đến bài học đến nhiệm
vụ mà thầy cô giao, thúc để các bạn đến với tự học một cách tự giác
Giảng viên phải có tình yêu với nghề, với sinh viên và tin tưởng các em Cho sinh viên có môi trường để thể hiện bản thân mình, chứng minh được năng lực của bản thân, được tôn trọng, đây là tầng cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, điều này sẽ giúp sinh viên thúc đẩy được động lực lên cao nhất và việc
tự học sẽ không còn là vấn đề quá lớn Một khi học sinh cảm thấy sự học tập không chỉ là nghĩa vụ mà còn là một hành trình phiêu lưu thú vị, họ sẽ dễ dàng duy trì sự tò mò và nỗ lực trong việc học tập, từ đó đạt được những kết quả tốt hơn và phát triển toàn diện hơn
d Vai trò bồi dưỡng phương pháp tự học và nghiên cứu
Ở vai trò này giảng viên đi bên cạnh sinh viên nhưng không làm thay sinh viên Người thầy không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng cho sinh viên phương pháp tự học và nghiên cứu hiệu quả Nội dung của môn học, bài học sẽ được làm sáng tỏ hơn, hấp dẫn hơn nếu trong quá trình học giảng viên hỗ trợ sinh viên nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, chinh phục kiến thức Việc hỗ trợ kịp thời của giảng viên là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất mỗi khi sinh viên thất bại hoặc không tìm ra đáp
án trong bài học hay trong các bài tập cụ thể, tình huống cụ thể Bên cạnh việc cung cấp thông tin từ sách vở và chương trình học, thầy cô còn giúp học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể tự mình tìm kiếm, phân tích và đánh giá thông tin một cách khoa học Đây là những kỹ năng cốt lõi giúp học sinh không chỉ học tập trong môi trường hiện tại mà còn xây dựng thói quen học tập
suốt đời
Trang 7Việc bồi dưỡng phương pháp tự học và nghiên cứu còn giúp học sinh phát triển khả năng tự quản lý quá trình học tập của mình Họ sẽ học cách lập
kế hoạch học tập cá nhân, điều chỉnh phương pháp học để phù hợp với bản thân
và đạt được kết quả tốt hơn Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong quá trình học tập tại trường mà còn rất quan trọng khi họ bước vào môi trường làm việc, nơi mà khả năng tự học và tự nghiên cứu trở thành yếu tố quyết định để
họ không ngừng phát triển và thích nghi với những thay đổi
e Vai trò đánh giá và kiểm tra kết quả tự học của sinh viên
Mục tiêu môn học và mục tiêu bài học chỉ được định lượng thông qua việc đánh giá và kiểm tra của giảng viên Với vai trò này giảng viên kịp thời phát hiện những sinh viên không có khả năng tự học, hoặc khả năng tự học không đúng cách, hoặc việc tự học do ép buộc mà có Cũng từ vai trò kiểm tra đánh giá mà giảng viên nhận diện được tư duy của mỗi sinh viên trong quá trình chủ động khai thác môn học, bài học ở mức độ tích cực nhất định
Tổ chức kiểm tra: Khi tiến hành kiểm tra đánh giá, giảng viên cần có cái
nhìn toàn diện, khách quan, nội dung kiểm tra rải đều ở trình độ năng lực học tập của sinh viên Điều này sẽ giúp cho sinh viên hăng say hơn trong việc học tập, động cơ thúc đẩy các bạn tự tin hơn, nâng cao tinh thần học tập và đặc biệt
là quá trình tự học của mình để mang lại kết quả học tập cao nhất
Kết luận:
Người thầy là một nhân tố không thể thiếu trong việc định hướng và hỗ trợ người học trong quá trình tự học Bằng cách kích thích hứng thú, xác định mục tiêu, đổi mới phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng kỹ năng tự học, người thầy giúp học sinh không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển toàn diện về
tư duy và kỹ năng Vai trò của thầy cô không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy trong lớp học mà còn là người đồng hành, động viên và khơi dậy niềm say mê học tập suốt đời cho người học
Trang 8II Vấn đề đã/đang gặp trong hoạt động giảng dạy ảnh hưởng chưa tốt tới hoạt động tự học của người học: Phương pháp kiểm tra không khuyến khích tự học
1 Nêu vấn đề
Là một người mới vào nghề dạy học, việc thiếu kinh nghiệm đã dẫn đến không ít khó khăn, đặc biệt là trong việc hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tự học Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nhiều lần bỡ ngỡ và gặp phải các vấn đề làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy và học, cũng như quá trình tự học của sinh viên Một trong những thách thức lớn nhất mà tôi gặp phải chính là vấn đề "phương pháp kiểm tra không khuyến khích tự học" xuất phát từ việc nhiều hình thức kiểm tra của tôi chỉ tập trung vào việc đánh giá khả năng ghi nhớ thông tin của học sinh mà không tạo cơ hội cho họ phát triển kỹ năng tự học hoặc tư duy sâu hơn Những bài kiểm tra của tôi thường mắc những lỗi cơ bản như sau:
+ Kiểm tra chỉ tập trung vào ghi nhớ kiến thức
Các bài kiểm tra yêu cầu học sinh chỉ cần nhớ chính xác nội dung đã học trên lớp mà không đòi hỏi phân tích, suy luận, hay vận dụng kiến thức vào các tình huống mới
Ví dụ: Những câu hỏi như “Hãy kể tên các sự kiện lịch sử trong năm 938” hay "Giới thiệu về tác giả Tố Hữu” chỉ yêu cầu học sinh nhớ và lặp lại thông tin mà không cần phải hiểu sâu hơn hoặc áp dụng kiến thức vào thực tế
Ảnh hưởng đến tự học: Học sinh sẽ có xu hướng chỉ học để ghi nhớ, dẫn đến học tủ hoặc học thuộc lòng mà không thực sự hiểu rõ Điều này làm giảm khả năng tự học vì họ không được khuyến khích tìm hiểu thêm, nghiên cứu sâu hơn hoặc tự khám phá kiến thức mới
+ Không khuyến khích nghiên cứu và tìm hiểu
Trang 9Các bài kiểm tra không yêu cầu học sinh phải tự tìm tòi thông tin bên ngoài sách giáo khoa hoặc các tài liệu đã được cung cấp để làm những câu hỏi vận dụng, câu hỏi mở
Ví dụ: Một bài kiểm tra chỉ bao gồm những câu hỏi có sẵn trong tài liệu học, không yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế hoặc trả lời các câu hỏi mở
Ảnh hưởng đến tự học: Khi học sinh không được yêu cầu tìm hiểu thêm hoặc suy nghĩ phản biện, họ sẽ không phát triển được kỹ năng nghiên cứu độc lập, không có động lực tự mở rộng kiến thức ngoài những gì đã học trên lớp
+ Không có phản hồi phát triển
Các hình thức kiểm tra chỉ đánh giá bằng điểm số mà không cung cấp phản hồi cụ thể để học sinh cải thiện
Ví dụ: Sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên chỉ trả điểm mà không đưa ra lời nhận xét chi tiết về những gì học sinh cần cải thiện hay phát triển thêm
Ảnh hưởng đến tự học: Khi không có phản hồi phát triển, học sinh sẽ không biết mình đã làm tốt hay sai ở đâu, dẫn đến việc họ không thể tự điều chỉnh hoặc cải thiện phương pháp học tập của mình
Kết luận
Phương pháp kiểm tra hiện tại của tôi chỉ tập trung vào việc ghi nhớ kiến thức mà không yêu cầu học sinh nghiên cứu hoặc suy luận sâu hơn sẽ không tạo điều kiện cho việc phát triển kỹ năng tự học Để khuyến khích tự học, các hình thức kiểm tra nên kết hợp các câu hỏi tư duy cao cấp, phản biện, và tạo cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu, suy luận và vận dụng kiến thức trong các tình huống thực tế
2 Quy trình giải quyết vấn đề
Tôi nhận thấy vấn đề này sẽ gây nhiều khó khăn cho học sinh trong khi
tự học vì vậy nó nên được giải quyết một cách nhanh chóng và triệt để Để giải quyết vấn đề này, tôi sẽ áp dụng quy trình giải quyết vấn đề với các bước cụ
Trang 10thể, kết hợp với việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật giảng dạy mà tôi đã biết
Ta có thể áp dụng từng bước cụ thể để giải quyết vấn đề về phương pháp kiểm tra không khuyến khích tự học như sau:
a Xác định vấn đề
Tôi đã áp dụng một cấu trúc rất hiệu quả giúp xác định vấn đề là 4W Cụ
thể: What (chuyện gì?); Where (Ở đâu?); When (Khi nào?); Who (Ai?) Như vậy, tôi đã rút ra được vấn đề của tôi như sau:
Phương pháp kiểm tra hiện tại trên lớp của tôi tập trung quá nhiều vào việc ghi nhớ kiến thức, không khuyến khích học sinh tự học và phát triển kỹ năng suy luận, nghiên cứu sâu và không có phản hồi phát triển
b Phân tích nguyên nhân
Nguyên nhân của vấn đề này có thể đến từ nhiều vấn đề, tôi đã phân tích
và đưa ra một số nguyên nhân căn bản như sau:
- Giảng viên không có đủ thời gian hoặc tài nguyên để thiết kế bài kiểm tra phức tạp hơn Thật vậy, tôi nghĩ nghề giáo là một nghề cần phải dành khá nhiều thời gian và tâm sức Mỗi tối về nhà phải chuẩn bị giáo án, bài giảng, chấm bài khiến tôi chưa có thời gian để nghĩ đến việc thiết kế kiểm tra sao cho chuyên nghiệp hơn
- Các câu hỏi kiểm tra chủ yếu chỉ yêu cầu ghi nhớ mà không cần phân tích, tổng hợp Tôi thường chỉ chọn lọc những câu hỏi lý thuyết trong sách và đưa vào bài như một cách kiểm tra sự học thuộc
- Thiếu câu hỏi mở hoặc bài tập thực hành giúp học sinh suy luận và áp dụng kiến thức
- Hệ thống đánh giá chủ yếu dựa trên kết quả thi cử, tập trung vào điểm
số thay vì quá trình học tập Tôi thường đặt trọng tâm vào việc học sinh đạt được bao nhiêu điểm trong các kỳ thi, mà không thực sự quan tâm đến quá trình học tập hay sự tiến bộ cá nhân của mỗi học sinh