Đặc biệt, bản thân đã có 11 năm làm công tác giảng dạy kiêm nhiệm Côngtác chủ nhiệm nên tôi lựa chọn nội dung: “Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THC
Trang 1MỤC LỤC
PHẦ
TRAN G
Trang 3PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâusắc và toàn diện, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từnggiờ trên khắp đất nước hiện nay Cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗichúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đócũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội Mộttrong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay đó là vấn đề đạo đức học đường của một
bộ phận học sinh đang xuống cấp Điều này không những gây hoang mang cho dưluận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cáchcủa giới trẻ ngày nay Nhận thấy tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt
sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệpcách mạng của dân tộc Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực phát triển xã hội, xem Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhiềuchủ trương, chính sách dành cho ngành và bản thân ngành giáo dục cũng luôn đổimới nhằm hướng tới việc đào tạo con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên, có đủnăng lực bản lĩnh tiếp cận nền kinh tế tri thức theo xu thế hội nhập Con người toàndiện của thế kỉ XXI không chỉ có năng lực mà còn cần có đạo đức, lối sống lànhmạnh, tốt đẹp Vì thế vấn đề giáo dục đạo đức và giáo dục giá trị sống cho học sinhđang được đặt lên hàng đầu
Giá trị sống chính là nguồn lực quan trọng để hình thành và phát triển nhâncách cũng như đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống của mỗi cánhân Với nhân cách của con người, giá trị sống như là gốc rễ, không có gốc rễtoàn thân sẽ không có sự sống Và theo từ điển Tiếng Việt: Giá trị sống là nhữnggiá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận
Trang 4và bảo tồn, gìn giữ liên tục từ đời trước sang đời sau và luôn được bổ sung qua tínhtruyền thống và mở cửa của văn hóa Việt Nam.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc UNESCO đã nêu
ra 12 giá trị sống là 12 giá trị căn bản của cá nhân bao gồm: Hòa Bình Đoàn kết
-Tự do - Giản dị - Trung thực - Tôn trọng - Hạnh phúc - Yêu thương - Trách nhiệm
- Khiêm tốn - Khoan dung - Hợp tác
Hình ảnh về 12 giá trị sống
Trang bị cho học sinh giá trị sống là một việc làm hết sức có ý nghĩa và giá
trị Giúp học sinh biến kiến thức thành hành động cụ thể, những thói quen tốt, cáchứng xử phù hợp trước những đòi hỏi của cuộc sống
Bởi vậy, việc giáo dục giá trị sống đúng đắn đặc biệt là với học sinh Trunghọc cơ sở đang ở độ tuổi mà nhân cách, tính cách, quan điểm sống, kĩ năng, thóiquen hành vi đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ Có thể nói, việc trởthành những công dân tốt trong tương lai, có định hướng, lẽ sống đúng đắn haykhông, phụ thuộc không nhỏ vào những giá trị sống mà các em được lĩnh hội khicòn học ở ghế nhà trường Chính vì vậy, việc giáo dục giá trị sống cho HS là hoạtđộng giáo dục có ý nghĩa, đem lại nhiều giá trị tốt đẹp, góp phần đào tạo, phát triển
HS một cách toàn diện
Nhận thấy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của người làm công tác chủ nhiệmlớp là vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học
Trang 5sinh Đặc biệt, bản thân đã có 11 năm làm công tác giảng dạy kiêm nhiệm Công
tác chủ nhiệm nên tôi lựa chọn nội dung: “Giáo dục giá trị sống cho học sinh qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Đại Bái” để góp phần nhỏ vào mục tiêu
giáo dục đã đề ra, đồng thời tích lũy kinh nghiệm cho bản thân trong sự nghiệptrồng người của mình
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng công tác giáo dục và tính cấp thiết.
a Thuận lợi:
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giámhiệu, cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường
và sự nhiệt tình và trách nhiệm cao của đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn
Cơ sở vật chất dạy và học của trường khang trang, đầy đủ: các phòng học đãtrang bị bảng thông minh, âm thanh, ánh sáng đảm bảo; phòng học đầy đủ thoángmát
Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của con em, tạo điềukiện tốt cho học tập Đa số các em ngoan, tích cực, chủ động trong các hoạt động
22 nữ
Trang 6Hình ảnh tập thể lớp 8C trong bộ đồng phục của trường.
Qua tìm hiểu, tôi biết rằng điều kiện kinh tế gia đình của một số em còn rấtkhó khăn (1 em mồ côi cả cha lẫn mẹ, một em mồ côi bố, một HS bố bị tai nạn laođộng cụt cả hai tay thuộc diện hộ nghèo, hai HS thuộc hộ cận nghèo ), một số em
bố mẹ đi làm xa, các em sống cùng với người thân như ông bà, cô bác, cậu mợ,
vì vậy sự quan tâm của phụ huynh đến con em mình chưa sâu sát và đúng mực
Trước tình hình chung của học sinh trong trường và hoàn cảnh riêng của mỗi
cá nhân, một số học sinh lớp tôi chủ nhiệm cũng không nằm ngoài tình trạng chungcủa trường:
- Nhiều em lơ là việc học, nghiện chơi game, nghiện xem TikTok, YouTubenhư: Quang, Trúc, Hoàng Anh, Ánh, Ly, Hiếu, Quyến…
- Một số em có hành vi ứng xử không phù hợp thường xuyên gây gổ, đánhnhau với bạn trong lớp và lớp khác hoặc nói tục, chửi thề như: Quang, HoàngAnh,
- Một số em thường xuyên nghỉ học và nghỉ học không lí do như: Quang,Hoàng Anh, Trúc, Ánh, Hoàng
Từ thực trạng trên nên tôi đã bắt tay vào thực hiện biện pháp này nhằm giúplớp có nề nếp tốt, phát huy khả năng, năng lực của các em
Trang 72 Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Giáo dục giá trị sống không phải là nói cho Hs biết thế nào là đúng, thế nào làsai như ta thường làm Cũng không phải là rao giảng những lời hay ý đẹp để chúngvào tai này rồi ra tai kia Các phương pháp cổ điển như giảng bài, đọc chép sẽ thất bại
vì chúng chỉ cung cấp thông tin, mà từ thông tin và nhận thức đến thay đổi hành vi lại
có khoảng cách rất lớn Giáo dục giá trị sống là giúp HS nâng cao năng lực để tự lựachọn giữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từ Hs Vì thế họcphải hết sức gần gũi với cuộc sống hay ngay trong cuộc sống Nội dung phải xuấtphát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của các em Học sinh cần có điều kiện để cọ sátcác ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành thực hành, áp dụng Hs phảitham gia chủ động vì có thế HS mới thay đổi hành vi Do đó việc đưa ra các phươngpháp giáo dục là rất cần thiết Tôi đã áp dụng cụ thể một số phương pháp sau trongquá trình giáo dục giá trị sống đối với lớp chủ nhiệm của mình:
* Biện pháp 1: Thiết kế các trò chơi vào nội dung sinh hoạt lớp theo chủ đề
* Biện pháp 2: Đưa các hoạt động trải nghiệm cảm xúc vào nội dung sinh hoạt
* Biện pháp 1: Thiết kế các trò chơi vào nội dung sinh hoạt lớp theo chủ đề
Việc khéo léo đưa kiến thức, kĩ năng của các chuyên đề sinh hoạt lớp vàocác trò chơi không chỉ giúp kiến thức, kĩ năng trở nên cụ thể, gần gũi, thực tế, thú
vị mà còn khiến học sinh hết sức hào hứng, mong đợi, tích cực tham gia vào cáchoạt động học tập, mang lại hiệu quả và kết nối cao
Minh họa một số trò chơi đã thực hiện tại lớp 8C
* Thứ nhất: Trò chơi “Mật thư”
Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp không có nắp đậy (bằng giấy, bằng nhựahoặc bằng sắt), và các “mật thư” bằng bìa mỏng nhiều màu, nhiều hình (cỡ bằngbàn tay, hình trái tim, chiếc lá, )
Trang 8Bước 1: Mỗi học sinh nhận một “mật thư” và viết ra những mong muốn,
ước mơ sự quan tâm của mình về một môn học hoặc một hoạt động nào đó (khôngcần điền tên), giáo viên thu lại những bức “mật thư” đó vào hộp
Bước 2: Học sinh bốc thăm ngẫu nhiên chọn một “mật thư” trong hộp và đọc
lên cả lớp cùng nghe, một học sinh khác viết nhanh ý kiến của các bạn lên bảng
Bước 3: giáo viên tổng hợp lại những mong muốn, suy nghĩ, tâm tư và
nguyện vọng của học sinh, cùng học sinh thảo luận về những mơ ước, hoài bãocủa các em và cùng nhau đề xuất những biện pháp, giải pháp phù hợp
Với trò chơi này, học sinh có cơ hội được chia sẻ những suy nghĩ, mongmuốn của mình, đồng thời giáo viên cũng có cơ hội thấu hiểu học sinh, từ đó cóđịnh hướng giáo dục, rèn luyện học sinh phù hợp hơn
Hình ảnh “mật thư”
Trang 9(Hình ảnh bạn Giang đang tổng hợp ước mơ về nghề nghiệp của các bạn lên
bảng)
* Thứ hai: Xây dựng các Game Show theo chủ đề sinh hoạt tuần
- Ở hoạt động này, giáo viên có thể thiết kế, tổ chức hoặc phân công, hướng
dẫn các nhóm học sinh thiết kế các Game show dựa trên các chương trình truyền
hình (Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú, Nhanh như chớp, Rung chuôngvàng, …) về các chủ đề sinh hoạt tuần theo kế hoạch
Hình ảnh minh họa các Game show thân thuộc
Học sinh tìm hiểu chủ đề trước ở nhà theo hướng dẫn và trực tiếp tham giatrò chơi trong giờ sinh hoạt lớp Giáo viên có thể làm mẫu 1 - 2 lần sau đó lập kếhoạch, giao chủ đề lần lượt cho các nhóm học sinh theo tuần
Khả năng sáng tạo của học sinh là không có giới hạn, vì vậy các em có thểthiết kế những trò chơi rất thú vị, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và sở thích củamình
Trang 10(Hình ảnh bạn Mai Trang đang tổ chức trò chơi Ai là triệu phú )
Bằng cách đưa nội dung sinh hoạt chuyên đề vào các game show, học sinhđược tham gia học tập qua hình thức vui chơi, vì vậy kiến thức, kĩ năng cũng đượchình thành một cách tự nhiên, tích cực, chủ động, không còn nhàm chán, khô khannữa
* Biện pháp 2: Đưa các hoạt động trải nghiệm cảm xúc vào nội dung sinh hoạt theo chủ đề.
Những trải nghiệm cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng sẽ giúp học sinh được lắngnghe tiếng nói bên trong, được thể hiện những tâm tư, tình cảm, những quan điểm,triết lí về cuộc sống
* Hoạt động trải nghiệm cảm xúc qua kênh phim
Giáo viên cho học sinh xem những bộ phim ngắn giàu tính nhân văn, cảm
xúc, ý nghĩa, gần gũi với cuộc sống: Phim hoạt hình Pixax, Quà tặng cuộc sống, Bóng mát tâm hồn, series phim hoạt hình “Bài học làm người” của VTV7,… Qua
đó, giáo viên dẫn dắt học sinh suy nghĩ, thảo luận, tìm ra ý nghĩa, thông điệp, bàihọc của phim để kết nối với bản thân và cuộc sống
Ví dụ: Sau khi cho HS xem phim “Chiếc bình nứt” GV có thể đưa ra các câu
hỏi thảo luận: Sự khiếm khuyết có giá trị không? Hình ảnh chiếc bình nứt tượng trưng cho ai trong cuộc sống? Trong cuộc sống, khi gặp những khiếm khuyết của bản thân hay của người khác, chúng ta thường làm gì? Ai sẽ đóng vai trò “người
Trang 11gánh nước” trong cuộc sống của bạn? Em có suy nghĩ gì về việc chọn nghề liên quan đến khiếm khuyết của bản thân?
(Hình ảnh học sinh trong lớp xem phim ngắn” Chiếc bình nứt”)
* Hoạt động trải nghiệm cảm xúc qua những câu chuyện về những tấm gương người tốt, việc tốt
Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy việc nêu gương người tốt, việc tốt,những tấm gương hiếu học trước lớp có tác dụng rất tích cực trong vấn đề giáo dụcđạo đức và giúp các em xây dựng mơ ước, hoài bão cho tương lai Mỗi câu chuyện
là một tấm gương, một bài học, một lời khuyên để học sinh soi rọi mình vào, từ đócác em âm thầm thay đổi cách nghĩ, hành vi ứng xử và thái độ học tập
Bên cạnh đó, tôi còn yêu cầu các em tự sưu tầm các câu chuyện về gươngngười tốt, việc tốt, tấm gương hiếu học mang đến lớp và kể cho cả lớp nghe Mộttrong những câu chuyện mà các em sưu tầm có thể tìm thấy trên chuyên mục “Việc
tử tế” trên VTV1 đó là:
Câu chuyện 1: Yêu đất nước từ những điều giản dị
Đó là câu chuyện của ba con người ở ba vùng miền khác nhau.Trong lá đơntình nguyện BS Nguyễn Văn Hiếu viết năm 2014 có đoạn: “Em sẵn sàng tìnhnguyện đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, nơi nào thiếu nhân lực thì emxung phong được đến”
Với tinh thần tình nguyện ấy, chàng bác sĩ sinh năm 1990, tốt nghiệp loại giỏi ởĐại học Y Hà Nội đã từ bỏ công việc ở bệnh viện Thanh Nhàn, tạm xa cách vợcon, vượt 700km đường rừng để đến chữa bệnh cho bà con Mường Nhé (ĐiệnBiên)
Trong khi đó, suốt 40 năm tận tụy ‘đưa đò’,cô Đoàn Thị Liệp, nguyên giáoviên Ngữ Văn Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức, TP.HCM để lạidấu ấn mạnh mẽ với những chiếc áo dài mang thương hiệu “cô Liệp” Hơn nửa đờingười gắn bó với bục giảng, mong ước lớn nhất của cô Liệp chỉ đơn giản là: “Tôidạy 10 em thì ít nhất có 1 em có cái tâm thấy được đất nước này đẹp nhưng còn
Trang 12nghèo lắm Tôi mong các em chịu học văn, trong văn có đạo đức làm người và sẽlàm xã hội mình tốt đẹp hơn” Để các em chịu học văn và biết thêm về lịch sử đấtnước mình, cô Liệp đã mày mò biến chiếc áo dài trên lớp thành những bài giảngNgữ văn trực quan sinh động.
Huỳnh Hạnh Phúc, đó là hành trình trở về để đóng góp cho Việt Nam với dự ánphi lợi nhuận nhằm chung tay xây dựng nền giáo dục bình đẳng và hoàn thiện chotrẻ em Việt Nam mang tên “Teach For Việt Nam” (giảng dạy vì Việt Nam) hànhđộng, thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước
Câu chuyện này giúp các em cảm nhận được tình yêu nước không phải lànhững điều quá xa xôi mà rất bình thường gần gũi Từ đó các em có sự liên hệ bảnthân trong công tác học tập và rèn luyện
Câu chuyện 2: “1,000 đại sứ góp sách cho trẻ em nông thôn Việt lần II”
Trang 13Câu chuyện này khơi gợi cho các em tình yêu thương nhân loại, người vàngười sống phải biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau Bên cạnh, nó còn phát huytruyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”.
Câu chuyện 3: Thanh niên Việt Nam truyền cảm hứng.
Cho các em xem những video về hình ảnh chàng thanh niên Phạm Quang Linhquê Nghệ An đã sang đất nước Angola giúp người dân vùng hẻo lánh Châu Phi cảithiện cuộc sống được đông đảo cộng đồng mạng ủng hộ, yêu mến Với tấm lòng
tử tế, nhiệt huyết của tuổi trẻ, chàng thanh niên ấy đã thay đổi cuộc sống của ngườidân vùng hẻo lánh của đất nước Angola giúp họ từ chỗ không có cái ăn, cái mặc,không được đến trường đến nay họ có cái ăn, cái mặc, công việc để làm, trẻ emđược đến trường…
Qua câu chuyện truyền cảm hứng đó giúp các em có cái nhìn nhân đạo hơn
về xã hội, về cuộc đời Giúp các em có cái nhìn lạc quan hơn, nâng cao giá trị sốngcho bản thân, sống tử tế hơn, người hơn…Biết giúp đỡ những bạn có hoàn cảnhkhó khăn…
Trang 14(Hình ảnh các em học sinh xem video Phạm Quang Linh)
Câu chuyện 4: Tình bạn diệu kì
Câu chuyện về hai bạn Hs Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu quê Thanh
Hóa Hai bạn đều sinh ra trong gia đình có bố mẹ làm nông, quanh năm “bán mặtcho đất, bán lưng cho trời” Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ khi mới chào đờivới hai chân bị liệt, một tay bị co quắp không thể cử động.Gia cảnh không khá giả
bố mẹ đã cố gắng chạy chữa nhưng không được May mắn cho cuộc đời Minh khigặp Hiếu khi đó cả hai cùng học lớp 2 Cái tuổi “ ăn chưa no, lo chưa tới” Hiếu đãtình nguyện cõng Minh đến trường Suốt 10 năm ngày nắng cũng như mưa Hiếuđều đến đón bạn, làm đôi chân cho bạn Tình bạn diệu kì ấy cùng trải qua bao nămtháng nỗ lực cố gắng cùng nhau và cuối cùng hai bạn đã nhận được trái ngọt làtrong kì thi tốt nghiệp THPT với số điểm gần 28 điểm
Câu chuyện giúp các em biết sẻ chia, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống.Đặc biệt giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiếu may mắn hơn mình
* Biện pháp 3: Trao quyền cho học sinh được đề xuất và tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp.
Để phát triển năng lực, kĩ năng cho học sinh, GVCN chủ động trao quyền tựlựa chọn, đề xuất và tổ chức các chủ đề, hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp Và từ
Trang 15sau 10 tuần học, học sinh lớp tôi đã thực hiện có hiệu quả và chất lượng các buổisinh hoạt 15 phút, sinh hoạt lớp và luôn bám sát theo chuỗi chủ đề cô cho sẵn.
Ví dụ 1: Đầu năm học, tôi triển khai Hoạt động “Review cuốn sách của tôi”
nhằm giúp học sinh hình thành thói quen đọc sách, kĩ năng khai thác, tìm kiếm và
xử lí thông tin và giúp học sinh hình thành kĩ năng trình bày, trao đổi, thảo luận,tranh biện về những vấn đề gần gũi trong học tập và cuộc sống
Sau 7 tháng triển khai chuỗi hoạt động “Review cuốn sách của tôi”, học sinhlớp tôi chủ nhiệm đã có nhiều buổi trao đổi, chia sẻ về sách rất chất lượng và manglại nhiều kiến thức bổ ích, nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí, nghị lực, lí tưởng sống đẹp
đẽ cho các em
Hình ảnh kệ sách của các em ở nhà
Hình ảnh sách các em mang đến lớp để trao đổi và cùng đọc
Ví dụ 2: Sinh hoạt tuần với chủ đề Gvcn giao các em chuẩn bị đó là “Bảo vệ
môi trường sống” Giáo viên phân lớp thành 3 nhóm và yêu cầu các nhóm cùng