Câu 1: (5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại. Câu 2: (5 điểm) Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Ngày tháng năm sinh: 23/03/2000
Nơi sinh: Thanh Hóa
SBD: 04
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa: 07/2024 NEC
Trang 2Năm: 2024
MỤC LỤC Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện
đại 1
I Tổng quan về giáo dục học, giáo dục học đại học 1
II Các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại 2
1 Xu hướng Quốc tế hóa 2
2 Xu hướng đại chúng hóa 2
3 Xu hướng đa dạng hoá 3
4 Chương trình giảng dạy chú trọng các năng lực cần thiết trong môi trường làm việc tương lai 3
5 Nâng cao chất lượng toàn diện 4
6 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học 4
7 Ứng dụng công nghệ cao vào quá trình giáo dục 5
Câu 2: Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới 6
1 Giáo dục ở Việt Nam 6
2 Giải pháp phát triển giáo dục đại học Việt Nam 7
a, Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục đại học 7
b, Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế đào tạo đại học 7
c, Phải thay đổi triết lý giáo dục đại học 8
d, Cải tiến cơ sở vật chất và công nghệ thông tin 9
e, Nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh từ các hoàn cảnh khó khăn 10
Trang 33 Kết luận 11
Trang 4Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại
I Tổng quan về giáo dục học, giáo dục học đại học
Giáo dục học là ngành khoa học nghiên cứu về quá trình, phương pháp
và nghệ thuật giáo dục con người Giáo dục học giúp đảm bảo rằng quá trình dạy và học diễn ra một cách có hệ thống và hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học Nó là một ngành khoa học nghiên cứu bản chất và các quan hệ có tính quy luật của quá trình hình thành con người như một nhân cách, trên cơ sở đó thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm đạt tới những kết quả tối ưu trong các điểu kiện
xã hội nhất định
Giáo dục đại học tập trung vào quá trình học tập và giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục sau trung học Giáo dục đại học không chỉ tập trung vào việc đào tạo sinh viên trưởng thành, cung cấp kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghiên cứu và chuẩn bị cho các nghề nghiệp cụ thể mà còn thúc đẩy phát triển tư duy phản biện, khả năng tự nghiên cứu, và khám phá các lĩnh vực mới Giáo dục đại học phục vụ mục tiêu chuẩn bị cho sinh viên bước vào thị trường lao động hoặc nghiên cứu chuyên sâu ở bậc cao hơn
Sự tiến bộ của hệ thống giáo dục đại học không chỉ bị tác động và điều chỉnh bởi các xu hướng phát triển của xã hội hiện đại mà còn đóng góp vào việc thúc đẩy các xu hướng đó Trong bối cảnh xã hội đang chuyển biến mạnh
mẽ, giáo dục đại học tại nhiều quốc gia đang đối mặt với vô số cơ hội cũng như thách thức lớn, đặc biệt là việc cân bằng giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo, nghiên cứu và cung cấp dịch vụ; cũng như giữa nhu cầu và nguồn lực phát triển Để đáp ứng những yêu cầu này, nhiều quốc gia
đã và đang thực hiện các cuộc cải cách và đổi mới sâu rộng trong lĩnh vực
Trang 5giáo dục đại học với nhiều xu hướng mới Một số xu hướng phát triển giáo dục đại học nổi bật được kể đến như sau:
II Các xu hướng phát triển giáo dục đại học hiện đại
1 Xu hướng Quốc tế hóa
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển nghiên cứu, giảng dạy và đổi mới, sự quốc tế hóa trong giáo dục ngày càng được xem là phương tiện để phát triển tầm nhìn và ảnh hưởng của cơ sở đào tạo cũng như của quốc gia
Các trường đại học tổng hợp, các trường đào tạo kỹ sư và các trung tâm nghiên cứu đã hợp nhau lại thành các cụm nghiên cứu với các chính sách nghiên cứu, điều phối và đào tạo được quyết định ở phạm vi khu vực chứ không phải ở phạm vi cơ sở đào tạo Các quy định mới về cấp thị thực nhập cảnh và yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính cho sinh viên quốc tế đã được thực hiện, thêm vào đó, việc gia tăng số lượng các khóa học ngoại ngữ
là một phần của sự quốc tế hóa này
Giáo dục xuyên quốc gia (Transnational education, TNE) là một phần của sự quốc tế hóa trong giáo dục đại học Tiêu biểu chính là hình thức mở các chi nhánh đại học quốc tế tại các quốc gia khác đã và đang phát triển rộng rãi, điển hình phải kể đến như Việt Nam
2 Xu hướng đại chúng hóa
Quy mô giáo dục Giáo dục đại học tăng nhanh Ở nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn quốc tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi 18- 26 lên đến 40-60% Xã hội hoá giáo dục đòi hỏi nhà trường khi đóng vai trò chính để truyền thụ kiến thức và hình thành nhân cách con người theo yêu cầu xã hội cần phải được hỗ trợ nhiều mặt bởi các thành phần của xã hội, của mọi thiết chế xã hội, của môi trường lao động, giải trí, nghỉ ngơi, các hoạt động truyền thông đại chúng, v.v đó là giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục
Thực hiện giáo dục cho mọi người đòi hỏi không chỉ đơn thuần ở việc
mở trường, mở lớp, cung cấp đủ người dạy, trang bị cơ sở vật chất sư phạm
2
Trang 6mà điều vô cùng quan trọng là nội dung giáo dục và đào tạo phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất Thực hiện giáo dục cho mọi người còn là việc mở rộng cho mọi người cơ hội lựa chọn các hình thức tổ chức giáo dục thích hợp với hoàn cảnh của mình
3 Xu hướng đa dạng hoá
Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ
và ngành nghề theo hướng hàn lâm (Academy) hoặc nghề nghiệp & công nghệ nặng về thực hành (Proffessional)
Giáo dục phải thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi người, giáo dục nhà trường chỉ được coi là có hiệu quả khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học tiếp tục học tập và rèn luyện Giáo dục suốt đời đòi hỏi con người phải học thường xuyên, do đó việc cập nhật những kiến thức phải trở thành một bộ phận cần thiết của giáo dục Việc học tập phải được tiến hành liên tục, đảm bảo cho mỗi người tiếp thu được kiến thức trong suốt cuộc đời, sự truyền bá những tài liệu tự đào tạo cần dựa trên mạng viễn thông để mỗi người đều có điều kiện học tập
4 Chương trình giảng dạy chú trọng các năng lực cần thiết trong môi trường làm việc tương lai
Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động trình độ cao, có chuyên môn, kỹ năng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng tăng Do đó, để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động, tăng tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng với ngành nghề được đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, mục tiêu đào tạo cần thay đổi theo hướng thúc đẩy sáng tạo, phát triển năng lực cá nhân; chương trình và phương thức đào tạo cần được đổi mới; năng lực của đội ngũ giảng viên trong việc thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy cần được nâng cao
Trang 7Kết quả KĐCL 392 CTĐT gần đây của các trường ĐH cho thấy, việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học đảm bảo cho người học đạt được chuẩn đầu ra trong thời gian ngắn nhất đã bước đầu đạt được như kỳ vọng Hơn 40% CTĐT được KĐCL đạt yêu cầu đối với tiêu chí có liên quan đến mức đóng góp của mỗi học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra của CTĐT
và các chuẩn đầu ra này đã được sự góp ý của các nhà tuyển dụng
Một điều quan trọng nữa của sinh viên đối với môi trường làm việc tương lai đó là tập trung vào kỹ năng mềm và kỹ năng thực hành Nhu cầu về các kỹ năng mềm như giao tiếp, lãnh đạo, và quản lý thời gian đang ngày càng tăng Nhiều trường đại học hiện nay không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn mà còn khuyến khích sinh viên phát triển các kỹ năng thực tiễn, chuẩn bị tốt hơn cho thị trường lao động
5 Nâng cao chất lượng toàn diện
Là một bộ phận của xã hội, giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng cần đáp ứng yêu cầu đào tạo con người cho xã hội Khi điều kiện kinh tế
- xã hội biến đổi, giáo dục đại học cần phải tiến hành cải cách nhằm đáp ứng yêu cầu mới của xã hội do sự biến đổi gây ra Để thực hiện được điều này, các trường đại học đã đề ra chiến lược, kế hoạch đào tạo bài bản học đi đôi với hành, sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tối đa mục đích ứng dụng thực tế Đồng thời, giáo dục con người cụ thể là sinh viên về thái độ, kỹ năng, chuyên môn là những tiêu chí quan trọng đảm bảo về chất lượng sinh viên
6 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
Nhiều trường đại học tại các quốc gia xây dựng theo hướng đại học nghiên cứu Đồng thời, chính phủ nhiều nước cũng hỗ trợ tối đa về kinh phí cho các trường đại học thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học đa quy
mô Tiêu biểu là các quốc gia Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Việt Nam, đã tăng cường hỗ trợ và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học Khi hoạt
4
Trang 8động nghiên cứu khoa học phát triển là cơ sở để đảm bảo sự phát triển của các lĩnh vực tại một quốc gia, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của quốc gia đó trên thế giới
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các Trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học & công nghệ
7 Ứng dụng công nghệ cao vào quá trình giáo dục
Công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và phân tích dữ liệu đang được sử dụng để nâng cao trải nghiệm học tập Những công nghệ này cho phép tạo ra các môi trường học tập phong phú và tương tác, giúp sinh viên nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả hơn
- Áp dụng công nghệ thông tin sẽ mở rộng năng lực của cá nhân nhằm giải quyết vấn đề trong suốt cuộc đời của họ
- Công nghệ thông tin đang tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục từ xa, mang mầm mống của một cuộc cách mạng sư phạm thực sự Trong phương thức giáo dục từ xa, các phương tiện thông tin như điện thoại, fax, thư điện tử cùng với máy tính nối mạng Internet đến các phương tiện truyền thông đại chúng như thu phát sóng truyền thanh, truyền hình đã làm thay đổi cách dạy
và học
- Yếu tố thời gian không còn là một ràng buộc, việc học cá nhân hoá, tuỳ thuộc từng người, giải phóng người học khỏi những ràng buộc về thời gian
- Yếu tố khoảng cách cũng không còn là sự ràng buộc, người học có thể tham gia giờ giảng mà không cần có mặt trong không gian của nhà trường
- Yếu tố quan hệ truyền thống giữa người dạy và người học chuyển sang người dạy trở thành người hỗ trợ, người học trở thành người chủ động
- Người học không chỉ thu nhận thông tin mà tuỳ theo nhu cầu và biến nó thành kiến thức Các phương tiện dạy học cổ truyền đơn giản (phấn bảng,
Trang 9giấy bút, sách vở v.v.) vẫn còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục
và đào đạo, nhưng những phương tiện nghe nhìn hiện đại sẽ được bổ sung và
sử dụng rộng rãi ngay trong phương thức dạy học mặt đối mặt Trong kỉ nguyên của công nghệ thông tin, các phương tiện hiện đại phục vụ cho giáo dục và đào tạo là không thể thiếu được Vì vậy, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học là một xu hướng tất yếu
Kết luận:
Có thể thấy, ngày nay, sự phát triển của giáo dục đại học trên thế giới chịu ảnh hưởng của quá trình vận động kinh tế - xã hội cũng như xu thế toàn cầu hóa Mặc dù mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa, tuy nhiên các trường đại học tại mỗi quốc gia khác nhau cơ bản sẽ có các xu hướng nêu trên Các trường đại học, với tư cách là trung tâm trí tuệ của xã hội, đang “gồng mình” bước những bước dài để tránh sự tụt hậu
so với sự biến đổi của thế giới, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao và ngày càng đa dạng từ nhiều phía
Đối với Việt Nam, vào ngày 12/10/2022, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học Thế giới 2023 (THE WUR 2023) Theo đó, Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng THE WUR 2023 Kết quả xếp hạng cho thấy sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học thế giới đang từng bước phát triển và gia tăng đáng kể
Câu 2: Anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục đại học
ở Việt Nam trong thời gian tới.
1 Giáo dục ở Việt Nam
Ở Việt Nam, quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Quan điểm
“giáo dục là quốc sách hàng đầu” đã thể hiện: giáo dục là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước, chính vì vậy mục tiêu của bất kỳ thời kỳ nào cũng đều phải nâng cao chất lượng giáo dục; Nói cách khác, giáo dục là bộ phận
6
Trang 10quan trọng hàng đầu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đối với từng địa phương, từng khu vực và cả nước; cần có những chính sách ưu tiên cao nhất cho giáo dục; phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội Vì vậy, phát triển giáo dục không chỉ là nỗi trăn trở của những người đứng đầu,
mà còn là trách nhiệm thiêng liêng và sứ mệnh cao cả của mỗi người giáo viên Mỗi nhà giáo đều góp phần vào việc định hình tương lai của thế hệ trẻ, giúp xây dựng một nền giáo dục chất lượng, bền vững, và mang lại lợi ích cho
xã hội Với tiêu chí đó, tôi xin đưa ra một số giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam như sau:
2 Giải pháp phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Một là, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ làm công tác quản
lý giáo dục đại học
Chất lượng hệ thống giáo dục đại học luôn gắn chặt với chất lượng đội ngũ giảng viên Để xây dựng và phát triển đội ngũ này, cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp, đồng thời áp dụng chính sách thu hút sinh viên giỏi
ở lại trường tham gia công tác giảng dạy Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học trong nước Việc có đội ngũ quản lý giáo dục đủ tâm, đủ tầm,
và đủ tài cũng rất quan trọng để sử dụng nhân lực một cách hiệu quả và giải quyết tốt các vấn đề trong giáo dục đại học theo tinh thần dân chủ Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục cần được cải thiện, vì hiện nay nghề giáo vẫn là một nghề có thu nhập thấp trong xã hội Cuối cùng, công tác thông tin và truyền thông cũng cần được đẩy mạnh để xã hội thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, vất vả của đội ngũ nhà giáo, từ đó giữ gìn và phát huy truyền thống "tôn sư, trọng đạo" của văn hóa Việt Nam
Trang 11Hai là, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học, tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế đào tạo đại học
Cần rà soát, sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện hệ thống sách, pháp luật,
và các quy định nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư vào giáo dục đại học Việt Nam Đồng thời, cần thúc đẩy việc tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học quốc tế hàng đầu mở cơ sở đào tạo tại Việt Nam, đặc biệt là các cơ sở hoạt động phi lợi nhuận Hiện nay, một số trường đại học nước ngoài đã liên kết và mở chi nhánh tại Việt Nam như Đại học RMIT (Úc), Đại học Việt - Nhật, Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) liên kết với tập đoàn FPT, và Đại học Staffordshire (Anh) liên kết với Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV)
Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia các chương trình trao đổi học tập, đồng thời tổ chức các hội thảo, tọa đàm quốc tế về chuyên môn và phương pháp giảng dạy đại học nhằm nâng cao trình độ học thuật và kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên Cần có cơ chế và chính sách khuyến khích, động viên các nhà khoa học tích cực công bố các kết quả nghiên cứu trên các ấn phẩm khoa học quốc tế có uy tín, coi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên trong các trường đại học
Ba là, phải thay đổi triết lý giáo dục đại học
Thực tiễn cho thấy, để "con tàu" giáo dục có thể tiến về phía trước, trước hết cần một triết lý giáo dục phù hợp Đây chính là nguyên lý nền tảng định hướng việc xác lập mục tiêu, nội dung, phương pháp và hoạt động của toàn bộ hệ thống giáo dục, được cô đọng trong một câu ngắn gọn Cần chuyển
từ mục tiêu giáo dục chủ yếu là truyền tải kiến thức sang trọng tâm dạy kỹ năng, dạy cách tự học và tư duy tự chủ Trong quá trình giảng dạy, sinh viên phải đóng vai trò chủ động, còn giảng viên là người hướng dẫn, định hướng,
hỗ trợ sinh viên trong việc tiếp thu kiến thức và giải đáp thắc mắc
8