1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài làm môn phát triển chương trình và tổ chức quá trình Đào tạo Đại học

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học
Tác giả NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Chuyên ngành PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 619,24 KB

Nội dung

Phân tích các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học. Xây dựng 01 đề cương học phần thuộc chương trình đào tạo của một ngành học cụ thể (tự chọn).

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ

TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH Ngày tháng năm sinh: 23/03/2000

Nơi sinh: Thanh Hóa

SBD: 04

Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng

Khóa: 07/2024 NEC

Năm: 2024

Trang 2

A Phân tích các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học

1 Giới thiệu chung

Phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học là một quy trình phức tạp và cần sự tham gia của nhiều bên liên quan Công tác phát triển chương trình đào tạo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra những chương trình đào tạo mới, được cập nhật, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội Mục tiêu của quy trình này không chỉ là tạo ra một lộ trình học tập phù hợp với xu thế phát triển của xã hội mà còn nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập vào môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo đại học không chỉ giới hạn ở việc truyền đạt kiến thức, mà còn phải giúp sinh viên phát triển kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo, và làm việc nhóm

Qua nghiên cứu các tài liệu, tôi nhận thấy có nhiều mô hình về phát triển CTĐT được đưa ra, tuy nhiên, tựu chung lại có một số bước cơ bản như sau: Phân tích nhu cầu hoặc bối cảnh, xác định mục tiêu, thiết kế CTĐT, thực hiện CTĐT, đánh giá CTĐT, cụ thể như sau:

2 Các bước phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học

Bước 1 Phân tích bối cảnh và nhu cầu đào tạo:

Bước đầu tiên trong việc phát triển chương trình đào tạo là phân tích tình hình Đây là bước cơ bản và quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo và tình hình thực tế của ngành học, xã hội, và môi trường làm việc CTĐT phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế

Nội dung của bước phân tích bao gồm việc khảo sát các nhu cầu thực tế từ nền kinh tế và xã hội, xu hướng công nghệ mới, và những kỹ năng mà sinh viên cần có sau khi tốt nghiệp Bên cạnh đó, quá trình này còn xem xét chương trình đào tạo hiện tại của trường đại học đang hoạt động như thế nào,

Trang 3

có những ưu điểm và khuyết điểm gì

Bước 2 Xác định mục đích chung và mục tiêu cụ thể:

Tức là xác định “cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp Một chương trình đào tạo cần có mục tiêu rõ ràng về kiến thức và kỹ năng mà sinh viên sẽ đạt được sau khi hoàn thành Các mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn phải chú trọng đến phát triển kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, và làm việc nhóm

Bước 3 Thiết kế CTĐT:

Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT

Đây là giai đoạn chi tiết nhất trong quy trình phát triển chương trình đào tạo Việc thiết kế phải đảm bảo rằng nội dung chương trình không chỉ bao phủ đầy

đủ các kiến thức cơ bản mà còn tích hợp được các yếu tố kỹ năng thực hành

và nghiên cứu

Bước 4 Thực thi CTĐT

Đây là quá trình đưa chương trình vào áp dụng trong thực tế, bao gồm việc triển khai giảng dạy, phân công giảng viên, và cung cấp các điều kiện học tập Trong giai đoạn này, các giảng viên cần được đào tạo và chuẩn bị để giảng dạy theo các phương pháp và nội dung mới được thiết kế.Thực thi chương trình đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bên, từ ban lãnh đạo trường, khoa, đến các giảng viên và sinh viên Việc thực thi không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn phải đảm bảo rằng các sinh viên có cơ hội trải nghiệm

và áp dụng những gì họ đã học được

Bước 5 Đánh giá CTĐT:

Đây là bước then chốt để xác định xem chương trình đào tạo đã thực sự đáp ứng được các mục tiêu đề ra hay chưa Việc đánh giá chương trình cần được thực hiện trên cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa

Trang 4

học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên và người sử dụng lao động

Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để điều chỉnh và cải tiến chương trình Một chương trình đào tạo không bao giờ là cố định mà cần phải được điều chỉnh thường xuyên dựa trên các thay đổi trong nhu cầu xã hội và yêu cầu từ thị trường lao động Quá trình đánh giá không chỉ tập trung vào nội dung chương trình mà còn bao gồm cả phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, và các yếu tố hỗ trợ khác

3 Kết luận

Phát triển CTĐT là một quy trình khép kín, không có bước kết thúc Điều quan trọng là mỗi bước phải được giám sát và đánh giá ngay từ đầu Từ việc phân tích tình hình, xác định mục tiêu, thiết kế, đến thực thi và đánh giá, mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một chương trình đào tạo hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của xã hội Trong quy trình phát triển CTĐT, các nhóm liên quan được đặt giữa nhằm nhấn mạnh sự tham gia trong suốt quá trình phát triển CTĐT Phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học

là một quy trình phức tạp và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác nhau có các bên liên quan khác nhau Tham gia vào phát triển CTĐT, mỗi bên liên quan có những mối quan tâm khác nhau: Ví dụ GV, SV quan tâm nhiều hơn tới công việc giảng dạy được thực hiện như thế nào; trong khi nhà quản lí đào tạo hay đơn vị sử dụng nguồn nhân lực lại quan tâm nhiều tới kết quả đầu ra của sản phẩm đào tạo – chất lượng SV

Tuy nhiên, mức độ tham gia của các bên liên quan trong từng giai đoạn của quy trình cần được Nhóm công tác phát triển CTĐT và các nhóm liên quan xác định

Các bên liên quan trong phát triển CTĐT là những nhóm người hay cá nhân có mối quan tâm về đào tạo hoặc là những người hưởng lợi Hiện nay,

Trang 5

nhiều chuyên gia giáo dục đề xuất, phát triển CTĐT cần có sự tham gia của 5

“nhà”: Giảng viên, nhà quản lí, sinh viên, chủ doanh nghiệp và chuyên gia phát triển CTĐT Có thể chia các bên liên quan thành nhóm bên trong và nhóm bên ngoài Nhóm bên trong bao gồm các bên liên quan tham gia hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo và nằm trong đơn vị đào tạo (như nhà quản lý, nhà giáo, sinh viên) Nhóm bên ngoài bao gồm các bên liên quan nằm ngoài đơn vị đào tạo, không tham gia trực tiếp hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình đào tạo (như doanh nghiệp, người sử dụng lao động…) Chương trình đào tạo không chỉ giúp sinh viên phát triển về mặt học thuật

mà còn trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp

B Đề cương học phần Ngữ pháp Tiếng Nhật sơ cấp 1 thuộc chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Nhật

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT SƠ CẤP 1

Mã số môn học: MH 13 Thời gian: 50 giờ- (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 18 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC

1 Vị trí: là một trong những môn học đầu tiên trong chương trình đào tạo cao

đẳng nghề tiếng Nhật

2 Tính chất: là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cao đẳng nghề

tiếng Nhật

II MỤC TIÊU MÔN HỌC

1 Kiến thức:

- Ghi nhớ những mẫu ngữ pháp sơ cấp trong 6 bài đầu

- Thành thạo cách chia động từ thể て thành những dạng thức khác nhau để cho ra những mẫu ngữ pháp có ý nghĩa và cách dùng khác nhau

- Kết hợp các thể động từ với những cấu trúc ngữ pháp nói về khả năng, sở thích hay kinh nghiệm của bản thân

Trang 6

- Trang bị thêm khoảng 100 từ vựng

2 Kỹ năng

- Ứng dụng được các thể động từ trong viết câu, và đàm thoại

- Viết được các dạng mẫu câu đơn giản

- Ứng dụng những kiến thức đã học để viết bài sakubun ngắn

3 Thái độ

- Luyện tập thường xuyên để nắm vững ngữ pháp, vốn từ

- Có ý thức, yêu thích việc học Tiếng Nhật

- Tích cực học tập và tự trang bị kiến thức cần thiết để không gặp trở ngại khi

thực hành bài tập trên lớp cũng như khi giao tiếp

III NỘI DUNG MÔN HỌC

1 Nội dung chung

Hai bảng chữ cái tiếng Nhật và những cấu trúc câu cơ bản dùng trong giao tiếp hàng ngày: chào hỏi, di chuyển, sai khiến, đề nghị Học về các loại

từ và cách lắp ghép chúng trong câu

2 Nội dung chi tiết

Buổi 1 Làm quen với bảng chữ cái Hiragana Thời gian: 5 giờ

- Mục tiêu: Nhận biết và đọc được tất cả các chữ trong bảng chữ cái Hiragana

- Nội dung: Hàng あ, hàng か, hàng さ, hàng た, hàng な, hàng は, hàng ま, hàng ら, hàng や、わ、を、ん

Buổi 2 Làm quen với bảng chữ cái Katakana Thời gian: 5 giờ

- Mục tiêu: Nhận biết và đọc được tất cả các chữ trong bảng chữ cái Hiragana

- Nội dung: Hàng ア, hàng カ, hàng サ, hàng タ, hàng ナ, hàng ハ, hàng マ, hàng ラ, hàng ヤ, ワ, ヲ, ン

- Mục tiêu: Làm quen với mẫu hội thoại tiếng Nhật cơ bản

Trang 7

- Nội dung: わたしはマイク・ミラーです。

- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được các mẫu ngữ pháp cơ bản về sở hữu

- Nội dung:

これはじしょです。 これはコンピューターの本です。

Buổi 5 第 3 課:これをください Thời gian: 5 giờ

- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được các mẫu ngữ pháp cơ bản miêu tả vị trí

- Nội dung: ここは食堂です。 エレベーターはあそこです。

Buổi 6 復習 A Thời gian: 5 giờ

- Nội dung: Ôn lại toàn bộ các mẫu ngữ pháp đã học từ bài 1 đến bài 5; Làm bài tập luyện tập; Kiểm tra giữa kỳ

Buổi 7 第 4 課:そちらは何時までですか Thời gian: 5 giờ

- Mục tiêu: Hiểu và vận dụng được cách chia thể ます cũng như các trợ

- Nội dung: 今4時5分です。 わたしはきのう勉強しました。

- Mục tiêu: Sử dụng được các các mẫu chỉ sự di chuyển

- Nội dung: わたしは京都へ行きます。

- Mục tiêu: Sử dụng được các mẫu câu về mời mọc hoặc đề nghị

- Nội dung: いっしょに神戸

こ う べ

へ行きませんか。 ちょっと休みましょう。

- Nội dung: Ôn lại toàn bộ các mẫu ngữ pháp đã học từ buổi 1 đến buổi 9;

Trang 8

Làm bài tập luyện tập, làm đề cương cuối kỳ

IV ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1 Phòng học:

- Học tại lớp học lý thuyết

2 Trang thiết bị dạy học:

- Máy chiếu, Projector, màn chiếu, máy tính

3 Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

- Giáo trình, đề cương, giáo án, bài giảng

- Câu hỏi thảo luận và bài tập thực hành

V PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

STT Thời

điểm KT

Hình thức KTĐG

Công cụ KTĐG

Trọng

số (%)

Thang điểm

Tiêu chí đánh giá

phần

Kiểm tra trắc nghiệm;

Tự luận

Làm bài

cá nhân trên giấy

Hiểu kiến thức cơ bản của các chương và vận dụng kiến thức để làm bài tập

2

Thường

trình; Thảo luận nhóm;

Chuyên cần

- Bài viết

- Báo cáo

- Khả năng thu thập tài liệu

- Tư duy logic

- Khả năng lý luận

- Khả năng trình

bày

học phần

Thi trắc nghiệm, tự luận

Làm bài

cá nhân trên giấy

- Hiểu những kiến thức cơ bản của các chương

Trang 9

- Vận dụng kiến thức để làm bài tập ứng dụng

VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔN HỌC

1 Phạm vi áp dụng chương trình:

Chương trình môn học được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng

2 Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:

Hình thức giảng dạy chính của môn học: Lý thuyết trên lớp kết hợp với thảo luận nhóm

Giảng viên:

- Trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy

- Thuyết giảng

- Hướng dẫn thảo luận nhóm, bài tập thực hành

Sinh viên:

- Nghiên cứu tài liệu trước ở nhà

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giảng viên

- Tham dự lớp học đầy đủ (không nghỉ học quá 20% tổng số giờ làm việc trên lớp)

- Tích cực xây dựng bài học trên lớp và thực hiện đủ các bài tập theo yêu cầu của giảng viên

- Đọc và tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung học phần hàng tuần

3 Tài liệu học tập

- Tài liệu bắt buộc:

(1) Nhiều tác giả, 2014, みんなの日本語初級Ⅰ– 本冊, NXB 3A Corporation

- Tài liệu tham khảo:

Trang 10

(1) Nhiều tác giả, 2014,みんなの日本語初級Ⅰ-基準問題集, NXB 3A (2) Nhiều tác giả, 2002, みんなの日本語初級1-書いて覚える文型練習

VII KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Trường Cao đẳng

Việt Mỹ Hà Nội KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

Học kỳ: Từ ngày: đến ngày: Thông tín khác:………

GIẢNG

LÊN LỚP

DỰ KIẾN

THIẾT BỊ/DỒ DÙNG CẦN THIẾT

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

bảng chữ cái

Hiragana

bảng chữ cái

Katakana

して

らお世話になり

ます

ください

Kiểm tra giữa kỳ

は何時から何時

までですか

Trang 11

STT TÊN BÀI

GIẢNG

LÊN LỚP

DỰ KIẾN

THIẾT BỊ/DỒ DÙNG CẦN THIẾT

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

車は甲子園へ行

きますか

ょに行きません

Ngày đăng: 04/10/2024, 16:11

w