1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LV ThS KHGD - Quản lý hoạt động học 2 buổi ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

110 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Sư phạm Huế
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 157,49 KB

Nội dung

Trong đó, ởnước ta, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như: Thái Duy Tuyên, ĐặngQuốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc… Có thể kể ra một số đề tài, công trình

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BGDĐT : Bộ Giáo dục đào tạoCBQL : Cán bộ quản lýCMHS : Cha mẹ học sinhCSVC : Cơ sở vật chất

Trang 2

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của hội nhậptoàn cầu, phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, vì thế, giáo dục cũng luôn đổi mới đểphát triển phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của xã hội Hơn lúc nào hết, hiệu quảgiáo dục rất được quan tâm và coi trọng, thực sự là “quốc sách hàng đầu”, giáo dụccàng trở nên quan trọng hơn, có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến mọi mặt đời sống xãhội

Trong công cuộc đổi mới đất nước, đổi mới giáo dục, Đảng và nhà nước đã

có những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, đáp ứng đòi hỏi của xã hộitrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Những quan điểm, tưtưởng, phương hướng phát triển giáo dục được Đảng ta xác định từ Đại hội IX chođến Đại hội XII luôn khẳng định, nhất quán Trong Văn kiện đại hội XII, Đảng tađưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồnnhân lực, xác định đây là một kế sách, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính độtphá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI,khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ,dạy nghề”

Thực trạng tiếp cận thực hiện chương trình giáo dục theo Nghị quyết40/2000 là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với phương châm xây dựng nộidung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằmnâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn vàtruyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triểntrong khu vực và thế giới Tuy vậy, với điều kiện vốn có, với quỹ thời gian học tậphiện hành khó để giải quyết được khối lượng kiến thức được hệ thống, tích hợpngày càng lớn So với một số nước, chúng ta còn huy động quá ít thời gian tham giahọc tập và thực hiện các HĐ giáo dục tại trường

Trang 3

Trong thực tiễn HĐ giáo dục, vai trò của nhà trường càng chiếm ưu thế hơn

và có tính hiệu quả cao hơn, khi yếu tố gia đình và xã hội chịu nhiều áp lực từ kinh

tế thị trường, từ các HĐ xã hội, từ việc tiếp cận đổi mới phương pháp giáo dục, từkinh tế gia đình và cuộc sống đời thường lấn át… Vì vậy, nhà trường có ý nghĩaquyết định đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ tương lai của đất nước

Chuẩn hóa hệ thống nhà trường tạo điều kiện đưa giáo dục Việt Nam hộinhập với các nước trong khu vực và thế giới Các nước trong khu vực và trên thếgiới có điều kiện kinh tế phát triển, có nền giáo dục tiên tiến đều thực hiện DH 2buổi/ngày đối với HS TH Nước ta, không nằm ngoài xu thế đó, được thể hiện rõ ởThông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo, tại điều 21, mục c, ở tiêu chuẩn 5: về HĐ và kết quả giáo dục,

quy định trường TH đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2: “Có ít nhất 80% HS học 2 buổi/ ngày và có kế hoạch để tất cả HS được học 2 buổi/ngày”.

Trường TH tổ chức HĐDH từ 1 buổi/ngày sang 2 buổi/ngày là xu hướngphát triển tất yếu để GD TH có điều kiện, nền tảng thuận lợi được học tập, GD, sinhhoạt và vui chơi cả ngày trong những ngày đến trường (sáng-trưa-chiều), nơi đó HSđược chăm sóc giáo dục toàn diện, được đáp ứng các yêu cầu phát triển cá nhântrong một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn

Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là trung tâm phát triển kinh tế - xã hội khámạnh so với các địa phương trong tỉnh Huyện đạt chuẩn Quốc gia phổ cập chống

mù chữ từ năm 1999, phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi năm 2006, phổ cập THCSnăm 2005; kinh tế phát triển khá mạnh, lại có truyền thống hiếu học, con em đượccha mẹ quan tâm, chăm lo Trong những năm qua, GD&ĐT huyện Vĩnh Linh nóichung, các trường TH của huyện nói riêng đã chú trọng việc tăng cường, xây dựng

cơ sở vật chất trường, lớp đáp ứng nguyện vọng học 2 buổi/ngày cho HS Hiện nay

đã có 24/24 trường TH đều có HS học 2 buổi/ngày và đã mang lại nhiều đóng góptích cực cho sự phát triển chung của giáo dục huyện Vĩnh Linh

Muốn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đối với giáo dục TH hiện nay,trước hết các đơn vị nhà trường phải tập trung đổi mới tổ chức QL HĐ DH, đặc biệt

là HĐ DH 2 buổi/ngày Đây là HĐ trọng tâm, cơ bản của các trường học, có ảnh

Trang 4

hưởng to lớn, trực tiếp đến chất lượng giáo dục Như vậy, nâng cao chất lượng QL

DH 2 buổi/ngày trong giai đoạn hiện nay ở huyện Vĩnh Linh mang tính cấp thiết, lànhiệm vụ quan trọng để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cấp TH

Từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động học 2 buổi/ngày của hiệu trưởng các trường tiểu học ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng về công tác

QL HĐ DH 2 buổi/ngày ở các trường TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, luậnvăn đề xuất các biện pháp QL của HT nhằm nâng cao hiệu quả HĐ DH 2 buổi/ngàycác trường TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác QL HĐ DH 2 buổi/ngày của HT

trường TH

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp QL HĐ DH 2 buổi/ngày của HT các

trường TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

4 Giả thuyết khoa học

Nếu nghiên cứu, đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp QL một cáchkhoa học, phù hợpc với thực tiễn nhà trường, sẽ nâng cao được chất lượng DH 2buổi/ngày, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnhQuảng Trị

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác QL HĐ DH 2 buổi/ngày ở trườngTH

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng QL của HT đối với HĐ DH 2 buổi/ngày ởcác trường TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐ DH 2 buổi/ngày ở các trường THhuyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Trang 5

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phân loại tài liệu,… nhằmxây dựng cơ sở lý luận về quản lý HĐ DH 2 buổi/ngày ở trường TH

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn… nhằm khảo sát thực trạngquản lý HĐ DH 2 buổi/ngày ở các trường TH huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vàthu thập thêm các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

6.3 Phương pháp thống kê toán học: Thống kê bằng phần mềm SPSS

thông qua điều tra bằng bảng hỏi nhằm xử lý kết quả nghiên cứu

7 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng QL HĐ DH 2 buổi/ngày ở 10 trường

TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, từ năm học 2014-2015 đến năm học 2017

2016-8 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được cấu trúc thành 3 phần:

Phần 1: Mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung: gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về QL HĐ DH 2 buổi/ngày ở trường TH.

Chương 2: Thực trạng QL HĐ DH 2 buổi/ngày các trường TH huyện Vĩnh

Trang 6

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QL HĐ DH 2 BUỔI/NGÀY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đặt ra yêu cầu:

“GD&ĐT có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển GD&ĐT cùng với sự phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho GD là đầu tư phát triển”.

Trong hệ thống GD quốc dân, GD TH giữ một vị trí, vai trò đặc biệt quantrọng nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn vàlâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hìnhthành nhân cách con người Việt Nam

Trong công tác GD, DH là một HĐ đặc thù, giữ vị trí trung tâm, chi phối mọi

HĐ khác trong nhà trường và quyết định chất lượng GD của nhà trường Nhiều nhàkhoa học và nhà QL trong nước, nước ngoài đã đề cập đến công tác QL HĐDH vàxem QL HĐDH là nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng GD Trong đó, ởnước ta, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này như: Thái Duy Tuyên, ĐặngQuốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc…

Có thể kể ra một số đề tài, công trình nghiên cứu như sau: Tác giả Thái DuyTuyên, trong cuốn “GD học hiện đại”, đã đề cập đến nội dung, PP, phương tiện DH

và tổ chức quá trình DH; tác giả Đặng Quốc Bảo, với cuốn “Một số khái niệm về

QL GD", đã nghiên cứu về khái niệm QL GD; tác giả Trần Kiểm trong cuốn “Khoahọc QL GD – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” và “Khoa học QL nhà trường phổthông”, đã đề cập đến chức năng, nguyên tắc, PP và công cụ QL GD, những biệnpháp nâng cao hiệu quả công tác QL của HT – các biện pháp chỉ đạo HĐ giảng dạy,

GD của GV và các biện pháp QL HĐ học tập của HS… Các công trình nghiên cứucủa họ đều khẳng định và chứng minh vai trò quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc của

Trang 7

công tác QL GD đối với việc nâng cao chất lượng GD, chất lượng DH trong các nhàtrường.

Trong hệ thống GD phổ thông, GDTH nhằm hướng đến mục tiêu “giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở”, tạo nền móng, tiền đề vững chắc, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn

diện nhân cách của mỗi con người

Để đáp ứng nhu cầu học tập của HS và phù hợp với sự phát triển của xã hội,

từ những năm 2000, các trường TH ở huyện Vĩnh Linh, nếu đủ điều kiện CSVC cóchiều hướng chuyển từ DH 1 buổi/ngày sang DH 2 buổi/ngày, căn cứ theo Hướngdẫn số 6627/BGDĐT, ngày 18/9/1996 về việc “Hướng dẫn thực hiện DH 2buổi/ngày ở tiểu học” của Bộ GD&ĐT Việc tổ chức DH 2 buổi/ngày ở các trường

TH đến nay đã trở thành chủ trương chung của ngành GD, là một trong những nộidung của tiêu chuẩn trường TH đạt chuẩn quốc gia hiện nay

“Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan” Nhận thức

được tầm quan trọng của DH 2 buổi/ngày, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu vấn đề này Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành QL GDthuộc Đại học Huế đã đề cập đến: “Một số biện pháp phát triển đội ngũ QL trường

TH DH 2 buổi/ngày ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay” của Hoàng Thị Lý(2004); “Biện pháp QL HĐDH 2 buổi/ngày của HT ở các trường TH TP Thủ DầuMột, tỉnh Bình Dương” của Nguyễn Thanh Huyền (2015); “Biện pháp QL HĐDH 2buổi/ngày ở các trường TH thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị” của Trần Thị HoàiNam (2016)… Các đề tài này đã tập trung đề cập đến các biện pháp về QL của HTtrường TH DH 2 buổi/ngày trên những địa bàn khác nhau với tính chất đặc thù riêngcủa từng lĩnh vực nghiên cứu

Ở luận văn này, chúng tôi tập trung vào khảo sát thực trạng công tác QLHĐDH 2 buổi/ngày của HT các trường TH ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Từ

đó, đề xuất biện pháp QL phù hợp với điều kiện địa phương và đặc thù của cấp họcTH

Trang 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Bản thân khái niệm QL có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng

và nghĩa hẹp Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên

QL cũng có nhiều cách giải thích, lý giải khác nhau Có người xem khái niệm QL làchức năng cơ bản (Henri Fayol), hoặc nhằm vào hiệu quả thuần túy (F.W.Taylor),hoặc nhấn mạnh vào yếu tố thông tin (M.I.Kondakop), hoặc khẳng định QL là HĐthiết yếu, nó đảm bảo phối hợp các nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu củanhóm (tổ chức) và của cộng đồng

Tác giả Hà Thế Ngữ cho rằng: “QL là một quá trình định hướng, quá trình

có mục tiêu, QL một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”.

Theo tác giả Trần Kiểm: “QL nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “QL nghĩa là trông coi, giữ gìn, tổ chức và điều khiển các HĐ theo yêu cầu nhất định”.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “HĐ QL là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể QL đến khách thể QL trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”.

Khái niệm QL được các nhà nghiên cứu đưa ra gắn với từng lĩnh vực QL vàtừng lĩnh vực HĐ, nghiên cứu cụ thể Nhưng có sự thống nhất về bản chất HĐ QL

là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tincủa chủ thể QL đến khách thể QL Có thể hiểu: Quản lí là nghệ thuật hoàn thànhcông việc thông qua người khác

Hiện nay, QL thường được định nghĩa rõ hơn: QL là quá trình đạt đến mụctiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các HĐ (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉđạo (lãnh đạo) và kiểm tra QL có 4 chức năng cơ bản đó là: kế hoạch hóa, tổ chức,chỉ đạo và kiểm tra Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liênquan mật thiết với nhau, tạo thành một chu trình QL

Trang 9

Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát: QL là tác động có định hướng, cóchủ đích của chủ thể QL (người QL) đến khách thể QL (người bị QL) trong một tổchức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu của tổ chức.

1.2.2 Quản lý giáo dục

Có nhiều cách hiểu khác nhau về QLGD Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QL

GD theo nghĩa tổng quát là HĐ điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúcđẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội”

Tác giả Phạm Minh Hạc định nghĩa: “QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối nguyên lý GD của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình DH – GD thế hệ trẻ, đưa GD tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”.

Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể

QL tới khách thể QL nhằm đưa HĐ sư phạm của hệ thống GD đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.

Như vậy, có thể hiểu: QL GD là quá trình tác động có mục đích, có hệ thống,

có kế hoạch của chủ thể QL đến khách thể QL, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồnlực nhằm đưa HĐ sư phạm của tổ chức đơn vị QL đi đến mục tiêu GD của Đảng,Nhà nước đặt ra Mà GD là một hiện tượng xã hội đặc biệt, có vai trò quan trọng đốivới với sự tồn tại và phát triển xã hội, thể hiện thông qua các chức năng GD QL

GD là một bộ phận của QL xã hội, là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi pháttriển nền GD ngày càng tiến bộ hơn Vì vậy, để các cơ sở GD được tồn tại và pháttriển thì phải có QL GD, bởi vì QL GD là nhiệm vụ sống còn của một nhóm, tập thểđơn vị GD

1.2.3 Quản lý trường học

Trường học là tổ chức cơ sở giáo dục trực tiếp của ngành, là một hệ thốngcông trong hệ thống giáo dục Quốc dân Cụ thể hơn, trường học là tế bào của hệthống giáo dục các cấp từ trung ương đến địa phương, là thành tố khách thể cơ bảncủa tất cả các cấp QL giáo dục, đồng thời nó là một hệ thống độc lập, tự quản của

Trang 10

xã hội Bởi vậy mọi hành động của QLGD cấp trên đều phải hướng về trường học.

Có thể nói là QLGD suy cho đến cùng là QL trường học

P.V.Zimin cho rằng: “QL nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm riêng biệt,

hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch, có hướng đích của chủthể QL lên các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội –kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình DH và GD thế hệ đang lớn lên”

Khái niệm QL nhà trường đã được nhiều tác giả bàn đến Phạm Minh Hạc đã

khái quát: QL nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS”.

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “QL trường học là lao động của các cơ quan QL nhằm tập hợp và tổ chức lao động của GV, HS và các lực lượng GD khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng GD&ĐT nhà trường”.

Phạm Minh Hạc có viết: “QL nhà trường là thể hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để hướng tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng HS”.

Từ những định nghĩa của các nhà khoa học GD, có thể nói rằng: QL trườnghọc là hệ thống những HĐ tự giác của chủ thể QL đến đối tượng QL (các HĐ GD,HĐDH, GV, HS, các điều kiện) nhằm đưa nhà trường vận hành theo các quy địnhcủa nhà nước, của ngành để đạt được mục tiêu GD&ĐỐI TƯỢNG

1.2.4 Hoạt động dạy học

HĐ DH quá trình gồm hai HĐ thống nhất biện chứng: HĐ dạy của GV và

HĐ học của HS nhằm hướng tới các mục tiêu DH DH là HĐ đặc thù nhất, điểnhình nhất, đồng thời có tác động chi phối mạnh mẽ đến tất cả các HĐ GD kháctrong nhà trường Trong đó, dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của GV, ngườihọc tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển HĐ học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ DH Trong quá trình DH, HĐ dạy của GV có vai trò chủ đạo, HĐ

Trang 11

học của HS có vai trò tự giác, chủ động, tích cực Nếu thiếu một trong hai HĐ, quátrình DH không được diễn ra.

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “DH là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy được để biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân”.

Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Quá trình DH là một quá trình

sư phạm bộ phận, một phương tiện trao đổi học vấn, phát triển GD và phẩm chất

GD, nhân cách thông qua sự tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội một cách có hệ thống những tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và thực hành”.

Theo Đặng Quốc Bảo: “HĐDH là HĐ đặc trưng cho bất cứ loại hình nhà trường và xét theo quan điểm tổng thể DH chính là con đường GD tiêu biểu nhất”.

Như vậy, HĐDH là quá trình tương tác giữa người dạy và người học, trên cơ

sở người dạy tổ chức, điều kiện, thiết kế các HĐ của người học để người học tựgiác, tích cực, chủ động tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh tri thức thông qua các HĐ họctập, giúp người học lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức của nhân loại, tự hình thànhcác phẩm chất, năng lực và hoàn thiện nhân cách của mình HĐDH bao gồm HĐdạy của GV và HĐ học của HS Hai HĐ này có sự tác động qua lại với nhau, thốngnhất và quy định lẫn nhau

* HĐ dạy của GV

GV là chủ thể của HĐ dạy, thực hiện chức năng tổ chức, hướng dẫn, điềukhiển, điều chỉnh, định hướng HĐ học của HS nhằm đạt được mục tiêu DH, qua đóphát triển trí tuệ, năng lực, phẩm chất, góp phần hình thành nhân cách sự phát triểntoàn diện ở HS

Theo tác giả Lê Văn Hồng: “HĐ dạy của GV là sự tổ chức, điều kiện tối ưu quá trình HS lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách của mình”.

Nội dung, chương trình, kế hoạch DH tùy theo mức độ, lứa tuổi, đặc điểmtâm sinh lý,… của HS được Bộ GD&ĐT quy định trong chương trình và sách giáokhoa phổ thông Để thực hiện HĐ dạy, GV phải có những hiểu biết cơ bản về

Trang 12

chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch DH và có kiến thức về chuyên môn nghiệp

vụ sư phạm để chuẩn bị bài lên lớp (soạn giáo án, chuẩn bị và tự làm ĐDDH), tổchức giờ lên lớp, sử dụng linh hoạt, sáng tạo hệ thống PPDH, hình thức DH,phương tiện DH phù hợp tình hình thực tế, để đạt mục tiêu cụ thể của từng tiết học,mục tiêu chung của quá trình DH Đồng thời, có kế hoạch thực hiện công tác phụđạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, đánh giá kết quả học tập của HS

* HĐ học của HS

“HĐ học là HĐ đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác

là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những hình thức hành vi và những dạng

HĐ nhất định”.

HS là chủ thể HĐ học, là nhân vật trung tâm của quá trình DH HS tham giavào các HĐ học tập một cách tích cực, tự giác và chủ động nhằm vận dụng nhữngkiến thức, kỹ năng đang có để giải quyết những nhiệm vụ học tập Qua đó, thựchiện chức năng lĩnh hội và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, phát triển năng lực, hình thành nhân cách theo mục tiêu GD Nhờ đó,người học chiếm lĩnh tri thức nhân loại, hình thành các phẩm chất, năng lực của bảnthân, để vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề thực tiễn

Nội dung, PP, hình thức học của HS được quy định bởi đặc trưng riêng củamôn học GV là người lựa chọn, sử dụng PP, hình thức học của HS để phù hợp vớimôn học, bài học, trình độ nhận thức, năng lực của HS và điều kiện cụ thể của nhàtrường Đồng thời, phải đảm bảo HĐ học của HS đạt được mục tiêu DH, tạo nênhứng thú cho người học và để đạt hiệu quả, chất lượng DH cao nhất HĐ học của

HS phải tiến hành học tập tại trường và kết hợp với học tập rèn luyện ở gia đình

* Sự thống nhất biện chứng giữa HĐ dạy và HĐ học

HĐ dạy và HĐ học có mối quan hệ chặt chẽ biện chứng, thể hiện ở mối quan

hệ tương tác, đồng thời diễn ra giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, chương trình,

PP, phương tiện (CSVC&TBDH) của HĐ dạy và HĐ học

1.2.5 Dạy học 2 buổi/ngày

Trang 13

DH 2 buổi/ngày được hiểu là hình thức tổ chức cho HS đến trường để rènluyện và học tập 2 buổi trong ngày (buổi sáng và buổi chiều), tùy theo điều kiện mà

có thể tổ chức học 2 buổi/ngày ở một số ngày hoặc tất cả các ngày học trong tuần.Nếu tính theo đơn vị là buổi học thì mỗi tuần có thể học từ 7 đến 10 buổi Mục tiêucủa DH 2 buổi/ngày nhằm giảm bớt căng thẳng, mỏi mệt, giãn thời gian học tập cho

HS từ 1 buổi (sáng hoặc chiều) trong ngày thành 2 buổi học Đồng thời, có thêmthời gian GV tổ chức cho HS hoàn thành các nhiệm vụ học tập ngay tại lớp, DHthêm một số nội dung tự chọn, tổ chức các HĐ ngoài giờ lên lớp, tạo cơ hội thuậnlợi để phát triển một số năng lực, phẩm chất cho HS và góp phần nâng cao chấtlượng GD toàn diện

1.2.6 Quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

QL HĐDH 2 buổi/ngày là quá trình tác động của chủ thể QL (HT) đến kháchthể QL (cán bộ, GV, nhân viên, HS và các điều kiện hỗ trợ HĐDH) nhằm tổ chức,chỉ đạo vận hành quá trình DH trong nhà trường đạt tới mục tiêu nhiệm vụ DH đãđịnh với chất lượng và hiệu quả cao nhất, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàndiện GD nói chung, GDTH nói riêng QL HĐDH trong nhà trường là QL toàn bộviệc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập của trò theo nội dung giáo dục toàndiện nhằm thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng Do đó, những tácđộng của nó lên hệ thống phải là những tác động kép, tác động lên HĐ dạy, đồngthời phải chuyển hóa HĐ đó thành HĐ học để đạt tới mục tiêu giáo dục Và chínhtrong quá trình thực hiện sự chuyển hóa đó sẽ phải có sự điều hành, phối hợp tácđộng của các lực lượng khác, nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp tác động đếnHĐDH

QL HĐDH trong nhà trường TH nói chung và trường học 2 buổi/ngày nóiriêng có những điểm chung, bên cạnh đó, QL HĐDH 2 buổi/ngày có những điểmriêng, mang tính phức tạp hơn, khó khăn hơn so với trường DH 1 buổi/ngày về quản

lý thời gian, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, quản lý điều kiện, cơ sở vậtchất kỹ thuật đáp ứng, quản lý về phát triển thể chất, thể lực… Vì vậy, người QLphải có tư duy sáng tạo, linh hoạt, năng động… phải định hướng lập kế hoạch HĐ,sắp xếp thời khóa biểu, lựa chọn nội dung các môn học tự chọn, lựa chọn các HĐ

Trang 14

trải nghiệm cho HS, lựa chọn phương pháp tổ chức cho phù hợp điều kiện nguồnlực nhà trường, vừa phù hợp với đặc điểm địa phương, nhu cầu của HS, phụ huynh,vừa đạt mục tiêu GD toàn diện và phát triển nhà trường phù hợp với sự phát triển

XH Các điều kiện cần quan tâm như: Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường, nguồntài chính hiện có của nhà trường, đội ngũ nhà giáo, nhân viên để đảm bảo tăng thờigian học tập, tăng thời gian vui chơi, sinh hoạt, trải nghiệm…

Đặc điểm của QL HĐDH là điều khiển, điều chỉnh HĐ này vận hành mộtcách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên,nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ DH để đạt được mục đích DH,

QL, HĐDH mang tính chất QL hành chính, sư phạm, khoa học và tính xã hội hóacao:

* Tính chất hành chính: QL theo pháp luật và những quy chế, nội dung, quy

định, có tính chất bắt buộc đối với HĐDH

* Tính sư phạm: QL chịu sự quy định của các quy định đối với HĐDH diễn

ra trong môi trường sư phạm, lấy HĐ và quan hệ của thầy với trò làm đối tượng QL

* Tính đặc trưng của khoa học QL: Vận dụng có hiệu quả các chức năng QL,

sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp QL trong QL HĐDH

* Tính xã hội hóa: QL HĐDH chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế xã

hội và có mối quan hệ tương tác, thường xuyên với xã hội

Yêu cầu cơ bản đối với QL HĐDH là phải đảm bảo tính pháp lý, đảm bảotính khoa học, đảm bảo tính thực tiễn trong QL HĐDH, góp phần nâng cao chấtlượng hiệu quả DH trong nhà trường

Trong khuôn khổ của luận văn, công tác quản lí của HT về HĐ dạy của GVtrong việc tổ chức cho HS học tập theo chương trình 2 buổi/ngày được đề cập đếnnhư là nội dung cốt lõi

1.3 Cơ sở lý luận về hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học

1.3.1 Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trang 15

Điều 2, Điều lệ trường TH khẳng định: “Trường TH là cơ sở GD của bậc

TH, bậc học nền tảng trong hệ thống GD quốc dân… là bậc học đạt nền tảng ban đầu cho việc hình thành, phát triển nhân cách con người Đó là cơ sở nền tảng vững chắc cho GD phổ thông và toàn bộ hệ thống GD quốc dân Trường TH đảm nhận HS từ 6-14 tuổi được đào tạo GD từ lớp 1 đến lớp 5”.

Điều 3, Điều lệ trường TH của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2010 quy địnhtrường TH có nhiệm vụ:

“1 Tổ chức giảng dạy, học tập và HĐGD đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình GD phổ thông cấp TH do Bộ trưởng Bộ GD&ĐỐI TƯỢNG ban hành.

2 Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em

đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập GD và chống mù chữa trong cộng đồng Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền QL các HĐGD của các cơ sở GD khác thực hiện chương trình GD TH theo sự phân công của cấp có thẩm quyền Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình TH cho HS trong nhà trường

và trẻ em trong địa bàn trường học được phân công phụ trách.

3 Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển GD của địa phương.

4 Thực hiện kiểm định chất lượng GD.

Trang 16

và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể; giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu

về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”.

Như vậy, GD TH có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là bậc học “nềnmóng” để xây dựng một “ngôi nhà mới – con người mới” Đây là bậc học bắt buộcđối với mọi trẻ em từ 6 đến 11-12 tuổi (một bộ phận nhỏ có thể đến 14 tuổi) thựchiện trong 5 năm học từ lớp 1 đến lớp 5 Đối với mỗi con người, trong quá trìnhtrưởng thành, trường TH là nơi con người chính thức được tổ chức học tập rènluyện một cách chính quy

Mục tiêu của trường TH được quy định tại Điều 27 Luật GD năm 2005:

“Mục tiêu của giáo dục TH nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sựphát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng

cơ bản để HS tiếp tục học trung học cơ sở”

Mục tiêu GD TH ở nước ta bao gồm những phẩm chất, những năng lực chủyếu cần hình thành cho HS TH để góp phần vào quá trình đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ cho giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế

Mục tiêu GD TH được cụ thể hóa thành mục tiêu của các môn học và các

HĐ khác trong chương trình GD TH Đặc biệt, mục tiêu GD TH đã được cụ thể hóathành các yêu cầu cơ bản và kiến thức, kỹ năng, thói quen, niềm tin, thái độ, hành

vi, định hướng… Các yêu cầu này lại được phân định lại thành các mức độ phù hợpvới từng lớp ở bậc TH, với yêu cầu học xong bậc TH HS phải:

Có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam, yêu quê hương, đấtnước, hòa bình, công bằng, bác ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợptác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, với bạn bè,với cộng đồng và môi trường sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, đúng cácquy định ở nhà trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tựtin, trung thực

Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con người và thẩm mỹ, có kỹ năng

cơ bản nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệsinh và bảo vệ sức khỏe

Trang 17

Biết cách học tập, biết tự phục vụ; biết sử dụng một số đồ dùng trong giađình và công cụ lao động thông thường; biết vận dụng và làm một số việc như chănnuôi, trồng trọt, giúp gia đình.

Tuy nhiên, do điều kiện DH ở nước ta còn nhiều khó khăn (thời lượng DHchỉ bằng 60% thời lượng DH trung bình trên thế giới), định biên HS/lớp đông (35HS/lớp), lại thiếu phòng học, thiếu GV nên lớp học có quá đông HS, trình độchuyên môn và điều kiện DH của GV còn nhiều bất cập nên việc thực hiện mục tiêugiáo dục còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn

Bảng: Thời lượng DH và HĐ giáo dục TH ở Việt Nam và một số nước khác trên

thế giới

Tên nước Tổng số tiết (40

phút) So với Việt Nam

(Nguồn: Cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi người – Steve Passingham DFDO/2002)

1.3.2 Hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học

HĐDH 2 buổi/ngày ở trường TH được hiểu là hình thức tổ chức các HĐDH,

GD HS cả buổi sáng và buổi chiều các ngày học trong tuần (từ 7 buổi – 10buổi/tuần), tạo điều kiện thuận lợi giải quyết “quá tải” khi thực hiện nội dungchương trình hiện hành (nếu chỉ học trong 1 buổi) Mặt khác, dạy 2 buổi/ngày cóthêm thời gian để học thêm một số môn học, HĐ tự chọn nhằm giáo dục phát triểntoàn diện và rèn luyện kỹ năng, năng khiếu…

Trang 18

Theo quy định Chương trình GD Phổ thông cấp TH, ban hành kèm theoQuyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐTtổng số tiết (chương trình chính khóa)/tuần: khối 1: 22 tiết; khối 2,3: 23 tiết; khối4,5: 25 tiết; theo Công văn số 4323/BGD&ĐT-GDTH ngày 25/08/2015 về việchướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với GD TH, quy định HS học 1buổi/ngày, mỗi buổi học không quá 5 tiết, HS học 2 buổi/ngày, mỗi ngày học khôngquá 7 tiết Như vậy, mỗi tuần HS học 2 buổi/tuần học không quá 35 tiết/tuần.

Như vậy, HĐDH 2 buổi/ngày ngoài việc tạo điều kiện nền tảng thuận lợi

“Chuyển phát triển GD&ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả”, HS còn có điều kiện tiếp xúc, trao đổi, giao tiếp, học tập với bạn học,

đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập chính đáng của HS

1.3.2 Tầm quan trọng của dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học

Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức DH 2 buổi/ngày cho HS

TH, ngoài việc giãn các nội dung, thời lượng học tập (các môn học chính khóa theoquy định) chỉ tập trung học 1 buổi chuyển thành 2 buổi, để HS bớt căng thẳng, nângcao chất lượng DH; còn có thêm thời gian để GV hướng dẫn HS hoàn thành các yêucầu học tập ngay ở trường, được học các môn tự chọn, tham gia HĐ ngoại khóa,năng khiếu, sinh hoạt tập thể, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển năng lực cho trẻ;

HS được đảm bảo an toàn trong thời gian bố mẹ phải tham gia lao động, sản xuất,tạo sự yên tâm cho phụ huynh

HS học 2 buổi/ngày dưới sự hướng dẫn của GV, các nhiệm vụ học tập sẽhoàn thành ngay tại lớp Hơn nữa, GV là người có chuyên môn nghiệp vụ, có kinhnghiệm sư phạm, có hiểu biết nhất định về tâm lý, điều kiện hoàn cảnh của HS, biếtlựa chọn hình thức DH đảm bảo tính vừa sức, tính phù hợp với nội dung, phươngpháp DH trên từng đối tượng HS cụ thể Nhờ đó, có thể hạn chế tình trạng dạythêm, học thêm tràn lan HS có điều kiện được tiếp xúc nhiều với GV, bạn bè, gópphần tích cực hóa mối quan hệ trong lớp học, giúp HS tự tin hơn, được phát triểntoàn diện hơn Tạo nên sự yên tâm cho phụ huynh HS

DH 2 buổi/ngày còn là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức bán trú, canthiệp được chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, thể lực cho HS HS TH được học

Trang 19

cả ngày, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, có thời gian sinh hoạt vui chơi với bạn cùng lứatuổi, cùng đặc điểm tâm sinh lý để phát triển HS được tham gia vào các HĐ học tập

đa dạng, phát huy được các khả năng và sở thích cá nhân, HS yếu có nhiều cơ hộiđược quan tâm giúp đỡ hơn để đạt chuẩn chương trình, góp phần tạo sự bình đẳng

về quyền lợi học tập cho trẻ em ở những vùng, miền khác nhau

Như vậy, HS học 2 buổi/ngày tại trường được tăng thời lượng học tập, giãnnội dung DH ra 2 buổi học; có thời gian tham gia các HĐ tập thể, ngoại khóa, vuichơi, rèn luyện về âm nhạc, thể dục, mĩ thuật,… được học các môn tự chọn như tinhọc, ngoại ngữ, hiểu biết thêm kiến thức thực tế, rèn kĩ năng sống, có điều kiện gầngũi với thầy cô, bạn bè; nâng cao chất lượng DH; đáp ứng nhu cầu học tập của HS

và nguyện vọng của phụ huynh, góp phần tích cực trong quá trình thực hiện chấtlượng giáo dục toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển xã hội hiện nay

1.4 Hiệu trưởng trường tiểu học và quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày

1.4.1 Vai trò, chức năng, quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học

HT trường TH là người chịu trách nhiệm tổ chức, QL các HĐ và chất lượnggiáo dục của nhà trường HT do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đốivới trường TH công lập HT trường TH là người đứng đầu nhà trường, có quyền lợicao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường, chịu trách nhiệm trướcnhà nước về mọi mặt HĐ của nhà trường, thay mặt nhà trường xây dựng mối liênkết của nhà trường và cộng đồng, chịu trách nhiệm điều hành, QL mọi hoạt độngcủa nhà trường

HT trường TH QL nhà trường theo chế độ thủ trưởng chịu sự lãnh đạo của tổchức cơ sở Đảng trong toàn trường, cùng các tổ chức quần chúng phối hợp HĐ HTchịu trách nhiệm QL toàn diện các mặt HĐ trong nhà trường, mà trọng tâm là QLquá trình giảng dạy – giáo dục, trong đó bao gồm: đảm bảo chương trình, nội dunggiảng dạy các môn, cải tiến việc dạy và việc học, cung ứng điều kiện DH

HT thực hiện HĐ QL của mình, bằng cách vận dụng các chức năng QL Đólà:

Trang 20

Kế hoạch hóa nhằm xác định mục tiêu, chương trình hành động, xác địnhbước đi cụ thể trong thời gian nhất định của hệ thống QL, đồng thời xác định cácnguồn lực đảm bảo ưu tiên để đảm bảo mục tiêu trong thời gian xác định đó Tổchức bộ máy nhà trường HĐ có hiệu quả Chỉ đạo các HĐ và hướng dẫn các HĐtheo một định hướng nhất định, đồng thời liên kết, động viên mọi thành viên đạtđược mục tiêu của tổ chức.

Kiểm tra nhằm theo dõi, tư vấn, thúc đẩy mọi HĐ, từ đó tiến hành sửa chức,uốn nắn, điều chỉnh cho phù hợp Trong quá trình QL, người HT phải thu thập,phân tích, đánh giá tình hình kết quả công việc, lấy các mục tiêu trong kế hoạch làmtiêu chí để đánh giá từng khâu, kịp thời phát hiện những sai lệch trong việc thựchiện kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp trong mục tiêu đề ra

1.4.2 Những căn cứ quản lý dạy học 2 buổi/ngày

Để QL việc tổ chức thực hiện DH có liên quan đến DH 2 buổi/ngày ở cáctrường TH, cần tuân thủ những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn:

Chương trình giáo dục phổ thông cấp TH (Ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

Điều lệ trường TH (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐTngày 30 tháng 12 năm 2010)

Thông tư số 16/2017/BGD&ĐỐI TƯỢNG ngày 12/7/2017 về định mức sốlượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập

Hàng năm, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nộidung chương trình DH 2 buổi/ngày Gần đây nhất, công văn số 4323/BGD&ĐT-GDTH ngày 25/08/2015 về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 đối với

GD TH, quy định đối với các trường hợp, lớp DH 2 buổi/ngày:

“Thời lượng tối đa 7 tiết/ngày HT chủ động xây dựng kế hoạch DH 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:

- HS được tự học có sự hướng dẫn của GV để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho HS DH các môn học bắt buộ, các môn

Trang 21

học tự chọn; tổ chức cho HS tham gia các HĐ xã hội, HĐ ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, HĐ ngoại khóa…

- Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông HS dân tộc thiểu số, việc tổ chức DH 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho HS tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để HS có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt.

- Khuyến khích tổ chức bán trú cho HS một cách linh hoạt, đa dạng HĐ bán trú, có thể tổ chức các HĐ như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian,… trong thời gian nghỉ trưa giữa 2 buổi học.

- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho HS trong HĐ tổ chức DH 2 buổi/ngày Với những lớp học có sĩ số đông, tham mưu với chính quyền để có thêm GV hỗ trợ, trợ giảng hoặc tham mưu quy hoạch xây dựng các trường TH tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng HS trên lớp cao hơn so với quy định ở một số thành phố lớn”.

Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, ban hành quy địnhđánh giá HS TH

HĐND huyện Vĩnh Linh ban hành Nghị quyết số 17/2016/HĐND thực hiện

Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh “đến năm 2020 đảm bảo 100% HS TH được học

2 buổi/ngày”.

1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học

- QL việc nội dung thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy.

Chương trình DH là pháp luật của Nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành, là căn cứ pháp lý để ngành giáo dục chỉ đạo, giám sát và hướng dẫn thực hiện.Trong đó quy định về mục tiêu DH của từng môn theo khối lớp Điều 28 Luật Giáodục 2005 của nước ta nêu rõ yêu cầu nội dung chương trình tự học phải đảm bảocho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, có kỹ năng

cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn

vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật, chương trình DH là cơ

Trang 22

sở để thực hiện QL giáo dục ở phạm vi lãnh thổ, đặc biệt trong các trường học;đồng thời cũng là cơ sở để GV thiết kế kế hoạch DH của bản thân.

HT QL việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH là chỉ đạo, tổ chức để GVthực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu, nội dung tiến độ của chương trình dạy theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo Muốn vậy, HT phải nghiên cứu kỹ biên chế củanăm học, từng khối lớp và cả cấp học Đây là công cụ đắc lực để HT kiểm tra GVthực hiện chương trình DH và cũng là cơ sở để HT lập kế hoạch chương trình DH,

kế hoạch DH, phương pháp DH của từng môn học, từng khối lớp và các cấp học.Đây là công cụ đắc lực để HT kiểm tra GV thực hiện chương trình DH và cũng là

cơ sở để HT lập kế hoạch trang bị phương tiện DH cho nhà trường trong năm học.Bên cạnh đó, HT chỉ đạo các tổ chức chuyên môn, tổ chức định kỳ việc rút kinhnghiệm, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện chương trình, thảo luận những vấn đềkhó khăn để nhanh chóng tháo gỡ và tổ chức tiến hành phân tích tình hình thực hiệnchương trình để rút kinh nghiệm và đánh giá chung trong toàn trường

QL GV thực hiện các loại hồ sơ chuyên môn

Để QL tốt việc GV thiết kế bài giảng, chuẩn bị giờ lên lớp, HT chỉ đạo tổchuyên môn tổ chức để GV thống nhất mục tiêu nội dung, phương pháp, phươngtiện hình thức tổ chức DH của mỗi tiết học, nhằm đạt hiệu quả tối ưu cho việc soạnbài giảng và lên lớp dạy HT cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra thường xuyênviệc soạn giảng của GV, tổ chức rút kinh nghiệm để soạn bài, chuẩn bị bài đạt chấtlượng, hỗ trợ tích cực cho mỗi tiết dạy đạt mục tiêu

Để tiết dạy hiệu quả thì ngoài việc thiết kế bài dạy và chuẩn bị phương tiệnthiết bị thì các điều kiện về năng lực sư phạm kết hợp với kinh nghiệm sư phạm của

Trang 23

mỗi GV, được thể hiện qua việc thực hiện linh hoạt các bước lên lớp, cách ứng xử

sư phạm, cách giải quyết tốt các tình huống sư phạm trong giờ lên lớp mới hội đủcho một tiết dạy thành công Thông qua việc dự giờ GV dạy, HT nắm sâu sát các ưuđiểm cùng những tồn tại của GV khi lên lớp Từ đó, phân tích rút kinh nghiệm vàhướng dẫn GV kịp thời, khắc phục những hạn chế nếu có trong cách giảng dạy

Hồ sơ chuyên môn là phương tiện phản ánh quá trình QL có tính khách quan,

cụ thể, giúp người QL nắm rõ HĐ chuyên môn của GV và thực hiện quy chế, nềnếp chuyên môn của GV theo yêu cầu của cấp trên đề ra Hồ sơ chuyên môn của

GV gồm kế hoạch DH, giáo án, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm, sổ ghi điểm,

sổ theo dõi HS, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ tư liệu giảng dạy, sổ tự bồi dưỡngchuyên môn

Muốn QL tốt hồ sơ, HT quy định rõ các loại hồ sơ, sổ sách GV phải thựchiện, quy định lịch kiểm tra định kỳ hồ sơ chuyên môn; đồng thời sau khi kiểm tra,

có đánh giá rút kinh nghiệm, để GV có cơ sở phát huy những ưu điểm đã đạt được

và khắc phục những thiếu sót tồn tại

- QL việc thực hiện đổi mới phương pháp DH

Phương pháp DH là cách thức cộng tác, HĐ cùng nhau của người dạy vàngười học nhằm đạt được mục đích, mục tiêu người học Phương pháp DH luônđược đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các thành tố khác nhau trong quá trình DH

Đó là mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức,kết quả, nhất là mối quan hệ giữa HĐ dạy của thầy và HĐ học của trò

QL việc thực hiện đổi mới phương pháp DH là đổi mới cách tiến hành cácphương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ

sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một sốphương pháp mới, nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của người học

Mục tiêu của đổi mới phương pháp DH là giúp HS tự tìm tòi, khám phánhững khía cạnh của nội dung bài học, biết cách sử dụng các công cụ học tập vàphương tiện, kỹ thuật để tìm hiểu bài học, phát hiện vấn đề và giải quyết bằngphương pháp tối ưu, rèn luyện kỹ năng sống và thể hiện hành vi, chuẩn mực, phát

Trang 24

huy năng lực, sở trường và xây dựng niềm tin, hứng thú tìm tòi, học hỏi những vấn

đề thực tiễn trong đời sống

QL việc đổi mới phương pháp DH trong nhà trường là quá trình QL đồng bộcác thành tố của quá trình DH, tác động đến cách thức làm việc của GV và HS, liênkết họ trong HĐDH, là quá trình tác động đến tổ chức, có mục đích của HT đến độingũ GV, nhằm tạo được động lực dạy tốt, nâng cao hiệu quả của giờ lên lớp

Đổi mới phương pháp DH là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng DHtrong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục TH hiện nay Để thực hiện tốt việc

QL đổi mới phương pháp DH, trước hết HT cần tổ chức cho GV nghiên cứu, thảoluận để nhận thức sâu sắc về yêu cầu đổi mới phương pháp DH, nhằm nâng cao chấtlượng DH; đồng thời nắm vững về phương pháp DH theo hướng tích cực hóa HĐhọc của HS để thực hiện

- QL công tác bồi dưỡng GV

Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội xácđịnh: “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp DH phải đượcthực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị DH, tổ chức đánh giáthi cử, chuẩn hóa trường sở, đào tạo bồi dưỡng GV và công tác QL giáo dục” Việcchuẩn hóa đội ngũ là quá trình phấn đấu lâu dài để khắc phục sự không đồng đềucủa đội ngũ về phẩm chất đạo đức, trình độ, kiến thức văn hóa, kỹ năng sư phạm

Sự phấn đấu cập nhật kiến thức chuyên môn và kiến thức văn hóa, sự rèn luyệnnâng cao nghiệp vụ sư phạm trong việc dạy người, dạy chữ, đồng thời nó có ý nghĩaquan trọng đối với quá trình phát triển nhân cách của người GV

QL công tác bồi dưỡng GV là quá trình chỉ đạo, tổ chức, động viên, tạo điềukiện về tinh thần lẫn vật chất để lực lượng GV được nội dung, học tập nâng caotrình độ về mọi mặt, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy,đồng thời kiểm tra GV thực hiện các yêu cầu của cấp trên về chuẩn hóa và nâng caotrình độ, xây dựng đội ngũ ngày càng vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ, đưa sốlượng GV giỏi của trường ngày càng tăng về lượng lẫn về chất

Trang 25

HT chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV qua việc tổ chức thường xuyên cácchuyên đề DH, qua việc phân tích sư phạm sau các tiết dự giờ, qua các đợt bồidưỡng thường xuyên theo chu kỳ Ngoài ra, HT đặt yêu cầu và tạo điều kiện thuậnlợi để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu DHtrong giai đoạn mới.

- QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS

Mục tiêu đào tạo con người hiện nay trong giáo dục, trước hết là tính tíchcực, năng động, sáng tạo, để giúp trẻ thích ứng với cuộc sống Vì vậy, mục tiêukiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu là tái hiện kiến thức hay rènluyện các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích được tư duy năng động, sáng tạo,biết phát hiện, sự chuyển biến thái độ, xu hướng hành vi của trẻ và biết giải quyếtcác tình huống xảy ra trong thực tế

Quan điểm DH hiện đại coi người học là chủ thể tích cực, chủ động trong

HĐ học tập, do đó cần hướng dẫn người học kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá, điềuchỉnh bản thân

Để thực hiện đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp gắn liến với đổimới cách đánh giá, xếp loại HS, năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục & Đào tạo đãtriển khai quyết định số 37/2002/QĐ BGD&ĐT ngày 3 tháng 9 năm 2002 về việcđánh giá xếp loại HS lớp Một; năm học 2003-2004 có quyết định số 44/2003/QĐBGD&ĐT ngày 26 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy định tạm thời về đánhgiá xếp loại HS lớp Một, lớp Hai; năm 2004-2005 có quyết định số 29/2004/QĐBGD&ĐT ngày 9 tháng 1 năm 2004 về việc ban hành quy định tạm thời về việcđánh giá xếp loại học sinh lớp Một, Hai, Ba Năm 2009 có Thông tư số32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 về việc ban hành quy định đánh giá xếploại HS TH, năm 2014 ban hành Thông tư 30/TT-BGD&ĐT về việc ban hành quyđịnh đánh giá xếp loại HS TH, năm 2016 ban hành Thông tư số 22/TT-BGD&ĐTngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 Thông tư

22 đã khắc phục những điểm yếu của Thông tư 30 là: với 3 mức đánh giá: Hoànthành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành Xét về mặt tâm lý tiếp nhận, 3 mức nàynhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn

Trang 26

mức độ đạt được của con mình Việc đánh giá theo 3 mức sẽ được giáo viên thựchiện vào giữa kỳ, cuối mỗi học kỳ, cung cấp những thông tin phản hồi rất hữu íchliên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnhvực học tập nào còn khó khăn Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụtnhững gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáoviên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Việc lượng hóa này, cho phép giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xácđịnh được mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau mộtgiai đoạn học tập, rèn luyện Từ đó giáo viên, nhà trường có những giải pháp kịpthời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các emngày một tiến bộ hơn

- QL phương tiện, điều kiện phục vụ HĐ DH.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hànhquá trình DH

Các yếu tố đảm bảo về chính trị, xã hội, tâm lý tổ chức, nhằm giúp GV quántriệt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, tạođộng lực làm việc tích cực, hiệu quả cho đội ngũ sư phạm

Các yếu tố đảm bảo về phương tiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhằm cung cấpđầy đủ các điều kiện về trường hợp, phòng học thực hành, sân bãi tập thể dục, cùngcác phương tiện, trang thiết bị DH với mục đích giúp GV tổ chức, điều khiển HĐnhận thức của HS được thuận lợi, giúp HS thêm hứng thú học tập, rèn kỹ năng thựchành và tiếp thu kiến thức mau chóng hơn

QL phương tiện điều kiện hỗ trợ HĐ DH là quá trình chỉ đạo, tổ chức vàkiểm tra việc thực hiện các yếu tố trên, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thầy dạy tốt,trò học tốt HT cần lập kế hoạch trang bị đầy đủ thiết bị DH theo danh mục tối thiểu

do Bộ GD&ĐỐI TƯỢNG quy định, thường xuyên chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc

GV sử dụng, bảo quản và bổ sung thiết bị DH

1.4.3.1 QL thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy 2 buổi/ngày

Trang 27

Chương trình GD phổ thông cấp TH ban hành kèm theo Quyết định số16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Thực hiệnchương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT mang tính pháp lệnh Nhà nước Đây làcăn cứ cho các cấp QLGD tiến hành chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thựchiện HĐDH của nhà trường, của GV Vì vậy, HT không những phải nắm vững màcòn phải tổ chức cho GV nghiên cứu, nắm vững chương trình DH của từng mônhọc, nội dung, phạm vi kiến thức, PPDH đặc trưng, các điều kiện để thực hiện DHtừng môn học, lớp học, cấp học Trên cơ sở đó, HT chỉ đạo thực hiện nghiêm túcchương trình DH.

Đặc biệt, để đáp ứng sự phù hợp với điều kiện DH, tính chất vùng miền củatừng địa phương Trong chương trình DH, Bộ GD&ĐT có quy định một số nộidung “mở” giao quyền tự chủ cho cơ sở (CB QL, GV) được chủ động lựa chọn nộidung, chương trình, kế hoạch DH các tiết học ngoài quy định bắt buộc (chính khóa)còn có nội dung, môn học tự chọn (ngoài chính khóa) cho mỗi khối lớp, đảm bảotính cân đối, hài hòa giữa phát triển kiến thức kỹ năng với phát triển năng lực, đảmbảo tính cân đối, hài hòa giữa phát triển kiến thức kỹ năng với phát triển năng lực,phẩm chất cho HS, phù hợp với thực tiễn đơn vị như: Tiếng Anh, Tin học và các

HĐ ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ… tăng cườngrèn luyện một số kỹ năng, HĐ trải nghiệm phù hợp lứa tuổi, góp phần phát triểnnăng lực người học, giúp HS phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD phùhợp xu thế hội nhập

Vì vậy, HT phải có định hướng, chỉ đạo việc lựa chọn, sắp xếp, bố trí, triểnkhai thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phong phú về hình thức và nội dung, chươngtrình Có như vậy, mới có được sự chuyển biến tích cực góp phần tạo nên sự khácbiệt, tính ưu việt của 2 buổi/ngày

1.4.3.2 QL HĐ dạy của GV và HĐ học của HS

Trong quá trình DH, HĐ dạy của GV và HĐ học tập của HS tạo thành khốithống nhất, có mối quan hệ biện chứng với nhau

1.4.3.2.1 QL HĐ DH của GV

Trang 28

Trong DH, HĐ dạy của GV đóng vai trò chủ đạo, là một HĐ quan trọng cótính chất quyết định hiệu quả, chất lượng DH Vì vậy, QL các công việc có liênquan đến HĐ giảng dạy của GV là một nhiệm vụ cơ bản trong QL HĐDH, cụ thể,

QL việc phân công giảng dạy; việc chuẩn giờ lên lớp; thực hiện giờ lên lớp; HĐ tổchuyên môn

* QL việc phân công giảng dạy cho GV

Sắp xếp phân công giảng dạy cho đội ngũ GV là công việc khó khăn nhấttrong QL nhân sự Việc phân công giảng dạy cho GV có tác động trực tiếp quyếtđịnh chất lượng DH Căn cứ vào khả năng, năng lực, tâm tư, nguyện vọng, chuyênmôn đã được đào tạo của từng GV để có sự phân công đảm bảo tính khoa học, hợp

lí, cân đối, hài hòa giữa các bộ phận, phù hợp với chuyên môn, năng lực, sở trườngcủa đội ngũ GV

Phân công giảng dạy cho GV phải đặt quyền lợi học tập của HS lên hàngđầu, nhưng cần chú ý để bảo đảm tính công bằng về quyền, nghĩa vụ của cá nhânGV; tạo sự thống nhất, đoàn kết, thân ái, yêu thương, thông cảm, chia sẻ lẫn nhaumới phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm

* QL việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Lập kế hoạch DH (soạn bài) là phần việc quan trọng nhất của GV trongchuẩn bị giờ lên lớp GV được quyền lựa chọn, quyết định về nội dung, phươngpháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với mục tiêucần đạt của từng tiết học

HT có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổ, khối chuyên môn để chỉ đạo,giám sát, kiểm tra, đánh giá việc nghiên cứu nội dung, chương trình, công tác chuẩn

bị của GV Trên cơ sở đó, GV thực hiện lập kế hoạch DH theo phân phối chươngtrình và chuẩn bị tốt các phương tiện hỗ trợ cho HĐDH

Yêu cầu bài soạn phải xác định được mục tiêu bài học, phải thể hiện đượccác HĐ cơ bản của GV và của HS, phải thể hiện được việc sử dụng phương tiện,hình thức, phương pháp DH và các đồ dùng DH cho GV và HS Những phương án

Trang 29

giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong quá trình DH để có sự tác động vừaphải, kích thích tìm tòi, sáng tạo của HS.

Theo quy định, giáo án được tổ chuyên môn nhà trường kiểm tra định kỳhoặc đột xuất Sau kiểm tra có nhận xét, đánh giá, yêu cầu GV rút kinh nghiệm,điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung thiếu sót, khích lệ, động viên, phát huy ưu điểm, sựsáng tạo,… trong công tác soạn bài và chuẩn bị đồ dùng DH trước khi lên lớp

* QL giờ lên lớp của GV

Giờ lên lớp là khâu quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình DH, đượcthực hiện trong một thời gian nhất định (35-40’) Hiệu quả giờ lên lớp thể hiện quaviệc tổ chức, điều khiển, điều chỉnh,… của GV tác động đến quá trình học tập nhằmgiúp HS tích cực, chủ động, tự giác chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng, pháttriển năng lực, phẩm chất, hoàn thiện nhân cách Vì vậy, GV không chỉ có kiến thức

về môn dạy, mà đặc biệt có khả năng lựa chọn PPDH, hình thức DH phong phú, đadạng, phù hợp, tổ chức các HĐ học tập linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, tạo nên bầukhông khí học tập thoải mái, tự nhiên, hứng thú cho người học

HĐDH trong nhà trường TH hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng hình thức

DH trên lớp Do đó, chất lượng giờ lên lớp của GV là căn cứ cơ bản phản ánh kháchquan toàn bộ năng lực sư phạm, lòng nhiệt tình, tâm huyết của GV với nghề nghiệp.Chính vì vậy, trong quá trình QL HĐDH, HT cần đặc biệt quan tâm đến QL giờ lênlớp của GV

Trường TH có đặc thù riêng, GV có thể đảm nhiệm DH nhiều môn Vì thế,

HT cần có kế hoạch thăm lớp, dự giờ (thường xuyên, đột xuất hay định kỳ) để việcđánh giá, nhận xét đầy đủ, chính xác, toàn diện Sau dự giờ, cần tổ chức góp ý, rútkinh nghiệm, để GV thấy được những thành công, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếucủa mình Qua đó, HT và đội ngũ GV không ngừng phát triển về chuyên mônnghiệp vụ

HT QL giờ lên lớp của GV thông qua nhiều kênh thông tin như: phỏng vấn

HS, tham khảo ý kiến của tổ trưởng chuyên môn, của các GV dạy cùng khối, lớp,qua kết quả học tập của HS, ý kiến PH,…

Trang 30

* QL HĐ của tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là bộ phận tham mưu quan trọng cho HT và chỉ đạo trực tiếpcác HĐ chuyên môn của tổ, đánh giá đúng khả năng, năng lực và sự cống hiến từngthành viên, đồng thời trực tiếp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ

Chính vì vậy, HT phải chỉ đạo, tổ chức tổ chuyên môn HĐ theo quy trình cụthể, chặt chẽ, bố trí GV vị trí tổ trưởng, tổ phó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quy định.Đồng thời, HT cần có kế hoạch kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến

tổ chức thực hiện kế hoạch, công tác kiểm tra, đánh giá của tổ

- QL đổi mới sinh hoạt chuyên môn

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàndiện GD&ĐT, sinh hoạt chuyên môn là HĐ đặc thù có tính chất riêng, chuyên biệtcủa HĐ sư phạm; có tác động trực tiếp đến từng cá nhân về nâng cao ý thức tự bồidưỡng, góp phần phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ của từng thành viêntrong HĐ sư phạm, trong tổ chuyên môn Thông thường, quy trình đổi mới sinhhoạt chuyên môn được thực hiện cụ thể qua 4 bước: Lựa chọn nội dung, xây dựng

kế hoạch và công tác chuẩn bị; tổ chức DH minh họa; dự giờ, suy ngẫm; thảo luậnchung; áp dụng vào thực tiễn DH

Để sinh hoạt chuyên môn mang lại hiệu quả, tạo không khí thoải mái, khônggây áp lực cho GV trực tiếp thể hiện (minh họa) chuyên đề, nên hướng cho cácthành viên cùng thiết kế và cử người thể hiện sau đó trao đổi rút kinh nghiệm tậptrung hoạt động học của HS

- QL đổi mới phương pháp DH

Trong quá trình thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn luôn gắn với đổimới phương pháp DH Đây là một trong những vấn đề cấp thiết ở các nhà trường,nhằm tác động trực tiếp đến chất lượng DH nói riêng và chất lượng GD nói chung

Để chất lượng DH đáp ứng những yêu cầu của đổi mới GD hiện nay, đổi mớiphương pháp DH là nội dung đặc biệt, HT, cán bộ QL trường học cần coi trọng Vìthế, bằng nhiều biện pháp khác nhau, bằng nhiều hình thừc tổ chức khác nhau, HTchỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp DH

Trang 31

HT chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân tham dự các HĐliên quan đến việc thực hiện các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp học ngànhhọc, tích cực tham gia bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, làm cho GV tin tưởngsẵn sàng tiếp cận cái mới, cái hay, nhiệt tình tham gia đổi mới, ứng dụng vào DH,tránh tư tưởng trì trệ, ỉ lại, không ngại đổi mới.

Trong đổi mới phương pháp DH, cần tập trung đổi mới cách dạy của GV vàđổi mới cách học của HS Cách học của HS là mục đích của cách dạy và chỉ thayđổi thực sự khi cách dạy được đổi mới, cách đánh giá kiểm tra, nhận xét được thayđổi

Đổi mới Phương pháp DH là một quá trình thay đổi và vận dụng sáng tạo,linh hoạt các phương pháp DH mới vào thực tiễn DH Đây là một công việc đầy khókhăn, thách thức không chỉ đối với cá nhân GV mà cả tập thể HS Để sự thay đổikhông làm xáo trộn những nề nếp, thói quen học tập đã có, GV cần biết lựa chọntừng nội dung, yêu cầu đổi mới phù hợp vừa phát huy tính kế thừa và phát triểntrong quá trình DH

Tổ chuyên môn là bộ phận trực tiếp thực hiện quá trình DH, phải luôn đốimặt với các vấn đề nảy sinh từ thực tế và phải giải quyết khó khăn, vướng mắc phátsinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời giúp đội ngũ

GV phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm QL tốt HĐ tổ chuyên môn

sẽ góp phần quan trọng đối với việc tăng cường hiệu quả, chất lượng của QLHĐDH

Trang 32

HS, theo dõi, tìm hiểu, đánh giá về công tác chủ nhiệm, về các giải pháp hỗ trợ, tácđộng của các GV đến sự tiến bộ của HS Từ đó có những biện pháp chỉ đạo HĐDHphù hợp để nâng cao chất lượng học tập của HS.

Để QL HĐ học tập của HS, HT cần có các biện pháp để QL được thái độ,tinh thần, năng lực, phẩm chất của người học khi tham gia các HĐ học tập Cụ thể,khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập, sự chuẩn bị của cá nhân đối với phầnviệc được giao của mỗi tiết học; việc tham gia đóng góp ý kiến trong chia sẻ, thảoluận; việc tự học của HS, thái độ, động cơ học tập, tinh thần học tập…

Ngoài ra, cần phải chú ý công tác QL phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, tổchức DH các môn học tự chọn, chỉ đạo tổ chức khảo sát chất lượng, phân loại HStheo từng nhóm đối tượng để có kế hoạch riêng, phù hợp

1.4.3.3 QL công tác kiểm tra, đánh giá kết quả DH 2 buổi/ngày

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS học 2 buổi/ngày là thước đo chấtlượng HĐDH, là một khâu không thể thiếu trong quá trình DH; qua kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của HS nhằm xác định được mức độ chiếm lĩnh tri thức, các kỹnăng, năng lực, phẩm chất, thái độ học tập của HS Qua công tác kiểm tra, đánh giá

HS, HT QL chất lượng DH, đó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy

Chỉ đạo GV phối hợp với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến nhận xét của HS,PHHS để đánh giá, xếp loại HS Có kế hoạch khảo sát khách quan việc thực hiệnnhiệm vụ kiểm tra, đánh giá của GV, tìm ra những hạn chế, bất cập để khắc phcụ vàbồi dưỡng nâng cao năng lực về ra đề kiểm tra, kỹ năng nhận xét, đánh giá, hỗ trợ

HS để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định

Trang 33

1.4.3.4 QL phương tiện, điều kiện phục vụ HĐDH 2 buổi/ngày

Phương tiện, điều kiện, cơ sở vật chất… là yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnhhưởng đến HĐDH 2 buổi/ngày Khi áp dụng HĐDH 2 buổi/ngày, nhà trường cầnthiết kế để sử dụng tối đa nguồn lực, cơ sở vật chất trang thiết bị trong trường đảmbảo phát huy hết công năng Tạo điều kiện cho GV và HS có thể tiếp nhận kiến thứcmột cách tốt nhất

Khi DH 2 buổi/ngày, nhà trường cần xem xét cách sử dụng không gian trongtrường Nhiều trường, thư viện, nhà đa năng chưa được sử dụng một cách tối đa,thậm chí ở một số trường, phòng đa năng sử dụng để làm nhà kho chứa vật dụng.Khi chuyển sang DH 2 buổi/ngày, nhà trường cần phải tính toán không gian sửdụng ngoài trời cũng như trong phòng

Khi QL phương tiện, điều kiện phục vụ DH HT có thể tham khảo một số gợi

ý sau đây để có thể xây dựng kế hoạch cũng như QL được tốt hơn: Nghiên cứu bốtrí để có thể tổ chức DH một số giờ bên ngoài lớp, tạo một thư viện xanh (tự quản)trong sân trường, sử dụng thời gian nghỉ trưa, thời gian giải lao cho học sinh có hiệuquả, dành thời gian cho HS sử dụng không gian ngoài trời…

Chất lượng DH trong nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó, yếu

tố về phương tiện, điều kiện hỗ trợ HĐ DH giữ một vị trí hết sức quan trọng Vìvậy, người HT cần phải có biện pháp QL tốt việc phân công sử dụng hợp lý đội ngũ

GV của trường, tạo điều kiện để GV phát huy năng lực của mình

Công tác quản lí phương tiên, đồ dùng DH phải được HT thường xuyên quantâm Ngay từ cuối năm học trước, HT đã tổ chức kiểm kê tài sản, khảo sát nhu cầumua sắm trang thiết bị, đồ dùng DH, tài liệu tham khảo… đồng thời, căn cứ vào tìnhhình thực tế và nhu cầu của đơn vị, HT có kế hoạch trang bị, đáp ứng yêu cầu phục

vụ tốt cho công tác DH Tổ chức cuộc thi tự làm đồ dùng DH trong nhà trường đểtăng cường đồ dùng phục vụ cho giảng dạy Bên cạnh đó, HT khuyến khích GV tựlàm đồ dùng DH phục vụ công tác giảng dạy của mình và sử dụng một cách có hiệuquả đồ dùng DH để nâng cao chất lượng bộ môn mình phụ trách

Trang 34

Các HT rất cần quan tâm đến việc huy động mọi nguồn lực: cấp ủy, chínhquyền địa phương, ban Đại diện CMHS trường, các mạnh thường quân, nhữngngười tâm huyết với giáo dục… nhằm hỗ trợ HĐ DH của nhà trường Bên cạnh việcmua sắm trang thiết bị, xây dựng trường lớp, HT cần quan tâm đến công tác xâydựng môi trường sư phạm, tạo bầu không khí tốt đẹp Điều này có ảnh hưởng rấttích cực cho sự tồn tại và phát triển của tập thể.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học 2 buổi/ngày ở trường tiểu học

1.5.1 Yếu tố chủ quan

Con người luôn đóng vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả của mọi HĐcủa tổ chức, đơn vị Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đển QL HĐDH 2 buổi/ngày lànguồn nhân lực của nhà trường đầu tư cho HĐDH Đó là thái độ, tinh thần tráchnhiệm, phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng cơ bản khácđối với từng nhiệm vụ cụ thể của CBQL và đội ngũ GV, nhân viên trong nhà trườngtác động đến chất lượng, hiệu quả HĐDH nói chung, DH 2 buổi/ngày nói riêng

* Phấm chất năng lực của HT

Để QL HĐDH 2 buổi/ngày, trước tiên, người HT là tấm gương học tập suốtđời, am hiểu sâu sắc về chuyên môn DH, cấp học được QL; có năng lực QL; cólòng yêu nghề, tâm huyến với nghề; có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhìnnhận đánh giá độc lập, chính xác, có khả năng tốt về công tác tuyên truyền vậnđộng, tổ chức điều hành, chỉ đạo; mạnh dạn, quyết đoán, biết đặt niềm tin vào độingũ, đồng nghiệp, HS, phụ huynh và biết xây dựng, tập hợp sức mạnh đoàn kết củatập thể; luôn hướng đến sự đổi mới, cải tiến, học hỏi cái mới, cái hay, cái tốt đẹpcho đội ngũ CBQL, GV, nhân viên và cho người học

* Chất lượng đội ngũ

Đội ngũ là lực lượng sản xuất trong trường học Nghị quyết 29 đã khẳng

định: “GV là nhân tố quyết định chất lượng GD và được xã hội tôn vinh, GV phải

có đủ đức, tài” Chất lượng đội ngũ được nâng cao khi họ thực sự muốn học tập,

cống hiến, lao động Đặc biệt thông qua các HĐ thực tiễn, bằng sự trải nghiệm, suy

Trang 35

ngẫm để có thể tự học, tự bồi dưỡng Tự giác nâng cao năng lực và tự giác đem hếtkhả năng, năng lực bản thân vào công việc của đội ngũ có được khi họ xác địnhđúng trách nhiệm của bản thân đối với trọng trách người làm công tác GD Để nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, HT phải quan tâm thường xuyên bồidưỡng đội ngũ.

1.5.2 Yếu tố khách quan

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ngành, chính quyền các cấp, điều kiệnKT-XH địa phương là yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng đến QL HĐDH;điều kiện CSVC, phương tiện DH cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếpđến việc tổ chức, quy trì HĐDH 2 buổi/ngày và chất lượng DH, chất lượng GD.Ngoài ra, còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnHĐDH

Các yếu tố khách quan luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề, thuận lợi này sẽdẫn đến khó khăn khác và ngược lại Nhà QL cần biết phát huy ưu điểm, hạn chế,khó khăn để QL HĐDH đạt hiệu quả cao

Công tác QL HĐDH là một trong những nội dung QL cơ bản của công tác

QL trường học nói chung, QL trường TH nói riêng Trong đó, công tác QL DH 2buổi/ngày tác động trực tiếp đến công tác QL HĐ dạy trong nhà trường Trước yêucầu tổ chức HĐ DH 2 buổi/ngày ở các trường TH hiện nay, công tác QL của HT đốivới HĐ DH 2 buổi/ngày trong nhà trường cần phải tập trung vào các nội dung cốtlõi: Lập kế hoạch trong công tác quản lí HĐ dạy; xây dựng quy chế, kỷ luật dạy;xây dựng đội ngũ; công tác tuyển sinh; chỉ đạo và kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật

Trang 36

chất, trang thiết bị DH; việc đổi mới phương pháp DH; xây dựng tiêu chuẩn kiểmtra, đánh giá; chú trọng công tác thi đua và công tác xã hội hóa giáo dục.

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở quan trọng để khảo sát thực trạng QL

HĐ DH 2 buổi/ngày ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị ở chương tiếp theo

Trang 37

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội, GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Vĩnh Linh là một huyện phía Bắc tỉnh Quảng Trị Phía Đông giáp biển Đông;phía Tây giáp huyện Hướng Hóa; phía Nam giáp huyện Gio Linh và phía Bắc giáphuyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) Dân số 93.939 người trong đó có 2.708 ngườidân tộc Vân Kiều, toàn huyện có 25.151 hộ; 19 xã, 3 thị trấn; 195 làng, bản, khómphố

Năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chi bộ cộng sảnđầu tiên của Vĩnh Linh được thành lập Ngày 23/8/1945, cùng với Quảng Bình vàThừa Thiên Huế, quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Trị thực hiện thành công cuộcCách mạng Tháng Tám lịch sử, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân

Ngày 1/1/1967, với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vĩnh Linh – một địaphương tương đương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước được Quốc hội và Nhà nướcphong tặng danh hiệu Anh hùng Đến nay toàn huyện có 36 đơn vị, 17 cá nhân đượcphong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT và Anh hùng Lao động, gần 400 Bà mẹ ViệtNam anh hùng, nhiều đơn vị hai lần được tuyên dương anh hùng Đặc biệt, quân vàdân Vĩnh Linh 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen Trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thépanh hùng hiện có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, tỉnh xếp hạng và có 3

di tích là địa đạo Vịnh Mốc, đôi bờ Hiền Lương, Bến đò B Tùng Luật được xếphạng đặc biệt cấp quốc gia

Không những anh hùng trong chiến đấu, cần cù sáng tạo trong sản xuất, VĩnhLinh còn là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa rất đáng tự hào Là quê hươngcủa nhiều nhà khoa học nổi tiếng, hàng trăm người có học vị tiến sĩ; học hàm giáo

sư, phó giáo sư; nhà văn, nhà báo, nghệ nhân, nghệ sỹ có tên tuổi

Trang 38

Bước ra khỏi cuộc chiến tranh, Vĩnh Linh chỉ có hai bàn tay trắng và mặt đấtnham nhở hố bom Toàn bộ cơ sở vật chất mà nhân dân Vĩnh Linh gom góp chắtchiu đã bị giặc Mỹ ném bom hủy diệt hoàn toàn Từ năm 1975-1985, vượt quamuôn vàn khó khăn thử thách, cán bộ và nhân dân Vĩnh Linh đã nhanh chóng phụchồi nền kinh tế của địa phương để bước vào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước

do Đảng ta lãnh đạo Ngày 23/11/2011, Vĩnh Linh đã vinh dự được Chủ tịch nước

ký Quyết định phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

Để lập nên những chiến công hiển hách, biết bao con em quê hương, đồngchí, đồng bào trong cả nước đã đổ máu xương, mồ hôi trong sự nghiệp chiến đấu,xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ, quân và dân Vĩnh Linh Công ơn này, Đảng

bộ và nhân dân Vĩnh Linh luôn ghi nhớ, quyết tâm xây dựng quê hương ngày cànggiàu đẹp

Định hướng, quy hoạch phát triển huyện trong giai đoạn 2016-2020 và thờigian tiếp theo, UBND huyện Vĩnh Linh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn vàcác kế hoạch thực hiện Trong đó, Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyệnVĩnh Linh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm2016-2020, Quy hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2025của huyện Vĩnh Linh… quyết tâm xây dựng trở thành huyện đầu tiên của tỉnhQuảng Trị đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới và đô thị văn minh

2.1.2 Khái quát chung về GD&ĐT huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT huyện Vĩnh Linh đã đạt được kếtquả khá toàn diện, xứng đáng là lá cờ đầu trong ngành GD&ĐT toàn tỉnh Để cóđược kết quả đó, ngành GD&ĐT huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tưcủa huyện, Hội đồng nhân dân, UBND huyện về CSVC, đội ngũ và các điều kiện đểđảm bảo thực hiện các nhiệm vụ GD của ngành Đặc biệt với quyết tâm cao củalãnh đạo, CBQL, GV, nhân viên, ngành GD huyện đã không ngừng nỗ lực xây dựng

và thực hiện thành công các chiến lược, đề án phát triển GD huyện, xứng đángtruyền thống giáo dục của huyện nhà

Đến nay, GD&ĐT huyện Vĩnh Linh có quy mô mạng lưới trường lớp pháttriển đều khắp các địa bàn phường với nhiều cấp học, bậc học và các loại hình

Trang 39

trường công lập và tư thục Toàn huyện có 70 trường công lập và 01 trung tâmGDNN-GDTX, trong đó: 66 đơn vị trường học thuộc Phòng GD&ĐT QL (Mầmnon 25, Tiểu học 23, THCS 14, TH&THCS: 02, PTDTNT: 01, PTDTBTTH: 01trường), có 4 trường trực thuộc Sở GD&ĐT, trong đó 03 trường THPT và 01 trườngTHCS&THPT, có 01 trung tâm GDNN-GDTX.

Đội ngũ CBQL, GV toàn ngành có trình độ đạt chuẩn 100%, cơ bản đủ về cơcấu Chất lượng đội ngũ CBQL, GV, nhân viên ngày càng được nâng cao về cả chấtlượng và số lượng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD hiện nay

Bảng 2.1a: Thống kê số lượng CBQL, GV, nhân viên của 3 cấp học huyện Vĩnh

Nữ

Số lượn g thừa

Số lượn g thiếu

Trình độ đào tạo Độ tuổi

Trun

g cấp

Cao đẳn g

Đại học

Sau đại học

Dướ

i 30 tuổi

Từ 30- 45

Trang 40

đang phấn đấu phổ cập Trung học phổ thông Công tác XHH GD được chú trọng,CSVC ngày càng được tăng cường đảm bảo điều kiện thiết yếu phục vụ công tácdạy và học TBDH được trang bị cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con

em trong huyện Sự nghiệp GD huyện Vĩnh Linh ngày càng phát triển

Để định hướng phát triển huyện Vĩnh Linh nói chung, GD&ĐT huyện VĩnhLinh nói riêng trong giai đoạn tiếp theo, Huyện ủy có Chương trình hành động số72/CT-HU ngày 09/12/2014 của Huyện ủy Vĩnh Linh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảnglần thứ XI

Hội đồng Nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về pháttriển GD&ĐT giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2025: “100% trường TH vàtrường có cấp học TH thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa khi có chủtrương của bộ GD&ĐT, 60% số trường TH tổ chức học cả ngày Năm 2020 có 85%

số trường TH tổ chức học cả ngày Sau năm 2025 có 100% số trường TH tổ chứchọc cả ngày

Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững và phát huy Phấn đấu huyệnVĩnh Linh tiếp tục giữ vững chất lượng ở tốp đầu của tỉnh.”

2.1.3 Khái quát về giáo dục tiểu học huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

GD&ĐT huyện nói chung, GD TH huyện Vĩnh Linh nói riêng, trong nhữngnăm qua, thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương tưtưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nộidung các cuộc vận động, các phong trào phù hợp với điều kiện của địa phương, luônkhẳng định và duy trì vị trí trong tốp đầu của tỉnh về kết quả các phong trào thi đua

và chất lượng GD toàn diện GDTH huyện Vĩnh Linh chú trọng đến nâng cao chấtlượng GD toàn diện cho HS phù hợp với lứa tuổi, đổi mới QL, tổ chức DH theochuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển năng lực Triển khai có hiệu quả

Mô hình trường học mới (VNEN) đối với 04 trường thuộc dự án (TH Cửa Tùng,

TH Vĩnh Nam, TH Võ Thị Sáu, TH Vĩnh Chấp) và khuyến khích mở rộng phạm vitoàn huyện một số nội dung phù hợp, có điều kiện tiếp cận sớm; đẩy mạnh việc đổimởi PPDH, ứng dụng PPDH, kỹ thuật DH mới theo hướng lấy HS là “nhân vật

Ngày đăng: 04/10/2024, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w